Bệnh nhân điều trị ngoại trú và đến khám tại bệnh viện được khoảng 1 tháng, điều trị bằng hóa dược Nhận xét: + Qua việc quan sát bác sĩ làm việc với bệnh nhân giúp em bước đầu học được
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC _
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Đỗ Thanh Bình
Mã sinh viên: 2073104030038
Cơ sở thực tập: Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Chu Thị Hương Nga
Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập: Th.S Hoàng Thị Xuyến
Hà Nội 2023
Trang 2CÔNG VIỆC TỪNG TUẦN
Tuần 1: Từ ngày 30/01/2023 đến ngày 03/02/2023
TT Ngày Nội dung công việc Nhận xét rút ra bài học kinh nghiệm
1
Thứ 2
30/01/202
3
08h30:
+ Gặp gỡ, ra mắt ban giám đốc, các bác
sĩ, cán bộ của bệnh viện
+ Đến bàn tiếp đón qua sự phân công
của bác Thu, PGĐ bệnh viện
Nhận xét: Ban giám đốc và các bác sĩ, cán bộ, nhân viên tại
bệnh thân rất thân thiện, gần gũi, luôn tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên thực tập tại bệnh viện
31/01/202
3
13h30: Có mặt tại phòng phục hồi chức năng theo sự sắp xếp của bệnh viện
+ Gặp mặt, chào hỏi bác sĩ Hiếu và bác sĩ Dũng phụ trách tại phòng phục hồi chức năng
+ Quan sát hoạt động của các bác sĩ + Quan sát các bác sĩ ghi tên bệnh nhân, tên thuốc, liều lượng cũng như điều trị nội trú hay ngoại trú vào sổ ghi danh theo dõi của bệnh viện
+ Được các bác sĩ hướng dẫn viết hồ sơ
Nhận xét: Ngày đầu tiên làm việc tại bệnh viện còn mới lạ
nên chưa thạo công việc, phải hỏi ý kiến từ bác sĩ nhiều lần
Bài học kinh nghiệm:
+ Trang phục tại bệnh viện phải chỉnh chu, gọn gàng + Thái độ: Luôn niềm nở và ham học hỏi, tự tin + Cần chú ý lắng nghe và tiếp thu các công việc + Cần chú ý học hỏi các kĩ năng cũng như giải quyết vấn đề
Trang 3bệnh án tâm thần
3
Thứ 5
02/02/202
3
13h30:
+ Thực hiện các công việc do bác sĩ Hiếu phụ trách hướng dẫn (soạn hồ sơ bệnh
án, ghi tên thuốc, liều lượng,…) + Quan sát các ca can thiệp của các bác
sĩ, về nguyên nhân, triệu chứng,…
+ Ca đã quan sát:
Bệnh nhân nam, khoảng 30 tuổi, được chẩn đoán bị động kinh Bệnh nhân tỉnh táo, ăn ngủ tốt, nói chuyện bình thường, không có dấu hiệu khởi phát bệnh Bệnh nhân điều trị ngoại trú và đến khám tại bệnh viện được khoảng 1 tháng, điều trị bằng hóa dược
Nhận xét:
+ Qua việc quan sát bác sĩ làm việc với bệnh nhân giúp em bước đầu học được cách giao tiếp với người bệnh
+ Qua ghi chép hồ sơ bệnh án, em tham khảo qua hồ sơ và biết đến nhiều nội dung, cách bố trí cũng như cách làm việc, ghi chép các thông tin về bệnh nhân
Bài học kinh nghiệm:
+ Cố gắng quan sát kỹ hơn các biểu hiện bên ngoài, hành
vi, lời nói, cảm xúc của bệnh nhân
Trang 4Tuần 2: Từ ngày 06/02/2023 đến ngày 10/02/2023
1
Thứ 2
06/02/202
3
08h30:
+ Ghi chép hồ sơ bệnh án của bệnh nhân theo
sự hướng dẫn của bác sĩ Hiếu và bác sĩ Dũng phụ trách phòng phục hồi chức năng
+ Ghi chép lại quá trình làm việc của bác sĩ với bệnh nhân, ghi chép lại cách hỏi thế nào và xử
lý tình huống ra sao (Bác sĩ Hiếu hỏi về tình trạng tâm lý của bệnh nhân, liều lượng dùng thuốc, mức độ giao tiếp của bệnh nhân)
+ Hỏi lại bác sĩ về những thắc mắc trong ca bệnh vừa quan sát, những chỗ chưa hiểu ví dụ như không ngủ được nó liên quan gì đến rối loạn cảm xúc hay rối loạn giấc ngủ Từ đó đưa
ra những chẩn đoán phù hợp nhất
Nhận xét:
+ Qua việc quan sát bác sĩ can thiệp giúp em nhiều hơn trong việc tích lũy kiến thức về tâm lý
+ Qua việc đặt câu hỏi với bác sĩ, làm rõ những thắc mắc còn băn khoăn, từ đó xây dựng cho mình vốn kiến thức, VD triệu chứng trầm cảm hay giai đoạn stress,…
07/02/202
3
13h30:
+ Tiếp tục ghi chép hồ sơ bệnh án dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Hiếu và bác sĩ Dũng + Ca bệnh đã ghi chép:
Nhận xét:
+ Qua việc ghi chép hồ sơ bệnh án, em đã hiểu hơn
về cách làm việc, sắp xếp hồ sơ bệnh án và làm việc một cách chuyên nghiệp
Trang 5Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, là con thứ 2/3 trong gia đình Bệnh nhân đã lập gia đình và có 2 con
Bệnh nhân phát triển bình thường, tỉnh táo
Tuy nhiên trong vòng 2 năm trở lại đây, bệnh nhân thường xuyên bị mất ngủ, hay lo lắng, căng thẳng, không thể tập trung làm việc gì
Bệnh nhân được chẩn đoán bị trầm cảm và rối loạn lo âu
Bài học kinh nghiệm:
+ Cần chủ động hơn trong việc tham khảo kiến thức
từ các bác sĩ
3
Thứ 5
09/02/202
3
13h30:
+ Quan sát bác sĩ cùng bệnh nhân tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng (Thiền, nghe nhạc, chạy bộ bằng máy đi bộ)
+ Được bác sĩ Hiếu và bác sĩ Dũng hướng dẫn giúp đỡ thực hiện các hoạt động cho bệnh nhân
Nhận xét:
+ Thông qua các hoạt động phục hồi chức năng, em bước đầu đã hiểu về các phương pháp thực tế giúp giảm bớt các triệu chứng rối loạn tâm lý, tâm thần + Từ kinh nghiệm thực tế đó, em có thể áp dụng các phương pháp ấy vào thực tế
Trang 6Tuần 3: Từ ngày 13/02/2023 đến ngày 17/02/2023
1
Thứ 2
13/02/202
3
08h30:
+ Ghi chép, nghiên cứu các thông tin về tình trạng bệnh lý, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện
+ Mô tả ca bệnh đã ghi chép:
Bệnh nhân nữ, 19 tuổi, là con thứ 2/2 trong gia đình, được chẩn đoán chậm phát triển tâm thần, trí tuệ kém Bố bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm chất độc màu da cam Trong quá trình phát triển, bệnh nhân chậm nói, kém phát triển so với bạn đồng trang lứa Hiện tại vẫn không thể sinh hoạt được bình thường mà phải nhờ đến sự trợ giúp của mẹ
+ Cùng các bác sĩ bàn bạc, lên kế hoạch tổ chức hoạt động hòa nhập, giao lưu với bệnh nhân
Nhận xét:
+ Bước đầu học được cách lên kế hoạch tổ chức hoạt động hòa nhập cho bệnh nhân
+ Tham khảo các phương pháp thực tế giúp bệnh nhân hòa nhập từ các bác sĩ (trò chuyện, tổ chức trò chơi)
14/02/202
13h30:
+ Tổ chức hoạt động hòa nhập, giao lưu với
Nhận xét:
+ Dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ Dũng, em đã học được
Trang 7bệnh nhân theo kế hoạch đã bàn bạc với các bác sĩ
+ Bệnh nhân đã được trợ giúp hòa nhập thông qua trò chuyện:
Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, đã khám và điều trị nhiều đợt tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương Bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn trầm cảm, hiện đang điều trị tại phòng Phục hồi chức năng Khi nói chuyện, trao đổi, bệnh nhân tỉnh táo tuy nhiên có khí sắc trầm buồn và hơi thu mình lại, không quá cởi mở khi giao tiếp
cách khơi gợi, trò chuyện với bệnh nhân, từ đó tích lũy được những kinh nghiệm trong việc giao tiếp với bệnh nhân
Bài học kinh nghiệm:
+ Cần cải thiện kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề
(VD: cách xử lý khi bệnh nhân im lặng không chịu giao tiếp, cách đặt câu hỏi khi trò chuyện)
16/02/202
3
13h30:
+ Tham gia hội thảo do bệnh viện tổ chức với chủ đề “Mental health in Vietnam” (Sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
+ Giao lưu với các sinh viên nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu về sức khỏe tâm thần + Những nội dung đã thảo luận:
- Giới thiệu về bệnh viện tâm thần ban
Nhận xét:
+ Thông qua buổi hội thảo, em đã có thêm những hiểu biết về sức khỏe tâm thần của Việt Nam cũng như cách thức hoạt động của bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương
+ Em đã được giao lưu, gặp gỡ các bạn sinh viên nước ngoài, không chỉ để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của bản thân mà còn trao đổi, học hỏi
Trang 8ngày Mai Hương, cách thức hoạt động,
tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, mục
tiêu, sứ mệnh của bệnh viện
- Số liệu thực tế thông qua các kết quả đã
nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên
thế giới và tại Việt Nam
- Một số nguyên nhân dẫn đến các rối
loạn tâm lý, tâm thần tại Việt Nam
- Các trắc nghiệm tâm lý, phương pháp
thăm khám được áp dụng tại bệnh viện
- Các phương pháp điều trị, trị liệu, tham
vấn được sử dụng tại bệnh viện và kết
quả đạt được
- Ban giám đốc và các bác sĩ trả lời một
số câu hỏi, thắc mắc về chủ đề sức khỏe
tâm thần của sinh viên
kiến thức tâm lý
Trang 9Tuần 4: Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 24/02/2023
20/02/202
3
08h30: Có mặt tại phòng khám nhi theo sự
sắp xếp của bệnh viện
+ Gặp mặt, chào hỏi và làm quen với cô Hương – chuyên viên tâm lý tại phòng khám nhi
+ Quan sát cô Hương giao tiếp, trò chuyện với bệnh nhân (Cách hỏi chuyện, hướng dẫn bệnh nhân làm test)
+ Ca bệnh đã quan sát:
N.D.A, bệnh nhân nam, 7 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ Bệnh nhân đến hiện tại vẫn chưa biết nói rõ ràng và chưa biết viết, chỉ nói được a, i, ê, ư Trẻ kém tập trung, dễ bị thu hút bởi các món đồ chơi, ít khi chịu ngồi yên 1 chỗ quá lâu Trẻ cũng rất phụ thuộc vào
mẹ, cáu gắt khi mẹ rời xa mình Ở nhà mẹ luôn là người giúp xúc cơm và thay quần áo
+ Test đã sử dụng: SDQ (Strengths and
Nhận xét:
+ Em được quan sát cách cô Hương làm việc với trẻ
tự kỷ và nhận thấy cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại khi giao tiếp với trẻ
+ Em được cô hướng dẫn cách làm một số test tâm
lý liên quan đến trẻ đặc biệt như test SDQ, Denver-II
Trang 10Difficulties Questionnaire) Cách sử dụng: Phụ huynh đánh dấu vào các câu trả lời phù hợp với tình trạng hiện tại của trẻ
2
Thứ 3
21/02/202
3
13h30:
+ Chào hỏi, hướng dẫn bệnh nhân đến làm test tại phòng khám nhi
+ Được cô Hương hướng dẫn cách đánh giá nhân cách thông qua test MMPI-brief
Cách thực hiện: Bệnh nhân đánh dấu vào các câu trả lời phù hợp với tình trạng hiện tại Cách tính điểm: Dựa trên các câu trả lời, tính
số điểm của từng mục, cộng các điểm lại, đối chiếu trên đồ thị đo kiểu nhân cách
Nhận xét:
+ Dưới sự hướng dẫn của cô Hương, em được biết đến một bài test tâm lý mới là MMPI-brief đo kiểu nhân cách
+ Em được luyện tập cách giao tiếp với bệnh nhân đến khám và quan sát các biểu hiện của bệnh nhân
Bài học kinh nghiệm:
+ Do lần đầu làm quen với test MMPI-brief nên em
chưa quen cách tính điểm và còn tính điểm sai
23/02/202
3
13h30:
+ Tiếp đón bệnh nhân đến khám tại phòng khám nhi
+ Cùng cô Hương thảo luận, đánh giá một ca bệnh rối loạn tâm lý
+ Ca bệnh được đưa ra:
Nhận xét:
+ Em đã học được cách quan sát các biểu hiện cảm xúc – hành vi của bệnh nhân, từ đó đưa ra đánh giá chung ban đầu về rối loạn mà bệnh nhân gặp phải
Bài học kinh nghiệm:
+ Cần học hỏi thêm kiến thức cũng như quan sát kỹ
Trang 11Bệnh nhân nam, 14 tuổi, có một số biểu hiện
như khó tập trung chú ý, hay nói nhiều, nói
những điều không liên quan, bệnh nhân khó
có thể ngồi yên một chỗ, thường xuyên bị khó
ngủ, ngủ ít
+ Chẩn đoán của em: Rối loạn tăng động giảm
chú ý (ADHD)
+ Chẩn đoán của bác sĩ: Rối loạn tăng động
giảm chú ý kèm với các cơn hưng cảm
lưỡng hơn để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác
Trang 12Tuần 5: Từ ngày 27/02/2023 đến ngày 03/03/2023
1
Thứ 2
27/02/202
3
08h30: Có mặt tại phòng khám người lớn
+ Gặp mặt và chào hỏi cô Ngư – chuyên viên tâm lý phụ trách phòng khám người lớn
+ Dưới sự hướng dẫn của cô Ngư, hướng dẫn giám sát b nh nhân trong quá trình làm testệnh nhân trong quá trình làm test không xảy ra sai sót
+ Bệnh nhân đã hướng dẫn và quan sát:
Bệnh nhân nam, khoảng hơn 60 tuổi, được vợ đưa đến khám Biểu hiện bên ngoài không tỉnh táo, hay quên, hỏi gì trả lời đấy Không thể tính nhẩm (không trả lời được 100-7 bằng bao nhiêu) Bệnh nhân được cô Ngư cho làm test PSQI về giấc ngủ nhưng không đủ tỉnh táo
và nhận thức để tiếp tục làm bài test
Nhận xét:
+ Qua buổi thực tập, em được quan sát cách xử lý tình huống của cô Ngư khi bệnh nhân không đủ nhận thức để làm bài test
Bài học kinh nghiệm:
+ Cần chủ động hơn trong việc quan sát biểu hiện của bệnh nhân và học cách xử lý tình huống
28/02/202
3
13h30:
+ Tiếp tục tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân đến làm test tại phòng khám người lớn
+ Ghi chép, thống kê kết quả, số li u, xácệnh nhân trong quá trình làm test
Nhận xét:
+ Em được hiểu hơn về cách làm việc, thống kê số liệu, thông tin cá nhân, phân loại bệnh nhân để làm
việc, từ đó học cách làm việc chuyên nghiệp hơn
Trang 13nh n chữ kí b nh nhân trong số ghi chépận chữ kí bệnh nhân trong số ghi chép ệnh nhân trong quá trình làm test
b nh nhân theo từng buổi dưới sự hướng dẫnệnh nhân trong quá trình làm test của cô Ngư
3
Thứ 5
02/03/202
3
13h30:
+ Tiếp tục đón tiếp bệnh nhân tới khám tại phòng khám người lớn
+ Hỏi chuyện về tình trạng của bệnh nhân:
Bệnh nhân nữ, khoảng 30 tuổi Dạo gần đây thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, dẫn đến việc thường hay lo lắng về nhiều khía cạnh như gia đình, công việc, tương lai
+ Test đã thực hiện:
Test rối loạn lo âu Zung Test rối loạn trầm cảm Beck Thang đo giấc ngủ PSQI
Nhận xét:
+ Qua buổi làm việc với bệnh nhân, em được luyện tập kỹ năng giao tiếp và làm việc với bệnh nhân nhờ việc học hỏi, quan sát các chuyên viên tâm lý
Trang 14Tuần 5: Từ ngày 06/03/2023 đến ngày 10/03/2023
1
Thứ 2
06/03/202
3
08h30: Có mặt tại phòng khám người lớn
+ Tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân đến khám
và làm test tâm lý + Thực hành quan sát biểu hiện của một ca bệnh trầm cảm:
Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, hiện đang là sinh viên
Bệnh nhân đã đi du học ở Nga được 1 năm nhưng đã về nước để khám tâm lý Biểu hiện bên ngoài buồn bã, lầm lì, ít nói Bệnh nhân khá hợp tác trong quá trình làm test tâm lý + Cùng cô Ngư bàn bạc một số phương pháp giúp bệnh nhân trầm cảm giảm bớt triệu chứng
Nhận xét:
+ Em được tham khảo các kiến thức tâm lý từ cô Ngư và các cách tham vấn, trị liệu phù hợp có thể sử dụng với bệnh nhân trầm cảm
07/03/202
3
13h30: Có mặt tại phòng khám nhi
+ Hướng dẫn bệnh nhân làm test tâm lý + Ghi chép, thống kê kết quả, số li u, xácệnh nhân trong quá trình làm test
nh n chữ kí b nh nhân trong số ghi chépận chữ kí bệnh nhân trong số ghi chép ệnh nhân trong quá trình làm test
b nh nhân theo từng buổi dưới sự hướng dẫnệnh nhân trong quá trình làm test
Nhận xét:
+ Em được tìm hiểu cách ghi chép, tổng hợp kết quả test và đánh giá về tình trạng tâm lý của bệnh nhân
Trang 15của cô Hương
3
Thứ 5
09/03/202
3
13h30:
+ Tiếp đón, chào hỏi, hướng dẫn bệnh nhân tới khám tại phòng khám nhi
+ Tham khảo một số kiến thức thực tiễn từ cô Hương như cách gây sự chú ý với trẻ tự kỷ, cách dẫn dắt trẻ chậm phát triển tâm thần, từ
đó có những hành vi, biểu hiện phù hợp với từng đổi tượng
Nhận xét:
+ Nhờ có các kiến thức từ cô Hương, em đã biết và học hỏi được các cách làm việc với trẻ tự kỷ hoặc chậm phát triển tâm thần, đặc biệt là một số cách để cải thiện chức năng, hành vi, cảm xúc của trẻ
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Trang 16NGƯỜI THỰC HIỆN