1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện trách nhiệm kỷ luật công chức ở việt nam và trung quốc

103 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Kỷ Luật Công Chức Ở Việt Nam Và Trung Quốc
Tác giả Hồ Đức Hiệp, Trần Anh Hùng, Mai Hữu Bốn, Nguyễn Văn Thanh, Vy Thị Thu Sinh, Phạm Ngọc Tú, Đỗ Thị Bích Ngọc
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Khoa Học Hành Chính
Thể loại Báo cáo Tổng Hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,05 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (15)
    • 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước (15)
    • 2.2. Các nghiên cứu trong nước (18)
    • 2.3. Một số nhận xét (23)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (24)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (24)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (24)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (25)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (25)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (25)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (25)
  • 6. Đóng góp mới của đề tài (26)
    • 6.1. Về mặt lý luận (26)
    • 6.2. Về mặt thực tiễn (26)
  • 7. Kết cấu của đề tài (27)
  • Chương 1 (28)
    • 1.1. Những vấn đề lý luận về công chức (28)
      • 1.1.1. Khái niệm về công chức (28)
      • 1.1.2. Pháp luật về công chức (31)
    • 1.2. Trách nhiệm kỷ luật công chức (34)
      • 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm (34)
      • 1.2.2. Khái niệm kỷ luật (35)
      • 1.2.3. Kỷ luật công chức (36)
      • 1.2.4. Trách nhiệm kỷ luật công chức (38)
    • 1.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về trách nhiệm kỷ luật công chức (41)
      • 1.3.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................... 33 1.3.2. Đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung (41)
      • 1.3.3. Yếu tố từ hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia (49)
        • 1.3.3.1. Luật công chức Trung Quốc (49)
        • 1.3.3.2. Luật công chức Việt Nam (50)
      • 1.3.4. Yếu tố từ đội ngũ công chức ở mỗi quốc gia (51)
        • 1.3.4.1. Đội ngũ công chức ở Trung Quốc (52)
        • 1.3.4.2. Đội ngũ công chức ở Việt Nam (53)
  • Chương 2 (56)
    • 2.1. Thực trạng trách nhiệm kỷ luật công chức theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc (56)
      • 2.1.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm kỷ luật công chức (56)
      • 2.1.2. Thực trạng trách nhiệm kỷ luật công chức theo quy định ở Việt Nam (57)
      • 2.1.3. Thực trạng trách nhiệm kỷ luật công chức theo quy định ở (66)
    • 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức ở Trung Quốc và Việt Nam (70)
      • 2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức ở (70)
      • 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức ở Việt (71)
    • 2.3. Điểm tương đồng và khác biệt trong xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam và Trung Quốc (73)
      • 2.3.1. Điểm tương đồng trong xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam và Trung Quốc (73)
      • 2.3.2. Điểm khác biệt trong xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam và ở Trung Quốc (75)
    • 2.4. Nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt, hạn chế và tồn tại trong trách nhiệm kỷ luật công chức ở Việt Nam và (76)
      • 2.4.1. Quy định của Đảng cộng sản Trung Quốc về công tác cán bộ và kỷ luật cán bộ công chức (76)
      • 2.4.2. Quy định của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và kỷ luật cán bộ công chức (78)
      • 2.4.3. Hạn chế và tồn tại (80)
  • Chương 3 (83)
    • 3.1. Một số kiến nghị (83)
      • 3.1.1. Cần hoàn thiện pháp luật trách nhiệm kỷ luật công chức (83)
      • 3.1.2. Một số nội dung cần tham khảo kinh nghiệm xử lý trách nhiệm kỷ luật công chức của Trung Quốc (85)
      • 3.1.3. Cần hoàn thiện chế định trách nhiệm công chức trong bộ máy hành chính nhà nước (86)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao trách nhiệm xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam hiện nay (88)
      • 3.2.1. Bổ sung nguyên tắc áp dụng pháp luật về trách nhiệm kỷ luật (88)
      • 3.2.2. Quy định biện pháp xác định mức độ ảnh hưởng của hành (89)
      • 3.2.3. Sửa đổi quy định về xác định thời hiệu xử lý kỷ luật là hai năm (90)
      • 3.2.4. Bổ sung công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức (90)
      • 3.2.5. Quy định chế tài bổ sung đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật (91)
      • 3.2.6. Sửa đổi thuật ngữ “chức trách” thay bằng thuật ngữ trách nhiệm và phân định trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể (92)
  • KẾT LUẬN (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)

Nội dung

Theo Luật công , CC được hiểu là những người công tác trong cơ quan của nhà nước, của mặt trận chính hiệp, tổ chức chính trị, trừ nhân viên phục vụ, và theo khái niệm về CC ở Pháp đó là

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc đều luôn luôn xem trọng việc xây dựng, phát triển nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức và xem đây là đối tượng rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch phát triển đất nước bền vững và hội nhập quốc tế Công chức luôn luôn ý thức cao về việc phải rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và chính trị, cùng lối sống gương mẫu cũng như có thái độ phục vụ nhân dân và luôn luôn biết lắng nghe nguyện vọng chính đáng cũng như các góp ý từ người dân, ngoài ra, phải chịu sự giám sát của lãnh đạo, cơ quan cấp trên, người dân

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó, có những người đang giữ vị trí chức vụ quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương có những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc Không ít cán bộ, công chức vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đôi khi có sự tùy tiện, gây khó khăn cho người dân; giải quyết công việc cho dân theo kiểu “ban ơn”, “ban phát”, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ của “người đầy tớ trung thành của nhân dân”; một số công chức còn thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng dân, chưa thực sự thể hiện mối quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ

Hiện nay thực trạng vẫn còn một số công chức tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền khi giải quyết công việc, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; thái độ cư xử chưa thật lịch sự, nhã nhặn, chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy, trung thực, không vụ lợi cá nhân Một số cơ quan, đơn vị còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, đố kị và ghanh ghét, không hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Một bộ phận công chức có biểu hiện làm việc cầm chừng, chưa thường xuyên, tích cực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Qua nghiên cứu thực trạng đang diễn ra ở Việt Nam và Trung Quốc đều cho thấy vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc đều thể hiện rõ ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó, Đảng đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách và ban hành các nghị quyết để nhà nước triển khai và cụ thể hóa các chính sách của Đảng bằng pháp luật, đặc biệt là về pháp luật công chức Đặc điểm giống nhau giữa hai nước là đều dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Ở Việt Nam và Trung Quốc thì nhà nước đều thực hiện đúng đường lối của Đảng và hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng bằng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời, thực hiện và áp dụng các quy định pháp luật để xử lý công chức khi có hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm 2024, theo Báo cáo của Bộ Nội vụ công bố: “Trên cơ sở tổng hợp số liệu của các bộ, ngành, địa phương, trong 6 tháng đầu năm 2024 có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó cán bộ là 139 người, công chức là 432 người, viên chức 767 người.” 1 Nhiều vụ án trọng điểm đã được xử lý nghiêm minh và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, như vụ án: Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đại án Cty Việt Á, Chuyến bay giải cứu, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, vụ án AIC, dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi , và điển hình như:

Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế AIC và một số đơn vị liên quan; Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số cơ quan, đơn vị; Vụ

1 Truy cập tại: https://nld.com.vn/co-1338-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-bi-ky-luat-trong-6-thang-dau-nam-

Các vụ án tham nhũng gây chấn động năm 2024 bao gồm "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" liên quan đến Dự án Cửu Long Sơn Tự và Dự án Vĩnh Trung; "Vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước" tại Dự án Nha Trang Center 2; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Cục Quản lý Dược; "Nhận hối lộ, buôn lậu" tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng; "Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước" tại Tổng công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Bình Dương; "Buôn lậu, nhận hối lộ" tại Đồng Nai.

“Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận Ngoài ra, nhiều cán bộ lãnh đạo đang đương chức hay về hưu nếu vi phạm thì đều bị xử lý nghiêm, như: Cho thôi giữ chức vụ đối với 02 Phó Thủ tướng Chính phủ, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị và nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh và tương đương… tất cả đều không có ngoại lệ khi xử lý kỷ luật: Từ kỷ luật khiển trách cho đến khởi tố hình sự

Năm 2023, theo báo cáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã kỷ luật 627.000 quan chức vì vi phạm kỷ luật và quy tắc Thêm 110.000 đảng viên cũng phải đối mặt với các hình thức kỷ luật khác nhau, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) vào ngày 18/01/2024.

2 Truy cập tại: https://www.vietnamplus.vn/gan-630000-quan-chuc-trung-quoc-bi-ky-luat-trong-nam-2021- luật khác nhau trong năm 2023, tăng 13% so với năm trước 3 Và, theo CCDI cho biết các vụ kỷ luật năm ngoái đều nhằm xử lý hành vi vi phạm 8 quy tắc ứng xử chính thức mà Chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra ngay sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012 Trong số những người bị kỷ luật có hơn 41.000 đảng viên không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình khi "không chịu trách nhiệm" hoặc ra chỉ đạo nhưng không thực hiện và có 40.000 người khác bị kỷ luật vì nhận quà cáp hoặc tham dự các bữa ăn và lễ kỷ niệm xa hoa và có 10.000 người khác bị khiển trách vì cấp hoặc nhận trợ cấp mà không được chấp thuận Ở Việt Nam thì nhà nước có Luật Cán bộ công chức năm 2008 (và sửa đổi bổ sung năm 2019) Ở Trung Quốc thì nhà nước có Luật Công chức năm

2005 Cả hai nhà nước đều quản lý công chức theo luật và xử lý công chức có hành vi vi phạm kỷ luật đều theo luật, ngoài trừ nếu công chức là đảng viên khi vi phạm kỷ luật thì đều bị xử lý theo Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng

Thực trạng cán bộ, công chức vi phạm đạo đức, lối sống đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường nâng cao trách nhiệm công vụ, kỷ luật kỷ cương Cùng với các biện pháp giáo dục, cần có chế định pháp luật mạnh mẽ tác động đến đội ngũ công chức, nhằm răn đe và dự liệu hậu quả pháp lý cho các hành vi vi phạm, cụ thể là trách nhiệm kỷ luật có thể ảnh hưởng đến cả quyền lợi chính đáng lẫn vị trí công tác của họ.

3 Truy cập tại: https://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-ky-luat-110000-dang-vien-trong-nam-qua-

Luật Cán bộ, Công chức đã quy định rõ ràng về những yếu tố vật chất và tinh thần cần có ở cán bộ, công chức Tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tế.

Hiện tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn xảy ra ở một số CBCCVC đang làm việc ở một số bộ phận cũng có dấu hiệu sợ trách nhiệm và đùn đẩy trách nhiệm kể cả có những cán bộ đang giữ chức vụ quản lý và lãnh đạo Kể cả có cán bộ thuộc diện cao cấp đã có dấu hiệu suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và tư tưởng thể hiện qua những dấu hiệu sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và phai nhạt lý tưởng để chạy theo những danh lợi phù phiếm Một số CBCCCV khi vận dụng chủ trương và chính sách đôi lúc cả nể, tùy tiện và nghiêm trọng hơn về đạo đức công vụ khi gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân theo kiểu xin-cho hay ban ơn và ban phát giống như là của riêng mình muốn cho ai thì cho Thái độ hách dịch, cửa quyền và vòi vĩnh, tham nhũng, bè phái, cục bộ chưa làm hết trách nhiệm được giao phó và chưa thực sự phụng sự nhân dân là người đầy tớ trung thành của nhân dân Hành vi một số CC thiếu tôn trọng dân trong thực thi nhiệm vụ và có thái độ xem thường người dân khi giao tiếp tại công sở đã gây ra sự bức xúc trong nhân dân

Bên cạnh đó, một số CC tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền khi giải quyết công việc, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh TN; thái độ cư xử chưa thật lịch sự, nhã nhặn, chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần nhiệt tình, TN, tận tụy, trung thực, không vụ lợi, không vun vén cá nhân Một số cơ quan, đơn vị còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, ghen ghét, đố kị, không hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Một bộ phận CC có biểu hiện làm việc cầm chừng, chưa thường xuyên, tích cực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Với thời gian chiều dài của lịch sử Việt Nam và Trung Quốc đã có cùng bối cảnh qua gần 50 năm cải cách và đã không ngừng mở cửa, hội nhập quốc tế để phát triển đất nước Trong bối cảnh như vậy thì đòi hỏi việc kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức phải đảm bảo chính sách tinh giảm biên chế và không ngừng bồi dưỡng để nâng cao trình độ cũng như chất lượng đội ngũ CC là bắt buộc, đồng thời phải luôn là nội dung quan trọng trong việc thực hiện chính sách cải cách để theo kịp với tốc độ phát triển của các nước trên thế giới Kết quả của Trung Quốc trong xây dựng thể chế và phát triển kinh tế xuất phát từ các quyết định về chính sách và pháp luật, trong đó có chủ trương và luật về

Kỷ luật CC đã trở thành một việc làm cần thiết và quyết liệt trong xã hội Trung Quốc trong thời gian gần đây Tuy nhiên, cũng giống như ở Việt Nam, trong pháp luật của Trung Quốc về CC vẫn còn những “kẽ hở”, TN KLCC vẫn còn những tồn tại và hạn chế, điều này thể hiện rõ việc vẫn còn nhiều CC vi phạm các quy định về những điều CC không được làm Ngoài ra, tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng vẫn còn tồn tại trong xã hội Trung Quốc

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Các nghiên cứu ngoài nước

Từ những công trình đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu có liên quan đến khái niệm về công chức (CC) có thể kể đến những công trình nghiên cứu đã đề cập đến các quy định Luật công vụ của một số nước cụ thể:

Quan điểm CC của Úc theo Luật công vụ “Public service Act 1999, No

147” 4 , CC là tất cả những người được tuyển dụng để thay mặt Liên bang thực hiện những nhiệm vụ trong một bộ phận hoặc cơ quan thi hành Theo Luật công vụ của Trung Quốc “The civil service law of the People’s Republic of China” 5 ,

CC được hiểu là những người công tác trong cơ quan của nhà nước, của mặt trận chính hiệp, tổ chức chính trị, trừ nhân viên phục vụ, và theo khái niệm về

CC ở Pháp đó là những CC làm việc trong hệ thống hành pháp, trong các công sở nhà nước khác và công sở tự quản và những CC này có đặc điểm chung là công việc của họ có tính ổn định thường xuyên và liên tục 6

Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu quan niệm về CC của Vương quốc Anh, nước Cộng hòa Liên bang Đức và ở Liên bang Nga thì qua kết quả nghiên cứu quan niệm CC ở một số nước đều cho thấy có những quan điểm và định nghĩa riêng theo đặc thù của mỗi quốc gia Tuy nhiên đều có ghi nhận

CC phải là công dân nước đó và thực thi TN theo chức danh, và được nhận tiền lương do ngân sách nhà nước trả lương

Trách nhiệm KL công chức đã được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài, tiêu biểu như sau:

Trách nhiệm KL công chức được nhiều tác giả trên thế giớ đã tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể như sau: Theo tác giả Sir William Wade và Christopher Forsyth là tác giả của cuốn sách Administrative Law đang giảng dạy tại Trường Đại học Cambridge và Trường Đại học Oxford của Anh

Bên cạnh đó, theo tác giả Jean – Michel De Forges là Giáo sư của Trường Đại học Tổng hợp nước Pháp là tác giả cuốn sách Luật Hành chính (do Luật sư Nguyễn Diệu Cơ biên dịch)

Hay, theo tác giả Alekhin A.P (AlexuH A.P) và Karmdisky A.A là tác giả của cuốn sách giáo trình Luật Hành chính được giảng dạy tại Trường Đại

4 The Australia (1999), Public service Act 1999, No 147

5 The China (2005), The civil service law of the People’s Republic of China, The China Personnel Publishing House

6 Trần Anh Tuấn (chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 22-23 học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp, ngoài ra tác giả Kenneth F Warren – Professor of political Science and Public Policy St Louis University là tác giả của cuốn sách Administrative Law in the political system… Từ các công trình khoa học đã được các tác giả này nghiên cứu và biên soạn có đề cập đến nhiều vấn đề về nền hành chính công, trong đó đã đề cập đến TN KL công chức Tuy nhiên, TN này mới chỉ được nghiên cứu với cái nhìn tổng quát trong rất nhiều nội dung của nền hành chính công mà chưa được phân tích cụ thể

Bên cạnh đó còn có các tác phẩm được xuất bản dịch sang tiếng Việt Nam gồm có những tác phẩm như sau: Cuốn sách về Pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp đã được tác giả Martine Lombard, Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Panthéon-Assas và Gilles Dumont (Paris II) và Giáo sư Trường Đại học Luật và Kinh tế Limoges được Nhà xuất bản Tư pháp phát hành vào năm

2007 Bên trong nội dung cuốn sách đã cung cấp thông tin vô cùng quan trọng về CC làm việc ở các cơ quan của bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp, với các chế độ công vụ và TN trong hoạt động công vụ của pháp… và, theo Giáo sư luật công Gustave Peiser đã nghiên cứu về CC và TN KL công chức trong tác phẩm Luật Hành chính

Công trình nghiên cứu tổng thể về các chế định pháp lý đối với các hình thức, hoạt động (tổ chức hành chính, văn bản hành chính, ) và toàn bộ tài phán hành chính Công trình phân tích cụ thể các nội dung về vấn đề này.

TN KL của CC đối với hoạt động của mình mà tác giả đã đặt ra những vấn đề

TN của cơ quan công quyền đối với những hoạt động hành chính đã gây ra tổn thất cho CC Như vậy thì CC cũng có quyền yêu cầu đối với cơ quan khi gây tổn thất về vật chất, tinh thần,… và ngược lại, nhà nước cũng có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét TN khi gây tổn thất mà nhà nước phải gánh chịu trước người bị tổn thất 7

Về TN của CC thì công trình đã đặt ra những vấn đề cần được xem xét

7 Gustave Peiser Administrative Law – University of Social Sciences Published Grenoble Dalloz, 11 Soufflot, có tính nguyên tắc rất lâu đó là: “Từ rất lâu, đã có nguyên tắc về người công chức” 8 Như vậy, tác giả cũng đã đặt ra những giả thuyết về TN không có lỗi và việc xác định TN cũng như về chế độ mở rộng TN và chế độ thay thế TN công chức trong quá trình thực thi công vụ

Từ kết quả những nghiên cứu trên và công trình dịch của tác giả Phạm Văn Lợi và Hoàng Thị Ngân – Tác phẩm Luật Hành chính một số nước trên thế giới không chỉ phân tích những quy định của pháp luật hành chính một số nước và mối quan hệ cũng như các quy định pháp luật được điều chỉnh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Các nghiên cứu trong nước

Theo quy định pháp luật ở Việt Nam về CBCC được rất nhiều tác giả trong nước nghiên cứu trong lĩnh vực này, đơn cử một số tác giả như sau:

Theo tác giả Tô Tử Hạ thì công trình nghiên cứu về “CC và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ CC trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia,

1998 9 Cuốn sách này đã giới thiệu tổng quát về pháp luật CC ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước và có sự so sánh phạm vi khái niệm CC ở Việt Nam và công chức ở một số quốc gia trên thế giới Trong đó, cụ thể pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ công chức và việc tuyển dụng, đào tạo đã được tác giả nghiên cứu và đưa ra những quan điểm nhận xét rất cụ thể Đây là cuốn sách có chứa đựng rất nhiều nội dung thông tin và tư liệu về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CBCC của một số quốc gia trên thế giới cũng như quá trình hình thành và phát triển đội ngũ CBCC Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng tám cho đến thập niên 90

Bên cạnh đó còn có tác giả Nguyễn Duy Phương với công trình nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công chức, công vụ ở Việt Nam

8 Gustave Peiser Administrative Law – University of Social Sciences Published Grenoble Dalloz, 11 Soufflot,

9 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học hiện nay” 10 , hay tác phẩm của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước về “Pháp luật về công vụ, CC của Việt Nam và một số nước trên thế giới” 11 Các công trình nghiên cứu trên đã được các tác giả luận giải khái niệm về CC của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam Ngoài ra, công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Hợp về “Thể chế công vụ”, hay công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải về “Quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả”, và công trình nghiên cứu của tác giả Trần Nghị về “TN của CC trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước” đã cho rằng CC là được xác lập từ các đặc trưng về phương thức để trở thành CC về mặt tính chất công việc và về cơ quan, đơn vị, tổ chức tại nơi làm việc

Ngoài các tác phẩm trên còn có cuốn sách chuyên khảo về Công vụ,

CC nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2004 của tác giả Phạm Hồng Thái 12 , cuốn sách trên đã tập trung nghiên cứu về phạm vi khái niệm hoạt động công vụ và phân tích, đánh giá về pháp luật CC ở nước ta Ở tác phẩm này, còn tìm thấy các quan niệm về CC ở nước ta trong các giai đoạn, được phân chia theo mốc thời gian ban hành các văn bản pháp luật về CC Tác giả đưa ra cách nhìn nhận của cá nhân về nền công vụ kiểu mới Khi phân tích về chế độ công vụ, tác giả đã đề cập đến TN kỷ luật công chức, nhưng chưa đi vào các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về TN KL công chức, hay cuốn sách chuyên khảo về TN pháp lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2008, của tác giả Lê Văn Long đã phân tích việc xây dựng hệ thống các cơ sở lý luận về TN pháp lý nói chung và về TN

KL nói riêng Mặc dù vậy, nội dung trong cuốn sách không tập trung nghiên cứu chuyên sâu về TN KL công chức mà chỉ nghiên cứu về TN KL ở góc độ một loại TN pháp lý Tuy nhiên, điều đó cũng là cơ sở để đề tài của tác giả tham khảo và tiếp thu các nội dung, các vấn đề liên quan để nghiên cứu loại TN KL

10 Nguyễn Duy Phương (2012), Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công chức, công vụ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội

11 Trần Anh Tuấn (chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb CTQG, Hà Nội cụ thể công chức hiện nay

Hay, cuốn sách chuyên khảo về một số vấn đề cơ bản của Luật hành chính Việt Nam, của tác giả Vũ Văn Khiêm và Cao Vũ Minh 13 , Nhà xuất bản Lao động, năm 2011 cũng đã khái quát chung về những nội dung cơ bản của Luật Hành chính ở Việt Nam Trong đó, tác giả cũng đề cập đến TN KL của công chức, thông quan việc nêu, phân tích những điểm mới và hạn chế của Luật CBCC năm 2008 Tuy nhiên ở tác phẩm này, TN KL công chức chưa được phân tích và chỉ ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế và các nguyên nhân Hay, cuốn sách chuyên khảo về pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015, của tác giả Phạm Hồng Thái chủ yếu phân tích về TN tích “cực” - bổn phận của CC trong thực thi công vụ Trách nhiệm tích cực là một góc nhìn khác về TN công chức, góc nhìn đó mang tính chính trị - xã hội, TN tích cực ấy được đề cập nhiều hơn trong các văn bản về đạo đức công vụ và kỷ cương công vụ Trách nhiệm đó tồn tại song song với TN pháp lý của công chức, hai vấn đề bổ trợ cho nhau để xây dựng đội ngũ CC vừa hồng vừa chuyên

Bên cạnh đó là các cuốn giáo trình Luật Hành chính đang được sử dụng tại các trường Đại học như: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2017, Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thị Minh Hà (Chủ biên) 14 , chương V cuốn sách viết về công vụ, cán bộ, công chức, trong đó dành một phần viết về TN pháp lý của cán bộ, công chức, các tác giả coi TN KL của cán bộ, CC là một loại TN pháp lý; Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, năm 2017 của Trường Đại học Luật Hà nội, trong chương 8 đã đề cập đến bốn dạng TN pháp lý của công chức, trong đó có TN KL công chức Nhìn chung các cuốn giáo trình chỉ đề cập đến

TN KL công chức một cách khái quát, đề cập đến các hình thức xử lý kỷ luật,

13 Vũ Văn Khiêm, Cao Vũ Minh (2011), Một số vấn đề cơ bản của Luật hành chính Việt Nam, Nxb Lao động

14 Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thị Minh Hà (Chủ biên) (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội mà không đề cập đến các vấn đề lý luận cụ thể về TN KL công chức Đề tài: “Chế tài hành chính: Lý luận và thực tiễn”, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Vũ Thư, 1996 15 Nội dung trong đề tài đã đề cập đến vấn đề lý luận về chế tài hành chính và quá trình hình thành, phát triển của chế tài hành chính qua các giai đoạn Đề tài đã phân tích và chỉ ra những thực trạng hệ thống chế tài hành chính và những yêu cầu phát triển cũng như các tồn tại để trên cơ sở đó đưa ra giải pháp về mặt pháp lý nhằm bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn chế tài để phù hợp với tình hình đấu tranh chống các vi phạm hành chính trong hoàn cảnh mới và xác lập hệ thống chế tài hành chính hợp lý Nhìn về tổng thể, Đề tài “Chế tài hành chính: Lý luận và thực tiễn” không phân tích TN KL hành chính - vốn cũng là chế định do ngành luật hành chính điều chỉnh; tác giả chỉ đề cập một vài điểm khác biệt về trình tự - thủ tục khi áp dụng hai loại chế tài hành chính và KL hành chính

Theo luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Ngô Hải Phan nghiên cứu về

“TN pháp lý của CC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nội dung của Luận án đã phản ánh tính trung thực về thực trạng pháp luật điều chỉnh về TN pháp lý công chức (đến năm 2004) Luận án đã có phân tích, so sánh các mối tương quan giữa các dạng TN pháp lý được áp dụng công chức có hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, luận án đề cập đến TN pháp lý công chức nói chung mà không đi sâu vào một dạng TN pháp lý nào

Luận án Tiến sĩ luật học của Trần Thị Hiền là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ trách nhiệm vật chất của công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay Luận án đã đề cập đến khái niệm trách nhiệm nói chung và trách nhiệm vật chất của công chức, trình bày và phân tích các quy định của pháp luật, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này Đây là một đề tài khá tâm huyết của tác giả, trình bày cụ thể về một dạng trách nhiệm công chức - trách nhiệm vật chất.

15 Vũ Thư (1996), Chế tài hành chính: Lý luận và thực tiễn - Đề tài Phó tiến sĩ Luật học chưa đề cập đến khái niệm CC, các dạng TN pháp lý khác trong đó có TN vật chất công chức

Hay, theo luận án của Tiến sĩ luật học của Thái Thị Phương Lan đã nghiên cứu về “TN công vụ của CC theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Nam Trung Bộ”, Học viện Khoa học Xã hội 17 Nội dung luận án đã đề cập đến TN công vụ của CC với các khía cạnh về mặt tích cực, đó là việc CC phải luôn luôn tự ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền cũng như nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước hoặc được cấp trên phân công, và bổn phận CC phải thực hiện trên tinh thần tự nguyện chấp hành các nhiệm vụ được giao phó Tuy nhiên, tác giả đã không nghiên cứu về TN công vụ của CC với khía cạnh về mặt tiêu cực, đó là sự gánh chịu của CC về các hậu quả pháp lý khi không chấp hành hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao, hay CC đã thực hiện không đúng các nghĩa vụ được giao phó

Một số nhận xét

Thứ nhất, qua đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của đề tài, hầu hết các công trình đều đưa ra được định nghĩa về công chức, cũng có những quan điểm khác nhau về công chức, do sự khác nhau về tình hình kinh tế, thể chế chính trị, truyền thống văn hóa cũng như sự khác nhau về mặt kỹ thuật lập pháp Đây là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả có những cái nhìn tổng quan về công chức, từ đó đề xuất định nghĩa CC phù hợp

Thứ hai, các công trình hầu hết nghiên cứu về TN công chức là những hậu quả bất lợi mà CC phải gánh chịu, tức là đề cập đến TN pháp lý của công

Luận án của tác giả Thái Vĩnh Thắng (2010) đề cập đến trách nhiệm pháp lý của công chức trong phạm vi pháp luật chung về công vụ, công chức Các luận án còn lại chủ yếu nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý chung của công chức chứ không tập trung vào một dạng trách nhiệm cụ thể Chỉ duy nhất luận án của Trần Thị Hiền đã đi sâu tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý vật chất của công chức, tức là một dạng trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến quy định pháp luật về trách nhiệm kỷ luật công chức và các hình thức kỷ luật công chức Đồng thời, các nghiên cứu này cũng bàn đến những phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của công chức Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số vấn đề riêng lẻ và vẫn chưa có tính hệ thống Dù vậy, các công trình này vẫn là tài liệu tham khảo quý giá cho nhóm tác giả trong nghiên cứu đề tài của mình.

Như vậy, chưa có đề tài nào tập trung so sánh điểm giống nhau và khác nhau về TN KLCC giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao TN KLCC ở Việt Nam Do vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học để làm rõ nội dung của đề tài nhằm bảo đảm về tính khoa học giữa các vấn đề có liên quan đến đề tài, như:

Phương pháp hệ thống hóa được áp dụng chủ yếu trong phần mở đầu và chương 1 của luận án Nó được sử dụng để tổng hợp tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến lý thuyết, thực tiễn thực hiện, cũng như các giải pháp có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được nhóm tác giả sử dụng trong đề tài xuyên suốt với mục đích tổng hợp các tài liệu, các công trình đã nghiên cứu, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến công chức, TN pháp lý, TN KL công chức để phân tích Từ đó, tác giả sẽ có cái nhìn bao quát, đầy đủ các vấn đề

Phương pháp so sánh được nhóm tác giả sử dụng để so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa nước ngoài và nghiên cứu trong nước từ đó rút ra được các giá trị tham khảo cho Việt Nam

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, đối chiếu trong nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển pháp luật về tự nhiên Phương pháp này giúp so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật về tự nhiên trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, từ đó rút ra các đặc điểm, quy luật phát triển của pháp luật về tự nhiên Phương pháp này cũng hỗ trợ việc xác định nguồn gốc, sự tiếp thu và ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật khác đối với pháp luật về tự nhiên của Việt Nam.

KL công chức ở Việt Nam qua từng giai đoạn.

Đóng góp mới của đề tài

Về mặt lý luận

Đề tài đã phân tích, tổng hợp và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về TN

KL công chức và pháp luật về TN KL công chức.

Về mặt thực tiễn

Đề tài đã phân tích, nhận định và đánh giá thực trạng TN KL công chức và pháp luật về TN KL công chức theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc; tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc; đề xuất được các giải pháp nâng cao TN KL công chức và pháp luật về TN KL công chức theo pháp luật Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của đề tài của nhóm tác giả là cơ sở dữ liệu dùng để cho những ai quan tâm đến để tham khảo và có thể được các cơ quan, đơn vị, tổ chức áp dụng trong việc nâng cao TN KLCC theo pháp luật Việt Nam; đồng thời đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu cho các giảng viên trong Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ sở đào tạo có liên quan đến ngành Luật, Quản lý nhà nước để sử dụng tham khảo trong quá trình giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở khoa học về trách nhiệm kỷ luật công chức

Chương 2: Thực trạng trách nhiệm kỷ luật công chức ở Việt Nam và Trung Quốc

Chương 3: Giải pháp nâng cao trách nhiệm kỷ luật công chức ở Việt Nam

Những vấn đề lý luận về công chức

1.1.1 Khái niệm về công chức

Chế độ công vụ thực tế đã tồn tại, phát triển đã qua hơn 3 thế kỷ được tính từ thời điểm xuất hiện thuật ngữ công chức (CC) vào năm 1859 ở Anh nhưng cho đến nay chưa có một quan niệm thống nhất về CC cho tất cả các nước trên thế giới Với sự khác nhau về quan niệm CC đã thể hiện trên các phương diện, như: Phạm vi CC, vai trò của CC, đặc trưng của CC và chế độ công vụ của CC giữa các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Theo pháp luật của Thái Lan, Xin-ga-po, Anh, v.v., thì CC là những người đang làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính của các bộ thuộc Chính phủ Và, các đối tượng khác tuy làm việc ở bộ nhưng không trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng quản lý của bộ thì không phải là CC và cũng theo quan niệm về CC, chính vì thế những người đang làm việc ở bộ máy của chính quyền địa phương cũng không phải là CC

Hay, pháp luật của Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Hung-ga-ri, v.v., thì CC không chỉ là những người thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ quản lý trong bộ máy hành chính trong các Bộ mà nó còn bao gồm cả những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ quản lý trong bộ máy hành chính thuộc chính quyền ở các địa phương, trong khi đó ở Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, v.v., thì khác, khi đã xác định phạm vi của CC là bao gồm cả những người đang thực hiện thực thi công vụ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ công hay cả ngành Tư pháp và Lập pháp

Với các quan niệm về CC ở trên cho thấy vẫn còn có sự khác nhau với câu hỏi ai là CC trong số những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, và câu trả lời chung vẫn chưa có câu hỏi này qua một thời gian dài về quan niệm CC Tuy nhiên quan niệm về CC khác nhau là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: Quá trình hình thành, phát triển và sự tồn tại của lịch sử nền hành chính quốc gia cũng như điều kiện kinh tế-xã hội phát triển của mỗi quốc gia khác nhau và bên cạnh đó là pháp luật được hình thành cũng chịu sự ảnh hưởng của các quan điểm từ các nhà lập pháp ở mỗi thời kỳ Ở Việt Nam, căn cứ k.2 Đ4 Luật CBCC năm 2008, được sửa đổi bởi k.1 Đ.1 Luật CBCC và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 được quy định như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng cộng sản (ĐCS) Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Hiện nay, ở Việt Nam có tám nhóm đối tượng được gọi là CC, cụ thể như sau:

Căn cứ tại k2, Đ4 Luật CBCC năm 2008 thì CC là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được quy định chi tiết tại NĐ số 06 năm 2010 gồm:

“- Trong cơ quan của ĐCS Việt Nam;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;

- Cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;

- Hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;

- Cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;

- Cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân”

Trong đó, CC được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, trừ trường hợp đã có cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo… Đồng thời, CC phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

“- Đủ 18 tuổi trở lên, Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt”

Trong quá trình tập sự, CC bắt buộc phải trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để làm quen với những công việc của vị trí tuyển dụng Theo quy định tại Đ20 NĐ số 24 năm 2010, thời gian tập sự của CC sẽ được xác định rõ ràng, đảm bảo đủ thời gian để CC có thể nắm vững các nghiệp vụ và yêu cầu của công việc.

“- 12 tháng nếu được tuyển dụng vào CC loại C;

- 06 tháng với trường hợp tuyển dụng vào CC loại D”

Ngày 26 tháng 11 năm 2019 Luật sửa đổi, bổ sung Luật CBCC năm

2019 được ban hành với nhiều nội dung ảnh hưởng lớn đến đối tượng công chức Một trong số đó là việc sửa đổi phạm vi đối tượng là công chức

Căn cứ tại k2 Đ4 Luật hiện nay được k1 Đ1 Luật CBCC và VC sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức

Việc quy định trên là hoàn toàn hợp lý với đường lối, chủ trương, chính sách không thực hiện chế độ CC trong đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần của NQ số 19-NQ/TW và NQ số 27-NQ/TW

Như vậy, căn cứ tại k19 Đ1 Luật CBCC và VC sửa đổi, bổ sung năm

Theo quy định tại Chỉ thị 2019, cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập vẫn sẽ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

1.1.2 Pháp luật về công chức

Quan niệm về CC và pháp luật về CC cũng rất đa dạng, thể hiện nhiều trên các phương diện khác nhau tại bảng 1

Bảng 1 - Tính đa dạng của pháp luật công chức ở các nước

TT Hình thức Tên gọi Đánh giá chung

1 Về loại hình văn bản

Có sự khác biệt về loại hình văn bản pháp lý giữa các quốc gia: nhiều nước sử dụng Luật (Trung Quốc, Nhật Bản, Đức), trong khi một số khác dùng Quy chế (Anh, các quốc gia thuộc khối liên hiệp Anh, Trung Quốc năm 1993) hoặc Pháp lệnh (Việt Nam).

Tuy có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung thì văn bản quy định của pháp luật về CC do cơ quan lập pháp ở quốc gia trên thế giới ban hành

2 Về tên gọi của văn bản

Một số quốc gia trên thế giới đã lấy tên của văn bản là Luật CC (Luật CC năm

2006 của Trung Quốc); hoặc Luật Liên bang về

Những tên gọi này biểu thị đặc trưng cơ bản về công chức, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế-xã hội, cấu những cơ sở công vụ Nhà nước, năm 1995 của Liên bang Nga); lấy một tên gọi cụ thể (tên tác giả của đạo luật hoặc tên địa danh) đặt cho tên gọi của Luật (Luật Păng - téc-đơn của Hoa Kỳ); và một số quốc gia khác thì lấy tên văn bản theo số (Công luật số 5 của Phi -li- pin, hoặc Luật số 11 của Hung -ga-ri); một số nước lấy tên văn bản là Luật Công vụ (Luật Công vụ năm

1975, 1992 của Thái-lan hoặc Luật Công vụ quốc gia của Nhật Bản trên cơ sở nền tảng Luật CC của Đức trúc hệ tống chính trị của trừng quốc gia

3 Về đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

Trách nhiệm kỷ luật công chức

Thuật ngữ “TN”, có thể được nhìn nhận dưới 2 góc độ sau:

Thứ nhất là, TN là nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của pháp luật Đứng ở góc độ TN được hiểu là dạng TN tích cực luôn luôn gắn liền với nghĩa vụ, bổn phận cùng với thái độ tích cực trong việc thực thi nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó Nhà nước thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân có ý thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó, TN bổn phận của mình phải luôn luôn thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật quy định Tức là, mọi cá nhân, cơ quan, đơn vị và tổ chức phải có nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm tránh không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, đồng thời phải thường xuyên chủ động tích cực thực hiện những hành vi luôn luôn được pháp luật khuyến khích và động viên thực hiện, hoặc buộc phải chấp hành Do đó, với cách hiểu này thì khái niệm về TN gần như đã được đồng nhất với khái niệm nghĩa vụ

Thứ hai là, TN là sự gánh chịu những hậu quả bất lợi một khi cá nhân, cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được dự liệu trong chế tài pháp luật và

TN pháp lý thì cũng là sự gánh chịu những hậu quả bất lợi Cụ thể là, chủ thể sẽ phải chịu sự bất lợi khi có các hành vi vi phạm pháp luật thì tất yếu bắt buộc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành

Chính vì vậy, bất lợi nhất định về vật chất hay tinh thần thì đều dựa trên pháp luật xác định khi cá nhân, cơ quan, đơn vị hay tổ chức có những hành vi vi phạm pháp luật khi xâm hại đến các quan hệ xã hội thì được pháp luật bảo vệ Với góc nhìn này thì giáo trình về “Lý luận nhà nước và pháp luật” của Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020 đã đưa ra khái niệm như sau:

Trách nhiệm pháp lý là hình thức trừng phạt do Nhà nước áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể vi phạm Nhà nước sẽ thiết lập và điều chỉnh trách nhiệm này thông qua các chế tài được quy định trong các văn bản pháp luật, buộc chủ thể vi phạm chịu hậu quả bất lợi và biện pháp cưỡng chế để đảm bảo an ninh trật tự xã hội (Doan & Nam, 2020).

Cho đến nay thì chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra được định nghĩa cụ thể về thuật ngữ TN, thậm chí do tồn tại các quan điểm khác nhau mà một số quy định vẫn chưa phân định rạch ròi…, hay việc dùng thuật ngữ TN thế nào cho đúng với góc độ pháp lý

Kỷ luật thường được nhắc đến trong công việc, học tập và cả trong sinh hoạt đời thường Chính vì vậy, mặc dù làm việc gì, nếu có tính KL thì mọi việc mới đi vào khuôn khổ, đúng quy định, nội quy cơ quan, đơn vị, tổ chức đặt ra Vì vậy, KL là yếu tố quan trọng trong việc quản lý và phát triển đất nước Đối với thuật ngữ “kỷ luật” Theo Từ điển Tiếng Việt, KL là hình phạt đối với người phạm luật (Y, 1999) Kỷ luật là việc xử lý, xử phạt có tính chất và nội dung về hành vi vi phạm các nội quy, quy định và vi phạm pháp luật của CC Việc xử lý hành vi vi phạm KL đối với người đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước đều đề cập đến khía cạnh của KL hành chính và các vi phạm quy tắc, quy chế, nội qui hoạt động của cơ quan (Yen, 2017) Do đó có quan điểm cho rằng việc KL dưới góc độ chung nhất là tổng thể các quy định nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp, nội qui, qui chế hoạt động của một cơ quan, đơn vị tổ chức của Nhà nước và xã hội nói chung Như vậy, KL được nhìn dưới góc độ kỷ cương, văn hóa và đạo đức công vụ Tuy nhiên ở góc độ pháp lý thì KL là những hậu quả bất lợi được áp dụng đối với chủ thể khi thực hiện các hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm nội qui, quy chế hay nghĩa vụ trong hoạt động thực thi công vụ hoặc do CC vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý

KL theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật quy định

Việc KL là quy tắc xử sự chung do cơ quan, đơn vị tổ chức đặt ra và bắt buộc những cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức đó phải chấp hành và tuân thủ theo để tạo sự đồng bộ, thống nhất… và hiệu quả thực thi Với quan niệm như vậy, KL được hiểu cụ thể như sau:

Kỷ luật cũng có thể do cá nhân tự đặt ra cho bản thân KL sẽ góp phần đào tạo những con người tập trung hướng đến các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra Bên cạnh đó, khi cơ hội đến với thành công thì thường rộng mở hơn đối với những người có tính kỷ luật và kỷ cương cao

Kỷ luật luôn luôn song hành và không thể tách rời với mỗi người hiện nay, dù đang sinh sống trong gia đình hay bên ngoài xã hội hoặc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi làm việc hay ở bất cứ ở nơi đâu, v.v

Kỷ luật có thể có tính pháp lý hoặc không có tính pháp lý Đối với các tổ chức tư nhân: KL là quy định cho các thành viên trong cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thực hiện Nếu bất kể là ai làm trái các quy định đó thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật Do đó tính KL ở đây không mang tính pháp lý Đối với cơ quan, đơn vị Nhà nước: KL là khuôn mẫu để cho tất cả các cán bộ, công chức, VC và người lao động phải tuân theo

Như trên đã phân tích, CC là những người được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của các tổ chức chính trị, Nhà nước, v.v Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, tên gọi, vị trí, vai trò của CC sẽ khác nhau Chính vì vậy KLCC được thể hiện như sau:

Với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng CC là bao gồm các cơ quan, tổ chức, các đơn vị được Đảng và Nhà nước giao thẩm quyền để quản lý, phân công, bố trí để thực hiện các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của CC theo quy định pháp luật và có sự kiểm tra, giám sát

Cơ quan quản lý CC là bao gồm các cơ quan, tổ chức, các đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, thi tuyển, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu và được thực hiện việc giải quyết các chế độ, chính sách, khen thưởng, KL công chức theo quy định của pháp luật

Công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc CBCCVC không được làm; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bắt buộc phải bị xem xét xử lý KL theo quy định pháp luật

Các yếu tố tác động đến pháp luật về trách nhiệm kỷ luật công chức

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay và tình hình an ninh-kinh tế quốc tế có nhiều biến động khó lường bởi cuộc chiến tranh thương mại và cuộc chiến bom đạn giữa các nước tranh chấp lợi ích quốc gia vẫn đang diễn ra chưa có dấu hiệu dừng lại, và nguy cơ cuộc chiến bom đạn có thể lôi kéo nhiều quốc gia tham chiến dẫn đến sự hủy diệt tàn khốc giết chết hàng triệu người vô tội… bên cạnh những nguy cơ, thách thức thì cũng có nhiều cơ hội sẽ tác động và ảnh hưởng trên nhiều mặt phát triển của đất nước

Ngoài ra, khu vực ASEAN đang nổi lên là một khu vực kinh tế năng động, đang có vị thế quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế là cơ hội để phát triển kinh tế

Việc mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng tham gia sâu rộng vào thế giới là chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước Vì vậy, khi tham gia hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết linh hoạt, mềm dẻo và đồng bộ về các chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là thế lực thù địch không ngừng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta

Việc hội nhập quốc tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của một số đội ngũ công chức đang làm việc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là tất yếu Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã dự báo được những tác động của toàn cầu hóa và chủ động mở cửa hội nhập để phát triển kinh tế đất nước với tư thế chủ động nắm chủ tình hình và hạn chế những rủi ro khi đất nước ở cửa, cụ thể: Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO (World Trade Organization) và tiếp sau đó Việt Nam đã ký kết tham gia 19 FTA (Free Trade Areament) song phương và đa phương, cụ thể: 16/19 FTA đã có hiệu lực thi hành ở hơn 60 đối tác được phủ rộng các châu lục chiếm gần 90% GDP toàn cầu và, có quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế, cụ thể: Quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 6 đối tác chiến lược toàn diện, 18 đối tác chiến lược, 12 đối tác toàn diện) và có quan hệ thương mại với 224 đối tác Chính vì lẽ đó, đội ngũ công chức chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện và áp dụng các quy định pháp luật để xử lý các công việc có yếu tố nước ngoài nên tất yếu sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc và cảm dỗ lợi ích đan xen dễ dẫn tới những hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, đặc biệt, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CC trong bộ máy hành chính đối với việc xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vững chắc là vô cùng quan trọng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang tác động rất lớn đến chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng như hiện nay Từ đó, TN của CC ngày càng quan trọng trong vai trò là người phục vụ nhân dân, phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, và cũng là bộ mặt trọng yếu trong bộ máy hành chính nhà nước để thu hút các nhà đầu tư và là người thực hiện các chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo định hướng XHCN trước bối cảnh hội nhập quốc tế Nhờ vậy, trong thời gian qua đất nước ta mở cửa hội nhập quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có được cơ đồ như ngày hôm nay là thành công của Đảng ta mỗi ngày dày công vun đắp

Trong khi đó, Trung Quốc cũng có sự thay đổi vượt bật kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO Sau khi gia nhập WTO tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10%/năm liên tục trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 của thế giới xếp sau Mỹ Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc Trung Quốc đã và đang trở thành động lực phát triển cho cả châu Á, quyết định mức tăng trưởng của châu lục này hiện nay chứ không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc Ngày nay Trung Quốc có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế khu vực châu Á và thế giới, và với sự chuyên môn hoá sản xuất theo chiều sâu với châu Á đã dẫn đến sự tăng nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực này Trong khi khu vực châu Á hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào xuất khẩu tới thị trường các nước nhóm G7, thì việc chuyên môn hoá ngày càng tăng cũng như tiêu dùng nội địa của riêng Trung Quốc ngày càng tăng đang cung cấp những lợi ích thiết thực cho khu vực, cụ thể: Nhiều quốc gia có thể thu được lợi ích lớn nhất từ sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, đó là họ sẽ trở thành những nhà xuất khẩu các sản phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn của châu Á Hơn 25 năm qua chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của Trng Quốc trong việc mở cửa ra với thế giới dưới sự Lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc Giờ đây, thế giới đã xuất hiện xu hướng mới: Trung Quốc đã thay đổi thế giới thay vì được thế giới thay đổi như trước đây Chính vì vậy, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay là nhờ vào sự lãnh đạo nhất quán của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bên cạnh đó, đội ngũ công chức của Trung Quốc cũng được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ từ số lượng lẫn chất lượng, trong đó tính kỷ luật, kỷ cương cũng được siết chặt và nghiêm minh

1.3.2 Đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc

Tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực cầm quyền và trình độ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì tăng cường sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương Đảng, yêu cầu toàn Đảng tăng cường học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị, chỉnh đốn tác phong công tác, giữ nghiêm kỷ luật, quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy toàn diện tự trong sạch, tự hoàn thiện, tự đổi mới, tự nâng cao Trong công tác tuyển chọn cán bộ, Đảng chú trọng đặt tiêu chuẩn chính trị lên hàng đầu, kiểm tra kỹ lưỡng tố chất chính trị của cán bộ, yêu cầu cán bộ nắm vững tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn liêm khiết, nuôi dưỡng tinh thần và bản lĩnh đấu tranh, dám đứng ra lúc then chốt và dám xung trận lúc nguy nan.

“tính Đảng”, trong đó: Để có thể gánh vác sứ mệnh của thời đại mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định rõ “trị quốc trước tiên phải trị Đảng” Nếu không chú trọng xây dựng tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng, không quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện thì rất dễ mất đi sức chiến đấu, dẫn đến nguy cơ xa rời quần chúng và Đảng sẽ đánh mất vai trò cầm quyền Chính vì vậy, từ sau Đại hội XVIII cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện là nguyên tắc cơ bản, then chốt của công tác xây dựng Đảng, từ đó có sự bao quát rộng hơn các phương diện xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ vào xuyên suốt các phương diện, thúc đẩy phòng, chống tham nhũng

Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là một bộ phận cấu thành của công tác xây dựng Đảng về chính trị để nâng cao trình độ khoa học trong công tác xây dựng Đảng Đây được coi là một điểm nhấn quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XIX (năm 2017) Trong Báo cáo Đại hội XX (năm 2022), Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục chỉ rõ: “Kiên trì, bền bỉ vận dụng tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”, trong đó đề cập đến “trang bị lý luận đổi mới sáng tạo cho toàn Đảng là nhiệm vụ căn bản trong xây dựng tư tưởng của Đảng Đặc biệt chú trọng tăng cường xây dựng Đảng về tư tưởng thông qua giáo dục, học tập lý luận chủ nghĩa Mác, tư tưởng Tập Cận Bình nhằm nâng cao nhận thức chính trị; thúc đẩy chế độ hóa, thể chế hóa giáo dục tư tưởng lý luận mang tính thường xuyên và lâu dài, đặc biệt nhấn mạnh việc học tập lịch sử Đảng để toàn Đảng giữ vững niềm tin lý tưởng, nâng cao ý thức “cầm quyền vì dân” Và, đề cao việc kỷ luật đảng cần phải nghiêm khắc hơn pháp luật, “đặt quyền lực vào trong chiếc lồng chế độ” và cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc đã góp phần phá bỏ những quy tắc ngầm trước đây, kiên trì “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo”, làm cho niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng ngày một gia tăng và từ sau Đại hội XVIII đến nay, cơ chế bảo đảm “không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng”, kiên trì trị “cả gốc lẫn ngọn” là biện pháp quan trọng, then chốt để xây dựng Đảng trong sạch Đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực “đan dày chiếc lồng chế độ”, đẩy mạnh xây dựng các quy định về phòng, chống tham nhũng, giám sát quyền lực Trên cơ sở lấy Điều lệ Đảng làm gốc, các quy định trong Đảng làm trụ cột, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một số quy định, như Điều lệ quy trình thị sát, Quy định về chuẩn mực liêm khiết, Điều lệ xử lý kỷ luật nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ kỷ luật đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Văn bản “Ý kiến về việc tăng cường giám sát đối với “người đứng đầu” và ban lãnh đạo” đã nêu một số phương thức nhằm tăng cường giám sát “người đứng đầu”: (i) Người đứng đầu cùng cấp tăng cường giám sát đối với lãnh đạo đồng cấp; (ii) Người đứng đầu cấp trên tăng cường giám sát đối với lãnh đạo cấp dưới; (iii) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giám sát Đây được coi là phương thức hiệu quả góp phần giải quyết những khó khăn trong quá trình giám sát “người đứng đầu”

Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn chú trọng củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng vì nhân dân, đổi mới phương thức kết nối với quần chúng, lấy nhân dân làm trung tâm, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân Đảng còn thực hiện bốn biện pháp ràng buộc quyền lực: đạo đức, quyền lực, nhân dân và pháp luật, trong đó dùng pháp luật là cơ bản Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam tập trung vào đấu tranh suy thoái, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, chống tham nhũng, tăng cường bồi dưỡng lý luận, gắn kết với thực tiễn để lãnh đạo đất nước phát triển.

Vì vậy, việc đội ngũ CC phải luôn luôn nêu cao tinh thần học tập, quán triệt tinh thần và các luận điểm trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú; coi đó là công việc thường xuyên, liên tục của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị Trong đó công tác chỉnh đốn tác phong, cần chú ý đến tác phong tổ chức, tác phong làm việc, tác phong sinh hoạt, tác phong học tập và luôn luôn kiên định lập trường, quan điểm của Đảng; nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật chính trị, coi đó là yêu cầu căn bản và nguyên tắc giới hạn của tổ chức đảng và đảng viên Đặc biệt phải tuân thủ Điều lệ Đảng, quy định của Đảng để ràng buộc chính mình; tăng cường giáo dục ý thức kỷ luật, làm cho toàn bộ đảng viên tự giác chấp hành kỷ luật đảng

Hiến pháp năm 2013 hiện nay khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, v.v các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, v.v.”

Ngoài ra, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 (01 năm 2021) của Đảng đã xác định mục tiêu quan trọng đó chính là: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, ĐCS Việt Nam luôn luôn đặc biệt xem trọng việc đề ra các chủ trương, chính sách và đường lối để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Viêt Nam - yếu tố trung tâm của hệ thống chính trị Tại Đại hội 13 của Đảng (2021) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” 21

Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước ta là việc làm rất cần thiết, lâu dài và rất quan trọng nên không thể chủ quan, vì vậy việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức và

21 Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quôcs gia, Hà Nội tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách, môi trường và điều kiện làm việc ngày càng được minh bạch, công khai an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân thì cần đến vai trò của một nền tư pháp với tính năng hiệu quả thì nhất thiết phải hoàn thiện và bảo đảm cơ chế thực thi pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh, có hiệu quả của pháp luật về CC Đó cũng chính là chủ trương, đường lối xuyên suốt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

1.3.3 Yếu tố từ hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia

1.3.3.1 Luật công chức Trung Quốc

Theo pháp luật CC Trung Quốc, công tác đánh giá CC ở Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, công bằng, khách quan chính là nguyên tắc tiên quyết trong công tác đánh giá công chức Quá trình đánh giá công khai, thống nhất chuẩn mực, phương pháp giúp đảm bảo sự công bằng, minh bạch, hợp lý trong công tác đánh giá cán bộ công chức.

Thực trạng trách nhiệm kỷ luật công chức theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc

2.1.1 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm kỷ luật công chức

Các yếu tố cấu thành vi phạm là cơ sở phát sinh TN KL công chức gồm có các dấu hiệu sau đây:

Mặt khách quan: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật – cơ sở truy cứu TN KL công chức hiện nay Về hậu quả của hành vi vi phạm KL của CC được đánh giá dựa trên mức độ của hành vi, như: CC vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, CC vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, CC vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng và CC vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Mặt chủ quan của trách nhiệm hợp đồng là nguyên tắc chịu trách nhiệm lỗi Theo đó, con nợ (CC) chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có lỗi vi phạm hợp đồng, gồm lỗi cố ý hoặc vô ý Nếu được xác định là không có lỗi vi phạm, CC sẽ được miễn trừ trách nhiệm hợp đồng.

Chủ thể: Người lao động có đủ các dấu hiệu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định tại k.2 Đ.4 Luật Cán bộ, CC năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2019, nếu họ thực hiện hành vi vi phạm KL thì được coi là chủ thể bị xem xét xử lý KL theo quy định

Khách thể: Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu TN KL công chức, là quan hệ quản lý giữa nhà nước và CC, quan hệ giữa CC với các cá nhân, tổ chức trong thi hành công vụ, thực hiện pháp luật về đạo đức đức công vụ

Xác định các dấu hiệu căn bản, để nhận diện TN KL công chức theo pháp luật hiện hành là một vấn đề có ý nghĩa trong hoạt động thực tiễn Cơ quan nhà nước và cán bộ có thẩm quyền truy cứu TN KL công chức thì cần phải có đủ kiến thức pháp luật về TN kỷ luật, phân biệt TN KL với các dạng

TN nhiệm pháp lý khác để hoạt động truy cứu TN KL công chức được đảm bảo chính xác, công bằng và khách quan

2.1.2 Thực trạng trách nhiệm kỷ luật công chức theo quy định ở Việt Nam a) Nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam

Tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý KL là vô cùng quan trọng Bởi lẽ, nguyên tắc này là một trong những quy định bắt buộc đối với các chủ thể có thẩm quyền, thông qua việc thực hiện nguyên tắc không chỉ kiểm soát hoạt động của các cơ quan, thủ trưởng cơ quan đối với việc chấp hành các quy định Theo đó, khi xử lý KLCC cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Đ2 NĐ số 112/2020/NĐ-CP, một số nguyên tắc như sau:

Thứ nhất là, việc xử lý KLCC phải bảo đảm theo nguyên tắc công khai, công bằng, khách quan và minh bạch, đặc biệt phải nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, đây là sự kế thừa từ NĐ số 27/2012/NĐ-CP và NĐ số 34/2011/NĐ-CP Bởi vậy, khi xem xét xử lý những sai phạm của CC phải căn cứ vào sự thật khách quan, nghiên cứu đầy đủ thông tin, các tình tiết của vụ việc, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, nhìn nhận một cách toàn diện vấn đề dẫn đến CC thực hiện hành vi vi phạm Từ đó việc bảo đảm xử lý đúng hành vi vi phạm của công chức để đưa ra hình thức xử lý KL đúng pháp luật và phù hợp với mức độ vi phạm cũng như quy định của pháp luật hiện hành

Thứ hai là, mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý bởi một hình thức kỷ luật

Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm nhiều hành vi, hình thức kỷ luật được áp dụng tăng nặng một mức so với mức của hành vi nặng nhất, trừ trường hợp bãi nhiệm hoặc buộc thôi việc Nếu cán bộ, công chức tiếp tục vi phạm trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật, mức độ kỷ luật sẽ căn cứ vào hành vi sau để quyết định và tăng nặng để răn đe, giáo dục mạnh hơn Tuy nhiên, Nghị định 112/2020/NĐ-CP có hạn chế là không quy định việc cán bộ, công chức bị kết án phạt tù hoặc tội phạm tham nhũng đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Theo Điểm k Khoản 3 Điều 79 Luật Công chức năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019, công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội sẽ bị đình chỉ chức vụ để xem xét và tạm thời thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm sau khi bị Tòa án tuyên án và bản án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP và Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức chưa quy định về nội dung này, dẫn đến thiếu sót lớn trong quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Thứ ba là, từ khi bắt đầu tiến hành xem xét việc xử lý KL phải căn cứ vào nội dung, mức độ gây ra, tác hại và tính chất sự việc, nguyên nhân đã vi phạm của CC cùng với tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng và thái độ tiếp thu, sửa chữa, đồng thời xem xét việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra đến đâu Điều đó cho thấy, phần lớn hành vi đã vi phạm KL của CC là đều do sự thiếu ý thức tôn trọng, không tự giác chấp hành quy định pháp luật, và thiếu

TN của chủ thể vi phạm gây ra hậu quả Bởi lẽ nếu chủ thể nhận thức đầy đủ được các hành vi vi phạm của mình, cũng như khắc phục được hậu quả để bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích cơ quan, tổ chức và cá nhân gây ra thì đây được xem là yếu tố quan trọng để làm căn cứ tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng

KL công chức Và ngược lại, khi CC đã ngoan cố không chịu nhận ra hành vi sai phạm của mình hoặc tiếp tục hành vi vi phạm thì tất yếu phải xem đó là tình tiết tăng nặng Bởi vì khi xét đến cùng là mục đích của việc thi hành KLCC thì bên cạnh đó là các yếu tố để căn cứ xử phạt nghiêm minh nhằm đảm bảo mục đích chính vẫn là giáo dục CC hạn chế được những hành vi có thể vi phạm

Các hình thức xử lý kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và hình sự có sự độc lập về đối tượng, mục đích và hậu quả nên không được áp dụng lẫn nhau Kỷ luật hành chính chỉ xử lý các hành vi vi phạm hành chính; kỷ luật đảng xử lý các đảng viên vi phạm quy định đảng; xử lý hình sự dành cho hành vi là tội phạm Ngoài ra, trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền của từng hình thức xử lý cũng khác nhau.

Thứ năm là, trường hợp khi CC đã bị xử lý KL đảng thì HTKL hành chính đều phải được bảo đảm xử lý ở mức độ tương xứng với KL đảng đã quy định Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định KL đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý KL hành chính Theo nguyên tắc trên, công chức là Đảng viên vi phạm thì phải chịu một mức độ trừng phạt tương xứng, tránh trường hợp xử lý nhẹ hơn, tức là có sự phù hợp giữa hệ thống hai quy định Tuy nhiên, định nghĩa từ tương xứng có thể gây khó khăn trong quá trình xử lý kỷ luật, nên cần có sự quy định việc sử dụng một từ ngữ có ý nghĩa cụ thể hơn là tương xứng, để chỉ sự ngang bằng nhau, hoặc xem xét mức độ răn đe lớn hơn có thể áp dụng HTKL nặng hơn để nghiêm minh Về quy định thời hạn, đây là quy định được bổ sung rất phù hợp với thực tế, đối với CBCCVC là đảng viên thì đều thực hiện theo trình tự, thủ tục KL đảng trước rồi mới KL về chính quyền sau, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với quy định Chính vì vậy, ngày 06/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Bộ Chính trị khóa XII, và Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Quyết định 165- QĐ/TW ngày 06/06/2024 ban hành quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban

Bí thư và Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thứ sáu là, việc nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật Và, đây cũng là nguyên tắc đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận trong xử lý KL nói riêng cũng như các hình thức TN pháp lý khác

Thực trạng thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức ở Trung Quốc và Việt Nam

2.2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức ở Trung Quốc

Với chính sách quyết liệt nhằm thể hiện sự liêm chính của bộ máy công quyền, trong năm 2022, Trung Quốc đã xử lý kỷ luật gần 180.000 cán bộ hành pháp và tư pháp, thậm chí truy tố trong đợt chấn chỉnh quy mô lớn diễn ra trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tổ chức từ ngày 16 đến 22 tháng 10 năm 2022).

Trong số đó, có 1.985 người, làm việc tại tòa án, viện kiểm sát, nhà tù, cảnh sát và lực lượng an ninh quốc gia, bị truy tố tính đến cuối tháng 7 Có 3.466 người bị KL trong đảng và hầu hết những người còn lại bị khiển trách

Hơn 90% người bị khiển trách là CC cấp thấp nhất trong bộ máy lãnh đạo Tuy nhiên cũng có một bộ phận là các cán bộ cấp cao hơn thuộc các cơ quan cấp huyện, thị, vi phạm nghiêm trọng KL đảng và luật pháp

Theo China Daily ngày 23/2/2024 có bài viết cho biết, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã ban hành các quy định sửa đổi về kiểm tra kỷ luật Đảng, trong đó chú trọng hơn đến việc giám sát lãnh đạo Đảng ở các cấp và các ngành khác nhau Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục đẩy cao hơn nữa trong năm nay Phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương (CCDI) hồi tháng trước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, dù đạt được thắng lợi to lớn trong hơn 10 năm nhưng tình hình tham nhũng vẫn còn phức tạp và nghiêm trọng Theo ông, Trung Quốc sẽ nhắm mục tiêu vào những khu vực tập trung quyền lực, vốn và nguồn lực, đồng thời tăng nặng trừng phạt những kẻ hối lộ 22

2.2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức ở Việt Nam

Bắt đầu thừ Đại hội VI (12/1986) Việt Nam thực hiện đổi mới toàn điện đất nước Với những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước, nhiều yêu cầu mới đặt ra cho đội ngũ công chức nước nhà Tuy nhiên, số lượng công chức vi phạm pháp luật cũng tăng theo Trong bối cảnh đó, việc tăng cường kỷ luật đã được Việt Nam thực hiện và đạt nhiều kết quả, pháp luật ngày một hoàn thiện và có tính răn đe cao

22 Ngọc Anh (2024), Trung Quốc: Sửa đổi quy định để "mài sắc thanh bảo kiếm" chống tham nhũng Nhận từ https://thanhtra.com.vn/quoc-te/trung-quoc-sua-doi-quy-dinh-de-mai-sac-thanh-bao-kiem-chong-tham-

Theo thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, trong năm 2023 (từ 01/01 đến 15/12/2023), tổng số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức bị kỷ luật là 17.808 người; số lượng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 10.880 người Trong đó, ở Trung ương là 983 người, địa phương 9.897 người Một trong những tồn tại, hạn chế được ngành chỉ ra là tình trạng người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; vẫn còn tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc dẫn đến chậm tiến độ, giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và niềm tin của người dân, doanh nghiệp Kỷ luật, kỷ cương hành chính đã có tiến bộ nhưng có nơi chưa nghiêm, còn có công chức bị kỷ luật 23

Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 139 cán bộ, 432 công chức, 767 viên chức Cũng theo Thông tấn xã Việt Nam, trong nửa đầu năm 2024, Bộ Nội vụ đã tiếp nhận và xử lý 767 đơn, trong đó có 264 đơn tố cáo, 117 đơn khiếu nại và 386 đơn kiến nghị phản ánh, tất cả các đơn thư đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn theo luật định Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra tình hình công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ liên quan đến người dân và doanh nghiệp tại Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương Qua công tác thanh tra, kiểm tra tại các bộ, ngành, địa phương đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả và kỷ cương, kỷ luật, công vụ; phát hiện những tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách và áp dụng pháp luật để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định pháp luật cho phù hợp; phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm, thu hồi các quyết định vi phạm pháp luật Để nâng

23 Tiền Phong (2023) Kỷ luật hơn 17 nghìn cán bộ, công chức năm 2023 Nhận từ https://tienphong.vn/ky- luat-hon-17-nghin-can-bo-cong-chuc-nam-2023-post1597225.tpo cao kỷ luật, kỷ cương, chủ động phòng ngừa vi phạm trong thực thi công vụ,

Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024 và trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức 543 cuộc thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực Nội vụ (gồm 101 cuộc thanh tra và 442 cuộc kiểm tra) 24

Điểm tương đồng và khác biệt trong xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam và Trung Quốc

2.3.1 Điểm tương đồng trong xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam và Trung Quốc

Trong quy định, pháp luật của Trung Quốc và Việt Nam về TN KLCC có nhiều điểm tương đồng nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất là, căn cứ vào Luật CC của Trung Quốc và của Việt Nam quy định: Trường hợp CC vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải chịu TN KL thì bị xử lý KL theo quy định của Luật này hoặc bị cơ quan giám sát xử lý KL theo quy định của pháp luật Trường hợp CC vi phạm kỷ luật, pháp luật có tính chất xem xét các yếu tố và tình tiết để xử lý giảm nhẹ hoặc tăng nặng, nếu CC có liên quan đã sửa chữa sau khi bị kiểm điểm thì có thể được miễn xử phạt Trường hợp cơ quan giám sát đã quyết định xử phạt CC vi phạm kỷ luật thì pháp luật cũng quy định cơ quan nhà nước mà CC đó trực thuộc không được áp dụng hình thức xử phạt khác đối công chức đó về hành vi vi phạm tương tự

Việc xử lý kỷ luật công chức được thực hiện dựa trên cơ sở hồ sơ xác minh đúng sự thật, chứng cứ xác lập và đúng bản chất vụ việc Mức độ kỷ luật được áp dụng tương ứng với mức độ vi phạm theo trình tự, thủ tục pháp luật Các hình thức kỷ luật công chức bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc Những hình thức kỷ luật này có nhiều điểm tương đồng với luật pháp Việt Nam, nhưng cũng có một số điểm khác biệt.

Trong nửa đầu năm 2024, theo thống kê của Thông tấn xã Việt Nam, đã có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật Con số đáng báo động này cảnh báo về sự gia tăng các hành vi vi phạm trong bộ máy hành chính nhà nước.

Hai là, trong xử lý KL công chức khi CC vi phạm ở cơ quan cũ chuyển sang cơ quan mới làm việc vẫn có thể bị xem xét xử lý kỷ luật Đây là điểm khá tương đồng nằm trong phần các nguyên tắc xử lý KL CBCCVC của pháp luật Trung Quốc và Việt Nam Cụ thể, pháp luật Trung Quốc và Việt Nam một khi CC có vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nhưng khi chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị mới nếu phát hiện vi phạm và vẫn còn trong thời hiệu xử lý KL thì đơn vị mới sẽ phải thực hiện việc xem xét xử lý KL và áp dụng HTKL tương ứng với vị trí hiện đang đảm nhiệm theo quy định pháp luật

Ba là, quy định cha mẹ, người thân không được làm thành viên Hội đồng KLCC Luật của Trung Quốc và Việt Nam đã chỉ rõ: Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý KL là thành viên Hội đồng

KL hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm

Trong quy định pháp luật về TN KLCC của Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhau bởi do một phần xuất phát từ thể chế chính trị và nét văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia Đặc biệt đều là Đảng lãnh đạo tuyệt đối và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và ban hành các nghị quyết để Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời làm cơ sở pháp lý để xử lý cán bộ, công chức khi có hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương do đó, qua việc phân tích nội dung các quy định pháp luật về TN KLCC của Trung Quốc đồng thời tham chiếu với các quy định pháp luật về TN KLCC của Việt Nam, thì có thể xem xét và tham khảo để bổ sung cho phù hợp trong bối cảnh và điều kiện ở Việt Nam

2.3.2 Điểm khác biệt trong xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam và ở Trung Quốc

Thứ nhất, theo pháp luật ở Việt Nam thì có sự phân chia rõ ràng: Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Có bốn hình thức xử lý KL; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Có năm hình thức xử lý KL gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc; đối với cán bộ: Có bốn hình thức xử lý KL

Thứ hai là, về cơ chế giám sát công chức là cụm từ “Dân giám sát” được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 với khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng ta luôn nhất quán về chủ trương, chính sách và đường lối, quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và đảm bảo dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của Nhân dân Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 đến năm 2030, Đảng ta cũng khẳng định rất cụ thể: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân ” Đối với đất nước Trung Quốc thì từ sau Đại hội lần thứ 18 của ĐCS Trung Quốc cho đến nay thì một loạt các biện pháp mạnh để quản lý của Đảng rất nghiêm minh, quản lý quyền lực nghiêm minh, đặc biệt là “Điều lệ xử lý KL của ĐCS Trung Quốc” được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 10/01/2016 Luật Giám sát nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có hiệu lực ngày 20/3/2018… Và, Luật đã đưa ra các quy định mới và xác định nội dung điều chỉnh trong cơ chế giám sát hiện nay của Trung Quốc: “Công vụ viên chịu sự giám sát của hệ thống giám sát và Luật Giám sát” Việc hỗ trợ cho việc thực hiện Luật Công vụ viên, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành bốn quy định, bao gồm như sau: “Quy định phạm vi công vụ viên”, “Biện pháp xét duyệt đơn vị quản lý theo “Luật Công vụ viên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’”, “Biện pháp quản lý chức vụ, chức vị và cấp bậc của công vụ viên” và

“Biện pháp đăng ký công vụ viên” Và, khi Trung ương công bố “Quy định đồng thời về chức vụ và cấp bậc công vụ viên” vào tháng 3/2019 kèm theo

“Luật Công vụ viên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sửa đổi”, là sự bảo đảm về chế độ cho việc xây dựng một đội ngũ công vụ viên chuyên nghiệp, có tố chất cao và phẩm chất tốt

Thứ ba, đối chiếu giữa Luật CC của Trung Quốc và Luật CBCC của Việt Nam cho thấy các quy định pháp luật về TN KLCC ở Việt Nam đã được phân định rõ giữa TN với Đảng, Nhà nước, nhân dân với nghĩa vụ của cán bộ,

CC khi thi hành công vụ Trong khi đó các quy định pháp luật về TN KLCC của Trung Quốc được quy định chung, chưa có sự phân định rõ ràng về phạm vi TN KLCC trong hai lĩnh vực này Dù chưa được tách riêng thành các điều nhưng nhìn chung vào các quy định pháp luật về nghĩa vụ của CC trong Luật

CC của Trung Quốc cho thấy TN KLCC Trung Quốc đang tập trung vào ba nhóm TN chính, cụ thể: TN với Đảng, Nhà nước và nhân dân; TN trong thực thi công vụ, và các TN và nghĩa vụ trong tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung.

Nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt, hạn chế và tồn tại trong trách nhiệm kỷ luật công chức ở Việt Nam và

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có điểm chung là sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS trên mọi lĩnh vực Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mỗi quốc gia khác nhau thì có những điểm khác biệt về điều hiện kinh tế - xã hôi, hệ thống văn hóa, sự vận hành của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Chính vì điểm này đã tạo những điểm tương đồng và khác biệt trong TN KLCC ở Việt Nam và Trung Quốc Trong giới hạn đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích các quy định của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam về công tác cán bộ và KL CBCC

2.4.1 Quy định của Đảng cộng sản Trung Quốc về công tác cán bộ và kỷ luật cán bộ công chức

Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành hai quy định về giám sát nội bộ và kỷ luật kiểm tra năm 2004, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã nhóm họp để thảo luận về việc xây dựng tác phong liêm chính trong Đảng và chống tham nhũng Tác phong liêm chính đòi hỏi các cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc 8 quy định của Đảng, trong đó 5 quy định quan trọng nhất bao gồm:

Thực hiện quyền lực theo đúng pháp luật, không được lạm dụng chức quyền

Liêm khiết vì việc công, không làm gì ảnh hưởng đến lợi ích chung

Quản lý tốt người thân, vợ con trong công tác, không cho phép họ lợi dụng ảnh hưởng của bản thân để mưu lợi riêng

Dùng người một cách công bằng, hợp lý, không lôi kéo người thân để cầu lợi

Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành các quy định về kỷ luật đảng trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đòi hỏi phải phấn đấu gian khổ, tránh xa hoa, lãng phí và chạy theo lối sống hưởng thụ Các quy định này được đưa ra sau hai ngày họp vào ngày 17 và 18 tháng 2.

2022, theo quyết định của Ủy ban Kiểm tra KL Trung ương ĐCS Trung Quốc, ban lãnh đạo Trung Quốc trong đã công bố “Điều lệ giám sát nội bộ ĐCS Trung Quốc” và “Điều lệ xử phạt KL của ĐCS Trung Quốc” Tân Hoa

Xã đánh giá sự kiện này “có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển dân chủ trong Đảng, tăng cường giám sát nội bộ Đảng, bảo đảm KL Đảng nghiêm minh và bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng Hai bản điều lệ có tác dụng phát huy vai trò quần chúng dân chủ giám sát CC nhà nước, tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên và cán bộ lãnh đạo các cấp” “Điều lệ xử phạt kỷ luật” gồm 178 điều quy định cụ thể:

Các hình thức trừng phạt các tội như: Nhận hối lộ, tham ô công quỹ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm giàu, vô TN, lơ là nhiệm vụ Điều lệ cũng nghiêm khắc trừng trị những sai phạm về mặt đạo đức, như cờ bạc, quan hệ với gái điếm, bồ bịch, lấy vợ bé, ngoại tình v.v

Các HTKL bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ Đảng tùy theo mức nặng nhẹ Những đảng viên bị khiển trách, cảnh cáo thì trong một năm sau đó không được cất nhắc, đề bạt Đảng viên nào lợi dụng chức vụ để thu nhận, tuyển lựa, đề bạt bạn bè, người thân trong các cơ quan nhà nước đều bị xử lý, từ cảnh cáo đến khai trừ Đảng

2.4.2 Quy định của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và kỷ luật cán bộ công chức Ở Việt Nam, trong nhiều văn kiện của Đảng đã xác định nguyên tắc (Đ.3, Quy định số 80-QĐ/TW về quản lý cán bộ), cụ thể:

“1 Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ: Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông qua các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Chăm lo xây dựng đội ngũ CBCCVC của hệ thống chính trị; trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp

Phân công, phân cấp công tác quản lý cán bộ, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp

2 Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ TN cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ:

Những vấn đề về chủ trương, đường lối, chính sách và đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng,

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt được thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số tại cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền Trong trường hợp ý kiến của người đứng đầu đơn vị không thống nhất với ý kiến tập thể, cần báo cáo lên cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên để xem xét và đưa ra quyết định.

Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị có TN đề xuất và tổ chức thực hiện quyết định của tập thể về cán bộ, công tác cán bộ trong phạm vi được phân công phụ trách

Một số kiến nghị

Trên cơ sở nhóm tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật thực hiện TN KL công chức cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm TN KL công chức là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu này đưa ra một số kiến nghị sau:

3.1.1 Cần hoàn thiện pháp luật trách nhiệm kỷ luật công chức

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật TN KL công chức để nâng cao tính phù hợp, đảm bảo tính khả thi:

Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, cụ thể: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và sử dụng pháp luật để tác động điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm ổn định và duy trì trật tự xã hội tốt nhất Công chức vi phạm KL thì phải bị áp dụng TN KL cho phù hợp Tính phù hợp này quyết định mức độ khả thi, hiệu quả của pháp luật Tất nhiên, tính khả thi được bàn đến ở đây không chỉ đơn giản là pháp luật được thực hiện trên thực tế mà được hiểu theo nghĩa pháp luật được thực hiện và đem lại sự tác động tích cực đến xã hội, tức là pháp luật đạt hiệu quả

Thực trạng pháp luật thực hiện TN KL công chức được đề cập đã cho thấy những hạn chế một số quy định của pháp luật về TN KL công chức, do đó, việc nâng cao tính phù hợp, tính thực tiễn, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện và đảm bảo tính khả thi của pháp luật TN KL công chức hiện nay là rất cần thiết

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật TN KL công chức nhằm giáo dục, răn đe, nâng cao ý thức TN của công chức:

Theo các quy định về hành vi vi phạm KL của CC phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần cũng nhằm mục đích để giáo dục, răn đe và nâng cao ý thức TN của CC trong khi thi hành công vụ, thực hiện các nhiệm vụ đã được Nhà nước giao trách nhiệm Đặc biệt, đối với các

CC giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì càng phải có những biện pháp mạnh được áp dụng để xây dựng đội ngũ CC liêm chính, trong sạch, tận tụy phục vụ Nhà nước và Nhân dân

Luật Trách nhiệm công chức đang hướng tới áp dụng đối tượng rộng hơn, bao gồm cả những người đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu Việc mở rộng này không chỉ nhằm trừng phạt những đối tượng vi phạm mà còn hướng tới mục tiêu giáo dục, răn đe các công chức khác.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật TN KL công chức để góp phần đảm bảo công bằng xã hội:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

CC là công bộc của dân Công chức không có đặc lợi, CC cũng như mọi công dân, họ phải chịu TN trước pháp luật về mọi hành vi của mình Với tư cách là công chức, đại diện cho nhà nước để thực thi công vụ, ngoài nghĩa vụ tuân thủ pháp luật nói chung, CC còn phải tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan Công chức chỉ được thực hiện những hành vi pháp luật cho phép và phải chịu

TN về mọi hành vi công vụ của mình trước nhà nước

Trong quan hệ giữa nhà nước và CC luôn phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng để duy trì sự công bằng Nhà nước có các nghĩa vụ đối với công chức, tạo điều kiện để CC có cuộc sống ổn định về mọi mặt, tạo điều kiện để

CC được học tập, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn Ngược lại, CC phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, tuyệt đối trung thành với chế độ, tận tụy phục vụ nhân dân và phải chịu TN về hành vi thi hành công vụ của mình trước nhà nước Với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì càng không thể đặt ra đặc quyền, đặc lợi công chức

Như vậy, việc giữ đúng bản chất Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì pháp luật cần xác định rõ TN của CC trong thi hành công vụ, đặc biệt là các dạng TN pháp lý được áp dụng công chức khi có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ thì buộc phải xử lý kỷ luật Tùy từng hành vi vi phạm và hậu quả thực tế xảy ra, mà công phức phải gánh chịu những TN pháp lý như: TN hành chính, TN kỷ luật, TN vật chất (TN bồi thường thiệt hại), TN hình sự

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật TN KL công chức là yêu cầu của nền hành chính hiện đại, hội nhập:

Mỗi thay đổi của xã hội đều gắn liền với nền hành chính Đảng và Nhà nước ta coi trọng cải cách hành chính, tập trung cải cách công vụ, công chức để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt Đây được xem là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững của đất nước.

Cần chú trọng việc hoàn thiện xây dựng cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước và phải quan tâm tạo động lực để mọi CC thấy được giá trị của mình và mỗi CC cần phải xem đây là trách nhiệm là yêu cầu quan trọng nhất để có thể quyết tâm phấn đâu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và áp dụng được các thành tựu phát triển từ CMCN lần thứ tư vào việc hiện cải cách hành chính của chúng ta

3.1.2 Một số nội dung cần tham khảo kinh nghiệm xử lý trách nhiệm kỷ luật công chức của Trung Quốc

Một là, theo kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy một đội ngũ hành chính – công vụ tinh hoa là điều kiện rất quan trọng không thể thiếu trong chính sách phát triển đất nước và là mục tiêu hàng đầu để có thể phát triển đất nước vượt bậc và cường thịnh nhất Do đó, cần có chế độ thu hút nhân tài và đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dân trí cho xã hội và tuyển dụng được người tài vào bộ máy nhà nước

Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương

Ba là, xử lý nghiêm các sai phạm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi phạm trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý

Bốn là, thực hiện nghiệm chính sách và chế độ đãi ngộ cho người tố giác hành vi sai phạm của công chức

3.1.3 Cần hoàn thiện chế định trách nhiệm công chức trong bộ máy hành chính nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật TN KL công chức trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng và quy định của pháp luật:

Với mục đích đã đặt ra của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là để phục vụ lợi ích của nhân dân, xây dựng nhà nước công bằng, dân chủ và văn minh, tuy nhiên để làm được được điều đó thì đội ngũ cán bộ, CC phải không ngừng được giáo dục, nâng cao chất lượng Pháp luật TN KL công chức phải đảm bảo được thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là nguyên tắc xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TN KL công chức nói riêng

Bởi vậy, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì nhất thiết phải hoàn thiện pháp luật TN KL công chức theo hướng: Xác định chế độ TN KL công chức trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về CC và hoạt động công vụ Nền công vụ phải đảm bảo được nguyên tắc “CC nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” Bên cạnh đó, việc đổi mới các quy định pháp luật nhằm củng cố và tăng cường hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước, cần thiết phải xây dựng một cơ chế hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các đối tượng quản lý, kịp thời phát hiện vi phạm, đặc biệt là các hành vi vi phạm kỷ luật

Giải pháp nâng cao trách nhiệm xử lý kỷ luật công chức ở Việt Nam hiện nay

3.2.1 Bổ sung nguyên tắc áp dụng pháp luật về trách nhiệm kỷ luật Để tránh việc giữa pháp luật chuyên ngành và pháp luật về cán bộ, CC có những quy định khác nhau về việc áp dụng pháp luật về TN KLCC cần bổ sung các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý KL và quy định khác đều nhất thiết phải có liên quan với nhau và được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý KL đối với cán bộ, công chức, viên chức

Thứ hai, việc áp dụng hình thức kỷ luật trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì phải áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành ngoại trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng HTKL nhẹ hơn pháp luật về xử lý KL đối với CBCCVC

Vì vậy, cần hướng đến việc quy định về TN KL công chức cần cụ thể, theo đó, Luật Cán bộ, CC quy định, NĐ của Chính phủ cần phải quy định chi tiết về KL CBCCVC và làm rõ các quy định thật cụ thể, chi tiết hơn, và là cơ sở chính để áp dụng TN KL công chức Trong đó, một số hành vi vi phạm của

CC trong thực tiễn hiện nay thì cần được quy định cụ thể hơn trong pháp luật chuyên ngành, nhưng cần phải có sự thống nhất nhất định với các quy định chung trong pháp luật về cán bộ, công chức Việc áp dụng theo quy định chung nhằm đảm bảo sự thống nhất, tính răn đe trong toàn hệ thống

3.2.2 Quy định biện pháp xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi vi phạm

Theo quy định tại Luật Cán bộ, CC và VC sửa đổi, bổ sung năm 2019 và NĐ số 112/2020/NĐ-CP, và NĐ số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý KL CBCCVC đã bổ sung quy định các HTKL và các hành vi vi phạm được xếp tương ứng với các HTKL này đã logic hơn, thể hiện tính trình tự, mức độ tăng nặng theo nấc và có căn cứ thấy được sự tăng nặng ấy Bên cạnh những sự tích cực ấy vẫn còn tồn tại những hạn chế được tác giả trình bày ở trên, đó là thiếu một cơ chế cụ thể xác định mức độ của hành vi, thế nào là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, và đặc biệt nghiêm trọng Bốn mức độ của hành vi vi phạm là mấu chốt quan trọng trong việc xác định hình thức kỷ luật, nếu không có một ranh giới cụ thể giữa bốn mức độ này, hoặc việc xác định phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền KLCC thì việc xảy ra sai phạm rất dễ xảy ra

Vì vậy, nghiên cứu này xin được đề xuất việc xác định mức độ của các hành vi cần phải được tiến hành bằng cách thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ, CC để xác định mức độ nghiêm trọng, mức độ gây ảnh hưởng dư luận trong cán bộ, công chức, viên chức Đối với mức độ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì cần phải xem xét thêm thông qua việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị và phản ánh từ các cơ quan báo chí, truyền thông,… để tổng kết, xác định

3.2.3 Sửa đổi quy định về xác định thời hiệu xử lý kỷ luật là hai năm

Để đảm bảo tính logic và dễ hiểu của các quy định pháp luật, việc sử dụng thuật ngữ cần được tối ưu hóa nhằm hạn chế sử dụng ngôn ngữ pháp lý phức tạp Đối với trường hợp xử lý kỷ luật nhẹ bằng hình thức khiển trách, nhóm tác giả đề xuất cải thiện cách diễn đạt bằng cách thay thế thuật ngữ "thời hiệu kỷ luật" bằng "thời hiệu khiển trách" Cụ thể, nhóm tác giả đề xuất diễn đạt như sau: "Thời hiệu khiển trách là hai năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng theo quy định xem xét khiển trách".

Như vậy, căn cứ theo NĐ quy định chi tiết về KL CBCCVC việc xác định thời hiệu sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm được quy định tại Điều về HTKL khiển trách thay vì hướng đến việc chứng minh HTKL làm căn cứ xác định thời hiệu

Trong trường hợp đặc biệt, nếu căn cứ theo chứng cứ đủ mạnh cho thấy hành vi vi phạm nghiêm trọng của cán bộ, công chức, hồ sơ vụ việc sẽ được chuyển đến cơ quan công chức hiện công tác hoặc địa phương nơi cán bộ, công chức đã nghỉ hưu để tiến hành xử lý kỷ luật Đáng chú ý, quá trình này diễn ra mà không cần báo cáo lại cho cơ quan cũ hoặc ngay cả trường hợp công chức trong giai đoạn thuyên chuyển.

3.2.4 Bổ sung công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức

Việc bổ sung cán bộ, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu là đối tượng điều chỉnh của Luật CBCC không chỉ để răn đe và áp dụng các hậu quả bất lợi đối với những đối tượng này mà còn có ý nghĩa là giáo dục, răn đe các cán bộ, CC đang còn đương nhiệm, làm việc

Việc bổ sung đối tượng điều chỉnh này giúp cho Luật CBCC điều chỉnh bao quát hơn các hành vi vi phạm của cán bộ, CC ở bất kể mọi thời điểm đều phải gánh chịu hậu quả

Vấn đề quan trọng hơn là việc bổ sung đối tượng điều chỉnh này giúp cho các quy định về TN KL được bao quát hơn, hệ thống hơn và không bị tách rời hệ thống các quy định về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật, thời hiệu kỷ luật, thẩm quyền KL cũng được đồng nhất hơn để tránh những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để xử lý kỷ luật CC

3.2.5 Quy định chế tài bổ sung đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật

Để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục và răn đe công chức, hệ thống hình thức kỷ luật (HTKL) cần bổ sung thêm các hình thức chế tài pháp lý Đối với trường hợp công chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu, các hình thức chế tài có thể bao gồm giảm lương hưu hoặc truất lương hưu Đây là cách thức đang được áp dụng hiệu quả tại một số quốc gia như Trung Quốc và Đức, cho thấy khả năng áp dụng và tính hiệu quả của hình thức này trong thực tiễn tại Việt Nam.

Vì vậy, nếu công chức bị khởi tố hình sự hoặc bị xóa hết tất cả chức vụ Đảng và chính quyền trong các nhiệm kỳ làm việc thì buộc điều chỉnh lại mức lương hưu, đồng thời thu hồi lại số tiền phụ cấp chức vụ đã chi trong thời kỳ cán bộ, công chức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và tính lãi suất số tiền tại thời điểm đã nhận để nộp vào ngân sách nhà nước

3.2.6 Sửa đổi thuật ngữ “chức trách” thay bằng thuật ngữ trách nhiệm và phân định trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bùi Thị Đào (2007), Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Tác giả: Bùi Thị Đào
Năm: 2007
9. Chu Xuân Khánh (2010), “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Khánh
Năm: 2010
10. Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2017
18. Đinh Văn Mậu (2005), Bảo đảm về tổ chức – pháp lý đối với nền công vụ phục vụ nhà nước và xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm về tổ chức – pháp lý đối với nền công vụ phục vụ nhà nước và xã hội
Tác giả: Đinh Văn Mậu
Năm: 2005
19. G.V Man-sép (1985), Pháp luật xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật xã hội chủ nghĩa
Tác giả: G.V Man-sép
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1985
28. Lê Minh Tâm, “Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền”, Luật học, tr 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền
29. Lê Vương Long (2008), Trách nhiệm pháp lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, Nxb. Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay
Tác giả: Lê Vương Long
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2008
30. Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Tác giả: Ngô Hải Phan
Năm: 2004
33. Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên) (2013), Một số vấn đề về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2013
39. Nguyễn Trọng Điều (2007), Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Tạp chí Cộng sản số 775 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Tác giả: Nguyễn Trọng Điều
Năm: 2007
40. Nguyễn Văn Động (2002), Những vấn đề cơ bản của môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Văn Động
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2002
41. Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Huy Hoàng (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới, Nxb. Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới
Tác giả: Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Huy Hoàng
Nhà XB: Nxb. Dân tộc
Năm: 2003
45. Phạm Hồng Thái (2015), Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ
Tác giả: Phạm Hồng Thái
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
58. Tạ Ngọc Hải (2011), Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước
Tác giả: Tạ Ngọc Hải
Năm: 2011
62. Thái Vĩnh Thắng (2010), Hoàn thiện pháp luật về công vụ, công chức và trách nhiệm pháp lý, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về công vụ, công chức và trách nhiệm pháp lý
Tác giả: Thái Vĩnh Thắng
Năm: 2010
64. Trần Nghị (2017),“Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước”, Nxb. CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước
Tác giả: Trần Nghị
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 2017
70. Vũ Thư (1996), Chế tài hành chính: Lý luận và thực tiễn - Đề tài Phó tiến sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế tài hành chính: Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Vũ Thư
Năm: 1996
72. Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Vũ Văn Hiền
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
73. Vũ Văn Khiêm, Cao Vũ Minh (2011), Một số vấn đề cơ bản của Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Lao động.Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản của Luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Vũ Văn Khiêm, Cao Vũ Minh
Nhà XB: Nxb. Lao động. Tài liệu tiếng nước ngoài
Năm: 2011
1. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1993), Chế độ công chức và Luật công chức ở một số nước trên thế giới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w