1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: Nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2020

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2020
Tác giả Hoàng Anh Minh
Người hướng dẫn TS. Hồ Thành Tõm, Giảng viên Khoa Lịch sử
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 32,96 MB

Nội dung

Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về tư liệu của ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; ông Bùi Kiến T

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan luận văn Nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại ViệtNam từ năm 1995 đến năm 2020 này là công trình nghiên cứu độc lập của

riêng cá nhân tôi, không sao chép hay trùng lặp với các công trình nghiên cứu

khác, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hồ Thành Tâm, Giảng viênKhoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Luận văn này được thực hiện bằng các dẫn chứng và số liệu trung thực,đảm bảo tính khách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo, bao gồm các Phụlục, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng và có bản sao chụp, lưu trữ đầy đủ.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn vé lời cam đoan nay!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

Hoàng Anh Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành

khóa học cao học và luận văn cao học Lịch sử này.

Tôi xin được trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử đã giúp đỡtôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; cảm ơn GS.TS Hoàng Anh Tuấn đãgợi mở, định hướng cho tôi về hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam nóichung, về lịch sử kinh tế tài chính Việt Nam nói riêng Đặc biệt, cảm ơn TS

Hồ Thành Tâm, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn tất luận văn này, cũngnhư đã góp ý về định hướng học tập và nghiên cứu trong tương lai

Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về tư

liệu của ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định

thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế tàichính; các cán bộ của Cục Đầu tư nước ngoài; các đồng nghiệp là các nhàbáo, phóng viên tại các cơ quan báo chí Nhờ có các nguồn tư liệu này, luận văn đã có thêm nhiều luận chứng vững chắc và số liệu quan trọng, góp phần

làm sáng tỏ thêm các nội dung chính.

Tôi xin chân thành gửi đến Ban lãnh đạo Hiệp hội Tư vấn tài chínhViệt Nam (VFCA), Ban biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinancecùng toàn thé anh chị em cán bộ phóng viên của Tạp chí đã tạo điều kiệnthuận lợi, quan tâm ủng hộ và động viên tôi hoàn tất khóa học và luận văn.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên

tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.

Lịch sử kinh tế tài chính Việt Nam nói chung, lịch sử thu hút đầu tưnước ngoài nói riêng hết sức phong phú, đa dạng Luận văn này chỉ tiếp cậnmột vấn đề nhỏ về đầu tư nước ngoài, giới hạn bởi một đối tác đầu tư (Hoa Kỳ) và một khoảng thời gian cụ thể (1995-2020), nên chắc chăn còn nhiềuhạn chế và thiếu sót Vì vậy, tôi rat mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ cácthầy, cô, bạn bè và những người quan tâm tới van dé này để tôi tiếp tục hoànthiện và phát triển hướng nghiên cứu của mình trong thời gian tới Xin chân

Trang 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -2- + +22 EEEEEEEEEEE211211211 21 71Execxe 7

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm VU - +5 + *++s+svseeseerseeres 12

4 Đối tượng, phạm vi nghiên Cứu 2-2-2 ++E£2E£+E£+E£+£++zxerxerxezes 12

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - << << s52 13

6 Bố cục của luận văn - c2 SESEE3E12E5E55111515111151151111512111 122 xe2 14

Chương 1 QUA TRÌNH MO CUA THU HUT ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI CUA VIỆT NAM TỪ SAU DOI MỚI 15

1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1995 15 1.2 Quá trình ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài (1987) -. « «- 18 1.3 Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước năm 1995 -««++<«<++ 22Tiểu kết CHUONG 1 - se 5e SeSe‡EteEkeEkeEkeEkeEEttserkerkerkerkerrerrerrerrere 28Chương 2 NGUON VON FDI CUA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM

NHỮNG NAM 1995 — 2(006 - << s + + se EssEssevsetsetserserserssee 292.1 Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 292.2 Quá trình đầu tư FDI của Hoa Ky vào Việt Nam (1995-2006) 362.3 Tác động của nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ đến kinh tế - xã hội

Việt Nam (1995-2006) ccssesssesssessesssessesssessusssessusssecsuessessuessecsuessesssecsecsseeseeeses 52

Tiểu Ket CNUONG 2 vecsessessessessesvsssssssssssessessessssssssssessessssssssscsesssssssssacsssesessssseses 55

Trang 4

Chương 3 NGUON VON DAU TƯ FDI CUA HOA KY

TẠI VIET NAM NHUNG NAM 2007 — 2(02() -.-e-s-ssssessee 563.1 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thuong mại Thế giới (WTO) va tác động

đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam -2- 2 52522 2+EE2EE2EEeEkerxrrreres 563.2 Nguồn vốn FDI của Hoa Ky tại Việt Nam (2007-2020) 663.3 Tác động của nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ đến kinh tế - xã hội

Việt Nam (2007 - 2020) 2-2¿++£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE1211221221221 222k 75

Tiểu kkẾt CNUONG 3 veccssssssssessessessssesssssessesssssssssssssessesssssssssscsscsscsssessesassscssssseees 84

„00/0077 85

TÀI LIEU THAM KHẢO <5 52s 52s +ssesseessessessessee 87

PHỤ LỤC

Trang 5

BANG VIET TAT

Asian Development Bank

Ngan hang phat trién chau A

America Chamber of Commercial in Vietnam Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Ky tại Việt Nam Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn dan Hợp tác kinh tế chau A - Thái Binh Dương

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

Bilateral Investment Treaty

Hiệp định đầu tư song phương

US-Vietnam Bilateral Trade Agreement Hiép dinh thuong mai song phuong Viét Nam - Hoa Ky

Đầu tu nước ngoài

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Indirect Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Prisoners of war/Missing in action

Tù binh chiến tranh và người mat tích trong chiến tranh

Provincial Competitiveness Index

Chi số năng lực cạnh tranh cap tinh

Trang 6

Trade and Investment Framework Agreement

Hiép dinh khung vé thuong mai va dau tu

United States Agency for International Development

Co quan Phat trién Quéc té Hoa Ky

United States Trade and Development Agency

Co quan Phat trién Thuong mai Hoa Ky

Uy ban nhân dân World Bank - Ngân hàng Thể giới

Trang 7

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi tiến hành công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã thực hiện cải cáchthê chế kinh tế theo hướng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới ViệcViệt Nam mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những điểm nhấn rất đáng chú ý trên hai khía cạnh sau đây Thứ nhất, đó là kênh thu hút dòng vốnnước ngoài để phát triển kinh tế đất nước Thứ hai, sự phát triển đó sẽ tạo đà

dé Việt Nam hội nhập với thé giới và đầu tư ngược ra nước ngoài Có thể nói,quyết định mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, bắt đầu với việc ban hành LuậtĐầu tu nước ngoài năm 1987, là một quyết định mang tính bước ngoặt trongtiến trình tái hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Mở cửa thu hútđầu tư nước ngoài là một phan trong tong thé nhiều nỗ lực khác nhau để táihội nhập, và tuy là một nội dung thuần túy về mặt kinh tế, nhưng nó lại chịutác động, chi phối bởi nhiều van đề khác như chính trị, ngoại giao, văn hóa

Đó vừa là nhu cầu tự thân của Việt Nam trên bước đường tìm kiếm thêmnguồn lực để vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, vừa là mong muốn của cộng đồng quốc tế đối với một thị trường giàu tiềm năng như Việt Nam.

Trong tiễn trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)của Việt Nam, trường hợp đầu tư FDI từ Hoa Kỳ là rất đáng chú ý Hoa Kỳtừng là cựu thù, đã tiến hành cắm vận Việt Nam một thời gian đài sau năm

1975, sau đó lại bình thường hóa quan hệ song phương, ký kết Hiệp địnhthương mại song phương Giờ đây, Hoa Kỳ đã hợp tác sâu rộng trên nhiềulĩnh vực, là đối tác toàn diện của Việt Nam Trên tinh thần “khép lại quá khứ,hướng tới tương lai”, hai nước đã cùng thê hiện thiện chí để từng bước vượt qua hận thù, đi đến hợp tác, dù đó là một hành trình không dễ dàng.

Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, theo Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 36.278 dự án có vốn FDIcòn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD; vốn thực hiện lũy

Trang 8

kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổngvốn đầu tư đăng ký Trên phương diện đầu tư, Hoa Kỳ hiện là nước dẫn đầu thếgiới về đầu tư ra nước ngoài nhưng chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất tại ViệtNam Tính đến cuối năm 2022, tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam mớiđạt 11,42 tỷ USD với tổng số 1.224 dự án, chỉ xếp thứ 11 trong danh sách cácquốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, chiếm 2,6% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam Mặc dù trên thực tế, một lượng vốn FDI từ Hoa Kỳ đã được đăng ký đầu tư vào Việt Nam từ nước thứ ba vì những lý do khác nhau, song đây cũng

là một van đề cần được nghiên cứu, lý giải để có thé dự báo xu hướng đầu tư

cua Hoa Ky vào Việt Nam trong tương lai.

Trên phương diện lịch sử, vì tính chất đặc biệt của mối quan hệ hainước như đã nêu trên, tiễn trình đầu tư của Hoa Ky vào Việt Nam cần được hệthống hóa và phân tích chuyên sâu Điều đó không chỉ để vừa đánh giá lại quákhứ, vừa rút ra những bài học kinh nghiệm trong tương lai, không chỉ với vấn

đề thu hút đầu tư nước ngoài, mà còn với lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung, với các van đề rộng hơn như quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước Đặc biệt, với các diễn biến mới nhất trong quan hệ hai nước, nhất làviệc hai nước đã và đang khởi động cho việc nâng cấp quan hệ hai nước lên

“đối tác chiến lược toàn diện” sau khi thiết lập “đối tác toàn diện” vào năm

2013, cơ hội thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ đang tiếp tục rộng mở Cho đến nay,Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới

Cũng trên phương diện lịch sử, vì tiến trình vừa qua là một tiến trình nhiều khó khăn và thử thách, cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại vai trò lịch sử của các nhân vật lịch sử ở cả hai phía, những người đã đóng góp nhiều công sức dé xóa bỏ khoảng cách và rào cản, đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía.

Đó là các nhà ngoại giao, chuyên gia và doanh nhân/nhà đầu tư từ cả hai phía,trong đó nhiều người đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục đóng góp cho quan hệ hai

nước nói chung, cho dòng chảy đâu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói riêng.

Trang 9

Vì những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: Nguồn vốn FDI ciaHoa Ky tai Viét Nam tir nam 1995 đến năm 2020 làm luận van Cao học lich

sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềHiện đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa

Ky, nhưng chủ yếu tiếp cận từ góc độ khoa học kinh tế, khoa học chính trị, ngoại giao, quân sự Trên phương diện lịch sử, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Dé thực hiện luận văn này, học viên đã

tập trung nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu thuộc 03 nhóm

chủ yếu sau đây:

2.1 Các công trình nghiên cứu và nguồn tư liệu về boi cảnh kinh tế

xã hội Việt Nam và quá trình hình thành Luật Đầu tư nước ngoài

Về bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ sau Đổi Mới, họcviên đã nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu như các cuốn “Tu duy kinh tếViệt Nam 1975 — 1989” (Nxb Tri thức, 2019) và “Phá rào trong kinh tế vàođêm trước Đổi Moi” (Nxb Tri thức, 2014) của nhà nghiên cứu Đặng Phong;

“Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam” (Ñxb Tri thức, 2018) của Giáo sư Tran Văn Thọ; “Kinh tế Việt Nam - Thăng tram và đột phá ” (Nxb Chính trị quốc gia, 2009) của Vương Quân Hoàng, Phạm Minh Chính; “Việt Nam sau

30 năm Đổi Mới - Thành tựu và triển vọng” (Nxb Hồng Đức, 2016);

“Những quyết sách khó khăn: Việt Nam trong giai đoạn chuyển doi” củaMartin Rama (World Bank 2008) Các cuốn sách, tài liệu nay đã tập trungphân tích sâu về bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua,đặc biệt là giai đoạn đầu sau Đổi Mới.

Đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ké từ khi Luật Dau tư nước ngoài đầu tiên được ban hành năm 1987, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên chủ yếu tiếp cận từ góc độ kinh tế, đầu tư Đây là các công

Trang 10

trình nghiên cứu về tong thé đầu tư nước ngoài, hoặc đầu tư nước ngoài trong một ngành, một địa phương cụ thê Hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu

về về lịch sử đầu tư nước ngoài nói chung và lịch sử đầu tư của một quốc gia

cụ thê, trong đó có Hoa Kỳ vào Việt Nam nói riêng.

Về lịch sử đầu tư nước ngoài, học viên đã nghiên cứu, tham khảo một

số công trình tại Việt Nam như “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tớităng trưởng kinh tế Việt Nam” (CIEM, 2010) của nhóm tác giả thuộc Việnnghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Bằng số liệu thống kê cũng như phântích định tính, định lượng đối với một số ngành, lĩnh vực, địa phương nhómtác giả đã chứng minh hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nóichung vào Việt Nam Bên cạnh đó là cuốn “Dau tu trực tiếp nước ngoài vớităng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của Vũ Trường Sơn (Nxb Thống kê, 1997);

“FDI - Đông tiền “hai mặt”, (Ñxb Chính trị quốc gia sự thật, 2021) của TS.Phan Hữu Thắng: Đặc san “20 năm Đầu tư nước ngoài - Nhìn lại và hướngtới ” (Nxb Tri thức, 2007); Đặc san “Toàn cảnh 30 năm dau tư nước ngoài ”của Tạp chí Nhà Đầu tư (2018); Kỷ yếu Hội nghị 30 năm thu hút FDI của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư (2018); Báo cáo “Chiến lược và định hướng thu hút FDI thé hệ mới giai đoạn 2020 — 2030” của Bộ Kế hoạch và Dau tư; hệ thống các báo cáo thường niên về FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Thống kê, các Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh thành phố và các cơ quan khác Qua các công trình, báo cáo này, các diễn biến chính của quá trình thu hút đầu tư nướcngoài của Việt Nam đã được ghi nhận khá day đủ, chi tiết từ nhiều góc độ

Trang 11

2020”) (Nxb Hồng Đức, 2020); “Quan hệ Việt - Mỹ: từ bình thường hóa đếnđổi tác toàn diện - một cách nhìn ” (Tạp chí Khoa học và Phát triển, 2016) của

Nguyễn Ngọc Dung; “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 1994 — 2020”, (Nxb Khoa

học Xã hội, 2011) của Bùi Thị Phương Lan; Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

(1995 - 2020) (Nxb Chính trị quốc gia, 2020) Các cuốn sách này đã đi sâuphân tích bối cảnh quốc tế và những yếu tổ tác động, chi phối quan hệ ViệtNam - Hoa Kỳ; thực trạng, những bước phát triển trong quan hệ của hai nước;bước đầu đánh giá mối quan hệ bình thường hóa giữa hai nước 25 năm qua,

dự báo triển vọng quan hệ trong thời gian tới Bên cạnh đó, học viên đã thamkhảo thêm một số công trình, sách như “Kỷ yếu các hoạt động kỷ niệm 20năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”, (Nxb Thế giới, 2015);

“Việt Nam, lối rẽ của một nên kinh tế” (Nguyễn Dinh Lương và nhóm tác giả,2021); “Đối thoại với các phải đoàn Hoa Ky”, của N guyén Van Huong (Nxb Công an nhân dân); “Bài Kiến Thanh - Người mở khóa lãng du” của Lê XuânKhoa (Nxb Thế giới, 2016) Ngoài ra, học viên cũng tham khảo thêm cácbài phát biểu như bài nói chuyện của Thượng nghị sỹ John McCain tại Hoc viện Ngoại giao ngày 07/04/2009: bài viết của Thượng nghị sỹ John Kerry

“Quan hệ Việt-Mỹ 15 tuổi: Thành tựu và triển vọng ” trên Báo Quốc tế ngày

09/07/2010.

Về quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn trước năm

1975, học viên đã tham khảo các cuốn sách như: chuyên khảo “Kinh tế Việt

Nam Cộng hoa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975)” của TS.

Phạm Thị Hồng Hà (Nxb Công an nhân dân, 2017); “Quan hệ Việt - Mỹ1939-1954” của tác giả Phạm Thu Nga (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2004); “21 năm viện trợ cua Mỹ ở Việt Nam” của Dang Phong Trong giai

đoạn từ 1995 đến 2020, học viên đã tham khảo các cuốn sách như: “Về việcthực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ” của TS Nguyễn Bá Diễn

và TS Hoàng Ngọc Giao (Nxb Chính trị quốc gia, 2002); “Hiệp định thương

Trang 12

mại Việt Nam - Hoa Ky tao điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nênkinh tế thé giới ” của tác giả Nguyễn Dinh Lương (Nxb Công Thương, 2010).

2.3 Các công trình nghiên cứu và nguồn tư liệu về nguôn vốn FDI

của Hoa Ky tai Việt Nam

Về quá trình đầu tư của Hoa Ky vào Việt Nam, do chưa có nhiều công

trình nghiên cứu sâu, học viên tập trung nghiên cứu, phân tích các tài liệu/sử

liệu đã và đang được các cơ quan quản lý lưu giữ Đáng chú ý là “Hiệp định

giữa Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về

quan hệ thương mại”, là tài liệu lưu trữ của Bộ Công Thương; Đặc san “70

năm quan hệ và hợp tác kinh tế Việt - Mỹ” của Báo Đầu tw xuất ban năm2005; các văn bản của Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến chuyến thămHoa Kỳ năm 2005 của Thủ tướng Phan Văn Khải; báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt

Nam các năm 2014, 2018, 2019, 2020; báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) trong các năm 2018, 2019, 2020.

Học viên cũng đã nghiên cứu Luận án “Tang cường thu hút dau tư trựctiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa K) vào Việt Nam ” của tác giả Phạm

Thị Mai Khanh, Đại học Ngoại thương (2008) Học viên cũng tham khảo

thêm các bài viét/bai nghiên cứu như “Dau tu và chuyén giao công nghệ cua Hoa Kỳ vào Việt Nam thời kỳ 2000 — 2007” của Ths Ngô Tuan Nghĩa, là chuyên đề riêng về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong Đề tài nghiên cứu cấp bộ về “Quan hệ kinh rễ thương mại Việt Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO”của Viện Kinh tế chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,2008; bài “Vi sao vốn dau tw Hoa Ky vao Viét Nam rat khiém ton?” chaNguyễn Hữu Lộc, Khoa Kinh tế, Trường Đại hoc Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Và dé có thông tin, số liệu chỉ tiết, học viên đã khảo sát một số tài liệu, báocáo, bài báo liên quan đến các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã và đang đầu tư kinh

10

Trang 13

doanh thành công tại Việt Nam như “Báo cáo đánh giá tác động 10 năm đâu

tu của Intel vào Việt Nam 2006-2016”, Dai hoc Fulbright Việt Nam, 2017;

“Dầu ấn 28 năm của GE tại Việt Nam”, Hà Thanh, VnExpress 2021; “Nghivấn chuyển giá của Coca-Cola Việt Nam và bức tranh chống chuyển gid” củaNguyễn Thị Thanh Hải, Trần Thu Hằng, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái BìnhDương, tháng 2/2019; một số báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố liênquan đến các dự án cụ thể của các nhà đầu tư Hoa Kỳ; website của các doanhnghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam Đối với vấn đề triển vọng thuhút đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, học viên đã tham khảo các bài tham

luận của các chủ tịch của Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) trong

các năm gần đây, cũng như các bài phát biểu của các quan chức, chuyên giaHoa Kỳ trong các chuyên thăm Việt Nam

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, sách, báo cáo, tài liệu, tham

luận nói trên đã cung cấp một bức tranh khá toàn cảnh về quan hệ Việt Nam

-Hoa Kỳ nói chung trong thời gian qua Tuy nhiên, trên phương diện nghiên

cứu lịch sử, học viên nhận thay van can tiép tuc phan tich, m6 xẻ sâu hơn cácnội dung này, đặc biệt đi sâu vào nội dung chính của luận văn là Nguồn vốnFDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2020 với các mốc thờigian và tính chất của từng sự kiện.

Dé có thêm thông tin chi tiết về van đề này, ngoài phần nội dungchính, học viên cũng xây dựng thêm phan Phu luc Phụ lục 1: Kết quả thuhút đầu tư nước ngoài của Việt Nam lũy kế đến năm 2020, bao gồm Bảng kết quả tính theo lĩnh vực đầu tư và Bảng kết quả tính theo đối tác đầu tư;Phụ lục 2: Biên niên các sự kiện liên quan đến lịch sử quan hệ kinh tế - đầu

tư giữa Việt Nam và Hoa Ky; Phu luc 3: Một số hình ảnh tiêu biểu của quátrình thu hút đầu tư nước ngoài, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đầu tư củaHoa Kỳ vào Việt Nam Phụ lục 4: Các ý kiến, nhận định của các nhân vật

11

Trang 14

lịch sử có thẩm quyên từ hai nước, đặc biệt là về kinh tế - đầu tư Học viên

hy vọng các phụ lục này sẽ góp phan làm sáng tỏ, chi tiết hon các nội dungđược đề cập trong luận văn

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ

Mục đích của việc nghiên cứu là dựng lại lịch sử tiến trình thu hút đầu

tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2020 Từ các kết quả nghiên cứu, học viên sẽ đánh giá, tổng kết về tiến trình trên, đồng thời đưa ra dự báo về xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời giantới Đề đạt được mục đích trên, học viên sẽ tập trung sưu tầm, phê phán, phântích, tong hợp, so sánh những tài liệu về nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại ViệtNam trong giai đoạn nói trên Đồng thời, học viên sẽ trình bày diễn tiến củanguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2020

Học viên kỳ vọng luận văn này, trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa cáccông trình đã nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thê của quan hệ Việt Nam - Hoa

Kỳ nói chung, sẽ góp phần tái hiện bức tranh toàn cảnh về hoạt động đầu tư

của Hoa Kỳ tại Việt Nam nói riêng Từ đó, luận văn sẽ có đóng góp trên

phương diện là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sửquan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, lịch sử kinh tế Việt Nam nói chung và lịch sửthu hút đầu tư nước ngoài nói riêng Về phương diện thực tiễn, do quan hệkinh tế - đầu tư giữa hai nước vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục mở rộng vớinhiều biến số mới đến từ bối cảnh quốc tế, việc nghiên cứu lịch sử đầu tư vàoViệt Nam của Hoa Kỳ còn mang ý nghĩa thực tiễn trong việc phân tích, kiến giải kết quả đã đạt được cũng như tham khảo, dự báo cho tương lai.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nguồn vốn FDI của Hoa Kỳtại Việt Nam giai đoạn 1995-2020, nhưng đặt trong tổng thể mối quan hệsong phương Hoa Kỳ và Việt Nam nói chung cũng như mối quan hệ kinh tế

12

Trang 15

- thương mại - đầu tư nói riêng Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là một vấn đềnghiên cứu rộng lớn, luận văn chỉ tập trung vào một vấn đề nhỏ trong tongthé này.

Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Ky là một tiếntrình kéo dài suốt hàng chục năm Song song cùng tiến trình đó là sự phát triển của các hoạt động thương mại và đầu tư, trong đó các hoạt động đầu tư

là mối quan tâm chính của luận văn Mặt khác, do hoạt động đầu tư luôn cómối quan hệ hữu cơ với hoạt động thương mại giữa hai nước, nên luận văncũng đề cập đến tác động hai chiều giữa hoạt động đầu tư và hoạt độngthương mại Đầu tư của Hoa Kỳ tăng lên thì xuất nhập khâu của Việt Namcũng tăng theo; ngược lại triển vọng xuất nhập khâu tăng cũng sẽ thúc daydòng đầu tư tăng theo, không chỉ từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ mà còn từ các nhàđầu tư của các quốc gia khác muốn dau tư vào Việt Nam dé sản xuất các sảnphẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ

4.2 Phạm vi nghiền cứu

Luận văn sẽ tập trung vào kết quả thu hút đầu tư của Hoa Kỳ từ thờiđiểm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1995) đến năm 2020 Giai đoạnkéo đài 25 năm này đã có những bước tiến rất quan trọng, đưa hai nước từ vịthế thù địch trở thành đối tác Riêng về đầu tư, việc bình thường hóa quan hệ

hai nước năm 1995 và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã mở ra cơ

hội cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia đầu tư vào Việt Nam, dù rằng cho đếnthời điểm 2020, kết quả đạt được vẫn chưa như kỳ vọng, chưa xứng với tiềm năng đầu tư của Hoa Kỳ cũng như tiềm năng tiếp nhận đầu tư của Việt Nam Các mốc phân kỳ trong luận văn là các năm 1995, 2000, 2007 được lựa chọn vì gắn với các mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam — Hoa Kỳ

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn này

là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

13

Trang 16

Phương pháp lịch sử: nhìn nhận sự vật hiện tượng trong suốt chiều dàilịch sử của nó, từ khi ra đời, vận hành cho đến khi kết thúc Sự vận dụngphương pháp lịch sử vào đề tài này ở chỗ: đối tượng nghiên cứu (nguồn vốnFDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam) được phân tích liên tục ké từ thời điểm bắt đầu

và diễn tiễn tới điểm cuối của khung thời gian nghiên cứu.

Phương pháp logic: nhìn nhận sự vật hiện tượng tồn tại một cáchkhông biệt lập với các sự vật hiện tượng xung quanh nó Áp dụng phươngpháp này đề nhìn nhận, đánh giá đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ hỗtương với các đối tượng khác Nguồn vốn FDI không chỉ đơn thuần là hiệntượng kinh tế, mà nó còn chịu sự tác động, chi phối của quan hệ chính trị,

ngoại giao của Hoa Ky với Việt Nam và các nước khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, học viên cũng sử dụng phương pháp thống kê số liệu,phân tích, so sánh dé đưa ra các nhận định về hoạt động đầu tư trực tiếp của

Hoa Kỳ vào Việt Nam trong giai đoạn 1995-2020.

6 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao gồm các chương như sau:

Chương 1: Quá trình mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam

từ sau Đồi Mới (1986)

Chương 2: Nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1995-2006Chương 3: Nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 2007-2020

14

Trang 17

Chương 1 QUA TRÌNH MO CUA THU HUT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 đến 1995

1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam từ 1986 đến 1995 Sau khi miền Nam được giải phóng, hai miền Nam - Bắc thống nhất, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách xây dựng và phát triển kinh

tế, nhằm đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên,

mô hình kinh tế tập trung, bao cấp đã sớm bộc lộ nhiều hạn chế, khiếmkhuyết, khiến nhiều mục tiêu kinh tế mà Đại hội IV và Đại hội V của ĐảngCộng sản Việt Nam đặt ra không đạt được Đến giữa thập niên 1980, ViệtNam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện về kinh tế -

xã hội Đời sống người dân hết sức khó khăn, lạm phát phi mã, trong khi đấtnước bị bao vây, cắm vận.

Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sảnViệt Nam do Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng,Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, trình bày ngày 15/12/1986 đã đánh giá lại giaiđoạn lịch sử từ sau thời điểm thống nhất đất nước đến hết năm 1986 Theo đó,

“việc đánh gia tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đã cónhiễu thiếu sót Do đó, trong mười năm qua, đã phạm nhiễu sai lam trongviệc xác định mục tiêu và bước di về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải

A ysl

tạo xã hội chủ nghĩa va quan lý kinh tế.”" Do đó, đất nước cần tiễn hành mộtcuộc Đổi Mới toàn diện, trong đó có đổi mới về tư duy và mô hình quản lýkinh tế.

Tháng 5/1988, Bộ Chính tri Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI

đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW, xác định phương châm lợi ích caonhất của Dang và nhân dân ta là phải củng cô và giữ vững hòa bình dé tập

' Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,

tr.353.

15

Trang 18

trung sức xây dựng và phát triển kinh tế Nghị quyết số 13/NQ-TW cũng xácđịnh quan điểm chỉ đạo trong quan hệ quốc tế là “thém ban, bớt thi”, làmthất bại âm mưu bao vây, cô lập về kinh tế, chính trị; kiên quyết chủ động chuyền cuộc dau tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác cùngtồn tại hòa bình Nghị quyết cũng nhấn mạnh cần tranh thủ sự phát triển củacách mạng khoa học - kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đểtranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế Đồng thời, báocáo đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam,

theo đó xác nhận Việt Nam “đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với

Mỹ”, và xác định chủ trương đấu tranh thúc đây từng bước việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Nghị quyết 13 chỉ rõ việc Việt Nam cần có chính sách mới toàn diện đối với Hoa Kỳ nhăm tranh thủ dư luận nhândân Hoa Kỳ và thế giới, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để tập trung giữ vữnghoà bình và phát triển kinh tế

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam(tháng 12/1986) đã mở ra công cuộc Đôi Mới của đất nước Tuy nhiên, một sốhiện tượng đổi mới cục bộ đã bắt đầu ngay từ cuối thập niên 1970 với nhữngchuyên biến bước đầu trong nhận thức của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Hoàncảnh khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội đã thúc đây Việt Nam tiến hànhnhững thử nghiệm điều chỉnh cơ chế quản lý nền kinh tế Nhà nghiên cứuĐặng Phong, trong công trình Phá rào trong kinh tế và đêm trước Đồi Mới đãtong kết, lựa chọn 20 cuộc “phá rào” mang tính tiêu biểu cho một số ngành

nghề, [ĩnh vực Những cuộc “phá rào” đó gồm thí điểm khoán ở Vĩnh Phúc;

khoán ở Nông trường Sông Hậu; đột phá ở Nhà máy Dệt Nam Định; đột phá

ở Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội; khoán ở Công ty xe khách Thành phố Hồ Chí

Minh; cuộc đâu tranh kiên trì 20 năm đê sửa đôi hệ thông giá; câu chuyện về

16

Trang 19

những đường dây buôn bán và thanh toán với nước ngoài ” Đây được coi là những tiền đề quan trọng dé Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc Đồi Mới.

Công cuộc Đổi Mới của Việt Nam được tiễn hành trong bối cảnh đất nước bị bao vây, cắm vận bởi các nước phương Tây Nguồn viện trợ quan trọng từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũng bị mat đi Một loạt các giải pháp

đã Chính phủ Việt Nam được thực hiện như cải cách từng bước về lao động,tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thương mại, nông nghiệp ViệtNam đã xóa bỏ hệ thống tem phiếu, hủy bỏ trợ cấp qua giá và chế độ hai giá,chuyển sang vận dụng hệ thống giá cả thị trường, tỷ giá và tiền tệ, kết hợpgiữa cải cách trong nội bộ nên kinh tế với hội nhập kinh tế quốc tế, vượt quabao vây và cắm vận Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã dần bước vào quỹ đạo phát trién, tự túc được lương thực, trở thành một nước xuất khẩu nông -

thủy sản quan trọng Việt Nam cũng từng bước vượt qua ngưỡng nước có thu

nhập thấp, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp”.

Đánh giá về giai đoạn này, Đặng Phong cho rằng những bước đột phá từ cuối thập kỷ 1970 cho tới giữa thập kỷ 1980 có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp Việt Nam thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, sụp đồ, qua đó đã chuẩn bịnhững điều kiện nhiều mặt cho công cuộc Đôi Mới Đây là một quá trình vừa

đi vừa tìm đường và mở đường, theo đó mỗi bước đột phá là một bước sáng

tỏ ra con đường đi tiếp, cuối cùng tới đổi mới toàn cục”.

Các nhà nghiên cứu quốc tế cũng có chung nhận định rằng đây là giaiđoạn ghi nhận những chuyền biến hết sức quan trọng về nhận thức trong nội bộ

Đảng Cộng sản Việt Nam Theo đó, Đại hội VI đã phản ánh thành công của

quá trình đạt được sự đồng thuận trong nội bộ Đảng Martin Rama, chuyên giakinh tế của World Bank (giai đoạn 2002-2010) có nhận xét: “Các cuộc thảo

? Đặng Phong (2014), Phá rào trong kinh tế vào đêm trước Đổi Mới, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.14.

3 Lê Đăng Doanh (2017), Kinh tế Việt Nam ba mươi năm sau Đổi Mới: Can một cuộc đổi mới lần thứ 2, Nxb.

Hồng Đức, Hà Nội, tr.26.

* Đặng Phong (2014), sđd, tr.491.

17

Trang 20

luận không phải lúc nào cũng êm xuôi, và những người tham gia được nhắcnhở thường xuyên về tinh than đoàn kết trong việc khắc phục những sự batđồng Những người chủ trương cấp tiễn phải đông ý chờ đợi, còn những người

bao thu duoc thuyét phuc tang tốc cho nhanh hơn Kết quả là lựa chọn tốc độ

chuyển đổi trung bình, kìm bớt những người muốn tiễn nhanh và thúc đẩy những người thích đi chậm Như vậy, cân xem Đổi Mới như một quá trình mà động lực thay đổi được xây dựng từ từ theo thời gian và theo kinh nghiệm thu được ” Từ những kết quả đạt được trên thực tế, niềm tin và ý chí của các cấplãnh đạo càng được củng cô dé đây mạnh Đổi Mới, cho dù vẫn còn những bănkhoăn nhất định trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2 Quá trình ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài (1987)

Ké từ năm 1975, bước vào giai đoạn xây dựng đất nước thống nhất theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần thêm nhiều nguồn lực Trong bốicảnh đó, việc huy động, sử dụng các nguồn vốn từ nước ngoài đã được tínhđến Báo cáo chính trị tại Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976) đã nêu vấn đềtăng cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, thé hiện sựphân công, hợp tác, tương trợ trên tinh thần quốc tê xã hội chủ nghĩa; đồngthời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập,chủ quyền và các bên cùng có lợi Đầu năm 1977, chủ trương soạn thảo một văn bản pháp luật tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã được thông qua Tổ biên soạn được thành lập gồm ôngTrịnh Văn Bính (Bộ Tài chính), GS.Nguyễn Ngọc Minh (Viện Luật học, Ủy

ban Khoa học xã hội Việt Nam), ông Lê Kim Chung (Bộ Ngoại giao) và luật

sư Lưu Văn Đạt (Bộ Ngoại thương) dé soạn thao văn bản này”.

Ngày 19/4/1977, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 115-CP ban hành Điều lệ Dau tw nước ngoài (gọI tắt là Điều lệ đầu tư năm1977) Đây là văn bản đầu tiên của Việt Nam về đầu tư trực tiếp nước ngoài,

> Martin Rama (2008): Những quyét sách khó khăn: Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, World Bank, tr.68.

5 Luu Văn Dat (2008), 20 nam đấu tu nước ngoài — Nhìn lại và hướng tới, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.23.

18

Trang 21

mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử kinh tế đối ngoại theo hướng đaphương hóa, đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại Điều lệ đầu tư năm

1977 gồm 7 chương và 27 điều, trong đó quy định về các vấn đề quan trọng như lĩnh vực đầu tư và đối tác đầu tư Theo đó, về lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tưnước ngoài có thé đầu tư vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, các ngành nông

nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải từ những lĩnh vực, những ngành mà

Việt Nam chỉ dành cho đầu tư trong nước Về đối tác đầu tư, Điều lệ đầu tưnăm 1977 quy định các đối tác nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam cóthé là xí nghiệp, công ty, tổ chức tư nhân, tổ chức Nhà nước, tổ chức quốc tếhoặc từng cá nhân Đặc biệt, Điều lệ đầu tư năm 1977 cũng quy định ba hìnhthức đầu tư là: (i) Hình thức Họp tác sản xuất chia sản phẩm; (ii) Hình thức

xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp và (iii) Hình thức xí nghiệp tư doanh chuyênsản xuất hàng xuất khẩu Hình thức thứ ba được xem là tiền đề của hình thức công ty 100% vốn nước ngoài hiện nay.”

Điều lệ Đầu tư năm 1977 đã nhận được sự quan tâm của các tổ chứcquốc tế Bình luận về Điều lệ Đầu tư năm 1977, đại diện Ngân hàng CitiBank

viết: “Người Việt Nam đã bày tỏ một mức độ khá thực dụng khi đưa ra Bản

Điêu lệ Dau tư nước ngoài có thé xem là không thông thường mà Chính phủ một nước Xã hội chủ nghĩa đã công bố” Sau khi Điều lệ Đầu tư năm 1977được ban hành, một số công ty dầu khí CHLB Đức, Italia, Canada đã đượcChính phủ Việt Nam cho phép thăm dò, khai thác dầu khí tại một số khu vực

ở thêm lục địa miền Nam Việt Nam Tuy nhiên, do điều kiện quốc tế nhữngnăm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX chưa thuận lợi choviệc mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước ngoàikhối xã hội chủ nghĩa, Điều lệ Đầu tư năm 1977 đã không đem lại kết quả

” Hội đồng Chính phủ (1977), Nghị định số 115-CP ngày 18/4/1977 của Hội đồng Chính phủ vé ban hành

điều lệ về đầu tw của nước ngoài ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-1 15-CP-Dieu-le-ve-dau-tu-cua-nuoc-ngoai-o-nuoc-

Cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-Viet-Nam-17674.aspx (truy cập ngày 30/06/2023).

Š Lưu Văn Dat (2008), sdd, tr.23.

19

Trang 22

mong đợi Việt Nam không cấp được giấy phép đầu tư nào theo trình tự, thủ tục quy định trong văn bản này”.

Mặc dù vậy, trên thực tế Việt Nam đã dựa vào Điều lệ đầu tư 1977 dé ký kết một số hiệp định hợp tác đầu tư với Liên Xô và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa Ngày 3/7/1980, Việt Nam đã ký Hiệp định với Liên Xô về hợp tácthăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam vàngày 19/6/1981 đã ký Hiệp định về việc thành lập xí nghiệp liên doanh Việt -

Xô Ngoài hai hiệp định nói trên, ngày 29/10/1987, trước khi có Luật Đầu tưnước ngoài, Việt Nam cũng đã ký với Liên Xô Hiệp định về việc thành lập vàhoạt động của các xí nghiệp liên doanh và Hiệp định về các quan hệ khoa học

- kỹ thuật và sản xuất trực tiếp của các liên hiệp, xí nghiệp và tổ chức Liên Xô

và Việt Nam Các hiệp định ký với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

khác thời gian đó đã tạo ra cơ sở pháp lý bước đầu cho đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam °.

Ngày 17/7/1984, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số19/NQ-TW về quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam Mặc dù vẫn nhấn

mạnh việc “wu tién dành sự hợp tác cho các nước xã hội chủ nghĩa ”, nhưng

Nghị quyết 19/NQ-TW đã nhắn mạnh việc khuyến khích hợp tác với các nướckhông phải xã hội chủ nghĩa, cần bổ sung và hoàn thiện Điều lệ đầu tư đã banhành dé có tính hấp dan hơn, nghiên cứu xây dựng một số quy định có liênquan, tiễn tới xây dựng bộ luật đầu tư hoàn chinh'' Ngày 1/12/1984, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Quỳnh đã chủ trì hội nghị bàn về dự án LuậtDau tư Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định thành lập Tiểuban nghiên cứu Luật Đầu tư gồm đại diện nhiều cơ quan như Văn phòng

? Lưu Văn Đạt (2008), sđd, tr.23.

!° Đã Nhất Hoàng (2016), Quá trình hình thành và phát triển của Luật Dau tư nước ngoài tại Việt Nam, tại

https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/80a3a429-cc68-462 1 al62-c1851888298b (truy cập ngày 30/5/2023).

-94a8-9ebecf86aae6/NewsID/1b85b856-4f4f-4a34-'' Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà

Nội, tr.630.

20

Trang 23

Quốc hội, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại thương,

Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Khoa học và Kỹ

thuật Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động,

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương, Tổng cục Hải quan

Dự thảo Luật Đầu tư nước ngoài được hoàn thành đầu năm 1986 và đượcHội đồng Bộ trưởng thông qua trong phiên họp tháng 3/1986 do Phó Thủtướng thường trực Tố Hữu chủ trì Dự thảo được gửi cho các chuyên gia củaLiên hiệp quốc và quốc tế để tham khảo ý kiến Tiểu ban cũng đã tranh thủđược sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế như Hội đồng kinh tế châu A -Thái Bình Dương (Liên hiệp quốc), Vụ Pháp luật Ban thư ký (Liên hiệp quốc)

và nhiều chuyên gia pháp luật, kinh tế, kỹ thuật nước ngoài Bộ Chính trịTrung ương Đảng cũng đã cho ý kiến về Luật Đầu tư trong phiên họp ngày 10/9/1987 Sau đó, Ủy ban Quan hệ Kinh tế đối ngoại được Hội đồng Bộtrưởng giao nhiệm vụ hoàn thiện dự thảo dé trình Hội đồng Nhà nước

Dự thảo Luật Dau tư nước ngoài được trình Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ hai, do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ kinh tế đối ngoại Võ

Đông Giang, đại diện Chính phủ, trình bày Trong phiên họp ngày

29/12/1987, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ngay sau khi được công bố đã

được dư luận trong nước va ngoài nước, đặc biệt giới kinh doanh hưởng ứng,

nhanh chóng đi vào cuộc sông và thu được kết quả quan trọng Day là một bước ngoặt lớn về tư duy kinh tế trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại vì đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợp tác với các quốc gia khác biệt về chế độchính trị, một van dé mới mẻ đối với Việt Nam vào thời điểm đó

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung.Lần thứ nhất vào năm 1990, lần thứ hai vào năm 1994, lần thứ 3 vào năm

1996 Năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư, có hiệu lực từ 1/7/2006,

21

Trang 24

thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước(thường được gọi là Luật Đầu tư chung) Tiếp đó, Chính phủ đã ban hànhNghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chỉ tiết và hướng dẫnmột số điều của Luật Đầu tư Tiếp đó, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đượcQuốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày1/7/2015 (sau đó đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016) đã góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường

và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môitrường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bìnhđăng giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phan kinh tế Ngày17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư số61/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, vẫn với tinh thần củanhững lần sửa luật trước đây là tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nói chung, trong đó có đầu tư nước ngoài Quá trình trên đánh daunhững mốc phát triển và hoàn thiện dần của Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Nhìn chung, qua mỗi lần sửa chữa, bổ sung, luật lại mở rộng hơn trước

về các điều kiện đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.3 Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước năm 1995 Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào tháng 12/1987, đến ngày7/4/1988, giấy phép cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên chínhthức được Bộ Kinh tế Đối ngoại cấp phép Đây là giấy phép được cấp cho mộtcông ty liên doanh giữa Công ty Hochimex của Hongkong (Trung Quốc) vàCông ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu với số vốn đăng ký 2 triệu USD, hoạt độngtrong lĩnh vực vận tải Trong 3 năm đầu thực thi Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam (1988-1990), Việt Nam đã thu hút được 214 dự án có vốn FDI với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD Mặc dù con số còn khiêm tốn và dòng

22

Trang 25

vốn FDI chưa thực sự tác động nhiều đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước,song tính biéu tượng và thông điệp của hoạt động này là rõ ràng.

Dé thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Chính phủ đã liêntục có các hoạt động xúc tiến đầu tư Một trong những hoạt động tiêu biểu làDiễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam năm 1991 được tổ chức vào ngày 15/3/1991 tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) với sự tham

dự của hơn 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 600 đại biểu nước ngoài Tại diễnđàn này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có bài phát biéu về công cuộc ĐồiMới ở Việt Nam va chủ trương mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài Ông nhấnmạnh: “Viét Nam chủ trưong mở rộng hop tác kinh té trong moi linh vuc vadưới mọi hình thức, phù hợp với những đặc điểm của quá trình quốc tế hóađời sống kinh tế hiện đại ” Ông gọi các nhà đầu tư quốc tế là “bạn”, vànhấn mạnh “sự có mặt đông đảo của các bạn chứng tỏ sự quan tâm đối vớihoạt động dau tư ở Việt Nam, đồng thời biểu thị sự đồng tình và cổ vũ đường loi Doi mới của Việt Nam” Trong bài phát biêu, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu thông điệp “dan chủ hóa đời sống xã hội, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và mở rộng hợp tác với tat cả các nước không phân biệt chế độ chínhtrị Mục tiêu đổi mới của Việt Nam là nhằm xây dựng một mô hình kinh té -

xã hội mới, trong đó dân chủ và công bằng được đảm bảo, những giá trị tỉnhthân được tôn trọng, đời sống vật chất không ngừng được cải thiện đáp ứngnguyện vọng của nhân dân ”"”

Ngay sau Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam năm 1991 đã có 11 dự ánvới tổng vốn 247,6 triệu USD trong danh mục 187 dự án kêu gọi đầu tư do Chính phủ Việt Nam đưa ra chọn được chủ đầu tư, mở đầu cho giai đoạn mới trong lịch sử thu hút FDI của Việt Nam Sau sự kiện này, một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đã đến Việt Nam như các hãng dau khí BP, Shell; các

!? Nguyễn Anh Tuấn, Suy ngâm về thông điệp cua có TBT Nguyễn Văn Linh tại Diễn đàn dau tư 1991, Tạp

chí điện tử VietnamFinance tại

https://vietnamfinance.vn/suy-ngam-ve-thong-diep-cua-co-tbt-nguyen-van-linh-tai-dien-dan-dau-tu-1991-20180504224249360.him (truy cập ngày 13/06/2023).

23

Trang 26

hãng sản xuất ô tô như Daewoo, Toyota, Ford trong lĩnh vực ô tô, xe máy;

tập đoàn Sony trong ngành công nghiệp điện tử; dự án Phú Mỹ Hưng trong

lĩnh vực bất động sản

Dé thúc đây công tác thu hút FDI, Chính phủ đã cho thành lập Ủy banNhà nước về hợp tác và đầu tư (State Committee of Cooperation and Investment, SCCI) dé thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này Từ tháng 3/1989, SCCI bắt đầu tiếp nhận các dự án FDI do Bộ Kinh tế đối ngoại đã cấp phép và bắt đầu thực hiện các công việc quản lý có liên quanđến FDI Năm 1989-1990, SCCI tập trung hình thành bộ máy và cơ chế vanhành; xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy và xúc tiễn đầu tư SCCI đãchủ động triển khai hợp tác với một số tổ chức quốc tế như Té chức phát triểncủa Liên Hiệp quốc (UNDP), Tổ chức phát triển công nghiệp Liêp Hiệp quốc(UNIDO) trong việc đào tạo cán bộ cho SCCI và xúc tiễn đầu tư SCCI cũngtriển khai hợp tác với Công ty Luật Philip Fox của Australia dé dịch và in cácvăn bản pháp luật về FDI sang tiếng Anh, hợp tác với Công ty VIR Ltd được

thành lập tại Hongkong (Trung Quốc) để xuất bản hai tờ báo đầu tiên về đầu

tư nước ngoài gồm báo Đầu tur nước ngoài bằng tiếng Việt và báo VietnamInvestment Review bằng tiếng Anh SCCI cũng đã nghiên cứu trình Quốc hộisửa đổi, b6 sung Luật Dau tư nước ngoài, soạn thảo trình Chính phủ ban hànhmột số Nghị định hướng dẫn; ban hành một số Thông tư của Ủy ban; biênsoạn các tư liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiễn đầu tư; cử các đoàn công táctại châu Âu va châu A dé vận động, xúc tiễn đầu tư.

Trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam, đã có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 366 triệu USD Đây là kết quả bước đầu có ý nghĩa lớn, vượt lêntrên cả những lợi ích về mặt kinh tế Tính hết năm 1995, đã có 1.604 dự án

3 Nguyễn Mai, 30 năm thu hút FDI: Từ hồi ức những ngày dau đến kỳ vọng cho hành trình tiếp theo, Tạp

chí điện tử VietnamFinance tại

https://vietnamfinance.vn/30-nam-thu-hut-fdi-tu-hoi-uc-nhung-ngay-dau-den-ky-vong-cho-hanh-trinh-tiep-theo-2017122911085449.htm (truy cập ngày 29/05/2023).

24

Trang 27

được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam với tông số vốn đăng ký là 18.834triệu USD Trong quá trình thực hiện đã có 222 dự án được bố sung thêm2.098 triệu USD vốn dau tư, nâng tổng số vốn đầu tư đã được cấp phép lên

20.932 triệu USD Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam thu hút được 2.617

triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này.

Nếu so sánh với một số nước có các điều kiện tương tự Việt Nam lúc bấy giờ như Malaysia, thời kỳ từ 1970-1980 trung bình mỗi năm thu hút khoảng 400 triệu USD vốn dau tư trực tiếp nước ngoài và thời kỳ 1981- 1987

là 840 triệu USD/năm; Indonesia, từ năm 1967 (năm đầu tiên thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoai) đến năm 1990, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài đạt được 29,5 tỷ USD, tính trung bình mỗi năm Indonesia thu hút được

1.229 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mức độ thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ đầu như vậy là tương đối cao Việt Nam đã gặp cơ hội thuận lợi và có những ưu thế của nước đi sau trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhưng nếu so sánh dòng vốn dau tư nước ngoài đồ vào Việt Nam và vào các nước khác trong khu vực trong cùng giai đoạn, thì số vốn mà Việt Nam thu hút được là quá nhỏ so với nhu cầu Ý.

Bang 1.1 Thống kê vẫn FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 1995

Năm 1988 |1989 |1990 |1991 |1992 |1993 |1994 | 1995

Số dự án 37 70 111 155 193 272 362 404Don vi: du dn

Vốn đầu tu 366 539 596 | 1.388 | 2.271 | 2.987 | 4.071 | 6.616Don vị: triệu USD

Nguồn: Vũ Truong Sơn (1997), sdd, tr 74

!* Vũ Trường Sơn (1997), Dau tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Thống kê,

Hà Nội, tr.75.

25

Trang 28

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, Tổng CụcDau khí, đại diện là Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (sau này làPetrovietnam hay PVN) đã triển khai một số hợp đồng khai thác dầu khí vớinước ngoài Theo đó, các nhà thầu nước ngoài tự chịu rủi ro trong quá trìnhtìm kiếm, thăm đò; khi có khai thác thương mại, nhà thầu được thu hồi dandần toàn bộ chi phí đã bỏ ra, không tinh lãi trên cơ sở trích tới 35% sản lượng dầu khai thác trung bình ngày (gọi là dau thu hồi chi phí) Phần dầu còn lại (gọi là dầu lãi) được chia cho nhà thầu với tỷ lệ thay đôi từ 40/60 tới 20/80tùy theo từng mức thang sản lượng khai thác trên ngày tăng dần Phần dầuchia cho Petrovietnam đã bao gồm tat cả các loại thuế mà Hội đồng Bộ trưởng

có thể áp dụng đối với nhà thầu, vì vậy Petrovietnam cam kết sẽ đóng thay vàgiải thoát cho nhà thầu khỏi nghĩa vụ thuế tại Việt Nam Trong thời kỳ 1988-

1990, Tổng cục Dầu khí đã ký được 7 hợp đồng về thăm đò và khai thác dầu khí Cụ thể, ký hợp đồng chia sản phâm (PSC) với Công ty Dầu khí Ấn Độ (ONGC) tại lô 06, 19 và 12E thềm luc địa phía Nam; ký hợp đồng PSC với tổhợp công ty Shell-Petrofina (Hà Lan - Bi) lô 112, 114, 116 thềm lục địa miềnTrung, do Shell là nhà điều hành; ký hợp đồng PSC với Total (Pháp) tại các lô

106, 107 ở vịnh Bắc Bộ; ký hợp đồng với BP (Anh) các lô 117, 118, 119; kýhợp đồng với Công ty Enterprise Oil Exploration (Anh) và CEP (Pháp) tại hai

lô 17 và 21; ký hợp đồng lô 22 và lô 115 ở cửa vịnh Bắc Bộ với tổ hợp cácCông ty SECAB, IPL va Clyde Explo PLC”

Tính đến năm 1995, đã có hon 50 nước và vùng lãnh thô trên thế giới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Quy mô trung bình của một dự án đầu tư (trừ các dự án trong lĩnh vực dầu khí) tăng dần qua các năm, từ 3,5 triệu USD thời

kỳ 1988-1990 lên 7,5 triệu USD năm 1991; 7,6 triệu USD năm 1992; 10 triệu USD năm 1993-1994 và 16,38 triệu USD năm 1995 Các dự án có qui mô nhỏ

'S Lâm Anh, “Luật Đầu tr nước ngoài năm 1987 - Bước ngoặt của ngành dau khí giai đoạn đổi mới”, Tạp

chí Nang lượng mới tại cua-nganh-dau-khi-giai-doan-doi-moi-630603.html (truy cập ngày 28/06/2023).

https://petrovietnam.petrotimes.vn/luat-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-1987-buoc-ngoat-26

Trang 29

có vốn đăng ký dưới 5 triệu USD chiếm tỷ lệ lớn về số dự án (77%) nhưngchiếm tỷ lệ nhỏ về vốn dau tư (12%)'° Bên cạnh các dự án nhỏ, ngày càngxuất hiện các dự án qui mô lớn thuộc các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầukhí, xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp ráp ô tô, khách sạn du lịch và bưu chính viễnthông , giúp tạo ra sức bật cho một số ngành, lĩnh vực then chốt của nềnkinh tế Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy môlớn thời gian này chưa nhiều Tính đến tháng 5/1996, các công ty của Hoa Kỳ

đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn là 1,2 tỷ USD, xếp vị trí thứ 6 trongbảng xếp hạng các nước có vốn đầu tư vào Việt Nam Vị trí này được đánhgiá là chưa tương xứng với khả năng về vốn và công nghệ của một nước côngnghiệp phát trién như Hoa Kỳ

Bang 1.2 Danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thé đứng dau về đầu tư vào

Việt Nam tính đến tháng 5/1996

TT | Tên nước/vùng lãnh thé | Vốn đầu tư (triệu USD) | Ty lệ %

1 | Dai Loan (Trung Quéc) 3.600 18,0

Nguồn: Vũ Trường Sơn (1997), sdd, tr.87.

6 Vũ Trường Sơn (1997), Dau tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Thống kê,

Hà Nội, tr 75.

27

Trang 30

Tiểu kết chương 1Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã trở thành công cụ pháp lý mởđường cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kế từ khi Việt Nam tiếnhành Đổi Mới Nhờ cụ thé hóa các quy định cũng như đưa ra các thông điệpkhá rõ ràng đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, luật đã giúp thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam Tuy nhiên, trong điềukiện Luật Đầu tư nước ngoài mới ban hành, cộng thêm việc Việt Nam vẫnđang bị Hoa Kỳ cam vận, thu hút FDI của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.Phải đến sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cắm vận vào ngày 3/2/1994, dòng vốn

FDI vào Việt Nam mới có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra “làn sóng FDI thứ

nhất” kéo dài cho đến năm 1997, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu 1997-1998.

Nhìn lại tiến trình xây dựng Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, cần thấyđược việc xây dựng và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài trong bối cảnh chung của công cuộc Đổi Mới, khi Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần có các cơ chế chính sách mới dé tìm kiếm thêm các nguồn lựcnhằm giải quyết khó khăn, đưa nền kinh tế phát triển Đây có thé coi là mộttrong những quyết định chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt

Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.

28

Trang 31

Chương 2 NGUON VON FDI CUA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM

NHỮNG NĂM 1995 - 2006

2.1 Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa KỳSau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳrơi vào trạng thái đóng băng Trong khi phía Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ là kẻthù số 1, phía Hoa Kỳ cũng tiến hành cắm vận Việt Nam Phải mat một thờigian sau, những nỗ lực nối lại quan hệ ngoại giao mới được khởi động ViệtNam bày tỏ quan điểm về việc Hoa Kỳ phải thực hiện đúng cam kết viện trợtái thiết cho Việt Nam sau chiến tranh Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã bác bỏ yêu cầunày và đặt ra 2 điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ ngoạigiao, gồm việc triển khai thực hiện chương trình tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mắt tích trong chiến tranh và trao trả tù binh (POW/MIA).

Quan hệ hai nước tiếp tục căng thắng trong những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc Trong các năm 1975-1976, cùng với chính sách cắm vận, Hoa

Kỳ 3 lần phủ quyết việc Việt Nam gia nhập các tổ chức như Liên Hiệp Quốc,Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phat triểnchâu A (ADB) Đầu năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã cử một pháiđoàn sang Việt Nam dé thăm dò khả năng bình thường hóa quan hệ với ViệtNam Sau đó, Chính phủ Hoa Kỳ không phản đối đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam, cử đặc phái viên Leonard Woodcock sang Việt Nam dé đàm phán ”.

Từ năm 1975 đến năm 1977, Việt Nam đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước, trong đó có nhiều nước tư bản phát triển trên toàn thế giới Từ năm 1976 đến trước khi xảy ra vấn đề Campuchia, nhiều đoàn đại

biêu cap cao của Việt Nam đã đi thăm các nước chau Au, Nhật Bản đê tim

, Hoàng Văn Hiển, Dương Thúy Hiền (2020), Quan hệ Việt Nam — Hoa Kỳ (1995 — 2020), Nxb Chính trị

quôc gia Sự thật, Hà Nội, tr 34.

29

Trang 32

kiếm cơ hội hợp tác kinh tẾ, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật với các

nước thuộc khu vực này Đây cũng là khoảng thời gian Việt Nam nhận được

nhiều nguồn viện trợ, thiết bị kỹ thuật từ các nước phương Tây Trong những

năm 1976-1980, Việt Nam đã nhận được từ các nước tư bản khoảng 2,263 tỷ USD, trong đó 54% là cho vay, 46% là viện trợ không hoàn lại Từ năm 1975

đến cuối 1978, riêng các nước Bắc Âu, trong đó điển hình là Thụy Điền, đã dành cho Việt Nam số tiền 612 triệu USD, trong đó 91% là viện trợ không

hoàn lại Đây là khoảng thời gian mà tuy quan hệ Việt Nam - Hoa Ky còn

đang căng thắng, song quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nướcphương Tây khác có chuyền biến tích cực Š.

Giữa lúc những nỗ lực bình thường hóa quan hệ song phương đầu tiên đang được thúc đây, từ cuối năm 1977 - đầu năm 1978, quân đội Pol Pot ởCampuchia đã có những hanh động thù địch, lan chiếm lãnh thé, bắn giết

thường dân Việt Nam Mặt khác, từ tháng 10/1978, các lực lượng yêu nước,

cách mạng Campuchia đã chạy sang Việt Nam và thành lập Mặt trận đoàn kếtcứu quốc Campuchia, yêu cầu Quân đội Việt Nam giúp đỡ, lật đồ chế độ diệtchủng Pol Pot Việt Nam đã quyết định đưa tình nguyện quân sang

Campuchia Ngày 7/1/1979, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam,

Thủ đô Phnompenh được giải phóng, chế độ diệt chủng Khmer đỏ bị lật đồ.Đối với Việt Nam, đây là cuộc chiến tranh vừa tự bảo vệ mình, vừa làm nghĩa

vụ quốc tế đối với đất nước và nhân dân Campuchia Tuy nhiên, Hoa Kỳ lạicho rằng đây là hoạt động “can thiệp quân sự” vào Campuchia, một quốc gia

có chủ quyền Năm 1979, các cuộc gặp gỡ, đàm phán để bình thường hóaquan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ bị ngưng trệ Sự căng thăng trong quan hệ ngoạigiao giữa hai nước sau đó đã kéo dải cho đến cuối thập niên 1980.

'3 Hoàng Thị Thúy (2018), Chính sách đối ngoại giai đoạn 1976 — 1986 và những bài học kinh nghiệm, tại

http:/1yluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/tem/266 I-chính-sach-doi-ngoai-giai-doan-

L976-%E2%80%93-1986-va-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem.html (truy cập ngày 30/6/2023).

30

Trang 33

Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tô chức vào năm 1986

đã đặt nền móng cho quá trình đổi mới tư duy nói chung và trong lĩnh vực đốingoại nói riêng Báo cáo Chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ quan điểm Việt Nam muốn mở rộngquan hệ với các tổ chức quốc tế; mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tôn tại hòa bình Riêng đối với Hoa Kỳ, Báo cáo Chính trịkhẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục bàn bạc dé giải quyết các van dénhân đạo do cuộc chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương vi lợi ích, hòa bình, ôn định ở Đông Nam Á””.

Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu rút quân khỏi Campuchia và thực hiệncác biện pháp nhằm thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập Sau khi Hiệp ướcParis chấm dứt chiến tranh Campuchia được ký kết năm 1991, bang giao giữaViệt Nam và các nước trong Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyền dan sang đối thoại, hợp tác Sự cải thiện quan hệ trong nội bộ ASEAN

đã giúp cải thiện quan hệ của Việt Nam với thế giới nói chung, đặc biệt là vớiHoa Kỳ Từ năm 1991, Hoa Ky noi lỏng dan lệnh cam vận đối với Việt Nam,

mở đường cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước

Ngày 29/9/1990, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã

có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Ky James Baker tai Washington.

Cuộc gặp này đã mở ra các cuộc gặp, làm việc, đàm phán quan trọng trong

những năm tiếp theo Ngày 9/4/1991 tại New York, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa

Kỳ Solomon đã trao cho Đại sứ Việt Nam, ông Trịnh Xuân Lãng, một Bản lộ

trình bốn bước về tiễn trình bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tháng 6/1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lầnthứ VII, đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng hóa, đaphương hóa quan hệ quốc tế Đảng cũng đề ra phương châm “Việt Nam muốn

là bạn với tat cả các nước trong cộng đông thê giới, phan đâu vì hòa bình, độc

19 Đảng cộng san Việt Nam (2006), Van kiện Dang toàn tập, tập 47, sdd, tr.790.

31

Trang 34

lập và phát triển”; đồng thời xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòabình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợicho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”” Trên cơ sở đường lối đổi mới chính sách đối ngoại tổng thể đó, Đại hội lần thứ VII đãxác định bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ là một chủ trương đối ngoại

quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân hai nước, có lợi cho

hoà bình, ồn định và phát triển ở khu vực Theo đó, việc cải thiện quan hệ vớiHoa Kỳ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận một cường quốc có thị trườnglớn, tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ mạnh Đồng thời, sẽ góp phần tạodựng một môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho Việt Nam

có thể tập trung vào thực hiện mục tiêu chiến lược là phát triển kinh tế Quan

hệ với Hoa Kỳ được cải thiện theo hướng tăng cường hợp tác cũng sẽ giúp

Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn đề cải thiện và thúc đây quan hệ của ViệtNam với các nước khác; nâng cao hơn vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thu hút sự quan tâm hơn của cộng đồng quốc tế đến Việt Nam.

Ngày 21/11/1991, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Mai và Trợ

lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á - Thái Bình Dương Solomon đã có cuộcđàm phán đầu tiên về bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Trongnăm 1992, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc tiếp xúc để thảo luận vềvan dé tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mat tích trong chiến tranh Việt Nam Qua

đó, Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyếtvấn đề POW/MIA, đồng thời cho rằng vấn đề Campuchia không còn là trở

ngại trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trong ba ngày từ

17-19/10/1992, phái đoàn của J Vessey, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ,đến Hà Nội nhằm thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác việc tìmkiếm các quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam”.

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,

tr.5l.

*! Hoàng Van Hiển, Dương Thúy Hiền (2020), Quan hệ Việt Nam — Hoa Kỳ (1995 — 2020), Nxb Chính trị

quôc gia Sự thật, Hà Nội, tr.34.

32

Trang 35

Những nỗ lực ngoại giao của các tô chức, cá nhân có trách nhiệm, hoặc

có thiện cảm với Việt Nam, trong giai đoạn này là rất quan trọng Một ví dụ làtrường hợp ông Bùi Kiến Thành, một Việt kiều từng hoạt động trong lĩnh vực

ngân hàng dưới thời Việt Nam Cộng hòa Thông qua sứ quán Việt Nam tại

Pháp, ngày 25/2/1992, ông Bùi Kiến Thành đã gửi cho Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Lê Minh Hương và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phan Hiền một bản Đề nghị ĐôiMới, trong đó phân tích tầm quan trọng và thiết yếu của việc thiết lập quan hệngoại giao chiến lược với Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một số những gợi ý cụthé, cả về mặt kinh tế và ngoại giao, dé thúc đây xúc tiễn bình thường hoáquan hệ giữa hai nước ”.

Việc xử lý khối tài sản của Việt Nam bị Hoa Ky tịch thu và tai sản củaHoa Kỳ bị Việt Nam tịch thu cũng được tiến hành trong giai đoạn này Saukhi chiến tranh kết thúc, chính quyền Hoa Kỳ trình Quốc hội một nghị định détat cả những công dân Hoa Kỳ có tài sản bi mat mát, bi tịch thu ở Việt Nam trước 30/4/1975 làm tờ khai, sau đó tổng hợp lại dé thương lượng với Việt Nam Đầu tháng 12/1992, Việt Nam cũng mời một số luật sư có năng lựcqua phỏng vấn và nhận nhiệm vụ giải quyết 90% tài sản được xét duyệt thuộccác hãng dầu khí lớn, cộng với khoảng 67 triệu USD của chính phủ Hoa Kỳcho chính phủ Việt Nam Cộng hòa vay dé nhập khẩu hàng nông sản về bán,tính trượt giá đến thời điểm 1992 là hơn 200 triệu USD Hoa Kỳ cũng đưa ra

danh sách tài sản đã tịch thu của Việt Nam, tòa nhà sứ quán của Việt Nam

Cộng hòa tại Hoa Kỳ, vàng và USD do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đang gửi ở Hoa Kỳ, tổng cộng khoảng 300 triệu USD”.

Từ phía Hoa Kỳ, trường hợp bà Virginia Foote là một trong những điểnhình trong việc thúc day quan hệ hợp tác về đầu tư và thương mại giữa hainước Bà đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1989, 6 năm trước khi hai nước

2 Lê Xuân Khoa (2015), Bài Kiến Thành — Người mở khóa lãng du, Nxb Thé giới, Hà Nội, tr.248.

?3 Lê Xuân Khoa (2015), sdd, tr.251.

33

Trang 36

chính thức bình thường hóa quan hệ, trong vai trò nhân viên một tô chức phichính phủ tại thủ đô Washington chuyên về các vấn đề chính sách đối ngoại.Năm 1989, bà và Đại sứ Hoa Kỳ William H Sullivan đã đồng sáng lập Hộiđồng Thương mại Mỹ - Việt (USVTC), trực thuộc Trung tâm Quốc tế tạiWashington D.C USVTC luôn đi đầu trong các nỗ lực vận động dư luận,chính phủ và quốc hội Mỹ dỡ bỏ cắm vận, tiến đến bình thường hoá với Việt Nam Bà đã đồng hành xuyên suốt quá trình xây dựng quan hệ Việt - Mỹ, từ hòa giải tới phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước; tham gia tích cực vào các hoạt động giải quyết di sản chiến tranh như tìm kiếm người mat tích,

rà phá bom mìn chưa nô, tây rửa dioxin, hỗ trợ người khuyết tật”.

Tháng 11/1992, Tổng thống George H W Bush lần đầu tiên gửi thưcho Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh qua đặc phái viên J Vessey vềquan hệ ngoại giao song phương Ngày 14/12/1992, Tổng thống Hoa KỳBush tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cắm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.Đầu năm 1993, ông Bill Clinton được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ Làngười từng chống việc Hoa Ky tham chiến ở Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã tích cực thúc day tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Tháng 5/1993, Tổng thống Bill Clinton đã chính thức gửi thư cho Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lê Đức Anh, khăng định lại chủ trương của Hoa Kỳ trong việc thúc đây quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước” Hàng loạt van dé vướng mắc, trở ngại đã lần lượt được giải quyết

dé đến ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấmvận đối với Việt Nam Bộ thương mại Hoa Ky sau đó cũng chuyển ViệtNam từ nhóm Z, tức nhóm bị hạn chế thương mại gồm Bắc Triều Tiên,

# An Bình (2020), Người “se duyên” đặc biệt của quan hệ Việt — Mỹ, Báo điện tử Dân trí,

(https://dantri.com.vn/the-gioi/nguoi-se-duyen-dac-biet-cua-quan-he-viet-my-20200711115355626.htm)

(truy cập ngày 30/06/2023).

