1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử momo của người dân tp huế

12 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Momo Của Người Dân TP Huế
Tác giả Nhóm Thực Hiện: N01 - Nhóm 6
Trường học NCTT&PTDL
Thể loại khóa luận
Thành phố TP. HUẾ
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM – Tác giả: Davis, Bogozzi và Warshaw Dựa trên nền tảng Thuyết hành động hợp lý TRA, năm 1989, Davis, Bogozzi và Warshaw đã phát triển mô hình Chấp nhận cô

Trang 1

Nhóm thực hiện: N01 - NHÓM 6

KHÁM PHÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ

MOMO CỦA NGƯỜI DÂN TP HUẾ

Trang 2

1

XÂY DỰNG BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU -

I Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

1 Thuyết hành động hợp lý TRA - (Theory of Reasoned Action) – Tác giả: Ajzen và Fishbein

Để hiểu rõ và giải thích được lý do người tiêu dùng có “Ý định hành vi” đối với một sản phẩm hay thương hiệu, thì năm 1967, Ajzen và Fishbein đã cho ra đời mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Thuyết TRA đã giải thích rằng niềm tin và thái độ của mỗi cá nhân đối với sản phẩm hay thương hiệu là nguồn cơn của xu hướng hành vi mua (ý định hành vi) của người tiêu dùng

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quản lựa chọn của người tiêu dùng

Hình 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA

(Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International Editions, 3 rd

ed, 1987)

NHÓM 6 – N01 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA NGƯỜI DÂN TP HUẾ

Niềm tin và

Niềm tin quy

chuẩn và

động cơ

Quy chuẩn chủ

Xu hướng hành vi

Hành vi thực sự

Trang 3

2

2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM – Tác giả: Davis, Bogozzi và Warshaw

Dựa trên nền tảng Thuyết hành động hợp lý TRA, năm 1989, Davis, Bogozzi và

Warshaw đã phát triển mô hình Chấp nhận công nghệ - TAM - là lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhất hướng dẫn người dùng sử dụng công nghệ và để giải thích sự chấp nhận của một cá nhân đối với hệ thống thông tin, gồm hai biến số:

+ PU - Nhận thức tính hữu ích: mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc của mình

+ PEU - Nhận thức tính dễ sử dụng: mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực

Hình 2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, Bagozzi and Warshaw, 1989)

=> KẾT LUẬN: Các tác động đến ý định hành vi sử dụng:

(1) Nhận thức tính hữu ích (NTTHI) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử (2) Nhận thức dễ sử dụng (NTDSD) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

Trang 4

3

3 Lý thuyết mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) - UTAUT

Hình 3 Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT (Venkatesh, Morris và

Davis, 2003)

Như hình 3, mô hình UTAUT bao gồm bốn biến chính:

Hiệu quả mong đợi: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử

dụng hệ thống sẽ giúp người dùng đạt được hiệu quả công việc cao hơn (Venkatesh và cộng sự, 2003, tr.447)

Nỗ lực mong đợi: được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ thống

(Venkatesh và cộng sự, 2003, tr.450)

Ảnh hưởng xã hội: Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà cá nhân nhận thấy

rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới (Venkatesh và cộng sự, 2003, tr.451)

Các điều kiện thuận tiện: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng một cơ sở

hạ tầng kỹ thuật và tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng của hệ thống (Venkatesh và cộng sự,

2003, tr.453)

Mô hình UTAUT đã được nhiều tác giả sử dụng để giải thích sự hấp dẫn của công nghệ thông tin hiện đại như ngân hàng di động (Bhatiasevi, 2016) và hệ thống thanh toán di động (Escobar-Rodríguez & Carvajal-Trujillo, 2014; Slade et al., 2015) Do đó, nhóm nghiên cứu tin

rằng, đối với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân TP.Huế.” thì việc sử dụng các yếu tố có trong mô hình UTAUT là một khung lý

thuyết có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn

=> KẾT LUẬN: Các tác động đến ý định hành vi sử dụng:

(1) Nhận thức tính hữu ích (NTTHI) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử (2) Nhận thức dễ sử dụng (NTDSD) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

Trang 5

4

(3) Ảnh hưởng xã hội (AHXH) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

4 Các công trình nghiên cứu cùng đề tài đã được công nhận

* Đề tài nghiên cứu :

(1) “NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỪ CỦA NGƯỜI DÙNG VIỆT NAM”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thùy Dương,

Tăng Yến Vy, Lê Hồng Quyết, Trần Nhật Trường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Năm 2021,

(2) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, tác giả Bùi Nhất Vương, Năm 2021

Hai đề tài này đã nghiên cứu, chỉ ra cũng như chứng minh các giả thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dùng mà nhóm đề tài nghiên cứu này có thể tận dụng, bao gồm: Niềm tin cảm nhận của người dùng, (nhận thức riêng tư/bảo mật) nhận thức rủi ro

=> KẾT LUẬN: Các tác động đến ý định hành vi sử dụng:

(1) Nhận thức rủi ro (NTRR) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

(2) Niềm tin cảm nhận (NTCN) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

Trang 6

5

II Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu:

Dựa trên những lý thuyết, mô hình cũng như tận dựng các đề tài nghiên cứu có liên quan tới các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Nhóm nghiên cứu đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân TP.Huế.” tác giả các giả

thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu như sau:

2.1.Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Nhận thức tính hữu ích (NTTHI) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện

tử

Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng (NTDSD) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện

tử

Giả thuyết H3: Ảnh hưởng xã hội (AHXH) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Giả thuyết H4: Nhận thức rủi ro (NTRR) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

Giả thuyết H5: Niềm tin cảm nhận (NTCN) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Giả thuyết H6: Chương trình khuyến mãi (CTKM) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện

tử

2.2 Mô hình Nghiên cứu

Nhận thức tính hữu ích

Nhận thức dễ sử dụng

Ảnh hưởng xã hội

Nhận thức rủi roi

Niềm tin cảm nhận

Chương trình khuyến mãi

Quyết định sử dụng ví điệ tử Momo

Trang 7

6

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ

MOMO CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

Xin chào quý anh/ chị

Nhóm chúng tôi là nhóm “Nghiên cứu thị trường” của trường “Đại học Kinh tế Huế”, đang thực hiện đề tài nghiên cứu về ngành hàng ví điện tử tại thị trường thành phố Huế

Để hoàn thiện được đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi rất cần những sự hỗ trợ của quý anh chị bằng việc trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát này Dữ liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

và sử dụng các thương hiệu trong ngành ví điện tử Từ đó đưa ra 1 số kiến nghị để góp phần nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ của ngành này trên thị trường

Thông tin mà quý anh/ chị cung cấp sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin cam đoan các thông tin mà quý anh/ chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn

Nhóm Nghiên cứu thị trường – Đại học kinh tế Huế

Thông tin liên hệ: 21K4090096@hce.edu.vn (Đỗ Huy Hoàng)

Trang 8

7

PHIẾU KHẢO SÁT

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của người

dân TP.Huế

Phần 1: Warm-up

Q.1 Anh/ chị bao nhiêu tuổi?

(Chọn 1 đáp án)

1 Dưới 18 ( Kết thúc khảo sát)

2 18 - 22 tuổi

3 23 - 30 tuổi

4 31 - 35 tuổi

5 35 – 45 tuổi

6 Trên 45 tuổi (Kết thúc khảo sát) Q2 Anh/ Chị có sử dụng ví điện tử

MoMo không? ? (Chọn 1 đáp án)

1 Có (tiếp tục khảo sát)

2 Không ( Kết thúc khảo sát) Q3 Thời gian sử dụng ví điện tử

Momo của anh/ chị? (Chọn 1 đáp án)

1 < 1 năm

2 1 – 3 năm

3 > 3 năm Q4 Mức độ thường xuyên sử dụng ví

điện tử MoMo của anh/ chị? (Chọn 1

đáp án)

1 Hàng ngày

2 1 lần 1 tuần

3 Vài lần 1 tuần

4 1 lần 1 tháng

5 Vài lần 1 tháng

6 Đã lâu chưa dùng đến Q5 Anh/ Chị sử dụng ví điện tử Momo

cho mục đích gì? (Chọn nhiều đáp án)

1 Chuyển tiền

2 Thanh toán các giao dịch hằng ngày (thanh toán online,mua sắm, shopee, )

3 Thanh toán hóa đơn hàng tháng (điện, nước, internet, )

4 Sử dụng các dịch vụ trực tuyến ( mua vé xem phim, đặt vé máy bay, )

5 Nạp tiền điện thoại

6 Bỏ tiền tiết kiệm

7 Sử dụng mã giảm giá, chương trình khuyến mãi

8 Trả góp

9 Khác (vui lòng ghi rõ):………

Trang 9

8

Phần 2: Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu dưới đây

về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi sử dụng dịch vụ ví điện tử momo trên địa bàn thành phố Huế bằng cách đánh dấu tick vào ô từ 1 đến 5, quy ước từng mức độ như sau: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 -Trung lập; 4-Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý (Chỉ tíck vào được 1 ô trên mỗi nhận định)

Q6 Những nhận định về sự hữu ích của sản phẩm có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo

Q.6.1.Sử dụng ví điện tử MoMo giúp tôi

thực hiện các giao dịch nhanh hơn, tiết kiệm

thời gian

Q.6.2.Sử dụng ví điện tử MoMo giúp tôi

thực hiện các giao dịch dễ dàng hơn (đầu tư,

tiết kiệm, thanh toán)

Q.6.3.Sử dụng ví điện tử MoMo giúp tôi tiết

kiệm được chi phí giao dịch

Q.6.4.Ví điện tử MoMo giúp tôi quản lý chi

tiêu tốt hơn

Q.6.5.Ví điện tử MoMo có nhiều tính năng

đa dạng (tiết kiệm, mua trước trả sau, thanh

toán hóa đơn, )

Q.7 Nhận định về sản phẩm dễ sử dụng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo

Q.7.1.Giao diện ví đơn giản

Q.7.2 Đăng ký tài khoản ví dễ dàng

Q.7.3 Các thao tác để thực hiện giao dịch

trên ví Momo đơn giản, dễ thực hiện

Q.7.4.Các thao tác để thực hiện giao dịch

được chỉ dẫn rõ ràng

Q.7.5.Tôi có thể dễ dàng học cách sử dụng

ví điện tử MoMo

Trang 10

9

Q.8 Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo

Q.8.1.Những người trong gia đình tôi sử

dụng ví điện tử nên tôi quyết định sử dụng

ví điện tử

Q.8.2 Những người bạn của tôi sử dụng ví

điện tử giới thiệu nên tôi quyết định sử

dụng ví điện tử

Q.8.3 Những người có ảnh hưởng trong xã

hội (người nổi tiếng, KOLs, influencer, )

sử dụng và đánh giá, review tốt ví điện tử

nên tôi quyết định sử dụng ví điện tử

Q.8.4 Những người đã sử dụng ví điện tử

có những phản hồi tích cực nên tôi quyết

định sử dụng ví điện tử

Q.8.5 Ví điện tử được sử dụng rộng rãi

trong công đồng nên tôi quyết định sử

dụng ví điện tử

Q.8.6 Chính sách của nhà nước: Thanh

toán bằng hình thức online, trực tuyến

đang được triển khai trên toàn tỉnh Thừa

Thiên Huế

Q.8.7 Thế giới có xu hướng chuyển đổi số

nên tôi quyết định sử dụng ví điện tử

Q9 Nhận định về tính rủi ro có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo

Q.9.1 Tôi lo lắng về vấn đề bảo mật

thông tin cá nhân khi sử dụng MoMo

Q.9.2 Việc sử dụng ví điện tử Momo sẽ

mang lại những bất trắc: mất tiền/ lừa

đảo,…

Q.9.3 Nếu ứng dụng trục trặc bị mất tiền

thì không có ai đảm bảo tôi có thể nhận lại

được tiền

Trang 11

10

Q.10 Nhận định về uy tính thung hiệu ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo

Q.10.1 MoMo là một thương hiệu uy tín

Q.10.2 MoMo được nhiều người sử dụng

Q.10.3 MoMo có các hình thức bảo mật

tiên tiến để tránh bị kẻ xấu xâm nhập, đánh

cắp tài khoản

Q.10.4 MoMo cung cấp nhiều hình thức

lấy lại tài khoản trong trường hợp quên

mật khẩu đăng nhập

Q.11 Chương trình khuyến mãi có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo

Q.11.1.Tôi luôn chú ý đến các chương

trình khuyến mãi khi sử dụng ví điện tử

Q.11.2 Ví điện MoMo tử cho phép tôi

mua hàng hóa với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Q.11.3 Ví điện MoMo tử cho phép tôi

thực hiện các giao dịch mà không tính phí

chuyển khoản

Q.11.4 Ví điện tử MoMo không tính phí

duy trì tài khoản

Q.11.5 Các chương trình khuyến mãi của

MoMo giúp tôi chi tiêu tiết kiệm hơn

Phần 3: Đánh giá mức độ hài lòng

Q.12 Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng của Anh/ Chị về ví điện tử Momo

1 Hoàn toàn không hài lòng

2 Không hài lòng

3 Bình thường

4 Hài Lòng

5 Hoàn toàn hài lòng

Trang 12

11

Phần 4: Thông tin cá nhân

( Anh/ chị chỉ lựa chọn 1 phương án duy nhất để trả lời, mọi thông tin mà quý anh/ chị cung cấp sẽ hoàn toàn bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu)

Q.13 Giới tính của anh/ chị?

(Chọn 1 đáp án)

1 Nam

2 Nữ Q.14 Trình độ học vấn hiện tại của anh/

chị là gì? (Chọn 1 đáp án)

1 Biết chữ nhưng không đi học

2 Tiểu học

3 Trung học cơ sở

4 Trung học phổ thông

5 Cao đẳng/ trung cấp

6 Đại học

7 Cao học

8 Khác Q.15.Công việc hiện tại của anh/ chị là gì?

(Chọn 1 đáp án)

1 Công nhân có tay nghề cao

2 Buôn bán nhỏ

3 Chủ cửa hàng

4 Doanh nhân

5 Công nhân viên chức

6 Chuyên viên bán hàng

7 Dịch vụ du lịch

8 Nội trợ

9 Thất nghiệp hoặc đang tìm việc

10 Không có nghề nghiệp nào kể trên

Q.16 Mức thu nhập bình quân hàng tháng

của anh chị là bao nhiêu?

(Vui lòng ghi rõ)

1 (Vui lòng ghi rõ)…………

Chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian hoàn thành bảng khảo sát này Ý kiến đóng góp của Anh/Chị rất có giá trị và vô cùng quan trọng đối với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của người dân TP Huế” mà nhóm chúng tôi đang nghiên cứu Kính chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống

Ngày đăng: 25/03/2024, 06:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w