1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN - QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI - đề tài - A. PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI SINH HOẠT - B. PHẦN 2: DỊCH BÁO CÁO : PHƯƠNG PHÁP THỦY TINH HÓA CHO TÁI CHẾ PIN KIỀM ALKALINE THẢI

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 705,07 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀQuản lý chất thải nguy hại là một vấn đề rất nan giải trong việc bảo vệ môi trường trên toàn thế giới ,đây là một vấn đề mang tính toàn cầu mà hiện nay việc quản lý cũng như xử

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

~~~~~~~~o0o~~~~~~~~

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Trang 2

A PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI SINH

HOẠT

B PHẦN 2: DỊCH BÁO CÁO : PHƯƠNG PHÁP THỦY TINH HÓA CHO TÁI CHẾ PIN

KIỀM ALKALINE THẢI

A PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI SINH

HOẠT

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ

II TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI SINH HOẠT

2.1 Khái niệm và phân loại ………

2.1.1 Khái niệm chất thải sinh hoạt ………

2.1.2 Khái niệm chất thải nguy hại ………

2.1.3 Khái niệm chất thải nguy hại sinh hoạ ……….

2.1.4 Phân loại ……….

2.2 Đặc tính của chất thải nguy hại sinh hoạt ………

2.3 Thành phần ……….

2.4 Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại sinh hoạt ………

2.5 Thực trạng quản lý chất thải nguy hại sinh hoạt ……… III KẾT LUẬN

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề rất nan giải trong việc bảo vệ môi trường trên toàn thế giới ,đây là một vấn đề mang tính toàn cầu mà hiện nay việc quản lý cũng như xử lý gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Với tốc độ phát triển liên tục của công nghiệp hóa hiện nay cùng với nhu cầu của con người ngày càng cao thì việc tạo ra các sản phẩm, thiết bị… để đáp ứng nhu cầu của con người là rất cần thiết chính vì vậy màlượng chất thải ngày càng gia tăng đặc biệt là chất thải nguy hại Theo Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2004, tổng lượng CTNH phát sinh hàng năm của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và sẽ tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010 Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2009 lượng CTNH đã vượt con số này Theo một điều tra khảo sát của JICA, tổng lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp

là 5,5 triệu tấn và CTNH là 0,86 triệu tấn Theo dự báo, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn CTNH); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn CTNH); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp) Lượng CTNH phát sinh ngày càng gia tăng, trong đó CTNH trong sinh hoạt cũng phát sinh nhiều hơn theo chất lượng cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng của người dân như đồ điện tử, hóa chất tẩy rửa, …Các loại chất thải này không được thu gom đúng cách mà vứt bừa bãi lẫn với chất thải thông thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân

Trang 4

Từ tình hình thực tiễn trên cho thấy đề tài “ Tổng quan về tình hình phát sinh

chất thải nguy hại sinh hoạt " là nghiên cứu cần thiết sẽ đưa ra cái nhìn tổng

quan về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại sinh hoạt ở Việt Nam

II TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI SINH HOẠT

2.1 Khái niệm và phân loại

2.1.1 Khái niệm về chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạtđộng, sản xuất của con người và động vật Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình,khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…Trong đó, chất thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.Số lượng, thành phần chấtlượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình

độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật Bất kỳ một hoạt động sống của conngười, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra mộtlượng rác đáng kể Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ônhiễm trở lại cho môi trường sống nhất Cho nên, chất thải sinh hoạt có thể địnhnghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của conngười, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống

2.1.2 Khái niệm chất thải nguy hại

Theo Luật BVMT 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,phóng xạ,lây nhiễm dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguyhại khác”

2.1.3 Khái niệm chất thải nguy hại sinh hoạt

Trang 5

Chất thải nguy hại sinh hoạt là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, cháy,

dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác bị loại

ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và độngvật

2.1.4 Phân loại

Rác hữu cơ : bao gồm các vật liệu làm từ giấy ( túi giấy , mảnh bìa ,giấy vệ sinh

…),vật liệu làm từ sợi (vải, len, bì ), các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ,tre, cao su,da (bàn, ghế, đồ chơi, giầy, ví bằng cao su ),các chất thải ra từ thựcphẩm (thực phẩm dư thừa, ôi thiu: rau củ quả ), các vật liệu và sản phẩm đượcchế tạo từ chất dẻo (phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo )

Rác vô cơ : bao gồm các vật liệu và sản phẩm làm từ kim loại thủy tinh ( vỏ hộpnhôm, dây điện, dao, chai lọ ), các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủytinh ( vỏ trai, sò, gạch, đá, gốm…)

Rác hỗn hợp: bao gồm tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở hai hạngmục trên, loại này có thể chia làm hai loại: kích thước >5mm và <5mm (đá cuội,cát , đất )

2.2 Đặc tính của chất thải nguy hại sinh hoạt

Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau:

Trang 6

chất có thể ăn mòn thép Dạng thường gặp là những chất có tính axít hoặc bazơ…

Ví dụ: axit trong bình ác qui

- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó

2.3 Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại sinh hoạt

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) thì các loại rác thải sinh hoạt như bóng đèn nê-ông, pin, bình ắc quy, chai, lọ đựng các chất tẩy rửa… đều là rác thải nguy hại nếu không được bảo quản, thu gom, xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường

Trong các loại rác này ít nhiều có chứa các chất nguy hại như amôniac, axitsunfuríc Ngoài ra, chất formaldehide có thể hiện diện trong phần lớn các sảnphẩm như sơn, vải, vật liệu bằng nhựa trong xe hơi và đồ gỗ Ðây là những chất ônhiễm có bản chất là hợp chất hữu cơ bay hơi, gây kích ứng mắt, da và họng cũngnhư gây triệu chứng như cúm, nổi mề đay và các bệnh về thần kinh

Việc đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt nông thôn trên địa bàntỉnh Hải Dương, Chi cục Bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện trên 72 xã điểm thuộc 12 huyện/thị xã/thành phố Kết quả mức phát thải bình quân đầu người dao động trong khoảng từ 0,19 đến 0,78 kg/người/ngày, mức phát thải trung bình là 0,44 kg/người/ngày Các loại chất thải nguy hại trong rác thải sinh hoạt nông thôn (kim tiêm và các dụng cụ y tế khác, pin, dầu thải và giẻ dính dầu hóa chất, phương tiện giao thông được thu gom chung; bóng đèn huỳnh quang )

Trang 7

chỉ có 6,45% số mẫu rác thải được thu thập trong thời gian nghiên cứu có chứa chất thải nguy hại và chỉ chiếm khoảng 1 - 8% về khối lượng tại một hộ có phát sinh

Bóng đèn nê ông hỏng là rác thải nguy hại, nhưng người dân thường bỏ chung với

các loại rác thải sinh hoạt khác

Theo Trung tâm Phát triển và Hội nhập, trung bình mỗi năm, một người Việt thải ra môi trường 1 kg rác thải điện tử.Như vậy, nếu nhân với 90 triệu dân thì tổng lượng rác thải điện tử mà Việt Nam thải ra một năm sẽ lên đến 90.000 tấn Ông Huỳnh Trung Hải, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi trường (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, CTĐT hiện có lượng thải cao nhất trong đô thị, tăng

từ 20 -25%/năm

Cùng với sự phát triển, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, điện tử ngày càng gia tăng Lượng chất thải này đến từ nhiều nguồn như nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng, đồ điện tử cũ thải ra từ các hộ gia đình…

Theo thống kê của Viện Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 120.000 - 150.000 thiết bị điện, điện tử gia dụng, 200.000 - 300.000 máy vi tính được thải bỏ và nhập khẩu hàng triệu sản phẩm cũ khác

Trang 8

Kết quả điều tra nghiên cứu của JICA kết hợp với URENCO công bố năm 2007 về kiểm kê chất thải điện tử ở Việt Nam với các số liệu được điều tra dưới đây:

Bảng 1: Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam từ năm 2002 đến 2005

tính

Điện thoại di động

Tủ lạnh Điều

hòa không khí

( Nguồn: Kiểm kê chất thải điện tử ở Việt NamJICA,2007)

Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng gần 5 triệu ti vi thải bỏ, gấp hơn 3 lần so với năm

2014 (1,5 triệu chiếc); máy tính là gần 1,5 triệu chiếc, máy giặt là 2,6 triệu chiếc

Pin và ắc qui thải: theo điều tra của đề tài pin- ắc qui thải ở Hà Nội năm 2004 cho

thấy: Mức tiêu thụ pin R6 Zn – C ở khu vực nội thành là 5 – 8 cái/người/năm, khu vực ngoại thành 3 – 5 cái/người/năm Ước tính lượng pin thải R6 Zn – C ở Hà Nội năm 2004 là 200 – 350 tấn/năm (con số tương ứng năm 2010 là 750 tấn) Ắc qui chạy xe gắn máy chủ yếu là ắc qui chì – axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng lượng 2,5 kg/ắc qui Ước tính lượng ăc qui xe máy chì axit vào năm 2004 ở

Hà Nội là 580 tấn/năm (con số tương ứng năm 2010 có thể đạt trên 1200 tấn Theo các chuyên gia, CTĐT là loại chất thải cực độc, có thể gây hại đến môi trường, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm,

Trang 9

ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nên các bệnh như ung thư, tim mạch, thần kinh… thậm chí, có thể để lại di chứng cho thế hệ sau

Rác điện tử tại Việt Nam ngày càng nhiều nhưng không được xử lý triệt để

Trang 10

+ Các chi tiết điện và điện tử thải chứa những bộ phận như pin, ác qui thải ở dạng bẹp, vỡ chiếm từ 0,07% - 1,12%.

+ Các thành phần nguy hại từ các cơ sở dịch vụ chủ yếu bao gồm các cặn kim loại, dầu mỡ, giấy, giẻ có thấm dầu mỡ từ dịch vụ sửa chữa xe, lõi nhựa chứa mực in

từ các cơ sở photocopy và các loại vỏ hộp Tổng lượng chất thải rắn nguy hại từ các cơ sở dịch vụ thông thường chiếm khoảng 36,9% (trong đó, cặn kim loại chiếm1,6%; dầu mỡ thải, giấy, giẻ thấm dầu chiếm 23,4%; nhựa, hoá chất, sơn chiếm 11,1 %; vỏ hộp hoá chất chiếm 0,8 %) Các lõi mực in của máy photocopy, biến thếhỏng được các chủ phát sinh thu gom và bán lại cho người thu mua phế liệu

2.5 Thực trạng quản lý chất thải nguy hại sinh hoạt

Thiếu cơ sở pháp lý

Báo cáo với UBND TPHCM, Quỹ tái chế chất thải thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM - đơn vị trực tiếp tổ chức nhiều “Ngày hội tái chế” và “Tuần lễ thu gom chất thải nguy hại” tại các hộ gia đình cho biết, hiện nay chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm

xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt tại các hộ gia đình Chất thải nguy hại vẫn được nhiều hộ gia đình thải bỏ cùng với các chất thải rắn sinh hoạt thông thường Sau khi được thu gom và chuyên chở đến các bãi rác ở thành phố, rác thải nguy hại vẫn được chôn cùng rác thải sinh hoạt Lượng chất thải nguy hại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

so với lượng rác thải sinh hoạt nhưng chúng là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Từ năm 2008 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường, Quỹ tái chế chất thải cùng nhiều cơ quan liên quan như Thành đoàn TPHCM, Công ty Môi trường Đô thị… đã phối hợp tổ chức nhiều

“Ngày hội tái chế chất thải”, “Tuần lễ thu gom chất thải nguy hại” Kết quả thu được từ những phong trào này rất đáng ghi nhận Nếu như năm 2008, chỉ có 24 điểm thu gom chất thải nguy hại trong thời gian tổ chức “Ngày hội tái chế chất thải” thì đến những năm sau con số này đã tăng lên hơn 100 điểm với hàng ngàn người tham gia Năm 2012, sau một tuần triển khai thu gom chất thải nguy hại tại các hộ gia đình, đã có 1.079,8kg chất thải nguy hại được thu gom, trong đó có 527kg bóng đèn, 404,5kg vỏ chai lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng Năm 2013 con

số này là 1.386kg chất thải nguy hại đã được thu gom, trong đó có 61kg pin; 557,5kg bóng đèn; 767,5kg vỏ chai lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng… Giá trị tuyệt đối của những chất thải nguy hại này có thể không lớn so với số lượng chúng được thải bỏ thực tế tại các hộ gia đình nhưng cái được lớn nhất từ những phong trào này là sự hiểu biết của người dân về chất thải nguy hại

đã được nâng lên Những ngày đầu, “Ngày hội tái chế chất thải” chỉ thu hút được vài ngàn người quan tâm nhưng nay con số đã lên tới hàng chục ngàn Ngay như năm 2013, đã có 90.000 hộ dân và 18.000 khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC và Lotte được tuyên truyền trực tiếp về tác hại; cách nhận biết và cách phân loại, thu gom đúng chất thải

Trang 11

nguy hại tại hộ gia đình Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ dừng ở tầm mức phong trào do thiếu một cơ chế cụ thể, xác định trách nhiệm của việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại.

Xây dựng những điểm thu gom thường xuyên

Đó là kế hoạch của Quỹ tái chế chất thải TPHCM trong thời gian tới Quỹ tái chế chất thải đang nghiên cứu đề xuất Sở Tài nguyên - Môi trường, UBND TPHCM đưa những hoạt động thu gom chất thải nguy hại tại các hộ gia đình được tổ chức hàng năm trong các chương trình “Ngày hội tái chế chất thải” hoặc “Tuần lễ thu gom chất thải” vào chương trình hoạt động bảo vệ môi trường thường xuyên ở các quận, huyện Tùy từng quận, huyện, Quỹ tái chế chất thải sẽ đề nghị xây dựng các điểm thu gom chất thải cố định tại từng khu vực Khi có nhu cầu, người dân có thể đem chất thải nguy hại đến bỏ

ở đấy Định kỳ, các đơn vị có chức năng và được cấp phép thu gom, xử lý chất thải nguy hại sẽ đưa những chất thải này đi xử lý Theo đại diện Quỹ tái chế chất thải, chất thải nguy hại tại các hộ gia đình đôi khi là những thứ rất gần gũi với sinh hoạt của người dân và người dân sau khi sử dụng có thể thải bỏ bất cứ lúc nào Pin và những

đồ dùng liên quan tới pin như ắc quy chẳng hạn Trong pin, ắc quy có chì Khi bị nhiễm độc chì, đặc biệt là trẻ em, có thể bị ngộ độc và đến một giới hạn nhất định có khả năng

sẽ bị ung thư, thiếu máu, thậm chí đột tử nếu bị ngộ độc nặng Bình đựng chất tẩy rửa kính, gỗ, thuốc xịt diệt côn trùng hay bóng đèn tuýp hỏng đều được coi là rác thải nguy hại Nếu không được thải bỏ đúng cách sẽ có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Ngay cả một số đồ nhựa cũng có khả năng gây độc Bản chất của polymer không độc nhưng lại phụ thuộc nhiều các chất phụ gia trong quá trình sản xuất thành các vật dụng Đặc biệt là nhựa tái sinh, nếu nguồn phế liệu sản xuất ra nhựa lẫn lộn nhiều loại bao bì chứa hóa chất, thuốc trừ sâu… mà chỉ được xử lý vệ sinh sơ sài rồi đưa vào sản xuất Chính vì vậy, thu gom và đưa đi xử lý kịp thời chất thải nguy hại trong sinh hoạt tại các hộ gia đình là yêu cầu cấp bách, cần làm ngay của thành phố Theo Quỹ tái chế chất thải TPHCM, nhiều nước trên thế giới cũng tiến hành thu gom chất thải nguy hại tại các hộ gia đình theo hình thức như vậy Với tình hình thực tế của mình, Việt Nam mà cụ thể là TPHCM hoàn toàn có thể nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm này Chất thải nguy hại, đúng như tên gọi của nó, cần được thu gom và xử lý thường xuyên để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân thay vì “chờ đợi” tới những dịp như “Ngày hội tái chế chất thải” hoặc “Tuần lễ thu gom chất thải”… Tất nhiên, những dịp như vậy cũng nên được duy trì nhưng đã đến lúc hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ “nổi” lên trong các dịp lễ hội.

V KẾT LUẬN

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho tình trạng lan tràn các chất thải ô nhiễm đặc biệt là chất thải nguy hại ngày càng gia tăng nghiêm trọng, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội Các chất thải nguy hại đa phần không tác động ngay lập tức tới môi trương nhưng về lâu dài các chất thải này tích lũy với một lượng

Trang 12

đủ lớn khi đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của con người.Chính vì vậy việc thu gom cũng như xử lý ,quản lý một cách tối ưu đối với các nguồn chất thải trong đó có chất thải nguy hại là vô cùng cần thiết Đây là vấn đề nan giải không chỉ tại Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới Tại Việt Nam

do kinh phí còn thấp nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thật tiên tiến tại nước ta

bị hạn chế vì vậy để phù hợp với điều kiện tại Việt Nam trong vấn đề xử lý chất thải ,cần tiết phải xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn,quy chuẩn kĩ thuật, định mức kinh tế kĩ thuật làm cơ sở cho công nghệ sử lý chất thải

Ngoài ra để công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả nhà nước không chỉ quan tâmđến vấn đề quản lý, thanh tra, xử phạt mà cần thiết phải chú trọng đến vấn đề quản lý thị trường và quy hoạch công nghệ quản lý chất thải nguy hại như vậy mới có thể tránh được rủi ro cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả bảo

vê môi trường tiến tới một môi trường xanh, sạch ,đẹp

Trang 13

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tài liệu sách, báo,tạp chí

Bộ tài nguyên môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2009

ThS, NCS Võ Đình Long và ThS Nguyễn Văn Sơn, Tập bài giảng Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, Chất thải rắn

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội, 2003

2 tài liệu internet

a 20150123002932280.htm

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/kho-khan-xu-ly-chat-thai-dien-tu-hoat-gia-dinh.1286/

b nguy-hai-trong-gia-dinh-27012.htm

Ngày đăng: 30/06/2024, 11:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w