1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhóm: Lớp học phần: DHKS16A - 420300319825Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trường Đạihọc Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.Điểm tiểu luận nhóm:CL

Trang 1

CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌCLớp học phần: DHKS16A

Mã học phần: 420300319825Tên nhóm: NHÓM

TIỂU LUẬN

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌCLớp học phần: DHKS16A

Mã học phần: 420300319825Tên nhóm: NHÓM

Trang 4

Nhóm: Lớp học phần: DHKS16A - 420300319825

Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trường Đạihọc Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Điểm tiểu luận nhóm:CLO

CL 2Phầnmở đầu

Lý do chọn đề tàiMục tiêu nghiên cứuCâu hỏi nghiên cứuĐối tượng/phạm vi nghiên cứuÝ nghĩa khoa họcÝ nghĩa thực tiễn

Tổngquantài liệu(1.5)

Dàn ý

Nội dung

Phương pháp nghiêncứu(3)

Thiết kế nghiên cứuPhương pháp nghiêncứu

Chọn mẫuBảng khảo sát

Hình Diễn đạt/ Chính tả

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

(0.5) Hình thức trình bày

CL 4Tríchdẫn và tài liệuthamkhảo(2)

ParaphrasingGhi nguồn đầy đủcho các trích dẫntrong bài

Trình bày trích dẫntrong bài

Số lượng/ chất lượngtài liệu tham khảoTrình bày danh mụcTLTK

Tổng điểm (a)

Trang 6

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓMCLOSTTHọ và TênXếp loại Điểm quy

Điểm tổngkết (a+b)

CLO 4

1 Phan Ngọc Đông Nguyên /1.02 Lưu Trần Kiều Ngân /1.03 Đỗ Thị Kiều Oanh /1.04 Nguyễn Thị Ngọc Tuyền /1.0

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2

Trang 7

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4.3 Thời gian nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1 Các khái niệm 4

1.1 Chi tiêu hợp lý 4

1.2 Chi tiêu không hợp lý 4

1.3 Thu nhập 5

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 5

3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó .14NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 14

1 Thiết kế nghiên cứu 14

2 Chọn mẫu 14

3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 15

4 Mô hình nghiên cứu, biến số, thang đo 16

5 Phương pháp nghiên cứu 16

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 17

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHỤ LỤC 23

PHỤ LỤC A 23

PHỤ LỤC B 28

Trang 8

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 28

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành tốt bài tiểu luận tốt trong đó có nỗ lực và công sức của nhóm chúngem và những sự giúp đỡ gián tiếp lẫn trực tiếp của các thầy cô và nhà trường, em thậtsự xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Hiệu trưởng và các thầy cô giảng viên trong trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tụi em về cơ sở vật chất hiện đại, đemđến những kho tàng tài liệu tham khảo thật chất lượng và thuận lợi cho nghiên cứu củachúng em.

Tiếp đến em xin cảm ơn đến Khoa Khoa học cơ bản đã đưa bộ môn Phươngpháp luận nghiên cứu khoa học đến với chúng em và có những phương pháp giảngdạy, tài liệu chỉnh chu nhất để chúng em được học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thứcbố ích để có thể giúp ích được cho bài các bài tiểu luận cho các bộ môn khác và đặcbiệt là bài khóa luận tốt nghiệp sắp tới của chúng em.

Cuối cùng em xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất và bày tỏ lòng biếtơn thật sâu sắc đối với thầy Huỳnh Tấn Dũng, người giảng dạy chúng em bộ môn này.Thầy đã đem đến nhiều rất nhiều kiến thức để giúp chúng em có thể cải thiện được vốnkiến thức còn thiếu sót của bản thân mình Thầy đã rất tận tâm và nghiên cứu nhữngphương pháp dạy tốt nhất và chỉ dạy chúng em cho bài tiểu luận này một cách hoànchỉnh nhất.

Chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm làm một bài tiểu luận và một phần nữado kiến thức tụi em còn khá hạn hẹp nên chắc chắn sẽ không thể nào tránh khỏi nhữngsai sót Chúng em mong nhận được nhiều nhận xét từ thầy cô, phê bình những sai sótđể giúp cho tụi em cải thiện nhiều hơn trong tương lai sắp tới.

Lời cuối cùng, em xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô, đặc biệt là thầy

Huỳnh Tấn Dũng Nhóm chúng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô! LỜI CAM ĐOAN

Chúng em, các thành viên của nhóm xin cam đoan bài tiểu luận này hoàn toànlà sự nghiên cứu và tìm hiểu của tất cả các thành viên trong nhóm Vì thế, không có sựsao chép đến từ bất cứ cá nhân, tổ chức hay công trình nghiên cứu nào trước đó.Những tài liệu tham khảo được sử dụng đã trong tiểu luận đã được trích dẫn và đưavào mục tài liệu tham khảo Nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm vớilời cam đoan trên.

Trang 10

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHI TIÊU CỦA SINHVIÊN Ở XA NHÀ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINHPHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trình bày rằng tình hình kinh tế thếgiới năm 2023 gặp nhiều khó khăn từ hệ quả của đại dịch Covid – 2019, căng thẳngchính trị, xung đột quân sự cũng như tình trạng lạm phát cao và kéo dài [1] Do tìnhhình kinh tế khó khăn như thế, xem xét chi tiêu hợp lý của mỗi người là vô cùng quantrọng để đảm bảo được chất lượng cuộc sống luôn ổn định Việc chi tiêu hợp lý có thểlà một nhân tố quan trọng để đóng góp cho sự phát triển cho Việt Nam, giúp Nhànước tích lũy ngân sách Đặc biệt, với một sinh viên đại học xa nhà, họ phải chi trảcho nhiều khoản chi phí khác nhau nhưng lại chưa có một công việc làm tạo ra thuthập ổn định và đầy đủ, họ phụ thuộc nhiều vào tài chính của gia đình, thế nên việcquản lý chi tiêu của bản thân mang tính chất quan trọng hơn nữa

Ở các nước phát triển, để đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của bản thân, sinh viênthường vay tín dụng và sẽ trả khoản vay đó từ thu nhập từ việc làm công việc thêm saugiờ học hoặc nguồn thu khác từ công việc sẽ kiếm được trong thời gian tới [2] Tuynhiên, khoản thu thập từ việc làm thêm lại không quá lớn và họ vẫn nhận được sự trợgiúp từ gia đình

Do thế, việc cân bằng cho việc chi tiêu đối với sinh viên trở nên khó khăn hơn vàlà một bài toán khá phức tạp [3] Điều đó dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng có thểxảy ra khi không quản lý chi tiêu một cách hợp lý nhất trong hoàn cảnh hiện tại củamỗi sinh viên Họ không màng suy nghĩ mà chi tiêu quá nhiều cho việc mua sắmquần áo, hoạt động giải trí và các mặt hàng xa xỉ khác [4] Điều này đôi khi sẽ dẫntới ảnh hưởng về chất lượng học tập và kết quả học tập của sinh viên Nhiều sinhviên sẽ không đủ tiền cho chi tiêu những ngày cuối tháng, từ đó tạo ra một áp lực vềkinh tế từ các khoản phải trả khác bao gồm học phí và sinh hoạt phí Áp lực đó vôhình trung gây căng thẳng và không tập trung hoàn thành việc học tập một các hiệuquả nhất Đồng thời, nguy cơ có biểu hiện lo âu cao hơn gấp 5 lần so với những sinh

Trang 11

viên có đầy đủ tài chính để chi tiêu [5] Không những vậy, việc thiếu hụt chi tiêu còndẫn tới việc không đủ tiền để chi trả những khoản cần thiết hay cấp bách có thể xảy ra,phát sinh những suy nghĩ không tốt, tác động xấu đến phẩm chất bản thân, mối quanhệ với gia đình, ảnh hưởng đến bản thân và còn ảnh hưởng đến mọi người và xã hộixung quanh.

Vì vậy, kỹ năng quản lý chi tiêu hợp lý được coi là một kỹ năng quan trọng đốivới sinh viên hiện nay đặc biệt với tình hình kinh tế khó khăn hiện tại Theo đó vẫncòn tình trạng sinh viên thiếu hụt chi tiêu do việc quản lý chi tiêu kém hiệu quả Đểgiúp tìm hiểu sâu hơn về tình trạng đó, nhóm nghiên cứu với mong muốn tiến hànhnghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tạitrường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Với đề tài này, chúng ta sẽxác định được các yếu tố tác động đến việc chi tiêu của sinh viên, tìm hiểu về mứcđộ hiểu biết và mức độ chi tiêu tài chính cá nhân, tìm hiểu xem nguồn tiền được họsử dụng như thế nào Từ đó, nhóm nghiên cứu đánh giá được việc chi tiêu của sinhviên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có hợp lý hay không,đồng thời dựa vào đó một số giải pháp được đề xuất ra để cải thiện được mức độquản lý chi tiêu hợp lý hơn và mang lại hữu ích trong tương lai.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chính

Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trườngĐại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp nângcao được cách chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trường Đại học Công Nghiệp Thànhphố Hồ Chí Minh hợp lý hơn.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Dựa vào mục tiêu chính, 3 mục tiêu cụ thể được nhóm đưa ra như sau:

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu trong 1 tháng của sinh viên ởxa nhà trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đo lường yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà trường Đạihọc Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trên.

- Đề xuất giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chi tiêu của sinh viên ở xa nhàtrường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 12

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trườngĐại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trường Đạihọc Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được đo lường như thế nào?- Làm thế nào để cải thiện việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà trường Đại học

Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại trường Đại họcCông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Sinh viên ở xa nhà tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

4.3 Thời gian nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu từ tháng 8/2023 đến tháng 12/2023

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Xu hướng chi tiêu của sinh viên hiện nay được phản ánh thông qua sự thay đổitiến bộ hơn của công nghệ và lối sống của họ [7] Xã hội ngày càng hiện đại thì côngnghệ phát triển hơn sẽ đem lại tác động tới sự phát triển của các trang mua sắm trựctuyến, sự tiện lợi và khuyến mãi trên các trang mua sắm trực tuyến Từ đó thu hútđược một lượng lớn khách hàng, trong đó có các sinh viên đại học với nhiều nhu cầukhác nhau Những hiểu lầm về tài chính khiến họ chi tiêu không có kế hoạch [11].Chính vì thế, sinh viên sẽ cần được tiếp xúc với quản lý tài chính ở giai đoạn sớm nhất[8] Điều quan trọng không chỉ là sinh viên phải có kiến thức tài chính mà còn phải ápdụng nó vào cuộc sống hằng ngày [10]

Chính vì tình trạng chi tiêu không có kế hoạch và bị tác động từ nhiều yếu tố khácnhau của sinh viên đã trở thành một vấn đề cần quan tâm trong xã hội hiện nay Vì vậy,nhóm đã chọn chủ đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinhviên ở xa nhà tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ở xa gia đìnhnhằm đưa ra những kiến thức bổ ích và kế hoạch chi tiêu hợp lý Đồng thời cũng là

Trang 13

nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về đề tài chi tiêu của sinhviên và đem lại một số kiến thức bổ ích cho kho tàng tri thức Việt Nam.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trong xã hội ngày càng phát triển, việc cân bằng giữa khoản thu nhập kiếm đượcvà chi trả cho phần chi tiêu là yếu tố quan trọng đối với một sinh viên xa nhà cụ thể làtại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ở các tỉnh khác lêncó cuộc sống xa nhà, việc chi tiêu hợp lý là điều rất cần thiết Phần lớn nguồn thu nhậpchủ yếu từ sự hỗ trợ của gia đình, có một phần nhỏ từ bản thân, tuy nhiên không phảilà tất cả sinh viên Mỗi tháng, sinh viên cần phải chi tiêu rất nhiều thứ cho bản thân,vậy làm sao để chi tiêu hợp lý là một điều không hề dễ dàng Kết quả nghiên cứu nàymột phần giúp cho gia đình, nhà trường hiểu thêm về việc chi tiêu của sinh viên ở xanhà tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giảipháp hữu hiệu và hiệu quả hơn giúp sinh viên có cách quản lý chi tiêu một cách hợplý, đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1 Các khái niệm1.1 Chi tiêu hợp lý

Chi tiêu hợp lý là việc thực hiện các khoản chi trả dựa trên lý trí thay vì dựa vàocảm xúc Nó liên quan đến việc sắp xếp các chi phí theo thứ tự ưu tiên, đặt nhữngkhoản chi quan trọng lên hàng đầu và ưu tiên hóa mục tiêu ổn định tình hình tàichính hiện tại cũng như phát triển tài chính trong tương lai [26-27].

1.2 Chi tiêu không hợp lý

Chi tiêu không hợp lý có lẽ sẽ không có bất kỳ khái niệm nào cụ thể để nói vềnó Theo cuốn sách nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân của tác giả Brian Tracy vàDan Strutzel xuất bản năm 2022 [12], bạn có thể hiểu rằng, chi tiêu không hợp lýgiải thích cho sự thiếu thốn tiền bạc bởi, chi tiêu và thu nhập nên đi cùng nhau vàtác động vào nhau Chi tiêu không hợp lý là sử dụng tiền không có kế hoạch cụ thể, sửdụng không đúng chỗ, tiêu sài phung phí vào những việc không cần thiết, số tiền chitiêu vượt quá mức thu nhập bởi vì đó, khi chi tiêu vượt qua mức thu nhập kiếm được,bạn sẽ không còn đủ ngân sách để chi tiêu cho những việc cần thiết phát sinh nữa, đócũng được hiểu là sự thiếu thốn về tiền bạc.

Trang 14

1.3 Thu nhập

Thu nhập là tổng số tiền cá nhân mỗi người được hưởng khi tham gia hoạt độngthị trường kinh tế trong khoảng thời gian nhất định và phải trích một khoản nộp thuếnếu có [22]

Trong đề tài này đề cập đến sinh viên, thu nhập sinh viên có 2 nguồn thu nhậpchính: thu nhập từ trợ cấp gia đình hàng tháng và thu nhập từ bản thân Đối với thunhập từ trợ cấp từ gia đình là khoản tiền được cung cấp hàng tháng cho chi tiêu nhucầu sinh hoạt cần thiết Còn thu nhập từ bản thân sinh viên là khoảng thu nhập tự bảnthân sinh viên làm ra và thu được từ các công việc như gia sư, phục vụ, bán hàng trêncác nền tảng xã hội, Đồng thời khoản thu nhập này không đóng thuế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại, chi tiêu không còn là vấn đề củanhững người khó khăn về tài chính nữa bởi, việc chi tiêu không chỉ ảnh hưởng đếnbản thân ở hiện tại mà còn là sau này Việc chi tiêu nó cũng sẽ khiến con người hìnhthành một thói quen, nhưng nếu là thói quen chi tiêu không hợp lý thì đem lại rấtnhiều tác động xấu cho sau này Vì vậy, việc chi tiêu như thế nào và quản lý chi tiêucủa sinh viên mang vai trò quan trọng bởi nó không chỉ đòi hỏi kiến thức về tàichính mà có thể giúp sinh viên hình thành lối sống lành mạnh, chi tiêu hợp lý, tíchlũy cho tương lai Điều này nhấn mạnh rằng việc giáo dục cần phải tập trung khôngchỉ vào khía cạnh lý thuyết về quản lý hợp lý tài chính, mà cũng tập trung vào việcxây dựng những giá trị sống tích cực để hỗ trợ sinh viên tự quản lý cuộc sống hàngngày một cách hiệu quả

Năm 2018, J T C Bona đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá và xem xétcó những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của sinh viên tại đại học bangSurigao del Sur ở Cantilan, cực bắc đô thị ở tỉnh Surigao del Sur, Philippines.Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu.Đồng thời, thực hiện phỏng vấn bằng cách phỏng vấn để tìm ra các câu trả lời, từ đóxác minh câu trả lời của người trả lời và yêu cầu thêm các thông tin liên quan Kếtquả nghiên cứu thu được cho thấy “hoàn cảnh gia đình” có ảnh hưởng rất nhiều đến“hành vi chi tiêu của sinh viên” Tác giả kết luận rằng chính cha mẹ đóng vai tròquan trọng trong việc hình thành nên thái độ chi tiêu cũng như thái độ sống của concái Trong bài nghiên cứu, nhận định được tác giả đưa ra rằng có kiến thức tài chính

Trang 15

đủ chỉ là một phần trong việc quản lý chi tiêu hợp lý, điều quan trọng là nên tìmhiểu về tài chính sớm nhất có thể kết hợp với một thái độ sống lành mạnh tích cựcvới sự giáo dục và hỗ trợ từ cha mẹ [6].

Bài nghiên cứu của tác giả Jamilah Kamis vào năm 2021 cho thấy thế hệ trẻ sinhviên Malaysia thích tiêu tiền như mơ, từ đó họ phải đối mặt với những thay đổitrong lối sống chi tiêu của mình Vì thế, “nhằm tìm hiểu, khám phá yếu tố ảnhhưởng đến hành vi chi tiêu của sinh viên Malaysia”, nghiên cứu đã được thực hiện.Họ xem xét rằng các yếu tố thái độ về tiền bạc bao gồm quyền lực, sự ngờ vực, thờigian duy trì và sự lo lắng hay các yếu tố như “giới tính, tuổi tác” có tác động đếnhành vi chi tiêu và nếu có thì tác động như thế nào với mức độ nào thông qua thuthập mẫu nghiên cứu từ 176 sinh viên đến từ các trường đại học tại Malaysia Quacác bước phân tích, họ kết luận rằng “độ tuổi” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến“hành vi chi tiêu” của sinh viên Từ đó một số kiến nghị như thiết lập kỹ thuật hỗ trợquản lý chi tiêu đã được tác giả đề xuất giúp sinh viên quản lý quỹ tiền một cáchhợp lý hơn trong tương lai [7].

Ngoài ra năm 2012, bài nghiên cứu “các thói quen chi tiêu và nợ thẻ tín dụng”của Kristi Leclerc, đại học New Hampshire thông qua việc nghiên cứu 11 bài trướcđó đã được nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra kết luận cho việc đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến thói quen chi tiêu Cuối cùng, họ kết luận rằng việc dễ dàng tiếp cậnvới thẻ tín dụng khiến thói quen bị chi tiêu bị ảnh hưởng theo chiều hướng khônghợp lý của sinh viên đại học cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra rằng “những sinh viêncó thành tích học tập kém, giới tính nữ, dân tộc thiểu số, lớn tuổi” có xu hướng dễdàng mắc nợ với số tiền lớn hơn các sinh viên khác Đồng thời cho thấy rằng các sựảnh hưởng đến hành vi chi tiêu bao gồm thu nhập từ gia đình, hiểu biết tài chính,qua nghiên cứu này cho thấy, thẻ tín dụng không xấu, nhưng nếu chúng ta không sửdụng nó một cách hợp lý sẽ mang lại một hậu quả cho chính bản thân sinh viên.Việc vay nợ tín dụng hiện nay ở nước ta khá dễ dàng điều này làm ảnh hưởng sâusắc đến lối sống, thói quen và tư duy tiêu dùng của sinh viên Điểm quan trọng cầnchú ý là sinh viên đại học thường chưa phát triển thói quen chi tiêu như thế nào vàviệc sử dụng thẻ tín dụng độc lập Sinh viên cần đề cao sự cẩn trọng đối với hậu quảcủa các quyết định tài chính của mình, vì những quyết định này sẽ ảnh hưởng đếntriển vọng tương lai của họ [4].

Trang 16

Năm 2020, nghiên cứu của nhóm tác giả Umi Raida Awang Zaki, Nur FauzanaYahya và Hasnita Halim từ Đại học Selangor ở Malaysia về “ Mối quan hệ của kiếnthức tài chính đối với tài chính hành vi: một phát hiện thực nghiệm” Trong bài nghiêncứu này, mục đích mà nhóm tác giả là tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiến thức tài chínhvà thái độ tài chính đối với hành vi tài chính Bởi trong thời gian đó, tình trạng phá sảncủa thế hệ trẻ tại Malaysia ngày càng gia tăng nhiều hơn Theo đó, với việc áp dụngbảng câu hỏi khảo sát gồm 160 câu hỏi dành cho sinh viên năm cuối đại học Sau khithực hiện các bước phân tích dữ liệu nhận được từ 152 bảng câu hỏi, nhóm tác giả đưara nhận định rằng kiến thức tài chính và thái độ tài chính có ảnh hưởng đến hành vi tàichính của sinh viên Họ cho rằng “việc trang bị đủ các kiến thức tài chính” là cần thiếtđể giúp sinh viên đảm bảo khả năng quản lý tài chính cho thời gian trong tương lai.Đồng thời, việc nuôi dưỡng và rèn giũa một thái độ tài chính đúng đắn cũng đóng vaitrò quan trọng Thái độ tài chính tốt giúp bản thân sinh viên trân trọng và chi tiêu mộtcách hợp lý hơn cho tương lai, từ đó tích lũy được tài chính bởi sinh viên chỉ đang làthế hệ trẻ, còn một chặng đường dài phía trước chờ đón họ Đồng thời, kết quả nàygiúp đánh giá được tình hình, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn đưa ra các biện pháp cảithiện được tình hình đó [8].

Năm 2016, một nghiên cứu của tác giả R Manu nghiên cứu về “ Xu hướng thựchành chi tiêu và quản lý tiền giữa các sinh viên Kerala” với mục tiêu chính là xem xéthành vi chi tiêu và việc chi tiêu của sinh viên Kerala Bằng cách thu thập dữ liệu từkhảo sát, tác giả đã thu thập được dữ liệu gồm 240 sinh viên trong đó 120 nam và 120nữ Phát hiện ra rằng nguồn thu nhập chính của hầu hết học sinh sinh viên là từ chamẹ Với số tiền đó, họ chi tiêu phần lớn cho các chuyến du lịch, đồ ăn nhanh và đồdùng học tập họ phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ để có thể chi trả cho cuộc sống sinhhoạt hằng ngày Đồng thời, bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng hơn chín mươi phầntrăm giới hạn chi tiêu không vượt quá thu nhập của họ ngoài ra, bài nghiên cứu tiết lộmột số phương pháp quản lý tiền nhằm giúp sinh viên có thể quản lý ngân sách củamình hợp lý hơn, không chi tiêu vào những đồ xa xỉ hay những thứ không hợp lý baogồm sử dụng tiền tiêu vặt một cách có kế hoạch, lập kế hoạch chi tiêu cụ thể đồng thờihình thành cho bản thân một thói quen chi tiêu tiết kiệm [9].

Có một nghiên cứu vào năm 2022 của Jaizal Othman và các cộng sự có liên quanđến hành vi chi tiêu của sinh viên là nghiên cứu về “Ảnh hưởng của hành vi chi tiêu

Trang 17

của sinh viên đại học ở Malaysia” Cho thấy rằng kết hợp khảo sát mô tả bằng công cụnghiên cứu bảng câu hỏi thu có câu cấu trúc từ mẫu gồm 300 sinh viên tại trườngMalaysia và thang đo Likert bậc năm Dữ liệu được phân tích, xử lý bằng phần mềmStatistical Package of Social Science (SPSS), nhóm tác giả chỉ ra rằng các yếu tố tácđộng đến hành vi tiêu dùng của sinh viên gồm có “thu nhập của cha mẹ, kiến thức đểquản lý tài chính và ảnh hưởng từ bạn bè” [10].

Với bài nghiên cứu của tác giải Suyanto, Doddy Setiawan, Rahmawati và JakaWinarna (2020) từ trường Đại học Sarjanawiyata Tamansiswa (UST) về “ảnh hưởngcủa kiến thức tài chính của sinh viên Indonesia tới hành vi tài chính” Nghiên cứu nàynhóm tác giả sử dụng mô hình thang đo Likert năm mức độ bằng bảng câu hỏi khảosát thu được từ 383 sinh viên ở Indonesia Nhóm tác giả đã tìm thấy rằng hành vi tàichính có bị tác động bởi “kiến thức tài chính”, nghĩa là kiến thức tài chính tốt thì việchọc có thể đưa ra quyết định tốt hơn về việc tài chính liên quan đến việc sử dụng vốndưới các hình thức tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm và đầu tư [11].

Theo bài nghiên cứu “Kiến thức tài chính ở Nepal: Phân tích khảo sát từ sinh viênđại học” trên Tạp chí Kinh tế NRB vào tháng 2 năm 2021 của tác giả Bharat Thapa tạiĐại học Tribhuvan cho ta thấy được kiến thức tài chính của sinh viên cơ bản là thiếuhiểu biết về tín dụng, thuế, thị trường cổ phiếu, báo cáo tài chính và bảo hiểm Hầu hếtsinh viên thu nạp kiến thức tài chính và thái độ tài chính từ gia đình Đồng thời chothấy sinh viên có trình độ tài chính cơ bản và trình độ tài chính đó được xác định bằng“tài chính gia đình, độ tuổi, trình độ học vấn, loại trường đại học đang học tập và tháiđộ tài chính” của sinh viên Từ đó để nâng cao kiến thức tài chính của sinh viên, chínhphủ các cơ quản quản lý tài chính, các nhà giáo dục có thể đưa ra những cách thứcgiảng dạy phát triển kiến thức tài chính của sinh viên được phát triển hơn [23].

Theo bài viết của Jing Jian Xiao tại đại học Rhode Island năm 2006 cho ta thấycác khái niệm cơ bản mô hình xuyên lý thuyết của Chang (TTM) Các khái niệm nàymang ý nghĩa quan trọng đối với các chuyên gia với kinh nghiệm trong lĩnh vực tàichính của cá nhân, chuyên gia cũng có thể sử dụng các phát hiện từ nghiên cứu này đểphát triển chiến lược khuyến khích khách hàng thảo luận về ưu và nhược điểm củaviệc thoát khỏi nợ thẻ tín dụng Đồng thời các khái niệm còn mang ý nghĩa đối vớigiáo dục bằng cách sử dụng TTM làm khuôn khổ để từ đó đưa ra các chiến lược làmthay đổi hành vi chi tiêu một cách hiệu quả hơn [24].

Trang 18

Bên cạnh đó vào năm 2022, nhóm tác giả Khúc Thế Anh và các cộng sự cũng thựchiện nghiên cứu được xem xét dưới ba góc độ bao gồm thái độ, hành vi, kiến thức vềtài chính đối với việc sinh viên quản lý quỹ chi tiêu của mình Bài nghiên cứu thựchiện vì nhóm tác giả nhận định rằng “dân trí tài chính” có liên quan đến “kỹ năng quảnlý tài chính”, nhưng cần phải đánh giá và xem mức độ tác động như thế nào đối vớitừng góc độ xem xét Bởi vậy, bài nghiên cứu với kết hợp giữa nghiên cứu định tính vàđịnh lượng và xử lý dữ liệu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính Dữ liệu được thu thập từ1.131 phiếu trả lời bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp đến người trả lời Từ đó,kết quả là hành vi tài chính và ảnh hưởng từ cha mẹ có ảnh hưởng rõ rệt hơn so vớithái độ tài chính và hành vi tài chính Đồng thời, cho thấy vai trò của mức độ ảnhhưởng từ cha mẹ quan trọng như thế nào đối với góc nhìn chi tiêu của chính con cáihọ Đồng thời, một số giải pháp được đề xuất từ các tác nhân tác động giúp có hướnggiải quyết và nâng cao được hiệu quả trong việc quản lý chi tiêu của sinh viên bao gồmcác giải pháp nâng cao thái độ tài chính và giáo dục, thúc đẩy theo hướng tích cực từcha mẹ [3].

Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Liễu và Nguyễn Hoàng Trung vàonăm 2022, họ cho rằng vẫn còn có nhiều sinh viên nhận ra về việc chi tiêu và phươngpháp chi tiêu có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai củasinh viên Vì thế, tác giả đã chọn mẫu với 305 sinh viên từ khảo sát trực tiếp đưa vàothống kê mô tả kết hợp với hồi quy tuyến tính để tìm ra được các yếu tố nào ảnhhưởng Cuối cùng, các yếu tố đã được tìm ra bao gồm “giới tính, có lập một kế hoạchcụ thể cho chi tiêu của bản thân, sống cùng với gia đình/người thân, có đi làm thêm, sựhướng dẫn cho chi tiêu từ gia đình, tham gia lớp kỹ năng về quản lý tài chính, thu nhậpcủa sinh viên” Ta thấy rằng việc tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng vừa có thể giúpsinh viên đánh giá được tình hình chi tiêu của bản thân, vừa là cơ sở để giúp hìnhthành các giải pháp cần thiết để có thể nâng cao được hiệu quả quản lý chi tiêu cho họctập Bởi, chi tiêu cho học tập là cần thiết và giúp việc học trở nên hiệu quả hơn, tuynhiên cần chi tiêu làm sao vừa giúp hiệu quả nhất cho bản thân vừa đem lại hiệu quảcho việc học tập là tốt nhất [13].

Năm 2019, Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh công bố mộtnghiên cứu về “xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tiền của cá nhânsinh viên tại trường Đại học Cần Thơ” Thông qua phương pháp kết hợp thu thập dữ

Trang 19

liệu từ 688 sinh viên tại trường và phân tích dữ liệu bằng mô hình hồi quy tuyến tính.Với mô hình nghiên cứu nhóm tác giả xây dựng, kỹ năng quản lý tiền với cách thứcđánh giá bằng 2 kỹ năng là kỹ năng quản lý tiết kiệm và chi tiêu của sinh viên Quaphân tích cho thấy, cả hai kỹ năng đều được tác động tích cực bởi các yếu tố bao gồm“giới tính, khoa học, việc có đi làm thêm, nhận được sự hướng dẫn tài chính từ cha mẹvà kiến thức tài chính” Song song đó, yếu tố “sống chung gia đình” chỉ có ảnh hưởngđến “kỹ năng quản lý chi tiêu”, còn yếu tố “các lớp kỹ năng về tài chính” chỉ có ảnhhưởng đến “kỹ năng quản lý tiết kiệm” Đồng thời, một số đề xuất được đưa ra giúpnâng cao và cải thiện 2 kỹ năng này nhất là các bạn sinh viên một mình xa gia đình lênnơi xa học tập [14].

Ngoài ra vào năm 2021, bài nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thị Mai, Nguyễn ThịHải Hạnh, Trần Thị Hồng Thắm, Trần Ngọc Bảo Linh, Lê Uyển Nhi từ Đại học Kinhtế Quốc dân cũng tìm hiểu về “hiểu biết tài chính” mang lại sự ảnh hương như thế nàođến hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Cũng như những nghiên cứutrước, nhóm tác giả nhận ra được vai trò của hành vi tài chính trong cuộc sống, đặcbiệt là đối tượng sinh viên sống xa gia đình Sinh viên phải đối mặt và tự giải quyếtcác vấn đề xảy ra liên quan đến chi tiêu tài chính, tuy nhiên họ lại không có nguồn thunhập ổn định và đầy đủ Vì vậy, họ đã nghiên cứu thông qua việc áp dụng bảng câu hỏikhảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 655 sinh viên học tại cáctrường đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội (“Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại họcBách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội,Đại học Dược Hà Nội và Học viện Tài chính”) Kết quả nghiên cứu được công bố saukhi phân tích là hành vi tài chính bị tác động cùng chiều từ hiểu biết tài chính Songsong đó, một số khuyến nghị cũng đưa ra giúp sinh viên nâng cao được mức độ hiểubiết về tài chính của sinh viên [15].

Với bài nghiên cứu của nhóm tác giả TS Trần Thanh Thu, TS Đào Hồng Nhung,Ths Phạm Minh Đức về thực trạng am hiểu tài chính của sinh viên Học viện Tài chính(HVTC) vào năm 2021 Chính sự thành công của cách mạng công nghiệp 4.0 và sốhóa ngành tài chính đã đặt ra cho tất cả sinh viên ngành dịch vụ tài chính những tháchthức nhất định Bởi lẽ đó, tìm hiểu sự tương quan giữa kiến thức – thái độ - hành vi tàichính, từ đó một số giải pháp giúp sinh viên nhận thức được phần nào hành vi tàichính của mình Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu bằng bảng câu hỏi từ 140 sinh viên

Trang 20

đang học tập tại khoa Tài chính doanh nghiệp tại Học viện tài chính rút ra một số kếtquả bao gồm “kiến thức tài chính” và “thái độ tài chính” có tác động tương quan đến“hành vi tài chính” Điều đó có nghĩa “kiến thức tài chính” tỉ lệ thuận với “hành vi tàichính”, như nếu kiến thức tài chính của sinh viên càng cao, từ đó “hành vi tiết kiệmcủa sinh viên” được nâng cao hơn, cải thiện và tránh khỏi được những thiếu hụt trongtài chính ngoài ra, từ “thái độ tài chính và hành vi tài chính” của sinh viên được khảosát cho thấy phần lớn bộ phận sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêutài chính dài hạn, vì vậy họ có thái độ tài chính thận trọng và có xu hướng phòng ngừaxảy ra các rủi ro có thể [16].

Năm 2023, lê thị hồng hạnh và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu để tìm ra đượccác yếu tố ảnh hưởng Bởi, thế hệ genz lớn lên và tiếp xúc nhiều với công nghệ kỹthuật số vì vậy bùng nổ trong hành vi mua hàng thông qua mạng xã hội Với những cơhội và bối cảnh bao quanh như vậy, thế hệ genz không ngần ngại tận hưởng những thứtốt đẹp trong cuộc sống năng động, thoải mái, thỏa sức chi tiêu vào những nhu cầu củabản thân Điều này dẫn đến vấn đề sinh viên phải đối mặt là không kiềm chế để cânbằng được các khoản chi tiêu của bản thân Hệ lụy dẫn tới xảy ra rất nhiều đó là khôngđủ tiền để sinh hoạt, không có các khoản dự phòng cho những việc cấp bách, từ đó dẫntới nợ nần và thậm chí là có nhiều sinh viên bỏ học Vì vậy, nhóm đã kết hợp giữaphương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tiến hành thông qua dữ liệu của 207người tham gia đến từ các ngành và khóa học của hiu Qua quá trình nghiên cứu, tìmra được 5 yếu tố theo mức độ giảm dần bao gồm “các lớp học tài chính, sự giáo dụcgia đình và có đi làm thêm, các câu lạc bộ về vấn đề quản lý tài chính cá nhân, kiếnthức tài chính cá nhân, chuyên ngành đào tạo” Sinh viên trang bị cho bản thân đầy đủvề “hiểu biết tài chính” và “kỹ năng tài chính” sẽ giúp sử dụng nguồn tiền hiệu quảhơn và hợp lý Bài nghiên cứu cũng là cơ sở để nhóm tác giả đưa ra một số giải phápgiúp nâng cao được hiểu biết và kỹ năng tài chính cho sinh viên – một thế hệ genznăng động [17].

Với chủ đề nghiên cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm củasinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm tác giá đã đánhgiá vấn đề thông qua số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành thu thập thông tin khảo sát từ200 sinh viên BUH theo mức độ thang đo Likert Đồng thời, nhóm còn phân tích đểtìm ra nhân tố nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng bằng cách phân tích hồi quy

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(0.5) Hình thức trình bày - tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh
0.5 Hình thức trình bày (Trang 5)
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHểM - tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHểM (Trang 6)
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi bằng google form. Và nhà nghiên cứu phải thết bảng cõu hỏi rừ ràng, mạch lạc - tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh
Bảng c âu hỏi khảo sát được gửi đi bằng google form. Và nhà nghiên cứu phải thết bảng cõu hỏi rừ ràng, mạch lạc (Trang 24)
Bảng câu hỏi khảo sát là công cụ nghiên cứu phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhất, thu được lượng lớn câu trả lời từ nhiều người và đồng thời có thể kết hợp với đa dạng các kỹ thuật - tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh
Bảng c âu hỏi khảo sát là công cụ nghiên cứu phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhất, thu được lượng lớn câu trả lời từ nhiều người và đồng thời có thể kết hợp với đa dạng các kỹ thuật (Trang 25)
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHểM 1. Phân công công việc - tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh
1. Phân công công việc (Trang 37)
BẢNG KHẢO SÁT. - tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêucủa sinh viên ở xa nhà trường đại họccông nghiệp thành phố hồ chí minh
BẢNG KHẢO SÁT (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN