1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf

103 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Vũ Quỳnh Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Diên Vỹ
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
      • 1.5.1. Nghiên cứu định tính (16)
      • 1.5.2. Nghiên cứu định lượng (17)
    • 1.6. Ý nghĩa đề tài (17)
      • 1.6.1. Về mặt lý luận (17)
      • 1.6.2. Về mặt thực tiễn (17)
    • 1.7. Bố cục khóa luận (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về ý định sử dụng (19)
      • 2.1.1. Thanh toán điện tử (E-Payment) (19)
      • 2.1.2. Ví điện tử (E-Wallet) (19)
      • 2.1.3. Ý định sử dụng dịch vụ (20)
      • 2.1.4. Quyết định sử dụng dịch vụ (21)
    • 2.2. Các lý thuyết liên quan (22)
      • 2.2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) (22)
      • 2.2.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior- TPB) (23)
      • 2.2.3. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) (23)
      • 2.2.4. Mô hình ra quyết định (Simon, 1978) (24)
    • 2.3. Các nghiên cứu liên quan (25)
      • 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài (25)
      • 2.3.2. Nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.3.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan (33)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Thiết kế nghiên cứu (36)
    • 3.1.1. Quy trình nghiên cứu (36)
    • 3.1.2. Nghiên cứu định tính (36)
    • 3.1.3. Nghiên cứu định lượng (37)
    • 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất (37)
      • 3.2.1 Mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu (38)
        • 3.2.2.1. Nhận thức lợi ích (38)
        • 3.2.2.2. Nhận thức rủi ro (39)
        • 3.2.2.3. Nhận thức dễ sử dụng (39)
        • 3.2.2.4. Niềm tin (0)
        • 3.2.2.5. Ảnh hưởng xã hội (40)
    • 3.3. Tổng thể và mẫu nghiên cứu (41)
      • 3.3.1. Tổng thể mẫu (41)
      • 3.3.2 Kỹ thuật lấy mẫu (41)
      • 3.3.3. Cỡ mẫu (42)
    • 3.4. Công cụ nghiên cứu (42)
    • 3.5. Định nghĩa các biến nghiên cứu (42)
      • 3.5.1. Biến độc lập (43)
      • 3.5.2. Biến phụ thuộc (46)
    • 3.6. Thu thập dữ liệu (46)
      • 3.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (46)
      • 3.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (46)
    • 3.7. Dữ liệu và phân tích dữ liệu (47)
      • 3.7.1. Thống kê mô tả (47)
      • 3.7.2. Phân tích dữ liệu (47)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (51)
    • 4.1. Thống kê mô tả (51)
    • 4.2. Kiểm định thang đo (53)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha (53)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (55)
        • 4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập (55)
        • 4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (57)
    • 4.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết (58)
      • 4.3.1. Phân tích tương quan Pearson (58)
      • 4.3.2. Phân tích hồi quy (59)
        • 4.3.2.1. Kết quả phân tích hồi quy (59)
        • 4.3.2.2. Phương trình hồi quy chuẩn hóa (62)
      • 4.3.3. Tóm tắt nghiên cứu (62)
    • 4.4. Kiểm định trung bình mẫu tổng thể (63)
    • 4.5. Kiểm định sự khác biệt (65)
    • 4.6. Thảo luận và so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước (68)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (72)
    • 5.1. Kết luận (72)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (72)
      • 5.2.1. Nhận thức dễ sử dụng (72)
      • 5.2.2. Niềm tin (73)
      • 5.2.3. Nhận thức rủi ro (73)
      • 5.2.4. Ảnh hưởng xã hội (74)
      • 5.2.5. Nhận thức lợi ích (75)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (76)
      • 5.3.1. Hạn chế (76)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)
  • PHỤ LỤC (86)

Nội dung

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Với sự bùng nổ của internet đã dần trở thành một phần bắt buộc của cuộc sống, khi hầu hết các hoạt động của con người đều gắn chặt với nó từ trao đổi thông tin, mua bán hàng hóa kéo theo nhu cầu về thanh toán trực tuyến đang ngày càng quan trọng bởi sự phát triển của thương mại điện tử đã tạo ra sự bùng nổ về các phương pháp thanh toán trực tuyến Theo số liệu thống kê từ Robocash Group, trong vòng bốn năm (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2022), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng một cách ấn tượng: từ 12,3 lên 41,3 triệu (tức là tăng mạnh tới 330%) Khi song hành với internet, xu hướng thanh toán bằng ví điện tử của con người cũng ngày một tăng nhanh Dữ liệu thống kê từ công ty công nghệ giải trí Việt Nam năm 2018 Việt Nam về điện thoại thông minh cho thấy có đến 72% dân số sở hữu, 68% sử dụng để truy cập internet Tại Việt Nam, tính đến năm 2019, số lượng người sử dụng di động để thanh toán có sự gia tăng mạnh từ 37% lên 61%, giúp Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh vị trí đứng đầu trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát (Nguyễn Thị Ánh Ngọc và ctv, 2020) Ngoài ra, kênh thanh toán qua điện thoại di động đã có sự đột phá về mức 124 - 125% về số lượng và giá trị Chỉ tính đến cuối năm 2020, đối với lĩnh vực công nghệ tài chính, Việt Nam có sự gia tăng về số lượng các công ty trong lĩnh vực Với những cơ hội được đặt ra đã thu hút khoảng 130 công ty tham gia, gấp 3 lần số lượng công ty của năm 2017 Tuy nhiên, trong số đó, phân khúc tập trung lớn nhất vẫn là thanh toán chiếm đến 31% tổng số lượng khởi nghiệp về công nghệ tài chính (Baodautu, 2021) Chính vì vậy việc phát triển hình thức thanh toán dịch vụ như internet banking, thanh toán bằng thẻ thì ví điện tử đã dần trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh hiện đại hóa Nhờ vào những ưu điểm vượt trội, hình thức thanh toán điện tử đã và đang đòn vai trò như một đòn bẩy giúp thị trường ví điện tử tăng trưởng vượt bậc trong thời gian này Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số lượng ví điện tử đang hoạt động trong nước đã đạt đến con số 39 (Vnexpress, 2020) Trong đó, phải kể đến năm ví lớn nhất được khách hàng sử dụng thường xuyên và đánh giá cao (Momo, Samsung Pay, bankplus, PayPal,

Zalo Pay) chiếm tới 95% tổng số giao dịch (Baodautu, 2021) Tính đến năm 2019, 60 triệu lượt giao dịch qua ví điện tử là con số thống kê được khi con số này vẫn đang ở ngưỡng mức cao và có dấu hiệu tiếp tục tăng trong thời gian tới

Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đưa con người đến và tiếp cận gần hơn đến thế giới công nghệ hiện đại Theo cùng với nhịp độ phát triển đó không thể thiếu công nghệ thông tin, đây được ví như nền tảng của mọi lĩnh vực kinh doanh, một trong số đó phải kể đến lĩnh vực tài chính Song hành với việc phải hoàn thiện các nghiệp vụ cũng như các giao dịch truyền thống dù muốn hay không các doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán đẩy mạnh và ứng dụng tiến bộ và công nghệ nhằm chất lượng hóa quá trình phục vụ làm hài lòng khách hàng khi đứng trước yêu cầu cạnh tranh thị trường cao như hiện nay Đối với hình thức thanh toán bằng ví điện tử, những ưu điểm mà hình thức này mang lại bao gồm khả năng thanh toán tiện lợi và nhanh chóng khi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet là có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi Khách hàng có thể áp dụng các mã khuyến mãi, giảm giá giúp tiết kiệm chi phí Mặc dù đây là hình thức thanh toán thuận tiện và phù hợp với thời đại 4.0 nhưng vẫn còn một số ít bộ phận khách hàng chưa hoặc đang phân vân quyết định sử dụng ví điện tử Xuất phát từ nhu cầu yêu cầu thực tiễn được đặt ra, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh ”.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của sinh viên tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên phân tích kết quả, đưa ra các khuyến nghị quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử trong môi trường Đại học

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:

- Mục tiêu 1: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

- Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố

- Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý quản trị hiệu quả nhằm gia tăng quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?

- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố?

- Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào sẽ giúp gia tăng quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Về nội dung: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử

+ Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2024

- Đối tượng khảo sát: là sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Nghiên cứu định tính Được tiến hành nhằm xây dựng và điều chỉnh các thang đo, cái khái niệm cho phù hợp Kỹ thuật này là tổng hợp, phân tích cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan, các nguồn thông tin chính thống và thực tế về các yếu tố Đồng thời tác giả thực hiện phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu nhằm nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp Từ đó có thêm căn cứ để xây dựng thang đo, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.5.2 Nghiên cứu định lượng Để xây dựng một thang đo đánh giá khách quan và chính xác cho nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện khảo sát sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo sơ bộ Kết thúc quá trình khảo sát, thu về đủ số lượng mẫu đúng yêu cầu tác giả sẽ thực hiện các bước tiếp theo của quy trình Tác giả sẽ làm sạch, xử lý số liệu và sau đó sẽ phân tích bằng phần mềm SPSS 26.0 để thực hiện các phương pháp phân tích cần thiết bao gồm: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định sự khác biệt trung bình.

