1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài - TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP

40 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 316,17 KB

Nội dung

Ở đây thực hiện không hiệu quả việc thiết lập hệ thống từ phân loại, thu gom, lưu trữ và vận chuyển, cũng như không thực thi hiệu quả các điều lệ về quản lí chất thải nguy hại phát sinh

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

~~~~~~~~o0o~~~~~~~~

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI

TRONG NÔNG NGHIỆP Phần A: Bài báo: “Quản lý chất thải nguy hại tại

Thái Lan Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai”

Phần B: Tổng quan tình hình phát sinh chất thải

nguy hại từ nông nghiệp.

Trang 2

Phần A: Bài báo: “Quản lý chất thải nguy hại tại Thái Lan:

Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai”

Tóm tắt Bài viết này đề cập đến tình hình của hoạt động quản lý chất thải ở Thái

Lan hiện nay và đưa ra cái nhìn sâu sắc về viễn cảnh của nó trong tương lai Quá trình công nghiệp hóa ở Thái Lan là nguồn gốc của sự gia tăng phát sinh chất thải nguy hại Tổng lượng phát sinh chất thải nguy hại trong năm 2001

là 1.65 triệu tấn Người ta ước tính rằng có hơn 300 triệu kg/năm chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn phi công nghiệp, nguồn gốc cộng đồng (vd :

ắc quy, đèn huynh quang, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,…) mà không có các trang thiết bị sẵn có để xử lý những chất thải này Ở đây thực hiện không hiệu quả việc thiết lập hệ thống từ phân loại, thu gom, lưu trữ và vận chuyển, cũng như không thực thi hiệu quả các điều lệ về quản lí chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp, phi công nghiệp Do thiếu thiết bị xử lí

và tiêu hủy mà các chất thải này đã lẫn vào nước thải thành phố, bãi chôn lấp công cộng, các khu vực lân cận hay kênh rạch tạo mối bận tâm nghiêm trọng

về môi trường Hơn nữa Thái Lan còn không có khung pháp lí đầy đủ về sự giám sát, kiểm định và quản lí chất thải nguy hại Thêm vào việc không có một định nghĩa quốc gia đầy đủ về chất thải nguy hại, kinh phí hạn chế đã gây ra một cản trở đáng kể trong việc quản lí có hiệu quả chất thải nguy hại Như vậy, các hoạt động quản lý chất thải hiện nay ở Thái Lan tiềm ẩn mối nguy hại cho con người và môi trường Vấn đề thách thức trong quản lí chất thải nguy hại ở Thái Lan không chỉ liên quan tới sự hạn chế về nguồn lực tài chính (cần thiết cho xử lí và tiêu hủy một cách dễ dàng) mà còn là không có

Trang 3

định hướng phát triển phù hợp theo nguyên tắc giảm thiểu chất thải nguy hại

và phát triển bền vững Một phương pháp tiếp cận toàn diện để đạt được hiệu quả trong quản lý chất thải nguy hại là hợp nhất nỗ lực của tất cả các ngành, chính phủ, cá nhân và cộng đồng, đó là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe con người và môi trường

Từ khóa : Industrial hazardous waste (chất thải nguy hại công nghiệp), Nonindustrial hazardous waste (chất thải nguy hại phi công nghiệp),

Generation (sự phát sinh), Treatment (xử lý), Disposal (tiêu hủy)

1.Lời giới thiệu

Trong suốt thập kỉ qua, chất thải rắn và chất thải nguy hại tăng đến mức đáng báo động và là vấn đề lớn về môi trường ở Thái Lan Sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đã làm số lượng các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại tăng đáng kể với tốc độ chóng mặt Từ hồ sơ thống kê của Sở công nghiệp (DIW), số các nhà máy trong nước tăng nhanh chóng từ 86000 đến 104996 trong giai đoạn 1989-1996 Uớc tính tổng số lượng chất thải (công nghiệp, phi công ngiệp và nguy hại) trong nước trong giai đoạn 1997-2017 vào khoảng 41792 -75481 tấn/ngày Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường (MOSTE) báo cáo rằng tổng khối lượng phát sinh chất thải nguy hại ở Thái Lan trong năm 2001

là 1,65 tấn

Các cơ sở xử lí và tiêu hủy không đủ để đáp ứng sự gia tăng ngày càng lớn số lượng phát sinh chất thải độc hại Nhu cầu lưu trữ, vận chuyển, xử lí

và loại bỏ các chất thải sinh ra ngày càng tăng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần

có các quy định, tiêu chuẩn môi trường đảm bảo cho an toàn cộng đồng Các

Trang 4

quy định và tiêu chuẩn hiện hành có thể không khả dụng hoặc không đủ để

kiểm soát và quản lí chất thải nguy hại gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng

Tuy nhiên, các vấn đề và trở ngại của việc quản lí chất thải nguy hại ở

Thái Lan có thể được khắc phục bởi sự nỗ lực của chính phủ, cá nhân và

cộng đồng Một chiến lược cho tương lai phải xây dựng trên cơ sở kết hợp

công nghệ được phát triển trên nguyên tắc giảm thiểu chất thải và phát triển

bền vững, cũng như có được sự hưởng ứng của cá nhân và cộng đồng

Bảng 1 Ước tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Thái Lan,

phân theo loại:

Trang 5

946565 441803

0

1658192

Trang 6

1634104

5993220

2813980

Nguồn: 1 ước tính: 2 Cục Kiểm soát ô nhiếm (1992)

PCB: polychlorinated biphenyl

2.Định nghĩa và phân loại chất thải nguy hại Thực tế "chất thải nguy hại" là một thuật ngữ không được xác định rõ ở

quốc gia này Theo đạo luật chất nguy hiểm 1992, thuật ngữ "chất thải nguy

hại" được áp dụng cho các loại chất thải bị nhiễm bẩn, nguyên liệu độc hại,

bao gồm cả các chất nổ, chất dễ cháy, các chất oxy hóa và peroxit, các chất

độc hại, chất gây bệnh, các chất phóng xạ, chất gây đột biến, các chất ăn

mòn, các chất kích thích, chất hóa học hay các chất có khả năng gây ra tổn

hại cho con người, động vật, thực vật, của cải hoặc môi trường Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ công nghiệp và phi công nghiệp cũng được xác

định và phân loại trong đạo luật này

Trang 7

3.Sự phát sinh chất thải nguy hại tại Thái Lan

Từ các hồ sơ, thống kê của Sở công nghiệp, số lượng các nhà máy đăng

ký tại Sở Công nghiệp toàn quốc tăng lên nhanh chóng 86.000-104.996 tronggiai đoạn 1989-1996 Người ta ước tính là tổng lượng chất thải (công nghiệp,

đô thị, và nguy hại) trên cả nước trong giai đoạn 1997-2017 sẽ khoảng41.792 - 75.481 tấn/ngày Các chất thải được tạo ra trong khu vực đô thịđược ước tính vào khoảng 20.542- 46.848 tấn/ngày, trong khi các chất thảitrong các khu vực nông thôn sẽ khoảng 21.250-28.633 tấn/ngày Cục Kiểmsoát ô nhiểm Thái Lan báo cáo rằng tổng số lượng phát sinh chất thải nguyhại tại Thái Lan năm 2001 là 1,65 triệu tấn, trong đó 1,29 triệu tấn (78%)được tạo ra bởi các ngành công nghiệp, 0,36 triệu tấn được tạo ra bởi cácnghành phi công nghiệp (cộng đồng) (Cục kiểm soát ô nhiễm, thông tin nội

bộ, 2001) Bên cạnh các nghành công nghiệp và phi công nghiệp, một nguồnchính của sự phát sinh chất thải nguy hại là vận chuyển chất thải nguy hại từnước ngoài vào Thái Lan

 Chất thải nguy hại công nghiệp

Ước tính toàn diện đầu tiên của toàn quốc các chất thải nguy hại phát sinh

đã được báo cáo năm 1989 bởi hai tổ chức kỹ thuật Năm 1992 Cục kiểmsoát ô nhiểm ở Thái Lan, đã phối hợp với Bộ Công nghiệp, sửa đổi bản kiểm

kê và giảm quy mô dự toán Ước tính phát sinh chất thải nguy hại trên toànquốc, được công bố vào năm 1989 và 1992, đã liệt kê 14 loại chủ yếu Bảng

1 cho thấy ýớc tính cho từng loại vào nãm 1986, 1991, 1996 và 2001 Sốlýợng phát sinh chất thải nguy hại báo cáo nãm 2001 (1,65 triệu tấn/nãm)thấp hõn so với dự tính (2,81 triệu tấn/ nãm), nguyên nhân chủ yếu cuộckhoảng hoảng kinh tế Châu Á Tuy nhiên, các các ước tính cho thấy rằng hơn70% các chất thải nguy hại tạo ra ở Thái Lan dưới dạng bùn kim loại nặng và

Trang 8

chất rắn Các nhóm quan trọng khác của chất thải nguy hại phải kể đến là cácloại dầu, chất thải acid, chất thải lây nhiễm, dung môi, và chất thải kiềm Nógián tiếp chỉ ra rằng các nhà máy lọc dầu, các ngành công nghiệp mạ điện,dệt, giấy và dược phẩm… chính là nguồn phát thải chủ yếu chất thải nguyhại ở Thái Lan.

Bảng 2 Số lượng chất thải nguy hại các tỉnh ven biển phía Đông.

Rayong 54671 82966 125907 191072Chachoengsa

o

247104 374997 569083 863662

Chonburi 59253 89920 136550 207087Tổng số 361082 547884 831540 1261780

Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển Thái Lan.

Các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu nằm trongkhu vực Bangkok, tỉnh Samut Prakan và các tỉnh ven biển phía Đông Cácngành mạ điện và dệt là những ngành công nghiệp có lượng phát sinh chấtthải nguy hại ở khu vực Bangkok, trong khi thuộc da và công nghiệp hóa chất

là nguồn phát sinh chủ yếu chất thải nguy hại ở tỉnh Samut Prakan Ở cáctỉnh ven biển phía Đông, cặn kim loại nặng và các chất rắn là yếu tố đónggóp lớn nhất cho sự phát sinh các chất thải nguy hại Các tỉnh(Chachoengsao, Chonburi và Rayong) có tốc độ tăng trưởng kinh tế 10% -

Trang 9

11%, và trong tổng số 2.904 nhà máy đã đăng kí, 979 nhà máy có khả năngphát thải chất thải nguy hại Các nhà máy này bao gồm một khu liên hợpcông nghiệp nặng làm việc sử dụng khí thiên nhiên tạo ra một lượng lớn hóadầu, hóa chất, và các kim loại màu Tổng chất thải nguy hại phát sinh trongkhu vực vào năm 1993 là khoảng 282.639 tấn, trong đó 209.132 tấn, riêngcủa tỉnh Chachoengsao (chiếm 74%) Bảng 2 cho thấy số lượng chất thảicông nghiệp nguy hại được tạo ra bởi các ngành công nghiệp ở ba tỉnh.

 Chất thải nguy hại phi công nghiệp

Một lượng đáng kể các chất thải nguy hại tại Thái Lan được tạo ra từ cáchoạt động hàng ngày của ngành phi công nghiệp, khu dân cư chẳng hạn nhưcác cửa hàng sửa chữa ô tô, trạm xăng, bệnh viện, trang trại, hộ gia đình.Chất thải nguy hại phi công nghiệp (hoặc cộng đồng) chủ yếu là các loại dầu

đã qua sử dụng, ăcquy axit chì và pin khô, hóa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,chất thải y tế, dung môi và nhiên liệu

Năm 1996, Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan thực hiện một nghiên cứu khảthi liên quan đến hệ thống thu gom và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ

cộng đồng tại Vương quốc Thái Lan Ước tính khối lương chất thải nguy hại phi công nghiệp phát sinh (cộng đồng tạo ra) trong năm 1996 và dự báo trongtương lai được đưa ra trong Bảng 3 Nó được ước tính rằng hơn 300 triệu kg/năm đã được tạo ra từ cộng đồng, một lượng tương đương khoảng 5.07kg

mỗi người mỗi năm (Bảng 4)

Bảng 3: Lượng rác thải nguy hại phát sinh do cộng đồng (phi công

nghiệp) ở Thái Lan, theo loại:

Loại chất thải Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh(tấn/năm)

Có tính Độc 147332 183581 213667 244042 274672

Trang 10

Nguồn: Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ KHCN và MT

Bảng 4: Ước tính tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh do cộng đồng

(CGHW) trong năm 2006

Vùng Lượng CGHW

năm 2006(millionkg)

Lượng CGHW trên đầu người

Nguồn: Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ KHCN và MT

4.Nguồn chất thải nguy hại xuyên biên giới

Trong giai đoạn 1990-1993, ước tính có khoảng 4446 tấn chất thải nguyhại vào Thái Lan theo hình thức chất thải thô (ví dụ, các chất rắn, bùn, xỉ) vàcác sản phẩm tiêu dùng chi tiêu (ví dụ, pin) từ Úc, Anh, và Mỹ Theo Cơquan Nghiên cứu xuất nhập khẩu cảng Mỹ, Thái Lan đã nhận được khoảng17,2 tấn chất thải nhựa từ Hoa Kỳ Các bộ phận kiểm soát ô nhiễm đã ghi lại

Trang 11

các dữ liệu nhập khẩu amiăng trong suốt năm 1980 Đây là một loại vật liệuxây dựng vốn bị cấm ở các nước công nghiệp phát triển nhất.Giữa năm 1978

và năm 1992, nhập khẩu amiăng tăng từ 50.690 tấn lên 128.126 tấn mỗi năm.Năm 1989, các nhà khoa học đã đưa ra khối lượng chất thải nguy hại lưu trữtại cảng Klong Toey là khoảng 161937kg, và ước tính cần khoảng 0,27 triệubaht (1,08 triệu USD) để xử lý đúng cách các chất thải đổ vào cảng Thậtkhông may, đã không có hành động nào được thực hiện, và vào năm 1991,một vụ nổ xảy ra tại đây đã làm thiệt mạng ít nhất 21 người và gây ra các vấn

đề sức khỏe mãn tính cho hàng trăm người dân sống ở các vùng lân cận

5.Thực tiễn quản lí chất thải nguy hại ở Thái Lan

 Quản lí chất thải công nghiệp

Số lượng lớn các chất thải nguy hại được tạo ra từ các nhà máy có quy mônhỏ hiện đang được vận chuyển vào các tuyến đường thủy hoặc tập trung tại các khu đất thải, chúng đều lưu trữ mà ít hoặc không qua xử lí Các nhà máy trung bình và lớn thường được trang bị các cơ sở xử lí nhưng hầu hết trong sốnày ít hoặc không hiệu quả, không có khả năng xử lí chất thải nguy hại

Đất công nghiệp của công ty cung cấp cho các nhà máy thành viên, nơi đểxây dựng các khu xử lí nhưng không ai biết nó có được hoàn thành một cách thuận lợi hay không

Do thiếu các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tại Thái Lan, vào đầu những năm 1990, Bộ Công nghiệp (MOI) đã khuyến khích mạnh mẽ việc phân loại chất thải nguy hại của các nhà máy, theo thông báo số 25 của Bộ Công

nghiệp (1988), để có cơ sở lưu trữ chất thải nguy hại cho đến khi các cơ sở

xử lí đã được xây dựng Nhiều công ty ở Thái Lan phản ứng bằng cách lưu

Trang 12

trữ chất thải tại khuôn viên nhà máy Ngoài ra báo cáo cho thấy các chất thải nguy hại đổ ngay trên đất công (tức là ở các thành phố có đất trống, hoặc gần với công viên công cộng) không phải là hiếm.

 Hệ thống xử lí và tiêu hủy chất thải nguy hại

Do các cơ sở xử lí chất thải nguy hại bị hạn chế, chỉ một phần mười đến một phần hai mươi các chất thải phát sinh tại Thái Lan được xử lí, do đó các

cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp, đã thành lập hai trung tâm dịch vụ xử

lý chất thải công nghiệp

1.Samae Dam, quận Bangkhuntian, Bangkok

Nhà máy này được thành lập năm 1988, là khu xử lí chất thải công nghiệpchính, nó cung cấp một dịch vụ xử lí chủ yếu cho ngành công nghiệp mạ điện

và dệt may ở Bangkok và vùng lân cận Phương pháp bao gồm:

- Xử lí bằng phương pháp lí hóa (chủ yếu là nước thải)

- Ổn định hóa rắn và chôn lấp

Năng suất của nhà máy này là 500m3 chất thải nguy hại lỏng và rắn cho

mỗi ca 8h, hoặc 100000 tấn của chất thải lỏng và 25000 tấn của chất thải rắn trong 1 năm Khu xử lí đặt tại một khu đất tỉnh Ratchaburi, cách Bangkok 100km về phía Tây Nam

2.Nhà máy Map Ta Phut, tỉnh Rayong

Genco là một công ti liên doanh giữa Sở công nghiệp và các công ty tư

nhân Genco được thành lập vào năm 1994 để thiết lập một tích hợp xử lí chất thải nguy hại phục vụ cho toàn vương quốc Phương pháp xử lí tại đấy gồm 3 giai đoạn

Trang 13

Giai đoạn 1: Hóa học ổn định, hố chôn rác an toàn, pha trộn nhiên liệu

cho các lò nung xi măng

Giai đoạn 2: Lí hóa học

Giai đoạn 3: Lò đốt hoặc xử lý nhiệt

Công suất 500 tấn/ ngày, 125000 tấn/ năm, và sẽ được mở rộng để đạt

đến 1000 tấn/ ngày trong tương lai gần

Tuy nhiên khả năng của các trung tâm vẫn còn hạn chế để xử lí tất cả

lượng chất thải nguy hại hiện nay Và nhà nước có kế hoạch thành lập 3 nhà máy bổ sung đặt tại 3 tỉnh Chonburi, Saraburi và Rayong trong tương lai gần

 Chất thải tái chế

Hiện nay việc tái chế chất thải hoạt động trên quy mô nhỏ bao gồm công nghệ tinh lọc và truyền thống sử dụng kĩ thuật tách vật lí và thanh lọc vật liệutái chế (ví dụ như thủy tinh, kim loại, các loại khác trong chất thải rắn đô thị).Dầu bôi trơn đã qua sử dụng và chì từ pin thải cũng được tái chế, phương pháp tái chế làm sạch dung môi bằng cách sử dụng quá trình chưng cất ngày càng phát triển Các sáng kiến mới tập trung vào việc phát triển một trung tâm trao đổi thông tin để tạo điều kiện và thúc đẩy việc tái chế chất thải nguy hại công nghiệp

 Xử lí tại biển

Thái Lan đã không phê chuẩn MARPOL 73/78 (công ước quốc tế về các công tác phòng chống ô nhiễm từ tàu biển) đây chính là thiếu sót của pháp luật về các biện pháp kiểm soát ô nhiếm môi trường Do vậy xử lí chất thải trên biển bị cấm Nhưng vẫn có những nghi ngờ về việc buôn bán chất thải nguy hại trên vịnh biển Thái Lan giữa tàu địa phương và tàu nước ngoài đangdiễn ra, tuy nhiên vẫn chưa được xác thực

Trang 14

 Giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm

Hiện tại không có sáng kiến nào cho việc giảm thiểu chất thải nguy hại

Tuy nhiên theo các kế hoạch quản lí quốc gia thì các biện pháp sau đây được

khuyến khích:

Miễn giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị phục phụ công việc tái chế

chất thải, thuế ưu tiên cho lượng chất thải được xử lí, hỗ trợ kinh phí và đặc

quyền cho việc thành lập các cơ sở tái chế rác thải, mở các chương trình nâng

cao sự hiểu biết và nhận thức của các nhà sản xuất về chất thải nguy hại

Bảng 5 Phân phối xử lý và tái sử dụng các loại chất thải, quốc gia (kg/

năm)

Loại chất thải Tổng số

lượng ướctính

Tái sử dụng

Xử lý vớiMSW

Đốt / lòđốt chất thải y tế

Từ môi trường

Qua thoátnước

Trang 16

54 3Pin khô 20717848 3555

1

153818590

57708583 713360

2

25962775

Trang 17

Theo báo cáo của Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan hiện nay chỉ có một số

ít quy định về việc kiểm soát sự tạo ra chất thải nguy hại của cộng đồng trên

cả nước Việc quản lý loại chất thải nguy hại từ cộng đồng được áp dụng bằng cách chia nhỏ theo loại chất thải và nguồn gốc phát sinh Các dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 70% lượng chất thải tạo ra do cộng đồng là bị tách ra từ các loại chất thải khác, cũng theo báo cáo này thì khoảng 85% chấtthải được lưu trữ trong một số loại thùng chứa trước khi đem thải bỏ, chỉ có 2% chất thải là được xử lý Bảng 5 qui định sự phân loại, trên cơ sở quốc gia,

về việc xử lý chất thải và tái sử dụng các phương pháp thưc tiễn, với nền tảng

là các ước dựa trên các số liệu điều tra, và được phân loại các loại chất thải

Nó đã đem lại sự hỗ trợ tích cực, kết quả là khoảng 51% chất thải nguy hại

do cộng đồng tạo ra được tái sử dụng và tái chế Mỗi năm khoảng 57 triệu kg chất thải có tính phóng xạ, truyền nhiễm, và các loại chất thải nói chung đượcthu gom và tập kết với chất thải rắn đô thị, bằng cách ấy, các loại chất thải không nguy hại lại được lưu lại ở các điểm lưu giữ chất thải nguy hại đô thị Mặt khác, khoảng 85 triệu kg rác thải mỗi năm được thải vào môi trường thông qua việc thải ra các bãi rác bất hợp pháp, đốt không kiểm soát ở ngoài trời, xả thải vào nguồn nước mặt, xả trực tiếp vào hệ thống cống rãnh, hoặc bằng các phương pháp xử lý khác Ngoài ra, 153 triệu kg chất thải được tái chế, tái sử dụng bởi các bên khác thay vì chính nơi tạo ra chúng, nó được thu gom tái chế tại tại nguồn, hoặc được vận chuyển từ nguồn đến nơi tái chế Một số loại chất thải có thể được tái sử dụng, đặc biệt là các loại dầu thải, chất thải hữu cơ dễ bắt lửa, pin chì-axit, và kim loại Theo kết quả khảo sát, hầu hết việc tái sử dụng chất thải đều kéo theo việc đốt để tận thu năng

lượng Mặc dù các phương pháp nhìn chung là thích hợp hơn đối với những hoạt động xử lý rác thường được thấy ở Thái Lan như xả thải ra môi trường hoặc hệ thống cống rãnh, nó vẫn có thể tạo ra lượng khí thải độc hại tùy

Trang 18

thuộc vào các thành phần của chất thải và các phương pháp thiêu hủy Một vài phương pháp về việc tái sử có thể kể đến như ứng dụng của dầu được sử dụng như chất để ngăn bụi hoặc thuốc diệt cỏ, nhưng lại có thể gây ô nhiễm cho đất, nước ngầm, mặt nước, và có thể gây ung thư cho con người (ví dụ, biphenyl polychlorinated (PCB)) Ngoài ra, dầu còn được tái chế trái

phép/không đúng cách và sử dụng như dầu động cơ Dầu động cơ này thường

có đặc thù là nồng độ kim loại nặng cao, nó gây ra hư hỏng cho động cơ, là nguyên nhân bốc hơi vào khí quyển những khí độc hại và gây ra những nguy hiểm tiềm tàng khi hít phải Đó là một vài phương pháp tái sử dụng chất thải

mà chưa cân nhắc tới vấn đề môi trường Pin axit đang được phục hồi và sử dụng cho máy móc tự động, và cũng được thu gom cho việc thu hồi kim loại

Sử dụng thuốc tẩy là giải pháp trong xử lý ảnh để tận thu kim loại (bạc)

6.Vấn đề và thách thức đối với quản lý chất thải nguy hại

ở Thái Lan

Các nước như Thái Lan - các nước đang chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp phát triển dựa trên công nghệ,họ đang phải đối mặt với các vấn đề và thách thức trong việc quản lý cả tài nguyên vàchất thải

Các vấn đề chính ở Thái Lan trong quản lý chất thải nguy hại là những vấn đề tác động tới môi trường như: chất thải không được kiểm soát, rác thải bừa bãi, phân loại và lưu trữ rác thải không đúng cách trước khi thu thập, chất thải nhiều, thực tiễn xử lý không đạt tiêu chuẩn và không có sẵn các cơ

sở xử lý Vấn đề có ảnh hưởng nhất là sự khan hiếm nguồn lực trong nước (con người cũng như ngân sách) Phần lớn các vấn đề và thách thức mà Thái

Trang 19

Lan phải đối mặt trong việc quản lý chất thải nguy hại sẽ được thảo luận trong bài viết này.

Sự phát sinh và đặc tính của chất thải nguy hại

Các dữ liệu sẵn có một cách toàn diện và đáng tin cậy về nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại Thái Lan vẫn không hề lý tưởng Điều đó chính là sự khó khăn để có được dữ liệu chính xác bởi các ngành Công nghiệp phụ thuộcnhiều vào các thông tin đó, hoặc họ không biết rằng chất thải họ tạo ra là nguy hiểm Trong tình huống như vậy, người ta phải dựa vào số liệu ước tính

và dự báo về sự thay đổi chất thải nguy hại để đưa ra mục đích lập kế hoạch

và phát triển Số lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Thái Lan theo báo cáocủa PCD (The Pollution Control Department- Cục Kiểm soát ô nhiễm)vào năm 2001 là 1,65 triệu tấn Trong đó cộng đồng tạo ra 0,36 triệu tấn và công nghiệp là 1,29 triệu tấn Ngoài ra, hiện tại đang có 1 sự gia tăng không ổn định các chất thải nguy hại gây ra những trở ngại đáng kể cho việc quản lý Tiêu chuẩn chất lượng môi trường đối với nước thải độc hại là quá chung chung và một số còn bất cập về khái niệm, vì vậy trong trường hợp không có đặc tính phù hợp, số lượng ngày càng tăng của chất thải nguy hại là một thách thức cho việc xử lý đúng đắn và thực hành quản lý ở Thái Lan Ngoài

sự cần thiết phải giảm đi chất thải nguy hại lỏng và rắn được tạo ra bởi các ngành công nghiệp thì việc đối phó với các vấn đề về chất thải nguy hại phát sinh từ cộng đồng cũng được nhấn mạnh Chẳng hạn như 22718 tấn chất thải

từ các ngành công nghiệp chế tạo pin khô được sản xuất tại Thái Lan mỗi năm (Cục Kiểm soát ô nhiễm năm 1996)

Buôn bán chất thải nguy hại, đặc biệt là ở các nước phát triển như Thái Lan, nơi quản lý kiểm soát ít nghiêm ngặt, là một vấn đề nghiêm trọng Sự phát triển nền kinh tế đã dẫn đến việc các công ty tìm đến các bãi đổ rác giá

Trang 20

rẻ nhất và đơn giản nhất, chuyển chất thải của họ sang những nước đang pháttriển Trong khi đó luật môi trường thiếu nghiêm ngặt và thực thi pháp luật chưa thực sự hiệu quả Các vấn đề chính gặp phải trong việc ngăn chặn nạn buôn bán chất thải nguy hại là thiếu hay không đạt tiêu chuẩn của các cơ sở

xử lý chất thải, lỗ hổng của pháp luật, thể chế không hiệu quả và thiếu khả năng giám sát

Cơ sở xử lý và chế biến

Mặc dù có 1 số lượng lớn các ngành công nghiệp tạo ra chất thải độc hại trong các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh của Thái Lan, nhưng có ít các sơ sở

xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại được thành lập, chúng được đặt tại các khu vực xung quanh Băngkok và các tỉnh bờ biển phía Đông Vấn đề xử

lý chất thải rất phức tạp và cần được nghiên cứu toàn diện Việc lựa chọn công nghệ xử lý đòi hỏi một lượng lớn chất thải có đặc tính rõ ràng, phụ thuộc vào khả năng chi trả và nhu cầu về công nghệ thân thiện với môi

trường Cở sở xử lý chất thải dệt may và mạ điện đã được xây dựng trong khu vực Băngkok, là nơi có khoảng 80% chất thải công nghiệp được tạo ra từhai ngành này Xử lý hóa lý, ổn định hóa học và đốt kĩ thuật được áp dụng cho chất thải công nghiệp và nguy hại tại các tỉnh bờ biển phía Đông, kể cả những chất thải chứa các thành phần hóa dầu và bùn kim loại Thiêu hủy hay

xử lý hóa lý chất thải công nghiệp và nguy hại là thân thiện với môi trường tuy nhiên tốn kém hơn

Hệ thống phân loại, lưu trữ, thu gom và vận chuyển chưa được thành lập, không có quy định riêng đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công ngiệp và phi công nghiệp Do đó, chất thải được thải ra bãi rác công cộng, các khu gần đó hoặc đường thủy, nâng cao mối nguy hiểm cho môi

Ngày đăng: 30/06/2024, 03:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Ước tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Thái Lan,     phân theo loại: - Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài -  TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP
Bảng 1. Ước tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Thái Lan, phân theo loại: (Trang 4)
Bảng 2. Số lượng chất thải nguy hại các tỉnh ven biển phía Đông. - Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài -  TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP
Bảng 2. Số lượng chất thải nguy hại các tỉnh ven biển phía Đông (Trang 8)
Bảng 5. Phân phối xử lý và tái sử dụng các loại chất thải, quốc gia  (kg/ - Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài -  TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP
Bảng 5. Phân phối xử lý và tái sử dụng các loại chất thải, quốc gia (kg/ (Trang 14)
Hình 1:Mô hình khái niệm cho sự kết hợp các phương pháp tiếp cận trong  quản lý chất thải nguy hại. - Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài -  TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP
Hình 1 Mô hình khái niệm cho sự kết hợp các phương pháp tiếp cận trong quản lý chất thải nguy hại (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w