1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng với hoạt động đối thoại của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HO THỊ LIÊN HUONG

LUAN VAN THAC Si LICH SU

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

AY CO 19 6

1 Lido chọn để taie sceeccsesesssssssessneesssnneeessneessnseecsnnscesnnseesnnseessunecesaneeesnneeeennneesees 62 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ¿- + x+x+22E£EE+2EE22EE2112712211 21121 crxe 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - ¿2c 2E 33+ EvEEeeereeerrereeerrrerree 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - + 2 2 ++E+EE+EE+EE+EE+EE£Eerkerkerxrrkrree 105 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2-2 252 +£ee£xe£xerxerszez 11

6 Nhitng dong gop cla Luan Van 1a 12

7 Bố cục Luận văn - -: +++22++222 v22 E22 tt 12

Chương 1: BANG VỚI HOẠT DONG DOI NGOẠI CUA HỘI LIÊN HIỆP

PHU NU VIỆT NAM TU NĂM 1996 DEN NĂM 2000 -5 5 13

1.1 Những yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam và chủ trương của Dang - - SH go 13

1.1.1 Những yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ

M8 0Š 13

1.1.2 Chủ trương đối ngoại của Dang và Hồiên hiệp Phụ nữ Việt Nam 251.2 Hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phu nữ Việt Nam 34

1.2.1 Công tác tham mưu, trao đôi thông tin tuyên truyền quốc tế 36

1.2.2 Hoạt động trao đôi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn và mở

rOng quan hé hitu nght 00200 41

1.2.3 Hoạt động khai thác dự án, vận động viện trợ quốc KẾ cu tt rrerrrkrree 54

¡<1 58Chương 2: DANG VỚI HOAT ĐỘNG DOI NGOẠI CUA HOI LIÊN HIỆP

PHU NU VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 DEN NAM 2010 -5-5 592.1 Những chuyển biến mới của tình hình thế giới, trong nước và Chủ trương

mới của Dang, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - 52-5 c5<s<ss2 59

2.1.1 Những chuyền biến mới của tình hình thế giới và trong nước 59

2.1.2 Chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ

NU Viet Na 0080Ẽ0577.ÔỒ 69

Trang 4

2.2 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam day mạnh hoạt động đối ngoai 792.2.1 Phát triển hơn nữa công tác tham mưu, trao đổi thông tin tuyên truyền

2.2.2 Mở rộng hoạt động trao đôi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn

va quan hé hry ght eee 87

2.2.3 Tăng cường hoạt động khai thác dự án, van động viện tro quốc tẾ ccc 101

Tiểu KẾT S11 E1 191EE11151E11115121115121111111111111111111111 1111111111111 EeE 106Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LICH SỬ - 108

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ACWO Liên đoàn Phu nữ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam A

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch

AIDOS Tổ chức vì Phụ nữ trong phát triên của Italia

APHEDA Tổ chức nhân dân về sức khỏe, giáo dục và phát triên hải ngoại của

APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Chau A — Thái Bình Dương

APS Bộ phận kiểm tra học vân của Đức tại Hà NộiAUSAID Cơ quan Phát triên Quéc tế Ôxtrâylia

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn hợp tác Á — Âu

ARF Diễn đàn khu vực ASEAN

CIDA Cơ quan Phát triên Quốc tế Canađa

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CSW Uỷ ban địa vị phụ nữ Liên Hợp Quốc

CEDAW Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

EU Liên minh Châu Âu

ESCAP Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á -Thái Bình Dương

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FPA Hiệp hội Ké hoạch hóa gia đình (Ôxtrâylia)

HAI Tổ chức hỗ trợ người cao tudi quốc tếHAV Tổ chức hoạt động giúp đỡ Việt Nam

HIV Virus suy giảm miễn dịch ở người

HLHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

ILO Tổ chức lao động quốc tế

IOM Tổ chức di dân quốc tế

IWDA Tổ chức phát triển cho Phụ nữ quốc tế (Úc)LHQ Liên Hợp Quốc

Trang 6

NIC Nước công nghiệp mới

NGO Các tô chức phi chính phủ

PAM Tổ chức lương nông thế giới

SIDA Co quan hợp tác phát triển Thụy Điền

UNDP Chương trình phát trién Liên Hợp Quốc

UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNIFEM Quỹ Phát triển Liên Hợp Quốc dành cho phụ nữ

UNESCAP_ | Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu A - Thái Bình Dương của

Liên Hợp Quốc

UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc

XHCN Xã hội chủ nghĩa

WFP Chương trình lương thực thé giới

WIDF Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế

WIH Tổ chức Thé giới Hài hòa (Tây Ban Nha)

WLN cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ của Diễn đàn Hợp tác kinh téChau A - Thai Binh Duong

WTO Tô chức Thuong mại Thé giới

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG BIEU

BANG TEN BANG

1.1 Thong kê số lượng các dự án Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khai thác từ năm1996 đến năm 2000

2.1 | Thống kê số lượng các dự án Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khai thác từ năm

2001 đến năm 2010

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biêu đồ 1.1 | Biêu đô biêu thị sô đoàn ra, đoàn vào và lượt khách quôc tê của

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000

Biểu đồ 2.1 | Biểu đồ biểu thị số lượng đoàn ra, đoàn vào và lượt khách quốc tế

của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2012

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài:

Trong tiến trình đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc

tế, công cuộc đôi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội do Đảng Cộng

sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn Thế vàlực của Việt Nam ngày càng được mở rộng _, niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp

đổi mới càng thêm củng cố Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao

Hoạt động đối ngoại ngày càng phát triển.

Nền ngoại giao của một quéc gia bao gồm ngoại giao chính thức của Nhà

nước và ngoại giao của cac1 uc lượng “phi nhà nước” Nền ngoại giao Việt Nam

gồm ba bộ phận hợp thành : công tác đôi ngoại của Dang , ngoại giao của Nhà nước

và đối ngoại nhân dân Trong bối cảnh đất nước đang tiễn hành sự nghiệp đôi mới ,

ngày càng tham gia một cách chủ động vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc

đổi mới hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại nhân dân trở thành van dé ch iến

lược nhằm khai thác mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức chínhtrị - xã hội mang tính quần chúng có hoạt động đối ngoại riêng, do Ban Đối ngoại

Trung ương quản lý dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Cùng với hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước _, Hội đã đây

mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân , góp phan tiếp tục duy trì , phát triển mốiquan hệ hữu nghị với các nước có quan hệ truyền thông và không ngừng mở rộng

quan hệ với các nước , các tổ chức qué c tế; tham gia tích cực các hoạt động vì hoa

bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiễn bộ xã hội trên toàn thế giới, góp phầntạo nên môi trường hòa bình, 6n định, phát triển, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Tình hình thế giới và trong nước ngày càng biến đổi sâu sắc Nhiều van dé

trên thế giới , khu vực v a trong nước đang diễn ra hết sức da dạng với những mốiquan hệ phức tạp Công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đòi hỏi

Đảng phải tiếp tục vận dụng kinh nghiệm lịch sử , nhất là trong hoạt động đối ngoại,

tranh thủ mọi nguôn lực có thé tranh thủ được từ bên ngoài nhằm phục vụ sự nghiệp

Trang 9

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc nghiên cứu hoạt động đối ngoại nhân

dân nói chung, của HLHPNVN nói riêng là điều vô cùng can thiết.

Như vậy, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại

của HLHPNVN không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa cả thực tiễn Với

mong muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Dang Cộng sản Việt Nam

trong hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung, hoạt động đối ngoại của HLHPNVN

nói riêng, từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động đối ngoại củaHội, tiến tới lí giải nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm, tác giả quyếtđịnh lựa chọn đề tai: “Đảng với hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam từ năm 1996 đến năm 2010” làm Luận văn thạc sĩ ngành Lich sử , chuyên

ngành Lich sử Dang Cộng sản Việt Nam.

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Tác giả chia ra làm nhóm công trình nghiên cứu theo mức độ liên quan đếnnội dung luận văn Nhóm các công trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại nói

chung Nhóm các công trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại nhân dân Nhóm

công trình nghiên cứu chung về HLHPNVN và hoạt động đối ngoại của Hội.

Trong nhóm thứ nhất, có nhiều cơ quan và các nhà khoa học nghiên cứu ở

các góc độ khác nhau về hoạt động đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đã có nhiều công trình viết về hoạt động đối ngoại, nhưng về cơ bản có thê nhận

thấy thành tựu nghiên cứu gồm hai mảng : một mảng là các ấn phẩm xuất bản dướidạng sách, mảng còn lại bao gồm những công trình nghiên cứu công bồ trên các

Nam 1945 — 1995 (2004) (Nxb Công an nhân dan , Hà Nội); Nguyễn Đình Bin

(2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 — 2000 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) Có

một số công trình nghiên cứu một cách cập nhật đường lối chính sách đối ngoại củaĐảng trong tình hình mới như: Vũ Dương Huân (Chủ biên) (2003), Tinh hình thé

giới và chính sách đối ngoại cua Việt Nam (Hoc viện Quan hệ quốc tế 2001 — 2003,

Trang 10

Hà Nội); Phạm Bình Minh (2011) Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam tronggiai đoạn mới (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Phạm Quang Minh (2012), Chínhsách đối ngoại đối mới của Việt Nam (1986-2010) (Nxb Thế giới, HN) Song

song với những ấn phâm xuất bản dưới dạng sách, nhiều công trình nghiên cứu về

đường lối đối ngoại Việt Nam cũng được công bố trên các báo , tạp chí chuyênngành như: Phan Đại Doãn (2003), “Ngoại giao Việt Nam tiếp tục tiến lên với thời

đại”, Nghiên cứu quốc tế, sô 3(52); Đinh Xuân Lý (2003), “Quá trình mở rộng quan

hệ đối ngoại thời kỳ đôi mới”, Lịch sử Đảng, số 12; Nguyễn Danh Quỳnh (2003),“Đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau Chiến

tranh lạnh”, Ly luận chính tri , số 7; Vũ Duong Ninh (2007), “Quan hệ đối ng oai

Việt Nam 1975 — 1995: Nhìn lại và suy nghĩ”, Ly luận chính trị, số 4; Vũ Khoan(2013) "Đối mới tư duy và chính sách trong lĩnh vực đối ngoại của Dang Cộng sảnViệt Nam", tap chí Cộng sản online Cac công trình này nêu bật được những điểmmới trong quan điểm, chủ trương đối ngoại của Đảng, song chưa phân tích sâu về

chủ trương đối ngoại nhân dân.

Nhóm các công trình nghiên cứu về đường lối đối ngoại nhân dân Có một số

ít sách đề cập đến vấn về này như: Ban Tư tưởng — Văn hóa trung ương (2005), Đốingoại Việt Nam thời ky đổi mới , (Ñxb Chính trị quốc gia, Hà Nội), trong đó có bài

viết “Đối ngoại nhân dân vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, tuy nhiên bài

viết tập trung vào nêu lên thành tựu trong hoạt động đối ngoại cho mốc thời gian cụ

thé là năm 2004 và phương hướng hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp các tôchức hữu nghị Việt Nam chứ chưa nêu ra được những vấn đề khái quát hay đề cập

đến hoạt động đối ngoại của HLHPNVN Có một số bải tạp chí viết về đối ngoại

nhân dân như: Phạm Văn Chương (2009), “Đối ngoại nhân dân một nhịp cầu”, 7 ap

chi Đối ngoại , số 4(4), 27 — 30; Vũ Thi Như Hoa (2010), “Ngoại giao nhân dântrong công cuộc đôi mới ở nước ta”, Giáo duc ly luận, số 3 (156), 39 — 42; Pham

Gia Khiêm (2006), “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới,

thực hiện thắng lợi Nghị quyết Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ X”, Website Chínhphủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Vũ Xuân Hồng (2001), “Đối ngoại

nhân dân góp phần nâng cao hình anh, vi thế của đất nước”, 7 ạp chí Cộng sảnOnline Các bài viết đã trình bày về vai trò hoạt động đối ngoại nhân dân trong

Trang 11

công cuộc đổi mới, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số biện pháptriển khai hoạt động đối ngoại nhân dân Tuy nhiên những bai viết ngăn, mang tínhkhái quát cao, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động đối ngoại nhân dân, đặc

biệt là hoạt động đối ngoại nhân dân của một tô chức chính trị - xã hội cụ thể như

Nhóm các công trình nghiên cứu chung về HLHPNVN và hoạt động đối

ngoại của Hội Nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam nói chung phải kế đến các công

trình: Nguyễn Thị Thập (chủ biên), (1981), “Lich sử phong trào phụ nữ Việt Nam”,

(NXB Phụ Nữ, Hà Nội); Lê Thị Nhậm Tuyết, (1975), “Phụ nữ Việt Nam qua các

thời đại”, (NXB Khoa học xã hội , Hà Nội); Trần Quốc Vượng (2001), “Zruyén

thống phụ nữ Việt Nam”, (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội) Các công trình này đã

trình bày xuyên suốt lịch sử đấu tranh và phát triển của phụ nữ Việt Nam trong các

giai đoạn phát triển, nhưng chưa đi vào nghiên cứu hoạt động đối ngoại của Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Một số năm gần đây, có một số Khóa luận nghiên cứu

về HLHPNVN Khóa luận “Hệ thống tô chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namtừ năm 1986 đến năm 2000” của sinh viên Nguyễn Thùy Linh (tốt nghiệp năm

2010), Khóa luận trình bày sự chỉ đạo của Đảng với công tác tổ chức của

HLHPNVN, trong khuôn khổ Khóa luận tác giả cũng có đề cập đến việc tô chứcBan Quốc tế - bộ phận phụ trách trực tiếp công tác đối ngoại nhân dân của Hội Tuynhiên, mục tiêu của Khóa luận là làm rõ hệ thống cơ cấu tô chức các cơ quan củaHLHPNVN chứ không đi nghiên cứu về hoạt động cụ thé của mỗi cơ quan, tổ chức.

Luận văn cũng kế thừa những nghiên cứu từ Khóa luận “Hoat động đối ngoại của

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009” của bản thân Tuy

nhiên, Khóa luận nghiên cứu trong một thời gian dài hơn so với Luận văn, sự tập

trung nghiên cứu hoạt động đối ngoại của HLHPNVN thời công nghiệp hóa, hiệnđại hóa chưa được sâu sắc Hơn nữa, do yêu cầu và thời gian hạn hẹp nên Khóa luậnrút ra những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động đối ngoại và bài học kinh nghiệm

chưa mang tinh chất hệ thống, chưa đi vào phân tích mà chỉ dừng lại ở mức nêu van dé.Nói chung, có nhiều công trình nghiê n cứu về đường lối đối ngoại của Đảng

Cộng sản Việt Nam , nhưng chưa có những công trình nghiên cứu đi sâu và mang

tính hệ thống về sự lãnh dao của Đảng đối với hoạt động đối ngoại nhân dân _, đặc

Trang 12

biệt là với hoạt động đối ngoại của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010 - mộttrong những thành tố quan trọng làm nên thành công của hoạt động đối ngoại nhân

dân của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên,

kết qua của các công trình trên | a nguồn tài liệu quý gia, gợi mở dé tác giả kế thừa ,

đi sâu vào nghiên cứu đề tải.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích

Luận văn làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại nhân

dân nói chung và hoạt động của HLHPNVN nói riêng từ năm 1996 đến năm 2010,làm rõ quá trình hiện thực hóa chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Namthông qua hoạt động của HLHPNVN, từ đó bước đầu rút ra một số nhận xét và kinh

nghiệm lịch sử.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp day đủ các tai liệu có liên quan tới van đề.

- Hệ thống hóa và trình bày các tư liệu theo các giai đoạn lịch sử gắn với

- Trình bày quá trình thực hiện đường lối đối ngoại của Hội Đánh giá thành

tựu, hạn chế trong hoạt động đối ngoại của HHLHPNVN và phân tích những

nguyên nhân của nó.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối twong nghiên cứu

- Chủ trương, biện pháp của Đảng nhằm chỉ đạo hoạt động đối ngoại củaHLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010.

- Những hoạt động đối ngoại của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010.

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước có liên quan hoạt động đối ngoạicủa HLHPNVN.

10

Trang 13

- Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng, nhất là chủ trương về đối ngoại nhân dân.

- Hoạt động đối ngoại của HLHPNVN.

- Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2010

( Năm 1996 là năm bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Năm 2010 là thời điểm nhận đề tài nghiên cứu, nên chỉ có ý nghĩa tương đối.

Trong quá trình viết luận văn, tác giả đề cập thêm những sự kiện sau năm 2010 dé

có cơ sở đánh giá, nhận xét đầy đủ hơn).

- Không gian: Hoạt động đối ngoại của HLHPNVN với các tổ chức quốc té ,các quốc gia trong khu vực và ngoài khu vực, các chính phủ

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Tài liệu

- Văn kiện của Đảng và Nhà nước có liên quan tới chủ trương, chính sách đốingoại của Việt Nam.

- Văn kiện của HLHPNVN tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc c ác năm từ năm

1996 đến năm 2010 Báo cáo hoạt động hàng năm của Hội, báo cáo công tác đối

ngoại của Hội từ năm 1996 đến năm 2010.

- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam, lịch sử ngoạigiao có liên quan hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung và hoạt động đối ngoại

của HLHPNVN nói riêng.

- Các bài viết, bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học.

- Các nguồn báo có liên quan như báo Phụ nữ, báo mạng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là phương pháp chủ yếu, nhằm trình

bày một cách khách quan, khoa học sự lãnh đạo của Đảng cũng như hiệu quả thực

hiện của sự lãnh đạo đó trong hoạt động đối ngoại của HLHPNVN theo các bướcphát triển gắn với các giai đoạn lịch sử cụ thể, các hoàn cảnh lịch sử cụ thê.

- Phương pháp lôgic cũng được sử dụng nhằm đánh giá, nhận xét và rút ra

những kinh nghiệm lịch sử cần thiết.

- Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phươngpháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu

11

Trang 14

6 Những đóng góp của Luận văn:

6.1 Luận văn trình bày một cách hệ thống sự chỉ đạo của Đảng đối vớ ¡ hoạtđộng đối ngoại nhân dân và lần đầu tiên trình bày quá trình HLHPNVN cụ thé hóa

chủ trương đối ngoại của Đảng thành những phương hướng, mục tiêu đối ngoại riêng,thông qua hai quãng thời gian từ năm 1996 đến năm 2000, và từ năm 2001 đến năm 2010.

6.2 Trên cơ sở tập hợp toàn bộ các tài liệu liên quan, Luận văn giúp người

đọc có cái nhìn đầy đủ và khái quát về những hoạt động đối ngoại ngày một phong

phú, có chất lượng của HLHPNVN dưới sự lãnh đạo của Dang Từ đó, thay duocthành tựu, hạn chế trong hoạt động đối ngoại của Hội và phân tích được nguyên

nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn tới những van dé đã nêu.

6.3 Những bài học kinh nghiệm Luận văn đưa ra có giá trị tham khảo với

HLHPNVN trong việc đề ra chính sách, biện pháp đối ngoại của Hội, vừa phù hợp

chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa phù hợp với đặc điểm riêng

của HLHPNVN, của phụ nữ Việt Nam Vận dụng những bai học kinh nghiệm được

đưa ra, sẽ là cơ hội giúp hoạt động đối ngoại của Hội ngày một phát triển, đi vào

chiều sâu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội

nhập quốc tế toàn diện.7 Bố cục Luận văn

Luận văn , ngoài phần mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục `,

gồm có 3 chương.

Chương 1: Dang với hoạt động đối ngoại củ a Hội Liên hiệp Phu nữ Việt

Nam từ năm 1996 đến năm 2000

Chương 2: Đảng với hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam từ năm 2001 đến năm 2010

Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

12

Trang 15

Chương 1

DANG VỚI HOẠT ĐỘNG DOI NGOẠI

CUA HỘI LIÊN HIỆP PHU NU VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 DEN NĂM 20001.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam và chủ trươngđối ngoại của Đảng, của Hội

1.1.1 Những yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên

hiệp Phụ nữ Việt Nam

Cuối thập ky 80 thé ky XX, tình hình thế giới có nhiễu biến chuyển quantrọng Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hi én đại phát triển tăng tốc với cácđợt sóng công nghệ cao , nồi bật là công nghệ thông tin , tác động sâu sắc tới những

biến đôi kinh tế , chính trị, văn hóa và tổ chức đời sống xã hội, là một trong nhữngxu thé lớn của thế giới đương đại Đồng thời, trong thời gian nay, các nước xã hộichủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng tram trọng Đến đầu thập kỷ 90 của thé

kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sup đồ, dẫn đến những biến đôi co bản

nên chính trị thé giới và quan hệ quốc tế Trật tự thé giới từ sau Chiến tranh thê giớithứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Mỹ đứng đầu (trật tự hai cực) tanrã, trật tự thé giới mới được hình thành Các nước vừa hợp tác , vừa đấu tranh với

nhau để xác lập vai trò, vị thế của mình đối với khu vực và thé giới Da cực hóa

chính trị trở thành xu hướng phổ biến của thé giới đương đại _ Trước những diễnbiến mới của tình hình thế giới, các quốc gia đặc biệt là các nước vừa và nhỏ , các tô

chức, lực lượng chính trị quốc tế , đều điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại vàphương thức hành động cho phù hợp với lợi ích mỗi quốc gia và thích ứng với sự

phát triển của thế giới Biểu hiện nổi bật của xu thế điều chỉnh chiến | woc là các dân

tộc nâng cao ý thức độc lap , tự chủ va tự lực tự cường, không chấp nhận lệ thuộc

vào quốc gia khác, chủ động tìm kiếm con đường phát trién của mình Sau Chiến

tranh lạnh, các nước đã đổi mới tư duy về quan nié m sức mạnh, vi thế quốc gia Từquan niệm lấy sức mạnh quân sự làm thước đo đã dựa trên các tiêu chí sức mạnh

tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ được đặt ở vị trí trung

tâm Cuộc chạy dua phát tri én kinh tế và khoa học công nghệ khiến các nước_, nhấtlà những nước đang phát triển phải đổi mới tư duy đối ngoại _, thực hiện chính sáchđa phương hóa, da dang hóa quan hệ quốc tế ; mở rộng và tăng cường liên kết , hợp

13

Trang 16

tác với các nước phát triển để tranh thủvốn , kỹ thuật công nghệ , mở rộng thi

trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.

Nói đến tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh còn là nói đến quá trình

phát triển của xu thế quốc tế hóa , toàn cầu hóa và sự ra đời của các tô chức liên

minh quốc tế

Toàn cau hóa xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ các múi liên hệ,

sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại giữa các quốc gia, khu vực trên lĩnh vực

kinh tế Nếu như trong thời kỳ chủ nghĩa tư ban , quá trình toàn cầu hóa chịu sự chiphối của các tập đoàn tư bản và các nước lớn mà tiêu biéu là Hoa Kỳ thì trong thời

đại ngày nay, cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển và các lực lượng tiến bộ

đã góp phan hạn chế sự chi phối của các nước phát triển trong các tổ chức quốc tế.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Toàn cầu hóa kinh tế là

một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này bị mộtsố nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều

mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu

tranh” [78, 449].

Toàn cầu hóa có những tác động tích cực đối với mỗi nước tham gia vào quá

trình này Trên cơ sở thị trường được mở rộng, hàng rào thuế quan và phi thuế quanthuyên giảm, vi thé giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, trao đổi hang hóa tăng

mạnh, thúc đây sản xuất của mỗi nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh

nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư bản, hợp tác khác mang lại lợi ích chocác bên tham gia hợp tác Về mặt chính trị, toàn cầu hóa làm tăng tính tùy thuộc lẫnnhau, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòabình, hợp tác song phương và đa phương Nhìn chung, toàn cầu hóa tạo điều kiện

phát huy hiệu quả nguồn lực trong nước và khai thác, tận dụng các nguồn lực bên

ngoài phục vụ cho phát triển của các quốc gia.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng chứa đựng nhiều yếu tố bat bình dang, gây khókhăn thử thách lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Cạnh tranh

kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tai nguyên, năng lượng thị trường, nguồn

vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt Toàn cầu hóa kinh tế thường tỏ

ra là một cuộc đua, trong đó có kẻ thăng, người thua thực sự Toản câu hóa mang

14

Trang 17

đến những cơ hội lớn cho sự phát triển thực sự trên toàn thế giới, tuy nhiên đókhông phải là sự phát triển đồng đều Một số nước đang hội nhập vào nên kinh tếtoàn cầu nhanh hơn các nước khác Những nước hội nhập nhanh hơn đạt tốc độ tăngtrưởng nhanh hơn và giảm bớt tình trạng đói nghèo Các nước tư bản phát triển lợidụng ưu thế về tiềm lực kinh tế và công nghệ thu lợi lớn trong quá trình toàn cầuhóa và gây sức ép với các nước kém phát triển, không chỉ về kinh tế mà cả về chính

trị Hơn nữa, tự do thương mại toàn cầu đang được thúc đây nhưng đi liền với nó là

các vụ kiện bán phá giá, áp dụng các biện pháp “trừng phạt” bằng quan thuế và phiquan thuế lẫn nhau vẫn liên tục dién ra trong quan hệ kinh tế thé giới Các biến

động nhất là các biến động tiêu cực có thê lây lan rất nhanh ra phạm vị toàn cầu,

gây thiệt hại cho trước tiên là các nước đang phát triển Toàn cầu hóa còn kéo theocác tệ nạn như hoạt động diễn biến hòa bình gia tăng, tội phạm xuyên quốc gia, Sựtruyền bá một cách nhanh chóng văn hóa không lành mạnh

Trước những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, các nước đang phát triển —

trong đó có Việt Nam, hoặc là coi toàn cầu hóa như một liều thuốc vạn năng cho sự

phát triển của đất nước, hoặc quay lưng lại hoặc chủ động hội nhập trên cơ sở pháthuy những thuận lợi, hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.

Có thể thay, từ năm 1996 đến năm 2000, sự nghiệp đổi mới, xây dựng

và bảo vệ đất nước tiếp tục phát triển trong tình hình thế giới dién biến nhanh

chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tô khó lường với năm đặc điểm nỗi bật

được nhận định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Dang:

Một là, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đồ

khiến chủ nghĩa xã hội tam thời lâm vào thoái trào , nhưng điều đó không làm thayđối tinh chất của thời đại; loài người van đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa xã hội Các mâu thuẫn cơ bản trên thé giới vẫn ton tại và phát

triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới Đấu

tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức.

Hai là, nguy cơ chiến tranh thé giới hủy diệt bị đây lùi, nhưng xung đột vũ

trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo , chạy đua vũ

trang, hoạt động can thiệp , lật dé, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi Tình hình thégiới dién biến phức tạp ; các hoạt động khủng bố và chống khủng bồ trở thành van

15

Trang 18

đề thời sự nóng bỏng toàn cầu; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo tiếptục xảy ra ở nhiều nơi Thế lực hiếu chiến cực đoan tăng cường chính sách áp đặt,

can thiệp và xâm lược vũ trang.

Ba là cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngàycàng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đây quá trình chuyển dichcơ cau kinh tế thé giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội.

Bon là cộng đồng thế giới đứng trước nhiều van đề có tính toàn cầu (bảo vệ

môi trường, hạn chế sự bùng né về dân số, phòng ngừa va đây lùi những bệnh tậthiểm nghèo ), không một quốc gia riêng lẻ nào có thé tự giải quyết, mà cần phải

có sự hợp tác đa phương.

Năm là khu vực Châu Á - Thái bình Dương đang phát triển năng động và

tiếp tục phát triển với tốc độ cao Đồng thời, khu vực này cũng tiềm ân một số nhân

tố có thé gây mất ôn định như vấn dé Triều Tiên _, vấn đề Biên Đông Trong bối

cảnh sự tranh giành ảnh hưởng về kinh tế , chính trị giữa các nước lớn ở khu vực có

chiều hướng tăng lên, các nước ASEAN đang nỗ lực khắc phục những hậu quả củacuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở khu vực Châu Á và ảnh hưởng rộng khắpcủa nó trên toàn cầu vào năm 1997 Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nỗ ởkhu vực Đông Nam Á đã khiến cho số lượng các hoạt động giao lưu quốc tế nói

chung bị cắt giảm Có nhiều hoạt động khu vực và quốc tế mặc dù đã có lịch tổ

chức ở một số nước song khó khăn về tài chính và bat ôn về chính trị nên đã hoãn

hoặc giảm; các nước ASEAN từng bước phục hôi đà phát triển kinh tế , vừa củng cố

sự lién kết , hop tác trong nội bộ khối , vừa mở rộng quan hệ với các đối tác bên

ngoài Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI (1998) tại Hà Nội dưới chủ đề: “Đoànkết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ôn định và phát triển đồng đều” đã gửi đến

thế giới một thông điệp rõ ràng về quyết tâm của ASEAN tăng cường đoàn kết, mở

rộng hợp tác nhằm vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả khủng hoảng và tiến tớiphát triển bền vững.

Phân tích sâu sắc diễn biến của tinh hình thế giới và khu vực, Đại hội daibiéu toàn quốc lần thứ VIII của Dang (6/1996) đã tổng kết trong quan hệ quốc tế đã

và đang nổi lên những xu thé chủ yếu sau đây:

16

Trang 19

- Hòa bình, 6n định va hợp tác dé phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bứcxúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới Các nước dành ưu tiên cho phát triểnkinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức

mạnh tổng hợp của quốc gia.

- Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác vàliên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt

động khác Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.

- Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranhchống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền

văn hóa dân tộc.

- Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng

cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ va tiền bộ xã hội.

- Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranhtrong cùng tồn tại hòa bình [52, tr 336-337].

Các đặc điểm và xu thế nêu trên đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng

trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước, trong đó có

Việt Nam.

Trong xu thé tình hình thé giới và khu vực biến đổi nhanh chóng, các tổ chức

của phụ nữ trên thé giới đã có nhiều hoạt động tham gia tích cực vào quá trình biến

đổi chung.

Từ năm bắt đầu công cuộc đổi mới 1986 đến những năm đầu thập niên 90,phong trào phụ nữ trên thế giới tập trung vào một số nội dung như đấu tranh chốngnguy cơ chiến tranh hạt nhân Trong cuộc đấu tranh đó, có những bộ phận phụ nữ ở

các nước tư bản đòi “cả Liên Xô và Mỹ phải chấm dứt chạy đua vũ trang” Đôngđảo phụ nữ, kế cả phụ nữ các nước tư bản đều ủng hộ sáng kiến hòa bình của LiênXô Dư luận quốc tế ủng hộ xu thế đối thoại, đàm phán để giải quyết hòa bình cácvan đề tranh chấp giữa các nước Phong trào đòi quyền bình đăng nam nữ lan rộng;

ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á, khu vực Nam Á

xuât hiện nhiêu tô chức đâu tranh đòi bình đăng nam nữ.

17

Trang 20

Đến đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phứctạp Đặc biệt là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội lên đến đỉnh cao, nổi lên làSỰ sup đồ của Liên Xô sau 70 năm tôn tại và sự tan rã về mặt tổ chức của ĐảngCộng sản Liên Xô đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức phụ nữ có quan hệ vớiViệt Nam như các tổ chức phụ nữ ở Liên Xô, Đông Âu, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủQuốc tế, các tô chức phụ nữ tiến bộ ở Tây - Bắc cũ và Mỹ La Tinh Sau khi chủnghĩa xã hội sụp đồ , tình hình Liên Xô cũ và các nước Đông Âu chưa ôn định nên

việc móc nối lại và củng cô mối quan hệ truyền thống với các tổ chức phụ nữ củacác nước này trong một vài năm sau đó vẫn chưa thực hiện được Vấn đề

Campuchia cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ của HLHPNVN với phụ nữ

trên toàn thế giới Bên cạnh những khó khăn, tình hình phụ nữ quốc tế cũng có

nhiều thuận lợi cho sự phát triển hoạt động đối ngoại của phụ nữ Việt Nam Từ

khoảng những năm 1994, 1995 có nhiều sự kiện quốc tế lớn đối với đời sống chính

trị của phụ nữ các nước Trong thời gian đó diễn ra Đại hội Liên đoàn Phụ nữ Dân

chủ quốc tế lần thứ 11; Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ tổ chức tại Bắc Kinh

(9/1995); Hội nghị thé giới về dân số và phát triển tại Cai-rô (Ai Cập); Hội nghị cấp

Bộ trưởng khu vực về phụ nữ trong phát triển tại Jakarta và về phát triển xã hội tại

Manila cùng với nhiều hội nghị, hội thảo khác của khu vực do các tô chức Liên HợpQuốc hoặc các tổ chức phi chính phủ với nhiều lĩnh vực và nhiều đề tài khác nhau

dé chuan bị cho hội nghị t6 chức tại Bắc Kinh Điều kiện ngày cảng thuận lợi hơn

cho hoạt động đối ngoại khi năm 1996 HLHPNVN gia nhập Liên đoàn phụ nữ

ASEAN và tham gia nhiều hoạt động sau Bắc Kinh ở cấp quốc gia, khu vực và

quốc tế.

Bắt đầu từ năm 1996, phong trào phụ nữ quốc tế có những bước phát triểnmới Bình đăng giới, phat triển và hoà bình tiếp tục là mục tiêu hành động mang

tính toàn cầu Đó là những yếu tố tác động tích cực tới sự bình đăng và tiễn bộ của

phụ nữ, thúc day phong trào phụ nữ Việt Nam phát triển Sau Hội nghị Thế giới về

Phụ nữ lần thứ IV tại Bắc Kinh (1995), các tổ chức phụ nữ ở nhiều nước trên thégiới đã nghiêm túc tổ chức thực hiện và tham gia tiến trình kiểm kiểm việc thực

hiện Tuyên bố và Cương Lĩnh hành động Bắc Kinh vì bình đăng giới, phát triển vàhòa bình qua các kỳ họp của CSW khu vực và toàn cầu.

18

Trang 21

Ở Việt Nam, tính đến năm 1996 đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổimới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm Trong 10 năm (1986 — 1996),

dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội lực, kiên trì

mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã

hội công băng, dân chủ, văn minh đã giành được những thành tựu to lớn.

Một số thành tựu phải kê đến đó là:

- Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình

quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 là 8,2% Lam phát bi day lùi từ 77,4% năm

1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995 Lương thực thực phẩm

không những đủ ăn mà còn xuất khâu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo [55,

tr 611 - 612].

- Tạo được một số chuyền biến tích cực về mặt xã hội Giữ vững én định

chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan

trọng về hệ thong chinh tri.

- Phát triển quan hệ đối ngoại, phá thế bi bao vây cam vận, hoà nhập vào khu

vực và thế giới Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 2/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.

Từ năm 1996, quan hệ của Việt Nam với các nước trên thé giới có nhiều

chuyên biến tích cực Sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết năm 1991,

tình trạng đối đầu căng thắng giữa Việt Nam với các nước lợi dụng van dé

Campuchia dé thực hiện chính sách bao vây , cam vận Việt Nam nhằm làm suy yếu

Việt Nam đã dan biến mat Quan hệ Việt Nam với Campuchia va Lao đã sang mộttrang mới, xây đựng mối quan hệ láng giéng thân thiện trên cơ sở tôn trọng độc lập ,

chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau _, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã “tan băng” từ năm 1991 nhưng từ năm 1996 trởđi, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển Nhiều cuộc gặp cấp cao giữahai Dang va hai Nhà nước đã diễn ra thường xuyên, kim ngạch buôn bán hai chiềutăng nhanh, van đề cắm mốc biên giới được tiễn hành và phân giới được xúc tiến

thực hiện Đặc biệt sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết , quan hệ Việt Nam

với các nước ASEAN có những bước đột phá Nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt

19

Trang 22

Nam với Malaix ia, Singapo, Thái Land, Brunây, Philippin đã diễn ra Việt Nam

đã kí với các nước thành viên ASEAN các hiệp định hợp tac tr ên nhiều lĩnh vực

Tháng 12 năm 1998, Việt Nam tổ chức t hành công Hội nghị cấp cao A SEAN lần

thứ VI tại Ha Nội Mối quan hệ giữa Việt Nam va Hoa kỳ sau khi sự kiện

Campuchia kết thúc đã có những bước phát triển rõ rệt _ Đến năm 1995, Hoa Kỳ

tuyên bố chính thức bình thường hóa q uan hệ với Việt Nam Với việc bình thường

hóa quan hệ với Hoa Kỳ, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước trênthé giới Sự kiện đã tạo thêm điều kiện dé Việt Nam mở rộng quan hệ hop tác với

các nước khác và các tổ chức quốc tế Từ năm 1996 trở đi, mối quan hệ Việt Nam Hoa Ky không ngừng được củng cô Sau những ảnh hưởng của việc chủ nghĩa xãhội sụp đồ ở Liên Xô và Đông Âu , mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Bang Nga

-và các nước Đông Âu có những gián đoạn -và khó khăn bước đầu _, thì từ sau năm1996, mối quan hệ đã được cải thiện và ph át triển Việt Nam và Liên B ang Nga đã

trao đôi nhiều đoàn cấp cao từ năm 1998, và khôi phục mối quan hệ v ới các nướcbạn truyền thống ở Đông Âu.

Nếu như bắt dau thời kỳ đổi mới , các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tậptrung giải quyết vấn đề Campuchia thì sau năm 1996, các hoạt động đa phương của

Việt Nam có nhiều bước ti én Việt Nam gia nhập nhiều diễn đàn khu vực hoặc liên

quan tới châu lục : là thành viên Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu A — Thái Binh

Dương (APEC) năm 1998, là thành viên của diễn đàn A - Au—ASEM năm 1996,

diễn dan hợp tac Dong A — Mỹ La Tinh — FEALAC năm 1999 Tại Liên Hợp Quốc

Việt Nam có nhiều hoạt động phong phú Nam 1997, lần dau tiên Việt Nam đượcbầu vào Hội đồng kinh tế — xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) - cơ quan quan trọngnhất của Liên Hop Quốc về các vấn dé kinh tế — xã hội nhiệm kỳ 1998 - 2000; đồng

thời Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Phó Chủ tịch và quyền Chủ tịch khóa họp

lần thứ 52 của Dai hội đồng, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Hợp Q uốc ViệtNam còn là thành viên của Hội đồng thống đốc cơ năng lượng nguyên tử quốc tế

(IAEA), Hội đồng chấp hành UNICEP

Với những chuyên biến tích cực trong quan hệ quốc tế như trên _, hoạt độngđối ngoại của Việt Nam trong những năm 1996 - 2000 có nhiều điều kiện phát triển,

đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nude , đồng thời tạo những cơ sở thuận

20

Trang 23

lợi cho hoạt động đối ngoại nhân dân của các tô chức chính trị — xã hội trong đó cóHLH PNVN.

Tình hình hoạt động của HLHPNVN trong bồi cảnh quốc tế và đất nước cónhững biến chuyển.

Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước, đũngcảm, đảm đang của phụ nữ Việt Nam đã sớm hình thành và ngày càng phát triển.

Đặc biệt, từ khi có Đảng lãnh đạo, trong từng giai đoạn cách mang, với vai trò nòng

cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ đã đoàn kết, thốngnhất hành động, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc Trong

công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu “Dan giàu, nước mạnh, xã hội công

băng, dân chủ, văn minh”, HLHPNVN đã không ngừng đổi mới nội dung, phươngthức hoạt động, tô chức, hướng dẫn và vận động phụ nữ tham gia thực hiện thắnglợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Phụ nữ Việt Nam đã phát huy mạnh mẽtruyền thống tốt đẹp và năng lực sáng tạo, nỗ lực phan dau vươn lên đóng góp xứng

đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp đôi mới đất nước.

Mười năm đầu tiên thời kỳ đổi mới (1986 — 1996), đất nước đứng trướcnhững thử thách, khó khăn do mấy chục năm chiến tranh dé lại , cơ sở vật chất của

CNXH còn chưa vững chắc, các thế lực phản động chống phá cách mạng Việt Nam

vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tinh trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng

và tiếp tục bị bao vây cấm vận ; Liên Xô và các nước X HCN ở Đông Âu tan rã,Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiễn hành đôi mới đất nước một cách toàn diện trong

đó có cả hoạt động đối ngoại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa VIII (1992) xác định mở rộng các mối quan hệ theo hướng đa phương hóa , đadạng hóa và “ Việt Nam muốn làm bạn với tat cả các nước trong cộng dong thé giới ,

phần đấu vì hòa bình , độc lập và phát triển ” Trên tinh thần đó , HLHPNVN cũng

đã có những chuyên hướng trong hoạt động đối ngoại Hội củng cố tăng cường cácmối quan hệ hữu nghị , hợp tác với các tô chức, cá nhân ở tất cả các nước, không

phân biệt chế độ chính tri - xã hội, vì hòa bình, bình đăng và phát triển của Phụ nữ Tiếp tục phát huy các mối quan hệ của giai đoạn trước , HLHPNVN có nhữngchuyên hướng mạnh mẽ trong phát trién quan hệ hữu nghị hợp tác , đặc biệt là từ

những năm 1990, từ chỗ chủ yêu quan hệ với các tô chức phụ nữ thuộc các nước

21

Trang 24

XHCN và một số tô chức nhân đạo quốc tế, Hội nhanh chóng mở rộng quan hệ songphương và đa phương với nhiều tô chức khác nhau trên nhiều châu lục , kê cả các tô

chức xã hội nhân đạo, các tổ chức chính trị , các tổ chức doanh nghiệp , các việnnghiên cứu, các cơ quan tài chính tiền tệ khu vực và thế giới , các tô chức khoa họckĩ thuật, các tổ chức phi chính phủ , liên quốc gia, các co quan thuộc hệ thống LiênHợp Quốc

Bên cạnh đó, hình thức hoạt động đối ngoại của HLHPNVN cũng đã bắt đầucó những chuyên biến tích cực , phong phú hơn Bao gồm: thông tin đối ngoại, trao

đổi đoàn ra - đoàn vào, thăm hữu nghị, học tập, tham dự hội tha o, hội nghị, vậnđộng viện trợ quốc tế và các dự án phát triển do quốc tế tai trợ Nhờ có những

chuyên hướng kịp thời , linh hoạt, các hoạt động đối ngoại của Hội van phát triểntrong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đôi lớn Trong những năm cuối thập kỷ 80 (thế

kỷ XX) số lượng đoàn ra và vào khoảng 30 đoàn một năm, con số này tăng gấp 3lần vào những năm 1992 - 1997 với tổng cộng 185 đoàn vào và 239 đoàn ra Cho

đến năm 1996, Hội có quan hệ ở mức độ khác nhau với khoảng 190 tô chức thuộchơn 30 nước, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực trên khắp các châu lục.

Hoạt động hợp tác quốc tế bắt đầu hỗ trợ tíc h cực cho các chương trình trong

nước thông qua khai thác và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế.

Với xu thế hội nhập quốc tế , Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào d ời

sông cộng đồng quốc tế, trong những năm đầu thập kỷ 90, Hội đã đây mạnh quan hệ

đa phương, tham gia các sự kiện lớn như Hội nghị Bộ trưởng khu vực Châu

ASEAN - Thái Bình Dương lần thứ 2 về Phụ nữ trong Phat trién (1994),HLHPNVN được Chính phủ giao trách nhiệm làm dau mối ch o đoàn cấp cao của

Chính phủ tham gia Hội nghị Bắc Kinh HLHPNVN còn gan bó với WIDE ngay cảkhi Liên đoàn gặp sóng gió nhất _— CNXH sup đồ ở Liên Xô và Đông Âu Hội làmột trong những thành viên trung kiên tham dự Đại hội “Hồ ¡ sinh” của Liên đoànnăm 1994 tại Paris (Pháp) HLHPNVN được bầu vào Ban Lãnh đạo Liên đoàn với

tư cách là đại điện của Liên đoàn khu vực Châu A - Thái Bình Dương Việc tham

gia các t6 chức phụ nữ quốc tế và khu vực đánh dã u bước ngoặt trong quan hệ đối

ngoại của HLHPNVN.

22

Trang 25

Những năm từ 1986 đến 1996 là thời gian chuyên đồi rất quan trọng đối với

hoạt động đối ngoại của HLHPNVN , từ xu hướng đấu tranh chính trị phục vụ cho

công cuộc đấu tranh thống nhất và bảo vệ nên độc lập của Tổ quốc sang các hoạt

động quốc tế da dang , đa phương phục vụ các hoạt động mang đậm nét xã hội, dapứng những lợi ích thiết thực của người phụ nữ trong công cuộc đồi mới của đất nướcBước sang những năm từ 1996 đến năm 2000, phong trào phụ nữ Việt Namcòn không ít khó khăn, thách thức, nhưng có nhiều thuận lợi rất cơ bản Đất nước đãra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Kinh tế tăng trưởng khá Văn hoá - xã hội cónhững tiến bộ Đời sống nhân dân trong đó có đông đảo phụ nữ tiếp tục được cảithiện Tình hình chính trị - xã hội cơ bản 6n định Quốc phòng, an ninh được tăngcường Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng Đường lối đại đoàn kết toàndân, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội ngày càng được phát huy Chính phủ cóChiến lược và Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Năm 1996 — năm mở dau cho thời kỳ phát trién mới là năm có nhiều sự kiệnchính trị quan trọng đối với phong trào phụ nữ Việt Nam Năm diễn ra Đại hội Đảng

Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII quyết định đường lối chiến lược phát triển đất

nước đến năm 2000 và 2020; là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ

toàn quốc lần thứ VII, chuẩn bị Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII Năm 1996,cũng là năm đầu tiên thực hiện chiến lược “Chiến lược Quốc gia V isu tiễn bộ củaphụ nữ Việt Nam đến năm 2000”, năm HLHPNVN gia nhập Liên đoàn phụ nữ

ASEAN và tham gia nhiều hoạt động sau Bắc Kinh ở cấp quốc gia, khu vực và quốc

tế Sự kiện HLHPNVN trở thà nh thành viên chính thức của Liên đoàn phụ nữ

ASEAN là dấu mốc quan trọng khăng định sự hòa nhập của phụ nữ Việt Nam ra

khu vực và thé giới Gia nhập ACWO, Việt Nam có thêm rất nhiều điều kiện thuận

lợi dé hoạt động đối ngoại.

Đến năm 1997, công cuộc đổi mới của Việt Nam đạt được thành tựu đángkể, tạo ra thế và lực mới cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đây mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, phan đấu đưa nước ta cơ ban trở thành một nước công nghiệp hoá

vào năm 2020 Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, vẫn đề phụ nữ được

nhìn nhận một cách đây đủ va sâu sac Phu nữ Việt Nam có những cơ hội, những

23

Trang 26

thuận lợi rất cơ bản dé phát triển Nhung sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoácũng đem lại những khó khan , thách thức lớn đối với phụ nữ Trong tình hình do ,HLHPNVN đã tiễn hành nhiều hoạt động quan trọng : hoàn thành Đại hội phụ nữ

các cấp Tỉnh - Thành, Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII , tổ chức thực

hiện Nghị quyết Đại hội và tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia Vì sự

tiễn bộ của phụ nữ Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2002 Lần đầu tiên, HLHPNVN

cử đại diện tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Ban lãnh đạo Liên đoàn Phụ nữ

ASEAN và cũng là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao 7 - cácnước có sử dụng tiếng Pháp

Năm 1998, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tại khu vực

Châu A — Thái Bình Duong và ảnh hưởng rộng khắp của nó trên toàn cầu, hoạt

động của HLHPNVN, đặc biệt là hoạt động đối ngoại có ảnh hưởng không tốt Tuy

nhiên, các cấp Hội tích cực hoạt động trong bối cảnh bước sang năm thứ ba thựchiện Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và năm thứ hai thực hiện

chương trình hành động Vi sự tiễn bộ của phụ nữ Việt Nam.

Bước sang năm 1999, một số nước nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và tìnhhình xã hội dan được 6n định Chính vi vậy, hoạt động đối ngoại của HLHPN VN

cũng có những khởi sắc Hoạt động của Hội tập trung một số chủ đề do Liên Hợp

Quốc đưa ra như: kiểm điểm 5 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh,Hành động hướng tới “một xã hội cho mọi lứa tuổi” nhân năm quốc tế cho ngườicao tuổi, vai trò các t6 chức xã hội dân sự , vấn dé dân chủ và quyền lực chính tri,kinh tế của phụ nữ Cho đến cuối những năm 90 (thế ky XX ), mặc dù có một SỐhoạt động giao lưu quốc tế ở khu vực bị cắt giảm song nhìn chung , các diễn đàn về

phụ nữ có những bước phát trié n và tập trung hơn vào một số chủ dé do Liên HợpQuốc khởi xướng

Năm 2000 là năm có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với tất cả các quốc gia

trên thế giới , là năm bản lề chuyên sang một thiên niên ki mới _ Các quốc gia trênthế giới đều phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển trên mọi lĩnh vực Năm 2000,

Liên Hợp Quốc đánh giá thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và ACWO tôchức Dai hội đồng lần thứ 9 Trong bối cảnh khu vực phục hồi dan sau khủng hoảngkinh tế, các hoạt động giao lưu về phụ nữ trong khu vực và thế giới trở nên nhộn

24

Trang 27

nhịp hơn Đối với Việt Nam , năm 2000 cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng

diễn ra trong quan hệ song phương, trong khu vực và trên trường quốc tế Những sựkiện đó đã có những tác động không nhỏ tới hoạt động cu a HLHPNVN nói chung

và hoạt động đối ngoại của HLHPNVN nói riêng.

1.1.2 Chủ trương đỗi ngoại của Dang và Hội Liên hiệp Phụ nữ Viet Nam

Ngay từ trong những năm tháng đầu tiên của thời kỳ Đổi mới, Đảng Cộng

sản Việt Nam đã rất quan tâm tới đường lối đối ngoại Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI (1986) đã xác định, đối ngoại Việt Nam phải tập trung tranh thủ tối đanhững điều kiện quốc tế thuận lợi, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sứcmạnh của thời đại trong điều kiện mới, phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nướcngoài hệ thống XNCH, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư

nhân nước ngoài để thực hiện những mục tiêu tổng quát của cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1988, Bộ Chính trị (khóa VI) ra Nghị quyết 13 về công tác đối ngoại Nghị

quyết khăng định cần quán triệt quan điểm thêm bạn bớt thù, phá thế bao vây cô

lập, chuyển từ thế đối đầu sang đối thoại Nghị quyết 13 của Bộ Chính tri được coi

là khởi đầu đổi mới đối ngoại, đánh dấu sự chuyên hướng chiến lược, hình thành

đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng vàNhà nước ta Đại hội VII (6/1991) nhất quán với đường lối đối ngoại độc lập tự

chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, Đại hội nhắn mạnh:

“chủ trương hợp tác bình đăng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân

biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại

hòa bình” Đồng thời nêu rõ: “Cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những

diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triểnmạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế

giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp” [51, tr 215].

Đại hội lần thứ VIII của Dang (1996), nhận định rõ tình hình thé giới và k hu

vực, quyết định đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phan đấu đưa Việt Nam

cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 Đảng đã hoàn chỉnh và cụ

thê hóa quan điểm , chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại của Đại hội Vil và cá c

Hội nghị BCH Trung ương khóa VII , nhắn mạnh việc tiếp tục thực hiện đường lối

đối ngoại độc lap, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; mở rộng quan hệ

25

Trang 28

quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các trung tâmkinh tế, chính trị khu vực và quốc tế ; giải quyết các van đề tồn tại và các t ranh chấpbăng thương lượng Đại hội xác định rõ hơn quan hệ đối ngoai VỚI các đối tác cụ thénhư: “ ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng của các nước trong tổchức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coitrọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế

giới, đồng thời luôn nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các nước đang phát triểnở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tỉnh, với phong trào Không liên kết" [52, tr.366].

Quan trọng là Đại hội xác định hoạt động đối ngoại góp phan “củng cố môi

trường hòa bình va tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa dé day mạnh phát triển

kinh tế - xã hội với tinh thần Viét Nam muốn làm bạn với tat cả các nước trongcộng đông thé giới, phan dau vi hòa bình, độc lập và phat triển Hợp tác nhiều mặt,song phương va đa phương với các nước, các tô chức quốc tế và khu vực trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình dang cùng có lợi ” [52, tr 365].

Vẻ chủ trương đối ngoại được đề cập tại Đại hội VIII, có thể thấy các điểm

mới so với Đại hội VII.

Một là, Dang đã quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân _,quan hệ với các tô chức phi Chính phủ , tranh thủ sự đồng tinh ủng hộ của nhân dâncác nước, góp phan thúc day xu thé hòa bình, hợp tác, phát triển.

Hai là, trong khi vẫn tiếp tục quan điểm phát triển quan hệ với các Dang

Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiễn bộ , Đảng

chủ trương “mở rộng quan hệ với các đảng cằm quyé n và các đảng phái khác” [52,

Trang 29

Chủ trương đổi ngoại nhân dân

Đối ngoại nhân dân là một khái nệm rất rộng, có thé hiểu đối ngoại nhân dân

là toàn bộ hoạt động đối ngoại từ các đoàn thể quần chúng, các tô chức chính trị - xã

hội, các doanh nghiệp đến các cá nhân thuộc các thành phần, tầng lớp, dân tộc, tôn

giáo khác nhau Lợi thế của công tác đối ngoại nhân dân là có thể tiến hành trongmọi hoàn cảnh, kế cả khi công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nướckhông có điều kiện tiến hành hoặc nếu tiến hành thì không thuận lợi.

Hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đấtnước, con người, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam;tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với công cuộc đổi mới, sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Tăng cường tình hữu nghị, mở rộngquan hệ hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới, bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộcuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xãhội và giải quyết các vấn đề toàn cầu; tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài về vốn,

công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đào tạo cán bộ

Với các phương thức phong phú, đa dạng, có tính linh hoạt cao, đối ngoạinhân dân phát triển quan hệ với các cá nhân ở nước ngoài, các tổ chức chính trị - xãhội, phi chính phủ, hội nghề nghiệp quốc gia, khu vực và thế giới tạo nên những

hoạt động hiệu quả.

Ở Việt Nam, đối ngoại nhân dân có một vị trí hết sức quan trọng, xuất phát

từ bản chất chế độ chính trị dân chủ nhân dân thực sự Chủ tịch Hồ Chí Minh làngười dày công trong việc khai thác và phát huy truyền thống ngoại giao của dântộc Đó là nền văn hóa, nền ngoại giao yêu nước, thương đân; chính nghĩa và hòabình; hòa hiếu và nhân dao; giữ nguyên tắc độc lập, tự chủ đi đôi với phương châmứng xử linh hoạt, khôn khéo “dĩ bất biến, ứng vạn biến” Đồng thời, Chủ tịch HồChí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tao chủ nghĩa Mác - Lénin, kinh nghiệm

hoạt động của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế trong hoạt động

đối ngoại Người luôn coi trọng vai trò làm nên lịch sử của nhân dân, vai trò của

nhân dân trong quan hệ quốc tế Cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chi Minh về công tác đối

ngoại nhân dân là vấn đề huy động sức mạnh của nhân dân, kết hợp sức mạnh dân

tộc với sức mạnh của thời đại; là độc lập tự chủ, tự lực, tự cường găn với đoàn kêt

27

Trang 30

và hợp tác quốc tế, là hòa bình và chống chiến tranh xâm lược, là đoàn kết hữu nghịvới tất cả các nước vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng rất coi trọng công tác đối

ngoại nhân dân Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) xác định cần

“phat triển ngoại giao nhân dân rộng rãi” Trong công cuộc đổi mới, đối ngoại nhândân lại càng được quan tâm Nghị quyết các đại hội của Đảng luôn đề cập tới hoạtđộng đối ngoại nhân dân Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) xác định mục tiêugiữ vững hòa bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi dé tiến hành côngcuộc đổi mới, đây mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH va bảo vệ Tổ quốc, góp phan

tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,

dân chủ và tiễn bộ xã hội Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của đối ngoại

nhân dân Ngày 1/10/1987, Bộ Chính trị ra Quyết định số 34-QD/TW Về đổi mới tổchức, tăng cường chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân Tháng 6 năm 1992, Hội nghị

lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) khang định: mở rộng và đổi mới

hoạt động đối ngoại nhân dân, phối hợp với công tác đối ngoại của Đảng và Nhànước nhằm giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điều kiện

quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng CHXH và bảo vệ tô quốc, góp phần tích cựcvào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình Sau Đại hội lần thứ VII

của Đảng, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 44CT/TW ngày 29/09/1994 Về mở rộng và đổi

mới hoạt động đối ngoại nhân dan Nội dung và tinh thần của Chỉ thị được quán

triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả trong hoạt động đối ngoại nhân dân của cáctô chức chính trị - xã hội, các ngảnh, các cấp Hoạt động đối ngoại của các doan thể

quan chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có HLHPNVN, Liên hiệp các tô

chức hữu nghị Việt Nam, các hội nghề được đôi mới về nội dung, phương thức

nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa

quan hệ của Đảng và Nhà nước.

Tại Đại hội VII (6/1996), dé hoàn thành nhiệm vụ đối ngoại là củng cố môi

trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa dé day mạnh phát triển

kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phan tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân

thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiễn bộ xã hội, Đảng chủ trương

28

Trang 31

tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa

dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả nước

trong cộng đồng thế giới, phan đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển Hop tác nhiềumặt, song phương và đa phương với các nước, các tô chức quốc tế và khu vực trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé của nhau, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đăng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề

tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ

trên, Dang đã nêu rõ cần phải “mo rộng quan hệ đối ngoại nhân dân _, quan hệ vớicác tô chức phi Chính phủ ; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi nhân dân các

nước, góp phan thúc day xu thé hòa bình , hợp tác và phát triển” [52, tr 81-82] Day

là một trong ba điểm mới trong nội dung chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản

Việt Nam tại Dai hội VIII.

HLHPNVN cụ thé hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Dang

Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam _, một thành tố của hệ thống

chính trị Việt Nam, nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong hoạt động đối ngoạinhân dân, HLHPNVN đã quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại nói chung và đườnglỗi đối ngoại nhân dân nói riêng của Đảng; đồng thời đưa ra những phương hướng

đối ngoại của Hội.

Thấy được tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại, HLHPNVN đã thành lập

Ban Quốc tế với chức năng nghiên cứu, tham mưu giúp cho Đảng đoàn và Đoàn

chủ tịch trong việc vận dụng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước về chiếnlược đối ngoại của HLHPNVN; đưa ra chính sách, chương trình và các hoạt động

đối ngoại của Hội; tham mưu về công tác đối ngoại cho lãnh đạo Hội, các Ban

chuyên môn của Trung ương Hội và Hội phụ nữ các cấp trong các hoạt động khu

vực và quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa HLHPNVN với các tô

chức phụ nữ và nhân dân các nước, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cho các hoạt động

của Hội góp phan thực hiện các mục tiêu, Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ

nữ Việt Nam Nhiệm vụ của Ban Quốc tế được xác định:

“1 Nghiên cứu đường lối chủ trương về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà

nước, tình hình chung và phong trào phụ nữ quôc tê, năm vững các đôi tượng và các

29

Trang 32

tô chức mà Hội có quan hệ dé thực hiện tốt công tác tham mưu cho Đoàn Chủ tịchthực hiện các hoạt động quốc tế của Hội

2 Đi sâu vào tìm hiểu một số chuyên đề liên quan đến hoạt động của phụ nữtrong và ngoài nước ở từng giai đoạn ( ) dé có đủ trình độ hợp tác và hội nhập với

các tô chức phi chính phủ, chính phủ, liên chính phủ đặc biệt là các tổ chức ASEANvà các nước láng giềng.

3 Tìm hiểu, mở rộng mối quan hệ với các tổ chức phụ nữ các nước nhằm mởrộng, tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị, và sự hợp tác giữa phụ nữ Việt Namvà phụ nữ các nước trên thế giới.

4 Thông tin cho các cấp Hội về phong trào phụ nữ thế giới và những vấn đềtoàn cầu liên quan đến phụ nữ đồng thời có trách nhiệm thông tin kịp thời về cáchoạt động của Hội giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về HLHPNVN và phụ nữ Việt

5 Khai thac nguồn dự án, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc

thực hiện hoạt động của Hội ( )

6 Tổ chức các hoạt động đối ngoại của Hội như trao đôi thông tin , kinh

nghiệm, trao đôi đoàn, tổ chức Hội thảo.

7 Chuyên giao kỹ năng/kiến thức về một số lĩnh vực mà cán bộ của Ban đượcđào tạo, nghiên cứu thông qua các hoạt động tập huấn, hội nghị, hội thảo” [33, tr 3].

HLHPNVN xác định một trong những nhiệm vụ lớn của Hội là phải đoàn

kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tô chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực va thế

giới vì bình đăng, phát triển và hoà bình.

Hội đề ra những nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại nhân dân: nắm vữngmục tiêu chiến lược độc lập dân tộc gan liền với CNXH trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, quán triệt nhiệm vụ từng thời kỳ của đất nước, chính sách đối

ngoại của Đảng và Nhà nước, tuân thủ sự thống nhất lãnh đạo của Đảng và quản lý

của Nhà nước về đối ngoại.

Phương châm hoạt động đối ngoại của HLHPNVN là: chủ động phát huy vaitrò và lợi thế của công tác đối ngoại nhân dân Hoạt động đối ngoại nhân dân dùng

tiếng nói, phong cách nhân dân nên có điều kiện thuận lợi dé thuyét phuc, tranh thu

sự ung hộ cua quôc tê, lên án các thê lực thu địch, ủng hộ cuộc đâu tranh chính

30

Trang 33

nghĩa của nhân dân các nước Lấy sức mạnh nhân dân làm hậu thuẫn cho công tác

đối ngoài; đoàn kết nhân dân trong nước, đoản kết với nhân dân các nước vì lợi ích

chân chính của dân tộc và sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới Đó là

sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế

cao cả, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế; phân biệt

nhân dân các nước là bạn khác với các thé lực dé quốc, thực dân xâm lược và can

thiệp [116, tr 5] Với tinh thần “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy của

các nước”, hoạt động đối ngoại nhân dân của HLHPNVN vận dụng tốt phương

châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, phân biệt rõ bạn và thù nhăm bảo vệ lợi ích củadân tộc; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, mở rộng đối tác quan hệ Thựchiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng,

HLHPNVN đã mở rộng quan hệ truyền thống với các nước, đồng thời cũng mở

rộng diện đối tac từ cá nhân đến tô chức, từ các tô chức phi chính phủ đến chínhphủ, liên chính phủ, và các tổ chức trong hệ thống Liên Hợp Quốc, từ tô chức chính

trị - xã hội đến tô chức văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thé thao ; tap hop,

sử dung lực lượng rộng rãi làm công tác đối ngoại nhân dân Với ý nghĩa là công tác

dân vận và công tác mặt trận, công tác đối ngoại nhân dân của Hội đã kết hợp vớiđông đảo các đoàn thé nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tô chức khoa

học, nghệ thuật, hội nghề nghiệp đến các tổ chức của Đảng, các cơ quan Nhà

nước, lực lượng vũ trang.

Trong thời gian từ năm 1986 đến năm 1996, HLHPNVN đã tiến hành hai Đại

hội đại biểu Đại hội lần thứ VI (4/1987), khăng định một trong bốn phương hướng

hoạt động trọng tam của Hội trong 5 năm 1987 - 1992 la: “Tang cường đoàn kết vớiphụ nữ thể giới đầu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc dân chủ và tiễn bộ xã hội ” [2,

40] Đại hội bày to sự nhất trí của phụ nữ Việt Nam đối với đường lối đối ngoại của

Đảng và Nhà nước, vận động sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thờiđại, phan đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phan tích cực củng cô hoabình ở Đông Nam A, Châu A và thế giới, phát triển và củng cố quan hệ đặc biệtViệt Nam, Lào, Campuchia; tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với

Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế

thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đồng thời góp phan

31

Trang 34

xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ VII(5/1992) tiễn hành khi tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, xác địnhhướng hoạt động đối ngoại của Hội là “củng có tăng cường và mở rộng quan hệhữu nghị, hợp tác với các tổ chức phụ nữ, các tổ chức xã hội, nhân đạo, các cánhân ở tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội vì hòa bình, bìnhdang va phát triển của phụ nữ” |2, tr 34-35] Tuy nhiên, Đại hội xác định nămchương trình hoạt động trọng tâm thì không có một chương trình cụ thé nao về hoạtđộng đối ngoại.

Từ năm 1996, bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề phụ nữ

được nhìn nhận một cách đầy đủ và sâu sac Sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đạihoá vừa đem đến những thuận lợi nhưng cũng đem lại những khó khăn, thách thức

lớn đối với phụ nữ Trước những biến đôi của tình hình quốc tế và trong nước , trên

cơ sở chủ trương đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng của Dang

Cộng sản Việt Nam, kế thừa và phát triển hơn nữa tư tưởng đối ngoại từ các Đại hội

Phu nữ trước đây, HLHPNVN đã dé ra những phương hướng đối ngoại phù hợp với

điều kiện hoạt động của Hội.

Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (1997) là Đại hội "Đoàn két,đổi mới, vì sự bình dang, phát triển và hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước", Đại hội tiếp tục định hướng đổi mới của phong trào phụ nữ và

HLHPNVN trong giai đoạn phát triển mới của đất nước Những mục tiêu phương

hướng nhiệm vụ Đại hội đưa ra nhằm góp phan thúc day sự phát triển của phụ nữ

Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dé

phong trào phụ nữ Việt Nam hội nhập với sự phát triển của phong trào phụ nữ thégiới khi bước sang thế kỷ mới.

Xuất phát từ phương hướng đối ngoại chung mà Đại hội đại biểu Phu nữ toàn

quốc lần thứ VIII đề ra, căn cứ vào Chiến lược phát triển Vì sự tiến bộ của phụ nữViệt Nam đến năm 2000 và Cương lĩnh hành động của Hội nghị thé giới lan thứ IV

về phụ nif, từ xu thé chung của phong trào phụ nữ thế giới và kết quả hoạt động củaHLHPNVN những năm trước, mục tiêu hoạt động đối ngoại của HLHPNVN trongnhững năm 1997 - 2002 được dé ra là: “Duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ

32

Trang 35

hữu nghị, hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ và nhân dân các nước, phát huy

tính tích cực thực hiện nghĩa vụ của phụ nữ Việt Nam đối với phong trào chung củaphụ nữ thế giới, tăng cường sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì

mục tiêu Bình đăng - Phát triển và Hoà bình Trên cơ sở đó tranh thủ các điều kiện

quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động của Hội góp phần đạt được mụctiêu của Chiến lược quốc gia Vi sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000,

từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ, tạo

điều kiện nâng cao vai trò, vi trí của phụ nữ Việt Nam trên trường quốc tế” [2 tr.86].

Đại hội xác định công tác đối ngoại giai đoạn 1997 - 2002 tập trung vào các

hoạt động:

- Tăng cường công tac nghién cứu:

Tập trung nghiên cứu tình hình phụ nữ các nước, kinh nghiệm hoạt động, mô

hình tổ chức của các tổ chức phụ nữ, các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính

phủ; nghiên cứu, vận dụng đường lối chính sách của Dang và Nhà nước dé tham

mưu, đề xuất các hoạt động đối ngoại của HLHPNVN phù hợp với từng thời kỳ.

- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại: giới thiệu về đất nước, con

người, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; giới thiệu những thànhtựu của Việt Nam trong công cuộc đôi mới đất nước; giới thiệu về HLHPNVN

và phong trào phụ nữ Việt Nam, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, những

gương điển hình của phụ nữ trong các lĩnh vực hoạt động; kịp thời thông tin

về các hoạt động của phụ nữ Việt Nam trong phát triển và hoạt động của phụnữ các nước thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.

- Tăng cường khai thác các dự án phát triển trên nhiễu lĩnh vực nhằm tạo

điều kiện nâng cao trình độ, năng lực cho phụ nữ nói chung, đặc biệt là cho cán bộ

Hội về chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao nhận

thức Giới, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức về quan hệ quốc tế, luật quốc tế, học hỏikinh nghiệm đấu tranh đa phương ; hỗ trợ đưới nhiều hình thức cho phụ nữ nghèotăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo; tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồngquốc tế cho hoạt động của HLHPNVN nhằm cải thiện điều kiện sức khoẻ, chất

lượng cuộc sông và nâng cao dia vi của phụ nữ; tạo cơ hội cho phụ nữ Việt Nam hội

33

Trang 36

nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế góp phần thực hiện Chiến lược hành độngVì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.

Dé thực hiện được những mục tiêu đối ngoại HLHPNVN đề ra các biện pháp

- Tăng cường giao lưu quốc tế qua trao đồi thông tin, kinh nghiệm trao đổiđoàn, tham dự các diễn đàn Quốc tế, phối hợp với các tổ chức khác triển khai hoạtđộng về những van dé cùng quan tâm; thường xuyên giới thiệu kinh nghiệm về hoạt

động của phụ nữ các nước qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời nâng

cao chất lượng các hoạt động thông tin của Hội nhằm đảm bảo lượng thông tin

phong phú, đa dạng, hiệu quả.

- Day mạnh sự hợp tác nhiều mặt, đa dạng trên nguyên tắc bình dang cùng cólợi, giữ vững độc lập chủ quyền; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của phụ nữ và

nhân dân các nước cho các hoạt động của phụ nữ Việt Nam thông qua các dự án

phát trién.

- Phối hợp chặt chẽ trong mặt trận ngoại giao nhân dân, tranh thủ sự chỉ đạo

của các cơ quan Đảng và sự phối hợp, hợp tác giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước;

tranh thủ ý kiến tư van của các cơ quan Việt Nam tại nước ngoài nham tạo sự đồngtình và ủng hộ cho hoạt động của phụ nữ Việt Nam trong phát triển.

- Xây dựng chiến lược công tác đối ngoại, đặc biệt quan tâm đến công tác

đào tạo cán bộ chuyên sâu dé tham gia chủ động hơn, có đóng góp thực chất trong

các diễn đàn quốc tế.

- Tập trung chỉ đạo và đầu tư kinh phí thích hợp cho hoạt động đối ngoại của

HLHPNVN |2, tr 86-88].

Mo đầu cho giai đoạn mới , HLHPNVN đã đề ra mục tiêu, trọng tâm và các

giải pháp đối ngoại một cách rất cụ thé Những phương hướng và giải pháp đó tạo

cơ sở cho các hoạt động đối ngoại của HLHPNVN va là tiền đề dé Hội có nhữngđiều chỉnh phù hợp vào những năm sau.

1.2 Hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, vấn đề phụ nữ trở thành một quantâm của toàn thế giới, quan hệ giữa Việt Nam và các nước đã rộng mở Điều đó đemlại những thuận lợi lớn cho hoạt động đối ngoại của HLHPNVN Vận dụng đườnglỗi đối ngoại của Đảng, quán triệt Nghị quyết về công tác đối ngoại của Đại hội Phụ

34

Trang 37

nữ toàn quốc lần thứ VIL, hội nhập với xu thế chung của thời đại trên tinh thần phụnữ Việt Nam muốn là bạn với phụ nữ và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc

tế, vì hoà bình độc lập và phát triển, công tác đối ngoại của HLHPNVN đã được đôi

mới, chủ động, tích cực, đem lại kết quả tốt, góp phần vào sự thành công chung củacông tác đối ngoại nhân dân.

Trong quan hệ quốc tế, HLHPNVN không chỉ khôi phục, củng cố và pháttriển quan hệ với các tô chức phụ nữ, các tô chức chính phủ, phi chính phủ, liên

chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tô chức xã hội - nhân

đạo, các cá nhân có thiện chí như trước đây, mà còn mở rộng thêm quan hệ với một

số tổ chức kinh tế, tài chính, các cơ quan nghiên cứu khoa hoc và một số nhân vật

noi tiếng thé giới Đến năm 1996 - 1997, Hội đã có quan hệ ở mức độ khác nhau với

192 tô chức thuộc 33 nước, nhiều tô chức quốc tế và khu vực, trên khắp các châu lục.

Hội đặc biệt coi trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tô chức phụ nữ các

nước láng giềng và khu vực: khôi phục và phát triển nhanh chóng mối quan hệ vớiTổng hội phụ nữ Trung Quốc, duy trì và củng cô mối quan hệ đặc biệt với phụ nữLào, khôi phục và từng bước phát triển quan hệ với phụ nữ Campuchia, mở ra mối

quan hệ mới với tổ chức phụ nữ của các nước khu vực Châu A - Thái Bình Duong,đặc biệt là các nước ASEAN Ngoài ra, Hội luôn luôn giữ gìn, trân trọng mối quan

hệ bạn bè truyền thống với Hội phụ nữ Cu Ba, Hội Phụ nữ Pháp

Việc tham gia các sự kiện quốc tế lớn về phụ nữ và tham gia các tổ chức phụ

nữ quốc tế và khu vực của HLHPNVN có ý nghĩa hội nhập rất quan trọng Hội đã

cử đại diện tham dự nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về phụ nữ, đăng cai tô chức

một số hội thảo quốc tế về phụ nữ khu vực; đặc biệt là việc tham dự Hội nghị thế

giới về phụ nữ do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 9/1995 Là thành viên

của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế, Hội đã thé hiện tinh thần trách nhiệm cao,

tích cực đóng góp cả về vật chất và tỉnh thần vào việc khôi phục, củng cố và pháttriển Liên đoàn Tháng 6/1996, Đại hội Liên đoàn các tô chức phụ nt ASEAN lanthir VII đã kết nap HLHPNVN là thành viên chính thức của Liên đoàn, đánh daumột bước ngoặt trong quan hệ đối ngoại của Hội đối với khu vực.

Với quan hệ quốc tế rộng mở, với kết quả hợp tác trong việc thực hiện các

chương trình, dự án phát triển đành cho phụ nữ Việt Nam từ trước, Hội đã ký kết và

35

Trang 38

hợp tác thực hiện nhiều chương trình dự án mới với nhiều tổ chức quốc tế và cánhân quan tâm đầu tư hỗ trợ cho phụ nữ Việt Nam Điểm nồi bật trong hợp tác thựchiện dự án của Hội với các tổ chức quốc tế là: ký kết trực tiếp các dự án phát triển

không chỉ dừng ở cấp Trung ương mà ngày càng mở rộng tới các cấp Hội địa

phương, cơ sở; dự án được mở ra trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, huấn

luyện kỹ năng, dạy nghé, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - trẻ em, tín dung, xoá mù chữ,

dân số - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS, môi trường

Cũng do mở rộng hoạt động đối ngoại, việc giao lưu thông tin, trao đôi đoàn

tăng lên nhiều Trong 5 năm (1991 — 1995), Hội đón tiếp 185 đoàn khách quốc tế, tổ

chức 239 đoàn ra nước ngoai dự hội nghị, hội thảo, tap huấn, tham quan với 661

lượt khách từ cấp Trung ương tới cơ sở Ngoài ra, Hội còn tiếp gần 2000 đoànkhách nước ngoài do Chính phủ và các Bộ ngành giới thiệu tới thăm và tìm hiểu

khả năng hợp tác với Hội.

Với những hoạt động đối ngoại phong phú, HLHPNVN đã day nhanh quá

trình hội nhập với khu vực va quốc tế Qua đó, Hội đã tạo được những cơ hội dé họctập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ Hội và có thêmnhững điều kiện thuận lợi giúp đỡ phụ nữ, trẻ em, góp phần thực hiện thành côngnăm chương trình trọng tâm của Hội, đồng thời làm cho vị thế của HLHPNVN ngàyđược nâng cao trong xã hội Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Tuy vậy, trong điều kiện quan hệ và hợp tác quốc tế mở rộng, sự hạn chế vềngoại ngữ, thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế và các kiến thức văn hoá trong quan

hệ quốc tế của cán bộ, ké cả cán bộ làm công tác đối ngoại, là một trở ngại đối vớicông tác đối ngoại của Hội Mặt khác, do khó khăn về tài chính nên kế hoạch đối ngoại

chủ động của Hội trong việc giao lưu quốc tế có hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu

của Hội.

1.2.1 Công tác tham mưu, trao đổi thông tin tuyên truyền quốc tế

Công tác nghiên cứu, tham mưu đã được Hội Liên hiệp Phu nữ Việt Nam

bước dau quan tâm.

Muốn đưa ra được những chủ trương đúng đắn và những hoạt động đối ngoại

hiệu quả, có trọng tâm thì dié u cần thiết là phải nắm bắt và hiệu về đối tượng hop

tác Nhận thức được điều đó , HLHPNVN đã có những quan tâm bước dau trong

36

Trang 39

công tác nghiên cứu tình hình quốc tế và khu vực _ Trong những năm dau đổi mới ,

thực hiện chủ trương của Nhà nước đây mạnh xu thé đối thoại ở khu vực Đông NamA, xây dựng vùng Đông Nam A và cả Châu A thành khu vực hòa bình, ôn định, hợptác, HLHPNVN tiến hành thông báo tình hình , đáp ứng nhu cầu của một số tổ chức

phụ nữ XHCN, tìm hiểu về phụ nữ Đông Nam A Từ năm 1996, với rất nhiều đồi

thay của đất nước cũng như của khu vực và thế giới , HLHPNVN đã nhận thức sâusắc về vai trò của công tác nghiên cứu tình hình khu vực _, quan hệ và đặc biệt Hộinghiên cứu cả tình hì nh trong nước, tìm hiểu hoạt động của các cấp hội địa phương

cũng như đánh giá nhu cầu của phụ nữ dé nhằm cung cấp thông tin cho các cá nhân ,

tổ chức nước ngoài , các tổ chức quốc tế quan tâm đến phong trào phụ nữ và các

hoạt động xã hội khác, nhằm tăng cường khả năng hợp tac , khai thác thêm các dự

án hỗ trợ cho phụ nữ Việt Nam Công tác nghiên cứu tham mưu được xác định là

công tác chủ động thường xuyên của Hội.

Song song với việc nghiên cứu tỉnh hình trong nước _, nghiên cứu tinh hình

quốc tế là việc không thê thiếu Hội tiến hành nghiên cứu các văn kiện của các hội

nghị, hội thảo quốc tế: Hội đã nghiên cứu văn kiện hội nghị Bắc Kinh dé xây dự ngkế hoạch hoạt động quốc gia (1996) Hội nghiên cứu dé tham gia thảo luận tại Hộinghị lần thứ 35 của Ban lãnh đạo Liên đoàn Phụ nữ ASEAN tại Brunei (1997) Hội

thăm dò và nghiên cứu khả năng của các tổ chức phụ nữ và các tổ chức quốc tế để

tham mưu cho lãnh đạo Hội tổ chức mời Đại biểu quốc tế tham dự Đại hội Phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII (1997) Hội nghiên cứu chu đáo dé lãnh đạo Hội tham dựHội thảo phụ nữ ASEAN với chủ đề “Tầm nhìn phụ nữ ASEAN - Cải thiện nền

kinh tế của chúng ta trong thiên niên kỷ mới” (1999), hội nghị phụ nữ cộng đồngPháp ngữ lần đầu tiên được tô chức tại Lúc-xăm-bua (Bi) với chủ đề "Phụ nữ,

quyền lực và phát triển" (2000) Hội chủ động nghiên cứu va đề xuất cho hoạtđộng của Hội với tư cách là thành viên bình dang của các tổ chức phụ nữ quốc tế vàkhu vực như WIDF, ACWO, các tổ chức Liên Hợp Quốc

Hội tiến hành nghiên cứu cụ thé về các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức

quôc tê, các tô chức xã hội nhân đạo đê mở rộng quan hệ với các tô chức, tìm nguôn

37

Trang 40

tài trợ xây dựng các dự án phát triển giúp phụ nữ Việt Nam phát triển Ví du nhưviệc chuẩn bị cho hoạt động đánh giá của SIDA (Thụy Điển) đối với các dự án do

SIDA tài trợ cho HLHPNVN các tài khóa 1995, 1996 - 1999, HLHPNVN nghiên

cứu đề cương đánh giá, dịch báo cáo tổng hợp các dự án SIDA tải trợ, bố trí làm

việc với Ban liên quan, gửi bảng hỏi cho các đơn vi thực hiện dự án, tom tắt nội

dung báo cáo của đoàn đánh giá

Công tác tuyên truyén doi ngoại tương đối da dang

HLHPNVN đã tiễn hành dịch và tuyên truyền các tài liệu quan trọng liên

quan tới hoạt động của phụ nữ trên thé giới đến với phụ nữ Việt Nam Hội đã tô

chức họp báo trước va sau Hội nghị Bắc Kinh , báo cáo về kết quả của Hội nghị BacKinh và sự tham gia của Doan Đại biểu Việt Nam tại Hội nghị (1995 - 1996) Cánbộ thuộc Ban Quốc tế _ của Trung ương HLHPNVN đã viết bài cho các cơ quan

tuyên truyền , báo chí về tình hình phụ nữ thế giới _, hoạt động của Hội nghị Bắc

Kinh, hoạt động của 2 đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam ở Bắc Kinh, hoạt động đối

ngoại của HLHPNVN, WIDE HLHPNVN cũng tiến hành thông tin cho các báovề các sự kiện của phụ nữ quốc tế , ví dụ như sự kiện Hội nghị Phụ nữ Thế giới lầnthứ IV ở Bắc Kinh (Trung Quốc) Gửi được một số bài về sức khỏe phụ nữ, về dinh

dưỡng, về các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Bắc Kinh, viết và dịch một số bài vềtình hình chuẩn bị hội nghị Bắc Kinh của quốc tế và khu vực cho báo và bản tin củaHội cũng như các thông tấn và báo khác.

Trong các hoàn cảnh thuận lợi , HLHPNVN đã có những hình th ức tuyêntruyền, dua hình ảnh phụ nữ Việt Nam đến với bạn bè quốc tê Hội thường xuyên

trao đối thư từ, thông tin, gửi thiếp chúc mừng nhân các ngày lễ _, tết nhằm tăngcường quan hệ với tat cả các tô chức_, cá nhân trên thé giới Tăng cường việc tuyên

truyền tranh thủ phụ nữ các sứ quán và cơ quan Liên Hợp Quốc có mặt ở Hà Nội,mời đến Hội trao đồi tình hình, cử người đi đến nói chuyện ở một số đại sứ quan,

mời phụ nữ các sứ quan di tham quan Nhân kỉ niệm 66 năm thành lập Hội (1930

— 1996), Ban Quốc tế của Hội tô chức cho các phu nhân Đại sứ và đại diện phụ nữ

ngoại giao đoàn tại Hà Nội thăm dự án Quỹ tình thương và di tích Đền Gióng nham

38

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN