1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh đề tài câu hỏi theo nhóm

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này đã nói lên sự khủng hoảng, bế tắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng: - Con đường của Phan Bội Châu: "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau" - Con đường của Phan Chu Trin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰCKHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Trang 2

Câu 1 : Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta.

I.Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

  Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể tómtắt thành một hệ thống các luận điểm như sau:

1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường của cách mạng vô sản.

Những bài học thất bại trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước: Hàng loạt những phong trào yêu nước đã nô ra tuy anh dũng nhưng không thành công Những phong trào yêu nước trong thời kỳ này mặc dù gây tiếng vang nhưng lại thất bại Điều này đã nói lên sự khủng hoảng, bế tắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng:

- Con đường của Phan Bội Châu: "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau" - Con đường của Phan Chu Trinh: "Xin giặc rủ lòng thương"

- Con đường của Hoàng Hoa Thám: " Vẫn nặng tình phong kiến"

Sau khi chứng kiến các phong trào cứu nước ấy, Hồ Chí Minh tuy rất khâm phụcc tinh thần yêu nước của cha ông ta, nhưng người không đồng ý với con đường của họ Chính vì vậy, Người có chí hướng muốn tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở phương

- Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam qua các chặng đường gian nan thử thách, Hồ Chí Minh luôn

luôn khẳng định một chân lý là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc

không có con đường nào khác là cách mạng vô sản.

- Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòicủa nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một

Trang 3

trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản.

2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sự nghiệp giải phóng dân tộc thành

công “Trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng có vững cách mệnh mới

thành công”

- Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh đã xây dựng đươc một Đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình → Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã năm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tốhàng đầu bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng.

3 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ

sở liên minh công – nông.

Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải

việc việc của một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công,thương đều nhất trí chống lại cường quyền” Trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người

khẳng định cái cốt của nó là công – nông, “công nông là người chủ cách mệnh

công nông là gốc cách mệnh”

- Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần vận động,tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm

nô lệ trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức

mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do.

- Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân

dân vì mục tiêu chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết

sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt

- Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chốngđế quốc, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: “côngnông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tưbản áp bức, song không cực khổ bằng công nông;  3 hạng ấy chỉ là bầu bạncách mệnh của công nông thôi” Và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất

Trang 4

cẩn thận, không khi nào nhượng  một chút lợi ích gì của công nông mà đi vàođường thỏa hiệp”

4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có

khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

- Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểmxem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi củacách mạng vô sản ở chính quốc Quan điểm này vô hình trung đã làm giảmtính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa

- Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đếquốc và do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần

dân tộc, năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng thuộc địa không

những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giànhthắng lợi trước.

- Khẳng định vị trí và vai trò của cách mạng giải phóng thuộc địa trong mốiquan hệ với cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: “trong khi thủ tiêumột trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc,họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụgiải phóng  hoàn toàn”

Những luận điểm trên đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa của Hồ Chí Minh Nó có giá trị lý luận và thựctiễn rất to lớn và đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Namcũng như trên thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo

lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trangtrong nhân dân.

Ngay từ đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Hồ Chí

Minh đã đề cập khả năng một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương TheoNgười, cuộc khởi nghĩa vũ trang đó: phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quầnchúng chứ không phải một cuộc nổi loạn Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minhbắt nguồn từ sự phân tích vai trò của quần chúng nhân dân, bản chất phản động củachính quyền thực dân Pháp và bài học kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam, củacách mạng Nga, từ sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

Trang 5

- Tháng 5 – 1941, Hội nghị Trung ương 8 do  Người chủ trì đã đưa ra nhậnđịnh: Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũtrang, mở đầu có thể là bằng một cuộc  khởi nghĩa từng phần trong từng địaphương mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.

- Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh cùng với Trung ươngĐảng chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng cáctổ chức chính trị của quần chúng, lập ra các đội du kích vũ trang, chủ độngđón thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và chỉ trongvòng 10 ngày đã giành được chính quyền trong cả nước.

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết củaLênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, sáng tạo, baogồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giảiphóng dân tộc ở thuộc địa.

Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của sự nghiệpđổi mới ở nước ta đã chứng minh tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạocủa tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp, giải phóng con người.

II Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta.

Phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta là vì:

1 Khơi dậy CN yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn lực mạnh mẽ nhất đểxây dựng và bảo vệ tổ quốc:

Trong đổi mới Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế độc lập dân tộc vàCNXH nhằm tạo ra nguồn lực mới để phát triển đất nước Trong đó cần phát huytối đa nguồn nội lực, nhất là nguồn lực con người (trí tuệ, truyền thống dân tộc,vốn, tài nguyên) kiên quyết không chịu nghèo hèn, thấp kém, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa vững bước tiến lên CNXH.

2 Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm của giai cấp CN:

Trang 6

Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao chủ nghĩa yêu nước nhưng luônvững vàng trên lập trường giai cấp CN trong giải quyết vấn đề dân tộc.

Đảng ta luôn khẳng định: Giai cấp CN Việt Nam là giai cấp độc quyền lãnh đạoCM Việt Nam từ khi có Đảng Đại đoàn kết nhưng phải trên nền tảng liên minhcông nông trí thức do giai cấp CN lãnh đạo Trong giành, giữ chính quyền phải sửdụng bạo lực CM của quần chúng chống lại bạo lực phản CM.

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH: Đây là nguyên tắc bất biến cần vậndụng mọi hoàn cảnh.

(Phong trào CM thế giới có lúc tả, có lúc hữu, lúc nhấn mạnh lợi ích giai cấp coinhẹ lợi ích dân tộc, gần đây lại gạt bỏ lợi ích giai cấp, tuyệt đối hơn lợi ích dân tộc,từ bỏ CM, từ bỏ CN quốc tế vô sản Đảng ta vẫn khẳng định: Dù Liên Xô, ĐôngÂu tan rã, thế giới biến động, đấu tranh giai cấp dân tộc diễn ra dưới nhiều hìnhthức khác, nhưng không được buông lơi quyền lợi giai cấp, nhấn mạnh lợi ích dântộc làm suy yếu phong trào CM thế giới, tan rã CNXH, bùng phát xung đột dântộc, tôn giáo, lãnh thổ là làm giàu cho bọn lái súng,…)

Cần chống lại quan điểm cho rằng đất nước đi theo con đường nào cũng được,không nhất thiết độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, CNXH là lý tưởng nhưng làkhông tưởng, ép ta từ bỏ CNXH, đa nguyên chính trị, từ bỏ sự lãnh đạo của Đảngđể có tự do tư sản.

Đảng ta khẳng định xây dựng CNXH vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh” không chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dântộc, ở Việt Nam chỉ có Đảng CS Việt Nam mới là đại biểu cho lợi ích giai cấpCN,nhân dân lao động và dân tộc, mới xây dựng được khối đại đoàn kết thực hiệnmục tiêu nêu trên những lệch lạc tư tưởng tả hoặc hữu đều trái với tư tưởng Hồ ChíMinh.

3 Chăm lo xây dựng khối đại đòan kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệgiữa các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam:

Trong đổi mới, Đảng ta lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh… làm điểmtương đồng, đồng thời cũng chấp nhận những điểm khác nhưng không trái với lợi

Trang 7

ích dân tộc (5 ngón tay có ngón dài ngón vắn, nhưng dù dài vắn đều hợp lại nơilòng bàn tay), giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh để hoànthành mục tiêu trên ĐH 9 chỉ rõ: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết luôn có vị tríchiến lược trong CM Việt Nam Bác Hồ chỉ rõ: Đồng bào miền núi có truyềnthống cần cù trong CM và kháng chiến, đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanhliệt Người chỉ thị phải chăm lo phát triển KT-XH vùng dân tộc miền núi, thựchiện đền ơn đáp nghĩa với đồng bào Những năm đổi mới vừa qua, đời sống cácvùng dân tộc có những chuyển biến rõ rệt, song nhìn chung còn nghèo, khó khăncòn nhiều, sắp tới phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế hànghóa , xóa đói nghèo, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ, chống kì thị dân tộc, tự tydân tộc, dân tộc hẹp hòi.

Câu 2 : Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1 Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc trưng ở một lĩnh vực nào đó (như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, động lực, nguồn lực, v.v.) của chủ nghĩa xã hội, song tất cả đều hướng đến mục tiêu cơ bản của nó mà theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hếtnhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu nước mạnh.

 Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế:

Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam Ngườikhẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hộicũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia Trên cơ sở nền

Trang 8

tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội Bác cũng khẳng định,trong lịch sử loài người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn mạnh “không phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tựnhư vậy” Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hộikhông trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

 Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá: Đưa văn hoá thâm nhập vào chính trị, kinh tế tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, kinh tế và chính trị.

 Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức: Chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân.

 Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc

 Từ đặc điểm lịch sử dân tộc:

Nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mang đậm dấu ấn phongkiến phương Đông, mâu thuẫn giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài,như ở phương Tây, do đó hình thành Quốc gia dân tộc từ sớm; Ngay từ buổiđầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hìnhthành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất vànước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bềnchặt Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở ViệtNam: Tinh thần yêu nước, yêu thương đùm bọc trong hoạn nạn đấu tranh, cốkết cộng đồng Quốc gia dân tộc.

 Từ truyền thống văn hoá lâu đời, bản sắc riêng:

Đó là nền văn hoá lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý;nền văn hoá mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dân tộc trọnghiền tài; hiếu học Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là thống nhấtvới văn hoá, “chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủnghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người”.

 Từ tư duy triết học phương Đông:

Coi trọng hoà đồng, đạo đức nhân nghĩa Về phương diện đạo đức, Ngườicho rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân.

Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợpcủa các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính

Trang 9

trị, đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận vềchủ nghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và xuhướng phát triển của thời đại

Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu khách quan là tìm một ý thứchệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lạithắng lợi cho cách mạng Việt Nam (Bậc cách mạng tiền bối hoặc là có ý thứcgiành độc lập dân tộc lại không có ý thức canh tân đất nước; hoặc là có ý thức canhtân đất nước lại kém ý thức chống Pháp) Cách mạng Việt Nam đòi hỏi có một giaicấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ýthức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng Hồ Chí Minhsớm nhìn thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đườnglối, vì vậy cách mạng chưa đem lại giải phóng dân tộc Tư tưởng độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho giảiphóng dân tộc ở phương Đông: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và Nguyễn ÁiQuốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân.

Hồ Chí Minh đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ

Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sởthực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tìnhcảm cách mạng Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy rộng mở và văn hoá.

2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Để chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN cần phải trải qua một thời kỳ quá độnhất định Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH được lý giải từ các căn cứ sau đây:

cơ sở chế độ tư hữu TBCN về các tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức vàbóc lột CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtchủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể; không còn các giaicấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột Muốn có xã hội như vậycần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định.

cao Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất

Trang 10

định cho CNXH, nhưng muốn có cơ sở vật chất – kỹ thuật đó cần phải có thờigian tổ chức, sắp xếp lại.Đối với những nước chưa từng trải qua quá trìnhCNH tiến lên CNXH , TKQĐ cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật choCNXH có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành CNHXHCN.

CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN Sự pháttriển của CNTB dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện,tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội XHCN, do vậy cũng cần phải cóthời gian nhất định để xây dựng và phát triển các quan hệ đó.

phức tạp, cần phải có thời gian để GCCN từng bước làm quen với những côngviệc đó.

TKQĐ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cóthể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đối vơi những nước đã trảiqua CNTB phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên CNXH, TKQĐ có thể tươngđối ngắn Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển CNTB ở mức độ trung bình,đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậuthì TKQĐ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại đanxen giữa những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trongmối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực (kinhtế, chính trị, tư tưởng – văn hóa) của đời sống xã hội

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w