Tổ chức và Vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

MỤC LỤC

Thực trạng vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Tuy nhiên, mặc dù mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương có thể có tác động đến tỷ lệ lạm phát của một quốc gia, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất và không thể xem là quyết định duy nhất cho sự biến đổi của tỷ lệ lạm phát. Dù khả năng duy trì lạm phát thấp và cán cân ngân sách cân bằng là những mục tiêu quan trọng, sự độc lập của NHTW có thể đóng vai trò giúp duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Họ đã sử dụng các biện pháp và công cụ khác nhau để ứng phó với những thách thức kinh tế đặc biệt, bao gồm việc điều chỉnh lãi suất, mua lại tài sản và áp dụng các biện pháp khác để duy trì ổn định kinh tế và giữ mức lạm phát trong phạm vi mục tiêu.

Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó phần nào làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền. Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và Điều 10 trong luật này quy định vai trò và quyền hạn của Thống đốc NHNN trong việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Có thể thấy BOJ độc lập với chính phủ hơn so với SBV vì nó không chịu sự chi phối của Chính phủ và có quyền đưa ra các chính sách tiền tệ độc lập, bao gồm việc quyết định lãi suất và thực hiện các biện pháp khác để kiểm soát nền kinh tế. Điều này có thể làm giảm tính linh hoạt của SBV trong việc đưa ra các quyết định nhanh chóng và phản ứng linh hoạt đối với các tình huống khó lường trên thị trường tài chính và tiền tệ, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền. Với cấp độ độc lập đầu tiên, tức "độc lập chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động,”do khó khăn trong dự báo dựa trên các biến số kinh tế - tài chính và hạn chế về năng lực thống kê và dự báo, mức độ độc lập này không phù hợp với NHNN Việt Nam ít nhất là trong thời gian trung hạn.

NHNN Việt Nam cần có sự tự chủ, giảm bớt sự phụ thuộc vào Chính phủ để có thể linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, thích ứng kịp thời với những thay đổi trong thị trường tài chính - tiền tệ. Sửa đổi này đã cung cấp cho SBV một số quyền lợi và quyền hạn mới, nhằm đảm bảo sự độc lập và khả năng thực hiện chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, bao gồm việc tăng cường quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ và lãi suất, cũng như quyền kiểm soát các hoạt động của các tổ chức tín dụng. SVB nên rút một số vai trò của chính phủ ra khỏi công tác điều hành chính sách tiền tệ giúp NHNN có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và linh hoạt hơn, để thích ứng với các biến động thị trường tài chính và tiền tệ.

Tuy nhiên, NHNN vẫn cần bám sát vào tình hình kinh tế quốc gia và các mục tiêu mà Đảng đề ra, để đảm bảo rằng các quyết định về chính sách tiền tệ cũng góp phần vào việc kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. ● Thiết lập hệ thống điều hành chính sách tiền tệ và xác định kênh truyền tải CSTT phù hợp và đồng bộ nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ và tăng cường khả năng can thiệp của NHNN trên thị trường tài chính. ● Xem xét dỡ bỏ dần quy định phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm cho các tổ chức tín dụng và cho phép các TCTD được tự quyết định mức tăng trưởng của mình cũng như mức lãi suất kinh doanh trên cơ sở cung - cầu vốn trên thị trường.

● NHNN cần đổi mới và áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, hệ thống giám sát, hệ thống đánh giá rủi ro đối với TCTD và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo các TCTD đều đáp ứng được quy định về an toàn vốn theo thông lệ chung của quốc tế. ⟹ Giúp cho NHNN chủ động trong việc kiểm soát, định hướng và dẫn dắt thị trường tiền tệ và có những điều chỉnh trong chính sách để phù hợp với các diễn biến trên thị trường, đặc biệt là trong xu thế thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam ngày càng hội nhập với thị trường quốc tế, góp phần đạt được tối đa hóa các mục CSTT. ● Tái cơ cấu lại hệ thống TCTD; kết hợp với việc đẩy nhanh xử lý nợ xấu, củng cố và phát triển các hệ thống TCTD nhằm đạt mục tiêu về cấu trúc hệ thống, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, năng lực hoạt động, hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Thống đốc cần được trao quyền chủ động trong việc thành lập Ban tư vấn chính sách tiền tệ, trong đó quy tụ các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm quản lý, tư vấn tại các NHTW của các nước, am hiểu về điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hoặc tự đào tạo các đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.