1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank

75 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam Techcombank
Tác giả Khúc Hoàng Anh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thu Thủy
Trường học Đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018-2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 18,59 MB

Nội dung

Theo thông tư 43/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/03/2017 quy định vềhoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã quy định cụ thể về khái niệmvề cho vay tiêu dùng, hoạt độ

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN NGAN HANG - TÀI CHÍNH

CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP

NAM HOC 2018-2019

DE TAI QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY TIEU DUNG

Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Họ và tên sinh viên : Khúc Hoàng Anh

Mã sinh viên : 11150118

: Tài chính quốc tế 57

: Chính quy

HÀ NỘI 01/2019

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MUC TU VIET TẮTT - << s£ s£©s£s2£Ss£Es£Es£ES2£Ss£EseEseEssEsesserserserse 3

DANH MỤC BANG, SƠ DO, HINH ANH 2-5-e<ccsecssecsserscsscrs 4

0980006710575 5

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIỂU DUNG CUA NHTM.wwssscssssssssssssssssessssssssssessssssssssssssssssssosssssssnsesssssssnsessees 7 1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTÌM s G555 55s 9559557 In ng n6 7

1.1.2 Đặc trưng cơ ban của cho vay tiêu dùng - «+ cscseessssrske 8 1.1.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng - 5 5+ series 10 1.1.4 Quy trình cho vay tiêu dùng chung s5 55s sseeseeersreers 10 1.2 Rui ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng -< << «<< se se<sessees 13 In in - 13

1.2.2 Phân lOạI - - -ĂĂĂ CC 311111993111 vn ng ven 14 1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 15

1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 17

1.3 Quản trị rủi ro tin dung trong cho vay tiêu dùng tại các NHTM 19

1.3.1 Khái niệm quan trị rủi ro tin dụng trong cho vay tiêu dùng 19

1.3.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 20

1.3.3 Nội dung quan trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 21

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với cho VAY THOU AUN 11177 27

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY TIEU DUNG TAI HOI SO NGAN HANG KY THUONG VIET NAM TECH COMBAN TK << HH HH HH HH 0.000 00A 30 2.1 Khái quát về ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Techcombank — Hội sở 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỂn - 2 2© x+£+£++£+zEe+xerxerxsrez 30 2.1.2 Cơ cầu tổ ChỨC +S+t2E2 2221122 1122 31

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận ¿ - ¿+55 + ++ss+scssersseres 34

2.1.4 Tinh hình hoạt động kinh doanh - - 5 + + + + £++seerseereeeeeerseeres 36

1

Trang 3

2.2 Thực trang quản trị rủi ro tín dung trong cho vay tiêu dùng tại hội sở

ngân hàng Techcombank << << < << 9 99 94894 989998999999948994889488958646866 42

2.2.1 Bối cảnh cho vay tiêu dùng trên thế giới và Việt Nam 422.2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại hội sở Techcombank - 43

2.2.3 Quản tri rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Techcombank 45

2.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tin dụng đối với cho vay tiêu dùng tại

ngân hàng Techcombank 5-5 << << 99 9.99999090096910 40 1 gø 56

2.3.1 Kết quả đã dat đưỢC -5:- St E2 1E 1271211211211 0111121121111 re 562.3.2 Một số mặt hạn chế c++22+++tttEEkvtrrttkrtrrrttttrrrrrtrrrrrtrtrrrrre 58

2.3.3 Nguyén man 59

CHUONG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHAM NÂNG CAO CHAT LƯỢNG

QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG TRONG CHO VAY TIEU DUNG TẠI HỘI SỞ

NGAN HANG TECHCOMBANK csssssssssscossssesssccssssessescessssesesssssnseeseccessnsesesseesnees 63

3.1 Dinh hướng nâng cao chất lượng quan trị rủi ro tín dụng trong cho vay

3.2.2 Tạo điều kiện cho khách 0 66

3.2.3 Hoan thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay - 67

3.2.4 Đây mạnh công tác kiểm tra, giám sát nội bộ -. -2- 2z s+cs+c+2 68

3.2.5 Nâng cao hệ thống thông tin tin dụng, hỗ trợ và quản lý hoạt động kinhdoanh 69

3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

tiêu CATING d G6 G6 9 9 9.9.5.0 00.0000.0009 190 9 00040 8090040906 69

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ - 2 5¿++2++£x++zxtzzxerxeerxezreeres 69

3.3.2 Kiến nghị đối với các NHTM 2-5222 2 2E 12A1 EEerkrrer 70

3.3.3 Kiến nghị đối với NHNN ¿- ¿5c St SE E2E2EEEEEE12E121121E 1e 1E cxe 71

4000.9000225 73

TÀI LIEU THAM KHHẢO 2< °ss£s£SseES££ESs£S2sezsserssersseezsserse 74

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

STT Từ viết tat Nội dung

1 NHNN Ngân hàng Nhà nước

2 NHTM Ngan hàng thương mại

3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

4 TMCP Thương mại cô phan

5 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

Trang 5

DANH MỤC BANG, SƠ ĐÔ, HÌNH ANH

Bảng, sơ đồ,STT Tên bảng, sơ đỗ, hình ảnh Số trang

hình ảnh

Xếp hạng và chấm điểm khách hàng theo

1 Bang 1.1 23

Moody’s va Standard & Poor

2 Bang 1.2 Phân loại các nhóm nợ 27

So đồ cơ cấu tổ chức chung của

3 Hình 2.1 32

Techcombank

4 Hình 2.2 | Sơ đô hệ thong quản trị của Techcombank 32

5 Bảng 2.1 | Vốn huy động (don vị: tỷ dong) 37

Hoạt động tín dụng tại Techcombank các

6 Bang 2.2 ` 38

năm (Đơn vi: ty đồng

7 Bang 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 40

8 Sơ đồ 2.1 | Quy trình nhận biết rủi ro tín dung 41

9 Bảng 2.4 | Các mức điểm trên chỉ tiêu thông tin cá nhân 48

Các mức điểm trên chỉ tiêu quan hệ với ngân

10 Bang 2.5 50

hang

11 Bảng 2.6 | Xếp hang theo mức rủi ro 50 50

12 Bang 2.7 | Các tiêu chi định lượng rủi ro tín dung 52

13 Bang 2.8 Phân loại các nhóm nợ 52

Trang 6

LOI MO ĐẦU

Hoạt động ngân hang là một loại hình hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm, đặcbiệt, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nên kinh tế Đốitượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hoá nhạy cảm với rủi ro, tính dễlây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau Sự hoạt động yếu kém hay đồ vỡ của mộtngân hàng sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Kháchhàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấutới hình ảnh của ngân hàng Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có

đủ năng lực quản trị rủi ro Nếu không, sẽ không có khả năng tổn tại kinh doanh trên

thị trường Ngày nay, hoạt động Quan trị tài sản nợ - tài sản có và quản tri rủi ro được

các NHTM đặc biệt quan tâm Cùng với sự phát trién của khoa học kỹ thuật và côngnghệ thông tin thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng đa dạng, phức tạp và

tỉnh vi hơn rất nhiều so với trước đây Chính điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngân

hàng cần phải phát hiện sớm các rủi ro, đặc biệt là các rủi ro tiềm an Phát hiện sớm

các rủi ro và đưa ra các mô hình quản trị rủi ro đóng vai trò rất quan trọng đối với các

ngân hàng hiện đại và đa năng hiện nay.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, các NHTM có sự cạnh tranh cao trong từngloại hình dịch vụ, điều này đòi hỏi các NHTM cần chú trọng hơn đến việc đáp ứng nhu

cầu của khách hàng, đặc biệt nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng như hiện nay Cóthé nói, vay tiêu dùng là một giải pháp tốt cho không chỉ các NHTM mà còn là giải

pháp tốt cho việc kích cầu nền kinh tế Khi nhu cau cải thiện chất lượng cuộc sống củangười dân Việt Nam hiện nay đang ngày càng tăng, nhu cầu vay tiêu dùng theo đócũng tăng lên dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng khốc liệt Tuy nhiên điềunày cũng đòi hỏi các NHTM phải luôn có sự can trong trong quá trình cho vay dégiảm tối thiểu rủi ro có thé mat vốn Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho

vay tiêu dùng là rất quan trọng đối với mỗi NHTM

Đối với ngân hàng Techcombank, đây là một trong những ngân hàng thương mai

cô phần lớn thứ hai tại Việt Nam hiện nay Với một vị thế luôn hoạt động kinh doanhtốt trong những năm gần đây, dịch vụ cho vay tiêu dùng cũng là một trong những dịch

vụ Techcombank đem đến cho người tiêu dùng, nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cau

tiêu dùng cần thiết cho mỗi người dân Đồng thời, đi đôi với việc phát triển và mởrộng các dịch vụ mới với nhu cầu ngày một lớn, quản trị rủi ro tín dụng cũng là một

5

Trang 7

van đề mà luôn được Techcombank đặt lên hàng đầu Techcombank vẫn luôn đặt mục

tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng đối với bat kì một khoản vay nào, ké cả tín chap hay thếchấp Tuy nhiên, bởi cho vay tiêu dùng hiện nay vẫn là một dịch vụ mới và đem lạinhiều bất cập trong quá trình cho vay đối với ngân hàng

Do đó, em chon dé tài cho bài chuyên đề thực tập là “Quản tri rúi ro tín dụng

trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank”

nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong

cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank, đưa ra

những bắt cập còn tồn tại Từ đó, bản thân đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này.