Ý nghĩa đề tài

1.6.1 Về mặt lý luận: Đề tài giúp hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên

Việc hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên là rất quan trọng Điều này bao gồm tính tiện ích, bảo mật, chi phí, ưu đãi, xu hướng xã hội, và phản hồi từ người dùng.

Bố cục khóa luận

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương 1 đã đề cập đến các khía cạnh quan trọng của đề tài, từ sự cần thiết của việc nghiên cứu đến mục tiêu và nhiệm vụ cũng như vấn đề nghiên cứu và các câu hỏi mà nghiên cứu cố gắng giải quyết Đồng thời, nó đã xác định rõ đối tượng và phạm vi của nghiên cứu, phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu được sử dụng, và đóng góp cụ thể của nghiên cứu Chương này không chỉ là một khía cạnh khoa học mà còn mang tính thực tiễn cao, là nền tảng cho việc tiếp tục thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo Nó mở ra những cơ hội để khám phá sâu hơn về cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và quá trình thu thập dữ liệu Qua đó, chúng ta có thể đạt được kết quả nghiên cứu cụ thể và hữu ích, từ đó đề xuất những ý kiến quản trị hiệu quả.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết về ý định sử dụng

2.1.1 Thanh toán điện tử (E-Payment)

Thanh toán điện tử (E-Payment) là một hệ thống cung cấp các công cụ để thanh toán dịch vụ hoặc hàng hóa được thực hiện trên internet (Gandawati, 2007) Sử dụng hệ thống thanh toán điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người thanh toán, người được thanh toán, thương mại điện tử, ngân hàng, các tổ chức và chính phủ Những lợi ích này có thể dẫn đến các hệ thống thanh toán điện tử phổ biến trên thế giới (Roy & Sinha, 2014) Hệ thống thanh toán điện tử hiệu quả và đáng tin cậy cho phép thanh toán nhanh hơn, theo dõi tốt hơn, giao dịch minh bạch, giảm thời gian sử dụng, tiết kiệm chi phí và tăng niềm tin giữa người bán và người mua (Junadi, 2015)

Sự phát triển và áp dụng công nghệ trong hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến các giao dịch tài chính, người dùng đồng hóa và công nghệ thanh toán điện tử chất lượng có xu hướng định hình nhận thức và kỳ vọng của riêng họ (Hami và Cheng, 2002) Hệ thống thanh toán điện tử hiện nay được sử dụng phổ biến như giao dịch qua ATM, sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, thông qua ngân hàng trực tuyến và ngân hàng di động Thanh toán điện tử cung cấp tiết kiệm chi phí đáng kể khi thanh toán trên giấy tờ (Premchand và Choudhry, 2015)

Ví điện tử (VĐT) là một ứng dụng thanh toán di động cho phép người dùng thực hiện bất kỳ giao dịch TMĐT nào bằng cách lưu trữ thông tin thẻ tín dụng của họ (Uddin và Akhi, 2014) Đối với tác giả Singh và Sinha (2020), ví điện tử hoặc ví di động là một ứng dụng được phát triển bởi ngân hàng được ủy quyền để thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt Ví điện tử có thể hiểu tương tự như ví thật, nó sử dụng thẻ điện tử được liên kết từ các ngân hàng khác nhau, cho phép một cá nhân thực hiện các giao dịch trực tuyến bằng cách sử dụng các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính, )

Thanh toán qua ví điện tử được coi là một trong những phương thức giao dịch nổi bật hiện nay vì một giao dịch điện tử sử dụng ví điện tử mang lại lợi thế từ việc sử dụng dễ dàng, linh hoạt và bảo mật (Uddin và Akhi, 2014) Ví di động thay thế phương thức thanh toán truyền thống bằng điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng điện thoại được trang bị thông tin thẻ ngân hàng khác nhau trong một ví, cho phép người dùng lưu trữ tiền và thực hiện các giao dịch trực tiếp từ ứng dụng (Sharma và cộng sự, 2018) Nhìn chung, giao dịch qua ví điện tử đều được bảo vệ bằng mật khẩu và chúng được liên kết với tài khoản ngân hàng của một người cho các giao dịch thanh toán trực tuyến như hiện nay

VĐT ngày càng phổ biến dẫn đến cung cấp số lượng lớn các dịch vụ trong lĩnh vực giao thức ăn, thanh toán hóa đơn và các dịch vụ đặc thù khác (Rosnidah và cộng sự, 2019) Nó không chỉ thuận lợi cho người mua, thương nhân đang dần chấp nhận VĐT như một phương thức thanh toán vì quy trình giao dịch nhanh nhất, quản lý tiền mặt hiệu quả và chi phi lao động thấp hơn (Hayashi và Bradford, 2014) Bên cạnh đó là thanh toán trả trước trên các sàn TMĐT phổ biến như hiện tại Dựa trên các tài liệu trên nó có thể được mô tả rằng việc sử dụng VĐT ở thanh niên chủ yếu là do khả năng tương thích của nó, linh hoạt và giao dịch thân thiện với người dùng được thực hiện bằng các thiết bị thông minh

2.1.3 Ý định sử dụng dịch vụ Ý định là một quá trình tư duy trong tình huống, liên quan đến những trải nghiệm từ hành vi cá nhân đối với một mục tiêu hoặc hành động nhất định theo Gerbing và Anderson (1988) Theo khái niệm này, ý định đóng vai trò là một cầu nối giữa suy nghĩ và hành động, qua đó người ta phân tích kỹ lưỡng suy nghĩ của mình trước khi quyết định thực hiện một hành vi Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình suy nghĩ trước khi hành động, cho thấy ý định không chỉ là một dự định mơ hồ mà là kết quả của một quá trình cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng các lựa chọn và kết quả tiềm năng Theo Ajzen (1991) chỉ ra rằng, ý định được xem là “ gồm nhiều nhân tố động cơ có tác động đến hành vi của mỗi cá nhân, các nhân tố này chỉ ra rằng sự sẵn sàng hoặc nỗ lực mà từng cá nhân sẽ đưa ra để tiến hành hành vi” Ý định là sự chuyển động có xu hướng (thiếu) thứ bên trong Định nghĩa này có nghĩa là hành động này định hướng cho mục tiêu Trên cơ sở này thì ý định là chất xúc tác cho việc đưa ra quyết định của một cá nhân Kureger (1993) cho rằng: "Ý định đại diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương lai” Ngày nay thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta cho rằng ý định là một tiền đề của hành vi dự định (Kureger và cộng sự, 2000) và ý định là những phán đoán cho dự tính tốt nhất về hành vi sẽ thực hiện Cùng với sự thay đổi của thời gian và bối cảnh nghiên cứu mới thì Kureger (2003) có thêm một định nghĩa “Ý định là trạng thái cảm nhận ngay trước khi tiến hành một hành vi.” Theo như khái niệm, một người có ý định thực hiện hành vi là người có nhận thức và suy nghĩ rõ ràng về mục đích và phương tiện thực hiện hành vi đó

2.1.4 Quyết định sử dụng dịch vụ

Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi người tiêu dùng và cụ thể là quyết định của khách hàng đối với việc mua hay tham gia một sản phẩm dịch vụ nào đó Theo Peter D Bennett (1988), hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là các hoạt động mà người tiêu dùng thực hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, và đánh giá các sản phẩm và dịch vụ mà họ kỳ vọng sẽ thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách người tiêu dùng tương tác với thị trường và các nhà cung cấp, cũng như cách họ đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu và kỳ vọng của bản thân Đề cập đến quyết định mua hoặc tham gia một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, hay hành vi mua tham gia, có một số mô hình lý thuyết đã được đề cập trước đây như mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA), mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) Từ đó có thể thấy Ý định được xác định là động lực ảnh hưởng đến hành vi, ý định mạnh mẽ dẫn đến hành vi mạnh mẽ hơn Ý định mua hàng phản ánh dự đoán hoặc kế hoạch hành vi trong tương lai hoặc khả năng về niềm tin và sẽ chuyển thành hành vi mua hàng Mặc dù Mittal và Kamakura (2001) lập luận rằng, ý định mua hàng không thể dự đoán chính xác, tuy nhiên theo Conner và Armitage (1998) ý định đại diện động cơ của một người phải nỗ lực để thực hiện hành vi Vì vậy khái niệm Quyết định sử dụng được hiểu như là quyết định mua trong nghiên cứu này.

