1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.2.1 Chức năng của khoa DượcKhoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộcô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔKHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

Trang 2

KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG 

BÁO CÁO THỰC TẾ TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

LỚP: LTCD-ĐH DƯỢC 16B

TÊN CƠ SỞ THỰC TẬP: KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠTHỜI GIAN THỰC TẬP: 25/03/2024 – 26/04/2024

Cần Thơ, năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học Tây Đô, quý thầy cô ở khoaDược – Điều dưỡng đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốtthời gian em học tập tại trường Em vô cùng cảm kích khi được tạo điều kiện để thựctập tại bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ.

Em chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ, toàn thểcác anh chị làm việc tại khoa Dược đã giúp đỡ, hỗ trợ tạo mọi điều kiện tốt nhất,truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu cho em trong suốt quá trình thực tập tạiđây Bản thân cũng là một dược sĩ, những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm emcó được tại đây sẽ là hành tranh để em dần hoàn thiện bản thân hơn.

Được thực tập tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ là một cơ hội lớn để em cóthể áp dụng những gì mình đã được học vào thực tiễn Dù bản thân đã rất nỗ lực trongtừng công việc được giao nhưng sẽ vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy Cô để em có thể kịp thời bổ sung, nângcao kiến thức của mình qua đó phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.

Sau cùng, em xin chúc Ban lãnh đạo, các anh chị Khoa Dược Bệnh viện Da liễu Thànhphố Cần Thơ, quý thầy cô khoa Dược - Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô thật dồidào sức khỏe, luôn nhiệt huyết với nghề và gặt hái được thật nhiều thành công trongcông việc lẫn trong cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 4 tháng 5 năm 2024

Trần Đức Anh

Trang 4

1.1 Sơ đồ tổ chức của khoa Dược bệnh viện Da liễu Thành Phố Cần Thơ 4

1.2 Chức năng và Nhiệm vụ của khoa Dược 4

1.2.1 Chức năng của khoa Dược 5

1.2.2 Nhiệm vụ của khoa Dược 5

1.2.3 Tổ trưởng khoa Dược 6

CHƯƠNG 2 HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ 17

2.1 Thành phần của Hội đồng thuốc 17

2.2 Chức năng và Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc 17

2.2.1 Chức năng 17

2.2.2 Nhiệm vụ 17

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC 25

3.1 Qui trình cấp phát thuốc đến các Khoa phòng và mối liên hệ của khoa Dược với các Khoa phòng trong bệnh viện 25

3.1.1 Qui trình cấp phát thuốc đến các Khoa phòng 25

3.1.2 Mối liên hệ của khoa Dược với các khoa phòng trong bệnh viện 32

Trang 5

3.2 Quản lí tại kho bảo hiểm y tế và qui trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế 33

3.3 Các quy chế về dược chính 33

3.3.1 Quy chế chung 33

3.3.2 Quy chế cụ thể 34

3.4 Nhà thuốc GPP 39

3.4.1 Thành phần hồ sơ đăng ký nhà thuốc đạt GPP 39

3.4.2 Các quy trình thao tác chuẩn của nhà thuốc 42

3.5 Các hồ sơ sổ sách của nhà thuốc 47

3.5.1 Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ 47

3.5.2 Sổ theo dõi hàng chờ xử lý 47

3.5.3 Sổ theo dõi và báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc ( ADR) 48

3.5.4 Sổ theo dõi thông tin thuốc 49

CHƯƠNG 4: DƯỢC LÂM SÀNG CỦA KHOA DƯỢC 50

4.1 Vai trò của Dược sĩ Dược lâm sàng 50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 Kết luận 55

5.2 Kiến nghị 55

DANH MỤC HÌN

Trang 6

Hình 1 Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ 2

Hình 2 Thực tập tại khoa dược 3

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược 4

Hình 1.2 Quy trình pha chế thuốc theo yêu cầu………14

Hình 3.1 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 39

Hình 3.9 Sổ theo dõi và báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc 47

Hình 3.10 Sổ theo dõi thông tin thuốc 48

Trang 7

MỞ ĐẦU

Sức khỏe từ lâu đã là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được conngười quan tâm và chú ý đến Một đất nước phát triển là một đất nước mà ở đó, khôngchỉ có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, mà còn phải bao gồm cả nền y tế phảiphát triển song song theo đó Chính vì lẽ đó nên ngành Dược đã ra đời và càng ngàycàng được chú tâm phát triển đến ngày nay.

Dược sĩ là tên gọi của người làm công tác chuyên môn về Dược, đã được quađào tạo để đó được những kiến thức đầy đủ nhất, khoa học nhất về dược lý, cách sửdụng thuốc cũng như cách để thuốc đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị Đó là vaitrò cũng như là sứ mệnh của người dược sĩ Chính vì thế, trước khi ra trường để thựchiện sứ mệnh cao cả ấy, việc sắp xếp để sinh viên có một thời gian ngắn được thực tậptại các cơ sở khám chữa bệnh là rất cần thiết Điều này sẽ giúp cho sinh viên có cơ hộiđược làm quen và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế của một dược sĩ, được họchỏi những kinh nghiệm quý báu từ các anh chị đi trước, qua đó sẽ phần nào tránh đượcnhững bỡ ngỡ ban đầu khi sau này trở về đơn vị công tác mới.

Tùy vào vị trí, chức năng mà từng người Dược sĩ sẽ có vai trò khác nhau và nếuchịu tìm tòi học hỏi thì những kinh nghiệm thức tế quý báu này sẽ giúp ích rất nhiềucho chúng ta sau này.

Trang 8

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỂ BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ

Bệnh viện da liễu Cần Thơ tọa lạc tại số 21/1 đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận NinhKiều, thành phố Cần Thơ Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh thuộc chuyên khoa daliễu, chuyên điều trị các bệnh về da và điều trị chăm sóc da thẩm mỹ cho nhân dânThành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ được thành lập vào năm 1976 Sau hơn 40 nămhình thành và phát triển, bệnh viện đã tạo dựng được thương hiệu và niềm tin nơingười dân như một trong những bệnh viện chuyên khoa da liễu hàng đầu của đồngbằng sông Cửu Long.

Với đội ngũ Y Bác sĩ giàu kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn giỏi, luôn tâmhuyết với nghề Bệnh viện luôn là nơi uy tín để các sinh viên có thể thực tập để traudồi và học hỏi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác Dược sau này.

Hình 1 Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ

Trang 9

Hình 2 Thực tập tại khoa dượcCÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ KHI THỰC TẬP

- Mô tả được sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược.

- Tìm hiểu về thành phần của Hội dồng thuốc và chức năng nhiệm vụ của Hội đồngthuốc.

- Nắm được qui trình cấp phát thuốc đến các Khoa phòng và mối liên hệ của khoaDược với các khoa phòng trong bệnh viện.

- Tìm hiểu về qui trình quản lí tại các kho và qui trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế tạikhoa Dược bệnh viện.

- Nắm được các qui chế về dược chính.- Tìm hiệu về nhà thuốc GPP của bệnh viện.

- Tìm hiểu về vai trò của Dược sĩ Dược lâm sàng trong bệnh viện.- Phương hướng phát triển về Dược lâm sàng trong tương lai.

Trang 10

CHƯƠNG 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦAKHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

1.1 Sơ đồ tổ chức của khoa Dược bệnh viện Da liễu Thành Phố Cần Thơ

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược1.2 Chức năng và Nhiệm vụ của khoa Dược

Căn cứ theo thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 về tổ chức hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

Trang 11

1.2.1 Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộcông tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chấtlượng và tư vấn, cũng như giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

1.2.2 Nhiệm vụ của khoa Dược

Có tổng cộng 14 nhiệm vụ bao gồm:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trịvà thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữabệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhucầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từdược liệu sử dụng trong bệnh viện.

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoatrong bệnh viện.

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia côngtác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mongmuốn của thuốc.

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sátviệc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hìnhkháng sinh trong bệnh viện.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo: là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Caođẳng và Trung học về dược.

- Tham gia chỉ đạo tuyến.

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tưy tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vậttư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

Trang 12

1.2.3Tổ trưởng khoa Dược- Yêu cầu về trình độ:

+ Tối thiểu phải là dược sĩ đại học Đối với bệnh viện hạng 3 vàkhông phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủyquyền bằng văn

bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.

+ Là phó chủ tịch thường trực hội đồng thuốc và điều trị, tham mưucho Giám đốc bệnh viện, chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựachọn thuốc sử dụng trong bệnh viện làm đầu mối trong công tác đấuthầu thuốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăngcường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.

+ Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo;phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán thanh quyết toán; theo dõi,quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng cácquy định hiện hành.

+ Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổchức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất(pha chế, sát khuẩn).

+ Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trongkhoa tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.

+ Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóachất (pha chế, sát khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy địnhhiện hành.

+ Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.+ Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môndược cho đồng

Trang 13

nghiệp và cán bộ tuyến dưới.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.

1.2.4 Tổ Nhà thuốc- Yêu cầu về trình độ:

+ Người phụ trách chuyên môn trong nhà thuốc phải có bằng tốtnghiệp đại học ngành dược, phải có chứng chỉ hành nghề dược theoquy định hiện hành.

+ Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinhnghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.

+ Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quảnthuốc, quản lý chất lượng thuốc, phải có bằng cấp chuyên môn phùhợp và có thời gian thực hành nghề nghiệp đúng với công việc đượcgiao, trong đó từ 01/01/2020, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải cóvăn bằng chuyên môn dược từ trung cấp dược trở lên trừ trường hợp6 quy định tại điểm b.

- Cơ cấu nhân sự:

+ Nhân sự trực tiếp của Nhà thuốc: tối thiểu 10 thành viên.+ Dược sĩ phụ trách nhà thuốc: 01.

+ Kế toán thanh toán: 01.+ Kế toán thu trực tiếp: 01.

+ Dược sĩ cấp phát thuốc, tư vấn, thủ kho: 07.

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Trực tiếp quản lý chuyên môn nhà thuốc.

+ Phân công, hướng dẫn các thành viên làm việc tại Nhà thuốc.

+ Đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chứcnăng kịp thời và đầy đủ.

+ Thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chứcnăng.

+ Kiểm kê hàng hóa tại Nhà thuốc.

Trang 14

+ DS Lê Thị Thùy Mỹ+ DS Chung Khiết Nhi

+ DSCĐ Nguyễn T Huỳnh Thanh

các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.+ Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.

+ Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoaDược.

+ Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếubệnh viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chếphải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).+ Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoalâm sàng.

+ Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa Dược giao.

1.2.6 Tổ Dược lâm sàng - Thông tin thuốc

- Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học.

- Cơ cấu nhân sự

+ DSCKI Lâm Mỹ Linh+ DSCKII Lương Kim Thùy+ DS Huỳnh Thanh Phương+ DSCĐ Lê Nguyễn Ánh Quyên

- Chức năng, nhiệm vụ

+ Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khaimạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốccủa thuốc và công tác cảnh giác được.

Trang 15

+ Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú vàngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệuquả.

+ Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc vàđiều trị, cán bộ y tế và người bệnh.

+ Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịutrách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điềuchỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấycó tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong khocủa khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lạicho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênmôn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phâncông.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa dược yêucầu.

+ Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa dược về nhiệm vụ được phâncông.

- Các nhiệm vụ tại khoa lâm sàng:

+ Dược sĩ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử dụngthuốc của người

bệnh

+ Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọnkhoa lâm sàng và đối tượng người bệnh cần ưu tiên để triển khai cáchoạt động thực hành dược lâm sàng Đối với từng người bệnh, dượcsĩ lâm sàng phải thực hiện bốn nhóm nhiệm vụ

+ Khai thác thông tin của người bệnh (bao gồm cả khai thác thôngtin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh) về: * Tiền sử sử dụng thuốc.

* Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.+ Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đibuồng bệnh cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án,đơn thuốc) về:

Trang 16

* Chỉ định.

* Chống chỉ định.* Lựa chọn thuốc.

* Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thờiđiểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thờigian dùng thuốc.

* Các tương tác thuốc cần chú ý.* Phản ứng có hại của thuốc.

+ Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn chongười bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc,dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùngthuốc đồng thời điền vào mẫu phân tích sử dụng thuốc trên ngườibệnh (theo mẫu được quy định tại Phụ lục 2 (bao gồm Phụ lục 2A vàPhụ lục 2B) được ban hành kèm theo Thông tư này) Trong trườnghợp cần thiết, báo cáo trưởng khoa Dược xin ý kiến chỉ đạo.

+ Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên.

+ Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho ngườibệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

1.2.7 Tổ kho cấp phát

- Yêu cầu về trình độ:

+ Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung

học có giấy ủy quyền theo quy định.

+ Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ trunghọc.

- Cơ cấu nhân sự

+ DS Nguyễn Trần Hải yến+ DSTH Lê Thị Như Thủy+ DSTH Nguyễn Tấn khoa

- Chức năng, nhiệm vụ

+ Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốtbảo quản thuốc", đảm bảo an toàn của kho.

Trang 17

+ Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiệntốt nội quy của kho

thuốc, khoa Dược.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy địnhcủa công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc xuất choTrưởng khoa về công tác kho và cấp phát.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sựphân công.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phâncông

+ Thực hiện 5 chống, 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.

5 chống 3 kiểm tra 3 đối chiếu

- Nhầm lẫn - Phiếu lãnh thuốc - Tên thuốc trênphiếu với

nhãn phiếu- Quá hạn - Tên thuốc trên chai,

- Số lượng trên phiếuvới số lượng cần sửdụng

- Số lượng trên phiếuvới số lượng cần sửdụng

- Chất lượng củathuốc

- Nồng độ – hàmlượng phiếu – nhãnthuốc

Mối mọt chuột gián - trộm cắp

Thảm họa (cháy, nổ,ngập lụt)

1.2.8 Tổ thống kê

- Yêu cầu về trình độ: có nghiệp vụ thống kê và dược.

- Cơ cấu nhân sự

+ DS Phan Thị Loan+ DS Võ Anh Thư

+ DSCĐ Trần Lâm Tường Vy

Trang 18

- Chức năng, nhiệm vụ

+ Theo dõi, thống kê chính xác số liệu nhập về kho Dược, số liệuthuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuấtkhác.

+ Kiểm số lượng dưỡng chất, mỹ phẩm chăm sóc da: hạn sử dụng, sốlượng, cảm quan.

+ Kiểm tra vật tư y tế, hóa chất tại các khoa phòng.

+ Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốcbệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược Chịu trách nhiệm trước Trưởngkhoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

+ Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc,hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trongbệnh viện định kỳ hàng năm gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lýkhám, chữa bệnh) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 nămđược tính từ 01/10 đến hết ngày 30/09 của năm kế tiếp) và báo cáođột xuất khi được yêu cầu.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

- Các báo cáo của tổ thống kê

+ Báo cáo hàng ngày trên cổng thông tin BHYT của bệnh viện; đốichiếu vào cuối tháng với BHYT (hóa chất, vật tư y tế, thuốc).

+ Báo cáo mẫu 20 và Báo cáo nhập – xuất – tồn thuốc Gửi đếnBHXH vào ngày 01 hàng tháng.

+ Báo cáo quý gửi phòng kế hoạch tổng hợp và Sở Y tế vào mỗi 03tháng, 06 tháng, 09 tháng và năm, gửi vào ngày 15 đầu mỗi quý (06báo cáo con/01 lần báo cáo).

+ Báo cáo xuất nhập tồn gửi kế toán và BHXH.

+ Báo cáo giải trình với BHXH và các báo cáo đột xuất khác.+ Báo cáo năm gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh.

+ Kiểm kê tồn kho hàng tháng: thuốc, hóa chất, vật tư y tế, mỹphẩm; kiểm cơ số xuất 10 cho các khoa phòng (kho chẵn, kho lẻ củanội viện và kho chẵn, kho lẻ của nhà thuốc).

+ Cách thức mua thuốc ngoài thầu: phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ đểgửi kế toán thanh toán Tùy vào giá trị của đơn thuốc mà bộ hồ sơ sẽkhác nhau (giấy đề nghị thanh toán; giấy đề nghị của khoa phòng,

Trang 19

quyết định của Giám đốc bệnh viện, hợp đồng và biên bản nghiệmthu thanh lý, ).

+ Lưu trữ thông tin: tất cả các báo cáo, biên bản kiểm kê, thanh lý, công văn từ Sở Y tế, BHXH sẽ được tạo thành 02 bản để lưu lại 01 bản Thời gian lưu là 05 năm.

- Yêu cầu về trình độ, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ

trách pha chế theo thông tư 22/2011/TT-BYT:

+ Tối thiểu là Dược sĩ đại học đối với bệnh viện có pha chế thuốc cho

chuyên khoa nhi, khoa ung bướu và các thuốc gây nghiện

+ Pha chế thuốc cho chuyên khoa khác yêu cầu tối thiểu là Dược sĩtrung học.

+ Dược sĩ tham gia pha chế thuốc có chứa yếu tố phóng xạ cần cóchứng chỉ về thực hành an toàn bức xạ trong y tế.

- Cơ cấu nhân sự

+ DSCKI Quan Khánh Vinh: phụ trách chính công tác pha chế thuốc.+ DSTH Vũ Trần Triệu Phúc: phụ trách hỗ trợ trong công tác phachế.

+ Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở cácđơn vị, khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bướu trong việcpha chế, sử dụng các thuốc phóng

xạ, hóa chất ung thư để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viêny tế và môi trường.

Trang 20

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho

các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.+Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phâncông.

- Những loại thuốc pha chế theo đơn tại bệnh viện:

1 Oxid de Zine 25% (Hồ Kẽm 25%)2 Dung dịch Zarich 2%

3 Thuốc mỡ Salicyle 2%4 Thuốc mỡ Salicyle 5%5 Dầu Benzyl benzoat 10%6 Dầu Benzyl benzoat 30%

7 Thuốc rơ miệng Glycerin Borate 30%8 Hỗ dịch Lưu huỳnh 10%

- Quy trình pha chế thuốc theo đơn:

+ Thiết lập bằng văn bản quy định quy trình pha chế thuốc theo đơn.+ Để quản lý việc pha chế thuốc theo đơn đúng quy chế.

+ Phạm vi áp dụng: Các thuốc thuộc danh mục thuốc pha chế theo

đơn tại

khoa Dược Bệnh viện Da Liễu.

+ Đối tượng áp dụng: Tất cả cán bộ nhân viên khoa Dược và các

khoa phòngliên quan

+ Nội dung quy trình:

Trang 21

KHOA LÂM SÀNG DỰ TRÙ

KHOA DƯỢC

KÝ DUYỆT TRƯỞNG KHOA

PHA CHẾ THEO CÔNG THỨC

- Trình dự trù cho trưởng khoa dược ký duyệt.

- Phiếu dự trù sẽ chuyển đến tổ pha chế, pha chế theo công thức cần

sử dụng cho mỗi bệnh nhân, pha chế thành phẩm, đóng chai, dánnhãn.

- Tổ pha chế báo với thống kê Dược nhập kho vào phần mềm quản

- Thống kê Dược đối chiếu dự trù với số lượng nhập pha chế Kho lẻ

dự trù số lượng cần sử dụng cho bệnh nhân Thống kê dược xuất kho.

Trang 22

- Điều dưỡng lãnh thuốc pha chế tại kho lẻ, cấp cho bệnh nhân, ghi

chép vào sổ báo cáo.

- Quy định về nhãn thuốc dùng cho thuốc pha chế theo đơn: Nhãn thuốc dùng cho thuốc pha chế theo đơn bán tại nhà thuốcđược thực hiện theo Thông tư 01/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 01năm 2018 thay thế cho Thông tư 06/2016/TT-BYT được quy định

cụ thể như sau:

Thuốc pha chế theo đơn thuốc bán tại nhà thuốc theo quy định tại

điểm b khoản 1 Điều 47 của Luật dược phải có nhãn bao bì ngoài

hoặc nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phải ghi đầy đủ cácnội dung bắt buộc sau đây:

a) Tên thuốc, dạng bào chế.

b) Hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng.

c) Ngày pha chế, hạn dùng, điều kiện bảo quản thuốc.d) Tên, địa chỉ của nhà thuốc pha chế thuốc.

e) Tên người bệnh có đơn thuốc.

f) Dấu hiệu lưu ý đối với thuốc thuộc danh mục thuốc phải kiểm soátđặc biệt.

- Các quy trình thao tác chuẩn đang thực hiện:+ Quy trình pha chế thuốc.

+ Quy trình vệ sinh phòng pha chế.

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc (Lưu hành nội bộ).+ Sổ theo dõi vệ sinh phòng pha chế.

- Các hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc:

+ Thuốc pha chế được gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm

Thuốc, Mỹ phẩm, Dược phẩm Thành phố Cần Thơ 02 lần/ năm.

+ Số lượng mẫu gửi trung bình là 20 mẫu/01 lô và lưu tại phòng Pha

chế 05 mẫu/01

lô Thời gian lưu mẫu là 02 năm.

+ Hạn dùng của mỗi thuốc là 01 năm.Nhận xét:

Trang 23

- Quy trình lập kế hoạch và cung ứng thuốc bảo đảm luôn đủ số lượng, chất

lượng cho nhu cầu điều trị theo đúng quy định.

- Các bước kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo đúng quy định của công tác khoa Dược

- Tích cực tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Trang 24

CHƯƠNG 2 HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ2.1 Thành phần của Hội đồng thuốc

Các thành viên của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện Da liễu bao gồm:1 Ông Lê Văn Đạt - Chủ tịch Hội đồng và Điều trị2 Bà Nguyễn Thị Ngọc Trân - Phó Chủ tịch Hội đồng

3 Bà Từ Tuyết Trâm - Uỷ viên4 Ông Lê Bá Trạng - Uỷ viên5 Ông Hứa Văn Tửng - Uỷ viên6 Ông Kim Ac Kas PiNich - Uỷ viên7 Bà Lê Ngọc Phương Mai - Uỷ viên8 Ông Trương Trí Đăng - Uỷ viên9 Ông Nguyễn Trung Hậu - Thư ký

2.2 Chức năng và Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc2.2.1 Chức năng

- Tham gia tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điềutrị bằng thuốc của bệnh viện.

- Thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.

2.2.2 Nhiệm vụ:

2.2.2.1 Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện gồm

các nội dung sau:

- Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, cáctiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu thuốc.

- Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây dựngdanh mục thuốc.

- Xây dựng quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảmthuốc được sử dụng đúng, an toàn.

- Xây dựng các quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mụcthuốc bệnh viện.

- Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị.

- Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong trường hợpphát sinh do nhu cầu điều trị.

- Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại nghiêmtrọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an toàn.

- Xây dựng quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng.

- Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược và cáctài liệu quảng cáo thuốc.

Trang 25

2.2.2.2 Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện với các nội dung

Nguyên tắc xây dựng danh mục:

- Danh mục thuốc phải bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốcdùng điều trị trong bệnh viện, phải thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mụcthuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.

-Danh mục thuốc phải phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện, phùhợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện

- Danh mục thuốc phải căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được Bộ ytế ban hành và các phác đồ được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khámbệnh, chữa bệnh

- Danh mục thuốc phải đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.

- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tácdụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánhtổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị củatừng thuốc

- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiềuthành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêucầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội vềhiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.

- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệtdược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tínhdược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất,cung ứng

Các bước xây dựng danh mục thuốc:

- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng,phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại củathuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Trang 26

V E N

A AV AE AN Thuốc quan trọng nhấtB BV BE BN Thuốc quan trọng

- Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.- Đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc (định kỳ hằng năm).

2.2.2.3 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị tại bệnh viện

Nguyên tắc xây dựng các hướng điều trị:

- Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu quốc giado Bộ Y tế ban hành.

- Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn vị.- Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời, đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.

Các bước xây dựng hướng điều trị:

- Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫn điều trị sẵncó.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.- Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện.

- Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp.- Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị.- Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị.- Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị.

Triển khai các bước thực hiện:

Trang 27

- Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn.- Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn.

- Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị.

- Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng.

2.2.2.4 Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo quảnđến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:

- Trong Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống

cung ứng yếu kém.

- Trong Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản

không đúng và không đầy đủ.

- Trong Kê đơn: Những trường hợp kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý

của người bệnh; người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phácđồ, hướng dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn.

- Trong Cấp phát thuốc: Những trường hợp nhầm lẫn do không thực hiện đầy đủ 5

đúng (đúng thuốc, đúng người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).

- Trong Sử dụng thuốc: Sử dụng không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời

điểm dùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; các phảnứng có hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc không có tácdụng.

Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc:

- Phân tích ABC: Các bước phân tích:

+ Liệt kê các sản phẩm thuốc.

+ Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá chocác thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian) Số lượng tiêu thụcủa các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.

+ Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.

+ Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩmthuốc chia cho tổng số tiền.

+ Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

+ Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sảnphẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

+ Phân hạng sản phẩm như sau: Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80 % tổnggiá trị tiền; Hạng B Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền; Hạng C:Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.

Trang 28

+ Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.

+ Kết quả được trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giátrị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm trên cột ngang hay trụchoành của đồ thị.

- Phân tích nhóm điều trị:

+ Liệt kê các sản phẩm thuốc.

+ Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá chocác thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian) Số lượng tiêu thụcủa các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.

+ Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.

+ Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Ytế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý -Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giảiphẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của WHO.

+ Sắp xếp DMT theo nhóm điều trị và tổng hợp phần trăm của mỗi thuốc cho mỗinhóm điều trị để xác định nhóm điều trị chiếm chi phí lớn nhất.

- Phân tích VEN:

+ Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N.+ Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó:

Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.

Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc nàytrong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.

Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảođảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.

- Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích:

- Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong chu kỳ phân tích theođơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, IU).

- Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/ g/ UI bằng cáchlấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng.

- Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc.

- Chia tổng lượng đã tính cho số lượng người bệnh (nếu xác định được) hoặc số dânnếu có.

Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc:

Trang 29

Các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu.

- Các chỉ số kê đơn như: Số thuốc kê trung bình trong một đơn; Tỷ lệ phần trăm

thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN); Tỷ lệ phần trăm đơn kê cókháng sinh; Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm; Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế banhành.

- Các chỉ số chăm sóc người bệnh như: Thời gian khám bệnh trung bình; Thời gian

phát thuốc trung bình; Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế; Tỷ lệ phầntrăm thuốc được dán nhãn đúng; Hiểu biết của người bệnh về liều lượng.

- Các chỉ số cơ sở gồm có: Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh

mục cho bác sĩ kê đơn; Sự sẵn có của các phác đồ điều trị; Sự sẵn có của các thuốc chủyếu.

- Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện gồm: Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị

không dùng thuốc; Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn; Tỷ lệ phần trăm chi phíthuốc dành cho kháng sinh; Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm; Tỷ lệphần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin; Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phácđồ điều trị; Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Tỷ lệphần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan.

- Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện như: Số ngày nằm viện trung bình.

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện; Số thuốc trungbình cho một người bệnh trong một ngày; Số kháng sinh trung bình cho một ngườibệnh trong một ngày; Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày;Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày; Tỷ lệ phần trăm ngườibệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật hợp lý; Số xétnghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện; Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trúcó biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh; Tỷ lệ phầntrăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránhđược; Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý

Xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giảipháp can thiệp phù hợp.

2.2.2.5 Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị

- Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và giám sát các saisót trong chu trình sử dụng thuốc.

- Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị:

+ Xây dựng quy trình sử dụng thuốc, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng các thuốccó nguy cơ cao xuất hiện ADR và việc sử dụng thuốc trên các đối tượng người bệnh cónguy cơ cao xảy ra ADR theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo thông tưnày.

Trang 30

+ Tổ chức hội chẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xử trí và đềxuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng có hại nghiêmtrọng, các sai sót trong điều trị tại bệnh viện.

+ Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi Bộ Y tế,Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại củathuốc về ADR và các sai sót trong điều trị ở bệnh viện.

- Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:

+ Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp với một sảnphẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnh viện: Báo cáoADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng và báo cáo lên Trungtâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng cóhại của thuốc; Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánhgiá ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược để Khoa Dược báo cáo bổsung (nếu có) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc vàTheo dõi phản ứng có hại của thuốc.

+ Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ y tế báo cáo, khoa Dược tổng hợp và gửibáo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theodõi phản ứng có hại của thuốc.

- Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc đểkịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.

- Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và cácqui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong sử dụng thuốcghi nhận được tại bệnh viện.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.

2.2.2.6 Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc

- Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động, cácquyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của Hộiđồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyết định để tránh nhữngxung đột, bất đồng về quyền lợi.

- Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện:

+ Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc, cungcấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm vibệnh viện.

+ Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa Dược, Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng dẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyên môn của đơn vị.

+ Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện.

Ngày đăng: 04/07/2024, 15:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 1. Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ (Trang 8)
Hình 2. Thực tập tại khoa dược CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ KHI THỰC TẬP - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 2. Thực tập tại khoa dược CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ KHI THỰC TẬP (Trang 9)
CHƯƠNG 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (Trang 10)
Hình 1.2. Quy trình pha chế thuốc theo yêu cầu - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 1.2. Quy trình pha chế thuốc theo yêu cầu (Trang 21)
Hình 3.1 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 3.1 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (Trang 47)
Hình 3.2 Giấy chứng chỉ hành nghề dược - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 3.2 Giấy chứng chỉ hành nghề dược (Trang 47)
Hình 3.3 Giấy chứng nhận đạt GPP - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 3.3 Giấy chứng nhận đạt GPP (Trang 48)
Hình 3.4 Khu vực cấp phát thuốc - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 3.4 Khu vực cấp phát thuốc (Trang 48)
Hình 3.5 Nhiệt kế tự ghi - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 3.5 Nhiệt kế tự ghi (Trang 49)
Hình 3.7 Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
Hình 3.7 Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ (Trang 54)
Hỡnh 3.8 Sổ theo dừi hàng chờ xử lý - báo cáo thực tế tốt nghiệp cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện da liễu cần thơ
nh 3.8 Sổ theo dừi hàng chờ xử lý (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w