Bồ cục bài chuyên ngoài phan mở dau và kết luận gồm có ba phan:

Chương I: Tông quan hoạt động quản trị rủi ro tín dung trong cho vay tiêu dùng

Trang 8

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUAN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

CHO VAY TIEU DUNG CUA NHTM

Ngân hang là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc

gia và toàn thé giới, là một tổ chức quan trọng trong quá trình trung chuyển vốn, dambảo sức sinh lời tối đa cho một đồng vốn trong nên kinh tế Hiện nay, môi trường cạnhtranh đang dần trở nên gay gắt khi số lượng ngân hàng tại Việt Nam khá đông, đòi hỏimỗi ngân hàng phải có những hướng đi cụ thé trong chính sách, phương hướng chovay Cụ thé trong những năm gan đây, cho vay tiêu dùng dang trở nên ngày càng phôbiến và đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng và các tô chức tín dụng khác Tuynhiên, cũng như các hình thức cho vay khác, cho vay tiêu dùng cũng tiềm an những rủi

ro, đòi hỏi sự quản trị chặt chẽ từ phía các ngân hàng nhằm giảm tối thiểu khả năngmat vốn đối với từng món vay, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng Chương I của

chuyên dé là những nội dung tổng quan nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như

quan trị rủi ro tin dụng trong cho vay tiêu dùng tại các NHTM hiện nay tại Việt Nam.

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM

1.1.1 Khái niệm

Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người

dân cũng dần được cải thiện rõ rệt và tăng cao đối với nhiều mặt hàng, chủng loại khác

nhau, đặc biệt đối với những người tiêu dùng có thu nhập khá Do đó, với sự thay đôitrong thói quen sông của người dân, các NHTM và tổ chức tài chính đã đưa ra dịch vụ

về cho vay tiêu dùng đối với những khách hàng có nhu cầu Căn cứ cho vay tiêu dùng

về cơ bản như sau:

- Đối với người tiêu dùng, nhu cầu vay với mục đích tiêu dùng ngày càng gia

tăng mạnh mẽ va đa dạng Đồng thời, đa số người có nhu cầu vay tiêu dùng

thường là người có thu nhập ổn định dé đảm bảo nguồn thu trả nợ cho ngân

hàng

- Di với ngân hàng, hiện nay, nhiều tổ chức tài chính, doanh nghiệp tự tài trợ

bang cách phát hành cô phiếu, trái phiếu nhằm cạnh tranh với ngân hang trong

cho vay tiêu dùng, từ đó làm thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng giảm,đòi hỏi ngân hàng phải mở rộng quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm

tăng thu nhập và cạnh tranh

Trang 9

Theo thông tư 43/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/03/2017 quy định vềhoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã quy định cụ thể về khái niệm

về cho vay tiêu dùng, hoạt động cho vay của công ty tài chính được xác định là chovay tiêu dùng khi đạt những tiêu chí sau:

- Hoat động cho vay băng đồng Việt Nam

- _ Khách hàng vay vốn là cá nhân

- _ Mục đích vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dich vụ

cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó, bao gồmnhu cầu mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập,

chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thé dục, thé thao; chi phí sửa chữa nhà ở

- _ Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó

không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), trừ trường hợp cho

vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính

khoản vay đó theo quy định của pháp luật

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của cho vay tiêu dùng

Thứ nhất, đối tượng của các khoản vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình vànhu cầu phụ thuộc vào tình hình tài chính hiện tại Nhu cầu đối với các khoản vay của

những đối tượng này phụ thuộc vào mức thu nhập của mỗi cá nhân, hộ gia đình Đốivới những người có tổng mức thu nhập cao thì nhu cầu vay chủ yếu nhằm tăng thêm

khả năng thanh toán hoặc một khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu khi mà nguồn

vốn của họ đã và đang được đầu tư Đối với những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập

thấp thì việc đi vay chỉ nhằm tạo sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu Mục đích vaycủa các cá nhân, hộ gia đình phải được xác định rõ ràng và phục vụ cho đúng nhu cầutiêu dùng của họ.

Thứ hai, các khoản vay tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chínhcủa khách hàng mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở mỗi giai đoạn cụ thể Vàogiai đoạn nền kinh tế phát triển, các cá nhân thường kỳ vọng hơn về thu nhập trongtương lai Khi đó, nhu cầu hưởng thụ, chi tiêu từ đó cũng tăng lên đặc biệt đối với cáckhoản vay tiêu dùng Ngược lại, đối với giai đoạn nên kinh tế có nguy cơ lâm vảo tỉnhtrạng khủng hoảng ở bất kì một khía cạnh nào, người dân sẽ có xu hướng cảm thấykhông tự tin về sự ôn định của thu nhập cũng như lo lắng về tình trạng thất nghiệp cóthé diễn ra

Trang 10

Thứ ba, chi phí cho một khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng phải bỏ ra là tươngđối cao Đối với một khoản vay tiêu dùng thì giá trị thường không lớn, trong khi đó,chi phí về thời gian và nguồn nhân lực dé điều tra thu thập thông tin, dữ liệu về kháchhàng là tương đối lớn Đồng thời, khối lượng các khoản vay cần quản lý sẽ có sự tăng

lên và vẫn đòi hỏi cần có sự chặt chẽ trong quản lý từng khoản vay và từng khách

hàng Điều đó dẫn đến chi phí cho một khoản vay tiêu dùng sẽ thường cao hơn so vớichi phí vay thương mai.

Thứ tw, lãi suất của khoản vay tiêu dùng khá cứng nhắc do thường là lãi suất có

định Thông thường, khách hàng chỉ thường quan tâm tới khoản mà họ phải trả hàng

kỳ hơn là lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng Tuy nhiên thì đối với những khoảnvay có giá trị không lớn như vay tiêu dùng, lãi suất thường chỉ là một trong những yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định vay của các cá nhân và hộ gia đình, bởi mức thu nhập và

trình độ dân trí được coi là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng hơn cả Với những cá

nhân có thu nhập cao, họ thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập dé chi

tiêu ngay khi cần thiết, còn đối với những người có trình độ dân trí khá, việc đi vaythường nhằm mục dich đạt được mức sống mong muốn hon là dùng trong trường hopkhẩn

Thứ năm, nguồn trả nợ của các cá nhân, hộ gia đình có thé biến động trong thời

gian vay Đối với các khoản vay để tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân thìnguồn trả nợ là khoản thu nhập của khách hàng, còn đối với khoản vay đối với các hộkinh doanh thì nguồn trả nợ là kết quả kinh doanh hàng kỳ của hộ gia đình

Thứ sáu, rủi ro cao do chất lượng về thông tin tài chính của khách hàng còn hạnchế Về rủi ro lãi suất, ta biết lãi suất cứng nhắc đối với các khoản cho vay tiêu dùngtrong khi các khoản cho vay thương mại hiện nay khá linh hoạt theo lãi suất của thịtrường Vì vậy khi có sự tăng lên trong chi phí huy động vốn, ngân hàng cũng có thégặp rủi ro lãi suất Về rủi ro từ phía khách hàng, khách hàng có thể có tình không trả

nợ hoặc không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng, thông tin khách hàng cung cấp thiếutrung thực hoặc có thê khách hàng gặp các trở ngại khách quan như ốm, tử vong haymat việc Khi đó, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ

Thứ bảy, quy mô của các khoản vay nhỏ do nhu cầu về giá trị vay tiêu dùng

không quá lớn, tuy nhiên, số lượng các khoản vay này lại rất lớn bởi sự đa dạng về đốitượng cũng như mục đích vay.

Trang 11

1.1.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng

Việc phân loại cho vay tiêu dùng được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tuỳ

thuộc vào từng phương pháp đánh giá các khoản vay Thông thường, các khoản cho vay tiêu dùng thường được phân loại như sau:

- _ Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay tiêu dùng bất động sản là các khoản cho vay nhằm mục đích đầu tư

vào các khoản bất động sản như mua mới, sửa chữa hoặc xây dựng nhà cửa Quy mô

của một khoản vay tiêu dùng bất động sản thường lớn hơn so với quy mô của các

khoản vay tiêu dùng thông thường khác, khiến độ rủi ro cũng lớn hơn do kỳ hạn

thường dài hơn.

Cho vay tiêu dùng thông thường như vay mua xe, du lịch, du học, phục vụ đời

song thiết yếu, hỗ trợ tài chính khi cần thiết

- _ Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng trả góp, khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng thành nhiều lần

và định ky tuy theo từng thời hạn của khoản vay và quy định của ngân hàng, khách

hàng trả nợ bao gồm cả gốc và lãi của khoản vay

e_ Cho vay tiêu dùng trả một lần tức khách hàng trả nợ cho ngân hàng một lần duy

nhất tại thời điểm đáo hạn của khoản vay, bao gồm cả gốc và lãi

e Cho vay tiêu dùng tuần hoàn, khách hàng được vay và trả nợ thành nhiều kỳ

tuần hoàn cho ngân hàng theo một hạn mức tín dụng nhất định đã được xác

định trước, ví dụ như băng thẻ tín dụng hay phát hành séc được phép thấu chi

dựa trên tài khoản vãng lai.

