ĐỀ CƯƠNG - SKKN VẬT LÝ VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VẬT LÍ 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
Trang 1ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VẬT LÍ 10
CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
LĨNH VỰC: VẬT LÍ
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.1 Lí do chọn đề tài 3
1.2 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
1.5 Tính mới và đóng góp của đề tài 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Dạy học tích cực 5
2.1.1.1 Khái niệm dạy học tích cực 5
2.1.1.2 Phương pháp dạy học tích cực 5
2.1.2 Một số phương pháp dạy học tích cực 5
2.1.2.1 Phương pháp dạy học nhóm 5
2.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 6
2.1.2.3 Phương pháp giải quyết vấn đề 6
2.1.2.4 Phương pháp đóng vai 7
2.1.2.5 Phương pháp trò chơi 8
2.1.2.6 Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án) 9
2.1.3 Kỹ thuật dạy học tích cực 10
2.1.3.1 Kỹ thuật “Các mảnh ghép” 10
2.1.3.2 Kỹ thuật khăn trải bàn 10
2.1.3.3 Kỹ thuật “Động Não” (Brainstorming) 11
2.1.3.4 Kỹ thuật “sơ đồ tư duy” 11
2.1.3.5 Kỹ Thuật “Chia Sẻ Nhóm Đôi” (Think, Pair, Share) 12
2.1.3.6 Kỹ thuật Trò Chơi 12
2.1.4 Chuyển đổi số trong dạy học 13
2.1.4.1 Khái niệm “ chuyển đổi số” 13
2.1.4.2 Nội dung cơ bản của “ chuyển đổi số” trong giáo dục và đào tạo 13
2.1.4.3 Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong sự thúc đẩy chất lượng trong giáo dục hiện nay trong trường học 14
2.1.4.4 Một số ứng dụng của “ chuyển đổi số” trong quá trình dạy học 15
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 16
2.2.1 Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong trường THPT 16
2.2.2 Thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT 17
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT 18
2.3 VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƯƠNG “ ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 19
2.3.1 Xây dựng nội dung chương Động lực học Vật lí 10 chương trình GDPT 2018 19
2.3.2 Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học trong chương “ Động lực học” 19
Trang 32.3.3 Ứng dụng các phần mềm trong dạy học 21
2.3.3.1 Phần mềm thiết kế bài giảng: canva education, ppt,… 21
2.3.3.2 Phần mềm tổ chức hoạt động: padlet, kahoot, quizi… 23
2.3.3.3 Phần mềm đánh giá học sinh: azota 26
2.3.3.4 Sử dụng phần mềm thí nghiệm 26
2.3.4.5 Sử dụng mã QR-Code 27
2.3.4.6 Trao đổi thông tin qua mạng xã hội 28
2.3.4 Một số kế hoạch bài dạy trong chương “ Động lực học” 29
2.3.4.1 Kế hoạch tổ chức các hoạt động trong chương “ Động lực học” 29
2.3.4.2 Một số kế hoạch bài dạy chương Động lực học 29
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
Trang 4PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ bùng nổ tri thức
và khoa học công nghệ, thời kì của cách mạng công nghiệp 4.0 Ngành giáo dục luôn được các ban ngành quan tâm và ngày càng được đổi mới Như là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành, lí luận gắn kết với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến càng giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất
Vật lí học nằm trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông nên việc đổi mới phương pháp dạy và học đối với môn Vật lí là điều tất yếu Do đặc thù của môn Vật lí
là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Vật lí đóng vai trò nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật nên một trong các khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí là tăng cường hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu và tìm hiểu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí của học sinh trong quá trình học tập Vì vậy, việc
tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lí là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa vô cùng to lớn Thông qua các nhiệm vụ này, học sinh sẽ được rèn luyện
kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể Từ đó, học sinh nắm được các ứng dụng kĩ thuật trong đời sống và có kiến thức để sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc sử dụng những công
cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống
Theo chỉ thị số 112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 – 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội và đặc biệt là trong giáo dục Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển cho giáo dục Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được nhận định
là chìa khóa nâng cao hoạt động, tạo những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức phương thức và phương pháp dạy và học Để bắt kịp với yêu cầu và tiêu chuẩn thời đại, ngành giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng chú trong đặc biệt việc phát triển chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Thực hiện chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên và giáo viên, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động trong dạy
và học
Từ những cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài: Vận dụng chuyển đổi số kết hợp với
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong chương động lực học Vật lí 10 chương trình GDPT 2018
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 51.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu quan điểm lí luận dạy học về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề “Động lực học”
- Tổ chức dạy học theo phương pháp và kĩ thuật tích cực qua chủ đề “Động lực học”, vật lý 10 chương trình giáo dục phổ thông mới
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài, rút kinh nghiệm và hoàn thiện để thực hiện đồng loạt trên các khối lớp trong trường
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm
1.5 Tính mới và đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận:
+ Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học theo phương pháp và kĩ thuật tích cực trong dạy học vật lý
+ Xây dựng tiến trình dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa bao gồm lựa chọn dự án, lên kế hoạch, tiến hành dự án và báo cáo, rút kinh nghiệm, trong khi dạy chủ đề “Động lực học”
- Về mặt thực tiễn:
+ Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa dạy học theo phương pháp tích cực vào thực tiễn giảng dạy vật lý THPT
+ Giúp giáo viên vận dụng được các ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy
ở trường THPT
+ Góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, phối hợp đa phương tiện trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng
+ Chế tạo được một số sản phẩm thực tế có ứng dụng về ba định luật Newton
và các lực đã được học trong chủ đề “Động lực học”, Vật lý 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018