1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia

99 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIAHÀNỘI

TRƯỜNG ĐẠIHỌCGIÁO DỤC

NGUYÊN THITHUGIANG

QUÂN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Ở CÁC TRƯỜNG TIÉU HỌC THÀNH PHỐ TƯ SƠN,

TỈNH BẮC NINH ĐÁP ƯNG YÊU CÀU ĐẠT CHUẨN QUÓC GIA

LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành:Quản lý Giáodục Ma số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM HÙNG HIỆP

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỞ ĐÀU1 Lýdo chọn đê tài

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục( GD) đóng vai trò vô cùng quan trọng Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.

UNESCO.đã đề xướng mục đích học tập “Học đê biết, học đểlàm, học để chungsốngvà học để tựkhắngđịnh mình" như một lời khẳng định về sự bất

diệt của việc học Mô hình nhà trường hiện đại của thế giới ngày nay với dạyhọc bằng những phương pháp tiên tiến, đâm bảo cho học sinh( HS) lĩnh hộivà thực thi sáu bậc thang tri thức là: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợpvà đánh giá Phương pháp dạy học được áp dụng trong nhà trường hiện đại là phương pháp dạy học “cá thê hóa", dạy học hướng về người học, dạy học lấy

HS làm trung tâm, giáo viên( GV) có khả năng sử dụng phương pháp dạy họctiên tiến một cách thành thạo Giáo viên được giao nhiệm vụ đánh giá HSngay trong quá trình dạy học, không chờ đợi đến kỳ thi cuối khóa Thiết bịdạy học đủ để HS thực hành với thời gian học tập và hoạt động cã ngày tạitrường Nội dung chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) được xây dựngtheo hướng tích hợp, ít môn học nhưng đầy đù các nội dung cơ bản, đáp ứngyêu cầu đào tạo con người hiện đại cho một xã hội hiện đại từ tri thức đến kỳ năng, đặc biệt là kỹ năng sống trong môi trường hội nhập, hợp tác để khẳngđịnh mình và cùng phát triển.

Trong hệ thống cơ sở vật chất( CSVC), trang thiết bị dạy học của nhà trường thì thư viện là nơi cung cấp tư liệu tham khảo cho GV và là nơi phụcvụ HS tự học.Thư viện có một vị trí quan trọng trong nhà trường, được coi là trái tim của nhà trường.Thư viện được coi là “ kho vàng” của nền văn hóa dân tộc• và là một ■ bộ• phận không1 ■ thế thiếu trongkJ văn hóa học đường.Thư ^7 việntrường hoạt động theo mục đích và yêu cầu của một thư viện trường học

(TVTH).MỘt TVTH ngoài mục đích cung cấp sách báo, tạp chí cho hoạt động

Trang 3

học của HS còn góp phần khơi gợi hứng thú và kích thích trẻ em phát triển kỳ năng đọc

Đối với các thầy giáo, cô giáo, TVTH có một vai trò quan trọng vì là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảngthêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô tiếp cận với những phươngpháp giảng dạy tiên tiến, tích cực.Đối với các em HS, TVTH giúp các em tự

bố sung kiến thức, tự rèn luyện cho mình tính độc lập tư duy và thói quen tự học.Được tiếp xúc với sách, các em sẽ được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu vãn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Siêngxem sách và xem được nhiều sáchlàmột việc cần thiết, bởi sách có thểgiúpchủngta bố trợ kiến thứcvà hoàn thiện nhân cách”.Vì thế việc hình thành và phát triến văn hóa đọc ở trẻ em là hết sức quan trọng và cần thiết

Ngoài ra, thư viện góp phần tích cực vào việc xây dựng cộng đồngnhững người có kỹ năng học tập suốt đời.Thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên mỗi nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên(CBGV), nâng cao hiểu biết cho HS thông qua các hoạt động đọc.TVTH có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà trường Vì vậy, phát triểnTVTH tại các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tĩnh Bắc Ninh luôn được các cấp quan tâm và coi đó là việc làm cấp thiết và cấp bách.

Theo Nghị quyết đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, từ ngày 01/11/2021, thị xã Từ Sơn sẽ chính thức trở thành thành phố Từ Sơn(thuộc tinh Bắc Ninh) Được định hướng là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội,nằm trong lõi đô thị thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương trong tương lai, Từ Sơn giữ vai trò là trung tâm kinh tể, công nghiệp, dịch vụ và là một

2

Trang 4

trong số các “ đầu tàu và hạt nhân” thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh Mặt khác, Tù Son là một thành phố trẻ, thành phố công nghiệpcủa tỉnh Bắc Ninh, với chất lượng GD toàn diện luôn giừ vị trí tốp đầu trongNgành Giáo dục và Đào tạo( GD&ĐT) của tỉnh Ngành GD&ĐT thành phốTừ Sơn trong những năm qua đã có bước phát triển nhanh chóng, thề hiện ở các mặt: quy mô đào tạo, chất lượng giáo dục, csvc, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý( CBQL) và GV, công tác xã hội hóa và phổ cập giáo dục- xóa mùchữ Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030,tăng số trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 và đạt chuẩn quốcgia mức độ 2 đạt trên 80% trở lên Điều này đồng nghĩa với việc thư viện trường tiểu học phải được xây dựng và phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện với sự thay đổi, phát triển của nhà trường theo hướng: “Hoàn thiện nhà trường phổ thông tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”.

Một TVTH phát triển tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào công tácquản lý thư viện ở trường đó Ngoài cấp quản lý trực tiếp bên trong nhàtrường, đứng đầu là Hiệu trưởng, thư viện trường tiểu học còn nhận sự tácđộng quản lý của cấp trên là Phòng GD&ĐT thành phố.

Thực tế cho thấy, vai trò của người Hiệu trưởng là quản lý, chỉ đạo,kiếm tra trong mọi mặt công tác trong đó có công tác thư viện trong nhàtrường Người nhân viên thư viện (NVTV) trường học dưới sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng thực hiện các công việc nghiệp vụ thư viện là tổ chức các hoạt động phục vụ bạn đọc Trong khi biên chế nhân sự NVTV vô cùnghạn hẹp Mồi thư viện trường phổ thông thường chỉ có một NVTV chuyêntrách hoặc kiêm nhiệm Ngoài khó khăn về vấn đề nhân sự, còn những khókhăn khác về csvc, kinh phí thư viện, về thói quen, nhận thức của bạn đọc, Đây là rào cản cho việc xây dựng, phát triển TVTH vấn đề đặt ra lâunay là phải làm thế nào đế nâng cao chất lượng hoạt động thư viện đáp ứng

Trang 5

yêu cầu đạt chuẩn quốc gia, phát huy vai trò tích cực cùa thư viện đối vớicông tác dạy học và giáo dục trong nhà trường Làm thế nào đế nâng cao chất lượng hoạt động thư viện đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia là nội dung ít ai nghĩ đến và cũng là đề tài ít người nghiên cứu.

Với nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của thư viện thiết bị trường tiểu học, trên cơ sở nghiên cửu thực tế về quản lý thư viện và hướng đến mục tiêu thư viện phát huy hơn nữa chức năng hồ trợ GD toàn diện trong nhà trường, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý hoạtđộngthư viện ở các

trường tiểu học thành phố TừSơn, tỉnh BắcNinhđáp ứng yêucầu đạt chuẩn quốcgia" làm đề tài nghiên cứu.

2.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và từ khảo sátthực tế TVTH ở các nhà trường, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứngyêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

3.Đối tượng và khách thểnghiêncứu

3.1.Khách thể nghiêncứu

Hoạt động thư viện ở các trường tiếu học.

3.2 Đối tượng nghiêncứu

Quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn,tình Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuấn quốc gia.

4.Câu hỏi nghiên cứu

Hiện nay các trường tiểu học đều đạt chuẩn quốc gia tuy nhiên tiêuchuẩn về hoạt động thư viện chưa cập theo tiêu chí Vậy làm thế nào để quản

lý hoạt động thư viện trường tiểu học đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí đế đảm bảo trường đạt chuẩn quốc gia từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện ở các trường tiểu học và phát triển văn hóa đọc, văn hóa tự học đối với HS.

4

Trang 6

5.Giả thuyết khoa học

Hiện nay, trước yêu câu tăng cường quản lý hoạt động thư viện đápứng yêu cầu CTGDPT 2018 và yêu cầu đạt chuẩn quốc gia, hoạt động thư

viện đã có nhiều quan tâm, đầu tư và nâng cấp ở các trường tiểu học Tuynhiên, quản lý hoạt động thư viện còn hạn chế, nhiều bất cập, chưa theo kịpvới xu thế đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thư viện đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia có cơ sở khoa học và có tính khả thi sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tinh Bắc Ninh.

