Trong thời gian gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Việt Nam ta về phát huy vai trò của các tôn giáo thamgia xã hội hóa công tác y tế ở cơ sở, giáo
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN THỊ ANH ĐÀO
KHO KHAN Ở TRUNG TAM TU THIỆN XÃ HỘI PHẬT QUANG
TẠI TINH KIÊN GIANG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VA
NHỮNG VAN DE ĐẶT RA
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Cần Thơ, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN THỊ ANH ĐÀO
Chuyên ngành: Tôn giáo hoc
Mã số: 8229009.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh
Cần Thơ, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngay tháng năm 2023
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Anh Đào
Trang 4Tác giả xin trân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2023TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Anh Đào
Trang 5052.100 ,._ |Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUAT CHUNG VE 10 PHẬT GIÁO TINH KIÊN GIANG -¿- 5c + +x+E+E£EE+E+EEEEEeEvrererkererees 10
1.1 Một số van dé lý luận chung ¿2 2-52 2+E££E+EE+EE2EzEerkerxerxee 10
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ¿+ 5+ Ss+E+EvEvEE+EvEeEzkerererxzeeree 10 1.1.2 Quản lý Nhà nước về từ thiện xã hội của Phật gIáO 12
1.1.3 Từ thiện xã hội trong giáo lý Phật giáo - -« - «+55 16 1.2 Khái quát chung Phật giáo Kiên Giang «+55 «++++ss+2 26
1.2.1 Đôi nét về lich sử Phật giáo Kiên Giang -5¿©52552 26
1.2.2 Từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Kiên Giang 30
Tiểu kết chương Ì 2 2 2S<SE£EE‡EESEEEE2E12112112717171 211.1 re 34Chương 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH NUÔI DẠY TRẺ CÓ HOÀN CẢNHĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở TRUNG TÂM TỪ THIỆN XÃ HỘI PHẬTQUANG TẠI TINH KIÊN GIANG HIỆN NAY 2-5 s+s+cx+xerxeẻ 35
2.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, mô hình cơ cau tô chức của
trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang - - 5 5 S5 + + sseeseeeseeeess 35
2.1.1 Lịch sử hình thành .- 6 6 1t HH ng ni, 35
2.1.2 Chức năng, nhiỆm VỤ G11 ng ngư 39
2.1.3 Mô hình cơ cấu tổ chức c::-ccxvtctcxxtrtrrktrrrrrrtrrrrrrrrrrrrieg 39
của trung tâm từ thiện xã hội Phat Quang - 5 5+ +s£+sx+seeeses 40
2.2.1 Đối tượng, quy trình nhận trẻ em - 2 2 2 s+s+s+zxezxezez 40 2.2.2 Về chăm sóc nuôi dưỡng và hoạt động giáo dục - 4I2.2.3 Về cơ sở vật chat và nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm 49
2.3 Đặc điêm của mô hình nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của
Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang - 55 55 +2<*£++s++eessx 51
Trang 6Tiểu kết chương 2 - ¿22 2+222SE£EEEEEEEEEEEEEE1211211211217171 11.111 cre 56Chương 3 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NUÔI DẠY TRẺ CÓ HOÀN CẢNHĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở TRUNG TÂM TỪ THIỆN XÃ HỘI PHẬTQUANG TẠI TĨNH KIÊN GIANG 5-52 +St+E‡E+EEEE+EeEEeEerkrrerkerees 57
3.1 Những kết qua dat được va ý nghĩa -¿©-¿+cz+cs+zx+rxerxrreee 57
3.1.1 Những kết quả dat dU C scececccccseseesessessesseseestsstsssssesesseseesessees 573.1.2 Ý nghiae.ccecccccceccecssessessessesssessesssessesssessessessssssessssssesssessesssessesssessees 603.2 Một số van dé đặt ra và giải pháp - 2 s+cs+cxerkerxrrrerrerrxee 65
3.2.1 Một số van đề đặt ra - - tt SE EEEEEEEEESEEEESEEELSErrksrrrree 65
3.2.2 Giải pháp từ mô hình trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang 68
Tiểu kết chương 3 2-52 5sSSSEEE22E12E15112717171121121121121111 11x 70KET LUẬN St SE 1E 1E E1 111111111 1111111111 111111111111 1x 71 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2s + k+Sk+£E++EeEE+Eerxexees 73
Ilsi000092 5 76
Trang 7MO DAU
1 Ly do chon dé taiPhật giáo du nhập vào Việt Nam từ rat sớm, ngay khi du nhập vào ViệtNam, Phật giáo đã được người Việt cởi mở đón nhận và nhanh chóng khăngđịnh được vị thế của mình trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dânViệt Nam Một trong những lý do dé Phật giáo được người Việt cởi mở đónnhận là sự tương đồng, gần gũi giữa giáo lý Phật giáo và văn hóa Việt Nam, trong đó tinh thần từ bi của Phật giáo rất gần với tư tưởng đạo đức “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt
Nam.
Lịch sử hơn hai ngàn năm diện diện, Phật giáo Việt Nam đã thể hiệntinh thần nhập thế sâu sắc, luôn đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng
đường Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm 1981 với phương châm
hành đạo “Đạo pháp — Dân tộc — Chủ nghĩa Xã hội” là sự khang định, tiếp nốitruyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam Giáo hội Phật giáoViệt Nam bằng các hoạt động cụ thể của mình đã phát huy vai trò, sức mạnh của mình đồng hành cùng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết với mục đích “tốt đời, đẹp đạo”.
Trong thời gian gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Việt Nam ta về phát huy vai trò của các tôn giáo thamgia xã hội hóa công tác y tế ở cơ sở, giáo dục mầm non, bảo trợ xã hội, dạy
nghề, từ thiện, nhân đạo và an sinh xã hội, các tôn giáo ở Việt Nam nói
chung, Phật giáo nói riêng đều rất quan tâm đến các hoạt động từ thiện xã hội.Chính vì thế, trong thời gian gần đây, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáoViệt Nam không ngừng phát triển về mọi mặt: từ quy mô, hình thức đến nội dung, hiệu quả các hoạt động Từ đó phát huy tính tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo vào trong đời sống xã hội, đưa tinh than “từ bi” của Phật giáo
Trang 8lan tỏa mạnh mẽ, tạo được niềm tin bền vững trong lòng Phật tử nói riêng,
cảm tình trong lòng người dân Việt Nam nói chung Phật giáo Việt Nam ngày
càng có cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững.
Có thể thấy, là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong những năm qua, Phật giáo Việt Nam luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sẻ chia trách nhiệm đối với xã hội
và đất nước, tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động nhằm đảm bảo an
sinh xã hội.
Một trong những mô hình từ thiện xã hội tiêu biéu của Phật giáo phía
Nam là mô hình Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang tại tỉnh Kiên Giang
với điểm nổi bật là mô hình nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Sau
20 năm ra đời, hoạt động và phát triển, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang đã chung tay giải quyết gánh nặng cho
xã hội tại địa phương trong việc đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ góp phần thiếtthực cho công tác an sinh xã hội, đảm bảo trọn vẹn “Quyền trẻ em” cho các
em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Trung tâm Từ thiện Xã hội PhậtQuang, rất can có những nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về các kếtquả đạt được, một số vấn đề đặt ra, nguyên nhân của những vấn đề đặt ra và
đưa ra các khuyến nghị nhăm tháo gỡ những vấn đề đặt ra là việc làm cần
thiết Việc làm đó nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm
Từ thiện xã hội Phật Quang làm tiền đề cho sự mở rộng, phát triển, nhân rộng
mô hình của Trung tâm Từ thiện Xã hội Phật Quang trong thời gian tới.
Với những lý do trên đây, tác giả lựa chọn đề tài: “Mô hình nuôi dạy trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang tại
tỉnh Kiên Giang hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” làm đề tàinghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học của mình Hy vọng những kết
Trang 9quả nghiên cứu của luận văn đem lại kết quả ứng dụng vào thực tiễn hoạtđộng phát triển của Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang trong thời gian tới.
2 Tình hình nghiên cứu
Lĩnh vực từ thiện xã hội của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là
lĩnh vực nhận được sự quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây Chính vì thé, ở mảng nội dung này được dé cập đến trong một số công trình tiêu biểu
được trình bày theo các loại hình nghiên cứu như sau:
Về sách:
Nguyễn Hồi Loan (chủ biên, 2015), Giá trị của Phật giáo đối với công tác xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Công trình đã phân tích và khang định các giá trị của Phật giáo đối với công tác xã hội trong xu thé toàn cầu hóa hiện nay.
Tác giả Dương Quang Điện có cuốn sách chuyên khảo Phật giáo với vấn đề an sinh xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật Cuốn sách
bàn đến các chủ để quan trọng: An sinh xã hội và những yếu tố tác
động đến hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Thực trạng
và một số vấn đề đặt ra; Phương hướng và giải pháp đây mạnh an sinh
xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đôi mới và hội nhập quốc tế.
Về rạp chí: Từ góc nhìn xã hội học, tác giả Nguyễn Ngọc Hường(2012) có bài viết “Kết nỗi đạo Phật với công tác xã hội: đề xuất một mô hìnhcung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học (117),tr.23-34 Trong bài viết này, tác giả phân tích với những lợi thé riêng: vi triPhật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam; số lượng tin đồ và những ngườichịu ảnh hưởng đông đảo; những hoạt động cụ thé của Phật giáo Việt Nam cụ
Trang 10thé ở hoạt động các ngôi chùa ở Việt Nam tác giả khang định Phật giáo cónhiều lợi thé đề kết hợp Phật giáo với công tác xã hội ở Việt Nam Và tác giảcũng chỉ ra rằng, ngôi chùa trong văn hóa Việt Nam từ lâu đã đóng một vai trò rất lớn, làm đầy đủ 5 chức năng mà các Trung tâm công tác xã hội tương lai của Việt Nam muốn thực hiện Đó là:
+ Điều phối dịch vụ
+ Cung cấp dịch vụ
+ Đảo tạo — Giáo dục — thông tin
+ Hỗ trợ phát triển cộng đồng+ Tư vấn, vận động chính sách
Từ sự phân tích đó, tác giả đã đi đến đề xuất một mô hình kết hợp Phật
giáo với công tác xã hội.
Cũng về chủ đề này, liên quan trực tiếp hơn nữa, tác giả Dương Quang Điện (2016) có bài viết “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (107), tr.88-92 Trong bài viết
này, tác giả đã chỉ ra những thành tựu trong hoạt động từ thiện xã hội của
Phật giáo Việt Nam cả về chiều rộng đến chiều sâu, về hình thức đến chấtlượng các hoạt động Qua phân tích cho thấy các hoạt động từ thiện của Phậtgiáo Việt Nam diễn ra đa dạng phong phú bằng nhiều hình thức khác nhau:khám chữa bệnh tại các Tuệ Tĩnh đường, nuôi dạy trẻ mồ côi tại các cơ sở trường: các hoạt động hỗ trợ người yếu thế trong các dịp thiên tai; các hoạtđộng xây trường, xây cau, Từ sự phân tích đó, tác giả đã đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam:nâng cao nhận thức về công tác từ thiện; xây dựng các chương trình, kế hoạchđài hạn và ngắn hạn trong hoạt động từ thiện; có hướng dẫn cụ thể về nghiệp
vụ làm công tác từ thiện xã hội.
Trang 11Tác giả Hoàng Thu Hương (2018) có bài viết “Chuyên nghiệp hóa hoạtđộng từ thiện xã hội của Phật giáo: Hướng tới sự gắn kết giữa Phật giáo và
công tác xã hội ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội
(12), tr 20-28 Trong bài viết tác giả phân tích quá trình phát triển các lĩnh
vực hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ở Việt Nam trên các phương diện
lĩnh vực hoạt động cụ thé: Y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội Trên
cơ sở phân tích các nguồn lực của Phật giáo Việt Nam (nguồn lực cơ sở vậtchất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người) tác giả khang định: “Trướcnhu cầu và nguồn lực của Phật giáo Việt Nam, chuyên nghiệp hóa các hoạtđộng từ thiện xã hội sẽ là xu hướng phát triển tất yêu của Phật giáo” [12, tr.24] Tác giả cùng đề xuất phương hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động từthiện xã hội của Phật giáo Việt Nam trong đó phương hướng đầu tiên được nhắc đến là từ từ thiện xã hội đến công tác xã hội đối với trẻ em và trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Về Hội thảo Khoa học:
Năm 2017, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,DHQGHN và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tô chức hội thaoQuốc gia với chủ đề: “Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa côngtác xã hội, từ thiện ”, kết quả Hội thảo là sự ra đời của cuốn kỷ yếu Hội thảo, Nxb Tôn giáo Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các nhà Khoa học,nhà nghiên cứu tập trung ở các cụm chủ đề: những van dé lý luận chung ở nộidung phần I: Phật giáo Việt Nam với công tác xã hội, từ thiện; va các van đề
cụ thể ở phần II: Công tác xã hội, từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Namtại một số địa phương và cơ sở Các bài viết đều nhấn mạnh đến vai trò,
những đóng góp của Phật giáo Việt Nam với việc chung tay san sẻ gánh nặng
Trang 12trên các lĩnh vực y tẾ, giáo dục, bảo trợ xã hội và khẳng định đây đã trởthành đặc điểm nồi bật của Phật giáo Việt Nam:
“Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã tham gia tích cực
vào công tác từ thiện như không chỉ chữa bệnh về tinh than, mà còn chữa bệnh về thé xác thể hiện ở việc bốc thuốc không lấy tiền của cácnhà su; làm đường, sửa cầu; dạy học; giúp đỡ những người cơ nhỡkhông nơi nương tựa; tham gia chống thiên tai như hạn hán, lũ lụt;thậm chí còn cởi áo cà sa khoác chiến bào, cùng toàn đân ra trậnchống quân xâm lược bảo vệ non sông đất nước ” [11, tr.99]
Trong đó có một số bài viết liên quan trực tiếp đến Trung tâm Từ thiện
Xã hội Phật Quang: “Phật giáo với công tác giáo dục qua khảo cứu hoạt động
của Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang” của TT.TS Thích Minh Nhẫn;
“Từ Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang, nghĩ về những giải pháp pháttriển bền vững cho hoạt động từ thiện — xã hội Phật giáo” của PGS.TS TrầnHong Liên; “Phật giáo Kiên Giang với công tác từ thiện” của Ban TTXH
GHPGVN tỉnh Kiên Giang; “Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang, một mô
hình nhập thế của Phật giáo Kiên Giang Các bài viết về Trung tâm Từ thiện
xã hội tỉnh Kiên Giang đều khang định từ thiện xã hội đây là thế mạnh, hoạtđộng sôi nồi, rat được quan tâm của Phật giáo tỉnh Kiên Giang:
“Với phương châm “Đạo pháp — Dân tộc — Chủ nghĩa Xã hội”, những
năm qua, Phát giáo Kiên Giang luôn quan tâm hướng dân tín đồ tíchcực tham các phong trào yêu nước của Đảng, chính quyên, Mặt trận Tổquốc phát động Tiêu biểu cho những phong trào đó là Tỉnh hội luônnhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện xã hội Bởi tất cả các vịTăng nỉ lúc nào cũng tâm niệm rằng: “Việc từ thiện sẽ đóng góp mộtvai tro vô cùng quan trong cho sự phon vinh của quê hương, đất nước,
góp phân thiết thực xoa diu niêm dau nhán thê, dua con người đên cứu
Trang 13cánh an vui”, từ đó góp phan cùng nhà nước thực hiện tốt an sinh xãhội và đem lại dm no cho cộng dong” [1, tr.531].
Năm 2020, Hội thao Khoa học Quốc gia: “Phật giáo với việc đảm bảo
an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế” với sản phẩm là hai cuốn sách kỷ yếu với tên: Phat giáo với hoạt động dam bảo
an sinh xã hội — Một số van dé lí luận và thực tiễn và Một số hoạt động Phật
sự góp phan đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc
té Các nghiên cứu của hội thảo đã đi đến khang định chung:
“Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện phương châm “Đạo pháp — Dân
tộc — Chủ nghĩa Xã hội”, Phật giáo tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộcđổi mới đất nước thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướngđến con người, vì con người, trong đó các hoạt an sinh xã hội là điểm sáng, thé hiện rõ tinh thần “nhập thế giúp đời” của Phật giáo Việt Nam Trải quachặng đường gần 40 năm từ ngày thành lập đến nay, với triết lý vì con người
và khát vọng mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, Giáo hộiPhật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật
tử cả nước tích cực triển khai các hoạt động “cứu khổ độ sinh”, đảm bảo ansinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước, tạo nên nét đẹp văn hóa, thấm đậm tình nghĩa của dân tộc Việt Nam”
[9, tr 7-8].
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, từ thiện xã hội là hoạt động khá nỗibật của Phật giáo Việt Nam trong thời gian gần đây, vì vậy có khá nhiều cáccông trình đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên một công trìnhnghiên cứu cụ thé về mô hình từ thiện xã hội của một cơ sở từ thiện xã hội
như Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang thì chưa có công trình nào Chính
như vật, nghiên cứu này hy vọng sẽ lap đầy khoảng trống nói trên
Trang 143 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ ra thực trạng mô hình nuôi dạy trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Trung tâm Từ thiện Xã hội Phật Quang,
tỉnh Kiên Giang, chỉ ra những vấn đề đặt ra của mô hình đó và từ đó đưa ranhững khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mô hình,hướng đến sự phát triển, nhân rộng của mô hình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Phân tích các tiền đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu: các khái niệm cơ bản; Phân tích tiền đề cho hoạt động từ thiện xã hội: thể hiện trong giáo lý Phật giáo; Chính sách của Đảng, Nhà nước về từ thiện xã hội
của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
+ Phân tích thực trạng, những thành tựu đạt được của mô hình nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang
+ Chỉ ra những vấn đề đặt ra của mô hình nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn ở Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang, từ đó đưa ra
những khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mô hình,hướng đến sự phát triển, nhân rộng của mô hình
4 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang, tỉnh Kiên Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Mô hình nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
+ Thời gian: Từ khi thành lập trung tâm năm 2002 đến nay 2022
Trang 155 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mắc
-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
tôn giáo.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo
học và các phương pháp: thống nhất logic - lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, điều tra thực địa đối với đối tượng nghiên cứu.
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung,
Phật giáo nói riêng, đặc biệt là hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo.
Luận văn có thé sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảngdạy và nghiên cứu về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, đặc biệt là hoạt
động từ thiện xã hội của Phật giáo.
7 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Trang 16Chương 1.
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUAT CHUNG VE
PHẬT GIAO TỈNH KIÊN GIANG
1.1 Một số van đề lý luận chung1.1.1 Một số khái niệm co bản
Trong nghiên cứu, tác giả đề cập đến một số khái niệm chuyên ngànhcủa Phật giáo và một số khái niệm có liên quan Đề triển khai vẫn đề một cách hiệu quả, luận văn phân tích nội hàm một số khái niệm cơ bản:
Bồ thí: Theo Từ dién Phật học:
“Hành động hiến tặng vật chat, năng lực hoặc trí tuệ cho người khác,
được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp Bồ thí là một trong sau
hạnh Ba-la-mát-đa (Lục độ), một trong mười Tùy niệm (p:anussafi) và là một
hạnh quan trọng dé nuôi dưỡng Công đức (s:punya).
Trong Tiểu thừa, bố thí được xem là phương tiện dé đối trị tính tham
ái, ích kỷ và được thực hành dé đối trị tính tham ái, ích kỉ và được thực hành
dé chống khổ dau của đời sau Theo Đại thừa, bo thí là biểu hiện của lòng Từ
bi và là phương tiện dé dẫn dat chúng sinh đến giác ngộ Hành động bố thithức ăn cho các vị Khat sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phậtpháp Nam truyền Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vậtcho chùa chiên và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ - khâu “bó thí” Phật pháp,hướng dan tu học Hành động này cũng được xem là dé nuôi dưỡng phúc
duc” [2 tr.86]
Như vậy, có thể thấy, Bồ thí là một khái niệm khá cơ bản, quan trong
trong giáo lý Phật giáo Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh cua Bồ tát Nguyên âm chữ Phan nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Việt là sự Bồ thí Bồ làkhắp, thí là cho, cho khắp tất cả Như vậy, với Phật giáo, Bồ thí nghĩa là sự
cho, tặng, biêu, cúng dường.
10
Trang 17Trong luận văn sẽ phân tích cho thấy Bồ thí là một trong những nộidung căn bản của giáo lý Phật giáo là nguồn gốc, nền tảng của công tác từ
thiện Phật giáo nói chung, hoạt động nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
nói riêng.
Nhập thế: Trong thời gian gần đây, trong giới nghiên cứu tôn giáo học, khái niệm nhập thé được nhắc đến khá phô biến khi nhắc đến các hoạt động từ thiện xã hội của Phat giáo, coi các hoạt động từ thiện xã hội là một biểu hiện
cụ thé sinh động của tinh thần nhập thế của Phật giáo Thiền sư Thích NhấtHạnh viết về nhập thế của Phật giáo: “đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa
là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng nhữngphương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để cải biến cuộc đời theochiều hướng thiện, mỹ Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thay dao dat trong mọi hình thức của sự sống chừng đó ta mới có thể nói được rằng dao
Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời” Và “Cuộc đời có nghĩa là cuộc
sống hay xã hội Đạo Bụt nhập thế tiếng Việt được hiểu là đạo Bụt đi vào
cuộc sống, đạo Bụt đi vào xã hội” [Trích theo 28].
Hay trong công trình “Socially Engaged Buddhism — Dimensions of
Asian Spirituality” tác giả Allie B King đã chỉ rõ: “Phật giáo nhập thế
(Engaged Buddhism) là một hình thức đương đại của Phật giáo, tham gia tích
cực nhưng không bạo lực dé giải quyết các van đề xã hội, kinh tế, chính trị,môi trường Ở trạng thái tốt nhất, sự tham gia này không tác rời khỏi tỉnh thần của Phật giáo, mà là một biểu hiện của nó” [Trích theo 28].
Như vậy, có thể hiểu: “Nhập thế” thường được sử dụng với nghĩa là sựtham gia của các chức sắc, tín đồ tôn giáo vào các hoạt động của đời sống xãhội Sự nhập thế của Phật giáo trong xã hội hiện nay được biểu hiện bang cac
hoạt động thực hiện việc đời bên cạnh việc tu tập của Tang ni, Phật tử Chính
vì thế hoạt động từ thiện là một biểu hiện cụ thể, rõ nét tinh thần nhập thế của
11
Trang 18Phật giáo Những hoạt động từ thiện xã hội góp phan giải quyết các van dé xãhội của con người, giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn, đúng với tư
tưởng “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật” của Phật giáo Như HT.
Thích Huệ Thông đã từng viết: “Trên bước đường nhập thế, hoạt động từ
thiện xã hội là phương tiện mang đạo vào đời, gieo duyên sâu rộng trong đời
sống, chuyên tải thông điệp từ bi cứu khô ban vui của đạo Phật, hoạt động từthiện xã hội là một trong những thế mạnh của Phật giao, gop phan thiét thuc
vào công tác an sinh xã hội” [24, tr.75].
Từ thiện: Từ thiện là một từ Hán Việt (24%) kết hợp giữa hai từ: “Từ”
là nhân từ, từ tâm và Thiện là tốt lành
Theo 7? điển Tiếng Việt, Từ thiện là (người có của) có lòng thươngngười, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khô dé làm phúc
Theo Tir điển Phật hoc, Từ thiện là những việc cứu giúp kẻ nghèo khổ,
tật bệnh, hoạn nạn trong đời dựa trên cơ sở của lòng từ ái.
Từ thiện, theo quan điểm của Phật giáo, thường được hiểu là bố thí (xem: Bố thi).
Từ thiện xã hội: Khái niệm 7T? (hiện xã hội được sử dụng trong bai
viết này với nghĩa là những hoạt động giúp đỡ, cứu trợ những người nghèo
khổ, tật bệnh, hoạn nạn, khó khăn trong cuộc song Với Phat giáo, từ thiện xãhội là sự thé hiện lòng từ bi và tinh thần nhập thế, su dan than của các vi tang
si va Phat tu vao doi song xã hội thé hiện qua những hoạt động cụ thể để cứugiúp những mảnh đời khổ hạnh.
1.1.2 Quản lý Nhà nước về từ thiện xã hội của Phật giáoChủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với tôn giáo ngày cảng thé hiện sự cởi mở, đổi mới, trong đó lĩnh vực hoạt động
từ thiện xã hội của tôn giáo Các văn bản quản lý từ năm 1990 đến nay đãluôn thé hiện sự tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
12
Trang 19nhân dân, tạo điều kiện dé các cá nhân, tổ chức tôn giáo phát huy giá trị đạo
đức tôn giáo thông qua việc tham gia các hoạt động từ thiện xã hội.
Nghị quyết 24/NQ — TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị đã thừa nhận: “Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” Nghị quyết đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự đổi mới căn bản,
đột phá trong nhận thức, ứng xử với tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng ta.
Đến Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19/4/1999 của Chính phủ vềcác hoạt động tôn giáo, Điều 17:
“1, Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được hoạt động kinh tế, văn hóa - xã
hội như mọi công dân khác.
2 Chức sắc, nhà tu hành và tô chức tôn giáo hoạt động từ thiện theoquy định của Nhà nước Các cơ sở từ thiện do chức sắc, nhà tu hành và tô
chức tôn giáo bảo trợ hoạt động theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức
năng của Nhà nước”.
Đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 (số UBTVQHII, ngày 18/6/2004) đã quy định khá rõ ràng và cụ thé việc tạo điềukiện dé các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội hóa giáo dục, ý tế,
21/2004/PL-từ thiện nhân đạo, với điều kiện tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp hiếnchương, điều lệ của t6 chức tôn giáo Điều 33 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáoquy định: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham
gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe
người nghèo, người tản tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm
thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mam non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổchức tôn giáo và quy định của pháp luật Chức sắc, nhà tu hành với tư cáchcông dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ
thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật.
13
Trang 20Tiếp đến, Nghị định số 22/2005/ND — CP, ngày 1/3/2005, rồi đến Nghịđịnh số 92/2012/ND - CP, ngày 8/11/2012 của Chính phủ là sự cụ thé hóa chitiết các quy định và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, trong Điều 36 quy định khá rõ hơn về van đề tô chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo:
“1, Cơ sở tín ngưỡng, tô chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bảnthông báo đến co quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điềunày về việc tổ chức quyên góp, trong đó nêu rõ mục đích, phạm vi, cách thức,thời gian, cơ chế quản lý, sử dụng tài sản được quyên góp
3 Cơ quan nhận thông báo về việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tô
chức tôn giáo:
a) Trường hợp tô chức quyên góp trong phạm vi một xã, thông báo với Uy
ban nhân dân cấp xã nơi tô chức quyên góp;
b) Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng
trong phạm vi một huyện, thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tô chức quyên góp;
c) Trường hợp tô chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một huyện,
thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp
co [25].
Và còn nhiều văn bản khác nữa.
Như vậy, ké từ Nghị quyết 24/NQ — TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính tri - đánh dấu sự đôi mới về quan điểm nhìn nhận, ứng xử với van đề tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện về mặt quan điểm, đường lối, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương tạo điều kiện và khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, từ thiện nhânđạo trên tinh thần tôn trọng những quy định của pháp luật và phù hợp với hiến
14
Trang 21chương, điều lệ của tô chức tôn giáo Tuy nhiên trên thực tế việc thực thi cònnhiều bất cập.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2016 — Đánh dấu mốc son trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo Trong Mục 3, chương VI Hoạt động tôn giáo; Hoạt động
xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tô chức tôngiáo, điều 55 có quy định cụ thé như sau: “Được tham gia các hoạt động giáodục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp
luật có liên quan”.
Trong báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa XII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong phần Xây dựng và phát huy giá
trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, Đảng ta khẳng định: “Pháthuy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng Phê phán
và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tin dị đoan” [6, tr 144] Trong phần
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện về công tác tôn giáo: “Vận động, đoàn kết, tập
hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tin đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góptích cực cho công cuộc xây dựng va bảo vệ Tổ quốc Dam bảo cho các tổchức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệđược Nhà nước công nhận Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp vàcác nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước Kiên quyết đấutranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ Xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [6, tr 171].
Nhu vậy tôn giáo được coi như một nguồn lực của sự phát triển đấtnước Nguồn lực tôn giáo là thuật ngữ mới được sử dụng ở Việt Nam trongthời gian gần đây Nguồn lực tôn giáo được thừa nhận ở cả hai phương diện:
nguôn lực vật chât và nguôn lực tính thân, các nguôn lực tôn giáo tham gia
15
Trang 22vào tất cả các quá trình, lĩnh vực trong xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc, trong đó
ưu thế, đóng góp tiêu biểu ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội, từ
thiện nhân đạo.
Từ sự phân tích trên cho thấy, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với từ thiện xã hội của tôn giáo là cơ sở, hành lang pháp lý cho mọi hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo, giữ vai trò quyết định đối với nhận thức, thái độ, hành vi, cũng như kết quả tham gia từ thiện
xã hội của các cá nhân, tô chức tôn giáo Đối với Phật giáo cũng không nămngoài hành lang pháp lý đó Mọi hoạt động của Phật giáo Việt Nam cần tuân
thủ những quy định của pháp luật.
1.1.3 Từ thiện xã hội trong giáo lý Phật giáo
Phật giáo luôn đề cao lòng tư bi và nhân ai, hoạt động từ thiện xã hội là những việc làm thiết thực thê hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phậtgiáo, là sự cụ thé hóa giáo lý Phat giáo trong đời sống xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Chúa Gié su dạy dao đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: đạo đức là từ bi.
Khong Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa”.
Phật giáo với cốt lõi là tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ, ngay khi ra đời, đãthê hiện tinh than cứu khổ cứu nạn chúng sinh Đức Phật từng nói: Nước biểnchỉ có vị mặn như đạo cua Ngài chỉ có một vi giải thoát Tinh thần này đượcthé hiện sâu rộng trong giáo lý Phật giáo Trong Duy Tuệ Thị Nghiệp, ĐứcPhật đã từng nói: “Này các Tỳ Kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi, vì lợi lạc và hạnh
phúc của s6 đông, do lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của
trời và người, chớ đi hai người chung đường với nhau”.
Trong giáo ly Phật giáo, Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hy, Xa), tâm Từ
đứng đầu Từ (Metta) ta thường gọi là tình thương, là lòng từ ái Tâm từ lại là
16
Trang 23một tình thương không giới hạn bởi không gian — thời gian; giới tính; địa vi
xã hội: mà là tình thương rộng lớn bao trùm lên tất cả chúng sinh hữu tình,chúng sinh vô tình, tình thương sẽ là sợi dây kết nối, xóa bỏ mọi hận thù.
“Lay từ bi, lay ôn hòa Thắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm
Lay hiền lành, lay thiện tâm Thắng lòng hung ác bat nhân khó lường
Lay tâm bồ thí cing dườngThắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam
Lay chân that dé đập tanNhững trò hư ngụy, dối gian ở đời.”
Chúng sinh dù yếu mạnh,đài cao hoặc trung bình, thấp, nhỏ hay to lớn,
có mặt hay khuất mặt, dù ở gan ở xa,
chưa sinh và đã sinh.
Không trừ chúng sinh nào,
Nguyện cho tâm tất cả,
17
Trang 24được tràn day hanh phic!
Không lừa dao lan nhau, Thường bắt khinh khắp chon Khi tâm đang oán giận, không mong hay nguyên rủa, cho ai khác bị hại.
sự giác ngộ Trong lục độ, Bồ thí ba la mật đứng đầu.
Bố” nghĩa là rộng rãi, cùng khắp “Thí” là cho, là trao tặng Bồ thí làcho, là tặng cùng khắp, tặng cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi Với Phật
giáo, Bồ thí có ba loại: Tài thí, Pháp thí, Vô cực thí (Bố thí vô cực)
Tài thí: là đem tài vật như của cải, vật chất, nhà cửa, tiền bạc, củamình ra cho người thiếu thốn Đối với Tài thí, theo Phật giáo, điều quan trọng
không hoàn toàn ở giá trị của tai vật mà là ở thái độ và động cơ của hành động
bố thí Tài thí không chỉ là việc bồ thi của cải vat chất, mà đôi khi đem những vật quý báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình để cứu vớt kẻ
khác ra khỏi nguy nan.
Pháp thí: là đem ánh sáng của Phật pháp đến cho người khác, hay là
giáo dục Phật pháp cho người khác, dùng chân lý, giáo pháp, những lời dạy
của đức Phật đến cho người khác dé đạt được những điều tốt đẹp và có íchlợi Theo Phật giáo, đây là phương thức bố thi đem lại kết quả tốt, có tác độngmạnh đến đời sống của nhân loại Trong Kinh Pháp Cú có viết:
18
Trang 25Coi như bồ thí hàng đầu
Là đem Chân Lý nhiệm mau tang nhau,
Coi như hương vi tối cao
Hương vi Chan Ly ngọt ngào dài lâu
Coi như hoan hỷ hàng đầu Niềm vui Chân Lý thấm sâu tuyệt voi,
Người nào ái dục diệt rồiVượt qua phiền não, xa rời khô đau
Bồ thi Vô cực Trong tác phẩm Luc Độ Tập Kinh, viết vào thé ky IIL,nhà sư Khương Tăng Hội đã giải thích về Bồ thí Vô cực như sau:
“Bồ thí vô cực nghĩa là gì? Là từ bi dưỡng dục người và vật, thươngxót những người lam theo tà đạo Vui mừng cho người hiển được siêu độ, cứu
hộ chúng sinh, ân trạch vượt trời đất, sâu hơn biển Bồ thí chung sinh, doicho ăn, khát cho uống, rét cho mặc, nóng cho mát, bệnh cho thuốc ” Như vậy,
về hình thức, Bồ thí Vô cực chủ yếu là bố thí của các bậc cao tăng, cụ thể làcác vị Bồ tát Về ban chất, Bồ thí Vô cực chủ yếu là Tài thí, tức là bố thi củacải vật chất, không tiếc của cải lớn nhỏ, không giới hạn kể từ tinh mạng đếntài sản, từ vợ con của mình, ngôi vua của mình đến quốc thổ của mình,
Với Tâm Từ và sự hành trì thực hành bồ thí được cụ thé hóa băng cáchoạt động giúp đỡ người khác, làm điều thiện Và Đức Phật cũng dạy rằng,làm việc thiện nhưng không được chấp công, hóa độ mà thấy mình không hóa
độ, tức là làm việc thiện phải xuất phát từ lòng từ bi, không tham cầu vụ lợi,chấp trước Chỉ có như vậy, những việc thiện ta làm mới thực sự là thiện theotỉnh thần Phật giáo.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, lịch sử Phật giáo Việt Nam
đã hơn hai nghìn năm song hành cùng dân tộc Việt Nam Giữa tư tưởng Phật
giáo và văn hóa Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, chính vì thế ngay từ khi
19
Trang 26vào Việt Nam, Phật giáo đã được người Việt mở lòng đón nhận, cả hai bồidap, hòa quyện vào nhau như nước với sữa Như phân tích của GS Nguyễn
Hùng Hậu:
“Nên khi vào Việt Nam, tỉnh thân vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “Lá lành dium lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no ”, Hay thậm chí là: “Dù xây chin bậc phù đồ,không bằng làm phúc cứu cho một người ” Sự tương đồng này là mộttrong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên dé Phật giáo tôn tại, pháttriển, dong hành cùng với dân tộc qua những thăng tram của lịch sử”
[11, tr.98].
Lịch sử đã khang định, thời kỳ nào Phật giáo Việt Nam cũng hết lòng
vì con người, vì quốc gia, dân tộc; thời kỳ nào Phật giáo Việt Nam cũng đưagiáo lý từ bi của Phật giáo vào thực tiễn đời sống xã hội, dé giúp nhân dân cóđời sống tốt đẹp hơn Ví như thời Trần, các vị vua Trần thắm đượm tinh thầnPhật giáo trong đường lối trị nước, đặc biệt là tình thần tư bi của Phật giáo.Trong sử sách còn viết rất nhiều về những việc làm của các vi vua nhà Trầnđối với việc chăm lo đời sống của nhân dân: Như năm 1290, xảy ra nạn đói
to, thăng gạo giá một quan tiền, nhân dân nhiều người phải bán ruộng đất, concái, nhà vua đã “Xuống chiếu phát thóc công chân cấp dân nghèo và miễn thuế nhân đinh” [17, tr248].
Kể từ khi thành lập đến nay (1981), Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn
xác định từ thiện xã hội là một trong những nội dung hoạt động chuyên môn,
trọng tâm Phụ trách hoạt động từ thiện của giáo hội là Ban Từ thiện xã hội
các cấp từ trung ương đến địa phương (Cấp Trung ương đến cấp huyện, theo
mô hình tổ chức hành chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam).
20
Trang 27Trong Nội quy tu chỉnh lần thứ V Ban Từ thiện xã hội Trung ươngnhiệm ky VIII (2017 — 2022), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục khang
định: “Mục đích hoạt động của Ban Từ thiện xã hội là thực hiện và phát huy
tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật, hướng dẫn tăng, ni, phật tử chia sẻ khó khăn, hàn gắn vết thương vật chat va tinh thần đối với những người bat hạnh.
Khơi dậy lòng nhân ái của các giới, các ngành, các hoạt động xã hội, không
phân biệt tôn giáo, giai cấp, tạo sự cảm thông xây dựng và phát triển cộng đồng theo tinh thần “Đạo pháp — Dân tộc — Chủ nghĩa Xã hội” Trong đó các mục đích được xác định cu thé như sau:
“a) Triển khai chương trình hoạt động của Ban Thuong trực Hội đồngTrị sự trong các công tác từ thiện xã hội theo tinh than “Cứu khổ ban vui, vô
ngã vị tha của Đạo Phật.
b) Tham muu và đề xướng các chương trình hoạt động từ thiện xã hội
cua Ban và của Giáo hội Phat giáo Việt Nam.
c) Vận động Tăng Ni, Phật tử chia sử những khó khăn đến với ngườiđau khổ, nhường cơm xẻ áo với những người thiếu thốn, hàn gắn vết thươngvật chat và tinh than đối với người bat hạnh theo tinh than từ bi, trí tuệ của
người con Phật.
d) Khoi dậy lòng nhân ái của các giới, các ngành, các hoạt động xã
hội, không phân việt tôn giáo, giai cấp, tạo sự cảm thông xây dựng và phát
triển cộng đồng, theo tinh than “Đạo Pháp — Dân tộc ” [10].
Dé phụ trách các công việc chuyên môn, Ban Từ thiện xã hội Trung
ương được chia thành các Phân ban: Phân ban Đông y, Phân ban Tây y, Phân
ban Giáo dục, Phân ban Tài chính, đối ngoại và quan hệ Quốc tế; Phân ban
Cứu trợ, Phân ban Xã hội, Phân ban Huấn luyện và phát triển cộng đồng,
Phân ban Tổ chức quàn lý Mỗi phân ban chuyên tâm một lĩnh vực riênghướng đến sự chuyên môn hóa trong hoạt động từ thiện xã hội:
21
Trang 28+ Phân ban Đông y: Phát triển hệ thống y tế chuẩn đoán và điều trị
Đông y, tuyên truyền phương pháp sông, làm việc, bảo vệ sức khỏe theo khoahọc hiện đại kết hợp hài hòa giữa Đông y và Phật pháp.
+ Phân ban Tây y: Xây dựng và phát triển phòng khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo, chân y viện, viện xá, bệnh viện, thành lập dưỡng
đường cho Tăng Ni, Phat tử.
+ Phân ban Giáo dục: Tổ chức các khóa Bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ của ngành, lớp học tình thương, lớp học xóa nạn mù chữ, xây dựng
và phát triển quỹ học bổng giúp học sinh nghèo hiếu học, thành lập nhà trẻ
mẫu giáo.
+ Phan ban cứu trợ: Cứu giúp kip thời nạn nhân bị thiên tai, bão lụt,
hỏa hoạn, những nơi khó khăn, nghèo khổ.
+ Phân ban xã hội: Thành lập và phát triển các trại chăm sóc nguoi nhiễm HIV/AIDS, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật,
+ Phân ban Huan nghệ và phát triển cộng đồng: Xây dựng và phát triểncác lớp dạy nghề miễn phí cho người nghèo và những đối tượng cần giúp đỡ,
mở các quán cơm xã hội, nhân rộng mô hình xuất cơm từ thiện ở các bệnh
viện,
Với mục đích và ý nghĩa cao đẹp đó, với sự nỗ lực của các Tăng Ni
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu, đóng góp được nhiều cho xã hội Chỉ tính riêng nhiệm ky 2017 — 2022, Ban Từ thiện - Xã hội
Trung ương, các Phân ban Trung ương và Ban Từ thiện - Xã hội các tỉnh,
thành đã thực hiện công tác từ thiện là trên 12.346 tỷ đồng [3] Trên toànquốc hiện có: 46 Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi; 15 Trung tâm nuôi dưỡng
người già neo đơn; 12 Lớp học tình thương; 33 Phòng khám Đông y; 10
22
Trang 29Phòng khám Tây y; 2 Trung tâm dạy nghề; 21 cơ sở từ thiện khác như: nau ăn
từ thiện, phục hồi chức năng, nuôi trẻ em chất độc màu da cam [31
Từ thiện xã hội của Phật giáo đem lại ý nghĩa to lớn đối với cả hai phía Chủ thé của hoạt động và khách thé hưởng thụ kết quả của hoạt động đó.
Đối với Phật giáo: Hoạt động từ thiện xã hội đã góp phần đưa Phật giáo đến quảng đại quần chúng nhân dân, làm cho Phật giáo gần gũi với nhân dân, góp phan đồng hành cùng dân tộc, đất nước Điều đó đúng như tinh thần
HT Thích Trí Quảng nhận xét: “Đức Phật dạy chúng ta đến bằng tâm đại bị,đến đâu chỉ nhăm mang đến niềm vui và hóa giải được nỗi khổ niềm dau chocon người, không làm được như vậy thì không đến, làm được như vậy người
sẽ nghĩ tốt về ta, tự nhiên họ trở thành quyến thuộc Bồ đề của ta” [21, tr.93]
Hoạt động từ thiện là sự thé hiện tinh than từ bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, là sự hiện thực hóa, ứng dụng giáo lý Phật giáo vào đời sống xã
hội Như đã phân tích ở trên, với long từ bi bao la rộng lớn, Phat giáo quan
niệm rằng, “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, tức là hãy làm
những điều tốt đẹp nhất cho mọi người, cho chúng sinh, cho cuộc đời Đưatình thương yêu đi khắp nhân gian, gieo duyên lành để mọi người đều đượcchăm sóc, yêu thương lẫn nhau, tình yêu thương không bị giới hạn bởi bất kỳ
hạn cuộc nào.
Chính lòng từ bi, hay tình thương, là nguồn an ủi chúng sinh đang đau khổ, là nguồn nước trong lành tưới mát bé lửa trần gian đang rực cháy, thiêuđốt bởi những khổ đau, hận thù, bề tắc, Bằng những hoạt động cụ thể, từthiện xã hội Phật giáo đã giúp san sẻ những khó khăn, mat mát, khổ đau giữa
người với người Những bữa ăn từ thiện, giúp những người nghèo khó qua
được một cơn đói giày vò; giếng nước sạch trên các vùng núi cao giúp bảnlàng có nước sạch sinh hoạt tránh được thiếu nước, bệnh tat; những ngôitrường hay lớp học tình thương giúp đưa ánh sáng tri thức đến với những
23
Trang 30người chưa được tiếp cận tri thức; những vật phâm cứu trợ giúp bà con vùngthiên tai vượt qua lúc khốn cùng; những san sẻ trong tình hình dịch bệnh giúp
những người khó khăn vượt qua được những ngày tháng “không bao giờ
quên” và dé “không ai bị bỏ lại phía sau” Đó chính là đưa tình yêu thương
đi khắp muôn nơi dé lòng từ bi trải rộng khắp thế gian Đó chính là sự cụ thể hóa giáo lý Phật giáo vào đời sống thực tại.
Không chỉ vậy, hoạt động từ thiện xã hội còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo, là phương thức nhập thế của Phật giáo Ở đây, chức năng này của tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ conngười bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hànhđộng mang tính thực tiễn, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất trong hoạt động hànhđạo, góp phần trong công tác an sinh xã hội Điều đó sẽ thấy rõ vai trò, ý nghĩa của từ thiện xã hội Phật giáo đối với khách thé thụ hưởng.
Đối với khách thể là xã hội, là con người thụ hưởng kết quả của các
hoạt động từ thiện xã hội đó: Đối tượng hướng đến của các hoạt động từ thiện
xã hội nói chung, từ thiện xã hội của Phật giáo nói riêng, chủ yếu là bộ phậnnhững “người yếu thé” trong xã hội Là những đối tượng gặp những bat lợi
trong đời sông: người nghèo, người dân tộc thiêu số, trẻ em, người khuyết tật, những đối tượng bị lâm vào ảnh rủi ro như thiên tai, bệnh tật, vì nhiều lý do
khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống VỚInhững nhu cầu tối thiểu của con người Đây là nhóm đối tượng dễ tôn thương,cần được trợ giúp dé có thê hòa nhập với xã hội, ôn định cuộc sống Phật giáovới vai trò là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có số lượng tín đồ đông, sức ảnh
hưởng rộng lớn, những hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo phong phú
và đa dạng thời gian qua đã thực sự đem lại những ý nghĩa to lớn về mặt xãhội Đây là một nguồn lực to lớn góp phần chung tay, san sẻ, giải quyết những
vân đê của xã hội, giúp cho nhóm đôi tượng yêu thê vượt qua được những
24
Trang 31khó khăn, được đáp ứng những yêu cầu tối thiểu, cơ bản của cuộc sống, cùnghướng đến mục tiêu ổn định đời sống, anh sinh xã hội, phát triển đất nướcngày càng giàu đẹp, văn minh Các vấn đề xã hội nảy sinh đang trở thành thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững Trước tình hình đó, Phật giáo với hoạt động nhập thế tích cực thông qua các hoạt động từ thiện xã hội
đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần với nhà nước trong việc thựchiện an sinh và đảm bảo công bằng xã hội.
Như đã phân tích, có thé thay, từ thiện xã hội là một hình thức, là sựđóng góp cho chính sách an sinh xã hội Trong đó an sinh xã hội có thé đượchiểu theo điều 22 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền: Mọi người trong xã hội cóquyền được hưởng an sinh xã hội và có quyền thực hiện thông qua nỗ lựcquốc gia, các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa trong sự phát triển nhân phẩm, văn hóa, phúc lợi xã hội Cụ thé hơn nữa an sinh xã hội bao gồm: Bảo hiểm
xã hội, các dịch vụ do chính phủ cung cấp, các an sinh cơ bản như thực phẩm,
quần áo, nhà ở, giáo dục, tiền bạc, chăm sóc y tẾ.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, các vấn đề an sinh xã hội còn gặpnhiều khó khăn, lại cộng thêm là quốc gia hàng năm hứng chịu nhiều thiêntai, nên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn Đảng, Nhà nước luôn
nỗ lực từng ngày đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, không phải tat cả mọi công việccủa xã hội, Nhà nước đều có thê đảm đương gánh vác Chính vì vậy, rất cần
sự chung tay của các tô chức, cá nhân, trong đó các tôn giáo là một nguồn lực.Phật giáo với vai trò một tôn giáo lớn và có truyền thống lâu đời ở Việt Nam,
từ trước đến nay, với tinh thần nhập thé sâu sắc đã trở thành một nguôn lực tolớn, luôn đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động
từ thiện dé hỗ trợ người dân, góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã
hội.
25
Trang 321.2 Khái quát chung Phật giáo Kiên Giang
1.2.1 Đôi nét về lich sử Phật giáo Kiên Giang Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ Quốc, vùng đất trọng yếu với hơn 200 km bờ biển, 58 km đường biên giới giáp với Campuchia Vùng đất này từ ngàn xưa đã là cái nôi nuôi lớn cộng đồng dân cư gồm ba tộc người: Kinh — Khmer — Hoa Dân số toàn tỉnh có 423.282 hộ, trên 1,7 triệungười Trong đó, đồng bào các dân tộc thiêu số có 65.455 hộ, với 275.009người, chiếm 15,48% (có hơn 13% đồng bào Khmer và 2,7% đồng bào dântộc Hoa) Vùng đất Kiên Giang nằm ở nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùngmiễn cả nước, vì thế nơi đây có đặc trưng văn hóa phong phú và đa dạng.
Hiện nay, toàn tỉnh có 15 huyện, thị, thành phố Ở Kiên Giang có nhiềutôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi Giáo, Cao Dai,Tin Lành và một số sinh hoạt tín ngưỡng dân gian khác Kiên Giang được coi
là trường hợp điền hình về sự đa dạng tôn giáo Trong bài viết: Da dang tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang), tác giả bài viết
đã nhận định:
Là một tỉnh thuộc cực nam miền Tây Nam Bộ, tín ngưỡng, tôn giảo ởKiên Giang trong lịch sử và hiện tại đa dạng Ở đây, vừa có tôn giáo ngoại
nhập vừa có tôn giáo nội sinh được các nhà nghiên cứu gọi là “dòng tôn giáo
ban địa” như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa
Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo Từ góc nhìn đa dạng tôn giáo cho thấy, Kiên Giang là một trong những tỉnh tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ nói riêng và cả
nước nói chung” [5, tr.93].
Các tôn giáo ở Kiên Giang luôn thể hiện tinh thần đoàn kết các tôn giáo
và đoàn kết dân tộc góp phần xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng phát triển, giàu đẹp Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó điển hình phải kể đến lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh.
26
Trang 33Trong bức tranh đa dạng sắc màu tôn giáo của tỉnh Kiên Giang, Phậtgiáo nổi lên là một tôn giáo đậm nét với số lượng cơ sở thờ tự nhiều, có sốlượng tín đồ đông và ảnh hưởng khá đậm nét đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Kiên Giang, đặc biệt trong cộng đồng người Khmer.
Lịch sử Phật giáo Kiên Giang bắt đầu từ rất sớm, đặc biệt là Phật giáo trong cộng đồng người Khmer.
“Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc sớm hiện diện ở Tây Nam
Bộ trong đó có Kiên Giang Đây là tộc người sớm đón nhận Phật giáo Tại
Kiên Giang, các nhà khảo cô học đã khai quật được những cô vật: tháp, tượngPhật, thần có niên đại 300 — 400 năm trước.CN Theo tác giả Nguyễn VănSáu, “nếu địa danh Su va na ba hũ mi là tiền thân của dé quốc Phù Nam thiPhật giáo nguyên thủy Nam tông đã có mặt ở miền Nam Việt Nam vào thế kỷ
sử yêu nước của đồng bào Khmer Những năm 70 của thế kỷ XX, chínhquyền Mỹ Nguy thực hiện nhiều chính sách tàn bạo, gay phan nộ trong nhândân: khống chế không cho chùa tổ chức sinh hoạt tôn giáo; chúng bắt chưtăng đi lính; thực hiện chính sách ngu dân, xóa số dân tộc như không cho học tiếng Khmer, không cho sử dụng tiếng Khmer trong giao tiếp, không cho làm
lễ theo phong tục tập quan, Trước hành động phi nghĩa của chính quyền
Mỹ Nguy, dưới sự chỉ đạo của Tinh ủy, Ban Khmer vận và Hội Đoàn kết sư
sai yêu nước tỉnh, vào lúc 5h 30 phút sáng ngày 10-6-1974, 4 vị hòa thượng
27
Trang 34gồm Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom, trên 3.000 chư tăng, phật
tử cùng người dân quận Kiên Thành, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc phường Rạch
Soi, TP Rach Giá) tổ chức biểu tình Cuộc biểu tình bị đàn áp dã man trước
nòng súng của kẻ thù.
Cuộc đấu tranh ngày 10-6-1974 là cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn củaquân và dân, được sự hưởng ứng của chư tăng đồng bào Khmer và người dântrong tỉnh Đây là mốc son trong lịch sử đấu tranh hào hùng của chư tăng,phat tử trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” Nhằmghi nhận sự anh dũng hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, ngày 29-9-1990, Bộ Văn hóa Thông tin ban hành Quyết định số 993 QD/BT, côngnhận Tháp 4 sư liệt sĩ là di tích lịch sử cấp quốc gia Cách chùa Cù Là Cũ(Châu Thành) khoảng 500m là Tháp 4 sư liệt sĩ được đồng bào Khmer xem là biểu tượng của truyền thống yêu nước dân tộc
Trong số các ngôi chùa ở Kiên Giang, nhiều ngôi chùa nỗi tiếng đượcbiết đến gan với nhiều sự kiện quan trọng của cách mạng Việt Nam, chùa Sắc
Tứ Tam Bảo là một trong số đó Chùa tọa lạc tại phường Vĩnh Bảo, thành phốRạch Giá, ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đây cũng là ngôi chùa có công với
Cách mạng Trước đây chùa có tên gọi là chùa bà Hoàng Trong những năm
thời chiến tranh với Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đã từng có khoảng thời giantạm lánh tạ đã ban sắc tứ dé tỏ lòng biết ơn, từ đó chùa được biết đến với cái tên
là chùa Sắc Tứ Tam Bảo Trải qua một khoảng thời gian dài, ngôi chùa đã gắnliền với nhiều sự kiện lịch sử, chùa được sử dụng làm trụ sở và tòa soạn của tạp chí Tiến Hóa, phòng thuốc miễn phí: cô nhi viện; cứu trợ đồng bào hạn hán, lũ lụt; lớp học bình dân Trong giai đoạn 1939 - 1941, chùa Sắc Tứ Tam Bảo là trạm liên lạc của Xứ Ủy Nam Kỳ địa điểm họp bí mật của Đảng, đây cũng lànơi chế tạo lựu đạn của nhà sư Thiện Ân (Trần Văn Thâu), cất giấu vũ khí, mtruyền đơn cho cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa Sau đó, do hoạt động cách mạng bị
28
Trang 35lộ nên chùa bị đóng cửa cho đến sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thànhcông mới mở cửa trở lại Từ năm 1982 đến nay, chùa là Văn phòng Ban Trị sựPhật giáo tỉnh Kiên Giang Trải qua các thời kỳ, với bề dày lịch sử, chùa Sắc tứ Tam Bao đã dé lại dấu an sâu đậm Nơi đây, được xem là lá cờ đầu cho các hoạt động Phật sự Phật giáo ở Kiên Giang Năm 1988, chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Rạch Giá được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia Năm
2000, chùa được trùng tu lại một cách khang trang, sạch đẹp cho đến ngày hôm
nay.
Toàn tỉnh hiện có 216 ngôi tự viện Trong đó 7 chùa được công nhận
Di tích lịch sử cấp Quốc gia, 3 chùa được công nhận Di tích lich sử cấp tỉnh.Trong cộng đồng người Khmer, Phật giáo là tôn giáo chính thống và duynhất, chính vì vậy, Phật giáo có ý nghĩa, vai trò vô cùng to lớn với cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang nói riêng và cộng đồng cư dân Kiên Giang nói
chung Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang hiện nay có 76 ngôi chùa (1 ngôi
chia Nam tông người Kinh và 1 ngôi tháp thờ bốn vị Hòa thượng hy sinh).Tịnh xá của hệ phái Khát si ở Kiên Giang hiện có: 22 ngôi, có thé kể tên một
số tịnh xá như: Tịnh xá Ngọc Hải, tịnh xá Ngọc Minh, tịnh xá Ngọc Phúc,
tịnh xá Ngoc Giang.,
Các hoạt động Phật giáo tỉnh Kiên Giang hiện nay đạt được nhiều thànhtựu, thể hiện rõ nét sự năng động, đổi mới: Trong tỉnh hiện có 87 đạo tràng
sinh hoạt tu học, có trên 8.000 Phật tử thường xuyên sinh hoạt tu học; có 12
đơn vi Gia đình Phật tử, 93 huynh trưởng và 475 đoàn sinh Là đơn vi đầu tàu trong các chương trình chuyền đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động Phật sự, Hoạt động hoằng pháp rất được quan tâm và chú trọng, mỗi
ngày đều t6 chức giảng pháp trực tuyến trên kênh truyền hình trực tuyếnnhằm nâng cao trình độ nhận thức về giáo lý Phật đà, sách tấn sự tu học củatín đồ Phật tử trong toàn tỉnh.
29
Trang 36Với những thành tựu đã đạt được, năm 2022, Ban Tri sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã đón nhận Huân chương Lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước
với thành tích xuất sắc trong công tác an sinh xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.2 Từ thiện xã hội cua Phật giáo tinh Kiên Giang
Nhằm phát huy tinh thần phụng đạo, yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc:
“phụng sự chúng sinh là cũng dường chư Phật” Đồng thời, phát huy vai tròthành viên trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện theo phương châm
hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo Pháp — Dân tộc — Chủ nghĩa Xã hội” Trong những năm qua, hoạt động từ thiện xã hội là hoạt động
nồi bật của Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Các Tăng, NI, Phật tử trong toàn tỉnh đã tích cực tham gia đa dạng các
phong trào ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội với phạm vi thamgia rất đa dạng, phong phú như phong trào: ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội,bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, an toàn giao thông, xâydựng nếp sống mới trên địa bàn khu dân cư, phong trào toàn dân bảo vệ anninh quốc phòng, dam bao an ninh trật tự xã hội; tích cực thực hiện, tham giacác hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đến ơn đápnghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, cứu trợ đồng bào khi gặp khókhăn, đặc biệt đồng bào vùng sâu vùng xa; tham gia ủng hộ công tác xâydựng trường học, phòng học tại các vùng sâu, vùng xa, làm đường, xây cầu,xây giếng lay nước sạch cho bà con sinh hoạt; Tổ chức các bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; chươngtrình tiếp sức mùa thi,
Hoạt động từ thiện của Phật giáo tỉnh Kiên Giang đã thể hiện tínhthống nhất và có tính tổ chức cao Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
30
Trang 37tỉnh Kiên Giang đã thực hiện công tác từ thiện xã hội đi vào chiều sâu tạo nên
sự thống nhất cao trong toàn tỉnh, luôn đồng hành và hưởng ứng lời kêu gọicủa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh về các phong trào từ thiện xã hội Các Tăng, Ni, Phật tử trong toàn tỉnh có tinh thần thống nhất cao, luôn ủng hộ nhiệt tình về chủ trương và tích cực tham gia hành động.
Những thành tựu đạt được của công tác từ thiện của Phật giáo tỉnh Kiên
Giang được thể hiện trong các số liệu cụ thé trong các báo cáo tổng kết cácnhiệm kỳ: Theo báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự khóa VHUI, nhiệm kỳ 2012
— 2017, Trong 5 năm (2012 — 2017), bang những việc làm thiết thực Ban Trị
sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang đã vận động từ thiện tong số tiền là:334.719.949.000 đồng (Ba trăm ba mươi bốn tỷ, bảy trăm mười chín triệu,chín trăm bốn mươi chín ngàn đồng).
Trong đó:
Phật giáo Nam tông: 24.79.555.000 đồng Phật giáo Bắc tông và Khat sĩ: 310.240.394.000 đồng.
Cụ thé với da dang các công trình từ thiện, cụ thé:
+ Xây dựng Nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết: 1.093
+ Khám chữa bệnh: 5.000 suất+ Tiếp sức mùa thi: 11.500 suất+ Phát học bồng: 1.500 suất
+ Tặng Xe lăn, xe đạp: 500 chiếc
31
Trang 38So sánh trong sự tương quan với các tôn giáo khác Năm 2016, tổng giá
trị các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia công tác từ thiện xã hội đạt được là
154.340.000.000 đồng, riêng Phật giáo đã đóng góp 79,86 tỷ, chiếm gần 50% tổng giá trị.
Trước vận hội mới, Phật giáo Kiên Giang tiếp tục phát huy được những nét tinh túy trong truyền thống Phật giáo vào thời dai mới Nét tinh túy đó chính là “tinh thần nhập thế” Phật giáo nhập thế vào đời sống xã hội, góp phần xây dựng xã hội, ồn định đời sống người dân Trong 5 năm của nhiệm
kỳ 2017 - 2022, băng những việc làm thiết thực Ban Tri sự GHPGVN tỉnh
Kiên Giang đã vận động từ thiện tổng cộng là: 370 tỷ 207 triệu đồng Đặc
biệt thời gian qua, trong thời gian dịch bệnh Covid 19 diễn ra, các Tăng Ni
trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực cùng chính quyền và nhân dân ra sức chốngdịch, “các tu, viện, tịnh xá, tinh that trong toàn tinh tích cực hưởng ứngnhiễu phong trào và triển khai các hoạt động hỗ trợ, tặng quà cho người
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn do dich bệnh COVID-19 nhu: Đóng
góp mua vaccine phòng dịch, hỗ trợ gạo va tinh tài, hỗ trợ thực phẩm tạikhu cách ly, thuốc, vật tư y tế, bếp ăn cho các chốt phòng chống dịch
Trong thời gian giãn cách xã hội, đã có 20 vị Tăng, Ni tham gia cùng đội
ngũ y bác sĩ nơi tuyến dau chống dịch để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệmCOVID-19 Tổng số tiền Phật giáo Kiên Giang vận động quyên góp trongphòng chống dịch COVID-19 là hơn 18 ty” [29]
Qua sự phân tích trên có thé thay hoạt động từ thiện xã hội là hoạtđộng nổi bật của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, những kết quả đạt được củacác hoạt động đó đã góp phần khơi dậy, duy trì, phát huy truyền thống
“tương thân, tương ái”, “nhân đạo”, “thương người như thê thương thân”
của dân tộc, giúp đỡ nhiêu đôi tượng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên
32
Trang 39trong cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, góp phần thực
hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho người dân tỉnh Kiên Giang
Đánh giá về hoạt động Từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh KiênGiang, trong bài viết: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang - điểmsáng trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo đăng trên trang điện tử của
UBTWMTTQVN tỉnh Kiên Giang có đoạn viết:
“Nồi bật nhất là những hoạt động xã hội từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Dưới sự diéu hành, hướng dẫn hoạt động, hỗ trợ của
Ban Trị sự tinh, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh hiện có hàng
trăm phòng phát thuốc từ thiện; phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc; có 01
Trung tâm Từ thiện xã hội Phát Quang (nội trú), nhà trẻ Nhân ái Phật Quang (trực thuộc Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang) nuôi dạy trẻ
mẫu giáo (bán trú), Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang hiện đang đang nuôi dạy trên 200 trẻ mo côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đến nay đãhoạt động được 20 năm đã hỗ trợ nuôi dạy trên 1000 trẻ em; xây dựng nhà
an cư lạc nghiệp, nhà đại đoàn kết, xây dựng trường học, câu, đường giaothông nông thôn và rất nhiều các hoạt động khác Chỉ riêng nhiệm kỳ IX(2017-2022), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức cứu trợ đồng bào
bị thiên tai, dịch bệnh và các hoạt động nhân đạo từ thiện khác với tổnggiá trị ước tính hơn 370 tỉ đồng” [30]
Nhìn nhận, đánh giá về hoạt động từ thiện của mình, trong bài viết:
“Phật giáo Kiên Giang với công tác từ thiện” trong tài liệu Phật giáo Kiên
Giang với hoạt động công tác xã hội — từ thiện nhân đạo và giáo dục thanh
thiếu niên, GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã nhận thấy những ưu điểm nổi bật
của Phật giáo tỉnh Kiên Giang trong hoạt động từ thiện:
33
Trang 40+ Tính nhanh nhạy và kịp thời: nhanh nhạy, kịp thời trong việc nắm bắtthông tin, trong việc lên kế hoạch hoạt động từ thiện, trong việc năm bắt cácđối tượng cần giúp đỡ,
+ Phạm vi vận động da dạng, phong phú: thé hiện ở sự đa dạng các lĩnh vực hoạt động, đa dạng nguồn vận động tài trợ,
+ Chủ trương công tác từ thiện nhân đạo thống nhất và có tính tổ chứccao: thống nhất từ Ban Trị sự tỉnh, sự phối hợp với các cấp chính quyền địaphương đến các Tăng Ni, Phật tử trong toàn tỉnh
+ Tạo được hình ảnh tốt trong lòng công chúng
Người dân Kiên Giang có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong phú Trong đó Phật giáo được biết đến là tôn giáo phổ biến, có anh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân nơi đây, đặc biệt trong cộng đồng
dân tộc Khmer Hoạt động của Phật giáo tỉnh Kiên Giang trong thời gian
vừa qua và hiện nay diễn ra sôi nồi, phong phú, trong đó nổi bật là hoạt
động từ thiện xã hội.
34