1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống chính trị và quy trình chính sách phân tích vai trò của báo in trong quá trình chính sách dân tộc hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của báo in trong quá trình chính sách dân tộc hiện nay
Chuyên ngành Hệ thống chính trị và quy trình chính sách
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 67,67 KB

Nội dung

Đến nay, các chính sách đối với địa àn vùng dân tộc thiểu số &miền núi được thể chế qua các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trìnhthực hiện chính sách dân tộc cùng với hệ thống chính

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH

Đề tài:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA BÁO IN TRONG QUÁ TRÌNH

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II NỘI DUNG 2

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 2

2.1.1 Khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số 2

2.1.2 Khái niệm chính sách dân tộc 6

2.1.3 Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà mước ta 7

2.1.4 Báo in với công tác tuyên truyền chính sách dân tộc 12

2.2.Mục đích tác động đến chính sách 14

2.3 Cơ chế tác động 15

2.4 Kết quả tác động của báo chí trong 16

2.5 Một số giải pháp 19

III KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luônđược bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự pháttriển của đất nước Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc, quan điểm

cơ bản về vấn đề dân tộc tiếp tục được khẳng định và bổ sung nhằm phát huymọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền núi Đến nay, các chính sách đối với địa àn vùng dân tộc thiểu số &miền núi được thể chế qua các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trìnhthực hiện chính sách dân tộc cùng với hệ thống chính trị, các phương tiệntruyền thông đại chúng ( gọi tắt là báo chí) nước ta đã tích cực phát huy vaitrò chức năng “cầu nối”, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách dân tộc củaĐảng và Nhà nước “hóa thân” vào cuộc sống của đồng bào Báo chí đã phảnánh tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất của đồng bào một cáchtrung thực, khách quan, bản chất, đóng góp được những thông tin quan trọnggiúp các chuyên gia, nhà quản lý, hoạch định chính sách nắm bắt, điều chỉnh,thiết kế chính sách dân tộc cho đồng bào phù hợp với từng thời điểm, từnggiai đoạn lịch sử cách mạng dân tộc

Báo chí có vai trò quan trọng đối với công tác tuyên truyền chính sáchdôn tộc, từ năm 2001, Chính phủ có Quyết định số 975/QĐ - TTg về việc cấpkhông thu tiền một số báo, tạp chí cho vùng dân tộc, miền núi, vùng đặc biệtkhó khăn (ĐB) (Năm 2006 được thay bằng Quyết định 1637/QĐ - TTg; Năm

2011 thay bằng Quyết định 2472 và Quyết định 1977/QĐ - TTg) Theo đó,

Trang 4

đến năm 2014, cả nước đã có 25 báo, tạp chí được cấp phát cho đồng bào.Qua công tác tuyên truyền cho thấy, các tờ báo, tạp chí phục vụ đồng bàovùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại cho độc giả cái nhìn toàn diện

về chủ trương, quan điểm, nội hàm hệ thống chính sách dân tộc của Đảng vàNhà nước ta Lượng thông tin trên các áo cấp phát cho đồng bào trở thànhcẩm nang, tài liệu truyền đạt những kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, tổchức cuộc sống , từng bước tác động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm củađồng bào; đóng góp tích cực vào việc ổn định đời sống, nâng cao dân trí, bảotồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam

Chính vì lý do đó, em lựa chọn đề tài: “Phân tích vai trò của báo in trong quá trình chính sách dân tộc hiện nay” Qua đó, tác giả phân tích rõ vai

trò của báo in trong chính sách dân tộc, đưa ra những đề xuất giải pháp pháthuy vai trò của báo in trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

II NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.1 Khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số

a Khái niệm về dân tộc

Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người,xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi

3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng,mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộcngười) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xãhội ứng với các phương thức sản xuất

Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiệntrong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc ngườitrong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là

bộ tộc) Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về

Trang 5

kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộcngười.

So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bảnchủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ,

có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất,các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày cànglan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các

bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cốvững chắc

Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc pháttriển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặcđiểm chung về lịch sử - văn hóa

Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dântộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phươngthức sản xuất và thể chế xã hội Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chiađối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo

vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội khôngcòn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân vànhân dân lao động

Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chínhtrị - xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độphát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhấtđịnh và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước Kết cấu của cộng đồngquốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh

tế, văn hóa, xã hội của từng nước Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số vàcác tộc người thiểu số Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiềutộc người ở trình độ bộ tộc Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa cáctộc người rất đa dạng và phức tạp Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc

để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển

Trang 6

của đất nước Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người(Triều Tiên).

Từ điển Tiếng Việt nêu định nghĩa dân tộc như sau:

+ Dân tộc :

- Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người cóchung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi baogồm nhiều nhóm sắc tộc Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được

gọi là quốc dân.

- -Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chungmột ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành tronglịch sử từ sau bộ lạc

- Dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân mộtnước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởời quyềnlợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranhchung

- Dân tộc và Miền núi - là cách gọi ngắn gọn khi chúng ta dùng

để chỉtoàn bộ các dân tộc thiểu số và các vấn đề liên quan đến miềnnúi, cao nguyên, vùng cao Gọi như thế để dễ dàng trong giao tiếp vànhằm khu biệt với những nội dung khác

+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét

chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phươngngữ

- Hiện nay, cụm từ này đang được dùng phổ biến trong cácđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta

b Khái niệm dân tộc thiểu số

“Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa

số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số lượng ít, chiếm tỉ lệ phần trămnhỏ trên tổng số dân tộc cả nước Thông thường, phần lớn dân tộc thiểu số

Trang 7

đều sinh sống và tập trung tại những khu vực vùng sâu vùng xa, biên giớihoặc những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn và những vấn đề về giáodục và chăm sóc sức khỏe của người dân tại nơi đó còn gặp rất nhiều hạn chế.

Trên thế giới có một số nước tương đối đồng nhất về dân tộc (một dântộc có thể chiếm tới trên 90% dân số như: Nhật Bản, Ixraen ), nhưmg cũng

có những quốc gia dân tộc đa số chi chiếm khoảng 50%, hoặc có dân tộc thiểu

số của nước này, lại là đa số của nước khác

Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, khái niệm “Dân tộc thiểu số",

đã được làm rõ tại Điều 5, Nghị định số 05/NĐ - CP về Công tác dân tộc củaChính phủ ban hành ngày 14/01/2011 qui định: “Dân tộc thiểu số là nhữngdân tộc có số dâm it hon so với dâm tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ mướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và “Dân tộc đa số là dâm tộc có số dânchiếm trên 50% tổng dâm số của cả mước, theo điều tra dân số quốc gia"

Đặc điểm dâm tộc thiểu số

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có một số đặc điểm sau

Căn cứ Tiết 3 Mục II Phần B Quyết định 778/QĐ-UBDT năm

2019 quy định đặc điểm cơ bản cộng đồng dân tộc thiểu số nước ta trongchuyên đề tổng quan các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm:

- Các dân tộc thiểu số nước ta sinh sống chủ yếu ở miền núi, vùng caotrên địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội và quốc phòng, anninh

- Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú đan xen lẫn nhau, không có vùnglãnh thổ riêng

- Quy mô dân số các dân tộc thiểu số nước ta khác nhau

- Trình độ phát triển các dân tộc thiểu số nước ta không đều nhau

- Các dân tộc thiểu số nước ta có nền văn hóa truyền thống đặc sắc, gópphần làm nên văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất

- Các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết trong chế ngự thiênnhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Trang 8

Đồng bào cư trú chủ yếu ở vùng miền múi, biên giới, địa hình đèodốc chia cắt, khí hậu thời tiết khắc nghiệt: phương thức sản xuất chủ yếu là tựcung tự cấp, thậm chí một số dân tộc đang còn trong thời kỳ kinh tế tự nhiên.Dân số thấp và không đồng đều, trong 53 dân tộc thiểu số chi có 5 dân tộc có

số dân trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Mông) có 15 dân tộcdưới 10.000 người, có 5 dân tộc dưới 1.000 người (Si La, Pu péo, Rơ Măm,Brâu, Ở - đu) Chất lượng dân số bao gồm cả trí lực, thể lực, chiều cao, cânnặng, tuổi thọ đều thấp hơn so với bình quân cả nước Thu nhập của đồng bàodân tộc thiểu số chi bằng 4 binh quân toàn quốc Tổ chức xã hội cổ truyền củađồng bảo dân tộc thiểu số vẫn là tổ chức cộng đồng làng bản, gia đình, dòng

họ - một quan hệ xã hội chưa có phân hóa tầng lớp, giai cấp sâu sắc

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về chính sách một cáchngắn gọn nhất: Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyếnkhích đổi tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủthể ra chính sách

2.1.2 Khái niệm chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc của Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo quanđiểm chủ nghĩa Mác - Lê nin vào hoàn cảnh Việt Nam, trên cơ sở 3 nguyêntắc: “Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ"

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Đảng bộ Việt Bắc, Người nhấnmạnh: “các cấp bộ đảng phải thi hành đúng đắn chính sách dân tộc, thựchiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc" [8, tr.457]

Trong quá trình thực hiện đường lối cách mạng chính sách dân tộcluôn được Đảng và Nhà nước ta hoạch định, triển khai thực hiện qua tìng giaiđoạn, nhiệm kỳ, kế hoạch phát triền đất nước nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện chovùng dân tộc thiểu số và miềnnúi phát huy sức mạnh tồng hợp tiềm năng củatừng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiếp tục duytrì, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dụng chủ nghĩa xã hội hiện nay Việc

Trang 9

hoạch định chính sách dân tộc được Đảng, Nhà nước cụ thể hóa bao trùmtrên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Từ phân tích khái niệm chính sách; đặc điểm của các dân tộc thiểu số

ở Việt Nam; quan điểm của Đảng, tư tưởng của Hồ Chủ tịch, của Nhà nước

về xây dựng chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số miền núi , có thể hiểuchính sách dân tộc là “một hệ thống chính sách tác động vào các quan hệ tộcngười, vào vùng dân tộc thiểu số miền núi nhằm thúc đẩy sự phát triển toàndiện về chính trị, kinh tế, văm hóa, xã hội và an ninh quốc phòng ở các vùngnày"

2.1.3 Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà mước ta

Trong thời kỳ đổi mới, việc nhận thức về công tác dân tộc và thực hiệnchính sách dân tộc đã có bước đột phá, tạo cơ hội, tiền đề và hiệu quả về chất

so với các thời kỳ trước Từ Đại hội VI của Đảng (1986), công tác dân tộctừng bước hòa nhập vào công cuộc đổi mới đất nước Đảng, Nhà nước đặcbiệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác dân tộc Bộ Chính trị đã raNghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sáchlớn phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) miền núi; Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ) đã thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành Quyết định số 72-HĐBT, ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triểnKT-XH miền núi Hai văn kiện này đã mở đường cho sự đổi mới về công tácdân tộc Quan điểm định hướng nội dung về công tác dân tộc trong giai đoạn

mới được Đảng đánh giá, nhìn nhận một cách khoa học, khách quan: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tượng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc”(2).

Trang 10

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có

nêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có

uy tín trong cộng đồng các dân tộc… chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những

âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc” (3).

Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đã được đề cập, phát triểnqua từng giai đoạn, thể hiện ở các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992,

2013 Trong Hiến pháp năm 2013, tại các Điều có nêu như: Điều 5, Khoản

2 “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”;  Khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”; Điều 58, Khoản

1 “…có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn”; Điều 61, Khoản 3 “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn…”; Điều 70, Khoản 5 “…Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước”.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều chính sách lớn về phát triển KT-XHvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành thể hiện sựquan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các văn bản chỉ đạo như Kết luận

số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghịquyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về côngtác dân tộc trong tình hình mới; các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X, XI, XII, XIII luôn xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơbản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả

hệ thống chính trị Đặc biệt, Quốc hội khóa XIV đã phê duyệt Nghị quyết số88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-

XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị

Trang 11

quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trươngđầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 về thành lập BanChỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tăng cường sựlãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chứcĐảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi trong tình hình mới Nhiều chương trình như Chương trình 135, cùng cácchương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu về y tế, văn hóa,

xã hội; các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; chovay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… hỗ trợmáy móc thiết bị, phân bón, giống, cây trồng, vật nuôi; giao đất, giao rừng;khuyến nông, khuyến lâm được quan tâm triển khai thực hiện Nhờ đó, KT-

XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực

Theo báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực hiện trên

địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Ủy ban Dân tộc cho thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi khá cao,

giai đoạn 2016-2018 đạt bình quân 7% và tăng dần hằng năm, cao hơn bìnhquân chung của cả nước (năm 2016 tăng 6,67% nhưng đến năm 2018 tăng7,56%, trong đó có 21/52 địa phương có tốc độ tăng trưởng bình quân GDPnăm 2018 đạt trên 8%) Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm Bình quântoàn vùng DTTS và miền núi giảm 4%/năm, riêng các xã đặc biệt khó khăn(ĐBKK) giảm trên 4%/năm trở lên; các huyện nghèo giảm 5-6%/năm trở lên.Giai đoạn 2015-2019, đã có 8/64 huyện nghèo theo Nghị quyết 36a thoátnghèo; 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 36a thoát khỏi tìnhtrạng khó khăn, 124/139 xã, 1.322/20.176 thôn đặc biệt khó khăn ra khỏi

Trang 12

diện đầu tư của Chương trình 135; có 1.052/5.266 xã đạt chuẩn Nông thônmới, trong đó có 106/2.139 xã ĐBKK đạt chuẩn Nông thôn mới; có 27 huyện

thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 31 tỉnh, thành phố hoàn thành

nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Đến năm 2020, cả nước có 5.506 xã(62%) đạt chuẩn Nông thôn mới

Công tác phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhânlực người dân tộc thiểu số luôn được chú trọng quan tâm Hiện nay, toàn quốc

có 316 trường Phổ thông Dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố với trên

109.000 học sinh; các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho người dân tộc thiểu số được tích cực triển khai thực hiện Giai đoạn 2016-2020, có trên 800 nghìn người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề nghiệp, trong đó có khoảng

412 nghìn lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ đào tạodưới 3 tháng theo chính sách của Đề án 1956/QĐ-TTg Các lĩnh vực văn hóa,

xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được các bộ, ngành quan tâm, đạtđược những thành tựu nhất định Đời sống văn hóa ở cơ sở có bước cải thiện

rõ rệt Các thiết chế văn hóa được tăng cường, cơ sở vật chất, một số di sảnvăn hóa của vùng đồng bào các dân tộc được tôn vinh Các hoạt động giao lưuvăn hóa được tổ chức tầm quốc gia, liên vùng, đã góp phần bảo tồn phát huycác giá trị văn hóa các dân tộc Việt  Nam

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dântộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới không ngừng củng cố và tăngcường Lực lượng công an tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền vậnđộng đồng bào tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước Lực lượng quân đội, nòng cốt là bộ đội biên phòng đãtham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH Nhiều

mô hình, cách làm hiệu quả thiết thực “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nóitiếng dân tộc”… đã từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của đồng bàodân tộc thiểu số

Trang 13

Trong giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã ưu tiên đầu tư từ ngân sáchNhà nước cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn của vùng TâyBắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ với gần 1.700 tỷ đồng, trong đó phải kể đếncác chương trình, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng

bào dân tộc thiểu số và miền núi như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020, điển hình là Chương trình 135, Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 36a…

Những kết quả được nêu trên đã chứng minh công tác dân tộc, thựchiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vàcủa cả hệ thống chính trị Huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển KT-

XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo phát

triển bền vững gắn liền với an sinh xã hội, để nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Thu hẹp dần

khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao mặt bằng

dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu

cầu phát triển trong giai đoạn mới

Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi gắn liền với ổn định chính

trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh Phát huy tối đa sứcmạnh đại đoàn kết các dân tộc, khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc trong

cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam thịnh

vượng và phát triển

Nội dung chính sách dân tộc bao trùm các nguyên tắc: bình đẳng, đoànkết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Bình đẳng: bình đẳng toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội

Ngày đăng: 06/07/2024, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4. tr 250, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội  Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 4. tr 250
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2003, tr 34,35), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016 tr 36, 37), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
1. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết Trung ương năm khóa X Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lí luận báo chí, Nx Lao động, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông - Lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nx Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
7. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
12. Hoàng Phê (Chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội Khác
13. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
18. Trung tâm từ điển học (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w