1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh bắc kạn luận văn ths quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 60340103

191 72 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 3,91 MB

Nội dung

Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Bắc Kạn phát triển sánh bước cùngcác tỉnh trong khu vực và cả nước, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm năngsẵn có thì việc nghiên cứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯƠNG THỊ HÁT

LỜI CAM ĐOAN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác Các kết luận

khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH

MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂMNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HTácỌC:giTSảlu.VŨận MẠvănNH HÀ

Lương Thị Hát

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm

du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác Các

kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

Lương Thị Hát

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” được

thực hiện cùng với quá trình học viên học tập tại lớp Cao học 13, Khoa Du lịch học,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường, phòng Đàotạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du lịchhọc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn

TS Vũ Mạnh Hà Thầy là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trongsuốt quá trình thực hiện đề tài

Tác giả xin gửi tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa Thể thao và Dulịch tỉnh Bắc Kạn, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba

Bể, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể và cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnhBắc Kạn đã cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các học viên… đã chia sẻ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017

Tác giả

Lương Thị Hát

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Đóng góp của luận văn 13

7 Kết cấu của luận văn 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ 15

1.1 Sản phẩm du lịch đặc thù 14

1.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù 14

1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù 18

1.1.3 Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù 20

1.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 26

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 26

1.2.2 Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 27

1.2.3 Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù 27

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù .28

1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 31

1.3.1 Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến 32

1.3.2 Xác định và hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có 32

1.3.3 Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác và đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới 34

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC

THÙ TỈNH BẮC KẠN 44

2.1 Khái quát về du lịch tỉnh Bắc Kạn 44

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội 44

2.1.2 Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Kạn 47 2.1.2.1 Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên 47

2.1.2.2 Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch văn hóa 50

2.1.3 Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn 54

2.1.3.1 Doanh thu 54

2.1.3.2 Số lượng và thị trường khách du lịch 55

2.1.3.3 Nguồn nhân lực du lịch 58

2.1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 59

2.1.3.5 Đầu tư phát triển du lịch 60

2.1.3.6 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch 61

2.1.3.7 Công tác quản lý nhà nước về du lịch 61

2.1.3.8 Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn 62

2.2 Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bắc Kạn 62

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn 66

2.3.1 Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Kạn 67

2.3.1.1 Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL tự nhiên tỉnh Bắc Kạn 67

2.3.1.2 Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL văn hóa tỉnh Bắc Kạn .71 2.3.2 Các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn 76

2.3.2.1 Các sản phẩm du lịch đặc thù chính 76

2.3.2.2 Quá trình hoàn thiện 82

2.3.3 Những yếu tố TNDL hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác của tỉnh Bắc Kạn 87

Tiểu kết chương 2 90

Trang 7

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN 91

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 91

3.1.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn 91

3.1.1.1 Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch 91 3.1.1.2 Định hướng xây dựng, phát triển tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến 93 3.1.1.3 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 94 3.1.3.4 Định hướng phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch 99 3.1.2 Căn cứ vào thực trạng phát triển SPDL đặc thù của tỉnh Bắc Kạn 103

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển SPDL đặc thù tỉnh Bắc Kạn 105

3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sản phẩm du lịch đặc thù 105

3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch 106

3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm phát triển tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến 107

3.2.4 Nhóm giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tại điểm đến 110

3.2.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới 111

3.2.6 Nhóm giải pháp về thị trường khách 116

3.2.7 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch đặc thù 116

3.2.8 Nhóm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 118

3.3 Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn 119

3.3.1 Kiến nghị đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước 119

3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 120

Tiểu kết chương 3 122

KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 129

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á)

nội)

6 ISO International Organization for Standardization

(Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)

11 QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban Nhân dân

Trang 9

18 UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch

Thế giới)

4

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các tiêu chí xác định SPDL đặc thù của điểm đến du lịch 33

Bảng 2.1 Doanh thu từ khách du lịch của tỉnh Bắc Kạn 55

Bảng 2.2 Thống kê khách du lịch tại Bắc Kạn 55

Bảng 2.3 Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Kạn 58

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo giới tính trong các đơn vị kinh doanh lưu trú tỉnh Bắc Kạn năm 2015 58

Bảng 2.5 Trình độ nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2016 59

Bảng 2.6 Thống kê các cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Kạn (2010 - 2016) 59

Bảng 2.7 Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bắc Kạn 63

Bảng 2.8 Bảng cơ cấu mẫu khảo sát khách du lịch 66

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá của khách du lịch về sự hấp dẫn, độc đáo của TNDL tự nhiên 68

Bảng 2.10 Mức độ hấp dẫn, độc đáo của TNDL tự nhiên 70

Bảng 2.11 Kết quả đánh giá của khách du lịch về sự hấp dẫn, độc đáo của TNDL văn hóa 71

Bảng 2.12 Mức độ hấp dẫn, độc đáo của TNDL văn hóa 75

Bảng 2.13 Kết quả xác định SPDL đặc thù của các chuyên gia 77

Bảng 2.14 Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ và tiện nghi tại tỉnh Bắc Kạn 83

Bảng 2.15 Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về khả năng tiếp cận điểm đến tỉnh Bắc Kạn 86

Bảng 3.1 Đề xuất xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù mới 114

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cấu thành SPDL của các học giả du lịch 21Hình 1.2 Các cấp độ cấu thành sản phẩm du lịch 21Hình 1.3 Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù theo Medlik và Middleto 22Hình 1.4 Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù 23Hình 1.5 Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 31

Trang 12

là VQG Ba Bể với trung tâm là hồ Ba Bể, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng đượccông nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 1996), là di sản ASEAN (năm 2004),

là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt (năm 2012) và hiện nay đang lập hồ sơ đề nghịUNESCO công nhận là di sản thế giới Không những vậy, Bắc Kạn là xứ sở của cácdạng địa hình caxtơ điển hình, mà tiêu biểu là hệ thống các hang động kỳ vĩ như độngPuông, động Hua Mạ, động nàng Tiên, động Thạch Long Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn

có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú, mà điển hình là các phong tụctập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao ; các bản nhà sànbên sườn núi, ven sông hồ; các làn điệu hát Then - đàn Tính, hát Sli, lượn, mang đậmbản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao; các di tích lịch sử cách mạng thuộckhu ATK (huyện Chợ Đồn), di tích chiến thắng đèo Giàng, di tích đồn Phủ Thông, ditích Nà Tu (huyện Bạch Thông)… là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời vềcuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo caocấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiếnchống thực dân và đế quốc xâm lược

Với những lợi thế có những yếu tố đặc biệt về tài nguyên du lịch nhưng BắcKạn chưa có nhiều kinh nghiệm và gặp thách thức lớn trong việc xây dựng sản phẩm

du lịch đặc thù nổi bật cho từng phân đoạn thị trường khách du lịch Chất lượng sảnphẩm du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế Nhiều khu du lịch, điểm dulịch phát triển tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm, thiếu các khu vui chơi giải trí có

Trang 13

quy mô lớn và sức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của dukhách Nhiều chương trình du lịch còn đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ du lịch chưa

đa dạng, chất lượng thấp, ít hấp dẫn Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần lựa chọn nhữnggiá trị văn hóa tiêu biểu nhất có tính đại diện, đặc trưng, có ý nghĩa, có tầm cỡ vàsức ảnh hưởng lan tỏa rộng rãi nhất để để tập trung đầu tư tạo dựng, trưng bày, giớithiệu và xúc tiến trở thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách đến tham quan

Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Bắc Kạn phát triển sánh bước cùngcác tỉnh trong khu vực và cả nước, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm năngsẵn có thì việc nghiên cứu thực trạng, rút ra những việc làm được và những yếukém, đề xuất những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao hiệuquả công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để xây dựng thương hiệuđiểm đến hấp dẫn là vấn đề hết sức cần thiết cho du lịch tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” Tác giả hy vọng việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển ngành

du lịch Bắc Kạn trong thời gian tới

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù

Trước hết, với công tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tác giả nhận thấyđây là một vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu, những ấn bản và tài liệu về sản phẩm du lịch đặc thù Trong hệ thốngnhững kết quả nghiên cứu đó phải kể đến một số tài liệu sau:

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030” của Tổng cục Du lịch (2012) đã rất quan tâm đưa ra những lý luận và thực

tiễn về sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương nhằm khai thác đa dạng hóa sản phẩm

du lịch đặc thù Chiến lược về việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ranhư một nội dung chiến lược quan trọng của Du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế Căn

cứ đặc điểm tài nguyên du lịch - yếu tố quan trọng quyết định

Trang 14

đối với phát triển sản phẩm du lịch - và các điều kiện có liên quan, Chiến lược pháttriển du lịch Việt Nam đã ra các định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chotừng vùng du lịch [17].

Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ của Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản

phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” (2008) đã đưa ra

cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam

có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế Từ đó, đề xuất định hướng xây dựng sảnphẩm du lịch và chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tínhcạnh tranh giai đoạn 2010 - 2015 [23]

Tạp chí du lịch, số tháng 8 của Phạm Trung Lương (2007) đã có bài viết về

“Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam và một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam” Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về sản

phẩm du lịch đặc thù Và căn cứ vào những vấn đề lý luận đã phân tích và thực trạngphát triển sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng ở Việt Namthời gian qua, một số giải pháp cơ bản cần được xem xét thực hiện [8]

Luận văn “Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang” của

tác giả Lê Minh Dũng (2014) tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin

về sản phẩm du lịch, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Hậu Giang từ năm

2004 đến nay Qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phầnxây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch cũngnhư nâng cao hiệu quả của hoạt động này [7]

Nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội cho thị trường

khách du lịch Pháp” của Trần Thị Yến Anh (2013) tổng hợp những vấn đề lý luận

về sản phẩm du lịch, liên hệ thực tế với sản phẩm du lịch tại Hà Nội Bên cạnh đó,

nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Nội, chỉ ra nhữngđiểm mạnh và điểm yếu của nó Đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trường khách dulịch Pháp từ đó định hướng xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trang 15

của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp và đưa ra một số sản phẩm đề xuấtnhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của đối tượng khách này [1].

Với Luận văn “Nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh

Thái Nguyên” của Phạm Thị Nhạn (2015) đã trình bày được thực trạng phát triển sản

phẩm du lịch ở Thái Nguyên, trong đó chú ý đến việc phát triển các sản phẩm có tínhđặc thù đối với tỉnh Thái Nguyên liên quan đến trà Từ đó, đề xuất được một số giảipháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên như tuyên truyền, quảng básản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực [14]

Nghiên cứu về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn

Đề tài “Thực trạng thu hút khách du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch đặc

trưng để phát triển sản phẩm du lịch ở tỉnh Bắc Kạn” được trình bày trong Hội thảo

“Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch đến vùng Tây Bắc” đã nêu một cách

khái quát về thực trạng, các điều kiện để thu hút khách du lịch và đưa ra nhận định

“Với những lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử, văn hóa Bắc Kạn đang xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo sự đặc sắc riêng có của Bắc Kạn hấp dẫn và thu hút du khách đến với Bắc Kạn” Và cũng đã đưa ra mục

tiêu trước mắt là phải xây dựng đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của

Bắc Kạn” làm cơ sở để đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng trong

tương lai [2, tr 18-21].

Trong đề tài nghiên cứu cấp tỉnh của tác giả Lương Thị Hát (2017) cùng các

cộng sự trong báo cáo “Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển các loại hình dịch

vụ mới phục vụ cho phát triển du lịch tại khu vực hồ Ba Bể” đã khảo sát thực địa và

điều tra xã hội học để đánh giá các điểm du lịch đang phục vụ khách, các tài nguyên

du lịch chưa được khai thác để đưa ra các sản phẩm dịch vụ du lịch mới có thể đưavào hoạt động du lịch Đây cũng là cơ sở quan trọng để tác giả sử dụng trongnghiên cứu đề tài luận văn của mình Vì sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạnchủ yếu tập trung ở khu vực Ba Bể [9]

Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù, pháttriển sản phẩm du lịch đặc thù Các công trình này đã đưa ra một số cơ sở lý luận

Trang 16

chung về sản phẩm du lịch đặc thù, đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và pháttriển sản phẩm du lịch ở một số vùng và địa phương Đây sẽ là cơ sở lý luận quantrọng để tác giả tham khảo và vận dụng vào công trình nghiên cứu của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần pháttriển các sản phẩm du lịch đặc thù và thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặcthù, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn Để từ đóđưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh BắcKạn

+ Phạm vi nghiên cứu

lịch đặc thù có tính khả thi để phát triển du lịch, tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợpcác thông tin về sản phẩm du lịch; phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Bắc Kạn từnăm 2010 cho đến nay và qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm gópphần phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn

du lịch đặc thù trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn

tỉnh Bắc Kạn từ 2010 đến năm 2017 Trong đó, các số liệu thứ cấp tác giả đưa vào

phân tích trong luận văn được thu thập trong gian đoạn từ 2010 đến 2017, các sốliệu sơ cấp được tác giả điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng08/2017

Trang 17

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh

Bắc Kạn”, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp tổng hợp tư liệu

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu,nhằm diễn giải từ những lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm dulịch đặc thù

+ Phương pháp điều tra xã hội học

Do nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, những đánh giá củachính người dân bản địa, khách du lịch là cơ sở để đề tài được hoàn thiện Phươngpháp điều tra bảng hỏi này được sử dụng nhằm mục đích thu thập số liệu sơ cấpliên quan đến luận văn

+ Phương pháp chuyên gia

Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định các TNDL hấp dẫn,độc đáo chưa được khai thác làm căn cứ quan trọng để xây dựng các SPDL đặc thù.Phương pháp chuyên gia được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cácnhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, những người trực tiếp tham gia vào hoạt động

du lịch Trên cơ sở đó, thu thập thông tin, ý kiến đại diện

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp

Là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu; dưới sự hỗ trợ

Trang 18

của phần mềm như Excel Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đềtài luận văn đến khi luận văn được hoàn thành.

6 Đóng góp của luận văn

+ Về mặt lý luận

Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực tổ chức hoạt động kinhdoanh du lịch Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo cho các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

du lịch và phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về du lịch

ấn riêng, độc đáo và đặc sắc nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục , nội dung

chính của luận văn được triển khai làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn.Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn

Trang 19

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ 1.1 Sản phẩm du lịch đặc thù

Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra khái niệm “Sản phẩm du lịch

là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Theo khái niệm này, sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là

các hoạt động dịch vụ du lịch như các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách,

dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướngdẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Và các dịch vụ

đó phải dựa trên cơ sở khai thác và gắn liền với các giá trị tài nguyên du lịch tạiđiểm đến [18, tr 2]

Theo quan niệm của các Công ty lữ hành, “Sản phẩm du lịch là các chương

trình du lịch trọn gói và bán trọn gói” [6, tr 199] Chương trình du lịch trọn gói mang

tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sảnphẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách

du lịch với mức giá gộp Và khi khách hàng chỉ mua và sử dụng một hoặc

Trang 20

nhiều hơn trong các sản phẩm dịch vụ trọn gói thì được gọi là sản phẩm bán trọn gói(đơn lẻ).

Quan niệm của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cho khách du lịch trongsuốt quá trình chuyến đi, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng thôngthường khi đi du lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ

sở kinh doanh cung ứng Do vậy, “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt

do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch” [36].

Theo quan điểm của Medlik và Middleton dưới góc độ Marketing du lịch đãkhẳng định từ hơn 2 thập kỷ trước đây, sản phẩm du lịch là trải nghiệm trọn vẹn từ

thời gian con người ra khỏi nhà đến khi họ trở về Do đó, “sản phẩm du lịch được

coi là hỗn hợp ba thành phần chính gồm sự cuốn hút, trang thiết bị tiện nghi và khả năng tiếp cận của một điểm đến” [6, tr 198] Với những sắc thái tinh tế nhằm phù

hợp với các quan niệm của nhiều tác giả khác nhau, khái niệm này về cơ bản vẫn

còn giá trị, được quốc tế chấp nhận và sử dụng

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sản phẩm du lịch theo từngkhía cạnh về sản phẩm du lịch chung, sản phẩm du lịch theo quan điểm của nhàcung ứng, sản phẩm du lịch của doanh nghiệp lữ hành và sản phẩm du lịch theoquan điểm của marketing du lịch Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu về sảnphẩm du lịch của một điểm đến dưới khía cạnh tài nguyên du lịch là yếu tố quyếtđịnh tạo nên sản phẩm du lịch nên tác giả sử dụng khái niệm của Luật du lịch

(2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch, không có tài nguyên du lịch thì về

bản chất không có sản phẩm du lịch Dịch vụ là các hình thức phục vụ do con ngườitạo ra dựa vào từng loại tài nguyên du lịch khác nhau

* Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù

Để xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trongquá trình phát triển du lịch Mỗi một điểm đến cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện

Trang 21

cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách Đếnnay, đã có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù.

Tổng cục Du lịch đã luôn quan tâm đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặcthù, được thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030: “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc

trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội” [17, tr 2] Như vậy, có thể thấy việc phát triển sản phẩm

du lịch đặc thù từ lâu đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng xuyênsuốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao tính hấp dẫn, nâng cao năng lực cạnhtranh của điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng

Theo tác giả Phạm Trung Lương (2007) trong “Phát triển du lịch đặc thù

nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam”, sản phẩm du lịch đặc thù được

quan niệm như sau: “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố

hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên

và văn hóa) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo” Như vậy có thể thấy “phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” mặc

dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính hấp dẫn du lịch của điểm đến song

có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nếu không nói là quyết định bởi đó là “sự khác

biệt” Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là thông thường sản phẩm du lịch đặc thù được

xây dựng dựa trên sự khác biệt về tài nguyên du lịch (tính độc đáo/đặc sắc/nổi trội,tính nguyên bản và đại diện của tài nguyên hoặc quy mô, giá trị tài nguyên đó đốivới những tài nguyên du lịch cùng loại) [8]

Tác giả Đỗ Cẩm Thơ (2008) lại cho rằng: “Sản phẩm đặc thù là sản phẩm đảm

bảo phát huy được các giá trị tài nguyên có tính đặc trưng cao nhất, sử dụng những tài nguyên du lịch đặc biệt, có tính độc đáo của địa phương mà nơi khác không có được Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự phân biệt giữa địa phương này với địa phương khác, điểm đến này với điểm đến khác” Các sản phẩm du

lịch đặc thù là những sản phẩm mang tính cá biệt của địa phương

Trang 22

so với những nơi khác Sản phẩm đặc thù nếu ở quy mô lớn hoặc có tầm quan trọng,

có sức hấp dẫn thị trường thì có thể cũng chính là những sản phẩm du lịch đặc trưngcho địa phương, thậm chí là đặc trưng cho sản phẩm vùng, quốc gia Ngược lại,cũng có những sản phẩm du lịch đặc thù mà không đâu khác có nhưng lại khônghấp dẫn hoặc ít có khả năng tổ chức, thì không có khả năng tạo nguồn thu lớn cho

du lịch và không mang tính đặc trưng và đại diện cho địa phương [23]

Trong cuốn Văn hóa du lịch của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2016) cũng đưa

ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm riêng biệt, được tạo ra dựa

trên tài nguyên du lịch riêng biệt và những dịch vụ du lịch riêng biệt thích hợp, làm nên sự khác biệt về sản phẩm du lịch của một vùng, một địa phương hay một quốc gia” Con người chỉ có thể tiếp xúc với sản phẩm du lịch đó tại điểm đến du lịch

nào đó “Bất cứ doanh nghiệp du lịch nào muốn khai thác, người làm du lịch nào

muốn kinh doanh, du khách nào muốn khám phá, thì chỉ có thể tiếp xúc với nó tại đúng vùng miền, địa phương, quốc gia đó, trong sự khác biệt với sản phẩm du lịch khác” [11, tr 294-295].

Trong các quan niệm trên đều có cùng điểm chung đã là sản phẩm đặc thù thìphải thể hiện yếu tố cốt lõi, độc đáo, hấp dẫn và làm hài lòng khách du lịch Các sảnphẩm này phải có tài nguyên du lịch và dịch vụ riêng biệt, phù hợp tạo nên sự ấntượng, khác biệt không giống với bất cứ nơi đâu Từ đó, sản phẩm du lịch mới trởnên hấp dẫn và thu hút du khách, tạo cho họ có cảm giác muốn quay trở lại ngay saukhi rời chân khỏi nơi đó Đồng thời, sản phẩm du lịch đặc thù còn tạo được điểmnhấn, sự khác biệt và khả năng cạnh tranh cho một điểm đến du lịch

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển

sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” tác giả sử dụng khái niệm về sản phẩm du lịch

đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương (2008): “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/ duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo” Đồng thời, luận văn cũng

Trang 23

lựa chọn khái niệm của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2016) để làm sáng tỏ hơn nộihàm, đặc điểm và xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù trong việcứng dụng thực hiện nghiên cứu đề tài của mình.

Dựa trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập trên, tác giảnhận thấy có nhữngđiểm chung về sản phẩm du lịch đặc thù như sau:

- Trước hết phải là sản phẩm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo và có khả năng thu hút khách du lịch

- Tài nguyên du lịch phải có yếu tố riêng biệt tạo nên sự khác biệt, chỉ có ởđiểm đến du lịch này mà những nơi khác không có được

- Sản phẩm du lịch cần phải có các dịch vụ mang tính riêng biệt, độc đáo, sángtạo và phù hợp với tài nguyên du lịch tại điểm đến đó Từ đó, góp phần tạo nên sựkhác biệt so với các sản phẩm du lịch tại các điểm đến khác

1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù

Sản phẩm du lịch đặc thù có những đặc điểm của sản phẩm du lịch nói chung

và đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng

* Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Có rất nhiều quan điểm về đặc điểm về sản phẩm du lịch, nhưng đề tàinghiên cứu dưới góc độ của một điểm đến du lịch, do vậy sản phẩm du lịch cónhững đặc điểm sau:

+ Tính vô hình:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một sảnphẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm vô hìnhbiểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Sản phẩm này không thể sờ được, xem được, thửđược trước khi mua và sử dụng

Trang 24

+ Tính không thể dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dựtrữ như sản phẩm vật chất nói chung Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình "sảnxuất" độc lập, kết quả không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể Sản phẩm du lịchkhông thể dự trữ để lưu kho dùng trong tương lai được

+ Tính không thể chuyển dịch

Sản phẩm du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất chứ không thểnhư sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi nơi khác tiêuthụ Sản phẩm vật chất được chuyển tới người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông,còn SPDL lại thông qua phương tiện giao thông để đưa người tiêu thụ tới

+ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ

Khác với sản phẩm nói chung, chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xâydựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chiphí du lịch mới bắt đầu Chính vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy rađồng thời cùng lúc, cùng chỗ, không thể tách rời giữa bên sản xuất và tiêu dùng

Sản phẩm du lịch không thể được thích ứng với những thay đổi nhanh chóng

từ phía cầu, không thể dễ dàng đầu tư thay đổi Cầu của sản phẩm du lịch dễ bị ảnhhưởng và phản ứng rất nhanh với những thay đổi về môi trường, các biến động

Ngoài những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch thì sản phẩm du lịch đặc thù cũng có một số đặc điểm riêng:

Yếu tố tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên

và tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, độc đáo tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi

Trang 25

địa phương, mỗi quốc gia đó Những yếu tố này phải thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng đối với khách hàng.

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch này phải có tính khác biệt, đại diện về tàinguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ hoặc một điểm đến du lịch.Hay nói cách khác, khi nhắc đến sản phẩm du lịch đó người ta biết ngay nó ở tạiđiểm du lịch nào, vùng nào hay quốc gia nào Từ đó, tạo ra sự khác biệt với các đốithủ cạnh tranh khác trên thị trường, sản phẩm du lịch bắt buộc phải có nét đặc trưngnổi bật để tạo ra thương hiệu

độc đáo, sáng tạo và phù hợp.

Ngoài sự “hấp dẫn”, “độc đáo”, “khác biệt” của tài nguyên du lịch còn phải

có các dịch vụ du lịch kết hợp tạo thành dựa trên tài nguyên du lịch đó Dịch vụdulịch bao gồm tất cả các dịch vụ phục vụ khách du lịch có trong sản phẩm đó Nhữngdịch vụ này không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn thể hiện được

tính “riêng biệt”, “độc đáo” và “sáng tạo” Từ đó, góp phần tạo nên sự ấn tượng,

hấp dẫn và thu hút khách du lịch

Như vậy, các đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch đặc thù có này có thểđược khai thác từ các giá trị của tài nguyên du lịch (yếu tố đầu vào) mang yếu tốhấp dẫn, độc đáo Hoặc cũng có thể tạo ra từ chất lượng của các loại hình dịch vụ dulịch mang yếu tố riêng biệt, độc đáo và sáng tạo dựa vào tại nguyên nguyên du lịchcủa điểm đến đó Hoặc cũng có thể được tạo ra từ cả hai yếu tố tài nguyên du lịch vàdịch vụ du lịch mang tính khác biệt, hấp dẫn và thu hút khách du lịch

1.1.3 Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù

* Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến bao gồm nhiều cấu thành quantrọng, có thể được xem xét dưới nhiều cách phân loại khác nhau Theo các học giả

về du lịch thì cấu thành sản phẩm du lịch được chia thành 3 phần: phần cốt lõi, phần

cơ sở hình thành sản phẩm và phần bổ sung của sản phẩm

Trang 26

Hình 1.1 Cấu thành SPDL của các học giả về du lịch

[Nguồn: 21, tr 7]

Như vậy, theo quan điểm của các học giả về du lịch có thể thấy phần tạo nênsản phẩm du lịch đặc trưng thể hiện ở phần cốt lõi Thể hiện ở những tài nguyên hấpdẫn có khả năng nảy sinh nhu cầu du lịch Còn lại, phần cơ sở hình thành sản phẩm

và phần bổ sung sản phẩm là các phần cần thiết để hình thành và hoàn thiện sảnphẩm du lịch

PHẦN GIA TĂNG Các giá trị đặc biệt làm khác biệt hoá sản phẩm so với cạnh tranh: các dịch vụ gia tăng, các yếu tố đặc biệt bổ sung, một phong cách phục vụ riêng biệt…

PHẦN HÌNH THÀNH Các yếu tố cần thiết để hình thành toàn diện sản phẩm du lịch, đủ để đáp ứng nhu PHẦN LÕI

Phần đáp ứng các nhu cầu cần tối thiểu của du khách

Hình 1.2 Các cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch

[Nguồn: 21, tr 8]

Với cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch thì khác với các yếu tố trên thểhiện các phần cụ thể, cấu trúc này thể hiện tầm quan trọng của các giá trị gia tăng đặcbiệt Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay Theo quan

Trang 27

điểm này thì các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù còn nằm ở phần gia tăngcủa các dịch vụ có trong sản phẩm đó.

Theo quan niệm sản phẩm du lịch của Medlik và Middleton thì có 3 yếu tố

cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch được coi là hỗn hợp ba

thành phần chính là sự cuốn hút, trang thiết bị tiện nghi và khả năng tiếp cận của một điểm đến”.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN HẤP DẪN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐIỂM ĐẾN

TIỆN NGHI VÀ DỊCH VỤ TẠI ĐIỂM ĐẾN

Hình 1.3 Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch theo Medlik và Middleton

[Nguồn: 6, tr 198]

* Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù

Đối với sản phẩm du lịch đặc thù phải thể hiện được yếu tố khác biệt, chính

vì vậy các yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù cũng mang tính khác biệt.Nếu chỉ có yếu tố hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịchthì chưa tạo nên được sản phẩm du lịch đặc thù mà cần phải có các yếu tố khác kếthợp đó là những tiện nghi, dịch vụ và khả năng tiếp cận tại điểm đến

Sản phẩm du lịch đặc thù là một loại trong sản phẩm du lịch vậy nên nó cũng đượctạo nên bởi những yếu tố của sản phẩm du lịch nói chung, nhưng trong đó mang tínhđặc thù nói riêng nghiêng về tài nguyên và dịch vụ tại điểm đến du lịch Ba yếu tố

cơ bản này tạo nên được sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện

về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ hoặc một điểm đến dulịch với các dịch vụ du lịch đi kèm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và thểhiện được sự độc đáo riêng được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Trang 28

Hình 1.4 Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù

Đây là yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm đến, quyết địnhphần lớn sự lựa chọn của khách hàng và ảnh hưởng đến các động cơ của nhữngkhách hàng triển vọng Chúng bao gồm:

- TNDL tự nhiên hấp dẫn, độc đáo: Phong cảnh, bãi biển, khí hậu, thực vật,động vật, những đặc điểm địa lý khác nhau ở điểm đến và những tài nguyên thiên nhiêncủa nó

- Tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, độc đáo:

Bao gồm cả kiến trúc lịch sử và hiện đại, các công trình tưởng niệm, công viên

và vườn hoa, trung tâm hội nghị, bến du thuyền, điểm trượt tuyết, khảo cổ, những

Trang 29

điểm cuốn hút khách tham quan có quản lý, sân golf, các cửa hàng đặc sản vànhững khu vực mua sắm có chủ đề.

Lịch sử và văn hóa dân gian, nghệ thuật và tôn giáo, nhà hát, âm nhạc, khiêu

vũ, những trò giải trí khác, bảo tàng; một số hoạt động này có thể phát triển thànhnhững sự kiện đặc biệt, festival và hoạt cảnh lịch sử

Lối sống và phong tục tập quán của cư dân hay dân số sở tại, ngôn ngữ vànhững cơ hội tiếp xúc về mặt xã hội

Chính những yếu tố này đã tạo nên môi trường du lịch Số lượng khách màmôi trường có thể phục vụ trong một loạt hoạt động trong một ngày mà không làmảnh hưởng đến các yếu tố, không hủy hoại đến tính hấp dẫn của môi trường đối với

du khách gọi là công suất

Đây là yếu tố cấu thành được đặt tại điểm đến hay được gắn liền với nó, cho phép du khách có thể ở lại tận hưởng và tham gia điểm hấp dẫn Chúng bao gồm:

- Dịch vụ lưu trú: Khách sạn, làng nghỉ dưỡng, căn hộ, biệt thự, điểm cắm trại, công viên dành cho nhà lưu động, nhà tập thể, trang trại, chung cư, nhà nghỉ

- Dịch vụ ăn uống: Bao gồm từ những nhà hàng ăn nhanh đến các nhà hàngcao cấp

- Dịch vụ vận chuyển: Taxi, xe khách, xe cho thuê, xe trượt tuyết (tại những nơi có tuyết), tàu thuyền, xe điện, xe ôm

- Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí: Các câu lạc bộ thể thao và các sân vậnđộng, các trung tâm nghệ thuật, nghề thủ công và các nghiên cứu tự nhiên

- Các dịch vụ bổ sung khác: Dịch vụ tra cứu thông tin, cho thuê thiết bị, hệ thống chỉ dẫn du lịch,

Đây là những khía cạnh giao thông công cộng và những yếu tố của sản phẩm,quyết định đến chi phí, tốc độ và sự thuận tiện của hành trình của một du khách từkhi rời nơi cư trú thường xuyên đến điểm đến đã chọn Bao gồm một số nội dung cơbản sau đây:

Trang 30

- Cơ sở hạ tầng: Đường xá, bãi đỗ xe, sân bay, đường xe lửa, cảng biển, đường thủy nội bộ và bến du thuyền.

- Trang thiết bị giao thông: Kích cỡ, tốc độ và phạm vi của các phương tiện giao thông công cộng

- Quy định của nhà nước: Phạm vi kiểm soát của các quy định đối với các hệ thống giao thông

Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn có thêm hai yếu tố là hình ảnh nhận thức vềđiểm đến và giá đối với khách hàng Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù như trên

Như vậy, cần phân biệt rõ về các loại sản phẩm du lịch đặc thù để có sự phânloại hợp lý:

- Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: Sử dụng tài nguyên du lịch cótính độc đáo, đặc trưng cao nhất so sánh toàn quốc Các sản phẩm này có thể thu hútđông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có tínhcạnh tranh cao

- Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng: Sử dụng tài nguyên du lịch cótính độc đáo, đặc sắc của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địaphương còn lại trong vùng Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách du lịch trongvùng và các vùng lân cận nhưng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc, khôngphải là sản phẩm đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du lịch của vùng

Trang 31

1.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Khái niệm về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hiện nay đã được Đảng vàNhà nước cùng các nhà nghiên cứu quan tâm Có một số quan điểm như sau:

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát

triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch” [18].

Trong “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và tầm

nhìn đến năm 2020 của Tổng cục Du lịch Việt Nam” (2012) cũng đã xác định:“Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” [20].

Như vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nộidung chiến lược quan trọng của ngành Du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.Qua đó, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và quan tâm đến việc pháttriển sản phẩm du lịch đặc thù, coi đó là định hướng và chiến lược để thúc đẩy sựphát triển của ngành du lịch Việt Nam

Tổ chức Du lịch Thế giới (2011) cũng đã đưa ra khái niệm: “Phát triển sản

phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được

sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế Các sản phẩm du lịch có thể bao gồm các điểm tham quan tự nhiên hoặc nhân tạo, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, rạp hát, các hoạt động, lễ hội và các sự kiện”.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phải xuất phát từ việc pháttriển các sản phẩm du lịch Trong đó, nhấn mạnh đến những giá trị tài nguyên du lịchhấp dẫn, độc đáo và đặc trưng của điểm đến Như vậy, có thể đưa ra được khái niệm:

Trang 32

“Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã

có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới tại điểm đến du lịch đó”.

1.2.2 Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò vô cùng quan trọng trong việcthúc đẩy du lịch của địa phương phát triển, tạo nên sự khác biệt trong hệ thống sảnphẩm du lịch của điểm đến du lịch, tạo ra tính hấp dẫn cao nhằm thu hút một vài thịtrường đặc biệt nào đó hoặc cũng có thể là nhiều thị trường, nhiều đối tượng dukhách cùng quan tâm

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù còn giúp cho địa phương, điểm đến xâydựng hình ảnh thương hiệu một cách dễ dàng mà không cần phải mất nhiều thờigian và chi phí Đồng thời, giúp cho địa phương có lợi thế cạnh tranh trong việc tìmkiếm và thu hút các thị trường gửi khách

Sản phẩm du lịch đặc thù là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịchcủa điểm đến, địa phương Nó có khả năng tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịchkhác cùng phát triển Trong trường hợp đó, sản phẩm đặc thù không hề có vai tròthu hút khách chính mà chỉ là điểm nhấn, chỉ thu hút thị trường khách cá biệt của

nó, là động lực sự phát triển của các sản phẩm khác Nhưng đối với địa phươngkhác thì sản phẩm du lịch đặc thù có thể lại là sản phẩm chính để thu hút khách

1.2.3 Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

Việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng được thực hiệnnhư với mỗi sản phẩm du lịch khác Tuy nhiên, với vai trò và những đặc điểm cơbản của sản phẩm du lịch đặc thù thì một số bước cần được thực hiện tuân thủ theocác nguyên tắc và yêu cầu để đảm bảo phát huy tối ưu các giá trị đặc thù

- Giá trị tài nguyên hấp dẫn và đặc sắc, nguyên bản và đại diện được xác định rõ ràng

- Tập trung phát triển tại những khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc

- Xác định được giá trị tài nguyên tạo nên SPDL đặc thù và sự phân bố của

Trang 33

chúng trong không gian.

- Xác định sản phẩm đặc thù và các thành phần tạo nên SPDL đặc thù

- Đầu tư tập trung và khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên đặc sắc để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

- Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc

- Có nguồn nhân lực phù hợp về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu

phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt như “chất văn hóa địa phương” đại diện cho

lãnh thổ

- Có sự liên kết giữa các điểm đến, nơi có sự phân bố các dạng tài nguyênđặc sắc dựa vào đó để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đảm bảo việc xây dựngnày được tiến hành thuận lợi

- Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc thù của lãnhthổ sẽ được xây dựng và phát triển

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù

Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên kết và tính xã hội hóa cao, bởi vậy khi phát triển một sản phẩm mới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó

thường quan tâm tới hai yếu tố đó là thời gian nhàn rỗi và khả năng thanh toán Bởivậy, kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới khả năng kích thích con người đi du lịch Du lịchtrên thế giới phát triển rất mạnh vào giai đoạn khi các nền công nghiệp của các nướcchâu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai Tuy nhiên, đây cũng chỉ là mộttrong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động du lịch thường bị ảnh hưởng mạnhbởi các yếu tố khác như thiên tai, bệnh dịch, khủng bố, dịch cúm gia cầm, trongnhững năm gần đây

trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định trong

việc tạo sức hút đối với thị trường khách du lịch

Trang 34

+ Các yếu tố thuộc về công nghệ: Các tiến bộ về công nghệ đóng vai trò quan

trọng trong sự tăng trưởng của hoạt động du lịch trên thế giới cũng như việc ápdụng động cơ phản lực trong ngành hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử

đã hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến Các tiến bộ về công nghệ này đang làmthay đổi hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt độngthiết kế và phân phối sản phẩm trong nhiều năm tới Do vậy, nếu các điểm đến dulịch không áp dụng công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch,

từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch thì điểm đến đó sẽ thất bạitrước các đối thủ cạnh tranh

đã hạn chế sự phát triển du lịch Tuy nhiên, kể từ khi nhận thức được du lịch là mộttrong những ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, nhiều quốc gia đã nới lỏngcác thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa cácquốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận tiện hơn Các hình thức hộ chiếu điện

tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy như hiện nay

hóa dân số Xu hướng này đồng nghĩa với xu hướng thiếu hụt lực lượng lao động trẻ tại cácnước này Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân số từ các nước đang

phát triển sang các nước phát triển và xu hướng khách du lịch cao tuổi đi du lịch dàingày sang các nước đang phát triển Đây sẽ là hai xu hướng chủ yếu

Một xu hướng thuộc về nhân khẩu học khác là sự xói mòn của gia đình truyềnthống phương Tây như tỉ lệ ly hôn tăng, kết hôn muộn Ngoài ra, sự gia tăng củacác hiện tượng như như đồng tính, sống độc thân, những người nuôi con đơn thânđang trở thành những phân khúc thị trường mà các nhà quản lý và điều hành du lịchhướng đến

ở việc sức mạnh kinh tế quốc tế và các yếu tố kiểm soát ngày càng tăng lên cùng với

sự suy giảm khả năng trong kiểm soát kinh tế của các quốc gia dẫn đến nền kinh tế

của quốc gia đó bị ảnh hưởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia khác cũng

Trang 35

như bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia Yếu tố này đang tác động không nhỏđến hoạt động phát triển du lịch tại các nước đang phát triển Một số mô hình pháttriển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là muốn hạn chế

sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa Điềunày có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào và sử dụng các yếu tố tạichỗ nhưng sản phẩm du và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn

cầu Do đó, một khẩu hiệu có thể đúc kết được là: “Suy nghĩ toàn cầu, hành động

địa phương”.

trường - xã hội của khách du lịch cũng như việc tăng sự giám sát của cộng đồng địaphương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến là yêu cầu ngày càng tăngtrong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững Đây là vấn đề đang được đặt ra

và được quan tâm hơn trong việc phát triển và quản lý các điểm đến du lịch, nhậnthức, ý thức của khách du lịch và các khu vực tư nhân tại các điểm đến du lịch cũngcần được nâng cao trong các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường tựnhiên và xã hội của điểm đến

ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch Nhiềungười mong muốn được đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trườngsống và làm việc hiện tại, mong ước có một ngày không cần phải sử dụng máy tính,không điện thoại và các thiết bị điện tử khác Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngàycàng hạn hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chương trình du lịch ngắnngày đang trở lên phổ biến và nhiều người lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm

Patricia Aburdene (1990) từ hai thập kỷ trước đã có nhận định rằng việc chuyển đổi từnền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế kinh nghiệm (experience economy) đã và đang cótác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mới độc đáo và hấp dẫn tạicác điểm đến Khách du lịch ở thời hậu công nghiệp này sẽ tập trung vào việc tìm kiếmcác trải nghiệm các sản phẩm du lịch mới

Trang 36

+ Marketing: Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị trường

hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho ra đời một sản phẩm du lịch mới Việcứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quảchính xác hơn về các nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặctừng phân khúc thị trường cụ thể để các nhà quản lý du lịch có thể xây dựng đượccác sản phẩm du lịch phù hợp

quan trọng hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến du lịch Hoạtđộng du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thường xảy ra chiến tranh, bất

ổn chính trị làm cho sức khỏe và an toàn của khách du lịch bị đe dọa

1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Để nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một điểm đến cần tiếnhành theo quy trình nghiên cứu cụ thể như sau:

XÁC ĐỊNH NHỮNG

YẾU TỐ HẤP DẪN,

ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL

CỦA ĐIỂM ĐẾN

• Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL tự nhiên

• Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL văn hóa

XÁC ĐỊNH VÀ HOÀN THIỆN SPDL ĐẶC THÙ

• Xác định nhữngyếu tố hấp dẫn, độcđáo về TNDL chưađược khai thác

• Đề xuất giải phápxây dựng sản phẩm

du lịch đặc thù mới

Hình 1.5 Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trang 37

1.3.1 Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến

Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diệncho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia Sản phẩm dulịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo, đặctrưng Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ Chính

vì vậy, trong phạm vi vùng có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so vớicác địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng Tuy nhiên,cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độcđáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác Như vậy, cần phân biệt rõ các yếu tố hấpdẫn, độc đáo cả về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa

- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địachất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác tiêu biểu, hấpdẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến

- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cáchmạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và cácgiá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người tiêu biểu, hấp dẫn, độcđáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến

Để xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL cần dựa trên quá trìnhkhảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với khách du lịch tại điểm đến du lịch đó.Việc xác định này sẽ là cơ sở quan trọng nhằm xác định các sản phẩm du lịch đã có

Trang 38

dụng phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp hội đồng (nhóm),điều tra bảng hỏi, lấy ý kiến của họ về các SPDL đặc thù của điểm đến du lịch đó.

Dựa theo khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương(2008) và Nguyễn Phạm Hùng (2016) kết hợp quá trình nghiên cứu thực tế, tác giảđưa ra 3 tiêu chí để đánh giá SPDL đặc thù tại một điểm đến du lịch như sau:

Bảng 1.1 Tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

Các tiêu chí này cũng chính là đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù

Từ đó, thông qua hình thức phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia để xác định sản phẩm

du lịch đặc thù đã có tại điểm đến đu lịch đó

* Hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có

Thông qua quá trình nghiên cứu về các sản phẩm du lịch đặc thù đã có dựatrên quá trình nghiên cứu về thực trạng và khảo sát đánh giá khách du lịch theo cácyếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến

Việc khảo sát đánh giá của khách du lịch về thực trạng phát triển sản phẩm dulịch đặc thù được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học Từ việc nghiên cứuthực trạng, xây dựng bảng hỏi, lựa chọn mẫu khảo sát, tiến hành khảo sát, tổng hợp kếtquả khảo sát Bảng hỏi dành cho khách du lịch nhằm đánh giá thực trạng phát triển sảnphẩm du lịch đặc thù thể hiện qua 5 thang đánh giá về sự hấp dẫn, độc đáo về tàinguyên du lịch và sự hài lòng của khách du lịch Từ đó, tính điểm trung bình chung(TBC) và áp dụng vào thang đo khoảng để xác định được ý nghĩa của nó

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cảm nhận như sau[10]:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8

Trang 39

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 – 1.80 Không hấp dẫn, độc đáo/ Không hài lòng1.81 – 2.60 Ít hấp dẫn, độc đáo/ Ít hài lòng

Quá trình hoàn thiện SPDL đặc thù được tiến hành theo các hướng sau:

- Khai thác dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, hấp dẫn, nguyên bản của nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm

- Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ănuống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí, Hoặc bổ sung thêm các loại dịch vụ mới độc đáo và sáng tạo cho sản phẩm du lịch đặc thù đó

- Nâng cao khả năng tiếp cận của điểm đến qua các phương tiện thông tintruyền thông về sản phẩm du lịch đặc thù bằng hình thức quảng cáo, tổ chức hội nghị

khách hàng, hội chợ, triển lãm,

Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù phải phù hợp với khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo được tính đặc thù

1.3.3 Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác

và đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới

Mỗi điểm đến du lịch có thể có một hoặc nhiều TNDL Với những địa phương

có nguồn TNDL phong phú, cần xác định những tài nguyên nào chưa được khai thácnhằm phục vụ hoạt động du lịch Và những tài nguyên đó có yếu tố gì đặc trưng, độcđáo có thể hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù Các giá trị này cần đượcnghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong khu vực và cả nước Việc

Trang 40

nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với dukhách và khả năng khai thác.

Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác được xác địnhbằng phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Đồngthời hỏi ý kiến của các chuyên gia từ những tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáochưa được khai thác đã được xác định đó có khả năng để xây dựng SPDL đặc thùmới nào trong tương lại

* Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới

Căn cứ vào các yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt dựa vàoxác định các yếu tố đặc trưng, độc đáo về TNDL chưa hoặc ít được khai thác để từ

đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mới

Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới có vai tròquan trọng quyết định sự phát triển SPDL đặc thù của một điểm đến Ý tưởng xâydựng sản phẩm mới dựa trên kết quả của việc đánh giá tài nguyên, kiểm định nhucầu của thị trường và có tính khả thi, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về lĩnhvực này Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới phải chỉ

ra rõ cách thực hiện thế nào trong định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch ởđịa phương Qua đó cũng góp phần thu hút khách du lịch đến điểm đến, tạo công ănviệc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương đó

1.4 Một số kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại một số địa phương trong nước

Là một tỉnh nằm ở địa đầu Tổ quốc với địa hình hiểm trở nhưng hết sức hùng vĩ

và ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên và nhân văn có sức hútđối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đến Việt Nam Du lịch Hà Giangđang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn và mới lạ, địa phương có nhiều tiềm năng pháttriển các sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn cao đối với thị trường Sức hấp dẫnnày lại nằm chính ở sự nguyên sơ của tài nguyên Phân tích tiềm năng và thực trạngphát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Hà Giang có thể thấy:

Ngày đăng: 27/10/2020, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w