Triết lý siêu việt của đạo Phật đã trở thành một trong những đỉnh cao tư tưởng của lịch sử triết học Đông phương cũng như Tây phương. Phật giáo đã vượt ra khỏi một tôn giáo và là một tư tưởng triết học. Triết học Phật giáo là một hệ thống tư tưởng vô cùng uyên áo và đa diện. Theo dòng chảy lịch sử phát triển của Phật giáo ta thấy, trong quá trình truyền bá chánh pháp, từ thời Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Phát triển, đã xuất hiện nhiều học thuyết hoặc về Phật giáo, hoặc có liên quan đến Phật giáo, mà những học thuyết hay hệ tư tưởng này thường có những quan điểm bất đồng hoặc đối nghịch lẫn nhau. Những bất đồng này phần lớn là do sở học và sở chứng có phần khác nhau. Có thể nói rằng chính những bất đồng này làm tiền đề cho việc phát sinh các học thuyết, quan niệm khác nhau về Phật giáo. Ðiều này, giúp cho giáo nghĩa trở nên phong phú, đa diện; nhưng nó cũng là nguyên nhân gây nên sự phân hóa bộ phái Phật giáo thậm chí có những học thuyết khiến người học hiểu sai giáo lý Phật giáo. Mục đích ra đời của đạo Phật là “chuyển mê khai ngộ”, nên hệ thống giáo lý Đức Phật giảng dạy không ngoài mục đích đó. Khi mê là chúng sanh còn chịu chi phối bởi luân hồi sanh tử, khi ngộ thì thành Phật giải thoát khổ đâu chứng đắc Niết-bàn. Nhưng trong kinh, đức Phật dạy một cách vắn tắt cô đọng. Để giúp hành giả hiểu đúng ý nghĩa lời Đức Phật dạy, các vị Tổ sư, Luận sư đã dựa theo những lời dạy trong kinh để tu tập, nghiên cứu suy tầm rồi tu chứng, sau đó tạo luận để giải thích giúp cho hành giả có thêm tư lương trong quá trình học cà tu đạo. Luận Câu Xá ra đời cũng không ngoài lý do đó. Đọc luận Câu Xá và các luận thư A-tỳ-đạt-ma khác, còn cho thấy lịch sử chuyển biến về tư tưởng Phật giáo từ sau ngày phân chia hai bộ Thượng tọa và Đại chúng với sự hăng say sôi nổi tranh biện về giáo lý giữa các bộ phái suốt một thời gian dài trên 400 năm sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai tại Tỳ-xá-ly. Riêng luận Câu-xá còn có vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển cũng như giáo nghĩa của Nhất thiết Hữu bộ. Lịch sử của tư tưởng triết học Nhất thiết Hữu bộ ra đời là một sự chuyển y kỳ vĩ trong lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo. Vì vậy, người viết chọn đề tài: “LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VÀ TRIẾT HỌC NHẤT THIẾT HỮU BỘ” làm đề tài cho bài tiểu luận của môn học Câu Xá Luận.
DẪN NHẬP
Lý do chọn đề tài
Triết lý siêu việt của đạo Phật đã trở thành một trong những đỉnh cao tư tưởng của lịch sử triết học Đông phương cũng như Tây phương Phật giáo đã vượt ra khỏi một tôn giáo và là một tư tưởng triết học Triết học Phật giáo là một hệ thống tư tưởng vô cùng uyên áo và đa diện Theo dòng chảy lịch sử phát triển của Phật giáo ta thấy, trong quá trình truyền bá chánh pháp, từ thời Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Phát triển, đã xuất hiện nhiều học thuyết hoặc về Phật giáo, hoặc có liên quan đến Phật giáo, mà những học thuyết hay hệ tư tưởng này thường có những quan điểm bất đồng hoặc đối nghịch lẫn nhau Những bất đồng này phần lớn là do sở học và sở chứng có phần khác nhau Có thể nói rằng chính những bất đồng này làm tiền đề cho việc phát sinh các học thuyết, quan niệm khác nhau về Phật giáo Ðiều này, giúp cho giáo nghĩa trở nên phong phú, đa diện; nhưng nó cũng là nguyên nhân gây nên sự phân hóa bộ phái Phật giáo thậm chí có những học thuyết khiến người học hiểu sai giáo lý Phật giáo
Mục đích ra đời của đạo Phật là “chuyển mê khai ngộ”, nên hệ thống giáo lý Đức Phật giảng dạy không ngoài mục đích đó Khi mê là chúng sanh còn chịu chi phối bởi luân hồi sanh tử, khi ngộ thì thành Phật giải thoát khổ đâu chứng đắc Niết-bàn Nhưng trong kinh, đức Phật dạy một cách vắn tắt cô đọng Để giúp hành giả hiểu đúng ý nghĩa lời Đức Phật dạy, các vị Tổ sư, Luận sư đã dựa theo những lời dạy trong kinh để tu tập, nghiên cứu suy tầm rồi tu chứng, sau đó tạo luận để giải thích giúp cho hành giả có thêm tư lương trong quá trình học cà tu đạo Luận Câu Xá ra đời cũng không ngoài lý do đó Đọc luận Câu Xá và các luận thư A-tỳ-đạt-ma khác, còn cho thấy lịch sử chuyển biến về tư tưởng Phật giáo từ sau ngày phân chia hai bộ Thượng tọa và Đại chúng với sự hăng say sôi nổi tranh biện về giáo lý giữa các bộ phái suốt một thời gian dài trên 400 năm sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai tại Tỳ-xá-ly Riêng luận Câu-xá còn có vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển cũng như giáo nghĩa của Nhất thiết Hữu bộ Lịch sử của tư tưởng triết học Nhất thiết Hữu bộ ra đời là một sự chuyển y kỳ vĩ trong lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo Vì vậy, người viết chọn đề tài: “ LỊCH SỬ TƯ
TƯỞNG VÀ TRIẾT HỌC NHẤT THIẾT HỮU BỘ ” làm đề tài cho bài tiểu luận của môn học Câu Xá Luận
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, với vốn tri thức nông cạn không thể thông đạt trọn vẹn giáo huấn của các vị luận sư, huống nữa là diễn đạt lại ý nghĩa thâm sâu và uyên áo của nó Vì thế, nội dung bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những lỗi lầm, sai sót Người viết rất mong nhận được sự chỉ dạy của giáo thọ sư bộ môn và các vị thiện hữu tri thức
Tính cấp thiết của đề tài
Hành giả tu học theo truyền thống Bắc truyền bị ảnh hưởng Phật giáo trung quốc nên đa số tiếp thụ nền luận thuật và dẫn dạy của Thuyết Nhất Thiết
Hữu bộ ( sau đây gọi tắt là hữu bộ), đối với nhận thức về Phật giáo Bộ phái cũng đại đa số y cứ vào văn hệ của Hữu bộ, cho nên đối với Hữu bộ nghĩa lí và tư tưởng hiểu rõ khá là nhiều Nhưng đối với quan điểm từ những bộ phái khác để bình luận lí giải về tư tưởng Hữu bộ vẫn rõ ràng vẫn là chưa đủ Vì thế, người viết cho rằng nghiên cứu về đề tài này là một nhu cầu cấp thiết và hi vọng nó có thể cung cấp cho giới Phật học có thể hiểu biết thêm sâu rộng đối với tư tưởng của Hữu bộ.
Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận hướng tới mục đích thông qua việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng và triết học nhất thiết hữu bộ giúp bản thân hiểu hơn về giáo điển Phật Giáo Đồng thời, thông qua đây chuẩn bị cho mình chút tư lương trên quá trình nghiên cứu tu tập tự lợi và lợi tha của bản thân cũng như những người hữu duyên, từ đó đưa ra những phương pháp ứng dụng vào đời thực.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi tiểu luận này, người viết chỉ tìm hiểu về lịch sử tư tưởng và triết học nhất thiết hữu bộ thông qua bộ luận Câu xá và các kinh luận liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Người viết dựa trên cơ sở phương pháp luận để phân tích và tổng hợp,chứng minh, quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể, lịch sử và logic, đối chiếu, so sánh.
Bố cục đề tài
Luận văn bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Nội dung.
NỘI DUNG
KHẢO SÁT PHẬT GIÁO SƠ KỲ ĐẾN PHẬT GIÁO BỘ PHÁI
1.1 Bối cảnh lịch sử Ấn Độ
1.1.1 Xã Hội Từ thời cổ đại cho đến nay, xã hội Ấn Độ chia thành bốn giai cấp Bốn giai cấp theo chế đô tế tập, cha truyền con nối nên giai cấp nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công Đặc biệt thời cổ xưa, dân tộc Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự , kính thần Vì vậy, giai cấp tăng lữ coi việc tế tự chiếm địa vị tối cao Sự phân chia giai cấp đã tạo nên phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo
1.1.2 Tôn giáo Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại Là nền văn minh ở thượng lưu hai con sông lớn là Indus và sông Gange Tại đây đã hình thành một nền văn minh nông nghiệp phát triển Chính vì văn minh nông nghiệp nên Ấn Độ là một nước một nền văn hóa nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như các quan điểm thần bí về vũ trụ
Không những là nơi có nhiều tư tưởng tôn giáo khác nhau mà Ấn Độ trong thời kỳ này cũng có nền chính trị chính thể quân chủ chuyên chế Dù có nhiều vương quốc, cộng hòa, bộ tộc nhưng cuộc sống rất hòa bình Bất cứ ai cũng có thể tự do vượt qua biên giới chung giữa các chính thể khác nhau ấy
Nhưng không phải vì thế mà xã hội không có những mâu thuẫn
1.2 Sự xuất hiện của đạo Phật
Bối cảnh của lịch sử chính trị, xã hội, tôn giáo và triết học Ấn độ thời kỳ này là nguyên nhân nảy sinh nhiều học thuyết, hoặc là chính thống, hoặc là phi chính thống Và tất nhiên, thế giới quan trong truyền thống của Ấn Ðộ cổ đại là những gì trình bày theo quan điểm Veda Ðó là một thế giới quan kỳ bí, nhiệm mầu, vừa nhất thể và vừa đa thần; vừa thiêng liêng, vừa trần tục; vừa minh triết lại vừa “bất khả tri” Chính ảnh hưởng này đã tạo nên một xã hội mà con người phải và chỉ có thể phục tùng và để cho đấng quyền năng vô hạn ẩn hiện đâu đó trong cõi hư không vô biên ngự trị
Vào đúng giai đoạn ấy, ngoài các vị thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng thì chưa có một người thực sự, con người của lịch sử, cao cả mà gần gũi với mọi người Một con người đầy tình thương yêu đồng loại đã xuất hiện Vị ấy không đặt thêm những học thuyết, những tư tưởng mới mà chỉ dung nạp, hòa hợp lại với sự tu tập tự thân chứng ngộ những chân lý và đưa ra con đường cứu khổ cho con người Sau khi thành đạo vô thượng Chánh đẳng giác, Ngài đã vì hạnh nguyện đô sanh mà thuyết pháp và đặc biệt là sự thành lập Tăng đoàn để duy trì mạng mạch chánh pháp Đó chính là Đức Thích Ca, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác Và thế giới quan Phật giáo hình thành
Phật giáo thời Nguyên thủy được tính từ thời Ðức Phật còn tại thế cho đến sau Phật diệt độ khoảng 100 năm Trong thời kỳ này, giáo huấn của Phật như đã được kết tập, luôn luôn là những chứng lý tối thượng trong mọi sự giải minh về triết học, đặc biệt là về thế giới quan, vũ trụ quan và nhân sinh quan
1.3 Thế giới quan theo Phật giáo Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa Phật pháp Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật Thế giới quan Phật giáo thể hiện qua bốn luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi Những thuyết này được Ðức Phật nói rõ trong giáo thuyết về tứ thánh đế và thập nhị nhân duyên Hai học thuyết này có mối quan hệ biện chứng với nhau Tứ thánh đế và thập nhị nhân duyên được ví như dấu chân voi, nó bao trùm và dung chứa tất cả dấu chân của muôn loài sinh thú Do đó, các giáo lý này bao hàm cả tri thức luận, đạo đức luận, bản thể luận v.v , nếu được triển khai
Theo đạo Phật, các chi phần như danh sắc, sáu xứ và xúc trong 12 nhân duyên là điểm nối kết, nương tựa lẫn nhau để tạo nên dòng vận hành bất tuyệt của con người và vũ trụ hay thế giới thực tại khách quan nhà Phật gọi là ngũ uẩn, xứ và giới Uẩn là tổ hợp của các thành tố, 5 uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn Xứ là nơi chốn, là điểm tựa, bao gồm 6 nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức), 6 ngoại xứ còn gọi là 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) Giới là cõi sống bao gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới Thế giới chúng ta đang sinh sống bao gồm 6 căn, 6 trần, 6 thức, cộng chung thành 18 giới Như thế, thế giới quan, nhân sinh quan và vũ trụ quan Phật giáo được hình thành ngay trên cơ sở Duyên khởi của 18 giới Và do đó, những gì được xây dựng trên cơ sở này đều phải chịu sự chi phối của khổ, vô thường, vô ngã Ở đây, các quan niệm về thần linh, Thượng đế, thần bí, huyền học v.v không được đề cập ở đây Và tất nhiên, mọi kiến giải nào về thế giới quan, nếu không dựa trên cơ sở này, đều không phải là Phật giáo, cho dầu có mệnh danh là Phật giáo
Theo kinh văn sử học Phật giáo, sau khi thành đạo, đức Phật đến vườn
Lộc Uyển ở gần thành Bàrànasì tìm năm anh em ông Kiều Trần Như Tài đây, Đức Phật đã thuyết giảng về giáo lý Tứ diệu đế, và sau đó Ngài giảng tiếp về đạo lý vô thường vô ngã Kể từ lần chuyển pháp luân đầu tiên này, trong suốt 44 năm truyền bá chánh pháp (thường nói là 45 năm thuyết pháp), Ngài đã tiếp tục triển khai và hệ thống hóa giáo lý đặc thù này, nhất là Tứ diệu đế, 12 nhân duyên, Tam pháp ấn Ðây là những chủ đề căn bản mà Ðức Phật thiền quán ở cội bổ đề Và cũng từ đây, Ngài chứng đắc đạo quả vô thượng Có thể nói rằng các giáo lý về Bốn chân đế, Ba pháp ấn và 12 nhân duyên là những gì cơ bản nhất để giải minh về thế giới quan Phật giáo, và đó cũng là thế giới quan Phật giáo thời Nguyên thủy
Khi đức Phật tại thế tuy rằng Tăng đoàn mỗi ngày một đông nhưng hầu hết đều thánh thiện Mặt khác, bằng uy đức của Đức Phật và sự tinh tấn tu tập của đồ chúng nên Tăng đoàn hòa hợp Mọi người đều tuân theo giáo huấn của Đức Phật để tu tập, đức Phật cũng tùy theo căn cơ của chúng sanh mà giáo hóa, chỉ bày phương thức tu tập Và khi có khúc mắc hoặc nghi nan hay tranh chấp nào đều được Đức Phật đứng ra giải quyết ổn thỏa Nên vào thời điểm ấy, chưa có sự phân nhánh bộ phái, tất cả đều nghe theo Đức Phật, ngài là bậc đạo sư của tăng đoàn Nhưng đức Phật biết rằng bản thân ngài không thể nào trụ thế vĩnh cửu để giải quyết những nỗi rầy rà và vấn đề của Tăng đoàn mãi, để tăng đoàn phát triển hòa hợp sau khi ngài vào Niết Bàn, Đức Phật đã chế ra giới luật Giới luật không chỉ bảo hộ bản thân hành giả trên lộ trình tu tập, mà nó còn là sợi dây gắn kết tăng đoàn, giúp tăng đoàn sống hòa hợp với nhau
Thông qua loại hình hoạt động hội họp “ tụng giới bố tát” mà tăng đoàn hòa hợp cho tới ngày nay Các buổi bố tát này là cơ hội cho mỗi hành giả kiểm tra hành vi Giới luật của cá nhân, phản tỉnh xem chính mình đã trì giới viên mãn hay chưa, hoặc giả có sai lầm và phương pháp để giải quyết “Tụng giới” cúng chính là biểu trưng nhằm thắt cột sự hòa mục hiệp điều trong Tăng đoàn
Thật ra, trong thời kỳ này, tình hình chia rẽ tăng đoàn Phật giáo và chúng xuất gia đã xuất hiện và tồn tại trong tăng đoàn Minh chứng là Devadatta, đệ tử cũng là anh em chú bác với Đức Phật Devadatta chỉ vì đố kỵ với Đức Phật, vì ngài được mọi người tôn kính hơn; tỵ hiềm với các huynh đệ vì học được đồ chúng cúng dường nhiều hơn Vì vậy ông đã thể hiện thần thông để mong được người ta tín ngưỡng và nhận sự tín ngưỡng từ Thái tử Ajātasattu, được Thái tử tôn thờ Tiếp theo ông đề xuất với Đức Phật năm việc, tiến tới gây phân liệt giữa Tăng đoàn, cuối cùng là mưu tính Đức
Phật…Như vậy, từ thời Đức Phật đã có sự tranh chấp chia rẽ tăng đoàn, nhưng do Đức Phật còn tại thế nên ngài đã khéo léo ổn định tăng đoàn đưa tăng đoàn vào một mối Do vậy, có thể nói nội bộ tăng đoàn Phật giáo thời kỳ này hòa hợp và chưa có khuynh hướng phân phái, chỉ lấy việc tu tập hoằng hóa giáo pháp làm mục đích.
PHẬT GIAO THỜI KỲ BỘ PHÁI
2.1 Các lần kiết tập kinh điển
Khi đức Phật nhập diệt được 7 ngày, lúc đó ngài Đại Ca Diếp đang dẫn một đoàn 500 chúng Tăng đi truyền giáo, được một tu sĩ ngoại đạo báo tin đức Phật đã nhật Niết bàn, chúng Tăng nghe hung tin đều than khóc, trừ có một vị Tỳ Kheo trẻ Subhaddha, vổ tay reo mừng, thốt lời : '' Khi đức Thế Tôn còn tại thế, mọi hành động đều phải bó buộc trong phạm vi giới luật, mất quyền tự do, ngày nay đức Thế Tôn đã diệt độ, từ đây trở về sau sẽ được tự do hành động, không bị giới luật ràng buộc '' Đây chính là động cơ thúc đẩy ngài Đại Ca Diếp triệu tập 499 vị Tỳ Kheo đã chứng quả La Hán và ngài A Nan, họp khoáng đại Hội Nghị tại thành Vương Xá, trong mùa An cư kiết hạ ngay sau khi đức Phật nhập diệt, để kiết tập lại lời giáo huấn của đức Thế Tôn, hầu bảo vệ giáo pháp và giới luật của Phật được lưu truyền chánh thống
Lần kiết tập nầy, ngài Đại Ca Diếp chủ Tọa, ngài Ưu Bà Ly trùng tuyên giới luật, ngài A Nan trùng tuyên lại giáo pháp đã được Phật giảng dạy cho những ai, ở tại đâu, vào lúc nào, mọi người được tham gia bổ túc những thiếu sót cho được đầy đủ, ghi nhớ để truyền khẩu Lần kiết tập nầy kéo dài trong 7 tháng, được mệnh danh là ''Vương Xá Thành Kết Tập'' hay ''Ngũ Bách Kết Tập''
Tuy nhiên, nếu như không có nguyên nhân như vậy, Phật giáo sẽ có xuất hiện cuộc Kết tập hay chăng? Trong “Trường Bộ” khi đức Phật chưa nhập Niết-bàn, Ngài liền đã khích lệ Tăng đoàn tiến hành hoạt động Kết tập
Khi Đức Phật thấy khi người lãnh đạo tôn giáo ngoại đạo là Nigantha qua đời không lâu thì đồ chúng của họ đã bắt đầu tranh cãi và chia làm hai phái, bởi vì có tấm gương nhãn tiền như vậy khiến cho tôn giả Mahā-Paṇṭhaka (Chu-đà) đưa ra lời cảnh giác, bẩm báo với đức Phật, đức Phật cũng chuẩn cho Tăng đoàn tiến hành Kết tập Điều này vì vậy theo ý kiến riêng của người viết cũng có thể là nguyên nhân cuộc Kết tập lần thứ nhất diễn ra
Theo Nam truyền, sau khi hội nghị bế mạc, ngài Phú Lâu Na dẫn 500 tỳ kheo khất thực ở Nam sơn về tới, giáo hội cho ngài biết nội dung đã kiết tập, ngài Phú Lâu Na tuyên bố : ''Chư đức đã kết tập xong Phật Pháp như vậy rồi, nhưng những pháp mà tôi đã được riêng nghe từ kim ngôn của Phật, cũng nên thọ trì'' Câu chuyện nầy về sau biến thành giai thoại ''Giới ngoại kiết tập'', truyền tụng ở Bắc Phương Phật Giáo như sau : Trong khi 500 vị La Hán họp ở Vương Xá thành, có một số tỳ kheo khác do Bà Sư Ba (Baspa) làm Thượng thủ, họp tại một nơi gần đó để kết tập, gọi là ''Đại chúng bộ kết tập'' hay ''Giới ngoại kết tập'' Kết quả là khai sinh ra Kinh, Luật, Luận (theo Chân Đế Bộ Chấp Dị Luận Sớ '' hoặc năm tạng Kinh, Luật, Luận, Tạp và Cấm Chú (theo Tây Vức Ký) 1
2.1.2 Kiết tập lần thứ hai
Nếu nguyên nhân cuộc Kết tập thứ nhất là vì sự bất đồng quan điểm về giới và kiến giải thì cuộc Kết tập thứ hai chủ yếu là do sự bất đồng quan điểm về Giới Thời gian này có những Tỳ-khưu đề xuất vấn đề tương quan đến thập sự (mười việc) Giới luật mà người xuất gia có thể làm
Kết tập lần thứ hai là do Trưởng lão Yasa làm chủ tọa, do 700 vị A-la- hán tiến hành tại thành Vesali Như vậy cuộc kiết tập này không phải chỉ giải quyết 10 điều trên mà đại chúng còn hợp tụng tất cả pháp tạng, để ngăn ngừa mọi phi pháp pha trộn
Mặc khác, một số Tỳ kheo không chấp nhận 10 điều trên là phi pháp nên đã cùng nhau họp tại một nơi khác cũng để làm một cuộc kết tập kinh điển riêng, gọi là Đại Kết Tập (Mahàsamgìti) hay là Đại Chúng Kết Tập Do
1 Phúc Trung Huỳnh Ái Tông, các bài Phật học, https://thuvienhoasen.org đó từ đây giáo đoàn Phật giáo chia thành 2 bộ phái là Thượng Tọa bộ (Thera) là phái bảo thủ và Đại Chúng bộ (Mahàsamghika) là phái canh tân
Sau Phật nhập niết bàn 236 năm, Vua A Dục sau khi lên ngôi trở thành Phật tử thâm tín và tận lực hộ trì chánh pháp, cúng dường xây dựng nhiều chùa và thánh tích quan trọng của Phật Vì vậy ngoại đạo trà trộn vào tăng đoàn để hưởng lợi dưỡng, gây ra những mối tương tranh, chúng Tăng không hòa hợp, vua nhận thấy mối họa ấy, rất lo ngại cho tiền đồ Phật giáo, liền cho sứ triệu thỉnh Ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu đang ẩn dật ở núi A Hô Hằng Già đứng ra triệu tập chư Tăng để kết tập kinh điển
Lần kiết tập này, Ngài Mục Kiền Liên Đế Tử Tu làm chủ tọa, có 1000 Tăng chúng thông hiểu kinh điển tham dự và cuộc kiết tập này diễn ra tại Hoa Thị Thành Đại hội kết tập kéo dài 9 tháng
Thế nhưng dù cho Kết tập đi nữa vẫn không thể đoàn kết được bè cánh chia rẽ lẫn nhau, có lẽ chính nguyên nhân này mới chia làm 18 bộ phái
2.2 Sự Phân Hóa Các Bộ Phái Phật Giáo
Có rất nhiều nguồn sử liệu có giá trị liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các bộ phái Phật giáo, đặc biệt là của Theravãda, Sammitiyas, Maha-sanghika, v.v Như đã trình bày trong phần mở đầu, mặc dù các nhân tố gây mâu thuẫn và chia rẽ trong nội bộ Tăng đoàn Phật giáo đã xuất hiện rất sớm, nhưng việc phân phái thật sự chỉ xảy ra trong Phật giáo sau kỳ kiết tập thứ hai tại thành phố Vesali (Tỳ-xá-li sau khoảng 100 năm sau Đức Phật nhập niết bàn nguyên nhân phân hóa là do sự bất đồng quan điểm của tăng chúng
Kết quả của hai hội đồng kiết tập khác nhau là bước ngoặt cho sự ra đời của các trường phái triết học Phật giáo, cụ thể là Sthaviravãda (tiền thân của Theravãda tức Thượng Tọa Bộ) và Mahãsanghika (tiền thân của Mahãyãna tức Phật giáo Phát Triển hay Bắc Truyền)
Nguyên nhân của sự phân phái này bắt đầu từ nội bộ tăng đoàn Phật giáo Tăng đoàn Phật giáo là một tổ chức tôn giáo bao gồm cả hai giới tại gia và xuất gia đệ tử của đức Phật, về mặt thực chất, giáo đoàn này được hình thành trên căn bản của tính tự nguyện và tự giác từ các thành viên của nó, mà không phải là một tổ chức mang tính kỷ luật, pháp lịnh, hay giáo điều như những tổ chức khác của xã hội Trong thực tế, không có ai được bầu chọn hay ủy nhiệm là người lãnh đạo quyền uy tối cao của tổ chức này Bên cạnh ấy, mặc dù không có vị lãnh đạo của tổ chức trong mỗi địa phương, Tăng đoàn Phật giáo thường đặt mình dưới sự chi dạy và lãnh đạo tinh thần của một vị Tỷ-kheo trưởng lão hay thượng tọa nào đó kiêm thông giới đức, tâm đức và tuệ đức Tuy nhiên, vai trò tượng trưng ấy chỉ có ảnh hưởng tích cực việc hướng đạo tâm linh cho các thành viên có liên hệ, nhưng lại rất hạn chế đối với những quyết định nhằm tạo ra tính thống nhất, đoàn kết và hòa hợp trong tổ chức Tăng- già mỗi khi mâu thuẫn, bất hòa và tranh cãi liên quan đến Kinh, Luật, Luận hay tổ chức sinh khởi Đây là một trong những nhược điểm then chốt tạo ra việc phân phái trong Phật giáo