Các lý thuyết liên quan

2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM)

Mô hình TAM (Technology Acceptance Model) là một trong những mô hình được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu Được kiểm chứng và phổ biến rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu khác, mô hình này tập trung chủ yếu vào hai yếu tố quan trọng sau: cảm nhận về tính hữu dụng (Perceived Usefulness-PU) và cảm nhận dễ sử dụng (Perceived Ease of Use- PEU)

Theo Davis (1989) cảm nhận về tính hữu dụng là mức độ mà người dùng tin vào việc sử dụng một hệ thống nào đó sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc của họ, bao gồm những yếu tố hình thành như: chất lượng hệ thống (System Quality), giao tiếp (Communication), chất lượng dịch vụ (Service Quality), chất lượng thông tin (Information Quality), và sự kết hợp giữa công việc và công nghệ (Task- technology Fit) Nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà người dùng tin vào việc hệ thống được sử dụng không cần nhiều công sức (về mặt thể lực, kỳ vọng về kinh nghiệm bản thân và tinh thần có thể sử dụng hệ thống dễ dàng), bao gồm: các chương trình huấn luyện cách sử dụng máy tính, thiết kế giao diện của máy tính, phần mềm cài đặt trên máy tính, ngôn ngữ thể hiện

Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Nhận thức dễ sử dụng

Thái độ Dự định Hành động

2.2.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior- TPB)

Lý thuyết Hành vi Kế hoạch của Ajzen (1985) đã trở thành một trong những mô hình được trích dẫn nhiều nhất và rõ ràng là mô hình có ảnh hưởng và ứng dụng nhất trong việc dự đoán hành động hành vi con người suốt ba thập kỷ qua Sự linh hoạt của nó được thể hiện thông qua việc thực hiện tìm kiếm sử dụng cụm từ "Lý thuyết Hành vi Kế hoạch" trên Google Scholar Từ sự trích dẫn ban đầu chỉ có 22 vào năm 1985, sự tăng trưởng về sự trích dẫn của Lý thuyết Hành vi Kế hoạch đã tăng mạnh lên tới tổng cộng 50000/60000 vào năm 2020: "Lý thuyết Hành vi Kế hoạch, về nguyên tắc, có thể mở cửa cho việc bao gồm các dự đoán viên bổ sung nếu có thể chứng minh rằng chúng bắt được một tỷ lệ đáng kể của phương sai trong ý định hoặc hành vi sau khi các biến hiện tại của lý thuyết đã được xem xét" (Ajzen, 1991, tr 199)

Hình 2.2 Thuyết hành vi có kế hoạch

2.2.3 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Fishbein (1967) giới thiệu Lý thuyết Hành động hợp lý, giúp vạch ra con đường để hiểu sự phát triển của Lý thuyết Hành động Kế hoạch Lý thuyết khẳng định rằng cá nhân thường xem xét hậu quả của hành vi trước khi hành động - vì vậy có tên là

Kiểm soát hành vi cảm nhận

Lý thuyết Hành động hợp lý Ajzen & Fishbeins (1977) áp dụng Lý thuyết Hành động hợp lý như một khung; các kết quả của họ kết luận rằng thái độ đối với một hành vi cụ thể có thể được truy nguồn gốc từ một niềm tin cơ bản về hành vi đó Lý thuyết Hành động hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc dự đoán liệu một cá nhân có hoàn thành hoặc hiểu một hành vi cụ thể không (Ajzen & Fishbeins, 1977)

Lý thuyết Hành động hợp lý đề xuất rằng có hai yếu tố quyết định chính của ý định, đó là thái độ đối với hành vi và áp lực của quan điểm chủ quan, cả hai đều dẫn đến ý định của cá nhân Ajzen & Fishbeins (1980), khẳng định rằng nói chung, một cá nhân có ý định thực hiện một hành vi cụ thể miễn là nó mang lại kết quả tích cực và nếu "người khác" coi đó là quan trọng để thực hiện Tuy nhiên, các nhà lý thuyết coi xét rằng thái độ đối với hành vi và quan điểm chủ quan có thể thay đổi theo ý định và từ cá nhân này sang cá nhân khác (Ajzen & Fishbeins, 1980) Điều này trái ngược với các lý thuyết trước đó giúp dự đoán thái độ và hành vi, khi phát triển các biến và quy mô, nguyên tắc tương thích được xem xét

Hình 2.3 Thuyết hành động hợp lý

2.2.4 Mô hình ra quyết định (Simon, 1978)

Vào thời điểm đầu của thuyết đưa ra quyết định, Dewey (1933) đã chỉ ra rằng mỗi người giải quyết vấn đề theo thứ tự từng quá trình khác nhau Trong một số những mô hình ra quyết định được dùng phổ biến nhất được phát triển bởi Simon (1960) Ông đã kết hợp và kết nối khả năng xử lý thông tin với mô hình ra quyết định thông qua quy tắc về “sự hài lòng” và “sự hợp lý” Quá trình đưa ra quyết định gồm ba giai đoạn là nhận thức vấn đề (intelligence), dự định (design), và lựa chọn (choice) Chuẩn chủ quan

Thái độ đối với hành vi

Hành vi Ý định hành vi

Mô hình dựa trên những lập luận giả sử về sự chuyển đổi và chức năng của hành vi, ba giai đoạn này được phát triển theo thứ tự liên tiếp nhau (Simon, 1978)

Hình 2.4 Mô hình Quá trình ra quyết định

Trong giai đoạn nhận thức vấn đề, thu thập được thông tin dữ liệu đầu vào, kiểm tra và khắc phục để có thể tìm ra vấn đề (Davis & Olson, 1985) Trong giai đoạn kế tiếp, giai đoạn xuất hiện các dự định hành động Giai đoạn này nhận biết được vấn đề và xử lý vấn đề (Davis & Olson, 1985).

Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Bob Foster, Ratih Hurriyati and Muhamad Deni Johansyah (2022)

Tác giả khảo sát nhóm đối tượng là sinh viên Indonesia đã sử dụng Go-Pay để thực hiện các giao dịch tại Warunk Upnormal của Chi nhánh Dipatiukur, Tây Java, Indonesia

Sử dụng nghiên cứu định lượng, khảo sát ngẫu nhiên 100 sinh viên Indonesia Kết quả nghiên cứu được kiểm định thông qua mô hình phương trình cấu trúc (SEM)

Lựa chọn Ý nghĩa nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về sản phẩm và nhận thức về rủi ro có tác động tích cực và đáng kể ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng Biến tiềm ẩn nhận thức lợi ích có tác động tiêu cực và không đáng kể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Bob Foster và cộng sự (2022)

Nguồn: Bob Foster và cộng sự (2022) Nghiên cứu của Frans Sudirjo, Helmy Syamsuri, Ainil Mardiah, Agung Widarman, Yulia Novita (2023)

Nghiên cứu này điều tra “tác động của các yếu tố như tính dễ sử dụng, tính thực tế và khuyến mại đối với xu hướng sử dụng đồng thời nhiều ví điện tử của các cá nhân.” Nghiên cứu nhắm đến số lượng người dùng ví điện tử không xác định theo thời gian, dẫn đến giả định về dân số vô hạn

Phương pháp nghiên cứu: khảo sát một nhóm gồm 250 cá nhân sử dụng ví điện tử và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Ý nghĩa nghiên cứu: Quyết định sử dụng ví điện chịu tác động đáng kể bởi các ưu đãi, nhận thức lợi ích và dễ sử dụng

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Frans Sudirjo và cộng sự (2023)

Nguồn: Frans Sudirjo và cộng sự (2023)

Nghiên cứu của Heny Kurnianingsih, RisaAfidaNurain, Andri Nurtantiono, Christiawan Hendratmoko (2022)

Ví điện tử đã và đang phủ sóng trong nền kinh tế hiện đại, được thúc đẩy bởi các yếu tố như nhận thức dễ sử dụng , nhận thức lợi ích, niềm tin, trải nghiệm và rủi ro được nhận thức Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố này — niềm tin, kinh nghiệm, sự thuận tiện được nhận thức, lợi ích được nhận thấy và rủi ro — đối với quá trình ra quyết định liên quan đến việc sử dụng ví điện tử

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu có sự tham gia của

60 người tham gia Dữ liệu được phân tích bằng nhiều phép thử hồi quy tuyến tính và giả định cổ điển Ý nghĩa nghiên cứu: Các phát hiện chỉ ra rằng mặc dù nhận thức về tính dễ sử dụng, niềm tin, trải nghiệm, nhận thức về rủi ro và lợi ích đều ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử, nhưng riêng yếu tố tin cậy không có tác động đáng kể đến quyết định này

Nhận thức dễ sử dụng Ưu đãi

Quyết định sử dụng ví điện tử

Nghiên cứu của Franky Okto Bernando, Erick Lauren Ray (2023)

Với đề tài này mục đích làm sáng tỏ mức độ áp dụng công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh mô hình UTAUT và hành vi mua hàng của thế hệ ngàn năm ở Jakarta, tập trung vào việc hỗ trợ thái độ thân thiện với môi trường Người ta dự đoán rằng những hiểu biết sâu sắc thu được từ nghiên cứu này sẽ góp phần vào nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực hành vi bền vững và công nghệ tài chính

Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thu thập từ 190 người trả lời thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc Phân tích này bao gồm kiểm tra tính hợp lệ và độ tin cậy, kiểm tra giả định cổ điển, xác định hệ số xác định R2, kiểm tra F, kiểm tra t và phân tích hồi quy bội Ý nghĩa nghiên cứu: Các phát hiện cho thấy rằng nhận thức lợi ích, nhận thức môi trường và tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của thế hệ trẻ có ý thức về môi trường ở Jakarta

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Franky Okto Bernando, Erick Lauren Ray

Nguồn: Franky Okto Bernando, Erick Lauren Ray (2023)

Nhận thức dễ sử dụng

Thái độ Quyết định sử dụng ví điện tử

Nghiên cứu của Tống Ngọc Quang (2022) Ý nghĩa nghiên cứu 6 yếu tố tác động bao gồm: ảnh hưởng xã hội, nhận thức dễ sử dụng, cảm nhận lợi ích, cảm nhận về tính an toàn, điều kiện hỗ trợ và sự tương thích với lối sống Trong đó yếu tổ ảnh hưởng mạnh nhất là cảm nhận về độ dễ sử dụng Tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà sản xuất và phát triển ứng dụng VĐT, hỗ trợ họ trong việc phát triển các hệ thống VĐT hiệu quả và mạnh mẽ hơn trong tương lai

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu Tống Ngọc Quang (2022)

Nhận thức lợi ích Nhận thức dễ sử dụng

Cảm nhận tính an toàn Ảnh hưởng xã hội Điều kiện hỗ trợ

Quyết định sử dụng ví điện tử

Nghiên cứu của Võ Văn Quyền (2022)

Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của thái độ, nhận thức về rủi ro, lòng tin, ảnh hưởng xã hội, trong bối cảnh so sánh với các loại ví điện tử khác là Moca và Zalopay

Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu từ 346 khách hàng tại TP Hồ Chí Minh, những người đang sử dụng hoặc đã từng sử dụng ít nhất một trong ba loại ví điện tử trên và sử dụng phần mềm SPSS 20 để điều tra kết quả nghiên cứu

Niềm tin, ảnh hưởng xã hội đều có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng Tuy nhiên, thái độ và nhận thức về rủi ro chỉ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng một hoặc hai ví điện tử trên Ngoài ra, trong các yếu tố nhân khẩu học, giới tính và nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của một loại ví

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu Võ Văn Quyền (2022)

Nguồn: Võ Văn Quyền (2022) Nghiên cứu của Công Vũ Hà Mi, Nguyễn Hùng Cường (2022)

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng 278 mẫu dữ liệu hợp lệ kết hợp sử dụng phẩn mềm kiểm định các hệ số tương quan Alpha Cronbach, EFA, CFA

Nhận thức rủi ro Ảnh hưởng xã hội

Quyết định sử dụng ví điện tử Ý nghĩa nghiên cứu: lợi ích tài chính, nhận thức rủi ro, tính năng công nghệ, và ảnh hưởng xã hội đều có tác động quan trọng đến quyết định sử dụng và lựa chọn VĐT Bài viết là tiền đề cung cấp cơ sở cho sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển và cung cấp dịch vụ VĐT tại Việt Nam

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Công Vũ Hà Mi, Nguyễn Hùng Cường

Nguồn: Công Vũ Hà Mi, Nguyễn Hùng Cường (2022)

Nhận thức rủi ro Ảnh hưởng xã hội

Quyết định sử dụng ví điện tử

Nghiên cứu của Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Phước Hên (2023)

Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu từ 275 người đã hoặc đang sử dụng ví điện tử Zalopay tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Zalopay Ý nghĩa nghiên cứu: các nhân tố bao gồm thái độ của người dùng, nhận thức dễ sử dụng, niềm tin, nhận thức về rủi ro, và nhận thức lợi ích có tác động đến quyết định sử dụng Trong số đó, nhận thức về độ dễ sử dụng được xác định là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định sử dụng Dựa trên những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp về chiến lược phát triển trong tương lai

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu của Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn

Nguồn: Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Phước Hên (2023)

Nhận thức dễ sử dụng Thái độ

Niềm tin Quyết định sử dụng ví điện tử Nhận thức lợi ích

2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Từ bảng tóm tắt khảo lược nghiên cứu, tác giả rút ra được nhận định như sau: hầu hết các công trình khoa học đã công bố, các công trình nghiên cứu gần nhất với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu đều phân tích các nhân tố: Nhận thức rủi ro, Nhận thức lợi ích, Nhận thức dễ sử dụng, Niềm tin, Ảnh hưởng xã hội Tácgiả sử dụng 05 nhân tố này làm nhân tố ảnh hưởng chính đến ý định nghiên cứu của bài luận

Bảng 2.1 Bảng tóm tắt khảo lược nghiên cứu

Bob Foster và cộng sự (2022)

Frans Sudirjo và cộng sự (2023)

Franky Okto Bernando, và cộng sự (2023)

Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn

Nhận thức dễ sử dụng x x x x x

Cảm nhận tính an toàn x Ưu đãi x

Nhận thức môi trường x Ảnh hưởng xã hội x x x

Tương thích lối sống x Điều kiện hỗ trợ x

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Để đánh giá một cách khách quan và chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ mô hình nghiên cứu và phát triển một bảng câu hỏi sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách nghiên cứu và lựa chọn các dữ liệu cần thiết từ các nghiên cứu trước đó liên quan như cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, quy mô, của các tác giả trong nước và quốc tế thông qua các trang web tiêu chuẩn để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu Sau khi hoàn thành cơ sở lý thuyết và nội dung chính, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nhóm sinh viên từ các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về 5 yếu tố ảnh Khảo lược nghiên cứu

Mô hình, giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định tính Đưa ra thang đo và điều chỉnh câu hỏi

Khảo sát, nhập và xử lý dữ liệu đã thu thập được

Kiểm định mô hình, giả thuyết

Kết quả nghiên cứu hưởng: (1) Nhận thức lợi ích, (2) Nhận thức rủi ro, (3) Ý thức dễ sử dụng, (4) Niềm tin, (5) Ảnh hưởng xã hội Sau đó, tiến hành sàn lọc để hiệu chỉnh kết quả phù hợp với bài nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng

Để xây dựng một bảng đo chính thức một cách khách quan và đảm bảo nhất cho đề tài nghiên cứu Tác giả sẽ tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu để kiểm tra tính đáng tin cậy của bảng đo bằng hệ số Alpha của Cronbach, EFA, tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính và sự khác biệt trung bình bằng T-Test và One Way ANOVA.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Sau khi tìm hiểu và tham khảo các mô hình lý thuyết và nghiên cứu có liên quan từ các bài báo nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến bài nghiên cứu của tác giả cùng với những khảo sát từ đối tượng Qua đó nhìn nhận được tính tương đồng từ các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng ví điện tử từ các bài bào nghiên cứu trên, tùy theo từng nhân tố mà có tác động ít hay nhiều đến việc người dùng quyết định sử dụng ví điện tử mà có sự khác nhau về đặc điểm cũng như đối tượng thực hiện nghiên cứu

Mô hình tham khảo không những đạt mức độ phù hợp về tính thực tiễn mà còn phù hợp về tính khoa học vì mô hình được xây dựng dựa trên những mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB),Thuyết hành động hợp lý (TRA) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

3.2.2.1 Nhận thức lợi ích Được biết đến là “Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình” (Davis, 1989)

Thanh toán điện tử mang tính hữu ích khi nó cung cấp dịch vụ cho mỗi khách hàng sử dụng, tuy vậy mà cũng không tạo ra kỳ vọng nếu giao dịch của khách hàng không nhận được phản hồi Nếu việc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử khiến người dùng cảm nhận được sự hữu ích thì vẫn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ (Bhattacherjee, 2001)

Do đó mà việc nhà cung cấp làm gia tăng thêm những lợi ích về sự hữu ích thì sẽ càng thúc đẩy quyết định sử dụng dịch vụ của người dùng càng mạnh mẽ hơn Dựa trên những nhận định trên đối với yếu tố nên giả thuyết H1:

H1: Nhận thức lợi ích ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử Nhận thức dễ sử dụng Ảnh hưởng xã hội

Quyết định sử dụng ví điện tử Nhận thức lợi ích

Theo Pavlou (2003), được trích dẫn bởi Rodiah và cộng sự (2020), nhận thức về rủi ro liên quan đến nhận thức về sự không chắc chắn và các kết quả không mong muốn tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ

Theo (Pavlou, 2003), nhận thức rủi ro là niềm tin của khách hàng về khả năng bị thua lỗ khi theo đuổi một mục tiêu Tuy nhiên, hiện tại khái niệm nhận thức rủi ro đã có nhiều thay đổi bởi những thay đổi trong trải nghiệm với công nghệ mới, những hành vi của khách hàng thay đổi

Dựa trên những nhận định trên đối với yếu tố nên giả thuyết H2:

H2: Nhận thức rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định sử dụng ví điện tử

3.2.2.3 Nhận thức dễ sử dụng

Chawla và Joshi (2020) đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của nhận thức về tính dễ sử dụng đối với thái độ và hành vi chấp nhận công nghệ của người dùng Họ chỉ ra rằng nhận thức này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ý định mua hàng của người tiêu dùng Theo đó, Hamid và cộng sự (2020) nhấn mạnh nhiều người tiêu dùng cảm thấy trải nghiệm sử dụng ứng dụng ví điện tử là dễ dàng

