1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf

122 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang
Tác giả Trương Nguyễn Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Nhật
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 3,66 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (17)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (17)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (17)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (18)
      • 1.5.2 Phương pháp so sánh (19)
      • 1.5.3 Phương pháp thống kê mô tả (19)
      • 1.5.4 Phương pháp đồ thị (19)
      • 1.5.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (19)
      • 1.5.6 Phương pháp định lượng (19)
    • 1.6. Bố cục của khóa luận (20)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài (20)
      • 1.7.1 Về mặt lý luận (20)
      • 1.7.2 Về mặt thực tiễn (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại (22)
      • 2.1.1. Hình thức huy động vốn cơ bản (22)
        • 2.1.1.1. Nhận tiền gửi (22)
        • 2.1.1.2. Phát hành giấy tờ có giá (23)
        • 2.1.1.3. Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng (24)
      • 2.1.2. Tầm quan trọng trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại . 8 1. Đối với nền kinh tế (24)
        • 2.1.2.2. Đối với ngân hàng (24)
        • 2.1.2.3. Đối với khách hàng (25)
      • 2.1.3. Hiệu quả hoạt động huy động vốn (25)
        • 2.1.3.1. Mức độ tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động (25)
        • 2.1.3.2. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn (25)
        • 2.1.3.3 Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý (26)
        • 2.1.3.4 Sự đa dạng hóa các hình thức huy động vốn (26)
    • 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn (27)
      • 2.2.1 Các nhân tố khách quan (27)
        • 2.2.1.1 Hành lang pháp lý (0)
        • 2.2.1.2 Môi trường kinh tế (27)
        • 2.2.1.3 Tình hình chính trị (27)
        • 2.2.1.4 Văn hóa, xã hội, dân cư (28)
        • 2.2.1.5 Tâm lý, thói quen người tiêu dùng (28)
      • 2.2.2 Các nhân tố chủ quan (29)
        • 2.2.2.1 Uy tín của ngân hàng (29)
        • 2.2.2.2 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng (30)
        • 2.2.2.3 Lãi suất huy động (30)
        • 2.2.2.4 Sản phẩm huy động (30)
        • 2.2.2.5 Hoạt động maketing (31)
        • 2.2.2.6 Chất lượng của đội ngũ nhân viên (31)
        • 2.2.2.7 Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin (31)
    • 2.3 Tình hình nghiên cứu đề tài (31)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước (32)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước (34)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu (40)
      • 3.1.1 Mô hình nghiên cứu (40)
      • 3.1.2. Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của tác giả (41)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (43)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (44)
      • 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (44)
      • 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (44)
    • 3.4 Phương pháp chọn mẫu và xây dựng thang đo (45)
      • 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu (45)
      • 3.4.2 Xây dựng thang đo (45)
    • 3.5 Quy trình phân tích dữ liệu (49)
      • 3.5.1 Thống kê mô tả (49)
      • 3.5.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha (49)
      • 3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (49)
      • 3.5.4 Phân tích tương quan Pearson (50)
      • 3.5.5 Phân tích hồi quy tuyến tính (51)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (53)
    • 4.1 Tổng quan về BIDV Chi nhánh Tiền Giang (53)
      • 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (53)
      • 4.1.2 Sơ đồ tổ chức (53)
      • 4.1.3 Các sản phẩm dịch vụ (55)
      • 4.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng BIDV Tiền Giang (56)
        • 4.1.4.1 Về mạng lưới phân phối (56)
        • 4.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh (56)
        • 4.1.4.3 Tình hình huy động vốn (57)
        • 4.1.4.4 Tình hình hoạt động tín dụng (58)
    • 4.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Dầu Tư Và Phát Triển Việt (59)
      • 4.2.1 Quy mô nguồn vốn huy động (59)
      • 4.2.2 Thị phần huy động vốn (60)
      • 4.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động (61)
        • 4.2.3.1 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng (61)
        • 4.2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn (62)
        • 4.2.3.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động (64)
      • 4.2.4 Lãi suất huy động vốn tiền gửi (65)
      • 4.2.5 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi (65)
    • 4.3. Kết quả nghiên cứu (66)
      • 4.3.1 Thống kê mô tả (66)
      • 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (69)
      • 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (73)
        • 4.3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập (73)
        • 4.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc (82)
      • 4.3.4 Phân tích tương quan (84)
      • 4.3.5 Phân tích hồi quy (86)
      • 4.3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu (91)
      • 4.3.7 Kết luận giả thuyết nghiên cứu (92)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (96)
    • 5.1 Kết luận đề tài (96)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (96)
      • 5.2.1 Đối với nhân tố lãi suất (96)
      • 5.2.2 Đối với nhân tố chất lượng dịch vụ (97)
      • 5.2.3 Đối với nhân tố công nghệ (98)
    • 5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu (98)
    • 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo (99)
  • KẾT LUẬN (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ nền kinh tế và bất kỳ thời kỳ nào, một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đó chính là nguồn vốn Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và tỉnh Tiền Giang nói riêng cũng đang góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, do đó đáp ứng nhu cầu về vốn được xem là vấn đề mang tính cấp thiết

Trong thời gian qua việc huy động vốn của BIDV TG đạt kết quả khá tốt, BIDV

TG đã áp dụng những chính sách huy động vốn linh hoạt đồng thời cũng thêm tiện ích trong mỗi sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cụ thể trong năm 2023 tình hình huy động vốn tại BIDV TG đạt 11,271 tỷ đồng, tăng 1.07 lần so với năm 2022 Kết quả trên cũng góp phần vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, tuy thế nhưng cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hơn nữa nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh, đồng thời cũng nhằm cung ứng vốn tốt hơn cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh TG nói riêng và hệ thống BIDV nói chung

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Tiền Giang cũng như đối với hoạt động của hế thống BIDV nói chung, cùng với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chính của khóa luận là xác định những yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao huy động vốn tiền gửi KHCN tại ngân hàng BIDV Tiền Giang

Căn cứ vào mục tiêu tổng quát, tác giả đưa ra mục tiêu cụ thể của khóa luận:

• Xác định nhân tố ảnh hưởng HDV tiền gửi KHCN tại BIDV Tiền Giang

• Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hoạt động HDV tại BIDV Tiền Giang

• Đề xuất những hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả HDV tại BIDV Tiền Giang.

Câu hỏi nghiên cứu

• Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động HDV tại BIDV Tiền Giang?

• Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động HDV tại BIDV Tiền Giang?

• Những hàm ý, chính sách nào để nâng cao hiệu quả HDV tại BIDV TG?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Là các nhân tố ảnh hưởng đến HDV tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

• Đối tượng khảo sát là KHCN thực hiện giao dịch tiền gửi tại ngân hàng BIDV Tiền Giang

• Không gian: tại BIDV Tiền Giang

• Thời gian: trong giai đoạn từ 2020 đến năm 2023.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của ngân hàng BIDV Tiền Giang trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023 Tuy nhiên, nhiều thông tin không được phép công khai rộng rãi do tính bảo mật của ngân hàng Đồng thời, tác giả có dùng nguồn dữ liệu bên ngoài như các bài được đăng trên tạp chí, các báo cáo thường niên của BIDV qua các năm khảo sát, đề tài nghiên cứu, các website có liên quan,…

Trong bài có sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu qua các năm nhằm đánh giá được quá trình phát triển của hoạt động HDV tại BIDV Tiền Giang trong những năm 2020-2023, khả năng cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn Tỉnh

1.5.3 Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả thống kê, xử lý số liệu thông qua các số trung bình để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó có thể mô tả quá trình biến động của các chỉ tiêu, cũng như là quá trình phát triển của hoạt đông HDV tại BIDV TG

Tác giả dùng biểu đồ cột để mô tả tình hình HĐKD của ngân hàng BIDV Tiền Giang trong giai đoạn 2020-2023, tình hình hoạt động tín dụng, hoạt động HDV,… Từ đó giúp người đọc có góc nhìn tổng quan hơn về các chỉ tiêu này

1.5.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Tác giả lấy ý kiến các chuyên gia bằng cách phỏng vấn chuyên sâu giám đốc BIDV Chi nhánh Tiền Giang với mục đích điều chỉnh lại bảng câu hỏi trên phiếu khảo sát cho hợp lệ và phù hợp với thực tế

Mục đích là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng HDV tại BIDVTG Số liệu được thu thập dựa trên cơ sở bảng khảo sát của KHCN giao dịch gửi tiền tại BIDV Tiền Giang và được phân tích trên phần mềm SPSS 22

Các công cụ phân tích dữ liệu được tác giả dùng trong luận văn:

• Kiểm định Cronbach’s Apha để đánh giá độ tin cậy của thang đo

• Phân tích các nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị khái niệm thang đo

• Phân tích hồi quy để xác định mức ảnh hưởng của các biến đến HDV tại BIDV

Bố cục của khóa luận

Luận văn bao gồm 5 chương:

Chương 1 Giới thiệu: Tổng quan về đề tài nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục của luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan về những nghiên cứu trước: Trình bày tổng quan về hoạt động huy động vốn, đồng thời cũng trình bày cơ sở lí thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan

Chương 3 Mô hình nghiên cứu: Đề xuất mô hình nghiên cứu, trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và xây dựng thang đo, quy trình nghiên cứu, quy trình phân tích dữ liệu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận nghiên cứu: Trong chương này trình bày tổng quan về BIDV TG cùng với thực trạng HDV tại ngân hàng BIDV TG Tiếp theo tác giả trình bày kết quả nghiên cứu gồm các mục như thông kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định hệ số Cronbach’Alpha, kiểm định các nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy Từ đó tác giả bàn luận về kết quả cũng như là kết luận giả thuyết

Chương 5 Kết luận và hàm ý quản trị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu gồm các nhân tố ảnh hưởng đến HDV của KHCN tại CN BIDV Tiền Giang Từ đó, tác giả đề xuất những chính sách nhằm nâng cao HDV của KHCN tại BIDV TG.

Đóng góp của đề tài

1.7.1 Về mặt lý luận: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tăng cường hoạt động HDV tiền gửi KHCN tại BIDV TG

1.7.2 Về mặt thực tiễn: Đề tài làm rõ những biến ảnh hưởng đến HDV tiền gửi KHCN tại ngân hàng Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động HDV tại BIDV TG Qua những phân tích, đánh giá, khảo sát có thể giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến

HDV tiền gửi Trên cơ sở đó đề xuất ra những hàm ý chính sách nhằm tăng cường hoạt động HDV tiền gửi tại BIDV Tiền Giang

Tóm lại chương 1 tác giả nêu ra lý do chọn đề tài, cũng như mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng của đề tài Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những phương pháp nghiên cứu được đề cập trong luận văn, mô hình nghiên cứu cần thực hiện để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến HDV tiền gửi KHCN Các chương tiếp theo sẽ trả lời rõ những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra và những mô hình nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

2.1.1 Hình thức huy động vốn cơ bản

Theo Bành Thị Ngọc Bích (2012) nguồn lực quan trọng của các NHTM chính là tiền gửi của khách hàng, nguồn lực này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn tiền tại ngân hàng Mỗi công cụ huy đông tiền gửi của ngân hàng đều mang những đặc điểm riêng phù hợp với mọi nhu cầu gửi tiền của khách hàng Dựa vào cơ sở hình thành, tiền gửi của các ngân hàng gồm tiền gửi từ dân cư, tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn tiền gửi khác

- Tiền gửi của dân cư là tiền gửi có được dựa vào thu nhập của cá nhân trong xã hội gửi vào ngân hàng với nhằm có lời, thanh toán hoặc tích lũy Đây được xem là nguồn vốn quan trọng và trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn Tiền gửi dân cư gồm có: tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán

- Tiền gửi tiết kiệm gồm có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn ứng với từng khoảng thời gian, ứng với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là sổ tiết kiệm và sổ này dùng để cầm cố nếu khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng

- Tiền gửi thanh toán: những cá nhân trong xã hội đều được phép thanh toán qua ngân hàng Khách hàng cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và gửi tiền vào để có thể dùng những SPDV mà ngân hàng cung cấp hay những tiện ích mà ngân hàng mang lại Cả 2 nguồn tiền gửi này cũng được xem là nguồn vốn hoạt động cho các NHTM

Tiền gửi từ tổ chức kinh tế: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường có phần vốn tạm thời chưa dùng đến như trích khấu hao chưa dùng; thu tiền từ việc bán hàng; quỹ ĐTPT, phúc lợi, khen thưởng được trích nhưng chưa dùng đến Các tổ chức kinh tế sẽ gửi nguồn vốn này vào ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn hơn và nguồn vốn này cũng có lời Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế có thể dùng những SPDV của ngân hàng để thuận tiện khi đơn vị sử dụng vốn Các hình thức mà tổ chức kinh tế gửi vốn vào ngân hàng: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra mọi lúc và ngân hàng luôn có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu đó Mục đích của loại tiền này là thanh toán, vì thế, nguồn vốn này có được nhiều hay ít gần như tùy thuộc vào CLDV thanh toán của ngân hàng Tuy nhiên, lãi suất của tiền gửi không kì hạn rất thấp không có lợi cho doanh nghiệp Nhưng nguồn vốn này có lợi cho ngân hàng giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong cho vay

- Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được nhận đầy đủ gốc và lãi cho khách hàng trong khoảng thời gian theo sự thỏa thuận của khách hàng Loại tiền này thường được các ngân hàng cho phép rút trước hạn và khách hàng được hưởng mức lãi suất không kì hạn hoặc lãi suất do ngân hàng quy định, mục đích các ngân hàng muốn là thu hút khách hàng gửi tiền vào với kì hạn dài Độ ổn định của nguồn tiền này cao và khi sử dụng thì ngân hàng có thể chủ động được Vì vậy, ngân hàng muốn thu hút khách hàng gửi loại tiền này nhiều hơn thì ngân hàng nên đưa ra những sản phẩm có kỳ hạn khác nhau và mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó Những kỳ hạn này phải phù hợp với thời gian doanh nghiệp chưa dùng đến nguồn vốn đó

2.1.1.2 Phát hành giấy tờ có giá Để gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng thực hiện phát hành giấy tờ có giá trên thị trường vốn, đây là nguồn vốn tương đối ổn định Lãi suất thường cao hơn so với LS tiền gửi thông thường Giấy tờ có giá bao gồm kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu Cũng giống như tiền gửi, đây được xem là kênh đầu tư dành cho những tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội khi họ có số vốn hoặc thu nhập chưa sử dụng đến

2.1.1.3 Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng Đây là thị trường giúp các NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau khi bị thiếu hụt vốn bằng cách các NHTM có thể vay từ các TCTD qua thị trường liên ngân hàng Mục đích hoạt động của thị trường này là tận dụng tất cả những khả năng sẳn có trước khi cần yêu cầu tiền từ NHTW

2.1.2 Tầm quan trọng trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

2.1.2.1 Đối với nền kinh tế Để có được một nền kinh tế phát triển cao ở mỗi quốc gia, điều quan trọng hơn cả là phải tập trung được một lượng vốn lớn để đầu tư tăng năng lực sản xuất, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều Sự phát triển của nền kinh tế bao giờ cũng bắt đầu từ con đường huy động và tích luỹ vốn tự có Trong các kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, NHTM là kênh dẫn vốn hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất Thông qua NHTM những đồng vốn riêng lẻ, chưa được dùng trong xã hội sẽ được tập trung thành nguồn vốn tự có lớn, đáp ứng các nhu cầu đầu tư của nền kinh tế

Hoạt động huy động vốn giúp ngân hàng có nguồn vốn để thực hiện những HĐKD: tín dụng, đa dạng hoá SPDV, phát triển khoa học và công nghệ của ngân hàng Đa phần nguồn vốn huy động bắt đầu từ nguồn tiền chưa dùng đến của các cá nhân, doanh nghiệp Các ngân hàng sẽ không thể thực hiện các hoạt động của ngân hàng nếu không có nghiệp vụ huy động vốn này vì vốn điều lệ mà ngân hàng có được chỉ đủ tài trợ cho TSCĐ hoặc những trang thiết bị cần thiết chứ không đủ để thực hiện HĐKD của ngân hàng Đây được xem là nguồn vốn tạo khoản chi phí lớn cho ngân hàng, là nguồn lực tài chính chủ yếu của ngân hàng Ngoài ra, nghiệp vụ này cũng giúp ngân hàng đo lường sự tín nhiệm hoặc uy tín của khách hàng đối với ngân hàng Từ đó, ngân hàng sẽ có những giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn để giữ vững hay mở rộng mối quan hệ với khách hàng Tóm lại, đây được xem là nghiệp vụ góp phần giải quyết một số vấn đề đầu vào của ngân hàng

Hoạt động huy động vốn đáp ứng cho khách hàng 1 kênh đầu tư, giúp họ có lời từ việc gửi tiền vào ngân hàng, được nhận lãi và từ đó làm cho khả năng tiêu dùng của khách hàng tăng lên Thông qua hoạt động này, ngân hàng được xem là nơi an toàn để khách hàng yên tâm cất giữ hay tích lũy số tiền mà mình chưa dùng đến Đồng thời họ có thể tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí khi họ thực hiện thanh toán qua những dịch vụ của ngân hàng

2.1.3 Hiệu quả hoạt động huy động vốn

2.1.3.1 Mức độ tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động

Vốn huy động phát triển ổn định sẽ cung cấp cho nhu cầu tín dụng cũng như HĐKD khác ngày càng tăng của ngân hàng Nếu ngân hàng có số vốn lớn đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của ngân hàng thì khi ngân hàng rút ra số tiền lớn cũng không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng và vấn đề thanh khoản cũng không gây ra khó khăn cho ngân hàng Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động tăng trưởng đều và gia tăng cũng góp phần khẳng định vị thế và niềm tin của ngân hàng Nếu một ngân hàng giữ được mức huy động vốn tăng đều và ổn định suốt nhiều năm liền thì ngân hàng đó được xem là có đủ tiềm năng tài chính Tính ổn định này cũng quyết định một phần trong việc ngân hàng kinh doanh có an toàn không Đồng thời vốn huy động phát triển ổn định cũng quyết định đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả trong việc sử dụng vốn của ngân hàng

2.1.3.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn Để thực hiện một chiến lược huy động vốn phù hợp nhằm góp phần đem đến nguồn thu cho ngân hàng thì việc đầu tiên là xây dựng kế hoạch sử dụng vốn Một NHTM có quy mô nguồn vốn ổn định, đáp ứng với lãi suất và kì hạn của ngân hàng Nếu nguồn vốn huy động tăng thì chỉ tiêu này được xem là phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng Đây là điều kiện đầu tiên về quyết định mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng

Ngân hàng cần phải xây dựng quy mô nguồn vốn phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng theo từng thời kì

Các loại vốn như ngắn hạn, trung và dài hạn, nội tệ và ngoại tệ phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Kì hạn không thích hợp sẽ gây khó khăn cho ngân hàng Nếu tiền không phù hợp thì ngân hàng sẽ gặp bất lợi là chịu khoản chi phí để đổi tiền huy động sang tiền cần dùng, vậy sẽ có rủi ro tỷ giá Nếu kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn không thích hợp thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro về kỳ hạn Đây là những rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp khi thực hiện kế hoạch huy động vốn

2.1.3.3 Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

2.2.1 Các nhân tố khách quan

Theo Bành Thị Ngọc Bích (2012) Các nhân tố khách quan bao gồm :

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự quản lý chặc chẽ của nhà nước và pháp luật Hoạt động được quản lý bởi các quy định pháp luật và nhiều bộ luật cho chính phủ đặt ra, do đó hoạt động huy động vốn cũng tuân theo những chính sách pháp luật do nhà nước quy định

Các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế hay thu nhập bình quân đầu người thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn của các ngân hàng Chẳng hạn như vào lúc đại dịch Covid bùng phát, nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng Trong đó, hệ thống ngân hàng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, NHNN giảm lãi vay cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất huy động cũng bị giảm Do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, các NHTM khó khăn hơn trong việc huy động vốn nên làm cho các ngân hàng cạnh tranh lãi suất với nhau để thu hút vốn

Tình hình chính trị của một quốc gia ổn định, an toàn sẽ làm cho người dân an tâm hơn, họ không giữ quá nhiều tiền mặt cho những trường hợp xấu xảy ra Do đó, ngân hàng mới có thể thu hút nhiều nguồn vốn hơn Trái lại, nếu tình hình chính trị diễn ra phức tạp, sẽ khiến họ có tâm lý dự trữ tiền nhiều hơn để ứng phó khi tình huống xấu xảy ra Điều này sẽ khiến các NHTM không thể thu hút vốn dẫn đến khả năng huy động vốn giảm

2.2.1.4 Văn hóa, xã hội, dân cư

Môi trường văn hóa xã hội: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng, văn hóa được xem là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc của quốc gia đó như: thói quen, tâm lý, hành vi tiêu dùng… Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia nên cũng chịu sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa và hoạt động huy động vốn cũng vậy Người dân ở những nước phát triển thì thường gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi hay sử dụng những dịch vụ tiện ích của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng có thể thu hút nhiều nguồn tiền nhàn rỗi từ khách hàng Trái lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc thu hút nguồn tiền này gặp nhiều khó khăn hơn vì phần lớn khách hàng còn mới với việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Mặc khác, các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa quan tâm đúng mức vai trò của công tác marketing, quảng bá, tuyên truyền hình ảnh, chủ trương, chính sách dẫn đến việc ngươi dân (đặc biệt là những vùng nông thôn xa) có tiền nhưng ngại gửi ngân hàng vì không biết thủ tục như thế nào, thậm chí có người con lo ngại gửi tiền vào ngân hàng rồi không biết có rút ra được không

Yếu tố dân cư: Quy mô, mật độ phân bố dân cư hay chất lượng đời sống được xem là yếu tố không những ảnh hưởng đến sản phẩm dịch vụ của NHTM mà còn là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Vì vậy ngân hàng cũng nên xem xét đến yếu tố này

2.2.1.5 Tâm lý, thói quen người tiêu dùng

Yếu tố tâm lý: Ngày nay, nhu cầu ngoại tệ của người ngày càng tăng hơn Do đó ngân hàng gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn bằng nội tệ Bởi vì tâm lý sợ mất giá nên người dân thường cất giữ ngoại tệ nhiều hơn Hay là khi thu nhập người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý giữ tiền nhiều hơn hoặc tìm kiếm kênh đầu tư khác mang lại lợi nhuận cao hơn Do đó, ngân hàng nên thực hiện tốt công tác marketing để thu hút khách hàng nhiều hơn

Thói quen tiêu dùng: Các nước phát triển có công nghệ cao phần lớn người dân ít sử dụng tiền mặt hơn trong việc chi tiêu tiêu dùng, điều này làm cho ngân hàng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn Tuy nhiên ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì thói quen sử dụng tiền mặt còn nhiều ở những vùng nông thôn Vì vậy, ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút vốn từ khách hàng ở những vùng nông thôn 2.2.2 Các nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố này được hình thành trong quá trình ngân hàng hoạt động Ngân hàng có thể giảm những nhân tố ảnh hưởng xấu hoặc tăng cường, phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến khả năng huy động vốn của ngân hàng

2.2.2.1 Uy tín của ngân hàng

Uy tín được xem là nhân tố vô hình của ngân hàng Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời ngoài ra còn mục đích ngân hàng an toàn hơn khi dự trữ tiền mặt Vì vậy đây được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thông thường yếu tố này được khách hàng đánh giá qua những tiêu chí như là thâm niên, thành tựu ngân hàng đạt được, cơ sở vật chất kỹ thuật hay quy mô vốn của ngân hàng…

Uy tín rất quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng có lợi thế thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành với ngân hàng Phần lớn những khách hàng đến với ngân hàng bằng uy tín sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng hơn vì họ tin tưởng ngân hàng luôn đảm bảo an toàn cho họ Thâm niên ngân hàng càng cao thì càng dễ lấy lòng tin khách hàng hơn Ngân hàng có khả năng tài chính mạnh sẽ cho vay mạnh hơn và dài hạn, có khả năng điều tiết dòng tiền trước những biến động trên thị trường Đội ngũ lãnh đạo là người có chuyên môn cao trong ngành, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp cũng góp phần tạo niềm tin cho khách hàng

2.2.2.2 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng đánh giá vị trí hiện tại của mình, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Tùy thuộc vào điều kiện thị trường, đặc điểm của ngân hàng mà đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp Ngày nay, để tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn, các ngân hàng có xu hướng hoạt động đa năng Điều này giúp ngân hàng hạn chế hay phân tán rủi ro Để việc huy động vốn đạt hiệu quả cao thì ngân hàng cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp

Là yếu tố mà bất kì khách hàng nào khi gửi tiền tại ngân hàng đều quan tâm đến Lãi suất càng cao sẽ thúc đẩy khách hàng gửi tiền vào ngân hàng càng nhiều nhưng điều này gây bất lợi cho ngân hàng vì ngân hàng sẽ chịu chi phí huy động vốn cao Ngoài ra, lãi suất còn phụ thuộc vào kỳ hạn hay loại tiền gửi Vì vậy, đây được xem là yếu tố quan trọng trong công tác huy động vốn của các ngân hàng Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, các ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với lãi suất cho vay Ngân hàng cũng cần điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý để vừa thu hút được các nhóm khách hàng vừa làm cho hoạt động kinh doanh có lãi và cũng đồng thời mang tính cạnh tranh giữa các ngân hàng

Có rất nhiều mục đích khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chẳng hạn như có người gửi mục đích sinh lời, có người gửi vì đảm bảo an toàn hay nhiều mục đích khác

Vì vậy, để có thể huy động nhiều nguồn vốn dân cư hơn, ngân hàng cần đa dạng hình thức huy động Khi đó, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, ngân hàng sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng và từ đó vốn mang về cho ngân hàng nhiều hơn Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm nhất là trong việc thu hút vốn trung và dài hạn sẽ giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và đồng thời cũng giành thị phần

Tình hình nghiên cứu đề tài

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM, vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động Trong đó vốn huy động là chủ yếu, là yếu tố quyết định sự ổn định của một NHTM, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Do đó, công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV TG nói riêng cũng được quan tâm Có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác huy động vốn của NHTM:

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của tác giả Phan Đình Khôi cùng cộng sự của mình, được thực hiện vào năm 2015, viết về “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm: Trường hợp Agribank Bình Minh, Vĩnh Long” Tác giả sử dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL đề cập đến 5 nhóm tiêu chí: phương tiện hữu hình, sự đáp ứng, sự đồng cảm, sự tin cậy, sự đảm bảo Nhóm tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu như Cronbach’s Alpha để kiểm định độ chặt chẽ, phương pháp EFA để kiểm định nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng, sử dụng mô hình hồi quy đa biến, logit Nghiên cứu khảo sát 130 khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Agribank Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố bao gồm phương tiện hữu hình, sự đáp ứng, sự an tâm và năng lực phục vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng Vì vậy để thu hút khách hàng gửi tiền tại ngân hàng nhiều hơn thì ngân hàng cần đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng cũng tập trung hơn vào cơ sở vật chất

Nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Minh Trí, Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Cao Quang Nhật được thực hiện năm 2017 viết về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại để giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Biên Hòa” Tác giả sử dụng những phương pháp như thống kê mô tả, các kiểm định như Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy, kiểm định sự đa cộng tuyến, kiểm định hồi quy Binary Logistic Tác giả khảo sát 387 đối tượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tại ngân hàng trên địa bàn thành phố Biên Hòa Nhóm tác giả đề nghị 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng là thái độ nhân viên, công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, sự thuận tiện, hình thức chiêu thị, quy mô ngân hàng và lợi ích dành cho khách hàng Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các nhân tố đều đạt độ tin cậy, kết quả hồi quy cho thấy quy mô tác động mạnh nhất đến quyết định chọn lựa ngân hàng Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách hàng đối với các NHTM

Công trình nghiên cứu của tác giả Hồ Vũ Thanh Thủy năm 2019 về “Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai” Tác giả đưa ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi như hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, thương hiệu , chất lượng nguồn lực, cơ sở vật chất công nghệ, chính sách marketing và các nhân tố khách quan Mẫu khảo sát thu về được là 215 mẫu và được xử lý trên phần mềm SPSS

20 Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu như Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy, phân tích các nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả nghiên cứu cho thấy biến thương hiệu và uy tín ngân hàng có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng huy động vốn của BIDV Gia Lai, tiếp theo là biến chính sách lãi suất, cơ sở vật chất, hình thức huy đông vốn và chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên và cuối cùng là biến nhân tố khách quan Từ những kết quả trên, tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng

Theo nghiên cứu của tác giả Nuyễn Thị Thùy Trân năm 2020 về “Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn” Nghiên cứu đưa ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại BIDV Chợ Lớn, các yếu tố như ổn định chính trị, tâm lý khách hàng, uy tín ngân hàng, chất lượng dịch vụ, quy mô ngân hàng, chính sách sản phẩm và lãi suất, sự thuận tiện, chính sách marketing Mẫu nghiên cứu là 300 mẫu và được phân tích trên phần mềm SPSS 16 Phương pháp phân tích dữ liệu mà bài nghiên cứu thực hiện là Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy, phân tích các nhân tố khám phá EFA, hồi quy bội Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có ý nghĩa thống kê gồm ổn định chính trị, uy tín ngân hàng, tâm lý khách hàng, chất lượng dịch vụ và biến chính sách sản phẩm Bên cạnh đó, tác giả có kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và kết quả chỉ ra là mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến Từ những kết quả đó, tác giả đưa ra những đề xuất hàm ý quản trị đối với hoạt động huy động vốn tại ngân hàng

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khánh Linh năm 2023 về “Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tp

Hồ Chí Minh” Tác giả kết hợp 2 phương pháp định tính và đinh lượng để thực hiện bài nghiên cứu Nghiên cứu định tính để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn Tác giả đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đó là thương hiệu ngân hàng, sự tiện lợi, chất lượng dịch vụ, lãi suất tiền gửi, đội ngũ nhân viên và sự đồng cảm với khách hàng, sự tin cậy Nghiên cứu định lượng tác giả sử dụng các mô hình nghiên cứu để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại ngân hàng Mẫu dự kiến mà tác giả chọn là 400 khách hàng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên Sau khi loại nỏ những khảo sát không hợp lệ thì kích thước mẫu là 359 Sau đó tác giả nhập dữ liệu thu thập lên phần mềm SPSS 22 để thực hiện nghiên cứu Tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy, phân tích các nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo và sử dụng phân tích hồi quy để kiểm định biến phụ thuộc ảnh hưởng đến biến độc lập Kết quả nghiên cứu là 6 biến độc lập đều đáp ứng độ tin cậy trong kiểm định Cronbach’s Alpha, đối với phân tích tương quan thì tất cả biến đều tương đương với biến phụ thuộc là hoạt động huy động vốn Kết quả của phân tích EFA là 6 nhân tố đại diện cho 28 quan sát trong thang đo Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng

2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Theo nghiên cứu của tác giả Goiteom W/mariam viết năm 2011 về “Bank Selection Decision: Factors Influencing The Choice Of Banking Services” Tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ ngân hàng tại Ethiopia Nghiên cứu tập trung vào nhóm khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như sinh viên, nhân viên và thương nhân tại thành phố Addis Ababa Kích thước mẫu trong bài là 201 bao gồm 85 sinh viên, 72 nhân viên và 44 thương nhân Tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu Phương pháp định tính để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng, phương pháp định lượng được thực hiện bằng mô hình phân tích nhân tố Kết quả của phân tích nhân tố đưa ra được 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng: lợi ích tài chính, cung cấp dịch vụ, danh tiếng, chiến lược quảng cáo, sự tiện lợi, hình ảnh ngân hàng, công nghệ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy biến sự tiện lợi và cung cấp dịch vụ là yếu tố cơ bản quyết định đến lựa chọn ngân hàng và nghiên cứu cũng cho thấy nam giới quan tâm hình ảnh ngân hàng hơn là cung cấp dịch vụ Từ những kết quả đó tác giả đưa ra những khuyến nghị như khách hàng chú ý sự tiện lợi cũng như sản phẩm dịch vụ Vì vậy cần chú trọng những nhân tố đó trong công tác marketing của ngân hàng

Công trình nghiên cứu năm 2015 của Narayana Maharana cùng các cộng sự về

“Deposit Mobilization of Commercial Banks: A Comparative Study of BOB and Axis Bank in Bhubaneswar City” Tác giả nghiên cứu về huy động vốn tiền gửi tại NHTM và so sánh ngân hàng BOB và ngân hàng ở Bhubaneswar Tác giả sử dụng phương pháp định tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại ngân hàng trong giai đoạn 2008-2013 và sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu chỉ ra 4 biến ảnh hưởng là phong cách hành vi của nhân viên ngân hàng, sản phẩm dịch vụ, tần suất hoạt động của tài khoản, hồ sơ của khách hàng Tác giả sử dụng thang đo mức độ từ việc “không tốt” đến “rất tốt” Kết quả của nghiên cứu chỉ ra tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng nhưng so với hàng năm thì đang dao động Tiền gửi ở các ngân hàng ở thành phố Bhubaneswar có sự sụt giảm trong giai đoạn 2009-2013 Kết luận chung về nghiên cứu của tác giả là ngân hàng BOB hoạt động tốt hơn ngân hàng Axis trong giai đoạn 5 năm khảo sát

Theo nghiên cứu của Amer và Mohammed năm 2017 viết về “The Factors That Affect To Attract Deposits in Palestinian Islamic Banks” Tác giả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thu hút tiền gửi tại ngân hàng Hồi giáo Palestine Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút tiền gửi

Số liệu thu thập được từ 384 khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng Tác giả chỉ ra các nhân tố như vị trí địa lý của ngân hàng, chiến dịch quảng cáo, đa dạng hóa phát triển dịch vụ, đội ngũ nhân viên là các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút tiền gửi tại ngân hàng Palestine Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến thu hút tiền gửi là chiến dịch quảng cáo của ngân hàng, thứ hai là vị trí địa lý, thứ ba là kinh nghiệm của nhân viên và cuối cùng là sự phát triển của sản phẩm dịch vụ

Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Ikpefan, Ibinabo, Osagie và tác giả Omojola về “Relationship marketing and deposit mobilization in five deposit money banks Nigeria” được viết năm 2019 Nghiên cứu về mối quan hệ marketing và huy động tiền gửi tại 5 ngân hàng ở Nigeria Tác giả sử dụng phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết nhằm xác định nguyên nhân giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, phân tích tương quan để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Tác giả sử dụng 106 bảng câu hỏi nhưng thu về được 101 bảng trả lời Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực nhân viên của ngân hàng góp phần cải thiện được tình hình lợi nhuận của ngân hàng, sản phẩm dịch vụ thu hút khách hàng, việc áp dụng truyền thông tiếp thị giúp cải thiện khách hàng tại ngân hàng, nghiên cứu cũng cho thấy thông tin ngân hàng cung cấp cho khách hàng là chính xác Trên cơ sở đó ngân hàng tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng để tạo hiệu suất cao hơn, nên đào tạo nhân viên cập nhập nhanh các xu hướng hiện tại ảnh hưởng đến ngành, bên cạnh đó các ngân hàng nên tập trung vào công nghệ bởi vì công nghệ tiên tiến có thể tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn Kết luận chung bài nghiên cứu chỉ ra là marketing có ảnh hưởng đến việc huy động vốn, nếu công tác marketing được thực hiện tốt có thể thu hút được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn

B ả ng 2 1 Tóm t ắ t các nghiên c ứ u liên quan

Tác giả/ năm Phương pháp nghiên cứu

Mẫu Các nhân tố tác động

Cronbach’s Alpha, phương pháp EFA,

130 Phương tiện hữu hình, sự đáp ứng, sự mô hình hồi quy đa biến, logit đồng cảm, sự tin cậy, sự đảm bảo Phan Minh Trí

Cronbach’s Alpha, kiểm định sự đa cộng tuyến, kiểm định hồi quy Binary Logistic

387 Thái độ nhân viên, công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, sự thuận tiện, hình thức chiêu thị, quy mô ngân hàng và lợi ích dành cho khách hàng

Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính

215 Hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, thương hiệu , chất lượng nguồn lực, cơ sở vật chất công nghệ, chính sách marketing và các nhân tố khách quan

Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, hồi quy bội

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa những bài nghiên cứu liên quan và 2 mô hình nghiên cứu gốc của Nguyễn Khánh Linh (2023) và Nguyễn Thị Thùy Trân (2020) Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa trên những ý kiến từ phỏng vấn các chuyên gia như ban lãnh đạo, các trưởng phòng và những chuyên viên có kinh nghiệm tại BIDV Tiền Giang Từ đó, tác giả đề xuất ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho luận văn gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi KHCN tại BIDV Tiền Giang là thương hiệu, lãi suất huy động, chất lượng dịch vụ, sự tin cậy, công nghệ và phương tiện hữu hình

Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Huy động vốn tiền gửi KHCN tại BIDV Tiền

Giang Thương hiệu ngân hàng

Hình 3 1 Mô hình nghiên c ứu đề xu ấ t các nhân t ố ảnh hưởng đế n huy độ ng v ố n ti ề n g ử i KHCN t ạ i BIDV Ti ề n Giang

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu liên quan

Tuy nhiên, tác giả sử dụng nhân tố khác biệt so với 2 mô hình gốc là nhân tố công nghệ Vì hiện nay công nghệ phát triển nhanh và mạnh mẽ, là yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tất cả các ngành và nền kinh tế ở mọi quốc gia Ngân hàng đáp ứng được công nghệ số sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng khác

3.1.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của tác giả:

H1: Nhân tố thương hiệu có tác động cùng chiều đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

H2: Nhân tố phương tiện hữu hình có tác động cùng chiều đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

H3: Nhân tố chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

H4: Nhân tố tin cậy có tác động cùng chiều đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

H5: Nhân tố công nghệ có tác động cùng chiều đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

H6: Nhân tố lãi suất có tác động cùng chiều đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

B ả ng 3 1 Mô t ả các nhân t ố trong mô hình nghiên c ứ u

Nhân tố Chi tiết nhân tố Nguồn Kỳ vọng tác động lên biến phụ thuộc

Nhân tố ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

(PTHH) Đề cập đến cơ sở vật chất, nhân viên ngân hàng,… ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

(CLDV) Đề cập đến những dịch vụ mà ngân hàng mang lại cho khách hàng

Ikpefan, Ibinabo, Osagie và tác giả Omojola (2019) Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

Niềm tin va sự an tâm của khách hàng đối với ngân hàng

(CN) Đề cập đến hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng

Ikpefan, Ibinabo, Osagie và tác giả Omojola (2019)

Yếu tố này liên quan đến tính cạnh tranh lãi suất giữ các ngân hàng

Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu liên quan.

Quy trình nghiên cứu

Tác giả dùng 2 phương pháp định lượng và định tính cho bài nghiên cứu Dựa trên những cơ sở lý thuyết được nêu ra và mô hình đề xuất, tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình như sau:

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu liên quan.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Dựa trên những cơ sở lý thuyết, các đề tài nghiên cứu trước Bài nghiên cứu tham khảo và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố ảnh hưởng Tiếp theo tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn chuyên gia Phỏng vấn Ban lãnh đạo BIDV Tiền Giang, các anh chị trưởng phòng và những chuyên viên có kinh nghiệm Nội dung trao đổi là các nhân tố tác động đến huy động vốn tiền gửi KHCN tại ngân hàng BIDV Tiền Giang Thu thập những ý kiến của chuyên gia về 6 nhân tố tác động đến được tác giả đề xuất từ những bài nghiên cứu liên quan bao gồm thương hiệu, lãi suất, chất lượng dịch vụ, công nghệ, sự tin cậy, phương tiện hữu hình Mục đích tác giả thực hiện nghiên cứu này là để bổ sung và đánh giá thang đo cũng như các nhân tố ảnh hưởng

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Tác giả khảo sát khách hàng bằng việc thực hiện khảo sát online dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế Tác giả lấy mẫu theo phương pháp phi xác xuất

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định sự phù hợp của mô hình Kiểm định các giả thuyết

Kết luận và đưa ra hàm ý quản trị Phân tích tương quan Pearson

Phân tích hồi quy đa biến

Hình 3 2 Quy trình nghiên c ứu đề xu ấ t c ủ a tác gi ả

Sau khi thu thập đủ số mẫu, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS

22 để xác định nhân tố nào có tác động mạnh nhất đến huy động vốn tiền gửi của KHCN tại BIDV Tiền Giang

Bài nghiên cứu sử dụng những kiểm định như:

- Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha.

- Kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

- Kiểm định mối tương quan giữa các biến bằng phân tích tương quan Pearson

- Đánh giá mức độ tác động đến biến phụ thuộc bằng phân tích hồi quy đa biến.

Phương pháp chọn mẫu và xây dựng thang đo

Phương pháp chọn mẫu mà bài nghiên cứu sử dụng là chọn mẫu phi xác xuất Dữ liệu được thu thập dưới hình thức “Google form”, sau khi thu được đủ số lượng câu trả lời, tác giả tiến hành xữ lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 22

Kích thước mẫu tác giả chọn dựa theo nghiên cứu của Bollen (1989) và nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998): cỡ mẫu ít nhất bằng 5 lần số biến quan sát Với số quan sát là 32, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 32 x 5 = 160 quan sát Vậy kích thước mẫu bài nghiên cứu chọn là 400 quan sát

Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra thang đo gồm những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân tại BIDV Tiền Giang với 32 biến quan sát: Thương hiệu: 5 biến, Lãi suất: 5 biến, Chất lượng dịch vụ: 5 biến, Sự tin cậy: 5 biến, Công nghệ: 4 biến, Phương tiện hữu hình: 5 biến Huy động vốn: 3 biến

Bài nghiên cứu được sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ:

B ả ng 3 2 B ảng mã hóa thang đo cho biến độ c l ậ p

STT Mã hóa Biến quan sát Cơ sở chọn biến

TH: Thương hiệu ngân hàng:

Goiteom W/mariam (2011); Phan Minh Trí (2017); Hồ Vũ

(2019); Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

1 TH1 BIDV CN Tiền Giang là ngân hàng có uy tín

2 TH2 BIDV CN Tiền Giang hoạt động lâu năm trên thị trường

3 TH3 BIDV CN Tiền Giang là ngân hàng có hình ảnh dễ nhận biết

4 TH4 BIDV CN Tiền Giang là ngân hàng nổi tiếng, được nhiều người biết đến

5 TH5 BIDV CN Tiền Giang là ngân hàng được khách hàng tín nhiệm

6 LS1 Lãi suất huy động tại BIDV TG có làm khách hàng hài lòng

Hồ Vũ Thanh Thủy (2019); Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

7 LS2 Lãi suất linh hoạt áp dụng cho từng sản phẩm khác nhau

8 LS3 Lãi suất tiền gửi tại BIDV TG cho từng kỳ hạn luôn phù hợp

9 LS4 Lãi suất thay đổi phù hợp với diễn biến thị trường

10 LS5 Lãi suất huy động tại BIDV TG được công khai, niêm yết rõ ràng

CLDV: Chất lượng dịch vụ:

11 CLDV1 Quá trình giao dịch tại ngân hàng nhanh, rõ ràng, dễ hiểu

Goiteom W/mariam (2011); Phan Minh Trí (2017); Ikpefan, Ibinabo, Osagie và tác giả Omojola (2019) Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

12 CLDV2 Nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn giải pháp tốt nhất cho khách hàng

13 CLDV3 Thông tin của khách hàng đến giao dịch được bảo mật

14 CLDV4 BIDV TG đa dạng các kênh giao dịch

15 CLDV5 BIDV TG giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng và xử lý khiếu nại nhanh chóng, thỏa đáng

16 TC1 Thông tin cá nhân và số tiền gửi của khách hàng được bảo mật

Phan Đình Khôi (2015); Nguyễn Khánh Linh (2023)

17 TC2 BIDV TG luôn bảo vệ khách hàng trước những rủi ro

18 TC3 Sản phẩm dịch vụ giao dịch trên app luôn an toàn

19 TC4 Hình thức và cách tính lãi được công khai rõ ràng và minh bạch cho khách hàng

20 TC5 BIDV TG tạo cho khách hàng cảm giác an toàn khi giao dịch

21 CN1 Giao dịch gửi tiền trên Smart banking nhanh chóng, dễ dàng Goiteom

22 CN2 Thời gian chờ đợi được rút ngắn khi KH nộp/ rút tiền tại quầy

Phan Minh Trí (2017); Hồ Vũ

(2019); Ikpefan, Ibinabo, Osagie và tác giả Omojola (2019)

23 CN3 Có nhiều chương trình khuyến mãi khi KH thanh toán trực tuyến trên Smart

24 CN4 Dịch vụ trực tuyến được phát triển nhiều trên Smart banking (Dịch vụ mua sắm như đặt vé xe, máy bay, tàu, VNPAY taxi, mua sắm trên VN Shop,…Dịch vụ thanh toán như: nạp tiền điện thoại, nạp 4G, nạp học phí, lệ phí trường học,…)

PTHH: Phương tiện hữu hình:

25 PTHH1 BIDV TG có trang thiết bị hiện đại

Phan Đình Khôi (2015); Hồ Vũ Thanh Thủy (2019)

26 PTHH2 Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng và thuận tiện

27 PTHH3 Cơ sở vật chất tại BIDV TG đẹp, bố trí chỗ ngồi đầy đủ cho khách hàng

28 PTHH4 Trang phục của nhân viên gọn gang, lịch sự

29 PTHH5 Tờ rơi, băng ron quảng cáo bắt mắt, hấp dẫn

30 HDV1 Anh/Chị có hài lòng với chất lượng dịch vụ tiền gửi mà ngân hàng cung cấp

Nguyễn Thị Thùy Trân (2020); Nguyễn Khánh Linh (2023)

31 HDV2 Anh/Chị sẽ tiếp tục gửi tiền lâu dài tại BIDV TG

32 HDV3 Anh/Chị sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè gửi tiền tại BIDV

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu liên quan.

Quy trình phân tích dữ liệu

Mục đích bài nghiên cứu sử dụng phương pháp này để phân tích đặc điểm của dữ liệu, phản ánh tổng quát về đối tượng nghiên cứu

3.5.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Kiểm định này giúp bài nghiên cứu xem xét được các biến quan sát trong 1 nhân tố có độ tin cậy không, bên cạnh đó phương pháp này cũng nói lên độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng 1 thang đo Từ 3 biến quan sát trở lên mới có thể đo lường mức độ tin cậy của nhân tố

Tiêu chí đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha:

- Giá trị này biến thiên từ 0 đến 1 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên được coi là thang đo phù hợp, từ 0.8 đến gần 1 là thang đo lường tốt

- Hệ số Corrected Item – Total Correlation hay còn gọi là hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến quan sát đó đạt yêu cầu.

- Cột giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted là hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nếu cột này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nhóm thì nên xem xét lại biến quan sát của nghiên cứu

3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định thang đo độ tin cậy, loại bỏ những biến không đảm bảo độ tin cậy tiến hành phân tích nhân tố khám phá nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến quan sát Kết quả của EFA là kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt của các biến quan sát Khi biểu diễn ma trận xoay thì biến quan sát nào cùng tính hội tụ sẽ nằm chung một nhân tố Giá trị phân biệt: khi biểu diễn ma trận xoay, các nhóm biến sẽ tách riêng biệt từng cột Tiêu chí đánh giá phân tích nhân tố EFA:

- Hệ số KMO phản ánh sự phù hợp của phân tích nhân tố Điều kiện để kiểm tra nhân tố phù hợp là 0.5 ≤ KMO ≤ 1 Nếu trị số nhỏ hơn 0.5 thì loại biến quan sát vì không phù hợp với điều kiện KMO

- Kiểm định Bartlett để xem xét mối tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố Các biến có tương quan với nhau khi mức ý nghĩa Sig < 0.05

- Trị số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố trong EFA Nhân tố được giữ lại trong mô hình khi Trị số Eigenvalue ≥ 1

- Total Variance Explained hay tổng phương sai trích ≥ 50% được coi là mô hình phù hợp Trị số này cho thấy các nhân tố được trích bao nhiêu % và thất thoát bao nhiêu % nếu biến thiên là 100%

- Hệ số tải biểu thị mối tương quan giữa biến quan sát và nhân tố đó Hệ số tải 0.5 trở lên được xem là biến quan sát đạt chất lượng tốt và nhỏ nhất là 0.3 theo nghiên cứu Hair và cộng sự (2010)

3.5.4 Phân tích tương quan Pearson

Tiếp theo bài nghiên cứu thực hiện phân tích tương quan Pearson với mục đích kiểm tra mối quan hệ tuyến tuyến giữa các biến với nhau r trong tương quan Pearson có giá trị biến thiên từ -1 đến 1 và r có ý nghĩa thống kê khi sig < 0.05:

- Nếu r tiến về 1, -1: mối tương quan càng mạnh Tiến về 1 là tương quan dương, tiến -1 là tương quan âm

- Nếu r tiến về 0: mối tương quan yếu

- Nếu r = 1: mối tương quan tuyến tính tuyệt đối và các điểm biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter sẽ gần như 1 đường thẳng

- Nếu r = 0: không có mối tương quan nào

3.5.5 Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc

Trong đó: Y: Là biến phụ thuộc

𝑋 1 ,𝑋 2 …, 𝑋 𝑛 : Là các biến độc lập

𝛽 𝑖 (i = 0,…,n): Là các hệ số ước lượng ε: Sai số Đánh giá tính phù hợp của mô hình hồi quy:

- R square (𝑅 2 ) và R adjusted ( 𝑅 2 hiệu chỉnh) phản ánh biến độc lập giải thích được bao nhiêu % biến phụ thuộc 𝑅 2 hiệu chỉnh hiện thị mức độ giải thích chính xác hơn 𝑅 2 Không có mức độ chính xác của 𝑅 2 hiệu chỉnh thì mô hình đạt yêu cầu Thông thường các bài nghiên cứu có 𝑅 2 hiệu chỉnh từ 0.5 đến 1 được xem là có ý nghĩa tốt

- Trị số Durbin – Watson (DW): kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất

DW biến thiên từ 0 đến 3

- Giá trị Sig của kiểm định t: biểu thị mức ý nghĩa của biến độc lập Nếu Sig < 0.05 được xem là biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc Nếu Sig > 0.05 thì biến độc lập không tác động lên biến phụ thuộc

- Hệ số VIF phóng đại phương sai: để kiểm tra mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không Thông thường các bài nghiên cứu trước VIF < 10 là không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra

Tóm lại chương 3 được tác giả trình bày về mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài Tác giả dùng 2 phương pháp định lượng và định tính để thực hiện nghiên cứu

Từ nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được thang đo và đưa ra những biến độc lập có ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi KHCN tại BIDV Tiền Giang Nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện khảo sát với mẫu là 400 khách hàng có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, không quy định giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như là thu nhập của khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tại BIDV Tiền Giang Sau khi thu thập đủ dữ liệu mẫu, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu trên SPSS 22 và phân tích dữ liệu bằng những kiểm định để tìm được mức ý nghĩa cũng như mức độ tác động của các biến Từ nội dung trên, chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu được và trên cơ sở đó đề xuất hàm ý quản trị.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về BIDV Chi nhánh Tiền Giang

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

BIDV Tiền Giang là một chi nhánh trực thuộc BIDV, được thành lập từ tháng 5 năm 1977 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Từ ngày 02/05/2012, BIDV Tiền Giang chính thức trở thành NH TMCP với nhiệm vụ kinh doanh đa năng tổng hợp, lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu của chi nhánh

Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, BIDV Tiền Giang đã vươn lên trở lên trở thành ngân hàng đứng vị trí thứ hai trên địa bàn tỉnh về quy mô và hiệu quả kinh doanh Chi nhánh luôn bám sát vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh với mục tiêu xây dựng chiến lược kinh doanh gặt hái được nhiều thành quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà BIDV Tiền Giang đã xuất sắc trở thành đơn vị kinh doanh đứng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Bên cạnh đó, còn đạt những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương lao động hạng III; Huân chương lao động hạng II; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,…

Cơ cấu tổ chức CN Tiền Giang gồm các phòng ban và đơn vị trực thuộc như sau:

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Tiền Giang

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Ban Giám đốc: quản lý trực tiếp và phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; triển khai kế hoạch kinh doanh, quản lý và phát triển khách hàng; quản lý và triển khai các hoạt động nghiệp vụ; quản lý về nhân sự và hành chính của chi nhánh; quan hệ đối ngoại

- Khối QLKH: Bao gồm phòng KHCN 1, KHCN 2, KHDN 1, KHDN 2 Trực tiếp bán hàng, cung cấp tất cả các SPDV ngân hàng Bao gồm: huy động vốn, cho vay KHCN KHDN, định chế tài chính, hộ gia đình,…

- Khối QLRR: Gồm phòng Quản lý rủi ro Kiểm soát tất cả hoạt động rủi ro trong quá trình hoạt động Ngân hàng Bao gồm việc quản lý rủi ro trong quá trình tác nghiệp và quản lý rủi ro thị trường

- Khối tác nghiệp: Bao gồm phòng Giao dịch khách hàng, phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ, phòng Quản trị tín dụng

KHỐI QLKH KHỐI QLRR KHỐI TÁC

KHCN 1 P.QLRR P.GDKH P.KHTC PGD LÊ LỢI

Hình 4 1 Sơ đồ t ổ ch ứ c t ạ i BIDV Ti ề n Giang

- Giao dịch khách hàng: thực hiện tác nghiệp các dịch vụ ngân hàng

- Quản lý và dịch vụ kho quỹ: quản lý tiền mặt và các dịch vụ ngân quỹ

- Quản trị tín dụng: lưu trữ và kiểm soát hồ sơ tín dụng

- Khối quản lý nội bộ: Bao gồm phòng Kế hoạch tài chính và phòng Tổ chức hàng chính

- Kế hoạch tài chính: Quản lý, theo dõi, phân giao kế hoạch kinh doanh và công tác quản lý tài chính

- Tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, công tác hành chính văn thư

- Khối trực thuộc: Bao gồm 4 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Lê Lợi, PGD Chợ Gạo, PGD Gò Công, PGD Gò Công Tây Cung cấp tất cả các SPDV ngân hàng theo quy định như các sản phẩm cho vay dành cho KHCN, KHDN, định chế tài chính,…

4.1.3 Các sản phẩm dịch vụ

Chi nhánh cung cấp những sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại phù hợp với từng ngành nghề

- Huy động vốn: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá để huy động; các hình thức huy động vốn khác được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước; mở tài khoản tiền gửi thanh toán số đẹp, tiền gửi thanh toán như ý

- Cho vay: cho vay ngắn hạn/trung hạn và dài hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh

- Dịch vụ thẻ: Thẻ ATM nội địa: Smartlink, Napas, ;Thẻ quốc tế: thẻ tín dụng (thẻ Visa 360, Visa Platinum, Visa Premium,…) và thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ Master Ready, JCB…)

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: phát hành sửa đổi thanh toán L/C nhập khẩu- xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ; Các hình thức nhờ thu như: hối phiếu trả ngay (D/P) và hối phiếu (D/A); Chuyển tiền bằng điện(TTR), chuyển tiền kiều hối qua các kênh…; Séc thương mại

- Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,…

- Dịch vụ ngân quỹ: thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ

- Ngân hàng số: BIDV ibank, BIDV online

- Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ

4.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng BIDV Tiền Giang

4.1.4.1 Về mạng lưới phân phối

Hiện tại, Chi nhánh có 4 PGD: PGD Lê Lợi, PGD Chợ Gạo, PGD Gò Công Tây, PGD Gò Công cùng với khoảng 150 cán bộ, nhân viên chuyện nghiệp và tận tình

4.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị tính: tỷ đồng). B ả ng 4 1 K ế t qu ả kinh doanh t ạ i BIDV Ti ền Giang giai đoạ n 2020 - 2023

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

1 Tổng số vốn huy động 9,561 9,102 10,515 11,500

2 Tổng dư nợ tín dụng 8,007 8,282 8,356 8,432

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Tiền Giang

Nhìn chung giai đoạn 2020-2023 hoạt động kinh doanh của CN có nhiều biến động Nguyên nhân là do đại dịch Covid bùng phát trở lại vào năm 2021, làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay Với nỗ lực, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, BIDV Tiền Giang tận dụng khai thác tốt những cơ hội thị trường mang lại và đã có những ứng xử phù hợp nhằm vượt qua những trở ngại trong kinh doanh Kết quả là năm 2022 CN có biến động tăng và đến năm 2023 tiếp tục biến động tăng, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Tỉnh

4.1.4.3 Tình hình huy động vốn

Một trong những hoạt động chủ yếu, trọng tâm và quan trọng nhất của NHTM là huy động vốn Hoạt động này mang lại nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình BIDV Tiền Giang chú trọng, quan tâm đúng mức trong công tác huy động vốn, tuy nhiên do đại dịch bùng phát trở lại vào năm 2021 nên tình hình huy động vốn của CN có biến động Cụ thể, năm 2021 nguồn huy động vốn giảm 459 tỷ đồng so với năm 2020, nhưng đến năm 2022, huy động vốn của BIDV TG đạt 10,515 tỷ đồng tăng 1.15 lần và đến năm 2023 tỷ lệ này tiếp tục tăng, tăng 1.07 lần Nguyên nhân là do BIDV TG đã áp dụng những chính sách huy động vốn linh hoạt đồng thời cũng thêm tiện ích trong mỗi sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Bi ểu đồ 4 1 Tình hình huy độ ng v ố n t ạ i BIDV Ti ền Giang giai đoạ n 2020 - 2023

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TG giai đoạn 2020-2023

4.1.4.4 Tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho BIDV Tiền Giang, đồng thời mang đến nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tiến hành sản xuất, tiêu dùng, tạo lập các cân đối vĩ mô của nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển Trong giai đoạn năm 2020 đến năm 2022, nước ta đối mặt với đại dịch Covid làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều ngành sản xuất, chăn nuôi, thủy hải sản, các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch, lĩnh vực kinh doanh bất động sản,…gặp rất nhiều khó khăn có nguy cơ gây vỡ nợ hàng loạt trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng Dù vậy, hoạt động tín dụng của BIDV Tiền Giang đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương và cả nước Cụ thể là tổng dư nợ tín dụng của CN tăng qua các năm và đến năm 2023 chỉ số này tiếp tục tăng Điều này cho thấy BIDV Tiền Giang đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của hoạt động tín dụng

Bi ểu đồ 4 2 Tình hình dư nợ tín d ụ ng t ạ i BIDV Ti ền Giang giai đoạn năm 2020 -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TG giai đoạn 2020-2023.

Thực trạng huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Dầu Tư Và Phát Triển Việt

4.2.1 Quy mô nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động của BIDV TG được hình thành từ 2 nguồn chính: vốn huy động và vốn vay từ Trụ sở chính Tại BIDV TG, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò chủ yếu hơn

B ả ng 4 2 Quy mô ngu ồ n v ốn huy độ ng trong t ổ ng ngu ồ n v ốn BIDV TG giai đoạ n

2020-2023 Đơn vị tính: tỷ đồng

1 Nguồn vốn huy động (NVHĐ) 9,561 9,102 10,515 11,271

2 Vốn vay từ Trụ sở chính 0 0 0 0

4 Tỷ trọng NVHĐ/Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV TG giai đoạn 2020-2023

Nhìn chung trong 4 năm khảo sát, quy mô nguồn vốn huy động có biến động Năm

2020, nguồn vốn huy động là 9,561 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 lại giảm mạnh còn 9,102 tỷ đồng, giảm 459 tỷ đồng Nguyên nhân chính đến từ đại dịch covid gây ảnh hưởng xấu đến việc huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và BIDV Tiền Giang nói riêng Nhưng đến năm 2022 con số này tăng mạnh tăng cao nhất trong 3 năm khảo sát, tăng 1,413 tỷ đồng, do đại dịch có dấu hiệu giảm, kinh tế ổn định hơn năm 2021 nên nguồn vốn ngân hàng huy động được tăng cao hơn Và chỉ số này phát triển hơn trong năm 2023, tăng 756 tỷ đồng so với năm 2022 Tóm lại, trong 4 năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng có biến động tăng Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng được đẩy mạnh và không còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trụ sở chính.

4.2.2 Thị phần huy động vốn

BIDV TG là một trong ba ngân hàng thương mại được thành lập đầu tiên và có quy mô hoạt động lớn nhất trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều ngân hàng xuất hiện trên địa bàn, tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn cho BIDV TG Điều này làm cho việc củng cố duy trì thị phần gặp khó khăn hơn

B ả ng 4 3 M ức tăng trưở ng ngu ồ n v ốn huy độ ng c ủ a BIDV TG và ngành ngân hàng

Ti ền Giang giai đoạ n 2020-2023 Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngành Ngân hàng Tiền Giang BIDV Tiền Giang

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của BIDV TG

Tốc độ tăng trưởng của BIDV TG ở mức ổn định, tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành thì BIDV TG có mức tăng trưởng thấp hơn Vì vậy việc mở rộng thi phần đến những vùng nông thôn là rất quan trọng Nhưng hiện nay ngày càng có nhiều ngân hàng lớn nhỏ xuất hiện làm cho người dân nông thôn có nhiều sự lựa chọn hơn và một bộ phận khách hàng chuyển sang gửi tiền ở ngân hàng khác Đây là một thách thức lớn cho BIDV TG trong việc giữ chân khách hàng, và việc duy trì thị phần huy động vốn

4.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động

4.2.3.1 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Phân theo đối tượng khách hàng, nguồn vốn huy dộng vủa BIDV TG được chia làm ba nhóm: nguồn vốn huy động từ dân cư, từ Tổ chức kinh tế - xã hội và nguồn vốn từ Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước Trong đó, nguồn vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất Hình thức huy động vốn này là hình thức đặc thù đối với các ngân hàng thương mại trên địa tỉnh nói chung và BIDV TG nói riêng

B ả ng 4 4 Ngu ồ n v ốn huy động theo đối tượng khách hàng dân cư củ a BIDV TG giai đoạ n 2020-2023 Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tiêu chí Tổng NVHĐ Đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV TG giai đoạn 2020-2023

Bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn dân cư có giá trị cao hơn qua các năm Nguồn vốn dân cư bao gồm tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân Đây là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động của BIDV TG Tuy nhiên, tiền gửi dân cư năm 2021 là thấp nhất trong 4 năm nghiên cứu đạt 8,465.5 tỷ đồng, nguyên nhân do nền kinh tế biến động và bị ảnh hưởng bởi đại dich covid Nhưng đến năm 2022 và 2023 nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh, điều này cho thấy BIDV TG đã rất nỗ lực trong việc khai thác nguồn vốn này.

4.2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

BIDV TG phân loại theo kỳ hạn gồm có nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng, nguồn vốn kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng.

B ả ng 4 5 Ngu ồ n v ốn huy độ ng theo k ỳ h ạ n c ủa BIDV TG giai đoạ n 2020-2023 Đơn vị tính: Tỷ đồng

NVHĐ Đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo phân tích nguồn vốn của BIDV TG giai đoạn 2020-2023

Nhìn chung tỷ trọng của tiền gửi theo kỳ hạn có biến động

- Nguồn vốn không kỳ hạn: nguồn tiền gửi không kỳ hạn biến động với tỷ trọng tăng trong cơ cấu tổng nguồn vốn, năm 2021 tăng thêm gần 3% so với năm 2020, nhưng đến năm 2022 lại giảm xấp xỉ 0.2% Đến năm 2023, tỷ trọng này cũng giảm 0.17% Với định hướng khai thác mạnh nguồn thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ, BIDV TG cố gắng triển khai các sản phẩm nhằm thu hút được lượng khách hàng gửi tiền KKH tại ngân hàng Vì đây là nguồn vốn rẻ nhưng mang lại hiệu quả cho ngân hàng trong tổng nguồn vốn huy động

- Nguồn vốn có kỳ hạn: chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động Trong đó nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn Đây là nguồn vốn rất quan trọng là nguồn vốn chủ yếu để cân đối cho vay trung dài hạn Điều này cho thấy được khách hàng yên tâm gửi tiền ở BIDV TG mà không lo sợ về rủi ro lãi suất, đồng thời cũng cho thấy những đãi ngộ mà ngân hàng mang lại cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm trung dài hạn.

4.2.3.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động

BIDV cung cấp rất nhiều sản phẩm huy động vốn tới đối tượng khách hàng với 2 nhóm sản phẩm là tiền gửi và tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất và giữ vai trò quan trọng trong nguồn huy động vốn của BIDV TG Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là sản phẩm có số dư huy động cao nhất và đây cũng được xem là sản phẩm huy động vốn chủ lực của BIDV Tiền Giang

B ả ng 4 6 Ngu ồn huy độ ng v ố n theo s ả n ph ẩ m c ủ a BIDV Ti ền Giang giai đoạ n

2020-2023 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV TG giai đoạn 2020-2023

Nhóm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có số liệu cao trong tổng nguồn vốn huy động

Là nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường Đây cũng được xem là nhóm sản phẩm phù hợp với tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của người gửi Vì phương pháp trả lãi đa dạng (trả lãi sau toàn bộ, tiết kiệm dự thưởng; trả lãi trước toàn bộ, lãi sau định kì) phù hợp với các đối tượng gửi tiền như hưu trí, người có thu nhập thấp

4.2.4 Lãi suất huy động vốn tiền gửi

Trong giai đoạn 2020-2023, BIDV TG luôn tuân thủ nghiêm túc các mức lãi suất trần theo quy định của NHNN từng thời kỳ, áp dụng lãi suất linh hoạt theo hướng thả nổi Để đảm bảo vừa tuân thủ mức lãi suất theo quy định vừa phù hợp với tâm lý sợ rủi ro lãi suất của đa số khách hàng hiện nay; bên cạnh đó BIDV TG còn kết hợp chính sách chăm sóc khách hàng dưới nhiều hình thức để khách hàng ngày càng hài lòng với các sản phẩm huy động vốn của BIDV

4.2.5 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi

Dù phải đối mặt với những thử thách của nền kinh tế sau đại dịch covid, BIDV Tiền Giang cố gắng nỗ lực và tận dụng những thế mạnh của mình đã mang về được kết quả đáng mong đợi:

- Kết quả nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động của BIDV TG giai đoạn 2020-2023 tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu cho vay để phát triển nền kinh tế Tổng nguồn vốn huy động năm 2023 đạt 11.271 tỷ đồng và kỳ vọng nguồn vốn này sẽ tăng trong năm 2024

- Sản phẩm huy động vốn: BIDV TG không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm huy động và đồng thời triển khai các sản phẩm huy động vốn mới để đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn phù hợp với từng nhóm khách hàng trên cơ sở tuân thủ theo các quy định về huy động vốn của Trụ sở chính

- Về lãi suất: áp dụng lãi suất linh hoạt cho các loại tiền gửi phù hợp với môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng và chi nhánh.

Kết quả nghiên cứu

Luận văn được tác giả khảo sát với đối tượng khách hàng thực hiện giao dịch tiền gửi tại BIDV Tiền Giang với độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, không chia giới tính, nghề nghiệp, trình độ hay thu nhập của khách hàng Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023 Hình thức khảo sát là trực tuyến thông qua đường link google form được tác giả tạo Tác giả thực hiện khảo sát trên 415 khách hàng, tuy nhiên sau khi loại bỏ 15 phiếu không hợp lệ còn 400 phiếu hợp lệ và được tác giả chọn làm mẫu nghiên cứu

B ả ng 4 7 K ế t qu ả th ố ng kê mô t ả

Nữ 208 52.0 Độ tuổi Từ 16 đến 25 tuổi 21 5.3

Trình độ học vấn Trung học phổ thông 21 5.3

Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 21 5.3

Thu nhập Dưới 10 triệu đồng 30 7.5

Thời gian gửi tiết kiệm

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả phân tích thông kê mô tả từ phần mềm SPSS cho thấy:

Theo giới tính: Kết quả trên cho thấy trong 400 khách hàng thực hiện khảo sát có 192 nam và 208 nữ, tương ứng với 48% và 52%

Theo độ tuổi: Dựa vào kết quả trên cho thấy đối tượng khách hàng thực hiện khảo sát có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên Trong đó, độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi có 21 người tương ứng với 5.3%, độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi có 115 khách hàng chiếm tỷ lệ 28.7% Tiếp theo là khách hàng có độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong 400 khách hàng được khảo sát là 43.8% tương ứng với 175 người Cuối cùng là độ tuổi trên 50 tuổi có 89 khách hàng chiếm 22.3%

Theo trình độ học vấn: Trong 400 khách hàng thực hiện khảo sát có 21 khách hàng có trình độ trung học phổ thông chiếm 5.3% trên tổng số Tiếp theo là trình độ trung cấp nghề có 90 khách hàng chiếm 22.5% Cuối cùng trình độ cao đẳng, đại học chiếm số lượng cao nhất trong số khách hàng được khảo sát 289 khách hàng chiếm 72.3%

Theo nghề nghiệp: Trong 400 khách hàng thực hiện khảo sát có 21 khách hàng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 5.3% Tiếp theo là khách hàng với nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm 24.8% tương ứng với 99 khách hàng Công chức, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số là 35% tương ứng với 140 khách hàng Nghề kinh doanh với 101 khách hàng chiếm 25.3% Cuối cùng là lao động phổ thông chiếm 9.8% ứng với 39 khách hàng

Theo thu nhập: Khách hàng có thu nhập dưới 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ ít nhất trong số khách hàng thực hiện khảo sát 30 khách hàng chiếm 7.5% Tiếp theo là khách hàng có thu nhập từ 10 triệu đến 20 triệu đồng chiếm 36.5% ứng với 146 khách hàng Cuối cùng là khách hàng có thu nhập trên 20 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 56% ứng với

Theo thời gian gửi tiết kiệm: Kết quả trên cho thấy khách hàng thực hiện giao dịch tiền gửi dưới 1 năm là 26 khách hàng chiếm 6.5% Khách hàng gửi tiền từ 1 năm đến dưới 3 năm chiếm 40.5% tương ứng với 162 khách hàng Cuối cùng là khách hàng gửi tiền trên 3 năm chiếm 53% tương ứng với 212 khách hàng, chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả bảng 4.8 được thực hiện từ phần mềm SPSS cho thấy:

B ả ng 4 8 K ế t qu ả phân tích Cronbach'Alpha

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

(Scale Mean if Item Deleted)

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

(Scale Variance if Item Deleted)

Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến

(Cronbach’s Alpha if Item Deleted)

TH: Thương hiệu ngân hàng: Cronbach’s Alpha = 0.948

LS: Lãi suất: Cronbach’s Alpha = 0.951

CLDV: Chất lượng dịch vụ: Cronbach’s Alpha = 0.734

TC:Tin cậy: Cronbach’s Alpha = 0.918

CN: Công nghệ: Cronbach’s Alpha =0.683

PTHH: Phương tiện hữu hình: Cronbach’s Alpha = 0.792

HDV: Huy động vốn: Cronbach’s Alpha = 0.631

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, 2024

Dựa trên những tiêu chí đánh giá độ tin cậy của thang đo được tác giả trình bày bên trên, kết quả dữ liệu cho thấy:

Thang đo thương hiệu ngân hàng: có 5 biến quan sát trong thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của thương hiệu = 0.948 > 0.6 và > 0.8, điều này cho thấy độ tin cậy thang đo này rất cao Bên cạnh đó, tương quan biến tổng của TH1, TH2, TH3, TH4, TH5 đều lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ đó cho thấy thang đo thương hiệu của mô hình là phù hợp

Thang đo lãi suất: gồm 5 biến quan sát, Cronbach’s Alpha của lãi suất là 0.951 > 0.6 Bên cạnh đó, tương quan biến tổng của LS1, LS2, LS3, LS4, LS5 đều lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ đó cho thấy thang đo lãi suất của mô hình là phù hợp

Thang đo chất lượng dịch vụ: thang đo này gồm 5 biến quan sát với Cronbach’s Alpha là 0.734 > 0.6 đồng thời tương quan biến tổng của CLDV1, CLDV2, CLDV3, CLDV4, CLDV5 đều lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ kết quả trên cho thấy thang đo đạt độ tin cậy

Thang đo tin cậy: có 5 biến quan sát với Cronbach’s Alpha là 0.918 > 0.6 đồng thời tương quan biến tổng của TC1, TC2, TC3, TC4, TC5 đều lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ kết quả trên cho thấy thang đo đạt độ tin cậy

Thang đo công nghệ: gồm 4 biến quan sát, Cronbach’s Alpha là 0.683 > 0.6 đồng thời tương quan biến tổng của CN1, CN2, CN3, CN4 đều lớn hơn 0.3 và

Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ kết quả trên cho thấy thang đo đạt độ tin cậy

Thang đo phương tiện hữu hình: gồm 5 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.792 > 0.6, bên cạnh đó tương quan biến tổng của PTHH1, PTHH2, PTHH3, PTHH4, PTHH5 đều lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ đó cho thấy thang đo phương tiện hữu hình của mô hình là phù hợp

Thang đo huy động vốn gồm 3 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.631 > 0.6, bên cạnh đó tương quan biến tổng của HDV1, HDV2, HDV3 đều lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số chuẩn Từ đó cho thấy thang đo huy động vốn của mô hình là phù hợp

Tóm lại, sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy của các thang đo, tác giả không loại biến nào trong mô hình vì thang đo các biến đều đủ độ tin cậy Các biến gồm thương hiệu, biến lãi suất, chất lượng dịch vụ, tin cậy, công nghệ, phương tiện hữu hình được đưa vào những phân tích tiếp theo

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra độ tin cậy, 6 biến độc lập được tác giả tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá để tìm ra giá trị hội tụ và phân biệt cho các biến

4.3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Phân tích EFA thực hiện cho 29 biến quan sát Tác giả thực hiện phân tích các biến độc lập với phép quay Varimax và hệ số tải là 0.5 Kết quả được trình bày như sau:

Về KMO và Bartlett’s Test lần 1:

B ả ng 4 9 K ế t qu ả KMO và Bartlett’s Test lầ n 1

Giá trị bậc tự do 406

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, 2024

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 2. 1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan (Trang 36)
215  Hình thức huy động - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
215 Hình thức huy động (Trang 37)
Hình 3. 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến huy - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Hình 3. 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến huy (Trang 40)
Bảng 3. 1. Mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 3. 1. Mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu (Trang 42)
Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu đề xuất của tác giả - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu đề xuất của tác giả (Trang 44)
Bảng 3. 2. Bảng mã hóa thang đo cho biến độc lập. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 3. 2. Bảng mã hóa thang đo cho biến độc lập (Trang 46)
19  TC4  Hình  thức  và  cách  tính  lãi  được - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
19 TC4 Hình thức và cách tính lãi được (Trang 47)
Hình 4. 1 Sơ đồ tổ chức tại BIDV Tiền Giang. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Hình 4. 1 Sơ đồ tổ chức tại BIDV Tiền Giang (Trang 54)
Bảng 4. 2 Quy mô nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn BIDV TG giai đoạn - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 2 Quy mô nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn BIDV TG giai đoạn (Trang 59)
Bảng 4. 3 Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV TG và ngành ngân hàng - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 3 Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV TG và ngành ngân hàng (Trang 61)
Bảng 4. 4 Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng dân cư của BIDV TG - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 4 Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng dân cư của BIDV TG (Trang 62)
Bảng 4. 5 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của BIDV TG giai đoạn 2020-2023. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 5 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của BIDV TG giai đoạn 2020-2023 (Trang 63)
Bảng 4. 6 Nguồn huy động vốn theo sản phẩm của BIDV Tiền Giang giai đoạn - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 6 Nguồn huy động vốn theo sản phẩm của BIDV Tiền Giang giai đoạn (Trang 64)
Bảng 4. 7 Kết quả thống kê mô tả. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 7 Kết quả thống kê mô tả (Trang 66)
Bảng 4. 8 Kết quả phân tích Cronbach'Alpha. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 8 Kết quả phân tích Cronbach'Alpha (Trang 69)
Bảng 4. 9 Kết quả KMO và Bartlett’s Test lần 1. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 9 Kết quả KMO và Bartlett’s Test lần 1 (Trang 74)
Bảng 4. 10 Kết quả tổng phương sai trích lần 1. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 10 Kết quả tổng phương sai trích lần 1 (Trang 74)
Bảng 4. 11 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 11 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 (Trang 76)
Bảng 4. 13 Kết quả tổng phương sai trích lần 2. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 13 Kết quả tổng phương sai trích lần 2 (Trang 79)
Bảng 4. 14 Kết quả KMO và Bartlett’s Test cho biến phụ thuộc. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 14 Kết quả KMO và Bartlett’s Test cho biến phụ thuộc (Trang 82)
Bảng 4. 16 Kết quả ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 16 Kết quả ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc (Trang 83)
Bảng kết quả 4.16 cho thấy thang đo này hợp lệ và các biến quan sát hội tụ tốt vì  kết quả EFA cho biến phụ thuộc chỉ đưa ra 1 nhân tố - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng k ết quả 4.16 cho thấy thang đo này hợp lệ và các biến quan sát hội tụ tốt vì kết quả EFA cho biến phụ thuộc chỉ đưa ra 1 nhân tố (Trang 84)
Bảng 4. 19 Kết quả ANOVA. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 19 Kết quả ANOVA (Trang 86)
Bảng 4. 18 Tóm tắt mô hình. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 18 Tóm tắt mô hình (Trang 86)
Bảng 4. 20 Bảng hệ số hồi quy. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 20 Bảng hệ số hồi quy (Trang 87)
Bảng 4. 21 Tổng hợp giả thuyết. - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Bảng 4. 21 Tổng hợp giả thuyết (Trang 94)
Hình thức và cách tính lãi được công - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tiền Giang.pdf
Hình th ức và cách tính lãi được công (Trang 108)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN