1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài tìm hiểu về hình thức chính thể lấy ví dụ đối với từng hình thức chính thể

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về hình thức chính thể? Lấy ví dụ đối với từng hình thức chính thể?
Tác giả Lê Thị Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Khoa Khoa Học Cơ Bản
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần môn Pháp luật đại cương
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 333,51 KB

Nội dung

Chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quy định của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương và quan hệ giữa chúng với nhau

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề bài:

“Tìm hiểu về hình thức chính thể? Lấy ví dụ đối với từng hình thức chính thể ?”

Mã số: 70

Sinh viên : LÊ THỊ NGỌC LAN Lớp : K15-DL3

HÀ NỘI, THÁNG 10 / 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I Tìm hiểu về hình thức chính thể 2

1 Hình thức chính thể 2

2 Các loại hình thức chính thể 2

a) Chính thể quân chủ 2

b) Chính thể cộng hòa 3

II Ví dụ về từng hình thức chính thể 4

1 Chế độ quân chủ chuyên chế 4

2 Chế độ quân chủ lập hiến 5

3 Chế độ cộng hòa tổng thống 6

4 Một số hình thức chính thể khác 7

KẾT LUẬN 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày, danh từ “ Nhà nước” rất gần gũi đối với chúng ta vì

nó luôn hiện hữu trước mắt chúng ta, chúng ta cảm nhận được vai trò và tác động của nhà nước thông qua các hoạt động của các cơ quan quyền lực của nhà nước Nhà nước đó là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội

Vì thế, nhà nước luôn trọng tâm nghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp khác nhau thuộc các thời kỳ lịch sử và cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật về tất cả các vấn đề liên quan đến nhà nước như nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, hình thức của nó Trong đó, vấn đề nghiên cứu về hình thức nhà nước là một phần rất quan trọng Để nhà nước được hoạt động hiệu quả thì mỗi một nhà nước lại có một hình thức nhà nước khác nhau thông qua hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của nhà nước

Chính thể là một vấn đề quan trọng bậc nhất của mỗi một hiến văn Điều này có nghĩa là Hiến pháp có nhiệm vụ phải quy định chính thể của Nhà nước mình Chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quy định của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương và quan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước

Vì vậy, em xin đươc trình bày chủ đề “Tìm hiểu về hình thức chính thể và

nêu ví dụ của từng hình thức” để làm rõ hơn các vấn đề cần bàn luận trên cùng với

đó có thêm kiến thức và góc nhìn mới về chủ đề này

Trang 4

2

PHẦN NỘI DUNG

I.Tìm hiểu về hình thức chính thể

1 Khái niệm về hình thức chính thể

Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp

cao khác và với nhân dân [1]

2 Các loại hình thức chính thể

Trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, mối quan

hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân thể hiện khác nhau ở các nhà nước khác nhau tùy theo từng dạng chính thể Vì vậy, hình thức chính thể có hai dạng

cơ bản là quân chủ và cộng hòa

a) Chính thể quân chủ

Là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân, tập trung quyền lực vào tay một người ( vua, quốc vương ) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối ( thế tập ) Đây là hình thức được hành thành do tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội khi tiến hành cách mnagj dân chủ tư sản nếu xét ở khía cạnh lịch sử

– Đặc trưng:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử,

tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố

+ Chính thế quân chủ là một thể chế hình thức chính quyền mà theo đó người đứng đầu là nhà nước vua hay nữ hoàng Hiện tại trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức này với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó nữ hoàng Anh đồng thời là nữ hoàng của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác

Trang 5

3

– Các dạng: Chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ lập hiến (hạn chế, tương đối), riêng chính thể quân chủ lập hiến lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện)

+ Quân chủ chuyên chế ( tuyệt đối ): mọi quyền lực Nhà nước tối cao tập trung vào vị Quân chủ Quân chủ có quyền lực cao nhất

