1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

136 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYEN THI THANH TRA

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG Lực

TÓ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO GIÁO VIÊN

CÁC TRƯỜNG TIẾU HỌC THÀNH PHÓ TÙ SON, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỤ C TRONG CỘNG ĐÒNG

LUẬN VĂNTHẠCsĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Ma số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỀN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CÃM ƠN

Với tình cảm chân thành, Tác giả xin được bày tở lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường, khoa Sau đại học, Trường Đại học Giáo dục cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn sâu sắc nhất đến:

dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đờ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn các đồng chí lành đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Từ Sơn, các đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, các thầy giáo, cô giáo các trường Tiều học trong thành phố, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện khảo sát và hoàn thành luận văn.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chán trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của quý thầy cô và ý kiến góp ý chân tình các bạn đồng nghiệp.

Xin trăn trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Trà

1

Trang 3

PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạoQLGD Quản lí giáo dục

SGD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục các chữ viết tắt ii

Danh mục các bàng, biểu đồ viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG Lực TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIÉU HỌC THEO HƯỚNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN Lực TRONG CỘNG ĐÒNG 11

1.1 Các khái niệm CO’ bản của đề tài 11

1.1.1 Đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học 11

1.1.2 Các khái niệm liên quan đến công tác bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướngtheo hướng huy động các nguôn lực trong cộng đông 14

1.1.3 Bồi dường năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 20

1.1.4 Các khái niệm liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 25

1.2 Lý luận về công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ờ các trường tiểu học theo hưÓTig huy động các nguồn lực trong cộng đồng 27

1.2.1 Tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 27

1.2.2 Các thành tố bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 29

1.3 Lý luận về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoạỉ khóa cho giáo viên trường tiếu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 33

• • •

ill

Trang 5

1.3.1 Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trường tiểu học theo hướng huy động các

nguồn lực trong cộng đồng 331.3.2 Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực tố

chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trường tiếu học theo hướng

huy động các nguồn lực trong cộng đồng 351.3.3 Quản lý phương pháp, hình thức, phương tiện và điều kiện đảm bảo

hoạt động bồi dường năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên

trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 361.3.4 Quản lý đánh giá kết quả quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động ngoại khóa cho giáo viên trường tiểu học theo hướng huy động các

nguồn lực trong cộng đồng 37

cho giáo viên trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong

cộng đồng 38

1.4.1 Tác động tù’ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của

Đảng và Nhà 381.4.2 Những xu thế quản lý nhà trường hiện đại có tác động mạnh mẽ đến

quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các

trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 401.4.3 Điều kiện cơ sờ vất chất, trang thiết bị dạy học, phương tiện bồi dưỡng 411.4.4 Trinh độ nhận thức năng lực và phẩm chất nhân cách của người

cán bộ QLGD, GV 421.4.5 Tác động từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý cho giáo viên ở

các trường tiểu học Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 43

Kết luận Chưong 1 45Chương 2: THỤC TRẠNG QUẢN LÝ BÒI DƯỠNG NĂNG Lực TÓ

CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIẾU HỌC THÀNH PHÓ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỤC TRONG CỘNG ĐỒNG 46

Bắc Ninh 46

iv

Trang 6

2.1.1 Khái quát về thực trạng bối cảnh Thành phố Từ Sơn hiện nay 46

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 48

2.2 Tổ chức khảo sát 50

2.2.1 Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát 50

2.2.2 Nội dung khảo sát 52

2.2.3 Phương pháp khảo sát thực trạng 52

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 53

2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học tại thành phố Tù’ Son, tỉnh Bắc Ninh 54

1 _ ỉ .2.3.1 Thực trạng vê chât lượng, sô lượng và cơ câu đội ngũ GV ở cáctrường tiếu học thành phố Từ Sơn 54

2.3.2 Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của đội ngũ cán bộ QLGD ở các trường tiểu học Thành phố Từ Sơn 55

2.4 Thực trạng công tác bồi dưồng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ờ các trường tiễu học thành phố Từ Son, tỉnh Bắc Ninh 57

2.4.1 Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng nàng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên ở các trường tiếu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 57

2.4.2 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng trong công tác bồi dường năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 59

2.4.3 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ờ các trường tiểu học 60

2.4.4 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 62

2.4.5 Thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức bồi dưỡng nàng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 63

2.4.6 Thực trạng thực hiện công tác công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 64

2.5 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóacho giáo viên ở các trường tiểu học Thành phố Tù’ Soil, tỉnh Bắc Ninh 66

2.5.1 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch bồi dường năng lực tổchức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 66

V

Trang 7

2.5.2 Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung bôi dưỡng năng

lực tô chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 692.5.3 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức, phương tiện và điều

kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại

khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 702.5.4 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả quả bồi dưỡng năng

lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD ờ các trường tiều học 712.5.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng

năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiếu

học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 752.5.6 Nguyên nhân của thực trạng quản lý bồi dường năng lực tố chức

hoạt động ngoại khóa cho GV trường Tiểu học Thành phố Từ Sơn 76

Kết luận Chương 2 78Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BÒI DUÕNG NĂNG LỤC TỎ CHÚC

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRUỒNG TIÈU HỌC THÀNH PHÓ TỪ SƠN, TỈNH BÁC NINH THEO HƯỚNG HƯV

ĐỘNG CÁC NGUÒN Lực TRONG CỘNG ĐÒNG 793.1 Yêu cầu đề xuất biện pháp 79

3.1.1 Quán triệt quan điểm cùa Đảng và Nhà nước về giáo dục 793.1.2 Phù hợp với tình hình thực tiền giáo dục Thành phố Từ Sơn, Bắc

Ninh trong thời kỳ mới 803.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ, tính kế thừa 80

3.2 Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa

cho giáo viên ở các trường tiểu học Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 813.2.1 Tố chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho giáo viên

trong công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa

cho giáo viên ở các trường tiểu học 823.2.2 Ke hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động

ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiều học 843.2.3 Đối mới quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng

năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 88

vi

Trang 8

3.2.4 Huy động các nguôn lực bảo đảm cho bôi dưỡng năng lực tô chức

hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn 91

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng nãng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 94

3.2.6 Xây dựng cơ chế, môi trường phù hợp thúc đẩy hoạt động tự bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng 96

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp 98

3.3.1 Khái quát chung về khảo nghiệm 98

3.2.2 Phân tích kết quả khảo nghiệm 99

Trang 9

Thông kê đôi tượng khảo sát tham gia khảo sát trên địa bàn

thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (18 trường) 51Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa nghiệp vụ cán

bộ QLGD ở các trường tiểu học Thành phố Từ Sơn 56

pháp, hình thức bôi dường năng lực tô chức hoạt động ngoại

khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học 63

năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD ở các

trường tiểu học 69Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức, phương tiện bồi

dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD

ở các trường tiểu học 70

•• •V111

Trang 10

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ ỌLGD ở các trường

quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở

các trường tiểu học thành phố Từ Sơn 104 Biếu đồ so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp đã đề xuất 105

ix

Trang 11

MỎ ĐÀU

1 Lý do chọn đê tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cuả Đảng đã khẳng định “Phát triến giáo dục là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Có thể nói với sự quan tâm cuả Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, giáo dục đang thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Để giáo dục phát triển thì một trong những nhân tố quan trọng là cần phải xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên bậc tiều học nói riêng Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí Thư đã nêu rõ: Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và giáo viên một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Khâu then chốt để phát triển chiến lược giáo dục là đặc biệt chãm lo đào tạo và tiêu chuấn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ giáo viên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa, nghiệp vụ” Bác Hồ từng nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Vậy muốn xây dựng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải phát triển giáo dục Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế Muốn phát triển giáo dục phải thường xuyên bồi dường đội ngũ giáo viên, giáo viên, nhân viên và đặc biệt là đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mồi cơ sở giáo dục.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc tiểu học là “bậc học nền tảng”, có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Đe “nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiếu học” Đảng và nhà nước ta đã xác định, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là vấn đề đối mới công tác QLGD, trong đó có vấn đề bồi dường đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao phẩm chất chính tri, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa, nghiệp vụ

1

Trang 12

sư phạm, năng lực quản lý trên tất cả các mặt đáp ứng yêu cầu phát triến giáo dục trong giai đoạn mới, đây là một yêu cầu cấp thiết, cần được quan tâm đầu tư trên cả hai phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn.

