1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000)

159 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Hồng Các số liệu, kết quả nghiên cứu trongluận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và

có sự bô sung thêm những tải liệu mới.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2007

Tác giả luận văn

Trương Thị Hoa

Trang 3

LOI CAM ON

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tớiPGS.TS Hoàng Hồng, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu củaluận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ

bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây.Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện củaViện chiến lược và Chương trình giáo dục, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập nhữngtài liệu cần thiết cho luận văn.

Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có những người thântrong gia đình và các bạn bè của tôi, những người bằng nhiều cách khác nhau đã

giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực bảnthân còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mongsự đóng góp, ý kiến xây dựng của thầy cô và các bạn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2007

Tác giả luận văn

Trương Thị Hoa

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

- CT/TW Chi thị Trung ương

- NQ/TW Nghị quyết Trung ương

- QD Quyét dinh

- CP Chinh phu

- HDBT Hội đồng Bộ trưởng

- TTLB Thông tư Liên bộ

- CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Trang 5

MỤC LỤC

ÿ//902 000005 |1 Lý do chọn đề tài -¿- +52 SE EE121121121111111111211211 2111111101111 re |2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề : -¿++++2x+2+++EE+22E2E1221127112212112211221.211 2 xe 3

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - 11t 91 TT HH HH nh nh nh HH nà nrệt 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 22 +¿+2++2+++EE+2EE+2EEt2EEtrktsrxrzrrrrrree 55 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - 2 2 s+2E£+£++£++Exerxzxezreerxee 66 Cấu trúc của luận VAN eee ccececscscsesscsesececsesscscsvsucecsesucecsessessvsvsucassvsneasavsseceeaneeeeees 7CHƯƠNG 1: DANG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHÔ THONG

(TỪ 1975 ĐỀN 1986) 225+2EESEE2E21127127171121121111 2121 xe 81.1 Giáo duc phé thông là nền tảng văn hóa của một nước -z scsz+: 81.2 Những hoạt động giáo dục phổ thông bước đầu của nước Việt Nam

thống nhất 2-52 St E EE9EE12115712111211211111111112112111111111 1111111 11 re 101.3 Tiến hành cải cách giáo dục lần thứ ba - ¿2 s+2E+EE2E2EE2EEEerkerkerkered 14

1.3.1 Sơ lược hai cuộc cải cách giáo dục sau cách mạng tháng Tám

000 S434 14

1.3.2 Tiến hành cải cách giáo dục lần thứ ba - 2-2 s2 ++£+£xerxereeee 181.3.3 Quá trình thực hiện cải cách giáo dục phô thông - 2-2 +: 26CHUONG 2: DANG LANH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHÔ THONG

(TỪ 1986 DEN 2000) - 52 2S EEE2E121121121211211 11 11 xe 42

2.1 Giai đoạn 1986 - 1996 S S1 11 1111111112111 1 1111 11H TH TH HH HH HH He 42

2.1.1 Đường lối đổi mới giáo dục phô thông của Đảng :- 422.1.1.1 Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông 2- 2 2 2+czx+zxsrxsrxd 422.1.1.2 Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa VII) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - dao tạo

ác ằ -.L 48

2.1.2 Quá trình thực hiện đường lối đôi mới giáo dục phổ thông trong

những năm 1986 - 1996 c2 22222 SE SE SE nh nh nh ees 53

Trang 6

2.1.2.1 Ngành giáo dục phổ thông triển khai thực hiện đường lối

đổi mới của Đảng -ccc TQ 22111211 nh xu 532.1.2.2 Một số kết qua của giáo dục phổ thông giai đoạn

005.1 612.2 Giai đoạn 1996 - 2000 - G2 S111 111111111111 111 12111111 11 11T TH TH Hàng Hiện 69

2.2.1 Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo

trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (12/1996) ¿5522 *++£++xsssss2 69

2.2.2 Giáo dục phô thông Việt Nam trong những năm 1996 - 2000 77CHƯƠNG 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ

NHỮNG VAN DE ĐÃ DAT RA -ccc2cc2E2Eerkerrrrrrrred 93

3.1 Một vài nhận Xét - - - 1111111115311 11 1185311111111 1k k HH 1kg 1k rr 93

3.1.1 Ve thanh na -1 933.1.2 Hạn ChE oe.ccecccccccsessessessesssessessessessussssssessessusssessessessessusssessessesssessesseeseetses 101

3.3 Những van đề đã đặt ra eee cece ccs ccscessessessessecssessessessvsssessessssessusssessessvsaneeseens 118KET LUẬN - ¿52-52 2E 22122127121121121111211211211211111211211212121 21a 125TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©22- ©5222 2EE2EE122112212112112711271211 211 1c re 128

i00 2 134

Trang 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG THỊ HOA

(TU 1975 DEN 2000)

LUẬN VAN THAC SĨ KHOA HOC LICH SU

HÀ NOI - 2007

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Ly do chon đề tài.

Hơn 60 năm qua (1945 - 2007), nền giáo dục nước ta đã trải qua biết bao thử

thách, thăng trầm, nhưng vẫn luôn giữ vững bản chất là nền giáo dục “của dân, do dân

và vì dan”, vẫn phát triển, ngay trong những điều kiện hết sức khó khăn của chiến tranhvà của trình độ kinh tế non kém Dang ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp giáo dụckịp thời, sáng suốt đào tạo và bồi dưỡng con người, thích hợp với hoàn cảnh đất nước,góp phần xứng đáng vào thăng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,

của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng

chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đang tiến hành Đảng và Nhà nước ta hết sức

coi trong vi trí, vai trò của giáo dục trong sự nghiệp cách mạng Ngày nay, giáo dục

được coi là quốc sách hàng đầu.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, giáo dục phô thông là nền

tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở

ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thé chất, thẩm mỹvà các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục họclên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính vì

thế mà giáo dục phô thông là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta,

luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Dai thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã mở ra giai

đoạn mới của dân tộc, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.Từ đây, nhiệm vụ chính trị của nền giáo dục nước ta là phục vụ xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ nền độc lập của đất nước Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000, lịch sửphát triển giáo dục của Việt Nam nói chung và lịch sử phát triển giáo dục phổ thông

nói riêng nằm trong bối cảnh của rất nhiều biến động kinh tế - xã hội, của một đất nước

vừa bước ra khỏi cuộc chiên tranh lâu dai và ác liệt, của sự thang tram vê kinh tê

Trang 9

vv Chính vì vậy, đây cũng là thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta đã tiễn hành cuộc cảicách giáo dục lần thứ ba (1979) và công cuộc đổi mới giáo dục kéo dài (bắt đầu từ năm1987) cùng với nhiều chủ trương chính sách cụ thể đối với giáo dục phổ thông trongtừng giai đoạn Những chính sách đó đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của giáodục, đưa giáo dục nước nhà đạt được những thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vàosự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, lịch sử phát triểncủa giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục phổ thông nước ta nói riêng giai đoạnnày không phải đi lên theo một đường thăng đứng mà có những bước thăng trầm, lênxuống trong từng giai đoạn, rất nhiều vấn đề đã đặt ra.

Thực tế cho thấy, nền giáo dục của ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,trở thành nền giáo dục của toàn dân, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu kém vàbất cập cần được giải quyết Việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáodục theo hướng hiệu quả, hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của thế giới trên cơsở phát huy truyền thống dan tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đang là van

đề cấp bách đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay.

