Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỷ lệ dự tr
Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Lịch sử hình thành và phát triển của NHTW Nhật bản
a Giới thiệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là cơ quan được thành lập dựa trên đạo luật Ngân hàng Nhật Bản, có trách nhiệm phát hành, điều tiết các hoạt động về tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản và cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ. b Lịch sử hình thành và phát triển của NHTW Nhật Bản
Vào năm 1871, Chính phủ Nhật Bản thành lập "Nippon Ginko”(Ngân hàng Nhật Bản) như là một tổ chức tài chính quốc gia để hỗ trợ quản lý tài chính Tuy nhiên, vai trò của ngân hàng ban đầu chỉ giới hạn trong việc quản lý nguyên vật liệu và tài sản quốc gia
NHTW Nhật Bản được thành lập vào năm 1882 và có quá trình phát triển lâu dài Được thành lập với mục đích cung cấp tiền tệ cho Chính phủ, cho các NHTM, hỗ trợ nền kinh tế cho Nhật Bản Sau đó Chính phủ Nhật Bản ban hành "Bank of Japan Act" Luật này sáng lập Bank of Japan (BOJ) và định rõ vai trò và chức năng của ngân hàng BOJ trở thành NHTW đầu tiên tại châu Á
Ban đầu, BOJ chỉ hoạt động như một NHNN, không có quyền phát hành tiền giấy cho đến năm 1885 đã mở rộng chức năng và quyền hạn: lần đầu tiên ban hành tiền giấy
Trong suốt thế kỷ 20, BOJ đã trải qua nhiều sự thay đổi và phát triển để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Nhật Bản Trong thập kỷ 1920, BOJ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tiền tệ và hỗ trợ phát triển kinh tế Trong thời gian chiến tranh và sau chiến tranh, BOJ tham gia vào việc tài trợ cho chính phủ và quản lý tài sản quốc gia.
Tháng 2/1942 văn bản luật mới về BOJ được chính thức ban hành và cũng chính năm này ngân hàng đã tái tổ chức về cơ cấu dựa trên văn bản luật
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á ảnh hưởng đến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và luật BOJ đã được sửa đổi để cung cấp khung pháp lý mới.
Hiện tại, BOJ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tiền tệ và hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhật Bản BOJ thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý dự trữ ngoại hối và hỗ trợ hệ thống thanh toán BOJ tham gia vào hoạt động quốc tế và hợp tác với các Ngân hàng Trung ương khác NHTW Nhật Bản có trụ sở chính ởTokyo và các chi nhánh trên khắp đất nước.
Vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BOJ)
a Thành lập và tổ chức.
Trước đây, BOJ hoạt động theo mô hình ít phổ biến là NHTW trực thuộc Bộ Tài chính Tuy nhiên, từ năm 1997, Luật Ngân hàng Nhật Bản số 89 đã xác định sự độc lập của BOJ thông qua một số quy định.
● BOJ được thành lập vào năm 1882 và là NHTW quốc gia của Nhật Bản
● BOJ được quy định, điều chỉnh bởi Luật NHTW Nhật Bản (Bank of Japan Act) và các quy định liên quan khác, BOJ được công nhận là một cơ quan độc lập.
● BOJ hoạt động dưới sự giám sát và quản lý của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ Tài chính.
=> BOJ được thành lập thông qua Luật NHTW Nhật Bản và được công nhận là một cơ quan độc lập và có quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ Tuy nhiên, nó hoạt động dưới sự giám sát và quản lý của Chính phủ Nhật Bản Điều 4_Chương I_Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản (đạo luật số 89 năm 1997) b Phạm vi hoạt động
● BOJ hoạt động trên toàn quốc và có quyền tương tác với các tổ chức tài chính khác, bao gồm ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, chính phủ Nhật Bản và các tổ chức tài chính quốc tế
● BOJ cũng thường xuyên liên lạc và hợp tác với các NHTW khác trên thế giới và tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế như Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). c Quyền và nghĩa vụ
● BOJ có quyền đưa ra chính sách tiền tệ và quản lý tiền tệ của Nhật Bản Điều 1, 2_Chương I_Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản (đạo luật số 89 năm 1997)
● BOJ có tư cách pháp nhân Nó được thành lập dưới dạng một cơ quan độc lập, được quyền phát hành và quản lý tiền yên (JPY), đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản
Ngoài ra, BOJ cũng tham gia vào các hoạt động kinh tế khác như quản lý dự trữ ngoại hối, cung cấp dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng thương mại và thực hiện các chính sách kinh tế khác nhằm ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản Với tư cách pháp nhân, BOJ có quyền tự do trong việc thực hiện các chính sách và quyết định tài chính của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước quốc hội và công chúng.
=> Nhiệm vụ chính của BOJ là duy trì ổn định giá và hỗ trợ sự phát triển kinh tế của quốc gia BOJ có quyền thực hiện các biện pháp tiền tệ như mua bán trái phiếu chính phủ, điều chỉnh lãi suất, cung tiền, can thiệp vào thị trường ngoại hối và các biện pháp khác để kiểm soát lạm phát và giúp tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định tiền tệ
● BOJ có quyền sở hữu và quản lý các tài sản, bao gồm cả ngoại tệ, trái phiếu chính phủ và quỹ dự trữ.