Thành phố Từ Sơn nằm phía tây nam tỉnh Bắc Ninh, là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lành đạo địa phương luôn coi công tác phát triển sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ chính trị hàng đầu Trong những năm qua ngành giáo dục của thành phố đà đạt được những thành tựu khá nổi bật Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự nghiệp giáo dục của Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nói chung và đặc biệt giáo dục tiếu học nói riêng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức như: Năng lực quản lý của đội ngũ GV vẫn còn yếu, số GV có trình độ (trên đại học, đại học) mấy năm gần đây có tăng lên nhưng chưa đảm bảo, chất lượng đội ngũ GV chưa đạt chuẩn về chuyên mồn nghiệp vụ; số lượng GV chưa được bồi dường về lý luận nghiệp vụ quản lý còn chiếm một tỉ lệ lớn; Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV đà được triển khai tích cực nhưng hiệu quả còn hạn chế; Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triến mới của bậc học chưa trở thành phong trào sâu rộng và có hiệu quả Nên dẫn đến một số GV còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà trường, chưa nắm chắc các quy định về quản lý, thiếu năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa, năng lực tố chức quản lý.

Là một CBQL ở trường tiểu học hiện nay tôi nhận thấy: Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những lộ trình, kế hoạch biện pháp cụ thể, chi tiết để nhằm bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ờ các trường tiểu học Thành phố Từ Sơn Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khỏa cho giáo viên các trường tiếu học Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng ”.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Ớ một số nước trên thế giới, các viện đào tạo nhà quản lý giáo dục được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu phát triển chương trình cùng với chỉ dẫn trực tiếp các hoạt động cung cấp đội ngũ lãnh đạo của các trường Các phương pháp xây

2

Trang 13

dựng tiêu chuẩn, xác định những yêu cầu về trình độ và đánh giá những ảnh hưởng cùa người quản lý trường học đang được xem xét, cân nhắc và rà soát Dưới nhiều góc độ khác nhau, rất nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như:

Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng GV mà chủ chốt là phát triển chương trình bồi dường để đáp ứng với sự phát triển của khoa học - công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

Chỉ đạo xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp cho GV những kiến thức, kỹ năng cần thiết để lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhiều thay đổi gắn với điều kiện cụ thể của đất nước

Trong tác phẩm: “Những thách thức của quản lý trong thế kỳ XXI ”, p

Drucker nhấn mạnh đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho GV Theo ông, công việc của người đứng đầu một đơn vị là rất phức tạp Mồi công việc mà họ thực hiện đều đòi hỏi điều kiện và tố chất khác nhau Do vậy, không thể yêu cầu người quản lý hiểu đầy đủ mọi vấn đề trong thực tiễn công tác Chính vì vậy, người quản lý phải biết tự minh trau dồi năng lực cho bản thân, đồng thời các cấp quản lý phải tổ chức bồi dưỡng cho họ Người GV phải biết nắm chắc thế mạnh của mình, luôn tự hoàn thiện phẩm chất, năng lực đề xừ lý có hiệu quả những vấn đề thực tiễn nảy sinh.

Mỗi quốc gia đều có hình thức khác nhau trong việc quản lý bồi dưỡng cho GV nhưng hầu hết đều tập trung vào tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý như: ở Thụy Sĩ chương trình bồi dường GV được xây dựng chú trọng vào kỹ năng: lãnh đạo, giáo dục, phát triển trường học, tổ chức quản lý;

Cộng hòa liên bang Đức chú trọng vào các kỹ năng: sư phạm; kiểm soát; lãnh đạo; tổ chức và tư vấn

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới rất quan tâm đến việc quản lý bồi dường đội ngũ GV đảm bảo được năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa để có thể chèo lái con thuyền nhà trường đi đến thành công, cần phải chi đạo xây dựng và phát triển các nội dung bồi dưỡng, đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng để có thể bồi dưỡng những GV đồng thời là những nhà quản lý, lãnh đạo trường học đáp ứng được vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường, đảm bảo cho nhà trường thành công và phát triền tốt trong điều kiện hiện nay.

3

Trang 14

Nghiên cứu vê việc quản lý bôi dưỡng cho đội ngũ GVGD được các nước trên thế giới quan tâm và triền khai theo nhiều hình thức khác nhau nhưng đều tập trung vào mục đích nâng cao chất lượng bồi dưỡng, từ đó nâng cao năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho lãnh đạo giáo viên nhà trường.

Tại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy: "Có cán bộ tốt việc gì cũng xong, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" Vì vậy, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD phải được đặt lên hàng đầu trong mọi giai đoạn phát triển đất nước.

Tác giả Nguyễn Đức Trí đã đưa ra các yếu tố năng lực cùa người giáo viên ở các cơ sở đào tạo theo cách tiếp cận của R.Katz: năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa, năng lực quan hệ với con người và năng lực khái quát.

Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLGD cần phải quy tụ vào ba vấn đề chính: số lượng, chất lượng, cơ cấu Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, tác giả đà đề xuất bốn giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLGD.

Tác giả Nguyễn Văn Đệ đã phân tích năng lực của cán bộ QLGD, đề xuất “tạo dựng mẫu hình cán bộ QLGD mới trong không gian giáo dục hội nhập” Trước hết, người giáo viên phải có tố chất nhân cách - trí tuệ, phải có nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực, kiến thức mẫu mực và hiệu quả mẫu mực Thứ hai, người GV phải có tố chất quản lý Quản lý không chỉ đơn thuần là dựa vào pháp chế, điều lệ nhà trường, quy chế mà cần sử dụng tinh lọc, linh hoạt, thích hợp, vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý và còn phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức Thứ ba, người GV phải có tố chất về năng lực lãnh đạo và tồ chức

Bàn về nội dung bồi dường cán bộ QLGD, các tác giả Nguyền Văn Đệ, Vũ Lan Hương và nhiều tác giả cho rằng cần xây dựng "mẫu hình" người cán bộ QLGD nói chung với "các tố chất quản lý phù hợp" và khẳng định đây chính là yếu tố "sống còn của một cơ chế hướng tới hội nhập" Những tố chất mà tác giả nhắc đến bao gồm tố chất nhân cách và trí tuệ (cụ thể: nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực, kiến thức mẫu mực và hiệu quả mẫu mực); tố chất quản lý; tố chất về năng lực lãnh đạo và tổ chức.

4

Trang 15

Nghiên cứu về cách tổ chức bồi dường, phải kể đến tác giả Nguyễn Trọng Thuyết đã đề cập đến tổ chức đào tạo, bồi dường đội ngũ giáo viên trong nhà trường Tác giả cho ràng: "Tổ chức đào tạo là quá trình giáo viên tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, điều khiển hoạt động học tạo điều kiện để học viên chủ động tích cực chiếm lĩnh được tri thức mới" [3, tr.29].

Tác giả Vũ Lan Hương ngoài việc đề cập đến vấn đề nội dung, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tác giả còn bàn đến vấn đề tồ chức lóp học ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động bồi dưỡng "Cùng với việc đối mới nội dung chương trình là đổi mới phương thức đào tạo Cách tổ chức lớp học và phương pháp là những vấn đề quan trọng tạo hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng" và tác giả khẳng định rằng trong tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên: "Cần phải có một đội ngũ giảng viên có đủ năng lực và tư duy cũng như kiến thức thực tiễn" [17].

Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan bồi dưỡng đội ngũ GV nhà trường trong những thập kỷ gần đây khá phong phú và đa dạng Các tác giả đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ QLGD trong quá trình phát triển KT - XH và giáo dục theo xu hướng hội nhập trong giai đoạn hiện nay và tương lai tiếp theo.

Các công trình tập trung vào nghiên cứu lý luận QLGD, quản lý trường học, khai thác sâu ở từng khía cạnh quản lý, tập trung vào bồi dưỡng kinh nghiệm tác nghiệp, kỹ năng thực hành cho cán bộ QLGD trường học nói chung; các nghiên cứu cũng chỉ rõ được tầm quan trọng của việc bồi dường, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ QLGD trong giai đoạn đổi mới cần tập trung nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung và hình thức, xây dựng một số chương trình bồi dưỡng ngắn hạn theo hướng nâng cao năng lực

Bàn về huy động cộng đồng trong công tác giáo dục còn nhiều tài liệu, nhiều bài viết đề cập đến huy động cộng đồng: "Huy động cộng đồng - Một động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dường nhân tài" của Nguyễn Mậu Bành, "Xã hội hoá giáo dục- Một số vấn đề về lý luận thực tiễn" của Nguyễn Sinh Huy, "Mấy vấn đề xã hội hoá giáo dục" của Lê Khanh, "Xà hội hoá giáo dục - Một điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dường nhân tài" của Nguyễn Văn Sơn, "Một số

5

Trang 16

ý kiến về công tác thiết bị trường học” của Nguyễn Văn Tư, Ngoài ra, để triển khai thực hiện chủ trương huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục, còn có

một sô đê án như: Sự công băng xà hội vê giáo dục và giai pháp xã hội hoa giáo dục - đào tạo” của công đoàn Việt Nam, ”Các giải pháp về tổ chức và cơ chế chính sách nhằm triển khai thực hiện huy động cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo” của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục - Đào tạo Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nêu lên khá rõ một số giải pháp thực hiện chủ trương xà hội hoá ở các địa bàn cụ thế như: “Các giải pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận” của Nguyễn Phan Hưng, “Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác huy động cộng đồng trong giáo dục ở Phú Yên” của Trần Văn Nhân, “Một số giải pháp tăng cường huy động cộng đồng tham gia sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Long” của Nguyền Thị Diệp, “Một số giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục ở quận Thanh Xuân - Hà Nội” của Ngồ Thị Doãn Thanh, “Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở Hà Nội” của Nguyễn Văn Vĩnh

Nhìn chung, vấn đề huy động cộng đồng trong giáo dục đã được nghiên cứu trên một số quan điểm, một số nội dung và biện pháp chung Các tác giả thường nghiên cứu về một địa phương cụ thể, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay, một cách đầy đủ và có hệ thống Vì vậy cần nghiên cứu việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiều học trong giai đoạn đối mới giáo dục hiện nay, tỉm ra các biện pháp quản lý phù họp thực tiễn để góp phần giải quyết các yêu cầu về phát triển giáo dục đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • •

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lỷ luận về quản lý bồi dưỡng nàng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiếu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng và đánh giá thực trạng quản lý bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiều học trên địa bàn thành phố Từ

6

Trang 17

Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý bồi dường năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiếu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng tại địa phương; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của thành phố Từ Sơn trong những năm sắp tới.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho đội ngũ GV ở các trường tiều học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng.

- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho đội ngũ GV ở các trường tiểu học và quản lý bồi dường đội ngũ GV ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng.

- Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

* Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng.

* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vỉ về nội dung: Đe tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiếu học theo tiếp cận hoạt động từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện điều kiện đến kiểm tra kết quả bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học.

7

Trang 18

Quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng là một phạm trù rất rộng Do điều kiện về thời gian và khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chi nghiên cứu các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục tiếu học trên địa bàn thành phố Từ Sơn từ góc độ quản lý xã hội hoá giáo dục.

- Phạm vỉ về địa bàn khảo sát: Đe tài tập trung điều tra khảo sát, nghiên cứu tại 18 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gồm:

Giới hạn khách thê khảo sát: Đội ngũ CBQL: 50 người (CBQL phòng GD,

Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng); giáo viên: người; các lực lượng giáo dục khác: PTĐ, Đoàn thể: 186 người; ở phòng GD&ĐT thành phố Từ Sơn, các trường tiểu học trong thành phố.

Phạm vi về thời gian:

- Nghiên cứu thực hiện trong trong 02 năm học 2021 - 2022 và 2022 -2023.- Các số liệu điều tra, khảo sát được giới hạn từ tháng 5 năm 2022 đến nay.

5 Giả thuyết khoa học

Đe nâng cao trình độ năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa của đội ngũ GV ở các trường tiều học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV trường tiếu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng một cách khoa học, phù hợp và khả thi thì thì có thề đẩy mạnh được công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ở trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiều học đáp ứng yêu cầu phát triển bậc học trong giai đoạn mới của Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi đã hệ thống, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các vàn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phù, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùa tỉnh Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn về quản lý, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV nói chung và GV trường tiều học nói riêng.

8

Trang 19

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Sưu tầm các văn kiện, tài liệu, các văn bản có liên quan Phân tích, tổng hợp các công trình: đề tài, luận văn, báo cáo khoa học liên quan đến khoa học quản lý giáo dục, quản lý giáo dục tiểu học đế xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, đưa ra giả thuyết ban đầu cho công tác nghiên cứu.

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn* Phương pháp điều tra viết

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết về công tác quản lý bồi dưỡng nàng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trao đổi với GV, giáo viên ở các trường

tiểu học thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về trình độ, năng lực của cán bộ QLGD các trường tiểu học, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

* Phương phảp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục ở các trường tiểu học Thành phố Từ Sơn với các hình thức:

- Quan sát không tham dự: Lập phiếu hỏi

- Quan sát có tham dự: Tham quan cơ sờ vật chất, trang thiết bị nhà trường; dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng nhà trường, nghiên cứu sản phẩm của các GV (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, tố chức thực hiện nhiệm vụ, kiềm tra, đánh giá của GV trong các nhà trường tiểu học)

* Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu trung cầu ý kiến để xin ý kiến các

chuyên gia hoặc khách thề nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi cùa biện pháp đề xuất trong đề tài.

* Phương pháp tông kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp này được sử

dụng để nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm tổ chức bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ờ các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và một số kinh nghiệm quản lý bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

9

Trang 20

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Bằng cách nghiên cứu các sản phẩm mà các các trường tiểu học thành phố thành phố Từ Sơn, đã tạo ra như giáo án, sổ sách, nhật ký, các sáng kiến, các bài dự thi, để tìm hiểu trình độ, nãng lực của GV và hoạt động tạo ra các sản phẩm này; từ đó có những đánh giá khách quan hơn về hoạt động bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

6.2.3 Phương pháp thống kê toản học: Sử dụng một số công thức toán học như tính

tỉ lệ phần trăm, tính hệ số tương quan để thống kê số lượng, chất lượng về đội ngũ GV, GV, kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học và xử lí số liệu, định

lượng kết quả nghiên cứu nhàm đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu.

7 Ý nghĩa của đề tài

Nghiên cứu đề tài sẽ là cơ hội để tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm đối mới công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở cho lãnh đạo, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, mà trực tiếp là cơ quan QLGD các cấp của thành phố Từ Sơn chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới đây.

8 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:

Chương ỉ Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

Chương 2 Thực trạng quản lý bồi dưỡng nàng lực tồ chức hoạt động ngoại

khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiều học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng.

10

Trang 21

1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1 1.1 Đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học

* Trường tiêu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, theo Điều lệ

trường tiểu học quy định: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông cùa hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” [4, tr.411.

Trường tiểu học hướng đến thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuấn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, trường tiểu học còn thực hiện mục tiêu riêng của cấp tiểu học là nhằm giúp học sinh hỉnh thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

* Giáo viên, Theo từ điển Tiếng Việt: ’’Người làm công tác có chức vụ trong

một cơ quan, một tố chức, phân biệt với người không có chức vụ” [26, tr.45] Có thể hiểu theo nghĩa chung nhất: Giáo viên bao gồm tất cả nhừng người tham gia vào hệ thống quản lý và hình thành chức năng nhất định, họ không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

Giáo viên được chia ra thành nhiều cấp bậc khác nhau: Giáo viên cấp Trung ương, giáo viên cấp địa phương, giáo viên cấp cơ sở Như vậy, giáo viên là những người có phẩm chất, năng lực phù hợp theo yêu cầu của khung năng lực; có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; là những người có vai trò tác

11

Trang 22

động chỉ đạo, lãnh đạo, ra lệnh, kiếm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Giáo viên có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó cùa một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính Nhà nước, cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc được phân công.

Giáo viên, từ cách hiểu về giáo viên nói chung đề chúng ta hiểu về cán bộ QLGD, đây là những người tham gia vào hệ thống quản lý giáo dục ở các mức độ khác nhau Có thể phân chia thành hai loại như sau:

Loại thứ nhất: theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục sẽ có cán bộ QLGD cùa các cấp (từ cơ quan Bộ, ngang Bộ tới Phòng GD&ĐT các thành phố, thị, thành phố) Đây là đội ngũ cán bộ QLGD trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạch định các chính sách về GD&ĐT.

Loại thứ hai: theo phân cấp QLGD nhà trường thì có giáo viên trường học là đội ngũ giáo viên điều hành, thực hiện quá trình giáo dục tại các trường học, các cơ

sở giáo dục.

Giáo viên được đề cập trong luận văn là giáo viên nhà trường tiếu học bao gồm: Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trường tiều học.

* Đội ngũ giáo viền ở các trường tiêu học

Từ nhừng phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra quan niệm như sau: Giáo viên ớ

các trường tiểu học là những người có phâm chất, năng lực phù hợp theo yêu cầu của khung năng lực giảo viên; là người đứng đầu nhà trường được cấp trên ra quyết định bô nhiệm, bao gồm Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng có vai trò tác động chỉ đạo, lãnh đạo, ra lệnh, kiêm tra đối tượng quản lỷ nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của nhà trường.

* Hiệu trưởng trường tiêu học là người chịu trách nhiệm tố chức, quản lý các

hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Trưởng phòng GD&ĐT bồ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiều học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trường của cấp có thẩm quyền.

Người được bố nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

12

Trang 23

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường tiêu học là 5 năm Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lý một trường tiểu học không quá hai nhiệm kỳ Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một trường tiểu học.

Sau mồi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thâm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

+ Phân công, quàn lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

+ Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

+ Quản lý học sinh và tố chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyến trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lóp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và

các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

+ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tồ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối họp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

13

Trang 24

* Phỏ Hiệu trưởng trường tiêu học, là người giúp việc cho Hiệu trưởng và

chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng GD&ĐT bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bố nhiệm hoặc công nhận phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bố nhiệm hoặc công nhận thêm.

Người được bố nhiệm hoặc công nhận làm phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiếu học, có năng lực đảm nhiệm

các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của phó Hiệu trưởng:

+ Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;

+ Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ Cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Như vậy, giáo viên trường tiểu học có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng Họ là hạt nhân lãnh đạo, quản lý và tố chức thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về giáo dục Đây cũng là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ, Sờ GD&ĐT quy định.

1.1.2 Các khái niệm liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khỏa cho giáo viên ở các trường tiếu học theo hướng theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

1.1.2.1 Năng lực tô chức hoạt động ngoại khóa* Năng lực

Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng La Tinh “competentia”, có nghĩa là “gặp gỡ” Ngày nay thuật ngữ năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau Trong tiếng Anh có hai từ chủ yếu chỉ năng lực: ability (dùng để chỉ năng lực theo nghĩa tâm lý học, là chức năng tâm lý, có thế cho phép cá nhân thực hiện hoạt động) và

competence (chỉ năng lực theo nghĩa thực hiện được công việc thực sự).

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức

14

Trang 25

độ thông thạo - tức là có thế thực hiện một cách thành thục và chác chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, chí tuệ, tính cách của cá nhân” [26, tr.41 ].

Từ điển Giáo dục học: “Nàng lực là khả nàng được hình thành hoặc được phát triển, cho phép con người đạt thành công trong một hoạt động thê lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” [13, tr 43J.

Năng lực gắn liền với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí, phẩm chất sức khỏe, thể chất và tâm trí của con người Năng lực có thể được phát triển trên cơ sở năng khiếu, song không phải là bẩm sinh mà là kết quả hoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân).

Nàng lực cao đạt được những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội là tài năng Tài năng đặc biệt làm nên kỳ tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường gọi là thiên tài.

Từ nghiên cứu và kế thừa những quan niệm khác nhau về năng lực, trong đề tài này chúng tôi cho rằng: Năng lực là những khả năng của moi người được phảt

trỉên và hiện thực hóa trong các hoạt động, thê hiện một cách thành thục, linh hoạt, sảng tạo, phù hợp với những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao nhất.

Kĩ năng tô chức hoạt động ngoại khóa'.

- Kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức, kĩ xảo và kinh nghiệm đã có một cách sáng tạo vào thực tiễn nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong điều kiện, hoàn cảnh mới, bảo đảm đạt được những mục đích xác định đã đặt ra KN là một hoạt động tâm lí cúa con người, luôn gắn với một loại hình hoạt động nhất định trong một lĩnh vực hoạt động nào đó.

Chủ thể có KN về một hoạt động nào đó phải hội đủ các thành phần tâm lí cơ bản sau:

+ Có tri thức, hiểu biết và phương thức thực hiện hoạt động (phải hiểu rõ mục đích, điều kiện, quy trình, trình tự thực hiện các thao tác hành động, dự kiến những tinh huống bất ngờ ).

15

Trang 26

+ Thực hiện thành thạo những hành động có ý thức dựa trên sự vận dụng những tri thức đà có về lĩnh vực hoạt động đó (có kĩ xảo về hành động và các phẩm

chất tâm lí tương ứng với yêu cầu hoạt động).

+ Biết vận dụng những tri thức, kĩ xảo, kinh nghiệm đã có vào trong từng điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động một cách cụ thể, sáng tạo.

Các hành động được thực hiện nhuần nhuyễn theo đúng yêu cầu đặt ra Kết thúc hành động phải đạt được kết quả theo mục tiêu đặt ra và có thể đạt kết quả tương tự trong những điều kiện đã thay đổi.

* Kĩ năng tổ chức hoạt động' L.I Ưmanxki cho rằng: “KN tổ chức hoạt động

là khả năng của người tổ chức làm việc có hiệu quả trong những tình huống khác nhau” [3, tr 17] Điều đó cho thấy, KN tổ chức hoạt động là biểu hiện của năng lực tố chức các hoạt động, bảo đảm cho hoạt động diễn ra đạt kết quả như mục tiêu đề ra trong mọi tình huống thực tiễn khác nhau Đó là nàng lực từ xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả phù hợp quy trình, quy chế và các nguyên tắc, điều kiện tổ chức một hoạt động nào đó.

Liên quan đến các KN tổ chức hoạt động, trong tác phẩm: “Những nguyên tắc trong công tác tồ chức”, tác giả P.M Kegientxev đã nêu ra các KN chủ đạo của tổ chức hoạt động là:

- KN tổ chức tập thể và các mối quan hệ trong tập thể;

- KN lập kế hoạch công việc; KN thống nhất công việc cùa cá nhân và của tập thể;

- KN kiểm tra, đánh giá;

- KN tính toán phương pháp tổ chức và ra chỉ thị kịp thời.

Như vậy, khi bàn về KN tồ chức hoạt động nói chung, các tác giả trên cùng thống nhất quan điểm đó là sự vận dụng hệ thống tri thức, kinh nghiệm cùa công tác tổ chức; của các loại hình hoạt động cụ thể vào thực tiễn hoạt động để thống nhất hành động của mọi người nhằm đạt tới mục đích đề ra của hoạt động trong những điều kiện cho phép.

* Hoạt động ngoại khoá

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “HĐNK là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt

16

Trang 27

động thực tiễn cùa học sinh về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” [5, tr 86].

Như vậy, HĐNK là những hoạt động ngoài giờ học chính khóa, có mục đích, tổ chức, kế hoạch, phương pháp khoa học dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục giúp người học củng cố, mở rộng tri thức, phát triền tư duy, rèn luyện KN, hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

* Kĩ năng tố chức hoạt động ngoại khoá: Từ quan niệm về KN tổ chức hoạt động và HĐNK, chúng tôi cho rằng: KN tổ chức HĐNK là sự vận dụng có hiệu quả những tri thức, kĩ xảo, kinh nghiệm đã có về HĐNK vào thực tiễn tổ chức các HĐNK cho học viên trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, bảo đảm cho các hoạt động đó đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

KN tổ chức HĐNK cùa chú thể được hình thành trên cơ sở tri thức, kĩ xảo và kinh nghiệm đã có về HĐNK và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tồ chức có hiệu quả các HĐNK ở các nhà trường.

Như vậy, từ các quan điểm trên, trong nghiên cứu đề tài này, có thể cho rằng:

Năng lực tô chức hoạt động ngoại khóa, là những năng lực đặc trưng trong

lĩnh vực nhất định cùa mỗi con người xã hội như năng lực tố chức, nàng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học, giáo dục tiểu học năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa không phải là bẩm sinh, mà nó phải được giáo dục phát triền và bồi dưỡng ở con người Năng lực của một người phối họp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.

Năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa của GV ở trường tiểu học, là tổng

hợp trinh độ kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa và kỹ năng quản lý các hoạt động phối hợp các lực lượng, đảm bảo cho GV tố chức và thực hiện có hiệu quả, chất lượng chức trách, nhiệm vụ được giao trong tổ chức hoạt động ngoại khóa; đáp ứng tốt mục tiêu yêu cầu giáo dục ở trường tiểu học.

Nếu theo cách tiếp cận nhiệm vụ và quyền hạn, năng lực tố chức hoạt động

17

Trang 28

ngoại khóa của người GV trường tiêu học phụ thuộc vào khả năng thực hiện và mức độ hiệu quả các hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của họ.

Nếu theo chức năng quản lý, năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của GV trường tiểu học biểu đạt ở khả năng thực hiện và mức độ hiệu quả việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý như kế hoạch hoá, tố chức, chỉ đạo và kiếm tra.

1.1.2.2 Bồi dưỡng năng lực tô chức hoạt động ngoại khỏa cho giáo viên ở các trường tiểu học

* Bồi dưỡng, là một thuật ngữ còn có những cách hiếu khác nhau.

Theo đại từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất của con người”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, thì bồi dưỡng “là quá trinh cập nhật kiến thức và kỹ nàng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ”.

Có nhiều quan niệm khác cho rằng, bồi dưỡng là nâng cao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỳ năng thái độ để nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của con người về một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định Mục đích cuối cùng đạt tới cùa bồi dưỡng là nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.

Trong QLGD, công tác bồi dường thường được gắn liền với đào tạo và đã từ lâu, cụm từ Đào tạo - Bồi dưỡng đã trở thành một định danh chỉ một công việc của ngành GG&ĐT nói chung và của các cấp quản lý từ Bộ đển Sở và Phòng giáo dục nói riêng.

Trong giáo dục, bồi dưỡng là quá trình tiếp tục nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn cho người lao động, là quá trinh “cập nhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bố túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ nàng nghề nghiệp theo các chuyên đề”.

Bồi dưỡng thực chất là nhàm làm giàu vốn kiến thức, nâng cao hiệu quả lao động từ việc bồi đẳp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi

18

Trang 29

dưỡng”, “giữ gìn” những cái cũ còn phù hợp đế mở mang có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ.

Bồi dưỡng chuyên môn là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; kỹ năng tay nghề; kiến thức, kỹ năng thực tiễn Bồi dưỡng chuyên môn cho GV có thể coi là việc bố sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ cho GV, là sự nối tiếp tinh thần đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc của người GV, bồi dưỡng chuyên môn đối với mọi GV là thường xuyên, liên tục, bồi dường nhằm tạo điều kiện cho người cán bộ QLGD có cơ hội củng cố và mở rộng một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng quản lý sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn; mặt khác cũng qua bồi dưỡng người được bồi dưỡng biết chọn lọc, tiếp thu phát huy các mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế, bồi dường kịp thời, động viên họ làm việc tự giác với tinh thần trách nhiệm đạt hiệu suất cao.

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng năng lực tô chức hoạt động ngoại khóa là quá trình bổ sung, cập nhật sự thiếu hụt về tri thức, năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa, cập nhật những cái mới đế hoàn thiện hệ thống tri thức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.

* Bồi dưỡng năng lực tô chức hoạt động ngoại khỏa cho GV ở các trường tiểu học

Từ những phân tích trên có thể đưa ra quan niệm: Bồi dưỡng năng lực tô chức

hoạt động ngoại khỏa cho GV ở các trường tiểu học là tông thể những tác động theo kế hoạch và mục đích đã xác định của các lực lượng sư phạm để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng quản lý nhà trường, đảm bảo cho GV tô chức và thực hiện có hiệu quả, chất lượng chức trách, nhiệm vụ được giao; đáp ứng tốt mục tiêu yêu cầu giảo dục ở trường tiểu học.

Mục tiêu bồi dưỡng, nhằm củng cố, mở mang thêm phẩm chất, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ quản lý trên nền tảng đã có sẵn, đảm bảo cho GV ở các trường tiếu học ngày càng hoàn thiện và nâng cao mức độ theo yêu cầu chuẩn năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của GV.

19

Trang 30

Nội dung bồi dường, bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học có tính toàn diện: hệ thống kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng quản lý; các giá trị và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cùa người cán bộ QLGD.

Phương pháp bồi dưỡng, sử dụng đa dạng, linh hoạt cách thức, phương pháp phù họp với nội dung bồi dường, đảm bảo tính nghiêm túc, thiết thực hiệu quả Ngoài các phương pháp sử dụng trong giờ lên lóp, cần phát triển các phương pháp: thảo luận, đối thoại, thực hành, tham quan thực tế

Hình thức bồi dưỡng, vận dụng nhiều loại hình bồi dường, tuy nhiên tập

trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau: Bồi dường thông qua các lớp tập huấn do các cơ quan QLGD các cấp tổ chức; bồi dưỡng tập trung tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội; Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ.

Đánh giá kết quá bồi dưõng, hội đồng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn của GV phải có năng lực về chuyên môn vững vàng, đó là những thành viên cốt cán bộ khung của nhà trường Hội đồng thảo luận hiệu quả trong xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dường GV Bản thân mồi thành viên trong Hội đồng đánh giá kết quả bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV phải nắm chắc các tiêu chí đánh giá, đánh giá chính xác, trung thực và khách quan Trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV phải đánh giá kịp thời đề phát hiện nhừng tồn tại và kịp thời tháo gỡ khó khăn Kiểm tra phải tạo nên động lực trong hoạt động bồi dưỡng GV, tránh kiểu đánh giá rút kinh nghiệm không thường xuyên, qua loa đại khái thiếu công bằng.

1.1.3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

Ngày nay, giáo dục có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các nước trên thế giới, các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, giáo dục thực sự trở thành nhân tố phát triển kinh tế, văn minh, trí tuệ, kinh tế tri thức Sự phát triển của thông tin, khoa học công nghệ đòi hỏi nâng

20

Trang 31

cao mặt bằng dân trí ngang tầm thời đại Hiện đại hoá nền học vấn để làm chủ nền văn minh hậu công nghiệp, vấn đề huy động nguồn nhân lực làm phong phú tài nguyên trí tuệ vì nhũng mục tiêu kinh tế, xử lý sự mất cân bằng giừa phát triển kinh tế và phát triển xã hội , tất cả đòi hỏi phải làm tốt giáo dục, nhất là những nước đang muốn đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì thế các nước đều tập trung sức đầu tư cho giáo dục bằng mọi nguồn lực (vật lực, tài lực).

Trong nghiên cứu nảy của luận văn, chúng tôi bàn về việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng chính là bàn đến xã hội hoá trong giáo dục.

* Cộng đông

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt Nói đến cộng đồng là nói đến cộng đồng xã hội gồm các cá nhân, gia đình, tố chức có cùng phương thức sản xuất, lối sống sinh hoạt, cùng ngôn ngữ, cùng cách ăn, mặc và giao tiếp Cộng đồng xà hội là tập hợp các cá nhân được gắn kết với nhau bởi một hệ thống các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi, hoạt động Các thành viên của cộng đồng là các cá nhân, nhóm, gia đình, tố chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Với nghĩa như vậy, tố chức giáo dục như trường học là một bộ phận của cộng đồng và có mối quan hệ mật thiết với cộng động nói chung và các thanh viên, bộ phận khác của cộng đồng Ví dụ, nhà trường có mối quan hệ với các gia đình và các tố chức chính trị, đoàn thế trong cộng đồng dưới hình thức các mối tương tác, hợp tác nhất định.

* Xã hội hoá

Khái niệm xã hội hoá (Socialization) đã được các nhà xà hội học sừ dụng để mô tả những phương cách, giá trị mà vai trò xã hội đà đề ra tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Thuật ngừ xã hội hoá hiện nay được dùng với hai nội dung Nội dung thứ nhất: Khái niệm này chỉ tăng cường sự chú ý quan tâm của xẫ hội đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm Nói cách khác, do tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của những vấn đề cụ thể đó mà từ chồ chỉ một nhóm, hay một cộng đồng, một bộ phận của xã hội quan tâm, đến nay càng được đông đảo quần chúng quan tâm, đó là quá trình xã hội hoá các vấn đề, các sự kiện như xã hội hoá giáo

21

Trang 32

dục, xã hội hoá y tế, xã hội hoá văn hoá, xã hội hoá thế dục thể thao Nội dung thứ hai: Thuật ngữ xã hội hoá đuợc sử dụng trong xà hội học để chỉ quá trinh chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh • • 4 •thể đại diện cùa xã hội loài người Đây chính là quá trinh xã hội hoá cá nhân.

Tại Đại hội Đảng lần thứ X thì thuật ngữ xã hội hoá trở thành một trong những quan điểm hoạch định hệ thống các chính sách xã hội Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá, nhà nước giừ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tố chức xã hội, các cá nhân và các tồ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.

Mục tiêu chủ yếu của xã hội hoá là: Huy động tổng lực sức mạnh cùa toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực to lớn thức đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực văn hoá- xã hội, làm cho lĩnh vực công tác này thực sự gắn bó với dân, của dân, do dân và vì dân Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cùa người dân.

Để thực hiện có hiệu quả xã hội hoá năm 2005, Chính phù đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, trong đó khẳng định thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn: (1) Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế, vãn hoá, thê dục thê thao; (2) Tạo điều kiện đê toàn xã hội, đặc biệt là các đổi tượng chỉnh sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thế dục thê thao ở mức độ ngày càng cao.

Như vậy, xã hội hoá là một chủ trương có nội dung phong phú Đó là quá trình vận động quần chúng, nâng cao tính tích cực, ý thức tự giác và sức mạnh của quần chúng, là sự đổi mới về cơ chế quản lý và xây dựng hành lang pháp lý để đa dạng hoá các hình thức hoạt động, là sự đối mới lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.

Đe khuyến khích xã hội hoá các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, khẳng định: Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử binh đẳng đối với sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập Nhà nước áp dụng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở ngoài công lập để khuyến khích đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ Các cơ sở ngoài công lập tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng;

22

Trang 33

tham gia đâu thâu nhận các hợp đông, dự án sử dụng nguôn vôn trong và ngoài nuớc Các cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ hoạt động nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Như vậy, sau nhiều năm đối mới đất nước, thuật ngữ xà hội hoá được dùng chính thức trong các văn kiện của Đảng: Đảng đà đề xuất và khẳng định nhiệm vụ xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao như một đòi hỏi khách quan, một nhu cầu, một điều kiện, một động lực cho sự phát triển chúng Xã hội hoá các hoạt động trên là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rài của nhân dân, của toàn xã hội vào quá trình phát triển các lĩnh vực đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, nâng cao dân trí và sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ của nhân dân Rõ ràng là xã hội hoá chứa đựng một tư tưởng chiến lược, một quan điểm chỉ đạo cùa Đảng đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Xã hội hoá công tác giáo dục

Đến nay, khái niệm xã hội hoá công tác giáo dục hầu hết các tài liệu đều dừng lại ở một quy ước đề thao tác trong nghiên cứu lý luận cũng như trong chỉ đạo thực tiễn Đó là ’’định nghĩa” tại văn kiện TW 4 khoá VII: ” Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân, góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” Đây là một định nghĩa khá rõ ràng, phản ánh

đúng ban chat van đê, cô đúc được nhừng ỳ chí, những chi dân rõ ràng vê xã hội hoá công tác giáo dục Xã hội hoá công tác giáo dục là huy động toàn thể cộng đồng cùng tham gia vào giáo dục, cụm từ đó thường được dùng ở các nước là "Community participation in education” (sự tham gia của xã hội vào giáo dục) Nếu so sánh với tiếng nước ngoài thì nội hàm xã hội hoá công tác giáo dục như đà bàn không thể dịch là Socilization mang nội hàm khác, thuật ngữ xã hội hoá của ta tương ứng với những khía cạnh khác nhau trong nội hàm các thuật ngữ mobiliration, community participation, hoặc nói rộng hơn là decentralization đang được dùng ở một số nước trong khư vực và thế giới.

Xã hội hoá tức là làm cho nó mang bản chất xã hội Câu hỏi này thường

23

Trang 34

được đặt ra là giáo dục vôn đã mang bản chât xã hội, sao lại phải làm cho nó mang bản chất xà hội? Giáo dục mang bản chất xã hội, xét từ nguồn gốc ra đời của giáo dục cũng như lịch sử phát triển của giáo dục vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng và trình độ xã hội hoá, và nhất là do còn tồn tại nhừng hạn chế thiếu sót của hiện trạng Vi vậy, xã hội hoá công tác giáo dục là một quan điềm cơ bản, có tính chiến lược trong việc xây dựng và phát triển giáo dục của Đảng Từ định hướng chiến lược này đòi hỏi phải làm chuyển biến hoạt động giáo dục, vốn là hoạt động có tính chuyên môn, nghiệp vụ của một thiết chế xã hội (ngành giáo dục) trở thành một hoạt động rộng lớn, sâu sắc thâm nhập và tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật ) thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội Xà hội hoá công tác giáo dục đòi hỏi phải huy động mọi tài lực, tiềm năng cùa xã hội tham gia giải quyết mọi nhiệm vụ, mọi vấn đề của giáo dục Phải xem là đó con đường là tiên quyết của thực hiện trọn vẹn, lâu dài các chức năng, nhiệm vụ của giáo dục theo đúng mục tiêu xác định.

Luật giáo dục nước ta chỉ rõ: “Mọi tồ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyển khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục" [30].

* Công tác bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiêu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

Từ các quan điểm trên, có thể cho rằng:

Công tác bồi dưỡng năng lực tô chức hoạt động ngoại khỏa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng là việc thực hiện mối quan hệ cộng đỏng và nhà trường làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tô chức hoạt động ngoại khoá cho HS tiêu học cũa đội ngũ GVphù hợp với sự phát triển cùa nhà trường, đảm bảo cho GV tổ chức và thực hiên có hiệu

24

Trang 35

quả, chât lượng chức trách, nhiệm vụ được giao; đảp ứng tôt mục tiêu yêu câu giảo dục ở trường tiêu học.

1.1.4 Các khái niệm liên quan đến quản lỷ bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

Quản lý, theo F.W.Taylo (1856 - 1915), người được nhiềư nhà khoa học coi là người cha của lý luận quản lý khoa học: “Quản lý là biết được điều bạn muốn biết người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành được công việc một cách tốt nhất” [21, tr 85].

Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý (management) là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản lỷ (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức”.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”.

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiếu khái niệm quản lý theo nghĩa chung nhất: Quản lý là sự tảc động gây ánh hưởng của chủ thê quản lỷ bằng những công cụ, phương pháp mang tỉnh đặc thù trong việc thực hiện các chức năng quản

lý đê đạt được mục tiêu chung của hệ thống.

Quản lỷ nhà trường, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường

là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, đế tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với học sinh”.

Tác giả Nguyễn Phúc Châu đưa ra quan niệm: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là sự tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thế quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thế quản lý nhà trường (giáo viên, giảng viên, nhân viên và người học, ) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”;

Như vậy có thế hiểu: Quản lý nhà trường là sự tác động tự giác, cỏ ỷ thức,

cỏ mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thế quản lý nhà

25

Trang 36

trường (hiệu trưởng) đến khách thê quản lý nhà trường (GV cấp dưới, người dạy, người học, nhân viên và các lực lượng giáo dục khác) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.

Với nội hàm của quan niệm về quản lý nhà trường như trên, cho thấy có hai cách hiểu về chù thể quản lý và khách thể quản lý nhà trường:

Chủ thể quản lý nhà trường là là thủ trưởng một cơ sở giáo dục (Hiệu trưởng trường học).

Khách thế quản lý nhà trường là lực lượng giáo dục làm việc trong mọi nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; hoặc là các GV cấp dưới của hiệu trưởng, các giáo viên, nhân viên phục vụ, người học và các lực lượng tham gia giáo dục trong một nhà trường cụ thể.

Từ nhừng tiếp cận khái niệm quản lý như trên, có thế khái quát: Quán lý bồi

dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng là những tác động có mục đích, củ hệ thống của chủ thể quản lý đến quá trình xảy dựng kế hoạch, tô chức thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giả kết quả bồi dưỡng, phối hợp, huy động các nguồn lực cộng đồng nhằm làm cho GV đạt được chuẩn GV trường tiêu học của Bộ

GD&ĐT đã ban hành.

Mục đích quản lỷ bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học nhằm đảm bảo cho các hoạt động của các chủ thề và đối tượng bồi dưỡng (GV ở các trường tiểu học) diễn ra một cách khoa học, tùng bước đạt được mục tiêu bồi dưỡng đặt ra, góp phần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của GV ờ các trường tiểu học theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của đã ban hành.

Chủ thê quản lý bồi dưỡng là Hiệu trưởng các nhà trường, Phòng giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường và các nhà khoa học, chuyên gia khoa học giáo dục và đội ngũ giáo viên giỏi trực tiếp tham gia các hình thức bồi dưỡng.

Đối với hình thức bồi dường tập trung do các cơ quan QLGD tổ chức, thì chủ thể quản lý là các cơ quan QLGD đó.

Hiệu trưởng và các phó Hiệu trường ở các trường tiểu học vừa là đối tưọng, vừa là chủ thể của quá trình bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Hiệu trưởng với tư cách là đối tượng quản lý chịu sự tác động và thay đổi tới

26

Trang 37

những tác động có tính hướng đích của các chủ thê quản lý Mặt khác, hiệu trưởng trường tiểu học với tư cách là chủ thề quản lý của các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho bản thân thông qua các hoạt động tự bồi dưỡng và tự tồ chức các hoạt động bồi dường đảm bảo cho quá trình bồi dường đạt hiệu quả và chất lượng cao Hiệu trưởng là người chủ động trong điều phối hoạt động của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

Nội dung quản lý bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiếu học là quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung và kế hoạch bồi dưỡng; quản lý các hoạt động bồi dường theo đúng quy chế đảm bảo các hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao; quản lý các hoạt động tự bồi dường; quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng và quản lý kiếm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Phương pháp, hình thức, điều kiện phương tiện quản lý bồi dưỡng nàng lực

tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học là toàn bộ những cách thức, biện pháp, tác động điều khiển của chủ thể quản lý bằng hệ thống các công cụ, các phương tiện nhằm điều khiển các hoạt động bồi dưỡng Các phương pháp quản lý bao gồm các phương pháp quản lý hành chính, phương pháp giáo dục tâm lý, động viên khích lệ.

1.2 Lý luận về công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo

viên ờ các trường tiểu học theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

1.2.1 Tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng năng lực to chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng

1.2 ỉ ỉ Huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo góp phần thực hiện dân chủ hoá giáo dục

Huy động cộng đồng tham gia quản lỷ giáo dục và dân chù hoá giáo dục có mối liên hệ mật thiết biện chứng Nhờ dân chủ hoá giáo dục mà các thành phần tham gia xã hội hoá công tác giáo dục trở nên đông đảo, cởi mở, rộng khắp ở mồi địa phương, trường học Ngược lại, xã hội hoá công tác giáo dục là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Cần phải phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy với

27

Trang 38

thây, giữa thây với trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các câp, giữa nhà trường với nhân dân”, ’’thầy trò phải thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ, thật thà phê binh và tự phê bỉnh ”dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò” [23, tr.42] Huy động cộng đồng đó là thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Hồ Chí

Minh (1999), Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục NXB Giáo dục, Hà Nội.

Huy động cộng đồng trong công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học sẽ đưa hoạt động giáo dục này trờ thành sự nghiệp của toàn xã hội, không khép kín trong hệ thống giáo dục và nhà trường Huy động cộng đồng trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV tạo điều kiện để nhiều thành phần trong xà hội được đóng góp về nhiều mặt cho sự nghiệp giáo dục, các tố chức quốc tế, các gia đỉnh, gia tộc và cộng đồng không chỉ đầu tư nhiều mặt để xây dựng, hồ trợ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đồng thời qua đó phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong kiếm tra, giám sát các hoạt động quản lý giáo dục, quá trình giáo dục nói chung và trong bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV của các nhà trường.

1.2.1.2 Huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục sẽ hỗ trợ tạo nên điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục thể hiện ở những mặt sau:

- Cụ thề hoá mục tiêu giáo dục: cộng đồng địa phương và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hoàn toàn có khả năng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với địa phương, vừa phù hợp nhu cầu của gia ding HS và chương trình GD của nhà trường.

- Các phương tiện thông tin đại chúng đem lại những nội dung giáo dục thế hệ trẻ sinh động phong phú Sự tham gia của xà hội để tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các chương trinh giáo dục ngoài nhà trường, đặc biệt là việc tổ chức cho học sinh học tập, tham quan, tham gia lao động sản xuất , không chỉ là tham gia vào nội dung mà còn tham gia cải tiến phương thức, phương pháp giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên hiện nay còn thiểu việc phát huy tiềm năng xã hội để bổ sung và tham gia vào việc giảng dạy, tổ chức các hoạt động GD là vô cùng cần

28

Trang 39

thiêt Bên cạnh các thây cô giáo, giáo dục của gia đình của các bậc cha mẹ cũng có vai trò rất quan trọng Một sự liên kết toàn xã hội được thực hiện qua huy động cộng đồng trong công tác giáo dục sẽ phát huy được số lượng và tiềm năng của lực lượng người dạy.

1.2.1.3 Huy động cộng đồng tham gia quản lỷ giảo dục góp phần thực hiện công bằng xã hội

Huy động cộng đồng trong công tác giáo dục là cách thức thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII): ’’Thực hiện công bàng trong giáo dục Người đi học phải đóng góp học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học” Huy động cộng đồng trong giáo dục sẽ tạo ra một ”xã hội học tập” tức

là thực hiện bình đẳng và cơ hội học tập, cơ hội được hưởng sự giáo dục Trước mắt giúp cho con em gia đình nghèo khó, các gia đình chính sách được đi học, khắc phục hiện tượng bỏ học vì lý do tài chính, đảm bảo cho ai muốn đi học đều có cơ hội đến tnrờng, có nơi học tập, mọi người đều được học.

Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới sẽ tạo ra nhu cầu học tập Đa dạng hoá các hình thức học tập sẽ giúp mọi người tuỳ theo hứng thú, nhu cầu, lợi ích, điều kiện hoàn cảnh cá nhân mà lựa chọn có được hình thức học tập phù hợp (học tập trung, học tại chức, học thường xuyên, học từ xa, học theo tín chỉ ), tạo điều kiện, cơ hội cho mọi

người nâng cao trình độ, tiếp cận với vấn đề mới áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào đời Sống hàng ngày.

1.2.2 Các thành to bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiểu học

ỉ.2.2.1 Mục tiêu bồi dường năng lực tô chức hoạt động ngoại khóa cho giảo viên ở các trường tiểu học

Bồi dưỡng bồi dường năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học là vấn đề cần thiết trong mỗi nhà trường trong yêu cầ đổi mới giáo dục Thực hiện tốt hoạt động này giúp GV:

29

Trang 40

- Bố sung, trang bị cho giáo viên kiến thức liên quan đến hoạt động ngoại khóa cùa HS.

- Nâng cao kỹ năng cho giáo viên trong lựa chọn chủ đề, nội dung giáo dục.- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa để không

ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện đối mới GD.

- Nâng cao kỹ nãng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động ngoại khóa cho HS.

- Nâng cao năng lực thiết kế hoạt động ngoại khóa đa dạng, phù hợp và hiệu quả cho HS.

- Giúp giáo viên nâng cao kỹ thuật để tồ chức hoạt động ngoại khóa; năng lực kiềm tra, đánh giá học sinh trong hoạt động ngoại khóa;

- Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tính sáng tạo và các năng lực cần thiết khác.

1.2.2.2 Nội dung bồi dường năng lực tô chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên ở các trường tiêu học

Việc bồi dưỡng nàng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho GV ở các trường tiểu học bao gồm các nội dung sau:

- Bồi dưỡng năng lực tim hiếu đối tượng và môi trường hoạt động ngoại khóa;- Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán nhu cầu đặc điểm đối tượng HS;

- Cung cấp, trang bị cho giáo viên kiến thức về hoạt động ngoại khóa;

- Bồi dường kỹ năng cho giáo viên trong lựa chọn chủ đề, nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa;

- Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động ngoại khóa cho HS;

- Bồi dường kỹ năng thiết kế hoạt động ngoại khóa đa dạng, phù hợp và hiệu quả cho HS;

- Bồi dưỡng kỹ thuật cho giáo viên đế tô chức hoạt động ngoại khóa; năng lực kiếm tra, đánh giá học sinh trong hoạt động ngoại khóa; năng lực kiếm tra, đánh giá HS trong hoạt động ngoại khóa;

- Bồi dưỡng kỹ thuật cho giáo viên để rèn luyện cho HS phát triển năng lực

30

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thấng kê đối tượng khảo sát tham gia khảo sát trên địa bàn thành phố  Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (18 trường) - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 2.1. Thấng kê đối tượng khảo sát tham gia khảo sát trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (18 trường) (Trang 61)
Bảng 2.2: Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa nghiệp vụ cán bộ QLGD ở các trường tiếu học Thành phố Từ Sơn - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 2.2 Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa nghiệp vụ cán bộ QLGD ở các trường tiếu học Thành phố Từ Sơn (Trang 66)
Bảng 2.3: Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng trong  công tác bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trường - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 2.3 Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trường (Trang 69)
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện các phương pháp, - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện các phương pháp, (Trang 73)
Bảng khảo sát trên cho thấy, việc chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung bồi  dưỡng nàng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu  học thành phố Từ Sơn chưa có hiệu quả cao - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng kh ảo sát trên cho thấy, việc chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung bồi dưỡng nàng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn chưa có hiệu quả cao (Trang 79)
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức, phương tiện bồi dưỡng  năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 2.10 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức, phương tiện bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học (Trang 80)
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tỉnh cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi  dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiểu học - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tỉnh cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiểu học (Trang 110)
Bảng 3.2. Kêt quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý bôi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học Thành phố - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 3.2. Kêt quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý bôi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học Thành phố (Trang 112)
Bảng 3.2 cho thấy các ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý bồi dường  năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiểu học có tính khả thi tương  đối cao với điểm TB X = 2,66. - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 3.2 cho thấy các ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý bồi dường năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiểu học có tính khả thi tương đối cao với điểm TB X = 2,66 (Trang 113)
Bảng 3.3. Tương quan giữa tinh cấp thiết và tỉnh khả thi của các hiện pháp quản  lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
Bảng 3.3. Tương quan giữa tinh cấp thiết và tỉnh khả thi của các hiện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ QLGD ở các trường tiếu học (Trang 114)
Bảng đánh giả mức độ thực hiện công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ GV các  o  <_>  •  •  •  o  •  o  • o trường Tiểu học Thành phố Từ Sơn theo chuẩn GV - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh theo hướng huy động các nguồn lực trong cộng đồng
ng đánh giả mức độ thực hiện công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ GV các o <_> • • • o • o • o trường Tiểu học Thành phố Từ Sơn theo chuẩn GV (Trang 134)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w