Do điều kiện chiến tranh lễ hội một thời gian dài đã không được quan tâm thoả đáng xứng với công lao của các vị tướng được nhân dân địa phương coi là những vị Thánh của quê hương.. Lịch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHOGHN
KHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIỆT
DƯƠNG THỊ NGỌC ANH
LÊ HỘI ĐỀN CAO, THÔN ĐẠI, XÃ AN LẠC, THỊ XÃ CHÍ LINH,
TINH HAI DƯƠNG
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HOC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan khóa luận này là két quả nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, các sô liệu, kêt quả trong bài khóa luận đêu trung thực, không lây
nguyên văn của bat kì công trình nghiên cứu nào Tat cả nguồn dẫn đêu được
chú thích rõ ràng và công khai.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Dương Thị Ngọc Anh
Trang 4Nà —
LOI CAM ON
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.Ts Trịnh Đức Hiển, giảng viên khoa Việt Nam Học và Tiếng Việt, trường
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôitrong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Việt Nam Học và Tiếng Việt,
trường Đại Học Khoa Học Xã Hội, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm tạ sự giúp đỡ của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội
Việt Nam, Phòng văn hóa Thông Tin, Thể Thao và Du Lịch huyện Chí Linh,
Ban văn hóa xã An Lạc, thư viện trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn, đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ tác giả trong quá trình điền đã hoàn thành
khóa luận.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình
và bạn bè đã tạo điêu kiện giúp đỡ về mọi mặt.
Mặc dù tôi đã có nhiêu cô găng song thời gian và năng lực có hạn nên
luận văn khó tránh khỏi những thiêu sót Tôi rât mong nhận được sự đóng góp ý
kiên của quý thây cô và các bạn.
VỀ gay 25⁄ See 22 Hà nội, ngày tháng 05 năm 2014
Trang 5MỤC LỤC
¿x98 An 3
1 Lý do chọn đề tài - 2-2 tre 3
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu -22-©2222222+2EYt2rxttrtrrkrrrrerrrked 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - - - - 55+ 5+* + setsseseeresreses 5
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - - + 5-5 5+ 5s+e+x+e+esrsreeeree 6
5 Phương pháp nghiên €CỨu - - 5 5 2+3 S23 23923 92 9 ng ngư 6
)I9)800)1902177 8
Chương 1 NĂM VỊ TƯỚNG HO VUONG VA VUNG QUE AN LẠC 8
1.1 Đôi nét khái quát về vùng qué An Lac . -:-©5+©c+5z+scse2 8
1.1.1 Dae nan nhdaaỪộỪêDỂ.A 8 1.1.2 Kinh tế - xã hội «kh TH H111 1011013 11511115 111111 c0 9 IHƯAN Ki nnọ)DùŨẰỤẶẰỤẶÃIIIIỶ 9
1.1.2.2 Dần cư — văn hóa - - E22 2222222233031 3 SH 33555 xe 10
1.2 Sự tích về năm vị tướng họ Vương - 2+ s5s+se+szserseced 12
¡08 8 7°›°-°-:'4 17Chương 2 QUY TRÌNH LE HỘII - 2 2 5£ ©z+£++zvzxvrxerxerred 19
2.1 Về khái niệm lễ hội - - 22 ©SSxeEE2EEEEEEEEEEEEExvrkrrkrrrrrkrrrree 19
2.2 Không gian lễ hội 2 ©2123 1231121211111 rrre 22
2.2.1 Đền Cao - St SH 21 2122121121101121112 211211 11.11.1101 111 re 232.2.2 DOM N0 Nay 27
2.2.3 Đền Bến Tràng 2-5 22+ xEEEEEEEEE12121111 111111 re 28 2.2.4 Dn Ben enn ga 28 2.2.5 Đền thờ vua Lê Dai Hành: - 2-2 + z+EE+EEeEkerEerrerrerrxee 29
2.2.6 Di tich nh 30
2.3 Diễn trình lễ hội — Ô 31
2.3.1 Lịch lễ tết hàng năm ở khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cao 31
2.32 những nghỉ lễ và kiêng ki tại khu di tích đền Cao 33
1
Trang 62.3.3.2 Ông Trùm và lễ xin 'Trùim 2 + s+xscererxrrxrrrrrrrrrree 38
2.3.4 Phần lễ trong lễ hội đền OF: <3 311511311122 xe, 39
2.3.5 Phần hội trong lễ hội đền Cao -22- 55+ Scs+rxserrrrrrrerrkee 46
Chương 3 GIA TRI VA Y NGHĨA CUA LE HOI DEN CAO 50
3.1 Các giá trị nỗi bật của lễ hội đền Cao cece cecceccsesssesssecseesseesneeseesneeees 50
3.1.1 Giá trị lịch Sử -22-52-55c S52 E221 crrree 50
3.1.2 Gid tri VAM 6A 8 :44343 51
3.2 Ý nghĩa của lễ hội đền Cao 2 cssesecsscsesssssssesseeseesesseeaes 52
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Manh đất Chí Linh — mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với nhiều danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc bậc nhất lịch sử như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, năm vị tướng họ Vương, thầy giáo Chu Văn An Từ xưa
nơi đây đã nỗi tiếng với những nét đẹp văn hóa cô truyền, giàu bản sắc, giàu
tính nhân văn và lễ hội cũng là một trong những nét đẹp văn hóa đó Mọi
người có thể ai cũng biết đến Chí Linh có lễ hội Côn Sơn — Kiếp Bạc nỗi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến những lễ hội khác không kém phần
đặc sắc mà đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lễ hội đền Caothuộc thôn Đại, xã An Lạc Lễ hội Đền Cao được diễn ra nhằm tưởng nhớ đến
năm vị tướng họ Vương đã giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc cứu nước.
Lễ hội đền Cao được tổ chức hàng năm vào dịp tháng giêng để tưởng
nhớ đến năm vị tướng họ Vương cùng vua Lê Đại Hành và những đội quân
năm đó đã tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm Do điều kiện chiến
tranh lễ hội một thời gian dài đã không được quan tâm thoả đáng xứng với
công lao của các vị tướng được nhân dân địa phương coi là những vị Thánh
của quê hương Nhưng ké từ khi chiến tranh kết thúc, lễ hội đã được các cấpchính quyền quan tâm và được diễn ra với quy mô hoành tráng xứng đáng với
hình tượng vĩ đại của các vị thánh trong lòng dân chúng.
Cũng như nhiều lễ hội cé truyền ở Việt Nam nói chung, lễ hội đền Cao
đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng tâm
_ linh của người dân, giáo dục truyền thống văn hóa chống giặc ngoại xâm của
dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm qua Lễ hội đền Cao là dip dé tai hién lainhững chiến công của năm vi tướng ho Vương va là môi trường dé các trò
chơi dân gian có dịp thé hiện và phát triển Lễ hội đền Cao là nơi gắn kết cộng
dong, tăng cường tình cảm giữa con người với con người, góp phân xây dựng
3
Trang 8lên những đức tính cao đẹp của người dân địa phương nói riêng và người dân
Việt Nam nói chung, đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, yêu nước,
thương dân.
Lễ hội đền Cao từ bao năm qua đã trở thành một nét văn hóa lành
mạnh, thu hút đông đảo nhân dân tham gia Tuy nhiên, số người biết đến lễ
hội đền Cao không lớn và các nhà nghiên cứu xuất phát từ chuyên môn nghề nghiệp chỉ nghiên cứu một số khía cạnh nhất định nào đó, hoặc là nghiên cứu
chủ yếu về khu di tích đền Cao, do đó chưa có một công trình nào nghiên cứu
toàn diện, có hệ thống về lễ hội đền Cao Vì vậy tôi chọn đề tài Lễ hội đền
Cao, thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương làm khóa luận tốt
nghiệp Tôi hy vọng với khả năng nhỏ bé của mình có thể tìm hiểu được
nhiều thông tin mới, khẳng định được giá trị của lễ hội đền Cao để bài khóaluận được hoàn thiện hơn.
2 Lịch sử van đề nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ hội nói chung thì có các công trình nghiên cứu nỗi bật
như Lễ hội cổ truyền do Viện Văn hóa dân gian biên soạn năm 1992, /ễ hộitruyền thong trong đời sống hiện đại do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn
hành năm 1993, Hội hé đình đám của Toan Anh năm 1969, Lễ hội truyền
thong và hiện đại của Đặng Văn Lung và Thu Linh năm 1984, LỄ hội và danh
nhân lịch sử Việt Nam của Ha Hùng Tiến năm 1997.
Liên quan đên dé tài này có một số công trình nghiên cứu nhưng chủ yêu đề cập cụ thê và toàn diện vê khu di tích đền Cao và sự tích về năm vị
tướng họ Vương Trong những công trình nghiên cứu này có nhắc đến lễ hội
đền Cao nhưng chỉ là những bài khái quát nhất
Về sự tích năm vị tướng họ Vương: Năm 1988 cuốn Sự tich đền cao
của Lê Phúc được xuât bản với nội dung nói về các sự tích liên quan đến khu
Trang 9di tích đền Cao và năm vi tướng họ Vương Hội văn học nghệ thuật Hải Hưng
tháng 1 năm 1992 xuất bản cuốn Dén Cao Cuốn sách này nghiên cứu về sự
tích đền Cao, tên các vị thần, các giai thoại và mẫu truyện liên quan đến di tích đền Cao Trong cuốn sách cũng có một bài về lễ hội đền Cao nhưng chỉ
mang tính chất giới thiệu khái quát về lễ rước thánh trong lễ hội đền Cao.
Về khu di tích đền Cao: Hội khoa học lịch sử Việt Nam kết hợp với
UBND xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương xuất bản cuốn Dén Cao
di tích lịch sử và danh thắng cuốn sách có giới thiệu sơ qua về sự tích đền
Cao còn lại chủ yếu là giới thiệu về đền Cao và một số hiện vật còn lại trong
đền như bia đá, chuông đồng Cuốn sách này có một bài viết về lễ hội đền
Cao tuy nhiên vẫn chưa đề cập tới nội dung chính của lễ hội Hội khoa học
lịch sử Việt Nam kết hợp với UBND xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương xuất bản cuốn Dén Cao đi tích lịch sử và danh thắng Cuốn sách nêu đầy đủ các vấn đề liên quan đến khu di tích đền Cao: chuyện kế về các vị
tướng họ Vương, quân thể di tích bên dòng nguyệt giang (bao gồm khu di tích
đền Cao), và có một bài giới thiệu lễ hội đền Cao nhưng chủ yếu bài này
mang tính chất thu hút du lịch.
Cho đến nay, theo tôi được biết chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu, có hệ thống về lễ hội đền Cao Hy vọng những gì tôi tìm hiểu
trong bài khóa luận có thé góp phần tăng thêm hiểu biết về lễ hội đền Cao - lễ
hội còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa dân tộc.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Lễ hội đền Cao là một trong những nét đẹp văn hóa cô truyền của mảnh
đất Chí Linh Lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa của vùng quê An lạc, Chí Linh,
thé hiện lòng tự tôn dân tộc, thể hiện nguyện vọng của nhân dân, ước mơ của
nhân dân hướng con người đến với vẻ đẹp toàn diện chân — thiện — mỹ Sau
5
Trang 10một thời kì chiến tranh kéo dài làm cho lễ hội bị gián đoạn, hầu hết những lễ
nghi, những hoạt động vẫn đang dần dần được khôi phục lại giống với nguyên
bản xưa kia của nó Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu lễ hội đền Cao,
tôi hi vọng có thé giới thiệu một nét đẹp văn hóa của quê hương mình đến tất
cả mọi người, đồng thời từ đó nêu nên những vấn đề đang tồn tại ở lễ hội đền
Cao hiện nay để có thể tìm cách khắc phục nhằm bảo tổn và phát huy những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân An Lạc và đất nước việt Nam.
Thông qua bài khóa luận này tôi cũng hi vọng các cấp, các ngành có thé quan
tâm hơn đến những lễ hội đặc sắc ở các làng quê, ít được mọi người biết đến.
Việc quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và nhân dân chính là góp phần
bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa, những giá trị nỗi bật trong lễ hội
đên Cao.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tái hiện lại bức tranh lê hội đên Cao xưa và nay.
+ Nêu bật vai trò và ý nghĩa của lễ hội đền Cao đối với người dân địa phương
nói riêng và trong cộng đồng Việt Nam nói chung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy lễ hội đền Cao, thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương làm đối tượng nghiên cứu, trong đó chú trọng nội dung quy trình
lễ hội.
* Phạm vi nghiên cứu
Các van đề liên quan đến lễ hội đền Cao, truyền thống và hiện đại.
Š Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành chủ yếu áp dụng các phương pháp sau:
Trang 11- Sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tế tại khu di tích đền
Cao, thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương dé thu thập thông
tin chính cho đề tài.
- Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tai
liệu tham khảo, dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu điền dã
thực địa, rút ra những kết luận cho đề tài.
6 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Năm vi tướng họ Vương và vùng qué An Lac.
Chương 2: Quy trình lễ hội.
Chương 3: Giá trị và ý nghĩa của lễ hội đền Cao.
Trang 12NĂM VỊ TƯỚNG HỌ VƯƠNG VÀ VÙNG QUÊ AN LẠC 1.1 Đôi nét khái quát về vùng quê An Lạc
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí
An Lạc là một xã miền núi thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương,cách
trung tâm thị xã 7km về phía Đông Nam.
Địa hình của xã An Lạc không bằng phẳng, độ cao xoải dần theo hướng
Đông — Nam Phía Bắc xã An Lạc giáp xã Văn Đức; phía Nam giáp xã Tân
Dân; phía Đông có con sông Kinh Thay, bên kia là xã Lê Ninh huyện Kinh
Môn; phía Tây giáp xã Thái Học.
An Lạc có vi trí địa lý khá thuận lợi, nằm gần trung tâm của thị xã Chí
Linh và thành phố Hải Dương, giữa hai tuyến tỉnh lộ quan trọng của Hải
Dương là tỉnh lộ 183 và tỉnh lộ 186 An Lac nằm ven sông Kinh Thay, giao
thông đường thủy thuận lợi chảy từ Bắc xuống Nam, kết nối với các huyện
Nam Sách và Kinh Môn.
* Địa hình
An Lạc là một xã vùng núi, địa hình được chia làm hai dạng chính: khu
đổi bát úp xen kẽ ruộng canh tác, đồi núi ven sông Kinh Thay, có độ cao từ 15
— 100 m, độ dốc từ 5 — 30°, phân bố ở phía Đông và phía Đông Bắc của xã
như núi Vọng Ké, Vọng Vắt, Ninh Công xen kẽ là các ruộng canh tác hẹp
trồng lúa như đồng Vọng Lật, đồng Trại Cá Trong khi đó, ở phía Tây và Tây
Bắc là dải bãi bằng phù sa với những cánh đồng lớn nối tiếp nhau như đồng
Ao Cá, đồng Sam, đồng Vọng và đồng Re.
* Khí hậu
Trang 13“———————————-—————-—-An Lạc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (có hai mùa rõ rệt): Mùa
nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, đặc điểm thời tiết là nắng nóng, mưa nhiều, tông bức xạ nhiệt lớn; mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên dẫn đến đặc điểm thời tiết lạnh,
hanh khô vào nửa đầu mùa đông gây hạn hán ảnh hưởng nhiều đến sản xuất
nông nghiệp, và lạnh âm vào nửa cuôi mùa đông gây mưa phùn và rét mướit.
Nhiệt độ trung bình năm ở An Lạc khoảng từ 22 — 23 °C Tháng 6, 7
nhiệt độ cao nhất khoảng từ 36 — 38 °C Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, 2
khoảng từ 10 - 12 ”C
Lượng mưa trung bình năm của xã là 1.463 mm, thấp hơn một ít so với chỉ số trung bình của tỉnh Hải Dương Lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa chiếm khoảng 70%, mùa khô chiếm khoảng 30%.
1.1.2 Kinh tế - xã hội1.1.2.1 Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của An Lạc hiện nay bao gồm ba ngành chính đó là
nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ Từ bao đời nay, đối với An Lạc nghề nông vẫn luôn là nghè chính Điều này thé hiện rõ nhất ở cơ
cấu kinh tế của xã hiện nay, theo số liệu thống kê năm 2011, tỷ trọng ngành
nông nghiệp đứng đầu chiếm 57,5 %, tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và
công nghiệp chiếm 30,3% đứng thứ hai và đứng cuối cùng là tỷ trọng ngành
thương mại dịch vụ chiếm 12,2% Cũng theo số liệu thống kê năm 2011, diện
tích đất tự nhiên của xã An Lạc là 1.020,77 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 720 ha chiếm tới 70,53% Qua các số liệu được thống kê ở trên
chúng ta có thể thấy, cho đến nay, đối với xã An Lạc, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng nhất, mặc dù trong những năm gần đây tỷ trọng
ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng ngành nông nghiệp vẫn luôn
chiếm trên 50% tỷ trọng của toàn ngành.
9
Trang 14Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, ở đây chủ yếu là
làm nghề xay xát, gò hàn, nghề mộc, khai thác cát, sản xuất gạch, vôi, ngành
nghề cơ khí Nhìn chung thì ngành công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp vẫn
đang trên đà phát triển nhưng mức độ tăng trưởng chậm, do ảnh hưởng của
giá cả nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tác động mạnh mẽ đến sản xuất công nghiệp.
Ngành thương mại dịch vụ chỉ chiếm 12,2%, có tỷ trọng thấp nhất toàn ngành vì ngành này là một ngành mới xuất hiện, trong những năm gần đây
nhìn chung đều tăng nhưng tốc độ tăng tương đối chậm Các ngành nghề chủ
yếu là vận tải thủy, cung ứng vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hàng hóa
tạp vụ, các sản phẩm nông nghiệp.
1.1.2.2 Dan cư — văn hóa
Do từ bao đời nay ngành nông nghiệp là ngành chính và đóng vai trò
quan trọng nhất đối với nền kinh tế của xã An Lạc cho nên người dân chủ yếu
là làm nông nghiệp Theo số liệu thống kê năm 201 1, tổng số lao động thường
xuyên trong ngành nông nghiệp là 2961, người chiếm tỷ lệ 80% trong tổng số
lao động toàn xã Ngay từ buổi ban đầu, bà con nơi đây, với những công cụ
thô sơ, phải sống trong một địa thế khó khăn, lam lũ để khai phá đất đai Xưa
kia, trình độ khai thác của người dân nơi đây còn lạc hậu, năm nào cũng vậy
chỉ là “chiêm tép, mùa di, sống để bụng, chết mang đi” như dân ta thường nói.Dưới chế độ thực dân - phong kiến, giai cấp thống trị chưa chú ý đến công tác
thủy lợi, đê điều, cầu công nên đồng ruộng An Lạc “chớm mưa đã úng, chớmnắng đã hạn” Do phương thức sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, cơ sở vật chất
kỹ thuật hầu như không có, các tiềm năng phong phú của đất đai chưa được
khai thác triệt dé, lại kết hợp với công tác thủy lợi không được quan tâm chú ý
nên nhân dân trong xã quanh năm bị thiếu ăn, đời sống gian nan cực khổ Từ
sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến
10
Trang 15công tác thủy lợi, đã tổ chức cho nhân dân đắp đê dọc sông Kinh Thây, đào
mương, đắp vùng, xây dựng cầu cống; thủy lợi đã tạo thành hệ thống kênh
mương chẳng chịt dài hàng chục km Đặc biệt là con sông thủy nông dài 3,6
km từ Tây sang Đông trước khi dé về sông Kinh Thay làm cho nạn ngập lụt,
hạn hán giảm hắn, thuận lợi cho việc tưới tiêu, khiến cho những cánh đồng
trước kia chỉ cấy được một vụ , nay đã cấy được hai vụ lúa và một vụ mau.
Năng suất lúa ngày càng gia tăng giúp cho người dân thoát khỏi nghèo đói.
Ngoài làm ruộng An Lạc còn có một thế mạnh là có trên 500 ha đồi
núi, diện tích gấp rưỡi diện tích trồng lúa của xã Đổi núi xã An Lạc trước kia
có nhiều lâm sản quý như lim, sến, táu, chò chỉ, vàng tâm, gụ và có vô vàn
các loại chim thú sinh sống Trong các đầm hồ có nhiều cá tôm, đó là nguồn
sinh sống của nhiều hộ dân Ngày nay, những tài sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng đã không còn, chỉ sót lại rừng tre bà Thị và rừng lim cô ở Đền Cao; song với chính sách phát triển của Nhà nước, những đồi trọc đã được người
dân trồng rừng và trồng cây ăn trái như vải, nhãn, mit, di Nghề trồng rừng
và làm vườn trên núi này đã mang lại thu nhập cho bà con nơi đây và góp
phan phủ xanh đổi trọc bảo vệ quê hương
Ngoài phần lớn bộ phận dân cư làm nông nghiệp thì một bộ phận dân
cư lại kiếm thu nhập bằng cách làm các ngành công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và thương mại dịch vụ Các ngành này tạo được khá nhiều việc làmcho lao động địa phương, có thu nhập 6n định hon rất nhiều so với sản xuấtnông nghiệp Tuy nhiên, do tốc độ phát triển chậm nên số lao động làm trongngành nghề này vẫn rất thấp Theo số liệu thống kê năm 2011 thì tổng số laođộng làm trong ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ là
673 người, chiếm 20% tong số lao động toàn xã
Dau cuộc sông của người dân nơi đây còn bao gian lao, vat vả, phải
bươn trải trong cuộc sống hàng ngày, nhưng người dân An Lạc, trái lại có
11
Trang 16cuộc sống tinh thần vô cùng phong phú đa dạng và rất an lạc giống như ý
nghĩa cái tên của quê hương họ an cư và lạc nghiệp Nhân dân trong xã đều
theo đạo Phật, những bậc cao niên trong làng thường răn dạy con cháu phải
tránh xa cái ác, làm việc thiện, sống thủy chung có nghĩa, có tình Xã An Lạc
có nhiều đền, chùa, miéu được xây dựng theo lối kiến trúc cỗổ với những nét
hoa văn tỉnh xảo là những nơi sinh hoạt tín ngưỡng tỉnh thần cho người dân trong xã và cho người dân ở các xã khác, vùng khác Nỗi bật trong số đó là
khu di tích Đền Cao gồm bốn ngôi đền thờ năm vị tướng họ Vương Ngoài ra
An Lạc còn có bốn ngôi chùa thờ phật đó là chùa Dun, chùa Nguyệt, chùa Cả,
chùa Mục Đồng.
Hàng năm, người dân nơi đây còn tô chức các lễ hội tại các đên chùa,
nôi bật nhât phải kê đên lễ hội Đên Cao, đây là những nét đẹp văn hóa dân
gian của người dân An Lạc nói riêng và của nước Việt Nam nói chung.
1.2 Sự tích về năm vị tướng họ Vương
Năm vị tướng họ Vương là những vị tướng có xuất thân kỳ lạ Có rất
nhiều sự tích, chuyện kế dân gian về xuất thân của năm vị tướng họ Vương.Các sự tích này có từ cỗ xưa và được nhân dân lưu truyền Đến năm 1572 các
sử thần đời Tiền Lê đã cố định sự tích này thành văn bản chính là nội dungtrong Thánh phả được lưu giữ ở Đền Cao hiện nay Người có công lớn trong
việc ghi chép lại sự tích về năm vị tướng họ Vương là Hàn lâm viện Đông các
Đại học sĩ Nguyễn Bính Tiếp đến là Tri Diên Hồng Lĩnh Thiếu khanh
Thượng thư bộ Lễ Nguyễn Hiền đã dụng công biên tập lại vào năm 1736 Cho
đến nay, có rất nhiều dị bản về sự tích các vị thánh họ Vương nhưng trong đó
sự tích được lưu giữ trong Thánh phả là đáng tin cậy nhất Thật đáng tiếc bản
chính của Đại học sĩ Nguyễn Bính và Thiếu khanh Nguyễn Hiền đều không
còn gitt được Hiện nay ở trong đền Cao còn giữ được ba bản sao và một bản
tóm tắt
12
Trang 17Theo những gì được ghi chép trong Thánh phả , năm vị tướng là con
của ông Vương Tĩnh và bà Đào Thanh sống vào thời Định ở trang Thạch
Tuyền, huyện Nga Sơn, phủ Hà Sơn, tỉnh Thanh Hóa Ông bà là những người dân ăn ở hiền lành, phúc đức, hết lòng giúp đỡ mọi người nhưng kết tóc xe tơ
đã bốn năm mà hai ông bà vẫn chưa có con Cuộc sống khó khăn, hai ông bà cùng nhau dời quê đi chu du thiên hạ, tìm xem nơi nào đất đai trù phú, dân cư
thuần hậu thì xin được lập nghiệp ở đó Khi ông bà đến Dược Đậu Trang thuộc huyện Bàng Châu, phủ Nam Sách, Trấn Hải Dương (tức xã An lạc, thị
xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương bây giờ), thấy đây là vùng đất dân cư thuần hậu, đất đai quanh co, ông bà liền xin cư trú lập nghiệp Ở đây, hai ông bà được
gia đình ông Phạm Lược giúp đỡ, khoảng một năm sau làm ăn tấn toi, gia
đình ông bà trở nên khá giả phong lưu Có thé nói, năm vị tướng họ Vuong
được sinh ra trong một gia đình có phúc đức va khá giả.
Trước sự may man đó, ông bà đã lập đàn tế trời dé cảm tạ và cầu xin
trời giáng phúc Sau khi lập đàn tế xong, đến nửa đêm bà Thanh nằm mơ thấy
một vị quan mũ áo xênh xang, hào quang rực rỡ, lớn tiếng truyền rằng: “gia
đình ngươi có phúc dày, trời cao đã biết Nay trời ban cho một bọc năm trứng.
Ba trứng vàng, hai trứng xanh, đầu thai vào nhà ngươi làm con quý tử.” Đây
cũng chính là dấu hiệu báo hiệu sự ra đời của những vị tướng tài ba, những
người con của trời xuông cứu giúp nhân dân và đât nước.
Ké từ sau giấc mộng đó, hàng ngày ba Thanh thường ra sông tắm rửa
một hôm bà đang tắm, chợt thấy sóng nước cuồn cuộn, mua gió 4m ầm nỗi lên pha vào thân thé bà Chợt một con giao long ngũ sắc nổi lên quấn chặt lay
minh ba ba vòng, bà Thanh vô cùng hoảng sợ Một lát sau, mưa gió tanh han,
từ đó trở về bà Thanh có thai Sau khi mang thai, bà ăn uống khác thường,
toàn dùng các thứ cao lương mỹ vị Đến khi thai nghén đủ tuần mãn nguyệt,
bà sinh ra một bọc năm trứng, sinh được ba trai hai gái (tức giờ Mão ngày 26 tháng 10 năm Dinh Mui) Từ những điều được lưu giữ lại, chúng ta có thé
13
Trang 18thấy, các vị tướng họ Vương có nguồn gốc xuất thân kì lạ, sinh ra bởi thủy thần, sông nước, là bậc đại tài mà trời đất ban xuống.
Theo như những tư liệu được lưu giữ và những gì dân gian truyền tụng
thì các vị tướng họ Vương đều có dung mạo kiệt xuất Con trai thì khôi ngô
tuấn tú, oai phong lẫm liệt, tất cả đều là mắt phượng mày ngài, hàm hỗ mặt
rồng, oai vệ khác han người thường Con gái thì mặt hoa da phan, môi đỏ như
son, dung nhan khiến chim sa cá lặn, tài sắc làm thẹn nguyệt tủi hoa Tất cả đều là thần thánh trong cõi đời, khí chất phi phàm như bậc thần nữ trong giới
quan thoa Theo như ghi chép trong Thánh pha thì năm vị tướng họ Vương là
năm anh em Năm lên một tuổi thì được làm lễ đặt tên:
Con trai thứ nhất tên là Minh (phải Nguyệt, trái Nhật), tên đầy đủ củaông là Vương Đức Minh.
Con trai thứ hai tên là Xuân (trên Thung, dưới Nhật), tên đầy đủ là
Vương Đức Xuân.
Con trai thứ ba tên là Hồng (phải Cộng, trái Thủy), tên đầy đủ làVuong Đức Hong
Con gái thứ tư tên là Dao (phải Triệu, trái Mộc), tên đầy đủ là Vương Thị Dao.
Con gái út tên là Liễu (phải Mão, trái Mộc), tên đầy đủ là Vương Thị liễu.
Nhưng theo như sự lưu truyền của dân gian: căn cứ vào các sự lệ và bố
trí thờ tự của các ngôi đền thì cho rằng năm vị tướng là năm chị em theo thứ
tự như sau:
Con gái cả là Vương Thị Đào.
Con gái thứ hai là Vương Thị Liễu
Con trai thứ ba là Vương Đức Minh.
Con tai thứ tư là Vương Đức Xuân.
14
Trang 19Cho đến nay năm vị tướng họ Vương là năm anh em hay năm chị em
vẫn chưa có câu trả lời chính xác Nhưng một điều không thể phủ nhận đó là
công lao của năm vị tướng họ Vuong trong cuộc dau tranh chống quân Tống vào đời nhà tiền Lê tức là đời vua Lê Đại Hành.
Vào thời nhà Dinh ở nước ta van mat không đương nỗi gánh nặng
quốc gia, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, niên hiệu là Thiên Phúc.
Cùng năm ấy, quân Tống xâm lược nước ta Nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo và Quách Tiến làm tướng chia quân thành hai đường thủy bộ đánh thắng vào
thành trì nước ta Nhà vua thân hành đi dẹp giặc Qua trấn Hải Dương thuộc
địa giới Dược Đậu Trang, huyện Bàng Châu, phủ Nam Sách thấy địa thế hiểm trở vua đừng lại đóng đại bản doanh ở đó Bấy giờ năm vị tướng đều học hành
binh thư chữ nghĩa rất tỉnh thông, văn chương lại thành thục nhưng bố mẹ của
năm vị tướng mới mất trên đường trở về thăm qué nên năm vi tướng không
dám về triều ứng thí Nhà vua đem quân đi đánh giặc, một hôm đi qua Dược
Đậu Trang (xã An Lạc ngày nay) nhân thấy nơi đây có thế đất hiểm yếu liền
cho đóng quân ở đây Năm vị tướng đi qua cửa doanh đồn, nhà vua nhìn
tướng mạo đoán định người tài liền cho gọi vào hỏi han Nhà vua thử tài, năm
vị tướng họ Vương thử hết tài ứng thí Biết năm người là người có tài thực
thụ, nhà vua liền tuyển dụng.nhà vua phong tước cho ba ông là Quyền chướng Trung hoa tế Đại tướng và phong cho hai bà là Mẫu nghi chí tông Thiên hạ.
Sau khi nhận tước phong năm vị tướng xin phép nhà vua được thay thánh giá
cam quân đi đánh giặc Cuối cùng quân giặc cũng bị đánh tan Ngay ngày
hôm ấy, nhà vua cử giá quay về nơi đóng quân, mở tiệc lớn khao các binh sĩ
và nhân dân Sau ngày mở tiệc, nhà vua liền dẫn quân trở về triều đình, còn
năm vị tướng ở lại ngày sau cùng lên đường về triều bái yết Nhưng ý trời đã
định, những người con của trời sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền thăng trở về
trời vào ngày 23 tháng giêng Hôm đó trời đất tối tăm, mưa to, gió lớn Sau
15
Trang 20khi năm vị tướng về trời, một lát sau trời đất trong sáng, mưa gió tạnh han.
Nhân dân kéo ra xem thì chỉ còn thấy những mối đất din thành những ngôi
mộ lớn Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót, liền sai quân thần về tận nơi
phúng viếng, lại ban lệnh truyền cho nhân dân lập bốn miếu thờ phụng, ban cho hai mươi bốn mẫu công điền cày cấy để cúng lễ Cho đến ngày này các
ngôi đền thờ các vị tướng họ Vương vẫn còn ton tại cùng với thời gian — đó
chính là quần thể khu di tích Đền Cao hiện nay Vua còn sắc phong cho năm
vị tướng họ Vương Thượng dang phúc than:
Ong Vương Đức Minh được phong là Thiên bồng đại tướng quân ĐạiVương — Đền lập tại núi Thiên Bồng.
Ông Vương Đức Xuân được phong là Dực thánh linh ứng Đại Vương —Đền lập tại khu đất bằng trước làng.
Ông Vương Đức Hồng được phong là Anh vũ Dũng lược Đại Vương —
Đền lập tại trước trang cạnh sông
Hai bà là Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu được phong là Đào hoa
trinh thuận công chúa và Liễu hoa linh ứng công chúa — Đền lập tại đầu trang.
Cho đến giờ, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa đưa ra một kết luận
chính xác nào về nguồn gốc xuất thân của năm vị tướng họ Vương bởi lẽ
những tư liệu về các ngài chỉ chủ yếu dựa vào tư liệu ngoài Thánh phả ra,
phần lớn là truyền thuyết, thần tích Mà Thánh phả thì chưa hội tụ đủ các
thông tin khoa học làm sáng tỏ nhiều vấn đề về nguồn gốc, xuất thân của các
vị tướng Nhưng một sự thật lịch sử không thể phủ nhận đó là cuộc chiến
tranh chống T ống của vua Lê Đại Hành năm 981 và sự tồn tại của quần thê di
tích đền Cao ghi lại dấu ấn công lao to lớn của các vị tướng họ Vương trong
cuộc kháng chiến chống Tống bảo vệ đất nước, để cho đến ngày nay con cháu
đời sau van còn kính trọng và tôn thờ.
16
Trang 21Những ghi chép trong Thánh phả cho chúng ta biết năm vị tướng họ
Vương quê gốc là ở Nga Sơn, Thanh Hóa nhưng sinh ra, lớn lên ở Dược Đậu
Trang, phủ Nam Sách, tran Hải Duong (tức xã An Lac, thi xã Chí Linh hiện
nay) Về xuất thân và nguồn gốc của năm vị tướng họ Vương đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đủ tin cậy dé lý giải nhiều vấn dé, tất cả mới chỉ là sự
tích, truyền thuyết Nhưng không vì vậy mà danh tướng của các vị tướng bị
ảnh hưởng, từ ngày chiến thắng quân Tống xâm lược đến nay, những cống hiến của năm vị tướng vẫn luôn được nhân dân ghi nhận, biết ơn bằng nhiều
việc làm thiết thực, có ý nghĩa như xây đền thờ phụng và hàng năm tổ chức lễ
hội Đền Cao để tỏ lòng tôn kính các vị thánh, các vị anh hùng của dân tộc.
Ông cha ta thường nói “Dia linh sinh nhân kiệt” Quả thật như vậy, Chí
Linh nói chung và An Lạc nói riêng gặp lúc tổ quốc nguy nan xuất hiện
những anh hùng hào kiệt, lỗi lạc, phi thường ra tay cứu nước, giúp dân Từ
bao đời nay, mảnh đất An Lạc đã lưu dấu ấn về các vị tướng họ Vương.
Người dân nơi đây vẫn luôn tự hào về quê hương mình, mảnh đất tươi đẹp,
nơi sinh ra sinh ra những vị thánh nhân bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân,
không màng danh lợi, ghi dẫu ấn muôn đời Theo Thiếu Khanh Nguyễn Hiền,
niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 3, có bốn câu thơ ca ngợi năm vị tướng họ Vương:
Thiên bẩm sinh trần bất nhiễm trần
Tĩnh vân cát tú tại tư thân
Hoa sinh bắt diệt sơn hà tại
Tế phế phù dân vạn cổ thân
Dịch nghĩa:
Vốn trời sinh xuống tran nhưng không nhiễm bụi tran
Mây tinh khiết sao lành có ở trong bản thân,
17
Trang 22Sông thác déu bat diệt, mãi cùng non sông dat nước.
Cứu đời giúp dân xứng đáng là bậc thân muôn thuở.
18
Trang 23QUY TRÌNH LE HỘI
2.1 Về khái niệm lễ hội
Lễ hội được biểu hiện ở hai yếu tố lễ và hội Người ta thường dùng từ
lễ hội với một hàm ý là sinh hoạt văn hóa mang tính tôn giáo của một cộng
đồng dân cư Lễ hội là điểm sáng, hội tụ các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc của nhân dân — một sinh hoạt cộng đồng có khả năng đáp ứng được nhiều
mặt của nhu cầu văn hóa.
* Khái niệm lễ
Theo Tir điển tiếng Việt, lễ là khái niệm chỉ những nghỉ thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nao đó [16,
tr15].
Theo quan niệm của người xưa, lễ được coi là phép tắc theo khuôn mẫu
đã được hình thành và củng cố theo thời gian, được quy định một cách chặt
chẽ Đối với mỗi người, lễ thé hiện sự tôn kính, thái độ ứng xử của con người
với con người LỄ cũng là phương tiện để tự sửa mình, điều chỉnh mình cho
đúng mực và hoàn thiện hơn.
Trong cuốn Lễ hội cổ truyền của Viện văn hóa dân gian cho rằng:
Lễ trong lễ hội là hệ thống các hành vi, động tac nhằm biểu hiện lòng
tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung,với thần thành hoàng làng nói riêng Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ, chính đáng của con người trước cuộc sống đầy day
những khó khăn mà ban thân học chưa có kha năng cải tạo [14, tr.67].
Lễ trong phạm vi bài khóa luận này là các hành vi, động tác thê hiện sự
thành kính, trang nghiêm, là sự tưởng nhớ đến những người có công với nước,
19
Trang 24với dân, sự cầu mong cho những điều tốt lành, mưa thuận, gió hòa, cuộc sống
an vui.
* Khái niệm hội
Theo Tir điển tiếng Việt, hội là “cuộc vui tổ chức chung cho đông dao
người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” [1ó, tr12].
Tác giả Bùi Thiết quan niệm trong Tx điển hội lễ Việt Nam: Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa
Theo Văn hóa dân gian Việt Nam của Nguyễn Chi Bén “phần hội là sự
tập hợp đông người trong đó các thành viên của cộng đồng, cùng nhau sinh
hoạt tập thể, cùng nhau gắn bó trong một niềm cộng cảm Phan lễ là những
nghi thức mang ý nghĩa nhất định và bao giờ cũng là biểu hiện cách điệu hóa những nội dung đã làm nên niềm cộng cảm kia.”.
Có thê nói, hội được coi là một cuộc vui có các trò vui chơi giải trí cho
đông đảo người tham dự Các hoạt động này được diễn ra thường niên theo phong tục tập quán của các địa phương, vùng miền với mong muốn đạt được
mục tiêu, giá trị cụ thể nào đó trong đời sống văn hóa cộng đồng Như vậy,
hội lưu giữ một phần kho tàng văn hóa của địa phương và của dân tộc
Nói một cách đơn giản, hội chính là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng
đông, là những trò vui dân gian giúp cho người nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối có được phút giây giải trí, thư giãn trước khi bắt đầu một mùa lao
động mới
20
Trang 25Thật khó có thé tách rời lễ và hội bởi vì lễ và hội thường xuyên gan kết
với nhau Có thể nói lễ là phần đạo, còn hội là phần đời thực Mối quan hệ
giữa lễ và hội là sự kết hợp hài hòa giữa phan đạo và phần đời thực Dé là mối
quan hệ đồng nhất, đan xen không thể tách rời, có nghĩa là trong lễ có hội và
hội là đỉnh cao của lễ.
Từ những gì đã nêu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy một cách khái
quát rằng: Lễ hội là hình thức văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư
trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện hay một
nhân vật lịch sử Đồng thời lễ hội là một dịp để con người thể hiện cách ứng
xử với thiên nhiên, thầm thánh và con người trong xã hội.
Người nông dân Việt đã sáng tạo ra các lễ hội như cuộc sống thứ hai
của mình cho nên có thể gọi lễ hội là một bảo tàng các yếu tố văn hóa Lễ hội,
đặc biệt là lễ hội truyền thống là một loại sinh hoạt tổng hợp bao gồm các
mặt tinh thần va vật chat, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, phan ánh
đời sống và truyền thống của nhân dân Vì thế mà lễ hội mang trong mình sự
tổng hợp của nhiều yếu tố văn hóa dân gian Tham gia lễ hội, thực chất là con
người đang tham gia vào việc tái hiện thời gian trong một không gian phi trần
tục Nhờ có những nghi lễ và những điệu nhạc, lời ca, trò chơi dân gian, con
người như bước vào một thế giới khác, tạm thời tinh than họ giải phóng khỏi
cái cuộc sông hiện tại.
Có thể nói lễ hội là nhu cầu quảng đại của quần chúng nhân dân vì
trong lịch sử nếu lễ hội không xuất phát từ nhu cầu của nhân dân thì không lý
gino có thé tồn tại hàng ngàn năm nay Vì vậy, hiện nay bat cứ lễ hội truyền thống nào đã từng tồn tại vì một lý do nào đó bị mai một thì việc phục dựng
lại lễ hội đó là một điều tất yếu cần thiết, mang tính nhân văn sâu sắc, đem lại
cho người dân niềm tin và hi vọng.
21
Trang 26Không gian của lễ hội đền Cao về tổng thể chính là không gian của
quan thê di tích thờ năm vị tướng họ Vương.
Quần thể di tích đền Cao hay còn gọi là quần thể di tích bên dòng Nguyệt Giang gồm có năm ngôi đền là đền Cao, đền Cả, đền Bến Tràng, đền
Bến Cả, đền thờ vua Lê Đại Hành ( mới được xây dựng) Ngoài đền thờ vua
Lê Đại Hành ra thì bốn đền thờ còn lại chính là nơi thờ tự của năm vị tướng
họ Vương và cũng là không gian chính của lễ hội đền Cao Từ ngàn năm qua,
những ngôi đền nay vẫn tồn tại cùng với thời gian, soi bóng xuống dòng
Nguyệt Giang hiền hòa, để ghi dấu ấn về năm vị tướng quân họ Vương sinh ra
từ dòng Nguyệt Giang thơ mộng, lớn lên phò vua, giết giặc tạo nên một trang
sử hao hùng thời Tiền Lê, đến khi hòa bình bỏ lại tất cả công danh, tiền tài để
trở về với dòng sông quê hương Tuy đền thờ vua Lê Đại Hành mới được xây
dựng, nhưng ngôi đền này đang dần dần trở thành một phần không gian của lễ
hội Những người tham gia lễ hội, không ai bỏ qua việc lên đền Vua thắp nén
nhang để tỏ lòng thành kính biết ơn Vua Lê Đại Hành chính là người khởi
xướng, là người lãnh đạo tối cao nhất trong cuộc chiến tranh chống Tống, là
người phát hiện ra tài nghệ của năm vị tướng và cũng là người ra đạo thánh
chỉ yêu cầu nhân dân lập đền thờ năm vị tướng họ Vương Vì vậy đền thờ
Vua Lê Đại Hành cũng nam trong quan thé di tích đền Cao, và cùng với bốn
ngôi đền thờ năm vị tướng trở thành không gian của lễ hội đền Cao
Thông qua các di tích lịch sử - văn hóa, con cháu đời sau có thể thấy
được những truyền thống văn hóa, truyền thống quật khởi của dân tộc trong
lịch sử dựng nước và giữ nước Lễ hội diễn ra ở các khu di tích trên cả nước
Việt Nam nói chung và ở khu di tích đền Cao nói riêng góp phần nâng cao sự
tôn nghiêm, giá trị thâm mỹ, tư tưởng nhân văn và triết lý của tôn giáo càng
được vun đắp thêm Khi có lễ hội, truyền thống tốt đẹp về lịch sử, văn hóa
22.
Trang 27Đền Cao được xây dựng trên đỉnh núi Thiên Bồng, có độ cao khoảng
47m so với mực nước biển Đền tọa lạc trên bãi đất bằng phẳng rộng ước
chừng 5414 m” Đền Cao dựa lưng vào day núi Voi, trước mặt là dòng Nguyệt
Giang mềm mại Với thế đất lưng dựa núi, mặt hướng ra sông, đền Cao như
nhận được hết linh khí của thé đất hỗ chau, voi phục Xung quanh đền Cao là
rừng lim già mà số tuôi của nó phải tính bằng vài thế kỷ Những cây lim xanh
tốt tán lá rộng đứng trầm mặc nơi đây để che bóng mát, bảo vệ ngôi đền, cùng
với ngôi đên chứng kiên những thăng trâm của lịch sử.
Có lẽ tên gọi Đền Cao mới chỉ xuất hiện gần đây Tìm hiểu các chứng
tích văn tự trong đền, thấy trên bia đá cô dựng năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736)
chi là đền Thiên Bong Đại Tướng Quân trùng với tên sắc phong mà vua Lê
Đại Hanh đã ban cho vị tướng họ Vương này Một tấm bia khác dựng nămThành Thái thứ hai (1890) và quả chuông đồng được đúc năm Bảo Đại 14
(1939) đều ghi là đền Thượng Rat có thé núi Thiên Bồng còn có tên là núi
Thượng ( núi Cao) cho nên đền mới được gọi tên theo tên của đỉnh núi này.
Về mặt bằng tổng thể kiến trúc, đền Cao là một ngôi đền với kiến trúc
độc đáo được xây dựng vào thế kỉ 10 và được trùng tu lại nhiều lần vào thời
Lê, thời Nguyễn Kiến trúc còn lại bây giờ là của thời Nguyễn với 113 bậc thả dài từ đỉnh núi xuống chân núi Đây là một đấu ấn riêng biệt mà những người
thợ đã mang lại cho khu di tích này Ngôi đền mang kiến trúc kiểu chữ Đinh
gồm ba gian tiền tế, hai gian trung từ, một gian hậu cung, mái ngói với những
đầu đao cong vút, trên mái là bức phù điêu lưỡng long chau mặt trời Bên phảiđền về phía tây là khu Từ chỉ, nơi diễn ra các nghi lễ linh thiêng của đền Cao:
lễ xin Trim, lễ rước truyền thong
Trước sân chính điện có thờ một đôi voi đá và một đôi ngựa đá, được
tạo trên các phiến đá hoa cương, đường chạm khắc nhẹ nhàng thanh thoát đặc
23
Trang 28tả được thần tượng và sức vóc Nghệ nhân chạm khắc chỉ dùng những nét
thoáng để tạo khối nhưng lại tất thành công bởi cái vẻ tưởng như hoang sơ ấy.
Ở nhiều đền thờ có bày voi với dáng voi đứng, voi đi, voi quỳ, voi phục Voi
ở đền Cao có cả dáng đi và dáng đứng vì cả khối đá bên dưới chỉ để gợi cảm,
tạo bề sâu cho tác phẩm nên trong cái 4n hiện ấy thể hiện rõ dáng động Dé
cũng là nét riêng hiếm thấy ở đôi voi đá đền Cao
Trong đền Cao hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị gồm nhiều
đồ thờ cúng, đồ tế tự, các bức hoành phi, câu đố Câu đối là loại hình văn bản
Hán Nôm thường gặp nhất trong các cơ sở di tích lich sử ở Việt Nam Trong cụm di tích Đền Cao dường như đến thăm di tích nào chúng ta cũng tìm thấy
câu đối hoành phi ngợi ca công đức của tiền nhân Riêng ở Đền Cao còn lại
13 câu đối gỗ sơn son thiếp vàng Trong đó có nhiều câu đối là tình cảm của
người dân địa phương như ấp tử Nguyễn Văn Ca, ấp tử Cao Văn Trâm Có
đôi câu là lòng ngưỡng mộ của các vị khoa bảng đương thời như cử nhân
Ngô Ngọc Liên, cử nhân Vũ Công Nga Song cái thần mà những câu đối
này toát lên là khí thế hào hùng của đoàn quân chống giặc cứu nước Gian chính điện có bức đại tự bốn chữ lớn “ Thánh thọ vô cương”, bên ta là “ Cao
sơn ngưỡng chí”, bên hữu là “ Cao cao tại thượng” Dưới đây là một số câu
đối được lưu giữ trong Đền Cao.
Quyên chưởng trung hoa, thảo tặc đại danh thùy vũ trụ;
Đại lao thánh giá, phù Lê chính khí đối càn khôn.
Nghĩa là:
Quyên giữ quốc gia, giết giặc lưu danh cùng vii tru;
T6n pho thánh giá, giúp Lê chính khi sách can khôn.
Hay là câu:
Nhạc giáng duy thân, khước Tổng anh thanh trường lam liệt;
24
Trang 29Nghĩa là:
Son nhạc giáng than, phá T ống anh uy còn lam liệt;
Đổi thay mdy độ, Tiền Lê miéu dựng van uy nghi.
Câu nào cũng hừng hực khí thế, chữ nào cũng ngời ngời chính nghĩa,
cho dù năm tháng có đối thay Câu đối trên là câu ca ngợi công lao của năm vi
tướng ho Vuong pho Lê giết giặc, lưu danh muôn đời Ngoài ra còn có những
câu ca ngợi sự nghiệp chống Tống của dân tộc ta như câu:
Ngọc chỉ côn hoàng lịch tự Lê tiền Nam khát vận.
Tướng tỉnh lẫm liệt tiễu trừ Tống tặc Bắc thôn thanh.
Nghĩa là:
Ngoc chỉ sáng ngời, trải từ Tiên Lê vận Nam phương rộng mở.
Tướng tài lam liệt, tiễu trừ giặc Tống, Bắc quốc mát thanh danh.
Đặc biệt trong cung cấm còn lưu giữ Thánh phả gồm ba bản sao và một bản
tóm tắt Các bản đều dùng giấy dó, viết bằng mực tàu, khổ 13x19, dày 24
trang Có bản bị rách nát đôi chỗ, song nét chữ hàng hàng còn tỏ tường.
Người dân địa phương rất trân trọng di sản quý giá này nên bảo quản rất cần
thận thường ngày ít có ai có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng Thánh phả.
Trong cung cắm còn lưu giữ 13 sắc phong song hai sắc phong đã bị mục nát chỉ còn lại 11 sắc phong do các vương triều Minh Mạng (1820 — 1840), Thiệu
Tri (1841 — 1847), Đồng Khánh (1886 — 1888), Duy Tân (1907 — 1915), Khải
Định (1916 — 1925) Sắc phong chính là đạo sắc phong thần do các vương
triều phong kiến thời xưa ban tặng mục đích của các đạo sắc phong là xác
nhận công lao to lớn của đức thánh và cho phép nhân dân địa phương được
quyền thờ cúng để đền đáp công ơn của thần linh Cu thé những sắc phong
đó là:
25
Trang 30- Đức Dực thánh Linh ứng còn 2 đạo.
- Đức Anh Vũ Dũng lược còn | đạo.
- Đức Đào hoa Trinh thuận công chúa con 1 đạo.
- Đức Liễu hoa Linh ứng công chúa còn 2 đạo
Hẳn là còn nhiều đạo sắc phong nữa bị mai một theo năm tháng, song
chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm tăng thêm vẻ uy nghỉ của khu di tích Đền Cao.
Dưới đây tôi xin giới thiệu toàn văn một đạo sắc phong của vua Duy
Tân tặng phong cho Thiên Bồng Đại tướng quân:
Sắc chỉ Hải Duong tinh, Chi Linh huyện, Lac Dao xã, tong tién phục sựDũng mãnh Uy đức Cương chính thuần chính Duc bảo Trung hưng ThiênBông Đại tướng quân chỉ than, tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn ky phụng
sự Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ
long đăng trột, đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhỉ thân tự
điển
Khám tai
Duy Tân tam niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc ban cho xã Lạc Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương từ trước đến
nay thờ phụng tôn than Dũng mãnh Uy đức Cương chính Thuần chính Duc
bảo Trung hưng Thiên Bông Đại tướng quân các đời đều được ban cấp sắc
phong cho phép thé phụng Năm Duy Tân thứ nhất làm lễ lên ngôi Hoàng để
nên ban cho bảo chiếu đàm ân, tăng thêm phẩm trật, đặc chuẩn cho phép thờ
phụng như cũ để ghi nhớ ngày quốc khánh và làm rõ phép thờ phụng.
Kính thay
26
Trang 31Nơi đây còn có một bia đá cô dựng vào năm Vinh Huu thứ 2 (1736) va
mot bia đá khác dựng vào năm Thành Thái thứ 2 (1896) Ngoài ra còn có một quả chuông đồng được đúc năm Bảo Đại 14 (1939).
Từ lâu đền Cao đã được lưu truyền trong dân gian về sự linh thiêng và
nhiều bí ẩn chưa thể lý giải Và có lễ mãi mãi về sau, Đền Cao vẫn lưu giữ
những giá trị văn hóa tâm linh này.
2.2.2 Đền Cá
Đền Cả tọa lạc trên một cánh đồng lúa trù phú, được dòng Nguyệt Giang bồi đắp phù sa, cách đền Cao khoảng 500m về phía Tây Đền Cả mang
vẻ đẹp uy linh, huyền ảo dưới bóng những cây đa, cây gạo cô nghìn năm Đền
Cả là nơi thờ đức Thành hoàng Dương Tôn Linh và hai vị nữ tướng họ Vương
là Đào Hoa Trinh Thuận công chúa — Vương Thị Đào và Liễu Hoa Linh Ứng
công chúa — Vương Thị Liễu.
Đền Cả được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn gồm ba gian tiền tế,
một gian trung từ, một gian hậu cung Trên mái ngôi đền có đôi rồng chầu
mặt trời do cụ phó sĩ ở Nam Hà đắp Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận xét đây
là một trong những đôi rồng đẹp nhất miền Bắc Trong quá trình hơn 1000
năm trùng tu, người dân địa phương và các ban ngành đoàn thể trong cả nước
đã bổ sung vào nhiều hạng mục công trình để di tích ngày càng khang trang
Bên cạnh nghi môn là ngôi miéu thờ Chúa bà bản cảnh vừa mới được trùng
tu, tôn tạo.
Trong đền Cả còn lưu giữ nhiều các đồ thờ tế tự, các bức hoành phi,
câu đối ca ngợi công lao to lớn của năm vị thánh họ Vương: Bức hoành phi “
Tam linh tích hựu” có nghĩa là nơi đây thờ ba vị thánh luôn giúp đỡ, tích đức
cho muôn dân và câu đối có nội dung ca ngợi công lao của các vị tướng họ
Vương với đât nước.
27
Trang 32Thánh sinh kế hậu Tì yên Lê trung liệt trân nam thiên.
Nghĩa là:
Hoa than từ trước dựng lên miéu cô mang lại ánh sáng cho vùng dat;
Sinh thánh noi sau Tiên Lê trung nghĩa động trời Nam.
2.2.3 Đền Bến Tràng
Đền Bến Tràng là đền thờ ngài Duc Thánh Linh Ung đại vương —
Vương Đức Xuân Đền Bến Tràng năm cách đền Cao khoảng 600 m về phía
Tây Nam Đền nằm cạnh dòng Nguyệt giang ở vùng đất thấp nên thường
xuyên bị ngập lụt vào mùa mua So với đền Cao và đền Cả thì đền Bến Tràng nhỏ hơn nhiều về quy mô, gần đây đền cũng đã được tu sửa lại, tuy đơn giản
nhưng đền vẫn giữ được vẻ cô kính trang nghiêm và tồn tại bền vững cùng với thời gian Đền được xây theo kiến trúc hình chữ Đinh gồm hai gian tiền tế
và một gian hậu cung.
2.2.4 Đền Bến Ca
Từ đền Cao nhìn ra phía trước chếch về phía Nam chừng 400 m là đền
Bến Cả (còn gọi là đền Trần) Đền Bến Cả là đền thờ Anh Vũ Dũng Lược đại
thờ tran thì làm một bình hương đá, một tráp đá, một đèn đá” Thế là từ đó
ngôi đền tọa lạc bên dòng Nguyệt Giang không có mái che mà chỉ lập bệ thờ
28
Trang 33ngoài trời, dựng hai gác chuông ở phía đông, nối tiếp nhau bằng tường bao
trên có lưỡng long chau nguyệt dáng vẻ chuyên động mạnh bạo, dứt khoát Vì
vậy từ kiến trúc độc đáo của ngôi đền mà đền Bến Cả còn có tên gọi khác là
đền Trần.
Có lẽ đây là một trong những ngôi đền đặc biệt nhất trong hệ thống di
tích đền thờ ở Chí Linh nói riêng và đất Việt Nam nói chung.
2.2.5 Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ vua Lê Dai Hành tọa lạc trên đỉnh núi Bàn Cung, cách đền Cao
về phía Tây chừng 100m Tương truyền núi Bàn Cung là nơi xưa kia đức vua
Lê Hoàn đã họp bàn với các tướng lĩnh về kế sách chống Tống năm 981 Nơi
đây như còn lưu dấu chân của vua Lê Đại Hành trong cuộc chống Tống năm
xưa Vì vậy, núi Bàn Cung được chọn là địa điểm xây dựng đền thờ vua Lê Đại Hành để tưởng nhớ đến công lao của ngài và đưa du khách trở về với
trang sử hào hùng của dân tộc.
Căn cứ vào một số tài liệu lịch sử, xung quanh di tích đền Vua xưa kia còn có các dinh thự, hành cung và nhiều vị trí đồn trú cùng với kho quân
lương để sử dụng cho việc nuôi quân, tập luyện Những dấu tích còn lại đến
nay vẫn còn mang tên theo lịch sử: Cánh đồng Dinh, núi Gạo, núi Tiền, núi
Cờ Hiệu, núi Bàn Cung
Cùng với sự giúp đỡ của các ngành, các câp chính quyên, các tập thê,
cá nhân, đặc biệt là sự dau tư của Bộ quôc phòng với sô vôn hơn 10 tỉ đồng,
bước dau xây dựng được nơi thờ phụng vua Lê Dai Hành với các hạng mục:
Dén thờ chính, sân đền, đường lên đền.
Đền thờ chính được xây dựng theo hình chữ Nhị gồm có ba gian tiền tế
và một gian hậu cung Trong đền có nhiều đồ thờ, các bức hoành phi câu đối
thể hiện tài năng, đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành.
29
Trang 34Nam trong quan thé di tích đền Cao còn có một ngôi chùa là chùa Hưng
Khánh Hưng Khánh là tên tự của chùa, chùa còn có tên nôm là chùa Cả Sở
di chùa có tên gọi ấy là vì chùa được xây dựng trong khuôn viên của khu di
tích đền Cả.
Chùa cả được xây dựng từ lâu đời, nhưng do sự thăng trầm của lịch sử
và do yếu tố thời gian nên tư liệu liên quan đến lịch sử của chùa Cả đã bị thất
lạc hầu như không còn Nghiên cứu khảo sát xung quanh chùa chỉ còn duy
nhất tắm bia ở tháp đã đồ nát ở phía sau chùa có tên là “Thắng Quả Tháp”.
Căn cứ vào bài kí trên tam bia cho biết: chùa Cả được xây dựng vào
giữa thế ky 17 thời Hậu Lê Người có công xây dung chùa là thiền sư Thích
Đoàn Đoàn, pháp danh là Sa Di Băng Thu Từ khi được xây dựng, chùa mang
hỉnh thức của một ngôi chùa thời Hậu Lê với quy mô rất lớn với Tiền đường,
Tam bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ, Tăng đường, tháp mộ Trải qua hơn 300 năm,
ngôi chùa chỉ còn lại dấu tích, thay vào đó là một ngôi chùa mới được phục
dựng lại Chùa được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm ba gian Tiền
đường, một gian Tam bảo, tường hồi bít dốc, đã được tu sửa nhiều lần Chùa
còn lưu giữ lại các hiện vật như bia đá, chân tảng, cột, kèo, hệ thống tượng
pháp trong khu Tam bảo, các hiện vật có khắc văn tự Những hiện vật này
giúp chứng minh ngôi chùa này được phục dựng mang kiến trúc nghệ thuật thờ Nguyễn.
Có thê nói do nam trong khu di tích dén Cao, đặc biệt là nam trong khuôn viên của đền Cả nên chùa Cả cũng góp phân tạo nên không gian cho lễ
hội đên Cao
Trên đây là khái quát chung về năm ngôi đền thờ vua Lê Đại Hành và ham vị tướng quân họ Vương Không gian của bốn ngôi đền thờ năm vị tướng
-họ Vương cùng với đền thờ vua Lê Đại Hành chính là không gian chính diễn
30
Trang 35ngôi đền tạo nên không gian cho lễ hội đền Cao Tuy quy mô của các đền
không thật lớn nhưng các đền đã hội tụ được linh khí của trời Vào năm 1736
tiến si Chu Đôn Lâm Đốc đồng xứ Hải Duong đã từng khẳng định trong văn
bia được dựng vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) được đặt ở Đền Cao như sau:
“Núi chẳng can cao hé có Tiên ở là trở nên nồi tiếng Sông chang can sâu hé
có rong cuốn là trở nên linh thiêng Vi thé đền thờ can gì phải nguy nga lộng
lẫy, cân gì phải tô đỏ vẽ xanh mà chỉ cân có linh thân là cũng đã thiêng liêng
cụm di tích đền Cao là không gian nhỏ được bao trùm bởi không gian lớn hơn
đó là làng Đại Làng Đại thuở ban đầu có tên là Dược Đậu Trang, là nơi
Vương phụ, Vương mẫu sinh ra năm vị tướng Vào năm 1526 (thế kỷ 16)
Dược Đậu Trang được đổi tên thành làng Lạc Đạo thuộc tổng Đông Đôi,
huyện Chí Linh, phủ Nam Sách Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, làng
Lạc Đạo được đổi tên thành làng Đại và tên làng Đại vẫn được giữ cho đếnhiên nay Không gian làng Đại chính là không gian diễn ra lễ rước truyềnthống, đoàn rước kéo dài bao phủ và đi qua các con đường của làng Đại
2.3 Diễn trình lễ hội
2.3.1 Lịch lễ tết hàng năm ở khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cao
Theo các cụ trông giữ đền cho biết, hàng năm cụm di tích đền Cao tổ
chức rất nhiều sự lệ Phòng di sản, Sở văn hóa thể thao và du lịch cho biết:
Khu di tích đền Cao — An Lac còn gin giữ và duy trì được nhiều sự lệ nhất
tỉnh Hải Dương hiện nay Mỗi sự lệ ở khu di tích đền Cao đều toát lên sự độc
31
Trang 36dao và kỳ lạ Đó là những giá trị phi vật thể vô giá, đậm chất dân gian, mang
chất đặc trưng riêng của vùng quê An Lạc, Chí Linh Để bảo tổn và gìn giữ
những giá trị văn hóa phi vật thể đặc biệt này, năm 2012, các sự lệ ở khu di
tích đền Cao đã được Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương, tiến
hành kiểm kê, quay tư liệu và đề nghị Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp loại
di sản văn hóa cấp quốc gia Dưới đây là các sự lệ diễn ra hàng năm tại khu di
tích đền Cao:
- Vào đêm giao thừa tô chức lễ đón giao thừa tại đền cao và đền Cả.
- Ngày 2 tháng 1 âm lịch là ngày lễ giao Quan tại đền Cao.
- Ngày 11 tháng 1 âm lịch diễn ra hội chùa Cả tạ chùa Cả.
- Ngày 16 tháng 1 âm lịch tô chức lễ vót tăm, tại đền Cao và đền Ca.
- Ngày 17 tháng 1 âm lịch diễn ra lễ may áo Thánh tại đền Cao và đền Cả.
- Ngày 18 tháng 1 âm lịch diễn ra lễ thay tro đổi chiếu tại đền Cao vađền Cả
- Ngày 23 tháng 1 âm lịch diễn ra lễ rước truyền thống tại đền Cao, đền
Cả, đền Bến Tràng, đền Bến Cả, đền thờ vua Lê Đại Hành
- Ngày 1 tháng 3 âm lịch diễn ra lễ phơi sắc tại đền Cao
_= Ngày 6 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Vuong phụ, Vương mẫu bố mẹ
của năm vị tướng họ Vương và ngày giỗ của vua Lê Đại Hành, tổ chức tại đền
Cả và đền thờ vua Lê Đại Hành.
- Ngày 15 tháng 3 âm lịch tô chức lễ “Phát chóc” cúng cháo lá đa tại
chùa Cả.
- Ngày 1 tháng 4 lễ vài hè tô chức tại chùa Cả
- Ngày 18 tháng 4 đức Phật giáng trần tổ chức tại chùa Cả.
32
Trang 37- Ngày 5 tháng 5 âm lịch tổ chức lễ Hạ Điền — cúng thần nông cầu mùa
màng tại Đền Cả
- Ngày 15 tháng 7 âm lịch tổ chức lễ Thượng Điền, lễ Vu Lan tại đền Cả.
- Ngày 1 tháng 9 âm lich tết cơm mới, làm lễ cơm dâng lên các đức
thánh dé toàn dân được hưởng phúc tại đền Cả
- Ngày 15 tháng 10 âm lịch giỗ Thập nhị gia tiên (giỗ cụ tô sinh ra 12
dong ho) và lễ khat kheo xin trùm tại đền Cao.
- Ngày 26 tháng 10 âm lịch tổ chức lễ đại kỳ phước — mừng ngày sinh
năm vị tướng tại đền Cả.
- Ngày 15 tháng 11 âm lịch là lễ khai quân thưởng tướng tại đền Cao.
- Ngày 15 tháng 12 diễn ra lễ tất niên tại đền Cao.
Tuy nhiên được tô chức với quy mô lớn nhất, chuẩn bị cầu ky nhat chính là lễ hội đền Cao — ky nhật năm vị tướng ho Vương từ ngày 23 đến
ngày 25 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Cao, đền Cả, đền Bến Tràng,
đền Bến Cả
Trong một năm, khu di tích đền cao còn tô chức 8 tuần tế tiêu biểu có liên quan đến năm vị tướng họ Vương đó là tế Cáo, tế Mộc Dục, tế Hội Đồng,
tế Nghinh, tế Yên Vị,tế Yến, tế Đập Dat và tế Giã Hội
2.3.2 những nghỉ lễ và kiêng kị tại khu di tích đền Cao
2.3.2.1 Những nghỉ lễ tại khu di tích đền Cao
Tại di tích đền Cao, đền Cả, đền Bến Tràng, đền Bến Cả có tục thắp
hương đen vì hương đen sẽ tàn tro màu trắng thể hiện sự tỉnh khiết, thanh
bạch của các vị tướng họ Vương khi hóa về trời Họ sinh ra từ trời, xuống
giúp nhân dân đánh giặc, không màng danh lợi các vị tướng lại trở về nơi
mình sinh ra Huong đen được làm từ nguyên liệu là nên và nhựa cây tram rat
33