1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

104 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (17)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (17)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
  • 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn (18)
  • Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận (19)
    • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã (19)
    • 1.1.2. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã (25)
    • 1.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã (32)
    • 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức cấp xã (36)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (39)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã (39)
      • 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bảo Lạc (42)
    • 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (44)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên (44)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (48)
      • 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã (57)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (58)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (11)
      • 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin (59)
      • 2.3.2. Phương pháp quan sát (60)
      • 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (60)
      • 2.3.4. Phương pháp phân tích tài liệu (60)
    • 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (60)
      • 2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá, sử dụng trong luận văn (60)
      • 2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng và nâng cao chất lượng công chức cấp xã (61)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu chung về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh (44)
    • 3.1.1. Số lượng công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc (62)
    • 3.1.2. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Bảo Lạc được mô tả tại bảng 3.2 (63)
    • 3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (64)
      • 3.2.1. Về trí lực (64)
      • 3.2.2. Về thể lực (67)
      • 3.2.3. Về tâm lực (68)
    • 3.3. Thực trạng công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (70)
      • 3.3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thông qua việc đánh giá của các đối tượng khảo sát (75)
    • 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (82)
      • 3.4.1. Yếu tố khách quan (82)
      • 3.4.2. Yếu tố chủ quan (82)
    • 3.5. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (83)
      • 3.5.1. Kết quả đạt được (83)
      • 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân (84)
    • 3.6. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (86)
      • 3.6.1. Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc (86)
      • 3.6.2. Giải pháp đề xuất (88)
    • 1. Kết luận (93)
    • 2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (94)

Nội dung

Lý do chọn đề tài Hiện nay đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc vẫn còn nhiều điểm hạn chế và yếu kém về phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính hằng

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm về chất lượng công chức cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã Trên cơ sở những quy định của Pháp luật, kế thừa những công tình nghiên cứu liên quan đến đánh giá công chức và từ thực tiến đánh giá công chức trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, luận văn đã đưa ra một cái nhìn sâu hơn về vấn đề chất lượng trong việc nhận biết và áp dụng

4.2 Về thực tiễn Đề tài phân tích thực trạng chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Bảo Lạc nói riêng và của tỉnh Cao Bằng nói chung Kết quả phân tích và các giải pháp của luận văn là những tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở nghiên cứu và các cá nhân có liên quan Đặc biệt là đối với huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và các địa phương có điều kiện tương đồng

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận

Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã

Khái niệm "công chức" được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và có những đặc điểm riêng do ảnh hưởng của lịch sử, chính trị, văn hoá và kinh tế của từng quốc gia Đặc trưng chung cho công chức ở hầu hết các quốc gia là họ là công dân của nước đó, được tuyển dụng theo quy trình chính thống và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Mỗi quốc gia có những quan niệm riêng về công chức, dựa trên nền tảng chính trị, lịch sử và văn hóa của họ Dù có những khác biệt, công chức ở nhiều nơi đều là người dân bản xứ, trải qua quá trình thi hoặc xét tuyển, được chỉ định vào một vị trí việc làm cụ thể và nhận lương từ ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và gắn liền với sự hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện của nền hành chính nhà nước

Khái niệm công chức lần đầu tiên được nêu trong Sắc lệnh 76/SL, ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Quy chế công chức như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” (Trích Điều 1, Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20/5/1950)

Với sự hoàn thiện dần hệ thống hành chính của Việt Nam, khái niệm về công chức hiện nay đã trở nên rõ ràng và đầy đủ hơn Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 đã được Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào năm 2008 Ngoài ra, năm 2019, những sửa đổi và bổ sung

5 trong luật này cùng với Luật Viên chức đã được ban hành, làm rõ hơn về quy định liên quan:

“Công chức là công dân Việt Nam được tuyển vào các chức vụ và chức danh tại các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp Trung ương đến cấp địa phương Họ cũng bao gồm những người làm việc trong Quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không là sỹ quan hoặc nhân viên chuyên nghiệp, cũng như những người trong cơ cấu lãnh đạo và quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập Công chức nhận lương từ ngân sách nhà nước, trong khi lương của họ trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị đó, tuân theo quy định pháp luật” Để thi hành Luật CBCC, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 quy định công chức là “Công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” b Khái niệm công chức cấp xã

Theo quy định của các Luật Cán bộ, công chức từ năm 2008 và những sửa đổi, bổ sung sau đó cùng với Luật Viên chức 2019, công chức cấp xã được định nghĩa là: “Những công dân Việt Nam được tuyển vào chức danh chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhận lương từ ngân sách nhà nước” Họ có trách nhiệm chuyên môn, nghiệp vụ và tư vấn trực tiếp cho lãnh đạo UBND cấp xã về việc triển khai chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Theo quy định hiện nay, công chức cấp xã bao gồm các chức danh sau:

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;

+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)

6 hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

Ngoài các chức danh theo quy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã

Căn cứ Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về số lượng cán bộ công chức cấp xã như sau:

- Cấp xã loại 1 không quá 25 người, - Cấp xã loại 2 không quá 23 người, - Cấp xã loại 3 không quá 21 người Khung số lượng trên đây đã bao gồm cả công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã

Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị quyết Số: 1211/2016/UBTVQH13 về Về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính

1.1.1.2 Đặc điểm của công chức cấp xã

Công chức cấp xãngoài đặc điểm chung của công chức thì có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:

- Công chức cấp xã có một mối quan hệ đặc biệt với cộng đồng, trở thành cầu nối giữa Nhà nước và người dân, giải quyết các yêu cầu của nhân dân và đồng thời tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước

Với vị trí và trình độ đào tạo của mình, họ được đặt vào một bậc lương nhất định trong hệ thống chính trị

- Công chức cấp xã không chỉ đại diện cho Nhà nước mà còn có nhiều mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng, từ họ hàng đến hàng xóm Mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của họ, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích cá nhân, cộng đồng và Nhà nước

- Là người đại diện cho cộng đồng tại cơ sở, hoạt động của công chức xã rất đa dạng và phức tạp Họ luôn kết nối chặt chẽ với người dân, lắng nghe mong muốn của họ và giải quyết mọi vấn đề địa phương một cách linh hoạt, đảm bảo quyền lợi của cộng đồng

1.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã a Chức năng của công chức cấp xã

Công chức tại cấp xã là những chuyên viên thuộc UBND xã, hỗ trợ chính quyền xã trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được giao Họ đóng vai trò trực tiếp trong việc tư vấn cho chính quyền xã, thực thi các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước

Công chức này còn là người tiếp xúc trực tiếp với công dân, phục vụ họ và quản lý theo đúng chính sách và thẩm quyền mà chính quyền xã giao b Nhiệm vụ công chức cấp xã

Nhiệm vụ công chức được quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Chất lượng của một công chức không chỉ dựa vào sức khỏe và kiến thức chuyên môn mà còn phụ thuộc vào phẩm hạnh đạo đức, lòng dũng cảm, niềm tin và năng lực thực sự Điều này cũng liên quan đến mức độ gắn liền với tập thể, sự hỗ trợ cho cộng đồng và khả năng hoàn thành hiệu quả công việc được giao (Thang Văn Phúc, 2015)

Trong khuôn khổ nghiên cứu về chất lượng nhân sự công chức, chất lượng của đội ngũ công chức ở cấp xã có thể được định nghĩa qua năng lực xử lý vấn đề ở mọi lĩnh vực và khả năng phản hồi đúng và nhanh chóng đối với

11 yêu cầu của các tổ chức và người dân trong việc cung cấp dịch vụ hành chính địa phương

Các yếu tố để đánh giá chất lượng nhân sự công chức ở cấp xã là đa dạng: chẳng hạn, hiệu quả trong việc xử lý hồ sơ đúng thời gian, quy trình và thủ tục đã định; hoặc việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tiếp cận dịch vụ hành chính, bao gồm sự hài lòng với thái độ phục vụ và tốc độ xử lý công việc của họ.… (Thang Văn Phúc, 2015)

Chất lượng của nhân sự công chức ở cấp xã được định hình dựa trên các tiêu chuẩn xác định, bao gồm các yêu cầu cụ thể về trình độ học vấn, kỹ năng, đạo đức mà mỗi người công chức cần phải đáp ứng, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cụ thể mà họ tham gia Để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, cần nói tới chất lượng của mỗi công chức vì mỗi công chức là một phần, một bộ phận của đội ngũ công chức

Trong giai đoạn cải cách và phát triển, đất nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng công chức Người công chức không chỉ cần đạt trình độ và phẩm chất tiêu biểu, mà còn cần phải là hình mẫu về lý luận và hành động Họ cần phải có tinh thần kỷ luật, tư duy khoa học sắc bén, can đảm trong việc thực thi ý tưởng, chịu trách nhiệm và gắn kết mạnh mẽ với tập thể và cộng đồng Việc kết hợp tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn một cách tinh tế và linh hoạt là điều cần thiết Hơn nữa, họ cần luôn tuân thủ chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước

Chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã ngoài những yếu tố nêu trên còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ công chức, điều này bao gồm cân bằng giữa các nhóm tuổi, giới tính, và giữa những người lãnh đạo, quản lý so với những người chuyên trách Một công chức không hoạt động độc lập, mà là một phần của một tổ chức toàn diện Do đó, khi đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, ta cần xem xét cả sự tương quan giữa chất lượng cá nhân và chất lượng tổng thể Đồng thời, việc duy trì sự cân bằng giữa chất lượng và số lượng là quan trọng, bởi chỉ khi hai yếu tố này hòa quyện một cách hài hòa, đội ngũ mới

12 phát huy toàn bộ tiềm năng của mình

Dựa vào các phân tích trước, chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã không chỉ là tổng hợp của phẩm chất cá nhân như chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn và hiệu suất công việc, mà còn phụ thuộc vào cấu trúc đội ngũ, như sự cân xứng về độ tuổi, vị trí và số lượng Điều này giúp đảm bảo UBND cấp xã hoạt động hiệu quả và hiệu suất

1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã a Tiêu chí về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác

Năng lực là sự kết hợp giữa các phẩm chất tâm lý phù hợp với yêu cầu của một hoạt động cụ thể, giúp hoạt động đó đạt được hiệu suất mong muốn

Một phần năng lực bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của mỗi cá nhân, nhưng phần lớn được hình thành thông qua quá trình học tập, đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự rèn luyện bản thân Khi một người có năng lực, họ có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả với ít tài nguyên và thời gian hơn

Các dấu hiệu thể hiện năng lực của một người bao gồm sự yêu thích và đam mê với công việc, khả năng tiếp thu kỹ năng một cách nhanh chóng và hiệu suất lao động cao trong lĩnh vực đó

Một công chức cấp xã có năng lực chuyên môn là người có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với nhiệm vụ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và vị trí mà họ phụ trách Họ cần có phẩm hạnh đạo đức tốt, tinh thần phục vụ cộng đồng, hiểu biết sâu rộng về pháp luật, kinh tế, văn hóa và xã hội Bên cạnh đó, họ cần nắm vững chính sách của Đảng và Nhà nước, thành thạo các kỹ năng chuyên môn và cách xử lý thông tin, để giải quyết các vấn đề trong quản lý nhà nước một cách thông minh, minh bạch và hiệu quả Công chức cấp xã cần có lòng yêu nghề, sẵn lòng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm, có khả năng thu thập và phân tích thông tin, và đưa ra quyết định chính xác Do đó, việc tăng cường kiến thức và năng lực cho đội ngũ công chức cấp xã là mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng của công chức

Khả năng thực thi công việc của mỗi công chức phụ thuộc vào nhiều

13 yếu tố như trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng tin học và ngoại ngữ, văn hóa, và hiểu biết về chính trị và quản lý nhà nước Trong tất cả các yếu tố này, chuyên môn nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng, vì nó liên hệ trực tiếp với nhiệm vụ chuyên môn của mỗi chức vụ Theo Thông tư 13/2019/TT-BNV, các công chức ở cấp xã có bằng đại học trở lên và phải phù hợp với nhiệm vụ của mình phụ trách Tại các xã thuộc khu vực có điều kiện khó khăn như vùng miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, tiêu chuẩn chuyên môn dành cho công chức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định là từ trình độ trung cấp trở lên b Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Về phẩm hạnh chính trị: Mỗi công chức cần phải có phẩm hạnh chính trị cao Điều này được thể hiện qua sự trung thành với lợi ích của Đảng, quốc gia và nhân dân Họ phải có lập trường và ý thức chính trị kiên định, tuân thủ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với mục tiêu và định hướng của Đảng Họ cần phải có lòng yêu nước, đặt lợi ích cộng đồng trên hết và làm việc với trách nhiệm và tinh thần sáng tạo

Về phẩm hạnh đạo đức và phong cách sống: Đây là yếu tố quan trọng xác định uy tín của một công chức trước cộng đồng Để được nhân dân tôn trọng, họ phải hiện thân sự trung thực, khiêm nhường và giản dị trong cuộc sống Họ phải có phẩm hạnh tốt, làm việc với trách nhiệm và năng lực, luôn đặt mình là một tấm gương lý tưởng Đồng thời, họ cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến từ đồng nghiệp và mọi người Họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và kỷ luật của tổ chức

Bản thân của họ phải tránh xa các hành vi tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác Họ cần phải chống lại suy thoái trong tư duy và đạo đức, và luôn đứng vững trước các cám dỗ và sự cám dỗ c Tiêu chí về uy tín trong công tác

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã đòi hỏi việc kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức, phương pháp và chính sách hiệu quả

Mục tiêu hàng đầu là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội trong mỗi giai đoạn Không chỉ giới hạn ở kiến thức và kỹ năng, thái độ cũng như ý thức làm việc của từng công chức đều đóng vai trò quan trọng

Chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã thể hiện qua hoạt động và hiệu quả công việc của chính quyền địa phương Để tăng cường sự hiệu quả và hiệu suất trong quản lý, UBND cấp xã cần tập trung vào việc phát triển công chức từ nhiều góc độ khác nhau: từ khía cạnh đạo đức, trình độ chuyên môn, việc xây dựng niềm tin từ cộng đồng dân cư, đến khả năng đối phó và xử lý các tình huống bất ngờ

1.1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh vai trò của cán bộ và công chức trong sự phát triển của cách mạng Để thực hiện sứ mệnh này, việc đào tạo và phát triển cán bộ, đặc biệt là ở cấp xã, được coi là ưu tiên hàng đầu Sự tập trung vào đội ngũ này không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho tương lai lâu dài của Đảng

Thực tiễn cho thấy, chất lượng cán bộ cấp xã quyết định đến sức mạnh của hệ thống chính quyền Như lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của cấp xã, việc làm tốt ở cấp này là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện Đội ngũ cán bộ phải hiểu rõ và triển khai đúng đắn chính sách Đảng và Nhà nước, đồng thời phải thân thiện và gần gũi với nhân dân

Trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhất là ở cấp xã, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, cũng như hiện thực hóa

18 chương trình cải cách hành chính

Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt trong đội ngũ công chức cấp xã, nhưng vẫn còn một số thách thức Một số công chức còn thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết Một số khác lại cho thấy dấu hiệu suy giảm về đạo đức và thái độ làm việc, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước trong lòng dân Để khắc phục những hạn chế này, cần có những biện pháp thiết thực và quyết liệt hơn nữa

1.1.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Đào tạo và bồi dưỡng công chức xã là một hoạt động liên tục và quan trọng, nhằm cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng thiết yếu Trọng tâm trong quá trình này bao gồm việc truyền đạt kiến thức về nhà nước, luật pháp, cách thức quản lý và các thủ tục hành chính Những nội dung này, dựa theo chương trình đào tạo cho các ngạch công chức, giúp cải thiện trình độ chuyên môn, hiệu suất công việc, và góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Việc đào tạo và bồi dưỡng cũng nhằm mục tiêu chắc chắn rằng công chức xã không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn sở hữu đạo đức cao, linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của hệ thống hành chính hiện đại Họ cần phải luôn phục vụ nhân dân với tấm lòng và lòng trung thành, hiểu biết và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Để thực hiện được điều này, chính sách và quy định về đào tạo của Nhà nước đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, thành công của quá trình đào tạo cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ sở vật chất, chương trình học, giảng viên, và các hỗ trợ khác cho người học Ngoài ra, cần phải có cơ chế hiệu quả sau quá trình đào tạo để tránh lãng phí và tối ưu hóa lợi ích từ việc đào tạo

1.1.3.4 Công tác tuyển dụng đội ngũ công chức cấp xã

Việc tuyển chọn công chức đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng của đội ngũ nhân viên nhà nước Đây là bước quyết định giúp hình

19 thành và phát triển một đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trong sạch, mạnh mẽ, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội (Trần Hương Thanh, 2016)

Quá trình tuyển chọn công chức xã được thực thi bởi các cơ quan, tổ chức, và người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn Mục tiêu của việc này là để lựa chọn những cá nhân phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng địa phương Cơ sở cho việc tuyển dụng nên dựa vào yêu cầu công việc, vị trí và số lượng đã được quy định Để đảm bảo chất lượng đội ngũ công chức xã, quy trình tuyển dụng cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt, tránh được những hành vi tiêu cực trong quá trình tuyển chọn Các tiêu chí tuyển dụng nên dựa trên các yêu cầu chức danh cụ thể, việc làm đội ngũ trẻ trung và phù hợp với vị trí công việc

Ngoài ra, trong quá trình tuyển dụng, việc lựa chọn nhân tài và cung cấp các chính sách ưu đãi đặc biệt là điều cần thiết để thu hút những ứng viên xuất sắc tham gia vào đội ngũ công chức xã

1.1.3.5 Công tác sử dụng đội ngũ công chức cấp xã

Việc sử dụng đội ngũ công chức cấp xã đòi hỏi sự quan tâm đến nhiều yếu tố, dựa trên chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị Đối với đội ngũ công chức tại cấp xã, việc xác định cách bố trí và sử dụng phải dựa vào yêu cầu công việc và khả năng nhân sự hiện tại Một số nguyên tắc chung khi sử dụng công chức xã bao gồm:

Cần có kế hoạch và quy hoạch rõ ràng

Hướng dẫn sử dụng dựa vào mục tiêu, từ quản lý đến việc áp dụng lực lượng

Tuân thủ các nguyên tắc khách quan, công bằng và phi nhóm hội trong việc thực thi chính sách nhà nước Đảm bảo các chế độ ưu đãi cho những công chức làm việc tại các vùng khó khăn hoặc có nhiều người dân tộc thiểu số, thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ và khích lệ họ

Trong việc đề bạt và bổ nhiệm, tập trung vào việc thu thập ý kiến thông qua phiếu tín nhiệm, tránh thiên vị và nhóm hội

Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức cấp xã

a Chế độ, chính sách đối với công chức

Chính sách và chế độ dành cho công chức đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu suất của họ Các biện pháp như ưu tiên trong việc tuyển dụng, thu hút nhân tài, cung cấp cơ hội học hỏi và phát triển, tạo môi trường làm việc năng động và tiện nghi, cung cấp trang thiết bị cần thiết và hỗ trợ vật chất khi gặp khó khăn là một số yếu tố cần quan tâm Trong

22 số đó, chính sách tiền lương đặc biệt quan trọng, vì nó không chỉ là phần thưởng cho công lao mà còn thể hiện sự đánh giá và quý trọng những đóng góp của công chức Mức lương phải phản ánh xứng đáng với nỗ lực và đóng góp của họ, đồng thời đảm bảo một cuộc sống ổn định Chỉ khi công chức cảm thấy hài lòng và an tâm về phần thưởng của mình, họ mới dốc lòng phục vụ và thực hiện trách nhiệm b Cơ cấu tổ chức bộ máy Để nâng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, việc xây dựng một cơ cấu tổ chức tinh gọn, hiệu quả và hợp lý là bước tiên quyết Cần liên tục chỉnh lý và tối ưu hóa bộ máy tổ chức sao cho phù hợp với trách nhiệm và nhiệm vụ của từng ngành, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, ổn định, chuyên trách và hiệu suất cao Một cơ cấu tổ chức hợp lý không chỉ giúp phát triển tốt những ưu điểm mà còn giảm thiểu các khuyết điểm, đồng thời tăng cường sức mạnh tổng hợp của đội ngũ Mỗi yếu tố trong cơ cấu tổ chức đều đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã c Chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, việc tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực là vô cùng then chốt Quá trình tuyển dụng nên là việc đánh giá một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng nhằm chọn ra ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công việc Chính vì thế, mọi hoạt động trong khâu tuyển dụng cần diễn ra theo tiêu chí công bằng, minh bạch và tuân thủ các quy định

Chỉ khi chọn được những ứng viên có phẩm hạnh và năng lực chuyên môn tốt, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã mới thực sự được nâng cao d Công tác đào tạo và phát triển công chức

Kinh tế Việt Nam nói chúng và kinh tế địa phương nói riêng đang trải qua sự tăng trưởng và đổi mới không ngừng Điều này đòi hỏi công chức cấp xã phải không ngừng cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực của mình để thích nghi với sự biến đổi của nền kinh tế Đào tạo và phát triển kiến thức là cần thiết để trang bị cho công chức những thông tin mới nhất về xu hướng

23 kinh tế và sự phát triển trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật Nhờ các chương trình đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng và năng lực của đội ngũ công chức cấp xã đã được nâng cao đáng kể e Khen thưởng, kỷ luật công chức

Hoạt động thi đua và khen thưởng đóng vai trò quan trọng trong việc động viên và giáo dục công chức Mục tiêu của việc này là tạo động lực cho các cá nhân và tập thể tích cực hơn trong công việc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội Công tác khen thưởng không chỉ là công cụ tác động đến tinh thần làm việc của công chức mà còn được quy định rõ ràng trong nhiều văn bản pháp luật như Luật thi đua khen thưởng và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Trong thời gian gần đây, những quy định này đã được cải tiến để phù hợp với thực tế Công chức có thành tích xuất sắc có cơ hội được thăng lương sớm và được ưu tiên khi xem xét cho các vị trí cao hơn Luật Thi đua khen thưởng cũng đã rõ ràng quy định về ý nghĩa của việc khen thưởng

Mặt khác, việc duy trì kỷ cương và kỷ luật là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm trật tự và nền nếp làm việc Chính phủ đã phát hành Nghị định 112/2020/NĐ-CP để quy định chi tiết về việc xử lý kỷ luật đối với công chức, nhằm đảm bảo rằng mọi quy định về kỷ luật đều được thực hiện một cách rõ ràng và minh bạch

1.1.4.2 Nhân tố chủ quan a Sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức công vụ

Việc mỗi công chức chăm chỉ rèn giũa phẩm hạnh và đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và nâng cao đạo đức trong công vụ Công chức cấp xã tiếp xúc với thông tin về chuẩn mực và giá trị đạo đức thông qua nhiều kênh và phương pháp khác nhau Tuy nhiên, để thực sự áp dụng và đối mặt với những vấn đề trong công tác, mỗi người cần không ngừng học hỏi, nỗ lực phấn đấu, nắm vững kiến thức, và có bản lĩnh đứng vững trước cám dỗ

Công chức cần sống theo tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh, phục vụ Tổ quốc và nhân dân tận tâm Mỗi người cần thực hiện trách nhiệm, tuân thủ nội

24 quy cơ quan, và làm việc với tinh thần trung thực, tiết kiệm và công bằng Đồng thời, cần giữ thái độ tôn trọng, giao tiếp lịch thiệp, và không làm khó dễ hay gây phiền hà cho người dân trong quá trình thi hành công vụ b Năng lực công tác

Năng lực đóng một vai trò thiết yếu, tác động trực tiếp đến việc hoàn thành trách nhiệm của công chức Trong việc thực thi công vụ, một công chức không chỉ cần trang bị kiến thức và kỹ năng, mà còn phải có thái độ làm việc chuyên nghiệp và tình trạng sức khoẻ tốt để đáp ứng yêu cầu công tác tại cấp xã Khả năng và hiểu biết về chuyên môn sẽ khác nhau dựa trên vị trí công tác cụ thể Để hiệu quả trong công việc, mỗi công chức cần phải chuyên sâu trong lĩnh vực mình theo đuổi, hiểu biết về các lĩnh vực liên quan, đồng thời luôn cống hiến, gia tăng trách nhiệm và ý thức về kỷ luật cũng như đạo đức trong công tác c Ý thức kỷ luật của công chức Ý thức tổ chức và kỷ luật trong công việc của công chức xã thể hiện rõ qua việc tuân thủ nghiêm ngặt nội quy và quy chế làm việc tại cơ quan; hoàn thành đúng và hiệu quả công việc được phân công; tuân thủ giờ làm việc theo quy định, tránh việc làm việc riêng trong giờ hành chính; không đến trễ hay về sớm; không tiêu thụ rượu bia trước hoặc trong giờ làm việc; và đảm bảo có mặt tại cơ quan đúng thời gian quy định.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghi ệ m m ộ t s ố đị a ph ươ ng v ề nâng cao ch ấ t l ượ ng độ i ng ũ công ch ứ c c ấ p xã

1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Huyện miền núi Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn, trải rộng trên diện tích 473,64 km² và có dân số khoảng 33.439 người vào năm 2022 Phía Đông Bắc, tiếp giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây là tỉnh Tuyên Quang và phía Nam giáp với huyện Ba Bể cùng tỉnh Huyện có 10 đơn vị hành chính quản lý cấp xã

Vào năm 2022, có tổng cộng 189 cán bộ, trong đó 95 người là công chức cấp xã Trình độ chuyên môn của họ phân bố như sau: Thạc sĩ 01 người, Đại học 84 người, Cao đẳng 03 người, và Trung cấp 7 người Có 58 người đạt trình độ chính trị trung cấp

Dựa vào báo cáo đánh giá của năm 2022, 13/97 công chức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 82/97 công chức đã hoàn thành tốt, và 2/97 người không đạt yêu cầu Có những tiến bộ trong chất lượng công chức nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế

Theo hướng dẫn của tỉnh, Pác Nặm đã triển khai nhiều biện pháp, như:

Lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng công chức, đáp ứng nhiệm vụ theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm

Tuân thủ chính sách và quy định cho công chức, cùng việc xem xét từng trường hợp cụ thể của những người không đạt tiêu chuẩn Đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ công chức

Tổ chức tập huấn về phần mềm một cửa, cũng như tăng cường kỷ luật và đạo đức công vụ Đến 2022, 15/95 công chức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 80 người hoàn thành tốt và không có người nào không hoàn thành nhiệm vụ

1.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Văn Chấn là một huyện nằm ở miền núi và trải dài trên Quốc lộ 32 và 37 Đây là cổng vào cho nhiều huyện và thị xã miền Tây của tỉnh Yên Bái và các tỉnh phía Tây Bắc Với diện tích 120.758,5ha và 24 đơn vị hành chính, huyện là nhà của nhiều dân tộc khác nhau Trong năm 2022, ở Văn Chấn có 169 công chức cấp xã 48,5% trong số họ có trình độ từ đại học trở lên và 75,7% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên

Theo thống kê năm 2022, 29 trong số 169 công chức đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình, trong khi 126 người hoàn thành tốt nhiệm vụ Mặc dù có những tiến bộ, nhưng vẫn còn những vấn đề cần khắc phục, như năng lực chuyên môn và kỹ năng ứng dụng CNTT Đáp lại, huyện đã tiến hành nhiều

26 giải pháp, như tập trung vào việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn Đến năm 2022, tất cả công chức cấp xã đều đã được đào tạo bồi dưỡng theo chương trình lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Để đạt được mục tiêu này, huyện đã:

Phát triển kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của công chức

Tích cực rà soát và xem xét từng trường hợp công chức dưới chuẩn hoặc đạt chuẩn nhưng tuổi cao, năng lực giới hạn

Lên kế hoạch và thực hiện đào tạo chuẩn hóa cho công chức cấp xã Đào tạo về phần mềm quản lý cho công chức và mở lớp bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp Đảm bảo kỷ luật và đạo đức trong công tác công vụ

Tăng cường kiểm tra và giám sát hoạt động của công chức cấp xã

1.2.1.3 Kinh nghiệm của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Trong những năm qua Thành ủy, HĐND, UBND huyện chủ trương xây dựng một đô thị hiện đại, văn minh, giàu mạnh của vùng tây bắc Để đạt được mục tiêu đó, huyện Yên Châu rất quan tâm xây dựng đội ngũ CBCC, đặc biệt là nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ công chức các CQCM, điển hình là:

- Triển khai, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và nhà nước về công tác cán bộ theo điều kiện thực tế của huyện Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan Công tác quy hoạch theo phương châm vừa động, vừa mở và phương án quy hoạch cán bộ phải đáp ứng được mục đích, yêu cầu của công tác cán bộ quản lý thời kỳ mới, phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của huyện; Mỗi chức danh lãnh đạo, quản lý quy hoạch từ 2 đến 3 người; mỗi người được quy hoạch vào từ 2 đến 3 chức danh; Hàng năm rà soát quy hoạch

27 để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời

- Thường xuyên quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạnh, tác phong làm việc khoa học, hiện đại cho công chức, xây dựng đội ngũ công đảm bảo về số lượng, chất lượng, có tinh thần cách mạng cao có ý thức vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức các CQCM Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho công chức

- Quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị làm việc cho CQCM thuộc UBND huyện

- Hàng năm tổ chức rà soát đội ngũ công chức các CQCM theo các tiêu chuẩn chức danh Từ đó bố trí sử dụng công chức hợp lý nhằm đảm bảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ; không bố trí đối với những người không đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định hiện hành

- Làm tốt công tác nhận xét, đánh giá công chức, đảm bảo tính công bằng, khách quan, dân chủ Nhận xét đúng kết quả làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng công chức; lấy hiệu quả công tác làm thước đo phẩm chất và năng lực công chức Trên cơ sở đánh giá để làm tốt công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ; khen thưởng, kỷ luật công chức theo quy định

1.2.2 Bài h ọ c kinh nghi ệ m cho huy ệ n B ả o L ạ c

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đ i ề u ki ệ n t ự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, có chung đường biên giới dài với nước Trung Quốc Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 22˚44’55” - 23˚05’40 Vĩ độ bắc, 105º32'30" đến 105º52'40" kinh độ Đông Nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, Địa giới hành chính của huyện được giới hạn như sau

- Phía Bắc: Giáp nước Trung Quốc - Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Kạn - Phía Đông: Giáp huyện Hà Quảng và huyện Nguyên Bình

- Phía Tây: Giáp huyện Bảo Lâm Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bảo Lạc: 92.072,9 ha, chia thành 17 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Bảo Lạc và các xã: xã Bảo Toàn, Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Phan Thanh, Hồng Trị, Kim Cúc, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Sơn Lập, Đình Phùng, Huy Giáp, Hồng An và xã Xuân Trường

Bảo Lạc có vị trí địa lý, kinh tế quốc phòng quan trọng đối với tỉnh Cao Bằng Huyện có đường biên giới dài chung với nước Trung Quốc, có tuyến quốc lộ 34 chạy qua; Thị trấn Bảo Lạc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện

2.1.1.2 Địa hình, địa chất Địa hình của huyện Bảo Lạc thường thay đổi từ núi cao đến núi trung bình với những dạng uốn nếp theo khối tảng, xen kẽ giữa các thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp Các dãy núi tại Bảo Lạc có chiều cao trung bình khoảng 1.000m Các dãy núi này được đứt gãy và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam, tạo ra các đường chảy chính cho các dòng sông và suối trong khu vực

Nhìn chung, địa hình của huyện Bảo Lạc khá phức tạp và có sự chia cắt mạnh mẽ Đa phần diện tích của huyện là địa hình cao và dốc, trong khi các vùng bằng phẳng và thung lũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Các khu vực đất bằng có quy mô nhỏ và phân tán, tạo nên nhiều tiểu vùng với những ưu điểm độc đáo, đặc biệt là cho phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc Tuy nhiên, bản chất cao dốc và địa hình chia cắt của khu vực này đồng thời gây nên nhiều khó khăn cho việc di chuyển, sản xuất và sinh hoạt của cư dân Đặc biệt, đây cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng hạ tầng toàn huyện, tạo ra tác động lớn tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của huyện và sự phát triển kinh tế, cũng như tương tác với các vùng lân cận

Khí hậu của huyện Bảo Lạc mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng bị phá vỡ mạnh mẽ do địa hình bị chia cắt mạnh Theo quan điểm phân loại khí hậu thì Bảo Lạc thuộc 2 đới khí hậu là: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cận nhiệt đới

Với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện Bảo Lạc thể hiện sự hòa quyện giữa đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu vùng cao cận nhiệt đới Mỗi năm, hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô được rõ rệt Thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, chiếm hơn 90% tổng lượng mưa trong năm, mang đến không khí ẩm ướt và mát mẻ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa kém quan trọng, tạo ra không khí mát mẻ và lạnh, độ ẩm giảm Trong tháng 12 đến tháng 1 năm sau, thường xuất hiện hiện tượng sương muối Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa là 26°C và mùa khô là 18,8°C Với sự chênh lệch về độ cao giữa các vùng, hình thành ra các vùng tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó có các xã Xuân Trường, Hồng An, Huy Giáp, Đình Phùng, Phan Thanh thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới Thời tiết tại các xã này không thích hợp cho việc canh tác hai vụ lúa do lượng mưa

31 trung bình trong năm thấp, từ khoảng 1.200 mm đến 1.400 mm

Bảng 2.1 Thực trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc năm 2022

STT Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.783,51 18,23

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 21,78 0,02 II Đất phi nông nghiệp 2.435,33 2,65

III Đất chưa sử dụng 1.623,29 1,76

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lạc)

Năm 2022, huyện Bảo Lạc ghi nhận tổng diện tích tự nhiên là 92.072,89 ha Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 như sau: Diện tích đất nông nghiệp chiếm: 88.014.25ha = 95,595%; Đất phi nông nghiệp chiếm: 2.435,33 ha = 2,65%; Đất chưa sử dụng chiếm: 1.623,29 ha= 1,76% Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện Bảo Lạc có độ dày tầng đất trung bình đến khá, các chất dinh dưỡng trong đất có hàm lượng khá, do đó thuận tiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng

- Nước mặt: Nguồn nước mặt ở huyện Bảo Lạc phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa được lưu trữ qua hệ thống sông, suối, ao, hồ … Chất lượng của nước tại nơi đây là khá tốt, phù hợp cho việc sản xuất mà cũng hoàn toàn có thể sử dụng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân Thực tế, nước mặt là nguồn nước chủ yếu được sử dụng cho việc sản xuất và sinh hoạt ở khu vực này Mặc dù vậy, lượng mưa không quá cao cộng với việc phân bố không đều theo mùa khiến cho tình trạng thiếu nước luôn có thể xảy ra Vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc xây dựng các công trình đập nước, thủy điện

32 nhưng lại tốn nhiều chi phí

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở huyện Bảo Lạc có trữ lượng dồi dào, rất thích hợp để sử dụng thay thế cho nguồn nước mặt vào mùa khô

Thực tế, rất nhiều hộ gia đình tại các xã vùng sâu vùng xa sử dụng hệ thống giếng khoan và giếng đào để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh tế Mặc dù vậy, nguồn nước ngầm chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu nước của người dân đặc biệt là vào mùa khô Điều này đặt ra câu hỏi cho tương lai về việc nghiên cứu những biện pháp sử dụng hoặc khai thác nước để bảo tồn và phát triển nguồn nước ngầm một cách bền vững

Huyện Bảo Lạc có 90% diện tích là đồi núi, lại thuộc khu vực vùng sâu vùng xa so với các địa phương trung tâm nên đất đai chủ yếu được sử dụng để canh tác lâm nghiệp Thực tế, diện tích rừng của huyện Bảo Lạc ghi nhận vào năm 2020 là 71.194,49 ha, chiếm đến hơn 77% tổng diện tích tự nhiên của khu vực Trong số đó, có 37.347,31 ha rừng sản xuất và 33.847,17 ha rừng phòng hộ Rừng của huyện Bảo Lạc có độ che phủ lên tới 52%

2.1.2.1 Thảm thực vật tự nhiên:

- Huyện Bảo Lạc có thảm thực vật tự nhiên chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh - một kiểu rừng đặc trưng ở khu vực nhiệt đới ẩm Các cánh rừng tự nhiên chủ yếu phát triển ở khu vực núi cao, dày đặc hơn ở gần khe suối Các tầng rừng dày và có độ che phủ tốt Dưới mặt đất thường có thảm mục tơi xốp Rừng tự nhiên được coi là một tài nguyên quý giá của không chỉ huyện Bảo Lạc mà còn của cả tỉnh Cao Bằng Hiện nay, các khu rừng này còn được quy hoạch thành vường quốc gia để vừa có thể bảo vệ hệ sinh thái và các loại động thực vật quý hiếm, vừa có thể khai thác bền vững thông qua hình thức du lịch sinh thái Bên cạnh rừng thường xanh, huyện Bảo Lạc còn có rừng khộp, rừng tre, rừng thưa, rừng cây lá rộng … Tuy nhiên, diện tích của những rừng này thường không lớn

Những hoạt động của con người tại huyện Bảo Lạc sau nhiều thế hệ sinh sống còn tạo ra hai kiểu rừng tự nhiên khác đó là thảm cỏ tự nhiên và rừng nôn tái sinh Thảm cỏ tự nhiên được hình thành sau nhiều lần đốt rừng làm nương hoặc khai phá đất đai, khiến cho cây gỗ lớn bị đốn gục và nhường chỗ cho thảm cỏ tự nhiên Rừng non tái sinh thực chất cũng là khu vực bị khai phá bởi con người, chủ yếu có các cây cao từ 2 – 15 m và phân bố rải rác ở các địa phương trên địa bàn huyện Bảo Lạc

Nhờ vào nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp, huyện Bảo Lạc có một thảm thực vật trồng đa dạng với nhiều chủng loại cây khác nhau, trải dài từ cây khai thác gỗ tới nhiều loại cây ăn quả và cây lương thực

Huyện Bảo Lạc có một số khoáng sản đáng kể như vàng, chì, kẽm, quặng apatit, và các loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi, và đá vôi Những nguyên liệu kể trên đã và đang có đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế của địa phương đặc biệt là phục vụ cho ngành xây dựng

2.1.2 Đ i ề u ki ệ n kinh t ế - xã h ộ i 2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học hành chính

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp quan sát; Phương pháp xử lý và phân tích số liệu; Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp…

2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được

- Tiếp cận từ góc độ quản lý công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng, luận văn hệ thống hóa các khái niệm về công chức, nhiệm vụ của công chức cấp xã, chế độ chính sách đối với công chức, nguyên tắc đánh giá, xếp loại công chức, chất lượng đội ngũ công chức…

- Luận văn đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc; từ các bài học kinh nghiệm từ bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại các địa phương khác có đặc điểm tương đồng, luận văn đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và hệ thống giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay và những năm tiếp theo

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về công chức cấp xã và sử dụng trong nghiên cứu, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã nói chung

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cấp xã và mỗi công chức Cần có các giải pháp cụ thể và thực hiện đồng bộ như nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác tuyển dụng; thực hiện tốt công công tác đánh công chức; công tác khen thưởng, kỷ luật phải công khai, minh bạch và dân chủ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của công chức; thực hiện đúng các quy định về chính sách đối với công chức… xi

THESIS ABSTRACT Master of Science: Quan Hồng Lam

Thesis title: Enhancing the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district, Cao Bang province

Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

Currently, the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district still has several limitations and weaknesses in terms of character, qualifications, professional capabilities, and administrative skills (every year, 3.06% of civil servants are rated as weak and lacking in disciplinary organization and task execution) Their work style is slow to adapt to changes, often influenced by local customs and practices, prone to bureaucracy, corruption, causing inconvenience to the people, and violating ethical standards (in 2020, 3.63% of civil servants faced disciplinary actions) As of the end of 2020, nearly 38.18% of commune- level civil servants in Bao Lac lacked university-level training Therefore, in order to meet the socioeconomic development needs of the locality, researching and proposing solutions to enhance the quality of the commune-level civil servant workforce is of utmost importance and necessity

For this reason, the author chose the topic " Enhancing the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district, Cao Bang province" as the subject of their graduation thesis

Research Objective: Based on assessing the current status of the quality of the commune-level civil servant workforce, propose solutions to enhance the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district, Cao Bang province xii

Materials and Method: The thesis employed the approach of public administration science The specific research methods used include:

Observational method; Data processing and analysis method; Document analysis method; Comparative method; Analysis, statistics, and synthesis method

Approaching from the perspective of public administration in general and the commune-level civil servant workforce in particular, the thesis systematically organizes concepts related to civil servants, the duties of commune-level civil servants, the policy framework for civil servants, the principles of civil servant evaluation and classification, and the quality of the civil servant workforce

The thesis has accurately analyzed and evaluated the current status of the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district Drawing valuable lessons from experiences in improving the quality of the commune-level civil servant workforce in similar areas, the thesis provides scientific and practical arguments to propose objectives, viewpoints, principles, and a system of solutions to enhance the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district, Cao Bang province, in the present and future years

The research results of the thesis can serve as a useful reference document for managers and policy-makers in the field of commune-level civil servants and can be used in research aimed at improving the quality of the commune-level civil servant workforce in general

Enhancing the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district, Cao Bang province is a long-term process that demands close attention and rigorous guidance from the entire political xiii system, especially the local authorities at the commune level, as well as from each individual civil servant Specific and coordinated measures are required, including improving the quality of planning, training, and professional development; innovating the recruitment process; effectively implementing civil servant evaluation procedures; ensuring transparency, openness, and democratic principles in commendation and disciplinary actions Strengthening inspection and supervision of disciplinary enforcement and administrative regulations for civil servants is crucial, along with adhering to the relevant policies governing civil servants

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, cấp xã đóng vai trò như một đơn vị hành chính tại địa phương gần và sát dân nhất, trở thành cầu nối chính quyền với dân chúng, quản lý nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa đến quốc phòng, an ninh tại địa phương Để hệ thống chính quyền hoạt động hiệu quả, chất lượng công chức cấp xã đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của chính quyền và định hình tương lai của Đảng và chế độ

Công chức cấp xã là những người đại diện cho chính quyền, làm nhiệm vụ thực thi chủ trương và pháp luật, tạo sự liên kết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Họ giải đáp, tuyên truyền, và lắng nghe ý kiến của dân chúng

Mục tiêu lâu dài và quan trọng nhất là đào tạo đội ngũ công chức có trình độ, phẩm chất và năng lực Sự thành công của họ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống chính trị và tiến trình đổi mới của đất nước

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Giới thiệu chung về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh

Số lượng công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc

Số lượng công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020- 2022 thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Thống kê số lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc

TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tốc độ PTBQ

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc, 2022)

Bảng 3.1 Ta thấy số lượng công chức cấp xã giảm dần qua các năm

Năm 2020 số công chức chuyên môn là 165 đến năm 2022 giảm xuống còn 136 Sự biến động về số lượng đội ngũ công chức xã do một số công chức năng lực hạn chế, xin nghỉ thôi việc và một số công chức ngoài địa phương xin chuyển công tác.

Cơ cấu công chức cấp xã huyện Bảo Lạc được mô tả tại bảng 3.2

Bảng 3.2 Cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc

TT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1 Cơ cấu theo giới tính 165 100,0 147 100,0 136 100,0

- Từ 30 đến dưới 40 56 33,94 48 32,65 46 33,83 - Từ 40 đến dưới 50 51 30,91 45 30,61 44 32,35

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc, 2022)

Về giới tính, năm 2022 tỷ lệ công chức chuyên môn nam cao hơn nữ không đáng kể; cụ thể công chức nam chiếm 50,7%; công chức nữ chiếm tỷ lệ 49,3%

Về độ tuổi, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 33,83%, đứng thứ hai là độ tuổi từ 40 đến

49 dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ 32.35%, thấp nhất là độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 13,97% Điều đó cho thấy cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã cơ bản hợp lý, vừa đảm bảo tính cơ cấu vừa đảm bảo được yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa Nhìn chung, về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã đa số còn trẻ phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với chức danh quy định.

Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

(1) Trình độ chuyên môn Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc đã được nâng cao đáng kể, thể hiện cụ thể tại bảng 3.3

Bảng 3.3 Thực trạng trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

TT Trình độ chuyên môn

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Số người

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc, 2022) Đến năm 2022, có 20,59% trình độ chuyên môn trung cấp, Cao đẳng

50 chiếm 2,21% Đại học chiếm 76,47% Sau đại học chiếm 0,73% Tỷ lệ công chức ở mức trình độ trung cấp và cao đẳng vẫn chiếm đa số, bởi trước kia nhiều vị trí bán chuyên trách thường dành cho những người con của địa phương có trình độ từ trung cấp trở lên

Trong giai đoạn từ 2020 đến 2022, dưới sự chỉ đạo của huyện Uỷ và UBND huyện cùng với sự cố gắng và định hướng của các công chức cấp xã và đội ngũ lãnh đạo xã, thị trấn, rất nhiều công chức đã tự mình nâng cao trình độ chuyên môn

Tính đến năm 2022, hầu hết các công chức cấp xã đều đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2020- 2022, tỷ lệ công chức có trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,73% trên địa bàn huyện Bảo Lạc, điều này cho thấy một hạn chế về trình độ chuyên môn trong đội ngũ công chức của huyện Để đảm bảo công tác chuyên môn được thực hiện hiệu quả từ cơ sở, đội ngũ công chức cấp xã cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của huyện Để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện và sự nỗ lực phấn đấu của công chức cấp xã trong việc học tập, bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền hành chính cơ sở, sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

(2) Trình độ tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước Thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ và kiến thức quản lý nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã của huyện (theo quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông) được nêu trong bảng 3.4

Tỷ lệ công chức đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ quản lý nhà nước chưa cao, trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2022, chỉ dao động từ 58,18% lên tới

64,71% Năm 2022, có 88 công chức đáp ứng tiêu chuẩn này Đào tạo và nâng cao kiến thức quản lý nhà nước là bước quan trọng cho mỗi công chức, giúp họ hiểu rõ nhiệm vụ và tăng cường kỹ năng đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính

Trong giai đoạn từ 2020 đến 2022, số lượng công chức đạt chuẩn về ngoại ngữ và tin học đã tăng lên Dù số lượng công chức đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ tăng, tỷ lệ này chỉ chiếm 44,12% tổng số công chức xã, phần lớn là những công chức mới tuyển dụng Một trong những nguyên nhân tỷ lệ này không cao là do nhiệm vụ hàng ngày ít liên quan đến ngoại ngữ

Về mặt tin học, năm 2022, 93,38% công chức đã đạt chuẩn Sự gia tăng này góp phần đáp ứng yêu cầu về việc sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước

Bảng 3.4 Thực trạng trình độ quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã huyện Bảo Lạc

TT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Đào tạo về QLNN 165 100,00 147 100,00 136 100,00

- Đã qua đào tạo QLNN 96 58,18 85 57,82 88 64,71 - Chưa qua đào tạo QLNN 69 41,82 62 42,18 48 35,29

- Có chứng chỉ CNTT 127 76,97 135 23,81 127 93,38 - Chưa có chứng chỉ CNTT 38 23,03 12 8,16 9 6,62

- Từ trình độ B trở lên 62 37,58 60 40,82 60 44,12 - Chưa đạt trình độ B 103 62,42 87 59,18 76 55,88

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc, 2022)

(3) Trình độ lý luận chính trị

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã được nêu tại bảng 3.5

Bảng 3.5 Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã

TT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc, 2022)

Số liệu trong bảng 3.5 chỉ ra rằng tỷ lệ công chức đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị (từ sơ cấp trở lên) đang ở mức khá ấn tượng Tỷ lệ này đã tăng từ 73,33% trong năm 2020 lên 84,56% vào năm 2022 so với tổng số công chức xã Các công chức được ưu tiên gửi đi đào tạo thường là những người giữ vị trí quan trọng và có triển vọng trở thành cán bộ chủ chốt ở địa phương, như Chỉ huy trưởng Quân sự và những vị trí khác như Văn phòng - thống kê, Địa chính – nông nghiệp và xây dựng Để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng gia tăng, trong tương lai cần mở rộng cơ hội học tập cho các vị trí công chức khác, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị Mục tiêu là phát triển một đội ngũ công chức xã có trình độ chuyên môn cao và sẵn sàng cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp

3.2.2 V ề th ể l ự c Để có thể lực tốt nhất phục vụ cho công việc, thực hiện Quyết định số 2216/BYT-QĐ, ngày 21/3/2020 về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động; hằng năm cán bộ,

53 công chức cấp xã đều được hướng dẫn đi khám sức khoẻ định kỳ với những nội dung khám và xét nghiệm cụ thể: đo các chỉ số thể lực, khám lâm sàng chuyên khoa, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp Xquang, siêu âm, điện tim đồ… để đánh giá tổng thể sức khoẻ người lao động cũng như phát hiện sớm một số bệnh để kịp thời chữa trị, kết quả như sau:

Bảng 3.6 Kết quả khám sức khoẻ định kỳ của đội ngũ công chức cấp xã

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc, 2022)

Trong đó: Loại I, sức khoẻ tốt; Loại II, khoẻ, đủ sức khoẻ để làm việc, học tập; Loại III, sức khoẻ bình thường; Loại IV, sức khoẻ chưa tốt Qua bảng 3.6 Cho thấy thể lực của công chức cấp xã (loại I) cao nhất 55,89% năm 2022 Số lượng công chức (loại IV) chiếm tỷ lệ 2,94%, do đó cần phải củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sức khoẻ của công chức cấp xã

Kết quả tổng hợp ý kiến của 90 người dân được phỏng vấn về ý thức, thái độ trong thực thi công việc của công chức cấp xã được nêu tại bảng 3.7

Bảng 3.7 Đánh giá của người dân về thái độ, ý thức trong thực thi

54 công việc của công chức cấp xã (n = 90)

Các tiêu chí đánh giá

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

1 Thái độ tiếp công dân

3 Tính gương mẫu trong đạo đức, lối sống

(Nguồn: kết quả khảo sát năm 2022)

Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ đánh giá của người dân về 04 nội dung là thái độ tiếp công dân; Tác phong làm việc; Tính gương mẫu trong đạo đức, lối sống ở mức khá trở lên chiếm tỷ lệ khá cao, đều chiếm trên 82% trở lên

Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ đánh giá ở mức trung bình và yêu Đây là một bộ phận thiểu số, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh của công chức cấp xã đối với nhân dân, làm giảm sự tin tưởng của nhân dân đối với chính quyền địa phương Do đó, cần nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã, đảm bảo tính dân chủ, khách quan để có các biện pháp kỷ luật phù hợp nhằm khắc phục và nâng cao uy tín, sự tin tưởng của nhân dân

Thực trạng công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

3.3.1 Th ự c tr ạ ng nâng cao ch ấ t l ượ ng độ i ng ũ công ch ứ c c ấ p xã c ủ a huy ệ n B ả o L ạ c, t ỉ nh Cao B ằ ng

3.3.1.1 Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trong thời gian gần đây, công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc đã thấy sự tiến bộ và ổn định Vào ngày 20/9/2021, Tỉnh Uỷ Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 08-CT/TU nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, đặc biệt ở cấp chiến lược Mục tiêu chính là phát triển một lực lượng có phẩm chất, năng lực và uy tín, đồng thời cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt ở khu vực nông thôn trong giai đoạn 2021-2025 Dựa trên kế hoạch từ UBND Tỉnh, hàng năm, huyện Bảo Lạc đã tổ chức nhiều khóa tập huấn và bồi dưỡng, giúp cải thiện kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công chức

Huyện Bảo Lạc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy hoạch và đào tạo cán bộ, coi đó như một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý nhân sự

Việc này không chỉ đáp ứng nhiệm vụ ngắn hạn mà còn hướng tới mục tiêu dài hạn, tạo nền tảng cho việc đào tạo cán bộ vững chắc về mặt chính trị, đạo đức và chuyên môn, đồng thời phát triển kỹ năng và năng lực, đặc biệt là khả năng tư duy và thực tiễn

Bảng 3.8 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức xã giai đoạn 2020 - 2022

TT Nội dung Số học viên tham gia I Đào tạo

1 Đào tạo về chuyên môn 131

2 Đào tạo về lý luận chính trị (trình độ trung cấp) 89

1 Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ 136

2 Bồi dưỡng kiến thức QLNN 128

(Nguồn phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc năm 2022)

Mặc dù đã có những tiến bộ trong công tác quy hoạch và đào tạo công chức cấp xã, nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm cần cải thiện như sau:

Việc quy hoạch và đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ công chức có cấu trúc và chức danh hợp lý chưa được xác định rõ ràng, và việc bồi dưỡng chưa thật sự liên kết với việc triển khai thực tế Ở một số đơn vị, công tác quy hoạch chỉ dừng lại ở mức biểu hiện hình thức, không liên kết chặt chẽ với việc đào tạo và sắp xếp nhân sự, dẫn đến việc có người được đào tạo nhưng không được phân công công việc thích hợp

Chương trình bồi dưỡng còn gặp phải sự lặp lại, mơ hồ và khái quát, chưa tập trung vào kiến thức và kỹ năng thiết thực cho từng loại công chức

Nội dung đào tạo chủ yếu là lý thuyết, chưa rút ra và áp dụng kinh nghiệm thực tế, cũng như chưa tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực hiện công việc cụ thể

3.3.1.2 Công tác tuyển dụng công chức

Việc tuyển chọn công chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện hành và cho tương lai Khi nói đến quy trình tuyển dụng, ta đề cập đến việc áp dụng các biện pháp và kỹ thuật sao cho có thể chọn ra những ứng viên phù hợp nhất với vị trí, tận dụng tối đa sở trường và khả năng của họ để đạt hiệu suất làm việc tốt nhất

Tại huyện Bảo Lạc, việc tuyển dụng công chức được thực hiện tuân theo các hướng dẫn và quy định về việc tuyển dụng ở cấp xã Qua quá trình thi tuyển và xét tuyển, huyện đã chọn lựa những công chức có năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành tương ứng với vị trí công việc của họ

Bảng 3.9 Kết quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022

TT Chuyên ngành Số lượng (người)

(Nguồn phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc năm 2022)

Trong những năm gần đây, huyện Bảo Lạc đã thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã đúng quy trình chặt chẽ, nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển dụng Các chức danh tuyển dụng phải đảm bảo đạt các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh tuyển dụng theo quy định

3.3.1.3 Công tác sử dụng công chức

Bảng 3.10 Kết quả công tác sử dụng công chức của huyện Bảo Lạc

1 Trưởng Công an xã (bố trí Công an chính quy, theo Đề án của Bộ Công an)

2 Chỉ huy trưởng Quân sự 17 12 17 99,00

3 Công chức Văn phòng - thống kê 33 30 30 89,90 4 Công chức Địa chính - XD- ĐT và MT 33 33 27 80,81 5 Công chức Tài chính – kế toán 17 13 12 69,58 6 Công chức Tư pháp – hộ tịch 30 27 23 75,67

II Công chức Văn hoá – xã hội 35 32 27 76,14

2 Số lượng công chức được bố trí đúng với chuyên môn được đào tạo 158 142 131 81,91 Số lượng công chức không được bố trí đúng với chuyên môn được đào tạo 7 5 5 70,43

(Nguồn phòng Nội vụ huyện Bảo Lạc năm 2022) Đa số công chức ở cấp xã tại huyện Bảo Lạc được sắp xếp đáp ứng tiêu chuẩn mong muốn, phù hợp với khả năng, phẩm hạnh và nguyện vọng của họ

Tuy nhiên, một số công chức ở một vài xã do được tuyển theo tiêu chuẩn trước đây nên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, không đạt yêu cầu công việc

Trong khoảng thời gian 2020-2022, huyện Bảo Lạc đã tiến hành tuyển dụng thông qua xét tuyển và thi tuyển cho vị trí Chỉ huy trưởng Quân sự và Tài chính – kế toán, đảm bảo quy trình mạch lạc và tuân thủ quy định Mục tiêu là chọn ra những công chức có trình độ phù hợp và đáp ứng yêu cầu công việc tại các xã, đồng thời đảm bảo họ được phân công vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn của mình Cơ sở này giúp họ hiệu quả hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ Đồng thời, lãnh đạo huyện đã chú trọng việc giám sát, kiểm tra và thiết lập chính sách khen thưởng cũng như kỷ luật theo quy định, nhằm tăng cường hiệu suất làm việc của đội ngũ công chức Dù vậy, vẫn có tình trạng một số công chức không phù hợp với vị trí công tác, và một số đã chuyển từ vị trí Trưởng công an xã sau khi áp dụng chương trình chính quy, do đó hiệu suất công việc chưa đạt mong đợi

Một số công chức tại các xã chưa thật sự phù hợp với công việc mình đang giữ, về cả trình độ chuyên môn lẫn năng lực cá nhân Điều này xuất phát từ việc trước đây, có những công chức không đạt đủ yêu cầu về năng lực và trình độ để đảm nhiệm công việc hiện tại Đặc biệt, ở vị trí như Trưởng công an và Chỉ huy trưởng quân sự, có người chỉ học trung cấp và chưa được đào tạo chuyên sâu, dẫn đến hạn chế về kỹ năng và kiến thức chuyên ngành Còn với vị trí công chức Địa chính – Xây dựng và môi trường, một số người lại là dân ngoại địa, chưa hiểu rõ địa bàn cũng như văn hóa và ngôn ngữ địa phương, làm giảm hiệu suất và chất lượng công việc…

Do quy định về số lượng và cơ cấu của công chức tại cấp xã, mỗi công chức không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau Thêm vào đó, việc hiểu rõ đặc trưng địa phương là điều thiết yếu để thuận tiện trong việc thực hiện nhiệm vụ Do đó, ngoài việc tự trau dồi kiến thức, việc lập kế hoạch đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn cho công chức xã là vô cùng quan trọng, giúp họ đáp ứng hiệu quả yêu cầu công việc

3.3.1.4 Công tác đánh giá công chức

Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại cán bộ, công chức,

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Căn cứ kết quả khảo sát về thực trạng đội ngũ công chức cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã như sau:

- Chế độ và chính sách: Công chức cấp xã có trình độ từ Trung cấp trở lên và phù hợp với chuyên môn của vị trí mình giữ sẽ nhận mức lương tương đương với công chức hành chính dựa trên trình độ học vấn của họ Trong trường hợp công chức chưa hoàn thành chương trình đào tạo chuyên môn, họ sẽ nhận mức lương bằng 1,18 lần mức lương tối thiểu chung Mặc dù đã có những cải tiến trong chính sách dành cho đội ngũ công chức cấp xã, nhưng do một số lý do, mức lương của họ vẫn ở mức thấp và chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống

- Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: Đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc từ năm 2020 đến năm 2022 đã được huyện cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ Đến năm 2022 số công chức có trình độ đào tạo Trung cấp còn chiếm trên 20%, số được đào tạo trên Đại học chiếm 0,73%

Số công chức có chứng chỉ tin học chiếm tỷ lệ cao 93,3%, tuy nhiên qua khảo sát số công chức còn hạn chế về kỹ năng vẫn chiếm từ 6 đến 10% Số công chức chưa qua đào tạo quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ còn cao, trên 35% Do vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác: Công chức cấp xã là người thường xuyên xiếp xúc với người dân, do đó tinh thần, trách nhiệm trong công tác cũng là yếu tố quan trọng để củng cố niềm tin của nhân dân với cấp uỷ, chính quyền địa phương Qua kết quả khảo sát thực tế từ ý kiến nhân dân

(90 phiếu) vẫn có trên 25 % ý kiến đánh giá tinh thần trách nhiệm công chức cấp xã ở mức trung bình, yếu và kém Điều đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc

- Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức: Một bộ phận công chức còn có hành vi ứng xử chưa đúng với quy tắc và chuẩn mực đạo đức công vụ, thậm chí còn có hành vi vi phạm pháp luật; có lối sống bàng quan, thực dụng; sa ngã trước sức cám dỗ của vật chất, dẫn đến những hành vi “lệch chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo đức, kỷ luật, kỷ cương hành chính và vi phạm pháp luật Từ năm 2020 đến năm 2022 có 14 lượt công chức đánh giá hoàn thành nhiệm vụ; 12 lượt công chức đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ do năng lực chuyên môn yếu và vi phạm pháp luật

Bên cạnh đó, còn có một bộ phận công chức chưa gương mẫu, ý thức ý luật không cao; chưa chủ động giải quyết kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người dân Năng lực của một bộ phận công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Về năng lực và kỹ năng công tác: Công chức cấp xã ở huyện Bảo Lạc phải biến kiến thức thành hành động và phát triển kỹ năng cá nhân trong một lĩnh vực phức tạp như thực thi công vụ Họ đã có khả năng cơ bản trong việc xác định mục tiêu và tổ chức công việc, áp dụng kiến thức và công nghệ thông tin hiệu quả

Về phẩm chất và đạo đức: Công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc tuân thủ chính sách và pháp luật, có tinh thần trách nhiệm và lối sống lành mạnh Họ thực thi công vụ một cách minh bạch và công khai, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc xây dựng nhà nước theo hướng dân chủ, pháp quyền

Chất lượng và hiệu quả: Trong thời gian gần đây, chất lượng công việc của đội ngũ công chức cấp xã đã tiến bộ rõ rệt, với việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, phù hợp với yêu cầu của môi trường quản lý hiện đại

Về uy tín và năng lực quản lý: Đa số công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc đã xây dựng được uy tín và lòng tin trong cộng đồng Họ cũng đã chứng minh khả năng tổ chức và quản lý hiệu quả, áp dụng công nghệ vào công việc, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả công việc

3.5.2 H ạ n ch ế và nguyên nhân 3.5.2.1 Hạn chế

Tại huyện Bảo Lạc, một số công chức cấp xã chưa phát huy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác Những người trẻ dưới 30 tuổi mặc dù năng động nhưng thiếu kinh nghiệm, trong khi nhóm trên 50 tuổi có kinh nghiệm nhưng không nhanh nhẹn trong việc tiếp nhận kiến thức mới, đặc biệt là CNTT Đa phần công chức cấp xã ở Bảo Lạc có tinh thần trách nhiệm và đạo đức cao, tuân thủ chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, một số ít người chưa thực sự gương mẫu và thậm chí vi phạm các quy định, tham gia vào các hoạt động tiêu cực

Công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn đã được đặt lên hàng đầu, nhưng còn mắc lỗi chú trọng quá nhiều vào bằng cấp và hình thức, làm giảm chất lượng

Công việc của đội ngũ công chức cấp xã tại Bảo Lạc còn có mặt chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của thời đại Một số tình huống như lãng phí, làm việc không đúng giờ và theo thói quen cũ vẫn tiếp diễn, dẫn đến hiệu suất không cao

3.5.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Quá trình hội nhập quốc tế diễn biến mạnh mẽ, dẫn đến việc biến đổi chức năng và nhiệm vụ của cơ quan hành chính Điều này tạo ra khoảng cách giữa yêu cầu công việc và năng lực thực tế của người làm việc

Sự biến động của nền kinh tế thị trường và sự tăng giá làm gia tăng khó khăn về kinh tế cho công chức cấp xã Mặc dù đã có sự điều chỉnh về lương, nhưng thu nhập từ công việc chính vẫn chưa đủ sống, buộc họ phải tìm kiếm thu nhập từ các nguồn khác

Môi trường làm việc hiện tại chưa thực sự mở rộng, làm giảm hiệu suất làm việc của công chức cấp xã Hơn nữa, tại Bảo Lạc, các trang thiết bị và cơ sở vật chất cho công chức cấp xã chưa được đầu tư đúng mức

Việc đào tạo và bồi dưỡng công chức còn thiếu sự kế hoạch và mục tiêu rõ ràng Mặc dù có nhấn mạnh về việc đạt tiêu chuẩn, nhưng việc đào tạo chưa tập trung vào chất lượng và nhu cầu thực tế

Về chính sách và tiền lương: Dù có những đổi mới trong chính sách cán bộ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Chính sách tiền lương chưa thực sự phản ánh được nhu cầu thực tế, làm mất động lực cho công chức trong công việc

* Nguyên nhân chủ quan Đội ngũ công chức tại cấp xã chịu trách nhiệm quản lý hành chính và xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước Tuy nhiên, tại huyện Bảo Lạc, một số công chức còn yếu kém về kiến thức pháp luật và ý thức trách nhiệm, dẫn đến việc làm việc thiếu tập trung và không đảm bảo quyền của người dân

Quá trình tuyển dụng công chức cấp xã gặp một số khó khăn, nhất là tại những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn như huyện Bảo Lạc Việc thu hút nguồn lực từ ngoài khu vực và sử dụng nguồn lực địa phương còn nhiều hạn chế

Công tác quản lý và sử dụng công chức tại Bảo Lạc đã chú trọng đến

71 chuyên môn và năng lực cá nhân Tuy nhiên, việc phân công công việc cho công chức cấp xã còn thiếu hiệu quả và không tận dụng hết tiềm năng

Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

3.6.1 Quan đ i ể m, đị nh h ướ ng nâng cao ch ấ t l ượ ng độ i ng ũ công ch ứ c c ấ p xã huy ệ n B ả o L ạ c

3.6.1.1 Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã a Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phải có tính đồng bộ và hệ thống Để phát triển đội ngũ công chức hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hiện nại, chúng ta cần tiến hành cải cách một cách toàn diện và khoa học Điều này không chỉ đòi hỏi sự cải tiến từ bên trong như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, và quản lý, mà còn phải đảm bảo tính linh hoạt trước những biến động từ môi trường ngoại vi như kinh tế, chính trị và văn hóa Khi lập kế hoạch và đề ra chính sách cho công chức, cần phải xem xét một cách toàn diện, dựa trên sự tương tác giữa yếu tố nội và ngoại Chỉ khi hiểu rõ và đánh giá chính xác tình hình hiện tại, chúng ta mới có thể đặt ra chiến lược phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thực tế Dù vậy, không nên hấp tấp trong việc xây dựng đội ngũ công chức chất lượng Cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá sự tác động của các yếu tố hiện hữu đối với đội ngũ công chức và xác định rõ cơ chế tác động của nó

Bên cạnh đó, quá trình cải cách cần có kế hoạch chi tiết, không được quá nhanh chóng và mất kiểm soát, đồng thời phải linh hoạt trước mỗi giai đoạn

72 để đưa ra giải pháp thích hợp b Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phải gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn

• Để phục vụ người dân tốt hơn, đội ngũ công chức cần được tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng đúng hướng Điều này đòi hỏi họ phải sở hữu kiến thức chuyên sâu, khả năng tư duy khoa học và biện chứng, hiểu biết sâu rộng về lý luận cơ bản, chuyên môn, pháp luật và ngôn ngữ Hơn nữa, họ cần biết ứng dụng kiến thức vào thực tế, phân tích và đề xuất giải pháp hiệu quả Trải nghiệm thực tiễn sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện khả năng của mình

• Đội ngũ công chức hiệu quả là những người tự tin, độc lập và chủ động trong công việc Họ phải dám đưa ra ý tưởng, đề xuất và chịu trách nhiệm trước tập thể Họ không nên chỉ làm theo mệnh lệnh mà phải biết sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của cơ quan

• Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, tôn trọng dân chủ và quyền con người là vô cùng quan trọng Họ cần biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ đồng nghiệp và cộng đồng Chỉ khi đó, họ mới thể hiện được tính tự giác, sáng tạo và nhận được sự ủng hộ từ mọi người, đồng thời tránh xa khỏi hành vi áp đặt và chuyên quyền

3.6.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

- Cải tiến quá trình tuyển dụng công chức, làm mới và bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn cho đội ngũ công chức trẻ

- Tiến hành đánh giá và xem xét toàn bộ đội ngũ công chức ở cấp xã

- Cập nhật phương pháp đào tạo và bồi dưỡng cho công chức xã, với sự tập trung vào đào tạo cơ bản và bồi dưỡng theo chức danh dựa trên thực tế

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu suất công chức cấp xã

- Đầu tư vào cơ sở vật chất và công cụ làm việc phù hợp với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0

- Thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển công chức

3.6.2 Gi ả i pháp đề xu ấ t 3.6.2.1 Đổi mới công tác tuyển dụng công chức cấp xã

• Quá trình tuyển dụng sẽ ngày càng trở nên quan trọng để chọn lọc ra những công chức cấp xã có phẩm hạnh và năng lực tốt, phục vụ đúng tinh thần dân chủ và đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, đồng thời xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại

• Khi tiến hành tuyển dụng công chức địa phương, việc này phải dựa trên yêu cầu công tác, vị trí công việc và thực tế về số lượng và tiêu chuẩn chức danh cần tuyển Đồng thời, việc tuyển dụng cũng cần phản ánh những chuyên môn thiếu hụt và yêu cầu về chất lượng ứng viên Quá trình này cần được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông và công bố rõ ràng về chi tiết như: đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng, thời gian và địa điểm tuyển dụng để đảm bảo sự minh bạch, dân chủ và tuân theo quy định

• Cần thường xuyên tiến hành giám sát và kiểm tra đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp lý trong việc tuyển dụng công chức ở cấp xã

3.6.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Nhân sự công chức tại cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố chính quyền địa phương mạnh mẽ Để chính quyền ở cấp xã mạnh mẽ, việc nâng cao năng lực và phẩm hạnh của công chức là điều không thể thiếu, nhất là trong bối cảnh đổi mới mà Đảng ta đang hướng tới Để tăng cường chất lượng công chức, cần áp dụng các biện pháp sau:

• Đầu tiên, công tác quy hoạch cần dựa trên nguyên tắc khoa học và thực tế

• Tiếp theo, quá trình quy hoạch phải tôn trọng dân chủ

• Tiếp tục, cần đều đặn kiểm tra và theo dõi việc thực hiện quy hoạch, nhằm đảm bảo nó trở thành thói quen

• Cuối cùng, hãy triển khai quy hoạch công chức và lãnh đạo chiến lược, kết hợp với việc luân chuyển, đào tạo và phát triển nhân sự thông qua

74 thực tiễn Đối với việc đào tạo và phát triển nhân sự, nên áp dụng đồng thời các giải pháp sau:

• Xác định một chu kỳ định kỳ, ví dụ từ 3-5 năm, để kiểm tra và đánh giá năng lực công chức

• Xác lập số lượng công chức theo ngạch tại mỗi cơ quan hoặc đơn vị

• Xác định các chứng chỉ và bằng cần thiết cho mỗi chức danh

• Lập ra các hướng dẫn đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, tránh việc chỉ nhằm đạt chuẩn bằng cấp mà không tập trung vào kỹ năng thực tế

Khi xây dựng chương trình đào tạo cho công chức cấp xã, cần chú ý đến đặc trưng và thế mạnh của mỗi địa phương Đối với những công chức lớn tuổi không đạt yêu cầu chuyên môn và không cần đào tạo, cần xem xét việc giải quyết theo chế độ thôi việc Để đảm bảo chất lượng, các xã và thị trấn nên xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên tiêu chuẩn cụ thể, thay vì chỉ dựa vào chỉ tiêu từ trên xuống

3.6.2.3 Hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã

Công việc phân loại và đánh giá công chức là bước tiên phong trong quản lý nhân sự và cần được thực hiện đều đặn trong nhiều hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, và xem xét khen thưởng Để quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả tại các đơn vị thuộc huyện Bảo Lạc, và đảm bảo việc sử dụng và phát triển nhân viên đạt hiệu suất cao, cần áp dụng các biện pháp sau:

• Tiến hành đánh giá dựa trên tiêu chuẩn và nhiệm vụ của mỗi chức vụ, kết hợp với các điều kiện và môi trường làm việc cụ thể Làm rõ các tiêu chí và cách đánh giá để việc đánh giá trở nên chính xác và hiệu quả

• Xác định hiệu suất công chức thông qua việc họ thực hiện nhiệm vụ

Khả năng chuyên môn, sự sáng tạo, và khả năng tổ chức công việc là những yếu tố quan trọng cần được xem xét, với tư duy hướng tới sự phát triển mà không bị thiên vị hay định kiến

• Trong quá trình đánh giá, người lãnh đạo cần giữ một tinh thần khách quan và công bằng Điều này bao gồm việc chú trọng việc chọn đúng người cho công việc chứ không chỉ dựa vào mối quan hệ cá nhân

Kết luận

Qua nghiên cứu luận văn, tôi nhận thấy đội ngũ công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân địa phương đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo chính trị, quốc phòng - an ninh của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Số lượng công chức cấp xã cơ bản bản đảm bảo theo quy định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Về số lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc đang có xu hướng giảm cụ thể từ 165 công chức năm 2020 giảm xuống 136 công chức năm 2022 Về tỷ lệ nam, nữ đang gần như cân bằng với nam 69 người và nữ là 67 người số liệu năm 2022, trình độ đại học tăng từ 61,21% năm 2021 tăng lên 76,47% năm 2022

Về chất lượng công chức thông qua đánh giá của cán bộ cấp huyện với 10 nội dung là kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin ở cơ sở, kỹ năng tổ chức hội họp, kỹ năng lãnh đạo, giám sát, kiểm tra, kỹ năng viết báo cáo, tổng hợp báo cáo, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng tập hợp, vận động quần chúng nhân dân, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng ra quyết định hành chính, kỹ năng triển khai các chính sách của Nhà nước Nhìn chung tỷ lệ đánh giá mức độ rất tốt, tốt, khá ở mức tương đối cao Đánh giá của người dân về kiến thức của công chức cấp xã qua kết quả điều tra với tống số 90 phiếu, số phiếu đánh giá mức rất tốt, tốt, khá ở các nội dung: Mức độ đáp ứng về trình độ học vấn của công chức; Mức độ đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ của công chức; Mức độ đáp ứng về kiến thức QLNN của công chức; Mức độ đáp ứng về LLCT của công chức tương đối cao Tỷ lệ đánh giá mức khá trở lên đối với Mức độ đáp ứng về trình độ học vấn của công chức là 70,00%, Mức độ đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ của

79 công chức là 73,33%, Mức độ đáp ứng về kiến thức QLNN của công chức là 73,33%, Mức độ đáp ứng về LLCT của công chức là 74,44%

Tuy nhiên chất lượng đội ngũ công chức vẫn có mặt hạn chế, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số công chức còn hạn chế, chưa đồng đều Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện máy móc, kỹ thuật phục vụ cho công tác vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cấp xã và mỗi công chức Cần có các giải phapr cụ thể và thực hiện đồng bộ như nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác tuyển dụng; thực hiện tốt công công tác đánh công chức; công tác khen thưởng, kỷ luật phải công khai, minh bạch và dân chủ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của công chức; thực hiện đúng các quy định về chính sách đối với công chức…

Trong những năm qua, mặc dù các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm, chỉ đạo kịp thời nhưng nhìn chung đội ngũ công chức cấp xã vẫn còn những bất cập Luận văn cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng trên và đưa ra được các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới.

Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Phải cải tiến việc đào tạo và bồi dưỡng công chức dựa trên nhu cầu thực tế và kiến thức thực sự cần thiết, thay vì chỉ dựa vào chương trình sẵn có của các tổ chức đào tạo Điều này đòi hỏi việc phân tích và hiểu rõ nhu cầu học tập của công chức, thay vì chỉ áp đặt những yêu cầu từ phía cấp trên

Bằng cách này, công chức sẽ có cơ hội mở rộng kiến thức và hoàn thiện kỹ năng của mình để thực hiện công việc hiệu quả hơn

Cần có quy định rõ ràng về việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước dành cho công chức cấp xã Do thiếu văn bản pháp lý chi tiết về tiêu chí này, một số công chức cấp xã chưa thực sự chủ động trong việc cập nhật kiến thức về quản lý nhà nước, gây ra sự giới hạn trong hiểu biết của họ về lĩnh vực này

Nên thiết lập yêu cầu cụ thể về trình độ ngoại ngữ cho công chức làm việc ở các xã có dân tộc thiểu số và kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn Điều này giúp đảm bảo rằng họ có đủ khả năng giao tiếp và hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số một cách hiệu quả

1 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng (2021); Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 04/3/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác cán bộ dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số ít người khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021 – 2025

2 Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, quy định chức trách của công chức cấp xã

3 Bộ Nội vụ (2019), Thông tư 13/2019/TT-BNV, ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

4 Chi cục Thống kê huyện Bảo Lạc (2020, 2021, 2022), Niên giám thống kê huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

5 Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn

6 Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức

7 Chính phủ (2020), Nghị định 138/2020/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

8 Chính phủ (2017), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng

9 Chính phủ (2020), Nghị định 112/2020/NĐ-CP, ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

10 Chính phủ (2020), Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

11 Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh 76/SL, ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

12 Nguyễn Ngọc Hiến (2011), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở

Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

13 Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2014), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (2015), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15 Quốc Hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

16 Quốc Hội (2003), Luật Thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003

17 Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019

18 Quốc hội (2020), Luật cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung, NXB Giáo dục, Hà Nội

19 Trần Hương Thanh (2016), Một số giải pháp nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, Học viện chính trị -

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

20 Tỉnh ủy (2021), Chương trình số 08-CT/TU, ngày 20/9/2021 của Tỉnh uỷ Cao Bằng về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ

21 Ủy ban nhân dân Tỉnh Cao Bằng (2021): Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 04/3/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác cán bộ dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số ít người khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021 – 2025

22 UBND huyện Bảo Lạc (2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã

23 UBND huyện Bảo Lạc (2021), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

24 UBND huyện Bảo Lạc (2022), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

25 UBND huyện Bảo Lạc (2020), Báo cáo đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2018 – 2020

26 UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (2020), Báo cáo đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2018 – 2020

27 UBND huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (2020), Báo cáo đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2018 – 2020

28 UBND huyện Bảo Lạc (2021), Báo cáo đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2021

29 UBND huyện Bảo Lạc (2022), Báo cáo đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2022

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dùng cho đố i t ượ ng: Lãnh đạ o Huy ệ n) Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao ch ấ t l ượ ng độ i ng ũ công ch ứ c c ấ p xã trên đị a bàn huy ệ n B ả o L ạ c, t ỉ nh Cao B ằ ng” , nhằm mục đích nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện trong tình hình hiện nay Rất mong sự nhiệt tình hợp tác

(Tất cả số liệu điều tra, ý kiến trả lời của đồng chí nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học chứ không phục vụ cho bất cứ một mục đích nào khác)

Ngày, tháng, năm sinh: ……… Địa chỉ: ………

1 Đánh giá về kỹ năng của công chức xã TT Kỹ năng Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

1 Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin ở cơ sở 2 Kỹ năng tổ chức hội họp

3 Kỹ năng lãnh đạo, giám sát, kiểm tra

4 Kỹ năng viết báo cáo, tổng hợp BC

5 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

6 Kỹ năng tập hợp, vận động quần chúng nhân dân 7 Kỹ năng soạn thảo văn bản

TT Kỹ năng Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

8 Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện KH

9 Kỹ năng ra quyết định hành chính

10 Kỹ năng triển khai các CS của Nhà nước

2 Kết quả đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức cấp xã

Các tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu

1 Khối lượng công việc hoàn thành

3 Đồng chí có những kiến nghị gì để nâng cao chất lượng của công chức xã?

Xin chân thành c ả m ơ n s ự c ộ ng tác c ủ a đồ ng chí!

(Dùng cho đố i t ượ ng: Cán b ộ c ấ p xã) Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao ch ấ t l ượ ng độ i ng ũ công ch ứ c c ấ p xã trên đị a bàn huy ệ n B ả o L ạ c t ỉ nh Cao B ằ ng”, nhằm mục đích nâng cao chất lượng công chức nơi đồng chí đang sinh sống trong tình hình hiện nay Rất mong sự nhiệt tình hợp tác

(Tất cả số liệu điều tra, ý kiến trả lời của đồng chí nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học chứ không phục vụ cho bất cứ một mục đích nào khác)

Ngày, tháng, năm sinh: ……… Địa chỉ: ………

1 Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã TT Chỉ tiêu đánh giá Phù hợp Chưa phù hợp

1 Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng 2 Nội dung, chương trình đào tạo 3 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

4 Phương pháp, chất lượng, trình độ giảng viên, giáo viên hướng dẫn 5 Thời gian, địa điểm

2 Đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức xã

Các tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu

1 Khối lượng công việc hoàn thành

3 Đồng chí có những kiến nghị gì để nâng cao chất lượng của công chức ở xã của huyện Bảo Lạc?

Xin chân thành c ả m ơ n s ự c ộ ng tác c ủ a đồ ng chí!

Ngày đăng: 05/07/2024, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc năm 2022 - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc năm 2022 (Trang 46)
Bảng 2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lạc - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lạc (Trang 51)
Bảng 2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động huyện Bảo Lạc năm 2022 - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động huyện Bảo Lạc năm 2022 (Trang 56)
Bảng 3.1. Thống kê số lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.1. Thống kê số lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Bảo Lạc (Trang 62)
Bảng 3.1. Ta thấy số lượng công chức cấp xã giảm dần qua các năm. - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.1. Ta thấy số lượng công chức cấp xã giảm dần qua các năm (Trang 63)
Bảng 3.3. Thực trạng trình độ chuyên môn của công chức cấp xã   huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.3. Thực trạng trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 64)
Bảng 3.5. Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.5. Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã (Trang 67)
Bảng 3.6. Kết quả khám sức khoẻ định kỳ của đội ngũ công chức cấp xã - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.6. Kết quả khám sức khoẻ định kỳ của đội ngũ công chức cấp xã (Trang 68)
Bảng 3.8. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức xã giai đoạn 2020 - 2022 - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.8. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức xã giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 70)
Bảng 3.9. Kết quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã huyện Bảo Lạc  giai đoạn 2020 - 2022 - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.9. Kết quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 71)
Bảng 3.10. Kết quả công tác sử dụng công chức của huyện Bảo Lạc - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.10. Kết quả công tác sử dụng công chức của huyện Bảo Lạc (Trang 72)
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá xếp loại công chức huyện Bảo Lạc  Mức đánh giá, xếp - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá xếp loại công chức huyện Bảo Lạc Mức đánh giá, xếp (Trang 74)
Bảng 3.12. Nội dung kiểm tra công chức cấp xã, huyện Bảo Lạc  TT  Nội dung kiểm tra  Năm 2020  Năm 2021  Năm 2022 - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.12. Nội dung kiểm tra công chức cấp xã, huyện Bảo Lạc TT Nội dung kiểm tra Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 (Trang 75)
Bảng 3.13. Đánh giá của lãnh đạo cấp huyện về kỹ năng   của công chức cấp xã (n = 10) - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.13. Đánh giá của lãnh đạo cấp huyện về kỹ năng của công chức cấp xã (n = 10) (Trang 76)
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của lãnh đạo huyện về mức độ hoàn  thành nhiệm vụ của công chức xã (n = 10) - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của lãnh đạo huyện về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức xã (n = 10) (Trang 77)
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của của cán bộ cấp xã về công tác đào  tạo, bồi dưỡng công chức xã (n = 20) - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của của cán bộ cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã (n = 20) (Trang 78)
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá của cán bộ cấp xã về mức độ hoàn thành  nhiệm vụ của công chức (n = 20) - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá của cán bộ cấp xã về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức (n = 20) (Trang 79)
Bảng 3.17. Đánh giá của người dân về kiến thức của công chức cấp xã  (n=90) - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.17. Đánh giá của người dân về kiến thức của công chức cấp xã (n=90) (Trang 79)
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về tinh thần, trách nhiệm và ý thức tổ chức  kỷ luật trong công tác của công chức cấp xã (n = 90) - nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về tinh thần, trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác của công chức cấp xã (n = 90) (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w