● Có quyền thực hiện các giao dịch tài chính như mua bán trái phiếu, cung cấp vốn cho các tổ chức tài chính, Chính phủ Nhật Bản và có thể tham gia vào các thỏa thuận và hợp đồng với các bên liên quan Điều 3, 5, 6_Chương I_Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản (đạo luật số 89 năm 1997) d Trách nhiệm pháp lý.
● BOJ phải tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý được đặt ra bởi Luật NHTW Nhật Bản và các quy định khác liên quan đến hoạt động của NHTW
● Có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin định kỳ về chính sách tiền tệ và hoạt động của mình cho Chính phủ và công chúng
● Phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách công bằng, minh bạch và có trách nhiệm đối với người dân và kinh tế Nhật Bản. Điều 3_Chương I_Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản (đạo luật số 89 năm 1997) e Vai trò quốc tế.
● BOJ thường xuyên liên lạc và hợp tác với các NHTW khác trên thế giới, đặc biệt là thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính quốc tế khác
● BOJ có thể tham gia vào các thỏa thuận và hợp đồng với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác, ổn định tài chính tiền tệ quốc tế và phát triển kinh tế toàn cầu.
⇒ Dựa vào các nội dung trên, vị trí pháp lý của BOJ là một cơ quan độc lập được quy định bởi pháp luật, có quyền và trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ và duy trì ổn định tiền tệ và tài chính của Nhật Bản Tuy nhiên, nó vẫn phải tuân thủ các quy định, quy trình pháp lý và hoạt động dưới sự giám sát của Chính phủ Nhật Bản.
Tìm hiểu về tính độc lập của NHTW Nhật Bản
Về mặt cấu trúc BOJ áp dụng mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ Với mức độ là độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành.
Về mục tiêu: Luật khẳng định: “BOJ có quyền tự chủ về tiền tệ và kiểm soát tiền tệ”và mục tiêu tối cao là ổn định giá cả Việc luật hóa mục tiêu một cách rõ ràng, nhất quán nhằm hạn chế việc chính phủ can thiệp
Về công cụ và ra quyết định thực thi CSTT: BOJ có quyền thiết lập Hội đồng Chính sách gồm 9 thành viên, trong đó không có đại diện của chính phủ Hội đồng này có vai trò ra quyết định liên quan đến thực thi chính sách tiền tệ thông qua phương thức bỏ phiếu Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm triển khai và thực hiện quyết định này.
Về tài chính: Mặc dù BOJ vẫn chịu sự chi phối từ chính phủ, nhưng nó có cơ chế tài chính riêng để thu hút nhân sự giỏi thông qua việc thiết lập chế độ tiền lương.
Về nhân sự: Lãnh đạo tại BOJ có nhiệm kỳ cố định, giúp đảm bảo tính ổn định và độc lập của Ngân hàng Trung ương Quy trình bổ sung lãnh đạo được thực hiện dựa trên các đề tài xuất bản từ BOJ Hội đồng Chính sách, không phụ thuộc vào áp lực chính trị. b Tính minh bạch
BOJ định kỳ công bố báo cáo về chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế và các quyết định chính sách thông qua cuộc họp của Hội đồng Chính sách và thông tin tuyên bố thông báo BOJ tương tác với cộng đồng tài chính và kinh tế để tạo ra một diễn đàn mở để trao đổi thông tin và tăng cường minh bạch.
Như vậy, mô hình độc lập tự chủ của BOJ cho phép Ngân hàng Trung ương này lựa chọn và thực thi công cụ điều hành chính sách tiền tệ một cách độc lập, giữ cho quyết định không bị chi phối bởi áp lực chính trị và đảm bảo tính minh bạch thông qua công bố thông tin và tương tác với công chúng.
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
BOJ được thành lập thông qua Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và được công nhận là một cơ quan độc lập và có quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ Tuy nhiên, nó hoạt động dưới sự giám sát và quản lý của Chính phủ Nhật Bản a Tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một tổ chức có tư cách pháp nhân được ủy quyền bởi Chính phủ Nhật Bản Ngân hàng có 100 triệu yên vốn, 55% trong số đó được cung cấp bởi chính phủ, 45% còn lại do khu vực tư nhân tài trợ
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng được thiết lập dựa trên luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (sau đây gọi là luật), các quy tắc nội bộ và nghị định Các quan chức của Ngân hàng bao gồm Thống đốc, Phó Thống đốc, Thành viên Ban Chính sách, Kiểm toán viên, Giám đốc Điều hành và Cố vấn Ban Chính sách, cơ quan ra quyết định cao nhất của Ngân hàng, bao gồm Thống đốc, hai Phó Thống đốc và sáu Thành viên Ban Chính sách Để hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng có một trụ sở chính (mười hai phòng ban, hai văn phòng và một viện), 32 chi nhánh và 14 văn phòng địa phương trên toàn quốc (bao gồm một trung tâm máy tính và một trung tâm điều hành tiền giấy) và bảy văn phòng đại diện ở nước ngoài Mục đích chính là duy trì sự lưu thông suôn sẻ của tiền giấy
Sơ đồ tổ chức của NHTW Nhật Bản: b Các cơ quan chức năng (Liệt kê trên slide thôi)
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BOJ) được thành lập và quản lý bởi chính phủ Nhật Bản Chính phủ có trách nhiệm giám sát và định hướng hoạt động của Ngân hàng Trung ương
- Hay còn gọi là hội đồng Chính sách là cơ quan ra quyết định cao nhất của Ngân hàng Nó quyết định các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ và đặt ra các nguyên tắc cơ bản để thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Ban Chính sách giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ Ngân hàng, ngoại trừ Kiểm toán viên và Cố vấn.
- Chủ tịch Ban Chính sách do Hội đồng bầu ra các thành viên trong số họ.
Ban chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hiện nay gồm 9 thành viên:
+ Thống đốc Ngân hàng (ông Kuroda Haruhiko đương nhiệm)
+ Hai phó thống đốc (ông Amamiya Masayoshi và ông Wakatabe Masazumi đương nhiệm)
+ 6 thành viên khác: Tuy không nhất thiết là người của Ngân hàng Trung ương nhưng không được phép là đại diện của Chính phủ (ông Adachi Seiji, ông Nakamura Toyoaki, ông Noguchi Asahi, bà Nakagawa Junko, ông Takata Hajime và ông Tamura Naoki đương nhiệm)
- Thống đốc là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương và có trách nhiệm điều hành và quản lý tổ chức, đại diện cho Ngân hàng thực hiện quyền kiểm soát chung đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, theo quyết định của ban chính sách
- Vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc hội thông qua.
- Đại diện cho Ngân hàng và hỗ trợ Thống đốc, theo quyết định của Thống đốc.
- Đại diện diện cho thống đốc khi Thống đốc không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thực hiện nhiệm vụ của Thống đốc trong trường hợp vị trí thống đốc bị bỏ trống.
- Được chính phủ bổ nhiệm, với sự đồng ý của Hạ viện và Thượng viện.
● Thành viên ban chính sách (6 người).
- Được chính phủ bổ nhiệm, với sự đồng ý của Hạ viện và Thượng viện.
● Kiểm toán viên (3 người trở xuống)
- Kiểm toán hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Có thể, dựa trên kết quả kiểm toán, khi thấy cần thiết có thể gửi ý kiến lên Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ (Ủy viên Cơ quan Dịch vụ Tài chính khi Thủ tướng ủy quyền) hoặc Ban Chính sách.
- Được chính phủ bổ nhiệm.
- Nhiệm kỳ là bốn năm.
● Giám đốc điều hành (6 người trở xuống).
- Hỗ trợ Thống đốc và các Phó Thống đốc, theo quyết định của Thống đốc.
- Đại diện cho Thống đốc bất cứ khi nào Thống đốc và Phó Thống đốc bị hạn chế thực hiện nhiệm vụ của họ.
- Thực hiện nhiệm vụ của Thống đốc khi còn trống chức vụ Thống đốc và các Phó Thống đốc.
- Được Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Ban Chính sách.
- Nhiệm kỳ là bốn năm.
Có chức năng cố vấn, thảo luận với Hội đồng để đưa ra các nội dung quan trọng phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
● Các bộ phận chức năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có các bộ phận chức năng khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình, bao gồm:
+ Bộ phận Chính sách tiền tệ: Định hướng và triển khai chính sách tiền tệ của Ngân hàng, bao gồm quản lý tỷ lệ lãi suất và tài trợ cho các ngân hàng thương mại
+ Bộ phận Nghiên cứu kinh tế: Thực hiện nghiên cứu và phân tích về tình hình kinh tế và tài chính để đưa ra đánh giá và dự báo
+ Bộ phận Quản lý rủi ro: Đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động tài chính và tiền tệ để duy trì ổn định hệ thống tài chính
+ Bộ phận Điều chỉnh và Tuân thủ: Đảm bảo việc tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến hoạt động của Ngân hàng và ngành ngân hàng.
● Chi nhánh và văn phòng địa phương:
Ngân hàng Trung ương có các chi nhánh và văn phòng địa phương trên khắp đất nước Các chi nhánh và văn phòng địa phương này thực hiện nhiệm vụ cụ thể như cung cấp dịch vụ tài chính, đánh giá tình hình các tổ chức tài chính địa phương và phân tích kinh tế vùng.
Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
a Phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có chức năng phát hành tiền, điều hành và quản lý tiền tệ nhằm đạt được sự ổn định của giá cả, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Ngân hàng Nhật Bản phải xác định các thủ tục sản xuất (và tiêu hủy) tiền giấy và trình các thủ tục đó lên Bộ trưởng Bộ Tài chính để phê duyệt
Tiền giấy Nhật Bản được in bởi Cục in ấn Quốc gia (một cơ quan hành chính hợp nhất) và được chuyển đến Ngân hàng Ngân hàng phát hành tiền giấy với mệnh giá 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và 10000 yên BOJ phải đảm bảo tiền được in ngăn chặn việc làm giả và thay đổi, tiền giấy được tích hợp tính năng bảo mật Mới đây Ngân hàng Trung ương Nhật bản đã thông báo sẽ phát hành tiền giấy mới vào tháng 7/2024 sử dụng công nghệ hologram (kỹ thuật ghi hình không gian ba chiều) nhằm ngăn chặn nạn làm tiền giả với các mệnh giá 1000 yên, 5000 yên và 10000 yên.
Bên cạnh đó, BOJ còn phải chịu trách nhiệm bảo trì tiền giấy gồm có kiểm tra tiền, đổi và tiêu hủy những tờ tiền không phù hợp b Là ngân hàng của các ngân hàng.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng có các hoạt động chính như: nhận tiền gửi từ các ngân hàng, cho vay, cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản, thiết lập các điều chỉnh cho ngân hàng thương mại.