°5 Nguyễn Thanh Huyền (2014), Quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành

Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34

Trang 37

Cuba, Việt Nam, lên nhóm Y là nhóm ít bị hạn chế thương mại hơn, gồm Liên Xô và các nước thuộc khối Vacsava cũ như Albania, Mông Cô, Lào, Campuchia Tiếp đó, Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnhcam tàu biển và máy bay Hoa Kỳ chở hàng sang Việt Nam, cho phép tàu

mang cờ Việt Nam vào các cảng của Hoa Kỳ, song phải xin phép trước 3

ngày và được sự đồng ý từ phía Hoa Kỳ”.

Ngày 26/6/1994, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhất trí trao đổi các văn phòngđại diện liên lạc nhằm cụ thê hóa việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thứcgiữa hai nước Ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức ký kết mộthiệp định nhằm giải quyết các vấn đề về bồi thường và thiết lập văn phòng

liên lạc tại thủ đô của mỗi nước Ngày 15/5/1995, Việt Nam trao cho Hoa Kỳ

một bộ tài liệu về người Hoa Kỳ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam Vàothời điểm kết thúc chiến tranh, 1.973 quân nhân và nhân viên dân sự Hoa Kỳđược coi là mat tích ở Việt Nam Ké từ đó, hài cốt của 726 người đã được xác định và trao trả cho người thân của họ””.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton công bố “bình thường hóaquan hệ” với Việt Nam, đánh dấu trang mới trong lịch sử quan hệ ngoại giaocủa hai nước Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Bill Clinton nhắn mạnh “bước di này cũng sẽ giúp đất nước chúng ta tiến lên phía trước về một vấn đề chia rẽ người Mỹ với nhau quá lâu rồi” Ngày 12/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh: “Tir lâu, Chính phú và nhân dan Việt Nam van chủ trương Hoa Kỳ và Việt Nam can hướng về tương lai, xây dựng mối quan hệ bình thường giữa hai nước” Tiếp đó, ngày 6/8/1995, Ngoại trưởng

Warren Christopher thăm Hà Nội và chính thức mở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại

Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng mở Đại sứ quán tại Washington D.C.

? Nguyễn Thanh Huyền (2014), tldd ; ; ;

? WNMission (2018), Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 30 năm hợp tác tìm kiếm người Mỹ mat tích trong chién

tranh tại https://vn.usembassy.gov/vi/pr13122018/ (truy cập ngày 30/06/2023).

35

Trang 38

2.2 Quá trình đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (1995-2006)

2.2.1 Đầu tư của Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Trong giai đoạn can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đãviện trợ rất lớn cho Việt Nam Cộng hòa Theo thống kê, trong 21 năm từ năm

1954 đến 1975, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa hơn 26 tỷ USD Nhưng ngoài số tiền viện trợ cho chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ đã trực tiếp đưa quân đội tham chiến tại miền Nam Nếu tính tắt

cả các loại chi phí, trong 21 năm, Hoa Kỳ đã đưa vào miền Nam Việt Namkhoảng hơn 160 tỷ USD.

Bên cạnh việc viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cũng quan tâm

đến lợi ích tại miền Nam Việt Nam với tư cách một thị trường tiêu thụ vàđiểm đầu tư quan trọng Năm 1950, tờ New York Times viết: “Đông Dương làmột miếng mỗi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn Nó có thể xuất khẩu thiếc, vonfram, măng gan, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc Cho đến trước chiến tranh thé giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Dong Dương đã tới khoảng 300 triệu USD hàng năm ””” Trong số các tài nguyên

và sản phẩm của Đông Dương, có những thứ không cần thiết đối với nền côngnghiệp hoặc thị trường nội địa của Hoa Kỳ, nhưng lại cần thiết đối với lợi íchtoàn cầu của Hoa Ky dé chi phối thị trường thế giới như gạo, cao su, than đá

va dau lửa Tờ New York Times số ra ngày 21/10/1962 viết: “Sw buôn bán vacác sản phẩm của Đông Nam A không phải là can thiết đối với nên kinh tếHoa Kỳ, nhưng lại là rất quan trọng đổi với chúng ta và các đồng minh của chúng ta”.

Trong các dự án phát triển kinh tế của Nam Việt Nam giai đoạn

1954-1975, các cơ quan điều tra và nghiên cứu của Hoa Kỳ dự kiến khả năng thuhoi vốn đầu tư rất nhanh chóng Vi dụ điển hình là Kế hoạch sông Mekong,

? Dang Phong (1991), 27 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Nxb Thông tin, Hà Nội, tr.7.

°° Đặng Phong (1991), sdd, tr.8.

%° Đặng Phong (1991), sdd, tr.8.

36

Trang 39

một kế hoạch nhằm khai thác những lợi ích kinh tế từ dong sông Mekong.Riêng về thủy điện, Hoa Ky dự tính xây dựng cơ bản 1,3 ty USD, nếu hoànthành mỗi năm sẽ lãi 300 triệu USD Nhờ có điện từ dự án này, chỉ riêng đây

mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu USD Vì

vậy, Hoa Ky đã tự nguyện đóng góp 1 tỷ USD cho kế hoạch này Dé nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961, Hoa Kỳ đã yêu cầu Tổng thống Ngô ĐìnhDiệm ký ban cam kết ưu đãi đầu tư, gọi là “Hiệp ước thân hữu và liên lackinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ” Trong Hiệp ước này, phía Việt Nam Cộng hòabảo đảm cho tư bản Hoa Kỳ đầu tư trong mọi ngành kinh tế, đảm bảo việcmua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhâncông Nguyên Chủ tịch Ngân hàng thế giới Eugener R.Black đã phân tíchnhư sau: “Chương trình ngoại viện rất có lợi cho các xí nghiệp tư nhân Hoa

Kỳ Có ba nguồn lợi chính là (i) ngoại viện tạo ra thị trường vững vàng và trực tiếp cho những hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ; (ii) ngoại viện khuyến khích sự phát triển thị trường mới ở hải ngoại của các công ty Hoa Ky và (iii) ngoại viện hướng nên kinh tế các nước nhận viện trợ vào một hệ thống tự do kinh doanh mà nhờ đó các công ty Hoa Kỳ có thé làm giàu ”È".

Mục tiêu chính của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam không phải làthương mại và đầu tư, song sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại miền NamViệt Nam đã kéo theo các hoạt động thương mại và đầu tư Do vậy, nhiều nhàđầu tư Hoa Kỳ đã tìm đến Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn những khoản gọi là

chi phí cho Việt Nam thực ra lại vào túi giới tư bản Mỹ Trong 6,1 tỷ USD

viện trợ cho miền Nam trong tài khoản 1960-1961, có 4,8 (80%) tỷ được chingay ở Hoa Kỳ Phan lớn viện trợ và các chi phí của Hoa Kỳ là từ ngân sách,nhưng Hoa Kỳ không cấp ngân sách trực tiếp cho các quốc gia Viện trợ haychi phí đều bang hàng hóa, chủ yếu là hàng hóa của Hoa Kỳ Mặt khác, thôngqua việc đầu tư các dự án trực tiếp tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hoa Kỳ

3! Đặng Phong (1991), sdd, tr.9.

37

Trang 40

cũng được hưởng lợi Nhờ viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam đã cóđược 1.700 km đường nhựa đi các tỉnh, có 9 hải cảng lớn với khả năng bốc dỡgan 10 tỷ tấn/năm, có 14 sân bay hiện dai trong đó riêng phan vận tai dân

dụng đã dat tới 1.000.000 hành khách/năm Riêng việc xây dựng đường sa và

bến cảng, Hoa Kỳ đã chi hơn 2 ty USD và đây là cơ hội kinh doanh rat tốt của các nhà thầu Hoa Kỳ”.

Dầu khí là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.Đầu năm 1970, Công ty dầu khí Mandrel đã tiễn hành các đợt khảo sát phíanam Biển Đông và doc theo bờ biển miền Nam Qua đó, công ty này đã xácđịnh được một số đơn vị cấu trúc như đới nâng Khorat, đới nâng Côn Sơn, 3bon trầm tích: Sài Gòn - Brunei (sau là bé Nam Côn Son), Mekong (sau là bểCửu Long) và vịnh Thái Lan (sau là bé Malay - Thổ Chu) đều có triển vọng chứa dau rất cao Cuối năm 1970, Công ty Conoco của Hoa Kỳ đã tiếp xúc với

Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng hòa dé tìm hiểu về việc đầu tư Conoco đã bay

tỏ mong muốn được thương lượng với chính quyền Việt Nam Cộng hòa dé xincấp một lô lớn ít nhất là 10.000km” mà không cần phải qua đấu thầu, mặc dù sau đó đã không dự thầu” Chiến sự leo thang liên tục trong giai đoạn Hoa Kỳ can dự vào Việt Nam khiến cho hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ trước năm 1975 chủ yếu là đầu tư của chính phủ Hoa Kỳ, vẫn được gọi là chương trình viện trợ.Một số nhà đầu tư, doanh nghiệp Hoa Kỳ đã “ăn theo” chương trình viện trợnảy để tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại miền Nam hơn là đầu tư trực tiếp vàocác nhà máy, xí nghiệp như cách hiểu về đầu tư nước ngoài sau này.

2.2.2 Quan hệ kinh tế đầu tư Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1975 đến 1995Sau năm 1975, do căng thăng chính trị - ngoại giao, quan hệ thương mại,dau tư giữa hai quốc gia gần như không tiến triển Tinh trạng cấm vận khiến các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng không thê nghĩ đến việc đầu tư hay phát triển

* Đặng Phong (1991), sdd, tr.97 ;

-33 Nhiều tác giả (2011), Lịch sử ngành dẫu khí Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, tr.135.

38

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w