1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn tiếng việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh

142 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyên Thị Hông
Người hướng dẫn TS Vũ Thị Thúy Hằng
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 9,11 MB

Nội dung

LỜI CẢM ONBản luận văn “Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Son, tỉnh Bắc Ninh" được ho

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC • • •

NGUYÊN THỊ HÔNG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIÊN NÀNG LỤC DẠY HỌC • • • MÔN TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN Ỏ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHÓ TỪ SON, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Quăn lý Giáo dục

Ma số: 8140114.01

Cán bộ hướng dân khoa học: TS Vũ Thị Thúy Hăng

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận vãn này là kêt quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đây

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Tác giả luận văn

Nguyên Thị Hông

1

Trang 3

LỜI CẢM ON

Bản luận văn “Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Son, tỉnh Bắc Ninh" được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục - Đại

học Quốc gia Hà Nội dưới sự hưóng dẫn của TS Vũ Thị Thúy Hằng Tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn chân thành tới người cô đã trực tiếp hướng dần, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Hiệu trưởng, giáo viên các trưòng tiểu học thành phố Từ Sơn, tĩnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các anh/chị cùng lớp cao học Quản lý giáo dục đã luôn động viên, quan tâm giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

• •

11

Trang 4

Cơ sở vật chất Giáo dục và Đào tạo Giáo dục

Giáo viên Học sinh Hiệu trưởng Kiểm tra - đánh giá Nhà xuất bản

Phụ huynh học sinh Quản lí giáo dục

Tổ chuyên môn Tiểu học

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời căm ơn ii

Danh mục các từ viết tắt iii

Danh mục các bảng ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỎ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG Lực DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN TIỀU HỌC 7• • •

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động tố chuyên môn và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên thông qua hoạt động tố chuyên môn ở các trường tiểu học 7

1.1.2 Nghiên cứu về quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triến năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên tiếu học 10

1.2 Một số khái niệm 12

1.2.1 Tố chuyên môn, hoạt động của tổ chuyên môn 12

1.2.2 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn 15

1.2.3 Năng lực dạy học môn Tiếng Việt 16

1.2.4 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên 17

1.2.5 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học 18

1.3 Môn Tiếng Việt và yêu cầu đối với giáo viên trong dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiễu học theo chương trình giáo dục 2018 19

1.3.1 Giới thiệu về môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục tiểu học năm 2018 19

1.3.2 Yêu cầu đối với giáo viên trong dạy học môn Tiếng Việt ờ trường Tiểu học theo chương trình giáo dục 2018 23

iv

Trang 6

1.4 Hoạt động tô chuyên môn theo hướng phát triên năng lực dạy

học môn Tiếng Việt cho giáo viên ờ trường Tiếu học 26

1.4.1 Mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 26

1.4.2 Nhiệm vụ hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 27

1.4.3 Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 28

1.4.4 Hình thức hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 29

1.5 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 31

1.5.1 Tổ trưởng chuyên môn trong trường tiểu học 31

1.5.2 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 33

1.6 Các yếu tố ảnh hưỏng đến quản lí hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học 40

1.6.1 Yếu tố khách quan 40

1.6.2 Yếu tố chủ quan 42

Kết luận Chưong 1 45

Chương 2: THựC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TÓ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG Lực DẠY HQC MÔN TIÉNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRUÔNG TIỂU HQC THÀNH PHỐ TỪ SON, TỈNH BẮC NINH 46

2.1 Giói thiệu về giáo dục tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 46

2.1.1 Giới thiệu chung 46

2.1.2 Giới thiệu về các trường tiểu học được chọn khảo sát trên địa bàn thành phố Từ Sơn 47

2.2 Khái quát khảo sát thực trạng 51

V

Trang 7

2.2.1 Mục đích khảo sát 51

2.2.2 Nội dung khảo sát 51

2.2.3 Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát 52

2.2.4 Phương pháp khảo sát 52

2.2.5 Cách cho điểm và thang đánh giá 53

2.3 Khó khăn của giáo viên trong dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 53

2.4 Thực trạng hoạt động tô chuyên môn theo hướng phát triên năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 55

2.4.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động tồ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 55

2.4.2 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 58

2.4.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 60

2.4.4 Thực trạng hình thức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiều học 64

2.4.5 Tổng hợp thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học 65

2.5 Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt ờ các trường tiểu học thành phố Từ Son, tỉnh Bắc Ninh 66

2.5.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên 66

VI

Trang 8

2.5.2 Thực trạng tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát

triến năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên 69

2.5.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên 72

2.5.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên 75

2.5.5 Tổng họp thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phổ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 78

2.6 Thực trạng ănh hưởng của các yếu tố đến quăn lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ỏ’ các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 79

2.7 Đánh giá chung 82

2.7.1 Ưu điểm 82

2.7.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 83

Kết luận Chu'O'ng 2 85

Chương 3: BIỆN PHÁP QUÀN LÍ HOẠT ĐỘNG TỎ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIẺN NĂNG Lực DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TỪ SON, TỈNH BẮC NINH 86

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 86

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 86

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 86

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa 87

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 87

3.2 Đề xuất các biện pháp quán lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên trong giai đoạn hiện nay 88

3.2.1 Tổ chức tìm hiểu những khó khăn của giáo viên trong dạy học môn Tiếng Việt, xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên ở các trường 88

Trang 9

3.2.2 Xây dựng kê hoạch hoạt động chuyên môn của tô chuyên môn phù họp các điều kiện thực tế và hướng đến mục tiêu hồ trợ,

phát triển cho giáo viên năng lực dạy học môn Tiếng Việt 91

3.2.3 Tổ chức các chuyên đề để giáo viên nắm chắc nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục 2018 94

3.2.4 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để nâng cao phương pháp và hình thức dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên 96

3.2.5 Tố chức đánh giá, điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên 100

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên 103

3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất 104

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 104

3.4.2 Phương pháp khảo nghiệm, cách cho điểm và thang đánh giá 104

3.4.3 Mầu và địa bàn khảo nghiệm 104

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 105

Kết luận Chương 3 111

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC

• • • Vin

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Mầu khách thể khảo sát thực trạng 52Bảng 2.2 Cách cho điểm và thang đánh giá 53Bảng 2.3 Đánh giá khó khăn của giáo viên khi dạy học môn Tiếng

Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố TừSơn, tỉnh Bắc Ninh 53Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động tồ chuyên môn

theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tinh Bắc Ninh 55

Bảng 2.5 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ hoạt động tổ chuyên môn

theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 58

Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động tố chuyên môn

theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 60

Bảng 2.7 Thực trạng hình thức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bấc Ninh.64

Bảng 2.8 Tổng hợp thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bấc Ninh.65

Bảng 2.9 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động tố chuyên môn theo

hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 66

Bảng 2.10 Thực trạng tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên

ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 69

IX

Trang 11

Bảng 2.11 Thực trạng chỉ đạo hoạt động tô chuyên môn theo hướng

phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên

ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 72Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tố chuyên môn

theo hướng phát triến năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 75

Bảng 2.13 Tổng hợp thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn

theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 78

Bảng 2.14 Thực trạng ảnh hưởng của các yếư tố đến quản lí hoạt

động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạyhọc môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 79

Bảng 3.1 Cách cho diêm và thang đánh giá mức độ câp thiêt và khả

thi của các biện pháp quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triến năng lực dạy học môn Tiếng Việtcho giáo viên 104Bảng 3.2 Mầu khách thể khảo nghiệm 104Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ờ các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.105

Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản

lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trườngtiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 107Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện

pháp đề xuất 109

X

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đê tài

Quàn lí hoạt động tổ chuyên môn trong các trường tiểu học có vị trí quan trọng giúp nhà trường thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học trong điều kiện thực tế của mồi nhà trường Trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục theo nghị quyết của Đảng, triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc quan tâm đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường đáp ứng yêu cầu mới ngày càng trở nên cấp thiết để định hướng,

hỗ trợ giáo viên thực hiện thành công hoạt động dạy học và giáo dục học sinh theo chương trình mới Nghị quyết 29 - NQ/TW của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới

căn bán, toàn diện giáo dục và đào tạo là đôi mới những vẩn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan diêm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện ”[2],

Đối với học sinh tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng để phát triển năng lực ngôn ngừ cho các em, giúp các em có phương tiện để tư duy, khám phá thế giới, từ đó phát triển phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của cấp học Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, môn Tiếng Việt được thiết kế theo quan điểm tiếp cận năng lực là tiếp cận chung của chương trình đã có nhiều đổi mới cả về mục tiêu cũng như nội dung, phương pháp giảng dạy và kiềm tra, đánh giá về đồi mới dạy học môn Tiếng Việt, thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu càu học tập trong thời đại mới Chính điều đó đã đặt ra yêu cầu, thách thức đối với giáo viên trong tổ chức dạy học phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù môn Tiếng Việt cho học sinh Tổ chuyên môn cùng với hoạt động tổ chuyên môn là môi trường làm việc quan trọng để định hướng, bồi dưõng, giám sát, hồ trợ giáo viên triến khai môn học theo yêu cầu của chương trình mới

1

Trang 13

Trong thực tế quá trình triển khai dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình mới của giáo viên ở các trường tiều học thành phố Từ Sơn còn gặp những khó khăn Mặc dù có nhiều nỗ lực đổi mới nhưng thói quen dạy học của thầy vẫn còn thiên nhiều theo hướng dạy truyền thống, chưa thực sự đổi mới theo hướng phát triển năng lực theo yêu cầu mà Bộ GD&ĐT đã ban hành Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải thực sự coi học trò là trung tâm, phải hiểu được tâm lý, thói quen học tập, khả năng tiếp nhận của từng em, năng khiếu và thế mạnh của từng em Trong bối cảnh lóp học có đông học sinh, đặc điếm cá nhân và mức độ tiếp thu của các

em không giống nhau là thách thức lớn đối với giáo viên Việc giảng dạy vẫn còn thiên về trang bị kiến thức một cách dàn đều, chưa thực sự dựa trên khả năng cùa người học để xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức

tồ chức dạy học Việc phát huy được năng lực thực sự của mồi học sinh còn hạn chế Các em chưa được sáng tạo một cách thực sự theo năng lực bản thân

•7 9

Quản lí hoạt động của tô chuyên môn ở các trường Tiêu học của Thành phố Từ Son đã được lãnh đạo các nhà trường quan tâm, các biện pháp quản lý

tổ chuyên môn đã được thực thi và có những kết quả bước đầu song còn bộc

lộ nhiều khó khăn, bất cập, vi chưa phát huy được hết vai trò, vị trí hoạt động

1

của tô chuyên môn trong hoạt động chung của nhà trường, các tô chuyên môn chưa phát huy được hiệu quả hoạt động để có thể đáp ứng xu thế phát triển giáo dục hiện nay Đen năm 2023, các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố

Từ Son, tĩnh Bắc Ninh đã triển khai chương trình môn Tiếng Việt cho học sinh các lớp 1, lớp 2, lớp 3 và đang triển khai đối với lớp 4 Giáo viên có những lúng túng nhất định trước những yêu cầu đòi hỏi dạy học phát triến năng lực cho học sinh, ngữ liệu dạy học mới cùng với yêu cầu tổ chức hoạt động tích cực hoá hoạt động người học để học sinh lĩnh hội được tri thức Tiếng Việt và vận dụng phát triển kỳ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tiễn Vậy, để đáp ứng được yêu cầu nội dung dạy học theo chương trình giáo dục

2

Trang 14

phô thông 2018 đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, nhà trường cần quan tâm tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Quan trọng hon cả là các nhà quản lí phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát huy năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho đội ngũ giáo viên ở các trường tiếu học trên địa bàn bằng nhiều hình thức.

Xuất phát từ những lý do trên, với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lí tổ chuyên môn ở một trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tôi chọn đề tài nghiên cửu: “Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tính Bắc Ninh”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên, từ đó giúp giáo viên ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

3 Đối tưọng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ờ các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tồ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay là gì?

3

Trang 15

1 1 • 1 r \ -4 Ậ ? 1 1 • ? 1 2 4- /\ _ J Ả 1 *

- Cân có những biện pháp nào đê quản lí hiệu quả hoạt động tô chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay?

5 Giả thuyết khoa học

Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên tại các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tình Bắc Ninh còn nhiều bất cập Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tồ chuyên môn phù hợp với nhu cầu, hướng đến giúp giáo viên giải quyết những khó khăn trong dạy học môn Tiếng Việt, tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung dạy học Tiếng Việt theo chương trình giáo dục mới, hồ trợ giáo viên phát triển năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học phù họp sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên, giúp giáo viên triển khai thành công môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục tại các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đe đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:6.1 Hệ thống hoá cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản li hoạt động tồ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường Tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

6.3 Đe xuất các biện pháp quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

7 Giói hạn, phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đe tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động

4

Trang 16

chuyên môn của tố chuyên môn theo huớng phát triển năng lục dạy học môn

Tiếng Việt cho giáo viên của tồ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học

thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

7.2 Giới hạn về khách thể khảo sát

Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, tác giả sẽ tiến hành khảo sát 110 người, bao gồm 10 CBQL, 20 TTCM và 80 GV dạy học của 4 trường tiểu

học: Tiểu học Tương Giang, Tiểu học Đồng Nguyên 1, Tiểu học Tam Sơn 2,

Tiểu học Đông Ngàn trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

7.3 Giới hạn về thòi gian khảo sát

- Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/ 2022 đến tháng 5/2023

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích: Hệ thống hoá lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận về quàn lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn

Tiếng Việt cho giáo viên ở trường tiểu học

- Cách thực hiện: thực hiện phân tích và tổng hợp lí thuyết về quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng

Việt cho giáo viên ở trường tiếu học

Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến quản lí hoạt động

tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho

giáo viên ở trường tiều học

8.2 Nhỏm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng quản li hoạt động tồ chuyên môn

theo hướng phát triền bồi năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên các

trường tiểu học thành phố Bắc Ninh Đối tượng trả lời phiếu là CBQL nhà

trường, tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên ở trường tiểu học

- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin định tính, bổ sung

5

Trang 17

một sô thông tin vê thực trạng, nguyên nhân, khó khăn của giáo viên, cán bộ quản lí trong quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài.

- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: nghiên cứu kế hoạch dạy học của GV, biên băn hoạt động TCM và sản phẩm dạy học môn TV của GV nhằm phân tích để thấy được những khó khăn trong thực tiễn dạy học TV của

GV và sinh hoạt TCM đã khắc phục được những khó khăn đó như thế nào

8.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát và thiết lập các biếu bảng về các nội dung nghiên cửu

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động tố chuyên môn theo

hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường tiểu học

Chương 2 Thực trạng quán lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tinh Bắc Ninh

Chương 3 Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát

triến năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

6

Trang 18

Chương 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG TỎ CHUYÊN MÔN

THEO HƯỚNG PHÁT TRIÉN NÀNG LỤC DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1.1 Tông quan nghiên cứu vân đê

1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động tố chuyên môn và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên thông qua hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học

Các nghiên cứu về hoạt động tố chuyên môn khắng định vai trò, ý nghĩa của hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường Tác giả Lê Hữu Tân (2022), trong bài viết “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tiểu học dựa trên việc

nghiên cứu bài học ”, đã khẳng định, hoạt động sinh hoạt chuyên môn tạo ra

môi trường quan trọng để giáo viên học tập không ngừng Tác giả đề cao sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học như là hình thức ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu [28],

Tác giả Nguyễn Bách Thắng (2022), trong bào viết “Thực trạng hoạt

động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo chuân nghề nghiệp ” đã nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn của giáo viên mầm non thông qua hoạt động của tố chuyên môn Qua đó khắng định hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng lực, kinh nghiệm cùa đội ngũ giáo viên mầm non [30]

Tác giả Nguyễn Thị Xuân (2023), trong bài viết “Đôi mới sinh hoạt

chuyên môn theo nghiên cứu bài học ” đã khẳng định trong các nhà trường nói

chung, trường tiểu học nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học;

7

Trang 19

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc đối mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, không chỉ bào đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khã năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỳ thuật dạy học, tự tin hơn, không bị áp lực thông qua việc dự giờ, trao đổi, thào luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường [33],

Tác giã Darling - Hammond (1998) nêu “sự phát triển chuyên môn kết nối với việc học của HS và đổi mới chương trình phải được lồng sâu vào trong đời sống hằng ngày của trường học” Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa các tổ chuyên môn trong trường học, tác giả Ainscow (1998) đã nói “giáo viên thường có xu hướng thảo luận vấn đề trong biên giới tô chuyên

môn dẫn đến khống trao đôi tự nhiên với đồng nghiệp ngoài tô chuyên môn Bởi vậy họ bị cô lập và dề dẫn đến nhà trường bị chia rẽ” Nói về học tập của

GV trong tổ chuyên môn, tác giả Goodson và Hargreaves đã viết “phát triển

cảm giác có chung một cộng đồng chuyên môn giữa nhóm GV hay bộ môn nhất định trong các trường học đê việc chia sẻ, đoi thoại về việc dạy học có thê diễn ra và GV có thể bắt đầu cải thiện nó ” [27].

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều tác giả nghiên cứu về quản lí phát triển năng lực dạy học cho GV thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, chẳng hạn:

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục "Quản lý hoạt động tố chuyên môn ở trường trung học cơ sở theo hưởng phát triển năng lực dạy học” của tác giả

Ngô Thị Phương Thảo đã chỉ ra hoạt động tổ chuyên môn có ý nghĩa thúc đẩy phát triển năng lực dạy học cho giáo viên, giúp giáo viên có sự định hướng,

có cơ hội học hởi và trao đổi kinh nghiệm, được chia sẻ để giải quyết những

Trang 20

khó khăn về chuyên môn trong dạy học và giáo dục học sinh Muốn nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, hoạt động tổ chuyên môn phải giúp giáo viên phát triển năng lực dạy học Luận văn cũng đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên.

Tác giả Hà Kim Giáp trong luận văn “Quản lí sinh hoạt tô chuyên môn

theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giảo viên trường trung học cơ sở Dào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phủ Thọ”[ỉ7] đã nêu bật một số

vấn đề lí luận về sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV, bao gồm: mục tiêu, nội dung sinh hoạt TCM; vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong công tác quàn lý sinh hoạt TCM Luận văn cũng nghiên cứu, phân tích rõ thực trạng của hoạt động TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV tại trường tiểu học, những thuận lợi

và khó khăn đối với GV trong quá trình dạy học, Từ đó, đề xuất 06 biện pháp quản lý có tính khả thi, cần thiết Các biện pháp đó là: nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi GV; xây dựng kế hoạch, quy chế quản lí TCM theo hướng phát triến năng lực dạy học tích họp; chỉ đạo TCM thực hiện đúng sinh hoạt

CM theo hướng tích hợp; tăng cường kiểm tra - đánh giá; thành lập nhóm chuyên gia tư vấn về quản lí TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học tích họp; xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy GV tích cực dạy học tích họp

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động TCM trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển chuyên môn cho giáo viên, đưa ra lí luận cụ thể, chi tiết về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức hoạt động TCM Từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong các trường tiều học trên địa bàn nghiên cứu

9

Trang 21

1.1.2 Nghiên cứu về quăn lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định quản lí TCM có một

ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong mồi nhà trường, là nhân tổ trọng yếu nâng cao chất lượng dạy và học

Nghiên cứu sâu về vai trò, hoạt động đặc thù của của TCM tác già Thái Duy Tuyên trong cuốn: Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại [29]

đã đề xuất biện pháp “Để quàn lí chất lượng của tổ bộ môn, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của các cấp quản lí thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện HT cần giao trách nhiệm cho phó

HT hoặc trực tiếp hướng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho từng năm học Đặc biệt cần đổi mới nội dung sinh hoạt TCM, phải chú trọng bồi dưỡng cho GV những vấn đề cụ thể của từng môn học Đồng thời, HT phải kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chi đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá của tổ”

Việc nghiên cúu về công tác quản li hoạt động TCM là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, có nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về quản lí hoạt động Tổ chuyên môn ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Các nghiên cứu đã khẳng định quản lý hoạt động TCM là những tác động đến TTCM và tập thể GV trong TCM để tổ chức và phối họp hoạt động trong quá trình giảng dạy - giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục đào tạo [28],

Tác giả Đinh Lâm Thu trong luận văn “Quản lý hoạt động tô chuyên

môn ở các trường tiếu học huyện Kim Sơn, tinh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phô thông 2018” [31] đã đưa ra cơ sở lí luận và thực

tiễn khẳng định tầm quan trọng của hoạt động TCM, đề xuất 05 biện pháp quản lí hoạt động TCM có tính khả thi và cấp thiết, bao gồm: tố chức nâng cao nhận thức, đổi mới xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, đổi mới kiểm tra đánh giá, đầu tư khai thác csvc.

10

Trang 22

Những nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường phổ thông Trong đó tập trung về quản lý và chức năng của quản lý, về các phẩm chất cần có của người quản lý,

về vai trò của người HT trong các nhà trường phổ thông các nghiên cứu cũng đã đưa ra các biện pháp cụ thể để người HT trường phổ thông có thể chỉ đạo và quăn lý tốt các hoạt động của tổ chuyên môn

Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thúy Quỳnh: “Quản li hoạt động

tô chuyên môn theo định hưởng phát triển năng lực dạy học cho giảo viên các trường tiểu học ở thành phố Hải Phòng” cũng đã đề xuất các biện pháp quản

lí, nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Hải Phòng Có thể nói, những tác già này đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động tồ chuyên môn ở các đơn vị khác nhau, đánh giá nhũng điểm mạnh, điểm yếu của từng biện pháp quản lí đang được áp dụng Căn cứ vào thực trạng hoạt động của cơ sở giáo dục, các tác giả nghiên cứu,

đe xuất những biện pháp quản lí phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện có

Các nghiên cứu quản lí hoạt động TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học GV cũng chủ yếu tập trung phát triển năng lực dạy học nói chung cho giáo viên Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục "Quản lí hoạt động tô chuyên

môn ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực dạy học" của

tác giả Ngô Thị Phương Thảo đã nghiên cứu rất kĩ về cách thức hoạt động TCM, nội dung và vai trò của sinh hoạt TCM phát triển năng lực dạy học Luận án cũng điều tra thực trạng hoạt động TCM theo hướng phát triến năng lực dạy học và cho thấy hoạt động TCM ở mức trung bình - khá, quản lí hoạt

động TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học ở các trường THCS hiện

Trang 23

chuyên môn đáp ứng yêu câu chuơng trình GDPT mới 2018; quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng tổ chức học tập; quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực dạy học của GV; quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh chưa có nghiên cứu nào về nội dung quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học một môn học cụ thể, đặc biệt là môn Tiếng Việt cho GV tiểu học Mặt khác, nghiên cứu cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường khác nhau sẽ có những tình huống và vấn đề cần giải quyết khác nhau Do vậy, đây chính là khoảng trống cho thấy cần triển khai nghiên cứu đề tài luận văn.

1.2 Một số khái niệm • •

1.2.1 Tổ chuyên môn, hoạt động của tồ chuyên môn

* Tô chuyên môn

Tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường phổ thông Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục

Hoạt động mới, cần ưu tiên của TCM không chỉ là đơn vị hành chính

mà còn là tố chức có khả năng học hỏi, tập thế sư phạm với đặc thù và giáo trị văn hóa đế hồ trợ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trong dạy và học đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học thì tại khoản 1, Điều 14 nêu rõ:

‘‘Tô chuyên môn bao gồm giáo viên theo khói lớp hoặc môn học; nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục

12

Trang 24

người khuyết tật, tham vẩn học đường Mỗi tô có ít nhất 03 thành viên; tô chuyên môn có tô trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó ” [4].

Chức năng của TCM là giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường

Nhiệm vụ của TCM là: Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình

kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học; thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tố chủ động và linh hoạt; đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học; tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo và úy ban nhân dân cấp tỉnh Đe xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định; tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông

Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình,

kế hoạch hoạt động của tổ; động viên, giúp đỡ nhau dạy tốt, trao đổi kinh nghiệm đế nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; quản lý hoạt động cùa các thành viên trong tổ, tham gia dự giờ, trao đổi, góp ý để rút kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục

Tố chuyên môn là môi trường giúp giáo viên hồ trợ nhau, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát huy những sáng kiến về chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá, phân loại giáo viên về nghiệp vụ, là cơ sở đề nghị khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương hàng năm đối với giáo viên

13

Trang 25

* Hoạt động của tô chuyên môn

Tổ chuyên môn là “đầu mối quản lí” mà hiệu trưởng thông qua đó nắm được các hoạt động dạy học của GV trong tổ, từ đó có sự cân đối, điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp, triển khai các nội dung mới theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động tổ chuyên môn phải chăm lo về nhiều mặt, chủ yểu là việc dạy tốt - học tốt theo đúng nội dung, phương pháp

và các quy chế chuyên môn, các nề nếp, phong cách thầy và trò, các điều kiện

về csvc và trang thiết bị cần thiết để dạy tốt và học tốt Bên cạnh đó, hoạt động TCM còn là ngôi nhà chung gắn kết các thành viên trong tổ

Tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường vì vậy hoạt động của TCM không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường Hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học đảm bão chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường Bên cạnh hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động cùa TCM là hoạt động trao đổi, chia sẻ, hồ trợ, bồi dưỡng, học hỏi lẫn nhau để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của mồi nhà trường Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy - học tập, đổi mới phương pháp dạy học, một cách sát thực nhất Tổ chuyên môn phải theo sát từng hoạt động chuyên môn để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy và học tập Hoạt động của tổ chuyên môn góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường TCM là nơi phản ánh đầy đủ nhất về sự lãnh đạo, quản lý và năng lực tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục của mồi nhà trường Ban Giám hiệu thông qua đội ngũ TTCM, TPCM để quản lý các hoạt động chuyên môn thì đồng thời sẽ nâng cao chất lượng giáo dục ở mồi nhà trường [33]

Trực tiếp điều hành, theo dõi các hoạt động trên của TCM là người TTCM TTCM chịu trách nhiệm trước HT về kết quà hoạt động chuyên môn của tổ mình phụ trách

14

Trang 26

Nội dung hoạt động chuyên môn của tố chuyên môn ở trường tiểu học bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học; Tổ chức triến khai hoạt động chuyên môn của tố; Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chuyên môn; Thực hiện kiếm tra, đánh giá các nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên trong tổ; Thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn; Hồ trợ, giám sát giáo viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

1.2.2 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn

* Khái niệm Quản lý: Theo Nguyền Quốc Chí và Nguyền Thị Mỹ Lộc: Quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thế quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Quản lí là việc đạt • • • • • tới mục đích của tồ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức [12],

Các nghiên cứu về quản lý đưa ra nhiều quan điểm, nhưng đều có điểm chung là: Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thế quản lí đến các đối tượng và khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội cùa tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi thống nhất

sử dụng khái niệm quản 11 trên

Tổ chuyên môn giữ vai trò là tế bào cơ bản, quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lí đổi mới hoạt động giáo dục, là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng, là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thực hiện những lí luận và hoạt động giáo dục mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học, tổ chức các buổi họp chuyên môn

Quản lý hoạt động TCM là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (TTCM) đến đối tượng quản lý (GV trong tổ CM) nhằm đảm bảo cho hoạt động của TCM đi vào nề nếp đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả

15

Trang 27

nhất các tiềm năng, các cơ hội đế nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục trong mỗi nhà trường theo ý chí của chủ thể quản lý (TTCM)” [21].

Như vậy, quản lý hoạt động tố chuyên môn trường TH là quá trình tổ trưởng chuyên môn trường TH xây dựng kế hoạch, tồ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn của tổ mà Hiệu trưởng giao trách nhiệm trực tiếp quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của tố chuyên môn trong nhà trường

1.2.3 Năng lực dạy học môn Tiếng Việt

Năng lực dạy học môn Tiếng Việt là một thành phần của năng lực sư phạm và là một trong nhũng năng lực quan trọng nhất của người giáo viên

Năng lực dạy học môn Tiếng Việt bao gồm: Năng lực thiết kế dạy học môn Tiếng Việt; Năng lực tiến hành dạy học môn Tiếng Việt; Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học môn Tiếng Việt; Năng lực quản lí dạy học môn Tiếng Việt

Năng lực thiết kế dạy học môn Tiếng Việt là công việc quan trọng của người giáo viên trong hoạt động dạy học môn Tiếng Việt Tất cả những công việc của buổi dạy phải được thể hiện trong bản thiết kế dạy học - giáo án Năng lực thiết kế dạy học môn Tiếng Việt được thể hiện qua một số năng lực

cụ thể như: Năng lực chuẩn bị thiết kế bài học; Năng lực thiết kế bài học;

Năng lực tiến hành dạy học môn Tiếng Việt thể hiện khi người dạy tồ chức, điều khiến hoạt động của người học nhằm lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, hình thành các phẩm chất chứ không phải là áp đặt những thứ đó cho người học Người giáo viên cần có hiểu biết sâu, thấu đáo về các phương pháp dạy học mới môn Tiếng Việt, biết vận dụng một cách phù họp với từng nội dung, điều kiện dạy học cụ thể, tổ chức quá trình nhận thức tri thức, rèn luyện kĩ năng rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở lên vừa sức với đối tượng người học, gây hứng thú và kích thích người học suy nghĩ tích cực và độc lập, tạo tâm thế

có lợi cho sự lĩnh hội, rèn luyện, khắc phục sự suy giảm các hoạt động trong giờ giảng hoặc thái độ thờ ơ, uể oải của người học Năng lực tiến hành dạy

16

Trang 28

học môn Tiếng Việt bao gồm các thành tố sau: Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học; Năng lực sử dụng phương tiện dạy học; Năng lực trình diễn kĩ năng; Năng lực tổ chức học tập theo nhóm; Năng lực giao tiếp sử dụng ngôn ngữ; Năng lực xử lí tình huống sư phạm.

Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học môn Tiếng Việt đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá phái đám bảo tính khách quan, công bàng và chuẩn xác Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thì người giáo viên cần phải biết tự đánh giá những thành công, hạn chế của mình khi dạy học môn Tiếng Việt

Năng lực quản lí dạy học môn Tiếng Việt đòi hòi người giáo viên có năng lực quản lí quá trình thực hiện công việc dạy học môn Tiếng Việt của chính mình, đảm bảo cho việc dạy học đạt mục tiêu đề ra

1.2.4 Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên

Qua đó, có thề thấy ràng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên là bồi dưỡng, rèn luyện phát triển khả năng xây dựng kế hoạch dạy học; đàm bảo kiến thức, chương trình môn học; sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng phương pháp dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản li hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên Trong công tác quản lí giáo dục, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lí là làm sao đế đội ngũ giáo viên không ngừng phát triển năng lực chuyên môn, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như tìm hiểu tâm lí của học sinh

để có được những phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao, không ngừng đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên

Vì vậy, quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học là toàn bộ quá trình tác động có định hướng, có mục đích của người quản lí đến toàn bộ hoạt động của tồ chuyên môn nhằm tổ chức các hoạt động cho đội ngũ giáo viên tham gia nhằm bồi dưỡng, phát triển khả

17

Trang 29

năng xây dựng kê hoạch dạy học, đảm bảo kiên thức chương trình môn học;

sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng phương pháp dạy học; xây dụng môi trường học tập; quản lí hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đáp ứng yêu cầu dạy học trong đổi mới giáo dục hiện nay

Ở phạm vi tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn bằng cách thực hiện chức năng cùa mình tác động vào tổ chuyên môn (trực tiếp là các giáo viên trong tổ) để chỉ đạo, hướng dẫn, tạo ra môi trường, cơ chế hoạt động để các thành viên trong tổ chuyên môn hoàn thành có hiệu quả các hoạt động dạy học của mình

TCM ở tiểu học được phân theo từng khối lóp, thường được chia thành 3

tổ Do môn Tiếng Việt có ở tất cả các khối lóp nên khi lập kế hoạch giáo dục môn học trong kế hoạch giáo dục nhà trường đòi hỏi TCM phối hợp trong việc phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên ở từng khối lớp

1.2.5 Quản lí hoạt động tố chuyên môn theo hướng phát triển năng lục dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên tiếu học

Năng lực dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên tiểu học là tồ hợp kiến thức và kỹ năng, thái độ của giáo viên về dạy học, giáo dục môn Tiếng Việt giúp giáo viên tố chức hiệu quả hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiếu học, nhàm giúp học sinh hình thành, phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt, vận dụng kiến thức môn học trong xử lý và giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống

Quản lí hoạt động tồ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường tiểu học là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật của chủ thế quản lý (Hiệu trường, phó HT, TTCM) đến tập thể giáo viên thông qua quá trình phối họp các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá tương ứng của chủ thể quản lý nhằm thực hiện có chất lượng, có hiệu quả các hoạt động của tố chuyên môn để phát triển các năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên

18

Trang 30

TH: gôm kiên thức môn học và kỹ năng dạy học môn Tiêng Việt nhăm giúp học sinh hình thành, phát triền hệ thống kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt, vận dụng kiến thức môn học trong xử lý và giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

Thông qua quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên TH, nhà trường giúp GV có thế tổ chức hiệu quá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiều học, thực hiện dạy học môn Tiếng Việt đạt được kết quả cao

1.3 Môn Tiếng Việt và yêu cầu đối với giáo viên trong dạy học môn Tiếng Việt ỏ' trường tiểu học theo chưong trình giáo dục 2018

ỉ.3.1 Giới thiệu về môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục tiểu học năm 2018

về mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiêu học

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tiếng Việt là một môn học trong chương trình giáo dục học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học Đó là: Hình thành và phát triển những phẩm chất cần có như: lòng yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, và trách nhiệm; bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính cho các em học sinh [5]

Môn Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh khám phá về bản thân, hiểu biết về thế giới xung quanh mà còn giúp các em có tâm hồn giàu cảm xúc, biết yêu thương, chia sẻ, sống nhân ái; bồi đắp cho các em tình yêu đối với tiếng Việt và Văn học; từ đó hiểu hơn về cội nguồn, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế

Bên cạnh những phẩm chất chủ yếu, môn Tiếng Việt còn giúp HS phát triển một số năng lực chung: bồi dưỡng và phát huy năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự chủ và tự học; giúp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và phát huy năng lực sáng tạo trước những tình huống trong cuộc sống

Mặt khác, môn Tiếng Việt còn có vai trò phát triền năng lực ngôn

19

Trang 31

ngữ và năng lực văn học cho học sinh: phát triển hệ thống tư duy hình tượng và logic, hình thành kiến thửc cơ bản, nâng cao hiểu biết của một người có văn hoá; rèn luyện và thực hành tốt một số kĩ năng đọc, viết, nói

và nghe; biết cách tạo lập các văn bản phổ biến, thông dụng trong đời sống; biết cách tiếp nhận, cảm thụ, đánh giá và nhận xét các văn bản văn học nói

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài

- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh [5]

Các năng lực cần hình thành của môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm:

về năng lực ngôn ngữ, học sinh cần đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chù yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ấn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu Đối với học sinh các lóp đầu cấp, chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản Đối với học sinh lóp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lóp 4, lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn, hoàn chỉnh, chủ yếu là

20

Trang 32

bài văn kế, tả và bài giới thiệu đơn giàn Viết được bài văn kế lại những câu chuyện đã đọc, nhũng sự kiện đã chứng kiến, tham gia, nhũng câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh Viết đoạn văn nêu cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như bản

tự thuật, tin nhắn, bước đầu biết viết theo đúng quy trình, bài viết cần đủ ba phần.Trình bày dễ hiếu các ý tưởng và cảm xúc, bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi nói, kề lại được một cách rõ ràng các câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến, biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản; nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bán, nhận biết được cảm xúc của người nói, biết cách phản hồi những gì đã nghe

về năng lực văn học, học sinh biết phân biệt văn bản truyện và thơ, nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết, bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức văn bản văn học, biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2, các em nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ, nhận biết được truyện và thơ Đổi với học sinh lóp 3, lớp 4 và lóp

5, các em biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kề lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiều vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh; hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản; viết được đoạn, bài văn kế chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng [5],

21

Trang 33

về nội dung giáo dục của môn Tiếng Việt

Nội dung dạy học được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: kiến thức Tiếng Việt, kiến thức Văn học và ngữ liệu được sắp xếp hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực tương ứng của môn học Chú trọng phát triển kĩ năng thực hành, năng lực, khả năng giao tiếp (tác động trực tiếp đến lựa chọn ngữ liệu; quy định chi tiết hơn các mức độ đọc, viết, nói và nghe; chú trọng phát triển tư duy phản biện)

Các mạch kiến thức tiếng Việt+ Ngữ âm và chữ viết: âm, chữ, dấu thanh, quy tắc chính tả+ Từ vựng: mở rộng vốn từ, nghĩa của từ ngữ và cách dùng, cấu tạo từ, quan hệ nghĩa giữa các từ ngừ

+ Ngữ pháp: dấu câu, từ loại, cấu trúc ngừ đoạn và cấu trúc câu, các kiểu câu và cách dùng

+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bân và các kiều văn bản, một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng

+ Sự phát triển của ngôn ngữ và các biển thể ngôn ngữ

về mạch kiến thức tiếng việt, cấp tiểu học tập trung vào một số tri thức

sơ giản về ngữ âm, chừ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp

về mạch kiến thức văn học, ở tiểu học một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngừ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại

Nội dung quy định cụ thể ở từng khối lớp (Từ lớp 1 đến lớp 5 được thể hiện trong phần phụ lục của luận văn, trích dẫn từ Chương trình giáo dục môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018)

22

Trang 34

1.3.2 Yêu câu đôi với giáo viên trong dạy học môn Tiêng Việt ở trường Tiểu học theo chương trình giáo dục 2018

Môn Tiếng Việt ở tiểu học (trừ phần học vần lớp 1) được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết - Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn Mồi phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một mục đích chính Phân môn Tập đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc - hiểu; phân môn Tập viết - Chính tà hình thành kỳ năng viết chính tả (viết đúng chính tả, đúng tốc độ); phân môn Luyện từ và câu trên cơ sở cung cấp kiến thức sơ giản về từ và câu nhằm giúp học sinh dùng từ, viết câu, đoạn văn đúng quy tắc ngừ pháp tiếng Việt; phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp nhàm rèn luyện kỹ năng tạo văn bán nói và viết cho học sinh Đối với các phân môn, mục tiêu kỳ năng trên suy đến cùng là hướng tới phát triền năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học - năng lực tiếp nhận lời nói

và năng lực sản sinh lời nói Dạy tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực phấm chất chính là quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống theo lứa tuổi [5]

Đe dạy học môn TV ở trường TH theo chương trình giáo dục 2018 đòi hỏi GV phải đáp ứng yêu cầu về dạy học môn TV theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Năng lực dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên tiều học là tổ hợp kiến thức và kỹ năng, thái độ của giáo viên về dạy học, giáo dục môn Tiếng Việt giúp giáo viên tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiều học, nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt, vận dụng kiến thức môn học trong xử lý và giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống

Năng lực dạy học môn Tiếng Việt của người giáo viên là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chương trình dạy học môn TV nói

23

Trang 35

riêng và chất iượng đào tạo giáo dục tiểu học nói chung Nguời giáo viên có năng lực dạy học tốt thì sẽ có một phương pháp giảng dạy khoa học, phù họp với chương trình môn TV, cũng như phát huy được khả năng tích cực sáng tạo của người học trong việc chiếm lĩnh tri thức Năng lực dạy học sẽ giúp người giáo viên dễ dàng truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy Từ

đó sẽ tăng cường vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say

mê và sáng tạo của người học

Giáo viên có năng lực dạy học tốt, thì sẽ có kiến thức uyên thâm, có kiến thức sư phạm tốt về các chủ đề dạy học môn TV đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị, sáng tỏ, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào sự đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc dạy học môn TV Giáo viên

có nhiều năng lực thì có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tở cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy chắc chắn sẽ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả hơn

Năng lực dạy học tốt sẽ giúp cho người giáo viên:

- Lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học, giảng dạy và trách nhiệm chuyên môn tốt

- Thúc đẩy hoạt động hiệu quả nhất việc sử dụng thời gian và làm cho

cả lớp tham gia tích cực vào hoạt động học tập môn TV

- Cung cấp đầu vào hay lập mô hình thích hợp để phổ biến tài liệu mới, kiểm tra hiểu biết và thay đổi tiến độ giảng dạy phù hợp tạo ra cách sử dụng kiến thức độc lập, theo hướng dẫn

Căn cứ vào đặc thù môn Tiếng Việt trong hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh, chương trình dạy học môn Tiếng Việt trong chương trinh giáo dục phổ thông tổng thể; căn cứ vào chuẩn năng lực dạy học của giáo viên được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và những yêu cầu, đòi hỏi của môi trường dạy học tiều học, tác giả xác định năng lực dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên gồm những năng lực thành phần sau đây:

24

Trang 36

- Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt cho học sinh Biểu hiện:

+ Giáo viên xây dựng được mục tiêu, yêu cầu năng lực học sinh cần đạt, đảm bảo tính phù hợp với đối tượng học sinh và khả thi, phù hợp với yêu

cầu của môn học;

+ Giáo viên lựa chọn được nội dung, thiết kế được hoạt động tương tác thầy - trò gắn với phương pháp, hình thức dạy học dự kiến sẽ triển khai;

+ Giáo viên xác định và thể hiện được yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Năng lực tổ chức dạy học môn Tiếng Việt Biểu hiện:

+ Giáo viên sử dụng hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học phù họp với thực tiễn đặc điểm học sinh và điều kiện thực tế dạy học;• 1 • • • < e e • 7

+ Giáo viên sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu triển khai phương pháp và nội dung dạy học

+ Giáo viên giao tiếp hiệu quả, sử dụng ngôn ngừ trong dạy học phù hợp, khích lệ học sinh học tập;

+ Giáo viên xủ' lí tình huống sư phạm trong dạy học Tiếng Việt phù họp,

- Năng lực kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt Biểu hiện:+ Giáo viên xác định được mục tiêu, thực hiện được các yêu cầu khách • • • 7 • • •

quan trong kiểm tra, đánh giá

+ Sử dụng phương pháp, hình thức đánh giá phù họp với các kỳ năng đọc, nghe, nói, viết/tạo lập văn bản tương ứng

+ Đánh giá năng lực học sinh thông qua sản phẩm trình diễn, sản phấm hoạt động của HS, năng lực so sánh kết quả dạy học ban đầu và sau quá trình

Trang 37

+ Phát hiện được những khó khăn của học sinh trong đọc, viêt, nghe, nói theo yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngừ và năng lực văn học của học sinh tiểu học.

+ Lựa chọn được cách thức tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn kịp thời cho học sinh

+ Thực hiện được các hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho học sinh hiệu quả, phù hợp với đặc điểm các nhân của học sinh về ngôn ngữ và cách diễn đạt ngôn ngữ

1.4 Hoạt động to chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ỏ’ trường Tiểu học

1.4.1 Mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học

Hoạt động TCM giúp giáo viên hình thành và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục ở trường tiểu học Cụ thể:

- Giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, nắm vững kiến thức

về chương trình môn Tiếng Việt, trong đó mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phấm chất và năng lực, nội dung chương trình, yêu cầu chủ yếu về phương pháp, hình thức tồ chức dạy học và những yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt được quy định trong chương trình

- Giúp giáo viên phát triển nghiệp vụ dạy học môn Tiếng Việt, trong đó đặc biệt là kĩ năng thiết kế bài dạy, tố chức hoạt động dạy học, tìm các giải pháp trong quá trình dạy học sinh đọc, viết, nghe, trong quá trình học Tiếng Việt nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

- Hoạt động TCM giúp giáo viên biết phân tích chương trình và phát huy tính sáng tạo cùa mình trong triển khai dạy học các phân môn Tiếng Việt Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mồi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình

26

Trang 38

- Giúp giáo viên thực hiện đánh giá kêt quả học tập của học sinh một cách chính xác, kịp thời, điều chỉnh các hoạt động dạy học Tiếng Việt.

- Tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư tình cảm và những khó khăn, kịp thời động viên, giúp đỡ để giáo viên trong tổ hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Việt

1.4.2 Nhiệm vụ hoạt động tố chuyên môn theo hưởng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học

Căn cứ vào điều 14, Điều lệ ban hành kèm theo thông tư 28/2020/TT - BGDĐT, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trường Tiếu học, luận văn xây dựng nhiệm vụ hoạt động TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho GV trường TH như sau:

- Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo yêu cầu của chương trình giáo dục phố thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học thể hiện rõ thời gian, số lượng môn học, thời lượng tiết học, các nội dung dạy học, các nội dung được điều chỉnh cụ thể phù họp với tình hình của nhà trường và địa phương

Thiết kế kế hoạch dạy học các môn học thể hiện rõ sự phân hóa đối tượng, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học phù hợp hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh

- Thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo thời khóa biểu nhà trường Trong mồi tiết dạy cần linh hoạt, thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh - Tồ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa dạy học TV theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dạy học môn Tiếng Việt theo kế hoạch của nhà trường bao gồm sinh hoạt chuyên môn trường, sinh hoạt chuyên môn liên trường, sinh hoạt chuyên môn các cấp tổ chức

27

Trang 39

- Chia sẻ, thảo luận mục tiêu, nội dung, cách thiết kế, phương pháp và hình thức dạy học môn TV theo định hướng phát triển năng lực

- Phân công GV lên tiết chuyên đề, hội giảng phù họp với năng lực của giáo viên hướng đến phát triển toàn diện năng lực người dạy

- Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy môn TV trên lớp của giáo viên, định hướng về phương pháp để giáo viên có tiết dạy tốt hơn

1.4.3 Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng

lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học

Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên sẽ chú trọng vào các hoạt động sau:

- Triển khai các hướng dẫn liên quan đến thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt và hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học môn

Tiếng Việt

- Tố chức giảng dạy môn Tiếng Việt trên cơ sở kế hoạch và phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT được nhà trường cụ thể hoá bằng thời khoá

biểu và kế hoạch dạy học

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cúu nội dung bài học

- Giám sát, hồ trợ giáo viên tìm các giải pháp và tổ chức hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém môn Tiếng Việt

- Hoạt động trao đối, nghiên cứu bài khó, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy: hình thức lên lóp mẫu theo chuyên đề hoặc đăng ký các tiết dạy tốt để

không ngừng đồi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng GD trong

nhà trường

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện hoạt động tự học,

tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, các

phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học phân môn Tiếng Việt của

giáo viên

- Tổ chức hoạt động viết chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, tìm kiếm ngữ liệu phù họp phục vụ môn Tiếng việt

28

Trang 40

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của các thành viên trong tổ.

1.4.4 Hình thức hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên ở trường Tiểu học • • • O • o O •

Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chú đề: Đây là hình thức sinh hoạt thường xuyên và rất càn thiết, các chuyên đề cần tập trung vào nhũng đề tài như đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng kỹ thuật dạy học, rèn luyện các kỳ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phụ đạo học sinh còn khó khăn trong học tập và rèn luyện [21], [24] Trong hình thức này, tổ chuyên môn thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học; Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy minh họa; tổ chức dạy học,

dự giờ; sau tiết dạy có phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập của học sinh; Xây dựng kế hoạch kiếm tra đánh giá (KT-ĐG) kết quả học tập của học sinh; thảo luận hồ

sơ KT-ĐG học sinh; xây dựng các ma trận đề kiểm tra, cách mô tả các câu hởi, bài tập theo các mức độ nhận thức: nhận biết, nhắc lại; kết nối, sắp xếp; vận dụng và giải quyết vấn đề mới hoặc phản hồi họp lý

Hoạt động chuyên môn theo hình thức diễn đàn học tập: Diễn đàn là một hình thức tồ chức học tập thúc đẩy sự tham gia một cách trực tiếp và chủ động của GV trong TCM Diễn đàn học tập mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn đàn, GV có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó liên quan đến dạy học môn TV Các băn khoăn, thắc mắc đó sẽ được đưa ra thào luận để thấy được các mặt của vấn đề, từ đó thống nhất đi đến nội dung thống nhất trong TCM Diễn đàn có thể được tổ chức trong một TCM, cũng có thể đưa ra trước toàn thể GV nhà trường nếu như vấn đề được nêu trong diễn đàn là một vấn

đề lớn có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nhà trường Đây là hình thức tạo

29

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu hướng dần sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Tài liệu tập huấn cho Hiệu trưởng, tổtrưởng chuyên môn trường phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dần sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2013
11. C.Mác, Ph. Áng ghen (2002), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác, Ph. Áng ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương Khoa học quản lỷ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Khoa học quản lỷ
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
13. Vũ Dũng (2007), Giáo trình Tâm lỷ học quản lý, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lỷ học quản lý
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XI
15. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
16. Nguyễn Minh Đạo (2001), Khoa học quản lý, tập I, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Năm: 2001
17. Hà Huy Giáp (2015), “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học theo nghiên cứu bài học ở tỉnh Bắc Giang”, Tạp chỉ Quản lý giảo dục, (74) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học theo nghiên cứu bài học ở tỉnh Bắc Giang”, "Tạp chỉ Quản lý giảo dục
Tác giả: Hà Huy Giáp
Năm: 2015
18. Phạm Minh Hạc (2001), về phát triển con người toàn diện thời kì CNH, HĐH, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về phát triển con người toàn diện thời kì CNH, HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2001
20. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2012
21. Lê Thụy Phượng Linh (2015), Quản lí hoạt động tô chuyên môn ở trường Tiêu học Hoàng Văn Thụ, Quận Gò vấp, Thành phổ Hồ Chỉ Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí hoạt động tô chuyên môn ở trường Tiêu học Hoàng Văn Thụ, Quận Gò vấp, Thành phổ Hồ Chỉ Minh
Tác giả: Lê Thụy Phượng Linh
Năm: 2015
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lỉ giảo dục - Một số vấn đề lỷ luận và thực tiền, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lỉ giảo dục - Một số vấn đề lỷ luận và thực tiền
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2010
23. M.I. Kônđacốp (2003), Cơ sở lỷ luận của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lỷ luận của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: M.I. Kônđacốp
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2003
24. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiêng Việt ở Tiêu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiêng Việt ở Tiêu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lỷ luận quản ỉỷ giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TWI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lỷ luận quản ỉỷ giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
26. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ban hành ngày 28/11/2014 về đôi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phô thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 88/2014/QH13 ban hành ngày 28/11/2014 về đôi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phô thông
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2014
27. Robetrt.J Marzano, Đebra J. Picreing, Jane. E Pollocee (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp dạy học hiệu quả
Tác giả: Robetrt.J Marzano, Đebra J. Picreing, Jane. E Pollocee
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
28. Lê Hữu Tân (2022), “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tiểu học dựa trên việc nghiên cứu bài học”. Chuyên ngành quản lỷ giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tiểu học dựa trên việc nghiên cứu bài học”. "Chuyên ngành quản lỷ giáo dục
Tác giả: Lê Hữu Tân
Năm: 2022
29. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
30. Nguyễn Bách Thắng (2022), Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giảo viên mầm non huyện Tri Ton, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giảo viên mầm non huyện Tri Ton, tỉnh An Giang theo chuẩn nghề nghiệp
Tác giả: Nguyễn Bách Thắng
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN