MỤC LỤC
Theo tổng quan tình hình các nghiên cứu hiện nay, có thể thấy dù có nhiều nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đề cập, phân tích chuyên sâu và đưa ra giải pháp cụ thể từng mặt, từng khía cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng: nhóm tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ đó thu thập số liệu phân tích câu trả lời và cuối cùng thực nghiệm.
Bằng cách sử dụng các phần mềm phân tích tính toán làm cho việc xử dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai sót kỹ thuật phát sinh do yếu tố con người trong quá trình phân tích dữ liệu. Nhóm quyết định chọn thiết kế nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng câu hỏi) vì giúp thu nhập được một lượng lớn thông tin mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay chi phí.
Ngoài ra, những vấn đề ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình ở sinh viên là một vấn đề đa hướng, có mối liên hệ với nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong của sinh viên. Do đó, nghiên cứu định lượng sẽ là lựa chọn hợp lý và cho phép thu thập nhiều thông tin hơn về khái niệm này so với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu này mặc dù chỉ thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng bằng nghiên cứu định lượng nghiên cứu có thể khái quát hóa cho các trường tại những thành phố khác ở Việt Nam.
Với gần 35.000 sinh viên đang theo học tại trường với nhiều ngành học khác nhau có thể cung cấp một lượng lớn dữ liệu cho đề tài nghiên cứu. Đây chính là lý do mà nhóm quyết định chọn sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu. Dân số chọn mẫu: 35.000 sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm quyết định chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân theo cụm vì không có khung mẫu nghiên cứu nên chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất trong tất cả các phương pháp chọn mẫu. Bên cạnh đó phương pháp chọn mẫu này nó đại diện cho toàn bộ dân số chọn mẫu, nên kết luận rút ra từ mẫu có thể khái quát hóa cho toàn bộ dân số chọn mẫu. Đồng thời giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả thống kế trong quá trình khảo sát.
Quy trình chọn mẫu: Bước đầu tiên cần chia số sinh viên nghiên cứu thành các khoa khác nhau như: khoa Quản trị kinh doanh, khoa Kế toán kiểm toán, khoa Tài chính doanh nghiệp, khoa Công nghệ thông tin,…Sau đó từ các khoa được chia chọn ra 5 khoa, từ 5 khoa được chọn tiếp tục chọn ra 3 khóa K16, K17 và K18 nằm trong các khoa đó để tiến hành thực hiện khảo sát. Theo nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì sự ước lượng giá trị trung bình của dân số càng chính xác và có độ tin cậy cao hơn. Với số lượng mẫu cần cho khảo sát, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên 3 khoa.
Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thực hiện quan sát tại các buổi học của sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra các đánh giá khách quan và thu thập được thông tin thực tiễn về mẫu nghiên cứu. Mục tiêu 2: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát được tiến hành trực tiếp bằng cách phát phiếu khảo sát cho các sinh viên tại sân trường, thư viện,…. Mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phương pháp suy luận logic.
Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện thực tế của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.