- _ Căn cứ vào cách dam bảo tiền vay

Cho vay có tài sản dam bảo, khách hàng sẽ phải có tài sản cầm có dé đảm bảo

cho khoản vay hay thế chấp tài sản để đảm bảo Trong trường hợp ngân hàng khôngđòi được nợ, ngân hàng có quyền tịch thu tài sản đảm bảo dé bù đắp và hạn chế tổn

thất

Cho vay không tài sản đảm bảo, khách hang sẽ không phải cầm có hay thế chaptài sản thuộc sở hữu của bản thân, khi đó ngân hàng sẽ cho vay dựa trên đánh giá về uytín của khách hàng hay khả năng trả nợ thông qua sự ôn định về thu nhập

1.1.4 Quy trình cho vay tiêu dùng chung

10

Trang 12

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dung

Khi khách hàng có nhu cầu đến với ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫncho khách hàng cách lập hồ sơ vay vốn theo đúng thủ tục và quy định, quy chế chovay tiêu dùng của ngân hang, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ nguồn thu và hồ sơ

phương án vay.

Bước 2: Tham định tín dụng khách hang

Đây được xem là một bước quan trọng trong quá trình xét duyệt một khoản cho

vay tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến quyết định và chất lượng tín dụng Thâm định tíndụng một khách hàng bao gồm thâm định về nhân thân, người đồng trả nợ, mục đích

vay, khả năng tài chính và tài sản đảm bảo Mọi thông tin thầm định sai hoặc thiếu sótđều có thé dẫn đến những quyết định sai từ phía phê duyệt, từ đó tăng ty lệ rủi ro củakhoản vay, dễ gây thiệt hại cho ngân hàng Cụ thể các bước trong thâm định như sau:

- Tham định đặc điểm nguồn đi vay: được tiễn hàng thông qua thâm định năng

lực pháp luật, hành vi dân sự và tư cách pháp lý của khách hàng có đáp ứng đủyêu cầu mà ngân hàng đặt ra hay không Khâu này rất quan trọng vì giúp ngânhàng xác định khách hàng có ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả nợđầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng hay không Bất cứ ngân hàng nào cũng phảican thận với việc thấm định dé phòng ngừa mọi tốn thất có thé xảy ra

- Tham định mục dich sử dụng tiền vay: khách hàng đến ngân hàng vay phải có

mục đích rõ ràng, phù hợp với quy định của từng ngân hàng Ngân hàng cũngphải đánh giá xem khách hàng này có dấu hiệu đảo nợ hay không

- Tham định kha năng thanh toán: Ngân hang sẽ đánh giá cao một khách hàng

thông qua sự ôn định của nguồn thu nhập của khách hàng, nguồn thu càng caothì sẽ càng là một thuận lợi cho khách hàng vay tiêu dùng Ngân hàng sẽ kếthợp với phía khách hàng va cơ quan nơi khách hàng làm việc dé đánh giá saocho chính xác Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đánh giá cả số dư tiền gửi trung bình

hàng ngày của khách hàng bằng cách liên hệ với các ngân hàng có liên quan

Tuy nhiên, không chỉ có yếu tô thu nhập với đánh giá hết khả năng thanh toáncủa khách hàng, sự ồn định trong việc làm và nơi cư trú của khách hàng cũng làmột yếu t6 cần xét đến Đối với những khách hàng mới làm việc tại cơ quanhiện tại trong một thời gian ngắn thì sẽ dễ gặp khó khăn hơn khi vay vốn tạingân hàng, đặc biệt là các khoản vay lớn Còn đôi với khách hàng luôn có sự

11

Trang 13

thay đổi nơi cư trú, điều này sẽ trở thành bat lợi cho ngân hàng khi ra quyết

định cho vay.

- Tham định tài sản đảm bảo: Tài sản được đem đảm bảo cho khoản vay của

khách hàng thường từ nhiều nguồn khác nhau như bat động sản, 6 té, Riêng

đối với tài sản là bất động sản, ngân hàng sẽ tiễn hành kiểm tra tính pháp lý và

đánh giá giá trị của bất động sản Bất động sản phải đảm bảo giá trị nhất địnhcho món vay, phòng trường hợp khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng,

tài sản đảm bảo đó sẽ được ngân hàng đem thanh lý để bù nguồn lỗ tối thiểu

cho phía ngân hàng Đối với các tài sản cho giá trị lớn như ô tô cũng tương tự,ngân hàng sẽ kiểm tra mức giá trị còn lại của tài sản tính tại thời điểm hiện tại,

số năm đã sử dụng tài sản

Khi các bước thâm định đã được hoàn tat, cán bộ tín dụng sẽ lập một tờ trình

khái quát về khách hàng và đưa ra ý kiến đánh giá của mình về khách hàng và việc nênhay không cho khách hàng vay Nếu đồng ý cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ghi đầy đủ cácthông tin kèm theo bao gồm số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và điều kiện đểcho vay.

Bước 3: Xét duyệt, đưa ra quyết định cho vay

Tờ trình được lập sẽ được đưa đến trưởng phòng tín dụng xem xét lại và yêu

cầu giải trình hoặc bố sung nếu thiếu sót Sau đó, tờ trình sẽ được trình lên hội đồngtín dụng xét duyệt Nếu quyết định cho vay, ngân hàng sẽ lập một thông báo đến kháchhàng về quyết định đồng ý giải ngân Trong trường hợp không cho vay thì lập mộtquyết định từ chối cấp tín dụng cũng lý do từ chối, thông báo đến khách hàng

Bước 4: Hoàn tat thủ tục trước giải ngân

Trước khi giải ngân, ngân hàng phải hoàn thiện một số thủ tục pháp lý sau:

- Ky kết hợp đồng tin dụng giữa ngân hang và khách hàng: cam kết về khoản vay

trên giấy tờ của khách hàng, thống nhất về điều kiện của 2 bên

- Thoa thuận phương thức cho vay: Ngân hàng và khách hàng cùng đưa ra

phương thức cho vay phù hợp nhất cho cả 2 bên, sao cho phương thức nàykhông quá khó khăn đối với khách hàng và cũng không tạo bất lợi cho ngân

hàng.

- Ky hạn trả nợ: khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn trả nợ phù hợp với bản thân,

có thé trả định kỳ hoặc trả vào cuối kỳ

12

Trang 14

Khoản vay của khách hàng sẽ được giải ngân sau khi các thủ tục pháp lý này

được hoàn thành.

Bước 5: Kiểm tra trong quá trình cho vay

Sau khi một khoản vay được giải ngân, ngân hàng phải kiểm soát xem khách

hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không Quá trình này thường được diễn ra

định kỳ hoặc có thé bất ngờ phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hang và trongtừng thời kỳ khác nhau Ngân hàng thường kiểm tra về sự ồn định tài chính của khách

hàng, mục đích sử dụng tiền có đúng mục đích vay trong hợp đồng, kiểm tra lại tài sản

đảm bảo và sự nghiêm túc trong quá trình trả nợ của khách hàng Bên cạnh đó, ngân

hàng sẽ có thể phát hiện nhu cầu vay mới của khách hàng nếu có dé phục vụ kip thời

Bước 6: Thu hồi nợ hoặc dua ra quyết định tín dụng mới

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng sẽ kết thúc khi khách hàng đãtrả toàn bộ số tiền gốc và lãi cho ngân hàng Tuy nhiên, bên cạnh những khoản vay trả

nợ đúng hạn, những khoản tín dụng đến thời điểm trả nợ nhưng không có khả năngthanh toán vẫn tồn tại và buộc ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân cũng như đưa rahướng giải quyết Thông thường sẽ có 2 hướng nguyên nhân chính:

- _ Khách hàng cố tình không trả nợ và có ý định lừa đảo, lay tiền sử dụng sai mục

đích Khi đó, ngân hàng sẽ thu hồi ngay khoản nợ

- _ Khách hàng gặp một số khó khăn phát sinh mà chậm trễ trong quá trình trả nợ,

ngân hàng có thể sẽ gia thêm thời hạn cho khoản vay

1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung, khi nóiđến rủi ro tín dụng thường gồm những nội dung cơ bản sau:

- Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không thực hiện nghĩa vu trả nợ đúng thoi

hạn, có nghĩa là người vay bị trễ hẹn hoặc có tình không thanh toán

- Rui ro tín dụng có thé sẽ dẫn đến những tổn thất về tài chính đối với ngân hàng

và các tổ chức tín dụng khác, trong một số trường nghiêm trọng có thé dẫn đếnthua lỗ nặng nề hoặc thậm chí phá sản

- Ruiro tín dụng xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh là khách quan nên

người ta không thê loại trừ hăn chúng mà chỉ có thể hạn chế rủi ro và duy trìmức độ rủi ro ở một mức độ nhât định.

13

Trang 15

Theo Quyết định số 493/2005/QD-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngânhang Nhà nước thì “Rui ro tín dung trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

là khả năng xảy ra ton thất trong hoạt động ngân hang của tổ chức tín dung, do kháchhàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam

kết”

Theo đó, rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là khoản lỗ tiềm tàng vốn cóđược tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng vay với mục đích tiêu dùng Cónghĩa là cá nhân, hộ gia đình vay vốn cho mục đích tiêu dùng ban đầu không trả được

nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho họ Hoặcnói một cách cụ thé hon, luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời củangân hàng có thê không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn Cácngân hàng sẽ không bị đe doa bởi rủi ro tín dụng nếu luôn luôn nhận lại được cả sốc

và lãi của các khoản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó khăn tàichính, thì cả gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được

1.2.2 Phân loại

Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại rủi ro tùy theo mục đích, yêu cầunghiên cứu.

a) Căn cứ vào nguồn sốc phát sinh rủi ro

Rui ro giao địch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ:

- Ri ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tin

dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra

quyết định cho vay

- Rui ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong

hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thê đảm bảo, cách thức đảm

bảo va mức cho vay trên giá tri của tài sản đảm bảo.

- Rui ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt

động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử

lý các khoản cho vay có vân đê.

14

Trang 16

Rui ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phânchia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

- Rui ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng

biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất

phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vayvốn

- Rui ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối

với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng

một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định: hoặccùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

b) Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro

Rui ro khách quan: Là rủi ro do những nguyên nhân bat khả kháng như thiêntai, địch họa, người vay bi tai nạn, chết, mắt tích

Rui ro chu quan: Là rủi ro được tạo ra do chủ quan của bên vay hoặc bên chovay vì vô tình hay cố ý, ví dụ như: bên vay sử dụng vốn không đúng mục đích gây thấtthoát vốn, hay rủi ro phát sinh do tiêu cực từ phía cán bộ ngân hàng

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng bao gồm nguyên

nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

a) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất rủi ro do các nguyên nhân bat khả kháng thuộc về thiên nhiên, ví dụnhư thiên tai dich hoa, sự thay đổi thị hiểu của người tiêu diing, gây ra các biến độngxấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hang và khách hàng Nhữngnguyên nhân này có thê gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động của khách hàng cánhân Lĩnh vực hoạt động của cá nhân thường có phạm vi nhỏ, chỉ một thay đổi nhỏcũng có thể gây ra những tác động mạnh mẽ đến hoạt động đó Từ đó, dẫn đến khả

năng không hoàn trả được nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng xảy ra.

Thứ hai rủi ro do thay đổi cơ chế chính sách, như điều chỉnh, thay đổi về chính

sách, chế độ luật pháp, chính sách của nhà nước hoặc thay đổi địa của địa phương các

nơi về giới hành chính, các bộ ngành trong nền kinh tế có sự sáp nhập hay cắt giảm.Những thay đổi và điều chỉnh này tuy cần thiết trong quá trình phát triển của đất nước,

15

Trang 17

nhưng đồng thời cũng có tác động không tích cực đến quan hệ tín dụng giữa ngân

hàng và khách hàng.

Thứ ba rủi ro do môi trường pháp lý, néu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh

sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tẾ Đây là

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến các khoản nợ

quá hạn cho ngân hàng Cơ chế, chính sách, quy hoạch của Nhà nước, của chính quyềncác cấp thay đổi cũng có thê dẫn đến rủi ro khi khách hàng sử dụng vốn vay của khách

hàng.

Thứ tư rủi ro do thiếu thông tin: Do thiêu hoặc không thể biết hết các thông tin

về khách hàng, ngân hàng thường phải đối mặt với các rủi ro như:

- ủi ro thông tin cung cấp cho ngân hàng của các cơ quan chức năng có liên

quan không hoàn toàn chính xác, hoặc do không đầy đủ các quy định, chế tàicần thiết của nhà nước trong việc cung cấp thông tin như chế độ báo cáo tài

chính của khách hàng các quy định về cung cấp và sử dụng thông tin

- — Về rủi ro đạo đức, mặc du ngân hàng đã có sự kiểm tra kĩ càng, nhưng khách

hàng vẫn có tình vi phạm, che dấu thông tin hoặc làm sai lệch thông tin về minhnhư cố tình lập báo cáo tài chính thiếu trung thực, cố tình sử dụng vốn sai mụcdich,

Thứ năm rủi ro do nhân to quốc tế, ngày nay, trong xu thé toàn cầu hoá, tín

dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, dễ bị ảnh hưởng bởi

tình hình kinh tế, chính trị quốc tế, các chính sách tài chính của các quốc gia

b) Nguyên nhân chủ quan

Rủi ro do ngân hàng không có chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với thựctrạng nền kinh tế Chính sách cho vay của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạtđộng tín dụng của ngân hàng đó Chính sách cho vay thống nhất, đầy đủ và đúng đắn

sẽ giúp cán bộ tín dụng xác định đúng phương hướng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngược lại, một chính sách tín dụngkhông đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đếnviệc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra kẽ hở cho người sử dụng vốn, dẫn đến

tín dụng - nợ quá hạn.

Rủi ro do tính toán không chính sách hiệu quả đầu tư dự án xin vay, dẫn đếncác quyết định sai lầm trong cho vay Cán bộ tín dụng chưa được đảo tạo đầy đủ,không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh mà minh dang cho vay hoặc đôi khi, do chính

16

Trang 18

cán bộ tin dụng cố ý cho vay, mặc dù biết dự án cho vay không hiệu quả, gây rủi ro

cho ngân hàng.

Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vayhoặc do chủ quan tin tưởng vào khách hàng quen của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra

về tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả ng,

Rủi ro do thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịpthời, dẫn đến ngân hàng không có danh sách phân loại khách hàng dé có sự phân tích,đánh giá khách hàng cá nhân một cách khách quan, đúng đắn

Rủi ro ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín

dụng tối đa cho tùng khách hàng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực sản phẩm, địa

phương khác nhau dé phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức dé đo lường rủi ro, rủi ro

tối đa cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng thuộc các ngành

khác nhau.

Như vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau và tuỳ

nguyên nhân thì mức độ tác động đến ngân hàng là khác nhau Nhẹ nhất là ngân hàng

bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng khôngthu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếutình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quảnghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậyđòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thíchhợp nhằm giảm thiêu rủi ro trong cho vay

1.2.4 Tác động của rúi ro tin dụng trong cho vay tiêu dùng

a) Đối với nên kinh tế

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các

cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì ngườigửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau 6 ạt đến rút tiền ở cácngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn Ngân hàng phásản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiềntrả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của cácngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy

thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mat ôn định Ngoài ra, rủi ro

tín dụng cũng anh hưởng đến nên kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia

17

Trang 19

đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thé giới Kinh nghiệm cho ta thấy cuộckhủng hoảng tài chính lớn trên thế giới đã làm rung chuyên toàn cầu Mặt khác, mốiliên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại mộtnước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.

Đối với cho vay tiêu dùng là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam nên kinh nghiệm cho

vay, kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả các tổ chức tin dung và người đi vay còn nontrẻ do đó sự phát triển nhanh của hoạt động cho vay tiêu dùng đặt ra rất nhiều vấn đề

về quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, với cơ quan quản lý nhà nước và đối với

cả khách hàng Có thê tác động của rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng hiện tại chưathực sự lớn đo giá trị của hầu hết các khoản vay tiêu dùng không quá lớn Tuy nhiên,

về lâu dai, rủi ro này có thé có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế, đòi hỏi

phải có sự định hướng và quản lý chặt chẽ từ phía ngân hàng và các cơ quan Nhà

nước.

b) Đối với ngân hàng

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãicho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn,điều này làm cho ngân hàng mat cân đối trong việc thu chỉ Khi không thu được nợ thìvòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả Khi gặpphải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mat khả năng thanh khoản,làm mat long tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển

trách Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương cho

nhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác, gây khó khăncho ngân hàng.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau, cóthé ngân hàng chỉ bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, hoặc có thékhi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị

lỗ và mat vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bi phá

sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nén kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nóiriêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và cónhững biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay

c) Đối với khách hàng

Theo ông Nguyễn Tú Anh, đại điện Ngân hàng Nhà Nước, phó Vụ trưởng vụ

chính sách tiên tệ, nói về hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay, đê đôi phó với các rủi

18

Trang 20

ro này thì người cho vay cần có nhiều lựa chọn về các biện pháp phòng ngừa rủi ronhư nắm giữ tài sản đảm bảo, thực hiện nghiệp vụ chia sẻ rủi ro với các định chế tàichính khác, tăng dự phòng rủi ro thông qua tăng lãi suất cho vay, và người đi vayphải trả phí phòng ngừa rủi ro cho người cho vay.

Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục tăng cao từ năm 2012

đến nay, dòng vốn nước ngoài liên tục đồ vào trong nước, các tô chức quốc tế đánh giácao triển vọng kinh tế trong nước, là những yếu tố làm tăng kỳ vọng vào thu nhập

trong tương lai của người dân và qua đó làm tăng nhu cầu vay tiêu dùng Cũng theo

đại điện NHNN cho rằng “đặc biệt là khi người đi vay chủ yếu là người trẻ tuổi, ítkinh nghiệm và săn sàng chấp nhận rủi ro cao Họ không có đủ kiến thức đề hiểu hếtcác rủi ro trong các khoản vay và rất dé sa vào các bay nợ nan Khi hàng loạt khách

hàng rơi vào bấy nợ nan và không có khả năng trả nợ thì chính bản thân các tổ chức

tín dụng cũng sẽ phải trả giá vì không thể thu lại các khoản cho vay ”

Khi đó, người đi vay có thé gặp rủi ro do đi vay quá mức Nhiều nghiên cứu

trên thé giới cho thay tâm lý của người tiêu dùng khi sử dung thẻ tin dung, sử dụng cáckhoản vay dé chi tiêu thì họ thường chi tiêu nhiều hơn so với việc họ sử dụng tiền mặt

dé chi tiêu Thêm vao đó, trong bối cảnh triển vọng kinh tế phát triển tích cực làm cho

người dân lạc quan thái quá về dòng tiền trong tương lai, và vì vậy sẵn sàng tham gia

nhiều chương trình vay mượn tiêu dùng khác nhau vượt quá khả năng chỉ trả của chính

họ.

