Thông qua sự nỗ lực cố gắngcủa toàn thể nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi nhân viên xuất phát từ lợi ích tổng thể củacông ty, biết suy nghĩ vì người khác, xây dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồn
NỘI DUNG CHÍNH
PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CÁ NHÂN
Dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội, cá nhân cũng là một thực thể tự nhiên, xã hội và văn hoá nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người với đặc điểm tâm lý, sinh lý và xã hội để phân biệt nó với cá nhân khác và với cộng đồng.
Lợi ích từng cá nhân được thoả mãn: Con người từ khi sinh ra ai cũng có nhu cầu về vật chất và tinh thần.Khi lớn lên,càng tiếp xúc với xã hội nhiều hơn nhu cầu lại tăng lên theo hàm mũ Nhu cầu đó là hoàn toàn chính đáng Với mỗi cá nhân khác nhau thì lợi ích mong muốn đạt được khác nhau Lợi ích là sự phản ánh nhu cầu của cá nhân trong quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế được con người nhận thức và trở thành động cơ mục đích hoạt động của họ.
Ví dụ: Một thầy giáo làm việc trong trường không thể không mong muốn mình sẽđược trả lương theo chế độvà được nhận 100% lương nội bộ Tuy nhiên, khi quan điểm làm việc khác nhau thì sẽ dẫn tới hình ảnh người thầy khác nhau Nếu người thầy giáo đó chỉlàm việc cho qua chuyện để nhận được lợi ích mong muốn mà không quan tâm đến trách nhiệm của mình,việc gì cũng nghĩ không phải là trách nhiệm của mình như việc quản lý sinh viên,hiệu quả tiếp thu bài giảng của sinh viên, sinh viên có nắm được những vấn đề cốt lõi của học phần hay không, có áp dụng được kiến thức học phần để giải quyết được những vấn đề của thực tiễn hay không, sau mỗi giờ giảng chẳng suy nghĩ đến bài giảng của mình còn chỗnào chưa hay, chỗ nào còn chưa sát thực tiễn để lần sau điều chỉnhv.v Nói cách khác người thầy đó chỉ quan tâm đến lợi ích mà mình được hưởng nhưng lại quên đi nhiệm vụ hoặc làm một cách hời hợt, đối phó thì người thầy đó là con người của chủ nghĩa cá nhân Ngược lại, nếu người thầy giáo hiểu được rằng điều quan trọng nhất không phải là mình đã dạy những gì và đã dạy như thế nào mà là sinh viên đã nắm bắt được những gì sau mỗi giờ giảng, luôn trăn trở với việc dạy của mình, lúc nào cũng lo lắng, tìm cách để người học có thể tiếp thu được nhiều nhất, phát triển được tốt nhất năng lực bản thân, khi thấy sinh viên còn bị điểm kém thì cảm thấy đó là lỗi của chính mình v.v
Trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động đều coi trọng giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hoà các lợi ích; nghĩa là vừa chú ý đúng mức đến lợi ích cá nhân, vừa phải quan tâm thích đáng đến lợi ích tập thể, quyền lợi của cơ quan, đơn vị; đồng thời tính đến và đảm bảo lợi ích chung của tập thể Lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp
Khi lợi ích của từng cá nhân trong tập thể được thỏa mãn: người lao động sẽ phát huy tốt nhất năng lực của mình nếu nhà lãnh đạo biết cách làm thỏa mãn những lợi ích của họ Theo tháp nhu cầu của Maslow, đi từ thấp đến cao đó là các nhu cầu: sinh lý, an toàn, được chấp nhận, được tôn trọng và được thể hiện mình Những nhà lãnh đạo nào biết đảm bảo hài hòa các nhu cầu trên của người lao động sẽ tạo đuợc sự an tâm làm việc, cống hiến hết mình cho tổ chức của người lao động Và chắc chắn, khi đó năng lực của họ sẽ được phát huy ở mức cao nhất, góp phần tạo nên một tập thể thành công.
2.2 Phong cách lãnh đạo phù hợp
Nhà lãnh đạo phải có được phong cách lãnh đạo phù hợp: trong một tập thể có nhiều những cá nhân đến từ các vùng miền khác nhau trong nước và cả ở nước ngoài.
Việc phong tục tập quán, lối sống, tính cách mỗi người khác nhau là chuyện hết sức bình thường Một nhà lãnh đạo khôn ngoan cần phải biết chọn cho mình những phong cách lãnh đạo phù hợp với từng cá nhân người lao động, trong từng hoàn cảnh cụ thể để người lao động có được sự thoải mái trong công việc Chọn lựa phong cách lãnh đạo là cả một nghệ thuật mà nhất thiết nhà lãnh đạo cần phải trao dồi cho mình để có thể phát huy được tối đa năng lực tập thể.
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định.
Lãnh đạo không chỉ là một môn khoa học mà còn là cả một nghệ thuật Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như là một quá trình tác động đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức Các công việc quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong doanh nghiệp và không biết lãnh đạo động viên, kích thích nhân viên của họ để đạt được mục tiêu mong muốn Người lãnh đạo giỏi phải là người biết kích thích, động viên, nắm được nghệ thuật khơi dậy lòng ham muốn làm việc, say mê với công việc.
Nếu nhà lãnh đạo chỉ quản lý, điều hành thì công việc sẽ không thể hoàn thành được Nhà lãnh đạo phải thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình trong những người khác Nhưng, để truyền cảm hứng cho những người khác thì trước tiên, bản thân người lãnh đạo cũng phải có được cảm hứng đó đã Không thể khiến cho người khác cảm thấy hào hứng, khi ngọn lửa nhiệt tình của nhà lãnh đạo lại đang lụi tàn.
Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng.
Trong mỗi tình huống, tùy theo phong cách của từng nhà lãnh đạo lại đưa ra những cách giải quyết khác nhau Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo và những nhà lãnh đạo luôn luôn hướng đến những hướng giải quyết đem lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức, cho nhân viên và đó chính là thành công của nhà lãnh đạo. Để lãnh đạo hiệu quả nhà lãnh đạo cần:
- Sử dụng đúng uy quyền của mình về pháp lý.
- Uỷ quyền cho cấp dưới, khả năng quan trọng nhất mà người lãnh đạo cần có là biết sử dụng người khác để đạt kết quả tốt.
- Phải biết tổ chức công việc của mình, vấn đề là ở chỗ phải chọn phương pháp thực hiện công việc để công việc dồn mình hay tự mình dồn công việc.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo và người cấp dưới, việc thực hiện quyền lực trong thực tế có liên quan đến yêu cầu và mong đợi của cả hai bên từ phía tập thể đối với người lãnh đạo cũng như từ phía lãnh đạo đối với người dưới quyền.
- Biết cách truyền đạt quyết định có hiệu quả.
Những nhà lãnh đạo -o- quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Có thể khẳng định rằng, phong cạc lãm đapk sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tổ làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC TẬP THỂ
Trong xã hội loài người nhóm hình thành rất sớm Từ thời tiền sử, con người muốn tồn tại cần hình thành các nhóm Nhóm để chống thú dữ, nhóm để cùng săn bắn, xây dựng chỗ ở chống chọi với thiên nhiên…
Từ nhỏ chúng ta đã sống trong gia đình, nhóm bạn bè cùng xóm, cùng lớp học,cùng lứa tuổi…cho đến khi trưởng thành học tập và làm việc chúng ta đã vô tình hay có ý thức tham gia vào rất nhiều nhóm Chỉ có điều chúng ta chưa tự hỏi vậy thì ta sẽ hòa mình vào nhóm như thế nào để làm việc hiệu quả nhất Và nhóm cũng đã làm gì giúp cho chúng ta và giúp nhóm hoạt động hiệu quả Do đó nghiên cứu, học tập về động thái nhóm rất quan trọng Từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nghiên cứu về nhóm trong sản xuất công nghiệp, ảnh hưởng của nó tới năng suất lao động của từng người và nhóm người cũng như tác động thay đổi hành vi, ứng xử của cá nhân Những phát hiện của các nhà xã hội học Âu-Mỹ cho thấy nhóm có tác động tích cực và cả tiêu cực đến mọi mặt hoạt động xã hội: giáo dục, sản xuất, nghiên cứu …Do đó mọi người cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng về nhóm và làm việc nhóm
Tập thể là một loại nhóm nhỏ nhưng không phải nhóm nào cũng là tập thể mà là nhóm có mục đích, mang ý nghĩa xã hội, có sự thống nhất giữa mục đích xã hội với mục đích thành viên hay là nhóm người có tính chất chặt chẽ được coi là bộ phận cấu thành nên xã hội, là nhóm người có quan hệ đặc biệt phụ thuộc lẫn nhau, phối hợp hiệp đồng… tạo ra sức mạnh tập thể Khái niệm tập thể là một nhóm người có tổ chức phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung sự tồn tại và phát triển của tập thể.
Có thể chia ra thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức Nhóm chính thức là nhóm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của một tổ chức, trên cơ sở quyết định của tổ chức đó Nhóm không chính thức là nhóm hình thành tự nhiên từ nhu cầu của mỗi thành viên của nhóm , thí dụ như nhóm bạn bè có cùng sở thích, nhóm người có cùng mối quan tâm…Trong một tổ chức thường tồn tại cả nhóm chính thức và nhóm không chính thức Thời gian tồn tại của nhóm cũng là một yếu tố quan trọng Có nhóm tồn tại suốt thời gian tồn tại của tổ chức Có nhóm tồn tại theo từng dự án Có nhóm lại chỉ hoạt động trong thời gian ngắn tính bằng phút như các nhóm thực hiện các bài tập , trò chơi trong các buổi tập huấn…Các nhóm dự án là các nhóm làm việc, nó là tập hợp những thành viên có năng lực làm việc bổ trợ cho nhau, cùng cam kết thực hiện mục tiêu chung, gắn với mục đích của tổ chức
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhóm là phải có mục tiêu nhóm Mục tiêu chung (hay mục đích) của nhóm phải cụ thể, rõ ràng Mục tiêu này phải được các thành viên nhóm hiểu rõ và cùng cam kết thực hiện Mục tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động của nhóm , nhưng cũng có thể điều chỉnh thay đổi để phù hợp môi trường mà nhóm tồn tại Tuy nhiên mục tiêu từng thành viên, mục tiêu của nhóm phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức
Yếu tố thứ hai của một nhóm là các thành viên phải tương tác, liên hệ, giao tiếp với nhau thường xuyên Tiếp xúc và tương tác sẽ làm ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên và tác động ảnh hưởng này làm nên động lực phát triển nhóm: có thể tích cực hoặc tiêu cực
Yếu tố thứ ba là các quy tắc nhóm Nhóm phải xây dựng được quy tắc, quy định, nội quy của nhóm để sao cho nhóm hoạt động hiệu quả Đây là những quy tắc chính thức.
Trong nhóm còn có những quy tắc ngầm không công bố nhưng cũng có hiệu lực không kém phần quan trọng Quy tắc ngầm có mặt tích cực và mặt tiêu cực
Yếu tố cuối cùng là vai trò, trách nhiệm rõ ràng của các thành viên trong nhóm.
Nhóm chỉ hoạt động hiệu quả khi các thành viên được biết rõ nhiệm vụ, phù hợp năng lực của mình, không chồng chéo, giẫm đạp lên nhau
Nhóm làm việc được thành lập để giải quyết và thực hiện công việc nào đó có mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân không thể hoàn thành Nếu những công việc đơn giản, có thể giải quyết bởi 1 cá nhân, không đòi hỏi phải phối hợp, không cần phối hợp nhiều kỹ năng thì không cần thiết tới thành lập nhóm.
3.2 Tạo tính tích cực cho tập thể
Giúp nhân viên xác định mục tiêu công việc phù hợp
Bạn nên biết không phải nhân viên nào cũng biết cách xây dựng mục tiêu trong công việc phù hợp với bản thân Là nhà quản lý, bạn cần giúp nhân viên của mình thiết lập các mục tiêu công việc Hãy căn cứ vào mục tiêu chung của tổ chức, phòng ban và khả năng của nhân viên để có một mục tiêu phù hợp.
Hãy giúp nhân viên của bạn có thêm niềm tin và hỗ trợ cần thiết trong quá trình họ thực hiện mục tiêu Thường xuyên kiểm tra và giám sát kết quả công việc, cũng là một nhiệm vụ bạn cần phải làm.
Xây dựng một môi trường làm việc tích cực
Nhân viên của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn trong một môi trường tích cực Hãy phát triển các kỹ năng giao tiếp, tăng cường các hoạt động gắn kết tập thể để nhân viên của bạn coi công ty như một gia đình.
Là một nhà quản lý, bạn cũng cần phát triển kỹ năng lắng nghe và tư duy tích cực.
Hãy là người truyền nhiệt huyết và tinh thần làm việc tích cực cho nhân viên của bạn.
Có một thực tế không phải nhân viên nào của bạn cũng đang làm đúng công việc phù hợp với khả năng của họ Với tư cách là một người quản lý cấp trên, bạn đừng ngại việc thực hiện công tác luân chuyển công việc cho nhân viên của mình.
Bạn hãy trung thực trong việc đánh giá khả năng thực sự của nhân viên Hãy để nhân viên của bạn được nói lên và thực hiện các công việc mà họ yêu thích Sau một thời gian dài có thể là 6 tháng đến 1 năm, bạn hãy tạo điều kiện cho nhân viên của mình được thực hiện các công việc khác hoặc đảm nhận các vị trí có nhiều thử thách hơn Sự thay đổi về tính chất công việc và yêu cầu công việc sẽ giúp nhân viên của bạn không ngừng cố gắng.
Động viên và khích lệ nhân viên
Là một nhân viên, ai cũng mong muốn kết quả và những cố gắng công việc của mình được công nhận Nếu bạn là một nhà quản lý, bạn cần thấu hiểu những mong muốn chính đáng này Hãy khen thưởng nhân viên của mình mỗi khi họ có những thành tích và đôi khi là những lời tuyên dương trước mọi người cũng khiến nhân viên của bạn thêm động lực làm việc.