Grover và cộng sự (2019) đã mở rộng khái niệm này, cho thấy rằng nhận thức về tính dễ sử dụng làm tăng khả năng tiếp nhận công nghệ, đặc biệt là trong việc sử dụng các trang web để mua sắm trực tuyến Tính dễ sử dụng không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự tin tưởng của người dùng, mà còn thúc đẩy việc thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ và hỗ trợ duy trì mối quan hệ bền vững giữa người mua và người bán Những yếu tố này cùng nhau nâng cao sự hấp dẫn của các dịch vụ trực tuyến và khuyến khích khách hàng sử dụng chúng

Dựa trên những nhận định trên đối với yếu tố nên giả thuyết H3:

H3: Nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử

Niềm tin được hiểu là niềm tin rằng các nhà cung cấp sẽ thực hiện một số hoạt động đáp ứng với mong đợi của khách hàng (Gefen và Straubm 2004) Theo nghiên cứu của Jarvenpaa và Tractinsky, niềm tin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là trong những môi trường không chắc chắn như thương mại điện tử dựa trên Internet Những quan sát này làm nền tảng cho luận điểm của Lee (2005), người đã mở rộng ý tưởng này bằng cách lập luận rằng niềm tin cũng là một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng các hệ thống thanh toán di động Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự tin tưởng là tiêu cực liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư được nhận thức và rủi ro được nhận thức (Okazaki và cộng sự, 2009) và liên quan tích cực đến ý định hành vi sử dụng, thái độ và cảm nhận hữu ích (Luo và cộng sự, 2010) Giả thuyết sau đây do đó được hình thành Khi những ảnh hưởng tích cực bên ngoài tác động đến tâm lý người dùng tạo cho họ những suy nghĩ tốt và từ đó niềm tin của người dùng đối với dịch vụ cũng càng tăng theo Dựa trên những nhận định trên đối với yếu tố nên giả thuyết H4:

H4: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử

3.2.2.5 Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội là một yếu tố quan trọng trong việc định hình hành vi tiếp nhận đổi mới của một cá nhân, như được nêu bởi Im và các cộng sự (2011) cũng như Wijenayake và các cộng sự (2020) Theo các nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội không chỉ là áp lực từ những người xung quanh mà còn bao gồm các chuẩn mực xã hội mà cá nhân cảm thấy rằng họ cần phải tuân theo Những chuẩn mực này có thể tạo ra một sức ép ngầm khiến người dùng cảm thấy cần phải chấp nhận các công nghệ hoặc sản phẩm mới để không bị tách biệt khỏi cộng đồng của mình Lou và Yuan (2019) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng xã hội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin được nhận thức trong cả cộng đồng truyền thống và cộng đồng ảo Khi cá nhân thấy rằng những người khác trong mạng lưới xã hội của họ tin tưởng và chấp nhận một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ cũng có xu hướng phát triển niềm tin tương tự và chấp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ đó Điều này cũng được khẳng định bởi Ayeh và các cộng sự (2013), chỉ ra rằng người tiêu dùng kỹ thuật số bị ảnh hưởng bởi hành vi chia sẻ và xem xét các đánh giá của người khác trong cộng đồng của họ Khi một ứng dụng như ví điện tử nhận được phản hồi tích cực, nhận thức về sự tin tưởng được củng cố, dẫn đến việc chấp nhận rộng rãi hơn của ứng dụng đó Điều này làm tăng khả năng người tiêu dùng mới sẽ thử nghiệm và cuối cùng chấp nhận sử dụng công nghệ này, phần lớn dựa trên niềm tin và sự chấp nhận đã được xây dựng thông qua ảnh hưởng xã hội.Dựa trên những nhận định trên đối với yếu tố nên giả thuyết H5:

H5: Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử

Tổng thể và mẫu nghiên cứu

Theo Hair (2006), mẫu sẽ được xác định bằng cách xác định dựa vào 02 yếu tố là mức tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào trong mô hình nghiên cứu

Trong đó: - Mức tối thiểu của mẫu (Min): 50

Tỷ lệ số mẫu so với một biến phân tích (k) là 5/1 hoặc 10/1

Mô hình nghiên cứu trong bài có 23 biến quan sát, ta có kích thước mẫu: n = 5 * m (n: kích thước mẫu, m: tổng số biến quan sát) n = 5 * 23 = 115 (mẫu)

Trong quá trình khảo sát nhằm tránh khỏi các trường hợp xấu như: phiếu trả lời hỏng, phiếu trả lời không hợp lệ, ảnh hưởng đến số lượng mẫu cần thu thập Chính vì thế, tác giả lựa chọn phát đi 265 mẫu khảo sát cho nghiên cứu chính thức

Tác giả đã lựa chọn và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất để tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu mẫu cần thiết Ở phương pháp chọn mẫu này, tác giả sẽ sử dụng nhằm khảo sát đa phần cho các đối tượng dễ tìm kiếm, dễ thu thập thông tin và tiện lợi nhất

Cụ thể, tác giả sẽ tạo bảng câu hỏi khảo sát trên Google Forrm, được hình thành tự kết quả kiểm định sơ bộ trước đó Tác giả sẽ tiến hành gửi đường link qua trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, đến các đối tượng mong muốn hướng đến trong bài nghiên cứu

Khóa luận sử dụng hình thức lấy mẫu thuận tiện Các sinh viên ở TP HCM sẽ được chọn nếu đủ điều kiện tham gia khảo sát như sau: người được khảo sát là sinh viên, sống ở TP.HCM và họ phải nhận thức được quyết định sử dụng của mình.

Công cụ nghiên cứu

Sử dụng nghiên cứu định lượng, bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ sinh viên đang sinh sống hoặc học tập tại TP.HCM Phương pháp phân tích nội dung là một trong những phương pháp phổ biến nhất để hiểu các đặc điểm hoặc thông điệp trong nghiên cứu định tính Được áp dụng rộng rãi, phân tích nội dung bao gồm nhiều phương pháp để hiểu một cách có hệ thống và khách quan các đặc điểm hoặc thông điệp cụ thể (Shields & Twycross, 2008).

Định nghĩa các biến nghiên cứu

Khóa luận sử dụng thang đo các nghiên cứu Junadi (2015), Trivedi (2016), Venkatesh và cộng sự (2003), Pavlou & Fygenson, (2006), Ridaryanto và cộng sự (2020), Luarn và Lin (2005), Wu và Wang (2005), Nguyễn Thế Phương (2014) Các thang đo này đã có các lý thuyết, khái niệm, cở sở lý luận rõ ràng, có kiểm tra, minh chứng và được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Nghiên cứu này có 6 khái niệm: Nhận thức lợi ích (LI), Nhận thức rủi ro (RR), Nhận thức dễ sử dụng (DSD), Niềm tin (NT), Ảnh hưởng xã hội (AH) và Quyết định sử dụng (QD)

Tất cả các cấu trúc của nghiên cứu sẽ được đo lường lường bằng thang đo Likert 5 điểm là: 1 “Hoàn toàn không đồng ý”; 2 “Không đồng ý”; 3 “Bình thường”;

Biến độc lập Mã hóa Biến quan sát trước hiệu chỉnh

Biến quan sát sau hiệu chỉnh Tác giả

Tôi nghĩ rằng việc thanh toán thuận tiện hơn

Tôi nghĩ rằng việc thanh toán thuận tiện hơn khi sử dụng ví điện tử Junadi

(2015), Trivedi, (2016), Venkatesh và cộng sự (2003) LI2 Tôi nghĩ rằng tôi có thể tiết kiệm thời gian

Tôi nghĩ rằng tôi có thể tiết kiệm thời gian khi sử dụng ví điện tử

Hiệu suất công việc của tôi sẽ cải thiện hơn khi sử dụng ví điện tử

Hiệu suất công việc của tôi sẽ cải thiện hơn khi sử dụng ví điện tử

Tôi cho rằng tôi sẽ giao dịch nhanh hơn khi sử dụng ví điện tử thay cho thanh toán tiền mặt

Tôi cho rằng tôi sẽ giao dịch nhanh hơn khi sử dụng ví điện tử thay cho thanh toán tiền mặt

RR1 Sử dụng ví điện tử để thanh toán rất an toàn

Tôi cảm thấy rằng việc sử dụng ví điện tử để thanh toán rất an toàn

Thanh toán qua ví điện tử đảm bảo tiền của tôi không bị mất trộm

Tôi cảm thấy rằng thanh toán qua ví điện tử đảm bảo rằng tiền không bị mất trộm

Cơ hội xảy ra lỗi với hệ thống thanh toán qua ví điện tử rất thấp

Tôi cảm thấy rằng khả năng xảy ra lỗi với hệ thống thanh toán qua ví điện tử rất thấp

Thông tin cá nhân của tôi sẽ được bảo vệ một cách an toàn khi thanh toán bằng ví điện tử