+ Quân chủ lập hiến ( hạn chế, tương đối ): quyền lực nhà nước tối cao được chia đôi ( một bên là vị Quân chủ trị vì còn bên kia là một Cơ quan lập pháp

do dân bầu được gọi là Quốc hội hay Nghị viện, lưỡng viện hoặc độc viện ) Quân chủ trong chế độ này chỉ là một biểu tượng của dân tộc Hình thức lập hiến có nghĩa là “lập ra” “hiến pháp”; khi có hiến pháp thì tất cả mọi người,

kể cả vị Quân chủ đều phải tuân theo những điều mà hiến pháp đã quy định b) Chính thể cộng hòa

Là hình thức tổ chức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc

về một cơ quan được bầu ra trong một nhiệm kì nhất định

– Theo tiến trình của lịch sử những cuộc đâu tranh giai cấp và có sự tương quan lực lượng giữa các giai cấp mà khi tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Ở những nước này cách mạng tư sản giành được thẳng lợi triệt

để thì ở đó chính thể cộng hòa được thiết lập (như ở Pháp, Mỹ, ) Theo đó chính thể cộng hòa của một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa vào sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soátChính thể cộng hòa là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử

– Đặc trưng: Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các

cơ quan đó Chính thể cộng hòa được chia thành chính thể cộng hòa quý tộc

và chính thể cộng hòa dân chủ

+ Cộng hòa quý tộc: Là chính thể mà quyền bầu cử và được bầu vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc; cử tri bầu ra

Trang 6

4

Đại cử tri, Đại cử tri bầu ra Quốc hội Chính thể này chủ yếu tồn tại ở một số nhà nước chủ nô như Spart, La Mã…

+ Cộng hòa dân chủ: Là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng

cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có

đủ những điều kiện luật định Chính thể này có nhiều dạng tuỳ theo từng kiểu nhà nước như cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chính thể cộng hòa còn có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hoà tổng thống

- Cộng hoà đại nghị được tổ chức ở những nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra Chính phủ chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp

- Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa

là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống Trong chính thể cộng hoà tổng thống, áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước

Ngoài ra, còn có hình thức chính thể cộng hoà lưỡng tính là hình thức tổ chức nhà nước vừa có đặc điểm của cộng hoà tổng thống, vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng hoà có 2 biến dạng là cộng hoà dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức pháp lí với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hoà quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy định cho tầng lớp quý tộc)

II Ví dụ về từng hình thức chính thể

1 Chính thể quân chủ chuyên chế [2]

Trong khuôn khổ của vương triều phong kiến, ở những thời đoạn nhất định,

có việc sử dụng các hình thức tư vấn, tham mưu, chẳng hạn, dưới triều nhà Nguyễn với các ông vua nổi tiếng chuyên chế như Gia Long, Minh Mạng đã

Trang 7

5

lập ra các thiết chế gọi là “Hội đồng đình nghị" hoặc “Phiếu nghĩ" Theo Chiếu

dụ năm 1802 của vua Gia Long, mỗi tháng có 4 kì quan chức trong triều họp lại để “đình nghị” Nội dung đình nghị gồm những công việc như bàn bạc giải quyết những việc quan trọng, khó khăn mà cơ quan chuyên trách không dám

tự mình giải quyết; xử phúc thẩm các bản án đã được xét xử tại toà án địa phương nhưng có người kêu oan xin xét lại; bàn bạc giải quyết những đơn thưa kiện của dân chúng về tệ quan lại sách nhiễu, tham nhũng Từ năm 1833,

để có thể trực tiếp giải quyết mọi công việt hành chính đặc biệt, vừa có tác dụng tham mưu cho vua, vừa có tác dụng giám sát thay vua, Minh Mạng đã

có chỉ dụ: “Tất cả mọi sớ tâu và bản đề nghị thì chuyển cho quan 6 bộ và nội các phiếu nghĩ" Khi có sớ tâu từ các địa phương, quan chức chuyên môn của

bộ phải xem xét nội dung Từ văn phòng bộ, những đề nghị về cách giải quyết công việc được nêu trong tấu sớ của các tỉnh và văn bản chuẩn bị đó được gọi

là “thiết nghĩ “Thiết nghĩ” được đính kèm theo tấu sớ để chuyển tới nội các trình lên vua xem xét và phê duyệt Là người quyết định tối hậu, nếu đồng ý vua phê chuẩn và xem đó là ý vua, nếu không đồng ý, vua huỷ bỏ