6.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thư viện và quản lý thư viện trong các trường tiểu học.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thư viện và quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêucầu đạt chuẩn quốc gia.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động thư viện ở trường tiếuhọc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

7.Giới hạnphạm vi nghiên cứu

7.1 Giớihạn về đối tượng nghiêncứu

Chủ thể chính là Ban Giám hiệu trường tiểu học đối với quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia Các chủ thể phối hợp là tổ trưởng chuyên môn, GV, HS,

7.2.Giớihạn về đoi tượngkhảo sát và địa bànnghiêncứu

Đề tài tiến hành khảo sát 45 CBQL, 18 NVTV thuộc 18 trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

5

Trang 7

7.3.Giới hạn thờigian

Đe tài chỉ sử dụng các số liệu thống kê về các trường tiếu học và cáchoạt• < động thư • viện của các trường KZ tiểu • học trongkJ 03 năm học: năm học 2020- 2021; 2021-2022 và năm học 2022-2023.

8.Phươngpháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lýluận

Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề líluận về quàn lý, quản lý xây dựng thư viện trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng khung lí luận của vấn đề nghiên cứu.

8.2 Phương pháp nghiên cứuthưẹtiễn

- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hởi đối với CBQL và GV,HS để thu thập thông tin, xử lý số liệu.

- Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia giáo dục.

- Nghiên cứu thực tế, tống kết kinh nghiệm các trường tiểu học đã có các tiêu chí về thư viện đạt chuẩn quốc gia ở địa phương.

8.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

- Phương pháp thống kê số liệu: thống kê phân tích các số liệu đạt được.- Sử dụng công cụ Excel đế xử lý số liệu thu thập.

9. Cấu trúcluận văn♦

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểuhọc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động thư viện ớ các trường tiếu họcthành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

Trang 8

CHƯƠNG 1

Cơ SỞLÝ LUẬNVÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯVIỆNỞ CÁC TRƯỜNG TIỀU HỌCĐÁP ƯNG YÊU CÀU ĐẠT CHUẤN QUÓC GIA1.1.Tổngquan nghiêncứu vấnđề

Hoạt động thư viện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế:

Thảo luận về dự án Luật Thư viện các đại biểu đều cho rằng hiện nay hệ thống thư viện, nhất là thư viện công cộng hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu đọc và khai thác thông tin cùa người dân Hệ thốngTVTH chưa được quan tâm đúng mức; văn hóa đọc đã và đang bị lấn át bởi những hình thức tiếp cận thông tin mới Những bất cập này đặt ra yêu cầu phải sớm có chính sách khắc phục.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chobiết, từ chồ chỉ là nơi giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tố chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu dùng chung, đến nay thư viện đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, không gian học tập sáng tạo của cộng đồng, góp phầnkhông nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Những năm gần đây, các thư viện đã từng bước hiện đại hóa, đấy mạnh ứng dụng CNTT, từngbước xây dựng thư viện điện từ, thư viện số nhằm cung cấp thông tin chongười sử dụng được dễ dàng hon.

Tuy nhiên hoạt động thư viện ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế vàchưa thỏa mãn được nhu cầu đọc, sử dụng và khai thác thông tin của các tầng

lóp nhân dân Nhiều thư viện ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu do ngân sách đầu tư cho thư viện còn hạn chế Khó khăn lớn nhất hiện nay của các thư viện là thiếu nguồn lực để phát triển theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa; người làm công tác thư viện thụ động; thư viện chưa thực sự được tạo điều kiện đề phát huy hết sự chủ động và sáng tạo trong công tác.

Ở nước ta cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt độngthư viện.

7

Trang 9

- Tác giả Đoàn Thị Thu (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) nghiêncứu đề tài: “Vai trò của thư viện trường trong việc xây dựng và phát triển tủ sách lớp học ở các thư viện trường phố thông” cho rằng: “Xây dựng và phát triền tủ sách lớp học là động lực giúp thư viện trường phổ thông nâng caohiệu quả hoạt động của mình, từng bước khẳng định được vai trò của thư viện trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông Hiệu quà hoạt động của tủ

sách lớp học phụ thuộc rất lớn vào mức độ tham gia của thư viện nhà trường (TVNT).Để tủ sách lớp học thực sự hữu ích như mong muốn, cần nhất là trìnhđộ và tâm huyết của người NVTV trường phổ thông” [30]

- Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) đãđề cập đến những khái niệm về quản lý thư viện trong bài viết “Một số vấn đềvề quản lý thư viện hiện đại” đăng trên tạp chí thư viện Việt Nam sổ 5 (49)tháng 9 năm 2014 đã nêu lên các định nghTa về quản lý thư viện và quản lýthư viện hiện đại.Sự giống nhau và khác nhau giữa quản lý thư viện truyềnthống và quàn lý thư viện hiện đại, khái quát một số nội dung quản lý thư viện hiện đại như: quản lý nguồn nhân lực thư viện, quản lý hoạt động chuyênmôn, quản lý tài chính, quản lý CSVC.Theo tác giả “Thư viện hiện đại là một

loại• ■ thư viện được áp dụng những thành tựu • 1 • mới nhất của khoa học kỹ thuật mà cụ thể là CNTT.Dưới tác động của ứng dụng CNTT, thư viện hiện đại córất nhiều thay đổi: từ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực cho đến csvc trang thiết bị.thư viện hiện đại ngày nay có những cấp độ khác nhau với các tên gọikhác nhau như: thư viện đa phương tiện, thư viện điện tử, thư viện số, Quảnlý thư viện hiện đại rất cần người quản lý có các kiến thức về úng dụngCNTT vào hoạt động thư viện và có kỹ năng thực hành phần mềm quàn lý.Nói cách khác, quản lý thư viện hiện đại là hoạt động được chủ thể quản lý và đổi tượng• VZ 1quản lý tựJ giác thực hiện nhằm đảm bảo đạt được•• mục tiêu củathư viện với sự hỗ trợ của các phương tiện kỳ thuật hiện đại” [28]

Tác giả Đỗ Văn Hùng, Thái Thị Trâm (Khoa Thông tin - thư viện,

8

Trang 10

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quôc gia Hà Nội)nghiên cứu về thư viện ở khía cạnh khá mới; “Thư viện đại học trước xu the sửdụng thiết bị di động trong học tập của sinh viên”.Nghiên cứu của hai tác giả nhận định: “Hiện nay các thiết bị di động ngày càng trở nên quen thuộc và là một vật dụng không thể thiếu của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên.Các thiết bị nàyđã và đang ảnh hưởng đến sinh viên trong hoạt động học tập.Bài viết đánh giátình hình sử dụng thiết bị di động của sinh viên và phân tích các yếu tố tácđộng đến việc sử dụng các thiết bị này cho hoạt động học tập.Trên cơ sở đó, tácgiả đưa ra những khuyến nghị cho thư viện đại học trong việc nâng cao chất

lượng hoạt động phục vụ đào tạo trong kỷ nguyên số và di động” [21 ]

Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai trò của thư viện như một thiết chế xã hội đáp ứng nhu cầu thông tin, nhu cầu nghiên cứu và học tập, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí, cho nên họ đều xây dựng các khung pháp lý để bảo vệ và phát triển sự nghiệp thư viện.Mặt khác, các quốc gia đều có chính sách đầu tư xây dựng các hệ thống và màng lưới thư viện ngày càng hiện đại theo hướng biến thư viện trở thành các cơ quan thông tin,trung tâm học liệu, trung tâm hồ trợ nghiên cứu khoa học và học tập suốtđời, trung tâm lưu trừ và bảo quản di sản thư tịch; các thư viện công cộng sẽ tiến tới trở thành các trung tâm văn hóa cộng đồng, là nơi truy cập Internet,

là một mắt xích của chính phủ điện tử

Nghiên cứu về hoạt động thư viện thì có khá nhiều, nhưng thường chỉtập trung nghiên cứu hoạt động của các thư viện lớn như thư viện Quốc gia,thư viện của các trường Đại học.Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hoạt động của thư viện ở các trường tiều học cũng như công tác quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiếu học còn hạn chế.Cho đến nay, chưa có tác giả nào nghiêncứu đề tài “Quảnlý hoạt động thư viện ỏ'các trườngtiểu học thành phốTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đápứng yêu cầu đạt chuẩnquốc gia”

9

Trang 11

1.2 Các kháiniệm cơ bản ciía đề tài

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quảnlý

Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trongcác hoạt động của con người.Đây là lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn phức tạp nhất nhằm điều khiển lao động thúc đẩy xã hội phát triển trên tất cả

các bình diện.Khoa học quản lý cũng như nhiều khoa học xã hội - nhân vănkhác gắn với tiến trình phát triển của xã hội loài người, nên nó luôn mang tính

lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc, tính thời đại Quản lý là một khoa học,nhưng nó còn mang tính nghệ thuật

Theo Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trongviệc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phổi các nguồn

lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [22]

Tác giả Vũ Dũng quan niệm: “Quản lý là sự tác động có định hướng,có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thề của nó” [17]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lý gồmhai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duytrì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mớihệ, đưa hệ vào thế “phát triển” [2]

Tóm lại, các định nghĩa nêu trên đều diễn đạt được nét đặc trưng cơbản của quản lý đó là những tác động có tính hướng đích; được tiến hànhtrong một tố chức hay một nhóm xã hội và hoạt động quản lý là nhũng tácđộng• ^7 phối họp •JL tích cực của các cá nhân nhằm thực hiện mục •• tiêu của tổ chức

Chúng tôi sừ dụng khái niệm sau đây làm khái niệm công cụ: Quản lý là sự tác động cómục đích có kểhoạch củachủthê quản lý đê chi huy, điều khiên, hướngdần các quảtrình xã hội, hành vi và hoạt động củaconngười

10

Trang 12

nhằm đạt được mục tiêuvà ỷ chí của nhà quản lỷđề ra,phù hợp với quy luật khách quan

1.2.1.2 Quản lỷ giáo dục( QLGD)

QLGD là một bộ phận trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)Việt Nam.Cũng như bất kì 4 một hoạt 4 4 động xã * hội, 7 4 hoạt động GD4 cần được 4 tổ chức và quản lý với các cấp độ khác nhau nhàm thực hiện có hiệu quả mục tiêugiáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và nhân loại

Theo tác giả Trần Kiểm, Quản lý giáo dục là những tác động có hệthống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấpkhác nhau đến tất các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bàosự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình GDvề phát triển thể lực, trí lực, tâm lực của HS [22]

Xét theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì QLGD là sự tác độngliên tục, có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thốngGD nhằm tạo ra tính “trồi” của hệ thống, sừ dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống tới mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luônbiến động

Ờ các cơ sở GD thì QLGD được hiểu là những tác động tự giác, có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chú thể quản lýđến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ học sinh (CMHS) và các

lực lượng• 4 GD trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện của hiệu quả 4 44 I mục 4tiêu GD của nhà trường

1.2.2 Thư viện, Thư viện trường tiếuhọc

ỉ.2.2.1.Thư viện

Đối với thuật ngữ “thư viện” có nhiều cách giải thích khác nhau:

- Thư viện là: “Nơi côngcộngchứasách xếp theo một thứ tự nhất định đê tiện cho người ta đếnđọc vàtra cứu” [34]

11

Trang 13

- Thư viện là: “Thưviện là một kho sưu tậpcác nguônthôngtin,được chọn lựa hởi các chuyên gia và cỏ thê đượctiếpcận đê thamkhảo hay mượn,

thườnglà trong một môi trườngyên tĩnh phù hợpchohọctập” [32]

“Thư viện -mộtsưu tập những tài liệu đã được tô chức để đáp ứng nhu cầu của mộtnhổm người mà thưviện có bôn phận phục vụ,đêcho họ có thế sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư tịch, cũng như trau dồikiếnthức

của họ ”[36]

“Thưviện, không phụthuộcvào tên gọi củanó, là bất cứ bộ sưu tập có tô chức của sách,báo, tài liệu các loại, ấn phấrn định kì NVTV cótrách nhiệm tô chức cho bạn đọc sửdụng tàiliệuđê nghiên cứuthông tin,GD và giải trĩ" [33]

“Thư viện có chứcnăng, nhiệm vụ giữgìn di sản thư tịch củadãn tộc; thu thập, tàng trữ,tô chứcviệc khai thác và sử dụng chung vốntàiliệu trong xã hội nhằm truyền bả tri thức, cung cấp thôngtin phục vụ nhucầu học tập, nghiên cứu,công tác và giải trí của mọitầnglớp nhân dân; góp phầnnângcao dân trí, đào tạonhản lực, bồi dưỡng nhản tài,phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế,văn hoá,phục vụ công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đạihoá đấtnước" [37]

Luật Thư viện xác định “Thư viện làthiết chế văn hóa,thôngtin, GD, khoa học thực hiện việc xảy dựng, xử lý, lim giữ, bảoquản,cung Cấp tài

nguyên thôngtin phụcvụ nhu cầu của người sử dụng” [26]

1.2.2.2 Thưviệntrườngtiêu học

Trong cuộc sống, thư viện có vai trò quan trọng không thể phủnhận.Trong GD thì vai trò của thư viện càng trở nên quan trọng, góp phầnđảm bảo chất lượng GD của nhà trường

Lịch sử đã chứng minh GD đồng hành với sự phát triển của xã hội.Thư viện• là một thành tố• của GD nên thư viện• ra đời với sứ mệnh• đồnqK/ hành vớitri thức của con người.Xã hội loài người phát triển thế nào thì thư viện cũng

12

Trang 14

luôn đồng hành cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầmnhìn, phát triến của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa.Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư viện chưa hề bị giảm đi.Với sự trồi dậy mạnh mẽ của CNTT và truyền thông, thư viện vẫn chưa mất đi những giá trịnhân văn của mình, có chăng là thay đổi vai trò để thích ứng

“TVTH cungcấp các dịch vụ họctập,sách và các nguồn tư liệu khác tạo điều kiện cho các thànhviên của trường họctrở thành những người biết suynghĩ quyết đoản và biếtsửdụng cácdạng thông tin khác nhau một cáchhiệuquả TVTHkết nốivớimạngthư viện và thông tin rộng lớn, hoạt động phù họp với các nguyêntắc trong tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng ”[33].

Như vậy, trong phạm vi luận văn tác giả sử dụng khái niệm TVTH là không gian vật lý và số của nhà trường, nơi các hoạt động đọc, trao đổi, nghiên cứu, tư duy, tưởng tượng và sáng tạo giữ vai trò quyết định trên hành trình đi từ thông tin đến tri thức của người học cũng như đối với sự phát triểncá nhân,7 xã hội và văn hóa của họ.

1.3 Hoạt động thư viện tại các trường tiếu học

1.3.1 Mục• đích• của hoạt động thư • Oviện ởcácO trường tiếuhọc

Hoạt động thư viện tại các trường tiểu học theo tiếp cận đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia nhằm thực hiện các mục đích dưới đây:

- Góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng nhà trường tiểu học: Hoạtđộng thư viện tuân thủ theo các quy định được xác định tại Thông tư số16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ GD&ĐT về việc ban hànhQuy định tiêu chuẩn thư viện trường phồ thông; Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2019), Luật Thư viện, Luật số 46/2019/QH14 sẽ giúp cho trường tiểu học đảm bảo tốt tiêu chí 3.6 cùa Tiêu chuấn 3 (CSVC và thiết bịdạy học) đã được quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng GDvà công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

13

Trang 15

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường tiểuhọc: Thư viện tại trường tiểu học là một trong những yếu tố cấu thành chất

lượng GD, TVTH là bộ phận không thể thiểu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường

- Góp phần thỏa mãn những nhu cầu về thông tin: TVTH sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của GV và HS.Hơnthế nữa, TVTH còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng

- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và phát triển nghề nghiệp của GV: TVTH là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường.Mặt khác, TVTH còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường.Đối với GV, TVTH càng có vị trí quan trọng.Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực.Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức từ

sách báo để hướng dẫn HS bồ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện đểtrình bày trên lớp.Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy học, GD và phát triển nghề nghiệp

- Góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS: TVTH góp phần xâydựng thói quen tự học cho HS, giúp HS tự bố sung kiến thức.Cũng chính ờ TVTH, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học.Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn,

giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống Được tiếpxúc với sách, các em HS được tiếp cận với trí tuệ, công sức cúa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, GD.Qua đó, hình thành ở

các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước.Chính điều này sẽ

14

Trang 16

dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu đế đạt được ước mơ trong cuộc đời mình

ĩ.3.2 Nguyêntắc hoạtđộng thư viện ở cáctrường tiếu học

Hoạt động thư viện tại các trường tiểu học theo tiếp cận đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây [26]:

Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện,bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân.

Tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liênquan trong lĩnh vực thư viện.

Thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.

Thực hiện liên thông thư viện.

Tuân thủ quy định của pháp luật về sớ hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, CNTT, an Ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.3.3.Nộidung hoạt động thư việnỏ’ cáctrường tiểu họcđáp ứng yêu cầu

đạt chuẩn quốc gia

Căn cử vào Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của BộGD&ĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.[5];Luật Thư viện [22] có thể xác định những nội dung của hoạt động thư viện tạitrường tiểu học theo tiếp cận đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia gồm:

*Xây dựng tài nguyên thông tin [22]:

Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triến và thanh lọc tài nguyênthông tin

Phát triển tài nguyên thông tin được quy định như sau: Xác định phương thức và nguồn bố sung tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng,

15

Trang 17

nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Luật này; Bô sung, mua tài nguyênthông tin và quyền truy cập cơ sờ dữ liệu, tài nguyên thông tin số; Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, tài nguyên thông tin trực tuyến có giá trị khác; Liên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và nước ngoài; hợp tác trong việc bổ sung, chia

sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số;Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có

liên quan; Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tố chức, cá nhân trong nước vànước ngoài chuyển giao, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp

Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

*Xửlý tài nguyên thông tin và tô chức hệ thong tra cứu thôngtin [22]

Xử lý tài nguyên thông tin được quy định như sau: Tài nguyên thôngtin sau khi bổ sung vào thư viện phải được xử lý theo quy trình nghiệp vụ;xây dựng hệ thống tra cứu thông tin để phục vụ việc quản lý, tra cứu và sử dụng; Thực hiện biên mục sao chép, áp dụng kết quá xử lý tài nguyên thôngtin có vai trò quan trọng đế bảo đảm chính xác, thống nhất và tiết kiệm.

Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin được quy định như sau: Hệ thốngtra cứu thông tin phản ánh toàn bộ tài nguyên thông tin bằng các hình thứcmục lục, cơ sở dữ liệu; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thôngtin điện tử cùa thư viện; Bảo đảm lưu trữ an toàn kết quả xử lý tài nguyênthông tin; Bảo đảm cập nhật, dễ sử dụng; Bảo đảm liên thông trong tra cứu thông tin giữa các thư viện.

*Bảo quản tài nguyên thông tin [22]:

Bảo quản tài nguyên thông tin được quy định như sau: Thực hiện đốivới toàn bộ tài nguyên thông tin trong quá trình lưu giữ, phục vụ; Bảo đảman toàn thông tin phục vụ cho việc quản lý, tra cứu và sử dụng; Thực hiện

16

Trang 18

các hình thức bảo quản dự phòng, phục chế hoặc chuyển dạng tài liệu phù hợp với điều kiện của thư viện; Tài nguyên thông tin số phải được sao lưuđịnh kỳ và có cơ chế khôi phục dữ liệu khi cấp thiết; phải được bảo quản bảo đảm tương thích về mặt công nghệ cho định dạng dữ liệu; Tài nguyênthông tin là di sản văn hóa, tài nguyên thông tin thuộc danh mục bí mật nhànước phải được bảo quản theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa,

lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này

* Tạolập, cung cấp sănphẩm thôngtin thưviện và dịch vụ thưviện [22]:

Tạo lập, cung cấp sản phấm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện được quy định như sau: Bảo đảm khoa học, hiện đại, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của người sử dụng thư viện; Bảo đăm sự đa dạng về hình thức, phương thức cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ• • thư viện •

Sản phẩm thông tin thư viện bao gồm: Hệ thống tra cứu thông tin, cơsở dừ liệu thư mục, dữ kiện và toàn vãn; Thư mục, thông tin chuyên đề; cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; Sản phẩm thông tin thư viện khác được hình thành trong quá trình xử lý tài nguyên thông tin của thư viện.

Dịch vụ thư viện bao gồm: Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện, ngoài thư viện gồm dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tàinguyên thông tin hoặc trên không gian mạng; Cung cấp thông tin thư mục, chỉ dẫn thông tin; Tư vấn, bồi dưỡng cho tổ chức, cá nhân về chuyên môn,nghiệp vụ thư viện và hồ trợ học tập, nghiên cứu; Tổ chức hội nghị, hộithảo, triển lãm, truyền thông, phổ biến tài nguyên thông tin; Hỗ trợ các tiện

ích khai thác thư viện số;

e) Hình thức dịch vụ thư viện khác.

*Liên thông thư viện [22]:

Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau đây: Hợp tác trong việc

17

Trang 19

bô sung, mua, thu thập tài nguyên thông tin dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hợp; Chia sẻ, sừ dụng chung tài nguyên thông tin giữa cácthư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thưviện; Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện

Liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức sau đây: Liênthông theo khu vực địa lý; Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng; Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin; Liên thông giữa các loại thư viện

Liên thông thư viện thực hiện theo cơ chế sau đây: J Thư viện được Nhànước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tàinguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện; Hợp tác trong việc bồ sung,mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội; Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện

* Pháttriển vãn hóa đọc [22]:

Phát triến vàn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:

Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc cho HS trong gia đinh,trường học;

Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tincho HS;

Phát triển kỳ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện (CBQL, GV, HS);

Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trênđịa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chungthông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin

*Phát triển thư việnsố [22]:

Xây dựng tài nguyên thông tin số trên cơ sở thu thập tài liệu số, số hóa tài liệu của thư viện

18

Trang 20

Xử lý, lưu giữ, bảo quản tài nguyên thông tin sô phải tuân thủ tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CNTT, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện

Sử dụng phần mềm tiên tiến trong quản trị thư viện số, thiết kế giao diện thông minh; bảo đảm tính mở, liên thông trong tra cứu, khai thác vàchuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ dữ liệu; hỗ trợ cấp quyền truycập, khai thác tài nguyên thông tin số cho người sử dụng thư viện

Cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và các dạng khác

*Hiện đạihóa thưviện [22]:

Xây dựng và phát triển cơ sờ hạ tầng kỹ thuật hiện đại bảo đảm triểnkhai, vận hành thư viện số và tự động hóa thư viện

Triền khai phòng đọc kho mở, hệ thống cung cấp tài liệu tự động; hệthống tự mượn, tự trả tài liệu; hệ thống giám sát, an Ninh thư viện tiên tiến; không gian sáng tạo cho người sử dụng thư viện; khu vực phục vụ trẻ em, người khuyết tật

Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệthống dừ liệu lớn, điện toán đám mây, truy cập mở, thành tựu khoa học vàcông nghệ tiên tiến, hiện đại khác phù hợp với xu thế phát triển của thế giớitrong hoạt động thư viện

Xây dựng mạng thông tin thư viện tiên tiến, kết nối các thư viện trongnước và nước ngoài

Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện hiện đại đáp úng nhu cầu của người sử dụng thư viện; xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển và khai thác thư viện số; triển khai trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và các dịch vụ thư viện trên không gian mạng

* Truyền thôngthư viện [22]:

Thư viện thực hiện truyền thông các nội dung sau đây: Tài nguyên thông tin; Sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện; Tiện ích thư viện;Nhân lực thư viện; Nội dung khác liên quan đến thư viện phù họp với quyđịnh của pháp luật.

19

Trang 21

Hình thức truyền thông thư viện bao gồm: Trưng bày, triển lãm giớithiệu sách, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện; giao lưu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, thuyết trình; tổ chức sự kiện văn hóa, GD liên quanđến thư viện; Xây dựng quan hệ công chúng, hình ảnh của thư viện; Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

*Phổi hợpgiữa thưviện với cơ quan,tô chức\22'\'.

Thư viện phối hợp với cơ quan, tố chức trong các hoạt động sau đây: Bão quản tài nguyên thông tin, cơ sở dừ liệu; Khai thác, chia sẻ, phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện và tư liệu, cơ sở dừ liệu của các cơ quan, tổ chức phối hợp; Tổ chức các hình thức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện và công chúng.

Thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức về thông tin khoa học và còng nghệ, lưu trữ nhằm bảo đảm việc sử dụng và bảo quản hiệu quả tài nguyênthông tin, ngân hàng dữ liệu của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác theo chương trình hợp tác, họp đồng và quy định của pháp luật.

Thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức về văn hóa, du lịch và cơ quan, tổ chức khác nhằm đa dạng hình thức phục vụ và dịch vụ thư viện.

*Hợptác quốc tếvề thư viện [22]:

- Xây dựng và triển khai chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế

- Tham gia các tồ chức, hội, diễn đàn nghề nghiệp, liên thông với thưviện trong nước và nước ngoài

- Tham gia xây dựng, thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông lệ quốc tế về thư viện

- Nghiên cứu khoa học, trao đồi tài nguyên thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; quảngbá, xúc tiến, tạo điều kiện cho tố chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hồ trợ hoạt động thư viện

- Hoạt động hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật

20

Trang 22

1.3.4 Nguồn lực cấp thiết của hoạtđộng thư việnở cáctrường tiểu họcđáp

ứng yêu cầu đạt chuẩnquốcgia

Nguồn lực cấp thiết của hoạt động thư viện ớ các trường tiểu học theo tiếp cận đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia bao gồm:

-Nhân lực: Mỗi trường đều phải bố trí CBGV làm công tác thưviện.Neu là GV kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về TVTH, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khácnhư GV đứng lớp.Cán bộ TVTH không phải là GV, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngànhvăn hóa - thông tin quy định.Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ hoặc GV

làm công tác thư viện phải báo cáo cho Hiệu trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác TVTH

- Cơ sở vật chất

Phòng thư viện: Thư viện trường phố thông phải được đặt ớ trung tâm hoặc nơi thuận tiện trong nhà trường để phục vụ việc đọc và mượn sách, báocủa GV, HS, CBQL giáo dục.Mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu là

50 m2 để làm phòng đọc và kho sách (có thể 1 hoặc một số phòng), có đù điều kiện cho thư viện hoạt động

Trang thiết bị truyền thông: Có giá, tủ chuyên dùng trong thư viện đểđựng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh GD, băng đĩa giáo khoa: Có đủ bànghế, ánh sáng cho phòng đọc và cho cán bộ làm công tác thư viện làm việc.Cótủ hoặc hộp mục lục, sồ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc

Những trường có điều kiện về kinh phí, từng bước trang bị máy vi tínhcác phương tiện nghe nhìn, máy hút bụi, máy hút ẩm, quạt điện, máy điều hòakhông khí, máy photocoppy nhằm tạo thuận.lợi cho công việc quản lý tài

sản, vốn sách báo, tài liệu và điều kiện phục vụ bạn đọc

Thư viện của các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường xây dựng mới

21

Trang 23

có quy mô đạt chuẩn quốc gia, các trường thuộc địa bàn thị xã, thành phố,phải có phòng đọc cho GV tối thiểu 20 chồ ngồi, phòng đọc cho HS tối thiểu 25 chồ ngồi, nơi làm việc của cán bộ làm công tác thư viện và nơi để sách

Các trường có điều kiện như ở điểm 4 Điều này cần nối mạng Internetđể khai thác dữ liệu.

-Tài chính: Tài chính dành cho hoạt động thư viện ở các trường tiểuhọc bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước; nguồn thu từ dịch vụ thư viện; nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tồ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; nguồn thu hợp pháp khác Nhàtrường cần huy động các nguồn quỹ ngoài ngân sách cấp để bổ sung sách, báo và gây dựng thư viện Quản lý sử dụng ngân sách, quỹ thư viện theo đúngnguyên tắc quy định.

1.3.5.Đảnh giá kết quăhoạt động thư viện

Việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với các loại thưviện nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.

Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như sau: Khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật; Trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng; Theo định kỳ hằng năm.

Tiêu chí, phương pháp, thủ tục đánh giá hoạt động thư viện được thựchiện theo tiêu chuẩn quốc gia.

Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động thư viện bao gồm: Thư viện tự đánh giá; Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đánh giá; Cơ quanquản lý nhà nước về thư viện đánh giá.

1.4 Quăn lý hoạtđộng thư viện cáctrườngtiểuhọc đáp ứng yêu cầuđạtchuẩn quốc gia

Quản lý hoạt động thư viện trong các trường tiểu học để đáp ứng yêucầu đạt chuẩn quốc gia là một vấn đề quan trọng Mục tiêu của quản lý hoạt

22

Trang 24

động thư viện là tạo ra một môi trường thư viện hiệu quả và phát triên, đảm bảo rằng thư viện trường tiểu học đáp ứng được các yêu cầu chuẩn quốc gia về chất lượng và tiêu chuấn của một thư viện học đường.

Để quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học, một số yếu tố quantrọng cần được xem xét và thực hiện Đầu tiên, cần có một kế hoạch quản lý thư viện rõ ràng và có mục tiêu cụ thể để hướng đến việc đạt chuẩn quốc gia Kế hoạch này nên bao gồm các hoạt động cụ thể như tạo ra một bộ sun tập

sách phong phú, quản lý và tổ chức tài liệu, cung cấp dịch vụ thư viện cho HSvà GV, và thúc đẩy việc đọc sách và nghiên cún trong cộng đồng học đường.

Thứ hai, quản lý tài nguyên thư viện là một yếu tố quan trọng Điềunày bao gồm việc xác định và quản lý các nguồn tài nguyên, bao gồm sách, tạp chí, tài liệu điện tử và các tài liệu tham khảo khác, cần có quy trìnhmua sắm, sắp xếp và bảo quản tài liệu sao cho tiện lợi và dễ dàng truy cậpcho HS và GV Ngoài ra, cần có kế hoạch duy trì và cập nhật tài nguyênthư viện để đảm bảo rằng bộ sưu tập luôn phù hợp và đáp ứng nhu cầu củacộng đồng học đường.

Thứ ba, quản lý hoạt động mượn sách và truy cập thông tin là một phần quan trọng của quản lý thư viện, cần có quy trình và hệ thống quản lý mượn

sách hiệu quả, đảm bảo rằng HS và GV có thể dễ dàng truy cập và sử dụng tàiliệu thư viện Đồng thời, cần cỏ sự hỗ trợ và hướng dẫn cho HS trong việc tìmkiếm thông tin và sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau.

Cuối cùng, quản lý hoạt động thư viện trong các trường tiểu học cần liên kết với các hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường Thư viện cần là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy và học tập, và cần có sự phối hợp và hồ trợ từ GV và NVTV để đảm bảo rằng thư viện góp phần vào việc đạt được các mục tiêu giáo dục và chuẩn quốc gia.

Tổng kết lại, quản lý hoạt động thư viện trong các trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đạt chuấn quốc gia đòi hỏi sự xem xét và thực hiện kế

23

Trang 25

hoạch quản lý thư viện, quản lý tài nguyên thư viện, quản lý mượn sách vàtruy cập thông tin, và liên kết với các hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường Điều này đảm bảo rằng thư viện trường tiếu học sẽ phát triển vàđáp ứng được các tiêu chuẩn và chất lượng của một thư viện học đường.

Quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiều học đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến hoạt động thư viện trong trường tiểu học nhằm giúp cho hoạt động này được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, đáp ứng được các tiêu chuẩn về hoạt động TVTH đã được đưa ra, góp phần nâng cao chất lượng nhà trường.

Trong phạm vi đề tài quàn lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu họcđáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia, chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường tiểu học; đối tượng quản lý là hoạt động thư viện trong trường tiểu học; mục tiêu quản lý là nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiếu học trong bổi cảnh đổi mới GD như hiện nay.

Như vậy, quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiếu học đáp úng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia là chu trình cải tiến liên tục trong quản lý chất lượng; trong đó bắt đầu từ bước lập kế hoạch với các bước xác định mục tiêu, phạmvi, nguồn lực đế thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu; tiếp theo

là khâu triển khai thực hiện; đến bước kiếm tra lại những việc đã làm dựa theo kế hoạch đã đề ra; cuối cùng là hành động khắc phục, thông qua các kết quà thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

1.5 Nội dung quàn lý hoạt độngthư viện các trưòng tiểuhọc đáp ứng yêu cầu đạtchuẩnquốc gia

1.5.1.Lậpkế hoạch hoạtđộng thư việnở cáctrường tiểuhọcđáp ứng yêu cầuđạt chuấn quốc gia

Chức năng lập kế hoạch trong quản lý thư viện tập trung vào các nộidung sau:

24

Trang 26

- Việc phân tích và đánh giá môi trường là rất cấp thiết trong đó càn đặcbiệt lưu ý những thay đổi nhanh chóng cúa môi trường khoa học và công nghệ

- Cần đàm bảo sự đa dạng và toàn diện của các loại kế hoạch, bên cạnh cáckế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn là các loại kế hoạch hoạt động thư viện

- Việc xây dựng, xác định mục tiêu chiến lược của thư viện là rất cấpthiết điều này đảm bảo để tất cả các loại kế hoạch được xây dựng đều hướng tới thực• • hiện mục• tiêu chiến lược •

- Quá trình lập kế hoạch cần được thực hiện đầy đủ các bước kế tiếpnhau tạo thành một quy trình khoa học

- Cần đảm bão để tất cả các thành viên trong thư viện có thề tham gia vào việc lập kế hoạch, điều này một mặt sẽ huy động được trí tuệ của cácthành viên trong thư viện, mặt khác sẽ tạo động lực cho người lao động

1.5.2 Tổ chức và chỉ đạo hoạt động • • thưviệnở các trường a tiểuhọc đápứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia

Tố chức và chỉ đạo hoạt động thư viện bao gồm các hoạt động quản lý như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện; Chỉ đạois •hoạt động thư viện; Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thư viện; Quản lý

các điều kiện• hoạt động• • • thư viện

a)Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện bao gồmcác công việc sau:

- Phân tích bổi cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu sử dụng thưviện của đội ngũ CBQL, GV và HS của nhà trường

- Xác định mục tiêu hướng đến của hoạt động thư viện

- Xác định nội dung, hình thức hoạt động thư viện phù hợp với đặcđiểm trường tiểu học

- Xác định các công việc cơ bản và thứ tự các công việc • •sẽ thực hiệntrong quá trình hoạt động thư viện

25

Trang 27

- Xác định • v/ các nguồn • ± lực cấp thiết •• để thực hiện• kế hoạch• • v/hoạt động• thư viện- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện

- Xác định cơ cấu tổ chức hoạt động thư viện bao gồm đội ngũ chuyên trách và không chuyên trách phụ vụ hoạt động thư viện

- Xác định cơ chế quản lý, mối quan hệ của tổ chức và triển khai thựchiện nhiệm• • vụ • •hoạt động • • thư viện

b) Chỉ đạo hoạt động thư viện bao gồm các công việc sau:

- Lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện

- Sử dụng các phương pháp quản lý đế điều hành quá trình hoạt động thư viện

- Giám sát và điều chỉnh hoạt động hoạt động thư viện là quá trình hoạt động của CBQL nhằm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy, những hạn chế, sai lệch cần khắc phục, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp choquá trình quản lý hoạt động thư viện đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình quản lý hoạt động thư viện tiếp theo

- Thực hiện quá trình giám sát theo nhiều hình thức như quan sát, thuthập thông tin về hoạt động thư viện, các khiếu nại hay ý kiến của GV về hoạt động thư viện

c) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thư viện bao gồm các côngviệc sau:

- Kiểm tra về csvc

- Kiểm tra hoạt động chuyên môn phục vụ bạn đọc- Kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ quản lý thư viện- Kiểm tra nghiệp vụ quản lý thư viện

d) Quản lý các điều kiện hoạt động thư viện bao gồm các công việc sau:-Quản lý nguồn nhân lực thư viện

26

Trang 28

- Quản lý hoạt động chuyên môn

- Quản lý các hoạt động khác bao gồm: Lập kế hoạch, thống kê và báo cáo- Quản lý tài chính/ kinh phí của thư viện

- Quản lý csvc

1.5.3 Kiếm tra, đánh giá kết quả hoạt động thưviệnở các trường tiểu học

đáp ứng yêu cầuđạt chuẩn quốc gia

Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý, trong quản lý thư viện thực hiện chức năng này gồm những nội dung căn bản sau:

- Thực hiện chức năng kiểm tra trong quản lý thư viện gồm ba bước: Xây dựng tiêu chuẩn, đo lường hiệu suất, sửa chữa sai lệch

- Đe có cơ sở đo lường đánh giá chính xác các hoạt động việc xây dựngcác tiêu chuẩn đánh giá trong quá trinh kiểm tra là rất cấp thiết.Đây chính là việc cụ thể hóa các mục tiêu hoạt động thành các tiêu chí để có thể đo lườngđược chính xác

- cần đa dạng các hình thức kiểm tra, trước khi thực hiện công việc, trong khi thực hiện công việc và sau khi thực hiện công việc

- Phân tích dữ liệu, thông tin phục vụ cho quá trình kiểm tra, đo lườngđánh giá là công việc rất quan trọng.Đe có được các thông tin chính xác người

quản lý cần sứ dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó cần chú trọng khai thác các dữ liệu do các hệ thống tự động hóa thư viện cung cấp.

Cải tiến hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt chuấn quốc gia: Cải tiến hoạt động thư viện, nhằm điều chỉnh, cãi tiến toàn bộ quá trình hoạt động thư viện, khắc phục các tồn tại và đưa hoạt động thư viện đạt được kết quả như mong muốn, để thực hiện thành công bước cải tiến hoạtđộng thư viện, Hiệu trưởng cần thực hiện các bước như sau:

- Trên cơ sớ kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thư viện trong học kỳ, trong năm học;

- Hiệu trưởng lập kế hoạch điều chỉnh, tiến hành điều chỉnh kế hoạch,

27

Trang 29

rà soát quá trình triển khai kế hoạch bám sát vào thực tế quá trình hoạt độngthư viện, các chương trình về hoạt động thư viện;

- Tổ chức triển khai kế hoạch điều chỉnh, rà soát bổ sung, điều chỉnhnhững nội dung trong kế hoạch hoạt động thư viện như: Huy động các nguồn

lực đầu tư trang bị, thiết bị đàu sách đến từ nguồn lực xã hội hóa;

- Chỉ đạo đội ngũ CBQL, thực hiện giám sát kết quả hoạt động thưviện, điều chỉnh lại các nội dung hoạt động thư viện phù hợp với điều kiện nhà trường;

- Kiểm tra, đánh giá tổng thể kế hoạch cải tiến hoạt động thư viện, lấyý kiến đóng góp cho hoạt động thư viện làm trung tâm, làm động lực thúc đẩy cải tiến hoạt động thư viện.

1.6.Các yếu tố quản lýhoạtđộngthưviện ồ’ các trường tiếuhọc đáp ứng yêu cầuđạtchuẩnquốc gia

1.6.1 Các yếu tố khách quan

1.6.1.1 Môi trườngxã hội

Môi trường xã hội bao gồm các yếu tố như: chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, khoa học công nghệ.

- Môitrường chính trị

Chính trị thường được xem xét ở các nội dung: hệ thống quan điểm, đường lối, quyết sách chính trị, hệ thống các quy phạm pháp luật và các thế chế chính trị TVTH có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động dạy và học trong nhà trường Ngoài những sáchphục vụ trực tiếp hoạt động dạy và học cùa GV và HS, TVTH còn phải bổ

sung những tài liệu như: Văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, ngành, liên ngành phù hợp với bậc học Vậy yếu tố chính trị ảnh hưởng trực tiếp,quyết định cơ cấu vốn tài liệu trong thư viện.

- Môi trường kinh tế

Kinh tế tác động tới mọi hoạt động trong xã hội trong đó có TVTH.Kinh

28

Trang 30

tế có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô nhân sự cũng như kinh phí đầu tư chocác hoạt động của TVTH.Hơn thế nữa, yếu tố kinh tế còn tác động trực tiếp tớimức thu nhập của NVTV, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo nhữngyêu cầu trong tuyến chọn nhân sự cũng như tâm lý làm việc của NVTV

- Môi trường vănhóa

Môi trường văn hóa là một khái niệm rộng lớn, với nhiều cách tiếp cậnkhác nhau.Tuy nhiên, có thể xem xét văn hoá ở các góc độ như: trình độ dântrí, chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử, giá trị văn hoá truyền thống củadân tộc, thư viện là một thiết chế văn hoá, thể hiện tinh thần của một dântộc ở mọi thời đại.Vì vậy, mọi biến đổi dù tích cực hay tiêu cực của văn hoá đều ảnh hưởng tới sự nghiệp thư viện

- Khoa học công nghệ

Sự phát triển của • 1 •CNTT đã tác động mạnh mẽ tới mọi lình vực trongđời sống xã hội, trong đó có hoạt động thư viện.TVTH không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu mà còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ chohoạt động dạy và học trong nhà trường.Vì vậy, trước những tiến bộ về khoa học công nghệ, TVTH cần phải thay đổi về cơ cấu bổ sung vốn tài liệu; ứngdụng CNTT trong xử lý tài liệu, tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin; phương thức phục vụ người sử dụng, liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thư viện - thông tin,

1.6 ỉ.2 Môi trường giáo dục

Môi trường GD bao gồm: môi trường GD trong nhà trường và môi trường GD trong gia đình.Cụ thể:

- Môi trường GD trong nhà trường: Có thể được hiếu là văn hóa nhà trường.Không khí cởi mở, thân thiện, hướng tới sự hợp tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NVTV và GV, nhân viên trong trường họp tác, giúp đỡ nhau trong công việc.Không khí cởi mở, sáng tạo trong lớp học là điều kiện thuận

lợi, khuyến khích HS ham học hỏi, tìm tòi và có động lực, ý thức sử dụng

29

Trang 31

thông tin phục vụ học tập.

- Môi trường GD trong gia đình HS: Bầu không khí trong gia đình, thunhập, nhận thức của phụ huynh là nhũng yếu tố tác động đến nhận thức cũng như nhu cầu của HS trong việc sử dụng tài liệu nói chung và thư viện nói riêng.

1.6.2 Các yếu tổ chủquan

- Nhận thứccủa lãnh đạotrường tiếu học

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất trong nhà trường.Theo Quy chế tồ chức và hoạt động cúa TVTH:

“Hiệu trưởng nhà trường phân công một lãnh đạo trườngtrực tiếpphụ trách công tácthư viện, bổ trí tô công táchoặccán bộ làm công tác tô

c/ỉíỉ’c”.Như vậy, lãnh đạo nhà trường là người trực tiếp quyết định các điều kiện để phát triển thư viện bằng việc thông qua ngân sách, biên chế và cáckế hoạch hoạt động cho thư viện.Đồng thời, với vai trò là người quản lý caonhất trong nhà trường nên họ giữ vai trò là người thiết lập môi trường nhàtrường, tạo lập nền văn hoá hợp tác, trong đó có sự hợp tác giữa NVTV vàGV.Do vậy, nhận thức, năng lực quản lý, phẩm chất cùa lãnh đạo nhà trườngvề TVTH là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức và hoạt động của thư viện

- Nhậnthức,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GVTH

GV là người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy trong nhà trường.Do vậy, muốn hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường, TVTH cần phải xây dựng mối liên hệ thường xuyên với GV.Tuy nhiên, sự hợp tác phải được xây dựng từ hai phía.Nếu NVTV mong muốn và cố gắng thiết lập mối quan hệ mà GV lại không muốn thì kết quả cũng không thế đạt.Do vậy,nhận thức của GV về vai trò của thư viện trong việc hỗ trợ giảng dạy và lợi

ích của sự hợp tác giữa GV với NVTV cũng là một trong những yếu tố ánh hưởng tới hiệu quả hoạt động TVTH

- Nhậnthứccủa HS về TVTH

30

Trang 32

Nhận thức của HS về TVTH được hiểu là sự hiểu biết của HS về khảnăng hồ trợ của NVTV, cũng như lợi ích của thư viện trong việc nâng caohiệu quả học tập.Hiện chưa cỏ tài liệu nào trong nước đề cập hoặc nghiên cún

sâu về nhận thức của HS về TVTH.Tuy nhiên, trong một số tài liệu, các tác giả đều nhận định: một trong những nguyên nhân khiến cho TVTH chưa thu hút được đông đảo người sử dụng là do HS chưa ý thức được tầm quan trọng

của việc sử dụng thư viện

- Ỷ thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NVTV

NVTV là người trực tiếp tố chức các hoạt động trong thư viện.Đồngthời,X để các • hoạt• động của thưể viện • thực• sự tích• 1 hợp vào các• hoạt động • KX •J dạy vàhọc trong nhà trường, NVTV không thể làm việc một mình, mà càn hợp tác với các cá nhân (Ban giám hiệu, GV, HS, ) trong nhà trường.Do vậy, ý thức của NVTV về vai trò của thư viện cũng như tầm quan trọng của sự hợp tác sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thư viện

Là người trực tiếp tổ chức các hoạt động của TVTH, NVTV phải có ýthức chữ động, linh hoạt trong giải quyết công việc.

31

Trang 33

Tiểu kếtChương 1

Qua quá trình nghiên cứu chương 1, chủng tôi đã rút ra một sô nhận xét quan trọng về quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia Chủng tôi nhận thấy ràng vai trò của quản lý tronghoạt động thư viện là vô cùng quan trọng, đóng góp vào việc tạo ra một môi trường thư viện hiệu quả và phát triển, đảm bảo rằng các hoạt động thư viện

diễn ra đều đặn và mang lại kết quả tốt.

Đe thực hiện tốt việc quản lý hoạt động thư viện đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia, vai trò cùa Hiệu trưởng nhà trường là vô cùng quan trọng.Hiệu trưởng cần thực hiện một quá trình quản lý toàn diện, bao gồm các nộidung quản lý như lập kế hoạch hoạt động thư viện để đảm bảo chất lượng,thực hiện kế hoạch đó một cách có hiệu quả, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động thư viện, và liên tục cải tiến hoạt động thư viện để đáp ứng yêu cầuđạt chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan Các yếu tố chủ quan bao gồm nhân lực, tài chính, chính sách và quy định, trong khi các yếu tố khách quanbao gồm csvc, nguồn tài nguyên và môi trường xã hội Đe đảm bảo quản lý hoạt động thư viện hiệu quả, cần xem xét và đối phó với các yếu tố này một

cách thông minh và linh hoạt.

Tóm lại, quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia là một quá trình phức tạp và đòi hòi sự chú ý đặc biệt.Hiệu trưởng nhà trường và NVTV cần có kiến thức và kỹ năng quản lý phù hợp đế đảm bảo một môi trường thư viện tốt và phát triến Ngoài ra, cần có sựhồ trợ và sự quan tâm từ phía các cấp quản lý trên, để tạo điều kiện thuận lợi

cho việc quản lý hoạt động thư viện đạt được chuẩn quốc gia và góp phần vàosự phát triển GD toàn diện của trường tiểu học.

32

Trang 34

THỰC TRẠNG QUẢNLÝHOẠT ĐỘNGTHƯ VIỆNỞCÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TỪ SƠN,TỈNH BẮC NINH ĐÁP ÚNG YÊUCẦU ĐẠTCHUÁN QUÓC GIA

2.1 Khái quát vê tình hìnhGD củathành phô TừSon,tỉnhBăc Ninh

2.1.1.Mộtvài nét vềkỉnh tế, giáo dục củaTPTừSơn

Từ Sơn là một thành phố thuộc tĩnh Bắc Ninh, Việt Nam Thành phốTừ Sơn nguyên là thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh Theo Nghị quyết đã được ửy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22/9/2021, từ ngày 01/11/2021, thị xã Từ Sơn đã chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh BắcNinh Hiện nay, thành phố có diện tích 61,08 km2, dân số 202.874 người.

Thành phố Từ Sơn là cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh và là trung tâm thứ hai về hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, dịch vụ cùa tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triền kinh tế - xã hội của vùng.

Không chỉ có vai trò kết nối tĩnh Bắc Ninh với vùng thủ đô Hà Nội, thành phố Từ Sơn còn nằm trên hành lang kinh tế lớn là: Lạng Sơn - Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninhthông qua nhũng tuyến giao thông huyết mạch; là cầu nối giữa Hà Nội đi cáctỉnh thông qua quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đãng.

Hiện nay, thành phố Từ Sơn với mạng lưới khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp, cùng nhiều làng nghề nổi tiếng ngày một phát triển như:KCN VSIP, KCN Tiên Sơn, KCN Hanaka, các KCN vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, dịch vụ làng nghề: Tương Giang, Đình Băng, Đồng Kỵ, Tam Sơn,Châu Khê, tạo ra nhiều việc làm, thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đến đầu tư.

Không những vậy, Từ Son còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyềnthống lịch sử, văn hóa lâu đòi và vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc đấu

33

Trang 35

tranh chống kẻ thù xâm lược, nơi phát tích của Vương triều Lý, vùng đất cáchmạng, là quê hương của các vị lão thành cách mạng như Tống Bí thư Nguyễn VănCừ, nhà cách mạng Ngô Gia Tự, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo với hàng trăm di tích lịch sử vàn hóa được cấp bằng công nhận Quốc gia và cấp tỉnh.

Đe đạt được những kết quả trên, cấp ủy, chính quyền, cả hệ thốngchính trị từ thành phổ đến cơ sở, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp.

Đẻ nâng cao chất lượng GD toàn diện, hằng năm, ngành GD&ĐT thànhphố đã chủ động rà soát hệ thống mạng lưới trường học các cấp; tích cực tham mưu với thành ủy, UBND thành phố Từ Sơn bố trí ngân sách, đầu tư xây dựng trường lớp; khuyến khích các địa phương phát triển mô hình trường,

lớp GD ngoài công lập; đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD Đến nay, 100% trường học công lập đã đạt Trường chuẩn quốc gia csvc, trang thiết bị GDngày càng đổi mới theo hướng hiện đại hóa, 100% phòng học được kiên cốhóa Cấp Tiểu học đạt 100% phòng học có máy chiếu phục vụ giảng dạy; cấptrung học cơ sở (THCS) đã tiếp nhận 313 phòng học thông minh, 100% số trường đã tiếp nhận phòng thư viện điện tử 100% các trường tiểu học đápứng CTGDPT 2018 Quy mô, mạng lưới GD trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu

học tập của nhân dân.

Xác định đội ngũ GV là nhân tố then chốt quyết định thành công trong dạy và học Ngành đã đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Đồng thời, động viên,khuyến khích đội ngũ CBQL, nhà giáo phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự bồidưỡng, nghiên cứu, học tập suốt đời; tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên,khai thác dữ liệu, học liệu số để nâng cao trình độ Toàn ngành có 2.036 biên chế, tỷ lệ chuẩn trình độ trở lên đạt 91,1%, trong đó trên chuẩn đạt 14,7%.

Để sằn sàng thực hiện CTGDPT 2018: 100% CBQL, GV được ngànhgiói thiệu SGK thông qua tố chức các hội thảo; bồi dưỡng các mô đun, tập huấnsử dụng sách giáo khoa cho CBQL, GV dạy lớp 1, lóp 2, lớp 3, lớp 6, lóp 7

34

Trang 36

xây dựng đội ngũ GV côt cán.Thực hiện hiệu quả công tác sinh hoạt chuyên môn; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức thi, kiểm tra đánhgiá theo định hướng phát triển năng lực HS; thực hiện mô hình GD STEM

Đối với lĩnh vực GD&ĐT, thành uỷ và UBND thành phố Từ Sơn đã nhậnthức sâu sắc được tầm quan trọng của GD&ĐT đối với sự phát triển kinh tế, chính trị của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên đãquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát Toàn thành phố hiện có 62 trường học từ cấp học mầm non đến THCS (trong đó, có 53 trường công lập, chiếm tỷ lệ 85,5% và09 trường tư thục, chiếm 14,5%) với 44 775 HS các cấp học.

2.1.2.Vài nétcơ bản vềGD tiểu học cửa thành phốTừSơn

Khái quát về GD tiểu học trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Kết thúc năm học 2021- 2022 toàn thành phố có 18 trường tiểu học công lập với 511 lớp, 19 230 HS Tính bình quân 37,6 HS/lớp số trẻ huy động và lớp 1 là 4 046 em đạt tỉ lệ 100% Toàn thành phố có khoảng 249 HS khuyết tật trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, trong đó có 225 HS học hòa nhập, 24 HS đang học ở các trường (trung tâm) GD đặc biệt.

Băng 2.1 Quy mô trường 1Ó’P vàsố lưọ’ng HS nămhọc2021- 2022

(Nguôn: Phòng GD&ĐT thành phôTừSơn, tháng 10 năm2021)

Bảng2.2 Kết quả xếploạihoàn thành chương trình lớp học của18 trường tiểuhọc ở thành phố Từ Son,tỉnh Bắc Ninh.

Trang 37

Băng 2.3 Ket quá xếp loại hoàn thànhchương trình tiểuhọccủa HS 18trườngtiểuhọc ở thànhphốTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

(Nguôn: PhòngGD&ĐT thành phôTừ Sơn)

Toàn thành phố có 45 CBQL tiểu học trong đó có 18 Hiệu trưởng, 27 Phó Hiệu trưởng Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL đều đạt chuẩn: có 45 CBQL có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn( trong đó có 04 CBQL có trìnhđộ thạc sĩ); 45/45 = 100% CBQL đã học lớp QLGD.

về đội ngũ GV, tính đến năm học 2021- 2022, toàn thành phố có 788 GV (trong đó có 568 GV văn hóa; 220 GV bộ môn) Tính bình quân 1,54 GV/lớp.

Bảng2.4 Thống kê trìnhđộ GV tiểuhọc

(Nguôn: PhòngGD&ĐT thành phôTừ Son)

Bảng 2.5.Kết quả đánhgiá, xếp loạiCBQL và GVNăm học •

Trang 38

GD tiểu học thành phố Từ Sơn có đầy đủ csvc, thiết bị dạy học đápứng CTGDPT 2018 Tính đến tháng 3 năm 2023, toàn thành phố có 18/18 trường = 100% trường chuẩn quốc gia (trong đó có 18/18 trường = 100% đạt chuẩn mức 1; 13/18 trường = 72,22% đạt chuẩn mức 2).

về CSVC: Cơ bản các trường tiểu học trên thành phố có đủ diện tích, sân chơi, bãi tập theo quy định 18 trường có 604 phòng học kiên cố còn sửdụng tốt trong đó phòng học thông thường có 523 phòng = 100% (cỏ 201phòng học thông minh); phòng học bộ môn có 81 phòng = 62% Bên cạnh đó

100% các trường có đủ phòng của Ban Giám hiệu, phòng hành chính kế toán,phòng thư viện, phòng thiết bị đồ dùng, phòng truyền thống, phòng đội, phòng y tế học đường, 3/18 = 16,7% trường trong thành phố có bể bơi;

10/18 = 55,6% trường có nhà đa năng theo chuẩn, phục vụ tốt cho môn Giáo dục thể chất và các hoạt động sau giờ học chính thức.

* Đội ngũCBGV- NV

Bảng 2.6 Trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của CBQL và GV cấp tiểu học

(Nguôn: Phòng GD&ĐT thành phô Từ Sơn)

Đối tượngSỐ lượngChưa đạt •chuân

37

Trang 39

TTTrường Tiểuhọc

số NVTVTrìnhđộ theo chuẩn

5Đồng Nguyên 16Đồng Nguyên2

(Nguôn: Phòng GD&ĐT thành phô Từ Sơn)

Như vậy, sổ NVTV là 0 người; GV, nhân viên làm công tác kiêm nhiệm thư viện là 18 người chiếm tỷ lệ 100% Vỉ vậy, nếu so sánh số liệuthống kê hiện tại với số quy định về tỷ lệ NVTV được quy định tại Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ GD&ĐT về việc Banhành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông thì có thể thấy, hệ

38

Trang 40

thống GD tiểu học của thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đang thiếu về mặtsố lượng, đồng thời, về mặt quy chuẩn trình độ được đào tạo cùa đội ngũ NVTV cũng có một tỷ lệ không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu (do làm

côngtáckiêm nhiệm).

2.2 Khăo sát thựctrạng

- Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động thư viện ở trường tiểu học, quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứngyêu cầu đạt chuẩn quốc gia, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lýhoạt động thư viện ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

- Nội dung khảo sát

Đe tài tập trung khảo sát các nội dung như sau:

- Hoạt động thư viện ở các trường tiếu học trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;

- Quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tinh Bắc Ninh đáp ứngyêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

- Cách thức khảo sát:

Khảo sát bằng phiếu hỏi, tiến hành quan sát và lấy ý kiến của cácchuyên gia và nhũng người đã làm công tác quản lý hoạt động thư viện ở trường tiểu học nhằm có thêm hiểu biết, mở rộng khía cạnh của vấn đề, giúp cho việc lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề theo phương án thích hợp nhất.

- Thang đo:

Tầm quan trọng (theo 4 mức độ: Rất quan trọng, Quan trọng, ít quan trọng và Không quan trọng) và về kết quả thực hiện (theo 4 mức độ: Tốt, Khá,

39

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4.  Thống kê trình độ  GV  tiểu học - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.4. Thống kê trình độ GV tiểu học (Trang 37)
Bảng  2.7. Thống kê NVTV các trường tiểu học  thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc  Ninh năm  học 2022-2023 - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
ng 2.7. Thống kê NVTV các trường tiểu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm học 2022-2023 (Trang 38)
Bảng 2.10.  Kết  quả  khảo  sát  đánh  giá  CBQL  về  thực  trạng  thực hiện  mục đích  của  hoạt động thư viện  ờ các trường tiểu học  đáp ứng  yêu cầu  đạt - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá CBQL về thực trạng thực hiện mục đích của hoạt động thư viện ờ các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt (Trang 42)
Bảng 2.11.  Kết  quả  khảo  sát đánh giá  NVTV  về  thực  trạng  thực hiện  mục đích của hoạt động  thư viện  ở  các  trường tiểu học  đáp ứng yêu  cầu đạt - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá NVTV về thực trạng thực hiện mục đích của hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đạt (Trang 43)
Bảng 2.13.  Kêt  quả khăo sát  đánh  giá  NVTV  vê thực trạng  thực  hiện các nguyên  tắc  của  hoạt động  thư  viện  ở  các  trường tiểu học  đáp ứng yêu  cầu - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.13. Kêt quả khăo sát đánh giá NVTV vê thực trạng thực hiện các nguyên tắc của hoạt động thư viện ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu (Trang 47)
Bảng 2.16. Kết  quả  khảo  sát  đánh giá  CBQL,  NVTV trường tiểu  học về thực  trạng mức  độ  đáp ứng  của các  nguồn lực so  vói yêu  cầu  của  hoạt - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá CBQL, NVTV trường tiểu học về thực trạng mức độ đáp ứng của các nguồn lực so vói yêu cầu của hoạt (Trang 52)
Bảng 2.19.  Đánh  giá  của đội  ngũ  CBQL  về quăn lý  lập kế hoạch hoạt  động  thư  viện  ồ ’ trường tiểu học - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.19. Đánh giá của đội ngũ CBQL về quăn lý lập kế hoạch hoạt động thư viện ồ ’ trường tiểu học (Trang 55)
Bảng 2.23.  Đánh  giá  của đội  ngũ  CBQL  về các  yếu tố  ảnh hưởng đến - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.23. Đánh giá của đội ngũ CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến (Trang 66)
Bảng 3.2.  Kết  quả khảo  nghiêm  về  mức  độ khả thi của các  biện  pháp quản lý hoạt động  thư viện ở  các trường tiếu  học  thành  phố Từ Sơn, tỉnh  Bắc - quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiểu học thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiêm về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thư viện ở các trường tiếu học thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN