1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia Ngành Hàng Cà Phê Việt Nam Dựa Trên Mô Hình Kim Cương Của M.porter.pdf

16 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia ngành hàng cà phê Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của M.Porter
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Điều kiện nhu cầu trong nước 2.1 Quy mô và mức độ tăng trưởng Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê lại là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới như

Trang 1

IL Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia ngành hàng cà phê Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của M.Porter

1 Điều kiện các yêu tô sản xuất

1.1 Đầu vào cơ bản:

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê và trở thành nước đứng thir hai thế giới về xuất khẩu cà phê, phần lớn là do nước ta có điều kiện các yếu tố sản xuất mặt hàng cà phê vô cùng thuận lợi, trong đó các yếu tố sản xuất cơ bản giữ vai trò tiên quyết tạo ra lợi thể này Các yêu tố đó bao gồm tài nguyên, khí hậu vị trí địa lí, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính

1.1.1 Tài HgHyÊH

Đất trồng cà phê tốt là đất đỏ bazan, ngoài ra cũng có thể trồng cà phê trên đất

đỏ đá vôi, cả trên đất đá hoa cương hay phiên thạch Đất trồng cà phê cần tương đối bằng

Trang 2

phăng, tốt nhất là độ dốc dưới 8 độ Về tính chất hoá học, cả phê thích nghỉ với độ chua khá rộng, pH từ 4, 5 đến 6, 5 Hàm lượng chất hữu cơ cao thường giữ cho đất tơi xốp và

có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao

Nước ta có hơn 3 triệu hecta đất bazan màu mỡ thích hợp trồng cây cà phê, riêng ở khu vực Tây Nguyên có hơn 2 triệu hecta, chiếm hơn 60% diện tích đất bazan cả nước Việt Nam có 536.959 ha đất canh tác cà phê, trong đó gần 90% diên tích cả hiên

phê ở khu vực Tây Nguyên

1.12 Khí hậu

Cà phê vối phát triên rất tôt ở khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 22 -26 độ

C, lượng mưa 1800 - 2000 mm và phân bố không đều trong 9 — 10 tháng của năm, độ âm

không khí gần như bão hoà

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới am gid mua, chu yếu phân thành hai mùa mưa, mùa khô rõ rệt Đặc biệt khu vực Tây Nguyên với khí hậu nóng am, mua

nhiều tạo điều kiện thuân lợi để cây ca phê phát triển, đảm bao day đủ nhu cầu nước tưới tiêu Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy bảo quản sản phẩm Nhưng mặt khác, mùa khô kéo dài cũng gây nên tình trạng thiếu nước tưới

Cà phê chè thường được trồng ở các vùng có độ cao trên mực nước biển từ 1300-1800 m và có I mùa khô từ 4-5 tháng, lượng mưa trung binh tr 1500 — 1800 mm, nhiệt độ trung bình từ 22 — 25 độ C Tuy nhiên ở các vùng Sơn La, Điện Biên của nước

ta, người ta vẫn trồng được cà phê chè vì cùng này có vị trí vĩ độ rất cao (22 — 23 vĩ độ Bắc) Điều kiện của địa hình và vĩ độ đã điều chỉnh những điều kiện bất thuận làm cho cây cà phê chè có thể phát triển

1.13 Vị trí địa lí

Việt Nam nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động

của thế giới Nước ta nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, các đường hàng không nói liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên

thê giới, tạo điêu kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước xung quanh Hơn nữa,

Trang 3

nước ta còn là cửa ngõ mở lỗi ra biển thuận lợi cho các nước: Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và khu vực tây nam Trung Quốc Vị trí địa chính trị thuận lợi tạo cơ hội đề hướng đến, tiếp cận, và cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tăng cường buôn bán, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường buôn bản với nước ngoài

1.14 Nguồn nhân lực

Theo kết quả điều tra mới nhất năm 2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573

người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, đứng thứ 13 thê giới

Tháp dân số Việt Nam, 2005

Nhìn vào tháp dân số trên, chúng ta thấy cơ cầu dân số Việt Nam vẫn là dân số

trẻ, tí lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 55% dân số Mỗi năm, xã hội có thêm khoảng I, I triệu lao động mới Người dân nước ta cần cù chịu khó, lại ham học hỏi, tiếp

thu nhanh những tiễn bộ khoa học kĩ thuật mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản

xuất do đặc điểm quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300- 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm đến hơn 50% Dân số đông là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh

tế, cung cấp nguồn lao động dồi dao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

1.1.5 Nguồn vốn tài chính

Trang 4

1.2

Để tạo điều kiện giúp nông dân làm giàu nhờ cây cà phê, chính phủ nước ta đã tạo nhiều điệu kiện thuận lợi để nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay đề trồng trọt, chủ yêu là thông qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) Riêng niên vụ 2009- 2010 vừa qua, doanh số cho vay cà phê của Agribank đạt 11.334 tỷ đồng, trong đó 5.163 tỷ đồng (chiếm 45,6%) dành cho thu mua cà phê; số còn lại dành cho thu mua dé xuât khâu, trông và chăm sóc, chê biên cà phê

Đầu vào nâng cao

2.1.1 Cơ sở hạ tầng

Các công trình giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện được nhà nước đầu tư xây dựng Mạng lưới giao thông vận tải được nâng cấp, tạo thuận lợi cho công tác chuyên chở sản phẩm từ vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, cũng như vận chuyển nguyên liệu, phân bón, máy móc đến nơi canh tác Hệ thông thủy lợi cũng được xây dựng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, canh tác của bà con trồng cà phê.Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông, truyền hình, cung cấp nguồn năng lượng cũng được chú trọng phát triên

2.1.2 Khoa hoc ki thuat

Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán đã làm năng suất và sản lượng

cả phê tăng mạnh Đồng thời, công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiễn bộ Nhiều thiết bị mới chất lượng tốt đã được trang bị trong chế biến Những năm 1990, năng suất bình quân I ha cà phê kinh doanh chỉ đạt từ 8- 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình quân đạt 18, 5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25- 28 tạ/ha; cá biệt ở một số vùng sản

xuất đã cho năng suất bình quân đạt 35- 40 tạ/ha, vườn cả phê một số hộ gia đình đạt trên

50 tạ/ha

2.13 Lao động trình độ cao

Đây là vấn đề rất nan giải đối với việc phát triển cây cả phê của nước ta, do lao động nước ta phần lớn là trình độ thấp và chưa qua đảo tạo Tuy vậy chất lượng lao động đang ngày được nâng cao song song với việc đầu tư công nghệ mới Yếu tô kinh nghiệm

lâu lãm cũng là một thế mạnh của lao động nước ta

Trang 5

10

2 Điều kiện nhu cầu trong nước

2.1 Quy mô và mức độ tăng trưởng

Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê lại là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới nhưng lượng tiêu thụ cả phê trong nước của Việt Nam lại khá khiêm tốn so với các nước sản xuất cà phê khác

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO, lượng cà phê tiêu thụ trên đầu người của Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 0,82 kg/người, thấp hơn rất nhiều so với Braxin (5,64kg/người), hay với các nước nhập khâu cà phê như Hoa Kỳ (4,09 kg/người), EU (4,67kg/người)

Lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường Việt Nam còn thấp như vậy một phần là do cà phê vẫn chưa thực sự phô biến trong đời sống hàng ngày của mọi người dân Việt, với một cộng đồng lớn dân cư thì trà xanh mới là thức uống chính hàng ngày

Năm 2010, tiêu thụ cà phê của Việt Nam chí chiếm 8,6% tổng sản lượng, trong khi tiêu thụ nội địa của Braxin đạt khoảng 40% tổng sản lượng

Như vậy có thể thấy phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất đều dùng cho xuất khẩu, lượng tiêu thụ nội địa chưa tương xứng, chưa đủ đề tạo tính an toàn cho lượng tiêu thụ cà phê Việt Nam trước những biến động của cầu và giá cà phê thế giới

Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng

cao, từ mức 4,5% tong san luong 11,57 triệu bao (1 bao = 60 kg) nam 2002 lên mức 8,6% tong san luong 18,5 tnéu bao nam 2010 Dac biét, nam 2010 theo bao cao thi truong tháng 3 của Tô chức Cà phê Quốc tế ICO, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam đạt tốc độ tăng

trưởng nhanh nhất thế giới với 31% từ 1,208 triệu bao năm 2009 Cũng trong năm này,

tiêu thụ tại Braxin tăng trưởng 4,1% đạt 18,945 triệu bao

Với tốc độ tăng trưởng này, mục tiêu tiêu thụ nội địa đạt 10-15% tong sản lượng

trong những năm tới của Vicofa là khả thi và cần thiết nhằm nâng cao vai trò của thị trường nội địa hướng tới phát triển bền vững ngành cà phê

Trang 6

2.2 Thị hiếu tiêu dùng và phân khúc thị trường

II

Thi trường tiêu thụ cà phê Việt Nam được chia lam hai phân khúc: cà phê rang xay

và cả phê hoà tan

Theo báo cáo của FAS (USDA), lượng tiêu thụ nội địa cà phê rang & nguyên hạt của Việt Nam niên vụ 2009-2010 đạt 1080 nghìn bao, còn lượng tiêu thụ nội địa cà phê hoà tan đạt 120 nghìn bao

Mặt khác theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng L.A.M, tiêu thụ thị trường nội địa Việt Nam đạt khoảng 61 nghìn tan/nam, trong đó cà phê hoà tan chiếm 9 nghìn tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35 nghìn tấn, còn lại là cà phê không tên tuổi và nhãn hiệu Thống kê đo lường tại 6 thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãn hiệu) cho thấy thị phần cà phê hoà tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị, so với 38% về số lượng và 35% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu Mức tăng trưởng tiêu thụ hàng năm của cà phê hoà tan lớn hơn cà phê rang xay Như vậy có thê thấy người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng hướng nhiều hơn đến cà phê hòa tan, vốn thuận tiện hơn trong việc thưởng thức, tạo nhu cầu thúc đây sản xuất cà phê hoà tan phát triển Các nhãn hiệu cà phê trên thị trường Việt Nam cũng đang ngày cảng đa dạng hơn, chủng loại sản phâm được đa dạng hóa đề đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Bên cạnh các doanh nghiệp nỗi tiếng trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe, Nestlé, người tiêu dùng Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với các chuỗi cửa hàng cà phê thương hiệu nước ngoài như Gloria Jeans, IÏly`s

Xét trên khía cạnh khác, theo kết quả điều tra từ 540 gia đình, 60 người uống cả phê tại quán và 40 quán cà phê tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Viện Chính sách

và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện năm 2009, khách hàng ở độ tuôi thanh niên và vị thành niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và cả phê hòa tan Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất Nhóm tuổi già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột Xét về ngành nghề, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên tiêu thụ cà phê nhiều nhất Mức tiêu thụ cũng tăng mạnh ở lao động giản đơn Điều tra ở trên cho thấy tiềm năng phát triển sản xuất cà phê có chất lượng, mẫu mã phù hợp với giới trẻ, với

Trang 7

lao động có trí óc, bên cạnh đó là các loại cả phê giá rẻ, phù hợp khâu vị của nhóm thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp

3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Phần này chúng em tập trung vào các ngành hỗ trợ và liên quan đối với các doanh nghiệp xuất khâu cà phê

3.1 Các ngành hỗ trợ: gieo trồng, thu mua cả phê, cung ứng bao bì, máy móc đóng gói

Đối với mỗi doanh nghiệp xuất khâu cà phê, các ngành hỗ trợ là những ngành cung

ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh như ngành cơ khí thì chế tạo và

lắp ráp máy móc đề phục vụ chế biến và đóng gói, hay ngành lâm nghiệp trồng cây cà phê

để tạo đầu vào chính cho giai đoạn sản xuất sản phẩm cả phê tiêu dùng Tuy hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển đề chiếm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng có thể nhận thấy rõ xu hướng phát triển của ngành này đang ngày

một củng cô và hoàn thiện hơn Ví dụ ngành cơ khí chế tạo trong nước đã có thể sản xuất

được một số máy móc trong dây chuyền sản xuất cả phê như máy rang, sấy, mà trước đây, toàn bộ máy móc để sản xuất, chế biến cà phê đều phải nhập khẩu Ni-lon dùng để sản xuất nhãn mác, bao bì, vỏ hộp cũng đã trở thành nguyên phụ liệu quan trọng mà Việt Nam có thể cung ứng được

Các doanh nghiệp thu mua cà phê tươi, hoặc sơ chế đã đóng góp chủ yếu vào hoạt động xuất khâu cà phê, gần đây, kế từ khi Việt Nam hội nhập và mở cửa, sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động thu mua cà phê đã góp phần nâng cao

tính cạnh tranh trong ngành, tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi

thể riêng và chủ động hơn Điều đó được chứng tỏ khi ngày nay, các doanh nghiệp thu mua đang đua nhau đến tận vườn đề thu gom và chuyên chở Chính điều này tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp xuất khâu vì đáp ứng kịp thời số lượng và chủ động hơn trong giao dịch hàng hóa

Nói tóm lại, công nghiệp hỗ trợ nói chung trong xuất nhập khâu cũng như nói riêng

về ngành hàng cà phê đã phần nào giảm bớt sự yếu kém, bước đầu tạo tiền đề cho sự phát triên tiếp theo trong thời gian tới

Trang 8

3.2 Ngành liên quan: vận tải, kho bãi lưu trữ, phân phối, cải tiến kỹ thuật

Có thê nói ngành liên quan đến ngành xuất khâu cà phê là rất nhiều, song chỉ nói ở đây những ngành tiêu biêu như:

Vận tải là công cụ quan trọng đối với bất kỳ ngành hàng xuất khâu nào, vì vận tải tốt, tiết kiệm chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu kịp thời và chủ động trong điều kiện giao dịch, và hơn nữa là sẽ thu được khoản lợi nhuận cao hơn do chỉ phí vận tải và kho bãi tiết kiệm, đảm bảo Khâu phân phối cũng như cung ứng cho sản xuất sản phẩm đều phụ thuộc nhiều vào vận tải Việt Nam là một nước giáp biên, giao thông rộng khắp

và phong phú, nên việc phát triển ngành vận tải đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu

cà phê tiết kiệm được khá nhiều chỉ phí và vốn, tạo cơ hội để các doanh nghiệp cạnh tranh

và giữ uy tín với đối tác Ở Việt Nam, vận tải bộ đang còn là mỗi lo ngại đối với các

doanh nghiệp do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, tuy nhiên vận tải thủy đã và đang

dần khẳng định vị thế của mỉnh so với các nước khác

Kho bãi lưu trữ đặt xếp hàng cũng khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Tự mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng kho bãi lưu trữ hoặc thuê, tuy nhiên, bằng biện pháp hỗ trợ thuế, ngành cà phê đã được ưu đãi nhiều trong vấn đề kho bãi lưu hàng

Ngành công nghệ sinh học cũng là một ngành liên quan, vì những giống cà phê năng suất vẫn luôn được nghiên cứu và phát triển không ngừng nhờ có tiến bộ trong nghiên cứu sinh học, bên cạnh đó, những yếu tố như phân bón, kỹ thuật nuôi trồng cây cà phê, kỹ thuật thu hoạch cũng được nghiên cứu và phát triển liên tục Ở nhiều địa phương trên cả nước, các phòng nghiên cứu và phát triển giống cây trồng nông lâm sản đã được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả từ nhiều năm trước đây Bằng cách đó,

cách doanh nghiệp sản xuất cà phê sẽ thu được phần lợi nhuận do tiễn bộ khoa học kỹ

thuật mang lại, và chính cả những người trồng cà phê cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn

Dự án sản xuất giống cà phê, ca cao giai đoạn 2011-2015 của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư 66,2 tỷ đồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Theo đó, mỗi năm, các hoạt động từ dự án sẽ cung cấp 20 tấn hạt lai đa dòng cà phê vối, 3 tan hạt giống cà phê chè chất lượng cao, đồng thời cung ứng 2 triệu chồi ghép phục vụ nhu cầu tái canh và trồng mới mỗi năm 13

Trang 9

4.1

14

20.000-22.000 ha cà phê Đây là yêu tô tích cực góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng vùng nguyên liệu cà phê

Các ngành liên quan đóng vai trò như một kênh trực tiếp tác động đến định hướng

và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Thông qua các ngành liên quan mà các doanh nghiệp xuất khâu cà phê năm bắt được cơ hội đề lựa chọn sản phâm ưu thê đề sản xuât và có sự tác động trở lại đôi với các ngành liên quan

4 Chiến lược, cơ cầu và môi trường cạnh tranh

Mục tiêu, chiến lược và cách thức tô chức doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, yếu tổ nền tảng của khả năng cạnh tranh

quốc gia, chịu sự quyết định của mục tiêu, chiến lược và cách thức tô chức doanh nghiệp

Chiến lược doanh nghiệp là hệ thống các đường lối và biện pháp phát triển doanh

nghiệp, các mục tiêu cần đạt, các nguồn lực phải sử dụng để đạt được các mục tiêu, dự định trong thời hạn của chiến lược Theo M.Porter, “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài

hoà giữa các hoạt động của một công ty Sự thành công của chiến lược chủ yêu dựa vào việc tiền hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa được làm.”

Sau đây là cái nhìn cụ thê hơn về chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất và kinh

doanh ca phê Việt Nam

Chiến lược đối mới công nghệ: đê nâng cao giá trị cà phê xuất khâu, các doanh nghiệp cần cải tiễn và đầu tư các thiết bị và công nghệ chế biến tiên tiễn Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê chủ yếu sử dụng công nghệ chế biến nửa ướt,

nửa khô hoặc khô hoàn toàn khiến chất lượng cà phê nhân kém hoặc thất thoát nhiều Từ

năm 2004 trở lại đây, các doanh nghiệp chú trọng hơn đến công nghệ chế biến Theo báo Đắk Lắk, tính đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có trên 30 doanh nghiệp áp dụng công nghệ chế biến ướt đối với cà phê, với tổng công suất trên 400000 tấn sản phẩm

cả phê nhân/năm Đơn cử một ví dụ là công ty cả phê Thắng Lợi đã tiên phong trong việc đầu tư hàng chục tỷ đồng đề đưa công nghệ chế biến ướt vào hoạt động, đồng thời đầu tư đồng bộ hệ thống sân phơi, nhà kho hoàn chỉnh nên đã góp phần nâng cao chất lượng cà

Trang 10

15

phê xuất khẩu Sản phẩm cà phê nhân của Công ty luôn được khách hàng Mitsubishi (Nhật Bản) bao tiêu toàn bộ với giá cao hơn thị trường trong nhiều năm liên tục Bên cạnh công nghệ chế biến cả phê nhân, nhiều doanh nghiệp đã phát triển công nghệ chế biến cà

phê hoà tan, tiêu biéu cho loại sản phâm nay la các nhãn hiệu Vinacafe, Nescafé, G7

Chiến lược da dang hoá sản phẩm: đa dạng hoá sản phẩm là cần thiết để đây mạnh tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngoài

Các công ty cà phê chú trọng đến việc tạo ra thị trường mới bằng sản phâm mới,

ví dụ như từ sản phẩm cà phê bột, pha ñn thành các sản phẩm giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian hơn, đó là cà phê hòa tan, pha sẵn; ngoài ra còn có các sản phẩm đóng lon tạo ra những dòng thị trường phù hợp với thị hiếu khi dùng cà phê của khách hàng ở những nơi khác nhau như uống ở các quán cóc, quán cà phê, uống tại nhà, nhân viên văn phòng

Lấy ví dụ cà phê Trung Nguyên, để đáp ứng nhu cần thưởng thức cà phê của các nhóm khách hàng khác nhau, Trung Nguyên đã tạo ra một chuỗi sản phẩm đa dạng thể hiện ở 3 dòng sản phẩm riêng biệt là sản phẩm phô thông, trung cấp và cao cấp

+ Sản pham phổ thông: gồm 3 loại Nâu- Sức sống, I-khát vọng, S-Chinh phục + Sản phẩm trung cấp: gồm các sản phẩm: Passiona, Cà phê Sáng tạo, Gourmet Blent, House Blent, Cà phê chế phin, Hạt rang xay

+ Sản phẩm cao cấp: gồm Weasel (Cà phê chon), Diamond Collection, Legendee, Classic Blend

Chính sự đa dạng hoá này đã khiến sản phẩm cà phê của Trung Nguyên đến

được với mọi phân khúc thị trường, tăng cường sức mạnh thương hiệu doanh nghiệp, một

điều mà không nhiều doanh nghiệp thực hiện được Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm này cũng thê hiện chiến lược về giá của doanh nghiệp

Chiến lược liên kết trong ngành: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê cần xây dựng mối liên kết với người trồng cà phê cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh Tổng công ty cả phê Việt Nam VINACAFE không chỉ chú trọng khâu thu mua, chế biến mà còn chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững trên diện tích 37000 ha với các loại giống cà phê cho

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w