Tại các triểu đình, để giúp vua điều hành các công việc, chức tế tướng hoặc thừa tướng thường được lập ra với những quyền hành rộng rãi Nhưng đó không phải là sự hạn chế quyền lực tối cao, tuyệt đối của vua, vì nhà vua có thể bãi bỏ bất kì lúc nào các thiết chế do mình lập ra đó và mọi hành vi làm trái, vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn được giao đều có thể bị xử lí nghiêm khắc Người đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế (vua, quốc vương, hoàng đế) thường được kế truyền theo ba nguyên tắc:

1) Trọng nam, theo đó ưu tiên truyền ngôi cho con trai, không có con trai mới truyền ngôi cho con gái;

2) Trọng trưởng, ưu tiên truyền ngôi cho con trai trưởng, trừ trường hợp con trai trưởng có những khiếm khuyết về trí tuệ, tài năng hoặc đức độ; 3) Lãnh thổ bất khả phân, ngai vàng chỉ truyền cho một người để đảm bảo lãnh thổ không bị phân chia

Ngày nay mô hình, này chỉ tồn tại ở một số nước như ôman, Quata, Arập

Xê-Út, Bruney và cũng không còn hoàn toàn giống như chính thể quânchủ chuyên chế thời kỳ phong kiến

2 Chính thể quân chủ lập hiến [3]

Trang 8

6

Chính thể quân chủ lập hiến đang tồn tại ở một số nhà nước tư sản như Anh, Thụy Điển, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và một số nhà nước khác như Thái Lan, Malaixia, Cămpuchia

Các quốc gia có chế độ quân chủ lập hiến, theo một danh sách được lập bởi trang web Wikipedia bao gồm những vương quốc sau:

• Vương quốc Bahrain (Châu Á) Vua: Hamad bin Isa Al Khalifa

• Vương quốc Bhutan (Châu Á) Vua: Jigme Khessar Namgyal Wangchuck

• Vương quốc Hashemite của Jordan (Châu Á) Vua: Abdullah II

• Nhà nước Kuwait (Châu Á) Tiểu vương quốc: Sabah Al-Ahmad Al-Yaber Al-Sabah

• Công quốc Liechtenstein (Châu Âu) Hoàng tử: Luis xứ Liechtenstein

• Công quốc Monaco (Châu Âu) Hoàng tử: Albert II của Monaco

• Vương quốc Morocco (Châu Phi) Vua: Mohamed VI

• Vương quốc Tonga (Châu Đại Dương) Vua: Tupou VI

3 Chính thể cộng hòa tổng thống [4]

Chính thể cộng hoà Tổng thống là một hình thức chính thể trong đó nguyên thủ quốc gia – Tổng thống do nhân dân bầu ra vừa là người đứng đầu nhà nước vừa

là người đứng đầu Chính phủ Điển hình của chế độ cộng hòa Tổng thống là Hoa

Kỳ

Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới – Hiến pháp Hoa kỳ năm 1787 đã tạo ra một mô hình chính thể đặc sắc với một Tổng thống có nhiều quyền lực bên cạnh một Nghị viện lập pháp và một Pháp viện tối cao hoàn toàn độc lập trong các phán quyết của mình đã làm cho học thuyết phân chia quyền lực được áp dụng một cách khá hoàn hảo Học thuyết phân chia quyền lực mặc dù do các nhà

tư tưởng người Anh và người Pháp (John Locke, Charles de Secondat Montesquieu) xây dựng và hoàn thiện, tuy nhiên lại được áp dụng một cách triệt

để nhất ở Hoa Kỳ Theo Hiến pháp 1787 các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân chia một cách độc lập với nhau nhưng có thể kiềm chế và đối trọng lẫn nhau Vì Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính quyền hành pháp nên có quyền lực rất lớn Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ,

có quyền bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ, các thẩm phán toà án liên bang với sự đồng ý của Thượng Nghị viện, có quyền can thiệp vào hoạt động lập pháp bằng quyền phủ quyết Để Tổng thống độc lập với Nghị viện, Hiến pháp 1787 quy định việc bầu cử Tổng thống không phụ thuộc vào bầu cử Nghị viện Tổng

Trang 9

7

thống do nhân dân bầu ra theo phương pháp bầu cử gián tiếp, nghĩa là nhân dân bầu ra các đại cử tri, các đại cử tri bầu ra Tổng thống

Hạt nhân hợp lý của chế độ cộng hoà Tổng thống chính là ở chỗ không những cơ quan lập pháp do nhân dân bầu ra mà cả người đứng đầu chính quyền hành pháp cũng do nhân dân bầu ra Do không phải Nghị viện trực tiếp tấn phong mà do nhân dân thông qua các đại cử tri tấn phong nên người đứng đầu nhà nước ở đây

có một địa vị pháp lý bề thế mà không có mô hình nhà nước hiện đại nào có được Hiện nay có 42 nước có chính thể cộng hoà Tổng thống

4 Một số hình thức chính thể khác [5]

a) Chính thể cộng hòa XHCN

Chính thể Cộng hoà XHCN đã tồn tại trong thực tiễn với hai hình thức là Cộng hoà Xô Viết và Cộng hoà dân chủ nhân dân Hình thức cộng hoà Xô viết tồn tại từ năm 1917 đến năm 1991 ở Nga và các nước thuộc Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết Hình thức cộng hoà dân chủ nhân dân ra đời sau đại chiến thế giới lần thứ hai (năm 1945) và tồn tại cho đến ngày nay Các nước XHCN có hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba, Lào và các nước XHCN Trung và Đông Âu cũ như Ba lan, Tiệp Khắc, Bungari, Hungari, Rumani, Nam Tư, Cộng hoà dân chủ Đức Các nước XHCN Trung và Đông Âu đã chuyển sang mô hình dân chủ tư sản Mô hình cộng hoà dân chủ nhân dân hiện nay chỉ tồn tại ở 5 nước là Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên, Cu Ba, Lào

- Đặc điểm chung của chính thể cộng hoà XHCN là xây dựng nhà nước dựa trên các nguyên tắc sau đây: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hóạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo sự bình đẳmg và đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ các quyền con người và công dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, xây dựng nền pháp chế XHCN và nhà nước pháp quyền Hiện nay có 5 quốc gia

có chính thể cộng hoà XHCN là Việt Nam, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba và Lào

Trang 10

8

b) Chính thể cộng hòa hồi giáo

Chính thể cộng hoà Hồi giáo tồn tại ở một số nước có đạo Hồi là quốc đạo như Iran, Iraq Ở những nước này cũng xác lập nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, xác lập chế độ dân chủ đa nguyên, thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu dân ý Tuy nhiên Hiến pháp ở các quốc gia này đều quy định Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở kinh Coran

và không được trái với tinh thần của kinh Coran Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về thánh Ahla Ở nước cộng hoà Hồi giáo Iran Hiến pháp năm

1979 (sửa đổi năm 1989, năm 1992) quy định tất cả các đạo luật hình sự, dân

sự, thương mại, hành chính, lao động v.v đều được xây dựng phù hợp tinh thần của kinh Coran Tổng thống do nhân dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và không quá hai nhiệm kỳ là người nắm quyền hành pháp cao nhất sau lãnh tụ tôn giáo Mặc dù trên thế giới có khoảng 30 quốc gia Hồi giáo, tuy nhiên chính thể cộng hoà Hổi giáo chỉ được quy định trong Hiến pháp của một

số ít nước như Iran, Iraq,

KẾT LUẬN

Qua các thông tin được đề cập ở trên ta đã phần nào có thêm những kiến thức mới

về hình thức chính thể và nêu ra các ví dụ cụ thể của từng hình thức chính thể đó như Việt Nam, Mỹ, Iran, Iraq, Trải quan nhiều giai đoạn chính trị, lịch sử, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có được những sự phát triển đáng kinh ngạc Mỗi quốc gia đều đã trải qua những chế độ chính trị khác nhau và mỗi chế độ chính trị lại mang trong mình một đặc điểm khác biệt chính vì lí do đó đã tạo nên sự đa dạng đối với thế giới trong suốt chiều dài lịch sử

Ngày đăng: 02/05/2024, 06:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w