MỤC LỤC
Một là, mỗi món ăn truyền thống là một phần của lịch sử, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của nền văn hóa Hà Nội. Chúng không chỉ đơn thuần là những món ăn mà còn mang theo câu chuyện về nguồn gốc, cách chế biến và vai trò trong các dịp lễ hội. Khi người dân trong và ngoài nước nhắc đến phở hay chả cá Lã Vọng, họ nghĩ ngay đến sự tinh tế của ẩm thực Hà Nội.
Bốn là, các món ăn truyền thống đòi hỏi kỹ năng chế biến tỉ mỉ, với những công thức đã được truyền qua nhiều thế hệ. Quá trình này thể hiện sự khéo léo, tinh tế và sáng tạo của người Việt trong việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Những món ăn truyền thống Hà Nội như phở, bún chả, bánh cuốn thu hút du khách quốc tế và thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa các quốc gia.
Du lịch ẩm thực tạo cơ hội để quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường giao lưu và mở rộng giá trị văn hóa. Sáu là, dù cuộc sống hiện đại mang đến sự thay đổi nhanh chóng, nhưng việc duy trì và thưởng thức các món ăn truyền thống giúp người ta nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn của mình. Với những vai trò trên, các món ăn truyền thống Hà Nội không chỉ là di sản ẩm thực mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần duy trì tinh hoa văn hóa dân tộc.
Kết quả này khá dễ giải thích và phù hợp với thực tế vì thủ đô Hà Nội chẳng những hội tụ tinh hoa văn hoá mà còn là mảnh đất vàng son của ẩm thực. Với người Việt Nam, hương vị của những món ăn truyền thống như sợi dây kết nối nguồn cội, lưu giữ ký ức về văn hoá gia đình chẳng thể thay thế. Vốn là di sản được hình thành trong dòng chảy nghìn năm văn hiến, ẩm thực không đơn thuần là món ăn hay thức uống mà bao hàm cả văn hoá tinh thần, câu chuyện lịch sử của con người, vùng đất.
Sự quan tâm của mọi người đến các món ăn truyền thống Việt Nam Để kể câu chuyện ẩm thực Việt, chẳng cần dày công vẽ vời những thứ mỹ thực cao sang. Từ bữa cơm nhà truyền thống, người ta thấy gợi lên cả tâm hồn người Việt, bao thế hệ tiếp nối nhau giữ gìn nét đẹp văn hoá và tình yêu thương con người. Những món ăn truyền thống trong mâm cơm gia đình Việt mặc dù không quá cầu kỳ nhưng lại là minh chứng điển hình cho nét ẩm thực độc đáo của người Việt.
Đi từ các món ăn bình dị, truyền thống, chẳng cầu kỳ về hình thức những vẫn đậm vị thơm ngon, ẩm thực Việt Nam khởi sự từ bữa cơm quá đỗi giản dị. Qua biểu đồ 2, ta có thể thấy được rằng: Hầu hết mọi người thường ăn những món ăn truyền thống ít nhất 1-2 lần/tuần và nhiều nhất là hơn 7 lần/tuần. Cụ thể, gần 50% số người được khảo sát thỉnh thoảng nấu những món ăn này, sau đó là 22% số người được khảo sát ít khi nấu những món ăn truyền thống cho người thân.
Vì hạn chế trong nguồn nhân lực cho nên nghệ thuật chế biến ẩm thực của các nhà hàng khách sạn chưa đặc sắc, chưa giới thiệu được đầy đủ các món ăn, đặc sản đến với du khách trong và ngoài nước. Nghệ thuật chế biến ẩm thực là một loại hình văn hoá độc đáo mà các nhà hàng khách sạn Việt hay Hà Nội vẫn chưa đem đến cung cấp cho khách hàng một cách trọn vẹn để khách hàng thấy được ý nghĩa của từng món ăn, cách chế biến khoa học, nghệ thuật như thế nào nhằm thu hút thực khách. Các công ty lữ hành, các tour du lịch, chưa coi trọng giá trị ẩm thực nên thường sắp xếp thời gian bữa ăn trưa, ăn tối rất nhanh đã không để cho du khách có thời gian tận hưởng cũng như trải nghiệm các món ăn.
Các nhà hàng, quán ăn, khách sạn chú trọng đến việc phát triển hình thức phục vụ là các loại hình buffet sáng, trưa, tối, nên du khách thường không được thưởng thức, trải nghiệm được một cách trọn vẹn từng món ăn đặc sắc của Hà Nội. Hiện nay, quán ăn, khách sạn, nhà hàng rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của loại hình du lịch ẩm thực chưa được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn về phong cách cũng như thái độ phục vụ khách hang. Đội ngũ đầu bếp đã được đào tạo về nghệ thuật chế biến món ăn, thức uống, tuy nhiên chỉ tập trung vào nấu ăn, chưa thể hiện khả năng và đem từng món ăn đú để trỡnh bày cho thực khỏch hiểu rừ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của mún ăn, điều này làm cho giảm đi sức hút về ẩm thực khi khách có nhu cầu hiểu biết sâu hơn về các món ăn nổi tiếng được nhà hàng chế biến.
Điều này đòi hỏi ẩm thực Hà Nội cũng cần phải không ngừng sáng tạo và đổi mới, có những chiến lược marketing và quảng bá phù hợp để cạnh tranh với các nền ẩm thực khác đáp ứng nhu cầu của thực khách và bắt kịp xu hướng của thời đại. Vì vậy, du lịch ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực truyền thống Hà Nội nói riêng chưa có điểm nhấn và chưa trở thành loại hình du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn để thu hút du khách trong và ngoài nước một cách đúng nghĩa. Trong khi đó, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là trở ngại rất lớn khi cơ sở hạ tầng cho khu vực ẩm thực còn khiêm tốn khiến ẩm thực Hà Nội chưa thể đạt đến sự hoàn hảo, dẫn đến các hoạt động ăn uống xuất hiện tràn lan khắp nơi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo.
Bằng cách công nhận và bảo vệ truyền thống ẩm thực, ghi lại kiến thức và kỹ thuật truyền thống, thúc đẩy sự đa dạng văn hoá, giới thiệu các thực hành ẩm thực mẫu mực và tạo điều kiện xây dựng năng lực đảm bảo rằng di sản ẩm thực truyền thống tiếp tục phát triển. Những giá trị tạo sự kết nối về cảm xúc, cuộc sống tinh thần phong phú và riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng, là sợi dây liên kết vô hình giữa những người dân sống trong một đất nước, giữa các địa phương với nhau và thu hút người dân nước ngoài đến khám phá và trải nghiệm. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong ẩm thực của Hà Nội là trách nhiệm không chỉ riêng của Hà Nội mà là của toàn xã hội, nhất là các cấp chính quyền, đoàn thể thể địa phương đặc biệt là ngành văn hoá.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tới người dõn, cỏc cấp chớnh quyền và đoàn thể để mọi người đều nhận thức rừ vai trũ, trỏch nhiệm của cá nhân và tổ chức của mình trong công tác giữ gìn ẩm thực truyền thống của dân tộc. Từ đó, tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để giữ những giá trị tích cực và đặc sắc trong ăn uống của người dân, công việc này cần triển khai ở cả hai dạng tĩnh (băng hình, bang tiếng, sách báo) và động (sinh hoạt của gia đình hang ngày và của người dân trong các dịp lễ hội). Chuyên gia Vũ Thế Thành mong muốn sự sáng tạo trong chế biến sẽ giữ lại được những giá trị đặc trưng nhất và quan trọng hơn là phải biết nguyên tắc biến đổi của các chất có trong thực phẩm, để món ăn thật an toàn mà không làm mất giá trị truyền thống.
- Cần tăng cường hơn nữa các thể chế, chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất - kinh doanh đặc sản địa phương; thành lập và nâng cao năng lực cho tổ chức tập thể các nhà sản xuất – kinh doanh để họ chủ động triển khai việc thiết lập và vận hành hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm một cách chuyên nghiệp, bài bản. - Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế; tham gia là thành viên của các tổ chức, mạng lưới quốc tế để xây dựng và tổ chức triển khai các chiến dịch quảng bá đặc sản địa phương ở quy mô quốc gia, từ đó tham gia vào các sự kiện quốc tế về quảng bá ẩm thực truyền thống. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề sau: cần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá các món ăn truyền thống, nuốn được như vậy thì trước hết phải bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm để dùng nguồn nước tự nhiên trong mát cho ăn uống và các nguồn lợi thuỷ sản có thể sinh sôi.