Tôi cảm thấy rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo vệ một cách an toàn khi thanh toán bằng ví điện tử

DSD1 Tôi có khả năng dễ dàng sử dụng ví điện tử

Tôi có khả năng sử dụng ví điện tử một cách dễ dàng

Junadi (2015), Trivedi, (2016), Venkatesh và cộng sự (2003) DSD2 Tôi có thể dễ dàng học cách sử dụng ví điện tử

Tôi có thể dễ dàng học cách sử dụng ví điện tử

Tôi có thể giao dịch một cách linh hoạt hơn khi sử dụng ví điện tử

Tôi cảm thấy rằng giao dịch trở nên linh hoạt hơn khi sử dụng ví điện tử

Tôi thấy giao diện tương tác của ví điện tử rõ ràng và dễ hiểu

Tôi cảm thấy rằng giao diện của ví điện tử rõ ràng và dễ hiểu

Tôi tin rằng hệ thống ví điện tử đáng tin cậy

Tôi tin rằng hệ thống ví điện tử đáng tin cậy

Pavlou & Fygenson, (2006), Ridaryanto và cộng sự (2020) NT2

Tôi tin rằng tôi có thể thực hiện giao dịch thông qua ví điện tử Momo

Tôi tin rằng tôi có thể thực hiện giao dịch thông qua ví điện tử một cách uy tin

NT3 Tôi tin rằng ví điện tử

Momo sẽ đặt lợi ích

Tôi tin rằng ví điện tử sẽ đặt lợi ích của người của người dùng lên hàng đầu dùng lên hàng đầu

Tôi tin rằng việc thực hiện giao dịch qua ví điện tử luôn giúp tôi đạt được kết quả như mong muốn

Tôi tin rằng việc thực hiện giao dịch qua ví điện tử luôn giúp tôi đạt được kết quả như mong muốn ẢNH

Những người quan trọng (Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) của tôi đang sử dụng thanh toán bằng ví điện tử

Những người quan trọng (Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) của tôi đang sử dụng thanh toán bằng ví điện tử

Junadi (2015), Trivedi, (2016), Venkatesh và cộng sự (2003) AH2

Những người có ảnh hưởng đang sử dụng ví điện tử

Tôi thấy những người có ảnh hưởng đang sử dụng ví điện tử để thanh toán

Cộng đồng xung quanh tôi đang sử dụng thanh toán bằng ví điện tử

Tôi thấy mọi người xung quanh đều đang sử dụng ví điện tử để thanh toán

Những người quan trọng (Gia đình, bạn bè ) khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán mua hàng trực tuyến

Những người quan trọng (Gia đình, bạn bè ) khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử để thanh toán mua hàng trực tuyến

Biến quan sát trước hiệu chỉnh

Biến quan sát sau hiệu chỉnh

Tôi có động lực mạnh mẽ để sử dụng ví điện tử

Tôi có động lực mạnh mẽ để sử dụng ví điện tử

Wu và Wang (2005), Nguyễn Thế Phương (2014) QD2 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử

Tôi sẽ sử dụng ví điện tử

QD3 Tôi sẽ giới thiệu ví điện tử cho người khác

Tôi sẽ giới thiệu ví điện tử cho người khác để họ sử dụng.

Thu thập dữ liệu

3.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Để nghiên cứu đề tài một cách chuẩn xác và khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các môn học liên quan từ chương trình học Đại học Các đề tài nghiên cứu khoa học khóa luận có liên quan đến để tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM” và các thông số thống kê của ví điện tử trên các trang web mạng

Bên cạnh đó, tác giả còn chủ động tìm kiếm các bài báo, nghiên cứu mới nhất có liên quan của tác giả trong nước và ngoài nước được đăng tải trên các tạp chí khoa học nổi tiếng và các website khoa học

3.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát 265 sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố HCM

Tác giả sẽ phát tán liên kết khảo sát Google Forms thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu cho nghiên cứu Sau khi thu thập dữ liệu, bước tiếp theo là lọc và xử lý thông tin Mục đích của các bước này là để xác định sự phù hợp và mức độ ảnh hưởng của từng biến trong thang đo, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị phù hợp và khách quan cho đề tài nghiên cứu Các kết quả thu được sẽ giúp hiểu rõ hơn về hành vi và quan điểm của người tiêu dùng, đóng góp vào việc phát triển và cải tiến chiến lược quản lý dựa trên dữ liệu khoa học và cụ thể.

Dữ liệu và phân tích dữ liệu

Tác giả sẽ tổng hợp dữ liệu chính thông qua biểu mẫu khảo sát Ban đầu, tác giả sẽ tiến hành sàng lọc và loại bỏ các câu trả lời không hợp lệ Sau đó, thông tin sẽ được chuyển sang phần mềm SPSS 26 để thực hiện các phân tích mô tả, đánh giá thang đo, xác định sự quan trọng của các yếu tố và kiểm định các giả thuyết

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Một thang đo là một tập hợp các biến quan sát với các thuộc tính đã được xác định để đo lường một khái niệm cụ thể (Hair và cộng sự, 2006) Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng hệ số Alpha Cronbach là một phương pháp để đánh giá tính nhất quán nội bộ của thang đo bằng cách sử dụng hệ số Alpha Cronbach Khi thực hiện thử nghiệm thống kê này, hai thông số chính cần chú ý là hệ số Alpha Cronbach và Tương quan Tổng - Các mục được điều chỉnh Theo Nunnally (1978) và Peterson (1994), thang đo được coi là chấp nhận được nếu đáp ứng hai điều kiện: hệ số Alpha Cronbach của thang đo tổng thể > 0,6 và hệ số tương quan tổng > 0,3 Sau đó, các biến quan sát sẽ có mối liên hệ gần gũi với nhau trong một thang đo

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân Tích Factor Khám Phá (EFA) là một phương pháp được sử dụng để giảm bớt một tập hợp các biến quan sát k thành một tập hợp F (F < k) chứa các yếu tố ý nghĩa hơn (Factor) Kết quả của EFA sẽ được đánh giá thông qua các kiểm tra sau: (1) Kiểm tra phù hợp của EFA sử dụng các tiêu chuẩn bao gồm: Đo lường Kaiser-

Meyer-Olkin (KMO) được sử dụng để đánh giá tính phù hợp khi thực hiện phân tích factor với điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 Khi điều kiện này được đáp ứng, phân tích factor được coi là phù hợp với dữ liệu thực

(2) Kiểm tra tương quan giữa các biến quan sát với các tiêu chuẩn bao gồm: Kiểm tra của Bartlett là đánh giá mức độ tương quan giữa các biến quan sát với điều kiện Sig ≤ 0,05 Khi điều kiện này được đáp ứng, nó cho biết các biến quan sát có mối tương quan trong cùng một yếu tố

(3) Kiểm tra trích xuất phương sai (% phương sai tích lũy) với các tiêu chuẩn bao gồm: Tổng Phương Sai Giải Thích với điều kiện phương sai giải thích > 50%, sau đó mô hình nghiên cứu và các thang đo được coi là chấp nhận được

(4) Giá trị Eigenvalue là một giá trị đại diện cho phương sai được giải thích bởi mỗi yếu tố, những yếu tố có giá trị Eigenvalue ≥ 1 cho biết yếu tố trích xuất phù hợp nhất để tóm tắt thông tin

(5) Factor Loading là một giá trị đại diện cho mối quan hệ giữa các biến quan sát và các yếu tố trong thang đo để đảm bảo ý nghĩa thực tế của EFA khi điều kiện Factor Loading > 0,5 được đáp ứng (Hair et al., 2006)

Kiểm Tra Tương Quan Pearson

Phân tích tương quan để xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Giá trị sig nhỏ hơn 0,05 cho biết hệ số tương quan r là có ý nghĩa thống kê, giá trị sig lớn hơn 0,05 có nghĩa là hệ số r, dù lớn hay nhỏ, không liên quan, tức là không có mối tương quan giữa hai biến

Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Đa Biến

Phân tích được thực hiện với các biến độc lập và biến phụ thuộc Giá trị của mỗi yếu tố được sử dụng để chạy hồi quy, đó là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc yếu tố đó Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter Kết quả của hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R Square đã điều chỉnh (để đánh giá sự phù hợp của mô hình) và kiểm tra F (để kiểm tra sự phù hợp của mô hình) Ngoài ra, đa tuyến tính được đánh giá thông qua việc kiểm tra sự chịu đựng và chỉ số tăng đa dạng (VIF) của các biến

QD = 𝛽0 + 𝛽1*LI - 𝛽2*RR + 𝛽3*DSD + 𝛽4*NT+ 𝛽5*AH+ ε

Kiểm tra sự khác biệt dựa trên các biến được kiểm soát

Nếu giá trị Sig trong thử nghiệm Levene > 0,05, cho biết các phương sai của quần thể tổng là đồng nhất Trong trường hợp này, kết quả của T-Test về tính đồng nhất của phương sai (Sig T-Test > 0,05) kết luận rằng không có sự khác biệt trung bình giữa hai quần thể Ngược lại, nếu Sig T-Test < 0,05, kết luận rằng có sự khác biệt trung bình giữa hai quần thể

