Nhiệm vụ chức năng của nhà tâm lý trong bệnh viện...6 Trang 3 LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết emxin gửi đến quý thầy,cô giáo trong khoa Tâm lý học - trư
Giới thiệu về cơ sở thực tập
Cơ sở vật chất
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương tọa lạc tại số 4 Phố Hồng Mai, Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Với địa chỉ nằm tại quận trung tâm, sầm uất của thủ đô, bệnh viện Mai Hương có vị trí thuận lợi cho người dân đến thăm khám và điều trị, tuy nhiên do không gian trung tâm thành phố có phần hạn chế nên nhìn chung diện tích của bệnh viện không lớn Dù vậy, tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, các phòng chức năng vẫn được tổ chức khoa học, được trang bị các thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu, không gian phù hợp với các nhiệm vụ thăm khám và điều trị các bệnh tâm thần và nghiện chất. Ảnh: Sơ đồ Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
(Nguồn: Chụp tại bệnh viện ngày 28/12/2022)
Đội ngũ chuyên môn
Tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, đội ngũ bác sĩ, chuyên viên chăm sóc của bệnh viện là các bác sĩ chuyên ngành tâm thần, cử nhân tâm lý, điều dưỡng có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên nghiệp, có bằng cấp đạt chuẩn theo quy chế ngành. Đối với nhiều người bệnh tâm thần, làm việc theo hướng phục hồi là không dễ dàng và yêu cầu cả một quá trình lâu dài và nỗ lực không chỉ từ phía các nhà chuyên môn và cần cả sự cố gắng từ phía bệnh nhân và sự đồng hành, tích cực của người nhà của họ Bởi vậy, với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm của bệnh viện luôn sẵn sàn tiếp đón bệnh nhân mới ở mọi giai đoạn của quá trình phục hồi với sự đồng cảm sâu sắc, nỗ lực và tận tâm để giúp người bệnh phát huy tối đa khả năng sống độc lập, tận hưởng cuộc sống như những người bình thường khác.
Về Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, cơ cấu của Ban Giám đốc hiện tại như sau:
+ Thầy thuốc ưu tú – TS BS Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
+ BS Nguyễn Mạnh Hoàn – Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
+ TS BS Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
Rối loạn tâm thần và nghiện chất
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cung cấp các dịch vụ về khám chữa bệnh tâm thần và nghiện chất Trong đó, bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện 2 Các chứng bệnh tâm
2 Trâần Th Hồầng Thu B nh tâm thâần là gì? ị ệ
3 thần có thể xảy ra với bất kỳ ai, dù là trẻ em hay người lớn, tuy nhiên ở trẻ em những bệnh này thường có những biểu hiện khác với biểu hiện của người lớn dù cùng một chứng bệnh, bởi vậy mà khi khám và điều trị các bệnh tâm thần cho trẻ em cần có những kiến thức chuyên môn về tâm bệnh trẻ em Tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, ngoài khoa Lâm sàng chuyên khám và điều trị cho người bệnh nói chung thì còn có Khoa Nhi là khoa chuyên trách khám bệnh và điều trị cho đối tượng là trẻ em và trẻ vị thành niên.
Nghiện chất là một rối loạn mãn tính, khả năng tái phát cao,đặc trưng bởi sự thôi thúc, khó kiểm soát trong việc tìm kiếm dùng chất dù biết chúng có hại Đối với những người nghiện chất thì những tổn thương trên não là có thật, điều này khiến chức năng não của người bệnh mất dần và có thể không phục hồi lại được, tuy nhiên bản thân vấn đề nghiện chất là có thể dự phòng được Tại bệnh việnMai Hương có các chương trình phòng chống và điều trị nghiện chất đặc biệt là phòng chống nghiện ma túy và phòng chống nghiện rượu.
Điều trị và Phục hồi chức năng
Tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, các dịch vụ điều trị bệnh tâm thần và nghiện chất được áp dụng linh hoạt theo từng trường hợp bệnh nhân, chú trọng vào sự cá nhân hóa và phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể Ở đây các phương pháp điều trị giữa điều trị hóa dược với phục hồi chức năng và các liệu pháp tâm lý thường được ưu tiên kết hợp mang lại những tác động tích cực và toàn diện nhất đến sức khỏe tâm thần của người bệnh, giúp họ sớm đạt được trạng thái hoạt động bình thường; đồng thời với điều trị cho người bệnh, đội ngũ chuyên môn của bệnh viện cũng vô cùng chú trọng trong việc hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho người nhà bệnh nhân về những vấn đề liên quan đến người bệnh nhằm giúp người nhà có một tâm lý lạc quan hơn đối với tình trạng của người bệnh cũng như có
Link: http://www.maihuong.gov.vn/vi/cac-roi-loan-tam-than/benh-tam-than-la-gi.html [Ngày truy c p: ậ
18/01/2023] thông tin để chăm sóc người thân của mình một cách khoa học, tạo môi trường cho việc điều trị của người bệnh trở nen tích cực hơn.
Một trong những hoạt động đặc trưng và quan trọng tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương đó là hoạt động phục hồi chức năng Phục hồi chức năng (PHCN) bao gồm các biện pháp tập luyện nhờ đó người bệnh hoàn lao được sức khỏe và khả năng tự hoạt động trong cuộc sống của mình, căn cứ vào đặc điểm của từng bệnh tâm thần và nhu cầu cần hồi phục sẽ có thể áp dụng các phương pháp khác nhau 3 Dưới đây là ảnh bao gồm những hoạt động phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương:
3 Bếế Th Hi n Ch ị ể ươ ng trình hồầi ph c ch c năng ụ ứ
Link: http://www.maihuong.gov.vn/vi/chuong-trinh-phcn/45-chuong-trinh-hoi-phuc-chuc-nang.html
5 Ảnh: Các hoạt động phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
(Nguồn: Chụp tại bệnh viện ngày 28/12/2022)
Nhiệm vụ chức năng của nhà tâm lý trong bệnh viện
Trong môi trường bệnh viện, một trong những chức năng cơ bản của nhà tâm lý đó là thực hiện đánh giá tâm lý (đánh giá lâm sàng) Đánh giá tâm lý được hiểu là một tiến trình trong đó nhà tâm lý thu thập thông tin về thân chủ và vấn đề của thân chủ bằng các công cụ lâm sàng như quan sát lâm sàng, phỏng vấn lâm sàng kết hợp với các công cụ cận lâm sàng như trắc nghiệm, thang đo nhằm mục đích vẽ lên một bức tranh lâm sàng đầy đủ và rõ ràng nhất có thể về thân chủ và vấn đề họ đang gặp phải 4 Với môi trường đặc thù như bệnh viện với lượng bệnh nhân dồi dào, không gian và thời gian có giới hạn thì các công cụ cận lâm sàng được ưu tiên sử dụng trước để nhằm sàng lọc và đưa ra những chẩn đoán ban đầu về vấn đề của bệnh nhân sau đó kết hợp với hỏi chuyện lâm sàng để làm sáng tỏ thêm về bối cảnh của bệnh nhân và vấn đề của họ - tuy nhiên cũng gặp phải một số giới hạn về mặt thời gian khi lượng bệnh nhân gia tăng Sau khi đã có kết quả đánh giá, nhà tâm lý sẽ ghi lại kết quả trên phiếu đánh giá tâm lý của bệnh nhân, diễn giải ý nghĩa của kết quả đó, lưu trữ kết quả tại sổ lưu trữ của bệnh viện còn phiếu đánh giá tâm lý đã có kết quả sẽ được chuyển sang phòng lâm sàng để bác sĩ cùng xem xét để cân nhắc về phương án điều trị.
Sau khi đã có tất cả các kết quả khám của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân, có thể là hóa dược, hóa dược kết hợp phục hồi chức năng hoặc kết hợp trị liệu tâm lý, khi này nhà tâm lý sẽ thực hiện trị liệu – tham vấn tâm lý theo chỉ định của bác sĩ Khi này nhà tâm lý sẽ làm ca lâm sàng theo quy trình can thiệp tâm lý chuyên nghiệp (tiếp tục đi sâu hơn vào thu thập thông tin, đánh giá lâm sàng, định hình trường hợp, lên kế hoạch can thiệp, tiến hành can thiệp, ).
Ngoài hai nhiệm vụ cơ bản vừa kể trên, tại phòng Phục hồi chức năng – Khoa Lâm sàng – Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương,
4 Nguyếễn Th Minh Hăầng (2016) Giáo trình tâm lý h c lâm sàng NXB Đ i h c Quồếc gia Hà N i ị ọ ạ ọ ộ
7 nhà tâm lý có một nhiệm vụ đặc trưng khác đó là hướng dẫn và giám sát bệnh nhân tham gia các hoạt động phục hồi chức năng Như phần trên đã giới thiệu về các hoạt động phục hồi chức năng đang có tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, hầu hết các hoạt động sẽ được tổ chức tại phòng Phục hồi chức năng, tùy theo số lượng, vấn đề và nhu cầu của các bệnh nhân tham gia mà nhà tâm lý sẽ lên kế hoạch để tổ chức các hoạt động cũng như chuẩn bị các dụng cụ, nguyên liệu phục vụ cho hoạt động đó Khi bệnh nhân tới và tập trung tại khu vực sinh hoạt này, nhà tâm lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn người bệnh phương thức thực hiện hoạt động đã lên kế hoạch và thường sẽ có sự kết hợp, hỗ trợ từ phía các điều dưỡng viên (căn cứ vào số lượng bệnh nhân tham gia) và trong suốt quá trình người bệnh sinh hoạt, thực hiện các hoạt động này thì cần có sự giám sát của nhà tâm lý nhằm đảm bảo kịp thời hỗ trợ các bệnh nhân hoặc xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra, đảm bảo và kiểm soát chất lượng của hoạt động cũng như sự an toàn cho tất cả người tham gia.
Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là một nhiệm vụ chức năng không thể thiếu của nhà tâm lý tại bệnh viện Việc hỗ trợ tâm lý bao gồm việc cung cấp thêm thông tin về vấn đề bệnh lý của người bệnh đến chính họ và gia đình của họ, từ đó giúp họ hình dung về những gì bệnh nhân đang và có thể sẽ phải trải qua, đưa ra bối cảnh về những điều họ sẽ cần chuẩn bị để đối mặt và đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị Những bệnh, rối loạn tâm thần thường cần một thời gian điều trị lâu dài, yêu cầu sự kiên trì và nỗ lực từ cả phía bệnh nhân và người nhà của họ,trong quá trình này có thể có nhiều sự kiện liên quan đến tình trạng bệnh của bệnh nhân gây ra căng thẳng cho cả 2 phía (bản thân người bệnh và người nhà), khi này nhà tâm lý sẽ sử dụng những kỹ năng chuyên môn như: tham vấn tâm lý, cung cấp thông tin, nhằm giúp họ nhìn ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng đó, làm thế nào để đối mặt và giải quyết vấn đề đó, phương án dự phòng cho tương lai, Như vậy, ngoài vấn đề của chính bản thân người bệnh thì sức khỏe tâm thần của những người xung quanh họ cũng đang được quan tâm và đảm bảo, nhằm tạo ra một cộng đồng với môi trường sống tích cực và hạnh phúc hơn.
Những nhiệm vụ sinh viên đã được thực hiện tại cơ sở và kết quả đã đạt được
Trong quá trình thực tập tại phòng Phục hồi chức năng – Khoa Lâm sàng – Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, dưới sự hướng dẫn tận tình của các chuyên viên, chuyên gia tâm lý cùng với sự tạo điều kiện, môi trường thực hành cởi mở của đội ngũ chuyên môn ở đây đã cho phép tôi có cơ hội để được chỉ dẫn và học hỏi thêm các kiến thức chuyên ngành liên quan dến đánh giá, trị liệu phục hồi chức năng và phương thức áp dụng những kiến thức đó vào thực tế lâm sàng tại bệnh viện, đồng thời được tạo điều kiện để thực hành những kiến thức đã được truyền đạt đó vào thực tế khi được cho phép thực hiện trực tiếp với bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện dưới sự giám sát của đội ngũ y – bác sĩ, điều dưỡng viên, chuyên viên, chuyên gia tâm lý của bệnh viện, cũng như được nhận lại sự phản hồi từ giám sát viên, hướng dẫn viên để khắc phục những lỗi còn tồn tại trong quá trình thực hành Dưới đây là một số hoạt
9 động, nhiệm vụ tôi đã được thực hiện tại cơ sở và cụ thể những kết quả đã đạt được:
(1) Quan sát sinh hoạt của bệnh nhân tại phòng PHCN
Quan sát bệnh nhân tại phòng PHCN là hoạt động đầu tiên và cũng là hoạt động chủ đạo tôi đã thực hiện trong quá trình thực tập tại đây Bệnh nhân thường đến tham gia hoạt động phục hồi chức năng vào buổi sáng các ngày trong tuần Các bệnh nhân đến đây thường xuyên chủ yếu là nhóm bệnh nhân nội trú, đã có thời gian điều trị lâu dài tại bệnh viện Mai Hương, bởi vậy mà các bệnh nhân đều đã có sự thân quen với nhau, dù vậy mọi người cũng thể hiện một bầu không khí thân thiện và cởi mở với những người mới đến, trong đó có cả những sinh viên thực tập cũng được các bệnh nhân chào đón và chủ động mời cùng tham gia sinh hoạt Những bệnh nhân tại phòng PHCN gần như đều là những người bệnh đang ở trong giai đoạn tương đối ổn định, tại phòng PHCN mọi người có không gian đủ rộng để thực hiện các hoạt động phục hồi nhằm giúp họ vận động, học tập các kỹ năng, thúc đẩy tiềm năng hướng tới khả năng tự lập trong cuộc sống Trong giai đoạn tôi được quan sát và tham gia sinh hoạt với bệnh nhân ở đây, một số hoạt động bệnh nhân thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: dán bao thuốc; lau chùi, dọn dép phòng sinh hoạt và phòng bệnh; chăm sóc cây cối; các hoạt động nữ công (may, đan len, ); bên cạnh đó vào một số dịp lễ (Giáng sinh, Tết, ) các bệnh nhân cũng chuẩn bị liên hoan, phân chia nhiệm vụ mua bánh kẹo, hoa quả đến góp vui để tạo không khí cho buổi liên hoan; cùng nhau nghe nhạc và ca hát,
Quá trình quan sát và tham gia sinh hoạt cùng người bệnh đã giúp tôi đạt được nhiều kết quả Kết quả quan trọng nhất đó là gia nhập được vào môi trường sinh hoạt của bệnh nhân, tạo được một mối quan hệ tích cực với người bệnh (bệnh nhân nhớ được tên, mặt mỗi khi tôi đến), tạo nền tảng tích cực cho việc tiếp xúc với người bệnh cũng như trong quá trình hỏi chuyện Bên cạnh đó, quá trình quan sát kết hợp với việc nghiên cứu bệnh án của những bệnh nhân cụ thể có tần suất đến tham gia PHCN giúp tôi có cơ hội quan sát một số biểu hiện lâm sàng của các rối loạn tâm lý phổ biến như trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt Thấy được một người trầm cảm ở giai đoạn nặng khí sắc trầm buồn ở họ biểu hiện như thế nào, khác biệt thế nào so với người ở giai đoạn nhẹ hơn; hành vi căng thẳng, lo âu bệnh lý có những biểu hiện khác như thế nào với căng thẳng, lo âu thông thường, Việc quan sát không chỉ đem lại những cái nhìn, kiến thức thực tế lâm sàng về các biểu hiện bệnh lý tâm thần ở bệnh nhân mà còn mang lại cho tôi cái nhìn, kiến thức về công tác, những hoạt động của nhà tâm lý tại bệnh viện – đưa kỹ năng nghề nghiệp từ lý thuyết đến thực tế Quan sát được quá trình nhà tâm lý, bác sĩ hỏi chuyện, đánh giá tình trạng hàng ngày của bệnh nhân để theo dõi quá trình phục hồi (hỏi cả từ phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: việc uống thuốc, các hoạt động chức năng hàng ngày, mô tả và đánh giá chất lượng giấc ngủ, ), tìm hiểu những vấn đề còn đang là khó khăn, trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân; quá trình hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng, đánh giá và nhận xét sản phẩm hoạt động.
(2) Quan sát, được hướng dẫn và thực hành hướng dẫn người đến khám làm một số đánh giá dưới sự giám sát của nhà tâm lý tại bệnh viện
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của nhà tâm lý tại bệnh viện là thực hiện đánh giá tâm lý, tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương tôi đã có cơ hội quan sát quá trình nhà tâm lý tại bệnh viện thực hiện đánh giá tâm lý cho bệnh nhân thông qua các thang đo, trắc nghiệm như:
+ Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI)
+ Thang đánh giá trầm cảm – lo âu (HAD)
+ Thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ (PSQI)
+ Thang đánh giá lo âu ZUNG
+ Thang đánh giá nhân cách MMPI
Thông qua việc quan sát quy trình đánh giá của nhà tâm lý, tôi nắm rõ thêm cách thức hướng dẫn người bệnh thực hiện đánh giá như thế nào, trong quá trình họ làm đánh giá cần lưu ý những điều gì và những điểm cần lưu ý và hỏi chuyện bệnh nhân sáu khi họ đã hoàn thành xong thang đo
Bên cạnh việc quan sát, các nhà tâm lý tại bệnh viện cũng tạo điều kiện để sinh viên có môi trường được thực hành những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đã quan sát để trải nghiệm, tự phát hiện ra những tình huống xảy ra trong quá trình đánh giá tâm lý, làm quen với một quy trình đánh giá sơ bộ, tư duy và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình đánh giá.
Thông qua quá trình học hỏi và thực hành này, tôi đã được biết thêm một số thang đo mà bản thân chưa được tiếp xúc trong quá trình học trên giảng đường; được ứng dụng các thang đo trong thực tế lâm sàng, hiểu thêm về quá trình đánh giá – hướng dẫn, triển khai và xử lý kết quả, ghi chép và lưu giữ lại kết quả, cũng như được hướng dẫn về những điểm cần lưu ý khi đánh giá cho người bệnh.
(3) Tham gia hỗ trợ và cùng các bệnh nhân thực hiện một số hoạt động phục hồi chức năng
Như đã đề cập ở mục (1), bên cạnh việc quan sát các bệnh nhân thực hành hoạt động phục hồi chức năng thì bản thân tôi cũng tích cực tham gia thực hiện cùng họ, từ các hoạt động dán bao thuốc đến học may, cùng nghe mọi người ca hát Nếu việc quan sát giúp nhìn thấy được khả năng thực hiện chức năng hoạt động, vận động các nhóm cơ thì việc trực tiếp tham gia giúp bản thân nhanh chóng hòa nhập với môi trường của các bệnh nhân hơn, trực tiếp trải nghiệm rằng liệu những bài tập này đang hỗ trợ phục hồi những kỹ năng nào, những bộ phận nào cho bệnh nhân Ví dụ như bài tập dán bao thuộc, đây là một bài phục hồi chức năng với nhiều công đoạn: cắt giấy, gấp bao thuốc, dán, hong khô và sắp xếp lại – cho phép các bệnh nhân làm việc nhóm với nhau, giao tiếp với nhau, phân chia công việc đồng thời cũng giúp cho nhóm cơ vận động tinh ở bàn tay phải hoạt động (cắt giấy, gấp viền bao thuốc) Bên cạnh đó, những bao thuốc mà bệnh nhân đã làm cũng được sử dụng làm bao đựng phát thuốc cho họ và những bệnh nhân khác, điều này dường như khiến một số bệnh nhân cảm nhận được rằng mình vẫn có thể làm một việc gì đó – đến bệnh viện là đi làm, giống như những người bình thường khác đi làm mỗi ngày
(4) Hỗ trợ các nhân viên bệnh viện
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, việc trải nghiệm những công việc của nhà tâm lý đem lại góc nhìn đầy đủ hơn về nhiệm vụ, phương thức thực hiện những công việc đó trong thực tế Ngoài ra tôi còn được tham gia hỗ trợ công việc cho các chuyên gia, chuyên viên ở lĩnh vực khác (bác sĩ, điều dưỡng viên), những nhiệm vụ này giúp tôi hiểu thêm về những hoạt động trong bệnh viện, mối quan hệ giữa nhà tâm lý với các vai trò khác ở trong môi trường bệnh viện, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà tâm lý – bác sĩ Giữa nhà tâm lý và bác sĩ luôn có một mối quan hệ tương hỗ, họ trao đổi với nhau về tình hình của bệnh nhân để nắm được sự tiến triển của tình trạng bệnh, đưa ra những T luận về tác động của kế hoạch can thiệp – điều trị của mình để cùng nhau đánh giá độ hiệu quả,
Ca lâm sàng trong quá trình thực tập
Trường hợp bệnh nhân C T T a Thông tin ca lâm sàng
- Họ và tên: C T T (tên người bệnh đã được thay đổi)
- Hiện sống cùng: Bố mẹ
- Tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (cụ thể: bệnh án) c Mô tả ca lâm sàng
Theo lời kể của mẹ bệnh nhân (trích từ bệnh án của bệnh nhân):
Bệnh nhân là con thứ 4 trong gia đình, được mẹ mang thai và sinh đẻ bình thường, quá trình phát triển sau đó như trẻ cùng lứa khác Bệnh nhân đi học đúng tuổi, lực học trung bình, tính tình hòa đồng, cời mở.
Năm 16 tuổi, tự nhiên bệnh nhân bị đau đầu, bỏ nhà đi lang thang, nhảy lầu tự tử nhưng được cứu Bệnh nhân nghe có tiếng hát trong đầu, cho rằng có người theo dõi, làm hại mình bằng cách bỏ độc vào thức ăn, bệnh nhân luôn căng thẳng, sợ hãi, bệnh nhân tự ý bỏ học, không chịu làm gì.
Bệnh nhân được khám và điều trị tại bệnh viên Bạch Mai với chẩn đoán Tâm thần phân liệt Sau 2 tháng, bệnh có thuyên giảm, tuy nhiên khi ra viện bệnh nhân uống thuốc không đều, bệnh tái diễn nhiều lần.
Hơn 5 năm nay, bệnh nhân trở nên lầm lỳ, ít nói, ngại tiếp xúc, giao tiếp, thu hẹp các mối quan hệ, thụ động, lười nhác Bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với chẩn đoán Tâm thần phân liệt thể di chứng Bệnh có cải thiện và ổn định từng giai đoạn Hiện tại bệnh nhân vào viện tiếp tục điều trị nội trú ban ngày.
Bên cạnh nguồn thông tin từ bệnh án, trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân tại phòng Phục hồi chức năng - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, bằng phương pháp hỏi chuyện đã bổ sung thêm được một số thông tin về bệnh nhân, tạo nên một bức tranh lâm sàng sáng rõ hơn về đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Bệnh nhân phát bệnh năm 16 tuổi, khi này đang học lớp 8 nhưng vì bệnh trạng nên cố học hết lớp 8 thì nghỉ học Từ khi bệnh khởi phát, trong vòng 7 năm, bệnh nhân được khám và uống thuốc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán Tâm thần phân liệt Tuy
15 nhiên dù dùng thuốc tình trạng vẫn chưa ổn định bởi vậy gia đình, theo sự giới thiệu của người khác cũng mua thêm một số loại thuốc khác bên ngoài, trong đó có các loại thuốc Nam, dù vậy theo bệnh nhân dù dùng nhiều loại thuốc như vậy nhưng bệnh tình cũng không thực sự tiến triển tốt
Từ khoảng năm 1999, bệnh nhân bắt đầu điều trị tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, phương pháp điều trị kết hợp hóa dược và phục hồi chức năng ở đây cho thấy có sự đáp ứng tốt đối với bệnh trạng của bệnh nhân nên bệnh tình ổn định dần Theo bệnh nhân nhận xét, việc uống thuốc đều đặng theo đơn kê của bác sĩ đã giúp cô ổn định được cuộc sống, ăn ngủ được, ít gặp tình trạng bồn chồn khó ngủ Hiện nay bệnh nhân vẫn tiếp tục tiếp nhận điều trị tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với chẩn đoán Tâm thần phân liệt thể di chứng.
Về cuộc sống của bệnh nhân, bệnh nhân có một người anh trai kinh doanh bàn ghế sofa Trước đây, từ năm 2002, bệnh nhân giúp anh trai buôn bán và quản lý cửa hàng bàn ghế của anh cùng với 1 nhân viên nữ, đến năm 2009 nhân viên này xin nghỉ thai sản, để bù chỗ trống này, người anh trai đã thuê 1 nhân viên nữa, năm 2011 nhân viên này cũng nghỉ và bệnh nhân quản lý cửa hàng 1 mình đến năm 2012 thì chuyển giao công việc này cho chị dâu (vợ của người anh trai này) quản lý Việc cô T ngừng quản lý cửa hàng và giao lại cho chị dâu được cô giải thích một phần là do thị trường thay đổi khiến công việc trở nên phức tạp hơn Nếu trước kia những bộ bàn ghế bán chỉ cần đơn thuần là đặt mua các chi tiết về lắp ráp với nhau là đã có thể bán được hàng, lãi cũng cao; nhưng đến hiện giờ nhu cầu, thị khiếu của khách hàng yêu cầu cao hơn, đa dạng mẫu mã,chất liệu, chất lượng sản phẩm tinh tế hơn vậy nên việc này đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu thị trường cũng như yêu cầu nhiều đầu việc cần phải đảm đương mà lợi nhuận cũng không cao được như trước do giá nhập vào cũng tăng lên nhiều Bợi vậy mà theo cô cảm nhận thì công việc này đã trở nên khó khăn và yêu cầu cao hơn khả năng cô có thể đáp ứng Bên cạnh đó, cô nhận thấy rằng bố mẹ mình cũng đã nhiều tuổi (cả hai đều đã hơn 80 tuổi), cần có người lo toan, chăm sóc sinh hoạt hàng ngày nên việc cô nghỉ ở nhà cũng thuận tiện chăm sóc bố mẹ, anh chị (đều đã ra ở riêng) cũng sẽ yên tâm chăm lo công việc và gia đình của họ hơn.
Thường ngày, bệnh nhân thường tự đạp xe đạp đến sinh hoạt, thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng ở phòng PHCN – Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương vào buổi sáng các ngày trong tuần cũng như sẽ đều đặn nhận thuốc uống hàng ngày ở đây Buổi chiều cô ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc sinh hoạt cho bố mẹ ở nhà.
Trong quá trình quan sát và tiếp xúc tại phòng PHCN, bệnh viên Tâm thần ban ngày Mai Hương nhận thấy rằng cô T là một người nhanh nhẹn và quan tâm đến những người xung quanh Với sự nhanh nhẹn của mình, những hoạt động phục hồi chức năng như dọn dẹp phòng bệnh, dán bao thuộc, – những hoạt động đã quen thuộc thường được cô hoàn thành tốt Tuy nhiên trong lần được giao hỗ trợ các điều dưỡng viên đóng bệnh án mới, bao gồm các công đoạn: xếp các trang bệnh án với nội dung theo thứ tự lần lượt, dán và đóng bìa bệnh án cô đã từ chối tham gia, một phần do đã thực hiện một hoạt động khác trước đó, một phần khác cô có nói rằng bản thân “đần độn” lắm nên việc nhớ thứ tự các nội dung cần sắp xếp cô không làm được, mấy việc tư duy này để các bạn sinh viên làm được rồi Dù được động viên, có mẫu hướng dẫn để làm theo nhưng cô vẫn từ chối tham gia hoạt động này cùng mọi người và ngồi bên cạnh nghỉ ngơi, nói chuyện với mọi người – đây cũng không phải lần đầu tiên cô nói rằng bản thân “ngu xi”, “đần độn”, “không làm được việc gì”
Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, cô T có nói rằng bản thân thường xuyên cảm thấy lo lắng như “ảo giác rằng mình chưa khóa nước, chưa khóa cửa, ”; “phải đi lên nhà kiểm tra xem đã khóa
17 nước chưa, nhỡ nước tràn ra ngập nhà ” Trong một buổi liên hoan mừng Giáng sinh do các bệnh nhân tổ chức tại phòng PHCN, khi được yêu cầu trải chiếu để tổ chức liên hoan, cô T đã kiên quyết không trải chiếu “thôi không cần trải chiếu đâu, ngồi đất cho mát, trải chiếu ra lát đổ Coca, nước ngọt ra thì dọn giặt sao được ”, sau nhiều lần được thực tập sinh và điều dưỡng viên thuyết phục cô cũng vẫn nhắc lại lý do đó và sau đó lý do cô đưa ra cũng đã nhận được sự đồng thuận từ các bệnh nhân khác Về khía cạnh cảm xúc, đời sống tình cảm của cô T tương đối đa dạng, có vui buồn, có khi không hài lòng, có khi trầm ngâm, có khi hào hứng, sôi nổi, Tuy nhiên mỗi khi kể chuyện cô thường không kiểm soát tốt về tốt độ cũng như âm lượng khi nói, dường như quá tập trung vào câu chuyện và cảm xúc trong đó, đã có những lần bác sĩ nhắc nhở cô về việc cần nói chậm lại cũng như giảm âm lượng để tránh ảnh hưởng đến không gian chung, nhưng cô thường cho rằng bản thân đã quen ăn to, nói lớn như vậy nên không thể thay đổi được.
Cô T đã có thời gian dài điều trị tại Bệnh viện Mai Hương, ở đây cô nhận được nhiều sự tin tưởng từ phía cán bộ, nhân viên tại bệnh viện cũng như các bệnh nhân khác Ngoài các mối quan hệ trong gia đình, cô cũng giữ liên hệ với một số bệnh nhân thường tới phòng PHCN sinh hoạt, một số bệnh nhân thường bày tỏ sự yêu quý, thân thiết đối với cô và khi họ đề nghị đến nhà cô chơi, chúc Tết cô cũng sẵn lòng đồng ý. d Định hình trường hợp
(1) Danh sách vấn đề của bệnh nhân
Từ những thông tin thu thập được về bệnh nhân, ta nhận diện được một số vấn đề như sau:
(i) Về sức khỏe tâm thần, bệnh nhân có tiền sử điều trị tâm thần phân liệt và hiện tại vẫn đang tiếp tục được điều trị với chẩn đoán tâm thần phân liệt thể di chứng;
Bàn luận về đạo đức nghề
Trong quá trình thực tập, sinh viên đã sử dụng và thực hành các công cụ đánh giá mà mình đã được đào tạo và rèn luyện trong trường học, hoặc đã được quan sát và hướng dẫn thực hiện bởi nhà tâm lý tại cơ sở thực tập, đồng thời trong suốt quá trình thực hành luôn tuân thủ thực hiện dưới sự giám sát của nhà tâm lý tại cơ sở
Ngoài ra trong quá trình thực tập, sinh viên luôn tuân thủ quy tắc chân thật, tôn trọng và đảm bảo lợi ích của người bệnh, không có thái độ tiêu cực với người bệnh Đồng thời luôn tuân thủ những quy định tại cơ sở thực tập, tích cực trong nhiệm vụ được giao; hòa đồng và cầu tiến trong môi trường thực tập.
Tuy nhiên trong quá trình hỏi chuyện bệnh nhân để phục vụ cho nội dung báo cáo thực tập, bản thân nhận thấy còn chưa thực sự đảm bảo thực hiện nguyên tắc đạo đức nghề khi: chưa rõ ràng trong việc thông báo mục đích hỏi chuyện cho bệnh nhân; không phổ biến cho bệnh nhân về các nguyên tắc bảo mật thông tin Dù vậy sinh viên vẫn ý thức được rõ ràng về nội dung bảo mật thông tin và luôn đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trong suốt quá trình thực tập và sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2014).
Link: http://www.maihuong.gov.vn/ [Ngày truy cập: 18/01/2023]
Bế Thị Hiển Chương trình hồi phục chức năng
Link: http://www.maihuong.gov.vn/vi/chuong-trinh-phcn/45- chuong-trinh-hoi-phuc-chuc-nang.html
Nguyễn Thị Minh Hằng (2016) Giáo trình tâm lý học lâm sàng NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Trần Thu Hương (2021) Bài giảng Tâm bệnh học đại cương
Trần Thị Hồng Thu Bệnh tâm thần là gì?
Link: http://www.maihuong.gov.vn/vi/cac-roi-loan-tam- than/benh-tam-than-la-gi.html
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày tháng năm
(Ký và ghi rõ họ tên)