Muốn vậy, ngoài việc tham khảo mô hình giáo dục của một số nước tiên tiến, thìmột điều rất cần thiết là phải nhìn nhận, tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục trong lịchsử giáo dục của đất nước Với mục đích tìm hiểu đường lối của Đảng ta đối với giáodục phô thông giai đoạn này cũng như quá trình thực hiện trong thực tiễn, phân tích rõnhững thành tựu cũng như những hạn chế của nó, từ đó nhìn nhận, đánh giá, có thể rút

ra một số bài học kinh nghiệm dé xây dựng phương hướng phát triển đúng dan của

giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn sau này.

Chính vi ly do đó mà tôi chon dé tài cho luận văn Thạc si chuyên ngành Lich sử

Đảng cộng sản Việt Nam của mình là: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự

nghiệp giáo dục phố thông (từ 1975 đến 2000)”

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam

nói chung và giai đoạn từ 1975 nói riêng Các sách đó có một số cuốn có điểm qua về

lich sử giáo dục phô thông cũng như những chính sách của Dang và Nha nước đối vớigiáo dục phổ thông từ năm 1975, tuy nhiên cũng rất sơ sài vì đó chỉ là một phần nhỏtrong cuốn sách, thời gian cũng chỉ hạn chế đến thời điểm viết cuốn sách, hoặc chỉquan tâm đến một van dé nào đó của giáo dục phố thông Theo thứ tự thời gian xuấtban, có thé ké đến như:

Cuốn “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông”, của Võ Thuần Nho(cb) do Nxb Giáo dục xuất bản năm 1980, dé cập đến lịch sử giáo dục phổ thông nướcta từ năm 1945 đến 1980, trong đó dành một phần rất khiêm tốn để nói về tình hìnhgiáo dục phổ thông nước ta từ sau ngày giải phóng đến năm 1980 với những số liệu

thống kê Cuốn sách giúp cho chúng ta nắm được lịch sử cơ bản của 35 năm phát triển

sự nghiệp giáo dục phố thông Việt Nam.

Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985) ” của Bộ Giáo dục do Nxb Giáodục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết, nêu ra những chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước đối với giáo dục, sự triển khai của Bộ Giáo dục cũng như tình hìnhtổng quát, những phân tích nhận xét của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong

đó có đề cập đến tình hình ngành giáo dục phổ thông Mặc dù không đi sâu vào ngànhgiáo dục phổ thông nhưng cuốn sách đã cung cấp những tai liệu quan trong và bồ ích,

nhất là những sé liệu thống kê về tình hình giáo dục phố thông nước ta.

Cuốn “So thdo giáo dục Việt Nam (1945 - 1990)” do Pham Minh Hac (cb), được

Nxb Giáo dục phát hành năm 1992 Trong đó, trình bay sơ lược về các cuộc cải cáchgiáo dục, hệ thống giáo dục phô thông, một số hoạt động của công cuộc xóa mù chữ vàphổ cập giáo dục giai đoạn 1975 - 1990.

Cuốn “50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và dao tạo (1945 - 1995)” của BộGiáo dục và Đào tạo, do Nxb Giáo dục phát hành năm 1995 Cuốn sách là một công

Trang 11

trình đồ sộ của nhiều tác giả, cuốn sách là bức tranh toàn cảnh nói về sự phát triển củagiáo dục Việt Nam từ 1945 đến 1995, trong đó có ngành giáo dục phổ thông giai đoạn1975 - 1995 Cuốn sách cũng đã cung cấp những tài liệu cơ bản về các mặt của giáodục phô thông giai đoạn này từ đường lối chính sách đến tình hình phát triển của giáodục phổ thông và những đánh giá, nhận xét chung về giáo dục Việt Nam.

Cuốn “Tir bộ Quốc gia đến bộ giáo duc và đào tạo (1945 - 1995)” do Vũ Xuân

Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường (cb) được Nxb Giáo dục phát hành năm

1995 Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tập thể các nhà khoa học về

lịch sử cơ quan Bộ Giáo dục va Dao tạo từ 1945 đến 1995 Cuốn sách dành một phầnnói về sự chỉ dao của Bộ đối với ngành giáo dục phô thông, trong đó có dé cập sơ qua

giai đoạn 1975 - 1995 Mặc dù chỉ mang tính chất sơ thảo nhưng cuốn sách cũng cho tathấy Bộ Giáo dục đã quan tâm chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dụcphô thông của Đảng đối với ngành giáo dục phổ thông giai đoạn này như thé nào.

Cuốn “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Viện Khoahọc giáo dục được Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2001, trong đó có

trình bày tình hình, những đánh giá tông hợp về giáo dục phé thông giai đoạn 1975

-1995 Tuy nhiên đó mới chỉ là sự khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ

thông Việt Nam giai đoạn này, giới hạn đến năm 1995, bản thân cuốn sách cũng là sự

kế thừa những cuốn sách trước đã viết về giáo dục phổ thông của nước ta.

Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nên giáo dục Việt Nam” của tác giả Lê

Văn Giạng do Nxb Chính trị quốc gia phát hành năm 2003, trong đó có dành một phầnnhỏ mô tả hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội(từ năm 1975 đến năm 2000) Như tên gọi của cuốn sách, tác giả đã trình bày một cáchkhái lược tiến trình giáo dục Việt Nam, giáo dục phô thông được đề cập đến một cách

sơ lược.

Cuốn “Lich sử giáo dục Việt Nam” do Bùi Minh Hiền biên soạn được Nxb Đại

học sư phạm phát hành năm 2004 Đây là giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại

Trang 12

học và Cao đăng sư phạm, trong đó có dành hai chương viết về giáo dục Việt Nam haigiai đoạn 1975 - 1986 và 1986 đến nay (năm 2004) Cuốn sách không dành viết riêngvề giáo dục phổ thông, nhưng qua việc trình bày những chính sách, những tông kết tìnhhình giáo duc Việt Nam nói chung, ta có thé chọn lọc ra những phan liên quan đến giáodục phố thông giai đoạn 1975 - 2000.

Kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn sẽ cố gắng tập hợp nhữngchủ trương, đường lối của Dang va Nhà nước về giáo dục phố thông giai đoạn 1975 -2000 và các hoạt động cơ bản của ngành giáo dục đề triển khai thực hiện, trên cơ sở đómạnh dạn phân tích và đưa ra những nhận xét về giáo dục phô thông giai đoạn này.

Vấn đề sẽ được trình bày trong một hệ thống chặt chẽ, logic và có tính lịch sử Chúng

tôi coi đó là đóng góp mới của đề tài.

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục phổthông những năm 1975 - 2000 Trên cơ sở tìm hiểu những đường lối, chính sách, chủtrương của Đảng đối với giáo dục phô thông giai đoạn này cũng như quá trình triểnkhai thực hiện những chính sách đó như thế nào, đồng thời căn cứ vào hoàn cảnh lịch

sử cụ thé từ đó phân tích, đánh giá dé dé xem xét kết quả: những thành tựu, vai trò của

Đảng cũng như những van đề tồn tại, hạn ché, những nguyên nhân lý giải cho sự pháttriển thăng trầm của giáo dục phổ thông giai đoạn này và một số bài học kinh nghiệm

rút ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của giáo dục phô thông.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục phố thông trong những năm 1975 - 2000 cùng

những hoạt động của hệ thống giáo dục này dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn trong 25 năm (1975 - 2000), trong mộtthời kỳ hết sức quan trọng của đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, thống nhất, vươnlên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và bước đầu phát triển.

Trang 13

Giáo dục là một khái niệm rộng lớn được cấu thành bởi nhiều yếu tố, đề tài nàychỉ khảo cứu về giáo dục phô thông - một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hệthống giáo dục Việt Nam.

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.5.1 Nguồn tư liệu.

Nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn là các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo

dục và giáo dục phô thông được khai thác chủ yếu từ các Văn kiện Dang; các tải liệucủa Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục; các cuốn sách tập hợp các văn kiện,các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đàotạo về giáo dục và giáo dục phô thông: đặc biệt là đề tài kế thừa và sử dụng các kết quảnghiên cứu từ các cuốn sách, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoahọc đi trước về giáo dục phô thông; bên cạnh đó là việc khai thác những số liệu thốngkê từ những tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tổng cụ Thống kê Nguồn tưliệu có độ tin cậy cao và có khả năng đáp ứng tốt cho nghiên cứu của đề tài.

5.2 Phương pháp nghiên cứu.

Để có được những phân tích, đánh giá thật sự khoa học, khách quan trong khinghiên cứu, đề tài dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh về vấn đề giáo dục và đảo tạo.

Dé khai thác tốt nguồn tư liệu hiện có và dé trình bay vấn đề “Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phố thông (từ 1975 đến 2000)” theo một hệthống hợp lý, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp sử liệu học chữ viết nhằm xử lý nguồn sử liệu chữ viết rất phong

phú và khai thác được những thông tin lịch sử tin cậy.

Phương pháp thống kê mô tả dé thấy được những thay đổi về cơ cấu và kết quahoạt động giáo dục thông qua các con số.

Phương pháp lịch sử được ứng dụng để trình bày nội dung của đề tài theo tiến

trình lịch sử.

Trang 14

Phương pháp lôgíc được sử dụng trong các phần khái quát, tổng kết, đánh giá của

luận văn.

6 Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn được kếtcấu làm 3 chương:

Chương 1: Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phố thông (từ 1975 đến 1986).

Chương 2: Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phố thông (từ 1986 đến 2000).

Chương 3: Một vai nhận xét, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đã đặt ra.

Trang 15

từ đó mà trở thành người lao động, người công dân theo lý tưởng của xã hội đó.

Nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trong chế độ xã hội chủ nghĩa là đào tạo ngườilao động làm chủ và phát triển toàn diện, đồng thời chuẩn bị lao động dự trữ cho sựphân công lao động xã hội Con người phát triển toàn diện, theo ý nghĩa đầy đủ của nó,là con người được phát triển mọi khả năng của mình, được đào tạo dé tinh thông nhữnghoạt động chủ yếu của xã hội, trước hết của lao động sản xuất, trở thành những nhâncách sáng tạo, góp phần xây dựng đất nước.

Giáo dục phổ thông còn là nền tảng văn hóa vì nó đóng vai trò quyết định trongsự hình thành con người mới Trường phổ thông đã phụ trách đào tạo con người từ bécho đến lúc trưởng thành, tức là vào quãng thời gian mà con người có thể tiếp thụ sự

giáo dục một cách bền vững nhất, tiếp thụ hoàn chỉnh từ trí tuệ đến tình cảm, từ tri thức

đến thực hành Đó là một phương tiện tác động đến con người mạnh mẽ và có hiệu lựchơn bắt cứ hoạt động văn hóa nào khác Và cả những hoạt động văn hóa khác muốn đi

vào con người thì cũng phải qua sự môi giới của giáo dục Hơn nữa, không có phương

Trang 16

tiện văn hóa nào đặt nền móng cho thế giới quan khoa học băng hệ thống kiến thức về

tự nhiên, xã hội vả con người.

Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, và cũng vì thế mà là sức

mạnh tương lai của một dân tộc, vì ba lẽ:

Một là, văn hóa phô thông là cái cửa đầu tiên mở cho nhân dân đi chiếm lĩnh toànbộ giá trị văn hóa, là bệ phóng đầu tiên của mọi phát minh khoa học và kỹ thuật.

Hai là, giáo dục phố thông là phương tiện quan trọng nhất dé hình thành conngười mới, là bộ phận quan trọng nhất của cách mạng tư tưởng và văn hóa.

Ba là, giao dục phổ thông có tác dụng thúc đây tất cả các hoạt động văn hóa khác

và trên cơ sở phối hợp với các hoạt động văn hóa khác ấy dé bồi dưỡng nên chính cái

sản phẩm của giáo dục phô thông.

“Nền giáo dục Việt Nam là nên giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dântộc, khoa học, hiện đại, lay chủ nghĩa Mac-Lénin và tu tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng” [62, tr.8] Đồng thời, nguyên lý của nền giáo dục Việt Nam là: học di đôi vớihành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dụcnhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Trong Luật Giáo duc (Luật số 11/1998/QH10 ngày 2/12/1998) của Việt Nam đã

khang định: “Giáo dục phô thông là ngành giáo dục mang tính phô cập trong giáo dục

quốc dân có mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ,

thé chất và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục họclên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nội dunggiáo dục phô thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp vàcó hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của họcsinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học Phương pháp giáo dục phố

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với

từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dung

Trang 17

kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho

học sinh” [2, tr.94 - 96].

Vốn văn hóa phô thông là nền tang cho phép mọi người có thé nhảy cao trong mọilĩnh vực hoạt động, và ngược lại, bat cứ một thiếu sót nào trong việc học phô thông đềudé lại hậu quả tai hại trong con người trên bước đường tương lai của nó.

1.2 NHUNG HOAT DONG GIÁO DUC PHO THONG BƯỚC ĐẦUCUA NUOC VIET NAM THONG NHAT.

Dai thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã mở ra giai

đoạn mới của dân tộc, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã

Tháng 9 năm 1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương khóa III đãdé ra nhiệm vụ chiến lược mới:

Miền Bắc phải tiếp tục đây mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn

thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiễn hành cải tạo xã

hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Về giáo dục, miền Bắc có nhiệm vụ tiếp tục đây mạnh phong trào thi đua “Hai

tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực giúp đỡ giáo dục miền Nam.Miền Nam cần mau chóng xóa bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ, xây dựng hệ thống giáodục mới, nâng cao giác ngộ chính trị cho giáo viên và học sinh, xây đựng tổ chức quản

ly của ngành.

Năm học 1975 - 1976, cả nước đã tiễn hành khai giảng trong bau không khí tưngbừng, phan khởi trước thang lợi vĩ đại của dân tộc và trong niềm vui kỷ niệm 30 năm

ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, các hoạt động chủ yếu của nhà trường phổ thôngvẫn là làm tốt việc dạy và học các bộ môn văn hóa, lao động sản xuất và hoạt động xãhội Ngành cũng quan tâm hết sức đến việc nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức và

năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Đôi với hoc sinh, đặc biệt ở cap I và cap

10

Trang 18

II, chú ý giáo dục thật tốt 5 điều Bác dạy, thường xuyên sinh hoạt theo chủ đề: “Vânglời Bác dạy, thi đua làm nghìn việc tốt, mừng Tổ quốc nở hoa, mừng Đội 35 tuổi”.

Ngày 17/6/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 221- CT/TW hướngdẫn công tác giáo dục ở miền Nam.

Căn cứ vào chỉ thị của Ban Bi thư Trung ương Đảng, công tac giáo dục phô thôngở miền Nam có những nhiệm vụ sau: mau chóng đưa giáo dục trở lại hoạt động bìnhthường: kết hợp việc cải tạo nền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục mới, lấy côngtác giáo dục chính trị và xây dựng tổ chức làm nhiệm vụ trung tâm, làm cho giáo dụctrở thành một lực lượng cách mạng góp phần xây dựng xã hội mới; đây mạnh việc xóanạn mù chữ cho nhân dân lao động, bồ túc văn hóa cho cán bộ và thanh niên, coi đó lànhiệm vụ số một; phát triển giáo dục phổ thông và mẫu giáo nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho con em nhân dân lao động được di học; xây dựng hệ thống các trường sư phạm

dé đào tạo cán bộ, giáo viên mới; tô chức lại việc quản lý giáo dục, chuẩn bị cho kế

hoạch phát triển lâu dài của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thống nhất trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị số 221, các tỉnh miền Nam lần lượt khai trường, lập ban điều

hành lâm thời do quan chúng dé cử dé quản lý nhà trường Học sinh được tô chức học

bu dé chuẩn bị thi lên lớp 6 và thi tú tài, việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 (tú tai)tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị khai trường vào năm học mdi.

Cuối tháng 9/1975, gần 62.000 thí sinh của 29 tỉnh, thành phía Nam đã dự thi tốt

nghiệp phổ thông dưới chế độ mới [63, tr 234].

Ngày 19/10/1975, các trường phổ thông khắp các tỉnh miền Nam đã tung bừngkhai giảng năm học giải phóng mới với 4 triệu học sinh phổ thông, mẫu giáo và gần 10vạn giáo viên Mở đầu năm học là việc tổ chức học tập thư Bác Hồ gửi học sinh nhânngày khai trường 9/1945 để xác định thái độ, động cơ học tập mới, rèn luyện đạo đứcngười học sinh dưới chế độ mới.

Ngay năm học đầu, các trường phô thông ở miền Nam đã chuyền sang hệ thốnggiáo dục mới Trường phổ thông mới gồm 12 năm chia làm 3 cấp: cấp I (5 năm) gắn

11

Trang 19

với trường cấp II (4 năm), cấp III tức trường phổ thông trung học có phân khoa (3năm) Nội dung giáo dục đôi mới, tiến bộ cả về tư tưởng chính trị lẫn mặt khoa học Bộ

Giáo duc đã kip thời ban hành chương trình mới, biên soạn và in 20 triệu bản sách giao

khoa cấp I, cấp II, cấp III gửi vào miền Nam thay cho sách cũ Hau hết các giáo viên cũ

được tuyển dụng lại.

Miền Bắc đã kip thời cử cán bộ, giáo viên vào Nam bé sung những nơi thiếu hụt,đặc biệt là đội ngũ quản lý, chỉ đạo giáo dục Mặt khác, chính quyền mới đã đào tạocấp tốc một số giáo viên mới.

Mùa hè năm 1975, các giáo viên miền Nam đã được tham dự một lớp học chínhtrị, nghiệp vụ Mọi người thảo luận dân chủ về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, ý nghĩachiến thắng đế quốc Mĩ và tay sai, nghiên cứu về chương trình, tính chất của nền giáodục mới Nhờ vậy, các giáo viên đã nhận thức rõ ràng hơn, phan khởi bắt tay vào khôi

phục nhanh chóng các sinh hoạt của nhà trường

Cơ cấu thành phần xã hội của học sinh được cải tiến một bước Trường học được

phân bé đều hơn, bố trí ở các vùng đông dân lao động, ở nông thôn, ở vùng dân tộc ít

người, các khu kinh tế mới Trường học vùng giải phóng cũ được củng cố và mở rộng

thêm Con em nhân dân lao động, các gia đình cách mạng, liệt sĩ được ưu tiên nhận vao

học Trong chế độ cũ có tới 2.500 trường tư thục, một nửa là tôn giáo, nay là “công lậphóa” một số lớp trường, tách nhà trường khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và chủ trương

đưa dần toàn bộ trường tư vào sự quản lý của Nhà nước Các giáo viên trường tư sẽ

được Nhà nước xem xét và tuyên dụng Học sinh các trường phổ thông đều được miễn

học phi.

Ngày 19/1/1976, Thủ tướng ra quyết định số 41/TTg về việc ngân sách Nhà nướcđảm nhiệm in sách giáo khoa phát không cho toàn thé học sinh ở các cấp học, từ maugiáo đến cấp III Đó là một sự cố gắng lớn của Đảng và Chính phủ Nhiều nơi đã cósáng kiến lập tủ sách dùng chung cho nhà trường, tô chức cho học sinh mượn va bảoquản tốt.

12

Trang 20

Tháng 4/1976 Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà tiến hành thắng lợi, bầu raQuốc hội khóa VI của nước Việt Nam Đến tháng 12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV đãvạch ra con đường cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn nước ta đã độc lậpvà thong nhất.

Vấn đề xây dựng con người mới, Đại hội chỉ rõ những đặc trưng cần phải bồidưỡng là “làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vôsản” Để xây dựng con người mới, giáo dục phô thông phải là “nền tảng văn hóa củamột nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng

yếu cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Vì vậy,

nhiệm vu cua giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới là phải “dao tạo có chất lượng

tốt những người lao động mới” và thực hiện tốt nguyên lý, phương châm giáo dục của

Những năm đã qua, giáo dục tuy đã thu hút được những thành tựu to lớn, song

cũng còn nhiều mặt yếu kém, thiếu sót Thực trạng của giáo dục trong thời kỳ mớikhông đủ đáp ứng những yêu cầu của cách mạng Bởi vậy, Đại hội IV đã quyết định

phải “tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, làm cho hệ thống giáo dục quốc dan

gan chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mang xã hội chủ nghĩa”.

Tháng 4/1977, hội nghị tong kết 5 năm thi đua “Hai tốt” theo gương các điển hình

tiên tiến được tô chức (1971 - 1976) Sau 5 năm phấn đấu, nhiều đơn vị tiên tiến xuấthiện Số trường vừa học vừa làm lên tới 47 trường phân bố trên khắp các địa ban đất

nước Nhiều hình thức học tập và lao động phong phú, thích hợp với từng vùng kinh tế

khác nhau.

Qua những bài học kinh nghiệm phong phú của các đơn vị mới và cũ, hội nghị

một lần nữa khăng định, đánh giá cao những đóng góp của phong trào, đặc biệt là bài

học về tinh thần cách mạng tiến công, tự mình khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sáng

tạo và kiên trì thực hiện mục tiêu, nguyên lý của Đảng về giáo dục Hội nghị đã nhất trícao là cần thiết tiếp tục phát động phong trào thi đua “Hai tốt” theo gương các trường

13

Trang 21

học tiên tiến Phát huy kết quả hội nghị, năm học 1977 - 1978 đã diễn ra một khí thế“đồng khởi thi đua” sôi ni.

Năm 1976 toàn miền Nam có hơn 3 triệu người mù chữ trong đó có 1,5 triệutrong độ tuôi 12 đến 50 Nhưng đến ngày 28/2/1978, toàn miền Nam đã cơ bản hoànthành xóa nạn mù chữ, với “1.323.670 người đã thoát nạn mù chữ, tỉ lệ người biết chữtrong độ tuổi 12 đến 50 là 94,15% [44; tr.49] Trong năm học 1978 - 1979, ở nhiều địaphương như Tiền Giang, Nghia Bình, Nghệ Tinh, Hải Hưng phong trào phô cập cấp

I đã diễn ra sôi nổi Việc phổ cập cấp II cũng có nhiều tiến bộ mới.

