1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Stress Của Sinh Viên Y Khoa Đại Học Trà Vinh Năm 2021
Tác giả Lương Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Trường An, Lâm Gia Bảo
Trường học Đại Học Trà Vinh
Chuyên ngành Y Khoa
Thể loại Đề Cương Chi Tiết
Năm xuất bản 2021
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 180,58 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Mục tiêu chung (7)
  • 1.2. Mục tiêu cụ thể (7)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN (8)
    • 1.1. Định nghĩa stress (8)
    • 1.2. Biểu hiện stress (9)
    • 1.3. Phân loại stress (9)
    • 1.4. Các yếu tố dẫn đến stress (11)
    • 1.5. Các yếu tố liên quan đến stress sinh viên (11)
      • 1.5.1. Tuổi (11)
      • 1.5.2. Giới (12)
      • 1.5.3. Năm học (12)
      • 1.5.4. Kinh tế tài chính (12)
      • 1.5.5. Các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội (13)
      • 1.5.6. Yếu tố về học tập (13)
      • 1.5.7. Nơi ở hiện tại (14)
    • 1.6. Quản lý stress (14)
    • 1.7. Công cụ sàng lọc stress (15)
    • 1.8. Tác động stress đến con người (18)
    • 1.9. Các nghiên cứu về Stress trên thế giới và Việt Nam (19)
      • 1.9.1. Nghiên cứu trên thế giới (19)
      • 1.9.2. Nghiên cứu tại Việt Nam (21)
    • 1.10. Giới thiệu sơ lược về Khoa Y-Dược Đại Học Trà Vinh (24)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (25)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (25)
      • 2.2.1. Dân số mục tiêu (25)
      • 2.2.2. Dân số nghiên cứu (25)
      • 2.2.3. Tiêu chí chọn vào (25)
      • 2.2.4. Tiêu chí loại ra (25)
    • 2.3. Cỡ mẫu (25)
    • 2.4. Kỹ thuật chọn mẫu (26)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (26)
      • 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu (26)
      • 2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu (26)
    • 2.6. Liệt kê và định nghĩa các biến số (27)
    • 2.7. Kiểm soát sai lệch (32)
      • 2.7.1. Kiểm soát sai lệch chọn lựa (32)
      • 2.7.2. Kiểm soát sai lệch thông tin (32)
    • 2.8. Phương pháp phân tích thống kê (32)
      • 2.8.1. Thống kê mô tả (32)
      • 2.8.2. Thống kê phân tích (32)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN (33)
    • 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (33)
    • 3.2. Thực trạng stress ở sinh viên Y Khoa Đại Học Trà Vinh năm 2021 (35)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress sinh viên Y Khoa Đại Học Trà (37)
  • CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)
  • PHỤ LỤC (49)

Nội dung

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng stress của sinhviên y khoa Đại học Trà Vinh và một số yếu tố liên quan năm 2021” nhằm nâng cao hiệu quả họctập

Mục tiêu chung

Thực trạng stress của sinh viên Y khoa Đại Học Trà Vinh năm 2021

Mục tiêu cụ thể

1 Mô tả thực trạng stress ở sinh viên Y khoa Đại Học Trà Vinh năm 2021

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến sinh viên Y khoa Đại Học Trà Vinh năm 2021

TỔNG QUAN Y VĂN

Định nghĩa stress

Stress có thể được hiểu là đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh Stress là một đáp ứng thích nghi về tâm lý, sinh học và tập tính Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường Nói cách khác, phản ứng stress bình thường góp phần làm cơ thể thích nghi [15] Stress có thể là nguyên nhân, một tác nhân từ môi trường (như bệnh tật, sự thay đổi chỗ ở, công việc, ) cũng có thể là hậu quả của những tác nhân gây kích ứng mạnh (như căng thẳng trong công việc, học tập, sự mất mát người thân, ) Stress dẫn đến những phản ứng sinh học của cơ thể đối với sự thay đổi của hoàn cảnh môi trường Như vậy, stress vừa chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó Hay như theo Hans Selye, stress là mối tương quan giũa tác nhân kích thích và phản ứng cơ thể [18], ông đã mô tả những phản ứng sinh học ngắn hạn hay dài hạn của cơ thể đối với stress trong “ Hội chứng thích nghi tổng quát” (General Apdaptation Syndrome), bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn phản ứng báo động (Stage of Alarm Reaction), giai đoạn đề kháng (Stage of Resistance), giai đoạn kiệt sức (Stage of Exhaustion) [17] [18] Dưới góc độ tâm lý học, stress được Larazus khái quát lại stress là trạng thái hay cảm xúc mà cá nhân trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại vượt quá nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được [16] Cho đến nay được xem là định nghĩa phổ biến nhất về stress Hướng tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn mới về stress với nhiều đột phá quan trọng:

Thứ nhất, stress không tồn tại riêng rẽ trong các kích thích - là các sự kiện gây căng thẳng, hay trong đáp ứng của con người mà ở cả luôn hiện diện song song trong hai yếu tố này, đặc biệt là trong nhận thức Stress chỉ xảy ra khi cá nhân nhận định sự kiện có tính thách thức, có hại, đe dọa sức khỏe tâm – sinh lý và bản thân không đủ khả năng để phản ứng [16].

Thứ hai, tác nhân gây stress không chỉ xuất phát từ môi trường bên ngoài mà từ những áp lực do chính cá nhân tạo ra.

Thứ ba, stress là kết quả của một chuỗi phản ứng dây chuyền bao gồm một loạt yếu tố liên quan đến ý nghĩ – xúc cảm [16].

Tóm lại, stress là một khái niệm mang tính hệ thống, liên quan đến nhiều quá trình, xảy ra trên nhiều phương diện khác nhau Vì thế, stress là một phản ứng tích hợp không thể tách rời của các lĩnh vực sinh học – xã hội học – tâm lý học, được cá nhân triển khai nhằm đáp ứng với các tác nhân gây stress, các sự kiện kích thích đòi hỏi huy động khả năng phản ứng của cá nhân chính chủ thể đó [5].

Biểu hiện stress

Stress có một số tác động lên con người làm cho con người có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý (nhận thức, xúc cảm, hành vi) Các biểu hiện về nhận thức, về cảm xúc, gặp khó khăn trong các quá trình trí nhớ ủ rũ, buồn rầu, dễ xúc động không thể tập trung, khả năng đánh giá, nhận định kém, tư duy chậm hoặc không muốn tư duy có nhiều suy nghĩ âu lo ý nghĩ, quanh quẩn cáu kỉnh, dễ nổi nóng bức rức, bực bội, không xoa dịu được căng thẳng dễ bị lây lan tình cảm theo hướng tiêu cực Cảm thấy cô độc, bị cô lập và dễ bị tổn thương, hân hoan cao độ rồi đột ngột buồn bã tột cùng, hồi tưởng lại những điều buồn phiền gần đây nhất cảm thấy mất lòng tin, hay nghi ngờ Cảm thấy vô vọng tự đổ lỗi cho bản thân, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân, không có khả năng đưa ra quyết định [15].

Các biểu hiện sinh lý như bồn chồn, lo lắng và sợ hãi Các biểu hiện hành vi khác như đau đầu,đau dạ dày, đau nửa đầu; ăn quá nhiều hoặc quá ít; đau ngực, tim đập nhanh; ngủ quá nhiều hoặc quá ít; bị tiêu chảy hay bị táo bón; buồn nôn và chóng mặt; giảm hứng thú tình dục; ăn không ngon miệng; vã mồ hôi, ớn lạnh, run rẩy; không muốn năng động như bình thường; nói năng không rõ ràng, khó hiểu; nói liên tục về một sự việc, hay phóng đại sự việc; hay tranh luận thu mình lại, rút lui, không muốn tiếp xúc với người khác chỉ muốn một mình [15].

Phân loại stress

Hiện nay, chúng ta có nhiều cách để phân loại stress tùy thuộc vào lĩnh vực mà nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó phổ biến nhất stress được hiểu là một quá trình diễn tiến liên tiếp tiếp nhau và được phân thành hai loại chính [12]:

- Stress dương tính (eustress) - giai đoạn báo động, giai đoạn đề kháng: Stress trong một thời gian ngắn với tính chất, cường độ tác động vừa phải có thể tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất tức thời Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, đồng thời cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu Nó có thể giúp cá nhân cải thiện tư duy, trí nhớ,sáng tạo, năng động, hăng hái, hào hứng; nhận thức được những tác nhân gây stress và khả năng phản ứng của mình trước stress Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường [12] Như vậy, một lượng stress tối ưu có thể giúp con người cải thiện sức khỏe và phát triển tinh thần Tuy nhiên, khi stress vượt quá tiềm năng phản ứng, ở mức độ nặng và kéo dài, khả năng đáp ứng của cơ thể đã suy yếu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống [12].

- Stress âm tính (distress): phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ dội, hoặc tình huống quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể Tiếp theo giai đoạn báo động và đề kháng là giai đoạn kiệt quệ với khả thích nghi bị thất bại và xuất hiện stress bệnh lý khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ dội, hoặc tình huống quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể Trong stress bệnh lý, các rối loạn tâm thần, cơ thể và tập tính xuất hiện hoặc cấp tính, tạm thời hoặc nhẹ hơn và kéo dài, được phân thành nhiều giai đoạn [12]:

+ Stress bệnh lý cấp tính: thường gặp trong các tình huống không lường trước được, dữ dội như bị tấn công, gặp thảm họa hoặc khi được biết chính mình hay người thân của mình bị bệnh nặng [12] [5]

+ Stress bệnh lý kéo dài: những rối loạn kéo dài được hình thành do các tình huống stress như sau: thường gặp nhất là trong các tình huống stress quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại như xung đột, thất vọng, không toại nguyện, những phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày Ít gặp hơn là trong các tình huống bất ngờ và dữ dội, gây ra một phản ứng cấp diễn ban đầu, nhưng sau đó không ổn định hoàn toàn mà chuyển sang stress bệnh lý kéo dài [12][5].

+ Trạng thái trầm cảm: những tình huống stress dai dẳng dẫn đến rối loạn lo âu kéo dài, gây trở ngại cho hoạt động của bệnh nhân Những hoàn cảnh xung đột, sự không thỏa mãn liên quan đến stress khiến bệnh nhân nghĩ rằng bản thân họ không thể nào tiến triển tốt lên được Họ tự đánh giá thấp bản thân mình và đó là mở đầu cho các nhân tố trầm cảm Các nhân tố trầm cảm này phát triển thành hội chứng trầm cảm [12][5]

+ Rối loạn stress sau sang chấn: rối loạn stress sau sang chấn phát sinh như một đáp ứng trì hoãn hoặc kéo dài đối với một sự kiện hoặc hoàn cảnh gây stress mạnh, có tính đe dọa, thảm họa đặc biệt Những sự kiện đó như tai họa do thiên nhiên, con người gây ra, chiến tranh, tai nạn thảm khốc, nạn nhân của tra tấn, khủng bố, hãm hiếp hoặc các tội ác khác [12][5].

+ Rối loạn sự thích ứng: rối loạn sự thích ứng là những trạng thái đau khổ chủ quan và rối loạn cảm xúc gây trở ngại cho hoạt động xã hội và hiệu suất làm việc Tác nhân gây stress có thể ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của các mối quan hệ của cá nhân như tang tóc hay chia ly Tính dễ tổn thương đóng vai trò to lớn trong nguy cơ của rối loạn thích ứng Rối loạn thích ứng thường xảy ra trong vòng một tháng sau khi xảy ra sự kiện stress và thường kéo dài không quá 6 tháng [12][13].

Các yếu tố dẫn đến stress

Các tình trạng căng thẳng, stress kéo dài thường xảy ra trong cuộc sống có thể là do các yếu tố chính [13]:

- Mẫu thuẫn giữa cá nhân và môi trường xung quanh.

- Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và nhu cầu của xã hội, đặc biệt là vấn đề về kinh tế.

- Mâu thuẫn kéo dài trong công tác ở cơ quan.

- Mẫu thuẫn trong đời sống cá nhân và gia đình.

- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính.

- Thiếu dinh dưỡng lâu ngày.

- Lao động trí óc quá căng thẳng.

- Môi trường sống và làm việc có nhiều nhân tố kích thích

- Những rối loạn cảm xúc mạnh.

Các yếu tố gây stress thường gây bệnh khi nó làm biến đổi cảm xúc một cách sâu sắc Những rối loạn thường gặp nhất là:

- Lo lắng, sợ hãi, buồn rầu.

Các yếu tố liên quan đến stress sinh viên

Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự (2016) đã tiến hành điều tra trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư của trường đại học Fayoum, Ai Cập cho thấy stress và lo âu ở mức cao có mối liên quan với các yếu tố tuổi Nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trường đại học công lập tại Klang Valley,Malaysia cho thấy mức độ stress, lo âu và trầm cảm ở nhóm sinh viên trên 20 tuổi cao hơn nhóm sinh viên nhỏ tuổi [19] Những sinh viên trên 20 tuổi có mức độ stress và lo âu cao hơn sinh viên dưới 20 tuổi [20].

Nghiên cứu của Hamza M Abdulghani sử dụng thiết kế cắt ngang trên tất cả học sinh từ năm

1 đến năm 4 của đại học King Saud, Ả Rập Saudi đã tìm ra nguy cơ bị stress của nữ sinh viên cao gấp 2,3 lần so với nam sinh viên, p

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỪ VIẾT TẮT - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
BẢNG TỪ VIẾT TẮT (Trang 4)
Bảng 1.1 Thang đo DASS-21 - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 1.1 Thang đo DASS-21 (Trang 15)
Bảng 1.2: Bảng phân loại các mức độ stress, lo âu, trầm cảm - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 1.2 Bảng phân loại các mức độ stress, lo âu, trầm cảm (Trang 16)
Bảng 1: Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 2. Phân loại stress ở sinh viên Y Khoa Đại Học Trà Vinh năm 2021 - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 2. Phân loại stress ở sinh viên Y Khoa Đại Học Trà Vinh năm 2021 (Trang 35)
Bảng 4: Mối quan hệ giữa stress với mối quan hệ gia đình, bạn bè - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 4 Mối quan hệ giữa stress với mối quan hệ gia đình, bạn bè (Trang 37)
Bảng 5: Mối quan hệ giữa stress với yếu tố thuộc về bản thân sinh viên - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 5 Mối quan hệ giữa stress với yếu tố thuộc về bản thân sinh viên (Trang 38)
Bảng 6: Mối quan hệ giữa stress với yếu tố liên quan đến môi trường - thực trạng stress của sinh viên y khoa đại học trà vinh năm 2021
Bảng 6 Mối quan hệ giữa stress với yếu tố liên quan đến môi trường (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w