Lịch sử tư tưởng và triết học của bộ phái Nhất thiết hữu bộ

MỤC LỤC

PHẬT GIAO THỜI KỲ BỘ PHÁI

Các lần kiết tập kinh điển

    Khi đức Phật nhập diệt được 7 ngày, lúc đó ngài Đại Ca Diếp đang dẫn một đoàn 500 chúng Tăng đi truyền giáo, được một tu sĩ ngoại đạo báo tin đức Phật đã nhật Niết bàn, chúng Tăng nghe hung tin đều than khóc, trừ có một vị Tỳ Kheo trẻ Subhaddha, vổ tay reo mừng, thốt lời : '' Khi đức Thế Tôn còn tại thế, mọi hành động đều phải bó buộc trong phạm vi giới luật, mất quyền tự do, ngày nay đức Thế Tôn đã diệt độ, từ đây trở về sau sẽ được tự do hành động, không bị giới luật ràng buộc ''. Đây chính là động cơ thúc đẩy ngài Đại Ca Diếp triệu tập 499 vị Tỳ Kheo đã chứng quả La Hán và ngài A Nan, họp khoáng đại Hội Nghị tại thành Vương Xá, trong mùa An cư kiết hạ ngay sau khi đức Phật nhập diệt, để kiết tập lại lời giáo huấn của đức Thế Tôn, hầu bảo vệ giáo pháp và giới luật của Phật được lưu truyền chánh thống. Lần kiết tập nầy, ngài Đại Ca Diếp chủ Tọa, ngài Ưu Bà Ly trùng tuyên giới luật, ngài A Nan trùng tuyên lại giáo pháp đã được Phật giảng dạy cho những ai, ở tại đâu, vào lúc nào, mọi người được tham gia bổ túc những thiếu sót cho được đầy đủ, ghi nhớ để truyền khẩu.

    Trong “Trường Bộ” khi đức Phật chưa nhập Niết-bàn, Ngài liền đã khích lệ Tăng đoàn tiến hành hoạt động Kết tập. Khi Đức Phật thấy khi người lãnh đạo tôn giáo ngoại đạo là Nigantha qua đời không lâu thì đồ chúng của họ đã bắt đầu tranh cãi và chia làm hai phái, bởi vì có tấm gương nhãn tiền như vậy khiến cho tôn giả Mahā-Paṇṭhaka (Chu-đà). Theo Nam truyền, sau khi hội nghị bế mạc, ngài Phú Lâu Na dẫn 500 tỳ kheo khất thực ở Nam sơn về tới, giáo hội cho ngài biết nội dung đã kiết tập, ngài Phú Lâu Na tuyên bố : ''Chư đức đã kết tập xong Phật Pháp như vậy rồi, nhưng những pháp mà tôi đã được riêng nghe từ kim ngôn của Phật, cũng nên thọ trì''.

    Câu chuyện nầy về sau biến thành giai thoại ''Giới ngoại kiết tập'', truyền tụng ở Bắc Phương Phật Giáo như sau : Trong khi 500 vị La Hán họp ở Vương Xá thành, có một số tỳ kheo khác do Bà Sư Ba (Baspa) làm Thượng thủ, họp tại một nơi gần đó để kết tập, gọi là ''Đại chúng bộ kết tập'' hay ''Giới ngoại kết tập'' Kết quả là khai sinh ra Kinh, Luật, Luận (theo Chân Đế Bộ Chấp Dị Luận Sớ '' hoặc năm tạng Kinh, Luật, Luận, Tạp và Cấm Chú (theo Tây Vức Ký)1. Nếu nguyên nhân cuộc Kết tập thứ nhất là vì sự bất đồng quan điểm về giới và kiến giải thì cuộc Kết tập thứ hai chủ yếu là do sự bất đồng quan điểm về Giới. Thời gian này có những Tỳ-khưu đề xuất vấn đề tương quan đến thập sự (mười việc) Giới luật mà người xuất gia có thể làm.

    Như vậy cuộc kiết tập này không phải chỉ giải quyết 10 điều trên mà đại chúng còn hợp tụng tất cả pháp tạng, để ngăn ngừa mọi phi pháp pha trộn. Mặc khác, một số Tỳ kheo không chấp nhận 10 điều trên là phi pháp nên đã cùng nhau họp tại một nơi khác cũng để làm một cuộc kết tập kinh điển riêng, gọi là Đại Kết Tập (Mahàsamgìti) hay là Đại Chúng Kết Tập. Sau Phật nhập niết bàn 236 năm, Vua A Dục sau khi lên ngôi trở thành Phật tử thâm tín và tận lực hộ trì chánh pháp, cúng dường xây dựng nhiều chùa và thánh tích quan trọng của Phật.

    Vì vậy ngoại đạo trà trộn vào tăng đoàn để hưởng lợi dưỡng, gây ra những mối tương tranh, chúng Tăng không hòa hợp, vua nhận thấy mối họa ấy, rất lo ngại cho tiền đồ Phật giáo, liền cho sứ triệu thỉnh Ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu đang ẩn dật ở núi A Hô Hằng Già đứng ra triệu tập chư Tăng để kết tập kinh điển. Lần kiết tập này, Ngài Mục Kiền Liên Đế Tử Tu làm chủ tọa, có 1000 Tăng chúng thông hiểu kinh điển tham dự và cuộc kiết tập này diễn ra tại Hoa Thị Thành. Thế nhưng dù cho Kết tập đi nữa vẫn không thể đoàn kết được bè cánh chia rẽ lẫn nhau, có lẽ chính nguyên nhân này mới chia làm 18 bộ phái.

    Sự Phân Hóa Các Bộ Phái Phật Giáo

    Tăng đoàn Phật giáo là một tổ chức tôn giáo bao gồm cả hai giới tại gia và xuất gia đệ tử của đức Phật, về mặt thực chất, giáo đoàn này được hình thành trên căn bản của tính tự nguyện và tự giác từ các thành viên của nó, mà không phải là một tổ chức mang tính kỷ luật, pháp lịnh, hay giáo điều như những tổ chức khác của xã hội. Bên cạnh ấy, mặc dù không có vị lãnh đạo của tổ chức trong mỗi địa phương, Tăng đoàn Phật giáo thường đặt mình dưới sự chi dạy và lãnh đạo tinh thần của một vị Tỷ-kheo trưởng lão hay thượng tọa nào đó kiêm thông giới đức, tâm đức và tuệ đức. Tuy nhiên, vai trò tượng trưng ấy chỉ có ảnh hưởng tích cực việc hướng đạo tâm linh cho các thành viên có liên hệ, nhưng lại rất hạn chế đối với những quyết định nhằm tạo ra tính thống nhất, đoàn kết và hòa hợp trong tổ chức Tăng- già mỗi khi mâu thuẫn, bất hòa và tranh cãi liên quan đến Kinh, Luật, Luận hay tổ chức sinh khởi.

    Một nguyên nhân khác nữa là vào thời cổ đại, phương tiện bảo tồn và trao truyền kinh nghiệm giữa các thế hệ là tụng đọc và học thuộc lòng. Đối với giáo lý Phật giáo, việc đọc tụng và ghi nhớ từng loại Kinh, Luật, Luận được giao phó cho từng nhóm Tỷ-kheo chuyên biệt với hệ quả là những nhóm chuyên môn hóa này mang khoác danh xưng tương ứng với việc hành trì của nó. Theo dòng thời gian, khuynh hướng tôn vinh và ca ngợi việc làm của từng nhóm chuyên trách đó đưa đến việc phát triển thành các bộ phái Phật giáo khác nhau.

    Theo sách sử ghi chép, trong suốt quá trình cuộc kiết tập diễn ra ngài Đại Ca-diếp đảm nhiệm chủ tịch, ngài Upāli có trách nhiệm hồi đáp Luật Tạng, Ānanda chịu trách nhiệm hồi đáp Kinh Tạng, tư liệu không hề đề cập Luận Tạng do ai chủ sự phụ trách. Tuy vậy, theo kiến giải cá nhân ngươi viết cho rằng Luận Tạng được bao hàm bên trong Kinh, gộp lại quy là do Ānanda phụ trách “Trong hang động an cư mùa mưa, kết tập Pháp và Luật, Luật thì hỏi ngài Upāli, Kinh thì hỏi ngài Ānanda, những đệ tử của bậc Thắng giả (đệ tử Đức Phật ) kết tập xong Tam Tạng”. Luật mà không giải đáp được thì hãy nói với người ấy rằng: “Vị Cụ thọ sống trong rừng này ở nơi rừng vắng để không nương trú, nhưng bị chất vấn về Thắng Pháp và Thắng Luật mà không thể giải đáp thì có (ý nghĩa) gì chứ?”.

    Hiền giả vô sự này làm gì thực hành vô sự, vì sao như thế, Hiền giả vô sự này thực hành vô sự không biết đáp Luật và A-tì- đàm. Ngoài ra, theo tuyền thống Pāli, A-tỳ-đàm do chính Đức Phật thuyết ở cừi Tam thập tam thiờn cho chư thiờn và mẹ của Ngài trong 3 thỏng mựa An cư. Như vậy, người viết nhận định rằng “A-tỳ-đàm” đã sớm được thành lập vào lúc đức Phật tại thế và kỳ Kết tập thứ nhất là bước tiếp thụ cho luận Tạng hình thành.

    Tiếp theo đó, là từ sự kiến giải riêng mà ra đời nhiều tác phẩm luận bàn về giáo lý nhà Phật, luận tạng ngày một phát triển và có sức ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Quá trình phát triển của Luận tạng trải qua một thời gian dài, được học giả Nhật Bản, Kimura Taiken - 木村泰賢, chia ra làm 4 thời kỳ. Giai đoạn luận thư phát triển độc lập, Luận tách khỏi Kinh và Luật, hình thành các luận thư căn bản, bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch đến đầu kỷ nguyên Tây lịch.