Thông thường các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại sẽ không sử dụng hết nguồn vốn mình cho vay mà sẽ giữ lại một khoảng nhất định; BOJ nhận tiền gửi, bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngoài nhận tiền gửi thì cũng cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vay Hoạt động này như đã nói ở trên là sẽ tăng lượng cung tiền ra ngoài thị trường đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế, thực hiện các chính sách tiền tệ BOJ đóng vai trò là một ngân hàng, chủ nợ người cho vay cuối cùng của các ngân hàng thương mại có thể thấy nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Trung ương rất quan trọng có ý nghĩa quyết định với hoạt động của cả nền kinh tế.
● Thực hiện thanh toán bù trừ cho các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng thương mại thực hiện thanh toán với qua nhau bằng đối tượng trung gian là BOJ Bởi vậy các ngân hàng thương mại bắt buộc mở tài khoản tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
● Thiết lập, điều chỉnh các Ngân hàng thương mại.
- Xác định, thay đổi lãi suất cho vay, loại, điều kiện và giá trị tài sản đảm bảo liên quan đến các khoản vay đó.
- Xác định, thay đổi hoặc ngừng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Xác định hoặc thay đổi các hướng dẫn kiểm soát thị trường tài chính (kiểm soát tiền tệ được thực hiện thông qua thị trường tài chính thông qua các biện pháp như mua và bán các công cụ chuyển nhượng, trái phiếu hoặc yêu cầu bồi thường tiền tệ được ghi lại bằng điện tử).
- Kiểm tra tại chỗ các ngân hàng, tổ chức tài chính, giám sát từ xa bằng việc duy trì liên lạc chặt chẽ với các tổ chức này và thực hiện phỏng vấn, phân tích hiệu quả kinh doanh của họ Từ đó BOJ có thể nắm bắt được tình hình thực tế và rủi ro, để giải quyết kịp thời. c Ngân hàng của Chính phủ
● Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực hiện chức năng cất giữ tài sản.
● Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cung cấp tín dụng cho Chính Phủ
● Cung cấp dịch vụ về JGBs (trái phiếu chính phủ Nhật Bản) d Thanh tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
● Đảm bảo an toàn và phát triển ổn định cho hệ thống ngân hàng
● Bảo vệ quyền lợi của khách hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả giữa các ngân hàng. e Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
Mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là duy trì ổn định giá và đảm bảo sự ổn định kinh tế của quốc gia
● Chính sách lãi suất: BOJ quyết định mức lãi suất chính sách để ảnh hưởng đến mức độ vay mượn và chi tiêu tiêu dùng Thông qua việc điều chỉnh lãi suất,
BOJ có thể tác động đến hoạt động tín dụng và đầu tư của các ngân hàng và doanh nghiệp
● Mua trái phiếu và tài sản tài chính: BOJ có thể thực hiện chính sách mua trái phiếu và tài sản tài chính khác để tăng cung tiền và duy trì lãi suất thấp Điều này có thể thúc đẩy đầu tư và tăng cường nền kinh tế
● Kiểm soát cung tiền: BOJ theo dõi sự gia tăng hoặc giảm thiểu cung tiền trong nền kinh tế và thực hiện các biện pháp kiểm soát cung tiền để duy trì sự ổn định và kiểm soát lạm phát
● Theo dõi và phân tích kỹ thuật kinh tế: BOJ theo dõi cẩn thận các chỉ số kinh tế, xu hướng và dữ liệu để đánh giá tình hình kinh tế và đưa ra các quyết định chính sách hợp lý
● Hợp tác quốc tế: BOJ thường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và Ngân hàng Trung ương khác để theo dõi và điều chỉnh chính sách tiền tệ theo cách phù hợp với tình hình toàn cầu f Quản lý, phát triển, giám sát các hệ thống thanh toán g Đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, an toàn tài chính quốc gia.
Thực trạng vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Về vị trí pháp lý
1.1 Pháp lý hiện hành và quy định về vị trí pháp lý của NHTW Nhật Bản. a Pháp lý hiện hành.
Từ năm 1997, khi Luật Ngân hàng Nhật Bản số 89 ra đời đã khẳng định sự độc lập của BOJ qua một số quy định Tuy nhiên vẫn chịu sự giám sát của CP Sau đây là một số sự tương tác giữa BOJ và chính phủ:
● Chính phủ Nhật Bản có quyền giám sát, kiểm soát và định hình quyền lực và chức năng của BOJ thông qua việc chỉ định Thống đốc BOJ và thành lập Hội đồng Chính sách Tiền tệ
Vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc hội thông qua Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm và phục vụ với thời hạn năm năm Đây là một điểm yếu của Luật BOJ do nhiệm kỳ quá ngắn của Thống đốc và các thành viên khác có thể chi phối tới việc ra quyết định (trong khi đó, nhìn sang Mỹ, nhiệm kỳ của Thống đốc lên tới 14 năm).
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong vấn đề nhân sự BOJ là Thủ tướng không có quyền sa thải Thống đốc và các thành viên hội đồng do bất đồng quan điểm về chính sách tiền tệ, ngoại trừ các trường hợp vi phạm pháp luật khác Nội dung này được thể hiện như một cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc duy trì tính độc lập của BOJ quy định tại điều 25 của Luật BOJ.
Thêm vào đó, chính phủ cũng có thẩm quyền phê duyệt các quyết định chính sách tiền tệ quan trọng của BOJ
● Chính phủ và BOJ thường xuyên tương tác và hợp tác trong việc định hình chính sách kinh tế và tài chính của Nhật Bản BOJ cung cấp thông tin và tư vấn cho chính phủ về tình hình kinh tế và tài chính, đồng thời, chính phủ cũng có thể thúc đẩy BOJ thực hiện các biện pháp tiền tệ nhất định để đáp ứng mục tiêu kinh tế của chính phủ
● Chính phủ có quyền quản lý nguồn tiền thông qua chính sách tài khóa và chính sách ngân sách BOJ có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và duy trì ổn định tài chính, nhưng cần phải tương thích với mục tiêu và khung chính sách tài khóa của chính phủ
● Trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong tình huống đặc biệt, chính phủ có thể thúc đẩy BOJ thực hiện các biện pháp tiền tệ đặc biệt hoặc can thiệp vào thị trường tài chính để duy trì sự ổn định kinh tế
=> Tóm lại, mặc dù BOJ được thiết lập như một tổ chức độc lập, chính phủ vẫn có sự giám sát và tác động lên BOJ Tương tác giữa BOJ và chính phủ nhằm đảm bảo sự cân đối và hợp tác trong việc quản lý kinh tế và tài chính của Nhật Bản. b Quy định về vị trí pháp lý của NHTW Nhật Bản.
● Bank of Japan Act: Đây là luật cơ bản quy định về việc thành lập và hoạt động của BOJ Luật này xác định nhiệm vụ và chức năng của BOJ, bao gồm quản lý nguồn tiền, duy trì ổn định tài chính và hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
● Act on the Bank of Japan: Luật này tập trung vào các quy định chi tiết về tổ chức và quản lý của BOJ Nó quy định về cơ cấu tổ chức của BOJ, nhiệm kỳ và quyền hạn của Thống đốc và Hội đồng Chính sách Tiền tệ, quyền lực và trách nhiệm của BOJ trong việc đưa ra chính sách tiền tệ
● Financial Instruments and Exchange Act: Đây là một luật quan trọng liên quan đến hoạt động tài chính và ngân hàng ở Nhật Bản Luật này có thể ảnh hưởng đến BOJ trong việc quản lý các công cụ tài chính, tham gia vào thị trường tài chính, và thiết lập các quy định về hệ thống tài chính
● Act on Deposit Insurance: Luật này quy định về bảo hiểm tiền gửi ở Nhật Bản và có thể liên quan đến vai trò của BOJ trong việc bảo vệ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại.
1.2 Mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTW và các biến số kinh tế vĩ mô chính. a Quan hệ với lạm phát.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ độc lập của NHTW có liên quan đến tỷ lệ lạm phát của một quốc gia Mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập có thể giúp giảm lạm phát bình quân và giảm biến động của chỉ số lạm phát Điều này là do mức độ độc lập cao cho phép các Ngân hàng Trung ương có quyền đưa ra các chính sách ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra tính bền vững cho nền kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, mặc dù mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương có thể có tác động đến tỷ lệ lạm phát của một quốc gia, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất và không thể xem là quyết định duy nhất cho sự biến đổi của tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế và chính sách khác nhau và cần có sự phân tích toàn diện để hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát của một quốc gia
Như đối với Nhật Bản theo tính toán BOJ có chỉ số độc lập là 2.5 đây là một con số khá thấp nhưng trước đại dịch COVID thì Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ lạm phát rất thấp thậm chí nước này còn rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài Điều này thể hiện rằng mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương sẽ không tác động quá nhiều đến tỷ lệ lạm phát của một quốc gia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. b Quan hệ với thâm hụt ngân sách.
Về chức năng nhiệm vụ
Lạm phát Nhật Bản tăng cao nhất trong 42 năm qua Gần đây chúng ta luôn gặp phải những hình ảnh về đồng Yên Nhật tụt dốc, người lao động Việt Nam bên Nhật cũng gặp khó khăn khi Yên Nhật mất giá, giá cả hàng hóa tăng lên…Vậy thì tại sao Nhật Bản lạm phát và tình hình này diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
3.1 Bối cảnh nền kinh tế
Tháng 1/2020, khi dịch COVID-19 bùng phát ở Nhật Bản khiến Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì đại dịch COVID-19 Dịch bệnh hạn chế thương mại giữa Nhật Bản và các nước, gây gián đoạn các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Sáng 18/5/2021, văn phòng nội các của Nhật Bản thông báo nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm 4.8% trong năm 2020, đồng thời GDP quý 1 2021 cũng giảm 1.3% sau khi chính phủ lại áp dụng lại các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch COVID-19 ở các thành phố lớn Đến năm 2021 GDP Nhật Bản vẫn tăng trưởng chậm, cán cân thương mại không ổn định
● Về tỷ giá đồng yên.
Tỷ giá đồng Yên ở đây là chỉ về tỷ giá giữa Yên với đôla Mỹ T1/2022 1 đôla Mỹ đổi được 115 Yên Nhật, tháng 12 năm 2022 1 đô la Mỹ đổi được 131 Yên Nhật.
Chỉ từ đầu 2022 tới cuối năm 2022 đồng Yên đã giảm giá xấp xỉ 14% đây là mức thấp kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính Châu Á 1998.
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ giá đồng Yên Nhật Bản với USD 2019.
Chênh lệch tỷ giá tuy có thể khiến Nhật Bản xuất khẩu được nhiều hàng hơn Tuy nhiên khiến cho giá nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu thô, dầu trở nên đắt đỏ
● Về lạm phát. Đây là chỉ số lạm phát của Nhật Bản từ 10/2021-07/2023 Ta thấy rõ được từ cuối năm 2021 chỉ số lạm phát của Nhật Bản khá thấp, Nhật Bản đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế do tình trạng giảm phát kéo dài (Khi giảm phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, nhà đầu tư sẽ muốn giữ nhiều tiền mặt và tiêu ít hơn) Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ chính sách tiền tệ nới lỏng để lượng tiền
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện cán cân thương mại Nhật Bản năm 2020-2021. tăng ở ngoài thị trường, khiến cho nền kinh tế ổn định Đến năm 2022, chỉ số lạm phát tăng lên 2,5% cao nhất là 4% nhưng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn không có động thái sẽ dừng chính sách nới lỏng tiền tệ.
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện chỉ số lạm phát của Nhật Bản từ T10/2021-T7/2023.
3.2 Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật và tác động đến kinh tế.
● Chính sách tiền tệ nới lỏng (Quantitative Easing - QE).
BOJ đã triển khai chính sách QE từ năm 2001 và tiếp tục áp dụng trong nhiều năm sau đó Chính sách này nhằm tăng cung tiền tệ bằng cách mua lại các tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại, nhằm giảm lãi suất và thúc đẩy tín dụng, đồng thời tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.
● Kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ.
Kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ tại mức lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 0% (Lợi suất trái phiếu, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm mỗi năm, phản ánh mức lợi tức mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được khi mua một chứng khoán có thu nhập cố định - tức trái phiếu - cụ thể Khoảng cách giữa lợi suất của các trái phiếu với kỳ hạn khác nhau được gọi là đường cong lợi suất.).
28/7 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định nới lỏng chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) Điều này đã trực tiếp làm chấn động thị trường tài chính Theo đó, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh mẽ vượt trần tới 0,5% Kéo theo đó, tỷ giá đồng yên biến động mạnh, tăng 2% so với trước khi tuyên bố Những kỳ vọng đó đã mở đường cho một cuộc phục hồi mạnh mẽ của tỷ giá đồng Yên 2 tuần đầu tiên của tháng 7 đã có sự khởi sắc trở lại khi đồng nội tệ của Nhật Bản đã tăng khoảng 4% so với USD Và đến giữa tháng 7, Tỷ giá đồng Yên đã đạt 140 Yên đổi 1 USD
● Lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0.1%. Điều này có nghĩa là người gửi tiền ở Nhật Bản thay vì nhận được lãi thì sẽ phải chi trả một khoản tiền phí gửi cho các khoản tiết kiệm trong ngân hàng của mình.
● Ổn định lạm phát: BOJ đã đặt mục tiêu duy trì lạm phát ở mức khoảng 2% trong một thời gian dài, nhằm đảm bảo sự ổn định của giá cả và kích thích hoạt động kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, BOJ đã gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu này và lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp
● Mua trái phiếu chính phủ: BOJ đã thực hiện chính sách mua trái phiếu chính phủ để hỗ trợ ngân sách quốc gia và duy trì lãi suất thấp Chính sách này giúp duy trì môi trường lãi suất thấp và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế
● Đối phó với tác động của đại dịch COVID-19: BOJ đã áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế và hỗ trợ tài chính trong bối cảnh đại dịch Bao gồm mua trái phiếu doanh nghiệp, tăng cường mua lại ETF (Exchange-Traded Fund) và cung cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động tín dụng.
➔ Mục đích của chính sách:
- Thúc đẩy cho vay nhiều hơn, nhằm khiến cho thị trường hoạt động tích cực, sản xuất phát triển
- Đồng Yên mất giá giúp hàng hóa Nhật Bản xuất khẩu hấp dẫn, cạnh tranh hơn
- Đạt mục tiêu lạm phát 2% đi kèm với tăng trưởng tiền lương
- Người tiêu dùng do lãi suất âm sẽ không gửi tiền mà chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa thúc đẩy sản xuất phát triển.
➔ Tác động đến nền kinh tế:
- Về GDP: Chỉ số tăng trưởng GDP của Nhật Bản T7/2023 là 1,6% tiếp tục mang đến hy vọng cho nền kinh tế kể từ sau tăng trưởng âm năm 2021 Xu hướng tăng lên này là tín hiệu mới cho nền kinh tế
Biểu đồ 5: Chỉ số tăng trưởng GDP của Nhật Bản từ T7/2020-T7/2023.
- Về tỷ giá hối đoái đồng
Yên với đô la Mỹ.
Đề xuất, khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
So sánh BOJ và SBV (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Về vị trí pháp lý, BOJ là Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ Trong khi đó, SBV của Việt Nam là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ và được coi là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể là do Nhật Bản vận hành dưới chế độ Chủ nghĩa tư bản còn Việt Nam là nhà nước Chủ nghĩa xã hội
Sự khác biệt về vị trí pháp lý phản ánh mức độ phụ thuộc vào Chính phủ và tính độc lập với Chính phủ của các ngân hàng này Có thể thấy BOJ độc lập với chính phủ hơn so với SBV vì nó không chịu sự chi phối của Chính phủ và có quyền đưa ra các chính sách tiền tệ độc lập, bao gồm việc quyết định lãi suất và thực hiện các biện pháp khác để kiểm soát nền kinh tế Trong khi đó, SBV của Việt Nam, là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, có mức độ phụ thuộc cao hơn và chịu sự chi phối của Chính phủ trong việc xác định chính sách tiền tệ SBV cần có sự xem xét và phê duyệt từ phía Chính phủ khi đưa ra các chính sách tiền tệ quan trọng Điều này có thể làm giảm tính linh hoạt của SBV trong việc đưa ra các quyết định nhanh chóng và phản ứng linh hoạt đối với các tình huống khó lường trên thị trường tài chính và tiền tệ, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc SBV là cơ quan ngang bộ của Chính phủ cũng giúp đảm bảo sự phù hợp và tương thích giữa các chính sách tiền tệ và các mục tiêu phát triển chung của đất nước Còn BOJ có thể gặp phải các hạn chế và ràng buộc pháp lý trong việc thực hiện chính sách tiền tệ Chẳng hạn như các quy định và chính sách khác của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của BOJ.
Qua việc tìm hiểu mô hình tổ chức của NHTW Nhật Bản và NHNN Việt Nam đầu là Thống đốc, tiếp đến là các phó Thống đốc và có các bộ phận phòng ban tương tự nhau
Tuy nhiên khác với Nhật Bản, Thống đốc SBV là thành viên của Chính phủ, phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng Điều này tạo ra một mức độ chịu sự chi phối và tương thích với Chính phủ cao hơn.
Còn tại Nhật Bản, Thủ tướng không bổ nhiệm Thống đốc mà chỉ đề xuất để Quốc hội thông qua và Thống đốc cùng các thành viên của Hội đồng chính sách không nhất thiết phải là người của NHTW nhưng cũng không được là người đại diện cho Chính phủ Điều này góp phần tạo ra một mức độ độc lập cao hơn đối với BOJ và không cho phép Thủ tướng can thiệp trực tiếp vào việc sa thải Thống đốc và các thành viên trong Hội đồng chính sách.
⇒ Sự khác biệt trong vị trí và quyền hạn của Thống đốc giữa SBV và BOJ có thể ảnh hưởng đến tính chủ động và khả năng thu hút nhân sự của các ngân hàng này SBV có thể trở nên chậm trễ hơn trong việc điều chỉnh và thu hút nhân sự do sự chi phối từ Chính phủ và quyền sa thải của Thủ tướng Trong khi đó, BOJ có thể có mức độ độc lập cao hơn và linh hoạt hơn trong việc quản lý và thu hút nhân sự.
BOJ và SBV có những chức năng cơ bản của một Ngân hàng Trung ương, như phát hành và quản lý tiền tệ, cho vay, tạm gửi và thực hiện chính sách tiền tệ Tuy nhiên do tình hình kinh tế và cơ cấu tổ chức ở hai quốc gia là khác nhau mà hai ngân hàng sẽ có những cách thức khác nhau trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Đối với BOJ, Luật BOJ khẳng định: “BOJ có quyền tự chủ về tiền tệ và kiểm soát tiền tệ” Do đó, mục tiêu quan trọng nhất đối với BOJ là ổn định giá cả mà không chịu ảnh hưởng bởi các mục tiêu của Chính phủ Trong khi Chính phủ thường tập trung vào các mục tiêu kinh tế như tăng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp, kiểm soát lạm phát BOJ thường tập trung vào các mục tiêu kinh tế khác như ổn định giá cả, duy trì sự ổn định tài chính và duy trì mức độ thanh khoản của ngân hàng Ngoài ra, BOJ có quyền tự quyết về chính sách tiền tệ và lãi suất Điều này giúp đảm bảo sự ổn định tài chính và giúp BOJ trở thành một cơ quan độc lập, có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế Đối với SBV, vì nằm trong mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ, mục tiêu của SBV sẽ phải tuân thủ sự can thiệp của Chính phủ và phù hợp với chính sách của Chính phủ Điều này có thể làm cho việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn và có thể làm gia tăng tính không bền vững của nền kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, mô hình này giúp SBV dễ dàng hơn trong việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Trong khi BOJ gặp khó khăn trong việc phối hợp hài hòa với Chính phủ khi có ý kiến trái ngược, SBV có thể thực hiện sự phối hợp này một cách linh hoạt hơn
⇒ Tóm lại, sự khác biệt trong mục tiêu và quyền hạn giữa BOJ và SBV dẫn đến các cách tiếp cận và ưu tiên khác nhau trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý nền kinh tế BOJ và SBV đều có chức năng cơ bản là phát hành và quản lý tiền tệ, duy độc lập cao hơn và có quyền tự chủ về chính sách tiền tệ, trong khi SBV phải tuân thủ sự can thiệp của Chính phủ và phù hợp với các chính sách của Chính phủ.
