1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ

133 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Thị Xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
Tác giả Trần Thị Minh Hòa
Người hướng dẫn GS.TS. Đỗ Kim Chung
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 287,14 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (17)
    • 1.5. Kết cấu của luận văn (17)
  • Phần 2. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (18)
      • 2.1.1. Khái niệm, quan niệm, bản chất quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (18)
      • 2.1.2. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (27)
      • 2.1.3. Đặc điểm của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (29)
      • 2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 17 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý thu ngân sách nhà nước (30)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý thu ngân sách nhà nước (43)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm một số nước (43)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm một số nơi khác ở Việt Nam (48)
      • 2.2.4. Một số nghiên cứu có liên quan (53)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (57)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (57)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế (58)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Phương pháp tiếp cận (61)
      • 3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu (63)
      • 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin (63)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích (66)
      • 3.2.5. Chỉ tiêu phân tích (66)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (17)
    • 4.1. Hiện trạng công tác quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ (68)
      • 4.1.1. Bộ máy quản lý thu Ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ. 54 4.1.2. Phân cấp quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ (68)
      • 4.1.3. Thực trạng quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ (80)
      • 4.1.4. Thực trạng quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ (84)
      • 4.1.5. Thực trạng quản lý quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ (93)
      • 4.1.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (98)
    • 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ (102)
      • 4.2.1. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ 86 4.2.2. Ý thức chấp hành của người nộp ngân sách (102)
    • 4.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ (110)
      • 4.3.1 Định hướng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới (110)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (17)
    • 5.1. Kết luận (123)
    • 5.2. Kiến nghị (124)
      • 5.2.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài Chính (124)
      • 5.2.2. Đối với HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ (124)
  • Tài liệu tham khảo (125)

Nội dung

Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

2.1.1 Khái niệm, quan niệm, bản chất quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện a Khái niệm thu NSNN Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sử dụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực Nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp (Quốc hội, 2002) Trong đó hình thức quyên góp tiền và tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thức không mang tính ổn định và lâu dài, thường được Nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình ban hành các luật thuế để bắt buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho Ngân sách Nhà nước Đây chính là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước Vậy ta có thể nói rằng:

Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước (Quốc hội, 2002)

Từ khái niệm nói trên về thu NSNN, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN chính là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư được chuyển giao cho nhà nước Do vậy, thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội.Việc xác định các khoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

- Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ (GDP) Như vậy, thu NSNN trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề và là yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu của NSNN

- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.

Một số vấn đề chung về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định (Phạm Văn Thịnh, 2011)

Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, do đó đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ để bắt buộc chủ thể kinh tế phải tuân thủ thực hiện theo pháp luật (Phạm Văn Thịnh, 2011)

Quản lý thu NSNN được thực hiện theo pháp luật và dự toán Quá trình thực hiện thu và quản lý thu NSNN là một hệ thống gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: cơ quan thuế, cơ quan ban hành chính sách thu, cơ quan quản lý quỹ Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước và được tổ chức theo một cơ cấu nhất định (Phạm Văn Thịnh, 2011). Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước Đối với Việt Nam, trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và luật ngân sách Nhà nước, ngân sách Nhà nước Việt Nam bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương

Ngân sách Nhà nước là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách chịu sự ràng buộc bởi các chế độ thể lệ chung vừa có tính độc lập tự chịu trách nhiệm thì phân cấp ngân sách Nhà nước được hiểu là phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý ngân sách Nhà nước (Nguyễn Văn Huỳnh, 2014)

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách địa phương Việc quản lý NSNN cấp huyện phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý chung trong quản lý Ngân sách của Nhà nuớc và do các cơ quản quản lý nhà nuớc thực hiện, trong đó các cơ quan quản lý nhà nuớc cấp huyện đống vai trò chủ đạo

Như vậy, có thể đi đến khái niệm chung nhất về quản lý thu NSNN cấp huyện như sau: Quản lý thu NSNN cấp huyện là chuỗi các hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương trợ nhau nhằm làm cho hoạt động quản lý thu NSNN cấp huyện được thực hiện có hiệu quả.

Mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng các phương pháp tác động đến các hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu của ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2002) Mục tiêu của quản lý thu NSNN cấp huyện bao gồm hai mục tiêu cơ bản sau:

- Nhằm điều hành ngân sách nhà nước linh hoạt, đảm bảo nguồn thu để phục vụ chi ngân sách cấp huyện

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện Đảm bảo tính hệ thống, tính đầy đủ, kịp thời, tính chính xác của các khoản thu vào ngân sách nhà nước

Quản lý thu NSNN nhằm bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước cấp huyện, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củaNhà nước cấp huyện Bên cạnh đó, việc quản lý thu NSNN còn đảm bảo sự họat động có hiệu quả trong tổ chức thu NSNN, đảm bảo công tác thu NSNN đuợc vận hành theo đúng quy định của Pháp luật, tránh các hiện tượng tiêu cực, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tận thu những cũng đem lại lợi ích, sự phát triển cho các đối tượng nộp ngân sách phát triển qua đó nuôi dưỡng nguồn thu (Quốc hội,2002).-Thông qua quản lý thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

- Quản lý thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng (Bộ Tài Chính, 2003)…

Yêu cầu trong hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước Thứ nhất, ban hành hệ thống thể chế về thu NSNN

Hoạt động quản lý thu NSNN đầu tiên mà mỗi Nhà nước cần thực hiện là tiến hành xây dựng hệ thống thể chế thu NSNN

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thị xã Phú Thọlà trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ trong gần sáu thập kỷ, và hiện nay đang là trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùng Tây, Tây Bắc

Thị xã Phú Thọnằm ở phía Tây, Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, là thị xã nối liền các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; đường Hồ Chí Minh, cầu Ngọc Tháp, đường 35m nối thị xã Phú Thọvới Quốc lộ II, có diện tích tự nhiên 64,6 km 2 , gồm 4 phường nội thị và 6 xã ngoại thị; dân số là 91.650 người (tính đến 31/12/2015); phía Đông giáp với huyện huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao; phía Nam giáp Sông Hồng và huyện Tam Nông; phía Tây giáp huyện Thanh Ba; phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, huyện Phù Ninh

Thị xã Phú Thọnằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côi Minh Thị xã Phú Thọcách Thành phố Việt Trì 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 80km, cách Hà Nội khoảng 40km, cách cảng Hải Phòng 190km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 200km (Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ, 2016) Địa hình: Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng “ bát úp”, nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp Địa hình cao dân về phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía sông Hồng

Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm trong khoảng 23,3 0 C, nhiệt độ trung bình tối cao ở mức 28,4 0 C, nhiệt độ trung bình tối thấp là 16,1 0 C và có nhiều ngày xuống dưới 15 0 C, có năm xuống dưới 10 0 C và có sương muối, giá rét xảy ra ở tần suất thấp Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm – 1.700 mm Độ ẩm không khí trung bình ở mức 85% Ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nhưng ảnh hưởng của chế độ mưa sau bão gây úng ở các vùng đất trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư Thị xã Phú Thọcó các điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông, lâm nghiệp (Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ, 2016).

Lao động: Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64% Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động tham gia vào nền Kinh tế quốc dân chiếm 90%; lao động qua đào tạo nghề 53%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% số lao động trong nền kính tế quốc dân

Những năm gần đây, thị xã đã tập trung đầu tư rất nhiều cho các dự án chỉnh trang đô thị như làm lề đường, vỉa hè, trồng cây xanh công cộng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường khiến bộ mặt đô thị trở nên khang trang hơn, đời sống người dân được ổn định hơn rất nhiều Nhiều con đường được mở rộng, nhiều công trình lớn được tỉnh đầu tư đã và đang hoàn thành cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thị xã Phú Thọ Thị xã Phú Thọlà huyết mạch giao thông của đường Hồ Chí Minh và đường xuyên Á, là điểm dừng chân của trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), đường trục chính nối trung tâm thị xã Phú Thọvới quốc lộ II đã mở ra cho thị xã những thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Bảng 3.1 Danh sách các đơn vị hành chính của thị xã Phú Thọ

Diện tích Dân số trung bình (Người) Mật độ

STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm dân số

(ha) 2014 2015 2016 (người/km2) Toàn thị xã 6.460,07 69.426 69.981 70.313 1.088

II Khu vực ngoại thị 4.103,34 29.969 30.186 30.414 741

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Phú Thọ(2016)

Hiện nay trên địa bàn thị xã có 5 phường (Âu Cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh, Thanh Vinh) và 5 xã (Văn Lung, Hà Lộc, Thanh Minh, Hà Thạch, Phú Hộ) Mỗi xã, phường có đặc điểm riêng Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thị xã Phú Thọxác định lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành thương mại – dịch vụ và nông nghiệp cận đô thị Bên cạnh đó, thị xã Phú Thọtập trung phát triển đầu tư các khu công nghiệp Phú Hà, khu đô thị Thanh Minh, phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ lớn

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọgiai đoạn năm 2014 – 2016

1 GTSX CN-XD trên địa bàn thị xã

XDCB trên địa bàn thị xã

6 Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội

Năm Năm Năm So sánh

2015/2014 2016/2015 tỷ đồng 510 575,5 590,1 112,84 102,54 tỷ đồng 104 112 119,7 107,69 106,86 tỷ đồng 531 627 747,4 118,08 119,20 triệu

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội (2014 - 2016 )

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

46 sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội của thị xã Phú Thọphát triển vượt bậc Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 – 2016 đạt 24,7 %/năm Đặc biệt, năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 25,1%; Dịch vụ 51,1%, Nông nghiệp, thủy sản chiếm 23,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng/người Thu ngân sách trên địa bàn đạt 282,1 tỷ đồng Nổi bật là sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao Dịch vụ phát triển nhanh, đúng hướng, phát huy được lợi thế, đa dạng về loại hình, chất lượng không ngừng được nâng cao; đã ứng dụng nhanh công nghệ mới, hiện đại vào một số khâu dịch vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu của trung tâm dịch vụ vùng Sản xuất nông nghiệp đô thị, cận đô thị, nông nghiệp sạch bước đầu có kết quả như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh Tổng giá trị đầu tư xây dựng năm 2016 trên địa bàn tăng 12,6% so cùng kỳ, đạt 763,3 tỷ đồng.

Nhờ vậy, nền kinh tế của thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọluôn phát triển ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 35,7 triệu đồng/người/năm; tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2012-2016 là16%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã Phú Thọlà 4,49% Dân số toàn thành phố hơn 91.650 người, trong đó dân số khu vực nội thị là 42.583 người Tỷ lệ đô thị hóa đạt 45,37%, với mật độ dân số nội thị là 10.645,75 người/km2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71% Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị đạt trên 96% (Phòng thống kê thị xã Phú Thọ2015).

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Hiện trạng công tác quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ

4.1.1 Bộ máy quản lý thu Ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ Cùng với sự ra đời và triển khai thực hiện Luật NSNN năm 1996, và đặc biệt Luật

NSNN sửa đổi năm 2002, công tác tổ chức thu NSNN ngày càng được hoàn thiện Hiện nay, trên cơ sở dự toán thu NSNN tháng, quý do cơ quan thu (chi cục Thuế) gửi đến, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể như: thời gian phát sinh các khoản thu, số lượng đối tượng nộp, số tiền phải thu, khoảng cách tới trụ sở KBNN các đơn vị KBNN lập kế hoạch triển khai công tác thu tại trụ sở hoặc tại các điểm thu ngoài trụ sở Công tác quản lý và tập trung các khoản thu NSNN đã được cải tiến một bước, toàn bộ các khoản thu phải được nộp trực tiếp vào KBNN, hạn chế tối đa việc thu tiền qua cơ quan thu.

Phòng tài chính – kế hoạch, Chi Cục Thuế

Kho bạc nhà nước cấp huyện

Các cơ quan thu được uỷ quyền

HĐND và UBND xã, phường Ban tài chính

Kho bạc nhà nước các huyện

Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN

Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch thị xã Phú Thọ(2016)

Bộ máy quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọđược tổ chức về cơ bản giống như ở các địa phương khác, bao gồm KBNN và các cơ quan thu, các cơ quan được uỷ quyền thu NSNN như sơ đồ trên + Tổ chức bộ máy quản lý của các cơ quan thu

Bộ máy quản lý của cơ quan thu được tổ chức chủ yếu theo yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với tổ chức chung của từng hệ thống

Cơ quan thuế: Bộ máy được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến tỉnh, huyện Ở thị xã Phú Thọcó Chi cục thuế với chức năng chủ yếu là tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và tài sản công trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật

KBNN: KBNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN; các quỹ Tài chính nhà nước và các quỹ khác dược nhà nước giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển Hoạt động của KBNN mang tính chất vừa là cơ quan công quyền, vừa hướng tới các dịch vụ phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân đối với NSNN Đối với hoạt động quản lý thu NSNN, KBNN thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu NSNN, tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

Cơ quan Tài chính: Bộ máy tổ chức quản lý theo chiều ngang Tại tỉnh có Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh; Tại huyện có Phòng Tài chính trực thuộc UBND huyện; Tại xã có bộ phận Tài chính thuộc UBND xã Với chức năng quản lý tài chính trên địa bàn

Cơ quan thu khác: Các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của UBND thành phố có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý thu NSNN như các phòng: Kinh tế, Thống kê, Tài nguyên – Môi trường, Quản lý đô thị, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá – Thông tin, Tư pháp, Thanh tra nhà nước; các đơn vị: Văn phòng Đăng ký QSD đất, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban Quản lý dự án công trình, Ban quản lý chợ Đây là các đơn vị giúp UBND thị xã Phú Thọthực hiện chức năng quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực cụ thể hoặc cung ứng một số dịch vụ công trên địa bàn thành phố Một số đơn vị có trực tiếp thu nộp, quyết toán thu về một số khoản phí và lệ phí nhưng số thu không lớn Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan, đơn vị này lại là tiền đề phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách của các đối tượng nộp thuế, phí và lệ phí và tài sản công nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý xây dựng việc thu thập, chuyển giao thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị này với Chi cục Thuế thị xã có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN trên địa bàn

Một số cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước cấp trên tại thị xã có chức năng, nhiệm vụ liên quan hoặc hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu NSNN, bao gồm: Công an, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Đội quản lý thị trường số 5 thuộc Chi cục QLTT thị; Chi cục Thi hành án dân sự, Hạt kiểm lâm

Nhìn chung các cơ quan thu NSNN thực hiện chức năng quản lý thu NSNN trên địa bàn với các nhiệm vụ cụ thể là:

- Xây dựng và lập kế hoạch thu NSNN

- Quản lý đối tượng nộp

- Xác định mức thu, khoản thu NSNN cho từng hoạt động kinh tế của từng đối tượng nộp; đôn đốc đối tượng nộp tiền vào NSNN

- Trực tiếp thu NSNN trong một số trường hợp cụ thể

* Phương thức thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ

- Thu ngân sách qua kho bạc: Hiện nay phương thức thu này đang được áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên, có địa điểm cố định thuận lợi cho việc nộp; Nhà nước Ngoài ra, còn có các khoản vay trong nước (thông qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc ).

