Mô hình chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện nay tuy đã được phổ biến, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản chưa có khái niệm sử dụng chuỗi cung ứng lạnh từ nông
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-oOo -BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CUỘC THI “ TÀI NĂNG TRẺ LOGISTIC HCE”
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC LẠNH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM
Hồ Nguyễn Quỳnh Chi Thân Thị Hạnh Vy Đoàn Thị Thu Hoài
Thái Quỳnh Anh
Huế, tháng 06 năm 2024 Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế Và Phát Triển cũng như CLB Logistic của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo ra một sân chơi bổ ích và cho chúng em có cơ hội được va chạm, được sử dụn những kiến thức đã học vào thực tế Từ đó, chúng em được trang bị kĩ lưỡng bộ kĩ năng mềm cũng như là về chuyên môn cho công việc của ban thân trong tương lai Ngoài ra, nhờ vào sự tận tâm hướng dẫn và tận tình giảng dạy trong suốt quá trình chuẩn bị bài báo cáo của thầy cô và các anh chị thuộc CLB Logistic, chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài báo cáo của mình.
Tiếp đến, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Kinh
tế Huế - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự hậu thuẫn từ gia đình và bạn bè, là chỗ dựa tinh thần của chúng em trong thời gian vừa qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người.
Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi nhiều thiếu sót Kính mong cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm thực hiện báo cáo
Nhóm AVENGERS
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong số các nước có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các ngành nông nghiệp, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm, công nghiệp dược phẩm hay hoa tươi cắt cành Với diện tích đồng bằng rộng lớn và đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam với
độ dài khoảng 3260 Km nên nguồn nguyên liệu nông sản và thuỳ hải sản dồi dào quanh năm
Nhiều báo cáo thị trường gần đây nhận định, nhu cầu kho lạnh trong nông sản ngày càng tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đang trở thành phân khúc nóng nhất của ngành
logistic trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần do sự thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng sau những tác động của đại dịch COVID - 19 Thập kỷ qua, Kim ngạch xuất khuẩn nông sản Việt Nam đạt giá trị 261,28 tỷ USD, tăng trung bình 9,24% mỗi năm
Tuy nhiên mức độ tổn thất của các mặt hàng này khá cao, nguyên nhân khá lớn từ hoạt động vận chuyển, bảo quản hàng chưa tốt gây ra sự lãng phí cho mặt hàng có sản lượng tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu trữ lượng lớn này Mô hình chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện nay tuy đã được phổ biến, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản chưa có khái niệm sử dụng chuỗi cung ứng lạnh từ nông trại tới bàn
ăn hoặc nếu có để đáp ứng nhu cầu về sử dụng dịch vụ logistics để bảo quản hàng hoá cũng gặp nhiều khó khăn trong đó việc tìm một đối tác uy tín để cung cấp dịch vụ là một điều không phải dễ dàng Hay các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ logistic lạnh
Trong tương lai gần, hi vọng, thuật ngữ chuỗi cung ứng lạnh ngày càng phổ biến hơn, việc kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến, công ty cung cấp dịch vụ logistics hỗ trợ nông sản cũng trở nên thuận tiện hơn cũng như các khó khăn được khắc phục một cách triệt để nhằm mang lại giá trị ngày càng cao cho người tiêu dùng
Với mục tiêu hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực về thực trạng của sự phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản trong thời gian hiện nay Song, Phân tích và đánh giá một cách kĩ lưỡng và chi tiết các tài liệu cũng như số liệu nghiên cứu liên quan đến sự phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản Từ đó, các giải pháp nhằm phát huy các điểm ưu và tối thiệu việc đối mặt với các khó khăn, thách thức cũng như giải quyết các vấn đề bất cập còn tồn đọng trong qua trình phát triển của dịch vụ để tối đa việc hỗ trợ tối đa cho việc xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam Do đó, nhóm chúng tôi đã lựa chọn việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản”
Trang 5Chương I: Cơ sở lý thuyết của sự phát triển logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam
1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng lạnh:
Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm
và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy - hải sản, hàng đông lạnh chế biến, và dược phẩm Theo Global Cold Chain Alliance (GCCA): Chuỗi lạnh là việc quản lý nhiệt độ của các sản phẩm dễ hỏng để duy trì chât lượng và an toàn từ khâu đầu tiên thông qua chuỗi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng
Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh là đảm bảo chất lượng của các hàng hóa được ướp lạnh
và đông lạnh với nhiệm vụ cốt lõi là giữ cho thực phẩm được vận chuyển ở nhiệt độ thấp hơn, hạn chế hư hỏng Từ đó, xây dựng sự uy tín với khách hàng, nâng cao doanh thu bán hàng và tạo sự ổn định cho mô hình kinh doanh của đơn vị Với giới hạn thời gian
nghiêm ngặt, các hàng hóa được ướp lạnh và đông lạnh đòi hỏi cách vận chuyển phức tạp hơn và cách tổ chức quản lý hợp lý hơn so với các hàng hóa được vận chuyển ở nhiệt độ môi trường bình thường Các sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh có thể được vận chuyển bằng một số phương tiện, bao gồm: xe tải, xe lửa đông lạnh, tàu chở hàng lạnh, thùng xe đông lạnh cũng như vận chuyển hàng không Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống logistics cơ bản:
− Hệ thống kho lạnh: Hệ thống kho lạnh sẽ có vai trò lưu trữ cũng như bảo quản hàng hóa tại các điểm Logistics quan trọng Tại đây, hàng hóa sẽ được lưu trữ trước khi đến tay người dùng hay những điểm phân phối khác
− Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận kiểm tra, duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết
Sự thành công của các ngành công nghiệp dựa vào chuỗi cung ứng lạnh là do biết cách vận chuyển một sản phẩm có kiểm soát nhiệt độ phù hợp với hoàn cảnh vận chuyển Hoạt động chuỗi cung ứng lạnh đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây và ngành công nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của một loạt các sản phẩm Các sản phẩm khác nhau đòi hỏi phải duy trì các mức nhiệt độ khác nhau để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng Ngành công nghiệp đã đáp ứng với việc thiết lập các tiêu chuẩn nhiệt độ phù hợp với phần lớn các sản phẩm
Về cơ bản, kiểm soát nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh được chia thành làm lạnh
(Chilling) và đông lạnh (Freezing), cụ thể là:
− Làm lạnh (Chilling): liên quan đến việc giảm nhiệt độ thực phẩm xuống dưới nhiệt độ môi trường, nhưng trên mức 1ºC Điều này dẫn đến việc bảo quản thực phẩm trong thời gian ngắn hiệu quả bằng cách ngăn lại nhiều phản ứng vi sinh, vật lý, hóa học và sinh hóa liên quan đến hư hỏng thực phẩm Tuy nhiên, thực phẩm ướp lạnh lại rất dễ hư hỏng, do
đó, thực phẩm ướp lạnh chất lượng cao và an toàn đòi hỏi phải tối thiểu được ô nhiễm trong quá trình sản xuất (ô nhiễm chéo), làm lạnh nhanh và nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản, xử lý, phân phối, trưng bày bán lẻ và lưu trữ cho người tiêu dùng
Trang 6− Đông lạnh (Freezing): bảo quản tuổi thọ của thực phẩm bằng cách làm cho chúng trơ hơn và làm chậm các phản ứng bất lợi thúc đẩy quá trình oxy hóa thực phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng một số phản ứng vật lý
và sinh hóa vẫn có thể xảy ra và nhiều trong số đó sẽ xảy ra nhanh hơn khi các điều kiện
xử lý, sản xuất và lưu trữ khuyến khích không được duy trì Việc sản xuất thực phẩm đông lạnh an toàn đòi hỏi sự chú ý tương tự đối với các nguyên tắc sản xuất tốt
(GMP) và các nguyên tắc HACCP như thực phẩm ướp lạnh hoặc tươi sống (Bogh & Olsson, 1990)
1.2 Tổng quan về sự phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản:
Để cải thiện thực trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản đối với người tiêu dùng, đặc biệt là đáp ứng được các quy chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ của thị trường, ngành nông sản, thực phẩm cần nhanh chóng phát
triển chuỗi cung ứng lạnh (Đặng Kim Khôi và ctv., 2019) Chuỗi cung ứng lạnh được hiểu là một hệ thống chuỗi cung ứng các loại thực phẩm dễ hư hỏng được mua hoặc đánh bắt (thủy – hải sản) từ nơi xuất xứ, qua các quy trình chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị dưới nhiệt độ cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và ngăn ngừa ô nhiễm (Konovalenko et al., 2021) Salin and Nayga (2003) nghiên cứu về chuỗi cung ứng lạnh xuất khẩu tại các nước đang phát triển và kết luận rằng chuỗi lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với mức giá cạnh tranh Thật vậy, chất lượng và an toàn thực phẩm của hầu hết nông sản phụ thuộc nhiều vào thời gian và phương pháp bảo quản Việc kiểm soát nhiệt độ cần được xem xét trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ trang trại hoặc nhà máy đến người tiêu dùng, để kiểm soát những thay đổi vi sinh và sinh hóa diễn ra trong thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm (Asadi & Hosseini, 2014; Emenike et al., 2016; Mercier, 2017; Zhang & Chen, 2011) Bảo quản không đúng cách trong chuỗi cung ứng thực phẩm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và làm giảm chất lượng, dẫn đến thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến thực phẩm sẵn có (Gogou et al., 2015; Wu & Hsiao; 2021) Do đó, với tình trạng biến đổi khí hậu nóng dần trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng lạnh đang là nhu cầu cấp bách đối với chuỗi giá trị nông sản (Lambert & Cooper, 2000)
Trang 7Chương II: Phân tich thực trạng của sự phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam
2.1 Khái quát về hàng nông sản
Việt Nam, với thế mạnh là một quốc gia nông nghiệp, từ lâu đã nổi danh trên thị trường quốc tế với các sản phẩm nông sản chủ lực như lúa, cà phê, ca cao, tiêu và hạt điều Hầu hết các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn là sản phẩm thô Mặc dù một phần nhỏ được chế biến thành phẩm và xuất khẩu, các sản phẩm này thường phải mượn thương hiệu của các công ty quốc tế để tiếp cận thị trường nước ngoài
2.2 Tình hình cơ bản của ngành logistics tại Việt Nam
Ngành logistics tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ kho lạnh Vị trí chiến lược của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã giúp quốc gia này trở thành điểm trung chuyển quan trọng cho nhiều tuyến hàng hải quốc tế Điều này đặc biệt có lợi cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hải sản, rau quả và thủy sản Theo thống kê sơ bộ từ
Bộ Công Thương, ngoài các cảng biển và cảng hàng không, Việt Nam hiện có 10 cảng cạn và 18 điểm thông quan nội địa Sự phát triển nhanh chóng của ngành logistics đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa ngày càng tăng của nền kinh tế
Các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Cái Mép - Thị Vải, Công ty cổ phần cảng Cần Thơ và Cảng Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới logistics của Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất của Việt Nam, với nhiều doanh nghiệp logistics quốc tế và trong nước, cung cấp các dịch vụ từ lưu kho, vận chuyển đến xếp dỡ hàng hóa Cảng Cái Mép - Thị Vải, gần TP.HCM, là điểm nóng về logistics và dịch vụ kho bãi, đặc biệt trong xuất khẩu thủy sản và nông sản Công ty cổ phần cảng Cần Thơ, với vị trí ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, rất thuận tiện cho việc di chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với
hạ nguồn đi ra biển Đông Việt Nam Cảng Đà Nẵng, một trong những cảng lâu đời và lớn nhất Việt Nam, cung cấp dịch vụ hàng hải quanh năm
Các doanh nghiệp logistics hàng đầu như Tan Cang Logistics & Stevedoring,
PetroVietnam Transportation Corporation (PVTrans), Vinafco và Hai Au Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là nông sản và thủy sản Những doanh nghiệp này không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành logistics tại Việt Nam
2.3 Thực trạng và vấn đề của ngành logistics tại Việt Nam
Mặc dù ngành logistics tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết Hạ tầng logistics ở nhiều khu vực vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong vận chuyển và lưu trữ nông sản Khu vực lưu trữ và kho bãi không được phân bổ đủ và hợp lý, dẫn đến sự thiếu hụt nơi lưu trữ an toàn và tiện lợi cho hàng hóa, đặc biệt là nông sản có yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ Các phương tiện vận tải và
hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa phát triển đồng đều, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trong thời gian giao nhận
Thiếu hụt cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống thông tin quản lý logistics cũng là một vấn đề lớn Sự khác biệt trong tiêu chuẩn và quy chuẩn giữa các khu vực, đặc biệt là về
an toàn và bảo vệ môi trường, gây ra sự bất tiện và chi phí cho các doanh nghiệp
Trang 8logistics Một số doanh nghiệp logistics vẫn còn đối mặt với thách thức về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là về mặt đảm bảo chất lượng và thời gian giao nhận hàng hóa
Chất lượng lưu trữ không đảm bảo cũng là một vấn đề đáng lo ngại Cơ sở vật chất cho lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản có yêu cầu đặc biệt về điều kiện nhiệt độ, không phải lúc nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng Các cơ sở lưu kho và vận tải không luôn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn, gây ra nguy cơ cho sự bảo quản hàng hóa và sức khỏe của nhân viên Thiếu sự đầu tư vào hệ thống quản lý thông tin và dịch vụ khách hàng cũng dẫn đến sự không hiệu quả trong giải quyết các vấn đề phát sinh và truyền thông không đầy đủ với khách hàng
Nguồn: Báo cáo đánh giá trình độ công nghệ CBTS của viện nghiên cứu Hải sản, 2010.
Trang 92.4 Đánh giá nguyên nhân vấn đề
Để đánh giá nguyên nhân vấn đề trong việc phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam, có thể xem xét những yếu tố sau: Thiếu hạ tầng lưu trữ hiện đại, chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành cao, khó khăn trong quản lý và giám sát, thủ tục pháp lý và hải quan phức tạp, và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành logistics Hầu hết các cơ sở lưu trữ hiện tại không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện nhiệt độ và
độ ẩm cho các loại nông sản nhạy cảm như rau quả, trái cây, hải sản, và thịt cá Đầu tư xây dựng và vận hành cơ sở kho lạnh đòi hỏi chi phí ban đầu lớn, bao gồm cả hệ thống máy móc và công nghệ quản lý chất lượng Chi phí vận hành hàng tháng bao gồm năng lượng, bảo trì và quản lý có thể là nguyên nhân làm tăng chi phí tổng thể cho các doanh nghiệp logistics Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao trong việc quản
lý và giám sát hoạt động của các kho lạnh cũng là một vấn đề đáng lo ngại
Thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu, cũng như các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường, có thể làm chậm quá trình vận chuyển và làm gia tăng chi phí Sự cạnh tranh trong ngành logistics, đặc biệt là về dịch vụ kho lạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối
ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ Trong bối cảnh này, việc phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ
và chiến lược dài hạn, không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn từ sự hỗ trợ của chính phủ
và các cơ quan chức năng
Trang 10Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
3.1 Mô tả giải pháp:
Các kho lạnh hiện tại phát triển khá nhanh chóng nhờ sự bùng nổ về số lượng các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi Nhu cầu vận tải hàng hóa là rau, củ, quả qua các thị trường sẽ tăng cao vì vậy nhu cầu cho các dòng xe lạnh, container lạnh sẽ ngày càng lớn Chính vì vậy khuyễn nghị cần có một số giải pháp cụ thể như sau:
Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng lạnh nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics, tối ưu hóa quy trình vận chuyển, sử dụng các phần mềm quản lí quá trình vận tải như (TMS,Arito ) và hệ thống theo dõi nhiệt độ, vị trí kho lạnh tối ưu hóa lịch trình vận chuyển đúng thời gian xuất khẩu hàng nông sản.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Logistic Việt Nam ( 2018, Đầu tư phát triển chuỗi
cung ứng lạnh đồng bộ)
Hỗ trợ về chính sách :Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ kho lạnh nông sản, đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics nông sản Thiết lập hệ sinh thái logistics lạnh
từ khâu trông trọt, sản xuất, chế biến đến khâu bán hàng.
Chính phủ và các cơ quan quản lí như Bộ Giao thông vận tải, Bộ công thương, Bộ tài chính đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khi đầu tư vào kho lạnh ưu đãi về thuế , hỗ trợ về tài chính như miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào hệ thống kho lạnh trong một