Nghiên cứu phát triển dịch vụ du lịch tại làng chăm tuấn tú (ninh thuận), Làng Chăm Tuấn Tú tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nơi đây được biết đến như cái nôi văn hóa dân tộc Chăm. Nơi đây đã lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Chăm như các lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Những năm gần đây làng Chăm Tuấn Tú đang khai thác phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với quảng bá văn hóa dân tộc và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển du lịch tại địa phương đó là vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch đến, có nhiều lý do như là: Tài nguyên du lịch vẫn chưa được khai thác hiệu quả, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, yếu tố về chất lượng dịch vụ du lịch cũng là một vấn đề mà địa phương cần phải quan tâm, bởi lẽ ngoài tài nguyên du lịch điểm thì nhân tố thu hút khách du lịch đến điểm du lịch chính là chất lượng dịch vụ.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
Ngày nay, du lịch đã trở nên phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm về du lịch được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới, khái niệm về du du lịch vẫn chưa được thống nhất.
Dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người sẽ có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa, cụ thể là định nghĩa của các tác giả:
Theo Nguyễn Thị Thanh Thúy & Lê Nguyên Vũ (2017, tr.10) dẫn nghiên cứu của Robert W.Mc.Intosh và cộng sự (1995) “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch”.
Theo Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2006, tr.15) đã dẫn nghiên cứu của Anh năm 1811 “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.
Theo Nguyễn Minh Tuệ & nnk (2014) đã dẫn nghiên cứu của I.I.Pirojnik (1985) du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa
Theo Luật du lịch (2005, tr.1) tại điều 4, chương I đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, học hỏi, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Theo Luật du lịch (2017, tr.1) tại điều 3, chương I đã đưa ra định nghĩa rằng: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác”.
Theo Nguyễn Thị Thanh Thúy & Lê Nguyên Vũ (2017) dẫn nghiên cứu của tổ chức
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 1994), du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người khỏi nơi cư trú thông thường của họ Việc di chuyển này hướng tới mục đích thư giãn, nghỉ ngơi, khám phá văn hóa, tái tạo sức khỏe hoặc những lý do không nhằm mục đích kiếm tiền.
Thông qua ý kiến của các học giả, tác giả đúc kết ra khái niệm về du lịch một cách bao quát và phù hợp nhất cho đề tài nghiên cứu này: Du lịch có thể được hiểu là bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của một cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Có thể nói rằng du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp và học hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú, đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn Du lịch xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt trong đời sống con người
1.1.2 Khái niệm loại hình du lịch
Theo Trương Sỹ Quý (2022, tr.4) đã đưa ra khái niệm về loại hình du lịch như sau:
“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn các nhu cầu, động cơ du lịch tương tự nhau (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013).
Qua đó có thể hiểu loại hình du lịch là những sản phẩm du lịch có cùng giống nhau những đặc điểm về cách tổ chức và phân phối… Loại hình du lịch là các hình thức được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích và nhu cầu của du khách, loại hình du lịch cùng khai thác những sở thích, thị hiếu, nhu cầu, động cơ du lịch, khả năng tài chính… của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau
Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch Mice, du lịch văn hóa, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch biển…
1.1.3 Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng là mô hình du lịch hướng đến mục đích phát triển bền vững, đã xuất hiện ở các quốc gia châu Phi, Mỹ La tinh, châu Úc từ những năm 80-90 của thế kỷ 20 Tùy từng góc nhìn và quan điểm nghiên cứu mà có nhiều khái niệm về du lịch cộng đồng được đưa ra, cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam.
Theo Võ Quế (2006) đã đưa ra định nghĩa về du lịch động đồng như sau: Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch mà trong đó cộng đồng dân cư địa phương sẽ đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm cung cấp các loại dịch vụ du lịch Đồng thời chính họ cũng sẽ tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương Hơn nữa, chính cộng đồng địa phương sẽ được hưởng các quyền lợi về cả vật chất và tinh thần từ việc phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên.
Theo Trần Thị Mai (2005) du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
1.2.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo Võ Văn Sen và nnk (2017, tr.35) dẫn nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, bao gồm các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hoá và con người; các điểm tham quan, cơ sở vật chất, dịch vụ và các hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể, nhằm mang đến một trải nghiệm, kể cả ở góc độ cảm xúc, cho du khách” Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố cấu thành: (i) tài nguyên - môi trường du lịch; (ii) hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; và (iii) dịch vụ, quản lý và hình ảnh du lịch “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch, (ii) tài nguyên du lịch và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”.
Theo Luật du lịch (2005, tr.2) tại điều 4, chương I thì “Sản phẩm du lịch là tập hợp những dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Theo Luật Du lịch 2017, sản phẩm du lịch được định nghĩa là tập hợp các dịch vụ khai thác giá trị tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Điều 3, Chương I).
Theo Trần Thị Thúy Lan (2005) sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) sản phẩm du lịch là việc cung cấp cho khách du lịch các hàng hóa, dịch vụ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một quốc gia, một vùng hay một cơ sở nào đó.
Có thể biểu diễn sản phẩm du lịch theo công thức sau:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch
Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng và phong phú tùy theo góc độ nghiên cứu và tiếp cận khác nhau Những khái niệm trên đều bao hàm những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch.
Qua đó có thể rút ra khái niệm về sản phẩm du lịch rằng: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp toàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thần (hữu hình và vô hình) được các nhà kinh doanh du lịch khai thác dựa trên các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ mà du khách phải đến tận nơi để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một nét đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi điểm đến đều có sản phẩm du lịch riêng của mình Trong quá trình phát triển du lịch các nhà kinh doanh du lịch phải làm ra những sản phẩm mang đậm nét riêng biệt để hấp dẫn du khách.
1.2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Tính vô hình: Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Nó không thể sờ được, xem được, thử được trước khi mua mà phải sử dụng dịch vụ thì mới đánh giá được chất lượng (Trần Thị Thúy Lan, 2005).
Tính không đồng nhất: Mỗi khách hàng có sở thích khác nhau do ảnh hưởng về vị trí địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa trong quá trình giao tiếp dẫn đến lối sống khác nhau về tâm sinh lý… nên họ có những yêu cầu về chất lượng dịch vụ khác nhau.
Vì vậy người làm dịch vụ cần có sự thay đổi linh hoạt nhằm đáp ứng với nhu cầu của khách hàng (Trần Thị Thúy Lan, 2005).
Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Khác với sản phẩm du lịch nói chung, chỉ khi đi du lịch tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu Hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành Chính vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch mới xảy ra đồng thời cùng lúc, cùng chỗ và không thể tách rời giữa bên sản xuất và tiêu dùng (Trần Thị Thúy Lan, 2005).
Bản chất bất khả di chuyển: Sản phẩm du lịch buộc phải được tiêu thụ tại nơi sản xuất, không giống như sản phẩm vật chất thông thường có thể vận chuyển khỏi nơi sản xuất để tiêu dùng ở nơi khác Sản phẩm vật chất được vận chuyển đến người tiêu dùng bằng phương tiện giao thông, trong khi sản phẩm du lịch lại vận chuyển người tiêu dùng đến địa điểm bằng phương tiện giao thông.
Tính mùa vụ: Sản phẩm du lịch mang tính mùa rõ rệt, nhu cầu về sản phẩm xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào điều kiện nhất định.
Tính dễ mau hỏng và khó có thể lưu kho cất trữ: Do sản phẩm dịch vụ du lịch được tạo ra và tiêu dùng đồng thời nên bất cứ dịch vụ nào trong du lịch đều không thể cất giữ hay làm lại, làm thử, sai sót trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm mất lòng tin của khách hàng về sản phẩm du lịch (Trần Thị Thúy Loan, 2005).
Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ tạo ra để phục vụ khách hàng nên quá trình tạo ra sản phẩm có sự tham gia của khách hàng Vì vậy khi khách hàng có yêu cầu về nội dung dịch vụ du lịch thì nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đáp ứng theo yêu cầu khách hàng để thỏa mãn tối đa nhu cầu đó
1.2.2.1 Khái niệm dịch vụ du lịch
Cũng như định nghĩa về du lịch, có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về dịch vụ du lịch nhưng vẫn chưa có được một định nghĩa mang tính thống nhất cao, cụ thể là định nghĩa của các tác giả:
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG ĐỒNG BÀO
Kinh nghiệm phát triển du lịch tại làng Làng Xijang Miao, Trung Quốc
Xijang Miao là ngôi làng của người Miao lớn nhất ở Trung Quốc có khoảng 10.000 người và có hơn 1.000 ngôi nhà cổ, còn được gọi là “làng nghìn hộ dân Xijang Miao được bao bọc bởi một vùng thung lũng, đồi núi rộng lớn và rất nhiều ruộng bậc thang
Về đêm khung cảnh nhà nhà lên đèn khiến ngôi làng càng thêm lung linh, cuốn hút Người dân ở làng Xijang Miao tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết sức độc đáo Việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc trưng của của người Miao, góp phần quảng bá du lịch địa phương (Mẫn Nhi, 2021).
Hoạt động du lịch tại bản ngày càng sôi động với nhiều trải nghiệm cho du khách Du khách không chỉ khám phá lịch sử hình thành và phát triển của bản mà còn tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường, tham gia lễ hội độc đáo, giao lưu văn hóa với người dân bản địa Ngoài ra, bản cũng đầu tư phát triển nhiều dịch vụ hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Du khách có thể mua sắm hay thưởng thức các món ăn đặc sản của bản Chính hoạt động du lịch đã góp phần quảng bá hình ảnh, giá trị truyền thống của dân tộc Mường đến bạn bè quốc tế.
Qua những gì đã nêu trên tác giả nhận thấy bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ tại làng Xijang Miao là: Việc quy hoạch cho điểm đến đều phải chú trọng đến vai trò của người dân địa phương và quản lý du lịch, phù hợp với chính sách chung của quốc gia về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, các nhóm dân tộc thiểu số và người nghèo tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương, trang bị kiến thức và kỹ năng cho cộng đồng địa phương để có thể phát triển du lịch bền vững Phối hợp với các tổ chức chính phủ, chính quyền địa phương trong việc quảng bá và gìn giữ nét truyền thống của đồng bào dân tộc
Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Hua Hin – Thái Lan
Theo Bùi Việt Thành (2015) cho biết những kinh nghiệm phát triển ở Hua Hin – Thái Lan: Hua Hin là thành phố có khoảng 50 ngàn dân, cách thủ đô Bangkok khoảng 250km, là một thành phố nghỉ dưỡng, thời tiết ấm quanh năm, có địa hình đa dạng và cũng là nơi có những bãi biển tuyệt đẹp Hua Hin từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn sung túc, với nhiều công viên cây xanh và các di tích lịch sử Người dân ở Hua Hin tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết sức độc đáo Việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc trưng của vùng Hua Hin, góp phần quảng bá du lịch cho Hua Hin
Bên cạnh đó, người dân tại Hua Hin còn được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch cộng đồng thông qua chính sách hỗ trợ 4P (Products, Price, Place and Promotion), là sự kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ Theo khái niệm kinh doanh này, các nhà sản xuất hàng lưu niệm phải xem xét các sản phẩm thỏa mãn được các nhu cầu của người tiêu dùng chưa Bước tiếp theo đưa sản phẩm đến những nơi thuận tiện cho khách hàng có thể tiếp cận Quảng cáo là một bước để tạo ra sự kết nối thông tin với các khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ bỏ tiền mua các sản phẩm này Thiết lập các hỗ trợ dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết Từ chính sách này, chiến lược tiếp thị 4P mang đến sự hài lòng của khách hàng trong việc tiếp cận và mua các sản phẩm, điều này mang lại cho du lịch ở Hua Hin có bước phát triển bền vững (Bùi Việt Thành, 2015).
Hơn thế nữa chính quyền Hua Hin còn quy định và kiểm tra một cách chặt chẽ giá bán tại các nhà hàng để khách không bị chặt chém, làm mất uy tín của Hua Hin… Chính quyền địa phương ở đây đã ban hành nhiều chính sách về quản lý và hỗ trợ tài chính thuận lợi để làm cơ sở pháp lý, đòn bẩy cho phát triển du lịch cộng đồng
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch là: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương, xây dựng quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời quy định quy mô, sức chứa của các cơ sở Ngoài ra, tổ chức đào tạo cho các bên liên quan tham gia du lịch cộng đồng, gồm quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người dân địa phương Xây dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho phát triển du lịch cộng đồng Thu nhập từ du lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư để phát triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày thiếu nhi, ngày cho người già hoặc các dịp lễ khác.
Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Ta Lang, xã Bha Lêê huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Theo Phương Cúc (2020), du lịch cộng đồng tại Ta Lang, xã Bha Lêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát triển dựa trên nền tảng của các chính sách và kinh nghiệm thực tiễn Những chính sách này bao gồm các quy định về quản lý du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương Các kinh nghiệm thực tiễn bao gồm việc xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương và nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ du lịch.
Làng du lịch cộng đồng Ta Lang nằm bên con suối Ta Lang hiền hòa, trên trục đường
Hồ Chí Minh Ta Lang là nơi lưu giữ rất nhiều dấu ấn văn hóa Cơ Tu, tiêu biểu như nghề chế tác và trình diễn nhạc cụ dân tộc aheen (sáo 3 lỗ), abel (đàn cò), đan lát, dệt thổ cẩm… cùng nhiều loại hình văn hóa khác như lễ hội, ẩm thực, những điệu múa và kiến trúc nhà sàn đặc trưng của người đồng bào Cơ Tu đang được cộng đồng làng giữ gìn, bảo tồn và phát huy Để phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả, chính quyền huyện Tây Giang đã triển khai các hạng mục hỗ trợ cho bà con đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, điện chiếu sáng, các điều kiện tổ chức lưu trú, tập huấn, hướng dẫn cho bà con phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ tu, khuyến khích người dân tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ đặc trưng phục vụ nhu cầu du khách.
Thông qua mô hình du lịch cộng đồng, bà con thôn Ta Lang đều phấn khởi chung tay vào việc phát triển du lịch cộng đồng địa phương, giúp phát triển kinh tế địa phương,nâng cao đời sống, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hữu hạn từ rừng,đồng thời giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào.Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch rút ra từ làng du lịch cộng đồng Ta Lang, xãBha Lêê huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam: Chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch thông qua việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng cũng như trình độ cho người dân trong việc làm du lịch, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc, khuyến khích người dân tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ đặc trưng phục vụ nhu cầu du khách Phối hợp với các tổ chức chính phủ, chính quyền địa phương trong việc quảng bá và gìn giữ nét truyền thống của đồng bào dân tộc (Thu Hòa, 2021)
Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2, xã Đông Sang, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La
Theo Duy Tùng (2019) đã nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2 Bản Áng 2, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có đầy đủ tiềm năng về tài nguyên du lịch,nơi đây có vị trí địa lý khá thuận lợi không chỉ có khí hậu trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú mà nơi đây còn sở hữu một kho tàng văn hóa của dân tộc Thái thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng Bảng Áng 2 là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch cộng đồng, một trong những tài nguyên du lịch lớn nhất của làng văn hóa bản Áng 2 là sự đa dạng về bản sắc văn hóa với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa mang những đặc trưng độc đáo riêng tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch như: các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, những trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn, sản vật và văn hóa ẩm thực… Những giá trị này đều có thể khai thác phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế
Năm 2017, hợp tác xã du lịch Bản Áng được thành lập với 37 thành viên, đây là cầu nối giữa các công ty du lịch với những cá nhân, gia đình cung cấp dịch vụ tại địa bàn xã Đông Sang, bên cạnh đưa ra những chính sách hỗ trợ người dân làm du lịch, hợp tác xã du lịch Bản Áng đầu tư, cải tạo khuôn viên, làm phòng nghỉ nhà vệ sinh, xây tường rào xung quanh nhà nghỉ cộng đồng
Hiện nay Bản Áng đang tiếp tục đầu tư phát triển du lịch cộng đồng và đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm Để quản lý tốt hoạt động du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng du lịch, xã Đông Sang, huyện MộcChâu đã đưa ra những mục tiêu đa dạng các sản phẩm du lịch cộng đồng để thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư du lịch, tạo điều kiện cho người dân được giao lưu, trao đổi văn hóa với khách du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm căn cứ quản lý, lập dự án đầu tư phát triển du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, triển khai xây dựng bản du lịch cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng thành bản du lịch cộng đồng.
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch từ du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2, xã Đông Sang, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La là: Cộng đồng địa phương cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về phát triển cộng đồng, đi đến kết luận là phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bảo tồn Cần phải bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn văn hóa địa phương, cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và địa phương, trao quyền cho các cộng đồng quản lý du lịch cộng đồng.
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CHĂM TUẤN TÚ
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận (2022), làng Chăm Tuấn Tú thuộc xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận là một trong làng chăm của tỉnh Làng Chăm Tuấn Tú nằm dọc theo quốc lộ 1A cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm 7km về phía đông nam và cách sân bay quốc tế Cam Ranh Khánh Hoà khoảng 60km Có vị trí địa lý:
Phía đông giáp biển Đông
Phía tây giáp thị trấn Phước Dân và các xã Phước Hải, Phước Thuận
Phía nam giáp huyện Thuận Nam
Phía bắc giáp thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Hình 2.1 Vị trí của làng Chăm Tuấn Tú
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận
Nơi đây có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh duyên hải miền Trung
Nhờ vào vị trí địa lý khá thuận lợi này đã góp phần vào công tác khai thác và thu hút thêm nhiều lượt khách nội địa cũng như khách quốc tế đến với làng Chăm Tuấn Tú và với lợi thế dựa vào những tài nguyên thiên nhiên sẵn có, hấp dẫn có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch và dịch vụ tại làng.
Làng Chăm Tuấn Tú, tỉnh Ninh Thuận, nằm ở đồng bằng ven biển với đặc điểm địa hình đồi cát khô hạn Đồi cát Nam Cương tiêu biểu cho cảnh quan thiên nhiên vùng khí hậu khô ven biển đặc trưng của Ninh Thuận.
Nhờ vào điều kiện địa hình khá đặc trưng này đã tạo lợi thế trong việc khai thác cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại làng Chăm Tuấn Tú, góp phần tạo ra những nét đặc trưng riêng cho làng (Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận, 2022).
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận (2022) làng Chăm Tuấn Tú thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh ven biển, Ninh Thuận có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng, gió nhiều nên chính vì thế có khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh Chính vì vậy thời tiết nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 270C, lượng mưa trung bình 700–800 mm. Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước Lượng mưa trung bình từ 700 – 800 mm/năm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi Độ ẩm từ 75 – 77% Năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcal/cm2/năm Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.0000C Nên Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh Cho nên có thể nói đây chính là vùng đất của nắng và gió.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận (2022), làng Chăm Tuấn Tú ngày nay có hơn 500 hộ với hơn 2.100 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Chăm Đồng bào Chăm ở làng Tuấn Tú sinh sống tập trung theo gia đình lớn gồm 3-4 thế hệ, nhưng hiện nay đã có sự phân chia thành các thế hệ gia đình nhỏ Họ chủ yếu làm nghề trồng trọt và chăn nuôi.
Nhờ vào những đặc điểm về dân cư này, đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc cho làng và tạo điều kiện thuận lợi giúp du lịch cộng đồng tại làng ngày càng phát triển đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, cải thiện đời sống người dân tại làng Chăm Tuấn Tú, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác phát triển du lịch cộng đồng tại làng.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận (2022) đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, đến nay cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã An Hải đang được đầu tư xây dựng đồng bộ, kinh tế có bước khởi sắc với các ngành nghề kinh doanh đa dạng và các loại hình dịch vụ được đầu tư phát triển.
Những tiến bộ này tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch cộng đồng tại làng Chăm Tuấn Tú Nhờ đó, cơ sở hạ tầng của làng ngày càng được quan tâm đầu tư.
Làng Chăm Tuấn Tú được chính quyền quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống gắn với du lịch tại đây Không chỉ ưu tiên đảm bảo hoàn thiện mạng lưới giao thông, hệ thống điện, nước sinh hoạt, điểm trường học… Hiện nay các tuyến đường nội bộ trong làng được nâng cấp, bê tông hóa
Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã huy động được trên 800 triệu đồng để lắp đặt 1.300 bóng đèn chiếu sáng đường quê tại các khu dân cư trên địa bàn huyện Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn huyện đã lắp đặt 314 bóng đèn chiếu sáng đường quê Xã An Hải vừa lắp đặt 59 bóng đèn chiếu sáng đường quê từ thôn Tuấn Tú đến thôn Nam Cương và vùng sản xuất rau an toàn với chiều dài 3km Đường giao thông chiếu sáng đã bảo đảm việc đi lại của nhân dân vào ban đêm, góp phần giữ vững tình hình an ninh-trật tự ở địa phương Nhìn chung, hệ thống điện của huyện đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho tất cả người người dân của huyện nói chung và làng Tuấn Tú nói riêng (Sơn Ngọc, 2018).
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện NinhPhước đến năm 2020 thì huyện Ninh Phước cũng đã phê duyệt nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật như sau:
Hạ tầng giao thông: Tập trung đầu tư tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi đến nhà máy điện hạt nhân số 1, mở rộng lộ giới các tuyến tỉnh lộ 708, 703, 710, 701 để kết nối với các vùng kinh tế của tỉnh.
Thủy lợi: Tiếp tục đầu tư hoàn thành công trình đầu mối, hệ thống kênh mương hồ Lanh Ra, Tà Ranh, Bầu Zôn Hoàn thành bê tông hoá hệ thống kênh cấp II và III và năm 2020 cơ bản hoàn thành bê tông hoá tất cả các hệ thống kênh tưới.
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CHĂM TUẤN TÚ
2.2.1 Điều kiện tài nguyên du lịch
2.2.1.1 Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên Điều kiện khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng khô nóng, hình thành từ sự kết hợp giữa biển, núi rừng, sa mạc tạo ra cảnh quan đồi núi và những rẫy trồng măng tây xanh, làng Chăm Tuấn Tú sở hữu cho mình một cảnh quan thiên nhiên mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn
Bên cạnh đó, làng Chăm Tuấn có đồi cát Nam Cương là nơi gắn liền với đời sống thường ngày của đồng bào dân tộc Chăm.
Nhìn chung tài nguyên du lịch tự nhiên của làng Tuấn Tú và khu vực xung quanh làng khá đa dạng và phong phú Đây cũng là những yếu tố có thể khai thác tốt cho du lịch cộng đồng tại làng chăm Tuấn Tú khi kết hợp với các tài nguyên du lịch khác.
2.2.1.2 Điều kiện về tài nguyên văn hóa
Làng Chăm Tuấn Tú là nơi sinh sống chủ yếu của người đồng bào dân tộc Chăm, nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào Chăm như:
Các nghề thủ công truyền thống
Hiện tai tại địa phương vẫn còn một số ít hộ dân vẫn đang lưu giữ lại nghề thủ công truyền thống đặc biệt nổi bật là nghề gốm và dệt Gốm ở đây là gốm cổ truyền, làm bằng tay, không có bàn xoay Gốm được trang trí nhiều loại hoa văn như: Hoa văn khắc vách, sóng nước, các hoa văn hình học Gốm được nung lộ thiên với ít nhiên liệu là củi và rơm nhưng vẫn cho ra sản phẩm tròn trịa, nhiều sắc màu khác nhau: gốm chín đỏ, chín xám, đen, xanh, vàng
Ngoài nghề gốm ra thì vẫn còn một vài hộ dân vẫn đang làm nghề dệt thủ công truyền thống Nghề dệt người dân đã từng tạo nên sản phẩm nổi tiếng và chất lượng cũng như nghệ thuật trang trí hoa văn trên vải Các nghệ nhân đã tạo nên nhiều hoa văn và màu sắc đẹp mắt như hoa văn quả trám, hoa văn cách điệu hình Rồng, chân Chó, chân Chim Sản phẩm như váy, áo, khăn đội đầu, khăn quấn, các loại vải trải bàn, trải giường
Hiện tại làng Chăm Tuấn Tú người dân sinh sống tại địa phương đa số là theo đạo Bà- ni cho nên người dân nơi đây và lễ Ramưwan là lễ hội lớn trong trong hệ thống lễ hội truyền thống của người Chăm Lễ hội Ramưwan hay được biết đến Tết Ramưwan là Tết cổ truyền quan trọng nhất và mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà-ni Lễ hội Ramưwan mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà-ni giáo, có nhiều hoạt động với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất Hiện nay làng Chăm Tuấn Tú có 1 ngôi Thánh đường Bà-ni, nơi đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng và ăn mừng lễ hội
Mặc dù đa số người dân tại địa phương theo đạo Bà-ni nhưng tại địa phương một số ít người dân vẫn tham gia lễ hội Katê Lễ hội Katê là lễ hội dành riêng cho người Chăm
Lễ hội Katê của người Chăm được chia thành hai loại chính: Katê làng và Katê gia đình, dòng tộc Katê làng nhằm tôn vinh thần làng và tưởng nhớ những người có công với làng Theo thời gian, Katê đã tiến hóa thành một lễ hội kết hợp cả nghi lễ và các hoạt động vui chơi giải trí, trở thành ngày Tết quan trọng đối với người Chăm nói chung và người Chăm Ahier nói riêng.
Ngoài lễ hội thì hiện tại người dân địa phương vẫn còn lưu giữ nghệ thuật ca múa nhạc của người dân tộc Chăm, người dân tại làng Tuấn Tú thường múa các điệu múa truyền thống vào những ngày lễ hội quan trọng như lễ hội: Ramưwan, Katê… Nghệ thuật ca múa nhạc của người chăm rất phong phú, đa dạng và độc đáo Một vài điệu múa truyền thống như: Tamia tadik (múa quạt), tamia ndua brah (múa dâng gạo), tamia dwa buk (Múa đội lu)… Bên cạnh còn có múa nam gọi là tamia Ka – ing trong các vũ điệu như: Tamia hawei (múa roi), tamia karit (múa kiếm), tamia juak apuei (múa đạp lửa)…Múa chăm đi với nhạc như trống Ginăng, Raranưng, kèn Saranai.
Người phụ nữ Chăm đóng vai trò trung tâm trong việc lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, bao gồm cả áo dài truyền thống Đối với người phụ nữ Chăm, áo dài truyền thống mang ý nghĩa thiêng liêng và quý giá, chỉ được mặc trong những dịp trọng đại như lễ hội lớn của dân tộc hay lễ cưới hỏi.
Ngoài trang phục của nữ giới thì người Chăm cũng có trang phục dành cho nam giới. thống của người đàn ông Chăm là loại áo ngắn (aw lah) và áo dài (aw tah) Áo thường có màu trắng, đỏ, xanh, vàng nhưng không có trang trí hoa văn Bên cạnh chiếc áo và váy, đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn, cách đội khăn của đàn ông Chăm là quấn vòng lên đầu từ phía sau ra phía trước, rồi thả hai mép gập lại, buông trùm xuống ở gần hai tai Cũng như phụ nữ Chăm, ngày nay việc đội khăn truyền thống chỉ thấy ở người đàn ông lớn tuổi, còn giới trẻ thường xuyên đội nón Họ chỉ đội khăn truyền thống vào những dịp lễ hội. Ẩm thực
Bên cạnh các lễ hội dân gian, giới thiệu trang phục, nghề truyền thống, ẩm thực cũng là một trong những nét văn hoá đặc trưng được đồng bào Chăm tại làng Tuấn Tú.
Bánh gừng là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ đồng bào Chăm vào các dịp lễ, tết Đây là loại bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo, nếp, đường, trứng, gừng Mỗi chiếc bánh được tạo hình theo một hình dáng riêng, thường là hình củ gừng, trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ.
Nước lèo thịt dê: Khi người dân địa phương ở đây làm dê cúng, du khách sẽ được dịp thưởng thức món ăn truyền thống lâu đời là nước xáo thịt dê Nước xáo ăn chung với thịt dê luộc, rau ăn kèm là giem (lá lốt và đọt chuối non thái nhỏ)
Nhắc đến ẩm thực và đặc sản của người Chăm, ngoài việc nói đến những món ăn thuần túy, bình dị, thì các món mắm là điều không thể không nhắc đến Người dân địa phương có các loại mắm như: Mắm lòng cá, mắm nêm… Có thể nói rằng, mắm của người Chăm không chỉ mang hương vị đặc biệt mà mắm của người Chăm còn thể hiện nhiều nét đặc biệt trong truyền thống, văn hóa, ẩm thực
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI LÀNG CHĂM TUẤN TÚ TỈNH NINH THUẬN
2.3.1 Các hoạt động dịch vụ du lịch
2.3.1.1 Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí
Khi du khách đến với làng Chăm Tuấn Tú du khách sẽ được tham quan, khám phá và trải nghiệm các hoạt động nổi bật tại làng như:
Tham quan tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương
Khám phá làng Tuấn Tú, du khách sẽ đắm chìm trong không gian làng quê bình dị với những con đường sạch sẽ, thoáng đãng Tản bộ trên những con đường này, du khách có thể giao lưu với người dân địa phương thân thiện, hiếu khách, tìm hiểu về nghề truyền thống như gốm, dệt, góp phần lý giải bản sắc văn hóa của người Chăm Bên cạnh đó, trải nghiệm lưu trú tại nhà dân giúp du khách hòa mình vào nhịp sống thường nhật, lắng nghe những câu chuyện đời sống và phong tục tập quán của người dân, mang đến trải nghiệm du lịch trọn vẹn và đáng nhớ.
Trải nghiệm trồng rau, thăm đàn dê, cừu
Du khách có thể trải nghiệm một ngày làm nông dân thực thụ bằng cách trải nghiệm trồng rau và thăm và chụp ảnh lưu niệm cùng đàn dê, cừu của những người dân tại làng, giúp du khách có thể hiểu rõ hơn về những công việc thường ngày của người dân.
Tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ
Đến với nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức những màn trình diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Chăm Những điệu múa Chăm được nghệ thuật hóa từ những động tác thường ngày, giúp du khách cảm nhận được sức sống và nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người dân tộc Chăm.
Vui chơi và chụp ảnh lưu niệm trên cát Nam Cương
Khi đến với làng Chăm Tuấn Tú ngoài thăm quan tìm hiểu các phong tục tập quán, lối sống, lễ hội của người Chăm địa phương thì du khách còn có thể trượt cát và chụp ảnh tại đồi cát Nam Cương Bốn hướng của đồi Cát Nam Cương được bao bọc bởi núi, biển, làng mạc và cánh đồng lúa, vườn cây Khi bình minh lên hoặc lúc hoàng hôn xuống thì là lúc đồi cát Nam Cương đẹp nhất, du khách có thể chụp những bức ảnh nghệ thuật khi du khách đến với mảnh đất này và sẽ có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên trong suốt hành trình khám phá tại nơi đây.
Tuy nhiên, với tài nguyên phong phú nhưng các dịch vụ du lịch còn đơn giản, nghèo nàn, chưa khai thác và tận dụng các tài nguyên có sẵn nên phát triển chưa đúng với tiềm năng của nó Du khách sẽ cảm thấy thú vị, mới mẻ khi trải nghiệm lần đầu, nhưng khó để du khách quay trở lại vì dịch vụ du lịch này lặp đi lặp lại, chưa có nhiều sự đổi mới.
Tại làng Tuấn Tú du khách chủ yếu tham quan trong thời gian ngắn khoảng 2-3 tiếng nên làng có rất ít cơ sở lưu trú mà phụ thuộc vào hệ thống lưu trú tại trung tâm thành phố Để đáp ứng được nhu cầu lưu trú cũng như ăn uống cho du khách khi đến làng tham quan thì làng đã cho xây dựng 1 farmstay để phục vụ du khách (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2022).
Farmstay sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên được làm từ đất sét, rơm… đây đều là những vật liệu truyền thống quen thuộc mang đến sự gần gũi, làm tăng cảm giác thoải mái cho du khách và thân thiện với môi trường Du khách có thể trải nghiệm tận tay hái những trái bầu xanh đang treo lơ lửng trên giàn trước nhà và hái rau tại vườn và có thể chế biến thức ăn ngay tại chỗ Đây là điểm độc đáo mà khu du lịch muốn đem đến cho du khách trải nghiệm Tuy nhiên điều này là chưa đủ với chỉ có 1 farmstay để phục vụ cho du lịch tại làng là rất ít, số lượng phòng ở không thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách nhất là những mùa cao điểm hoặc vào những ngày lễ hội có nhiều du khách đến tham quan điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lưu trú của du khách.
Về chất lượng dịch vụ ăn uống thì hiện tại làng Chăm Tuấn Tú có những quán ăn phục vụ khách du lịch với đầy đủ các món ăn truyền thống mang đậm nét đặc sắc của bà con người Chăm như: Thịt dê hấp ăn kèm với rau ghém, thịt Dông, canh thịt gà, cơm nấu trong nồi đất…Nhìn chung cơ sở phục vụ ăn uống đã đáp ứng được phần nào về nhu cầu ăn uống của du khách Tuy nhiên, về không gian ăn uống chưa thoải mái, quy mô còn nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh môi trường chưa kiểm soát tốt và đặc biệt là sự chuyên nghiệp trong cách thức phục vụ còn yếu.
Các khu trưng bày các sản phẩm từ các nghề truyền thống và các quầy bán hàng lưu niệm tại làng chưa được đầu tư, phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên khi du khách đến tham quan trải nghiệm tại các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống như dệt, gốm… hoặc tham quan các vườn rau của cộng đồng địa phương thì du khách có thể trực tiếp mua các sản phẩm tại đó
Các sản phẩm du lịch tại làng Chăm Tuấn Tú vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút được đông đảo du khách Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm quà lưu niệm, chụp ảnh còn hạn chế, chủ yếu là nhỏ lẻ và đơn điệu Sự thiếu đa dạng và hấp dẫn trong các dịch vụ này khiến du khách chỉ có thể tham quan, tìm hiểu về văn hóa, trồng rau, thăm đàn cừu và chụp ảnh lưu niệm Mặc dù các dịch vụ văn hóa - nghệ thuật được ưa chuộng nhưng cũng chưa được khai thác đầy đủ, khiến việc phát triển du lịch tại đây gặp khó khăn.
Vì vậy, hiện tại các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại địa phương về cơ bản vẫn phục vụ tốt đối với các nhu cầu của khách du lịch nhưng chưa thật sự đa dạng và hấp dẫn du khách và thu hút du khách quay trở lại lần nữa.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận (2022) làng Chăm Tuấn Tú hiện nay gồm có hơn 500 hộ, với trên 2.100 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc Chăm Hiện nay tại địa phương chỉ có 1 hướng dẫn viên du lịch, ngoài ra hầu hết nguồn nhân lực của làng Chăm Tuấn Tú đều là những người dân địa phương sinh sống bằng việc trồng trọt và chăn nuôi và từ khi có hoạt động du lịch tại địa phương thì một số người dân đã thay đổi phương thức mưu sinh bằng việc cung cấp một số dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng cho du khách đến đây tham quan Đội ngũ nhân lực tại làng đa phần là lao động phổ thông xuất thân từ cộng đồng dân cư địa phương nên trình độ chuyên môn về nghiệp vụ cũng như kỹ năng làm du lịch địa phương tại đây vẫn còn hạn chế Để phát triển du lịch cộng đồng thì việc thu hút tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương và người dân tham gia vào hoạt động du lịch là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nhưng số lượng hướng dẫn viên, cũng như đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch tại làng còn khá ít nên ban quản lý du lịch cần động viên, khuyến khích người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch nhằm giúp cho người dân có việc làm thuyền xuyên, nâng cao thu nhập cũng như là góp phần giúp cho du lịch cộng đồng tại địa phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch đặc thù mà tỉnh Ninh Thuận đang chú trọng phát triển Tại nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 nhấn mạnh tiếp tục phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu Chương trình hành động số 134-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận, 2022).
Trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiều giải pháp trọng tâm như lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành
Với mục tiêu hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, phát triển du lịch trọng điểm và du lịch cao cấp trên địa bàn.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI LÀNG CHĂM TUẤN TÚ TỈNH NINH THUẬN
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng Chăm Tuấn Tú nhằm xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn để đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp Việc đánh giá này sẽ giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển du lịch, từ đó có thể khắc phục những khó khăn, phát huy các kết quả đạt được và đưa du lịch cộng đồng đến gần hơn với du khách.
Bảng 2.1 Bảng đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ du lịch tại làng Chăm Tuấn Tú tỉnh Ninh Thuận qua mô hình SWOT ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
- Vị trí địa lý thuận lợi
- Có giá trị văn hóa Chăm độc đáo
- Sự tham gia của cộng đồng địa phương
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế.
- Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, đơn điệu dẫn đến sự nhàm chán cho du khách. Thiếu các khu vui chơi giải trí, các hoạt động giải trí.
- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa hiệu quả, chưa tạo được ấn tượng đối với du khách
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) THÁCH THỨC (THREATS)
- Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cơ hội thu hút nguồn đầu tư
- Du lịch cộng đồng hiện nay là xu hướng lựa chọn của nhiều du khách.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm du lịch lân cận
- Du lịch cộng đồng ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa và đời sống người dân địa phương
Nguồn: Tác giả xây dựng
Vị trí địa lý thuận lợi
Làng Chăm Tuấn Tú có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắc Bắc Nam, quốc lộ 1A và quốc lộ 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng), cáchthành phố Phan Rang Tháp Chàm 7km về phía đông nam và cách sân bay Quốc tế Cam Ranh 60 km Còn nằm trên một vị trí chiến lược quan trọng gần TP Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam và là động lực kinh tế lớn của cả nước. Ngoài ra còn nối liền với 2 tỉnh có thế mạnh về phát triển du lịch là Lâm Đồng và Khánh Hòa.
Có giá trị văn hóa Chăm độc đáo
Hiện nay người dân sinh sống tại làng đa số đều là người đồng bào dân tộc Chăm cho nên những giá trị văn hóa của người dân tộc Chăm, các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Các lễ hội, nghề thủ công truyền thống cũng đã được giới thiệu tới các du khách trong và ngoài nước Qua việc tổ chức các lễ hội, giúp người Chăm hiểu được về giá trị văn hóa của dân tộc mình để họ cùng chung tay với tỉnh góp phần quảng bá hình ảnh và giá trị văn hóa của mình cho nhiều người biết đến hơn Ngoài ra ẩm thực phong phú, đa dạng với nhiều món ngon hấp dẫn cũng được xem là thế mạnh của tỉnh về phát triển sản phẩm du lịch.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Người dân địa phương luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi để cải tiến sản phẩm nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch nhằm mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm tốt hơn Người dân tại làng rất hiếu khách, thân thiện, tích cực hợp tác trong quá trình tiếp đãi khách du lịch và tham gia hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và các di sản văn hóa Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng Chăm Tuấn Tú không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa độc đáo, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bản địa Hoạt động du lịch cộng đồng giúp người dân trong làng tăng thu nhập, giảm tình trạng thất nghiệp, giao lưu, tiếp xúc với nền kinh tế công nghiệp gần hơn
Du lịch cộng đồng giúp khai thác và bảo tồn tài nguyên được hiệu quả hơn, giá trị tài nguyên du lịch được mọi người biết đến và trân trọng Những di sản được tôn tạo và trùng tu, các lễ hội truyền thống được nhiều người dân biết đến hơn.
Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư
Mặc dù chú trọng đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu hụt Đường sá, lưu trú, liên lạc yếu kém; dịch vụ hạn chế Sản phẩm du lịch thiếu độc đáo, dịch vụ giải trí gần như không có, khiến việc thu hút khách khó khăn Cửa hàng bán đồ lưu niệm, sản phẩm truyền thống vắng bóng, khiến các nghề thủ công dần mai một.
Công tác xúc tiến, quảng bá chưa hiệu quả
Công tác xúc tiến, quảng bá còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động quảng bá về hình ảnh du lịch cộng đồng tại địa phương chưa được quảng bá rộng rãi Thông tin, tài liệu tìm kiếm về điểm đến du lịch còn khá ít vì vậy khó tiếp cận đến du khách Chưa chú trọng cung cấp ấn phẩm du lịch để quảng bá du lịch địa phương ấn, hoạt động quảng bá ở ngoài nước chưa nhiều, chưa tận dụng sức mạnh lan truyền thông tin trên các trang mạng xã hội để quảng bá và tiếp cận đến du khách trong và ngoài nước
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.
Chất lượng nguồn lao động chưa cao thiếu các kỹ năng nghiệp vụ, bị hạn chế về khả năng ngoại ngữ Bởi nguồn lao động đa phần là người dân địa phương chưa có kiến thức về du lịch, chưa qua đào tạo kỹ năng chuyên môn và đặc biệt khả năng ngoại ngữ vô cùng hạn chế nên gây khó khăn trong quá trình giao tiếp
Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí
Sản phẩm du lịch tại làng Chăm Tuấn Tú chưa đa dạng, du khách đến tham quan tại làng chỉ đơn thuần là tìm hiểu cuộc sống của người Chăm Hiện nay khi đến du lịch tại đây du khách có rất ít cơ hội để tham gia lễ hội địa phương Các ngày hội này không diễn ra thường xuyên, có lễ chỉ diễn ra đúng một lần trong năm nên có rất ít du khách được tham gia trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa, về sinh hoạt lễ hội của người đồng bào dân tộc Chăm Ngoài ra tại làng ít có các hoạt động vui chơi giải trí điều này dễ gây nhàm chán cho du khách và khó thu hút khách quay trở lại lần 2.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn
Với việc xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Thuận, ngành Du lịch tỉnh đang triển khai kế hoạch liên kết các điểm đến du lịch tiêu biểu nhằm đẩy mạnh đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm thế mạnh của địa phương như du lịch biển, du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch chăm sóc sức khỏe đây là cơ hội cho ngành du lịch tại làng Chăm Tuấn Tú nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung phát triển.
Du lịch cộng đồng hiện nay là xu hướng lựa chọn của nhiều du khách
Hiện nay du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm và hướng tới những giá trị mới trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, giá trị tự nhiên Hiện tại đa số các du khách không còn lựa chọn những chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng đơn thuần mà thay vào đó du khách quan tâm và lựa chọn những trải nghiệm tại điểm đến nhiều hơn Du lịch cộng đồng hiện nay đang là một xu hướng du lịch mới mẻ, mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn và du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho du khách và người dân địa phương.
Sự cạnh tranh gay gắt
Trong những năm gần đây loại hình du lịch cộng đồng hiện nay đang đông đảo du khách ưa chuộng, chính vì vậy mà các địa phương khác cũng rất nhanh nhạy trong đón nhận xu thế Nên sự cạnh tranh giữa các vùng du lịch hay sự cạnh tranh trong chính huyện Ninh Phước cũng như là tỉnh Ninh Thuận ngày càng cao Vì thế đòi hỏi du lịch cộng đồng tại làng Chăm Tuấn Tú cần phải nỗ lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đa dạng mang nét đặc trưng riêng nhưng vẫn giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của địa phương.
Du lịch cộng đồng ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa và đời sống người dân địa phương
Việc phát triển du lịch cộng đồng dễ dẫn tới sự pha trộn với các yếu tố bên ngoài, làm biến đổi bản sắc văn hóa nơi đó Nếu không được định hướng đúng, du lịch cộng đồng có thể khiến du khách đánh giá sai lệch về văn hóa bản địa Tình trạng khai thác cảnh quan thiên nhiên quá mức do các công trình xây dựng không theo quy hoạch cũng là mối nguy lớn Thêm vào đó, lượng du khách tăng cao đồng nghĩa với lượng chất thải lớn, đe dọa tới môi trường nếu không có sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý du lịch địa phương.
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI LÀNG CHĂM TUẤN TÚ TỈNH NINH THUẬN
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CHĂM TUẤN TÚ TỈNH
Phát triển là quy luật chung của mọi loại hình du lịch nhưng phát triển theo hướng nào để vừa đảm bảo một sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai lại là sự lựa chọn và cân nhắc Trên cơ sở phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, Ninh Thuận đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong hoạt động du lịch Với lợi thế du lịch biển, đảo kết hợp với những giá trị văn hóa của địa phương, các giá trị văn hóa Chăm, lễ hội, làng nghề… chắc chắn đây sẽ là điều kiện để Ninh Thuận khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch.
3.1.1 Định hướng về phát triển thị trường du lịch
Theo tổng cục thống kê Ninh Thuận (2022) tại hội nghị, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố nội dung Quyết định số 555/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo Quyết định, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 455.000 lượt khách quốc tế Đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó có 900.000 lượt khách quốc tế Tổng thu từ khách du lịch đến năm
2025 đạt 2.900 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 5.900 tỷ đồng, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với đóng góp khoảng 15% GRDP và giải quyết việc làm cho 20% lao động toàn tỉnh.
Theo Nguyễn Thành (2022) về định hướng phát triển thị trường du lịch, giai đoạn từ nay đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung phát triển thị trường du lịch nội địa, khôi phục thị trường du lịch quốc tế khách Nga và Đông Âu truyền thống để tăng lượng khách và doanh thu Giai đoạn từ năm 2025-2030, tỉnh hướng tới những đối tượng khách cao cấp của các thị trường sẵn có và phát triển các thị trường du lịch mới ở các nước Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ
3.1.2 Định hướng về sản phẩm du lịch Để thu hút du khách, Ninh Thuận tập trung phát triển 4 sản phẩm du lịch đặc thù gồm du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển, du lịch văn hóa (đặc biệt di sản văn hóa Chăm), nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái gắn với Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Cùng với đó, phát triển 4 sản phẩm du lịch mới lạ: Khám phá và vui chơi giải trí cát - muối, săn bắn bán hoang dã, du lịch trải nghiệm đường sắt, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, xây dựng 4 sản phẩm bổ trợ: Du lịch cộng đồng, vui chơi giải trí và ẩm thực, tham quan sản xuất năng lượng tái tạo và thương mại du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch, 2022). Định hướng chiến lược du lịch tại tỉnh Ninh Thuận hy vọng rằng giai đoạn 2021-2025, du lịch Ninh Thuận sẽ phát triển toàn diện, bứt phá, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Tỉnh chú trọng phát triển sản phẩm du lịch với nhóm 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm mới lạ và 4 sản phẩm bổ trợ, qua đó tỉnh Ninh Thuận cũng sẽ phát triển du lịch theo không gian, lãnh thổ để khai thác tiềm năng đặc trưng, giàu bản sắc của mỗi vùng Bên cạnh đó, tỉnh dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước gắn với nguồn lực từ khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công - tư để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng cường liên kết vùng, kết nối giữa các địa phương với kế hoạch phát triển tương xứng, mở rộng kết nối giao thông với các đầu mối giao thông du lịch quan trọng như sân bay Cam Ranh, cảng Cam Ranh, dự án sân bay Phan Thiết (sau khi hoàn thành), kêu gọi đầu tư dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt kết hợp phát triển du lịch
Tỉnh cũng đề ra bốn nhóm giải pháp chính triển khai thực hiện, đó là đẩy mạnh kích cầu du lịch, khôi phục lượng khách và doanh thu, phát triển nguồn lao động phục vụ du lịch, huy động nguồn vốn và các dự án đầu tư các điểm, khu du lịch, vui chơi giải trí mới, xây dựng thương hiệu và tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận độc đáo, hấp dẫn để giới thiệu đến du khách trong, ngoài nước.
Tỉnh hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng điểm dừng chân phục vụ khách du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng (hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà sàn của đồng bào Raglai, nhà cổ của đồng bào Chăm để kinh doanh du lịch homestay, có quy mô phục vụ từ 10 khách trở lên), hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống thu gom rác thải, biển báo chỉ dẫn tại các thôn, địa điểm có hoạt động du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hỗ trợ phát triển hoạt động, sản phẩm du lịch cộng đồng Tỉnh Ninh Thuận hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đồng thời hỗ trợ duy trì, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các khu, điểm du lịch cũng không ngừng đổi mới, sáng tạo, tích cực đầu tư cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ khách, hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới gắn với nâng cao chất lượng phục vụ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch, 2022).
Theo cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2022) để thực hiện đạt mục tiêu nghị quyết đề ra, tỉnh tiếp tục chủ trương dành các ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Chính phủ và vận dụng tối đa các hỗ trợ cao nhất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó có các dự án du lịch Đồng thời, thực hiện đúng các cam kết với các nhà đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm du lịch để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá đầu tư, tỉnh tích cực vận động, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư có tiềm năng Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung nâng cao chất lượng, hướng tới nền du lịch xanh bền vững, phát triển đi đôi bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, gìn giữ cảnh quan, môi trường, góp phần xây dựng Ninh Thuận thành điểm đến an toàn, thân thiện. Để ngành Du lịch thực sự là điểm mạnh phát triển trong số các ngành trụ cột của địa phương, UBND tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu thế, xây dựng chiến lược, thương hiệu du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có đẳng cấp… Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục có giải pháp để kích cầu, tăng cường hoạt động liên kết, duy trì hợp tác du lịch với 9 tỉnh vùng Duyên hải miền Trung, 6 tỉnh Nam Trung bộ với Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch Đồng thời, tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số đối với hoạt động du lịch để kết nối, nhằm hỗ trợ và tăng tính trải nghiệm cho khách du lịch, sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch…
Với lợi thế về những giá trị văn hóa của địa phương, các giá trị văn hóa Chăm, lễ hội, làng nghề… chắc chắn đây sẽ là điều kiện để tỉnh Ninh Thuận nói chung và làng Chăm Tuấn Tú nói riêng khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch.
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI LÀNG CHĂM TUẤN TÚ TỈNH NINH THUẬN
3.2.1 Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh Đẩy mạnh liên kết với các địa phương khác, hợp tác với các đơn vị có liên quan
Làng Chăm Tuấn Tú có lợi thế về vị trí khi nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược, bao gồm đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A và quốc lộ 27 Gần các tỉnh du lịch phát triển như Bình Thuận, Khánh Hòa và Lâm Đồng, cũng như các tuyến đường sắt, hàng không và đường bộ lớn Vị trí thuận lợi này giúp làng phát triển các tour du lịch liên kết, đa dạng nguồn khách, thúc đẩy du lịch cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa Chăm và thu hút đầu tư từ các nhà phát triển du lịch.
Có thể tập trung khai thác mạnh các tuyến, điểm du lịch như:
Tuyến du lịch biển, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái Bình Tiên - Vĩnh Hy - Ninh Chữ - Nam Cương (Làng Chăm Tuấn Tú) - Mũi Dinh - Cà Ná
Tuyến Nam Cương – Làng Chăm Tuấn Tú – Vĩnh Hy – Tháp Po Klaung Garai – Làng Bàu Trúc – Làng Mỹ Nghiệp
Tuyến Vĩnh Hy – đồi cát Nam Cương - Làng Chăm Tuấn Tú - suối Thương - Cà Ná Ngoài các tuyến trong tỉnh, Ninh Thuận còn kết hợp các tuyền liên tỉnh như: Phan Thiết (Mũi Né) - Đà Lạt (Thác Prenn, Nhà thờ Domain de Marie, Dinh Bảo Đại, vườn hoa Thành Phố) – Phan Rang (Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương, Làng Tuấn Tú, tháp Poklông Garai).
Tận dụng vị trí địa lý để liên kết với các điểm đến khác trong vùng xây dựng nguồn nhân lực du lịch đủ mạnh, tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao để phục vụ du lịch, có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm về cách đào tạo nhân lực để có hiệu quả hơn Liên kết để phát triển là giải pháp quan trọng nhằm khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa dân tộc Chăm từ những dịch vụ du lịch của làng Tuấn Tú
Có thể tận dụng vị trí địa lý để liên kết với các địa phương khác để tạo ra các chương trình du lịch văn hóa đặc sắc để làm gia tăng tính hấp dẫn, đa dạng như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Đẩy mạnh hợp, tác liên kết là một trong những giải pháp quan trọng để đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như là có thể giảm thiểu những khó khăn và phát huy được thế mạnh của địa phương, làm cho sản phẩm du lịch thêm phong phú và hấp dẫn hơn để từ đó có thể thu hút và phát triển thị trường nguồn khách ngoài ra còn có thể làm giảm sự cạnh tranh gay gắt do sự trùng lặp về sản phẩm du lịch.
Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên văn hóa Chăm
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục cấp phép xây dựng, đầu tư các dự án phục vụ cho việc phát triển dịch vụ du lịch.
Tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh, nét văn hóa cũng như các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng tại địa phương, thông qua tổ chức các chương trình hội thảo quốc tế, tham gia vào các hội chợ du lịch quốc tế…
Tăng cường việc xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm nguồn thị trường khách phù hợp để quảng bá dịch vụ du lịch cộng đồng, mang lại hiệu quả cao nhất tránh lãng phí kinh phí thực hiện.
Tiếp tục đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực để phục vụ cho các dịch vụ du lịch được chuyên nghiệp, mở các lớp đào tạo miễn phí cho người dân như lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp hay ngoại ngữ…
Phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân, các cơ sở kinh doanh bảo vệ môi trường, tuyên truyền văn hóa ứng xử lịch sự, văn minh đối với du khách Bên cạnh đó, cần có công tác kiểm soát, bảo vệ du khách trong quá trình tham quan tránh tình trạng ăn xin, trộm cướp, lôi kéo khách tại các điểm du lịch. Phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường tại các địa điểm du lịch nhằm đem đến sự thoải mái, sạch sẽ trong lòng du khách
Có chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác, quảng bá, xúc tiến du lịch tại làng Chăm Tuấn Tú.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại cần phải thường xuyên khảo sát nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các làng du lịch cộng đồng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để đưa ra những giải pháp điều chỉnh phù hợp Luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người dân, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch du lịch.
Cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện trong việc phát triển dịch vụ du lịch ở các địa phương có tiềm năng về tài nguyên du lịch thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng
Tư vấn, hỗ trợ cho cộng đồng về mặt pháp lý, hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động du lịch tại địa phương Đồng thời quản lý, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách du lịch khi đến địa phương tham quan Tăng cường sự giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương, để đem lại môi trường đảm bảo an toàn cho khách du lịch Đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn cho du khách trong quá trình lưu lại.
Các cấp chính quyền và ban quản lý cần tuyên truyền rộng rãi đến người dân địa phương về các lợi ích kinh tế cũng như văn hóa xã hội mà du lịch cộng đồng mang lại, các nét văn hóa truyền thống tại địa phương Cần liên kết hợp tác với các công ty du lịch trên địa bàn trong công tác quảng bá thu hút khách du lịch và thường xuyên mở các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trao đổi nghiệp vụ với các nhân viên du lịch chuyên nghiệp.
Cần tập trung khai thác, tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống của người Chăm nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng để thu hút khách du lịch nhưng vẫn giữ được nét truyền thống
3.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp lữ hành
Thường xuyên phối hợp tổ chức các chuyến khảo sát nhằm tìm hiểu và nắm bắt thông tin về nhu cầu, yêu cầu, sở thích của du khách để thiết kế thiết kế thêm chương trình về du lịch cộng đồng tại làng Chăm Tuấn Tú hấp dẫn khách du lịch
Phối hợp với ban quản lý du lịch địa phương thường xuyên mở các khóa tập huấn cho nguồn nhân lực tại địa phương các chủ đề về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết minh tại điểm, quy trình đón khách… Hỗ trợ cộng đồng trong việc quảng bá tiếp thị, giới thiệu hình ảnh du lịch địa phương thông qua các kênh thông tin truyền thông của doanh nghiệp.
3.3.3 Kiến nghị với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên Thường xuyên nhắc nhở du khách trong việc chấp hành các quy định khi tham gia, sử dụng các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương.
Các đơn vị kinh doanh các dịch vụ cần phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kinh doanh như các giấy phép kinh doanh, bảo hiểm du lịch, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm Tránh tình trạng đội giá vào các mùa cao điểm về lâu dài ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch tại làng Tuấn Tú.
Tăng cường quản lý, thường xuyên đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên phục vụ du lịch Tạo điều kiện giao lưu học hỏi qua các buổi tập huấn riêng các buổi đào tạo kỹ năng cơ bản như giải quyết tình huống, giao tiếp, phục vụ…