1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năngthuyết trình của sinh viên trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,71 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 2.1. Mục tiêu chính (6)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (6)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (6)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (6)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (7)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa học (7)
    • 5.2. Ý nghĩa thực tiễn (7)
  • 1. Các khái niệm (8)
    • 1.1 Khái niệm “kỹ năng” (8)
    • 1.2 Khái niệm “thuyết trình” (8)
    • 1.3 Khái niệm “kỹ năng thuyết trình” (8)
  • 2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình (8)
  • 3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước (10)
  • 4. Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó (16)
  • 1. Thiết kế nghiên cứu (16)
  • 2. Chọn mẫu (16)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 3.2 Mô hình nghiên cứu (19)
    • 3.3. Quy trình thu thập dữ liệu (20)
    • 3.4. Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu (21)
  • 4. Thiết kế công cụ thu thập thông tin (21)
    • 4.1 Công cụ thu thập thông tin (21)
    • 4.2 Quy trình thiết kế công cụ công cụ thu thập thông tin (21)
    • 4.3 Thang đo phù hợp (22)

Nội dung

Điều này rất cần thiết trong nhiều tình huống, điển hình như trong một buổibáo cáo, thuyết trình kết quả nghiên cứu, tham gia vào các cuộc phỏng vấn tìm kiếm việclàm, hay các bài thuyết

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu cụ thể

Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất những giải pháp giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

Khảo sát thực trạng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

Những yếu tố nào tác động đến khả năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

Làm thế nào để nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

Thông qua nghiên cứu, ta nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng thuyết trình như thế nào Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp hữu ích vào hệ thống tri thức hiện tại, là cơ sở, là tài liệu tham khảo giúp cho nhà quản lý và các nhà giáo có những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện, nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Đồng thời tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn sinh viên gặp phải khi thuyết trình và tìm ra được những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục giúp cải thiện, nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong quá trình học tập đối với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Các khái niệm

Khái niệm “kỹ năng”

Kỹ năng không có một khái niệm cụ thể, nó tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người Tuy nhiên có thể hiểu theo cách kỹ năng là việc con người vận dụng những kiến thức đã được học, được tích lũy qua đời sống, được trải nghiệm để có thể giải quyết một công việc, một lĩnh vực nào đó một cách có hiệu quả nhất.

Khái niệm “thuyết trình”

Theo Richard Hal (2012) thuyết trình là trình bày bằng lời nói, cử chỉ, hành động trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó mà chính những người thuyết trình muốn truyền đạt nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục người nghe

Theo Phan Thị Tố Oanh và các cộng sự (2020) thuyết trình là cách trình bày một khái niệm, một quan điểm,…nhằm lôi kéo người nghe đồng ý với quan điểm, cùng chung suy nghĩ với mình.

Khái niệm “kỹ năng thuyết trình”

Theo Nguyễn Thị Vân (2021) kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng luân phiên kết hợp giữa khả năng vận dụng kiến thức thái độ của người diễn thuyết, phương pháp truyền tải và công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm làm nội dung thông tin có sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút.

Theo Lại Thế Luyện (2012) kỹ năng thuyết trình là sự giao thoa về mặt nội dung và hình thức, giữa giao tiếp bằng ngôn ngữ với hình thể hay ngôn ngữ cơ thể, không những truyền đạt ý nghĩa đến người theo dõi mà còn dùng lời nói để truyền tải thông điệp đến cơ quan thính giác của họ, mà ta còn có thể tác động đến các giác quan còn lại gồm thị giác,khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị, tiếp xúc).

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên hiện nay :

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò thiết yếu đối với sinh viên, giúp họ phát triển khả năng giao tiếp, xây dựng sự tự tin, nâng cao tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm Nắm vững kỹ năng này không chỉ giúp sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng thuyết trình giúp cho các bạn sinh viên có khả năng giao tiếp hiệu quả, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đem lại tính thuyết phục cho người nghe Điều này rất cần thiết trong nhiều tình huống, điển hình như trong một buổi báo cáo, thuyết trình kết quả nghiên cứu, tham gia vào các cuộc phỏng vấn tìm kiếm việc làm, hay các bài thuyết trình trong học tập và trong công việc.

Phát triển kỹ năng tự tin: Kỹ năng thuyết trình giúp sinh viên phát triển kỹ năng tự tin, không còn e ngại, lo sợ hay căng thẳng khi đứng trước đám đông, trình bày ý kiến và ý tưởng của mình đưa ra một cách rõ ràng, mạch lạc và dứt khoát Từ đó giúp nâng cao sự tự tin và tính thuyết phục của sinh viên trong nhiều tình huống đời sống và nghề nghiệp.

Nâng cao khả năng nghiên cứu và tổ chức thông tin: Khi chuẩn bị cho một buổi thuyết trình, sinh viên cần phải nghiên cứu và tìm kiếm thông tin sao cho đầy đủ và có kế hoạch rõ ràng, chi tiết Điều này giúp cho sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổ chức thông tin một cách hiệu quả, từ đó tăng khả năng đánh giá, chọn lọc và sử dụng các mẫu thông tin chính xác, đáng tin cậy trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Tạo ấn tượng và nâng cao cơ hội nghề nghiệp: Một buổi thuyết trình ấn tượng có thể giúp cho sinh viên tạo ấn tượng với giảng viên, đồng nghiệp, nhà tuyển dụng và đối tác trong môi trường học tập và nghề nghiệp Kỹ năng thuyết trình tốt có thể là yếu tố quyết định trong việc sinh viên có được cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, đạt được các dự án và công việc hấp dẫn hơn, hay xây dựng mối quan hệ.

Theo Lại Thế Luyện và cộng sự (2021) hiện nay, muốn vượt mặt các đối thủ cạnh tranh, muốn gia tăng doanh số bán hàng trong cuộc chiến khó nhằn này, nhiều công ty đã có chiến lược chiêu dụng nhân viên tiếp thị và đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng được các khía cạnh như kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng thuyết trình Nếu bạn là một nhân viên tiếp thị, nhân viên sale, kỹ năng thuyết trình tốt, ăn nói lưu loát, nhanh nhảu sẽ giúp bạn níu giữ khách hàng một cách hiệu quả hơn, nhờ đó gia tăng doanh thu bán hàng và đạt được nhiều thành công trong nghề nghiệp…

Nếu bạn là giám đốc điều hành, sẽ khó có thể nâng cao danh tiếng, sự ảnh hưởng của công ty nếu khả năng thuyết trình của bạn không được tốt Vậy làm thế nào để bạn có thể truyền cảm hứng đến đội ngũ nhân viên và đem lại cho họ một tầm nhìn, một tiêu chí, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi của công ty? Thành công cá nhân nói riêng và thành công của công ty bạn nói chung lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể thiếu kỹ năng thuyết trình của người lãnh đạo Nếu bạn là thành viên của một dự án, thì kỹ năng thuyết trình sẽ là một trong những kỹ năng không thiểu thiếu để giúp bạn thành công với kỳ vọng mà bạn đã đề ra khi làm việc cùng với các thành viên khác Nhờ đó, bạn và những người tham gia dự án có thể hợp tác tốt với nhau để cùng đem lại thành công cho dự án Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên thì kỹ năng này không thể nào thiếu Thuyết trình không chỉ giúp bạn thành công trong khoảng thời gian khoảng thời gian cặp sách trên ghế nhà trường mà còn tạo cho bạn có nhiều lợi thế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp sau này Vì vậy, cần phải luyện tập, trau dồi kinh nghiệm mỗi ngày để nâng cao kỹ năng, rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu Nên nhớ điều quan trọng nhất,khi bạn càng thuyết trình tốt, khả năng thuyết phục được người khác càng cao Và đó cũng là hình ảnh mà phần lớn những người lãnh đạo mong ước.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước

Trong một bài báo do Nguyễn Thị Thu Trang (2019) viết về “Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học Đồng Nai” đã réo lên một hồi chuông báo động khi các sinh viên của khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non trường Đại học Đồng Nai kỹ năng thuyết trình đều ở mức trung bình yếu (khảo sát 200 sinh viên K42 của khoa này) Tác giả đã phân tích các nguyên nhân, lí do dẫn đến tình trạng này hầu hết đều đến từ ý thức của các bạn sinh viên trong việc nâng cao, rèn luyện kỹ năng thuyết trình Theo thống kê khảo sát, có đến 80% sinh viên cho rằng vai trò của kỹ năng thuyết trình là rất cần thiết, chiếm số ít 20% sinh viên là thấy cần thiết Họ đều nhận thấy việc này là quan trọng, giúp ích họ trong việc học tập nói riêng và hoạt động giao tiếp nói chung Ở đây,tác giả đã chỉ ra rằng có những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên như sau: ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện, sự tích cực luyện tập để nâng cao khả năng đều chưa thực sự chủ động Thông qua việc tìm kiếm ra nguồn cơn của việc kỹ năng thuyết trình ở sinh viên còn thấp, tác giả đồng thời tìm các giải pháp, biện pháp hợp lý, khoa học, có tính khả thi để giúp sinh viên nâng tầm kỹ năng vì đây chính là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu đối với môi trường học tập cũng như ra đời.

Dự án nghiên cứu “Kỹ năng thuyết trình (Tài liệu phụ vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang)” của Hồ Thanh Mỹ

Phương và các cộng sự (2007) đã phân tích cho người đọc thấy được những đặc điểm của từng mẫu người thuyết trình như: người trốn tránh: họ sợ xuất hiện trước đám đông và sợ phải thuyết trình; người thụ động: chỉ khi được yêu cầu thì họ mới làm với một thái độ miễn cưỡng tuy nhiên họ không bao giờ hứng thú với việc thuyết trình; người chấp nhận: với mẫu người này họ có thể thích phát biểu, hoặc có thể phải phát biểu nhưng không mong muốn; người chấp nhận: đây là mẫu người có thể nói là tích cực, tự tin nhất, họ tìm các cơ hội để được nói trước đám đông Điều đó làm họ trở nên thuần thục vì có cơ hội được nói thường xuyên Bên cạnh đó, với mục tiêu chính của dự án nghiên cứu này đó chính là cung cấp các nội dung cơ bản về lý thuyết để có thể áp dụng vào thực tế, tác giả và nhóm cộng tác viên đã chỉ ra các nỗi sợ và cách khắc phục những vấn đề này Đồng thời, việc chuẩn bị trước khi thuyết trình và luyện tập kỹ năng thuyết trình cũng được đề cập cụ thể, rõ ràng chi tiết các bước vì bài thuyết trình thuyết phục là bài thuyết trình có bố cục rõ ràng và người thuyết trình chạm đến trái tim người nghe là một người thuyết trình giỏi.

Bài báo của Phan Thị Hồng Xuân (2017) về “Rèn luyện kỹ năng thuyết trình đa phương tiện cho học sinh trung học phổ thông” đã đặt ra vấn đề rằng vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khi những thành tựu được phát triển một cách tột bậc thì việc con người cũng cần phải thay đổi để kịp thích nghi với môi trường là điều hoàn toàn hợp lý Các kỹ năng trong đó kỹ năng thuyết trình cũng tuân theo quy luật trở thành kỹ năng thuyết trình đa phương tiện Tại đây, tác giả đã chỉ ra lý do việc nhà trường cần thiết phải rèn luyện kỹ năng này, điều này giúp cho học sinh được rèn luyện về mặt tư duy, về khả năng tìm kiếm, về kỹ năng nói và trình bày trước đám đông….học sinh sẽ ngày càng trở nên tự tin, chủ động sáng tạo và giải quyết công việc hiệu quả Từ đó, tác giả hướng đến cách thức nâng cao khả năng cho học sinh thông qua môn học Ngữ văn được tiến hành bởi các bước: giúp nhận rõ bản chất của thuyết trình đa phương tiện (thông qua nghiên cứu tài liệu hoặc phương tiện đại chúng…), thực hành tạo bài thuyết trình đa phương tiện(lên kế hoạch, phát triển, tập thực hành, cải tiến, chỉnh sửa lần cuối), thuyết trình trên lớp,đánh giá (giáo viên đánh giá hoặc cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau), chiêm nghiệm(kinh nghiệm được rút ra ở đây là gì?) Cuối cùng, điều tác giả muốn hướng đến là làm sao cho học sinh có thể được tiếp cận, học hỏi, rèn luyện để có quá trình chuẩn bị tốt nhất thích ứng với môi trường phát thay đổi từng ngày của xã hội.

Võ Toàn Phương Dung và các cộng sự (2017) đã nghiên cứu về “Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên Đại học Sài Gòn.” Kết quả cho thấy, trong số 100 sinh viên thì có đến 97% số sinh viên cho biết đã biết đến phương pháp thuyết trình, 3% còn lại chưa nghe qua Trong đa số những sinh viên đã biết đến phương pháp thuyết trình thì chỉ có 53% hiểu và ứng dụng được, 27% hiểu nhưng không ứng dụng, 15% sinh viên được nghe qua nhưng chưa hiểu sâu và 5% không biết nhưng đã từng ứng dụng Về sự cần thiết của phương pháp này, hầu hết đều đồng tình cho rằng điều này là vô cùng cần thiết, chiếm đa số với tổng số 95% trong 100 sinh viên tham gia khảo sát Về khả năng tiếp thu bài, tỉ lệ sinh viên tiếp thu được một phần chiếm hơn phân nửa 56%, theo sau đó là 39% sinh viên tiếp thu tốt Tỉ lệ không tiếp thu được, tùy thuộc vào cách dẫn dắt của người thuyết trình, người thuyết trình là ai, cảm hứng lần lượt là 2% và 1% Về những hạn chế, khó khăn của phương pháp thuyết trình, đại đa số sinh viên cho rằng việc không hợp tác đóng góp là khó khăn lớn nhất (71,1%) Về việc áp dụng phương pháp vào chương trình học có giúp làm tăng hiệu suất không, các sinh viên này đều biết lợi ích của việc này ảnh hưởng tốt đến việc học chiếm số lượng 78,8%, 21,2% cho rằng là không hiệu quả Các khảo sát được nhóm nghiên cứu tạo ra nhằm làm rõ những ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với sự nghiệp học tập của sinh viên và đồng thời đề xuất các biện pháp phù hợp giúp cải thiện tình trạng học tập cho sinh viên Để thực hiện mục tiêu, Nguyễn Thị Thu Hiền (2018) đã “Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm tới khả năng nói tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất tại Học viện Quân y”, 88 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên nằm trong độ tuổi từ

18 đến 20 và chưa học qua chương trình đào tạo tiếng Anh ở Học viện này trở thành đối tượng của nhà nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng cho bài nghiên cứu này đó là áp dụng phương pháp can thiệp xã hội học (hành vi can thiệp ở đây là thuyết trình nhóm vào trong giảng dạy), phương pháp so sánh giữa việc đã áp dụng và không áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên sử dụng từ đúng, ít mắc lỗi tăng từ 16% lên 41%; khả năng sử dụng thành thạo xen lẫn câu phức vào câu đơn tăng từ 61% lên 75%; tỷ lệ sinh viên nói lưu loát, trôi chảy, không bị ngập ngừng tăng từ 25% lên 45%; các sinh viên biểu đạt ý nghĩa lời nói rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng các từ nối tốt tăng từ 67% lên 77%; điểm giỏi và khá cũng được cải thiện từ 43% lên đến 74%; phương pháp thuyết trình nhóm thể hiện được sự hiệu quả và nhận được sự thích thú của các bạn sinh viên khi tỉ lệ yêu thích và rất thích chiếm đa số với 96% Với những con số biết nói này, tác giả đã khẳng định về tính hiệu quả cũng như khả năng áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm có những tác động tốt tới khả năng nói tiếng Anh của sinh viên Học viện Quân y.

Theo Nguyễn Thị Mỹ Duyên và các cộng sự (2022) “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên” đã tiến hành điều tra 100 sinh viên có bao gồm sinh viên của các trường Đại học khác Khảo sát này nhằm hướng đến mục tiêu là làm rõ trình độ thuyết trình của sinh viên, nguyên nhân nào dẫn đến kỹ năng thuyết trình chưa được tốt và tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục, giúp học sinh có thêm tự tin khi thuyết trình Kết quả cụ thể như sau: có đến 91,7% sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, duy nhất 1% cho rằng không quan trọng và số còn lại ở mức bình thường; ngoài ra, sinh viên tự đánh giá khả năng thuyết trình của mình đều nằm ở mức trung bình (tập trung nhiều nhất ở mức 5) Các nguyên nhân được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến kỹ năng thuyết trình đó chính là sự thiếu tự tin của các bạn sinh viên, tiếp theo đó là trình tự sắp xếp của bài thuyết trình chưa logic, thiếu tính thuyết phục, chưa biết nắm bắt nội dung chính của bài thuyết trình dẫn đến tình trạng lan man Bên cạnh đó, sinh viên chưa thể thoát khỏi việc cầm tài liệu để thuyết trình, khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cũng bị hạn chế Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã khảo sát về những biện pháp mà sinh viên dùng để cải thiện kỹ năng thuyết trình, 69,8% sinh viên lựa chọn tham gia các buổi hội thảo, khóa học vì ở đây những diễn giả có kinh nghiệm có khả năng truyền thụ tốt hơn, tốc độ hiệu quả sẽ nhanh hơn so với giải pháp tham gia học nhóm Đồng thời, bài viết đề ra các giải pháp giúp sinh viên cải thiện kỹ năng này như luyện tập, thực hành thuyết trình mỗi khi có điều kiện, chuẩn bị kĩ càng chu đáo trước mỗi buổi thuyết trình, tập sử dụng cùng lúc hai ngôn ngữ là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể Cuối cùng, hãy tận dụng mọi cơ hội, tích tiểu thành đại, kinh nghiệm gom góp được sẽ trở thành sức mạnh lớn tạo nên thành công.

Theo Trương Thị Hoa và các cộng sự (2017) nghiên cứu về “Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội” đã thực hiện khảo sát

200 sinh viên K65 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm tìm hiểu mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên như thế nào và các nguyên nhân tác động đến điều này Để thực hiện thì nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm Kết quả thu được như sau: đối với nhận thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình thì có đến 62,5% cho rằng rất cần thiết, số còn lại cho rằng là cần thiết; đối với kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi chưa rèn luyện, sự đánh giá của giáo viên và sinh viên tự đánh giá đều không cho rằng kỹ năng của họ ở mức độ rất tốt, 2% sinh viên tự đánh giá tốt và giáo viên không đánh giá sinh viên nào ở mức này, khá với 22,5% từ sinh viên và 15% với giáo viên, trung bình với 27% từ sinh viên và 24% từ giáo viên, mức độ trung bình chiếm nhiều phần trăm với 48,5% với sinh viên và 61% từ giáo viên Những nguyên nhân chủ quan được cho là ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên như có thể nói đến như: các bạn chưa thực sự tích cực rèn luyện, một số bạn thiếu sự chủ động trong việc rèn luyện, một số khác lại chưa nhận thấy được việc có kỹ năng thuyết trình quan trọng như thế nào; bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan như yêu cầu của giáo viên thông qua việc giảng dạy các môn học để rèn luyện cho các bạn sinh viên hay hoạt động từ nhà trường có liên quan đến kỹ năng này cho sinh viên tham gia rèn luyện Như vậy, với các giải pháp được thực hiện nhằm cải thiện kỹ năng cho sinh viên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát và thu được kết quả rất khả quan với mức độ rất tốt, sinh viên đánh giá 21,5%, giáo viên đánh giá 11%; tốt là 33,5% sinh viên tự đánh giá, 17,5% giáo viên đánh giá; khá 41% sinh viên tự đánh giá, giáo viên là 28%; trung bình với 3% sinh viên tự đánh giá và 34,5% giáo viên đánh giá; yếu chỉ với 1% từ sinh viên đánh giá và 9% do giáo viên đánh giá Kết luận lại, các giải pháp thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình rèn luyện kỹ năng sinh viên.

Theo Lại Thế Luyện (2012) với cuốn sách “Kỹ năng thuyết trình hiệu quả” đã mang đến cho người đọc nhận thấy rằng tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong học tập cũng như sự nghiệp cuộc sống Theo ông, sẽ thật khó để có được thành công nếu không có kỹ năng thuyết trình Ở đây, tác giả đã dẫn ra rất nhiều chứng cứ, ví dụ cụ thể nhằm củng cố cho khẳng định của mình: nếu là một nhân viên thì kỹ năng thuyết trình sẽ thu hút được khách hàng, thuyết phục khách hàng mua món sản phẩm đó, nếu là thành viên trong các dự án kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn truyền tải được hết nội dung trong các bảo cáo một cách cho tiết và hoàn hảo nhất và đặc biệt nếu là sinh viên thì đây lại càng là một kỹ năng nhất định phải có Thực tế rằng, sự thiếu tự tin của các bạn sinh viên khiến cho bài thuyết trình thiếu hiệu quả Chính vì thế, cuốn sách nảy ra đời nhằm đến các đối tượng nhân viên, đội ngũ bán hàng và đông đảo các bạn sinh viên có mong muốn được hoàn thiện kỹ năng thuyết trình Trong cuốn sách này, những kinh nghiệm, vấn đề cơ bản nhất cũng như những gợi ý mà tác giả gửi gắm đến với người đọc như khi chuẩn bị thuyết trình cần biết những chú ý gì, vượt lên lo lắng, cách tự tin trước đám đông, nội dung bài thuyết trình có cấu trúc như thế nào, cách thiết kế các slide, cách tận dụng các loại phương tiện hỗ trợ…Tác giả mong muốn có thể giúp mọi người có kỹ năng thuyết trình tốt, giúp ích cho bản thân và gặt hái được thành công.

Với bài “Nghiên cứu, nâng cao, thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên đại học” của Nguyễn Hữu Hiếu (2021) đã nêu lên được những yêu cầu, đòi hỏi về việc đào tạo, quá trình khảo sát, đánh giá chất lượng, rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên nhằm mục đích phân tích về thực trạng, mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên Đại học Gia Định Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các nguyên nhân dẫn đến việc kỹ năng thuyết trình của sinh viên còn kém: mất cân bằng serotonin trong não bộ khiến con người bồn chồn và bị mất tập trung, tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh và bị stress Giải pháp được nhóm đưa ra ở đây nhằm cải thiện kỹ năng thuyết trình gồm chú ý việc kết nối với khán giả - người đang lắng nghe mình, kiểm soát tốt bản thân như giọng nói, tốc độ, hãy thuyết trình thật thoải mái tránh cố nhớ nói chính xác từng từ…

Theo Trần Đặng Anh Huy và các cộng sự (2021) đã tìm hiểu về “Trình bày về kỹ năng thuyết trình – Xây dựng kế hoạch rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình cho bản thân trong tương lai” Nhóm nghiên cứu đã làm rõ cho người đọc thấy cấu trúc của một bài thuyết trình như thế nào (gồm có 3 phần), các bước chuẩn bị thuyết trình ra sao (chuẩn bị, tìm hiểu bài, soạn bài, thu thập thông tin, sắp xếp thông tin, tìm hiểu không gian, các dụng cụ phương tiện hỗ trợ thuyết trình), kỹ năng cần có cho việc thuyết trình được hiệu quả (giọng nói, sự tự tin, trình bày khoa học, sự tương tác với khán giả ) Qua đó, nhóm cũng chỉ ra các hạn chế còn tồn tại gây ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình như đọc quá nhiều, không giao lưu tương tác, tác phong không đúng mực.

Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên có thể rèn luyện nhằm nâng cao khả năng thuyết trình như luyện nói, ghi âm để điều chỉnh giọng nói, học tập lấy kinh nghiệm từ những người có mức độ thuyết trình tốt và phải làm chủ được bản thân, phải tự tin Tuy nhiên ở đây, nhóm nghiên cứu về mặt lý thuyết là chính, chưa thể hiện được nhiều ở khía cạnh thực tế, cũng như chưa có các số liệu thống kê cụ thể để chứng minh cho bài nghiên cứu này.

Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó

Theo tổng quan tình hình các nghiên cứu hiện nay, có thể thấy dù có nhiều nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đề cập, phân tích chuyên sâu và đưa ra giải pháp cụ thể từng mặt, từng khía cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phốHồ Chí Minh.

Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng: nhóm tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ đó thu thập số liệu phân tích câu trả lời và cuối cùng thực nghiệm Bằng cách sử dụng các phần mềm phân tích tính toán làm cho việc xử dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả và chính xác Làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai sót kỹ thuật phát sinh do yếu tố con người trong quá trình phân tích dữ liệu.

Nhóm quyết định chọn thiết kế nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng câu hỏi) vì giúp thu nhập được một lượng lớn thông tin mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay chi phí Ngoài ra, những vấn đề ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình ở sinh viên là một vấn đề đa hướng, có mối liên hệ với nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong của sinh viên Do đó, nghiên cứu định lượng sẽ là lựa chọn hợp lý và cho phép thu thập nhiều thông tin hơn về khái niệm này so với nghiên cứu định tính Nghiên cứu này mặc dù chỉ thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng bằng nghiên cứu định lượng nghiên cứu có thể khái quát hóa cho các trường tại những thành phố khác ở Việt Nam.

Chọn mẫu

Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, một trường công lập lớn với chương trình đào tạo chất lượng cao và đa dạng, bao gồm 34 ngành đại trà, 19 ngành chất lượng cao và 8 ngành liên kết quốc tế Với gần 35.000 sinh viên theo học ở nhiều chuyên ngành khác nhau, trường có thể cung cấp lượng dữ liệu lớn cho đề tài nghiên cứu Vì vậy, nhóm quyết định lựa chọn sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu.

Dân số chọn mẫu: 35.000 sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên phân theo cụm Nhóm quyết định chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân theo cụm vì không có khung mẫu nghiên cứu nên chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất trong tất cả các phương pháp chọn mẫu Bên cạnh đó phương pháp chọn mẫu này nó đại diện cho toàn bộ dân số chọn mẫu, nên kết luận rút ra từ mẫu có thể khái quát hóa cho toàn bộ dân số chọn mẫu Đồng thời giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả thống kế trong quá trình khảo sát

Quy trình chọn mẫu: Bước đầu tiên cần chia số sinh viên nghiên cứu thành các khoa khác nhau như: khoa Quản trị kinh doanh, khoa Kế toán kiểm toán, khoa Tài chính doanh nghiệp, khoa Công nghệ thông tin,…Sau đó từ các khoa được chia chọn ra 5 khoa, từ 5 khoa được chọn tiếp tục chọn ra 3 khóa K16, K17 và K18 nằm trong các khoa đó để tiến hành thực hiện khảo sát.

Trong đó: Độ chính xác là 95%

N = 35000 z = 1.96 p = 50% = 0.5 e = 0.05 Ta có công thức: n Theo nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì sự ước lượng giá trị trung bình của dân số càng chính xác và có độ tin cậy cao hơn Đồng thời, dựa trên điều kiện kinh phí và thời gian nghiên cứu, nhóm quyết định chọn 380 sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành thực hiện khảo sát Với số lượng mẫu cần cho khảo sát, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên 3 khoa Sau đó, trong số các khoa này chọn ra 3 khóa để khảo sát.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Sử dụng phương pháp quan sát Thực hiện quan sát tại các buổi học của sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra các đánh giá khách quan và thu thập được thông tin thực tiễn về mẫu nghiên cứu

Mục tiêu 2: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi Khảo sát được tiến hành trực tiếp bằng cách phát phiếu khảo sát cho các sinh viên tại sân trường, thư viện,…

Mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phương pháp suy luận logic Các giải pháp này được xây dựng dựa trên:

Kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu. Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện thực tế của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ ChíMinh.

Mô hình nghiên cứu

Biến độc lập: các yếu tố ảnh hưởng (Tác phong thuyết trình, nội dung thuyết trình, công cụ trực quan và các yếu tố ngoại tác)

Biến phụ thuộc: kỹ năng thuyết trình của sinh viênBiến trung gian: số lần thuyết trình trong một học kìBiến ngoại lai: sự tự tin, khả năng diễn đạt của mỗi người

Quy trình thu thập dữ liệu

Nhóm chọn sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì tính đơn giản và dễ thực hiện Phương pháp này cho phép thu thập khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian và chi phí hợp lý Hơn nữa, việc phân tích dữ liệu từ phiếu câu hỏi cũng thuận tiện và dễ dàng hơn so với các phương pháp nghiên cứu khác.

Khảo sát dùng bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm 15 câu hỏi Trong đó: có 3 câu hỏi, hỏi về thông tin cá nhân và 12 câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu: từ tháng 05/2023 – 08/2023.

Xác định được mẫu nghiên cứu, người khảo sát tiếp cận đối tượng Xin phép họ dành ra một chút thời gian để tiến hành khảo sát, sau đấy tiến hành phát phiếu khảo sát cho họ.

Trung bình một người sẽ mất tầm 7 phút để hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát.

Trong lúc các bạn sinh viên tiến hành khảo sát, người khảo sát phải ở cạnh bên, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc về câu hỏi khảo sát.

Sau khi các bạn sinh viên hoàn thành xong phiếu khảo sát, người khảo sát tiến hành thu lại phiếu khảo sát.

Yếu tố ngoại tác(không gian và thời gianCông cụ trực quan

Quy trình được lặp lại liên tục cho đến khi người khảo sát thu thập đủ số lượng dữ liệu mà nhóm đặt ra.

Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu

Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học

Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Sử dụng các phép tính thống kê mô tả: tính trung bình tuổi của mẫu nghiên cứu, tính phần trăm, tính số lượng trong số những người được chọn làm mẫu có bao nhiêu sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, khoa Kế toán kiểm toán và khoa Công nghệ thông tin.

Sử dụng phép tính so sánh trung bình 2 đám đông t – test để so sánh các nhóm trong mẫu ( sinh viên K16/K17/K18; nam/nữ; đi học/đi làm)

Mục tiêu 2: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng thống kê mô tả để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phép suy luận logic rút ra được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phốHồ Chí Minh Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình ở sinh viên.

Thiết kế công cụ thu thập thông tin

Công cụ thu thập thông tin

Công cụ nghiên cứu dùng để thu thập thông tin: bảng câu hỏi khảo sát Vì công cụ nghiên cứu này đem lại sự thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và dễ tiếp cận,thu thập thông tin từ những đối tượng cần khảo sát.

Quy trình thiết kế công cụ công cụ thu thập thông tin

Bước 1: Xác định các mục tiêu cụ thể, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.

Bước 2: Liệt kê tất cả các câu hỏi liên quan đến từng mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3: Xác định các thông tin cần thiết dùng để trả lời cho các câu hỏi ở bước 2.

Bước 4: Định dạng các phương án trả lời câu hỏi khảo sát.

Bước 5: Xác định cách dùng từ ngữ trong bảng khảo sát.

Bước 6: Xác định cấu trúc của bảng câu hỏi khảo sát.

Bước 7: Xác định hình thức của bảng câu hỏi khảo sát.

Bước 8: Viết các câu hỏi dùng để thu thập dữ liệu mà nghiên cứu cần.

Bước 9: Tiến hành kiểm tra và sửa chữa các lỗi sai.

Thang đo phù hợp

Sử dụng thang đó tỉ lệ cho bài nghiên cứu Vì với thang đo này nhóm nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng, so sánh các khoảng cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các dữ liệu Ngoài ra thang đo tỉ lệ còn cho biết quan hệ giữa hai giá trị đo bất kì.

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu sẽ có 5 chương chính với những nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương này sẽ cung cấp tổng quan về những tài liệu liên quan đến kỹ năng thuyết trình, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2: Nội dung – Phương pháp

Chương này mô tả việc nghiên cứu, thiết kế, chọn mẫu, đưa ra phương pháp nghiên cứu, quy trình thu thập thông tin và thiết kế công cụ giúp thu thập thông tin.

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Chương này trình bày kết quả dữ liệu được phân tích một cách chi tiết và thảo luận về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu trên Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả với kết quả của các nghiên cứu trước đó Từ đó có thể xác định được những điểm tương đồng với các nghiên cứu cũng như phát hiện ra những điểm mới, những đóng góp của nghiên cứu của mình giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về giá trị của nghiên cứu.

Chương 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương này sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có thể xác định được các giải pháp phù hợp để nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương này sẽ tập trung đưa ra những kết quả nghiên cứu chính Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại họcCông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua việc tập trung vào các kết quả nghiên cứu quan trọng , chương này giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về những giá trị mà nghiên cứu đóng góp.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ:

2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 3 Tiến hành khảo sát

4 Xử lý và phân tích dữ liệu 5 Viết luận văn

6 Bảo vệ luận văn trước hội đồng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thị Thu Trang, 2019 Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai, số 13, trang 9-19.

[Ngày truy cập: ngày 8 tháng 4 năm 2023]

2 Trần Đặng Anh Huy – Phan Thanh Trúc Ly – Trần Thị Kim Quyên – Nguyễn Thanh

Tiền – Nguyễn Ngọc Huyền Trân – Hoàng Phương Trinh – Nguyễn Trương Thảo Vy, 2021 Trình bày về kỹ năng thuyết trình – Xây dựng kế hoạch rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình cho bản thân trong tương lai Trường Đại học Công nghiệp Thành phố

3 Lại Thế Luyện, 2021 Kỹ năng thuyết trình Trường Đại học Tài chính – Marketing.

[Ngày truy cập: ngày 7 tháng 4 năm

4 TS Hồ Thanh Mỹ Phương, nhóm cộng tác viên Trương Thị Mỹ Dung và Đoàn Mỹ

Ngọc, 2007 Kỹ năng thuyết trình (Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang) Trường Đại học An Giang.

[Ngày truy cập: ngày 8 tháng 4 năm 2023].

5 Phan Thị Hồng Xuân, 2017 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình đa phương tiện cho học sinh trung học phổ thông Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, trang 1-7.

[Ngày truy cập: ngày 7 tháng 4 năm 2023].

6 Võ Toàn Phương Dung – Trần Xuân Hoàng – Nguyễn Thị Tuyết Như – Nguyễn Thị

Hoàng Oanh – Lý Thị Diễm Sương, 2017 Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên Đại học Sài Gòn Trường Đại học Sài Gòn thành phố Hồ Chí

7 Nguyễn Thị Thu Hiền, 2018 Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm tới khả năng nói tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất tại Học viện Quân y Tạp chí

Nghiên cứu Nước ngoài, số 3, trang 46-57.

[Ngày truy cập: Ngày 3 tháng 4 năm 2023].

8 Nguyễn Thị Mỹ Duyên – Nguyễn Phương Dung – Hứa Đỗ Hoàng Hảo – Nguyễn Thị

Thu Huyền – Hoàng Hồng Ngọc, 2022 Kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn.

9 Trương Thị Hoa và Nguyễn Thùy Linh, 2017 Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tạp chí khoa học, số 9, trang 204-212.

[Ngày truy cập: ngày 5 tháng 4 năm 2023].

10 Lại Thế Luyện, 2012 Kỹ năng thuyết trình hiệu quả Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

11 Nguyễn Hữu Hiếu – Nguyễn Ngọc Sông Ngân – Trần Văn Thành – Nguyễn Thị Bích

Trâm, 2021 Nghiên cứu, nâng cao, thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên đại học Trường Đại học Gia Định.

PHỤ LỤC A BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA BẠN 1 Họ và tên:

2.Giới tính của bạn: Nam Nữ Khác

Công nghệ điện Công nghệ điện tử Thương mại – du lịch Ngoại ngữ Kế toán - kiểm toán

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT 1 Thực trạng làm thêm của sinh viên Câu 1: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm rằng Kỹ năng thuyết trình là một yếu tố cần thiết không ? Có Không

Câu 2: Anh (chị) có tự tin khi thuyết trình trước đám đông không?

Câu 3: Nếu được tự đánh giá thì anh (chị) nghỉ kỹ năng thuyết trình của bản thân ở mức độ nào ? Rất tốt Tốt Khá Trung Bình Khá Tệ

Câu 4: Anh (chị) nghỉ đâu là lý do dẫn đến việc thuyết trình của bản thân không được tốt?

Do thiếu tự tin về ngoại hìnhDo thiếu kiến thức

Do sợ phải thuyết trình trước đám đông Do lý do khác

Tôi tự tin về khả năng thuyết trình của bản thân

Câu 5: Anh (chị) có thường hay thuyết trình trên lớp không ?

Có tôi rất hay thuyết trình Tôi rất ít khi thuyết trình Tôi chưa bao giờ thuyết trình

Câu 6: Theo anh (chị) việc thuyết trình mang lại mục đích gì?

Giúp chuyền tải nội dung và thông điệp của bản thân đến người nghe Giúp bản thân tự tin hơn trong các mối quan hệ, giao tiếp xã hội Thuyết trình tốt giúp chúng ta phỏng vấn và xin việc dễ dàng hơn Tôi thấy việc thuyết trình không mang lại lợi ích gì

Câu 7: Anh (chị) có nghĩ việc chuẩn bị trước khi thuyết trình là cần thiết ?

Câu 8: Anh (chị) nghỉ việc tương tác với người xem trong quá trình thuyết trình có quan trọng không ? Rất quan trọng Có hay không không quan trọng Không quan trọng

Câu 9: Thời gian rảnh rỗi anh (chị) có hay tập luyện việc thuyết trình ?

Thường xuyên vào những khi rãnh rỗi Thỉnh thoảng khi có hứng thú Chỉ tập luyện khi phải thuyết trình Cảm thấy việc tập luyện là không cần thiết

Câu 10: Theo anh (chị) công cụ trực quan (slide, máy chiếu, micro…) có ảnh hưởng đến bài thuyết trình?

Câu 11: Theo anh (chị) yếu tố ngoại tác (thời gian và không gian) có ảnh hưởng đến bài thuyết trình?

Có Không Câu 12: Từ khi luyện tập kỹ năng thuyết trình khả năng giao tiếp của Anh (chị) đã được cải thiện như thế nào ?

Rất tốtTốtKháKhông thay đổiTệ hơn

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

w