Nếu giá trị Sig trong thử nghiệm Levene < 0,05, cho biết các phương sai của quần thể tổng không đồng nhất Trong trường hợp này, kết quả của T-Test về tính không đồng nhất của phương sai (Sig T-Test > 0,05) kết luận rằng không có sự khác biệt trung bình giữa hai quần thể Ngược lại, nếu Sig T-Test < 0,05, kết luận rằng có sự khác biệt trung bình giữa hai quần thể

Nếu Sig trong Levene ≥ 0,05, cho biết các phương sai của các giá trị nhóm là đồng nhất Sau đó, Sig trong bảng ANOVA được sử dụng với điều kiện Sig F > 0,05 Nếu điều kiện này được đáp ứng, kết luận là không có sự khác biệt trung bình Nếu Sig F < 0,05, kết luận là có sự khác biệt trung bình

Nếu Sig trong Levene < 0,05, cho biết các phương sai của các giá trị nhóm không đồng nhất Sau đó, Sig mạnh mẽ trong bảng ANOVA được sử dụng với điều kiện Sig F > 0,05 Nếu điều kiện này được đáp ứng, kết luận là không có sự khác biệt trung bình Nếu Sig F < 0,05, kết luận là có sự khác biệt trung bình

Chương 3 đề cập đến phương pháp nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu, các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu, xây dựng và mở rộng quy mô mã hóa các biến, thiết kế bảng câu hỏi, xử lý dữ liệu thu thập, và sự khác biệt giữa các phương pháp luận và kỹ thuật phân tích dữ liệu Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài Bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan về các phương pháp này, chương này giúp người đọc hiểu rõ về mô hình tác giả chọn và quy trình, phương pháp thực hiện nghiên cứu, tạo ra một nền tảng vững chắc để tiến hành nghiên cứu một cách chính xác và hiệu quả.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

Quá trình thu thập dữ liệu đã thu hút được 265 phản hồi từ sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, trong số đó, có 25 phiếu phản hồi được xác định là không hợp lệ và đã bị loại bỏ khỏi tập dữ liệu phân tích cuối cùng Việc sàng lọc này đảm bảo rằng chỉ các phiếu phản hồi đáng tin cậy và đầy đủ mới được sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo, nhằm cải thiện độ chính xác và tính khách quan của kết quả nghiên cứu Các lý do không hợp lệ bao gồm sinh viên mới nhập học chưa từng sử dụng ví điện tử và trường hợp sinh viên chọn nhiều đáp án cho cùng một câu hỏi Số lượng sinh viên phản hồi hợp lệ sau sàng lọc là 240, bao gồm sinh viên đã và đang sử dụng ví điện tử tại TP.HCM Tác giả đã mã hóa dữ liệu thu thập và tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 26 Bên cạnh đó, bảng thống kê mô tả về tần suất đã được tác giả tổng hợp như sau:

Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu điều tra

Năm bốn 44 18,3 Đang học trường nào Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

69 28,7 Đại học Hoa Sen 20 8,3 Đại học Công nghệ Thành phố Hồ

10 4,2 Đại học Nguyễn Tất Thành 26 10,8 Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT)

20 8,3 Đại học Văn Lang 23 9,6 Đại học Tôn Đức Thắng 11 4,6 Đại học Quốc tế 17 7,1 Đại học Văn Hiến 26 10,8

Thu nhập Dưới 5 triệu đồng 32 13,3

Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 55 22,9

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 72 30,0

Trong phiếu khảo sát hợp lệ là 240 phiếu với tỉ lệ 46,3%, số lượng sinh viên nam chiếm phần lớn so với sinh viên nữ, đồng thời, tỷ lệ 53,8% của sinh viên nữ cũng đáng chú ý Điều này cho thấy sự đa dạng trong phân phối giới tính giữa sinh viên các trường đại học

Trong 240 phiếu khảo sát hợp lệ cho thấy sự phân bố không đồng đều giữa các khóa học Sinh viên năm hai chiếm tỉ lệ lớn nhất với 119 sinh viên (49,6%), theo sau là sinh viên năm ba với 66 sinh viên (27,5%) Sự phân bố này có thể phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu và kỹ năng sử dụng ví điện tử của sinh viên theo từng giai đoạn của chương trình học

Trong 240 phiếu khảo sát hợp lệ có sự đa dạng về số lượng sinh viên từ mỗi trường Điều này cho thấy rằng dữ liệu thu thập đã phản ánh được sự đa dạng của sinh viên từ các cơ sở giáo dục khác nhau, lớn nhất là 69 sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 28,7% và thấp nhất là 10 sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) chiếm 4,2%

Số lượng sinh viên với thu nhập dưới 5 triệu đồng là 32 sinh viên (13,3%), trong khi đó, có 81 sinh viên (33,8%) có thu nhập trên 15 triệu đồng Sự đa dạng này trong thu nhập có thể ảnh hưởng đến khả năng và ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên.

Kiểm định thang đo

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Việc kiểm định hệ số tin cậy của các thang đo là hết sức cần thiết nhằm loại bỏ các thang đo không đủ độ tin cậy và giữ lại các thang đo có độ tin cậy lớn để phục vụ phân tích, nghiên cứu ở những phần sau Theo Nunnally và Burnstein (1994), chỉ ra rằng các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên

Bảng 4.2 Kết quả Cronbach's Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Cronbach's Alpha nếu loại bỏ biến

NHẬN THỨC LỢI ÍCH (LI)

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0,923

NHẬN THỨC RỦI RO (RR)

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0,937

NHẬN THỨC DỄ SỬ DỤNG (DSD)

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0,891

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0,894

NT4 11,71 6,459 ,756 ,868 ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI (AH)

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0,894

QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG (QD)

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0,901

Theo kết quả từ bảng cho thấy các thang đo của 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều có hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3 Vì vậy, các thang đo đều thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

Bảng 4.3 Tổng hợp Cronbach's Alpha của từng biến

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

Bảng 4.4 Kết quả EFA thang đo biến độc lập

Kiểm định Bartlett’s Approx, Chi – Square 3615,079

Tổng phương sai trích 79,041% nhân tố

Dựa trên kết quả phân tích EFA được cung cấp, tác giả nhận thấy rằng năm biến độc lập có mối tương quan cao, bằng chứng hệ số KMO = 0,910 lớn hơn 0,5 cho thấy dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố Với kiểm định Bartlett, Sig giá trị 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy mối tương quan giữa các biến là có ý nghĩa Điểm dừng Eigenvalues = 1,367 lớn hơn 1 điều này cho thấy rằng các biến quan sát của 05 yếu tố trên là quan trọng nên được đưa vào phân tích, và tổng phương sai trích là 79,041% lớn hơn 50% cho thấy 05 nhân tố khám phá giải thích được 79,041% phương sai của bộ dữ liệu Như vậy có thể dùng 05 nhân tố này để phân tích dữ liệu

Kết quả từ ma trận xoay nhân tố cho thấy sau khi áp dụng phương pháp Varimax, tổng cộng 20 thang đo đã được xoay trở lại vị trí ban đầu của chúng, với mức độ hội tụ lớn hơn 0,5 Điều này cho thấy rằng mô hình EFA đúng với giả thiết ban đầu, trong đó bao gồm 5 biến độc lập như sau:

• Nhận thức lợi ích (LI): 4 biến quan sát (LI1, LI2, LI3, LI4) và không có biến nào bị loại

• Nhận thức rủi ro (RR): 4 biến quan sát (RR1, RR2, RR3, RR4) và không có biến nào bị loại

• Nhận thức dễ sử dụng (DSD): 4 biến quan sát (DSD1, DSD2, DSD3, DSD4) và không có biến nào bị loại

• Niềm tin (NT): 4 biến quan sát (NT1, NT2, NT3, NT4) và không có biến nào bị loại

• Ảnh hưởng xã hội (AH): 4 biến quan sát (AH1, AH2, AH3, AH4) và không có biến nào bị loại

4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 4.5 Kết quả EFA thang đo biến phụ thuộc

Kiểm định Bartlett’s Approx, Chi – Square 456,384

Tổng phương sai trích 83,457% nhân tố

Kết quả phân cho thấy hệ số KMO = 0,740 (0,5 < KMO 1), và tổng phương sai trích là 83,457% ( > 50%) cho thấy biến phụ thuộc có nhân tố khám phá giải thích được 83,457% phương sai của bộ dữ liệu.

Kiểm định mô hình và các giả thuyết

4.3.1 Phân tích tương quan Pearson

Bảng 4.6 Bảng hệ số tương quan Pearson

QD LI RR DSD NT AH

Trong bảng kết quả, Sig kiểm định tương quan giữa các nhân tố thuộc biến độc lập bao gồm LI, RR, DSD, NT, AH và biến phụ thuộc QD đều có Sig < 0,05 Như vậy giữa biến độc lập và biến phụ thuộ có mối liên hệ tuyến tính Giữa hai biến độc lập có sự tương quan lẫn nhau, bằng chứng có Sig = 0,000 < 0,05 Ta thấy nhân tố có sự tương quan mạnh nhất đến quyết định mua là “Niềm tin” có R = 0,630 nhân tố có sự tương quan thấp nhất đến quyết định sử dụng là “Nhận thức lợi ích” có R 0,573 Ký hiệu ** cho thấy sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% đối với cặp biến nghiên cứu Các biến độc lập có đủ điều kiện để thực hiện để phân tích hồi quy ở các bước tiếp theo

4.3.2.1 Kết quả phân tích hồi quy

Bảng 4.7 Các hệ số biến độc lập

Hệ số chưa chuẩn hóa

Thống kê đa cộng tuyến

B Beta Hệ số phóng đại phương sai

Giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0,673 cho thấy 67,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc (QD) có thể được giải thích bởi các biến độc lập (LI, RR, DSD, NT, AH) có trong mô hình Sig = 0,000 ≤ 0,05 cho thấy có sự tồn tại của mô hình hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Kiểm định F: có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 Cho thấy các biến độc lập (LI,

RR, DSD, NT, AH) đưa vào giải thích một cách có ý nghĩa cho biến thiên biến phụ thuộc (QD) Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc

Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư: Kiểm định Durbin - Watson cho thấy kết quả d = 2,184 (1,5 0,05, kiểm định F với Sig = 0,278> 0,05

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết H8, nghĩa là Không có sự khác biệt giữa "Quyết định sử dụng" trong các nhóm sinh viên khác nhau trên tổng thể

Bảng 4.12 Kết quả kiểm đinh One – Way ANOVA đối với biến đang học trường

Giá trị Sig của kiểm định Levene Statistic

Giá trị Sig của bảng ANOVA Đang học trường nào

Kiểm định One – Way ANOVA đối với biến đang học trường: Sig của kiểm định Levene bằng 0,604 > 0,05, kiểm định F với Sig = 0,358> 0,05

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết H10, nghĩa là Không có sự khác biệt giữa

"Quyết định sử dụng" trong các nhóm đang học trường khác nhau trên tổng thể

Bảng 4.13 Kết quả kiểm đinh One – Way ANOVA đối với biến thu nhập

Giá trị Sig của kiểm định Levene Statistic

Giá trị Sig của bảng ANOVA

Kiểm định One – Way ANOVA đối với biến thu nhập: Sig của kiểm định Levene bằng 0,834 > 0,05, kiểm định F với Sig = 0,586> 0,05

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết H12, nghĩa là Không có sự khác biệt giữa

"Quyết định sử dụng" trong các nhóm thu nhập khác nhau trên tổng thể.

Thảo luận và so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước

Hình 4.1 Mô hình Quyết định sử dụng ví điện tử

Nhận thức dễ sử dụng Ảnh hưởng xã hội Nhận thức rủi ro

Quyết định sử dụng ví điện tử Nhận thức lợi ích

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Diễn giải Kết luận

Nhận thức lợi ích ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên

Chấp nhận, do  0,175 (+) và Sig 0,000 < 0,05

Nhận thức rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên

Chấp nhận, do  = - 0,221 (-) và Sig 0,000 < 0,05

Nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên

Chấp nhận, do  0,289 (+) và Sig 0,000 < 0,05

Niềm tin ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên

Chấp nhận, do  0,250 (+) và Sig 0,000 < 0,05

H5 Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên

Chấp nhận, do  0,189 (+) và Sig 0,000 < 0,05

Thông qua mô hình nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy rằng có 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên TP.HCM

Nhận thức lợi ích (LI) là một yếu tố quan trọng, chỉ ra sự nhận biết của người sử dụng về những lợi ích mà việc sử dụng ví điện tử mang lại, bao gồm tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, và các ưu đãi khác như chương trình khuyến mãi

Nhận thức rủi ro (RR) thể hiện mức độ cảm nhận của người dùng về sự không chắc chắn hoặc nguy cơ khi sử dụng ví điện tử, như mất mát tài khoản hoặc thông tin cá nhân

Nhận thức dễ sử dụng (DSD) đề cập đến sự thoải mái và thuận lợi khi sử dụng ví điện tử Sự đơn giản, tính linh hoạt và giao diện dễ hiểu của ứng dụng ví điện tử cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho người sử dụng

Niềm tin (NT) là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ tin tưởng của người sử dụng vào hệ thống ví điện tử, bao gồm sự tin tưởng vào tính an toàn của giao dịch và bảo vệ thông tin cá nhân Ảnh hưởng xã hội (AH) thể hiện ảnh hưởng của mạng lưới xã hội và đám đông đến quyết định của người sử dụng, bao gồm sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, và các nhóm cộng đồng Sự phổ biến và sự chia sẻ tích cực về việc sử dụng ví điện tử cũng có thể tạo ra sức ảnh hưởng tích cực đối với người sử dụng Đông thời, kết quả nghiên cứu tương đối trùng khớp về với các nghiên cứu trước đó trong việc tìm ra mối quan hệ của: (1) Nhận thức lợi ích, (2) Nhận thức rủi ro, (3) Nhận thức dễ sử dụng, (4) Niềm tin, (5) Ảnh hưởng xã hội của Bob Foster và cộng sự (2022), Frans Sudirjo và cộng sự (2023), RisaAfida Nurain và cộng sự (2022), Franky Okto Bernando và cộng sự (2023), Tống Ngọc Quang (2022), Võ Văn Quyền (2022), Công Vũ Hà My, Nguyễn Hùng Cường (2022), Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Phước Hên (2023), mỗi nghiên cứu chỉ khám phá và kiểm định một vài nhân tố ở trên

Trong chương này, tác giả đã thực hiện một loạt các phân tích thống kê mô tả của mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach's alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và xem xét sự khác biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nhờ vào những phân tích này, nghiên cứu đã đạt được một số mục tiêu quan trọng Nghiên cứu đã chứng minh 5 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên Đại học TP.HCM: “Nhận thức lợi ích”, “Nhận thức rủi ro”, “Nhận thức dễ sử dụng”, “Niềm tin”, “Ảnh hưởng xã hội” Đồng thời ở chương tiếp theo, tác giả cũng sẽ xác định các hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để cải thiện và phát triển Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị và ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu trong lĩnh vực tương ứng.

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Trang 22)
Hình 2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch (Trang 23)
Hình 2.3. Thuyết hành động hợp lý - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.3. Thuyết hành động hợp lý (Trang 24)
Hình 2.4. Mô hình Quá trình ra quyết định - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.4. Mô hình Quá trình ra quyết định (Trang 25)
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Frans Sudirjo và cộng sự (2023) - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Frans Sudirjo và cộng sự (2023) (Trang 27)
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Franky Okto Bernando, Erick Lauren Ray - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Franky Okto Bernando, Erick Lauren Ray (Trang 28)
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu Tống Ngọc Quang (2022). - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu Tống Ngọc Quang (2022) (Trang 29)
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu Võ Văn Quyền (2022). - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu Võ Văn Quyền (2022) (Trang 30)
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt khảo lược nghiên cứu - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt khảo lược nghiên cứu (Trang 33)
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 36)
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 38)
Bảng 3.1. Biến độc lập - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 3.1. Biến độc lập (Trang 43)
Bảng 3.2. Biến phụ thuộc - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 3.2. Biến phụ thuộc (Trang 46)
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu điều tra - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu điều tra (Trang 51)
Bảng 4.2. Kết quả Cronbach's Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.2. Kết quả Cronbach's Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc (Trang 53)
Bảng 4.4. Kết quả EFA thang đo biến độc lập - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.4. Kết quả EFA thang đo biến độc lập (Trang 55)
Bảng 4.5. Kết quả EFA thang đo biến phụ thuộc - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.5. Kết quả EFA thang đo biến phụ thuộc (Trang 57)
Bảng 4.6. Bảng hệ số tương quan Pearson - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.6. Bảng hệ số tương quan Pearson (Trang 58)
Bảng 4.7. Các hệ số biến độc lập - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.7. Các hệ số biến độc lập (Trang 59)
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Trang 62)
Bảng 4.11. Kết quả kiểm đinh One – Way ANOVA đối với biến sinh viên - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.11. Kết quả kiểm đinh One – Way ANOVA đối với biến sinh viên (Trang 66)
Bảng 4.12. Kết quả kiểm đinh One – Way ANOVA đối với biến đang học - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.12. Kết quả kiểm đinh One – Way ANOVA đối với biến đang học (Trang 67)
Hình 4.1. Mô hình Quyết định sử dụng ví điện tử - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Hình 4.1. Mô hình Quyết định sử dụng ví điện tử (Trang 68)
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết (Trang 69)
Bảng phân tích tương quan Pearson - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng ph ân tích tương quan Pearson (Trang 97)
Bảng hệ số Durbin - Watson - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Tại Tp. Hồ Chí Minh.pdf
Bảng h ệ số Durbin - Watson (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN