1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo khóa luận tốt nghiệp hoạch định chiến lược digital marketing cho thương hiệu aptamil do công ty tnhh onpoint thực hiện giai đoạn 2023 2025

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho thương hiệu Aptamil do công ty TNHH OnPoint thực hiện giai đoạn 2023 - 2025
Tác giả Lê Hoàng Khải Nguyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Trường
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FMCG, việc phát triển thương hiệu thông qua Digital Marketing là một xu hướng tất yếu, việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí của khách

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU APTAMIL DO CÔNG TY TNHH ONPOINT THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Ngành: MARKETING

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Khải Nguyên

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Trường

MSSV: 2021008499 Lớp: CLC_20DMA05

TP Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Lê Hoàng Khải Nguyên MSSV: 2021008499

(Điểm bằng chữ) (Họ tên giảng viên)

KHOA MARKETING

(Nhận xét của giảng viên hướng dẫn)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Bằng lòng chân thành của mình, em xin cam đoan đề tài: “Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho thương hiệu Aptamil do công ty TNHH OnPoint thực hiện giai đoạn

2023 - 2025” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Xuân Trường Các số liệu được sử dụng trong bài báo cáo là chính em tìm hiểu

và thu thập, có sử dụng một vài tài liệu tham khảo và đã trích nguồn rõ ràng

Nội dung báo cáo khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm mà em đã nỗ lực và cố gắng nghiên cứu trong suốt quá trình học tập tại trường và tìm hiểu các thông tin qua nguồn thứ cấp như các phương tiện công chúng như sách báo, Internet, cùng nguồn dữ liệu sơ cấp từ khảo sát, Các nội dung được trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề phát sinh xảy ra

Sinh viên thực hiện,

Lê Hoàng Khải Nguyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng của mình đến Trường Đại Học Tài chính – Marketing, cùng với lòng biết ơn và tình cảm chân thành nhất đến với tất cả mọi người

đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này Đặc biệt,

em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến với giảng viên hướng dẫn Nguyễn Xuân Trường đã tận tụy và tận tâm hướng dẫn chúng em kĩ càng qua từng buổi hướng dẫn và sửa bài, không những thế thầy còn truyền đạt những kiến thức quý báu của mình cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua, đó không chỉ là nguồn tri thức về môn học mà còn giúp chúng em thúc đẩy tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc, tự giác và độc lập Đây chắc chắn là hành trang, là nền tảng để

em vững chắc trên con đường sự nghiệp mai sau Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em sẽ không đủ khả năng hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp đầy đủ như hôm nay

Để hoàn thành được đề tài “Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho thương hiệu Aptamil do công ty TNHH OnPoint thực hiện giai đoạn 2023 - 2025” một cách tốt nhất, không chỉ có sự nỗ lực của riêng mình em mà còn nhờ vào những kiến thức giá trị từ phía các quý thầy, cô khoa Marketing đã tận tình truyền đạt qua các môn học Quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài rất bổ ích và thú vị và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chắc chắn

sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và cách trình bày Em rất mong nhận được

sự đóng góp ý kiến, thứ tha và chỉ dạy của thầy để em có thể rút kinh nghiệm cho bản thân

Cuối cùng, em xin chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết trên con đường giảng dạy, mang kiến thức “trồng người” và thành công đưa những thế hệ trẻ mai sau chạm đến với ước mơ của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện,

Lê Hoàng Khải Nguyên

Trang 5

TÓM TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

LỜI CAM ĐOAN

● Mục tiêu nghiên cứu

● Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

● Phương pháp nghiên cứu

● Bố cục đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING

1.1 Khái quát về Marketing

1.2.2 Các đặc điểm của Digital Marketing

1.2.2.1 Có khả năng đo lường 1.2.2.2 Nhắm đúng khách hàng mục tiêu 1.2.2.3 Có thể tối ưu

1.2.2.4 Có khả năng phát tán 1.2.3 Tầm quan trọng của chiến lược Digital Marketing

1.2.3 Các mô hình liên quan đến Digital Marketing

1.2.3.1 Mô hình AISAS 1.2.3.2 Mô hình RACE

Trang 7

1.3 Các phương tiện truyền thông trong chiến lược Digital Marketing

1.3.1 Website

1.3.2 Mạng xã hội (Social Media)

1.3.3 Quảng cáo trực tuyến

1.3.4 Ứng dụng trên điện thoại di động (Mobile Application) 1.3.5 Email Marketing

1.3.6 Thương mại điện tử (E-commerce)

1.3.7 Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

1.3.8 KOLs, Influencers Marketing

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Digital Marketing

1.5.1 Khách hàng và người dùng trực tuyến

1.5.2 Cạnh tranh trực tuyến

1.5.3 Điều luật của nền tảng

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH OnPoint

2.2 Tổng quan về thương hiệu Aptamil

2.2.1 Giới thiệu về thương hiệu Aptamil

Trang 8

2.3.1 Quy mô thị trường

2.3.2 Thị phần và vị thế của Aptamil trong ngành

3.3.2.5 Thương mại điện tử (E-commerce) 3.3.2.6 Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) 3.3.2.7 KOLs, Influencers Marketing

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU APTAMIL CHO GIAI ĐOẠN 2023-2025

4.1 Phân tích mô hình SWOT

4.2 Viễn cảnh và xu hướng thị trường sữa bột và sử dụng Digital Marketing

4.3 Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho thương hiệu Aptamil trong giai đoạn 2023 - 2025

4.3.1 Thiết lập mục tiêu

Trang 9

4.3.2 Các chiến lược thực hiện

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÁO CÁO ĐẠO VĂN

Trang 10

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

● Lý do chọn đề tài

Hiện nay, thị trường sữa bột tại Việt Nam và toàn cầu đã chứng kiến một sự phát triển đáng kể trong thập kỷ vừa qua Điều này không chỉ là do sự tăng cường nhận thức về giá trị dinh dưỡng của sữa cho sự phát triển toàn diện của trẻ em mà còn là kết quả của sự

đa dạng hóa các loại sản phẩm trên thị trường

Theo thống kê từ Mordor Intelligence, thị trường sữa bột toàn cầu dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ CAGR là 3.86% trong giai đoạn 2023 - 2028, đặc biệt là sự phát triển mạnh

mẽ của thị trường Châu Á - Thái Bình Dương Lý do hàng đầu để dòng sữa bột ngày càng được ưa chuộng từ người tiêu dùng là nhờ có công nghệ lưu giữ chất dinh dưỡng tối ưu như Vitamin B12, Thiamin và lượng Protein cao, ngoài ra thời hạn sử dụng của sữa bột cao hơn sữa thường, dẫn đến nhu cầu sữa bột tăng cao hơn sữa thường và phát triển vượt bậc trong thời gian qua

Do nhu cầu sữa bột ngày càng lớn, các quốc gia trên toàn cầu đã và đang nhập khẩu sữa bột để đáp ứng nhu cầu tương tự Đối với Việt Nam, theo báo cáo, New Zealand, Mỹ, Pháp và Thái Lan là các thị trường chủ yếu cung cấp các sản phẩm sữa bột cho Việt Nam Trong đó, 4 tháng đầu năm 2023, thị trường sữa bột Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ New Zealand, với 178,22 triệu USD Con số này chiếm tới 43,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thị trường sữa của cả nước, tăng 23% so với 4 tháng đầu năm 2022

Từ đó, để đáp ứng lượng cầu lớn từ người tiêu dùng, thị trường sữa bột tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa những thương hiệu nội địa và ngoại quốc tiến vào nước

ta Đặc biệt hơn, với tâm lý “chuộng hàng ngoại", người tiêu dùng sẵn sàng đón nhận các thương hiệu từ nước ngoài hoặc thậm chí là mua hàng xách tay kể cả khi Việt Nam không

có kênh phân phối chính hãng Một trong những thương hiệu sữa công thức đã chinh phục người tiêu dùng bằng “tiếng tăm” của mình phải kể đến Aptamil - thương hiệu sữa công thức hàng đầu Châu Âu Xuất phát từ nhu cầu mua sản phẩm của thương hiệu này lớn từ người tiêu dùng, tập đoàn Danone đã trở thành nhà phân phối chính hãng thương hiệu sữa Aptamil tại thị trường Việt Nam vào năm 2017 - đánh dấu cột mốc Aptamil chính thức kinh doanh tại nước ta

Do xâm nhập thị trường khi Việt Nam đã có quá nhiều “ông lớn" trong ngành sữa bột và có độ nhận diện mạnh mẽ như Fonterra, Nestle, Aptamil cần thời gian và định hình chiến lược phát triển của mình trong tương lai Đến thời điểm hiện tại, mặc dù thị phần vẫn còn khá thấp nhưng Aptamil đã mang lại cho mình một lượng lớn khách hàng trung thành

- lượng người đã sử dụng và tỷ lệ quay lại mua sản phẩm khá cao Nhưng bên cạnh đó, Aptamil vẫn chưa tối ưu được chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và định hướng sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng một cách hiệu quả Đây là khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng tiềm năng của Aptamil

Ngoài ra, cùng với sự bùng nổ của công nghệ, khi người dùng có khả năng tự tìm kiếm thông tin và thực hiện mọi hoạt động trên môi trường số theo ý muốn, mức độ quan

Trang 11

tâm của họ đối với thương hiệu giảm sút đáng kể, tạo ra áp lực lớn cho các thương hiệu trong cuộc đua chiếm lấy tâm trí của khách hàng Từ đó, Digital Marketing là phương tiện hiệu quả, không chỉ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách tối ưu hơn mà còn đặt

ra thách thức với số ít người làm thương hiệu thực sự khai thác hết sức mạnh của kênh truyền thông này Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FMCG, việc phát triển thương hiệu thông qua Digital Marketing là một xu hướng tất yếu, việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí của khách hàng sẽ mang đến lợi thế rất lớn trong việc kinh doanh

Công ty TNHH OnPoint (OnPoint E-commerce) đang là Agency phụ trách xây dựng thương hiệu và phát triển nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với hơn 60% thị phần Hiện tại, OnPoint đảm nhận việc phát triển thương hiệu và tối ưu doanh thu trên các nền tảng kỹ thuật số cho thương hiệu sữa Aptamil Đối với thị trường sữa bột nhộn nhịp hiện nay cùng với sự đa dạng hoá các dòng sản phẩm mới lạ hơn, Aptamil nên thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số liên tục qua các giai đoạn trong năm Nhờ đó, Aptamil sẽ duy trì sự hiện diện và tương tác với khách hàng một cách linh hoạt, đồng thời thích ứng với các yếu tố thị trường và xu hướng hiện tại Chiến lược linh hoạt này giúp thương hiệu duy trì và phát triển mối liên hệ mạnh

mẽ với người tiêu dùng

Hơn nữa, với vốn hiểu biết của tác giả khi đang trong quá trình thực tập tại OnPoint, việc yêu thích và được trải nghiệm như một người tham gia dự án này tại bộ phận Digital Marketing là động lực để tác giả thực hiện đề tài: “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU APTAMIL DO CÔNG TY TNHH ONPOINT THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2023 - 2025”.

● Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu và đánh giá hoạt động Digital Marketing của thương hiệu Aptamil do công

ty TNHH OnPoint thực hiện

- Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho thương hiệu Aptamil do Công ty TNHH OnPoint trong giai đoạn 2023 - 2025

● Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH OnPoint và Công ty TNHH Danone Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng của việc thực hiện các hoạt động Digital Marketing để phát triển thương hiệu Aptamil và hoạch định chiến lược này nhằm giúp phát triển thương hiệu Aptamil thông qua hoạt động Digital Marketing trong giai đoạn 2023 - 2025

● Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn với nguồn dữ liệu thứ cấp: Đề tài được tiến hành dựa vào sự tham khảo các nguồn thông tin thu thập được từ quá trình thực tập của

Trang 12

tác giả tại công ty TNHH OnPoint và các nguồn tham khảo tài liệu, giáo trình, sách báo và Internet,

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn và xin ý kiến của quý thầy/cô đang công tác tại khoa Marketing thuộc Trường đại học Tài chính - Marketing cũng như các anh chị quản lý và nhân viên đang làm việc tại phòng Marketing của công ty OnPoint Ecommerce

- Phương pháp xử lý thông tin: tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu và phân tích các

số liệu, thông tin đã thu thập được từ đó áp dụng vào đề tài một cách hợp lý

- Phương pháp tài liệu: Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các lý luận từ các đề tài liên quan được cung cấp bởi giảng viên hướng dẫn để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp và chính xác

● Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Digital Marketing

Chương 2: Tổng quan về doanh nghiệp

Chương 3: Phân tích thực trạng chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp

Chương 4: Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp trong giai đoạn

2023 - 2025

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

Wolfgang J.Koschnick (Dictionary of marketing) khẳng định: “Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dịch

vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”

Digimind (2021) đưa ra: “Marketing bao gồm tất cả mọi công việc giúp khách hàng biết đến, lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu Đồng thời, duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị”

Theo Peter Drucker: “Mục đích của marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu

thụ Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ

sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ”

Hiệp hội Marketing Mỹ cho rằng: “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý

thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm

mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức” (AMA –

American Marketing Association, 1985)

Theo Philip Kotler – giáo sư nổi tiếng thế giới, là “cha đẻ” của marketing hiện

đại đã đưa ra nhận định sau: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi

tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác” (“Những nguyên lý tiếp thị”,

Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994)

Qua đó, ta có thể thấy định nghĩa về marketing rất rộng, tùy theo nhận định của mỗi tác giả mà chúng ta có sự suy xét khác nhau Trải qua nhiều sự đổi mới và phát triển, ta có thể tóm gọn lại khái niệm marketing theo cách hiểu sau: Marketing là quá trình thu hút khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời thỏa mãn nhu cầu ước muốn của cá nhân hay tổ chức thông qua việc tạo ra và trao đổi sản phẩm

1.1.2 Vai trò và chức năng của Marketing

Vai trò của marketing

Trang 14

Ngày xưa, người ta cho rằng vai trò của Marketing chỉ ngang bằng với cái phòng ban khác như tài chính, nhân sự, nhưng ngày nay, vai trò của Marketing được xem trọng hơn bao giờ hết và trở thành “kim chỉ nam” trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Vậy vai trò của Marketing là gì?

Marketing gồm có 4 vai trò được khái quát như sau: Đầu tiên, Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện làm hài lòng khách hàng, Marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp Thứ hai, Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội Thứ ba, Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường Cuối cùng, Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định Marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Với số lượng bao nhiêu?

Có thể nói, Marketing đóng vai trò “then chốt” trong doanh nghiệp, là bộ phận không thể thiếu và quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp như tài chính, nhân lực, sản xuất, truyền thông,

Chức năng của Marketing

Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu: Bao gồm các hoạt động thu thập thông tin về thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và

dự đoán triển vọng của thị trường Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu tiềm ẩn của thị trường Đầu tiên, giúp thích ứng/ đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi: Bao gồm thích ứng nhu cầu về sản phẩm, giá cả, tiêu thụ, thông tin Thứ hai, thích ứng nhu cầu về sản phẩm: Qua tìm hiểu thị hiếu của khách hàng doanh nghiệp sẽ thiết kế và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích ứng của sản phẩm, sự chấp nhận của người tiêu dùng sau khi đưa ra thị trường Thứ ba, thích ứng về mặt giá cả: Việc định giá phải phù hợp với tâm lý khách hàng và khả năng của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường Thứ tư, thích ứng về mặt tiêu thụ: Tổ chức sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất về không gian lẫn thời gian Cuối cùng, thích ứng về mặt thông tin và khuyến khích tiêu dùng thông qua các hoạt động chiêu thị

Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao: Khi nền kinh tế phát triển, thu thập và mức sống của người tiêu dùng ngày được nâng cao, nhu cầu của họ sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn Hoạt động Marketing phải luôn luôn nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới với những ứng dụng mới nhằm nâng cao, tối đa hóa chất lượng cuộc sống

Hiệu quả kinh tế: Thỏa mãn nhu cầu chính là cách thức giúp doanh nghiệp có doanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả và lâu dài Bên cạnh đó, Marketing giúp

Trang 15

phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng

1.1.3 Quá trình Marketing

Để có được hiệu quả tốt nhất cho công việc, chúng ta phải chia mục đích ra thành từng giai đoạn hoạt động theo thứ tự để đủ tài liệu và là nền tảng thực hiện giai đoạn tiếp theo, do đó quá trình marketing trong doanh nghiệp được thực hiện qua 5 giai đoạn theo thứ tự như sau:

R → STP → MM → I → C

Nghiên cứu thông tin (R): Là quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

marketing như thông tin về khách hàng, môi trường, thị trường, đối thủ cạnh tranh, Mục đích của giai đoạn này là giúp doanh nghiệp xác định được cơ hội thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, Để doanh nghiệp có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho những chiến lược, phương pháp thích hợp tham gia vào thị trường

Phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm (STP):

Từ kết quả của nghiên cứu marketing, doanh nghiệp tìm ra được những phân khúc người tiêu dùng khác nhau, từ đó doanh nghiệp sẽ đánh giá từng phân khúc và lựa chọn ra phân khúc thích hợp nhất với định hướng và khả năng của doanh nghiệp Tiếp đến, doanh nghiệp cần định vị sản phẩm của mình trong lòng khách hàng bằng các lợi ích khác biệt và nổi trội của sản phẩm để tạo sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường và nó sẽ tạo lập nhận thức khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng

Marketing – mix (MM): Sau khi đã phân khúc thị trường và xác định được thị

trường mục tiêu, doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược Marketing – mix phù hợp với định hướng của doanh nghiệp và là cơ sở tung sản phẩm ra thị trường

Định hướng chiến lược (I): Sau khi đã có cơ sở thiết yếu, doanh nghiệp sẽ bắt

đầu tổ chức và tiến hành các chương trình marketing, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch, chiến lược hợp lý để sản phẩm tiếp cận tốt nhất đến người tiêu dùng

Kiểm tra, kiểm soát (C): Sau khi tiến hành chương trình marketing, doanh nghiệp

phải thu thập những thông tin phản hồi từ thị trường, từ đó đánh giá, đo lường kết quả xem có đạt được mục tiêu đặt ra trước đó hay không Nếu không được kết quả như mong đợi, họ cần phải biết nguyên nhân để từ đó thay đổi phương thức hành động điều chỉnh kịp thời, và nếu chiến lược marketing thành công, doanh nghiệp tiếp tục duy trì

và phát triển chiến lược đó hơn nữa

1.2 Khái quát về Digital Marketing

1.2.1 Khái niệm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của Internet đã tạo nên một sự đổi mới đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh và Marketing Nó không chỉ giới hạn

Trang 16

trong khuôn khổ của các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình và sự kiện thông thường, Internet đã mở ra một phạm vi mới cho các doanh nghiệp với phương thức truyền thông được biết đến là Digital Marketing

Digital Marketing (hay còn được gọi là Marketing kỹ thuật số, Marketing trực tuyến hoặc Marketing điện tử) là một khái niệm mới chỉ xuất hiện trong khoảng chục năm gần đây Sự phát triển này đã đưa ra những cơ hội mới và thách thức đối với doanh nghiệp để tận dụng tối đa sức mạnh của môi trường kỹ thuật số, nơi mà sự tương tác và tiếp cận với khách hàng trở nên tối ưu và toàn diện hơn bao giờ hết

Thời điểm hiện tại, Digital Marketing có rất nhiều định nghĩa khác nhau từ những học giả nổi tiếng về lĩnh vực Marketing cho đến các hiệp hội nghiên cứu sâu sắc lĩnh vực này, cụ thể là:

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (2010): “Digital Marketing là lĩnh vực tiến

hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và Internet”

Đối với Philip Kotler - “cha đẻ” của Marketing hiện đại nhận định rằng: “Digital

Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên phương

tiện điện tử và Internet” (Trích tài liệu Marketing 4.0, 2016)

Ngoài ra, Tạp chí Marketing online năm 2011 cũng đã đưa ra định nghĩa về khái

niệm này như sau: “Digital Marketing là hình thức áp dụng các công cụ của Công nghệ thông tin thay cho các công cụ thông thường để tiến hành các quá trình Marketing.”

Nhìn chung, Digital Marketing được phát triển từ nguyên lý Marketing cơ bản,

là cách Marketing sử dụng các phương tiện kỹ thuật số thông qua các kênh điện tử hiện đại như Internet, thiết bị di động, Email, phương tiện kết nối từ xa,

1.2.2 Các đặc điểm của Digital Marketing

1.2.2.1 Có khả năng đo lường

Nhờ sự phát triển của Internet và công nghệ tiên tiến, việc vận dụng các công cụ

đo lường hiệu suất hoạt động Digital Marketing của các doanh nghiệp một cách dễ dàng Ngoài ra, bằng cách này, chúng ta có khả năng theo dõi một cách chính xác từng chi tiết

về hoạt động trực tuyến của người tiêu dùng và biết chính xác số lượng click đến từ từng kênh, thời gian mà khách hàng dành trên trang web, điểm rơi ra khỏi trang web ở trang nào và nếu họ đã thực hiện mua hàng hay không Từ đó là cơ sở để chúng ta hiểu sâu hơn về tệp khách hàng của doanh nghiệp và có định hướng hợp lý cho các hoạt động trong tương lai

Quá trình đo lường này không chỉ giúp đánh giá hiệu suất của chiến lược tiếp thị

mà còn mang lại sự chính xác và tốc độ đáng kể so với hình thức Marketing truyền thống Điển hình là khả năng theo dõi chi tiết từng bước hành động của khách hàng trên

Trang 17

môi trường kỹ thuật số, điều mà Marketing truyền thống thường khó có thể đạt được, đây là một trong những ưu điểm quan trọng làm nổi bật sự hiệu quả của Digital Marketing và làm cho nó trở thành một công cụ quan trọng không thể thiếu đối với các chuyên gia Marketing

1.2.2.2 Nhắm đúng khách hàng mục tiêu

Digital Marketing cho phép doanh nghiệp chọn lọc đối tượng khách hàng phù hợp nhất với sản phẩm và dịch vụ của mình Doanh nghiệp có khả năng chủ động lựa chọn và xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu của mình, cụ thể khi sử dụng quảng cáo trên nền tảng Facebook, doanh nghiệp có thể dễ dàng đặt các tiêu chí nhất định để đưa thông điệp đến đúng nhóm đối tượng mong muốn Nhờ đó, Digital Marketing tạo ra sự linh hoạt và hiệu suất tối đa trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

1.2.2.3 Có thể tối ưu

Chiến dịch Digital Marketing cần được tối ưu hóa thông qua quy trình phân tích, kiểm tra và điều chỉnh liên tục để đảm bảo hiệu suất tối đa nhất Đây là một quá trình dài để chúng ta có thể “thử” và “nghiệm" các hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp và đạt được kết quả mong muốn Quá trình này giúp doanh nghiệp:

- Xác định list công việc phải làm: Phân biệt giữa những hoạt động nên và không nên thực hiện nhằm đảm bảo tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất đối với mục tiêu Marketing

- Lựa chọn kênh tương tác hiệu quả: Xác định kênh truyền thông nào mang lại nhiều tương tác và chuyển đổi nhất

- Tối ưu hóa từ khóa: Từ khoá là một trong những yếu tố thiết yếu trong chiến dịch Digital Marketing, nó quyết định số lượng tiếp cận tiềm năng của khách hàng mục tiêu đối với các hoạt động kỹ thuật số của doanh nghiệp Từ đó, việc đánh giá và xác định từ khóa nào đem lại nhiều tương tác nhất rất quan trọng, nó sẽ là

cơ sở để chúng ta có thể sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo có phí trong tương lai

Digital Marketing mang lại sự thuận tiện và linh hoạt trong việc thực hiện quy trình tối ưu hóa này Một số công cụ như Google Analytics, Clicky, Statcounter, HubSpot, Gosquared, Moz Analytics và Website Trends, có khả năng cung cấp thông tin chi tiết và thống kê số liệu để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác và đàm bảo chiến dịch Marketing luôn ổn định

1.2.2.4 Có khả năng lan truyền

Tính lan tỏa của Digital Marketing là hiện thực hóa thông qua nguyên tắc lan truyền thông tin, tương tự như cách virus lan truyền từ người này sang người khác với

Trang 18

tốc độ cấp số nhân Nguyên nhân bắt đầu hiện tượng này là từ giả thuyết một khách hàng hài lòng sẽ chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với người khác Viral Marketing là chiến lược khuyến khích người dùng lan truyền nội dung Marketing đến những người khác, tạo ra tiềm năng phát triển theo hàm mũ

Digital Marketing lan truyền có ưu điểm lớn hơn so với phương pháp truyền thống do dễ tiếp cận một lượng lớn người hơn thông qua nội dung thông minh và hấp dẫn trên Internet Hình thức lan truyền có thể bao gồm video clip, gamification, advergame (game quảng cáo), ebook, hình ảnh, tin nhắn văn bản, email, website, sự kiện hoặc cuộc thi trực tuyến, Tất cả những yếu tố này góp phần tạo nên một chiến lược lan truyền mạnh mẽ và đa dạng

1.2.3 Tầm quan trọng của chiến lược Digital Marketing

Digital Marketing đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay Đặc biệt, với sự phổ biến của Internet và công nghệ số, việc kinh doanh không chỉ là về việc cung cấp sản phẩm

và dịch vụ chất lượng mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về cách tiếp cận và tương tác với khách hàng qua các kênh trực tuyến từ doanh nghiệp

Một số những học giả nổi tiếng về lĩnh vực Marketing đã đưa ra những nhận định sâu sắc về tầm quan trọng của Digital Marketing trong kỷ nguyên 4.0, điển hình là:

- Theo Philip Kotler - chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới đã nhận định rằng:

“Digital Marketing không chỉ là một công cụ mà là một cách thức mới để tiếp

cận và tương tác với khách hàng” (Trích tài liệu Những nguyên lý tiếp thị, Philip

Kotler và Gary Armstrong, 1994)

- Đối với Gary Vaynerchuk - học giả nghiên cứu Marketing nổi tiếng thế giới, ông

đề cao tầm quan trọng đó trong thời đại hiện nay: “Chúng ta đang sống trong thời đại nơi mà sự chú ý của mọi người là tài sản quý giá nhất và Digital

Marketing là phương tiện để nắm giữ sự chú ý đó” (Trích tài liệu Jab, Jab, Jab,

Right Hook: How to Tell Your Story in a Noisy Social World, 2013)

- Bên cạnh đó, Neil Patel cũng đưa ra quan điểm của mình về Digital Marketing:

“Digital marketing không chỉ là về việc thu hút lưu lượng, mà là cả về việc chuyển đổi khách hàng và xây dựng mối quan hệ với họ”

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Digital Marketing mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, là “báu vật" thu hút và níu kéo người tiêu dùng đến với thương hiệu, đồng thời xây dựng mối quan hệ chặt chẽ lâu dài giữa họ Hơn nữa, dưới góc nhìn doanh nghiệp, với hàng loạt các lợi ích như tính lan truyền cao; khả năng đo lường hiệu suất hoạt động chi tiết và chính xác; khả năng tùy chỉnh và định hình đối tượng khách hàng

rõ ràng; khả năng điều chỉnh chiến lược Marketing ngay lập tức dựa trên phản hồi thị trường và dữ liệu hiệu suất thực tế; chi phí tối ưu hơn so với hình thức Marketing truyền

Trang 19

thống, Digital Marketing không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược toàn diện của doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp muốn duy trì sự cạnh tranh và tối ưu hóa tiềm năng thị trường, việc đầu tư và phát triển chiến lược Digital Marketing là điều vô cùng cần thiết

1.2.3 Các mô hình liên quan đến chiến lược Digital Marketing

Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều học giả Marketing nổi tiếng thế giới nghiên cứu và bàn luận về các mô hình liên quan đến chiến lược Digital Marketing, điển hình

như Dave Chaffey & Dan Bosomworth (Mô hình RACE), Elias St Elmo Lewis (Mô hình

AIDA), James Charles Anderson (Mô hình POEM) hay Avinash Kaushik (Mô hình See

- Think - Do - Care), Những mô hình này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn

về quy luật và quá trình tương tác của khách hàng mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan

cho việc xây dựng chiến lược Digital Marketing một cách hiệu quả

Sau khi tổng hợp và chắt lọc thông tin, tác giả chọn 2 mô hình phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là mô hình AISAS và mô hình RACE

1.2.3.1 Mô hình AISAS

Trước kia, người làm Marketing thường áp dụng mô hình AIDA do học giả Elias

St Elmo Lewis nghiên cứu và công bố vào cuối thế kỷ XIX để thu hút khách hàng Hiện nay, khi công nghệ phát triển cùng với thói quen, hành vi và xu hướng tiêu dùng thay đổi khiến mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm/ dịch vụ ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi người tiêu dùng muốn tìm hiểu thông tin, review về sản phẩm/ dịch vụ trên các nền tảng kỹ thuật số trước khi đưa ra quyết định mua hàng Do đó, mô hình AISAS ra đời,

là sự kết tinh và bổ sung từ mô hình AIDA truyền thống

Hình 1.1: Mô hình AISAS

Trang 20

(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)

Thời điểm hiện tại, mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phân tích, giải thích về hành vi của khách hàng Sau khi thu hút sự quan tâm của người dùng trực tuyến, họ sẽ tạo ra những ảnh hưởng để tác động đến quyết định của người dùng,

để từ đó làm họ tin tưởng, mua hàng, sử dụng, phản hồi, chia sẻ và lan truyền thông tin tích cực đến người khác theo hình thức truyền miệng (WOM)

Mô hình AISAS gồm 5 thành phần theo trình tự hoạt động của doanh nghiệp để tác động đến người dùng trực tuyến:

- Gây chú ý (Attention): Đây là quá trình khiến người dùng biết về sản phẩm/ dịch

vụ của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động quảng bá về sản phẩm/ dịch vụ để tăng mức độ nhận thức của người dùng về sự hiện diện của nó Đặc biệt, sản phẩm/ dịch vụ nào càng độc đáo và ấn tượng sẽ càng chiếm ưu thế thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng

- Tạo sự ấn tượng (Interest): Giai đoạn này doanh nghiệp cần đề xuất những trải nghiệm mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình, đồng thời làm nổi bật sự khác biệt đối với những sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường để tạo sự ấn tượng nhất định trong tâm trí khách hàng

- Tra cứu và tìm kiếm thông tin (Search): Sau khi quan tâm về một sản phẩm/ dịch

vụ, người dùng bắt đầu quá trình tìm kiếm và tra cứu thông tin Tại bước này, doanh nghiệp cần phải xây dựng và tối ưu nguồn thông tin đầy đủ của sản phẩm/ dịch vụ của mình ở nơi mà người dùng có thể tìm thấy dễ nhất để họ tiếp cận nhanh hơn

- Ra quyết định hành động (Action): Đây là bước quan trọng khi khách hàng quyết định thực hiện những hành động như mua hàng, nhận tư vấn, cung cấp thông tin, Hoặc có thể là họ chấm dứt quá trình bằng cách thoát ra ngoài nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu và mong đợi từ họ

Do đó, tại giai đoạn này, doanh nghiệp cần đưa ra những lời kêu gọi hành động, nhắc nhở những chương trình khuyến mãi để tăng tỷ lệ chuyển đổi của mình

- Chia sẻ (Share): Đây là giai đoạn mà mọi doanh nghiệp luôn hướng tới bởi vì nếu sản phẩm/ dịch vụ của họ đáp ứng tốt cho khách hàng thì doanh nghiệp sẽ

có một lượng khách hàng mới mà không cần phải tốn công sức vì khách hàng sẽ thay họ lan truyền, chia sẻ cho những người xung quanh Bước này sẽ có 2 luồng thông tin, những thông tin mà khách hàng chia sẻ bao gồm cả tích cực và tiêu cực, tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

1.2.3.2 Mô hình RACE

Mô hình RACE được nghiên cứu và công bố bởi các học giả Marketing nổi tiếng thế giới là Dave Chaffey & Dan Bosomworth và được xuất bản vào năm 2012 Khá

Trang 21

giống với mô hình AISAS, mô hình này cũng tập trung vào các giai đoạn doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình trên nền tảng trực tuyến, tập trung vào 4 giai đoạn:

- Tiếp cận (Reach): Đây là giai đoạn tập trung vào mức độ hiển thị trực tuyến của doanh nghiệp trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số, từ đó người dùng bị thu hút truy cập vào trang web của doanh nghiệp, nhờ đó tạo nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng

- Hành động (Act): Giai đoạn này doanh nghiệp khuyến khích khách hàng tương tác và chia sẻ nội dung trên website và các nền tảng trực tuyến khác, từ đó khiến

họ dễ trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai

- Chuyển đổi (Convert): Doanh nghiệp cần quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng khi vào website của mình và đưa ra các hành động call-to-action, các chương trình khuyến mãi, để gia tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng

- Gắn kết (Engage): Là giai đoạn cuối cùng doanh nghiệp khuyến khích khách hàng mua lại và trở thành những người ủng hộ và chia sẻ thông tin cho những người xung quanh

Trang 22

và đồng thời xây dựng sự uy tín của thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số Việc sử dụng website trong chiến lược Marketing trên các công cụ tìm kiếm như Google và mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Youtube không chỉ mang lại hiệu suất bán hàng tốt mà còn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp

Một trong những điểm mạnh của website là khả năng củng cố quan hệ khách hàng khi việc giao tiếp thuận tiện qua mạng giúp tăng cường mối liên kết giữa trung gian và khách hàng một cách dễ dàng hơn Đồng thời, khả năng cá nhân hóa sản phẩm

và dịch vụ qua website cũng đóng góp vào việc thắt chặt quan hệ và tăng lòng trung thành của khách hàng

Ngoài ra, website không chỉ là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm và hoạt động của thương hiệu mà còn là nguồn tin cậy, xác thực khi khách hàng tìm kiếm thông tin Website của doanh nghiệp được xem là đại sứ thương hiệu truyền đạt thông điệp và câu chuyện của mình đến khách hàng một cách hiệu quả Hơn thế, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã triển khai hình thức mua bán trên chính website của mình, đây là một trong những cách thức kinh doanh hiệu quả khi khách hàng có thể mua sản phẩm chính hãng

và tìm hiểu thông tin sản phẩm chi tiết và chính xác nhất

Nhìn chung, một website chất lượng đòi hỏi tính đồng nhất trong các yếu tố như màu sắc, font chữ, hình khối, hiệu ứng, đồng bộ với logo của doanh nghiệp và thể hiện tốt tinh thần của họ Đồng thời, nó nên chứa đựng những yếu tố nổi bật, thu hút và khích

lệ khách hàng thực hiện các hành vi mong muốn

Bên cạnh đó, để tối ưu hóa hiệu suất hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google (SEO), website cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, bao gồm việc xây dựng website thân thiện với thuật toán thu thập dữ liệu của Google; phát triển mạng lưới internal link theo các mô hình phù hợp; tạo nội dung hữu ích và tránh thực hiện các hành vi thao túng công cụ tìm kiếm của Google

1.3.2 Mạng xã hội (Social Media)

Thời đại công nghệ phát triển đã khiến Social Media trở thành một không gian tập trung lượng lớn người dùng, điển hình như các nền tảng Facebook, Instagram, Youtube, Đã không còn xa lạ với người sử dụng Đối với người làm Marketing, việc phát triển các kênh Social Media là điều vô cùng cần thiết Khi triển khai trên nền tảng mạng xã hội, việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách toàn diện nhất

Với Facebook, việc chia sẻ nội dung mang tính cung cấp thông tin và định hướng

là quan trọng Đối với Instagram, sự tập trung vào hình ảnh và video tạo ra sứ ấn tượng

và kích thích tương tác từ người dùng Nội dung trên Zalo có thể phù hợp với đối tượng khách hàng lớn tuổi hơn, trong khi đó LinkedIn là nơi chia sẻ thông tin chuyên nghiệp

về doanh nghiệp trong môi trường chuyên nghiệp

Trang 23

Từ đó, quyết định lựa chọn nền tảng nào sẽ phản ánh đúng bản chất và giá trị của thương hiệu, đồng thời đảm bảo rằng nội dung được tương thích với đặc trưng và sở thích của đối tượng mục tiêu Việc này đồng thời giúp thương hiệu tận dụng tối đa tiềm năng của mỗi nền tảng xã hội để tạo ra một chiến lược truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả

1.3.3 Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến là chiến lược Marketing sản phẩm khi sử dụng sức mạnh của Internet Ngày nay, nó không còn đơn giản như việc đặt một banner trên một trang web mà đã phát triển thành hàng loạt các phương pháp quảng cáo kỹ thuật số, cụ thể:

- Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm: Các quảng cáo này đưa trang web của doanh nghiệp lên đầu trang trên các công cụ tìm kiếm như Google, giúp sản phẩm hoặc thương hiệu nổi bật trước khách hàng

- Quảng cáo hiển thị: Đây là các loại quảng cáo banner có thể nhấp mà người dùng thường thấy trên các trang web trên Internet, nó giúp tăng cường sự nhận thức

về thương hiệu

- Quảng cáo trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Instagram và TikTok cung cấp nhiều cách để doanh nghiệp có thể thực hiện việc quảng bá thương hiệu đến số lượng lớn người dùng Social Media Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược

"pay-to-play", nơi bài đăng sẽ tự động xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của khách hàng tiềm năng, hoặc thuê người có ảnh hưởng để đăng về sản phẩm của doanh nghiệp

- Quảng cáo nguồn cấp dữ liệu trên các thiết bị điện tử: Loại quảng cáo này xuất hiện thường xuyên như nội dung được đề xuất trên điện thoại di động và màn hình máy tính, tạo cảm giác tự nhiên với người xem

- Quảng cáo được xác định lại mục tiêu: Đây là quảng cáo dành cho những người

đã thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hoặc yêu thích thương hiệu Hệ thống quảng cáo sẽ "nhớ" thông tin về sở thích và quan tâm của người dùng từ các hoạt động tìm kiếm trước đó, từ đó tạo ra một trải nghiệm quảng cáo cá nhân hoá và thúc đẩy người dùng thực hiện hành động mua sắm Những quảng cáo này được tối ưu hóa để hiển thị đến đúng nhóm người

mà doanh nghiệp muốn tiếp cận

1.3.4 Ứng dụng trên điện thoại di động (Mobile Application)

Theo thông tin từ Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, Việt Nam hiện nay có 43,7 triệu người sử dụng smartphone - chiếm tỷ lệ 44,9% trên tổng dân số 97,4 triệu người Điều này đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp quyết định đầu tư vào một ứng dụng di động riêng biệt, họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với hơn 40 triệu người dùng chỉ trong lãnh thổ Việt Nam

Trang 24

Trong bối cảnh này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm thế nào để liên tục thu hút sự chú ý của khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để tạo ra môi trường thoải mái và hữu ích Mục tiêu cuối cùng là phát triển mối quan hệ và biến khách hàng thành người ủng hộ trung thành của doanh nghiệp thông qua ứng dụng trên thiết bị di động Chỉ trong một ứng dụng, doanh nghiệp sẽ tổng hợp tất cả các thông tin về sản phẩm, chương trình ưu đãi khách hàng, các sự kiện mới nhất bằng cách “cá nhân hoá"

để kích thích người dùng mua sản phẩm

Việc có mặt trên thiết bị di động của khách hàng không chỉ mang lại sự thuận tiện cho họ mà còn tạo ra một kênh trực tiếp để doanh nghiệp tương tác và giữ liên lạc với đối tượng mục tiêu Sự tích hợp thông tin, dịch vụ và tương tác trong ứng dụng di động giúp doanh nghiệp duy trì sự hiện diện trong tâm trí của khách hàng, đặc biệt là khi họ đang tìm kiếm giải pháp hoặc sản phẩm tương tự

1.3.5 Email Marketing

Email trực tuyến là một phương tiện truyền thông hiệu quả và tiện lợi để tiếp cận

và tương tác với khách hàng, đặc biệt là đối tượng không sử dụng hoặc ít sử dụng mạng

xã hội Một trong những ưu điểm lớn của email marketing là khả năng tùy chỉnh và cá nhân hóa cao, giúp doanh nghiệp gửi thông điệp đến đúng đối tượng và tạo ra sự tương tác cá nhân hóa Việc này có thể góp phần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng

Email Marketing không chỉ là phương tiện để truyền tải thông điệp vào các dịp đặc biệt, mà còn là kênh để chia sẻ thông tin chi tiết, giới thiệu sản phẩm, cung cấp ưu đãi khuyến mãi Ngoài ra, khả năng đo lường và theo dõi hiệu suất của chiến dịch Email Marketing cũng là một điểm mạnh, giúp doanh nghiệp đánh giá và điều chỉnh chiến lược Marketing của mình một cách linh hoạt và hiệu quả

1.3.6 Thương mại điện tử (E-commerce)

Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử, biến đổi cách mà người tiêu dùng mua sắm và doanh nghiệp tiếp cận thị trường, từ đó Internet đã mở ra một thế giới mới, nơi mà giao dịch không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian Cùng với đó, sự phổ biến của điện thoại thông minh và việc mua sắm trực tuyến trở nên

dễ dàng hơn bao giờ hết đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành thương mại điện tử toàn cầu Thương mại điện tử không chỉ là một công cụ kinh doanh mà là một

cách tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và tăng cường trải nghiệm người dùng

Bên cạnh đó, thị trường thương mại điện tử đang ngày càng rộng mở với nhiều

mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin Đặc biệt sau khi trải qua đại dịch COVID-19 (2020), nhiều doanh nghiệp chuyển mình từ bán hàng truyền thống sang đầu tư phát triển mạnh mẽ kênh thương mại điện tử để thích nghi với xu hướng

Trang 25

mua sắm online của người tiêu dùng, tối ưu doanh số và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả

1.3.7 Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là hình thức Marketing khi doanh nghiệp thưởng cho các đối tác với một khoản hoa hồng hoặc một loại thù lao khác khi người mua hàng thực hiện một hành động nhất định, cụ thể như mua sản phẩm hoặc đăng ký dịch vụ thông qua liên kết của họ Mô hình này đặt trách nhiệm chính về việc tạo doanh số bán hàng hoặc chuyển đổi lên các đối tác liên kết thay vì doanh nghiệp

Mô hình tiếp thị liên kết mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia Đối với doanh nghiệp, họ sẽ tiết kiệm chi phí Marketing trực tiếp, chỉ trả hoa hồng khi có chuyển đổi, mở rộng quy mô bán hàng và tiếp cận đối tượng mới thông qua các đối tác liên kết Còn về đối tác liên kết, họ có cơ hội kiếm thu nhập từ việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà họ quảng bá, không cần phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch

vụ nào khác

Mô hình tiếp thị liên kết này ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử và Marketing khi đóng vai trò là một chiến lược hiệu quả để tăng cường doanh số bán hàng và mở rộng quy mô kinh doanh

1.3.8 KOLs, Influencers Marketing

Influencer Marketing là chiến lược Marketing khi doanh nghiệp sử dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng hoặc những cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đối với một cộng đồng cụ thể để quảng bá cho thương hiệu của mình Thay vì thực hiện các chiến dịch Marketing trực tiếp, doanh nghiệp tận dụng sức ảnh hưởng của nhóm người này để mở rộng sự nhận thức về thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

Vào năm 2015, theo nghiên cứu từ EMarketer - Tổ chức nghiên cứu về Marketing hàng đầu ở Hoa Kỳ cho thấy đã có đến 80% thương hiệu trên toàn thế giới

sử dụng chiến dịch Influencer Marketing trên các nền tảng kỹ thuật số của họ Từ đó chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của chiến lược này trong việc kết nối với khách hàng thông qua những người có ảnh hưởng

Influencer Marketing không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả mà còn tạo ra sự tương tác và tin cậy từ phía người tiêu dùng Những người nổi tiếng hoặc có ảnh hưởng thường xuyên chia sẻ thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách tự nhiên, làm cho thông điệp trở nên chân thực và đáng tin cậy hơn so với các chiến lược Marketing truyền thống

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Digital Marketing

Trước sự phát triển của công nghệ trong Thời đại 4.0 và xu hướng sử dụng Digital Marketing vào chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp, nhiều công trình nghiên

Trang 26

cứu của các học giả nổi tiếng về Marketing như Philip Kotler, Neil Patel, Avi Dan, Seth

Godin, Gary Vaynerchuk, Đã đề cao một số yếu tố chính ảnh hưởng đến chiến lược Digital Marketing

1.5.1 Khách hàng và người dùng trực tuyến

Đối với Marketing, khách hàng là trung tâm cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm và đáp ứng mọi mong đợi từ khách hàng Vì thế, khách hàng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược Digital Marketing Việc nghiên cứu và hiểu rõ hành vi trực tuyến của họ giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược hiệu quả và tương tác tích cực

Để hiểu rõ được khách hàng của mình, đặc biệt trên nền tảng kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể phân khúc và lựa chọn đối tượng người dùng cụ thể của mình để hướng hoạt động đến họ hiệu quả Do đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư nghiên cứu chân dung khách hàng bao gồm đặc điểm, nhu cầu, hành vi của khách hàng trên nền tảng trực tuyến, đồng thời sử dụng dữ liệu để nắm bắt hành vi, thói quen và sở thích của họ để định hình chiến lược tiếp cận hiệu quả

Ngoài ra, người làm Marketing phải hiểu rõ vòng đời khách hàng trực tuyến của doanh nghiệp, từ giai đoạn nhận biết đến hành vi ra quyết định mua và chăm sóc hậu mãi

Từ đó là cơ sở để tạo chiến lược tương tác tại mỗi giai đoạn để duy trì và phát triển mối quan hệ chặt chẽ lâu dài giữa hai bên Việc theo dõi hành vi, tương tác đa kênh, tạo trải nghiệm liên tục qua các kênh hay sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng là điều vô cùng cần thiết của doanh nghiệp

1.5.2 Cạnh tranh trực tuyến

Cùng với sự phát triển của công nghệ và Internet, với mong muốn quảng bá thương hiệu và tối ưu hoá doanh số của mình, các doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ trên các phương tiện kỹ thuật số Đây vừa là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp đến sau, cơ hội khi tận dụng Internet để lan tỏa thông điệp và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhưng khá e ngại khi có quá nhiều cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác

Đối với mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần phải đưa ra những hành động hiệu quả bắt nguồn từ việc phân tích chiến lược của các đối thủ cạnh tranh khác, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, điểm độc đáo của họ để xây dựng chiến lược tối ưu cho riêng mình Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ đo lường để đánh giá hiệu suất so với đối thủ, tối ưu hoá chiến lược dựa trên dữ liệu và phản hồi từ thị trường, đồng thời tìm kiếm những niche thị trường chưa được khai phá để tận dụng và phát triển

1.5.3 Điều luật của nền tảng

Khi hoạt động trên các nền tảng kỹ thuật số đòi hỏi người làm Marketing phải nắm rõ và có hiểu biết cụ thể về từng điều lệ, thuật toán của các nền tảng để thực hiện hành động tốt nhất, tránh các rủi ro như vi phạm luật nền tảng dẫn đến tình trạng hạn chế tương tác của tài khoản, thậm chí khoá tài khoản vĩnh viễn

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:08

w