Đề xuất, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam
Hiện nay, NHNN là một cơ quan hành chính nhà nước với đầy đủ các ràng buộc, quy định của hành chính Với cấu trúc như vậy, khó có thể độc lập và có chính sách quyết liệt và đủ sức nặng Do đó, tăng cường tính độc lập cho NHNN là mục tiêu cần hướng tới để đạt được hiệu quả trong điều hành CSTT và bình ổn thị trường tài chính tiền tệ nói chung Vấn đề đặt ra là NHNN phải độc lập như thế nào, hoạt động ra làm sao là phù hợp với điều kiện thực tế về thể chế chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam.
3.1 Quan điểm về sự độc lập của NHNN Việt Nam
Sự độc lập của NHNN chỉ có tính chất tương đối vì nó phải hoạt động trong một hệ thống quản lý kinh tế Việc tạo điều kiện cho NHNN độc lập là quan trọng để họ có thể thực hiện chức năng của mình, nhưng không nên quá đòi hỏi sự độc lập trong các vấn đề đòi hỏi sự phối hợp
Vấn đề của NHNN không phải là lựa chọn mô hình NHTW mà là cấp độ độc lập tự chủ phù hợp với tình hình hiện tại
Với cấp độ độc lập đầu tiên, tức "độc lập chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động,”do khó khăn trong dự báo dựa trên các biến số kinh tế - tài chính và hạn chế về năng lực thống kê và dự báo, mức độ độc lập này không phù hợp với NHNN Việt Nam ít nhất là trong thời gian trung hạn
Với cấp độ độc lập thứ hai, tức "độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động,”cũng không phù hợp với NHNN Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, nhưng có thể xem xét trong tương lai khi điều kiện cải thiện
Theo các chuyên gia, cấp độ “độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành” phù hợp với NHNN Việt Nam, đặc biệt là khi công cụ điều hành đã được đổi mới theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế.
3.2 Quá trình thay đổi và dần hoàn thiện của NHNN Việt Nam
Trước đây, ngân hàng nhà nước Việt Nam thường bị chỉ trích vì không đạt được mức độ độc lập cao và phụ thuộc quá nhiều vào sự can thiệp của Chính phủ.
NHNN Việt Nam cần có sự tự chủ, giảm bớt sự phụ thuộc vào Chính phủ để có thể linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, thích ứng kịp thời với những thay đổi trong thị trường tài chính - tiền tệ Trong những năm gần đây, NHNN đã có những bước tiến đáng kể trong việc tăng tính độc lập của mình và nâng cao mức độ minh bạch.
Cụ thể, trong năm 2017, Luật Ngân hàng đã được sửa đổi, mục tiêu tăng tính độc lập của NHNN Sửa đổi này đã cung cấp cho SBV một số quyền lợi và quyền hạn mới, nhằm đảm bảo sự độc lập và khả năng thực hiện chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, bao gồm việc tăng cường quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ và lãi suất, cũng như quyền kiểm soát các hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, còn thực hiện công bố thông tin về chính sách tiền tệ, các chỉ tiêu kinh tế và các báo cáo tài chính của SBV Đồng thời SBV cũng đã nỗ lực để tăng nước và Ủy ban Giám sát Tài chính Nhà nước, nhằm đảm bảo tính minh bạch và tránh sự can thiệp của Chính phủ.
Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2015, định hướng 2023.
Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của NHNN về điều hành CSTT.
Điều hành CSTT chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá.
Sử dụng công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính về lãi suất.
Tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở theo hướng là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng
Tiếp tục cải thiện quy trình quyết định chính sách tiền tệ, tăng cường sự độc lập và khả năng kiểm soát của các cơ quan độc lập.
3.3 Đề xuất, khuyến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam
Cần xác định rõ ràng mục tiêu hoạt động cho NHNN là “đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tài chính và ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế thị trường”. Điều này rất có ý nghĩa bởi vì mục tiêu có rõ ràng thì NHTW mới có thể kiểm soát tốt rủi ro trong lĩnh vực hoạt động của mình Hiện giờ việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu như NHNN đã làm giảm khả năng và tính chủ động của một NHTW.
SVB nên rút một số vai trò của chính phủ ra khỏi công tác điều hành chính sách tiền tệ giúp NHNN có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và linh hoạt hơn, để thích ứng với các biến động thị trường tài chính và tiền tệ Tuy nhiên, NHNN vẫn cần bám sát vào tình hình kinh tế quốc gia và các mục tiêu mà Đảng đề ra, để đảm bảo rằng các quyết định về chính sách tiền tệ cũng góp phần vào việc kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối và vàng để hạn chế tình trạng Đô la hóa, vàng hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Nâng cao chất lượng hệ thống số liệu, thống kê tiền tệ và công tác phân tích, dự báo để phục vụ công tác hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ Nghiên cứu và áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ theo thông lệ quốc tế, trong đó lãi suất được chọn làm mục tiêu điều hành chủ đạo.
Nghiên cứu, áp dụng khuôn khổ CSTT theo thông lệ quốc tế được nhiều quốc gia triển khai - điều hành CSTT theo lạm phát mục tiêu linh hoạt, trong đó lãi suất được chọn làm mục tiêu điều hành chủ đạo
● Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ công cụ CSTT: tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và bổ sung công cụ nhận tiền gửi.
● Thiết lập hệ thống điều hành chính sách tiền tệ và xác định kênh truyền tải CSTT phù hợp và đồng bộ nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ và tăng cường khả năng can thiệp của NHNN trên thị trường tài chính.