Vi dụ như “7rong giai đoạn 1998-2002 tỷ trọng du nợ hộ gia đình trên tongthu nhập khả dung ở Hàn Quốc tăng liên tục từ 38% lên đến 63,4% và đây là nguyênnhân tạo ra khủng hoảng thẻ tín dụng ở Hàn Quốc năm 2002 Tương tự, khi cuộc

khủng hoảng cho vay dưới chuẩn xảy ra ở Mỹ thì tỷ lệ nợ hộ gia đình trên tổng thu

nhập kha dụng là 133% Tuc là thu nhập của một hộ gia đình Mỹ trong một nămkhông chỉ tiêu bất kỳ một đồng nào cũng không đủ để trả nợ ”

1.3 Quan trị rủi ro tin dụng trong cho vay tiêu dùng tại các NHTM

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dung trong cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng liên quan đến số lượng lớn khách

hàng Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ và các ngân hàng cần xử lý rấtnhiều những khoản vay này để tạo ra số dư lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùngkhông có tài sản đảm bảo Với số lượng khách hàng lớn như vậy, các nhà quản lý ngân

19

Trang 21

hàng cần phải thực hiện những biện pháp kiêm soát, quản lý rủi ro hiệu quả đối vớiquá trình cấp tín dụng tiêu dùng.

Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng được hiểu là một chiến lược quản lý

danh mục cho vay trong đó đảm bảo sự cân đối giữa bảo toàn vốn và tối ưu hóa việc

sử dụng nguồn vốn Từ đó có thé thấy, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu

dùng là một quá trình liên tục nhận ra và nắm bắt những cơ hội cho vay thích hợp vàtránh những rủi ro dé tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng Trong quản trị rủi ro đối với

hoạt động cho vay tiêu dùng, việc nắm bắt thông tin về khách hàng và quản lý thôngtin một cách thống nhất là những yếu tổ then chốt giúp cho việc quản lý danh mục cho

vay đạt hiệu quả cao Mặc dù đây là một nguyên tắc khá rõ ràng nhưng việc thực thinguyên tắc đó còn gặp khá nhiều khó khăn

Tóm lại, quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là một trong nhữngnội dung quản trị của NHTM, quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết và đánh giá

mức độ rủi ro, thực hiện các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu

ton thất khi rủi ro tin dụng xảy ra

1.3.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Thứ nhất, trong bối cảnh dịch vụ cho vay tiêu dùng ngày càng phổ biến và mởrộng, trong khi đó, các khoản vay này tuy giá trị không quá lớn, nếu một khoản vay có

nợ xấu cũng không thé hiện rõ về các chỉ số cũng như gây thiệt hại tram trọng cho

ngân hàng Tuy nhiên, số lượng lại rất lớn các khoản vay này lại khá lớn và đang có xuhướng tăng nhanh trong những năm gần đây, tạo nên thách thức đối với các NHTM,đòi hỏi ngân hàng phải có sự quản lý chặt chẽ từng khoản vay nhằm phòng tránh tốithiểu rủi ro có thé xảy ra đối với ngân hàng nếu nhiều khoản vay cùng có nguy cơ matvốn

Thứ hai, trong trường hợp có rủi ro xảy ra, ví dụ như hàng loạt các khoản chovay tiêu dùng đã quá hạn trả nợ và có nguy cơ bị mất vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởngtrầm trọng khiến hoạt động cho vay giảm Khi đó, thông qua hoạt động quản trị rủi rotín dụng trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng có thể nâng cao chất lượng cho vay, dự

báo trước những nguy cơ có thé gặp phải, hạn chế rủi ro, đảm bảo thiệt hai ở mức độ

có thé chấp nhận được

20

Trang 22

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dung trong cho vay tiêu dùng

a) Nhận điện rủi ro

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi

ro tín dụng đã, đang và sẽ xảy ra đối với ngân hàng, trong đó, có rủi ro tín dụng trongcho vay tiêu dùng Hoạt động này nhằm triển khai các thông tin về nguồn gốc của rủi

ro đối với việc cho vay tiêu dùng và những tốn thất có thê xảy ra, từ đó đưa ra giải

pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro sao cho thích hợp Các NHTM thường sẽ nhận diện các

rủi ro này thông qua 2 nhóm dấu hiệu chính:

- Dau hiện nhận diện phát sinh từ phía khách hàng

Thứ nhất, dấu hiệu liên quan đến quan hệ của khách hàng với ngân hàng haycác tô chức tín dụng khác Ví dụ như biểu hiện thanh toán chậm các khoản vay, thanhtoán không đầy đủ lãi và sốc khi đáo hạn, liên tục xin gia hạn nợ, có nhiều quan hệ tín

dụng với nhiều tô chức tín dụng khác nhau, có dấu hiệu đảo nợ, đứng tên thành lậpnhiều công ty “ma”, v.v Các dấu hiệu thuộc nhóm này đều được coi là cảnh báo đối

với ngân hàng nhận dién nguy cơ có thé không thu hồi được nợ

Thứ hai dấu hiệu về quản lý, tổ chức của khách hàng Ví dụ như bất đồng quan

điểm đối với hội đồng quản trị, ban điều hành, có sự mâu thuẫn về quyền lực, quyềnquản lý, co cau tổ chức không hop lý, nhân viên thường xuyên bỏ việc, hay phát sinhnhững chi phí không rõ ràng, bat hop ly

Thứ ba, dấu hiệu về đời sống của khách hàng hay hoạt động kinh doanh của hộ

kinh doanh Ví dụ như khách hàng có thu nhập không 6n định, thường xuyên thay đổi

vị trí công tác, cơ quan làm việc, Hộ kinh doanh thường xuyên có dấu hiệu thua lỗ,

nợ cao, khả năng quay vòng vốn thấp,

Thứ tư về pháp luật như khách hàng có tiền sử vi phạm pháp luật ở một mức độnhất định, vi phạm các quy định chính sách pháp lý của cơ quan nhà nước

- Dau hiệu nhận diện từ phía ngân hàng

Thứ nhất, dấu hiệu từ các chỉ tiêu nhận biết rủi ro tín dụng của ngân hàng Rủi

ro tín dụng thường được thể hiện qua quy mô, cơ cấu tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ

xấu và dự phòng rủi ro, khi các chỉ tiêu này vượt quá ngưỡng quản trị của ngân hàng

hoặc mức độ phân tán không đồng đều dẫn đến tập trung quá nhiều tại một ngành lĩnh

vực nào đó, hay các tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng an toàn chung dẫn tới nguy cơ rủi ro lớn

cho ngân hàng.

21

Trang 23

Thứ hai, dấu hiệu từ chính sách của ngân hàng, khi ngân hàng sử dụng cácchính sách quá cứng nhắc hoặc quá lỏng, tạo bat lợi trong việc giữ chân khách hàngcũng như tạo khe hở cho kẻ gian lợi dụng Ví dụ như các chính sách về quy trình chovay, chính sách vay ưu đãi, cho vay theo chỉ định,

Thứ ba, dấu hiệu từ phía trình độ của nhân viên tín dụng, năng lực người quản

lý trong quá trình đánh giá và phân loại khách hàng Chạy theo tăng trưởng, doanh số

mà bỏ qua các bước đánh giá khách hàng cần thiết, dẫn đến nguy cơ bị lợi dụng đểtrục lợi, tạo rủi ro cho phía ngân hàng.

b) Đo lường

Hiện nay tại các NHTM, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng trong chovay tiêu dùng được áp dụng phô biến bao gồm:

- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thong xép hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở xây dựng các

bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm

lượng hoá các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt Hệ thống xếp hạng tíndụng nội bộ được sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từngnhóm khách hàng Thông thường có thể chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng cánhân và doanh nghiệp Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàngnhằm:

Thứ nhất, mục đích ra quyết định cho vay Từ xếp hạng đã được chấm diém đốivới từng khách hàng, ngân hàng sẽ xác định được hạn mức tín dụng nhất định, thờihạn tối đa cho khoản vay, mức lãi suất và các biện pháp đảm bảo tiền vay

Thứ hai, giám sát và đánh giá khách hàng Đối với từng khách hàng ở các mứcxếp hạng khác nhau mà ngân hàng có các biện pháp giám sát khác nhau Đối vớikhách hàng có dư nợ, cần chú ý và kịp thời phát hiện ngay khi có dấu hiệu xấu đi củakhoản vay.

Thứ ba, giám sát và đánh giá chất lượng toàn bộ danh mục tín dụng

Thứ tư, ước lượng khả năng mất vốn Xếp hạng tín dụng được xây dựng tỷ lệvới những mức độ rủi ro có thé xảy ra của các khoản vay, do đó, thông qua xếp hạngtín dụng, ngân hàng có thé ước lượng được mức vốn cho vay có khả năng không thuhồi được, từ đó đưa ra mức trích lập dự phòng phù hợp cho ton thất có thé xảy ra

Trên thế giới có 2 tổ chức uy tín tiên phong trong việc xếp hang va cham diémtín nhiệm thé giới tại Mỹ là Moody’s va Standard & Poor Mô hình xếp hạng của 2 tô

22

Trang 24

chức này luôn được thế giới đánh giá khá cao và luôn có tiềm lực lớn trong các thị

trường tài chính trên thé giới

Mô hình Moody’s va Standard & Poor tại Việt Nam được nhiều ngân hang sửdụng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhằm

hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát các khoản vay vàđánh giá rủi ro của các danh mục đầu tư

Đối với nhóm khách hàng cho vay tiêu dùng, mô hình thường được thực hiện

qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin khách hangBước 2: Cham điểm thông tin cá nhân cơ banBước 3: Cham điểm các tiêu chí quan hệ với ngân hàng

Khách hàng xếp hạng B là khách hàng có thông tin cá nhân khá nhưng bị hạn

chế về một số mặt nhất định có thể là rủi ro, ngân hàng nên cho vay với những điều

Moody’s Standard & Poor

Aaa AAA Chat lượng cao nhất, rủi ro thập nhất

Aa AA Chat lượng cao

A A Chat luong trén trung binhBaa BBB Chat luong trung binh

Ba BB Chat lượng trung bình mang yếu tô đầu cơ

B B Chất lượng dưới trung bình

Caa CCC Chất lượng kém

Ca CC Mang tinh dau cơ, có thé vỡ nợ

23

Trang 25

C C Chat lượng kém nhất, triển vọng xấu nhấtNguồn: Moody’s và Standard & Poor

- M6 hình 6C

Đây là mô hình đánh giá người vay ban đầu về kha năng thanh thoan và thiện

chí thanh toán các khoản vay cho ngân hàng hay không thông qua 6 yếu tố: Tư cáchngười đi vay (Character), năng lực người đi vay (Capacity), thu nhập của người vay

(Cash), đảm bảo tiền vay (Collateral), các điều kiện khác (Conditions), kiểm soát

(Control)

Về tư cách người đi vay — Character, các cán bộ sẽ xem xét bằng chứng chứng

tỏ khách hàng đến vay với mục tiêu tiêu dùng như đã đặt ra trước đó, xác định khách

hàng vay có trách nhiệm trong nghĩa vụ trả nợ, có kế hoạch trả nợ rõ ràng hay không.Xem xét lịch sử vay nợ của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng

Về năng lực người đi vay — Capacity, đối với các khoản vay tiêu dùng chủ yếu

là nhóm khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khi đó, năng lực của nhóm đối tượngnày chủ yêu được thể hiện ở năng lực hành vi dân sự của người đi vay, đồng trả nợ hay

chủ tài sản; đối với hộ kinh doanh thì được thê hiện ở những hồ sơ pháp lý, số sách ghi

chép,

Về thu nhập của người đi vay — Cash, đối với khách hàng là cá nhân, cácNHTM sẽ quan tâm đến các nguồn thu nhập của khách hàng bao gồm nguồn thu từ

lương, lương hưu, kinh doanh, đầu tư, xét các nguồn tiền chính dé trả nợ cho ngân

hàng, đánh giá mức độ ôn định và lâu dài từ đó đánh giá khả năng trả nợ của khách

hàng.

Về bao đảm tiền vay — Collateral, ngân hàng sẽ xem xét trên nhiều yêu tố nhưtính trạng pháp lý của tài sản, khả năng bị lỗi thời, mat giá, mức độ chuyên biệt, tình

trang sử dụng dé dam bảo tiền vay cho các món vay khác, tình trang bảo hiểm

Về các điều kiện khác — Conditions, bao gồm các điều kiện có thể ảnh hưởng

bởi các yếu tố khách quan như tình hình thực trạng thị trường lao động trong ngànhnghề công tác, cải tiễn về công nghệ, tương lai phát triển của ngành nghề công tác, các

yếu tô chính trị, xã hội, pháp lý

Về yếu tố kiểm soát — Control, bao gồm các quy định liên quan đến khoản vay,

hồ sơ phục vụ kiểm soát, hồ sơ xin vay, cho vay, giải ngân có đầy đủ chữ ký, ý kiến từphía các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật liên quan tới khoản vay,

c) Kiểm soát rủi ro

24

Trang 26

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là sử dụng các biện pháp, các

kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động nhằm ngăn ngừa, né tránhhoặc giảm thiểu những ton thất, chuyển giao rủi ro, đa dang hoá rủi ro, Cụ thé cácphương pháp như sau:

- _ Kiểm soát bằng né tránh rủi ro tín dụng

Né tránh rủi ro là việc né các đối tượng được coi là nguyên nhân gây ra tốn that,mat mát cho ngân hàng Thông qua các hoạt động thâm định khách hàng, kết qua cho

thấy tuỳ vào các mức độ rủi ro có thể xảy ra mà ngân hàng sẽ có các biện pháp khácnhau ngân hàng có thể từ chối khoản vay với khách hàng không đáp ứng điều kiện

vay vốn: lựa chọn khách hàng có điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tốt; thực hiện cho vaythông qua kết quả thầm định khách hàng

- Ngan ngừa rủi ro

Ngăn ngừa rủi ro tín dụng được thực hiện bằng cách loại bỏ những nguyênnhân gây nên rủi ro cho ngân hàng Đối với các khoản vay có yếu tố rủi ro nhưng ngânhang xem xét có thé khắc phục đảm bảo rủi ro không thé xảy ra Cụ thé ngân hàng cóthé phân quyền phán quyết tín dụng, áp dụng hình thức, quy trình cho vay và thực hiệnkiểm tra trước, trong và sau cho vay

- Giảm thiểu rủi ro

Kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro có thể được thực hiện thông qua các biệnpháp đảm bảo tiền vay, giảm hạn mức cho vay hoặc tạm dừng, châm dứt cho vay Bên

cạnh đó ngân hàng có thé hạn chế tốn thấy bằng cách áp các điều khoản trong hợp

đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Phan tán rủi ro tín dụng

Đây là việc ngân hàng thực hiện đa dạng hoá các danh mục cho vay, thông quaviệc cho vay với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, cho vay đồng tài trợ, xác địnhgiới hạn cho vay; không tập trung quá nhiều vào một số ít ngành nghề lĩnh vực nhằmphân tán rủi ro Cụ thé, phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, không tập trung cấp tín dung cho một ngành, một lĩnh vực dé hạn chếrủi ro Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một lĩnh vực và lĩnh vực đó gặp phảinhững biến động bat lợi cho ngân hàng thi thiệt hai gây nên sẽ vô cùng lớn Do đó,

việc phân tán lĩnh vực sẽ là một biện pháp giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro.

Thứ hai, không dồn vốn cấp tín dụng cho chỉ một số đối tượng khách hàng.Những khách hàng lâu năm với ngân hàng tuy có những ưu tiên nhất định nhưng vẫn

25

Trang 27

phải đáp ứng đủ các quy định của ngân hàng đưa ra bởi khi khách hàng có những khó

khăn đột xuất cũng sẽ đem lại rủi ro nhất định cho ngân hàng

Thứ ba, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, điều này giúp phân tán rủi ro theo danhmục, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một loại tài sản nhất định

Thứ tư, cho vay đồng tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay,

giúp ngân hang phân tán rủi ro mà không bị mat nguồn thu từ phương án kinh doanhkhả thi Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ phải ký kết một hợp đồng mà ở đóghi rõ trách nhiệm của từng thành viên đồng tài trợ Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, gánh

nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng với phần tham

gia.

- Chuyén giao rủi ro

Có 2 phương pháp chính dé chuyền giao rủi ro đối với ngân hang đó là:

Thứ nhất là xử lý nợ xấu Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì

ngân hàng sẽ chuyên khoản vay sang bộ phận xử lý nợ xấu để thực hiện rà soát và lập

phương án gặp gỡ khách hàng nhằm tìm hướng khắc phục phù hợp thông qua hìnhthức gia hạn nợ, chứng khoán hoá nợ Nếu được sự đồng tình của khách hàng, khoảnvay đó sẽ được chuyên sang hình thức theo dõi nợ bình thường và không còn ở bộphận xử lý nợ xấu Hiện nay đang tồn tại 2 loại xử lý nợ Một là xử lý khai thác, baogồm cho vay thêm, bổ sung tài sản đảm bảo, chuyển nợ quá hạn, chỉ định đại diệntham gia quản trị doanh nghiệp, khoanh nợ, xoá nợ Hai là xử lý các biện pháp thanh

lý, bao gồm xử lý tồn đọng có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo, thanh lýdoanh nghiệp, bán nợ cho các tổ chức được phép, trợ giúp từ Chính Phủ, dự phòng rủi

ro.

Thứ hai là mua bảo hiểm rủi ro tín dụng Hiện nay dé đáp ứng nhu cầu bù daprủi ro cho các khoản tín dụng cho các ngân hàng hay khách hàng vay vốn, các doanhnghiệp bảo hiểm dang phát triển gói sản phẩm bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các ngân

hàng hay tổ chức cá nhân vay vốn Nhiều ngân hàng đưa khoản bảo hiểm như điều

kiện bắt buộc dé được cấp tín dụng, nhăm bù dap mot phan tôn thất nhất định cho cáckhoản tín dụng này, trong một số trường hợp, ngân hàng sẽ chủ động mua khoản bảohiểm tín dụng này

d) Tài trợ rủi ro

Các phương pháp tài trợ rủi ro trong cho vay tiêu dùng hiện nay được phân loạitheo 2 nguồn chính là nguồn tài trợ từ bên ngoài và nguôn tài trợ từ bên trong

26

Trang 28

- _ Nguồn tài trợ từ bên trong ngân hàng thông thường từ quỹ dự phòng rủi ro đã

được trích lập trước đó hoặc tài trợ băng chính lợi nhuận của ngân hàng

Cu thé, với việc trích lập các quy dự phòng Sau khi đã phân loại khách hangtheo các nhóm nợ khác nhau, quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại được

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN

- _ Nguồn tài trợ từ bên ngoài ngân hàng chủ yếu từ các phương án thu hồi nợ xấu,

việc xử lý tài san đảm bảo, thanh lý doanh nghiệp, mua bảo hiểm tin dụng,

1.3.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với cho

vay tiêu dùng

a) Những nhân to thuộc về khách hang

Việc ngân hàng thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả hay

không, không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn phụ thuộc vào khách hàng vay

vốn Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay vốn ngân hàng không trả được nợ vàlãi đúng hạn do chủ quan như: dự án, phương án sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả,

do sử dụng vốn sai mục đích đã đưa ra trong đơn vay von hoặc cá biệt có trường hợpkhách hàng cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn vay,

-Đối với khách hàng là cá nhân thường gặp rủi ro do thiên tai như mat mùa, dichbệnh, hoặc rủi ro trong đời sông như ốm đau, tai nạn hoặc bị chết

b) Những nhân tổ thuộc về ngân hàng

- _ Trình độ chuyên môn và đạo đức nghé nghiệp của cán bộ tín dụng

Chất lượng cán bộ tin dụng bao gồm trình độ chuyên môn va đạo đức nghềnghiệp là nhân tố đầu tiên trực tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của

NHTM.

27

Trang 29

Khi cán bộ tín dụng có thái độ chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng quencủa mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra đánh giá người vay, tính khả thi của phương án xinvay, sẽ dẫn đến việc cho vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng Bên cạnh

đó nếu coi, nếu coi tài sản đảm bảo là điểm xuất phát, là điều kiện tiên quyết khi xét

duyệt một khoản tín dụng mà coi nhẹ công tác thâm định thì có thể ngân hàng sẽ bỏ lỡ

những khoản vay có chất lượng tốt Như vậy, phải kế đến rủi ro đạo đức của một bộphận cán bộ liên quan đến cho vay vốn, cố ý làm trái quy định về tin dụng, thiếu tinh

thần trách nhiệm là yếu tổ ảnh hưởng rat lớn đến công tác quan lý rủi ro của ngân

hàng.

về phía ngân hàng, việc thâm định dự án, phương án kinh doanh chưa toàndiện, trình độ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu, quản lý việc phát tiền vay

cho khách hàng, sử dụng vốn vay và theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng thiết

chặt chẽ; thiếu khả năng quản lý rủi ro Việc đánh giá sai trong khi xem xét các yếu tốpháp lý hoặc không phát hiện được các sai sót trong hồ sơ chứng từ cho vay để phátsinh rủi ro tín dụng cũng có thể là do cán bộ tín dụng có những vấn đề về đạo đứcnghề nghiệp, cho vay vì mưu lợi cá nhân

- Cac công cụ quản lý rủi ro của ngân hang

Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót khi chovay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng Quy trình tín dụng sẽ quy định rõràng từng khâu trong công việc và trách nhiệm cụ thể của cán bộ có liên quan Nếuquy trình tín dụng hợp lý, ngân hàng sẽ có một quy trình cho vay khoa học, điều nàytạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng quản lý được khoản vay Ngược lại, nếu mộtquy trình tín dụng quá phức tạp sẽ gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng Quy

trình tín dụng là một công cụ của công tác quản lý rủi ro tín dụng và có ảnh hưởng

không nhỏ đến công tác này, mỗi ngân hàng nên có biện pháp hoàn thiện quy trình phù

hợp với đặc điểm của mình

Chính sách tín dụng: Một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với đặc điểm

thực trạng nên kinh tế thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định

cho vay Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chínhsách tín dụng thống nhất không chỉ là điều kiện tốt cho công tác quản lý rủi ro tín dụng

mà còn có ảnh hưởng tích cực đến mọi hoạt động của ngân hàng

Khi đưa ra một chính sách tín dụng mà ngân hàng qua nhân mạnh vào lợinhuận và kế hoạch phát triển trong tương lai thì chất lượng khoản vay cũng không

28

Trang 30

được đảm bảo Nếu ngân hàng chỉ nhằm tới mục tiêu có tỷ trọng cho vay lớn mà xemnhẹ chất lượng khoản vay thì nguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất cao Nhưvậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng làmột nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa vào

sử dụng một mô hình rủi ro tín dụng một cách thống nhất và hiệu quả Mô hình nàyphù hợp với tính chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó

Ngoài ra, nếu các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng không được cập nhật với những

thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, thì mô hình đó cũng không phát huy được hiệuquả và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng

c) Những nhân to thuộc về môi trường

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ và xã hội, xét một cáchtổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro tín dụng từ cả

biện pháp phòng ngừa rui ro.

Tóm lại, mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều tiềm ân rủi ro Với đặctrưng hoạt động của mình, ngân hàng cũng chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là

rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và khi xảy ra nó không chỉ ảnh

hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng

trên thị trường Tín dụng cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển ở các ngân hàng,

cùng với sự gia tăng đó là hàng loạt các yếu tố mới phát sinh, trong đó có những yếu

tố mang lại nguy cơ rủi ro cho ngân hàng Vì vậy, các NHTM cần phải thực hiện côngtác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, trên cơ sở phân tích các nguyên

nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp.

29

Trang 31

CHUONG 2: THUC TRẠNG QUAN TR] RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO

VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

TECHCOMBANK

Dựa trên cơ sở tổng quan lý thuyết ở chương I, tác giả xin đi vào chương II với

nội dung chỉ tiết về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hôi

sở Ngân hàng Techcombank trong những năm gan đây Từ đó đưa ra những đánh giá

về những kết quả mà ngân hàng đã đạt được, các vấn đề đang còn tồn tại và đưa ranguyên nhân của những vân đê đó, nhăm tạo cơ sở cho nội dung chương ti€p theo.

2.1 Khai quát về ngân hang Kỹ Thương Việt Nam Techcombank — Hội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank là một trong nhữngngân hàng dau tiên khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang nén kinh tế thịtrường với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ đồng Được thành lập vào ngày 27/09/1993cho đến nay, sau 25 năm thành lập, ngân hàng Techcombank đã và đang được biết đến

là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cỗ phần Kỹ thương Việt NamTên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank

Tru sở: 191 Ba Triệu, phường Lê Dai Hanh, quận Hai Ba Trưng, Ha Nội

Tầm nhìn:

- Tro thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Sứ mệnh:

- Tro thành đối tác tài chính được lựa chọn va đáng tin cậy nhất của khách

hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng

và dựa trên cơ sở luôn coi khách hang làm trọng tâm.

- Tao dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ

hội dé phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành

dat. Mang lại cho cô đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai

một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụngcác thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuânquôc tê.

30

Trang 32

Trải qua nhiều thời kỳ không ngừng đổi mới và phát triển, Techcombank đã cónhững bước chuyên mình khá rõ rệt Cụ thé trong những năm gần đây, Techcombank

đã có những hoạt động điền hình như sau:

- Năm 2016, Techcombank đã xây dựng va triển khai chiến lược 2016-2020 với

tầm nhìn trở thành ngân hàng số 1 và doanh nghiệp hang đầu tại Việt Nam vàonăm 2020 với giá trị vượt 10 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hang năm trên 30%

- Nam 2017, Techcombank đã mua lại cổ phần sở hữu của đối tác chiến ược

HSBC, công bố hợp đồng Bancassurance độc quyền 15 năm với Manulife

- Nam 2018, Techcombank đã thực hiện thoái vốn tại công ty TNHH Một thành

viên Kỹ thương Techcomfinance, ghi nhận cho Techcombank khoản lãi ròng

894 tỷ đồng, góp phan tăng lợi nhuận 3 tháng đầu năm 2018 của Techcombank

lên cao kỷ lục Đặc biệt ngày 09/01, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam

chính thức cấp Giấy chứng nhận Dang ký Chứng khoán thay đổi lần thứ 2 vớitong lượng chứng khoán đăng ký lên tới hơn 1 tỷ cô phiếu

Có thé thấy, Techcombank hiện nay đang trên con đường phát triển vượt bậc,đồng thời luôn là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tiếp cận và áp các khoa họccông nghệ vào quá trình vận hành Tháng 4/2018, Techcombank tiếp tục được tổ chứcxếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service, nâng xếp hạng tín nhiệm lên mức BIvới triển vọng 6n định, ngang bằng mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam Cùng thờigian, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s cũng đã nâng mức xếp hang vốn

và thu nhập của Techcombank lên mức Trung bình, đây là mức cao nhất trong số cácngân hàng Việt Nam được S&P đánh giá.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Co cấu tô chức tổng quát

-Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam được hiện được tô chức và hoạt động theoLuật Doanh Nghiệp và Luật các tô chức tín dụng Cụ thé tính đến 31/03/2018, cơ cấu

tổ chức chung của Techcombank như sau:

31

Trang 33

Hình 2.1: Sơ đô cơ cầu tổ chức chung của Techcombank

TECHCOMSECURITIES TECHCOMCAPITAL

Nguồn: Techcombank

2.1.2.2 Co cau hệ thống quan tri

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thông quan tri của Techcombank

CÔ ĐÔNG

Ban Kiểm soát

Các uỷ ban, hội đẳng : ies giúp việc HĐQT HỘI ĐỒNG QUAN TR]

TONG GIAM BOC

VA BAN DIEU

HANH

Kiểm toán nội bộ

Các khi kinh doanh

hỗ trợ Các công ty con

Nguồn: Techcombank

- _ Đại hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ)

32

Trang 34

Đây là một cơ quan có thầm quyền cao nhất quyết định những van dé quan

trong của Techcombank theo quy định của Luật Các Tổ chức Tin dụng, Luật Doanh

nghiệp và Điều lệ ĐHĐCĐ cso quyền thông qua định hướng phát triển củaTechcombank, bầu, miễn nhiệm các chức danh thành viên HĐQT và BKS của

Techcombank và thực hiện các quyền hành khác

- _ Hội đồng Quản Trị (HĐQT)

HĐQT của Techcombank là cơ quan quản trị với các thành viên được bau bởiPHDCD HĐQT có vai trò và trách nhiệm giám sát, đưa ra những quyết định chủ chốtliên quan đến tài chính và vận hành, đặt chiến lược quan tri rủi ro dựa trên dé xuất củaBan Điều Hành, nhằm đạt mục tiêu chiến lược và hướng đến thành công lâu dài của

Techcombank.

Các hội đồng/uỷ ban giúp việc cho HĐQT, bao gồm

e Uy ban Thường trực Hội Đồng Quản trị

e Uy ban Kiểm toán và Rui ro

e Uy ban Nhân sự và Lương thưởng

e Hội đồng chuyển đổi

- Ban Kiém Soát (BKS)

BKS do DHDCD bầu và miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm BKS giám sát HĐQT dé

dam bảo HĐQT thuuc hiện công việc vì lợi ích cao nhất của cỗ đông Techcombank,

theo các quy tắc và quy định hiện hành

Được thành lập trực thuộc BKS, bộ phận Kiểm toán Nội bộ có nhiệm vụ lập kế

hoạch và tiễn hành việc kiểm toán nội bộ thường xuyên va bất thường choTechcombank, nham theo dõi công tác kiểm soát nội bộ, tuân thủ và Quản tri rủi ro,đồng thời báo cáo những phát hiện cần sử dụng biện pháp khắc phục

- Ban Điêu hành (BPH)

BDH được thành lập dé quản lý hoạt động kinh doanh của Techcombank, Tổng

Giám đốc do HĐQT bé nhiệm và thuộc danh sách dự kiến được Thống Đốc NHNN

chấp thuận

Các hội đồng giúp việc cho ban điều hành bao gồm:

e Hội đồng Quan lý Tài sản Nợ và Cóe_ Hội đồng Tín dụng Cao cấp

e Hội đồng Đầu tư Tài chính

33

Trang 35

e Hội đồng Kế hoạch Đầu tư Dự Án

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Theo thống kê tính đến hết tháng 3/2018, Ngân hàng Techcombank có tat cả 15

bộ phận chính tham gia vào quá trình hoạt động và vận hành quy trình Cụ thể từngchức năng, nhiệm vụ vủa các bộ phận ở các đơn vi như sau:

Khối ngân hàng bán buônXây dựng và thực thi toàn bộ chiến lược phát triển khách hàng doanh nghiệp códanh thu hàng năm từ 600 tỷ trở lên của Techcombank

Khối Ngân hàng doanh nghiệp

Xây dựng, tô chức, triển khai và thực thi toàn bộ chiến lược phát triển kháchhàng phân khúc khách hàng doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 600 tỷ trởxuống

Khối Dịch vụ Tài chính và Ngân hàng Cá nhân

Xây dựng, tổ chức, triển khai và thực thi toàn bộ chiến lược phát triển khách

hàng phân khúc khách hang cá nhân của Techcombank

Khối Ngân hàng Giao dịch

Tư vấn và cung cấp các sản phẩm Quản lý dòng tiền, Tài trợ thương mại cho

khách hang dé thu phí dịch vụ và lãi suất trên số dư huy động vãng lai

Khối Nguôn vốn và Thị trường Tài chính

Tư vấn và cung cấp các sản phâm môi giới tiền tệ, các hoạt động liên quan đếnsàn giao dịch hoàng hoá cho khách hàng dé thu phí dịch vụ, thực hiện các hoạtđộng tự doanh, quản lý bảng cân đối của toàn hàng và trạng thái thanh khoảntrong phạm vi ALCO cho phép

Khối Bảo hiểm

Phối hợp với các khối liên quan cung cáo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phinhân thọ qua mạng lưới phân phối của Ngân hàng, cung cấp sản pham cho các

công ty Bảo hiểm, quản lý việc bảo hiểm rủi ro cho Ngân hàng dé giảm thiểu

thiệt hại có thể phát sinhKhối Bán hàng và Kênh phân phốiQuản lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, e-channel và kênh bán

hàng qua đối tác để trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng

Khoi Quản trị rủi ro

34

Trang 36

Quản tri rủi ro, thâm định, phê duyệt và kiểm soát chất lương tín dụng toàn hệthống, xây dựng và trién khai các chính sách, công cụ, phương thức, chiến lượchành động nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động

Khối Vận hành và công nghệ thông tin

Xây dựng, triển khai, duy trì, quan lý và kiểm soát hạ tang công nghệ thông tin

và đưa ra các giải pháp phục vụ hoạt động của hệ thống Techcombank và khách

hàng

Khối Tiếp thị và Truyền thông

Xác định các phân khúc khách hàng ưu tiên và cơ hội kinh doanh, xây dựng và

triển khai các kế hoạch tiếp thị phù hợp, quản lý thương hiệu của Ngân hàng,quản lý chung về quy trình phát triển sản phẩm, quản lý chung về chất lượng

dịch vụ khách hàng

Khoi Tài chính Kế hoạch

Quản trị hoạt động kinh doanh tập đoàn và quản lý cân đối tài sản, nguồn vốn,

quản lý, thực hiện kế hoạch tài chính, chính sách taic hính và thuế tập trung,định hướng và xây dựng kế hoạch kinh doanh, kiểm soát và phân tích tài chínhhiệu quả

Khoi Quan tri Nguồn nhân lực

Thu hút, lựa chọn, quản lý đào tạo, phát triển nhân tài và quan hệ lao động, tôchức và quản lý nhân sự toàn hệ thong Techcombank và các đơn vi trực thuộc,

tư vấn và cung cấp các giải pháp quản trị nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của tổ chức và cá nhân

Khối kiém soát Tuân thủ và Pháp chế

Đảm bảo sự tuân thủ luật pháp và các quy định trong Ngân hàng trong mọi hoạt

động của Ngân hàng, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của Techcombank trên

phương diện pháp lý

Khối Chiến lược và phát triển ngân hàng

Xây dựng, triển khai và cập nhật tầm nhin, chiến lược, mô hình kinh doanh, môhình tài chính của toàn ngân hàng, hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị trong việcxây dựng, triển khai và cập nhật chiến lược, mô hình kinh doanh, kế hoạch tổngthế của từng đơn vị

Văn phòng Chuyển đổi

35

Trang 37

Triển khai và giám sát, truyền thông và báo cáo về tình hình thực hiện Chươngtrình Chuyên đổi của Ngân hàng

Các khối, bộ phận của ngân hàng Techcombank luôn có sự gan kết chặt chẽ và

hỗ trợ lẫn nhau nhằm đem lại kết quả hoạt động tốt nhất

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn ; ;

Tinh đên ngày 31/12/2017, tong von huy động của Techcombank dat 234.934

ty đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2016 đạt 209.337 tỷ đồng Nguyên nhân có

sự tăng này là do năm 2017, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng

cao, ngành ngân hàng đã có sự phát triển trở lại sau khi một số ngân hàng lớn đã xử lý

được các khoản nợ xấu, xây dựng lại cơ cầu ồn định và vững chắc hơn Khi đó, niềm

tin đối với việc gửi tiền vào ngân hàng tăng, đặc biệt là đối với Techcombank, một

ngân hàng luôn cho thấy tiềm năng duy trì và phát triển ôn định trong các năm tới

Trong đó, nguồn tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng lại giảm nhẹ

khoảng 1,4% so với cùng kì năm 2016, đạt 170.971 tỷ đồng Lý do bởi ngân hàng chủđộng điều tiết tăng trưởng tín dụng trọng năm 2017 dé bảo toàn vốn cho việc mua lại

cô phiếu HSBC và tuân thủ ty lệ an toàn vốn theo Basel II

Ngày 31/03/2018, tổng vốn huy động giảm nhẹ khoảng 3,04% so với cùng kỳnăm 2017, đạt 226.866 tỷ đồng Nguyên nhân chính đến từ chiến lược tín dụng mộtcách thận trong, cho vay không nhiều nhưng đảm bảo được nguôn lãi thu về từ cho

vay Vì thế, đối với các khoản huy động vốn, Techcombank chỉ duy trì ở mức ổn định

Trong đó, tiền gửi của khách hàng tăng 6% so với thời điểm cuối năm 2017, chiếm

80% tông vốn huy động do Techcombank đang tập trung phát triển và hoàn thiện các

hệ thống công nghệ thông tin, từ đó đem lại những dich vụ tiện ích hiện đại, cạnhtranh, thu hút nhiều khách hàng gửi tiền

Chi tiết như sau:

36

Ngày đăng: 27/05/2024, 09:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
nh ảnh (Trang 5)
Bảng 1.2: Phân loại các nhóm nợ - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Bảng 1.2 Phân loại các nhóm nợ (Trang 28)
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thông quan tri của Techcombank - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thông quan tri của Techcombank (Trang 33)
Hình 2.1: Sơ đô cơ cầu tổ chức chung của Techcombank - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Hình 2.1 Sơ đô cơ cầu tổ chức chung của Techcombank (Trang 33)
Bảng 2.4: Các mức điểm trên chỉ tiêu thông tin cá nhân - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Bảng 2.4 Các mức điểm trên chỉ tiêu thông tin cá nhân (Trang 49)
Bảng 2.5: Các mức điểm trên chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Bảng 2.5 Các mức điểm trên chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng (Trang 50)
Bảng 2.6: Xếp hạng theo mức rủi ro - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Bảng 2.6 Xếp hạng theo mức rủi ro (Trang 51)
Bảng 2.7: Các tiêu chỉ định lượng rủi ro tín dụng - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank
Bảng 2.7 Các tiêu chỉ định lượng rủi ro tín dụng (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w