Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn T.s Nguyễn Thị Hương – Giảng Viên chuyên ngành Tâm lý học - Khoa Công tác xã hội, Trường Đại Học Lao Động Xã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐÔNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
- -BÁO CÁO THỰC HÀNH HỌC PHẦN: THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Hà Nội, tháng 6 năm 2023
LỜI CẢM ƠN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : VŨ THÚY NGỌC
Trang 2Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn T.s Nguyễn Thị Hương – Giảng Viên
chuyên ngành Tâm lý học - Khoa Công tác xã hội, Trường Đại Học Lao Động Xã Hội (trụ sở chính 43 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã quan tâm, giúp đỡ, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cụ thể, giúp em có những kiến thức chuyên môn cùng những kĩ năng cần thiết để hoàn thành
những nhiệm vụ được giao ở cơ sở thực hành một cách tốt nhất
Em cũng xin cảm ơn chân thành đến Thầy thuốc ưu tú -TS
Bs Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoàn – Phó giám đốc Bệnh viện, TS BS Trần Thị Hồng Thu - Phó giám đốc bệnh việncùng tập thể các y bác sĩ, cán bộ công nhân viên cùng các anh chị trong bệnh viện đã dành tâm sức tận tình giúp đỡ, cho em cùng tập thể sinh viên những kiến thức chuyên môn và y khoa cần thiết, cùng những nhận xét, góp ý trong thời gian thực
hành, cũng như định hướng các công việc, giao, bàn giao các nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi hết mức có thể để em hoàn thành kì thực hành này
Trang 3Mục lục
Trang
Chương I: Tổng quan về cơ sở thực hành 5
1.2 Một vài nét về cơ sở hạ tầng của bệnh viện: 6
Chương II: Khái quát chung về Tâm lý học lao động 72.1, Khái quát chung về Tâm lý học lao động 7
2.3, Đối tượng của Tâm lý học Lao động 72.4, Nhiệm vụ của Tâm lý học Lao động 8
Chương III: Yếu tố thẩm mỹ trong lao động và ứng
dụng của chúng trong bệnh viện Tâm thần Mai
Hương
9
3.1.2, Khái niệm về yếu tố thẩm mỹ trong lao động 93.2, Màu sắc trong lao động sản xuất 103.2.1, Vai trò của màu sắc trong lao động 113.2.2, Vai trò của âm nhạc trong lao động 123.2.2.1, Vai trò của âm nhạc trong lao động sản xuất 123.2.2.2, Những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng âm
4, Vận dụng trong quá trình thực hành tại bệnh viện
Tâm thần Ban ngày Mai Hương
Trang 4Lời Mở Đầu
Trong thời đại công nghệ số toàn cầu, theo bước những thành tựu phát triển về văn minh khoa học – công nghệ, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế , ổn định đời sống xã hội , từ khắp thành thị tới nông thôn đều có sự thay đổi , chuyển biến về các lĩnh vực sản xuất, văn hoá , xã hội, Từ đó, những nhu cầu về: nhu cầu xã hội , nhu cầu nhận thức , nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu được thể hiện bản thân cùng những nhu cầu khác trong môi trường lao động cũng quan trọng như những nhu cầu cơ bản của con người trong đời sống hàng ngày
Cho thấy rằng, việc tìm hiểu yếu tố về thẩm mỹ trong lao động là vô cùng quan trọng vì không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu người lao động, tạo động lực làm việc tích cực, có hiệu quả cho người lao động mà còn nhằm mục tiêu tạo ra môi trường lao động phát triển, tân tiến Nhất là trong hoạt động mang nhiều yếu tố đặc thù như ngành y, việc phát huy những tác dụng của các yếu tố thẩm mĩ (màu sắc trong việc thăm khám
và chữa trị, cách bày trí trang thiết bị, mĩ quan hình thức cơ sở vật chất, cảnh quan nơi khám chữa bệnh, ) có ý nghĩa rất lớn lao trong việc giúp đỡ người bệnh và người chăm bệnh giảm bớt
áp lực về bệnh tật, có thêm tinh thần cho cuộc sống, từ đó tăngchất lượng cuộc sống; giảm thiểu tình trạng bệnh, giúp bản thân người bệnh trở nên mạnh khoẻ hơn, sức khoẻ cộng đồng cũng được cải thiện nhiều hơn, sánh ngang với các cường quốc năm châu về cả mặt sức khoẻ Từ tất cả những lý do trên,
chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu yếu tố thẩm mĩ trong lao động” tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương mà sinh viên
có cơ hội được thực hành làm việc tại cơ sở thời gian qua
Trang 5CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.1 Thông tin về đơn vị thực hành:
Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương
Địa chỉ : Số 4, Phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng - Hà NộiBệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương là bệnh viện công lập, được thành lập năm 1998 theo Quyết định số 59/1998/QĐ-
UB ngày 29/10/1998 của UBND Thành phố Hà Nội Nhiệm vụ của bệnh viện là chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân thủ
đô và khu vực lân cận Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai
Hương cung cấp các dịch vụ linh hoạt về khám chữa bệnh về tâm thần và nghiện chất
Suốt chặng đường 20 năm phát triển, bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương đã giành được thành tựu xuất sắc trong việc hỗ trợ cộng đồng đối phó thành công với những vấn đề sứckhỏe tinh thần, từ bệnh tâm thần nặng và nghiện chất cho đến những căng thẳng hàng ngày của cuộc sống, cải thiện đời sống tâm lý cho nhân dân
Trang 6Hình ảnh : Cơ sở 1 Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương
1.2 Một vài nét về cơ sở hạ tầng của bệnh viện:
Mô hình bệnh viện ban ngày nghĩa là bệnh nhân khi điều trị bệnh sẽ được điều trị 100% ngoại trú, không áp dụng hìnhthức điều trị nội trú, nhằm mục đích giúp bệnh nhân mắc vấn để về sức khoẻ tâm thần ở mức không ảnh hưởng tiêu cực với mọi người xung quanh được hoà đồng cùng xã hội,
hỗ trợ tích cực hơn trong quá trình điều trị so với phương pháp điều trị nội trú ở trường hợp bệnh này
Mô hình bệnh viện ban ngày còn tiết kiệm khoảng từ 4 đến
5 triệu đồng/giường mỗi năm, do không cần trả tiền trực
Trang 7đêm, tiền ăn uống của bệnh nhân và tiền may trang phục bệnh viện Chi phí một năm cho một giường bệnh bán trú là13-15 triệu đồng, so với 17-20 triệu đồng khi bệnh nhân phải
ở nội trú
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG II:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
2.1 Khái quát chung về tâm lý học lao động.
Những yếu tố của con người tác động đến lao động bao gồm các yếu tố sau:
Thể chất: thể hiện chủ yếu ở sức khỏe và tình trạng thần kinh đảm nhiệm nhiệm vụ lao động;
Trang 8Trình độ nhận thức, tỉnh cảm và cảm xúc: của con người thể hiện sự hứng thú khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Ý chí, thuộc tính tâm lý cá nhân: Thể hiện ở xu hướng và tính cách tạo nên một màu sắc riêng biệt của cá nhân khi đảm đương nhiệm vụ
2.2 Khái niệm Tâm lý lao động.
Tâm lí học Lao động là một môn Tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm góp phần phát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao động và nâng cao hiệu quả lao động của con người.
2.3 Đối tượng của Tâm lý học lao động.
Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, mà hoạt động của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vựckhác nhau nên tâm lý học lao động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm tâm lý học kinh doanh, tâm lý học hành chính, tâm lý học quản lý, trường học
Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động bao gồm:
- Các hoạt động lao động
- Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm
về nghề nghiệp của họ
- Môi trường xã hội
- Lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt động lao động được thực hiện
- Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động
Trang 9- Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các phương pháp dạy lao động
2.4 Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động
Tâm lý học lao động có nhiệm vụ chung là làm tăng sức làm việc của con người bằng cách vận dụng những nhân tố tâm
lý khác nhau Để thực hiện được nhiệm vụ chung này
- Nghiên cứu những quy luật tâm lý của sự hình thành các
kỹ năng, kỹ xảo lao động, sự hình thành tay nghề cao nhằm hoàn thiện các phương pháp dạy lao động
- Nghiên cứu các phương tiện nâng cao năng suất lao động
và tổ chức lao động một cách đúng đắn
- Nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật làm cho chúng phùhợp với những đặc điểm tâm lý của con người nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật hiện có và tham gia vào việc xây dựng cơ
sở khoa học cho việc thiết kế kỹ thuật mới
Trang 10CHƯƠNG III
YẾU TỐ THẨM MĨ TRONG LAO ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN MAI HƯƠNG 3.1 Yếu tố thẩm mỹ trong lao động.
3.1.1 Khái niệm về lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội
Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước (Trích từ lời
mở đầu Luật lao động)
Lao động là một mối đồng quy giữa mọi mối quan hệ qua lại giữa: Con người và tự nhiên; Con người và máy móc; người và người
Con người sống trên trái đất có nghĩa vụ, quyền lợi
tham gia lao động mà thực chất là đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên nhằm tăng cường vàchế biến của cải trên trái đất, sản xuất của cải vật chất phục
vụ nhu cầu đời sống của bản thân con người Trong quá trìnhlao động đó, những người lao động lại có quan hệ qua lại với nhau nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càng thu được hiệu quả cao hơn: “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” Rõ ràng, yếu tố tâm lý con người có liên quan mật thiết với lao động Người lao động, kể cả người lao động các việc đơn giản, hơn hết là người quản lý tổ chức lao động, chính là người rất cần những kiến thức về tâm lý học và càng cần biết vận dụng những yếu tố tâm lý vào lao động, để tạo hiệu quả trong lao động
Vai trò của lao động trong cuộc sống con người: Lao động là loại hoạt động đặc trưng của con người; Lao động sáng tạo ra chính bản thân con người; Lao động thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân; Lao động lànguồn gốc của sự phồn thịnh xã hội cũng như của từng thành viên, cho thấy rằng vai trò của lao động là vô cùng to lớn
Trang 11Yếu tố thẩm mĩ trong lao động được hiểu là những giá trị tác động tới tâm lý người lao động, hiệu quả sản xuất và an toàn lao động
Trong lao động không chỉ có một mà có thể có nhiều yếu
tố thẩm mĩ cùng tham gia Việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào trong lao động là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp
sự mệt mỏi và nâng cao năng suất lao động Có hai yếu tố
thẩm mỹ quan trọng được đưa vào trong lao động sản xuất: màu sắc và âm nhạc
3.2 Màu sắc trong lao động sản xuất.
Tâm lý con người thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
ngoại cảnh Đôi khi đang buồn lại có thể vui ngay khi nhìn thấy
nụ cười của người khác, đang cảm thấy buồn chán bỗng lại thấyphấn chấn chỉ vì nghe một bài hát yêu thích, một đoạn phim hay, một ghi hình hài hước, hay một hoạt cảnh vui vẻ, một bức tranh đẹp, một phong cảnh xinh, một ly nước ngon lành, một món ăn vừa miệng, Trong số các tác động ngoại cảnh mà ta biết, thì màu sắc là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất
Màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động xúccảm đến con người mạnh nhất, gây ảnh hưởng đến cảm giác của con người, đến sinh lý của con người, đến sức làm của con người, đến trạng thái tâm lý, đến tâm trạng con người, đến kết quả lao động của con người cả về mặt số lượng lẫn chất lượng:
Màu da cam là màu rực rỡ, hăng say: vì màu này có tác dụng làm nóng vừa có tác dụng kích thích Trong công việc, màu da cam có ý nghĩa báo hiệu nguy hiểm với nhiệt độ cao, thông báo "chú ý - nguy hiểm " Với các công việc mang tính
Trang 12chất nguy hiểm như điện lực, công nhân máy,… thường cũng sửdụng màu cam
Màu vàng là màu của sự tươi vui, sảng khoái: Màu này có
độ sáng cao nhất trong quang phổ, gây kích thích đối với thị giác Những sắc điệu khác nhau của màu vàng có khả năng làmdịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng, từ vàng sẫm, vàngđậm đến vàng chói, vàng, vàng nhạt màu vàng còn được sử dụng để chữa bệnh thần kinh Trong công việc màu vàng báo hiệu nguy hiểm cơ học, sơn những vật sắc nhọn, động cơ máy, điểm nguy hiểm, thông báo chú ý, trong biển báo giao thông, biển cảnh báo, băng rôn khẩu hiệu cảnh báo,
Màu lục là màu dịu dàng nhất của tự nhiên: đó là một màu tươi mát, màu lục làm cho trí óc được thư giãn Những lúc căng thẳng, nhìn màu lục giúp chúng ta dễ chịu hơn nhiều Điều đó là lí do vì sao các bệnh viện thường hay bệnh viện tâm thần, các khu vui chơi giải trí ngoài trời, … hay đời sống hằng ngày những không gian thư giãn đều có trồng hoặc đặt cây xanh, có khi phủ kín cây xanh để hỗ trợ thư giãn rất tốt
Màu hồng nhạt: Màu hồng nhạt là đại diện tiêu biểu nhất cho sự dịu dàng Khi để những người đang bực tức nhìn thấy màu hồng nhạt, tâm trạng của họ lập tức sẽ thay đổi Bởi màu hồng nhạt có tác dụng giãn tinh thần, hạ nhiệt cho trí não, giảmcăng thẳng, giận dữ, mang đến sự hài hoà
Màu đỏ: Màu đỏ là màu có tác dụng kích thích Tuy nhiên không nên tiếp xúc quá nhiều với màu đỏ, không những gây hạicho thị lực mà còn khiến cho con người có cảm giác buồn nôn Đối với những người có bệnh về não thì tuyệt đối không nên nhìn màu đỏ Chính điều này ta thấy trong các bệnh viện rất
Trang 13hiếm có công trình hay cơ sở vật chất có màu đỏ (trừ biển cảnh báo, dụng cụ phòng cháy chữa cháy hay những công tắc cảnh báo,…) và một số các màu sắc cơ bản khác mà chúng ta
thường gặp, mỗi màu sắc mang ý nghĩa, tác dụng tới tâm lý khác nhau,…
3.2.1 Vai trò của màu sắc trong lao động.
Màu sắc được sử dụng để tạo điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn: dùng màu sắc tối ưu về sinh lý để sơn cho các vật dụng nằm trong trường thị giác của người lao động, sử dụng màu sắc
có hệ số phản chiếu cao (trắng, vàng, sáng lục tăng độ chiếu sáng trong phòng làm việc…
Màu sắc tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động:
sử dụng các nhóm thiết bị cùng loại bằng một mầu riêng biệt, sơn các nút bấm điều khiển, các chuyển mạch bằng màu sắc khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lao động sản xuất
Màu sắc nâng cao sức làm việc cho người lao động: giảm
sự mệt mỏi, mệt nhọc trong quá trình lao động
Cải thiện điều kiện nơi làm việc: dùng màu sắc tạo cảm giác phòng làm việc sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi
Sử dụng màu sắc hợp lý có thể hỗ trợ cho sự tập trung chú
ý vào đối tượng của công việc: nếu công việc đòi hỏi sự di
chuyển chú ý thường xuyên từ đối tượng này sang đối tượng khác cần tránh màu sặc sỡ, tương phản và nên dùng màu tươngđối đơn điệu
Sử dụng báo hiệu: bằng màu sắc trong các phân xưởng sản xuất, trong giao thông nhằm đảm bảo an toàn lao động
Trang 14Nên ta thấy rằng các cơ sở sản xuất tiên tiến rất đề cao vào việc bài trí, phối màu cho xưởng sản xuất của cơ sở mình nhằm cải thiện và kích thích năng lượng làm việc của công nhân, từ đó tăng năng suất, tạo lợi nhuận và sản phẩm tốt nhấttới tay người tiêu dùng.
3.2.2 Vai trò của âm nhạc trong hoạt động sản xuất 3.2.2.1 Vai trò của âm nhạc trong lao động sản xuất.
Ảnh hưởng của nhịp điệu và âm nhạc đến trạng thái tâm lý
và hoạt động lao động của con người đã được quan tâm từ lâu
Từ xa xưa con người đã sử dụng âm nhạc như là một phương tiện chữa bệnh nhằm nâng cao tinh thần của người bệnh Trongquá trình lao động phối hợp cùng nhau đã nảy sinh các điệu hò,câu hát rất phong phú đa dạng có tác dụng huy động sức mạnhtinh thần của người lao động, thí dụ như hò kéo pháo, hò chèo thuyền, hò mái đẩy
“Dù cho mưa nắng mấy ai khoan hơi khoan hò
Ngại chi mưa nắng thấu vai khoan hơi khoan hò
Chắc tay mà kéo lưới ơi… là hò
Cho khoang cá đầy, cho tôm cá đầy ơi hò ơi hò là hò ơi…”
thường; hay những cây trồng thường được nghe âm thanh, âm nhạc nhẹ nhàng, thì cũng phát triển tốt và cho sản lượng nông sản cao hơn,…
Trang 153.2.2.2 Những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng
âm nhạc trong lao động sản xuất.
Thời gian sử dụng nhạc trong ngày lao động sản xuất cụ thể như sau: Theo công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ được trình bày trong cuốn “Nghệ thuật và sản xuất” củaV.V Svili thì thời gian tối ưu có sử dụng nhạc trong ngày là 1giờ Sử dụng nhạc 1 giờ trong ngày có tác dụng tăng năng suất lao động lên 12%
Theo công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên
Xô xác định thời gian sử dụng nhạc có hiệu quả nhất là 2 giờ 30phút Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Mỹ và Liên Xô
có thể đưa ra số thời gian sử dụng nhạc trong một ngày làm việc từ 1giờ đến 2giờ 30 phút
Nguyên tắc nhỏ giọt các lần mở nhạc trong ngày lao động đem lại những kết quả tốt nhất.:
Tính chất của âm nhạc trong lao động: Nhịp độ và âm độ của nhạc sử dụng trong lao động tuỳ thuộc tính chất của các động tác lao động, theo trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động, thị hiếu của họ và thời gian của ca sản xuất Âm độ
và nhịp độ (nhanh hay chậm) của nhạc phải điều chỉnh tuỳ theomức độ tập trung chú ý của người lao động vào công việc Thí
dụ công việc đòi hỏi phải tập trung chú ý nhiều thì âm độ của nhạc thấp và nhịp điệu phải càng thanh thản hơn Ngược lại công việc đòi hỏi sự tập trung chú ý ít thì âm độ và nhịp độ của nhạc cao
Không dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vào lao động sản xuất sẽ làm tăng sự mệt mỏi và hạ thấp sức làm việc của người lao động Khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất phải tính đến thị hiếu và trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động Vì vậy trước khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất cần điều tra sở thích âm nhạc củangười lao động: “Anh (chị) thích những bản nhạc nào
Không dùng nhạc có lời trong lao động sản xuất vì nhạc có lời gây mất tập trung chú ý vào công việc
Nội dung của âm nhạc trong lao động sản xuất thì không nên dùng một bản nhạc hai lần trong một tuần; Ngay trong một