1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng từ năm 2001 đến năm 2010

182 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 5< E141 077130977241 E0913892131prxdstie 11 Lý do chọn đề tài -¿- 2-52 sSE£2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE211211211 11x EErxee |2 Lịch sử nghiên cứu vấn đỀ -¿- + + +keEx#EE#EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerrrex 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CU - - 5+ +2 *++£+vvxeeeseeeersexse 63.1 Mục đích nghién CỨU - - - c2 E2 E311 E*EE+EESreEEeererrsrkeereerre 63.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU c2 + 33+ 331 E***EE+EEESeeEErereeersrerrreerre 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿ 2 2 ++x+rx+rxerxrrzrsrred 6

4.1.Đối tượng nghiên cứu - 2- 52+ 2+ E+EE+EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkrre, 6

4.2 Phạm vi nghién CỨU - G6 1113318 1911 11v ng net 7

5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - 7

5.1 CO ai na 75.2 Phương pháp nghiên CỨU - c + + 1+ EE#EEseeEseeereersrkeerke 7

5.3 Nguồn tư liỆU 2- 2 2+S2+EESEE£EEEEEEEEEE121121121121171 7171.11.16 7

6 Đóng góp của luận Vă1 - «Gv ng ngư 8

7 Kết cau của luận văn ¿+ St St+ESEEESESEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrkree 8

CHUONG 1: DANG BO TỈNH BẮC KAN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY

DỰNG TO CHỨC CƠ SỞ DANG TỪ NĂM 2001 DEN NĂM 2005 9

1.1 Khái quát đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Bắc Kạn và công tác xây

dựng đảng trước năm 2001 - c2 E131 E931 19 11 11 911 9 1 1 ng rưkg 9

1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - 91.1.2 Tình hình của Đảng bộ tinh Bắc Kạn trước năm 2001 151.2 Đảng bộ Tinh Bac Kan thuc hién nhiém vu xay dung tô chức cơ sở

đảng từ năm 2001 đến năm 2005 2-2-5 E2 2E£2E£2E£££E££EvEEerxerreee 20

1.2.1 Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xây

dựng tô chức cơ sở dang từ 2001 đến 2005 2- 2© s+cszcse2 201.2.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển

TCCSD từ năm 2001 đến năm 2005 2-22- 5£ ©5222+2S+2zxvzzesrxz 29Tiểu kết chương I s- s° < se s2 s£Ss££s£EssEs£ESsESs£xsesserserssrssssse 45

Trang 4

CHUONG 2: DANG BỘ TINH BAC KAN CHỈ ĐẠO THUC HIỆN

NHIEM VU XÂY DUNG TCCSĐ TỪ NAM 2005 DEN NAM 2010 47

2.1 Công tác xây dựng va phat triển TCCSD của Đảng bộ tinh Bắc Kan từ

năm 2005 đến năm 2010 :¿¿+2++++2£++vttEEExvrttErttrtrtrtrrrrrrrrrrrrtree 47

2.1.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xây dựng tổ chức cơ sở

đảng từ 2005 đến 2(010 2-©2¿+52+22+EEEEEEEEEEE212211211211211211 21 21x 41

2.1.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển

TCCSD từ năm 2005 đến năm 20 (: -.-2¿©22©52+5£+£++£++£xerxrseee 51

2.2 Một số kết 80:88:92 692.2.1 Về t6 chức cơ sở đảng - 2 sSt+EEeEEEE2EE2EE2E12EEeEEerkrrreeg 702.2.2 Về số lượng và chất lượng đảng viên: -2- 5-5555: 762.2.3 Một số hạn chế và nguyên nhân: 2-2 s©5z+zxzxz+cse¿ 79Tiểu kết chương 2 s- s- s° se ss©Ss©Ss£Ss£Es£EsSES4E39E39E39E23 2525292592580 83CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ3 —— ố 84

3.1 ¡6c 84

3.1.1 Về những thành tựu cơ bản -2- 2-52 +EeEEeEE2EzErkerkerxereee 843.1.2 Về những hạn chế chủ yếu -2- ¿5£ 5¿+52+££+£++zx+zxerxczsez 983.1.3 Nguyên nhân hạn chế - ¿2-2 2 £+E+E+EE+EE+EzEerEerxzrszez 1003.2 Những kinh nghiệm chủ yếu - ¿2 2 + E+EE+£EezEzEezrerreee 101

Tiéu ket ChUONG 1 .) 110

5n — 111

TÀI LIEU THAM KHAO.Q cccsscssssssessssssccssesoccssesscesscsscsssecascescsasssseesneeses 113

Trang 5

CNH, HDHCNXH

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóaChủ nghĩa xã hội

Đảng Cộng sản Việt NamXã hội chủ nghĩa

Tổ chức cơ sở đảng

Tư bản chủ nghĩa

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay là lịch sử củaquá trình Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành và giữ chính quyền, thực hiện các

nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là lịch sử phát triển

của chính bản thân Đảng Hơn tám thập kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam

luôn giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo duy nhất sự nghiệp cách mạng của dântộc ta, do đó sự lãnh đạo cũng như quá trình phát triển của Đảng đều có ýnghĩa quyết định đối với thành quả cách mạng qua các thời kỳ lịch sử Trong

quá trình thực hiện công cuộc đôi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựngĐảng là nhiệm vụ then chốt Báo cáo về công tác xây dựng Đảng trình Đạihội lần thứ X đã chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng chưa được quan tâm chỉ đạo

đúng mức Một số thôn bản ở vùng sâu, vùng xa chưa có tổ chức Dang vàđảng viên Không it co sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấuthấp; sinh hoạt Đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèonan, tự phê bình và phê bình yếu” [63,tr.62] Nghị quyết Hội nghị Ban Chap

hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa X) tiếp tục nhắn mạnh: “Không ít t6 chứccơ sở đảng chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tôchức cơ sở đảng Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởngcách mạng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở chưa đúng mức,tính định hướng, tính chiến đấu và tính giáo dục, thuyết phục chưa cao Năng

lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hóa và tô

chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước và của cấp ủy cấp trên của nhiều tổ chức cơ sở đảng còn yếu, chưađủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở; có tô chức

cơ sở đảng bi mat sức chiên đâu ”, “TO chức cơ sở dang là nên tang cua

Trang 7

Đảng, là cầu nối giữa Đảng với dân, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổchức của Đảng Toàn Đảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng

lực lãnh đạo, sức chiến dau của tổ chức cơ sở đảng” [63, tr.263] Từ đó có thể

thay rằng, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến dau của tô chức co sở

đảng không những là yêu cầu thường xuyên, mà còn là vấn đề cấp bách trong

giai đoạn mới hiện nay Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khang định " Mỗichi bộ của Đảng phải là một hạt nhân chính trị lãnh đạo quần chúng ở cơ sở,đoàn kết chặt chẽ, liên kết mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ vàlực lượng vi đại của quần chúng"[23,tr.3].Tuy nhiên, trước những yêu cầunhiệm vụ mới, vai trò lãnh đạo của các tô chức ở cơ sở cũng đang bộc lộ

nhiều khuyết điểm, hạn chế trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: " năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của tô chức cơ sở đảng nhiều nơi vẫn còn yếu, một số

nơi chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở Nội

dung, hình thức sinh hoạt chi bộ còn lúng túng, chậm cải tiến, hiệu quả

thấp "[6 1, tr.130]

Trong những năm qua, công cuộc đôi mới dat nước do Đảng khởi xướng

và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn sớm đưa nước ta ra khỏi tình

trạng một nước kém phát triển và phấn đấu trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại vào năm 2020 trong bối cảnh có nhiều thời cơ, vận hội

vừa có nhiều thách thức gay gắt Phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN đang đi vào chiều sâu, hội nhập kinh tế quốc tế

đang diễn ra trực tiếp và ngày càng mở rộng, đặt ra nhiều yêu cầu mới Trọng

trách này đặt lên vai Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là chính đảng duy

nhất có sứ mệnh lãnh đạo đất nước, lãnh đạo toàn xã hội - sứ mệnh được nhân

dân giao cho, đã được ghi vào Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam Vì vậy, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp đây mạnh CNH,

Trang 8

HDH đất nước, Dang ta xác định công tác xây dựng đảng có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, trở thành vấn đề then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp

cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi Đông Bắc, đất rộng người thưa, mới được

tái lập từ tháng 1/1997 Bắc Kạn được xếp vào loại những tỉnh nghèo nhấtnước ta, dé có thé nhanh chóng phát huy hết thế mạnh của địa phương về tainguyên lao động và du lịch, đây nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển bền

vững kinh tế - xã hội đưa Tỉnh sớm rút ngắn khoảng cách với các địaphương khác thì nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay là Đảng bộ Bắc

Kạn phải làm tốt công tác xây dựng Đảng, trong đó tập trung vào việc xâydựng va phát triển TCCSD, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của

các TCCSD ngang tam với yêu cầu của tình hình mới.

Trong những năm qua Đảng bộ tỉnh và cấp ủy các cấp luôn coi trọng công

tác xây dựng, củng cô TCCSĐ Nhờ đó, công tác xây dựng TCCSĐ đã đạt nhiềukết quả quan trọng, số thôn bản chưa có tô chức đảng và đảng viên, số chỉ bộ sinhhoạt ghép giảm dan Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 Bắc Kan vẫn còn 4 thôn bản

trắng đảng viên và 448 chỉ bộ sinh hoạt ghép Vì vậy, năng lực lãnh đạo, sức chiến

dau của nhiều TCCSĐ thuộc Đảng bộ tỉnh còn nhiều yếu kém, hạn chế.

Trên cơ sở những định hướng nghiên cứu đó, chúng tôi quyết định chọndé tai: “Dang bộ tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sởdang từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài của luận văn bảo vệ thạc sy.

2 Lịch sử nghiên cứu van đề

Lich sử nghiên cứu van dé xây dựng và phát triển tổ chức cơ sở đảng của

tỉnh Bắc Kạn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu ngoài một số cuốn sách như:Lịch sử đảng bộ tỉnh Bắc Kạn tập I, 2 Bên cạnh đó, có nhiều công trình, bải

việt có liên quan đên vân dé này như:

Trang 9

- Nhóm dé tài, dé án khoa học cấp Nhà nước:

+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 03.04 chương trình khoa học xã hội

cấp nha nước giai đoạn 2001 - 2005 “Xây dựng Đảng trong điều kiện mới”được công bồ và xuất bản thành sách: “Van dé đảng viên và phát triển dang

viên trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do GS, TS.

Mạch Quang Thắng làm chủ biên, xuất bản năm 2006.

+ Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ (2007) - 08 về "Nang cao

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cua tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội

ngũ đảng viên" do TS Đỗ Ngọc Thịnh làm chủ nhiệm.

+ Dé án "Những giải pháp nhằm củng cố tổ chức cơ sở đảng doi với cấpuy ở các tinh miễn núi phía bắc”, KHBD (2002) - 03 của Trần Ngọc Tín,

Nguyễn Đình Phu

- Nhóm các bai bao khoa học đăng tải trên các tạp chí:.

Trên các tạp chí Xây dựng Đảng có các bài viết như: - Phạm QuangVịnh: “Xây dựng, củng có tổ chức cơ sở đảng ở vùng biển ”,số tháng 3 năm2006; Võ Trọng Việt: “Nang cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chứccơ sở dang đôn biên phòng ”; số thang 3 năm 2006; Thu Huyền: “Nghiệm thu dé

tài: Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của to chức dang trong cơ quan báo chỉ”, số thang8 năm 2006; Tương Thi Hồng Vân: “Đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị tran ở Đảng bộ Hà Nội”, sô tháng 9 năm 2009; Bach Kim: “Hải

Phòng: Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp Nhà nước, hop tác xã,

trường học ngoài công lập”,sỗ tháng 9 năm 2009; Lê Khả Phiêu :“Kiện toàn tổ

chức, bộ máy của hệ thống chính trị là một nhiệm vụ trong toàn bộ cuộc vậnđộng xây dựng, chỉnh don Đảng” (1999); HồThành Khôi : “Không phải chỉ có tổ

chức cơ sở Dang yếu kém ”(1996) Ngoài ra, trên báo Điện tử Đảng Cộng sảnViệt Nam, Tạp chí Lý luận Chính tri; Tạp chí Cộng sản cũng có rất nhiều bài

việt vê van đê xây dựng Dang

Trang 10

- Nhóm các dé tài, luận văn, luận án:

Luận văn thạc sĩ lịch sử thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn — Đại học Quốc gia Hà Nội: “ Đảng Cộng sản Việt Nam với quả trình xây

dựng đội ngũ đảng viên từ năm 1996 đến năm 2006” của tác giả Đặng ThịHuệ: tác gia Đặng Quang Vinh có đề tài nghiên cứu: “Đảng bộ thành phố ĐàNẵng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng từ năm 1997 - 2006”; tác giả Hà Thị ThuHằng với đề tài “Đảng bộ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ lãnh đạo tổ chức,xây dựng tổ chức cơ sở Đảng từ năm 1995 đến 2005”; tac giả Nguyễn Thị

Nhung có công trình: “Quá trình xây dựng tô chức cơ sở Đảng của Đảng bộ

tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005”; tác giả Nguyễn Thị ThanhHuyền có đề tài: “Đảng bộ Hà Tây thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ

1991 - 2000” Riêng tinh Bắc Kạn cũng đã tổ chức nghiên cứu đề tài về nâng

cao chất lượng sinh hoạt chi bộ dang, dé tài thuộc chương trình Khoa hoc xã

hội và nhân văn về đánh giá thực trang và dé xuất một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động cua chỉ bộ dang tinh Bắc Kạn do đồng chí Dinh Thị Sơn— Trưởng ban Tô chức Cán bộ Tỉnh ủy Bắc Kạn làm chủ nhiệm.

Những công trình nói trên đều đề cập đến những vấn đề chủ yếu, cốt lõi của

công tác xây dựng Đảng Tuy nhiên, mỗi tác giả tiếp cận vấn đề này ở những gócđộ, khía cạnh khác nhau và có những ý kiến riêng của mình Đây là những tư liệumang tính chất nền tảng, cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Cho đến nay,chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào về vấn đề xây dựng Đảng nóichung và xây dựng TCCSD nói riêng của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn từ năm 2001 đến

năm 2010 Những năm gần đây, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn đã chỉ đạo Bantuyên giáo tinh ủy Bắc Kạn và Trung tâm bồi dưỡng chính tri cho ra đời các cuốn

Lịch sử Đảng bộ các xã và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn nhưng moi chỉ dừng lạiở giai đoạn 1945 - 2005 Tuy nhiên, nội dung về công tác xây dựng TCCSD chi

chiêm một phân nhỏ trong các cuôn sách.

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

- Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn vềcông tác xây dựng và phát triển tổ chức cơ sở đảng từ năm 2001 đến năm2010 Qua đó khang định những kết quả đạt được, hạn chế và rút ra một sốkinh nghiệm chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trongnhững năm tiếp theo.

- Đề ra một số định hướng va đề xuất giải pháp chủ yếu dé nâng caonăng lực và sức chiến đấu của TCCSD trong thời gian tới trên địa ban

tỉnh Bắc Kạn, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn

hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau:

- Trên cơ sở các nguồn tư liệu, trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộtinh Bắc Kạn thực hiện các nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở địa phương từ năm2001 đến năm 2010;

- Từ đó, rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và những bài họckinh nghiệm của quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây

dựng và phát triển TCCSD trong những năm 2001 — 2010.

- Đề xuất một số giải pháp xây dựng TCCSD tai địa phương trong giaiđoạn tiếp theo.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

- Là những chủ trương, kế hoạch, biện pháp của Đảng bộ tỉnh, các Ban

Đảng của Tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng TCCSD từ năm 2001 đến

năm 2010.

Trang 12

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Vê nội dung: Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình Đảng bộ Bắc Kạn thực hiệnnhiệm vụ xây dựng TCCSD Nhận xét, đánh giá thành tựu, hạn chế và từ đó rút

ra những bài học kinh nghiệm.

Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.Về không gian: Địa bàn tinh Bắc Kạn.

5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1 Cơ sở lý luận

Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, với chủ đề trên, luận văn đượcthực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nóiriêng Những chủ chương, đường lối của Dang trong thời kỳ đổi mới đất nướchiện nay là cơ sở lý luận chính, cung cấp những quan điểm chỉ đạo cho tác giảkhi nghiên cứu đề tài này.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương phápnghiên cứu của khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam nói riêng Cụ thé, luận văn chủ yếu sử dụng các phươngpháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp thống kê,

phương pháp so sánh, phương pháp mô tả, phân tích và các phương pháp khácliên quan.

5.3 Nguồn tư liệu

- Các cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng nói chung vàcông tác xây dựng TCCSD nói riêng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác —

Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trang 13

- Các nghị quyết, báo cáo tổng kết về công tác xây dựng Đảng của Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội IX, X, XI.

- Các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, các bản báo cáo về công tác

xây dựng Đảng của tỉnh ủy Bắc Kạn qua từng năm từ năm 2001 đến năm 2010.

- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tinh Bắc Kạn lần thứ VII, IX.

6 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống các chủ trương, quan điểm của Đảng, Đảng bộ Bắc Kạn vềcông tác xây dựng TCCSD từ năm 2001 đến năm 2010

- Đánh giá, nhận xét những thành tựu, ưu điểm, hạn chế, đề ra một sốgiải pháp có tính khả thi để xây dựng TCCSD tại địa phương.

- Là nguồn tài liệu tham khảo cho những cán bộ làm công tác chuyên tráchĐảng, giáo viên chính trị và những người quan tâm nghiên cứu vấn đề này.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được chia thành ba chương, bao gồm:

Chương 1: Đảng bộ tinh Bắc K ạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng tô chức

cơ sở đảng từ năm 2001 đến năm 2005.

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng tô chức

cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2010.

Chương 3: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu.

Trang 14

CHƯƠNG 1

DANG BO TÍNH BAC KAN THUC HIEN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TO

CHUC CO SO DANG TU NAM 2001 DEN NAM 2005

1.1 Khai quát đặc điểm, tình hình chung của tinh Bắc Kan va công

tác xây dựng đảng trước năm 2001

1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh té xã hội

* Vé điều kiện tự nhiên:

- Về vị trí dia lý: Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc bộ.Với tông diện tích tự nhiên là 4.857,21 km’; phía Bắc giáp Cao Bằng, phía

Nam giáp Thái Nguyên, phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang

và một góc tây bắc giáp với Hà Giang Thị xã tỉnh ly cách Thủ đô Hà Nội 170

km vê phía bắc.

- Về địa hình: Là tỉnh miền núi, địa hình Bắc Kạn rất đa dạng, phức tạp,chủ yếu là khe suối, đồi núi cao; hệ thống sông, suối có độ dốc lớn, nhiều thácghénh; giao thông khó khăn, chủ yếu là đường bộ, tinh có quốc lộ 3 đi qua dai123,5 km, đây là con đường giao thông huyết mạch quan trọng nối liền BắcKạn với các địa phương khác trong khu vực; ngoài ra còn có quốc lộ 279 sang

các tỉnh Tuyên Quang, quốc lộ 3B sang Lạng Sơn và hệ thống giao thông liênhuyện, tạo thành mạng lưới giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế -

văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

- Về khí hậu, thuỷ văn: Khí hậu của Bắc Kạn mang đặc điểm khí hậunhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, nhiệt độ

trung bình 22°C; có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, khô hạn, mùa hè nóng

am, mưa nhiều Lượng mưa trung bình hang năm đạt 1.507,8 mm Độ am

binh quan nam 1a 85%.

Trang 15

Bắc Kạn còn có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên: Hồ Ba Bề rộng450 ha là danh thắng độc đáo Hồ và vườn Quốc gia Ba Bề là di sản thiên nhiên

của Đông Nam Á, với hệ thống rừng nguyên sinh hàng trăm loài thực vật, độngvật quý hiém, không những chỉ giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn tàinguyên thiên nhiên quí giá mà còn có tiềm năng to lớn về du lịch, đóng vai trò

điều tiết nước, điều hoà khí hau, cung cấp thuỷ sản, phát triển giao thông thuỷ lợi.

- Về dân số: Dén ngày 01 tháng 4 năm 2009 toàn tỉnh có 75.648 hộ, dân

số 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước; mật độ dân số: 61 ngudi/km’; có

7 dân tộc gồm: Tay, Kinh, Dao, Nùng, Hoa, Mông, San Chay (Cục Tỉ hong kéBac Kan, nam 2009)

- Về tổ chức hành chính: Tinh Bắc Kạn được chia làm 8 đơn vị hành chính

gồm 7 huyện và một thị xã, cụ thể gồm các huyện: Ngân Sơn, Pác Nặm, Ba Bé,Bach Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn (huyện Ba Bê, PacNam là 2 huyện nghèo được hưởng chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ) Toàn tỉnh có 112 xã, trong đó có 63 xã và 96thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ (Uy ban

dân tộc miễn nui, Quyết định số 05/2007/OD-UBDT, ngày 06 — 9 - 2007), 6 thị

tran, 4 phường và 1.399 thôn, tổ nhân dân.*V tình hình kinh tế - xã hội:

- Về kinh tế

+ Sản xuất công nghiệp, xây dựng kết câu hạ tang: Ban Chấp hành Dang

bộ tỉnh khoá IX đã ban hành nghị quyết về định hướng phát triển công nghiệp và

tiêu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và Uỷ ban nhân dan tinh đã ban hànhqui hoạch thăm đò, khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh giai đoạn 2007 -2010 và định hướng đến năm 2020 Thực hiện qui hoạch 3 loại rừng dé taonguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản Tinh đã quan tâm, tạo điềukiện cho các doanh nghiệp khắc phục mọi khó khăn dé day mạnh sản xuất, kinh

10

Trang 16

doanh, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sản xuất công nghiệp phát triểnchưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

+ Về kết cau ha tầng kinh tế - xã hội và phát triển đô thị: Đến nay hau hếtcác đô thị và cụm dân cư nông thôn đã có qui hoạch chung và qui hoạch chỉ tiết.

Các đô thị nhất là thị xã Bắc Kạn đã từng bước hoàn thiện kỹ thuật hạ tầng Năm2009 đã có 87,5% số xã có điểm bưu điện văn hoá, số hộ dân được sử dụng điệnlưới Quốc gia là: 85%, số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75%, SỐ xã

có trạm truyền hình đạt 90,2%, và có 100% số xã đã có đường 6 tô đến trung

tâm xã.

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp: Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có

nhiều chủ trương, giải pháp khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp như

trích ngân sách để phòng, chống bệnh dịch gia súc, hỗ trợ lãi xuất pháttriển chăn nuôi trâu bò; hỗ trợ vốn xây dựng mô hình dat giá tri thu nhập30 triệu đến 50 triệu đồng/ha, tiếp tục thực hiện trợ cước, trợ giá các loại

giống, vật tư phục vụ sản xuất nên sản lượng nông nghiệp đạt kết quả

khá Tốc độ tăng trưởng chung của ngành trong những năm qua đều đạt và

vượt chỉ tiêu đã đê ra.

+ Về thương mại, du lịch: Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, công

tác phát triển thị trường luôn được đầu tư phát triển Tổng mức luân chuyênhàng hoá bán lẻ trên địa bàn năm 2009 là: 1.528 tỷ đồng Du lịch được xác

định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bắc Kạn, nên tiềm năng du lịch bước

đâu đã được quân tâm đâu tư và khai thác có hiệu quả.

+ Tài chính, tín dụng: Quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn thu trênđịa bàn và kết quả thu ngân sách hằng năm đều vượt dự toán đề ra (năm 2007đạt 123,3 tỷ đồng, vượt 12,1% kế hoạch; năm 2008 đạt 154,2 tỷ đồng, vượt

13,3% kế hoạch; năm 2009 đạt 177,110 tỷ đồng bằng 100,7% kế hoạch).

11

Trang 17

Hoạt động ngân hàng luôn có chuyền biến tích cực, nguồn vốn huy độngvà tông dư nợ cho vay tăng trưởng khá Tổng vốn huy động bình quân 3 năm

gần đây tăng 28,6%/năm; tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 33,8%/năm Tốcđộ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh trong 5 năm (2005 - 2010) khá cao đạt

11%, thu nhập bình quân đầu người không ngừng được nâng cao, đời sống của

nhân dân nhìn chung đã được cải thiện và nâng cao hơn; tuy nhiên một bộ phận

đồng bào các dân tộc ở vung cao, vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ

nghèo còn cao (ndm 2010: 19,864).

- Về văn hoá - xã hội

+ Giáo dục và đảo tạo: Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm

lãnh đạo, thực hiện có két quả tốt; đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo ở

các cấp phố thông từ 90% trở lên, toàn tỉnh đã có 27 trường ở các cấp học datchuẩn quốc gia, 116 xã, phường, thi tran của 8 huyén, thi dat chuan phổ cập

giáo dục bậc trung học cơ sở Đã thực hiện tốt công tác chống tiêu cực trong

thi cử và bệnh thành tích trong lĩnh vực giáo dục và dao tạo Mặc dù kết quả

thi tốt nghiệp trung học phổ thông còn thấp so với cả nước nhưng tỉ lệ học

sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp

tăng hơn so với trước Đã thành lập trường cao đăng cộng đồng, trườngtrung cấp y và trường trung cấp nghề nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và đào

tạo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

+ Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, mạng lưới y

tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn Việc thực hiện các chương trình,

mục tiêu quốc gia về y tế và phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt, tỉ lệ trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2009 giảm xuống còn 26,5%; 100% trạm ytẾ xã, phường, thị tran được dựng kiên cố, bán kiên cố; chất lượng khám chữa

bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa ban tỉnh không ngừng đượcnâng cao.

12

Trang 18

+ Lao động, việc làm và các van dé xã hội: Công tác lao động, giải quyếtviệc làm gắn với chương trình xoá đói, giảm nghèo được quan tâm thường

xuyên thông qua các dự án vay vốn tạo việc làm cho người lao động tại các

doanh nghiệp trong và ngoai tỉnh; công tác tạo việc làm mới hang năm đều

đạt chỉ tiêu đề ra và đến năm 2009 đã tạo việc làm mới cho 6.000 lao động,đạt 100% kế hoạch đề ra Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) đã giảm từ50,87% năm 2005 đến năm 2009 xuống còn 25,82% Các chính sách đối vớithương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được thực hiện tốt.

Công tác bảo trợ xã hội được quan tâm như việc cứu đói, cứu trợ trong các kỳ

giáp hạt, tết, cứu trợ thường xuyên cho các đối tượng cần được hỗ trợ và cứutrợ đột xuất cho đối tượng do bị thiên tai, hoả hoạn

Các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước luôn được triểnkhai thực hiện tốt tại địa phương như: Chương trình 134, 135 và trợ cước cácmặt hàng chính sách; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đúng quy

định pháp luật Năm 2009 tỉnh đã tô chức thành công Đại hội đại biểu các dantộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ nhất.

- Quốc phòng - an ninh

+ Lực lượng quân sự địa phương luôn được quan tâm xây dựng vững

mạnh, hằng năm đều thực hiện tốt các chỉ tiêu tuyển quân, huấn luyện, đảo tạo,bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, tuyên sinh quân sự theo kế hoạch; công tácxây dựng củng có và diễn tập khu vực phòng thủ được thực hiện đúng kế hoạch

đề ra Công tác xây dựng dân quân, tự vệ thường xuyên được quan tâm chú trọng.

+ Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Thực

hiện tốt công tác bảo vệ chính tri nội bộ, an ninh tư tưởng, an ninh văn hoá, anninh kinh tế Thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống tộiphạm; chương trình hành động phòng, chống ma tuy, ty lệ điều tra khám

13

Trang 19

phá án hang năm đều đạt từ 85% trở lên, phong trào quần chúng bảo vệ anninh tổ quốc được triển khai rộng khắp Công tác tuyên truyền về an toàn giaothông, kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm an toàn giao thông được thực hiện

thường xuyên Tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn còn

diễn biến phức tạp.

* J hệ thống Chính trị của tỉnh Bắc Kạn:

Hệ thống chính trị của tỉnh được thong nhat theo hé thong chính tri của

cả nước, cụ thê như sau:

-Tổ chức dang: Đảng bộ tinh Bắc Kan có 11 đảng bộ trực thuộc (7huyện, 0] thị xã và 3 đảng bộ trực thuộc ở tỉnh); thực hiện Nghị quyết Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh BắcKan lần thứ IX, trong những năm qua, cấp ủy các cấp đã đổi mới mạnh mẽ

phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, đặc biệt là trong chi đạo, điều hànhphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng đảng,

chính quyền, đoàn thé vững mạnh Thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội

năm sau cao hơn năm trước.

- Tổ chức chính quyên: Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân được tổchức theo đơn vị hành chính 3 cấp: Cấp tỉnh; cấp huyện, thị và cấp cơ sở.

+ Cấp huyện, thị có 8 đơn vi la: Pac Nam, Ngân Son, Ba Bé, Chợ Đồn,

Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn

+ Cấp cơ sở: Toàn tỉnh có 112 xã, 4 phường, 6 thị trấn.

Hội đồng nhân dân các cấp trong những năm qua đã có những quyết địnhchủ trương, biện pháp quan trọng về phát huy tiềm năng của địa phương, xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng ở địaphương, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,

làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với Nhà nước Thực hiện quyền giám

14

Trang 20

sát đối với hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân,

toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện cácnghị quyết của hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ

quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, t6 chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và

của công dân địa phương.

Uỷ ban nhân dân các cấp đã thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước,

phát triển kinh tế - xã hội, củng có an ninh - quốc phòng và thực hiện có hiệu quả

các chính sách trên địa bàn; góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quân chúng

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng (đoàn thanh niên, hội phụ

nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và công đoàn) là các thành viên trong hệ

thống chính trị được tổ chức theo đơn vị hành chính 3 cấp: Cấp tỉnh, cấp

huyện, thị và cơ sở xã, phường, thị tran theo quy định của luật và điều lệ củamỗi tô chức.

Trong những năm qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã vận độngđoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân các dân tộc chấp hành tốt chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xãhội, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính dang; xây dựng tô chức đoàn thé

vững mạnh và làm tốt công tác xây dựng Đảng, giới thiệu đoàn viên, hội viênưu tú cho Đảng dé bồi dưỡng trở thành đảng viên Day mạnh phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", làm tốt công tác vận

động quan chúng theo phương châm "dan biết, dân bàn, dân lam, dân kiểm tra"trong quá trình xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách

1.L2 Tình hình của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn trước năm 2001- Bắc Kan trong thời kỳ kháng chiến

Ngày 3-2-1930, Dang Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân

15

Trang 21

Việt Nam dau tranh giành độc lập Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnhBắc Kan đã vinh dự là một trong những tỉnh nam trong khu giải phóng Việt

Bac, là nơi "Nước Việt Nam mới phôi thai".

Khi Cách mạng tháng Tám nô ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng va Bác Hô,nhân dân các dân tộc Băc Kạn được giác ngộ đã sớm giành được chính quyên,

Bắc Kạn là thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 — 1954), thị xã BắcKạn được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" Tỉnh Bắc Kạn được Trung -

ương Dang chọn xây dựng thành khu an toàn (ATK), căn cứ dia của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tổ chức Đảng ở Bắc Kạn phát triển chậm so với các địa phương kháctrong cả nước Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh mang tên chi bộ Chí Kiên đã

thành lập vào cuối tháng 9 năm 1943 tại bản Duôm, xã Thượng An, huyén

Ngân Sơn với 03 dang viên, đánh dấu bước phát triển mới phong trao cáchmạng ở Bắc Kạn Sau tháng 8-1945, không kê số cán bộ biệt phái của Trung -

ương và Xứ uỷ, toàn Đảng bộ chỉ có 21 đảng viên Tuy vậy, từ nửa cuối tháng

8 đến đầu tháng 9-1945, Đảng bộ vẫn cung cấp cho Trung ương và Xứ uỷnhiều cán bộ đảng viên có kinh nghiệm vận động quần chúng Cuối tháng 9-

1945, Đảng bộ Bắc Kạn chỉ con 8 đảng viên Trước tình hình đó, việc tangcường xây dựng Đảng là yêu cầu cấp bách của phong trào cách mạng địa

phương Trong khi đó, trên bình diện chung của cả nước, để bảo vệ Đảng,đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước Cộng hoa non trẻ, ngày 11-

11-1945, Đảng tuyên bố giải tán, rút vào hoạt động bí mật Đảng bộ Bắc Kạn

cũng nhanh chóng chuyển hoạt động của bộ máy các cấp phù hợp với tinhhình mới, đáp ứng yêu cầu vừa bảo toàn, vừa phát triển lực lượng, khôngngừng tự hoàn thiện dé đủ sức lãnh đạo nhân dân, giữ vững chính quyền.

16

Trang 22

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bắc Kạn vinhdự là tỉnh đầu tiên được giải phóng (24/8/1949) Nhiều địa danh của tỉnh đãthành di tích lịch sử, văn hoá, gắn liền với chiến công của quân đội nhân dân

và các dân tộc Phu Thông, Đèo Giang, Nà Tu, Trong chặng đường xây dựng

và chiến đấu gian khổ hy sinh, nhiều cá nhân, tập thé đã được Dang và Nha

nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Với vai trò là căn cứ địa cách mạng, Bắc Kạn hết lòng cưu mang đùmbọc đồng bào tan cư; giúp đỡ bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, kho tang cua Trung -

ương sơ tán; bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Khi chiến sự lan rộng đến địa phương, quân và dân Bắc Kạn đã tiến hành

tiêu thé kháng chiến với chiến lược "vườn không, nhà trống", phá huỷ giao thông

và tham gia cùng bộ đội chủ lực đánh địch Trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông năm 1947), suốt hai năm đánh địch trên mặt trận đường số 3 nồi tiếng cũng

-như quá trình tiểu phi bảo vệ quê hương, nhiều gương chiến dau hy sinh oanh liệtđược cả nước biết đến, nhiều tên núi, tên sông đã trở thành địa danh lịch sử, gắn

với những chiến công hiển hách như Phủ Thông, Déo Giang Cuộc chiến đấu

kiên cường của quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn trở

thành tỉnh đầu tiên được giải phóng Sự kiện lịch sử vẻ vang này được Đảng đánhgiá cao, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi Trong thư, Bác đã khăng định "Cuộcthắng lợi này sẽ làm đà cho những thắng lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn".

Sau giải phóng (thang 8 năm 1949), nhân dân các dân tộc Bắc Kan hăng

hái khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực đóng góp sức

người, sức của cho kháng chiến Một năm sau ngày giải phóng, Bắc Kạn trở

thành địa phương dẫn đầu trong phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc.Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng

Ba, được vinh dự giữ cờ luân lưu "Đơn vị có phong trào thi đua khá nhất" doHồ Chủ tịch trao tặng.

17

Trang 23

Với vai trò và nhiệm vụ là căn cứ địa cách mạng, nhân dân các dân tộc

tỉnh Bắc Kan đã dồn sức chi viện cho tiền tuyến Trong hon tám năm khángchiến, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đóng góp hơn 3 triệu ngày công

trực tiếp phục vụ chiến đấu Các đoàn thé chính trị, nhất là Hội Phụ nữ đã

thành công trong việc phát động phong trào toàn dân xây dựng lực lượng vũtrang Trong hai năm 1952 - 1953, phong trào hũ gạo nuôi quân va mùa đông

binh sĩ đã ủng hộ bộ đội hơn 2.000 tấn lương thực, 2.633 chiếc chăn và áoam Hàng nghìn thanh niên con em các dân tộc đã lên đường nhập ngũ Nhiềuđơn vi bộ đội địa phương, du kích tập trung đã lập công xuất sắc, được phong

tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý, góp phần làm nênthắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong cuộc kháng chiên chông Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiênđâu bảo vệ Tô quôc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Băc Kạnluôn thực hiện tôt vai trò tỉnh căn cứ địa, nhiêu đơn vi, cá nhân lập công xuât

sắc, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp va dé quốc Mỹ, ngày 2-10-2000, Chủ tịch nước Tran

Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn 5 huyện, thịxã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Bắc Kạn trong quá trình xây dựng và đổi mới : Đề đáp ứng yêu cầu làhậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, ngày 21-4-1965, Uy ban

Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa (nay là nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103/ND-TVQH thành lập

tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Ngày 4-1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50/CP đổi thị xã Bắc Kạn

14-18

Trang 24

thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông Ngày 29-12-1978, kỳ

họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địa giới Bắc Thái và Cao Bằng,

tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bac Thái nhập vào tinh Cao Bằng.

Ngày 16-7-1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành

Quyết định số 262/HĐBT "Giải thé thị tran Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông

đề thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái" Đáp ứng nguyện vọng của

nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đôimới Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX ky hop thứ mười đã phê chuẩn việc

chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh Trong đó, tỉnh Bắc Thái đượcchia thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Ngày 1-1-1997, tinh Bắc Kạn chính thức được tái lập Các huyện Ngân

Sơn, Ba Bề (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn Tháng 8-1998, thành lậpthêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch

Thông Ngày 28-5-2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP

về việc thành lập huyện Pac Nam trên cơ sở tách huyện Ba Bề Nhu vậy, trải

qua không ít những thay đôi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạnđược chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện (Bach Thông, Chợ Đồn,

Chợ Mới, Ba Bé, Ngân Son, Na Ri, Pac Nam) và thị xã Bắc Kạn.

Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang, trongthời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay,Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phan

dau vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nhanh chóng đưa Bắc Kạn tiếnkịp các tỉnh miền xuôi.

Nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm thành lập tỉnh Bắc Kạn , ngày 2-10-2000

Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân

19

Trang 25

dân cho đồng bào và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn do có thành tích đặcbiệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đây là thành quả

lớn lao của nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ đã được Đảng, Nhà

nước ghi nhận Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử, phát huy truyền

thống dau tranh cách mạng, 5 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh, đồng bao cácdân tộc đã không ngừng phấn đấu vươn lên, giành được nhiều thành tựu mới

trên các lĩnh vực kinh tê, văn hoá, xã hội.

1.2 Đảng bộ Tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ

sở đảng từ năm 2001 đến năm 2005

1.2.1 Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn vềxây dựng tổ chức cơ sở đảng từ 2001 đến 2005

* Một số khái niệm cơ bản về TCCSĐ:

- Quan điểm của Mác — Lê nin về TCCSD:

Mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen chưa đề cập đến khái niệm TCCSĐ, nhưng

các ông là những người đầu tiên đưa ra những tư tưởng, quan điểm về vị trí, vaitrò, tầm quan trọng của các tổ chức đảng ở cơ sở (chi bộ), đồng thời cũng là

những người trực tiếp xây dựng những chỉ bộ đầu tiên của “Đồng minh những

người cộng sản” - Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới Những tư tưởng cơ bản

của C Mác và Ăng ghen về vị trí, vai trò của tô chức đảng ở cơ sở trong hệthống tổ chức Đảng bước đầu hình thành với những quy định trong Điều lệ của

“Hội liên hiệp công nhân quốc tế” do hai ông khởi thảo, trong đó đã xác định:Nhiều chi bộ hợp thành một công xã gồm từ ba đến hai mươi thành viên, đó là

“hạt nhân” của công tác chính trị của Dang trong quan chúng lao động Dang

phải “Biến mỗi chỉ bộ của mình thành trung tâm và hạt nhán của các hiệp hộicông nhân, trong đó, lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản có thé dua ra

thảo luận độc lập với những ảnh hưởng tư sản ” [16, tr.348] Đó là những quanniệm dau tiên cua Mác và Ang ghen vé vi trí, vai trò của TCCSĐ.

20

Trang 26

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để Đảng hình thành và phát triển, đủ sức lãnh

đạo phong trào, van đề cơ bản là phải tập trung xây dựng cho được các tổ chứcĐảng trong các công xưởng, nhà máy, nơi khởi nguồn cuộc đấu tranh của giaicấp công nhân Những tô chức Đảng nền tảng đó vững mạnh, bám chắc được

phong trào như vậy sé khang định được vai trò của Đảng trước phong trào cách

mạng của quần chúng công nhân, và qua đó mà làm cho Đảng ngày càng vững

mạnh Các ông đã khang định: Lý luận cách mạng có đi vào và thắm sâu vào

phong trào công nhân hay không, giai cấp công nhân có đạt đến trình độ tự giác

trong cuộc đấu tranh cho mục đích, lý tưởng của giai cấp công nhân và nhân dânlao động hay không, vai trò có ý nghĩa quyết định là ở các tổ chức Đảng trong

phong trào cách mạng của quần chúng đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh trực

tiếp của bộ phận công nhân ở trong nhà máy, công xưởng, cơ sở sản xuat Nhanthức rõ vị trí, vai trò quan trọng của các tổ chức đảng ở cơ sở, trong suốt cuộc

đời hoạt động của mình C.Mác và Ph.Ăngghen luôn chăm lo xây dựng Đảng,

xây dựng các chi bộ dang ở cơ sở, gắn với các hoạt động của quần chúng ở cơsở Những quan điểm lý luận của các ông đã trở thành lý luận quan trọng

trong công tác xây dựng Đảng ở các giai đoạn sau này.

Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, V.L.Lênin đã đấu tranh khôngmệt mỏi chống trào lưu cơ hội, xét lại trong Quốc tế II để bảo vệ và phát triểncác tư tưởng, quan điểm của C.Mác và Angghen Lênin khang định: Đảng

phải là tổ chức chính trị cao nhất, có tổ chức chặt chẽ của giai cấp công nhân.

Trong hoạt động thực tiễn xây dựng bộ máy tô chức của Đảng, Lénin đặc biệtchú ý đến xây dựng các “nhóm” các “tiêu tổ” công tác ở các công xưởng, nhà

máy, hầm mỏ Người coi đó là nhiệm vu đầu tiên và cấp thiết của Đảng, déĐảng that sự là cơ thé sống bám chắc vào co sở, vào quan chúng lao động từTrung ương đến địa phương Trong cuộc đấu tranh để xây dựng Đảng kiểu

mới của giai cấp công nhân, V.I.Lênin hết sức coi trọng chăm lo xây dựng các

tiêu tổ công nhân dân chủ - xã hội, phát triển những tiểu tô đó trở thành những

chi bộ cơ sở trong các nhà máy, công xưởng, khu dân cư của Đảng

21

Trang 27

Bônsêvích Nga Khi cách mạng thắng lợi, đứng trước những nhiệm vụ nặngnề, phức tap của đảng cam quyền, TCCSD không ngừng tăng lên về số lượngvà đa dạng về nội dung hoạt động, V.I.Lénin xác định rõ hơn vai trò của các

TCCSD Người nhấn mạnh: "Những chỉ bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau vàvới Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lan cho nhau, phải làm công

tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghỉ với mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, với tat cả mọi loại và mọi tang lớp quần chúng lao động.Những chỉ bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn

luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quân chúng lao động một cách

có hệ thống dé lãnh đạo và qua đó rèn luyện ban thân Đảng” [42, tr.232-233]

Từ những quan điểm nêu trên cho thấy, ngay từ khi có tổ chức ĐảngCộng sản đầu tiên và trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng của

các Đảng cộng sản, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, đều khang định:

TCCSD giữ vị trí, vai trò to lớn trong quá trình hình thành va phát triển va

trong sự lãnh đạo cach mạng của Đảng Đảng mạnh là nhờ các TCCSD mạnh.

Những luận điểm và tư tưởng đó đã soi sáng cho công tác xây dựng Đảng

trong mọi thời kỳ và ngày nay đã trở thành cơ sở lý luận cho qúa trình xây

dựng Đảng và nâng cao chất lượng các TCCSĐ.- Quan điểm của Hồ Chí Minh về TCCSD:

Vận dụng và phát triển sáng tao học thuyết Mác - Lénin về chính đảng vôsản, Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng

sản Việt Nam Ngay từ khi bắt tay xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trongDiéu lệ van tat của Dang do Hồ Chi Minh soạn thảo được thông qua tại Hội

nghị thành lập Dang 3-2-1930 đã chỉ rõ cách thức t6 chức Dang từ Trung ương

đến chi bộ Trong đó, “Chi bộ gom tat ca dang viên trong một nhà máy, một

công xưởng, một ham mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tau, một đôn điền, một

d-uong pho ”.

Khi hoà bình lập lai trên miễn Bắc, mỗi lúc đến thăm đơn vị cơ quan,

trường học, bệnh viện, don vi sản xuat, Hồ Chi Minh đêu hêt sức nhân

22

Trang 28

mạnh yêu cầu củng cé vai trò lãnh đạo của chi bộ Từ thực tế công tác xây

dựng Dang, Người đã rút ra nhận xét: "chi bộ là nên móng của Đảng, chỉ bộtốt thì mọi việc déu tốt".

Trong quá trình lãnh đạo dau tranh giành chính quyền, cùng với quátrình không ngừng hoàn thiện đường lỗi và phương pháp cách mạng của

Đảng, van đề xây dựng, củng có tô chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở đượcHồ Chí Minh hết sức chú trọng Người theo dõi sát sao diễn biến từng chi bộ

điển hình cũng như chi bộ yếu kém, viết báo và gửi thư khen ngợi những chibộ tốt, phê bình những chi bộ yếu kém và gợi ý phương pháp sửa chữa Trong

bài nói tại Hội nghị tổng kết 3 năm xây dựng chỉ bộ và đảng bộ "bốn tốt" 1966), Hồ Chí Minh đã nhắn mạnh: “vậy dựng chỉ bộ cho tốt, cho vững mạnh

(4-là một việc vô cùng quan trọng” [26, tr.77] Người đã đưa ra các tiêu chí đánh

giá chi bộ "bốn tốt" là: "Đảng viên gương mẫu trong mọi công việc, liên hệ

chặt chế với quân chúng, nội bộ thật sự đoàn kết; chấp hành tốt đường lối,

chính sách của Đảng, lãnh đạo tốt sản xuất và chiến đấu; một lòng một dạ

phục vụ nhân dân, thiết thực chăm lo đến đời sống vật chất và tỉnh thần củanhân dân; đối với Đảng thì củng cố tốt và phát triển" [26, tr.79] Dé các chi

bộ ngày càng vững mạnh, Người yêu cầu phải phát huy tinh than tự phê bình

và phê bình, phát huy dan chủ rộng rãi trong Đảng; "huyện uy, thành uy, tỉnh

uy cần phải đi sâu sát đến các chi bộ, cần phải giúp đỡ các chi bộ một cáchthiết thực và thường xuyên Các tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ cần chỉ đạo riêng

chi bộ đề rút kinh nghiệm về xây dựng chi bộ "bón tốt” [26, 79] “Moi chỉ bộ

của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quan chúng ở cơ sở, đoàn kết chặtchẽ, liên hệ mật thiết với quan chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ

đại của quân chúng” [26, tr.23].

- Quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ :

Trung thành với học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng

ta từ khi thành lập cho đến nay luôn khang định vi trí quan trọng và trách

nhiệm nặng nê của tô chức cơ sở đảng Theo điêu 10 của Điêu lệ Đảng Cộng

23

Trang 29

sản Việt Nam do Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XI thông qua, “Hệ thống

tổ chức của Dang được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính củaNhà nước” [78, tr 35-37] Bốn cấp tương ứng với hệ thống tô chức hành chínhcủa Nhà nước mà tổ chức đảng được thiết lập là Trung ương, tỉnh/thành phốtrực thuộc Trung ương, quận/huyện (và tương đương), xã/phường/thị tran Sựthiết lập tương ứng với hệ thống hành chính nhà nước không có nghĩa là Nhànước có tô chức nào thi Đảng có tô chức đó, không phải là thiết lập trùngkhớp tô chức bộ máy dang giống như bộ máy của nhà nước Tổ chức đảng ở

mỗi cấp là bộ phận hợp thành cái chỉnh thé thống nhất Đảng Cộng sản Việt

Nam, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ Trong đó, TCCSD là

cấp thấp nhất, được tô chức theo vùng lãnh thô, đơn vị công tác va đơn vi sanxuất Sự hình thành TCCSĐ bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của Đảng nhằm

bám rễ vào đời sống của quần chúng nhân dân ở cơ sở và mọi lĩnh vực của xãhội dé thực hiện sự lãnh đạo Trong hệ thống tổ chức của Đảng, mỗi cấp co vitrí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau Cấp cơ sở được xác định là cấp nền tang của

Đảng, của hệ thống chính tri, là nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện

đường lỗi, Nghị quyết của Đảng, cấp trên, biến đường lối, Nghị quyết của Đảng

thành hiện thực; là nơi mà mọi hoạt động xây dựng nội bộ Đảng được tiễn hành.Khái niệm TCCSĐ được ghi rõ ở Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản ViệtNam (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-01-2011):

TCCSĐ (chỉ bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nên tảng của Đảng, là hạt nhân

chính trị ở cơ sở, được lập ra ở xã, phường, thị tran, cơ quan, doanh nghiệp,

hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơnvị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lén ” Khái niệm trên chỉ rõTCCSD được gọi chung cho cả chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở tùy thuộc vàosô lượng đảng viên và yêu câu nhiệm vụ cụ thê của từng cơ sở.

Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xây dựng TCCSĐ Dù ở

24

Trang 30

bat cứ giai đoạn cách mang nào, Đảng cũng luôn khang định TCCSD là nền

tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở Trong cách mạng dân tộc dân

chủ, Đảng luôn coi các tô chức dang ở cơ sở là tổ chức nén tảng, là tế bào cau

thành nên Dang, là pháo đài, là đơn vị chiến dau cơ bản của Dang Dat nước

thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những bài học thành công vàchưa thành công của Đảng đều gắn liền với vị trí, vai trò của TCCSĐ Đảng tađã khăng định: Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khaithác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của

quan chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng Nhưng mặt khác, sự yếu

kém của nhiều TCCSĐ đã hạn chế những thành tựu của cách mạng.

- Chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng:

Tiếp tục quán triệt thực hiện những chủ trương về xây dựng Đảng và

TCCSĐ do Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu (lần 2) khoá VIII đã đề ra

trong đó nhiệm vụ thứ bảy đã chỉ rõ: "Kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện quy định

chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể của các loại hình TCCSĐ.

Chan chỉnh nền nếp sinh hoạt chi bộ, phân công và kiểm tra công tác dang

viên Đảng viên dang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vi sự nghiệp

thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, dang uỷ cơ sở nơi cư trú theo quyđịnh cụ thé của Bộ Chính tri và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơicư trú Đổi mới công tác phân tích chất lượng các TCCSD và đội ngũ đảngviên, khắc phục cách làm hình thức, chiếu lệ, thành tích chủ nghĩa Tiếp tụckiện toàn cấp uỷ, nhất là bí thư cấp uỷ Các cấp uỷ phân công bí thư, phó bí

thư và uỷ viên thường vụ phụ trách các cơ sở trọng điểm” [14,tr 32-33] Trên

CƠ SỞ tổng kết hai năm thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) yêu cầu: "Tất cả các đảng bộ,chi bộ ở cơ sở đều năm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo

chính trị đôi với chính quyên, đoàn thê, các tô chức kinh tê, sự nghiệp, các mặt

25

Trang 31

công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục

tình trạng thụ động, ÿ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo Cấp uỷ cấp trên tập trung

chỉ đạo củng cô các đảng bộ, chi bộ yếu kém, kip thời kiện toàn cấp uỷ và tăngcường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết Nâng caochất lượng sinh hoạt cấp uy, chi bộ Phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viênchấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác, họctập và lối sống: giữ mối liên hệ với quần chúng nơi công tác, với chi bộ và nhândân nơi cư trú Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý nhữngngười ưu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế,

đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít hoặc chưacó đảng viên Đôi mới việc phân tích, đánh giá chất lượng các TCCSD và dangviên” [16, tr.142] Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã yêu

cầu: Trung ương, các cấp uỷ và tô chức đảng phải hướng về cơ sở, tập trungchỉ đạo xây dung, củng cố cơ sở, coi đây là công tác trọng tâm từ nay đếncuối nhiệm kỳ, nhằm tao sự chuyền biến rõ rệt, góp phan nâng cao năng lực

lãnh đạo, sức chiến dau của TCCSD, đặc biệt là chi bộ Trách nhiệm trực tiếp

và trước hết trong việc chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCSD thuộc về cấp uy

cấp trên trực tiếp của cơ sở [16 ,tr.55] Xây dựng và thực hiện các chươngtrình, kế hoạch đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, nâng cao năng lực lãnh

đạo va sức chiến đấu của chi bộ đảng Có cơ chế, thiết chế dé TCCSD thực

hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; bảo đảm sự lãnh đạo của TCCSD được phát

huy trong thực tế Làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bi thư, chi uỷ viên

của mỗi chi bộ Bồ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về chức năng,

nhiệm vu của loại hình TCCSD, bao đảm phát huy vai trò hạt nhân lãnh dao

chính trị của các TCCSĐ Đây mạnh công tác tạo nguồn và phát triển đảngviên mới gan với xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở Tăng cường công tác dao

tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ cơ sở theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị,bổ sung những kiến thức về lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ

26

Trang 32

năng quản lý, điều hành Thực hiện tốt chính sách chế độ, tạo điều kiện cho

cán bộ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Xây dựng và thực hiện hệthống quy chế hoạt động của tổ chức dang; làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo phát

triển kinh tế, chăm lo đời sống của nhân dân; thực hành dân chủ rộng rãi,

nghiêm túc duy trì kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tạo sự chuyên biến rõ rệt

trong từng chi bộ, từng TCCSD và trong toàn Đảng” [16, tr.155-158].

Tóm lại, những nghị quyết của Đảng về xây dựng TCCSD giai đoạn nàyđã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò và tầm quan trọng củaviệc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

TCCSD Đây là van dé then chốt của nhiệm vu then chốt, có ý nghĩa quyết

định đến sự sống còn của Dang và sự nghiệp đổi mới, day mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

* Chủ trưong của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xây dung tổ chức cơ sở dang:

Xuat phát từ tinh hình thực tế tại địa phương, quán triệt Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ 9 chi đạo về van đề xây dựng, củng cô các TCCSD.Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghịquyết, xây dựng chương trình hành động dé đưa Nghị quyết của Đảng vào

cuộc sông.

Đại hội đại biéu Dan bộ tinh Bắc Kạn lần thứ VIII được tô chức trongmột thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt Sau 04 năm tái lập Tỉnh, Đảng bộ,nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã nỗ lực vươn lên khắc phục nhiều khó khăn,hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội, làm tốt công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, củng cố kiện toàn chínhquyền các cấp Đời sống nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện.

Nhân dân phân khởi tin tưởng vào đường lôi đôi mới của Đảng và Nhà nước.

27

Trang 33

Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc K ạn diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 01 năm2001 Dự Đại hội có 299 đại biểu thay mặt hơn 13.000 đảng viên toàn Đảng

bộ.[7, tr.290 -291] Đại hội xác định trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ,

nhiệm vụ then chốt là phải chăm lo công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư

tưởng, về tô chức và cán bộ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng,chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực tô chức thực hiệnthắng lợi các Nghị quyết của Đảng [7, tr.291].

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ VIII đã đề rachủ trương phát triển Đảng như:

- Xây dựng, củng cô hệ thống chính trị trong sạch vững manh[7, 295]

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nâng cao vai trò của tô chứcchính tri - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện

thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương [7, 295]

- Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, giữ vững trật tự kỷcương chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững

mạnh Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức [7, 295]

- Hằng năm có ít nhất 80% tô chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững

mạnh [7, 295]

- Day mạnh công tác phát triên Đảng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng

dân tộc ít người, những thôn bản, cơ quan, trường học chưa có đảng viên Tỷ

lệ đảng viên so với dân số đạt khoảng 5% [7, 295]

Nghị quyết Đại hội lần thứ 8 của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, cũng như Nghịquyết các Đại hội khóa trước của Đảng bộ đều xác định công tác xây dựngĐảng là nhiệm vu then chốt, có tầm quan trọng hàng dau, quyết định moithắng lợi Trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiệu đại hóa càng đòi hỏi

sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của hệ thông chính trị ở tâm cao mới Được sự

28

Trang 34

lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã có những chủtrương, phương hướng thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh

Ủy về công tác xây dựng Đảng và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tiễn của

địa phương.

1.2.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và pháttriển TCCSP từ năm 2001 đến năm 2005

Năm 2001 là năm đầu bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc

lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn là đây

mạnh công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức và chính trị, đặc biệt là công

tác xây dựng tô chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.Trước những điều

kiện vô cùng khó khăn của một tỉnh mới tái lập, công tác xây dựng Đảng

được tiến hành khan trương và mang những đặc điểm mới Tiếp tục tăng

cường công tác xây dựng Đảng theo các Nghị quyết, Hướng dẫn của Trung

ương tập trung vao việc giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cach

mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng

củng cố tổ chức cơ sở đảng Đặc biệt là xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn

đây lùi tham nhũng, quan liêu, lãng phí theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương4 khóa IX đề ra Đảng bộ tỉnh đã triển khai hướng dẫn đôn đốc việc tổ chứchội thi Bí thư chỉ bộ, đảng bộ cơ sở giỏi các cấp để qua đó nâng cao nghiệp vụ

cho cán bộ, đảng viên.

- Vé công tác tư tưởng, chính trị của cấp ủy cơ sở: Đảng bộ tỉnh đã chỉ

đạo các huyện, thị, cấp ủy cơ sở kiểm tra công tác phát triển Đảng và kiểm tra

chế độ sinh hoạt các cấp ủy cơ sở, chi bộ trực thuộc Dang ủy Chỉ đạo triển

khai kế hoạch tông kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30 tháng 5năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố

tô chức đảng, đoàn thé, quan chúng và công tác phát triển đảng viên trong các

trường học.

29

Trang 35

Đảng bộ tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy thực hiện hướng

dẫn nghiệp vụ công tác Đảng và thông tin tình hình công tác xây dưng Đảng

về tổ chức trên cuốn thông tin phục vụ sinh hoạt chi bộ Mở hội nghị chuyên

dé “phát triển dang ở thôn chưa có đảng viên” Tổ chức hội thi “Bi thư chỉ bộ

giỏi” nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng Đảngvà của cơ quan tô chức cấp ủy các cấp (14/10/1930 — 14/10/2002) Bên cạnh

đó, Đảng bộ Bắc Kạn còn tăng cường công tác kiểm tra thi hàng điều lệ Đảngở cơ sở, năm 2004 đã tiến hành kiểm tra được 12 cấp ủy cơ sở Trong thời

gian qua, cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, cuộc vận động “Họctập làm theo tam gương dao đức Hồ Chí Minh” đã được các cấp uy đảng triểnkhai tô chức thực hiện

Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn Chỉ đạo các huyện, thị, đảng ủy trực thuộc triểnkhai kế hoạch, tổ chức hội thi bí thư chi bộ giỏi cấp cơ sở và cấp huyện, tô

chức tọa đàm bí thư chỉ bộ giỏi cấp tỉnh Hội thi đã góp phần nâng cao nhậnthức, vai trò của cấp ủy các cấp đặc biệt là đội ngũ bi thư chi bộ Công tác

kiểm tra chế độ sinh hoạt được các chi bộ duy trì đều đặn định kỳ hàngtháng Cấp uỷ các cấp thường xuyên quan tâm quán triệt công tác tư tưởng,

chính trị đến từng chi bộ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, cácnghị quyết, kết luật tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị

quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh đã được quán triệt, triển khai kịp thời.

Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin

chính trị, thời sự trong, ngoài nước được các cơ quan trong khối tư tưởng văn

hoá và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp thường xuyên phốbiến tới cán bộ, đảng viên và nhân dân Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo Ban Tuyên

giáo huyện thị trực thuộc hằng tháng biên tập và phát hành hơn 1.500 cuốn

“Thông tin phục vụ sinh hoạt chi bộ”, với những thông tin cập nhật trong,ngoài nước và tình hình của tỉnh, đáp ứng việc thông tin cho đảng viên tại các

30

Trang 36

kỳ sinh hoạt chi bộ; tổ chức 13 cuộc thăm dò dư luận xã hội về các lĩnh vựckinh tế, xã hội, xây dựng Đảng đưa ra những kết luận, kiến nghị, dé xuất,

tham mưu cho Thường trực cấp uỷ các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo

nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị, phục vụ đắc lực cho công tác xây

dựng Đảng về chính trị, tư tưởng Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị vàgiáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên được các cấp uỷ Đảng chú trọng quantâm 4 năm qua, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị uỷ và BanTuyên giáo (tuyên huấn) các dang uỷ trực thuộc đã mở 223 lớp bồi dưỡng kết

nạp Đảng với 9.899 học viên; 40 lớp bồi dưỡng cấp uỷ với 2.314 học viên; 5lớp giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên với 339 học viên và 2.052 lớp bồi

dưỡng khác với 68.828 học viên Trường Chính trị tỉnh mở 19 lớp trung cấp

ly luận chính trị với 1.1232 học viên va phối hợp với Phân viện Hà Nội - Học

viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh mở 01 lớp cử nhân lý luận chính tri tạichức với 106 học viên; 01 lớp cao cấp ly luận chính tri tai chức cho 107 học

viên [57, tr.2-3]

Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/4/2002 của Ban Bí thư Trung

ương Dang va Hướng dẫn số 1108-HD/TTVHTW ngày 12/4/2002 của Ban

Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng kế hoạch

số 06-KH/TU ngày 10/5/2002 về “Tổ chứ nghiên cứu, quán triệt và tổ chức

thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương(khoá IX)” Theo kế hoạch, các cấp uy đã tiến hành t6 chức hội nghị quán

triệt phô biến các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân Qua nghiên cứu, học tập, nhận thức của cán bộ,

đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của hệ thong chính tri ở cơ sở đượcnâng lên, từ đó thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng hệ thốngchính trị ở cơ sở vững mạnh, yêu cầu về công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây

dựng đội ngũ cán bộ, xã, phường, thị tran trong tình hình mới Cac cấp uỷ

31

Trang 37

Đảng từ tỉnh đến các cơ sở đều xây dựng chương trình hành động để thựchiện nghị quyết Trên cơ sở xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ và các giải

pháp dé xây dựng, củng cố tổ chức dang, gắn với xây dựng củng có các tổchức trong hệ thống chính tri ở cơ sở và lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội

trên địa ban.

Sang đến năm 2004, công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị trongnăm được cấp uỷ các cấp chú trọng quan tâm Ban Tuyên giáo các cấp đã chủđộng tham mưu giúp cấp uỷ tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chỉ thị, nghị

quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các kết luận Hội nghị BCH Trung ương(khoá IX) Tập trung tuyên truyền, phô biến sâu rộng Chỉ thị số 46-CT/TW vàHướng dẫn số 37-HD/BTCTW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ X của Dang Đồng thời, tích cực tuyên truyền kỷ niệm

các ngày lễ lớn, những thành tựu kinh tế- xã hội của địa phương và tuyên

truyền phục vụ cho đại hội Đảng các cấp trong tỉnh Trong năm, Đảng bộ tỉnhđã chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thị uy, đảng uỷ trực thuộc đã tô chức

được 43 kỳ hội nghị báo cáo viên với 14.686 lượt báo cáo viên tham dự, 105

buổi nói chuyện thời sự cho 7.957 lượt đối tượng và triển khai thành công

cuộc thi tìm hiểu “60 năm thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam” trên địa bàn tỉnh Trung tâm giáo dục lý luận chính trị các huyện, thị

uỷ, đảng uỷ trực thuộc tổ chức 51 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho 2.154 họcviên; 21 lớp bồi dưỡng lý luận cho 1.230 đảng viên mới; 10 lớp bồi dưỡng

cấp uy với 445 học viên; 29 lớp giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên với2.048 học viên và 22 lớp bồi dưỡng khác cho 1.160 học viên Trường Chínhtrị tỉnh duy trì 9 lớp trung cấp lý luận với tổng số 533 học viên, 2 lớp cao cấplý luận chính trị tại chức 219 học viên Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ biên tập, xuất

bản 12 số với 20.810 cuốn Thông tin phục vụ sinh hoạt chi bộ; tô chức 3 cuộcđiều tra dư luận xã hội và 12 hội nghị báo cáo viên cho hơn 500 lượt báo cáo

32

Trang 38

viên các ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc;tham mưu cho Tinh uỷ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quyết định

100-QD/TW của Ban Bi thư (khoá VII) về tổ chức trung tâm bôi dưỡng chính

tri cap huyện, 4 hội nghị cán bộ nghe báo cáo thời sự chuyên đề do báo cáo

viên Trung ương truyền đạt Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ còn thammưu cho Tỉnh uỷ ban hành 02 chỉ thị, 02 kế hoạch, 03 báo cáo về các lĩnh vựckhoa giáo và hoàn thành việc biên soạn, phát hành cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnhtập II vào dịp Đại hội đại biéu Đảng bộ tinh lần thứ IX [61 tr.3 |.

- Công tác tô chức, cán bộ của cấp uy Cơ sở:

Tất cả các TCCSĐ cấp xã, phường, thị trấn đều kiện toàn đầy đủ các

chức danh, cán bộ công chức theo quy định của Chính phủ Các huyện, thị uỷ

đã chỉ đạo cấp uỷ các xã, phường, thi trấn tuyển chọn những cán bộ có nănglực, trình độ tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức

quốc phòng cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước tại tỉnh, huyện Trình độ đội ngũ

cán bộ cấp xã từng bước được nâng lên, cán bộ chủ chốt cấp xã cơ bản có

trình độ lý luận trung cấp, đặc biệt các chức danh chuyên môn thuộc công

chức câp xã cơ bản đã qua đào tạo, cụ thê như sau:

- Về quản lý nhà nước: Từ năm 2002-2005 đã bồi dưỡng được 6 lớp với

434 học viên, trong đó: Năm 2002 mở được 2 lớp 139 học viên; Năm 2003mở được 2 lớp 123 học viên, Năm 2005 2 lớp 172 học viên [60, tr.2]

- Về chuyên môn: Năm 2003 mở được | lớp Đại học Nông lâm tại chức

với 73 học viên, Năm 2004 mở được | lớp Dai học Nông lâm tại chức với 64

học viên [60, tr.2]

- Lý luận chính trị: 270 người (Trung cấp tại chức), trong đó: Năm 2002:

147 học viên, Năm 2003: 131 học viên, Năm 2004: 139 học viên [60, tr.2]

33

Trang 39

Thường xuyên quan tâm bố trí xét tuyên những cán bộ có năng lực trìnhđộ vào làm ở cơ sở, năm 2004 đã xét tuyển được 200 công chức cơ sở Việcluân chuyển cán bộ tăng cường cho xã, phường, thị tran được chú trọng, từ

năm 2002 đến năm 2005 các huyện, thị đã tăng cường cho cơ sở được 21 can

bộ, trong đó bí thư dang uy: 9, phó bí thư đảng uy: 6, chủ tịch UBND: 2, phó

chủ tịch UBND: 3 Hầu hết các cán bộ tăng cường đều phát huy được vai trò

trách nhiệm và đã có những đóng góp cho cơ sở [60, tr.2]

Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy đảng cơ sở xây dựng chương trình

hành động để thực hiện Nghị quyết Trên cơ sở xác định rõ phương hướng,nhiệm vụ và các giải pháp để xây dựng, củng cố tô chức đảng, gắn với xây

dựng củng cô các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và lãnh đạo phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các cấp uy huyện, thi

tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tổ chức bộ may, đội

ngũ cán bộ và tô chức cơ sở xã, phường, thị tran Xác định nguyên nhân yếukém của từng cơ sở đề ra chủ trương, giải pháp củng cố cho phù hợp, tậptrung chỉ đạo những cơ sở yếu kém, những nơi có biểu hiện phức tạp vànhững xã có nhiều khó khăn Phân công cấp uỷ viên phụ trách hoặc tăng

cường cán bộ dé thay thế những người có năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp.

Nhiều huyện, thị đã trưng tập cán bộ ở các phòng, ban và thành lập tổ côngtác tăng cường xuống các xã, phường, thi tran trực tiếp triển khai các chương

trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các xã đặc

biệt khó khăn, cử cán bộ có năng lực xuống các xã, phường, thị tran trực tiếp

tham gia các chức danh chủ chốt.

- Công tác kiểm tra TCCSĐ của cấp ủy Cơ sở: Đảng bộ tỉnh chỉ đạo cấp uỷ

cơ sở và Uy ban kiểm tra các cấp tiến hành thường xuyên, kịp thời uốn nắn

những lệch lạc và xử lý sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên Thực

hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Bộ Chính trị, hằng năm các ban xây dựng đảng

của cấp uỷ các cấp đã phối hợp với uỷ ban kiểm tra cấp mình, tham mưu giúp

34

Trang 40

cấp uỷ tiến hành các cuộc kiểm tra theo kế hoạch được xây dựng ngay từ đầunăm Tổng số các cuộc kiểm tra do các ban xây dựng đảng phối hợp tham gialà 254 tô chức đảng Qua kiểm tra đã giúp cấp uỷ theo dõi, đôn đốc tổ chứcđảng cấp dưới chấp hành nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật

của Nhà nước trong phạm vi được phân công phụ trách Cấp uỷ các cấp trong

toàn Đảng bộ chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra từng năm,

đồng thời tích cực chi đạo, đôn đốc, kiêm tra cấp uỷ và tổ chức đảng cấp dướithực hiện nhiệm vụ, chương trình và kế hoạch kiêm tra Thực hiện kế hoạchsố 12/KH-UBKT ngày 08 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủytriển khai việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong

Đảng tại Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, cấp uy các cấp đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra hoặc giao cho các ban xây dựng đảng, ban cán sự đảng, đảng đoànchủ trì thực hiện 1 số cuộc kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp dưới, từ đó rútra những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, thực

hiện nhiệm vụ kiểm tra và uốn nắn, xử ly các sai phạm cua tô chức cơ sởđảng, đảng viên Công tác thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên

được Cấp ủy cơ sở thường xuyên chú trọng nhằm xử lý nghiêm minh đối với

tô chức Dang và cán bộ, đảng viên vi phạm khuyết điểm đến mức phải xử lý

kỷ luật, vừa giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, vừa mang tính chất giáo dục,

phòng ngừa các sai phạm, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo

của Dang Chi tính riêng năm 2005, Ban Thường vụ, UBKT Huyện ủy và các

Chi, Đảng bộ trực thuộc đã thi hành kiểm tra đảng viên và t6 chức đảng khi

có dấu hiệu vi phạm.

* Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm: Đã tiến hành kiểm tra 1.553

đảng viên, trong đó:

+ UBKT Tỉnh uỷ kiểm tra: 19 trường hợp

+ UBKT các huyện, thị và tương đương: 981 trường hợp+ UBKT dang uỷ cơ so: 544 trường hợp

+ Chi bộ: 9 trường hợp

35

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w