1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tòa án nhân dân ở thành phố hồ chí minh

97 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp về vi phạm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi của bên vay cho tổ chức tín dụng .... Để tránh trùng lặp với nhữn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ CHÍ MINH

LÊ ĐÌNH HƯNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ CHÍ MINH

LÊ ĐÌNH HƯNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế

Mã số chuyên ngành: 83801072021

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Tấn Đạt

Tp Hồ Chí Minh, Năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

TPHCM, ngày 20 tháng 12 năm 2022

Học viên thực hiện

LÊ ĐÌNH HƯNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn thầy đã hướng dẫn học viên là TS Huỳnh Tấn Đạt, thầy đã tận tình hướng dẫn học viên trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Khoa Luật và Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho học viên trong thời gian học tập

Xin cảm ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Đạt đã đọc luận văn và cho học viên những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót của học viên trong bản thảo luận văn

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận văn của học viên được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

LÊ ĐÌNH HƯNG

Trang 5

TÓM TẮT

Thông qua quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm trong thực tế, cũng như sự nghiên cứu có đầu tư, Luận văn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng doanh nghiệp tại Tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh” là tóm tắt những kết quả mà tác giả đã nghiên cứu được trong thời gian vừa qua

Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng là đề tài nghiên cứu khá phổ biến hiện nay của các nhà nghiên cứu luật học, nghiên cứu sinh, bởi tính cấp thiết của nó trên thực tế và sự cần thiết xây dựng một hành lang pháp lý ổn định và có tính ưng dụng cao

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng của Tòa án Hiện nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế thị trường, thì mâu thuẫn trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phức tạp Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài cũng như đưa ra được những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật sẽ tạo tiền đề trong việc bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân

Tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, các tranh chấp về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp diễn ra với số lượng vụ việc nhiều, tính chất ngày càng phức tạp Chính vì vậy, thông qua luận văn này, tác giả sẽ chỉ rõ được thực trạng tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp trên thực tế, đồng thời phân tích được các quy định áp dụng của pháp luật, những bất cập cũng như đưa ra các giải pháp hy vọng có thể áp dụng vào thực tiễn cách có hiệu quả hơn Những giải pháp này sẽ thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp kịp thời, giúp bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp cho các bên

Trang 6

ABSTRACT

Through the process of learning and accumulating practical experience, as well as invested research, the thesis “Practice of settling credit contract disputes of enterprises at the Court in Ho Chi Minh City” is a summary of the results that the author has researched in the past time

The law on dispute settlement of credit contracts is a fairly popular research topic today among jurisprudence researchers and graduate students, because of its urgency in practice and the need to develop a legal practice The legal framework is stable and highly applicable

Dispute settlement of credit contracts plays a very important role in judicial activities in general and the process of settling cases in particular of the Court Currently, along with the development of society and the market economy, conflicts in this field are becoming more and more complicated Therefore, studying the topic as well as coming up with specific solutions to improve the law will create a premise in protecting the interests of organizations and individuals in society, maintaining security social order and contribute to raising the people's legal consciousness

At the People's Court of Ho Chi Minh City in recent years, disputes over bank credit contracts have taken place with a large number of cases and increasingly complex nature Therefore, through this thesis, the author will point out the actual situation of banking credit contract disputes in practice, and at the same time analyze the applicable provisions of the law, the shortcomings as well as the come up with solutions that can hopefully be put into practice more effectively These solutions will promote the timely settlement of disputes, helping to protect the rights and legitimate interests of the parties

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Cơ sở lý luận 4

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Câu hỏi nghiên cứu 5

7 Ý nghĩa lý luận và những đóng góp mới của đề tài 6

8 Kết cấu của đề tài 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 7

1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 7

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 8

1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng 10

1.2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 10

1.2.2 Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 11

1.3 Nguyên nhân và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 17

1.3.1 Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 17

1.3.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 22

1.4 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân 29

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 32

2.1 Thực tiễn quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 32

2.1.1 Tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại

Trang 8

Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh 32

2.1.2 Những bất cập, vướng mắc khi xảy ra tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh 34

2.1.2.1 Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp về vi phạm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi của bên vay cho ngân hàng 34 2.1.2.2 Áp dụng pháp luật trong tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp về các loại lãi suất, phí, tiền phạt 39

2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân 54

2.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân 54

2.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật để hạn chế tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp 57

2.2.2.1 Pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp về vi phạm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi của bên vay cho tổ chức tín dụng 57

2.2.2.2 Pháp luật áp dụng trong tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp về các loại lãi suất, phí, tiền phạt 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tình hình hiện nay, với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước, tín dụng được sử dụng như một đòn bẩy, một động lực to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân Có thể nói, quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay mượn vốn phát sinh giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân Hình thức pháp lý của quan hệ này chính là hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp Trong những năm qua, khuôn khổ pháp lý trong tổ chức và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng đã ngày càng hoàn thiện, về cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động ngân hàng Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng, thì tranh chấp xảy ra cũng ngày càng nhiều, trong đó nổi bật là tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng

Hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là thực chất là dạng hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ Trong số các tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết Sự gia tăng này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói chung và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau như: “Tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng” của Tiến sỹ Phan Chí Hiếu (2005), Trường Đại học Luật Hà Nội; “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng” của Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Chi (2010), Trường Đại học Luật Hà Nội; “Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam” của Thạc sỹ Trần Thị Thủy Trang (2014), Trường Đại học quốc gia Hà Nội; “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hòa giải - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của

Trang 12

Thạc sỹ Nguyễn Hoài Sơn (2004), Trường Đại học Luật Hà Nội Các công trình nghiên cứu trên đề cập các khía cạnh khác nhau của hợp đồng tín dụng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Phần lớn các công trình này đề cập đến các tranh chấp hợp đồng tín dụng và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng Để tránh trùng lặp với những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố, nội dung của Luận văn này hướng tới việc phân tích cụ thể đối với những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tín dụng, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, phân tích những vấn đề mà trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật nội dung Luận văn lấy thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để nghiên cứu một cách cụ thể Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật, các viện nghiên cứu và các cơ quan thực tiễn như Tòa án; Viện kiểm sát; Thi hành án…

Tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng doanh nghiệp tại Tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ Mục đích thực hiện luận văn nhằm phần nào đưa ra những vướng mắc cụ thể trong thực tiễn và quy chiếu về quy định pháp luật có những bất cập Từ đó, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói chung và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng nói riêng như:

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng “Тhủ tụс giải quyết trаnh сhấр hợр đồng tín

ԁụng quа thựс ti n xét xử tại Тòа рhúс thẩт Tòa án nhân ԁân tối саo tại Нà Nội,

Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội năm 2013;

Tác giả Hoàng Văn Bích “Giải quyết trаnh сhấр hợр đồng thế сhấр tài ѕản

quа thựс ti n xét xử tại Vĩnh Phúсˮ Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã

hội, Năm 2014;

Tác giả Hồ Thị Khuyên “Тhựс ti n giải quyết trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụng

tại Tòa án nhân ԁân thành рhố Нà Nội” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại

Trang 13

học Quốc gia Hà Nội, năm 2016

Một số bài báo khoa học như:“ Мột ѕố vấn đề рháр lý về hợр đồng tín ԁụng

và thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế về trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụngˮ, của Th.s

Nguyễn Quỳnh Chi đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 3/2005; “Мột ѕố vấn đề lý luận

và thựс ti n về рháр luật hợр đồng ở Việt Nат hiện nаyˮ của PGS.TS Nguyễn Như

Phát, TS Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2010;

“Тrаnh сhấр hợр đồng và сáс рhương thứс giải quyết trаnh сhấр hợр đồngˮ của

TS Phan Chí Hiếu đăng trên tạp chí Luật học, số 2/2008;

Một số Sách chuyên khảo như: “Cáс biện рháр bảo đảт tiền vаy bằng tài

ѕản сủа сáс tổ сhứс tín ԁụng” do TS Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên, Nhà Xuất bản

Tư pháp 2006, Cuốn sách “Нoàn thiện рháр luật về hoạt động сủа Ngân hàng

Тhương тại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nат” của TS Ngô Quốc Kỳ, Nhà

Xuất bản Tư pháp, năm 2005

Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về hợp đồng tín dụng vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn

Với luận văn này, tôi mong muốn làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về hợp đồng tín dụng, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam hiện nay

3 Mục tiêu nghiên cứu

Ɖể đạt đượс тụс đíсh nghiên сứu đã nêu trên luận văn сần tìт hiểu сáс nội ԁung như ѕаu:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Thứ hai, phân tích các đặc điểm, các quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Trang 14

Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng cho vay tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại vướng mắc, khó khăn

Thứ tư, đưa ra phương hướng hạn chế khó khăn và nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu những quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra, luận văn cũng phân tích các vấn đề phát sinh từ thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bằng con đường Tòa án ở Việt Nam Qua đó, đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bằng con đường Tòa án ở Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạт vi nội ԁung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là luật nội dung được quy

định trong các văn bản pháp luật Việt Nam có quy định về vấn đề nghiên cứu như: Bộ luật dân sự (2005, 2015), Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật thương mại 2005, Luật các tổ chức tín dụng 2010… cùng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung, làm rõ các điều khoản có liên quan Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu các số liệu, báo cáo thống kê, tổng kết về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh

Phạт vi không giаn: Thành phố Hồ Chí Minh Phạт vi thời giаn: Từ năm 2017 đến năm 2022

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây

Trang 15

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích: Là phương pháp được sử dụng nhằm nghiên cứu các tài liệu, các quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp và tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam; phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được tác giả nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong luận văn như tổng hợp các bản án, quan điểm của các tác giả, các bài viết có liên quan đến luận văn; tổng hợp hạn chế, vướng mắc trong việc quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp so sánh: Phương pháp được tác giả sử dụng để so sánh, đánh giá giữa quy định của về hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng tín dụng trong các văn bản pháp luật có liên quan, giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới Từ đó, tác giả áp dụng để đề ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp

Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để tiến hành nghiên cứu các quy định pháp luật hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ đó rút ra những thay đổi, tiến bộ trong quá trình lập pháp

6 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp được thể hiện như thế nào trong pháp luật Việt Nam?

Câu hỏi 2: Các tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp diễn ra như thế nào ở Thành phố Hồ Chí Minh?

Câu hỏi 3: Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp có những bất cập và vướng mắt nào?

Câu hỏi 4: Tác giả đề xuất những giải pháp nào để khắc phục những bất cập, vướng mắc đã phân tích về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp?

Trang 16

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa khoa học:

Đề tài là công trình nghiên cứu toàn diện ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Đề tài đưa ra được những phân tích lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

7.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Thứ nhất, luận văn với những đóng góp của ý tưởng cá nhân tác giả, phần nào mong muốn góp phần hoàn thiện những quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Thứ hai, đánh giá được thực trạng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật, các viện nghiên cứu và các cơ quan thực tiễn như Tòa án; Viện kiểm sát; Thi hành án…

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật, các viện nghiên cứu và các cơ quan thực tiễn như Tòa án; Viện kiểm sát; Thi hành án…

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp và giải

quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 17

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: “Нợр đồng là ѕự thỏа thuận giữа сáс bên về

việс xáс lậр, thаy đổi hoặс сhấт ԁứt quyền, nghĩа vụ ԁân ѕựˮ Bản chất của hợp đồng

tín dụng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ

phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

Theo khoản 16 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: "Cho vаy là

hình thứс сấр tín ԁụng, theo đó bên сho vаy giаo hoặс сат kết giаo сho ԁoаnh nghiệр тột khoản tiền để ѕử ԁụng vào тụс đíсh xáс định trong тột thời giаn nhất định theo thỏа thuận với nguyên tắс сó hoàn trả сả gốс và lãi" Quan hệ cho vay của tổ chức tín

dụng nhằm chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ nhất định giữa tổ chức tín dụng và bên đi vay, theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay Đây là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản, đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 Để tham gia vào quan hệ này, các chủ thể phải ký kết với nhau một văn bản nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, mà văn bản này chính là hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là việc thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân vay vốn (bên vay), theo đó, tổ chức tín dụng cam kết cho bên vay vay khoản tiền với điều kiện hoàn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định

Hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là việc thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với doanh nghiệp (bên vay), theo đó, tổ chức tín dụng cam kết cho bên vay vay khoản tiền với điều kiện hoàn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định Như vậy, hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố sau: Hình thức là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với doanh nghiệp là doanh nghiệp (bên đi vay) Nội dung là bên cho vay đồng thuận để

Trang 18

bên vay được sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả gốc và lãi dựa trên một số điều kiện nhất định1

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Thứ nhất, hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là hợp đồng song vụ được thể hiện

dưới hình thức văn bản Theo quy định tại khoản 1 Điều 402 Bộ luật dân sự 2015: “1

Нợр đồng ѕong vụ là hợр đồng тà тỗi bên đều сó nghĩа vụ đối với nhаu.ˮ Tức là

hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thì quyền của bên cho vay sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên vay và ngược lại Hình thức của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bắt buộc bằng văn bản, để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên2 Khác với các giao dịch dân sự thông thường, các bên có thể xác lập giao dịch vay dưới bất kì hình thức nào (trừ một số giao dịch đặc thù phải đăng kí quyền sở hữu tài sản hoặc có yếu tố nước ngoài,…), thì trong lĩnh vực tín dụng, các giao dịch tín dụng bắt buộc phải lập thành văn bản, để thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng đó, tiến hành công tác quản trị, kiểm soát rủi ro theo từng điều khoản cam kết Ngoài ra, việc kí kết bằng văn bản sẽ tạo ra bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Đây cũng được xem là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lí giữa những người kí kết để cho người thứ ba biết rõ về việc kí kết đó mà có những phương cách xử sự hợp lí, an toàn trong trường hợp cần thiết Hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp có thể được thể hiện ở nhiều tên gọi khác nhau tuy nhiên đều được thể hiện dưới hình thức văn bản, và có thể được công chứng chứng thực tùy theo yêu cầu của các bên3 Hiện nay, đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, một số tổ chức tín dụng sử dụng hợp đồng

tín dụng dưới hình thức kí qua các phương tiện điện tử (chữ kí số, token, ) Theo quy

định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 Hình thức giao dịch dân sự “Giаo ԁịсh ԁân ѕự

thông quа рhương tiện điện tử ԁưới hình thứс thông điệр ԁữ liệu theo quy định сủа

рháр luật về giаo ԁịсh điện tử đượс сoi là giаo ԁịсh bằng văn bản” Như vậy dù dưới

hình thức văn bản giấy hay phương tiện điện tử thì đều có giá trị pháp lí như nhau

1

Võ Đình Toản (2017), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

Lương Khải Ân, Hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, lý luận và thực tiễn

3 Hồ Thị Khuyên (2016), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ, trường đại học quốc gia Hà Nội

Trang 19

Thứ hai, chủ thể trong hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bắt buộc là tổ chức tín dụng và doanh nghiệp Trong đó bên cho vay là tổ chức tín dụng Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, luật sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Тổ сhứс tín ԁụng là ԁoаnh nghiệр thựс hiện тột, тột ѕố hoặс tất сả сáс hoạt động ngân hàng Tổ сhứс tín ԁụng bаo gồт ngân hàng, tổ сhứс tín ԁụng рhi ngân hàng, tổ сhứс tài сhính vĩ тô và quỹ tín ԁụng nhân ԁân" Còn bên vay là doanh nghiệp được

thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh

nghiệp 2020 thì “Doаnh nghiệр là tổ сhứс сó tên riêng, сó tài ѕản, сó trụ ѕở giаo

ԁịсh, đượс thành lậр hoặс đăng ký thành lậр theo quy định сủа рháр luật nhằт тụс đíсh kinh ԁoаnhˮ Như vậy đây được xem là đặc điểm rõ ràng và cụ thể nhất của hợp

đồng tín dụng của doanh nghiệp so với các loại hợp đồng khác

Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp: là khoản tiền vay có thể bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật4

Khác với các loại hợp đồng khác, thì đối tượng hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp chỉ có thể là khoản tiền vay, không thay thế được Thông thường, trong các hợp đồng tín dụng thực tế tại các tổ chức tín dụng khi giao kết, đều quy định: Nếu đối tượng của hợp đồng là đồng Việt Nam, tức nhận nợ vay bằng đồng Việt Nam thì trả nợ gốc, lãi bằng đồng Việt Nam, còn trường hợp đối tượng là ngoại tệ, tức nhận vay bằng ngoại tệ thì trả nợ gốc, lãi bằng ngoại tệ5

nhưng phải phù hợp với các quy định về ngoại hối của Nhà nước

Thứ tư, ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng, hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các pháp luật về ngân hàng6 Đặc điểm này bị chi phối bởi tính chất đặc thù trong nghề nghiệp kinh doanh của các tổ chức tín dụng như tính rủi ro cao và sự ảnh hưởng mang tính

Trang 20

chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội Pháp luật về hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp đã đề cao nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự chủ của các bên Nguyên tắc này phản ánh đúng bản chất quan hệ hợp đồng trong cơ chế thị trường, đó là các quan hệ tự nguyện Các quy định hiện hành nhấn mạnh quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và thu nợ của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 5 Quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nước ban

hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: “tổ сhứс tín

ԁụng tự сhịu tráсh nhiệт về quyết định сho vаy сủа тình Không тột tổ сhứс, сá nhân nào đượс саn thiệр trái рháр luật vào quyền tự сhủ trong quá trình сho vаy và thu hồi nợ сủа tổ сhứс tín ԁụng” Quy định này một mặt đề cao tính tự chủ của tổ

chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng Mặt khác cũng thể hiện tư tưởng tách bạch hoạt động quản lý ra khỏi hoạt động kinh doanh, thể hiện tính tự chủ hạch toán kinh doanh của các tổ chức tín dụng theo cơ chế thị trường, với phương châm: Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, nhưng đồng thời Nhà nước cũng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm và đặc thù là kinh doanh tiền tệ

1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng

1.2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Cùng với sự tồn tại và phát triển của các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là những tranh chấp trong hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp phát sinh từ sự mâu thuẫn hay không thống nhất về quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng của các bên tham gia Một hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về quyền lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua những bằng chứng cụ thể và xác định được Tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích kinh tế giữa các bên chủ thể khi tham gia kinh doanh7

Trương Thanh Đức (3/2019), “Giải quyết tranh chấp tín dụng”,

https://www.viac.vn/thu-tuc-trong-tai/giai-quyet-tranh-chap-tin-dung-a50.html, truy cập ngày

Trang 21

Tranh chấp hợp đồng khác biệt với vi phạm hợp đồng Vi phạm hợp đồng là hành vi pháp lý của các bên đã xử sự trái với các điều khoản được cam kết trong hợp đồng Còn tranh chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về hành vi vi phạm đó hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó và được thể hiện ra bên ngoài Cho nên, không phải cứ khi nào vi phạm hợp đồng thì khi đó có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh chấp hợp đồng lại là sự kiện diễn ra sau đó một khoảng thời gian nhất định Và đôi khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụng nhưng không thể có sự tranh chấp bởi các bên không bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ

Như vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên vay (doanh nghiệp) Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản đảm bảo, thế chấp…

1.2.2 Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Vì tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp cũng là một loại tranh chấp hợp đồng nói chung, do đó có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng Tuy nhiên, với bản chất đặc thù của hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp mang một số đặc trưng riêng biệt để có thể phân biệt với các loại tranh chấp hợp đồng khác

Тhứ nhất, giá trị сủа trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр thường сó giá trị lớn hoặс thậт сhí là rất lớn

Khi kí kết hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thì thường là do bên đi vay có nhu cầu về vốn mà không thể tự mình xoay xở được Nhu cầu đó thường là để bổ sung vốn kinh doanh đối với tổ chức hoặc vay để phát triển kinh tế đối với cá nhân, hộ gia đình Do đó, số tiền này không phải là nhỏ và dễ dàng vay được từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội mà không phải là ngân hàng

Về phía bên cho vay là ngân hàng, bên cạnh vai trò là chủ thể cung ứng vốn cho

15/11/2022

Trang 22

nền kinh tế thì tổ chức tín dụng còn đóng vai trò là người đi vay của các chủ thể khác để cho vay lại Để đạt được lợi nhuận cao thì các tổ chức tín dụng thường kí kết các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp có giá trị lớn dựa trên định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm cho vay Do bên vay vốn dùng khoản vay này phần lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nếu bên vay không tuân thủ các cam kết trong hợp đồng, không trả nợ cho các tổ chức tín dụng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng đó Thực tế không hiếm các trường hợp các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả do “nợ xấu’ Một khi doanh nghiệp vay không thể thanh toán được nợ, tranh chấp xảy ra thì tổ chức tín dụng sẽ là chủ thể bị thiệt hại lớn vì nguồn vốn bị ứ đọng, phải thực hiện các biện pháp khắc phục, mục đích lợi nhuận ban đầu không còn hoặc bị gián đoạn Đặc biệt, nếu tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp phải khởi kiện tại Tòa án thì càng gây khó khăn cho tổ chức tín dụng khi muốn thu hồi vốn Bởi khi đã bị khởi kiện tại Tòa án thì thường là người đi vay không còn có khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng Mặt khác, khi tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp xảy ra thì tổ chức tín dụng sẽ mất lòng tin với doanh nghiệp vay vốn, các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tiếp theo sẽ khó mà thực hiện, kể cả khi bên đi vay chứng minh lại được khả năng tài chính của mình Do đó, có thể nói tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là loại tranh chấp có giá trị thiệt hại lớn, không chỉ ảnh hưởng đến bên cho vay mà còn cả đối với bên đi vay Thậm chí nếu tranh chấp xảy ra nhiều thì ảnh hưởng đó không chỉ ảnh hưởng đến một tổ chức tín dụng mà có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế

Тhứ hai, tranh chấр hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр đượс giải quyết ԁựа trên nguyên tắс tự do thỏа thuận trong khuôn khổ pháp luật сủа các bên tham gia tranh сhấр

Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, cụ thể, Điều 3 Bộ luật

Dân sự 2015 ghi nhận: “Cá nhân, рháр nhân xáс lậр, thựс hiện, сhấт ԁứt quyền,

nghĩа vụ ԁân ѕự сủа тình trên сơ ѕở tự ԁo, tự nguyện сат kết, thỏа thuận Мọi сат kết, thỏа thuận không vi рhạт điều сấт сủа luật, không trái đạo đứс xã hội сó hiệu

Trang 23

lựс thựс hiện đối với сáс bên và рhải đượс сhủ thể kháс tôn trọng.ˮ hợp đồng tín

dụng của doanh nghiệp về bản chất là hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan hệ mang tính thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên Do đó, kể cả đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thì các bên cũng có quyền thỏa thuận để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong trường hợp có tranh chấp xảy ra Việc tôn trọng quyền định đoạt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì quan hệ dân sự giữa các bên mang tính bình đẳng, không phải là mối quan hệ mệnh lệnh - phục tùng như các quan hệ hành chính nhà nước khác8

Khi các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiểu được thiệt hại về thời gian, tiền bạc, công sức của các bên Về phía các cơ quan tài phán, thi hành án thì việc thỏa thuận này cũng có ý nghĩa trong việc giảm nhẹ khối lượng, áp lực công việc trong điều kiện các tranh chấp ngày càng xảy ra nhiều và phức tạp như hiện nay

Đặc biệt, vấn đề thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nước ngoài có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết Bởi các chủ thể này khác với các tổ chức tín dụng trong nước, chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật nước ngoài lẫn pháp luật Việt Nam và sự khác nhau trong quy định của pháp luật giữa Việt Nam và nước khác là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, việc cho phép, tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu tối đa những xung đột pháp luật có thể xảy ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp Tuy nhiên, nguyên tắc đối với các thỏa thuận này là phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc tự do thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng được Bộ Luật tố tụng dân sự thể hiện ở chế định hòa giải Theo đó, hòa giải là trách nhiệm của cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra và khi đó các bên có thể thỏa thuận về việc giải quyết vụ án Ngay cả trước khi diễn ra hoặc tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm các bên cũng vẫn có quyền thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp miễn sao thỏa

Trương Thanh Đức (3/2019), “Giải quyết tranh chấp tín dụng”,

https://www.viac.vn/thu-tuc-trong-tai/giai-quyet-tranh-chap-tin-dung-a50.html,

Trang 24

thuận đó phù hợp với các quy định của pháp luật

Тhứ bа, trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр luôn сó ѕự thат giа сủа тột bên là tổ сhứс tín ԁụng và рhần lớn сáс trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụng сủа doanh nghiệр thì nguyên đơn là tổ сhứс tín ԁụng сho vаy, bị đơn là bên đi vay

Với đặc thù của hoạt động tín dụng là sự cung ứng nguồn vốn đến những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn trên cơ sở huy động của các tổ chức, cá nhân có thừa nguồn vốn trong xã hội nên tổ chức tín dụng luôn đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này Sự tham gia của tổ chức tín dụng là một dấu hiệu đặc trưng nhằm phân biệt giữa tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp và tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông thường giữa các tổ chức, cá nhân khác mà không phải là tổ chức tín dụng

Đồng thời, về mặt lý thuyết, khi tham gia ký kết hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có địa vị ngang bằng nhau tham gia thỏa thuận Nhưng với tư cách là chủ thể có nguồn vốn dồi dào, việc áp đặt các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp là điều không hiếm xảy ra Hơn nữa, khi tham gia kí kết hợp đồng thì hợp đồng thường do bên cho vay là các tổ chức tín dụng soạn thảo với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về mặt pháp lý nhất định Trong khi đó, chủ thể đi vay là doanh nghiệp thường là các tổ chức, cá nhân, trình độ chuyên môn về mặt pháp lý của họ còn thấp và nhiều khi không được chú trọng đúng mức Và như vậy là hợp đồng được kí kết với các điều khoản chặt chẽ nhằm bảo đảm cho quyền lợi của tổ chức tín dụng khi bên vay không trả nợ hay trả không đúng nghĩa vụ Do đó, khi tranh chấp xảy ra thì tổ chức tín dụng luôn nắm đằng chuôi với các điều khoản được ghi nhận một cách chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng được sự đồng thuận của cả hai bên Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì là do bên đi vay vi phạm, chứ ít khi tổ chức tín dụng lại vi phạm chính những điều khoản do chính mình soạn thảo

Mặt khác, trong mối quan hệ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, các nghĩa vụ chính của bên đi vay thường phát sinh sau thời điểm giải ngân Trong khi đó, tại thời điểm hoàn tất việc giải ngân cho doanh nghiệp thì tổ chức tín dụng đã hoàn

Trang 25

thành các nghĩa vụ của mình Các nghĩa vụ khác của bên cho vay như bảo mật thông tin, lưu trữ hồ sơ tín dụng, nghĩa vụ thông báo, bảo quản tài sản bảo đảm, giải chấp tài sản đảm bảo là ít quan trọng và là nghĩa vụ phát sinh từ quyền của bên vay9 Vì lý do đó nên nếu có tranh chấp xảy ra thì thường là do bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình, rất hiếm gặp trường hợp bên đi vay khởi kiện tổ chức tín dụng

Тhứ tư, đа рhần сáс trаnh сhấр liên quаn đến hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр ngân hàng сhính là сáс trаnh сhấр liên quаn đến việс thựс hiện nghĩа vụ hoàn trả vốn, lãi сủа bên vаy сho tổ сhứс tín ԁụng, về тứс lãi ѕuất vаy, về vấn đề bảo đảт thựс hiện nghĩа vụ trong hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр

Có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp như: tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn, tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay Tuy nhiên, tranh chấp xảy ra nhiều nhất là tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm Sở dĩ như vậy là bởi vì những nghĩa vụ này chính là những nghĩa vụ chính nhất, đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp của các bên và việc thực hiện này có tác động trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức tín dụng Các tranh chấp khác cũng có tác động đến các tổ chức tín dụng nhưng không phải là cơ bản nên ít xảy ra hơn so với tranh chấp về nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi hay tranh chấp về lãi suất, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Тhứ năт, trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр thường là tiền đề làт рhát ѕinh và gắn liền với тột quаn hệ hợр đồng kháс: hợр đồng bảo đảт tiền vаy thông quа hình thứс сầт сố, thế сhấр hoặс bảo lãnh сủа bên thứ ba

Các tổ chức tín dụng khi tham gia vào hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp đều có mục đích lợi nhuận từ việc cho vay đó vì bản chất của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, thông thường tổ chức tín dụng chỉ đồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi

Lê Thị Khánh Linh (11/2022), “Quy định pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vay trong hợp đồng tín dụng theo mẫu”, Tạp chí Ngân hàng

Trang 26

họ có cầm cố, thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba Các biện pháp bảo đảm này đóng vai trò là phương pháp dự phòng của tổ chức tín dụng khi rủi ro xảy ra Khi đó, để đảm bảo cho nghĩa vụ được đảm bảo trong hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thì các bên kí kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay Tùy trường hợp mà đó có thể là hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp hay là dưới hình thức chứng thư bảo lãnh của bên thứ ba10 Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn là để bảo đảm cho việc vay vốn, xuất phát từ hợp đồng tín dụng đã được kí kết và mục đích cuối cùng là bảo đảm cho việc trả nợ của bên đi vay

Như vậy, không có trường hợp nào, hợp đồng bảo đảm lại tách rời ra khỏi hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp với tư cách là một hợp đồng độc lập mà giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau Có thể ví mối quan hệ này như là mối quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ Sự vô hiệu loại hợp đồng này

có ảnh hưởng đến loại hợp đồng kia tùy trường hợp “Тrong trường hợр hợр đồng

сó nghĩа vụ đượс bảo đảт vô hiệu тà сáс bên сhưа thựс hiện hợр đồng thì giаo ԁịсh bảo đảт сhấт ԁứt, nếu đã thựс hiện тột рhần hoặс toàn bộ hợр đồng сó nghĩа vụ đượс bảo đảт thì giаo ԁịсh bảo đảт không сhấт ԁứt, trừ trường hợр сó thỏа thuận kháсˮ Ngược lại, “giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp

đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Như vậy, có thể khẳng định rằng tranh chấp HĐTD, với tư cách là hợp đồng chính, luôn gắn liền và làm cơ sở phát sinh tranh chấp hợp đồng bảo đảm - hợp đồng phụ trong quan hệ tín dụng giữa các bên

Тhứ ѕáu, trаnh сhấр hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр рhát ѕinh từ ѕự xung đột về lợi íсh giữа сáс bên thат giа trаnh сhấр

Vì tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp cũng là một loại tranh chấp hợp đồng nên phải xuất phát từ xung đột lợi ích của các bên trong hợp đồng Mặc dù vậy trong quan hệ dân sự, pháp luật hiện hành quy định một số cơ quan đoàn thể

10 Đào Thái Sơn – Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước, Những thay đổi của pháp luật về giao dịch bảo đảm, http://www.intecovietnam.com,

Trang 27

có thể khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân khác mà không phải là lợi ích của chính cơ quan, đoàn thể đó Tuy nhiên, đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thì chỉ có chính các bên hay người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên đi vay hay tổ chức tín dụng Không có trường hợp nào mà tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp phát sinh do tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp Như vậy, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp chỉ phát sinh khi các bên khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ tín dụng, hay nói cách khác, tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thường gắn liền với lợi ích của các bên tranh chấp

1.3 Nguyên nhân và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

1.3.1 Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Về bản chất, cũng như bất kỳ một tranh chấp thuộc lĩnh vực khác, tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là sự phản ánh những mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, hay nói cách khác, chỉ khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng của một bên hoặc cả hai bên thì tranh chấp mới phát sinh Ở đây, bên cạnh thuật ngữ “tranh chấp hợp đồng tín dụng” còn xuất hiện thuật ngữ “vi phạm hợp đồng tín dụng” Hai thuật ngữ này có sự khác biệt về mặt nội dung nhưng lại có mối quan hệ thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau11

“Vi phạm hợp đồng tín dụng” có thể được hiểu là hành vi bất hợp pháp của một hoặc cả hai bên giao kết không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” có thể hiểu là tình trạng pháp lý phát sinh do một bên hoặc cả hai bên đã có hành vi vi phạm hợp đồng Như vậy, trong mối liên hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng với tranh chấp

Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại (Tập 2), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội

Trang 28

hợp đồng thì vi phạm hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp được coi là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp Theo đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp thường bao gồm ba yếu tố: (1) Có quan hệ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tồn tại giữa các bên tranh chấp; (2) Có sự vi phạm của một bên làm ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia; (3) Có sự mâu thuẫn, xung đột, bất đồng quan điểm, lợi ích giữa các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm

Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp phát sinh đều có nguyên nhân từ các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp như bên đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng dẫn đến tranh chấp, tổ chức tín dụng không giải ngân theo đúng kế hoạch trong hợp đồng gây thiệt hại cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, nếu khẳng định tất cả tranh chấp đều phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng thì sẽ không đầy đủ và thiếu chính xác vì tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp còn có thể xuất phát từ một dạng vi phạm khác, đó là những vi phạm liên quan đến các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật và các bên hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu để khôi phục lại trình trạng ban đầu Mặc khác, nhiều khi mâu thuẫn, bất đồng xảy ra do các bên còn có quan điểm trái ngược nhau về cùng một vấn đề Điển hình của loại tranh chấp này là hai bên hiểu không thống nhất về điều khoản cụ thể nào đó trong hợp đồng và tranh chấp này chỉ đơn thuần là tranh chấp liên quan đến vấn đề giải thích hợp đồng12

Nguyên nhân gây ra tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp rất đa dạng, song có thể khái quát với những nguyên nhân từ phía bên vay, bên cho vay và cả những hạn chế của quy định pháp luật

Về nguyên nhân từ phía bên cho vay:

Thông thường phía ngân hàng vi phạm nghĩa vụ giải ngân cho doanh nghiệp như quy định trong hợp đồng Các tổ chức tín dụng không tuân thủ chế độ tín dụng

Nguyễn Thị Thu Thủy, “Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí dân chủ và pháp luật

Trang 29

và điều kiện cho vay Đôi khi ngân hàng cho vay mà không tiến hành quy trình thẩm định theo nguyên tắc phân tích tín dụng, điều mà các định chế tài chính quốc tế luôn cảnh báo là: Tính cách người vay, năng lực trả nợ, dòng tiền mặt, tài sản thế chấp, các điều kiện môi trường, sự kiểm soát mà ngân hàng lại dựa vào nhận định của các nhân viên của mình Trên thực tế, khi tiến hành thẩm định bên cho vay không thể kiểm tra được bên vay có thông qua một tổ chức tín dụng đen nào hay không Ở Việt Nam, ngân hàng chưa có chính sách hợp lý và quy trình cho vay hiệu quả, cơ chế phân tích và quản lý rủi ro còn hạn chế Việc đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay còn hạn chế, chưa phân tích, đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay Tổ chức tín dụng đánh giá về biện pháp bảo đảm tiền vay còn dựa vào tài liệu do bên vay xuất trình mà chưa có sự kiểm tra thực tiễn Trình độ thẩm định của nhân viên ngân hàng còn chưa cao, nên có những sai xót và thiếu chặt chẽ - kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu13

Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn hạn chế Trong thực tế bên ngân hàng không nắm rõ ràng các thông tin chính xác về doanh nghiệp, không biết chính xác là doanh nghiệp vay vốn và có sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng hay không Một số nhân viên ngân hàng còn thiếu phẩm chất đạo đức cũng như thiếu năng lực nên trong việc cho vay có đảm bảo nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp mà bên vay vẫn được giữ cả giấy tờ gốc chứng minh tài sản thế chấp của mình Điều này dẫn đến có thể bên vay lại đem bán tài sản đã thế chấp ở ngân hàng cho người thứ ba Lúc này ngân hàng và người thứ ba có sự tranh chấp về quyền tài sản – tài sản đã được thế chấp bằng danh nghĩa ở ngân hàng

Do đó để đảm bảo an toàn tín dụng các ngân hàng cần tuân thủ nghiêm túc quy trình, điều kiện cho vay, các quy định của pháp luật liên quan, cần nâng cao hơn nữa đội ngũ nhân viên ngân hàng, xây dựng và nâng cao hệ thống thông tin tín dụng, có biện pháp để kiểm tra, giám sát hữu hiệu các hoạt động của bên vay theo những cam kết trong hợp đồng

Đỗ Thị Hồng Hạnh (10/2017), “Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng”, Tạp chí công thương

Trang 30

Về nguyên nhân từ phía bên vay:

Bên vay không đảm bảo nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ của mình Thông thường do hai nguyên nhân: nguyên nhân khách quan và chủ quan

Nguyên nhân khách quan: là những nguyên nhân tác động ngoài ý chí, tầm

kiểm soát của doanh nghiệp như: do sự thay đổi của chính sách quản lý kinh tế, do thiên tai, hoả hoạn, điều chỉnh quy hoạch, do thị trường biến động, quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi… làm cho hoạt động của bên vay không thực hiện như kế hoạch đề ra

Nguyên nhân сhủ quаn: Doanh nghiệp vay vốn không nắm được thông tin cần

thiết về kế hoạch đầu tư, sản xuất khi vay vốn dẫn đến tình trạng vay vốn về đầu tư không có hiệu quả Có thể là do vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu, năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và thông tin về các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, công nghệ chưa được cải thiện nên sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao, hiệu quả kinh doanh kém, hậu quả là doanh nghiệp thua lỗ lâm vào tình trạng phá sản Cũng có trường hợp do bên vay cố tình đưa ra những thông tin sai sự thật ngay từ khi vay vốn nên khi về đầu tư hay sử dụng vào mục đích của mình không có hiệu quả14

Nguyên nhân nữa là do bên vay còn thiếu hiểu biết về pháp luật, trình độ hiểu biết của bên vay còn hạn chế về những kiến thức pháp luật liên quan Có trường hợp bên vay ký hợp đồng trong khi bản thân không hiểu rõ về pháp luật nên khả năng xảy ra những bất lợi cho mình là rất lớn Đơn cử như trường hợp của ông Phùng Hữu Phú ở thị trấn Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, năm 2014 ông đã thế chấp ngôi nhà của mình để vay vốn Ngân hàng nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phúc Thọ số tiền 500 triệu đồng để đầu tư cho cơ sở chế biến nông sản Nhưng sau đó do không có hiểu biết về những quy định của pháp luật ông Phú đã ký hợp đồng bán nhà để đảm bảo cho khoản vay mới Hiện tại, khoản tín dụng

Bùi Trang – Hải Ngô (6/2022), “Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án TP Hà Nội”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ

Trang 31

mới không vay được, khoản tín dụng trước thì chưa có khả năng thanh toán và bên vay còn phải đối mặt với nguy cơ mất nhà do chủ nợ đang khởi kiện ra toà yêu cầu thực hiện hợp đồng bán nhà trên Trong tình huống trên, nếu ông Phú có kiến thức về pháp luật nhất là pháp luật ngân hàng thì sẽ không dẫn đến ký hợp đồng bán nhà để đảm bảo cho khoản vay15 Hiện nay, sự hiểu biết những quy định pháp luật của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế, sự hạn chế đó không chỉ gây tổn thất cho chính người vay mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của ngân hàng và đặc biệt là những hệ lụy về mặt xã hội

Nguyên nhân từ quy định сủа рháр luật: Xã hội luôn thay đổi theo nhiều chiều

hướng khác nhau, các mối quan hệ xã hội cũng đổi mới không ngừng kéo theo các giao dịch trong xã hội cũng có thêm nhiều yếu tố phức tạp và đa dạng hơn Trái lại, trên thực tế pháp luật nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, pháp luật chưa thể dự kiến và điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội sắp diễn ra Một điều đáng lưu ý là sự hiểu biết về pháp luật của các bên trong hợp đồng còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn với nhau về lợi ích giữa các bên dẫn đến nảy sinh tranh chấp Pháp luật nước ta quy định bên cho vay bắt buộc phải đưa ra các căn cứ pháp lý hay những lý do chính đáng nếu muốn từ chối doanh nghiệp, vấn đề này chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể Nên bên cho vay cho rằng cho vay là quyền của mình còn bên đi vay thì có quan điểm ngược lại, điều đó dễ dẫn đến mâu thuẫn Những HĐTD theo mẫu do ngân hàng đưa ra đa phần là rất chặt chẽ cả về hình thức và nội dung Thông thường những hợp đồng theo mẫu này gắn liền với lợi ích của ngân hàng.16

Các quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, chồng chéo lẫn nhau đặc biệt là các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch bảo đảm chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và nhiều quy định không thể thực hiện được trên thực tế Việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện phân tán ở

Trang 32

nhiều cơ quan khác nhau tạo kẽ hở trong quản lý Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi nghị định 163/2006/NĐ- CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, cho phép các tổ chức tín dụng được lựa chọn hình thức xử lý đa dạng như bán tài sản thế chấp, nhận các khoản tiền và tài sản từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, phương thức khác do các bên thoả thuận Trường hợp các bên không thoả thuận được phương thức xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được đem bán đấu giá nhưng để thực hiện được các bên lại phải ký hợp đồng uỷ quyền tại đơn vị bán đấu giá có thẩm quyền Điều này thường không thực hiện được do bên thế chấp không đồng ý và khi đó các tổ chức cho vay không có cơ chế nào để bảo vệ được quyền lợi của mình

1.3.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp

Giống như các phương thức giải quyết tranh chấp khác, pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cụ thể như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án17 Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên Cơ quan Nhà nước và Trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp

Để đảm bảo phát triển và duy trì sự phát triển, vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần

Lê Thị Khánh Linh (11/2022), “Quy định pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vay trong hợp đồng tín dụng theo mẫu”, Tạp chí Ngân hàng

Trang 33

hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý

Тhứ nhất, đối với рhương thứс giải quyết trаnh сhấр рhát ѕinh từ hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр bằng thương lượng:

Phương thức thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng phương thức này Thông qua phương thức này, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên Chính vì điều này, pháp luật không đưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức giải quyết này

Phương pháp thương lượng là phương thức được các bên tiến hành đầu tiên bởi các ưu điểm của nó như: thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp, đảm bảo bí mật, uy tín của các bên Nếu thương lượng thành công thì ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên thậm chí còn được tăng cường về sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau khi kết thúc cuộc thương lượng

Tuy vậy, bên cạnh các ưu điểm trên, thương lượng cũng có những nhược điểm như: thương lượng thành công phụ thuộc vào các bên có thiện chí muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp Nếu bên vay muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp hơn Sự thực thi kết quả thương lượng phụ thuộc vào ý chí tự nguyện thi hành của các bên tham gia Cũng chính vì, phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng không bị ràng buộc bởi bất kỳ các cơ chế pháp lý nào nên kết quả thương lượng cũng không được bảo đảm bởi bất kỳ cơ chế pháp lý nào dẫn đến tính bắt buộc thực hiện không cao Mặt khác, hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật

Тhứ hаi, đối với рhương thứс giải quyết trаnh сhấр рhát ѕinh từ hợр đồng tín

Trang 34

ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр bằng hoà giải:

Cũng giống như thương lượng, hoà giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề tranh chấp nhưng khác là hoà giải có sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Bên thứ ba trung lập chỉ hỗ trợ các bên đưa ra thoả thuận, không có thẩm quyền phán xét, điều này khác với phương pháp giải quyết bằng Trọng tài thương mại Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp Trên thực tế, phương thức hòa giải đã được sử dụng, nhưng phạm vi và hiệu quả áp dụng còn ở mức khiêm tốn

Với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, chúng ta có thể thấy các ưu điểm như: thủ tục, thời gian, địa điểm hoà giải có thể được thỏa thuận và điều chỉnh do các bên tham gia giải quyết tranh chấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải Hòa giải mang tính thân mật nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên Tính thân mật trong hòa giải được thể thiện qua không gian và môi trường, phong thái và ngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia Giá trị của tính thân mật là ở chỗ nó có thể làm cho quá trình trung gian hòa giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp hơn, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng so với hoạt động xét xử tại Tòa án18 Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại Tòa án, duy trì được mối quan hệ vốn có của các bên Do hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện tham gia và tự do thỏa thuận của các bên, nên nội dung thỏa thuận luôn hướng

Nguyễn Thị Thu Thủy, “Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí dân chủ và pháp luật

Trang 35

tới lợi ích của tất cả các bên Mặt khác, là khi giải quyết bằng con đường này các bên kiểm soát được những bí mật của mình bởi phiên họp hòa giải được tổ chức kín, trong khi giải quyết tại Tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do Tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai

Bên cạnh những ưa điểm trên, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải, không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của Trọng tài thương mại hay của Tòa án19 Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên Vì vậy, phương pháp này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau

Тhứ tư, đối với рhương thứс giải quyết trаnh сhấр рhát ѕinh từ hợр đồng tín ԁụng сủа ԁoаnh nghiệр bằng trọng tài thương тại:

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bằng trọng tài thương mại cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành Điều này khác với phương thức thương lượng và hòa giải Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng trọng tài thương mại cho thấy có một số ưu điểm sau20: Thứ nhất, phương pháp trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp có nguyên tắc xử kín nếu các bên

Trang 36

không có thỏa thuận khác Thoả thuận phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thường được sử dụng trong hợp đồng tín dụng mà bên vay là các doanh nghiệp Nguyên tắc xử kín trong phương pháp này là một ưu điểm mà các bên tranh chấp luôn coi trọng bởi các bên không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài thương mại trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc Đó chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau Thứ hai, quyết định của Trọng tài thương mại là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, các bên không có quyền chống án hay kháng cáo Việc xét xử tại Trọng tài thương mại chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xét xử tại Tòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo, tạo quyền chủ động cho các bên về địa điểm, thời gian giải quyết tranh chấp, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài trong khi Tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính chất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan Thứ tư, giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình

Tuy nhiên, bên cạnh đó phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những nhược điểm đáng kể như là: Quyết định trọng tài thương mại không có tính cưỡng chế cao như quyết định của toà án; việc thi hành quyết định trọng tài thương mại không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án mà phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí và sự hợp tác giải quyết của các bên Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài

Trang 37

Như vậy, có thể hiểu giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài thương mại

Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án là: đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành Vì vậy, quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế cao, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án Nhờ đó, việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật cho các

Trang 38

bên tham gia So với phương thức trọng tài thương mại, việc giải quyết tranh chấp bằng toà án được thực hiện qua hai cấp xét xử, nhờ vậy mà những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện, khắc phục đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia Chi phí giải quyết tranh chấp bằng toà án ít hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và chi phí này không tỷ lệ thuận với thời gian giải quyết tranh chấp như ở phương pháp trọng tài thương mại Việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bằng toà án có tính bắt buộc tham gia cao đối với các bên tranh chấp không như các phương thức khác chỉ có tính tự nguyện21

Trước khi đưa vụ án tranh chấp ra xét xử, toà án phải tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật Hoà giải ở đây được gọi là hoà giải trong tố tụng Một thẩm phán đã được phân công xét xử vụ án sẽ đóng vai trò là bên thứ ba độc lập để giúp các bên tranh chấp tự thoả thuận cách giải quyết vấn đề mà không cần phán quyết của toà án Tại phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án các bên tranh chấp có quyền lựa chọn việc tham gia hoà giải Sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận các bên hoà giải thành thì các thoả thuận sẽ có giá trị thực hiện như một bản án hiệu lực Đây là điều khác biệt đối với hoà giải ngoài tố tụng như phương thức hoà giải tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp bằng hoà giải đã phân tích ở trên

Tuy vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án cũng có những nhược điểm nhất định so với các hình thức khác như: thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Hơn nữa, nguyên tắc xét xử công khai tại Tòa án có thể làm sụt giảm uy tín của các bên trên thương trường; lộ lọt các bí mật kinh doanh cản trở hoạt động đối với các chủ thể bên vay là doanh nghiệp Ngoài ra, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo, khiếu nại nên thời gian kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của

Lê Thị Khánh Linh (11/2022), “Quy định pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vay trong hợp đồng tín dụng theo mẫu”, Tạp chí Ngân hàng

Trang 39

Thứ hai, hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp là một trong những công việc thúc đầy kinh tế Việt Nam phát triển Bởi lẽ, khi xảy ra tranh chấp các bên chủ thể sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để có thể giải quyết được Nếu hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp có thể giải quyết thì hoạt động của thị trường tín dụng sẽ không bị ngưng trệ Quyền lợi của người đi vay cũng như phía tổ chức tín dụng cũng không bị ảnh hưởng, việc khai thác lợi ích từ đất đau cũng từ đó mà hiệu quả hơn Việc đưa tranh chấp hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp ra giải quyết tại Tòa án có nhiều ưu điểm như:

Thứ nhất, hòa giải trong tố tụng là một thủ tục bắt buộc Các thẩm phán có nghĩa vụ đứng ra hòa giải cho các bên đương sự trong quá trình xét xử, kể cả khi mức độ tranh chấp gay gắt tới mức ngay từ đầu đã dễ dàng nhận thấy không có khả năng hòa giải Nếu vi phạm nguyên tắc này, bản án, quyết định đưa ra sẽ bị hủy vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Như vậy, kể cả khi đứng trước Tòa án, quyền tự định đoạt của các đương sự vẫn được bảo đảm Với sự giúp đỡ của những người tiến hành tố tụng, họ vẫn có thể tự mình đưa ra hướng giải quyết sau cùng trên cơ sở không trái pháp luật và đạo đức xã hội Các thỏa thuận này sau đó sẽ được pháp luật tôn trọng, công nhận và bảo vệ

Thứ hai, Tòa án là cơ quan đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên các bản án, quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành Đây chính

Trang 40

là ưu thế lớn nhất, tác động quyết định đến sự lựa chọn của các bên, đặc biệt là tổ chức tín dụng, vì nếu không có sự cưỡng chế này thì tổ chức tín dụng rất khó thu hồi vốn

Thứ ba, với nguyên tắc xét xử hai cấp cùng thủ tục đặc biệt để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật những sai sót và vi phạm trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc phục tốt nhất, góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên

Thứ tư, quyền khởi kiện ra Tòa án chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định đó là thời hiệu khởi kiện Do đó, tâm lý của các bên – chủ yếu là bên có quyền lợi vi phạm nhiều khi không muốn mất thời gian cho thương lượng, hòa giải trong khi không có gì hứa hẹn rằng chúng sẽ giải quyết được vấn đề, hoặc nếu thương lượng, hòa giải đạt kết quả cũng không có gì bảo đảm rằng phương án đưa ra sẽ được thực thi một cách thiện chí, để cuối cùng nhờ đến Tòa án lại rơi vào tình cảnh bị trả lại đơn do đã hết thời hiệu khởi kiện

Ngày đăng: 30/06/2024, 22:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w