Cùng một tình trạng, ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đưa ra tỉ lệ stress ở sinh viên rất cao dao động từ 47%-64,5% .Ở độ tuổi này, các bạn sinh viên có đặc điểm tâm lý rất phức tạp, đa dạng
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Khảo sát thực trạng stress trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữAnh trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng stress trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữ Anh trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu các nguyên nhân cốt lõi gây ra stress trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữ Anh trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu
Tình trạng căng thẳng trong quá trình học tiếng Anh như ngoại ngữ ở sinh viên Khoa Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một vấn đề đáng quan tâm.
Nguyên nhân gây ra stress trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữ Anh Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu này có thể giúp những trường đại học trên toàn đơn vị lãnh thổ Việt Nam xóa bỏ rào cản ngôn ngữ trong việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ Anh thông qua việc cải biên các chính sách giáo dục và quản lý giáo dục Thêm vào đó, họ còn có thể cung cấp cho sinh viên những thông tin, nền tảng hữu dụng về cách thức học tập Anh ngữ cũng như cách để tránh gây ra stress trong quá trình tham gia hoạt động học ngoại ngữ Nghiên cứu cũng có thể giúp định hướng cho các hoạt động tư vấn và hỗ trợ sinh viên tại trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể phát triển một tâm lý học tập tích cực và cân bằng khi theo học chuyên ngành ngôn ngữ Anh
Nghiên cứu này tạo cơ sở khoa học cho công tác xây dựng những chương trình hỗ trợ sinh viên trong việc nâng cao khả năng ngoại ngữ, cường hóa khả năng tập trung và giảm thiểu stress Kết quả nghiên cứu sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dây chuyền nâng cao tiềm năng của sinh viên trong việc học ngoại ngữ,loại bỏ stress, và cuối cùng, hoàn thiện cơ sở khoa học về nguyên nhân gây ra stress trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên ngôn Ngữ Anh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài truyền tải thông tin mới nhất về thực trạng stress của sinh viên ngôn ngữ Anh Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thông qua đó giúp ban quản lí giáo dục nhà trường thấu rõ được vấn đề, khó khăn và khúc mắc khiến sinh viên bị stress;
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn giúp nhà trường nắm được tình trạng và số lượng sinh viên tiếng Anh gặp phải tình trạng căng thẳng thông qua bảng khảo sát thực nghiệm Từ đó, nhà trường có thể tổ chức các buổi tư vấn và đàm thoại nhằm giải quyết triệt để vấn đề stress cho sinh viên, giúp họ vượt qua khó khăn và đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.
Nghiên cứu này sẽ là một cầu nối giữa các bậc làm cha làm mẹ và các giảng viên với sinh viên, nâng cao tầm hiểu biết của mình về tác động cúa stress phát xuất từ hoạt động học ngoại ngữ , từ đó có thể hỗ trợ sinh viên trên công cuộc học tập, phát triển bản thân và ổn định tâm lý với chuyên ngành.
Nghiên cứu này đóng góp một phần không nhỏ vào việc mở rộng kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học hành vi và ngôn ngữ học, giúp cho các nhà nghiên cứu tiền bối và hậu bối có thêm thông tin và kiến thức để thực hiện, chỉnh sửa các thiếu sót trong nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khách quan nhất.
Các khái niệm
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra thực trạng stress của sinh viên ngôn ngữ
Mặc dù stress thường được xem là một trạng thái tiêu cực, nhưng nó cũng có thể có một số ảnh hưởng tích cực Stress có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng sáng tạo, đẩy mạnh sự phát triển cá nhân và khả năng thích nghi với những tình huống khó khăn Loại hình stress nêu trên được gọi là eustress và dưới đây là định nghĩa, ví dụ cụ thể về stress tích cực cũng như là sự ảnh hưởng của nó lên sinh viên ngôn ngữ Anh thông qua hoạt động học ngoại ngữ a: Eustress theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ là một loại stress tích cực, được gọi là stress động lực Nó là sự kích thích có lợi cho cơ thể, giúp cơ thể tập trung tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch Những tình huống gây ra eustress thường mang lại cảm giác hứng khởi, phấn khích và hạnh phúc, đặc biệt khi chúng ta có thể vượt qua các thử thách và đạt được thành công.(“Eustress” -American Psycology Association.)
: sinh viên có thể trải qua cảm giác căng thẳng tích cực khi tham gia một cuộc thi thể thao hoặc làm một bài kiểm tra quan trọng, khi mà chúng ta cảm thấy hứng khởi và tập trung để đạt được mục tiêu Tuy nhiên, nếu căng thẳng vượt quá mức chấp nhận được và kéo dài trong thời gian dài, eustress có thể chuyển thành distress, loại stress tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất Do đó, quan trọng để có một cân bằng và quản lý stress tốt để duy trì sức khỏe cả thể chất và tinh thần.
: Trên thực tế, căng thẳng có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của sinh viên Khi sinh viên phải đối mặt với những tình huống mới, căng thẳng ở mức độ vừa phải có thể giúp sinh viên tập trung hơn từ đó cải thiện khả năng tư duy ngôn ngữ, phá bỏ rào cản dịch từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ nguồn hoặc ngược lại Áp dụng vào học phần Nói, đối với các sinh viên chưa vững nền tảng Anh ngữ nhưng được tham gia các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh phù hợp với trình độ ngoại ngữ của mình trước và sau đó tăng cấp độ lên dần dần theo khung ngoại ngữ Châu Âu (A1-C2) sẽ có thể trải nghiệm eustress, cụ thể hơn, sinh viên khi tập làm quen với các cấu trúc câu mới và các từ vựng mới trong từng cấp độ với tần suất vừa phải sẽ giúp khả năng tập trung của sinh viên được kéo dài
Tiến sĩ chuyên khoa tâm thần Mark Goulston đã đưa ra tuyên bố tương tự luận điểm trên Tiến sĩ cũng đưa ra thêm dẫn chứng rằng khi cơ thể con người trải qua các đợt stress sẽ tăng cường độ tiết ra hóoc-môn cortisol (hormone căng thẳng) làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhưng chỉ đúng trong trường hợp chất này được duy trì ở hàm lượng vừa phải.(Goulston 2012)
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa ứng phó stress trong học tập của Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2019) chỉ ra rằng stress ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần của sinh viên Các cách ứng phó stress tiêu cực như lo âu, tự đổ lỗi, né tránh trách nhiệm, sử dụng đồ uống có cồn và rối loạn ăn uống có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, lo âu Càng nỗ lực thay đổi kết quả học tập kém, sinh viên càng lo lắng hơn, khiến họ không thể thoát khỏi tình trạng căng thẳng.
Nghiên cứu năm 2018 của Huang đã chỉ ra một vài các ảnh hưởng tiêu cực trong stress của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh là sự suy giảm động lực học tập Điều này xảy đến như là một kết quả dễ đoán trước vì stress quá độ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của sinh viên, làm họ tăng sự lo lắng của mình và giảm đi động lực, dẫn đến sự vắng mặt thường xuyên của sinh viên trong các tiết học tại lớp và sự tham gia hoạt động học tập tích cực của các đối tượng ảnh hưởng Một ảnh hưởng tiêu cực khác là sự giảm đi trong khả năng suy nghĩ, tính toán của các sinh viên Stress ảnh hưởng làm các sinh viên khó có thể tập trung hoặc ghi nhớ các thông tin mới, dẫn tới việc học các môn liên quan trở nên khó khăn Điều này khiến các kĩ năng ngôn ngữ của sinh viên bị giảm đi đáng kể Stress còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh của các sinh viên, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần của các bạn Các sinh viên trải qua stress và lo âu cực đỗ dễ cáu gắt cũng như mệt mỏi Hậu quả của sự việc trên là sức khỏe suy giảm về chung, và sinh viên khó kiểm soát cảm xúc của mình hơn, tệ hơn nữa có thể dẫn tới trầm cảm và các bệnh tâm lý khác.
Từ các nghiên cứu trên, nhóm rút ra các ảnh hưởng tiêu cực của stress lên sinh viên ngôn ngữ Anh trong hoạt động học ngoại ngữ là:
Hiệu quả học tập giảm sút: Sinh viên ngôn ngữ mất khả năng tập trung và tiếp thu dẫn tới kết quả học tập không như ý muốn, chất lượng học tập trở nên kém hơn bình thường và dẫn tới các hệ quả khác.
Căng thẳng và lo lắng dai dẳng khiến sinh viên thường xuyên mang cảm xúc tiêu cực, làm giảm chất lượng cuộc sống về mặt tinh thần Nguyên nhân là não bộ của sinh viên thường không được nghỉ ngơi thư giãn, mà phải chịu áp lực căng thẳng liên tục kéo dài trong thời gian dài.
Stress gây tới các cách ứng phó tiêu cực trong việc sinh viên chọn cách đối đầu với nó Sinh viên dễ bị bệnh về thể chất hơn khi các nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ của bản thân không được đáp ứng phù hợp.
Mối quan hệ bị ảnh hưởng: Sinh viên mất khả năng kìm chế cảm xúc dễ bột phát, nổi cáu với người thân và những người xung quanh Điều này gây ra sự bất hòa giữa các mối quan hệ và ảnh hưởng tiêu cực thêm vào tâm trạng của sinh viên, và cả với những người khác.
Stress trong thời gian dài gây cho sinh viên cảm giác chán nản, và vì vậy khó có thể tham gia các lớp học, hay tiếp thu được kiến thức mới.
Trong trường hợp tệ nhất, sinh viên không chỉ có thể mắc các bệnh tâm lý khác mà còn có thể bị trầm cảm Các bệnh tâm lý này vô cùng khó chữa và có thể dẫn đến những hậu quả đau lòng về sau.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước theo khung khái niệm
Các nghiên cứu trước đều đồng ý rằng đây là thuật ngữ chỉ phản ứng sinh học của cơ thể trước những tình cảnh gây căng thẳng Stress xảy ra nhằm phục hồi trạng thái cân bằng bên trong, tìm cách sửa đổi các tình huống để duy trì và giúp cơ thể thích nghi trước sự thay đổi liên tục của các điều kiện sống Nếu stress không giúp ích trong việc thích nghi được, nó sẽ biến thành bệnh, rõ nhất về mặt tâm lý Thuật ngữ này được sử dụng ở đa dạng các lĩnh vực từ xã hội học đến sinh lý, tâm lý học và ngôn ngữ…
Stress xảy ra khi các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể bị tác động, buộc nó đưa ra sự tự vệ để đối đầu với các tình huống bất hảo có thể xảy ra Nghiên cứu cho thấy hầu như mọi người đều bị stress, và cuộc sống về chung không thể thiếu bệnh lý này.
Về mặt tích cực, stress giúp tạo cho chủ thể khả năng thích nghi tốt hơn và càng giúp ích hơn trong mặt phát triển nhân cách Bên cạnh đó, nếu stress xảy ra quá mạnh, nó sẽ gây ra rối loại sự cân bằng của chủ thể và làm tiền đề cho các bệnh lý khác tấn công.
("Các rối loạn liên quan đến Stress" -Ths Bùi Văn )
Theo nghiên cứu của Đặng Thùy Linh (2017) , hoạt động học ngoại ngữ là hoạt động nhằm tiếp thu các tri thức ngôn ngữ theo hình thức, chương trình và phương pháp có chọn lọc Hoạt động ngoại ngữ có đối tượng là tri thức ngôn ngữ và kỹ xão,kỹ năng nói ngoại ngữ Sinh viên tiếp thu tri thức ngôn ngữ phần lớn là do quá trình giải đáp các vấn đề lý luận Thông qua việc vận dụng các tri thức này trong đời sống thực tiễn, sinh viên hình thành các kỹ năng lời nói ngoại ngữ Người học luôn hiểu rõ hoạt động này thay đổi chủ thể là bản thân họ, chứ không tác động vào các đối tượng của nó Hoạt động ngoại ngữ diễn ra theo phương pháp tiếp nhận kiến thức Hoạt động còn bổ trợ cho chủ thể thêm các phương pháp làm việc với ngoại ngữ chứ không chỉ hướng tới tiếp thu các kỹ năng lời nói và tri thức ngôn ngữ (Studies and 2017 n.d.)
Kết quả cho thấy sinh viên theo nghiên cứu của Ths.Lan sẽ bị ảnh hưởng về cả hai mặt thể chất và tinh thần nếu stress xảy ra trong hoạt động học ngoại ngữ Điều này được biểu hiện qua 4 khía cạnh: Về sinh lý: sinh viên sẽ có biểu hiện không vui vẻ, lờ đờ, mệt mỏi Khi phải trình bày hay thuyết trình trước lớp, sinh viên có dấu hiệu sợ hãi, lo lắng và toát mồ hôi, ; Về nhận thức: Các sinh viên có suy nghĩ tiêu cực về việc học tập ngoại ngữ, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, thường xuyên quên câu, quên cấu trúc Lập luận, suy nghĩ rời rạc, mất khả năng đưa ra quyết định cụ thể; Về cảm xúc: thường xuyên có dấu hiệu lo lắng, bối rối, có tinh thần khó chịu, dễ nổi nóng hay thấy nản lòng khi việc học ngoại ngữ diễn ra không theo mong đợi; Về hành vi: mất khả năng sắp xếp thời gian hoạt động học tập ngoại ngữ hợp lý, dẫn tới thành tích học giảm mạnh, khả năng tiếp thu kiến thức sa sút Bên cạnh đó, mối quan hệ với mọi người xung quanh cũng căng thẳng hơn vì sinh viên không giữ được khả năng giao tiếp của mình và dễ bột phát quá đáng trong các tình thế bất hảo (Lan 2019)
Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước theo khung khái niệm
Sự căng thẳng là vấn đề phổ biến ảnh hưởng nhiều đến học sinh học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh Quá trình học ngoại ngữ nhiều thách thức, đòi hỏi nỗ lực và áp lực lớn dẫn đến căng thẳng và lo lắng Một tác động tiêu cực chính của căng thẳng là giảm động lực học tập Khi bị căng thẳng, học sinh khó tìm được động lực để tiếp tục học, dẫn đến giảm sự tham gia, tương tác, tham dự lớp học và có thể tụt hậu trong việc học, khó bắt kịp tiến độ Tác động tiêu cực khác là giảm hiệu suất nhận thức.
Căng thẳng gây khó khăn cho học sinh trong việc tập trung và ghi nhớ thông tin mới, khiến việc học từ vựng và ngữ pháp trở nên khó khăn hơn Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kỹ năng tiếp thu ngôn ngữ và giao tiếp tiếng Anh của học sinh Stress cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, học sinh căng thẳng và lo lắng thường cảm thấy quá tải, cáu kỉnh, mệt mỏi Điều này làm giảm sức khỏe tổng thể và kiểm soát cảm xúc kém Trong trường hợp nghiêm trọng, căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác (Hashemi 2011).
Stress là một vấn đề phổ biến ở sinh viên, với khoảng 25% số lượng sinh viên bị ảnh hưởng thông qua thống kê Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Dù không có dữ liệu về stress trong thực tiễn cộng đồng, vẫn nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên các nhóm cụ thể như nhân viên văn phòng, sinh viên và học sinh.
Stress đã được định nghĩa rất nhiều bởi các tổ chức, hay nhóm nhà nghiên c khác nhau, nhưng về chung định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất vẫn phải nhắc tới các nghiên cứu của Hans Selye, M.D, người đã bắt đầu nghiên cứu về bệnh lý này về 50 năm trước Ông đưa ra định nghĩa cho rằng stress là một phản ứng của cơ thể đối với một mệnh lệnh nào đó, được hiểu đơn giản nhất là những biến đổi xảy ra trong cơ thể ta khi chúng ta phải đương đầu với một tình huống không thoải mái Cách thức stress hoạt động là việc phản ứng tâm lý của cơ thể chủ thể sẽ diễn ra khi có điều gì đó đe dọa, thay đổi hay gây áp lực lên chủ thể, từ bên ngoài vào bên trong Cơ thể chủ thể sẽ cố gắng bảo trì trạng thái cân bằng và bảo vệ chủ thể khỏi những yếu tố có khả năng ảnh hưởng xấu Hàng ngàn năm về trước, khi thời đại có cấu trúc đơn giản và dễ chịu hơn cả, các cơ nhân vẫn cần phản ứng này để tồn tại và chiến đấu với cái mối đe dọa về vật lý như thú dữ, hay các điều kiện khắc nghiệt về thiên nhiên Về chung, lí do stress tồn tại là để giữ cơ thể ta sinh tồn và khỏe mạnh Hiện nay, đa phần stress xuất hiện là do tâm tư chúng ta cấu tạo thành Chúng ta nhận định các mối đe dọa dù hướng phần lớn về tâm lý hơn, nhưng cách thức cơ thể phản ứng vẫn tương tự như thời đại ngày đó cách đây 4000 năm Stress là một trạng thái không thể tránh khỏi, việc này đồng nghĩa với việc chết Dẫu stress là cần thiết và cũng mang tới cho ta các hiệu quả không ngờ, nó đồng thời cũng là nguyên do gây tới những cảm giác khó chịu và dẫn tới các hệ lụy không ai mong muốn (Hans Selye 2011 )
Những vấn đề / khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó 14
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về những tiêu cực của stress trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên, tuy nhiên vẫn còn có những lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng liên quan đến căng thẳng ở sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh chưa được khai thác đầy đủ.
Một trong số đó là tác động của sự khác biệt văn hóa đến mức độ căng thẳng của sinh viên quốc tế học chuyên ngành tiếng Anh tại một quốc gia khác VD:sinh viên Lào học tham gia học chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại Việt Nam Sinh viên quốc tế có thể đối mặt với những yếu tố gây căng thẳng khác do sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ Khám phá tác động của những yếu tố này ở mức độ của stress có thể giúp các trường đại học phát triển các chương trình và nguồn lực để hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên quốc tế trong việc theo đuổi học vấn của họ
Ngoài ra, phải kể đến vai trò của các mạng lưới hỗ trợ xã hội trong vấn đề giảm thiểu căng thẳng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh Các mạng lưới hỗ trợ xã hội như gia đình, bạn bè và bạn cùng lớp, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ căng thẳng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh Nghiên cứu mức độ hiệu quả của các loại hỗ trợ xã hội khác nhau và cách xây dựng mạng lưới xã hội bền mạnh hơn có thể giúp các trường đại học cung cấp nguồn lực tốt hơn cho sinh viên.
Mặt khác, mối quan hệ giữa trình độ tiếng Anh cùng với mức độ căng thẳng ở sinh viên chuyên nghành tiếng Anh cũng cần được quan tâm Kỹ năng tiếng Anh có thể nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căng thẳng của nhiều sinh viên Nghiên cứu mối quan hệ giữa tình độ tiếng Anh và mức độ căng thẳng có thể giúp xác định các lĩnh vực cần được nhận thêm sự hỗ trợ để cải thiện kỹ năng tiếng Anh và giảm stress.
Hiện nay, nhiều trường đại học cung cấp các biện pháp can thiếp quản lý căng thẳng như dịch vụ tư vấn, các lớp học tập trung tâm tâm trí và các buổi hội thảo giảm căng thẳng Nghiên cứu mức độ hiệu quả của các biện pháp can thiệp này đặc biệt đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có thể giúp cải thiện thiết kế và cung cấp các chương trình quản lý căng thẳng tốt hơn.
Cuối cùng, tác động của khối lượng công việc và kỳ vọng học tập ở mức độ căng thẳng của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Sinh viên có thể đối mặt với áp lực do kỳ vọng học tập cao và thách thức trong quá trình học Nghiên cứu tác động của khối lượng công việc và kỳ vọng đến mức căng thẳng có thể giúp các trường đại học xác định các lĩnh vực mà họ có thể cung cấp thêm sự hỗ trợ và tài nguyên để giúp sinh viên quản lý căng thẳng.
Tổng quan, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về những tiêu cực của stress trong hoạt động học ngoại ngữ ảnh hưởng đến sinh viên, tuy nhiên vẫn còn có những lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng liên quan đến căng thẳng ở sinh viên chuyên ngành Tiếng
Anh chưa được khai thác đầy đủ Việc khai thác sâuu và hiểu rõ hơn về những tác động này sẽ giúp cho sinh viên có thể học tập ngoại ngữ mà không đối mặt với stress.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết lập nhằm mục đích thống kê số lượng sinh viên ngôn ngữ Anh bị stress và nguyên nhân chủ yếu gây ra stress đối với sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh khi tham gia hoạt động học tập ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và bảng câu hỏi khảo sát Phương pháp này là một sự lựa chọn tối ưu cho một nghiên cứu đa chiều với nhiều yếu tố và đối tượng, và kích thước mẫu lớn sẽ cung cấp sự tổng quát chính xác cho dân số đang được nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành với 400 sinh viên thuộc khoa Ngôn Ngữ Anh, của trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Cỡ mẫu: Xác định dựa trên công thức Slovin (1960).
Kích thước mẫu: là sinh viên theo học tại trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh dao động đa dạng theo độ tuổi từ sinh viên năm nhất, năm hai đến năm ba và năm bốn thuộc Khoa Ngoại ngữ, chuyên ngành ngôn ngữ Anh Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả càng chính xác Dựa trên kinh phí và thời gian nên nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn 400 sinh viên ngôn ngữ Anh của trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh để làm bài khảo sát cho nghiên cứu Quy trình chọn lựa sẽ kết thúc khi nhóm nghiên cứu có đủ số lượng mẫu.
2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Phiếu khảo sát gồm 15 câu hỏi về chủ đề nghiên cứu mà nhóm lựa chọn và 4 câu hỏi về thông tin cá nhân của người được khảo sát.
N: số lượng của dân số nghiên cứu e: sai số cho phép 95% = 0,05
Phiếu khảo sát trực tuyến với ưu điểm rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh chóng, chính xác, hạn chế lỗi kỹ thuật Qua đó, phiếu khảo sát trực tuyến tiết kiệm thời gian, công sức và hỗ trợ xác định thực trạng căng thẳng trong hoạt động ngoại ngữ của sinh viên tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế để thu thập thông tin về mức độ tiếp cận ngoại ngữ và nguyên nhân gây căng thẳng khi tham gia hoạt động ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữ Anh.
Phần A: Thông tin cá nhân.
Phần I: Khai thác mức độ tiếp cận ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữ Anh Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần II: Khai thác thông tin về các nguyên nhân gây stress trong quá trình tham gia hoạt động ngoại ngữ của sinh viên ngôn ngữ Anh Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo 3.1 Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 để đo lường mức độ stress của sinh viên về hoạt động ngoại ngữ Thang đo này phổ biến trong nghiên cứu xã hội và giúp đo lường ý kiến của người tham gia về các quan điểm hoặc khái niệm khác nhau Việc sử dụng thang đo này cho phép thu thập dữ liệu về cảm nhận và ý kiến của sinh viên một cách chính xác và có thể định lượng được.
Nghiên cứu cũng đã xây dựng và thiết kế thang đo phù hợp với điều kiện của nước ta, kế thừa và bổ sung các yếu tố để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Việc thiết kế thang đo phù hợp là cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu, vì nó đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả thu được Do đó, nhóm nghiên cứu đã đảm bảo rằng thang đo được thiết kế với các yếu tố quan trọng và rõ ràng để đo lường mức độ stress của sinh viên một cách chính xác và đáng tin cậy.
STT Đánh giá tổng quan về hoạt động học ngoại ngữ Mã hoá
1 Thời gian tự học UL1
2 Những cản trở trong quá trình học ngoại ngữ
3 Tần suất tham gia các khóa học chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh
4 Trình độ ngoại ngữ theo khung ngoại ngữ Châu Âu (A1-
5 Sinh viên tự đánh giá năng lực bản thân so với chuẩn đầu ra của ngành ngôn ngữ Anh
Nguyên nhân gây ra stress khi tham gia hoạt động ngoại ngữ (CoI)
1 Quá tải kiến thức CoI1
2 Không có sự đánh giá và chấm chữa sát sao của bạn bè hoặc giảng viên về kỹ năng Anh ngữ
3 Mất nền tiếng Anh cơ bản
4 Chọn trái ngành hoặc cảm thấy không còn hứng thú với ngành học ngôn ngữ sau một thời gian gắn bó CoI4
5 Không có môi trường tiếng Anh chuyên môn CoI5
Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng stress ảnh hưởng của sinh viên ngành ngôn ngữ
Anh tại Trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ Phương pháp điều tra khảo sát mà chúng em chọn là sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng stress của sinh viên và thống kê lại để có được số liệu cụ thể dựa trên phần trăm theo từng nguyên nhân.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây ra stress ảnh hưởng tới sinh viên ngôn ngữ Anh trường Đại học Công Nghiêp thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng nhằm thu thập thông tin thực tiễn cũng như bổ sung thêm thông tin để kết thúc nghiên cứu
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Phần mở đầu Đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của bài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu Dẫn ra các khái niệm, các lý thuyết đã có từ trước liên quan tới đề tài Bên cạnh đó, trình bày các kết quả của những bài nghiên cứu từ trong nước tới ngoài nước đã có trước, có mối liên hệ tới đề tài nhóm, từ đó đưa ra nhận xét, so sánh, lựa chọn mô hình và giả thuyết cho đề tài nhóm
Chương 3: Nội dung – Phương pháp Trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, các kết quả phân tích dữ liệu, thảo luận kết quả nghiên cứu.
1.1 Quy trình thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu
Khảo sát thực trạng stress ảnh hưởng của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại Trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ.
Phương pháp điều tra khảo sát: bảng khảo sát trên Google Form để khảo sát thực trạng stress của sinh viên và đăng tải link lên các hội nhóm của sinh viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Dữ liệu thu về dùng thống kê lại để có được số liệu cụ thể dựa trên phần trăm theo từng nguyên nhân.
27 Quy trình: Tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây ra stress ảnh hưởng tới sinh viên ngôn ngữ Anh trường Đại học Công Nghiêp thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ
Phương pháp: dựa trên dữ liệu thu được từ bảng khảo sát và quá trình quan sát của nhóm nghiên cứu.
Dữ liệu thu về được sẽ là các nguyên nhân chủ yếu gây ra stress, thông tin thực tiễn giúp bổ sung thêm thông tin để kết thúc nghiên cứu trên Google Form và đăng tải link bài lên các hội nhóm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp, tập trung vô các đối tượng lấy thông tin là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Công NgiệpThành phố Hồ Chí Minh.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo
Biến số và thang đo
Để khảo sát thực trạng stress trong hoạt động ngoại ngữ của sinh viên nghành ngôn ngữ Anh trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đó về vấn đề stress, đặc biệt là stress trong hoạt động học tập Để đo lường mức độ stress của sinh viên, nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5, với các mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý Thang đo này là phương pháp đo lường phổ biến trong nghiên cứu xã hội và đo lường ý kiến của người tham gia về các quan điểm hoặc khái niệm khác nhau Việc sử dụng thang đo Likert 5 trong nghiên cứu này cho phép các nghiên cứu chúng em thu thập dữ liệu về cảm nhận và ý kiến của sinh viên về mức độ stress trong hoạt động ngoại ngữ của mình một cách chính xác và có thể định lượng được.
Nghiên cứu cũng đã xây dựng và thiết kế thang đo phù hợp với điều kiện của nước ta, kế thừa và bổ sung các yếu tố để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Việc thiết kế thang đo phù hợp là cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu, vì nó đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả thu được Do đó, nhóm nghiên cứu đã đảm bảo rằng thang đo được thiết kế với các yếu tố quan trọng và rõ ràng để đo lường mức độ stress của sinh viên một cách chính xác và đáng tin cậy.
STT Đánh giá tổng quan về hoạt động học ngoại ngữ Mã hoá
1 Thời gian tự học UL1
2 Những cản trở trong quá trình học ngoại ngữ
3 Tần suất tham gia các khóa học chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh
4 Trình độ ngoại ngữ theo khung ngoại ngữ Châu Âu (A1-
5 Sinh viên tự đánh giá năng lực bản thân so với chuẩn đầu ra của ngành ngôn ngữ Anh
Nguyên nhân gây ra stress khi tham gia hoạt động ngoại ngữ (CoI)
1 Quá tải kiến thức CoI1
2 Không có sự đánh giá và chấm chữa sát sao của bạn bè hoặc giảng viên về kỹ năng Anh ngữ
3 Mất nền tiếng Anh cơ bản
4 Chọn trái ngành hoặc cảm thấy không còn hứng thú với ngành học ngôn ngữ sau một thời gian gắn bó CoI4
5 Không có môi trường tiếng Anh chuyên môn CoI5
Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng stress ảnh hưởng của sinh viên ngành ngôn ngữ
Anh tại Trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ Phương pháp điều tra khảo sát mà chúng em chọn là sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng stress của sinh viên và thống kê lại để có được số liệu cụ thể dựa trên phần trăm theo từng nguyên nhân.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây ra stress ảnh hưởng tới sinh viên ngôn ngữ Anh trường Đại học Công Nghiêp thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng nhằm thu thập thông tin thực tiễn cũng như bổ sung thêm thông tin để kết thúc nghiên cứu
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Phần mở đầu Đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của bài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu Dẫn ra các khái niệm, các lý thuyết đã có từ trước liên quan tới đề tài Bên cạnh đó, trình bày các kết quả của những bài nghiên cứu từ trong nước tới ngoài nước đã có trước, có mối liên hệ tới đề tài nhóm, từ đó đưa ra nhận xét, so sánh, lựa chọn mô hình và giả thuyết cho đề tài nhóm
Chương 3: Nội dung – Phương pháp Trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, các kết quả phân tích dữ liệu, thảo luận kết quả nghiên cứu.
1.1 Quy trình thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu về thực trạng căng thẳng của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ được tiến hành nhằm hiểu rõ mức độ căng thẳng của sinh viên, các nguyên nhân gây ra căng thẳng và ảnh hưởng của căng thẳng đến quá trình học ngoại ngữ của sinh viên Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát định lượng với 300 sinh viên, sử dụng Thang đánh giá căng thẳng trong học tiếng Anh (ELT Stress Scale) và Thang đánh giá sự lo lắng về ngoại ngữ (FLAS) để thu thập dữ liệu Kết quả cho thấy sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có mức độ căng thẳng cao, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực học tập và kỳ vọng của bản thân Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học ngoại ngữ của sinh viên, cụ thể là làm giảm động lực học tập, giảm sự tập trung và làm tăng tần suất mắc lỗi.
Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này là bảng khảo sát trực tuyến Google Form Link bảng khảo sát được đăng tải lên các hội nhóm sinh viên khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu về thực trạng căng thẳng của sinh viên thông qua phản hồi trực tuyến.
Dữ liệu thu về dùng thống kê lại để có được số liệu cụ thể dựa trên phần trăm theo từng nguyên nhân.
27 Quy trình: Tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây ra stress ảnh hưởng tới sinh viên ngôn ngữ Anh trường Đại học Công Nghiêp thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động học ngoại ngữ
Phương pháp: dựa trên dữ liệu thu được từ bảng khảo sát và quá trình quan sát của nhóm nghiên cứu.
Dữ liệu thu về được sẽ là các nguyên nhân chủ yếu gây ra stress, thông tin thực tiễn giúp bổ sung thêm thông tin để kết thúc nghiên cứu trên Google Form và đăng tải link bài lên các hội nhóm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp, tập trung vô các đối tượng lấy thông tin là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Công NgiệpThành phố Hồ Chí Minh.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Lên kế hoạch về tiến trình (tiến độ) thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tương ứng với nội dung công việc, trong đó cần dự kiến về mặt thời gian, nhân lực, vật lực, tài lực.
- Nội dung kế hoạch nghiên cứu có thể trình bày theo sơ đồ Gantt
STT CÔNG VIỆC THỜI GIAN (THÁNG)
1 Xác định tên đề tài
2 Xác định lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.
3 Nghiên cứu tài liệu tham khảo,xác định khung lý thuyết và khái niệm
4 Viết đề cương nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
6 Chạy mô hình và hoàn thành bài nghiên cứu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lan, Đặng Thị 2019 “Biện Pháp Ứng Phó Với Căng Thẳng tâm Lý Trong Hoạt Động Học Ngoại Ngữ Của Sinh Viên Hệ Sư Phạm Trường Đại Học Ngoại Ngữ-Đại Học Quốc Gia Hà Nội”
[accessed 9 May 2023].
Luyến, TH 2008 “Cơ Sở tâm Lý Học Dạy Học Ngoại Ngữ”
[accessed 9 May 2023].
According to a study by TL Dang in the VNU Journal of Foreign and Undefined in 2017, Vietnamese students studying English as a foreign language demonstrated varying levels of adaptation to reading comprehension tasks The findings suggest that factors such as reading frequency, cognitive strategies, and intrinsic motivation influence students' ability to successfully adapt to the demands of reading comprehension in English.
[accessed 10 May 2023].
Văn, Ths Bùi, San Bộ, Tâm Thần, Trường Đại Học Y and Hà Nội n.d “CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN STRESS F40-F48 (ICD-10)”.
“APA Dictionary of Psychology” n.d accessed May 10, 2023
[accessed 10 May 2023].
Goulston, M 2012 “Post-Traumatic Stress Disorder for Dummies”
[accessed 11 May 2023].
Hashemi, Masoud 2011 “Language Stress and Anxiety among the English Language
“Stress” n.d accessed May 9, 2023 [accessed 9 May 2023].
Huang, S (2018) The Negative Effects of Stress on English Language Students through Foreign Language Learning Activities International Journal of English Language and Literature Studies, 7(2), 32-39 doi:10.18488/journal.23.2018.72.32.39
MacIntyre, P D., & Gregersen, T (2012) Emotions that facilitate language learning: The positive-broadening power of the imagination Studies in Second Language Acquisition, 34(2), 209-225 doi:10.1017/s0272263111000532
Bảng câu hỏi nghiên cứu này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về thực trạng căng thẳng trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về các yếu tố gây căng thẳng, mức độ căng thẳng và các chiến lược đối phó với căng thẳng của sinh viên Dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi này sẽ giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thực trạng căng thẳng trong học ngoại ngữ của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp để hỗ trợ sinh viên học ngoại ngữ hiệu quả hơn.
Xin chào các bạn Chúng mình hiện đang thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng stress (căng thẳng) trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên Ngôn Ngữ Anh trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” Sự hợp tác của các bạn là nhân tố chính góp phần cho sự thành công của đề tài mà nhóm chúng mình đang thực hiện.