1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên công trình bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống hà nội

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
Tác giả Bùi Thị Mai Anh, Phạm Việt Anh, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Đức Dương, Phan Chí Thành
Người hướng dẫn TS. Hà Thị Dáng Hương, Ths. Lê Thu Nguyệt
Trường học ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Công trình tham dự giải thưởng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 206,27 KB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (4)
    • 2. Tổng quan nghiên cứu (4)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu (5)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 6. Kết cấu của đề tài (5)
  • B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (6)
  • CHƯƠNG 1 (6)
    • 1.1. Các khái niệm (6)
    • 1.2. Một số món ăn truyền thống của Hà Nội (7)
    • 1.3. Vai trò của các món ăn truyền thống Hà Nội đối với việc giữ gìn và bảo vệ tinh hoa văn hoá dân tộc (12)
  • CHƯƠNG 2 (14)
    • 2.1. Khảo sát nhận thức của người dân về món ăn truyền thống và hiện trạng bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống (14)
    • 2.2. Nguyên nhân cần bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống Hà Nội (19)
  • CHƯƠNG 3 (21)
    • 3.1. Những yếu tố tác động động tới việc bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống Hà Nội (21)
    • 3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống Hà Nội (24)
    • C. KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Các khái niệm

Truyền thống được hiểu là truyền tải các phong tục, hành vi, ký ức, biểu tượng, tín ngưỡng, truyền thuyết cho người dân của một cộng đồng và những gì được truyền tải trở thành một phần của văn hoá Theo GS Trần Văn Giàu: “Truyền thống là những đức tính hay phong tục trải qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử và hiện có nhiều tác động, có thể tích cực hoặc tiêu cực” Theo dân tộc học, truyền thống cho thấy một tập hợp các phong tục, tín ngưỡng, tập quán, học thuyết và luật pháp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và điều đó cho phép sự liên tục của một nền văn hoá hoặc một hệ thống xã hội

Truyền thống được tồn tại và phát triển nhờ vào hoạt động sáng tạo của con người, của tập thể, của cộng đồng dân tộc Bản chất của truyền thống là sự lặp đi lặp lại có tuyển chọn, là sự tích luỹ truyền bá, sự kế thừa và sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau

Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thì không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai Do đó truyền thống có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống nhân dân và đất nước Mỗi người đều mang trong mình những giá trị truyền thống ở mức độ khác nhau Truyền thống có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội, là thứ keo kết dính các thành viên với nhau làm cho tập thể trở thành một chỉnh thể đoàn kết và thống nhất.

Món ăn truyền thống là những món ăn được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc đã được con người sử dụng qua nhiều thế hệ Ở các quốc gia khác nhau, món ăn truyền thống cũng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, khí hậu, văn hoá, kinh tế,…

Bảo tồn là hoạt động gìn giữ, không để mất mát, tổn thất hay bị quên lãng, phai mờ những thứ có ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung Bảo tồn các món ăn truyền thống là những hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân như hội chợ, hội thi ẩm thực, tuyên truyền đến người dân rộng rãi tại những nơi đông người cũng như trên các nền tảng số Ngoài ra bảo tồn món ăn truyền thống cũng là giữ gìn và phát huy tốt đẹp các công thức để món ăn ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Quảng bá là một khía cạnh quan trọng của tiếp thị sản phẩm Một trong những mục tiêu chính của quảng bá sản phẩm là gia tăng doanh số bằng cách thúc đẩy nhận thức của người mua về sản phẩm cũng như các lợi ích của nó dành cho khách hàng Quảng bá sản phẩm rất quan trọng vì đây là một phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị của thương hiệu Quảng bá sản phẩm có thể gia tăng nhận thức cho người tiêu dùng tiềm năng trên thị trường

Quảng bá ẩm thực vùng miền gắn với bản sắc dân tộc trên các trang báo, trang mạng xã hội luôn cần thiết, tạo cơ hội cho người dân được trải nghiệm về những món ăn mới lạ, hấp dẫn.

Từ đó, góp phần tăng khả năng kích cầu du lịch mọi miền

Một số món ăn truyền thống của Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn truyền thống đầy tinh tế, phản ánh nét văn hóa sâu sắc của vùng đất ngàn năm văn hiến Các món ăn này không chỉ độc đáo về hương vị, mà còn gắn liền với nhịp sống hàng ngày của người dân thủ đô Từ bát phở thơm lừng, đĩa bún chả đậm đà, đến những chiếc bánh cuốn mềm mại, mỗi món ăn đều chứa đựng sự khéo léo và sáng tạo, góp phần gìn giữ và lan tỏa bản sắc dân tộc… Do hạn chế về năng lực và để đảm bảo tính thực tiễn, khoa học chính xác cho quá trình nghiên cứu và khảo sát, nhóm nghiên cứu bước đầu tập trung phân tích 03 món ăn này.

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam.

Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng Thịt bò thích hợp nhất để nấu phở là thịt, xương từ các giống bò ta (bò nội, bò vàng).

Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt, vân vân Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm; nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày Tại các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác, phở được bày kèm với đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thông thường sẽ không có đĩa rau sống này Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác, đặc biệt là phở sốt vang, phở khô, phở xào, phở chua, phở vịt ở Cao Bằng, và phở thịt quay ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (hoặc xương lợn), kèm theo nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, sá sùng, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái, hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà) "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi Theo đó, để có một bát phở ngon và đậm vị, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng của người nấu, trong đó quan trọng nhất đó chính là nồi nước dùng.

Phở là món ăn tổ hợp của các chất vị Trong bát phở có chứa 18-20 loại thực phẩm gốc động vật và thực vật tự nhiên Điều đặc biệt nhất ở phở là các nguyên liệu đó được sử dụng gần như ở trạng thái nguyên thủy và tự phối hợp với nhau hài hòa để tạo nên một hương vị đặc trưng rất lạ lẫm, ngon miệng, dễ tiêu hóa.

Nước dùng là phần quan trọng của phở Calci từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra là những hoạt chất cực tốt trị bệnh khớp ở tuổi già và giúp phát triển cơ thể ở tuổi trẻ Trong nước dùng còn có hương vị được hòa tan từ các nguyên liệu khô như thảo quả, hạt mùi thơm, quế thanh, hồ tiêu, gừng, hành ta, nước mắm, muối ăn là nguồn cung cấp khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin (Vitamin B2, Vitamin B3, vitamin B5) giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu

Thịt bò có nhiều axit amonia, Creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc Nó chứa khoảng 50% lượng chất béo thuộc dạng chưa bão hòa, chất cytocilin và vitamin B12 cùng các loại rau, củ, quả tươi có tác dụng điều hòa Cholesterol trong máu và các tế bào của cơ thể con người Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt Phở được dùng riêng như là một món ăn sáng, trưa hoặc tối Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.

Từ thời Pháp thuộc, phở Hà Nội xuất hiện đầu tiên dưới hình thức "phở gánh" Đó là những người bán phở dạo Trên đôi quang gánh của họ, một bên là thùng hàng tự chế có đủ nguyên liệu để chế biến món phở và bát, đĩa, đũa, thìa; bên kia là nồi nước dùng đặt trên một bếp than Trước năm 1980, những gánh phở như vậy đã đi khắp các hàng cùng ngõ hẻm của Hà Nội với những tiếng rao quen thuộc của văn hóa ẩm thực về đêm của Hà Thành Ngày nay, khi xã hội phát triển, quán ăn nhiều lên thì “phở gánh” ngày càng ít xuất hiện Trong số đó có Phở bưng Hàng Trống là vẫn còn nổi tiếng 1

Từ giữa những năm 1960 đến trước những năm 1990 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do nhất là khâu quản lý hành chính bao cấp về lương thực, thực phẩm, tại Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc xuất hiện “phở không người lái” (loại phở chỉ chan nước dùng, không có thịt) trong các cửa hàng mậu dịch quốc doanh Chất lượng phở quốc doanh ở các cửa hàng này hoàn toàn tùy thuộc vào tay nghề hạn chế của các nhân viên không chuyên nhưng có rất nhiều sáng kiến Họ biến tấu các loại gia vị, cách nấu nước dùng theo những gì họ có, họ kiếm được trong hoàn cảnh thời chiến thiếu thốn đủ thứ Một "sáng kiến" của thời kỳ này là phở "không người lái" ăn với bánh mì hoặc cơm nguội 2

Cũng từ thời bao cấp, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm nhiều mì chính vào nước dùng Phở Hà Nội cũng được ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ, nhưng đã mất đi trong thập kỷ 60 tới giữa thập kỷ 80 khi giai đoạn khó khăn Cùng với thời đổi mới từ thập niên 90, phở đã phong phú hơn và quẩy đã trở lại trong bát phở Hà Nội.

Hàng phở đầu tiên của người Việt ở Hà Nội từ hàng gánh chuyển sang bán trong cửa hàng được cho là Phở Cát Tường (phố Cầu Gỗ) từ đầu thế kỉ XX 3 Ở Hà Nội ngày nay có nhiều cửa hàng phở nổi tiếng đã lưu truyền qua hai đến ba thế hệ Các thương hiệu phở gia truyền nổi tiếng được nhiều người biết đến có thể kể như: Phở Bát Đàn, Phở mặn Gầm Cầu, Phở Sướng, Phở Vui, Phở Nhớ, phở Thìn Bờ Hồ, phở Thìn Lò Đúc

1 Lương Chi, Phở "gánh sân thượng" ngon nức tiếng trên phố Hàng Trống, Tạp chí điện tử Thế giới di sản (Emdep.vn), 2017, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020, nguồn: https://emdep.vn/mon-ngon/pho-ganh-san-thuong- ngon-nuc-tieng-tren-pho-hang-trong-20170410203502334.htm

2 “Phở Việt - Kỳ 3: Phở 'hành phương Nam”, nguồn https://tuoitre.vn/pho-viet-ky-3-pho-hanh-phuong-nam- 20171210115212598.htm

3 Hoàng Phương, Chuyện ít biết về chủ quán phở đầu tiên ở Hà Nội, Báo Gia đình và xã hội, 2013, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020, nguồn https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chuyen-it-biet-ve-chu-quan-pho-dau-tien-o-ha-noi-172130809013415556.htm

Bánh cuốn Hà Nội là một trong những món ăn đặc trưng của nền ẩm thực thủ đô, nổi tiếng với lớp vỏ mỏng mịn, trong suốt, cuốn bên trong là nhân thịt heo băm nhuyễn, mộc nhĩ giòn sần sật, hành khô thơm lừng Đây không chỉ là món ăn ngon miệng, thanh đạm, mà còn mang trong mình câu chuyện về truyền thống và văn hóa ẩm thực độc đáo của người Hà Nội.

Nguồn gốc và lịch sử: Nguồn gốc của bánh cuốn Hà Nội gắn liền với văn hóa lúa nước và sự phát triển của vùng đồng bằng Bắc Bộ Trong những năm tháng lịch sử, bánh cuốn trở thành món ăn sáng quen thuộc, đồng thời cũng là lựa chọn cho những dịp đặc biệt như lễ Tết Đặc biệt, làng Thanh Trì, nơi được coi là cái nôi của món ăn này, đã phát triển công thức chế biến qua nhiều thế hệ, tạo nên thương hiệu bánh cuốn nổi danh Trải qua thời gian, bánh cuốn dần dần được biến tấu theo khẩu vị địa phương nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống.

Vai trò của các món ăn truyền thống Hà Nội đối với việc giữ gìn và bảo vệ tinh hoa văn hoá dân tộc

Các món ăn truyền thống Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, thể hiện qua các khía cạnh sau:

Một là , mỗi món ăn truyền thống là một phần của lịch sử, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của nền văn hóa Hà Nội Chúng không chỉ đơn thuần là những món ăn mà còn mang theo câu chuyện về nguồn gốc, cách chế biến và vai trò trong các dịp lễ hội Phở, bún chả hay bánh cuốn không chỉ là thực phẩm mà còn là di sản văn hóa cần được lưu giữ.

Hai là, món ăn truyền thống này mang tính biểu tượng, giúp định hình bản sắc dân tộc.

Khi người dân trong và ngoài nước nhắc đến phở hay chả cá Lã Vọng, họ nghĩ ngay đến sự tinh tế của ẩm thực Hà Nội Đây là những biểu tượng kết nối cộng đồng, đại diện cho bản sắc dân tộc trong một thế giới ngày càng hội nhập.

Ba là, các món ăn truyền thống thường gắn liền với những kỷ niệm gia đình, thể hiện tinh thần gắn kết Chẳng hạn, bữa sáng với bát phở hay bún chả là dịp để gia đình quây quần, chia sẻ những câu chuyện Điều này tạo nên sự gắn bó giữa các thế hệ và duy trì truyền thống gia đình.

Bốn là, các món ăn truyền thống đòi hỏi kỹ năng chế biến tỉ mỉ, với những công thức đã được truyền qua nhiều thế hệ Quá trình này thể hiện sự khéo léo, tinh tế và sáng tạo của ngườiViệt trong việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên Việc bảo tồn cách nấu nướng và công thức giúp giữ gìn nghệ thuật ẩm thực, không để bị mai một.

Năm là , ẩm thực là một phần quan trọng trong trải nghiệm du lịch Những món ăn truyền thống Hà Nội như phở, bún chả, bánh cuốn thu hút du khách quốc tế và thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa các quốc gia Du lịch ẩm thực tạo cơ hội để quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường giao lưu và mở rộng giá trị văn hóa.

Sáu là, dù cuộc sống hiện đại mang đến sự thay đổi nhanh chóng, nhưng việc duy trì và thưởng thức các món ăn truyền thống giúp người ta nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn của mình Nó truyền cảm hứng để mọi người trân trọng giá trị gia đình và những điều giản dị trong cuộc sống.

Với những vai trò trên, các món ăn truyền thống Hà Nội không chỉ là di sản ẩm thực mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần duy trì tinh hoa văn hóa dân tộc.

Khảo sát nhận thức của người dân về món ăn truyền thống và hiện trạng bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống

quảng bá món ăn truyền thống.

Bảng 1 Cấu trúc thang đánh giá nhận thức của mọi người về món ăn truyền thống và hiện trạng bảo tồn, quảng bá món ăn truyền thống

STT MỤC KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1 Bạn có thường xuyên thưởng thức các món ăn truyền thống Việt Nam không?

2 Món ăn truyền thống nào là món yêu thích nhất của bạn? Phở 42%

3 Bạn thường thưởng thức những món ăn truyền thống ở đâu?

4 Tần suất bạn ăn những món ăn truyền thống trong một tuần?

5 Bạn đã từng nấu một món ăn truyền thống nào đó chưa? Đã từng 67%

6 Nếu rồi, bạn có thường xuyên nấu ăn cho gia đình hay bạn bè không?

7 Bạn có suy nghĩ gì về việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam?

Giữ nguyên như hiện tại 4%

Không cần thiết bảo tồn quảng bá 1%

8 Theo bạn, những giải pháp nào hiệu quả nhất để bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam?

Giáo dục cho thế hệ trẻ về giá trị văn hóa của ẩm thực Việt Nam 27%

Tổ chức các hội chợ, triển lãm ẩm thực 28%

Quảng bá món ăn truyền thống trên các kênh truyền thông 23%

Khuyến khích du khách thưởng thức món ăn truyền thống 22%

9 Bạn có cho rằng các món ăn “đặc biệt” như tiết canh, thịt chó, pịa cần được bảo tồn và quảng bá hay không?

10 So với trước đây, bạn có nhận thấy sự thay đổi nào trong cách chế biến và thưởng thức các món ăn truyền thống?

11 Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam?

Sự du nhập của ẩm thực quốc tế 50%

Thay đổi về văn hóa, kinh tế 19%

Thay đổi khẩu vị, thói quen sinh hoạt 29%

2.1.2 Kết quả thu được Áp dụng thang đánh giá nhận thức của người dân về món ăn truyền thống, ta thu được kết quả như sau:

2.1.2.1 Nhận thức của người dân về món ăn truyền thống

Biểu đồ 1 cho thấy kết quả khảo sát về sự quan tâm của người dân về món ăn truyền thống Kết quả cho thấy mọi người có nhiều sự quan tâm đến các món ăn truyền thống với 97% đối tượng tham gia khảo sát Kết quả này khá dễ giải thích và phù hợp với thực tế vì thủ đô Hà Nội chẳng những hội tụ tinh hoa văn hoá mà còn là mảnh đất vàng son của ẩm thực Ẩm thực Hà Nội đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên hương vị đặc trưng Món ăn truyền thống Hà Nội luôn đa dạng về thể loại cũng như hương vị Các món ngon Hà Nội thường được “nhận diện” bằng hương vị pha trộn đánh thức vị giác, trang trí “ngon mắt” và phục vụ nóng Với người Việt Nam, hương vị của những món ăn truyền thống như sợi dây kết nối nguồn cội, lưu giữ ký ức về văn hoá gia đình chẳng thể thay thế Với người Việt, món ăn chứa đựng những câu chuyện đời sống, cũng như nền ẩm thực truyền thống phản ánh thói quen sinh hoạt của cộng đồng Vốn là di sản được hình thành trong dòng chảy nghìn năm văn hiến, ẩm thực không đơn thuần là món ăn hay thức uống mà bao hàm cả văn hoá tinh thần, câu chuyện lịch sử của con người, vùng đất.

Bạn có thường xuyên thưởng thức các món ăn truyền thống Việt Nam không?

Biểu đồ 1 Sự quan tâm của mọi người đến các món ăn truyền thống Việt Nam Để kể câu chuyện ẩm thực Việt, chẳng cần dày công vẽ vời những thứ mỹ thực cao sang.

Từ bữa cơm nhà truyền thống, người ta thấy gợi lên cả tâm hồn người Việt, bao thế hệ tiếp nối nhau giữ gìn nét đẹp văn hoá và tình yêu thương con người Bữa cơm gia đình là một phần quan trọng của văn hoá và cuộc sống của người Việt Nam Nó không chỉ là một bữa ăn đơn thuần mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống Bữa cơm gia đình giúp gắn kết tình cảm yêu thương con người lại với nhau hơn Những món ăn truyền thống trong mâm cơm gia đình Việt mặc dù không quá cầu kỳ nhưng lại là minh chứng điển hình cho nét ẩm thực độc đáo của người Việt Những điều đơn giản ấy đã góp phần tạo nên sức sống bền bỉ của văn hoá ẩm thực Việt Nam Đi từ các món ăn bình dị, truyền thống, chẳng cầu kỳ về hình thức những vẫn đậm vị thơm ngon, ẩm thực Việt Nam khởi sự từ bữa cơm quá đỗi giản dị Và chính từ sự giản dị ấy, những giá trị văn hoá mới có thể trường tồn, nếp nhà mới được gìn giữ bảo vệ qua từng thế hệ Ẩm thực truyền thống Hà Nội vốn không cầu kỳ nhưng đòi hỏi sự tinh tế và thanh cao trong từng chi tiết Hàng ngàn năm trôi qua, những món ăn truyền thống của thủ đô vẫn đang ngày càng chứng tỏ giá trị của mình trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Tần suất bạn ăn những món ăn truyền thống trong một tuần?

1-2 lần/tuần 3-5 lần/tuần 5-7 lần/tuần Nhiều hơn 7 lần/tuần

Biểu đồ 2 Tần suất mọi người ăn những món ăn truyền thống

Qua biểu đồ 2, ta có thể thấy được rằng: Hầu hết mọi người thường ăn những món ăn truyền thống ít nhất 1-2 lần/tuần và nhiều nhất là hơn 7 lần/tuần Cụ thể, hơn 54% đối tượng khảo sát ăn ít nhất 1-2 lần/tuần, 33% ăn 3-5 lần/tuần, 7% ăn 5-7 lần/tuần và còn lại 6% ăn nhiều hơn 7 lần/tuần những món ăn truyền thống Hà Nội.

Bạn có thường xuyên nấu món ăn truyền thống cho gia đình hay bạn bè không?

Thỉnh thoảng Ít khi Thường xuyên

Biểu đồ 3 Tần suất mọi người nấu món ăn truyền thống cho gia đình và bạn bè

Biểu đồ số 3 cho thấy tần suất nấu những món ăn truyền thống cho gia đình hoặc bạn bè.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đa số mọi người thỉnh thoảng sẽ nấu những món ăn truyền thống của Hà Nội cho người thân, gia đình và bạn bè Cụ thể, gần 50% số người được khảo sát thỉnh thoảng nấu những món ăn này, sau đó là 22% số người được khảo sát ít khi nấu những món ăn truyền thống cho người thân Và cuối cùng là 16% còn lại thường xuyên nấu những món ăn truyền thống cho gia đình bạn bè Kết quả điều tra này cho thấy rằng cần phải có biện pháp để hỗ trợ và đẩy mạnh việc giữ gìn, bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống

2.1.2.2 Nhận thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn và quảng bá những món ăn truyền thống

Nên đẩy mạnh Giữ nguyên như hiện tại Không cần thiết bảo tồn quảng bá

Bạn có suy nghĩ gì về việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Hà Nội

Biểu đồ 4 Nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Hà Nội

Như chúng ta có thể thấy qua biểu đồ 4, số lượng người suy nghĩ rằng nên đẩy mạnh việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống là đa số.

Nguyên nhân cần bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống Hà Nội

Lý giải cho kết quả này không phải là điều khó khăn Bởi lẽ, Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã được biết đến với sự phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức Do đó, việc đẩy mạnh bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam là vô cùng cần thiết bởi những lý do sau:

Một là, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong văn hóa của mỗi quốc gia Mỗi món ăn truyền thống đều mang trong mình câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương Bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tránh nguy cơ mai một trước sự du nhập của các nền văn hóa khác.

Hai là, góp phần phát triển du lịch Ẩm thực là một trong những yếu tố thu hút du khách quan trọng Du khách đến Việt Nam không chỉ muốn tham quan các danh lam thắng cảnh mà còn muốn thưởng thức những món ăn ngon của địa phương Phát triển ẩm thực truyền thống góp phần thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Ba là, khuyến khích sản xuất trong nước Nhiều món ăn truyền thống Việt Nam sử dụng các nguyên liệu địa phương Phát triển ẩm thực truyền thống góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm cho người dân và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Bốn là, nâng cao vị thế quốc gia Ẩm thực Việt Nam đã được thế giới công nhận là một trong những nền ẩm thực ngon và độc đáo nhất Bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Năm là, giữ gìn sức khỏe cộng đồng Nhiều món ăn truyền thống Việt Nam được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe Sử dụng các món ăn truyền thống góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống các bệnh tật.

Sáu là, giáo dục thế hệ trẻ Bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam giúp giáo dục thế hệ trẻ về giá trị văn hóa dân tộc, hun đúc lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Bảy là, thúc đẩy giao lưu văn hóa Ẩm thực là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Quảng bá ẩm thực Việt Nam giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau.

Có thể thấy, bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam là một trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng Cần có sự chung tay góp sức của cả xã hội để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo của dân tộc Việt Nam Ngoài ra, việc đẩy mạnh bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Việt Nam cũng góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia văn minh, hiện đại và thân thiện với du khách quốc tế.

Những yếu tố tác động động tới việc bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống Hà Nội

Sự biến đổi của xã hội: Quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế khiến cho lối sống của người dân Hà Nội có nhiều thay đổi Việc bận rộn với công việc, học tập khiến nhiều người không có thời gian để nấu nướng những món ăn truyền thống Đúng vậy, quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của người dân Hà Nội, đặc biệt là trong khía cạnh ẩm thực Do nhịp sống hối hả, nhiều người không có thời gian để tự tay chuẩn bị những món ăn truyền thống cầu kỳ, tốn nhiều thời gian Thay vào đó, họ thường lựa chọn những giải pháp nhanh gọn, tiện lợi hơn như ăn ngoài, đặt đồ ăn online hoặc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn Đồng thời, do sự bận rộn, nhiều người dân Hà Nội dần thay thế các nguyên liệu truyền thống bằng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh hoặc nhập khẩu Điều này dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị văn hóa ẩm thực lâu đời, mất dần thói quen sử dụng nguyên liệu truyền thống Bên cạnh đó, việc giao lưu văn hóa ngày càng rộng mở khiến cho người dân tiếp xúc nhiều hơn với các nền ẩm thực khác nhau Một số người ưa chuộng các món ăn hiện đại, mới lạ và dần lãng quên những món ăn truyền thống của quê hương.

Sự thay đổi khẩu vị: Giới trẻ ngày nay có xu hướng ưa thích những món ăn hiện đại, tiện lợi hơn so với các món ăn truyền thống Cuộc sống bận rộn với học tập, công việc khiến giới trẻ không có nhiều thời gian để nấu nướng những món ăn truyền thống cầu kỳ, tốn nhiều thời gian.

Mà thị trường ẩm thực hiện nay lại vô cùng phong phú với nhiều món ăn từ các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhu cầu khám phá và trải nghiệm của giới trẻ vừa tiện lợi mà giá cả lại phù hợp.

Các món ăn hiện đại thường được chế biến sẵn, dễ dàng mua sắm và bảo quản cũng như có giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của sinh viên và người đi làm trẻ tuổi Đặc biệt là sự ảnh hưởng từ mạng xã hội Mạng xã hội là kênh thông tin và giải trí chính của giới trẻ, nơi họ thường xuyên bắt gặp hình ảnh những món ăn mới lạ, hấp dẫn, thu hút sự tò mò và khơi gợi mong muốn thử nghiệm. Đồng thời, số lượng đầu bếp có khả năng nấu các món ăn truyền thống Hà Nội đang ngày càng giảm sút Quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế với nhịp sống hối hả, bận rộn khiến nhiều người không còn mặn mà với việc học nấu các món ăn truyền thống Họ lựa chọn theo đuổi những ngành nghề khác được cho là “hiện đại” và “hái ra tiền” hơn So với các ngành nghề khác, thu nhập của đầu bếp nấu món ăn truyền thống thường thấp hơn, không đủ để trang trải cuộc sống và nuôi dưỡng đam mê Trong khi đó, điều kiện làm việc rất vất vả Công việc của đầu bếp thường xuyên phải đối mặt với áp lực cao, cường độ làm việc lớn và môi trường làm việc nóng bức, ồn ào Vì hạn chế trong nguồn nhân lực cho nên nghệ thuật chế biến ẩm thực của các nhà hàng khách sạn chưa đặc sắc, chưa giới thiệu được đầy đủ các món ăn, đặc sản đến với du khách trong và ngoài nước Nghệ thuật chế biến ẩm thực là một loại hình văn hoá độc đáo mà các nhà hàng khách sạn Việt hay Hà Nội vẫn chưa đem đến cung cấp cho khách hàng một cách trọn vẹn để khách hàng thấy được ý nghĩa của từng món ăn, cách chế biến khoa học, nghệ thuật như thế nào nhằm thu hút thực khách Các công ty lữ hành, các tour du lịch, chưa coi trọng giá trị ẩm thực nên thường sắp xếp thời gian bữa ăn trưa, ăn tối rất nhanh đã không để cho du khách có thời gian tận hưởng cũng như trải nghiệm các món ăn Các nhà hàng, quán ăn, khách sạn chú trọng đến việc phát triển hình thức phục vụ là các loại hình buffet sáng, trưa, tối, nên du khách thường không được thưởng thức, trải nghiệm được một cách trọn vẹn từng món ăn đặc sắc của Hà Nội.

Về phong cách và thái độ phục vụ Hiện nay, quán ăn, khách sạn, nhà hàng rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của loại hình du lịch ẩm thực chưa được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn về phong cách cũng như thái độ phục vụ khách hang Thái độ và phong cách ứng xử phục vụ của nhân viên còn nhiều thiếu sót, chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn Đội ngũ đầu bếp đã được đào tạo về nghệ thuật chế biến món ăn, thức uống, tuy nhiên chỉ tập trung vào nấu ăn, chưa thể hiện khả năng và đem từng món ăn đó để trình bày cho thực khách hiểu rõ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của món ăn, điều này làm cho giảm đi sức hút về ẩm thực khi khách có nhu cầu hiểu biết sâu hơn về các món ăn nổi tiếng được nhà hàng chế biến

Sự cạnh tranh của các nền ẩm thực khác Ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền ẩm thực khác trên thế giới. Ẩm thực thế giới vô cùng phong phú và đa dạng với vô số món ăn độc đáo, hấp dẫn từ các nền văn hóa khác nhau Hiện nay, người dân lại còn có thể thưởng thức các món ăn từ khắp nơi trên thế giới mà không cần phải di chuyển đến tận nơi Điều này cũng tạo ra thách thức cho ẩm thực

Hà Nội trong việc giữ chân thực khách Các nền ẩm thực khác, họ cũng không ngừng sáng tạo và đổi mới để thu hút thực khách Đồng thời, với chiến lược marketing và quảng bá hiệu quả đã thu hút sự chú ý của không ít thực khách Điều này đòi hỏi ẩm thực Hà Nội cũng cần phải không ngừng sáng tạo và đổi mới, có những chiến lược marketing và quảng bá phù hợp để cạnh tranh với các nền ẩm thực khác đáp ứng nhu cầu của thực khách và bắt kịp xu hướng của thời đại.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, dẫn đến việc giảm sút lượng du khách đến Hà Nội, từ đó ảnh hưởng đến việc quảng bá ẩm thực Hà Nội.

Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá ẩm thực Hà Nội đến du khách quốc tế Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến cho hoạt động du lịch bị đình trệ, hạn chế cơ hội giới thiệu ẩm thực Hà Nội đến du khách Đồng thời, việc các nhà hàng, quán ăn buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của dịch bệnh Điều này khiến cho việc quảng bá ẩm thực Hà Nội gặp nhiều khó khăn Việc quảng bá ẩm thực online tuy có hiệu quả nhất định nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc quảng bá trực tiếp Đặc biệt, dịch bệnh khiến cho du khách e dè, hạn chế đi lại và tụ tập đông người Do đó, họ cũng hạn chế việc khám phá và thưởng thức ẩm thực địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động quảng bá.

Thiếu sự hỗ trợ của chính sách Hiện nay, chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống Hà Nội Vì thế, Các hoạt động quảng bá về du lịch ẩm thực chưa có sự đầu tư đúng nghĩa với sự phát triển đa dạng và phong phú của ẩm thực Việt.

Hoạt động xúc tiến quảng bá chỉ mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chưa có chiến lược lâu dài.

Vì vậy, du lịch ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực truyền thống Hà Nội nói riêng chưa có điểm nhấn và chưa trở thành loại hình du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn để thu hút du khách trong và ngoài nước một cách đúng nghĩa Ẩm thực Hà Nội đặc sắc và đa dạng nhưng việc quảng bá đến quốc tế vẫn chậm so với các nước trong khu vực.

Ngoài phở và bánh mì, ẩm thực Hà Nội còn rất nhiều món để du khách trong và ngoài nước khám phá ở từng vùng khác nhau Dù Việt Nam có vô vàn các món ngon đường phố, chẳng thu kém gì Thái Lan, Trung Quốc nhưng đa phần chưa để lại được ấn tượng sâu sắc cho du khách Điều đó bắt nguồn từ cách phục vụ, giới thiệu ý nghĩa món ăn và văn hoá địa phương chưa được chú trọng Các chương trình quảng bá ẩm thực địa phương nhỏ lẻ, phạm vị bó hẹp, chưa thật sự tạo được thương hiệu và hình ảnh cho khách du lịch Nhiều nơi dù có đặc sản hấp dẫn nhưng chưa thể tiếp cận được với lượng du khách lớn, đặc biệt là khách quốc tế.

Các khu ẩm thực gắn liền với chợ truyền thống được xây dựng từ lâu với các nguyên liệu tự nhiên thô sơ, theo thời gian nên xuống cấp, gây khó khăn cho việc chế biến, bảo quản thực phẩm cũng như quá trình trải nghiệm ẩm thực của du khách Ngoài ra, ẩm thực truyền thống Hà Nội còn gắn với ẩm thực đường phố nên việc đầu tư còn chưa tập trung, còn rải rác, tự phát.

Trong khi đó, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là trở ngại rất lớn khi cơ sở hạ tầng cho khu vực ẩm thực còn khiêm tốn khiến ẩm thực Hà Nội chưa thể đạt đến sự hoàn hảo, dẫn đến các hoạt động ăn uống xuất hiện tràn lan khắp nơi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo Môi trường không khí, kênh rạch đang bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Ở nhiều nơi, các quán bán hàng ăn thức uống không có đăng ký kinh doanh, không đảm bảo an toàn vệ sinh Các yếu tố đầu vào ở một số quán ăn cũng không rõ ràng nguồn gốc, lấy hàng ở những nơi trôi nổi ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn

Một số giải pháp nhằm bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống Hà Nội

3.3.1 Bảo tồn bản sắc văn hoá ẩm thực truyền thống Hà Nội Ẩm thực là một khía cạnh tất yếu bản sắc văn hoá, đại hiện cho lịch sử, giá trị và tập quán xã hội trong cộng đồng

- Bảo vệ tri thức và kỹ thuật truyền thống Không chỉ công nhận truyền thống ẩm thực mà còn tập trung vào việc bảo tồn kiến thức và kỹ thuật truyền thống liên quan đến ngành chế biến thực phẩm Cách triển khai bao gồm các phương pháp trồng trọt, thu hoạch, nấu ăn và chế biến thực phẩ Bằng cách ghi lại và quảng bá những kỹ thuật này, sẽ đảm bảo tính liên tục cũng như bền vững trong các hệ thống thực phẩm truyền thống việc bảo tồn cũng góp phần vào nâng cao khả năng phục hồi trong cộng đồng, giúp duy trì sự cân bằng giữa di sản văn hoá và sự bền vững của môi trường.

Với bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì ẩm thực có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên văn hoá dân tộc nó thể hiện trình độ văn hoá của dân tộc qua phép tắc, cách xử sự trong ăn uống… văn hoá ẩm thực là nét đẹp cả về vật chất lẫn linh thần của đất nước, của cụm đất nước lớn hơn nữa là của những quốc gia ở châu lục

Nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội đều rất đỗi ngạc nhiên và hững thú bởi nét văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú Nó được tạo nên bởi vùng miền, bởi nguyên liệu chế biến. và còn một khía cạnh khác là con người tạo ra chúng cũng khác nhau Những thức uống, món ăn mang đặc trưng riêng biệt nhưng lại hoà chung vào miền di sản văn hoá ẩm thực Việt Nam

Cách chọn nguyên liệu, chế biến ẩm thực như thế nào đó là bí quyết, nó là công thức và nó thể hiện văn hoá của mỗi con người trong cái chung mang tính vùng miền cùng với nó là cách thưởng thức, đó là sự thể hiện mức độ văn hoá cao hơn con người sự từ tốn, lịch sự, sự cảm nhận được trong chiều sâu của những món ăn cũng là sự thấu hiểu được văn hoá trong ẩm thực.

Những món ăn đó chất chứa thông điệp đối với người thưởng thức, nó truyền tải những tình cảm của người tạo ra món ăn đến người thân, bạn bè và du khách

- Thúc đẩy sự đa dạng văn hoá Thực phẩm là công cụ mạnh mẽ thúc đẩy sự đa dạng văn hoá, đối thoại và khuyến nghị sự hiểu biết lẫn nhau Công nhận vai trò của thực phẩm trong việc thúc đẩy sự gắn kết xã hội và đối thoại liên văn hoá gắn kết mọi người với nhau, vượt qua ranh giới và sự tôn trọng đối với mọi người lẫn nhau Bằng cách công nhận và bảo vệ truyền thống ẩm thực, ghi lại kiến thức và kỹ thuật truyền thống, thúc đẩy sự đa dạng văn hoá, giới thiệu các thực hành ẩm thực mẫu mực và tạo điều kiện xây dựng năng lực đảm bảo rằng di sản ẩm thực truyền thống tiếp tục phát triển

Bảo tồn ẩm thực truyền thống không chỉ bảo vệ bản sắc văn hoá mà còn thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của nền văn hoá nhân loại Thông qua những nỗ lực này, đã góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng nêu bật mối liên kết quan trọng giữa lương thực, văn hoá và hạnh phúc nhân loại

So với kiến trúc, với văn hoá phi vật thể… thì văn hoá ẩm thực chiếm vị thế rất lớn trong việc tạo nên hồn cốt dân tộc rất nhiều quốc gia phương đông dùng cơm là thức ăn chính trong mỗi bữa ăn, dùng đũa để lấy thức ăn và nó tạo nên đặc trưng trong bữa ăn, cách ăn của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, đó chính là văn hoá

Văn hoá ẩm thực là di sản nghìn đời, nó tạo nên những không gian văn hoá vô cùng thú vị ẩm thực chính là nơi thể hiện văn hoá và tham gia đóng góp vào đời sống văn hoá từ xưa đến nay một cách rõ nét nhất, nó thể hiện cung cách, sự xử sự với mình và mọi người Ở đâu cũng có cái ăn, nó bộc lộ cách nghĩ, cách làm, nết người, long nhân ái… và cả những giá trị đạo đức cũng xoay quanh văn hoá ẩm thực sự nhường cơm sẻ áo của dân tộc Việt Nam hàng nghìn đời nay là truyền thống quý báu của cả dân tộc khiến bạn bè năm châu biết đến “kính trên nhường dưới” là cách xử sự, trong đó có ăn uống là sự biểu hiện giá trị đạo đức, phẩm chất quý của người Việt Nam “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là văn hoá của người Việt trong di sản văn hoá ẩm thực

3.3.2 Truyền thông, quảng bá, giáo dục về món ăn truyền thống Hà Nội

- Truyền thông quảng bá về những giá trị đặt nền tảng cho sự phát triển của Hà NộiNó thể hiện định hướng tầm nhìn dài hại cho tương lai, xoay quanh tư tưởng, niềm tin và lối sống của con người, mang hệ giá trị bền vững của thủ đô

- Truyền thông quảng bá về các yếu tố trải nghiệm Những giá trị tạo sự kết nối về cảm xúc, cuộc sống tinh thần phong phú và riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng, là sợi dây liên kết vô hình giữa những người dân sống trong một đất nước, giữa các địa phương với nhau và thu hút người dân nước ngoài đến khám phá và trải nghiệm

- Quảng bá văn hoá ẩm thực Rất nhiều nơi ở đất nước ta đã tạo dựng được long tin yêu của bạn bè, du khách quốc tế. ngoài sự cởi mở, thân thiện, chân thành… của người Việt Nam thì văn hoá ẩm thực ngày nay có vai trò không nhỏ trong việc giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra bạn bè thế giới Văn hoá ẩm thực là cầu nối vô cùng quan trọng giữa con người Việt Nam với con người và văn hoá thời đại Trong dòng chảy của di sản văn hoá Việt Nam, văn hoá ẩm thực là mạch nguồn không bao giờ cạn

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với những biến cố thăng trầm, văn hoá ẩm thực Hà Nội vẫn giữ được những giá trị vốn có của nó, được di dưỡng, bồi đắp và làm mới để phù hợp thời đại trong dòng chảy di sản hàng nghìn năm đó, có những món ăn, thức uống vẫn vẹn nguyên như xưa Đó là sự lưu giữ nét độc đáo của ẩm thực, của các mang giá trị vượt thời gian

Nhiều địa phương, quốc gia… đã biết giữ gìn những giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống, kích thích nó phát triển và làm đón bẩy để kích cầu du lịch phát triển, giáo dục, giới thiệu, quảng bá băn hoá dân tộc Đó là việc làm hay, có ích và mang lại ý nghĩa thiết thực trên nhiều phương diện

KẾT LUẬN

Lâu nay, ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu và điểm nhấn ấn tượng để thu hút khách du lịch, góp phần phát triển đất nước

Với khách du lịch, ăn uống không chỉ để thoả mãn nhu cầu thiết yếu, mà còn được xem là nghệ thuật Ẩm thực là một nghệ thuật đặc biệt Nghệ thuật nấu ăn và cách ăn uống của người Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới Không phải ngẫu nhiên bạn bè năm châu khen món ăn Việt Nam ngon, nhiều nhà hang của người Việt Nam mở ra ở các nước đã thu hút đông đảo thực khách bản xứ Tại các festival quảng bá văn hoá Việt Nam ở nước ngoài, gian hàng ẩm thực Việt Nam luôn là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn nhất.

Văn hoá ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời du lịch Văn hoá ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương Đối với du lịch, dịch vụ ăn uống là yếu tố cấu thành, có vai trò quan trọng để làm nên thành công, tạo sức hấp dẫn và là yếu tố để quảng bá điểm đến, đôi khi còn là động cơ món ăn ngon, thực phẩm an toàn, vệ sinh, thú vui của người thưởng thức và hứng khởi của người chế biến Các hoạt động thi nấu ăn những món ngon truyền thống, pha chế đồ uống độc đáo, hay tìm ra những món ngon vật lạ, dâng vật lễ, là cách để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương nói chung và Hà Nội nói riêng. Để khai bảo tồn và quảng bá cho ẩm thực Hà Nội, sẽ không chỉ khuôn bó trong vấn đề món ăn, thức uống, nhà hàng, hội chợ mà cần lưu ý cả nguồn gốc ẩm thực, việc sản xuất ẩm thực; các khía cạnh về lịch sử, nghi lễ, ứng xử liên quan đến ẩm thực Cần tập trung nâng cao thương hiệu ẩm thực Hà Nội qua việc xác định, đầu tư cho những món ăn, đồ uống có giá trị, nổi tiếng, có giá trị; xây dựng thương hiệu cho đặc sản Hà Nội. Ẩm thực Hà Nội luôn là một phần trong sự phát triển của dân tộc, do vậy Ẩm thực HàNội rất phong phú và độc đáo Nét độc đáo của nó là sự tinh tế, thanh đạm và hài hòa của các loại gia vị Các món ăn của người Hà Nội xưa được xây dựng trên nền tảng thực phẩm giản dị,bình dân nhưng rất phong phú Và đó cũng là lý do để các món ăn Hà Nội tồn tại lâu dài, phát triển manh mẽ và lan tỏa rộng rãi trên thế giới Giáo sư Philip Kotler - một chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới đã gợi ý: Hãy đưa Việt Nam trở thành “bếp ăn của thế giới” thì Hà Nội cũng mong muốn được trở thành một phần nhỏ trong đó để đưa Việt Nam vươn xa hơn trong cộng đồng quốc tế.

Ngày đăng: 01/07/2024, 11:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cấu trúc thang đánh giá nhận thức của mọi người về món ăn truyền thống và hiện trạng bảo tồn, quảng bá món ăn truyền thống - tên công trình bảo tồn và quảng bá món ăn truyền thống hà nội
Bảng 1. Cấu trúc thang đánh giá nhận thức của mọi người về món ăn truyền thống và hiện trạng bảo tồn, quảng bá món ăn truyền thống (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w