- Thu thông qua các cơ quan thu: Phương thức thu NSNN qua cơ quan thu hiện đang được áp dụng đối với các địa bàn ở xa KBNN; đối tượng nộp phân tán; doanh số thu NSNN không lớn; thời gian nộp không tập trung; việc thu trực tiếp vào KBNN có khó khăn Qua quá trình thực hiện, phương thức thu tỏ ra rất phù hợp với các khoản thu thuộc các đối tượng nộp không thường xuyên, không ổn định như: thu thuế của đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh theo phương pháp khoán; một số khoản phí, lệ phí, thu phạt có số tiền nhỏ Theo phương thức thu này, cơ quan thu trực tiếp thu tiền từ đối tượng nộp, sau đó, cuối ngày hoặc định kỳ nộp vàoKBNN để ghi thu NSNN.

- Uỷ nhiệm thu cho UBND xã, phường: Phương thức này được thực hiện từ năm 2005 Đây là một chủ trương lớn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan thu được ủy quyền nhằm thực hiện cải cách hành chính thuế,phí và lệ phí và tài sản công tập trung nguồn nhân lực vào việc quản lý các nguồn thu lớn chống thất thu có hiệu quả; đồng thời, đề án này còn nhằm mục đích đề cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc tăng cường khai thác và quản lý tốt các khoản thuế, phí và lệ phí và tài sản công được uỷ nhiệm, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, khuyến khích các xã chăm lo phát triển kinh tế, khai thác nguồn thu, chống thất thu để tăng thu có hiệu quả.

Số thu các loại thuế, phí và lệ phí và tài sản công được uỷ nhiệm từ những địa bàn đều tăng cao so với trước, theo báo cáo trước khi ủy nhiệm thu số thuế, phí và lệ phí và tài sản công phát sinh hàng tháng chỉ thu được cao nhất 80%, số còn lại phải chuyển sang tháng sau để đôn đốc tiếp; sau khi uỷ nhiệm về cơ bản là thu róc 100%, ngoài ra còn thu được tiền nợ đọng cũ và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trốn thuế, phí và lệ phí và tài sản công.

Trong thời gian qua, việc áp dụng các phương thức thu trên nhìn chung đã góp phần bao quát tốt hơn mọi đối tượng nộp, mọi khoản thu Tuy nhiên, việc thực hiện các phương thức này còn một số hạn chế sau:

Các phương thức thu hiện tại chủ yếu dựa vào tính tự giác của người nộp, chưa mang tính cưỡng chế cao do đó dẫn đến tình trạng số thuế, phí và lệ phí và tài sản công nợ đọng của các đơn vị còn tương đối lớn và đế hoàn thành được kế hoạch thu hiện nay cơ quan thu vẫn mất rất nhiều công sức đốc thúc Phương thức ủy nhiệm thu cho UBND xã, phường hiện mới chỉ được áp dụng đối với một số nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí và tài sản công, nên đã dẫn đến tình trạng cùng một đối tượng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước nhưng khoản thu này thì nộp cho cán bộ thu ở chính quyền sở tại, khoản thu khác lại nộp cho cơ quan thu, do đó làm cho đối tượng nộp không thực sự hiếu rõ ai là cơ quan quản lý việc nộp NSNN của mình.

* Hình thức thu ngân sách nhà nước tại Thị xã Phú Thọ

Thu ngân sách nhà nước tại Thị xã Phú Thọđược thực hiện bằng cả hai hình thức chuyển khoản và tiền mặt Đối với chuyển khoản:

+ Căn cứ vào lệnh chuyển tiền truyền qua đường điện tử do Kho bạc khác thu hộ truyền về, KBNN các huyện, thành phố sẽ trực tiếp hạch toán vào ngân sách

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ

4.2.1 Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ

Bộ máy tổ chức, quản lý đối với công tác thu ngân sách nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý thu NSNN.

Bộ máy được tổ chức, bố trí hợp lý, gọn nhẹ, được trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ giúp theo dõi, quản lý tốt tới từng đối tượng thực hiện thu NSNN Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu NSNN, giữa chính quyền các cấp với các cơ quan chức năng cũng hết sức quan trọng trong việc tổ chức, triển khai, theo dõi, giám sát công tác thu ngân sách nhà nước tại từng đơn vị, công trình, đối tượng Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý thuNSNN có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay không thành công, đến kết quả và hiệu quả quản lý thu NSNN tùy theo vị trí công tác của cán bộ trong hệ thống Cán bộ với nhận thức, ý thức, nhiệt tình, bản lĩnh chính trị cao, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, thông thạo sử dụng các công cụ hiện đại sẽ giúp triển khai, quản lý tốt thu NSNN Ngược lại, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu sẽ dễ dẫn đến thất thu, bội chi ảnh hưởng lớn đến khả năng tự cân đối NSNN tại địa phương

Bảng 4.11 Trình độ cán bộ thu NSNN tại thị xã Phú Thọ Đơn vị: người Tổng Trong đó Trình độ chuyên môn

TT Đối tượng Trên số Trung Cao Đại

Nam Nữ đại cấp đẳng học học

- Phòng Tài chính kế hoạch 9 2 7 1 2 5 1

- Chủ tịch UBND xã, phường 10 10 7 3

- Cán bộ kế toán tài chính 20 6 14 2 6 12 1

Nguồn: Phòng nội vụ thị xã Phú Thọ(2016)

Từ năm 2012, Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm

2011 tỉnh Phú Thọđã có chủ trương tuyển dụng sinh viên đại học, thạc sỹ về công tác tại các xã, phường trong đó có tuyển dụng cho công tác quản lý ngân sách cấp huyện Từ giai đoạn 2012 – 2016 trên cơ sở rà soát lại đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách cấp xã, phường thực hiện tuyển dụng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức kế toán – tài chính huyện và thực hiện mỗi xã, phường có 02 cán bộ tài chính – kế toán ngân sách cấp huyện Năm 2015, thị xã Phú Thọđã tổ chức thi tuyển để tuyển dụng mới và cho đi đào tạo nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách cấp xã, phường hiện có Đến nay về định biên cán bộ đã đảm bảo theo quy định của nhà nước.

Hiện nay bộ máy quản lý ngân sách của thị xã gồm 38 cán bộ công chức kế toán – tài chính xã, phường (trong đó trình độ thạc sỹ: 04 người, đại học 27 người,cao đẳng 6 người, trung cấp 01 người) Cán bộ chuyên quản phụ trách của các đơn

87 xã cơ bản được đào tạo từ bậc đại học trở lên với độ tuổi còn khá trẻ có tinh thần học hỏi và nghiên cứu trong công việc Nhìn chung bộ máy cán bộ quản lý tài chính ngân sách cấp huyện sau khi được kiện toàn đã vận hành tương đối tốt so với giai đoạn trước đây, đã phối kết hợp trong công tác quản lý ngân sách cấp xã, phường với phòng Tài chính - Kế hoạch của thị xã một cách chặt chẽ, đa số nắm bắt được nghiệp vụ và nhiệm vụ của mình; đáp ứng được nguồn nhân lực trong việc điều hành ngân sách cấp xã, phường đảm bảo cân đối được ngân sách nhằm giúp cho chính quyền cơ sở vững mạnh Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số tồn tại:

- Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện đã được tuyển chọn, chuẩn hoá xong một số cán bộ trình độ năng lực chưa thật sự đáp ứng được đòi hỏi công việc điều hành quản lý ngân sách cấp huyện; những cán bộ cũ được đào tạo còn chắp vá để đảm bảo chuẩn hoá, còn những cán bộ mới tuyển chưa đủ kinh nghiệm trong công việc

- Đối với đội ngũ kế toán- tài chính sau 3 năm công tác bị thay đổi cơ quan làm việc, luân chuyển định kì sang đơn vị khác nên ảnh hưởng đến công tác tham mưu điều hành, quản lý ngân sách

- Đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán ngân sách cấp huyện tuy đã được chuẩn hoá và phân công thành kế toán thu, kế toán chi ngân sách cấp huyện nhưng trong thực tế một số cán bộ mới còn chưa nắm bắt đầy đủ quy trình quản lý, chưa làm hết chức năng nhiệm vụ đã được phân công; nhiều xã, phường chưa quan tâm đến chức năng thu ngân sách mà chủ yếu tập trung vào kế toán chi ngân sách Chính vì vậy mà chưa khai thác hết khả năng cũng như năng lực của từng cán bộ

- Còn một số cán bộ tài chính - kế toán ngân sách cấp xã, phường làm việc lâu năm có trình độ, có kinh nghiệm nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương nên cố ý làm trái như che dấu nguồn thu để đề nghị cấp trên tăng trợ cấp làm cho việc phản ánh thu- chi ngân sách cấp xã, phường thiếu minh bạch Bên cạnh đó việc nắm bắt chế độ chính sách mới về quản lý tài chính - ngân sách của một số cán bộ tài chính - kế toán ngân sách cấp huyện chưa kịp thời dẫn tới việc thực hiện không đúng

Năng lực của cán bộ quản lý thu có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu ngân sách nhà nước bởi lẽ những cán bộ thu có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn Họ có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu ngân sách nên hạn chế được tình trạng thất thu ngân sách

Bảng 4.12 Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ Đơn vị:% Tổng Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá nhân

SL CC SL CC SL CC

1.Cán bộ hướng dẫn thủ tục và các yêu cầu liên quan

2 Thái độ phục vụ cán bộ thu

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Các cơ quan thu NSNN tại thị xã Phú Thọnguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ Một bộ phận cán bộ quản lý thu ngân sách trình độ hiểu biết và thực thi chính sách quản lý thu ngân sách, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu ngân sách hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người nộp ngân sách, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp ngân sách trong việc thực thi pháp luật NSNN.

Qua bảng trên ta thấy đại đa số người nộp ngân sách cơ bản đều đánh giá cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý thu và thực hiện thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ Đây là yếu tố rất quan trọng giúp hạn chế được tình trạng thất thu ngân sách vì các đối tượng nộp ngân sách tin tưởng vào các cán bộ thực hiện công tác thu ngân sách thì họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo của cán bộ thu ngân sách về đường lối chính sách thu NSNN từ đó mà người nộp ngân sách hiểu và tuân thủ nghĩa vụ nộp ngân sách của đơn vị mình.

Mặt khác cán bộ thu ngân sách được trang bị kiến thức kỹ năng tốt sẽ có bản lĩnh vượt qua được những cám dỗ, họ làm việc công tâm và có trách nhiệm hơn, đối lập là những cán bộ trình độ thấp thường ỉ lại, làm việc kém hiểu quả tạo kẽ hở cho các đối tượng có thể trốn thuế.Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao trình độ, nhắc nhở các cán bộ có thái độ làm việc chưa đúng đối với người nộp ngân sách để chống thất thu thu và tăng nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn

4.2.2 Ý thức chấp hành của người nộp ngân sách

Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành luật của các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh còn hạn chế Mục tiêu của các đối tượng này là lợi nhuận thu được, hạn chế các khoản đóng góp, càng ít đóng góp nghĩa vụ với nhà nước càng có lợi cho tổ chức và gia đình Trình độ nhận thức về thuế và các khoản giao nộp khác cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế và nghĩa vụ tài chính đối với các khoản thu theo quy định của dân cư và các thành phần kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu ngân sách

Mọi chủ trương chính sách nói chung, thu ngân sách nói riêng nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì không thể thành công được, muốn được nhân dân ủng hộ và có ý thức chấp hành các chính sách, chế độ đó thì trước hết phải làm cho họ hiểu và tự giác thực hiện Ngân sách nhà nước luôn yêu cầu thu đúng, thu đủ đảm bảo theo quy định, còn doanh nghiệp và nhân dân luôn muốn giảm chi phí đóng góp Nếu nhân dân không hiểu hoặc luôn tìm cách để gian lận,trốn lậu thuế thì công tác quản lý thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 4.13 Tình hình chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách của các tổ chức và cá nhân tại thị xã Phú Thọ Đơn vị : %

Tổ chức, Tổ chức, Tổ chức, cá nhân cá nhân cá nhân

TT Đối tượng Tổng nộp đủ không nộp nộp thiếu

Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ người (%) người (%) người (%)

5 Hộ gia đình, cá nhân 10 7 70 1 10 2 20

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Hệ thống bộ máy quản lý thu NSNN ở Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống bộ máy quản lý thu NSNN ở Việt Nam (Trang 23)
Bảng 3.1. Danh sách các đơn vị hành chính của thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 3.1. Danh sách các đơn vị hành chính của thị xã Phú Thọ (Trang 58)
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thị xã Phú Thọ- Thọ-tỉnh Phú Thọgiai đoạn năm 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thị xã Phú Thọ- Thọ-tỉnh Phú Thọgiai đoạn năm 2014 – 2016 (Trang 59)
Bảng 3.3. Thông tin chung về đối tượng điều tra - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 3.3. Thông tin chung về đối tượng điều tra (Trang 65)
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch thị xã Phú Thọ(2016) - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch thị xã Phú Thọ(2016) (Trang 68)
Bảng 4.1. Các cấp quản lý các khoản thu  ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.1. Các cấp quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ (Trang 78)
Bảng 4.2. Dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.2. Dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 81)
Bảng 4.3. Đánh giá về lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.3. Đánh giá về lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ (Trang 82)
Bảng 4.4. Quy mô và cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọgiai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.4. Quy mô và cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọgiai đoạn 2014 – 2016 (Trang 87)
Bảng 4.6. Tình hình nợ thuế, đấu thầu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.6. Tình hình nợ thuế, đấu thầu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản (Trang 91)
Bảng 4.5. Đánh giá về công tác thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.5. Đánh giá về công tác thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ (Trang 91)
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quyết toán thu ngân sách hàng năm - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quyết toán thu ngân sách hàng năm (Trang 95)
Bảng 4.7. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.7. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 96)
Bảng 4.8. Đánh giá về công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.8. Đánh giá về công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ (Trang 97)
Bảng 4.9. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thu nộp NSNN Đơn vị tính: triệu đồng - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.9. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thu nộp NSNN Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 100)
Bảng 4.10. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.10. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra tại thị xã Phú Thọ (Trang 102)
Bảng 4.11. Trình độ cán bộ thu NSNN tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.11. Trình độ cán bộ thu NSNN tại thị xã Phú Thọ (Trang 103)
Bảng 4.12. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.12. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ (Trang 106)
Bảng 4.13. Tình hình chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách của các tổ chức và cá nhân tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.13. Tình hình chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách của các tổ chức và cá nhân tại thị xã Phú Thọ (Trang 108)
Bảng 4.14. Lý do mà các tổ chức và cá nhân đưa ra trong việc chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách tại thị xã Phú Thọ TT Tổ chức cá nhân nộp đủ Tổ chức cá nhân - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.14. Lý do mà các tổ chức và cá nhân đưa ra trong việc chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách tại thị xã Phú Thọ TT Tổ chức cá nhân nộp đủ Tổ chức cá nhân (Trang 109)
Bảng 4.15. Đánh giá của doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh về tình hình quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ
Bảng 4.15. Đánh giá của doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh về tình hình quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w