1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

61 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Giải Pháp Nâng Cao Ý Thức Bảo Tồn Và Lan Tỏa Giá Trị Di Sản Thơ Hồ Xuân Hương Cho Học Sinh THPT
Trường học Trường THPT Huyện Quỳnh Lưu
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 32,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (7)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (7)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài (8)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN (9)
    • 1.1 Cơ sở lý luận (9)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (23)
  • CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP (25)
    • 2.1. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học (25)
    • 2.2. Tăng cường hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THPT tại di tích Hồ Xuân Hương (26)
    • 2.3. Đổi mới, lồng ghép giáo dục chủ đề bình đẳng giới qua di sản thơ Hồ Xuân Hương (27)
    • 2.4. Đổi mới dạy học chủ đề về giá trị di sản Hồ Xuân Hương thông qua các tiết học môn Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục địa phương trong trường THPT (27)
    • 2.5. Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi nhằm bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương cho học sinh THPT (28)
    • 2.6. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh THPT nhằm bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản Hồ Xuân Hương (37)
    • 2.7. Lan tỏa giá trị thơ Hồ Xuân Hương qua các lễ hội (37)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (38)
    • 3.1. Tiến hành thực nghiệm (38)
    • 3.2. Thời gian thực nghiệm: Được tiến hành từ tháng 10 năm học 2022-2023 (38)
    • 3.3. Kết quả thực nghiệm (38)

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO TỒN VÀ LAN TỎA GIÁ TRỊ DI SẢN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN. + Đề tài góp phần đánh giá được mức độ nhận thức, hiểu biết của học sinh THPT về giá trị di sản văn hóa của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương danh nhân văn hóa. + Đánh giá được nguyên nhân dẫn đến sự nhận thức của vấn đề. + Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảng dạy và hình thành phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh. + Đề ra được một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương. Góp phần đổi mới các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT.

Mục đích nghiên cứu

Nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức về giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương,nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, lan tỏa những giá trị di sản của nữ sĩ HồXuân Hương ra cộng đồng trong và ngoài nước Qua đó hình thành những kĩ năng thiết yếu như: phân tích, đánh giá, giao tiếp, sáng tạo từ đó hoàn thiện, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những con người có ích cho cộng đồng.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí lí luận: Khái niệm di sản (di sản văn hóa, di sản thơ) Tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị về văn học nghệ thuật và đặc biệt là tư tưởng về bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát mức độ, thái độ nhận thức của học sinh đối với giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.

- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.

- Thực nghiệm các giải pháp để thấy được tính hiệu quả của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, thống kê toán học, điều tra, phỏng vấn,…

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài

+ Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về con người và giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.

+ Đề tài góp phần đánh giá được mức độ nhận thức, hiểu biết của học sinh THPT về giá trị di sản văn hóa của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương - danh nhân văn hóa. + Đánh giá được nguyên nhân dẫn đến sự nhận thức của vấn đề.

+ Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảng dạy và hình thành phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh.

+ Đề ra được một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, lan tỏa giá trị di sản thơ

Hồ Xuân Hương Góp phần đổi mới các hoạt động giáo dục trong nhà trườngTHPT.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Di sản văn hóa, công tác giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nhà trường.

* Di sản văn hóa là gì?

Di sản văn hóa là tài sản quý báu mang đậm nét đặc trưng của từng quốc gia, dân tộc Di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của con người Để hướng tới sự phát triển bền vững và nhân văn, chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc về di sản văn hóa và những giá trị mà nó mang lại, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị cao đẹp của di sản văn hóa.

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các loại hình văn hóa do cha ông để lại (như các di tích, hiện vật, các loại hình văn học, nghệ thuật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức và kỹ năng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công, ) còn tồn tại đến ngày nay, đang được thực hành và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

* Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Di sản văn hóa vật thể được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, gồm: Di tích lịch sử - văn hóa; Danh lam thắng cảnh; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

* Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái hiện và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác Các di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian.

* Giá trị của di sản văn hóa.

Di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển

Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ cha ông, tạo tiền để để các thế hệ sau lưu giữ, tái tạo và phát triển Bên cạnh đó, đây còn là nền tảng để chúng ta tiếp cận với những nền văn hóa trên toàn thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan

Di sản văn hóa tham gia và thể hiện sự đang dạng của văn hóa thế giới nói chung, góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng Di sản văn hóa luôn có sự đa dạng sinh thái, đa dạng tộc người và đa dạng cách biểu đạt văn hóa.

Sự đa dạng ấy làm nên sức sống và sự giàu có cho văn hóa nhân loại.

Di sản văn hóa là động lực để phát triển ngành CN không khói (ngành du lịch).

Hệ thống di sản văn hóa đa dạng trải khắp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, thúc đẩy xây dựng đất nước Di sản văn hóa góp phần hình thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời liên kết và đa dạng hóa các tuyến du lịch trong nước cũng như quốc tế, tạo nên một bức tranh du lịch phong phú và hấp dẫn.

Một trong những di sản nổi tiếng thế giới của Việt Nam là vịnh Hạ Long, đây là di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới bởi giá trị đặc biệt về địa chất - địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa - lịch sử, Không chỉ vậy, vịnh Hạ Long còn được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi và những danh hiệu của mình, ngày nay, vịnh Hạ Long đã trở thành trung tâm du lịch thu hút lượng khách đông đảo hàng đầu tại nước ta.

Sức hấp dẫn của di sản văn hóa đã tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế-xã hội địa phương Tính đến năm 2020, cả nước có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO ghi danh, trở thành tài sản chung của văn hóa nhân loại Không chỉ vậy, nó còn có

301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3.500 di tích quốc gia, 122 di tích quốc gia đặc biệt

* Pháp luật Việt Nam đối với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Di sản văn hóa được xem là kết tinh những giá trị vật chất, tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác Vì vậy việc bảo tồn các di sản là điều quan trọng và cần thiết Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, hệ thống pháp luật qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh của đất nước.

Ngày 23/11/1945, chỉ hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, dù còn bộn bề các công việc cấp bách cần giải quyết, nhưng với tầm nhìn minh triết, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn đất nướcViệt Nam Với ý nghĩa lịch sử to lớn này, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/QĐ - TTg lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức, các nhân hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa, đồng thời khuyến khích mọi người tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 - điều chỉnh về cả di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương con ông Hồ Phi Diễn (1703-1786) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi, triều đại Lê Bảo Thái và dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh họ Hà làm vợ thứ, sinh ra Hồ Phi Mai (1772-1822), nghĩa là hoa mai bay trên hồ, bút hiệu Xuân Hương Lúc Xuân Hương 13 tuổi thân phụ mất, bà rời làng Khán Xuân theo mẹ về làng Thọ Xương gần hồ Hoàn Kiếm đi học tiếp Một thời gian sau đó bà ở nhà giúp việc Xuân Hương tự học thêm, nhờ thông minh, làm thơ hay nên tiếng tăm lẫy lừng Bà để lại cho đời các tác phẩm Xuân Hương Thi tập (Tập thơ chữ Nôm) và Lưu Hương ký (tập thơ văn gồm 31 bài viết bằng chữ Hán và 28 bài thơ Nôm).

Tìm hiểu cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trước hết, Dương Quảng Hàm trong

Việt văn giáo khoa thư năm 1940 cho rằng “Hồ Xuân Hương là con gái ông Hồ

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nhận thức của học sinh THPT với giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương

Thông qua việc khảo sát hỏi đáp trực tiếp và phiếu khảo sát cho học sinh kết quả chúng tôi thu thập được như sau: Hầu hết học sinh chưa ý thức được giá trị của việc bảo tồn và phát triển di sản thơ ca HXH (có ở phần thực nghiệm sư phạm) mà chỉ mới dừng lại ở việc biết một vài bài thơ của bà một cách thuần tuý mà chưa thực sự hiểu về giá trị đích thực mà nội dung thơ bà hướng tới

1.2.2 Thực trạng dạy và học về thơ Hồ Xuân Hương và các hoạt động giáo dục gắn liền với giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương ở các trường THPT huyện Quỳnh Lưu.

Có thể nói thời lượng dành cho cả giáo viên và học sinh khi học môn Ngữ Văn là quá ít ỏi - chỉ 2 tiết với bài thơ Tự tình trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 Có thêm hay chăng thì các em đã được học về bà ở cấp THCS qua bài Bánh trôi nước. Chính vì vậy mà việc in dấu của tác giả không nhiều là điều khó tránh Tuy nhiên, những hoạt động giáo dục ở trường cũng chưa có nhiều.

1.2.3 Khảo sát ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ, lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.

Thông qua phiếu hoạt động thu thập thông tin về ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ, lan toả giá trị di sản thơ HXH bằng hình thức phỏng vấn và phiếu chúng tôi thu được kết quả như sau: Hầu hết các em chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của chính bản thân mình trong vấn đề này bởi các em chưa nhận thức được giá trị thơ ca cũng như sức ảnh hưởng của những gì HXH gửi gắm trong đề tài, nội dung, nghệ thuật.

1.3 Nguyên nhân của vấn đề

Có thể nói hiện nay học sinh có quá nhiều môn học và dung lượng học cho các môn là quá tải Bên cạnh đó đòi hỏi của các môn học cũng rất cao Thời gian học của các em rất nhiều Chính vì thế để cân bằng và tìm hiểu sâu về một bộ môn quả là điều không dễ.

Cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giúp các em tìm hiểu về thơ, phát triển di sản thơ bà còn hạn chế.

Giáo viên dạy cho phần kĩ năng sống chưa có bởi bộ môn này chỉ có dạy lồng ghép mà chưa có độc lập Tuy nhiên, giáo viên dạy trên lớp hay sinh hoạt chủ nhiệm thì phần chính vẫn là giảng dạy bộ môn còn phần giáo dục kỹ năng sống cũng chỉ là thêm vào khi bào học đã gần kết thúc và chiếm một lượng thời gian rất khiêm tốn. Đoàn trường là một tổ chức góp phần đắc lực cho phần phát triển kĩ năng sống cho học sinh tuy nhiên hoạt động Đoàn thì rất nhiều.

Có thể nói rằng, việc học văn ngoài đòi hỏi lòng đam mê thì còn phải có năng khiếu sử dụng câu từ Trong bối cảnh phổ biến của xu hướng thi trắc nghiệm, học sinh ngày càng ngại viết văn Tâm lý này xuất phát từ sự e ngại và ỷ lại vào hình thức khoanh tròn nhanh chóng, làm mất đi khả năng tư duy và sáng tạo vốn có trong môn văn.

Thơ Hồ Xuân Hương thuộc thơ ca giai đoạn văn học trung đại nên dung lượng cho phần này không nhiều và phải khẳng định một điều rằng thơ ca trung đại để hiểu và ngấm là khó khăn hơn rất nhiều so với thơ ca hiện đại Chính vì vậy với tâm lý của học sinh thời đại 4.0 như bây giờ thì quả thực để đưa các em yêu và hiểu về thơ bà là cả một quá trình lâu dài chứ không chỉ thông qua vài ba tiết học ở trên lớp.

Thời gian học cho khối của học sinh bây giờ có thể nói là không kịp thở.? Vì vậy, việc dành thời gian nhiều để tìm hiểu về một vấn đề là phải thuộc về đam mê bộ môn và chiều hướng đi sâu vào khối D, C phục vụ cho thi cử lâu dài Chính vì vậy để hình thành ý thức, kĩ năng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản thơ không chỉ của riêng tác giả Hồ Xuân Hương mà còn rất nhiều những tác giả khác là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết.

CÁC GIẢI PHÁP

Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học

- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nhận thức được giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương từ đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy, học hỏi những giá trị mà thơ ca của bà mang lại.

Trưng bày băng rôn, áp phích in hình ảnh và thơ của bà tại các không gian rộng như sân trường, sân thể dục, căng tin nhằm tạo nên góc nhìn thu hút sự chú ý và khơi gợi sự tò mò của học sinh Qua đó, kích thích các em đặt ra những câu hỏi liên quan đến đối tượng được tuyên truyền trên các băng rôn, áp phích này, từ đó hình thành thói quen tìm hiểu và khám phá về bà.

Trường học phát huy hiệu quả hoạt động Đài phát thanh vào những giờ ra chơi: 10 phút buổi sáng sau tiết 2 và 15 phút ra chơi giờ học thêm Nội dung phát sóng tập trung tôn vinh di sản thơ ca của nhà thơ Hồ Xuân Hương, giúp học sinh nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu rộng, vai trò và vị trí quan trọng của thơ ca Hồ Xuân Hương trong đời sống văn học Việt Nam.

Hoạt động thi Rung chuông vàng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ HXH.

Tăng cường hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THPT tại di tích Hồ Xuân Hương

- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế để biến những kiến thức học được trên lý thuyết thành những kiến thức thực hành để tạo ra sự khắc ghi lâu hơn, ứng dụng hiệu quả hơn Học theo hình thức trực quan luôn luôn là phương pháp tạo ra sự hứng thú tốt cho học sinh.

+ Kết hợp với Đoàn trường với giáo viên văn, giáo viên dạy hoạt động trải nghiệm và giáo dục địa phương đưa trực tiếp học sinh đến các địa điểm có liên quan tới Hồ Xuân Hương như: nhà thờ họ Hồ ở làng Quỳnh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Bia mộ bà HXH tại làng Quỳnh; Đình làng Quỳnh, gia đình những người dân biết về bà để trực tiếp nói chuyện, tìm hiểu.

+ Cho học sinh xem những video tư liệu về nhà thơ tại phòng đa chức năng, phòng truyền thống của nhà trường.

+ Cho học sinh tham gia vào buổi hội thảo về thơ ca HXH bằng hình thức gián tiếp qua các kênh truyền hình.

+ Cho học sinh trải nghiệm tại những địa danh liên quan tới bà như: Hà Nội ( Cổ Nguyệt Đường,…)

- Clip ghi lại những hoạt động trải nghiệm của học sinh về thăm làng Quỳnh- quê hương nữ sĩ HXH. ĐỊA ĐIỂM: BIA TƯỞNG NIỆM NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG

Đổi mới, lồng ghép giáo dục chủ đề bình đẳng giới qua di sản thơ Hồ Xuân Hương

- Mục tiêu cần đạt: Tạo ra sự phong phú trong các tiết sinh hoạt theo chủ đề nhằm tạo ra sự đổi mới trong các tiết chào cờ truyền thống từ đó tạo được sự hứng thú cho học sinh.

+ Đối với tiết chào cờ: Sẽ phối hợp với Đoàn và giáo viên môn Ngữ Văn có các hoạt động sau:

* Tuyên truyền về giá trị thơ HXH

* Cho học sinh diễn một hoạt cảnh có liên quan tới cuộc đời của bà.

* Cho học sinh lên đọc thơ hoặc ngâm, bình thơ HXH.

* Cho học sinh chơi trò chơi : Nhìn hình đoán chữ hoặc trò quiz nội dung liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp thơ ca HXH.

Đổi mới dạy học chủ đề về giá trị di sản Hồ Xuân Hương thông qua các tiết học môn Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục địa phương trong trường THPT

- Mục tiêu: Thay vì những tiết học bình giảng, đọc ghi như truyền thống thì với cách học mới hiện nay sẽ tạo ra được sự phát triển năng lực tốt nhất cho các em Vì thế giáo viên sẽ ra yêu cầu cho học sinh và các em sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức bài học. ĐỊA ĐIỂM: NHÀ THỜ HỌ HỒ ĐỊA ĐIỂM: TẠI NHÀ TRUYỀN THỐNG XÃ QUỲNH ĐÔI

* Giáo viên giao nhiệm vụ riêng cho các tổ

+ Tổ 1: Tìm hiểu phần tác giả, tác phẩm.

+ Tổ 2: Tìm hiểu về những giá trị nội dung.

+ Tổ 3: Tìm hiểu về những giá trị nghệ thuật.

+ Tổ 4: Thông điệp em nhận được là gì.

( Lưu ý: sẽ làm bằng công nghệ thông tin Với tổ 1 yêu cầu phần tác giả đi cụ thể bằng những hình ảnh trực quan Tổ 4 yêu cầu quay lời nói chia sẻ trực tiếp của các bạn trong lớp để thấy được suy nghĩ của các em khi học và tìm hiểu văn bản của nhà thơ)

* Đa dạng hóa hình thức kiểm tra: thường xuyên, định kỳ nhằm kiểm tra kiến thức của các em từ đó giúp các em khắc ghi mục đích của các hình thức kiểm tra hướng tới.

(Giáo án minh họa tiết dạy bài Tự tình ở phần phụ lục)

Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi nhằm bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương cho học sinh THPT

- Mục tiêu cần đạt: Nhằm giúp học sinh phát huy năng lực một cách tốt nhất từ đó tạo ra được sức hút của vấn đề Khi đã hiểu được giá trị của những cuộc thi này học sinh sẽ thấy được giá trị và tầm ảnh hưởng của nhà thơ HXH từ đó hình thành được thói quen biết bảo tồn và phát huy di sản thơ của bà.

- Cách thức tiến hành: Tổ Ngữ Văn phối hợp với Đoàn trường đưa ra các cuộc thi sau:

- Phóng viên tài năng: Sẽ có những video clip ghi lại những cuộc phỏng vấn tìm hiểu về con người HXH, sẽ có những bản tin ngắn, những hình ảnh đẹp về việc đọc thơ, yêu thơ HXH.

- Họa sĩ tài hoa: Câu lạc bộ vẽ sẽ tổ chức cuộc thi vẽ chân dung Nữ sĩ HXH trong mắt em , viết thơ HXH bằng thư pháp,

- Tập làm dịch giả: Dịch thơ HXH bằng Tiếng anh.

- Em yêu âm nhạc: Thi phổ nhạc thơ, ngâm thơ HXH.

Câu lạc bộ Em yêu văn học là nơi các thành viên chia sẻ niềm đam mê văn học, bộc lộ quan điểm và kiến thức của mình về các tác phẩm văn học Câu lạc bộ họp thường kỳ hàng tuần để thảo luận về các bài văn, tác giả và tác phẩm lớn trong nền văn học trong và ngoài nước Mỗi buổi sinh hoạt sẽ tập trung vào một tác giả hoặc tác phẩm cụ thể, tạo cơ hội cho các thành viên đi sâu tìm hiểu và bình luận về những tác phẩm văn học xuất sắc.

Clip phần diễn kịch của học sinh lớp 10d1 trường THPT Quỳnh Lưu 3 tiết mục

Những trang văn của học sinh thể hiện cảm nhận của mình về các tác phẩm thơ của

+ Những bản dịch thơ Hồ Xuân Hương bằng Tiếng Anh

NHỮNG TẤM CHÂN DUNG DO HỌC SINH CẢM NHẬN VÀ VẼ NÊN

CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh THPT nhằm bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản Hồ Xuân Hương

- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hình thành và phát huy được kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc tạo ra một phần mềm liên quan tới bài học, hứng thú tham gia những trò chơi vừa học vừa chơi có nội dung liên quan tới tìm hiểu về thơ ca HXH

- Cách thức tiến hành: tổ chức cuộc thi nhỏ trong lớp liên quan tới công nghệ thông tin: thiết kế trò chơi quzziz nội dung liên quan tới thơ ca Hồ Xuân Hương; sử dụng phần mềm thinkling.com để tìm hiểu về HXH, trò chơi nhìn hình đoán chữ Các bước tiến hành:

Ở bước 1, giáo viên sẽ nêu mục đích của cuộc thi nhằm giúp học sinh tiếp cận và nắm bắt thông tin bài học một cách nhanh chóng Bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ cung cấp hình dung sơ lược về cuộc thi, định hướng các bước đi tiếp theo để học sinh chủ động và tự giác trong quá trình tham gia.

+ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ tổ chức một trò chơi có sử dụng công nghệ số với nội dung tìm hiểu về tác gia HXH Thời gian cho mỗi trò tối đa là 7 phút và thời gian chuẩn bị là 1 tuần.

+ Bước 3: Yêu cầu trình chiếu sản phẩm, nhận xét, đánh giá và cho điểm ( dựa theo điểm của ban giám khảo gồm giáo viên và 4 thành viên được lớp cử).

Lan tỏa giá trị thơ Hồ Xuân Hương qua các lễ hội

- Mục tiêu cần đạt: Thông qua các hoạt động lễ hội từ cấp trường đến cấp huyện nhằm giúp học sinh nhận thức được giá trị những đóng góp của thơ ca HXH trong cuộc sống hiện tại và cả tương lai lâu dài về sau Những gì bà đóng góp không chỉ văn chương nước nhà nhìn nhận mà đã được thế giới nghiêng mình. Chính vì tầm ảnh hưởng sâu rộng như vậy nên ý thức của mỗi cá nhân giới trẻ là phải biết làm gì để xứng đáng là những đứa con được sinh ra trên mảnh đất quê hương bà

- Cách thức tiến hành: Ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp với Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh và học sinh để tham gia các tiết mục phục vụ cho hoạt động lễ hội có liên quan tới nữ sĩ Hồ Xuân Hương

+ Video về vinh danh nữ sĩ HXH trong ngày Quỳnh Lưu nhận bằng nông thôn mới.

+ Hội thơ kỷ niệm 250 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của bà tại làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu- Nghệ An

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Tiến hành thực nghiệm

Biện pháp được thực hiện ở các đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu như sau:

- Phiếu khảo sát về ý thức bảo tồn, phát triển thơ HXH.

- Lấy ý kiến trực tiếp thông qua hình thức phóng viên nhỏ.

- Thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ môn Ngữ Văn.

- Thông qua các câu lạc bộ.

- Trực tiếp cho học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm liên quan tới vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy di sản thơ HXH như: cho học sinh đến các địa điểm tại xã Quỳnh Đôi như đài tưởng niệm HXH, nhà thờ họ Hồ, nhà truyền thống xã Quỳnh Đôi, đình làng Quỳnh, các cụ cao niêm ở làng Quỳnh.

Thời gian thực nghiệm: Được tiến hành từ tháng 10 năm học 2022-2023

3.3.1 Khảo sát trước khi làm đề tài:

Kết quả về mức độ hiểu biết, quan tâm tới cuộc đời, sự nghiệp cũng như tư tưởng thơ ca HXH nhóm tác giả sáng kiến đã thu được kết quả như sau: 90% biết về tác giả; 70% thuộc 1 bài thơ của bà (chủ yếu là bài Bánh trôi nước), 85% không biết nữ sĩ HXH được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá nhân loại; 80% học sinh không quan tâm tới vấn đề giá trị thơ ca HXH.

Kết quả thực nghiệm

3.3.1 Khảo sát trước khi làm đề tài:

Kết quả khảo sát cho thấy 90% học sinh biết đến Hồ Xuân Hương, 70% thuộc một bài thơ của bà, chủ yếu là "Bánh trôi nước" Tuy nhiên, có tới 85% không biết bà được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa nhân loại Đáng chú ý, 80% học sinh không quan tâm đến giá trị thơ ca của Hồ Xuân Hương.

3.3.2 Khảo sát sau khi triển khai đề tài:

Sau khi áp dụng các biện pháp nhóm tác giả đã thu được những kết quả rất khả quan: số lượng học sinh quan tâm tới giá trị thơ HXH tăng, các câu lạc bộ văn, vẽ, nhạc mà chủ đề không thể thiếu là về thơ ca HXH đã được chú trọng nhiều, lượng thời gian các trường đưa ra trong các tiết sinh hoạt và hướng nghiệp về sự nghiệp của bà Chúa thơ Nôm đã được chú trọng.

Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ở biện pháp này ta thu được kết quả: rất cần thiết và cần thiết là 98,1% ở biện pháp này ta thu được rất cần thiết và cần thiết chiếm: 96,3% ở biện pháp này ta thu được rất cần thiết và cần thiết chiếm: 90,5% biện pháp này ta thu được rất cần thiết và cần thiết chiếm: 92,4% ở biện pháp này ta thu được rất cần thiết và cần thiết chiếm: 95,9%

Từ việc nhận thức được các giải pháp đưa ra là cần thiết và rất cần thiết nên tính khả thi và rất khả thi chiếm: 95,2%

Từ số liệu khảo sát ở trên nhóm tác giả nhận thấy việc bảo tồn và phát huy di sản thơ HXH trong môi trường học đường là việc cần làm ngay và tin rằng kết quả đạt được sẽ rất khả quan. ở biện pháp này ta thu được rất cần thiết và cần thiết chiếm: 95,2%

Chúng ta cần có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong nhiệm vụ gìn giữ, phát huy những giá trị di sản, tư tưởng của nữ sỹ Hồ Xuân Hương trong việc xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh chế độ phong kiến đương thời bước vào thời kỳ suy thoái trầm trọng, xã hội đầy nhiễu nhương bất ổn, cuộc sống người dân vô cùng ngột ngạt Mang thân phận là nữ nhi, “dải lụa đào”,

“miếng cau khô”, Hồ Xuân Hương trở thành nạn nhân của chế độ ấy, cuộc đời phải chịu đựng nhiều truân chuyên, “bảy nổi ba chìm với nước non” Đau đớn, căm phẫn xã hội bất công và khao khát tình yêu, tha thiết tình đời, xót xa cho mình và đồng cảm với thân phận những người phụ nữ bị áp bức, đè nén trong xã hội, Hồ Xuân Hương đã chuyển vào những tác phẩm thơ của mình, tạo nên một hiện tượng thi ca độc đáo, hiếm có không chỉ ở Việt Nam mà mang tầm thế giới.

Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đã đi sâu vào lòng người bởi phản ánh nỗi khổ đau của số phận cá nhân, đồng thời chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc Thơ bà đấu tranh cho quyền sống, quyền bình đẳng, đề cao khát vọng tự do và hạnh phúc cho con người, đặc biệt là phụ nữ Những tác phẩm của Hồ Xuân Hương phá vỡ khuôn khổ xã hội cứng nhắc và hà khắc, trở thành tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của con người, nhất là nữ giới trong xã hội xưa.

Sống trong xã hội phong kiến đương thời với những quy chuẩn ràng buộc khắt khe về “tam tòng, tứ đức”, với “trung trinh tiết hạnh”, với sự rẻ rúng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… nhưng với tư tưởng nhân văn vượt thời đại của Hồ Xuân Hương đã xé toang những rào cản vô lý mà xã hội đương thời áp đặt lên người phụ nữ Qua những vần thơ sắc sảo mà tình tứ; phẫn uất, sâu cay mà giàu chất trữ tình; tài hoa mà hết sức dân dã, Hồ Xuân Hương đã lần đầu tiên đưa vào lịch sử văn học dân tộc tiếng nói sâu đậm màu sắc nữ quyền,đó là quyền được hạnh phúc, quyền được yêu thương, quyền được công khai hiện diện trong cuộc sống với tất cả những gì mà tạo hóa ban cho người phụ nữ và cho con người “Ví đây đổi phận làm trai được; Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”, cho đến hôm nay, những khát vọng về nữ quyền, bình đẳng giới ấy tiếp tục truyền cảm hứng mạnh mẽ đến hậu thế, trở thành một trong những mục tiêu phát triển cao cả của nhân loại.

Dấu ấn văn hóa Hồ Xuân Hương còn được thể hiện qua sự khẳng định con người cá nhân, khẳng định “cái tôi” độc đáo Cái “tôi” ấy không cam chịu bị đè nén, không buông xuôi trước thời thế mà can đảm đấu tranh bảo vệ mình, chống lại những xấu xa, trái đạo đức, trái tự nhiên, bảo vệ những giá trị tiến bộ và tốt đẹp. Cái tôi ấy khát khao cháy bỏng trong tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình Cái tôi ấy tha thiết yêu thiên nhiên, tràn đầy sức sống, âm thanh và màu sắc Bởi vậy, tròn

200 năm sau khi tạ thế, UNESCO đã trao cho Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sứ mệnh vinh quang: truyền cảm hứng và lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến mọi con người trên trái đất.

Ứng với tư tưởng nhân văn, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã phát huy bút pháp uyển chuyển, sáng tạo qua các phương thức nghệ thuật Bà phá vỡ khuôn khổ thơ Đường, đưa đời thường giản dị vào thể thơ đài các; khai thác ngôn ngữ dân tộc phong phú, sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, ca dao, thành ngữ khéo léo, tạo nên sự hòa hợp giữa tinh hoa và đại chúng, truyền thống và hiện đại Sự sáng tạo này của Hồ Xuân Hương đã tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ, khiến thơ bà phổ biến rộng rãi, trở thành hiện tượng "đồng sáng tạo" độc đáo.

Phong cách sáng tác thơ ca của Hồ Xuân Hương nổi bật với sự kết hợp tương phản giữa nhiều thái cực Vừa xót xa lại thách thức, vừa đau đớn lại nổi loạn, vừa cảm thương vừa tranh đấu, vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ, vừa tủi hổ vừa giễu cợt, vừa thanh vừa tục, vừa ý thức vừa bản năng Trong bối cảnh xã hội và văn học đương thời, bà đã tạo nên một cá tính thơ độc đáo, một Hồ Xuân Hương không ai sánh bằng, một ngọn lửa đốt cháy hết mình, một "giọng riêng biệt" không tìm thấy ở bất cứ ai khác.

Bởi thế, trải qua hơn 200 năm xuất hiện trên văn đàn, Hồ Xuân Hương luôn mang đến sự cuốn hút mạnh mẽ cho độc giả, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình danh tiếng trong nước và quốc tế Thơ của Hồ Xuân Hương đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được đưa vào giảng dạy, nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài Con người và thơ Hồ Xuân Hương đã đi vào văn thơ, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, hội họa, được dân gian hóa, được nhân dân gìn giữ và lưu truyền Tên của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được đặt cho các ngôi trường, tuyến phố trang trọng, danh lam, thắng cảnh đẹp, giải thưởng văn học, nghệ thuật ở tỉnh Nghệ An và một số địa phương trong cả nước.

Vượt qua lớp bụi mờ của thời gian, thơ Hồ Xuân Hương đã và đang đi ra thế giới, hòa nhập vào giá trị tinh thần nhân loại, cùng mẫu số chung về con người với khát vọng tự do, bình đẳng, bác ái, qua đó thế giới hiểu thêm con người, dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng.

Ngày đăng: 01/09/2023, 22:39

w