1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Số An Toàn Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.pdf

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ LAN ANH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ LAN ANH Mã số sinh viên: 050608200021

Lớp sinh hoạt: HQ8-GE19

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS TRẦN VƯƠNG THỊNH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT

Hệ số an toàn vốn đã và đang trở thành công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhằm duy trì tính an toàn và lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt Vì lẽ đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài này nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của NHTM Việt Nam

Mục tiêu của khóa luận là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của 24 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 Nghiên cứu thực hiện kiểm định các khuyết tật tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và nội sinh của mô hình Sau đó, tác giả áp dụng phương pháp S-GMM với dữ liệu bảng động nhằm khắc phục các khuyết tật trên

Kết quả mô hình S-GMM cho thấy các yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE), biên lãi ròng (NIM), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ảnh hưởng cùng chiều đến hệ số an toàn vốn, trong khi đó, các yếu tố còn lại là khả năng sinh lời (ROA), tỷ lệ nợ xấu (NPL), hệ số đòn bẩy tài chính (LEV), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ lạm phát (INF) và lãi suất (INT) ảnh hưởng ngược chiều đến CAR Từ cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất cho các nhà quản trị NHTM và kiến nghị cho Chính phủ cũng như NHNN nhằm xây dựng nền tảng vững chắc để nâng cao hệ số an toàn vốn trong tương lai

Từ khóa: Hệ số an toàn vốn, ngân hàng thương mại, phương pháp S-GMM

Trang 4

ABSTRACT

The capital adequacy ratio has emerged as a key instrument for regulators in maintaining the soundness of the Vietnamese banking system's operations in the encounter of increasingly strong international competition As a result, the author choose to focus on the factors influencing on the capital adequacy ratio of Vietnamese commercial banks

The thesis aims to investigate the impact of various factors on Vietnam Joint Stock Commercial Bank's capital adequacy ratio from 2011 to 2022 The study determined the endogeneity, heteroskedasticity, and autocorrelation defects of the research model Then, the author uses dynamic panel data and the S-GMM approach to solve the above deffects

The results of the S-GMM model show that the factors of bank size (SIZE), net interest margin (NIM), and economic growth rate (GDP) have a positive impact on the capital adequacy ratio, while profitability (ROA), non-performing loans ratio (NPL), financial leverage ratio (LEV), loan ratio (LOA), inflation rate (INF) and interest rate (INT) negatively affects CAR Based on the findings, the author presents some suggestions for managers of commercial banks as well as some recommendations for the State Bank and the Government to establish a solid groundwork to improve capital adequacy ratio in the future

Keywords: Capital adequacy ratio, commercial banks, S-GMM method

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là Võ Thị Lan Anh, hiện đang là sinh viên lớp HQ8-GE19 thuộc chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao khóa 8, ngành Tài chính-Ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024 Tác giả

(Ký và ghi rõ họ tên)

Võ Thị Lan Anh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của NHTMCP Việt Nam” là mốc đánh dấu sự khép lại của quá trình học tập và rèn luyện của em tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp không chỉ là minh chứng cho sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân em trên giảng đường đại học mà còn khẳng định được đóng góp to lớn của quý thầy cô qua sự chỉ dẫn tận tình và những lời khuyên quý giá

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu, toàn thể quý thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng đã hết lòng dạy dỗ, hỗ trợ để giúp em trang bị nhiều kiến thức quý báu trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện trên giảng đường

Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Vương Thịnh, là người thầy đã nhiệt tình tư vấn, giúp em định hướng đề tài phù hợp và dành thời gian đưa ra những ý kiến, lời khuyên bổ ích cho em trong suốt tiến trình thực hiện nghiên cứu Bên cạnh đó, thầy cũng luôn động viên, lắng nghe, tiếp thêm động lực để em có thể hoàn thành khóa luận một cách trọn vẹn nhất

Vì thời gian thực hiện chỉ có 10 tuần ngắn ngủi, vốn hiểu biết và kinh nghiệm của chính bản thân em vẫn còn nhiều hạn chế nên khóa luận chắc chắn khó tránh khỏi sai sót Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá cũng như nhận xét của quý thầy cô để kiến thức và kĩ năng của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu 4

2.1 CÁC HIỆP ƯỚC BASEL VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN 7

2.1.1.1 Basel I: Hiệp định vốn Basel 7

2.1.1.2 Basel II: Khuôn khổ mới 7

2.1.1.3 Basel III: Ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 9

Trang 8

2.1.1.4 So sánh ba khuôn khổ vốn 10

2.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN 11

2.2.1 Khái niệm hệ số an toàn vốn 11

2.2.2 Đo lường hệ số an toàn vốn 12

2.2.2.1 Đo lường hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel 12

2.2.2.2 Đo lường hệ số an toàn vốn theo quy định của NHNN Việt Nam 14 2.2.3 Ý nghĩa hệ số an toàn vốn 16

2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 17

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 17

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 19

2.3.3 Nhận xét các nghiên cứu liên quan 21

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA NHTM 27

2.4.1 Các yếu tố vi mô 27

2.4.1.1 Quy mô ngân hàng 27

2.4.1.2 Khả năng sinh lời 28

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 37

3.1 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN KINH TẾ LƯỢNG 37

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 41

Trang 9

3.3 GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT

NGHIÊN CỨU 42

3.3.1 Biến phụ thuộc 42

3.3.2 Biến độc lập 43

3.3.2.1 Quy mô ngân hàng (SIZE) 43

3.3.2.2 Khả năng sinh lời (ROA) 43

3.3.2.3 Biên lãi ròng (NIM) 44

3.3.2.4 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 44

3.3.2.5 Tỷ lệ tiền gửi 44

3.3.2.6 Hệ số đòn bẩy tài chính (LEV) 45

3.3.2.7 Tỷ lệ cho vay (LOA) 45

3.3.2.8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 45

3.3.2.9 Tỷ lệ lạm phát (INF) 46

3.3.2.10 Lãi suất (INT) 46

3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 49

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 50

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 51

4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN 53

4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH 55

4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến 55

4.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 56

4.3.3 Kiểm định tự tương quan 56

4.3.4 Kiểm định nội sinh 56

4.4 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 57

4.5 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 59

4.6 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60

4.6.1 Quy mô ngân hàng 60

4.6.2 Khả năng sinh lời 61

Trang 10

5.2.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 78

5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 79

5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 79

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 81

KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCBS Basel Committee on Banking Supervision

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng

CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

GHOS Group of Governors and Heads of Supervision

Nhóm thống đốc và trưởng ban giám sát

IRB Internal ratings-based Phương pháp đánh giá nội bộ LCR Liquidity Coverage Ratio Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh

khoản

NIM Net interest margin Biên lãi ròng

Trang 12

NPL Non-performing loan Tỷ lệ nợ xấu NSFR Net stable funding ratio Quỹ bình ổn ròng

ROA Return on assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản RWA Risk-Weighted Assets Tài sản có trọng số rủi ro S-GMM System Generalized Method of

Moments

Phương pháp ước lượng moment tổng quát hệ thống

VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa các khuôn khổ vốn Basel 10

Bảng 2.2: Công thức tính hệ số an toàn vốn qua từng thời kỳ của Basel 14

Bảng 2.3: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu liên quan 21

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến và giả thuyết nghiên cứu 47

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến 51

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 54

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 55

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 56

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tự tương quan 56

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nội sinh 57

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình S-GMM 58

Bảng 4.8: Bảng kiểm định giả thuyết nghiên cứu 60

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Biến động giữa ROA và CAR của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 61 Biểu đồ 4.2: Biến động giữa NIM và CAR của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 62 Biểu đồ 4.3: Biến động giữa LEV và CAR của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 66 Biểu đồ 4.4: Biến động giữa LOA và CAR của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 67

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm trở lại đây, ngành ngân hàng đã trở thành động lực chính cho sự phát triển của đất nước trong vai trò là xương sống của nền kinh tế Hệ thống ngân hàng trong nhiều năm qua đã giúp nước ta ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đạt được các mục tiêu tăng trưởng thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt ngay thời điểm thị trường diễn biến phức tạp Cách đây vài thập kỷ, các nhà kinh tế học tiền tệ đã tìm thấy mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng ngân hàng và cuộc khủng hoảng tài chính; họ tin rằng nếu xảy ra khủng hoảng ngân hàng, sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính, sự ổn định của hệ thống ngân hàng sẽ bị đe dọa và cơ sở hạ tầng tài chính sẽ sụp đổ nếu ngân hàng trung ương không can thiệp kịp thời (Friedman và Schwartz, 1965) Do đó, cơ quan quản lý xác định rằng nhiệm vụ phát triển kinh tế dài hạn là phải luôn gắn liền với sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng

Các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm đến hệ số an toàn vốn (CAR), một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để theo dõi và đảm bảo sức khỏe về tình hình tài chính cho các ngân hàng (Milli và cộng sự, 2017) CAR đặt ra các tiêu chuẩn cho các ngân hàng bằng cách xem xét khả năng thanh toán nợ và khả năng ứng phó với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động của ngân hàng, được giới thiệu như một trụ cột quan trọng trong Hiệp ước vốn Basel Để duy trì ổn định hệ số này, các ngân hàng phải cân bằng vốn chủ sở hữu của mình bằng cách tăng trưởng vốn điều lệ hoặc trong trường hợp không thể bổ sung thêm vốn thì có thể giảm đi số lượng các tài sản có trọng số rủi ro cao

Thực tế ở Việt Nam, NHNN (2014) ban đầu quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% đối với tất cả các ngân hàng, bao gồm ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Hai năm sau đó, Ngân hàng Nhà nước (2016) giảm tỷ lệ này xuống 8% nhằm tiếp cận các quy định về vốn của Ủy ban Basel Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng ngân hàng thương mại trong

Trang 16

20 năm qua đã kéo theo vấn đề cạnh tranh không lành mạnh gây ra tác động xấu đến sự ổn định và chất lượng của toàn ngành ngân hàng Việt Nam, bằng chứng là sự sa sút trong hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng NHNN đã phải khuyến khích, thậm chí buộc phải sáp nhập, hợp nhất, mua lại để giải quyết thực trạng một số ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả Trong thực tế, sự ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng đã trở thành một chủ đề nóng vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang trải qua thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc hơn

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” Mục đích của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại, từ đó có thể xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng để gợi ý các đề xuất và kiến nghị giúp duy trì và cải thiện hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam nhằm đáp ứng chuẩn mực hiện hành của Hiệp ước Basel

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khóa luận sẽ đưa ra các đề xuất cho các NHTM Việt Nam nói chung cũng như các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước với mục đích duy trì và cải thiện hệ số này trong tương lai

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến hệ số an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022; Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số đề xuất cho các NHTM Việt Nam nói chung và các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm duy trì và cải thiện hệ số an toàn vốn

Trang 17

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài đề ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể là:

(i) Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các NHTM là gì và mức độ tác động của các yếu tố này đối với hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam là như thế nào trong giai đoạn 2011-2022?

(ii) Từ kết quả nghiên cứu, những đề xuất và kiến nghị nào có thể được đưa ra nhằm duy trì và cải thiện hệ số an toàn vốn cho các NHTM Việt Nam nói chung?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về hệ số an toàn vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của NHTM

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:

Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các NHTMCP Việt Nam Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam hiện có 31 NHTMCP nhưng tác giả quyết định lấy 24 NHTMCP làm đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam vì các ngân hàng này có dữ liệu đầy đủ phù hợp này với mô hình nghiên cứu

Phạm vi thời gian:

Dữ liệu vi mô và vĩ mô được tác giả thu thập trong giai đoạn 2011-2022 Đây là giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Việt Nam bắt đầu phục hồi kinh tế Đặc biệt vào năm 2012, thực hiện theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” của Chính phủ, ngành ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu tài chính, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đổi mới quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại, phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế

Trang 18

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam, thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng và sử dụng phần mềm Stata 17.0 để chạy mô hình, cụ thể:

(1) Đầu tiên, tác giả kiểm định các khuyết tật của mô hình;

(2) Sau đó sử dụng phương pháp S-GMM để khắc phục các khuyết tật của mô hình Mô hình cuối cùng thu được sau khi sử dụng phương pháp S-GMM chính là kết quả nghiên cứu

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu thứ cấp, bao gồm:

Về dữ liệu vi mô, nghiên cứu thu thập dữ liệu vi mô của 24 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch đã được công bố tại Vietstock;

Về dữ liệu vĩ mô, bao gồm các yếu tố: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát và lãi suất được thu thập từ nguồn Tổng cục Thống kê và World Bank

Trang 19

2011-2022 Từ đó, nghiên cứu đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp các ngân hàng cải thiện hệ số này trong tương lai nhằm đáp ứng các chuẩn mực Basel với mục đích giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế đất nước

1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu gồm 5 chương, bố cục như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp của đề tài

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 2 tập trung nêu lên cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của NHTM Đồng thời, chương này cũng lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam lẫn nước ngoài Từ đó, tổng hợp lại các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương 3

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan ở chương 2, chương 3 đề xuất lựa chọn mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình và trình tự thực hiện nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 xử lý số liệu bằng phần mềm Stata và thực hiện trình bày kết quả mô hình hồi quy sau khi khắc phục các khuyết tật Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành phân tích và thảo luận sự ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Chương 5 tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trong chương 4 Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đưa ra một số đề xuất và kiến nghị giúp duy trì và cải thiện hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam nói chung

Trang 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, những đóng góp của đề tài và bố cục của đề tài Những định hướng trên là tiền đề để tác giả nghiên cứu chi tiết hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn được trình bày ở những chương tiếp theo

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 CÁC HIỆP ƯỚC BASEL VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN

2.1.1.1 Basel I: Hiệp định vốn Basel

An toàn vốn đã sớm trở thành trọng tâm hoạt động của Ủy ban với mục đích giám sát sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng quốc tế Vào đầu những năm 1980, sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh đã làm tăng thêm mối lo ngại của các nhà chức trách rằng tỷ lệ vốn của các ngân hàng quốc tế lớn đang ngày càng tiêu cực trong bối cảnh rủi ro quốc tế gia tăng nghiêm trọng Được sự ủng hộ của các thống đốc G10, một hệ thống đo lường vốn thường được gọi là hiệp định vốn Basel vào tháng 7 năm 1988 đã được phát hành rộng rãi ra công chúng và thường biết đến với cái tên là “Basel I”

Basel I kêu gọi thực hiện tỷ lệ vốn tính theo tài sản có trọng số rủi ro – RWA tối thiểu là 8% và bắt buộc các nước thành viên áp dụng vào cuối năm 1992 Vào tháng 9 năm 1993, Ủy ban đã ban hành thông báo chính thức xác định rằng các yêu cầu tối thiểu đặt ra trong hiệp định đã được đáp ứng đầy đủ bởi hệ thống ngân hàng trong khối G10 có hoạt động kinh doanh quốc tế

Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, Basel I đã bộc lộ nhiều điểm yếu Một trong số đó là sự hạn chế trong việc phân cấp rủi ro tín dụng, được nêu cụ thể chỉ qua 4 loại trọng số (0%, 20%, 50% và 100%), dựa trên tỷ lệ vốn tối thiểu 8% và vốn yêu cầu được áp dụng ở mức như nhau bất kể thời hạn của khoản tín dụng Thứ hai, khuôn khổ vốn này giả định một thị trường chung cho tất cả các quốc gia, điều này là không đúng với thực tế Cuối cùng, Basel I không xem xét đến rủi ro hoạt động, vốn dĩ phức tạp với mức độ đang ngày càng tăng cao (NHNN, 2010)

2.1.1.2 Basel II: Khuôn khổ mới

Nhằm khắc phục hạn chế của Basel I, Ủy ban Basel không ngừng tham khảo ý kiến của các cơ quan giám sát, đại diện ngành ngân hàng, ngân hàng trung ương và quan sát viên bên ngoài để xây dựng các yêu cầu về vốn nhạy cảm đáng kể với rủi ro

Trang 22

hơn Sau gần sáu năm chuẩn bị kỹ càng, BCBS (2004) ban hành khuôn khổ vốn sửa đổi, thường được gọi là "Basel II", với ba trụ cột chính: yêu cầu về vốn tối thiểu, nhằm tìm cách phát triển và mở rộng các quy tắc tiêu chuẩn hóa được quy định cụ thể trong phiên bản trước đó; đánh giá giám sát về mức độ đáp ứng quy định vốn của TCTD và áp dụng quy trình xếp hạng nội bộ; sử dụng việc công bố thông tin minh bạch như một công cụ để tăng cường kỷ luật thị trường với mục đích khuyến khích các hoạt động ngân hàng đi theo hướng an toàn và bền vững

Trụ cột 1 xây dựng mức vốn bắt buộc dựa trên 3 rủi ro phổ biến mà ngân hàng dễ dàng gặp phải: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và quan trọng nhất là rủi ro tín dụng Có thể thấy, Basel II đã khắc phục được lỗi phiến diện của phiên bản trước đó khi đưa ra thang đo cho rủi ro hoạt động với ba phương pháp tiếp cận: phương pháp chỉ báo cơ bản; phương pháp tiếp cận chuẩn hóa và phương pháp đo lường nâng cao (AMA) Tỷ lệ vốn bắt buộc là 8% không thay đổi, tuy nhiên, vốn cấp 1 phải chiếm ít nhất 4% tổng vốn Tài sản tính theo rủi ro được thể hiện qua tích của yêu cầu vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động với 12,5 (nghịch đảo của yêu cầu vốn tối thiểu 8%) Đối với rủi ro tín dụng, Basel II vẫn giữ nguyên công thức tính, tuy nhiên trọng số sẽ dao động trong mức từ 0% đến 150%

Trụ cột 2 mang lại cho các nhà hoạch định những “công cụ” tốt hơn so với trước đó Quy trình đánh giá giải quyết những vấn đề mà trụ cột 1 chưa thể nắm bắt đầy đủ như rủi ro tập trung tín dụng hoặc những yếu tố không được nêu ra ở trụ cột 1, chẳng hạn như rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh, rủi ro chiến lược và các yếu tố vĩ mô như hiệu ứng của chu kỳ kinh doanh Ủy ban cũng đưa ra hướng dẫn về các nguyên tắc rà soát giám sát, quản lý rủi ro, tính minh bạch và trách nhiệm của ngân hàng trong xử lý rủi ro sổ sách Trụ cột cuối cùng thiết lập các yêu cầu công bố thông tin về các loại rủi ro khác nhau của ngân hàng, yêu cầu an toàn vốn và quy trình đánh giá rủi ro, gắn với kỷ luật thị trường Mục đích chính của trụ cột là thúc đẩy tính minh bạch cao trong công tác thông báo thông tin của ngân hàng và cho phép nhà đầu tư có cái nhìn bao quát để có thể so sánh các ngân hàng khác nhau trên cơ sở bình đẳng

Trang 23

2.1.1.3 Basel III: Ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Việc củng cố khuôn khổ Basel II đã trở nên cấp thiết ngay cả trước khi Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ, sụp đổ vào tháng 9 năm 2008 Ngành ngân hàng bước vào cuộc khủng hoảng tài chính với đòn bẩy quá cao và tính thanh khoản kém Những yếu tố bất ổn này đi kèm với các cơ cấu động lực không phù hợp và hoạt động quản trị rủi ro yếu kém Sự kết hợp nguy hiểm của các yếu tố này được thể hiện qua quy trình định giá sai rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng như tăng trưởng tín dụng nóng

Vào tháng 9 năm 2010, GHOS đã công bố cho các ngân hàng thương mại toàn cầu tiêu chuẩn vốn tối thiểu cao hơn Đây là kết quả tất yếu của thỏa thuận đạt được vào tháng 7 liên quan đến thiết lập tiêu chuẩn cải cách vốn và thanh khoản, được gọi là “Basel III" Vào tháng 11 cùng năm, các tiêu chuẩn mới này được phê duyệt trong Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 tại Seoul (Hàn Quốc) và sau đó được nhất trí tại cuộc họp của Ủy ban Basel cuối năm 2010

Phiên bản tháng 12 năm 2010 được trình bày trong tài liệu “Basel III: Khung quốc tế về đo lường, tiêu chuẩn và giám sát rủi ro thanh khoản” và “Basel III: Khung pháp lý toàn cầu cho các ngân hàng và hệ thống ngân hàng linh hoạt hơn” Khung vốn mới chỉnh sửa và cải thiện ba trụ cột do Basel II thiết lập đồng thời mở rộng chúng trong một số lĩnh vực Các cải cách lần lượt được tiến hành theo từng giai đoạn trải dài từ năm 2013 đến năm 2019 Đầu tiên, yêu cầu chặt chẽ hơn về chất lượng và số lượng vốn pháp định, đặc biệt củng cố vai trò trung tâm của cổ phần phổ thông, thông qua yêu cầu vốn cấp 1 được nâng lên từ 4% lên 6%, mà trong đó ¾ là vốn chủ sở hữu phổ thông (CET1) bao gồm cổ phiếu phổ thông, lợi nhuận giữ lại và thu nhập tích lũy Thứ hai, bổ sung một lớp vốn chủ sở hữu – hay còn gọi là lớp đệm bảo toàn vốn, trong trường hợp ngân hàng thiếu thanh khoản nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu, cụ thể khoản dự trữ này dao động từ 0% đến 2,5% trên tài sản có rủi ro Thứ ba, một vùng đệm vốn nghịch chu kỳ, đặt ra những hạn chế đối với sự “dấn thân” của các ngân hàng vào giai đoạn bùng nổ tín dụng với mục đích giảm tổn thất của họ trong các vụ vỡ nợ, phải đảm bảo 2,5% RWA trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh Thứ

Trang 24

tư, tỷ lệ đòn bẩy, được đo lường thông qua tỷ lệ vốn cấp 1 trên giá trị rủi ro (Exposure) – là tổng mức rủi ro của toàn bộ tài sản trên bảng cân đối kế toán, rủi ro phái sinh, giao dịch cấp vốn chứng khoán (SFT) và hệ số chuyển đổi tín dụng cho các khoản mục ngoại bảng với quy định tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu là 3% Thứ năm, yêu cầu tỷ lệ thanh khoản tối thiểu, tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR), nhằm cung cấp tiền mặt để đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền trong khoảng thời gian căng thẳng kéo dài 30 ngày và chỉ số dài hạn hơn là tỷ lệ quỹ bình ổn ròng (NSFR) phải đạt ít nhất là 100%, nhằm giải quyết sự chênh lệch về thời gian đáo hạn trên toàn bộ bảng cân đối kế toán Thứ sáu, trong trường hợp các ngân hàng chiến lược toàn cầu (G-SIBs), yêu cầu bổ sung về năng lực chống chịu trước tổn thất và tăng cường giám sát xuyên quốc gia

2.1.1.4 So sánh ba khuôn khổ vốn

Cả ba khuôn khổ Basel đều nhấn mạnh yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu là 8% trên tài sản có trọng số rủi ro, sự khác biệt được thể hiện qua các phương pháp tính toán và các trụ cột được phát triển thêm để đảm bảo độ tin cậy Bảng 2.1 là kết quả tổng hợp những điểm khác nhau của ba khuôn khổ vốn:

Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa các khuôn khổ vốn Basel

Yêu cầu về vốn Vốn cấp 1 chiếm 4%

RWA

Vốn cấp 1 đạt 4% RWA

Vốn cấp 1 phải đạt 6% RWA, trong đó ¾ là CET1 đồng thời đảm bảo vùng đệm vốn từ 0% đến 2,5%

Rủi ro được xem xét

Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường (mở rộng ở bản sửa đổi 1996)

Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường, Rủi ro hoạt động

Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường, Rủi ro hoạt động, Rủi ro thanh khoản

Trang 25

Phương pháp tiếp cận RRTD

Phương pháp chuẩn hóa

Phương pháp chuẩn hóa,

phương pháp đánh giá nội bộ

Phương pháp chuẩn hóa, phương pháp đánh giá nội bộ

Trọng số rủi ro 4 mức độ: 0%, 20%,

50% và 100%

Dao động từ 0 % đến 150%

Dao động từ 0 % đến 150%

Trụ cột chính Chỉ đề cập đến yêu

cầu vốn tối thiểu

3 trụ cột: yêu cầu vốn tối thiểu, đánh giá xếp hạng, kỷ luật thị trường

Phát triển ba trụ cột của Basel II, bổ sung thêm tính thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN 2.2.1 Khái niệm hệ số an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn (CAR) xác định tỷ lệ vốn cốt lõi và vốn bổ sung của ngân hàng trên tài sản và nợ ngoại bảng được điều chỉnh theo trọng số rủi ro (BCBS, 1988) Cách tính toán của hệ số an toàn vốn thay đổi theo từng hiệp định Basel, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức bắt buộc là trên hoặc bằng 8% cho các ngân hàng Hệ số an toàn vốn còn là một trong những công cụ quản lý quan trọng được dùng để giám sát và kiểm soát tình hình tài chính của ngân hàng, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý quốc tế (Milli và cộng sự, 2017) Ngoài ra, Sinkey (1989) còn nhấn mạnh rằng các cơ quan quản lý thường áp dụng CAR như một thước đo chủ yếu về “sự an toàn và lành mạnh” của các tổ chức nhận tiền gửi vì họ coi vốn là công cụ an toàn có khả năng hấp thụ các khoản lỗ tiềm ẩn

Tại Việt Nam, cơ quan quản lý ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nhà nước) ban đầu quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% đối với tất cả các ngân hàng, bao

Trang 26

gồm ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sau đó đã giảm xuống 8% để phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế Hệ số an toàn vốn cao thể hiện ngân hàng có đủ khả năng về tài chính nhằm bù đắp tổn thất trước những tác động tiêu cực bất ngờ xảy ra từ các yếu tố nội bộ ngân hàng lẫn môi trường kinh tế

2.2.2 Đo lường hệ số an toàn vốn

2.2.2.1 Đo lường hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel

❖ Hiệp ước Basel I (1988)

Sau quá trình tham vấn và thử nghiệm sơ bộ khuôn khổ vốn, một tiêu chuẩn vốn tối thiểu cho các ngân hàng quốc tế đã được thiết lập bởi Ủy ban Theo đó, Ủy ban khẳng định rằng tỷ lệ vốn bắt buộc trên tài sản có trọng số rủi ro cần được đặt ở mức 8% mà trong đó tối thiểu là 4% là vốn cốt lõi

CAR = Vốn điều lệ

Tài sản có trọng số rủi ro (RWA)

Vốn điều lệ (Regulatory capital) của ngân hàng được cấu thành từ: (-) Vốn cấp 1 hay còn được gọi là vốn cốt lõi

(-) Vốn cấp 2 là vốn bổ sung

(-) Vốn cấp 3 là các khoản nợ ngắn hạn được bổ sung trong tài liệu năm 1996 BCBS (1996) quy định vốn cấp 1 phải chiếm ít nhất một nửa tổng số vốn tự có, tức tổng vốn cấp 2 và vốn cấp 3 không được vượt quá vốn cấp 1:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

RWA, hay còn gọi là tài sản tính theo trọng số của rủi ro tín dụng, là tích của giá trị các nhóm tài sản của ngân hàng với trọng số rủi ro của chúng được phân chia thành bốn nhóm Các nhóm này được cho trọng số rủi ro lần lượt là 0%, 20%, 50% và 100%, từ tài sản rủi ro thấp nhất đến tài sản rủi ro cao nhất:

RWA = Giá trị tài sản x Trọng số rủi ro

Trang 27

❖ Hiệp ước Basel II (2004)

Basel II ra đời với mục đích khắc phục những hạn chế của phiên bản 1988, trong đó, trụ cột về tỷ lệ vốn tối thiểu xác định CAR không được thấp hơn 8%, được tính bằng công thức sau:

RWARRTD + RWARRTT + RWARRHĐ

Nhìn chung, vốn bắt buộc vẫn không thay đổi so với phiên bản trước đó Tuy nhiên, tổng tài sản có trọng số rủi ro sẽ được đo lường bằng cách nhân từng yêu cầu vốn (CR) đối với hai rủi ro: Rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động với hằng số 12,5, sau đó cộng với tài sản tính theo rủi ro tín dụng RWA đối với rủi ro tín dụng lần đầu tiên được tiếp cận bằng phương pháp đánh giá nội bộ (IRB), với trọng số rủi ro dao động trong khoảng từ 0% đến 150% Ngoài ra, phương pháp tiếp cận chuẩn hóa – được hoàn thiện từ cơ sở Basel I cũng được khuyến khích áp dụng trong quy trình quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng

❖ Hiệp ước Basel III (2010)

Basel III được xem như là một bộ biện pháp quốc tế thống nhất do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng ban hành với mục đích đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 Theo Basel III, tỷ lệ vốn tối thiểu bắt buộc là 8%, đồng thời ngân hàng cũng phải trang bị bộ đệm vốn dao động từ 0 đến 2,5% RWA Tóm lại, khi xem xét cả yêu cầu về vốn tối thiểu và mức đệm, yêu cầu duy trì dự trữ cho các ngân hàng có thể lên tới 10,5%

RWARRTD + RWARRTT + RWARRHĐ

Vốn điều lệ chỉ gồm thành phần vốn cấp 1 và cấp 2 vì vốn cấp 3 đã bị loại bỏ do tính rủi ro cao Vốn cấp 1 phải đạt 6% RWA, trong đó vốn chủ sở hữu phổ thông chiếm ¾

RWA ≥ 4,5%

Trang 28

Basel III giới thiệu tỷ lệ đòn bẩy cho G-SIBs, được thể hiện bằng thương số của vốn cấp 1 và tổng tài sản của ngân hàng, với yêu cầu tỷ lệ tối thiểu là 3%

LEV = Vốn cấp 1

Giá trị tài sản rủi ro≥ 3%

Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR), yêu cầu các ngân hàng phải nắm giữ đủ tài sản có tính thanh khoản cao nhằm trang trải tổng dòng tiền ròng ra trong 30 ngày căng thẳng tài chính

LCR = Tài sản có tính thanh khoản cao

Dòng tiền ra trong 30 ngày tiếp theo≥ 100%

Tỷ lệ quỹ bình ổn được thiết lập để đảm bảo rằng các tài sản dài hạn của ngân hàng được tài trợ với khoản nợ dài hạn và ổn định, tỷ lệ này phải lớn hơn 100%

Tài sản có trọng số rủi ro (RWA)Basel II 2004 2006 CAR = Vốn điều lệ

RWARRTD + RWARRTT+ RWARRHĐBasel III 2010 2013 CAR = Vốn điều lệ

RWARRTD + RWARRTT+ RWARRHĐ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.2.2.2 Đo lường hệ số an toàn vốn theo quy định của NHNN Việt Nam

Tại Việt Nam, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, NHNN (2010) đã ban hành “Thông tư số 13/2010/TT-NHNN” nhằm nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên

Trang 29

9% Trong quá trình áp dụng, thông tư để lộ nhiều điểm bất cập, do đó, “Thông tư số 36/2014/TT-NHNN” được ra đời như một phiên bản cải tiến của thông tư năm 2010

Năm 2016, NHNN thực hiện lộ trình thí điểm Basel II trên toàn hệ thống kéo dài đến đầu năm 2020 Với riêng trụ cột 1, NHNN (2016) ban hành “Thông tư mới 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, tỷ lệ vốn bắt buộc giảm xuống 8% theo chuẩn quốc tế Đến 2019, NHNN lại tiếp tục ban hành “Thông tư số 22/2019/TT-NHNN” với tỷ lệ vốn bắt buộc là 9%, nhằm gia hạn thời gian áp dụng chuẩn Basel II

❖ Thông tư 41/2016/TT-NHNN

Được ban hành vào ngày 30/12/2016, thông tư 41 là văn bản hướng dẫn thực hiện trụ cột 1 và 3 theo khuôn khổ vốn Basel II, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 Thông tư được áp dụng đối với “ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

Ngân hàng không có công ty con với ngân hàng có công ty con đều phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở BCTC là 8%, được tính bằng công thức:

RWA + 12,5(KOR+ KMR)x100% C: Vốn tự có

RWA: Tổng tài sản tính theo RRTD KOR: Vốn yêu cầu cho RRHĐ KMR: Vốn yêu cầu cho RRTD

Thông tư 41 quy định vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ đã được quy định Một điểm mới của thông tư 41 so với các phiên bản trước đó là tích hợp rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động tuân theo chuẩn Basel II

Trang 30

❖ Thông tư 22/2019/TT-NHNN

Thông tư 22/2019/TT-NHNN được ban hành vào ngày 15/11/2019 nhằm giúp các ngân hàng kéo dãn lộ trình thực hiện Basel II thông qua xây dựng “phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu” Tỷ lệ an toàn vốn bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất, ngân hàng bắt buộc phải duy trì cả hai tỷ lệ này ở mức 9%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có

Tài sản có rủi ro x 100

Trong đó, vốn tự có riêng lẻ bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ Tài sản có rủi ro riêng lẻ được thể hiện qua tích của giá trị tài sản với hệ số rủi ro của tài sản đó; hệ số này được phân thành các nhóm dao động từ 0% đến 200%

2.2.3 Ý nghĩa hệ số an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn là là một khía cạnh quan trọng của sự ổn định tài chính của ngân hàng, được sử dụng để đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng ở một tỷ lệ phần trăm nhất định Duy trì hệ số an toàn vốn bắt buộc cũng được xem là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng, mang các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, CAR đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng quốc

gia bằng cách giảm thiểu rủi ro nhằm tránh trường hợp ngân hàng mất năng lực thanh toán Khi các ngân hàng có đủ vốn, họ có khả năng chống chịu trước những tổn thất từ hoạt động của họ hoặc suy thoái kinh tế Mặt khác, nếu một ngân hàng không có đủ vốn để trang trải cho các nghĩa vụ nợ của mình thì ngân hàng đó có thể buộc phải tuyên bố phá sản; điều này tạo ra hiệu ứng Domino đối với toàn hệ thống Như vậy, đảm bảo về hệ số an toàn vốn giúp ngân hàng trang bị “áo giáp” để chống chọi trước các cú sốc bất lợi và bảo vệ lợi ích của người gửi tiền

Thứ hai, hệ số an toàn vốn là công cụ điều tiết chính yếu của các nhà chức

trách Việc quản lý hệ số an toàn vốn và thiết lập thước đo phù hợp theo từng thời kỳ kinh tế và đặc điểm của từng ngân hàng là trách nhiệm quan trọng của Ngân hàng trung ương Đồng thời, nhà đồng tư cũng có thể đánh giá được mức độ lành mạnh và ổn định tài chính của ngân hàng để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp

Trang 31

Nhìn chung, hệ số an toàn vốn là một chỉ số quan trọng trong xếp hạng rủi ro

về vốn Chấp hành quy định về an toàn vốn thúc đẩy sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng, cho phép ngân hàng thu hút nhà đầu tư mới cũng như hỗ trợ cơ quan quản lý đảm bảo sự an toàn và lành mạnh trên toàn hệ thống

2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Pant và Nidugala (2017) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của 65 ngân hàng thương mại tại Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2013 Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp GMM nhằm chạy mô hình bao gồm các biến: CAR kỳ trước, nhóm biến vĩ mô: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cung tiền, lãi suất thực, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 3 biến kiểm soát thuộc đặc trưng ngân hàng: khả năng sinh lời, biên lãi ròng, quy mô ngân hàng Kết quả cho thấy CAR kỳ trước, tỷ giá hối đoái tác động thuận chiều với hệ số an toàn vốn, trong khi quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực tác động ngược chiều

El-Ansary và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn tại 10 quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi Dữ liệu nghiên cứu là số liệu báo cáo tài chính của 38 ngân hàng Hồi giáo và 75 ngân hàng thương mại Các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm khả năng sinh lời, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ trọng tiền gửi, hiệu quả hoạt động, rủi ro danh mục đầu tư và hai biến số kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chỉ số quản trị thế giới của mỗi quốc gia Sử dụng phương pháp hồi quy GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy CAR của cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thương mại đều bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên những ảnh hưởng là khác nhau Cụ thể, đối với các ngân hàng Hồi giáo, tỷ trọng tiền gửi, hiệu quả hoạt động và quy mô ngân hàng tương quan âm, CAR các kỳ trước và tốc độ tăng trưởng kinh tế tương quan dương với CAR Trong khi đó, CAR các kỳ trước, khả năng sinh lời, rủi ro tín dụng tương quan dương đối với CAR

Trang 32

của các ngân hàng thương mại; quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, rủi ro danh mục đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế tương quan âm

Uvan (2020) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô và đặc thù của ngân hàng ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng ở Ghana Dữ liệu nghiên cứu là báo cáo tài chính của 11 ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương Ghana trong suốt giai đoạn 2008-2017 Tác giả sử dụng phương pháp GMM nhằm xem xét tác động của 5 yếu tố: khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng, đòn bẩy, cung tiền và lãi suất chính sách tiền tệ Kết quả nghiên cứu thể hiện quy mô ngân hàng và đòn bẩy tác động ngược chiều lên hệ số này; khả năng sinh lời có tác động thuận chiều nhưng không đáng kể Liên quan đến các yếu tố vĩ mô, cung tiền có tác động thuận chiều đối với CAR, trong khi lãi suất chính sách tiền tệ tác động nghịch chiều

Senan và cộng sự (2022) xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù thuộc ngân hàng và các yếu tố bên ngoài đến mức độ an toàn vốn của các ngân hàng Ấn Độ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp ước tính OLS, FEM, REM và GMM để nghiên cứu 37 ngân hàng thương mại đã niêm yết của Ấn Độ trong giai đoạn 2009-2018 Các biến được sử dụng chia thành hai nhóm chính: biến thể hiện đặc trưng của ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ tiền gửi, quản lý tài sản, hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, biên lãi ròng và thu nhập phi lãi; các biến vĩ mô là hoạt động kinh tế, tỷ giá hối đoái và lãi suất Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi, quản lý tài sản, quy mô ngân hàng, biên lãi ròng và thu nhập phi lãi có ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ an toàn vốn của ngân hàng, trong khi hiệu quả hoạt động có tác động thuận chiều Về các biến vĩ mô, tổng sản phẩm quốc nội và lãi suất có tác động nghịch chiều và đáng kể đến mức độ an toàn vốn, ngược lại là tỷ giá hối đoái với tác động thuận chiều

Obeid (2023) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR của ngân hàng khu vực Ả Rập bằng cách thu thập dữ liệu thống kê từ 35 ngân hàng trải

Trang 33

dài trên 7 quốc gia Ả Rập trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 Tác giả đã sử dụng phương pháp GMM để chạy mô hình gồm các yếu tố: quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng dự phòng rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trưởng GDP với mục đích kiểm soát vấn đề nội sinh tiềm ẩn có thể phát sinh từ các biến độc lập Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng với CAR, trong khi khả năng sinh lời thì ngược lại Cuối cùng, với vai trò của một biến kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế có tác động cùng chiều và đáng kể đến CAR của các ngân hàng khu vực Ả Rập

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Lê Hồng Thái (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2019 Nghiên cứu được cung cấp dữ liệu của 28 Ngân hàng thương mại từ công ty cổ phần Dữ liệu kinh tế Việt Nam (Vietdata) và dữ liệu vĩ mô được thu thập từ nguồn cơ sở World Bank Tác giả thực hiện hồi quy lần lượt theo phương pháp OLS, FEM, REM, sau đó lựa chọn phương pháp ước lượng GMM hai bước để khắc phục đồng thời các khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và nội sinh của mô hình Các biến trong mô hình bao gồm lợi nhuận ngân hàng, quy mô ngân hàng, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ cho vay, biên lãi ròng, thanh khoản và các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay bình quân, tỷ giá hối đoái Kết quả kiểm định cho thấy tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước, tỷ lệ cho vay, biên lãi ròng, thanh khoản và lãi suất cho vay bình quân tác động thuận chiều với CAR, ngược lại các yếu tố bao gồm lợi nhuận ngân hàng, quy mô ngân hàng và hệ số đòn bẩy tài chính lại mang tác động ngược chiều

Tô Trung Thành và Huỳnh Hải Yến (2021) đã thực hiện nghiên cứu xem xét các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2018 Dữ liệu phân tích là báo cáo tài chính của 33 ngân hàng thương mại Việt Nam và dữ liệu thống kê vĩ mô từ nguồn Tổng cục thống kê và World Bank Nhóm tác giả sử dụng kỹ thuật dữ liệu mảng, trước hết thực hiện hồi quy dữ liệu theo các phương pháp ước lượng OLS, REM, FEM và sau cùng là sử dụng phương pháp

Trang 34

S-GMM để khắc phục vấn đề nội sinh của mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy CAR năm trước, tổng tài sản chứng khoán đầu tư dài hạn và hai giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tác động thuận chiều đến hệ số CAR, trong khi đó quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, khả năng sinh lời, và các nhân tố vĩ mô như lạm phát và lãi suất thực có ảnh hưởng nghịch chiều

Lê Thị Hồng Thủy và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR dựa trên dữ liệu cơ sở là dữ liệu của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2008 đến 2019 Nghiên cứu sử dụng phương pháp S-GMM hai bước để giải quyết vấn đề nội sinh của mô hình cũng như khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, áp lực pháp lý và CAR kỳ trước có tác động cùng chiều đến CAR, trong khi đó quy mô ngân hàng, hệ số đòn bẩy, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi, lãi suất cho vay và tăng trưởng kinh tế mang lại tác động nghịch chiều đến hệ số này

Lê Thị Thanh Lộc và cộng sự (2022) đã thực hiện đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007-2021 Với dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 29 ngân hàng TMCP và World Bank, nhóm tác đã giả sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM và sau cùng là phương pháp GMM 2 bước nhằm chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm yếu tố tác động cùng chiều đến CAR bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát, Covid-19; nhóm yếu tố tác động ngược chiều là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô ngân hàng; biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê

Phạm Hải Nam và cộng sự (2022) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR trong giai đoạn 2012-2018 dựa trên dữ liệu vi mô được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam và dữ liệu vĩ mô được trích xuất từ Tổng cục thống kê Nhóm tác giả sử dụng cách tiếp cận mới bằng phương

Trang 35

pháp hồi quy Bayesian thông qua thuật toán lấy mẫu Gibbs Các biến được đưa vào kiểm định bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay, dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản, khả năng sinh lời, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay, dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản, khả năng sinh lời là những yếu tố tác động thuận chiều đến CAR; ngược lại, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều

2.3.3 Nhận xét các nghiên cứu liên quan

Bảng 2.3 thể hiện tóm tắt lược khảo các nghiên cứu liên quan, cụ thể:

Bảng 2.3: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu liên quan

Tác giả Dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên

cứu

Mô hình nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Pant và Nidugala

(2017)

65 ngân hàng thương mại

tại Ấn Độ trong giai đoạn 2007-

2013

Phương pháp GMM

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: CAR kỳ trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cung tiền, lãi suất thực, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khả năng sinh lời, biên lãi ròng, quy mô ngân hàng

(+) CAR kỳ trước, tỷ giá hối đoái (-) quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực

Không tác động: khả năng sinh lời, biên lãi ròng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trang 36

El-Ansary và cộng sự

(2019)

38 ngân hàng Hồi giáo và 75 ngân hàng

thương mại tại 10 quốc gia ở khu vực

Trung Đông và Bắc Phi

trong giai đoạn 2009-

2013

Phương pháp GMM

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: khả năng sinh lời, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ trọng tiền gửi, hiệu quả hoạt động, rủi ro danh mục đầu tư và hai biến số kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chỉ số quản trị thế giới của mỗi quốc gia

(+) CAR các kỳ trước, khả năng sinh lời, rủi ro tín dụng

(-) quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, rủi ro danh mục đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế

Uvan (2020)

11 ngân hàng thương mại và ngân hàng

trung ương Ghana trong suốt giai đoạn

2008-2017

Phương pháp GMM

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng, đòn bẩy, cung tiền và lãi suất chính sách tiền tệ

(+) cung tiền, khả năng sinh lời

(-) quy mô ngân hàng, đòn bẩy, lãi suất chính sách tiền tệ

Senan và cộng sự

(2022)

37 ngân hàng thương mại đã niêm

Phương pháp OLS,

FEM,

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

(+) hiệu quả hoạt động, tỷ giá hối đoái

Trang 37

yết của Ấn Độ trong giai

đoạn 2018

2009-REM và GMM

Biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ tiền gửi, quản lý tài sản, hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, biên lãi ròng, thu nhập phi lãi, hoạt động kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất

(-) tỷ lệ tiền gửi, quản lý tài sản, quy mô ngân hàng, biên lãi ròng, thu nhập phi lãi, tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất

Không ảnh hưởng: biên lãi ròng

Obeid (2023)

35 ngân hàng trải dài trên 7 quốc gia Ả

Rập trong giai đoạn từ năm 2015 đến

2020

Phương pháp GMM

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng dự phòng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP

(+) CAR kỳ trước, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế

(-) khả năng sinh lời Không ảnh hưởng: tăng trưởng dự phòng rủi ro tín dụng

Lê Hồng Thái (2020)

28 ngân hàng thương mại

Việt Nam trong giai

Phương pháp OLS,

FEM, REM,

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: lợi nhuận ngân hàng,

(+) tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước, tỷ lệ cho vay, biên lãi ròng, thanh khoản, lãi

Trang 38

đoạn 2019

2008-GMM hai bước

quy mô ngân hàng, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ cho vay, biên lãi ròng, thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay bình quân, tỷ giá hối đoái

suất cho vay bình quân

(-) lợi nhuận ngân hàng, quy mô ngân hàng, hệ số đòn bẩy tài chính

Không ảnh hưởng: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái

Tô Trung Thành và Huỳnh Hải Yến (2021)

33 ngân hàng thương mại

Việt Nam trong giai đoạn 2006-

2018

Phương pháp OLS,

REM, FEM, S-

GMM

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực, 2 giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, quy mô ngân hàng, tài sản chứng khoán đầu tư dài hạn, tài sản chứng khoán kinh doanh, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay, khả năng sinh lời, CAR của năm trước, đòn

(+) CAR năm trước, tổng tài sản chứng khoán đầu tư dài hạn, hai giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (-) quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, khả năng sinh lời, lạm phát và lãi suất thực

Không ảnh hưởng: tốc độ tăng trưởng kinh tế, đòn bẩy, dự phòng rủi ro tín dụng, tài sản chứng khoán kinh doanh,

Trang 39

bẩy, dự phòng rủi ro tín dụng

tỷ lệ sở hữu của nhà nước

Lê Thị Hồng Thủy và cộng

sự (2021)

28 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2008 đến

2019

Phương pháp S-GMM 2

bước

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy, tỷ lệ tiền gửi, thời kỳ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, áp lực pháp lý, lãi suất, CAR kỳ trước

(+) tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, áp lực pháp lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế, CAR kỳ trước (-) quy mô ngân hàng, hệ số đòn bẩy, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi, lãi suất cho vay

Không ảnh hưởng: tỷ lệ lạm phát

Lê Thị Thanh Lộc và cộng

sự (2022)

29 ngân hàng TMCP Việt

Nam trong giai đoạn 2007-2021

Phương pháp ước

lượng OLS, FEM, REM, GMM 2

bước

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tốc

(+) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát, Covid-19

(-) tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng

Trang 40

độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, biến liên quan đến đại dịch Covid-19

Không ảnh hưởng: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

Phạm Hải Nam và cộng

sự (2022)

30 ngân hàng thương mại

Việt Nam trong giai đoạn 2012-

2018

Phương pháp hồi

quy Bayesian thông qua thuật toán lấy mẫu

Gibbs

Biến độc lập: hệ số an toàn vốn

Biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay, dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản, khả năng sinh lời, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế

(+) tỷ lệ cho vay, dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản, khả năng sinh lời (-) quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Thông qua bảng lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, xét về biến phụ thuộc, các nghiên cứu nước ngoài sử dụng thang đo

hệ số an toàn vốn khác nhau do khác biệt về thời gian nghiên cứu Các nghiên cứu nước ngoài trong khoảng thời gian 2017-2023, dữ liệu có sự đồng bộ trong bối cảnh thế giới đã hoàn toàn tiếp cận được Basel II Tại Việt Nam, các nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2020-2022, do đó, có sự đồng nhất về thang đo do các tác giả tuân theo quy định của NHNN với công thức đo lường hệ số an toàn vốn như sau:

CAR = Vốn tự cóTài sản có rủi ro

Thứ hai, xét về biến độc lập, từ bảng 2.2 có thể thấy các biến số chính có ý

nghĩa thống kê xuất hiện với tần suất cao trong các mô hình là: các biến vi mô bao

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:14

w