trong lớp học cũng như ý nghĩa môn học, nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành khảo sát“Thực trạng mức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên khoa Giáo dụctrường đại học K
Trang 1Thành phần tham gia thực hiện đề tài
TT Họ và tên Chịu trách nhiệm Điện thoại Email
1 Phạm Khải Hoàn Chủ nhiệm
2 Nguyễn Hương Giang Tham gia
3 Lâm Hà Thục Đoan Tham gia
4 Bùi Thiên Xuân Hương Tham gia
5 Nguyễn Trần Ngọc Ngọc Tham gia
6 Phạm Thị Mộng Tuyền Tham gia
7 Lê Nguyễn Bảo Trân Tham gia
Ngày nhận hồ sơ
Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV00
Hồ sơ gồm T
1 Thuyết minh đề tài º º
2 Văn bản khác º º
Trang 2
MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Mẫu nghiên cứu
Bảng 2.1 Bảng hỏi sự tham gia lớp học của sinh viên
Bảng 2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo mức độ tham gia trong lớp học
Bảng 3.1 Mức độ tham gia trong môn Kinh tế chính trị của sinh viên khoa Giáo dục Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
Sơ đồ 3.2 Phân bố mức độ tham gia ở sinh viên khoa Giáo dục
Bảng 3.3 So sánh mức độ tham gia môn Kinh tế chính trị giữa các biến nhân khẩu trên sinh viên khoa Giáo dục Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
Sơ đồ 3.4 Sự khác biệt ở Mức độ tham gia nhận thức giữa sinh viên ở 3 ngành học.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trang 5Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơn chânthành nhất tới:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-TPHCM, khoa Giáo dục cùng các giảng viên
đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đềtài nghiên cứu khoa học
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hồ Võ Quế Chi cùng TS Nguyễn Văn Tường làngười hướng dẫn và cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên nhómchúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả rất mong nhậnđược sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, cáccán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp
Nhóm nghiên cứu chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP HCM, ngày 12 tháng 4 năm 2024
TM TẬP THỂ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phạm Khải Hoàn
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan xin cam đoan đề tài này là do nhóm chúng tôi nghiên cứu và dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Tường cùng TS Hồ Võ Quế Chi Những vấn đề, số liệu thông tin có trong bài nghiên cứu đảm bảo có sự chính xác và trung thực nhất Các tài liệu được sử dụng đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
TP HCM, ngày 12 tháng 4 năm 2024
TM TẬP THỂ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phạm Khải Hoàn
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Ý tưởng nghiên cứu
Hiện nay, hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu Học sinh, sinh viên cần phải tíchcực học tập, trau dồi phẩm chất và năng lực để có thể trở thành một công dân toàn cầu Trongquá trình học tập, cả người dạy và học đều là chủ thể chính trong quá trình tương tác lẫn nhau
Và quá trình trình có hiệu quả khi cả hai đều tham gia tích cực Theo Rocca (2010), sự thamgia của học sinh trong lớp học bao gồm việc đặt câu hỏi, giơ tay và phát biểu Đặc biệt, trong
xu hướng giáo dục lấy người học làm trung tâm hiện nay, vai trò hay sự tham gia của học sinhcàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
Về mối liên hệ giữa sự tham gia lớp học của sinh viên trong lớp học đến những kết quảtích cực khác là điều không thể phủ nhận Sự tham gia lớp học của học sinh mang đến nhiềulợi ích trong lớp học, trong đó, sự tham gia là một cách để học sinh tích cực vào quá trình lớphọc, hỗ trợ năng cao việc giảng dạy của giáo viên và mang lại sức sống cho lớp học (Cohen,
Trang 81991, trang 699) Học sinh có động lực hơn (Junn, 1994), học tốt hơn (Daggett, 1997; Garard,Hunt, Lippert, & Paynton, 1998; Weaver & Qi, 2005), trở thành những nhà tư tưởng phản biệntốt hơn (Crone, 1997; Garside, 1996), và tự cho biết mình có những tiến bộ về tính cách (Kuh
& Umbach, 2004) khi họ chuẩn bị cho lớp học và tham gia thảo luận (dẫn theo Những họcsinh tham gia cũng thể hiện sự tiến bộ về kỹ năng giao tiếp, tương tác nhóm và hoạt động xãhội dân chủ Nhìn chung, sự tham gia lớp hoc của học sinh càng tích cực sẽ càng mang lạinhiều kết quả tích cực đối với kết quả xã hội và các kỹ năng xã hội khác
Theo Trương Thị Khánh Hà, hoạt động học tập cơ bản và quan trọng ở sinh viên làsáng tạo Việc học ở sinh viên có những tính chất và sắc thái mới, khác so với việc học ở phổthông Học tập tại các trường đại học mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp và sâu sắc hơn.Những năm đầu, nhận thức của thanh niên vần còn mang tính khuôn mẫu và cứng nhắc Lý dođược giải thích là vẫn quen với phương thức học tập dập khuôn ở thời phổ thông Đến cuốigiai đoạn này, nhận thức của họ mới trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn Theo triết lý giáo dụctoàn diện - khai phóng và đa văn hóa của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên cần có tư duy độc lập, sáng tạo, tổng hợp vàphản biện, vừa có kỹ năng chuyên môn vừa trang bị đầy đủ các kỹ năng giao tiếp, suy luận vàtrình bày Để đạt được kết quả này, sinh viên cần phải tích cực và trau dồi bản thân trong suốtquá trình học tập
Tuy nhiên, theo Lê Hải Mỹ Ngân (2021), có nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng HStrong khu vực châu A ở một số quốc gia như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc có xu hướng imlặng, tức là tham gia thụ động trên lớp học Tại Việt Nam, Lê Hải Mỹ Ngân (2021) đã khảo sáttrên các học sinh trung học cơ sở, kết quả cho thấy rằng, HS tham gia lớp học trong im lặngvẫn chiếm tỉ lệ cao là 38,05%, cho thấy HS Việt Nam vẫn đang có đặc trưng là tham gia lớphọc trong im lặng
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sự tham gia lớp học của học sinh tuynhiên phần lớn đều được khảo sát trên các học sinh THCS và THPT, hoặc các hình thức họctập trực tuyến, chưa có nhiều nghiên cứu trên sinh viên đại học tại lớp học
Với đặc trưng của thể kỷ XXI là thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu hóa kinh tế, mạnghóa thông tin đã đặt ra những thách thức to lớn đối với nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạihọc Trước bối cảnh đó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ nhà trường, trong đó sinh viên và giảngviên đóng vai trò là lực lượng quan trọng Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tích cựctrong hoạt động học tập của sinh viên Trong đó, sự tham gia lớp học là một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến động lực và mức độ tích cực của sinh viên Đây cũng là một trong các yếu tốnền tảng có tác động đến khả năng thành công trong học tập của sinh viên Bên cạnh đó, kinh
tế chính trị là một trong năm môn học lý luận chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và rèn luyện tư tưởng cho sinh viên Hiểu rõ được tầm quan trọng của mức độ tham gia
Trang 9trong lớp học cũng như ý nghĩa môn học, nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành khảo sát
“Thực trạng mức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên khoa Giáo dụctrường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM” để từ đó nắm được tình hình và
đề ra được một số giải pháp giúp cải thiện và nâng cao sự tham gia của sinh viên
2 Câu hỏi nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đặt ra những câu hỏi như sau:
(1) Sự tham gia lớp học ở môn Kinh tế chính trị của sinh viên Khoa Giáo Dục, Trường đạihọc KHXH&NV có mức độ như thế nào?
(2) Có hay không sự khác biệt về mức độ tham gia lớp học ở môn KInh tế chính trị giữa cácngành trong khoa Giáo dục?
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu này là tìm hiểu về thực trạng sự tham gia lớp học trong môn học Kinh
tế chính trị của sinh viên, từ đó có thể đề xuất các biện pháp nâng cao sự tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên Khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
4 Giả thuyết nghiên cứu
Ngoài đưa ra những câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi cũng lần lượt đưa ra câu hỏi trả lời giả định lần lượt cho những câu hỏi trên:
- Giả thuyết 1: Sự tham gia lớp học ở môn Kinh tế chính trị của sinh viên Khoa Giáo Dục trường đại học KHXH&NV đạt ở mức thấp
- Giả thuyết 2: Không có sự khác biệt về mức độ tham gia lớp học ở môn Kinh tế chính trị giữa các ngành trong khoa Giáo dục, trường đại học KHXH&NV?
5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng mức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên khoa Giáo dục trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM
5.2 Khách thể nghiên cứu
Trang 10195 sinh viên khoa Giáo dục đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, ĐHQG TP.HCM, trong đó có 46 nam chiếm 23,6%, 149 nữ chiếm 76,4% ; sinhviên năm nhất 94 (48,2%), sinh viên năm hai trở lên 101 (51,8%) là sinh viên Sinh viên ở 3ngành học: 64 sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục (32,8%), 73 sinh viên Giáo dục học( 37,4%), 58 sinh viên Quản lý giáo dục ( 29,8%)
Bảng 1 Mẫu nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích dữ liệu bằng thống kê toán học
7 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM
8 Khung lý luận
- Biến độc lập: Mức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị
- Biến phạm trù: sinh viên Khoa Giáo dục Truờng ĐH KHXH&NV
- Phép thống kê sử dụng:
+ Thống kê mô tả: độ lệch chuẩn
+ Thống kê suy luận: T-test, Anova
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA LỚP HỌC
1 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1 1Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Hồng và cộng sự (2018) cho rằng, hiện nay, trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam, tiếng Anh một ngôn ngữ vô cùng quan trọng, Bộ môn ngôn ngữ này được giảng dạy như một môn bắt buộc ở các cấp học khác nhau, theo sau đó cũng là những thách thức Vì vậy, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân, qua đó đưa ra những giải pháp nâng cao sự tham gia của sinh viên trong lớp học tiếng Anh Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hành động 7 bước của Mc Bride & Schotak (1989), được tiến hành trên 204 sinh viên đang theo học chính quy năm nhất và 6 giảng viên đang giảng dạy tiếng Anh tại bộ môn Ngoại ngữ của trường Đại học Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến sinh viên không hào hứng khi tham gia lớp học đến từ nhiều yếu tố như là phương pháp dạy học chưa phù hợp, sinh viên trong một lớp có nhiều trình
độ ngoại ngữ khác nhau Từ đó khuyến nghị nhà trường cần có sự phân loại cũng như đưa ra các biệnpháp tăng hứng thú tham gia học tập của sinh viên Nghiên cứu đưa ra được nguyên nhân và những khuyến nghị Nhà trường có thể xem xét và áp dụng để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lớp học tiếng Anh cũng như huy động nhiều hơn sự tham gia của sinh viên
Theo Hà Đức Sơn và Nông Thị Như Mai (2019), hiện nay NCKH đang là hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư phát triển Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia NCKH của sinh viên Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 749 khách thể là sinh viên đã vàng đang theo học tại trường Đại học Tài chính – Marketing Qua quá trình xử lý dữ liệu, và tiến hành phân tích, tác giả đưa ra kết luận yếu tố chương trình đào tạo và năm học không ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH, tuy nhiên có
sự khác biệt giữa các khoa về sự tham gia NCKH của sinh viên Trong 4 yếu tố ảnh hưởng: môi trường nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là động cơ, thứ ba là năng lực của sinh viên, sự quan tâm khuyến khích của nhà trường ít tác động hơn Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị phù hợp
Trang 12với từng yếu tố, nhằm nâng cao sự tham gia NCKH của sinh viên trường Đại học Tài chính –
Marketing
Đặng Xuân Hải (2016) đưa ra quan điểm rằng, sự tham gia của học sinh vào bài học rất đa dạng Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng huy động được sự tham gia tích cực và có hiệu quả ởhọc sinh Muốn học sinh có hứng thú tham gia phải tạo được niềm vui khi tiếp nhận thông tin, muốn
có niềm vui phải thấy được tính hữu dụng của nội dung học và được cổ vũ tham gia vào bài học Việchuy động sự tham gia của học sinh vào bài học cần có kỹ thuật và nghệ thuật để cuốn hút được đa số học sinh tham gia tích cực Bằng việc khảo sát 100 học sinh ở các lớp 7-8 của Trường Phổ thông liên cấp Olympia, Trung Văn, Hà Nội từ ngày 1-6/12/2015, tác giả đã trình bày được thực trạng sự tham gia của học sinh trong lớp học, từ đó nêu ra các yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật trong huy động sự thamgia của học sinh vào bài học để giáo viên có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạyhọc và tổ chức hoạt động học có hiệu quả trên lớp trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở khách thể bậc phổ thông
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Wonder (2021), ông cho rằng việc tìm hiểu về sự tham gia lớp học qua góc nhìn của sinhviên và nhận thức được điều này có thể giúp giải quyết những khó khăn và nâng cao hiệu quả trongquá trình học tập Nghiên cứu được tác giả thực hiện tại 1 trường đại học công lập tại Metro Manila,Philippines, sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 139 khách thể và phỏng vấn với 10khách thể Nhà nghiên cứu đưa ra 3 kết luận, thứ nhất việc sinh viên "đọc thuộc lòng" và trả lời câuhỏi của giáo viên khiến giảm tương tác giữa các người học, thứ hai đưa ra được việc sinh viên cảmthấy khoảng cách với giảng viên và nỗi sợ thất bại gây hạn chế sự tham gia lớp học, thứ ba thông quakết quả nhà nghiên cứu bày tỏ mong muốn sự tham gia lớp học sẽ được chú ý hơn Nghiên cứu đãnêu được cảm nhận, góc nhìn và khó khăn của sinh viên ở việc tham gia tại lớp học và đưa ra một sốyếu tố cần chú ý giúp tăng cường tương tác trong lớp học, đồng thời là tầm quan trọng trong việctham gia lớp học thông qua ngôn ngữ Có 2 điểm hạn chế được tác giả đưa ra thứ nhất khách thểnghiên cứu là những người đã có động lực và có trình độ cao nhất định trong ngôn ngữ, ở trongnghiên cứu này ngôn ngữ mà tác giả đề cập là tiếng anh, thứ hai nghiên cứu này chỉ khảo sát sự thamgia lớp học dưới góc độ là người học, chưa đề cập đến góc nhìn của người dạy
Theo Boulton và cộng sự (2019), Sự tham gia trong học tập được tin là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong học tập Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của của các yếu đến Sự tham gia của sinh viên trong môi trường giáo dục Tuy nhiên, hạn chế của những nghiên cứu đi trước là chưa đo lường được các khía cạnh chủ quan của đời sống sinh viên, nổi bật với well-being Để lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu đi trước, tác giả tiến hành nghiên cứu này với phương pháp khảo sát bảng hỏi chú trọng vào kết quả tự báo cáo của sinh viên để thu thập thông tin về trải nghiệm chủ quan của họ Điều này giúp hiểu rõ hơn về những yếu tố tư duy, cảm xúc và quan điểm của sinh
Trang 13viên đối với việc học tập và well-being Với khách thể là 175 sinh viên năm nhất, năm hai của một trường đại học tại Anh, thực hiện trong vòng 4 tháng Nghiên cứu cho thấy có một mối tương tác tích cực giữa sự tham gia và well-being của sinh viên, khi sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập, họ có xu hướng cảm thấy hạnh phúc hơn Tuy nhiên, một kết luận đáng ngạc nhiên khác là sự tham gia cao không nhất thiết dẫn đến kết quả học tập tốt Có thể có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả học tập, và mối quan hệ giữa sự tham gia và kết quả học tập có thể phức tạp hơn như nghiên cứu đã chỉ ra Bằng việc tập trung vào việc thu thập thông tin từ sinh viên về trải nghiệm chủ quan của họ, nghiên cứu này đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về cảm xúc, quan điểm và yếu tố tư duy của sinh viên đối với việc học tập và sự khỏe mạnh Điều này có thể hỗ trợ trong việc thiết kế chươngtrình học tập và hoạt động hỗ trợ sinh viên tốt hơn.
Bài nghiên cứu của Yusof Abdullah (2012) cố gắng khám phá văn hóa tham gia của học sinh trong lớp học Bài thảo luận về mức độ tham gia và các hình thức tham gia của các sinh viên đại học
từ đó xem xét thực trạng và giúp hiểu biết về hành vi của học sinh trong lớp học Từ đó, giúp giảng viên nhận diện được các học sinh thụ động và có các biện pháp khuyến khích các em tích cực tham gia váo lớp học Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên các sinh viên đại học và sau đại học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Malaysia Trong đó, tác giả chia thành 3 lớp, 1 lớp sinh viên năm 2 (n=39), 1 lớp sinh viên năm 3 (n=31) và một lớp sau đại học (n=29) Phương pháp quan sát được sử dụng trong suốt các buổi học trong 5 tuần Kết quả cho thấy rằng, cả ba lớp học được nhiên cứu đều thể hiện học sinh không tích cực tham gia, một trong hai hình thức dựa trên Liu (2001)
là thụ động Các biểu hiện như thích lắng nghe và ghi chép khi ở lớp Chỉ có một số học sinh tham gia tích cực như đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến thảo luận về các chủ đề của bài giảng Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa mang tính đại diện, chỉ khảo sát trên mẫu nhỏ
1.1.3 Nhận xét tổng quan
Với những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trên đã thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Thực trạng sự tham gia trong lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên Khoa Giáo dụcTruờng ĐH KHXH&NV” Với mục tiêu lấp đầy phần nào vào khoảng trống của các nghiên cứutrước và tìm hiểu thực trạng của sự tham gia lớp học của sinh viên Từ đó, có thể đề xuất những biệnpháp nâng cao sự tham gia lớp học của sinh viên đối với các giảng viên
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm đo lường
Theo Nguyễn Hữu Cường (2021), sự tham gia của sinh viên trong học tập thể hiện mức độ tham gia tích cực của sinh viên trong các hoạt động học tập nói riêng và hoạt động ở nhà trường nói chung Đó là một cấu trúc chứa nhiều phương diện khác nhau và có sự liên kết chặt chẽ Trong
nghiên cứu của mình, Chapman (2003) cho rằng sự tham gia của người học là sự sẵn lòng khi tham
Trang 14gia các hoạt động thường xuyên của nhà trường, cũng như là tham gia lớp học, nộp bài tập và làm theo những chỉ dẫn của giảng viên Bên cạnh đó Kuh (2009) nhận định rằng sự tham gia của sinh viên bao gồm thời gian và sự nỗ lực của họ ở các hoạt động học tập
Để xác định được sự tham gia của sinh viên ta có thể nhìn ở các phương diện sau: Sự tham gia hành vi (Behavioral Engagement) tức là các hành vi liên quan đến sự tập trung, chú ý, kiên trì, nỗ lực,đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến trong lớp Sự tham gia cảm xúc (Emotional engagement) thể hiện ở thái độ, sự yêu thích và tương tác với giảng viên, sinh viên trong lớp Sự tham gia nhận thức
(Cognitive engagement) gồm 2 phần Tâm lý và Nhận thức, ở thành phần tâm lý liên quan đến động lực, mục đích và sự tự điều chỉnh trong học tập, nhấn mạnh đến sự đầu tư trong học tập của sinh viên,
ở thành phần nhận thức bao gồm sự tự điều chỉnh, chiến lược trong học tập và cách thức vận dụng các chiến lược học tập đó (Fredick và cộng sự, 2004) Ngoài ra sự tham gia của sinh viên còn có thể xác định thông qua phương diện Sự tham gia tích cực (Agentic Engagement) tức là những ý kiến, luận điểm có mục đích nhằm đóng góp trong quá trình giảng dạy, được thể hiện thông qua cách mà
họ tương tác với giảng viên và các sinh viên trong lớp (Reeve và Tseng, (2011); dẫn theo Nguyễn Hữu Cường, 2021, tr.27)
Thông qua những quan điểm trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra được khái niệm: Sự thamgia của sinh viên trong lớp học thể hiện ở mức độ tích cực tham gia của sinh viên, bao gồm thời gian
và nỗ lực của họ trong các hoạt động học tập, được nhận thấy thông qua 3 phương diện: sự tham gia hành vi tức là các hành vi liên quan đến sự tập trung, chú ý, kiên trì, nỗ lực, đặt câu hỏi và đóng góp ýkiến trong lớp; sự tham gia tích cực tức là những ý kiến, luận điểm có mục đích nhằm đóng góp trongquá trình giảng dạy, được thể hiện thông qua cách mà họ tương tác với giảng viên và các sinh viên trong lớp; sự tham gia nhận thức gồm 2 phần tâm lý và nhận thức, ở thành phần tâm lý liên quan đếnđộng lực, mục đích và sự tự điều chỉnh trong học tập, nhấn mạnh đến sự đầu tư trong học tập của sinhviên, ở thành phần nhận thức bao gồm sự tự điều chỉnh, chiến lược trong học tập và cách thức vận dụng các chiến lược học tập đó
1.2.2 Khái niệm bổ trợ
Sinh viên khoa Giáo dục trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM là các
sinh viên khoa Giáo dục đang theo học môn Kinh tế chính trị ở học kỳ 2 năm học 2023-2024 tại trường
Kinh tế chính trị là 1 môn khoa học kinh tế có mục đích nghiên cứu để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với trình độ phát triển nhất định của xã hội
Trang 15CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình xử lý dữ liệu
Gồm 5 bước:
- Bước 1: Vệ sinh dữ liệu
- Bước 2: Kiểm tra xu hướng tập trung và độ phân tán của tập dữ liệu
- Bước 3: Kiểm định độ tin cậy và cấu trúc thang đo
- Bước 4: Tính điểm đại diện cho từng khái niệm, xử lý các phép thống kê để trả lời chocác câu hỏi nghiên cứu, chứng minh giả thuyết nghiên cứu
- Bước 5: Phân tích kết quả, bình luận
2.2 Phương pháp xác định lượng mẫu
Theo Yamane Toro (1967), khi biết quy mô Tổng mẫu nghiên cứu thì ta tiến hành tính theocông thức như sau:
Trong đó:
n: số lượng mẫu cần xác định
N: số lượng tổng thể
e: sai số cho phép Có thể lựa chọn e= ± 0.01 (1%), ± 0.05 (5%), ± 0.1 (10%) 10
Với tổng mẫu là 300, do đó số lượng mẫu cần xác định là 172
2.3 Phương pháp chọn mẫu
Do tình hình thực tiễn, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
2.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Tìm kiếm, hệ thống các cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn thông qua việc tham
khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là các bài báo khoa học, tạp chí khoa học trong và ngoài nước liên quan đến sự tham gia lớp học của sinh viên cũng như các nghiên cứu về việcgiảng dạy lý luận chính trị cho sinh viên ở cấp bậc đại học
Yêu cầu: cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học phải có sự liên kết, đồng thời phải có mối quan hệ
chặt chẽ với chủ đề và nội dung nghiên cứu của đề tài
Trang 162.5 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mô tả bảng hỏi: Bảng câu hỏi gồm 14 câu hỏi được thiết kế nhằm đo lường mức độ tham gia
lớp học của học sinh với một môn học nhất định Cụ thể, để đo lường các yếu tố cấu thành sự thamgia của học sinh trong lớp học bao gồm Sự tham gia về mặt hành vi (behavioral Engagement),Agentic engagement và Sự tham gia về mặt nhận thức (cognitive engagement)
Với Sự tham gia về mặt hành vi, bảng hỏi được sử dụng là 5 câu hỏi đo lường trích từ Thang
đo sự tham gia và sự không hài lòng trong học tập (Engagement versus Disaffection with Learningmeasure) được phát triển bởi Skinner và cộng sự (2009) Để đo lường Agentic engagement, tác giả sửbảng hỏi gồm 5 câu hỏi được trích từ Agentic Engagement Scale được phát triển bởi Reeve (2014).Với Sự tham gia về mặt nhận thức, bảng hỏi được gồm 4 câu hỏi được trích từ Thang đo Học sâu(Deep Learning measure) được phát triển bởi Senko và Miles (2018) Các phản hồi được đánh giátheo thang Likert 5, từ 1 = “rất không đồng ý” đến 5 = “rất đồng ý” Điểm thể hiện mức độ tham giatrong lớp học là điểm trung bình của 14 câu hỏi, với điếm số càng cao thể hiện mức độ tham gia lớphọc càng cao
Mục đích: Sử dụng bảng khảo sát giấy và bảng khảo sát qua Google form dựa trên bảng hỏi
The Engagement versus Disaffection with Learning được xây dựng bởi Jang và cộng sự (2016) để đo lường sự tham gia lớp học của sinh viên đang tham gia học môn Kinh tế chính trị Cụ thể, chúng tôi trích ba nhân tố bao gồm sự tham gia hành vi, sự tham gia tích cực, sự tham gia nhận thức, trong tổngcác nhân tố có trong thang đo để tiến hành khảo sát các sinh viên chính quy đang theo học tại Khoa Giáo Dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Yêu cầu: dựa vào cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học đã tổng hợp của đề tài để xây dựng bảng
hỏi phù hợp và có liên quan chặt chẽ đến đề tài và mục đích của nghiên cứu Bảng hỏi bao gồm hai phần: phần thứ nhất bao gồm những câu hỏi nhằm tìm hiểu thông tin cá nhân của khách thể Phần thứhai gồm thang đo tìm hiểu về sự tham gia lớp học của sinh viên
Trang 171.Bạn là sinh viên thuộc chuyên ngành nào?
Phần 2: Bảng hỏi sự tham gia lớp học
(1) = “Hoàn toàn không đồng ý;
(2) = “Không đồng ý”;
(3) = “Trung lập”;
(4) = “Đồng ý”;
(5) = “Hoàn toàn đồng ý”
1.Sự tham gia hành vi (Behavioral engagement)
1.1 Tôi lắng nghe cẩn thận khi học ở môn này
1.2 Tôi chăm chú khi học môn này
1.3 Tôi cố gắng để làm tốt khi học ở môn này
1.4 Tôi hoạt động hết sức có thể khi học môn này
1.5 Khi chúng tôi có hoạt động trong môn học, tôi sẽ tham gia
Trang 182 Sự tham gia tích cực (Agentic engagement)
2.1 Tôi cho giảng viên biết tôi cần và muốn gì2.2 Tôi cho giảng viên biết tôi hứng thú với điều gì2.3 2Tôi bộc lộ sở thích và ý kiến của mình khi học môn 2.4 Tôi hỏi những câu giúp tôi học hỏi khi học môn này2.5 Khi tôi học môn này, tôi sẽ hỏi giảng viên nếu tôi cần thứ gì đó
3 Sự tham gia nhận thức (Cognitive engagement)
3.1 Khi đọc về môn này, tôi cố gắng giải thích ý niệm quan trọngtheo ý hiểu của mình
3.2 Khi học về một chủ đề mới trong môn học, tôi thường cố gắngtổng hợp lại theo ý hiểu của mình
3.3 Khi đọc về môn này, tôi cố gắng kết nối những gì tôi đọc vớinhững gì tôi đã biết
3.4 Khi suy nghĩ về các ý niệm trong môn học này, tôi cố gắng lấy
ví dụ giúp tôi hiểu chúng hơn
Cách tiến hành
Quá trình điều tra bằng bảng hỏi đã được tiến hành theo các bước sau:
*Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi sự tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên với các nội dung ở trên
*Bước 2: Điều tra
Từ 1 tháng 04 năm 2024 đến 7 tháng 04 năm 2024, bản khảo sát cấu trúc đã được gửi đến những người tham gia qua email và dữ liệu đã được Google Biểu mẫu thu thập Nội dung khảo sát trực tuyến bao gồm phần giới thiệu và mục đích nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu
về đạo đức (hành động ẩn danh và tự nguyện), các câu hỏi về nhân khẩu và thang đo liên quan
Trang 192.6 Phương pháp phân tích dữ liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: các số liệu đã được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm JASP và Excel để xử lý
dữ liệu
Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trên nền tảng Google Form và bảng hỏi trực tiếp bằng giấy, tổng kết có 201 mẫu được thu thập, 6 mẫu bị lỗi nên bị loại ra khỏi quá trình phân tích dữ liệu, 195 mẫu đạt chuẩn Quá trình phân tích, xử lý dữ liệu được thực hiện trên 2 phần mềm là
Microsoft Excel và (JASP) 20.0 Quá trình làm sạch dữ liệu được thực hiện trên phần mềm Excel Các kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, thống kê mô tả và kiểm định sự khác biệt được thực hiện trên phần mềm JASP
Qua kiểm định độ tin cậy trên mẫu thu được, hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố tham gia hành
vi, tham gia tích cực và tham gia nhận thức lần lượt là 0.816, 0.864 và 0.810 đều đạt yêu cầu (> 0.6) Biến thiên tương quan biến - tổng tại các nhân tố lần lượt là 0.400 - 0.755, 0.557 - 0.752 và 0.555 - 0.717 cũng đạt yêu cầu (> 0.3)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cũng được thực hiện để kiểm tra độ hiệu lực cấu trúc của thang đo khi mà thang đo bao gồm 3 nhân tố riêng biệt đo lường các khía cạnh khác nhau của sự tham gia trong lớp học Kết quả thu được: Hệ số KMO = 0.854 và kiểm định Barlett có p < 0.001 chothấy phân tích EFA là phù hợp Hệ số Eigenvalue = 1.026 (> 1) trích được 3 nhân tố từ 14 biến quan sát với tổng phương sai trích được là 60.9% > 50%, như vậy 3 nhân tố được trích cô đọng được 59.563% biến thiên các biến quan sát Trong quá trình phân tích, 3 biến quan sát là 1.3, 1.4, 1.5 thuộcnhân tố tham gia hành vi tỏ ra không phù hợp, 1.3 và 1.4 xuất hiện tại 2 nhân tố cùng một lúc còn 1.5
có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 nên đã bị loại khỏi quá trình phân tích dữ liệu Hệ số tải nhân tố của các chỉ báo còn lại biến thiên từ 0.418 đến 0.894 (>0.4) và không có nhân tố mới nào được hình thành
so với khái niệm sự tham gia trong khung nghiên cứu ban đầu Như vậy, sau khi phân tích EFA thì trong 14 biến quan sát có 11 biến đạt yêu cầu về độ hiệu lực thang đo, có 3 biến bị loại ở giai đoạn này Ngoài ra, có thể giải thích hệ số tải đã được trình bày ở Bảng (dưới)
Bảng 2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo mức độ tham gia trong lớp học
Thang đo Số lượng items
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Hệ số KMO Phương sai trích
(%)
Hệ số tải nhân tố
Tham gia hành vi* 2
0.854(p < 0.001) 60.9 0.418 - 0.894 Tham gia tích cực 5
Trang 20Tham gia nhận
Chú thích: * Số lượng items sau khi đã loại biến
Sau khi loại 3 biến quan sát thuộc nhân tố tham gia hành vi, kiểm định độ tin cậy được thực hiện lại trên các chỉ báo còn lại Kết quả đưa ra: các chỉ báo còn lại của nhân tố tham gia hành vi tỏ raphù hợp khi mà hình thành nhân tố có hệ số Cronbach’s alpha là 0.876 (> 0.6), tương quan biến tổng của từng chỉ báo cũng ở mức 0.780 (> 0.3) Như vậy sau khi kiểm định độ tin cậy lần 2, 11 chỉ báo còn lại của thang đo đều đảm bảo tiêu chuẩn độ tin cậy và độ hiệu lực cấu trúc, phù hợp để thực hiện các phép thống kê, kiểm định tiếp theo
Bảng 2.3 Phân tích độ tin cậy thang đo mức độ tham gia trong lớp học
Số lượng Items
Hệ số Cronbach’s Alpha
Tương quan biến tổng
Thang đo mức độ tham
Chú thích: * Số lượng items sau khi đã loại biến
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ
3.1 Thống kê mô tả sự tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị của sinh viên khoa Giáo dục Trường ĐH KHXH&NV,
Trang 213 Mức độ tham gia nhận thức 1.00 5.00 3.556 0.794 3.556
Ghi chú: Min – Giá trị nhỏ nhất, Max – Giá trị lớn nhất, M – Giá trị trung bình – Độ lệch chuẩn,
ĐTB - điểm trung bình.
Độ lệch chuẩn (.702) của tập dữ liệu thu về sau khảo sát cho thấy rằng tập dữ liệu phân phối chuẩn,
đủ điều kiện để thực hiện các phép thống kê suy luận và kiểm định tham số Các mẫu không đạt yêu cầu, bị thiếu lỗi đã bị loại
Kết quả khảo sát 195 khách thể là sinh viên thuộc khoa Giáo dục có tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị cho thấy mức độ tham gia nói chung của các sinh viên trong lớp Kinh tế chính trị là ở mức trung bình (ĐTB = 3.167, ĐLC = 0.702) Điểm median = 3.130 của tập dữ liệu cho thấy mức độ thamgia trong môn học của tệp khách thể tập trung ở mức trên trung bình Những dữ liệu trên gợi ý rằng sinh viên trong khoa Giáo dục có mức độ tham gia lớp kinh tế chính trị trung bình, số lượng sinh viêntham gia ở mức trên trung bình nhiều hơn số lượng sinh viên tham gia ở mức dưới trung bình, từ đó chỉ ra một kết quả tương đối tích cực về mức độ tham gia trong môn Kinh tế chính trị nói chung, nhưng vẫn cần và có thể được cải thiện
Sơ đồ 3.2 Phân bố mức độ tham gia ở sinh viên khoa Giáo dục
Ghi chú: E: Engagement
Trong 3 mức độ tham gia cấu thành: Mức độ tham gia hành vi (BE) của sinh viên ở mức trung bình (3.192); trong khi đó Mức độ tham gia tích cực (AE) của sinh viên lại thấp hơn trung bình (2.752) còn Mức độ tham gia nhận thức (CE) của sinh viên ở mức trung bình khá (3.556), Median(CE) = 3.750 cũng cho thấy có sự thiên lệch dương đáng kể ở CE của sinh viên Kết quả trên cho ta biết rằng
Trang 22Sự tham gia của khách thể phần lớn nằm ở nhận thức của họ và trong việc họ ứng dụng các chiến lược học tập vào môn họ Ngược lại các khách thể lại không mấy quan tâm đến việc có những hành động để thay đổi môi trường xung quanh của họ trở thành môi trường ôn hòa và đáp ứng được nhu cầu hơn.
3.2 So sánh mức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị giữa các biến nhân khẩu
Bảng 3.3 So sánh mức độ tham gia môn Kinh tế chính trị giữa các biến nhân khẩu trên sinh viên khoa Giáo dục Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
Các biến nhân khẩu
Tham gia hành vi (BE)
Tham gia tích cực (AE)
Trang 23có sự khác biệt đáng kể nào giữa sinh viên của các ngành trong khoa giáo dục Tuy nhiên ở khía cạnhMức độ tham gia nhận thức, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 ngành học trong khoa Giáo dục (p = 038 < 0.05) Cụ thể ngành Tâm lý học giáo dục có mức độ tham gia nhận thức cao nhất (3.723), tiếp đó là ngành Quản lý giáo dục (3.586) và cuối cùng là ngành Giáo dục học (3.387) Không có sự chênh lệch mẫu giữa sinh viên các năm học nên không thể lý giải sự chênh lệch do chênh lệch mẫu.
Ngoài ra, có sự khác biệt khá lớn giữa các sinh viên năm nhất và các sinh viên năm hai trở lên Theo
số liệu khảo sát được, các sinh viên năm nhất có xu hướng tham gia nhiều hơn trong lớp học cả ở 3 khía cạnh hành vi, sự tích cực và nhận thức Sinh viên năm nhất có xu hướng chú ý hơn trong lớp học, bỏ nhiều công sức và cố gắng hơn; có sự tích cực trong lớp học lớn hơn và thử nghiệm các quá trình, công cụ tư duy giúp ích cho việc học nhiều hơn các sinh viên năm 2 trở lên
Trong thời điểm hiện tại, sinh viên khoa Giáo dục năm nhất và năm hai (cùng các sinh viên năm học khác) đang cùng một thời điểm tương đối tham gia 2 lớp kinh tế chính trị chia theo năm học Sự tương đương trong mức độ tham gia giữa sinh viên các ngành học có thể giải thích bằng việc các sinhviên thuộc các ngành khác nhau cùng tham gia một lớp học, tiếp nhận cùng một phương pháp giáo dục từ cùng giảng viên và có cùng đặc điểm tâm lý cá nhân của sinh viên đã trải qua ít nhất 1 năm học tập tại trường Sự khác biệt giữa sinh viên các năm học cũng có thể được giải thích bằng sự khác biệt trong: đặc điểm cá nhân giữa sinh viên các năm học, buổi học, giảng viên cũng như phương phápgiảng dạy,
Sơ đồ 3.4 Sự khác biệt ở Mức độ tham gia nhận thức giữa sinh viên ở 3 ngành học.
Trang 24Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn khám phá được rằng không có sự khác biệt về mức độ tham gia lớp học giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, bên cạnh đó cũng không có sự khác biệt về mức độ tham gia lớp học giữa các ngành học trong khoa Giáo dục Tuy nhiên có sự khác biệt ởmức độ tham gia lớp học môn Kinh tế chính trị giữa các sinh viên ở các năm học khác nhau, trong đó sinh viên năm nhất có xu hướng tham gia lớp học nhiều hơn các sinh viên năm 2 trở lên.