Ngày 21/3/1978, quyết định số 63/CP của Hội đồng Chính phủ đã thé chế hóa loạitrường pho thông vừa hoc vừa làm, quy định một số biện pháp dé đảm bảo cho loại

trường này có điều kiện phát triển.

Ở miền Nam trong 3 năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà trường phổthông đều có những tiễn bộ mọi mặt Bên cạnh việc dạy và học văn hóa, các trườngthành phố đều tham gia phong trào quét sạch tàn dư văn hóa phản động, cải tạo tư sảnthương nghiệp Các trường nông thôn tham gia phong trào bổ túc văn hóa, phong trào

làm thủy lợi.

Ngày 16/6/1978, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị số 47-CT/TWhướng dẫn công tác giáo dục miền Nam trong 3 năm 1978 - 1980, đề ra kế hoạch phát

triển giáo dục tích cực va vững chắc về bồ túc văn hóa, mầm non và phố thông.

Về kiến thức văn hóa, điều đáng lưu ý là có nhiều học sinh giỏi xuất hiện Trong

kỳ thi toán quốc tế năm 1979, đoàn học sinh Việt Nam có 4 em thì cả 4 em đều đoạtgiải: 1 giải nhất và 3 giải nhì.

Tuy vậy, nhìn chung cả nước, chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp, chưa đápứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội của một nước Việt Nam thống nhất.

1.3 TIỀN HÀNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC LÀN THỨ BA.

1.3.1 SƠ LƯỢC HAI CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC SAU CÁCH MẠNG

THANG TÁM NAM 1945.

14

Trang 22

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới của đất nước Ngày 3/9/1945 trong thư gửi họcsinh nhân ngày khai trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò của giáo dục

phục vụ sự phục hưng của một nước mới giành được độc lập: “Non sông Việt Nam cótrở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường

quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của cáccháu” Cùng ngày đó, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch nói: “Một dân

tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy tôi đề nghị mở chiến dịch chống nạn mù chữ”, coi

nạn thất học là một thứ giặc nguy hiểm như giặc ngoại xâm và nạn đói, và đề ra nhiệmvụ nâng cao dân trí là một nhiệm vụ cấp bách lúc bay gid.

Vira tién hanh chién dich chống nạn mù chữ, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa tiếp tục phát triển đại học và trung học, chủ trương cải cách nền giáo dụcthành nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo thế hệ trẻ thành

những người công dân hữu ích cho đất nước, một nền giáo dục làm phát triển hoàn

toàn những năng lực vốn có của học sinh.

Chính phủ chủ trương xây dựng một nền giáo dục nhân dân, dân chủ, phụng sự sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một nền giáo dục tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện

chí khí, phát triển tài năng Từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975, trên đất nước

ta đã trải qua 2 cuộc cải cách giáo dục:

- Cải cách giáo dục năm 1950.

- Cải cách giáo dục năm 1956.

Cuộc cải cách giáo dục nam 1950:

Ngay từ tháng 10/1945 Chính phủ đã thành lập Hội đồng cố vấn học chính dénghiên cứu một chương trình cải cách giáo dục Nhưng vì từ tháng 9/1945 ở miền Namvà từ tháng 12/1946 ở cả miền Bắc, nhân dân ta phải tiến hành cuộc chiến tranh chốngthực dan xâm lược Pháp (cuộc chiến tranh này kết thúc bằng thang lợi của Việt Namtại chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5/1954), nên đến tháng 7/1950 Hội đồng Chính phủ

15

Trang 23

mới thông qua dé án cải cách giáo dục và quyết định bắt đầu thực hiện cuộc cải cách

Theo dé án cải cách nay nén giáo dục nước Việt Nam dân chu cộng hòa đượcchính thức tuyên bố là nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; được xây dựng theonguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng Muc tiêu dao tạo: giáo dục thế hệ trẻ thànhnhững người công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phâm chất phục vụ đấtnước Phương châm giáo duc: học đi đôi với hành, li luận gắn liền với thực tiễn V nộidung giáo dục phổ thông tập trung vào một số môn như tiếng Việt, Văn, Toán, Lí, Hóa,

Sinh; có các môn học mới: thời sự - chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất;

không học các môn: ngoại ngữ, nhạc, vẽ, nữ công gia chánh Theo tinh thần của cuộccải cách lần này, nước ta đã thực hiện dạy tiếng Việt ở bậc đại học, hoàn tất việc đưatiếng Việt vào vào day ở nhà trường vốn đã được triển khai sau Cách mang tháng Tám

năm 1945.

Cơ cấu trường pho thông:

Sau cách mang tháng Tám, hệ thống giáo dục phổ thông được sửa đổi thành hệ

11 năm (4 + 4 +3) với bậc tiểu học 4 năm và bậc trung học 7 năm, trong đó trung học

bậc cao (trung học chuyên khoa) (3 năm) có 3 ban là ban Toán Lí Hóa, ban Lí Hóa

Sinh và ban Văn Sử Địa.

Với cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất này, hệ thống giáo dục phô thông được cơ

cau lại thành hệ 9 năm (4 + 3 + 2) cho phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, bao gồm 3cấp học: cấp I, cấp II, cấp III Cap I: 4 năm (không kể vỡ lòng) (lớp 1 - 4), thay cho cấptiêu học; cấp II: 3 năm (lớp 5 - 7), thay cho bậc trung học đệ nhất cấp gồm 4 năm vàcấp III: 2 năm (lớp 8 - 9), thay cho bậc trung học chuyên khoa (hay trung học đệ nhịcấp) gồm 3 năm.

Bên cạnh hệ thống giáo dục phé thông còn có hệ thống giáo dục bình dân, giáo

dục chuyên nghiệp va giáo duc cao đăng, đại học.

16

Trang 24

Tháng 2/1951, Đại hội Đảng lần thứ II đã họp, quyết định Đảng ra công khai hoạtđộng, đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam Nghịquyết của Đại hội đã soi sáng cho ngành giáo dục thực hiện thắng lợi những mục tiêu

của cải cách giáo dục.

Cuộc cải cách giáo dục năm 1956:

Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 được tiến hành ở các vùng giải phóng, trongvùng thuộc quyền kiểm soát của bọn thực dân Pháp các trường vẫn dạy theo số nămhọc phô thông từ tiêu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 12 năm, với nội dung,chương trình cơ bản giống trước năm 1945.

Như vậy là, cho đến lúc giải phóng và hòa bình lập lại (1954) ở miền Bắc từ vĩ

tuyến 17 trở lên có hai hệ thống giáo dục phô thông: hệ thống giáo dục phổ thông 9

năm và hệ thống giáo dục phô thông 12 năm Việc gấp rút thống nhất hai hệ thống giáodục là một đòi hỏi khách quan cấp thiết Hội nghị lần thứ VII của Trung ương Đảngkhóa II (3/1955) đã nêu nhiệm vụ phải mau chóng “chấn chỉnh và củng cố giáo dụcphô thông, thống nhất hai hệ thống giáo dục của vùng tự do cũ và các vùng mới giải

phóng” [12, tr 20].

Tháng 3/1956 Chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ hai và giao

cho Bộ Giáo dục bắt đầu triển khai đề án đó Tháng 8/1956 Chính phủ ban hành “chínhsách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần này là: “đảo tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh

niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt,

trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của Nhà nước, có tài cóđức dé phát triên chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta, đồng thời dé thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ” [44, tr.

Phương châm giáo duc là liên lệ lí luận với thực tiễn, gan nhà trường với đời sốngxã hội Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện, gồm bốn mặt: đức dục, trí dục, thể

17

Trang 25

dục, mĩ dục, trong đó lấy “trí dục là cơ sở” đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng vàgiáo dục đạo đức cũng trên cơ sở coi trọng giảng dạy tri thức có hệ thống Trongphương pháp, tăng cường thực hành, tăng cường giờ lao động sản xuất, chú ý nhiều

hơn đến ứng dụng tri thức vào đời sống.

Hệ thong giáo dục phổ thông từ 9 năm nâng lên 10 năm, bao gồm:- Cấp I: 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4;

- Cấp II: 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7;

- Cấp III: 3 năm, từ lớp 8 đến lớp 10.

Số tiết học trong tuần ở cấp I vẫn giữ như trước đây (17 - 19 tiếp, 0 cap II va capIII tăng lên từ 20 giờ (cấp II), 21 giờ (cấp III) lên 29 - 30 giờ.

1.3.2 TIỀN HÀNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC LÀN THỨ BA.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IV, ngày 11/1/1979, Bộ Chính trịTrung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục.

Ly do và yêu cau của cuộc cải cách:

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam đã đổi tên

Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng

chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc, mà nội dung chủ yếu là từng bước xây dựng nền sảnxuất lớn xã hội chủ nghĩa, chế độ làm chủ tập thể, xây dựng con người mới và nền văn

hóa mới xã hội chủ nghĩa, bằng cách “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cáchmạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn

hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt” [28, tr 5 - 6].

Dé đáp ứng những yêu cau đó, nước ta có một cơ sở thuận lợi: “đó là những thành

tựu đáng tự hào của sự nghiệp giáo dục trong hơn 20 năm qua” [28, tr 9] Tuy nhiên,

đối chiếu với yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới, sự phát triển của giáo dụcViệt Nam (đến năm 1979) cả về số lượng và chất lượng đều không đáp ứng được, còn

nhiêu nhược điêm và thiêu sót.

18

Trang 26

“Sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa của ta phát triển nhanh về số lượng, nhưngcòn yếu về chất lượng toàn diện Nội dung và phương pháp giáo dục chưa thấu suốtnguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắnliền với xã hội” [28, tr 12].

Hệ thống giáo dục chưa bồi dưỡng đúng mức cho thế hệ trẻ những phẩm chất vànăng lực của con người mới, chưa chuẩn bị đầy đủ cho học sinh đi vào sản xuất lớn xãhội chủ nghĩa Hệ thống giáo dục cũng chưa bảo đảm việc hình thành đội ngũ lao độngmới có ý chí cách mạng kiên cường, có trình độ kiến thức, tác phong công tác và lối

sông phù hợp Chưa đảm bảo yêu cầu học tập thường xuyên và rộng rãi của đông đảo

nhân dân lao động.

Về hạn chế trong giáo dục phố thông, Nghị quyết nêu: “Học sinh tốt nghiệp cáctrường phổ thông chưa được chuẩn bị kiến thức cần thiết, về ý thức, năng lực và sứckhỏe dé trở thành những người lao động kiểu mới Nội dung giáo dục của trường phôthông chưa toàn diện, chủ yếu chỉ mới dạy kiến thức văn hóa chung, còn coi nhẹ kiếnthức kỹ thuật và quản lý; phương pháp giáo dục của trường phố thông còn có phần dongiản và cũ kỹ, coi nhẹ thực hành và lao động sản xuất, do đó chưa phát huy trí thôngminh, óc sáng tạo của học sinh Mức độ phổ cập giáo dục phổ thông trong cả nướccòn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế và văn hóa trong giai đoạn mới” [28, tr 13].

Vì vậy, yêu cầu cải cách nền giáo dục đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng Việt

Nam là tất yếu Từ năm 1975, trên đất nước đã bắt đầu xây dựng một nền giáo dụcthống nhất cho cả nước, đó là một điều thuận lợi dé thực hiện cải cách giáo dục, cảicách giáo dục sẽ có tác dung làm cho nền giáo dục thông nhất một cách day đủ hơn.

Mục tiêu cải cách giáo dục phổ thông:

Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục đã đề ra những mục tiêu sau:

- “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thé hệ trẻ ngay từ tuôi thơ ấu cho đến lúctrưởng thành nham tạo ra cơ sở ban đầu rat quan trọng của con người Việt Nam mới,người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn điện

19

Trang 27

Cần phan đâu cho thé hệ trẻ từ 6 tuổi đến trưởng thành được học day đủ đếnbậc phô thông trung học và được chuẩn bị tốt dé đi vào nghề nghiệp Giáo dục thế hệtrẻ lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, ý thứclàm chủ tập thé, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,ý thức tổ chức và kỷ luật, quý trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, đũng cảm,khiêm tốn, v.v Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về văn hóa, phát triển tưduy khoa học và phát huy năng khiếu, có óc thâm mỹ, có thói quen giữ gìn vệ sinh vérèn luyện than thé Phấn đấu thực hiện chế độ cả xã hội chăm sóc, nuôi dạy trẻ em,

làm cho mọi trẻ em đều được học tập một cách bình đăng, không tùy thuộc vào hoàn

cảnh riêng về gia đình, dân tộc và địa phương” [28, tr 16 - 17].

- Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, coi trọng việc phát triển giáo dục

trong các vùng dân tộc it người.

Nguyên lý cải cách giáo dục phổ thông:

Giáo dục phổ thông được tiến hành theo nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo duc

kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” Nguyên lý này quyết

định hệ thống giáo dục về nội dung, phương pháp, cơ cấu, làm cho công tác giáo dục

gan chặt với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nguyên lí giáo dục nóitrên xuất phát từ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta

về con người mới.

“Trong nhà trường phổ thông, lao động sản xuất phải có tính chất kỹ thuật tông

hợp, nghĩa là gắn khoa học và kỹ thuật với sản xuất, đạy cho học sinh những kiến thức

phô thông về sản xuất hiện đại, năm được những kỹ năng lao động phổ thông va làmquen với công cụ và máy móc, có ý thức trách nhiệm và thói quen đối với lao động,chuẩn bị tốt cho học sinh đi vào đảo tạo nghề nghiệp” [28, tr 21].

Nội dung chủ yéu của cải cách giáo dục phổ thông:

Dé thực hiện được mục tiêu, nguyên lý giáo dục, phải tiến hành cải cách toàn bộhệ thống, nội dung và phương pháp giáo dục.

20

Trang 28

- Về cơ cấu của hệ thống giáo dục phố thông: “Xây dựng mới và mở rộng hệthống trường phô thông, nhằm thực hiện việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ từ 6 tuổiđến tuổi trưởng thành, chuẩn bị tốt cho thanh niên đi vào đào tạo nghé nghiệp, từ côngnhân đến đại học Trước mắt, hoàn thành việc phô cập bậc phô thông cơ sở, đồng thờitừng bước thực hiện việc phổ cập bậc phé thông trung học bằng nhiều hình thức Ganliền hệ thống giáo dục phổ thông với hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dai học,nhằm làm cho hệ thống giáo dục phô thông thực hiện tốt chức năng chuẩn bị cho học

sinh đi vào giáo dục chuyên nghiệp và đại học, làm cho hệ thống giáo dục chuyênnghiệp và đại học phát huy đầy đủ thành quả của giáo dục phố thông.

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cần mở rộng những trường, lớp phổ thôngcho những học sinh có năng khiếu đặc biệt và những trường, lớp phố thông dành riêngcho các trẻ em có tật (mù, điếc, câm, chậm phát triển, v.v )” [28, tr 23 - 24].

- Về nội dung giáo dục phô thông, Nghị quyết chi rõ “ cải cách là nhằm nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ

sức gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta” [28, tr.25] Cần

tăng cường giáo dục chính tri và tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lénin, lý tưởng

cộng sản chủ nghĩa, đường lối và chính sách của Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân

tộc và đạo đức mới của người lao động làm chủ tập thể

Nội dung giáo dục một mặt được nâng cao tính cơ bản hiện đại, mặt khác cố gắngđảm bảo thiết thực theo hướng gắn với thực tiễn xã hội, thiên nhiên va con người Việt

Nam Đưa ra những kiến thức phổ thông về kỹ thuật và kinh tế vào trường phô thông.

Tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, chăm lo xây dựng thói quen giữ gìnvệ sinh và rèn luyện thân thể của học sinh, day mạnh các loại hoạt động thé dục théthao, nâng cao chat lượng luyện tập quân sự.

- Về phương pháp giáo dục phổ thông: Chú trọng việc nâng cao vai trò của học

sinh trong học tập, phát huy tinh độc lập, sáng tao, coi trọng việc rén luyện và lĩnh hội

thông qua luyện tập, thực hành kỹ thuật và lao động sản xuất.

21

Trang 29

Ngoài ra, Nghị quyết còn chỉ rõ hướng cải cách về đội ngũ giáo viên, cán bộ quảnlý và đưa ra những yêu cầu về biên soạn chương trình mới, sách giáo khoa, cơ sở vậtchất và thiết bị cho giảng dạy, về tô chức quản lí, nghiên cứu khoa học vv Mặt khác,cần phải vận động phong trào quần chúng rộng rãi tham gia xây dựng nhà trường mới

dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp.

Hệ thống giáo dục phổ thông mới:

Nghị quyết số 14 của Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã vạch ramô hình của hệ thống giáo dục quốc dân mới, đáp ứng những yêu cầu xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phô thông là cốt lõi, là nền tảng Vì

thế bất cứ một cuộc cải cách giáo dục nào cũng phải đề cập trước tiên đến cải cáchtrường phổ thông Từ khi có khả năng học tập đến lúc bước vào đời, mọi người đềuphải qua trường phô thông, đó là con đường tối ưu chuẩn bị con người cho cuộc sống

xã hội.

Ngày 27/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 135-CP về hệ thống

giáo dục phô thông mới Quyết định xác định hệ thống giáo dục phổ thông trong nướclà hệ thống trường phô thông 12 năm Quyết định còn đề ra nhiệm vụ chuyên hệ thống

giáo dục phé thông hiện hành sang hệ thống mới từng bước, có trọng điểm, bắt đầu từ

Trang 30

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể các bậc học, nội dung cũng nhưphương pháp giáo dục của các bậc học phổ thông theo hệ thống giáo dục phổ thôngmới được thê hiện trong Nghị quyết 14.

Trường pho thông cơ sở: là một thê thống nhất từ lớp 1 đến lớp 9; đó là bậc họcphô cập bắt buộc cho tat cả nhi đồng và thiếu niên từ 6 tuổi tròn đến 15 tuổi tròn.Trường phổ thông cơ sở có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh đạt trình độ vănhóa phô thông tương đối hoàn chỉnh, có năng lực làm các loại lao động phô thông, có ýthức lựa chọn nghề nghiệp, sẵn sang đi vào học nghé và tham gia sản xuất, tham giacông tác trong xã hội, hoặc tiếp tục học lên bậc phô thông trung học bằng nhiều con

đường khác nhau.

Nội dung giáo dục ở trường phổ thông cơ sở có tính chất toàn điện và kỹ thuậttong hợp Các môn khoa học tự nhiên cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bảnvề toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, địa lý học theo quan điểm hiện đại, và đượcvận dụng theo hướng gắn với thực tế Việt Nam Về khoa học xã hội, cần coi trọng các

môn giáo dục công dân và đạo đức cách mạng, lịch sử Việt Nam và thế giới, địa ly

Việt Nam và thế giới, tiếng Việt, văn học Việt Nam và những áng văn hay của văn học

thế giới Coi trọng việc dạy cho học sinh biết một thứ tiếng nước ngoải Bồi dưỡng một

bước cho học sinh về kiến thức và thói quen thâm mỹ.

Học sinh phổ thông cơ sở cần có những hiểu biết kỹ thuật phổ thông, như những

kiến thức thông thường về kỹ thuật nông nghiệp, những nguyên tắc cấu tạo và hoạtđộng của các công cụ, các cơ cấu máy đơn giản, cách sử dụng những công cụ sản xuấtphỏ thông: đồng thời học sinh cũng phải được giáo dục lao động một cách có phươngpháp dé xây dựng tinh than sẵn sang lao động, ý thức trách nhiệm trong lao động, thóiquen lao động có tô chức, có kỹ thuật, theo tác phong đại công nghiệp Ở các lớp trêncần hướng dẫn cho học sinh biết đại thể đặc tính của những nghề nghiệp sẽ lựa chọn Ởtrường phổ thông cơ sở, việc giáo dục cho học sinh ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinhvà rèn luyện thân thể là rất quan trọng.

23

Trang 31

Về phương pháp giáo dục, cần coi trọng việc xây dựng cho học sinh tính chủđộng trong học tập và thói quen tự học Kết hợp với việc học tập văn hóa, cần tô chứccho học sinh tham gia lao động sản xuất theo mức độ phù hợp với lứa tuổi Tăng cường

sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội của học sinh thông qua Đội thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh.

Sau khi tốt nghiệp trường phé thông cơ sở, học sinh có thé tiếp tục vào học cácloại trường phổ thông trung học hoặc các loại trường chuyên nghiệp

Trường phổ thông trung học: từ lớp 10 đến lớp 12, có nhiệm vụ nâng cao và hoànchỉnh trình độ văn hóa phô thông cho những học sinh đã tốt nghiệp bậc phô thông cơ

sở Hoàn thành bậc phổ thông trung học, học sinh có thể vào học các trường đại học,

trường cao đăng, một số trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề đòi hỏitrình độ văn hóa cao, hoặc có thé đi ngay vào lao động sản xuất Trong mạng lưới cáctrường phô thông trung học, đi đôi với loại trường thông thường, cần phát triển tốt loạitrường vừa học vừa làm cho lứa tuôi thanh niên.

Nội dung giáo dục ở trường phổ thông trung hoc cũng mang tính chất toàn diện

và kỹ thuật tông hợp, nhưng có chú ý hơn đến việc phát huy sở trường và năng khiếu

cá nhân.

Các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội giảng dạy trong trường phổ thôngtrung học sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận khoa học hiện đại, được

chọn lọc theo hướng sát với thực tế Việt Nam Những kiến thức đó về tự nhiên, xã hội

và con người là cơ sở khoa học giúp học sinh hoàn chỉnh cho mình thế giới quan khoa

học và nhân sinh quan cách mạng, giúp học sinh vững bước đi vao thực tiễn cách

mạng, sản xuất và xây dựng của nước ta.

ĐI đôi với việc học tập những môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, học

sinh còn được học những kiến thức phé thông về quản lý và kỹ thuật (cơ khí, điện,trồng trọt và chăn nuôi), về cách sử dụng những máy móc thường dùng trong sản xuất

và trong đời sông.

24

Trang 32

Học sinh trường phổ thông trung học cần được học tốt tiếng nước ngoài dé nângcao năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hiện đại, và tiếp thu kho tàng vănhóa phong phú của thé giới.

Ở trường phổ thông trung học, cần coi trọng giáo dục thâm mỹ và nghệ thuật (âmnhạc, mỹ thuật ), giáo dục va rén luyện thể chất, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thểdục thể thao và luyện tập quân sự.

Dé phát huy sở trường và năng khiếu của từng học sinh, đồng thời dé chuẩn bịđáp ứng tốt những yêu cầu của đất nước về phát triển kinh tế, văn hóa và củng có quốcphòng, ở trường phô thông trung học sẽ thực hiện việc phân ban một cách hợp lý trên

cơ sở giáo dục toản diện.

Đặc điểm của phương pháp giáo dục ở bậc phô thông trung học là kết hợp nhuannhuyễn học tập văn hóa với lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động xã hộivà sinh hoạt đoàn thé, đảm bảo cho học sinh đang độ tuôi thanh niên có thể củng cố vànâng cao vốn kiến thức, phát triển tư duy khoa học và kỹ thuật, bồi dưỡng tốt ý thức,

kỹ năng và thói quen lao động kiểu mới, phát huy mạnh hơn nữa tính năng động và vai

trò làm chủ tập thể của mình thông qua quá trình vừa học tập vừa tham gia cải tạo thiên

nhiên và xã hội theo mức độ thích hợp.

Cần coi trọng bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học cho học sinh,

hướng dẫn học sinh biết cách nghiên cứu sách, báo khoa học, thảo luận chuyên đề, ghi

chép tư liệu, tập làm thực nghiệm khoa học.

Triển khai hệ thống giáo dục phổ thông mới sẽ làm cho chất lượng giáo dục phổ

thông được nâng cao đúng hướng Điều đó có nghĩa là, thế hệ trẻ qua trường phô thôngmới sẽ được phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội ViệtNam trong khoảng 20 năm của giai đoạn này và có năng lực đây mạnh công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta vào đầu thế kỷ sau Hệ thống giáo dục phô thông mớiđã được xây dựng trên những nguyên tắc của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà sản

phâm cuôi cùng của nó là những con người, những lớp người đáp ứng tích cực sự phân

25

Trang 33

công lao động và cuộc sống mới, ngày càng tiếp cận những thành tựu hiện đại của cáchmạng thế giới và của khoa học kỹ thuật.

1.3.3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH GIÁO DUC PHO THONG.

Tiến hành cải cách giáo dục phổ thông ở nước ta không có nghĩa chỉ là chuyênsang hệ thống mới, với chương trình học mới, mà còn là cuộc vận động toàn Đảng,toàn dân làm theo đường lối, quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa của Đảng Vì thếnăm học 1979 - 1980 tuy chưa chuyên sang hệ thống mới và chương trình mới, song đã

từng bước thực hiện cải cách giáo dục.

Trong năm 1979, Nghị quyết đã được triển khai một cách rộng rãi, quy mô để các

lực lượng trong và ngoài ngành hoc tập, nghiên cứu.

Cuộc cải cách lần này tiễn hành làm 2 vòng Vòng dau là hình thành được nhữngcơ sở và nội dung lớn của nền giáo dục mới, vòng 2 là vòng sửa đổi, bé sung và hoàn

Cuộc cai cách giáo dục phổ thông triển khai theo cách “cuốn chiếu”, nghĩa là lần

lượt làm từng lớp học, mỗi năm một lớp, bắt đầu từ năm học 1981 - 1982, thay sách cảicách giáo dục ở lớp 1 Như vậy sẽ kéo dai 12 năm mới thay sách cải cách giáo dục đến

lớp 12 Toàn ngành, toàn cơ quan Bộ đều hăng hái và nỗ lực, nhưng đã phải vượt qua

bao nhiêu vất vả và khó khăn.

Ngày 27/3/1979, Ủy ban cải cách giáo dục đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ tọa

của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Ủy ban và đồng chí Tố Hữu, phó chủ tịch Ủy

Dé mở đầu cho việc thực hiện Nghị quyết, bước vào năm học 1979 - 1980, Ủyban cải cách giáo dục Trung ương đã ra quyết định số 1 phát động phong trào tăngcường giáo dục đạo đức cách mạng trong các trường học Đối tượng giáo dục khôngchỉ là học sinh mà bao gồm cả giáo viên và cha mẹ học sinh Cuộc vận động này có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc chuẩn bị tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục toàn

26

Trang 34

diện, nâng cao sức chiến đấu của nhà trường chống những hiện tượng tiêu cực, chuanbị cho việc thực hiện chương trình mới, hệ thống mới.

Do hậu quả của chiến tranh biên giới và thiên tai, năm học 1979 - 1980 diễn ratrong hoàn cảnh có nhiều khó khăn to lớn song sự nghiệp giáo dục vẫn tiếp tục pháttriển ở tất cả các ngành học Riêng giáo dục phô thông, số lượng học sinh ba cấp của cảnước đều tăng, cụ thé là “cuối năm 1979, tổng số học sinh phổ thông lên tới11.803.869 em, trong đó cấp I có 8.025.909, cấp II có 3.139.739 em và cấp III là638.221 em” [75, tr 164] Phong trào phô cập cấp I cho trẻ và người lớn cũng đượcđây mạnh hơn.

Chỉ thị số 06/CT (tháng 3/1983) của Bộ giáo dục quy định tiêu chuẩn phô cập cấp

I cho trẻ em gắn với điều kiện phải có về số lượng, chất lượng giáo viên, vé cơ sở vậtchất thiết bị của nhà trường để được công nhận là đơn vị đạt tiêu chuẩn phô cập giáo

dục cap I Chỉ thị 06 quy định 90% số trẻ em 15 tuổi phải học xong chương trình cấp Icải cách giáo dục (gọi là mức I) và 10% số trẻ em 15 tuổi phải học xong phải học xongchương trình cấp I ở mức thấp hơn (gọi là mức II) Trong khi chờ đợi Bộ ban hành

chương trình cấp I phổ cập (ngắn hạn ) các địa phương tạm thời rút gọn chương trìnhcấp I cải cách giáo dục và sử dụng chung sách giáo khoa cải cách giáo dục để dạy họcở các lớp buổi tối, lớp tình thương

Ngành giáo dục phô thông đã tập trung nhiều công sức thực hiện phong trào học

đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế Lao động sản xuất và hướng nghiệp là một nội

dung quan trọng trong trường học Thực hiện quyết định 48/HDBT (7/12/1982) của

Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động của các trung tâm khoa học kỹ thuật hướng nghiệp, Bộ đã thành lập Ban lao động sản xuất về hướng nghiệp, đã chỉ đạothành lập được hệ thống các trung tâm khoa học kỹ thuật - hướng nghiệp cấp tỉnh làmcơ sở cho sự phát triển hệ thống này ở cấp huyện Đây là loại mô hình hướng nghiệpdạy nghề rat phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Nhiều trường phổ thông được tăngcường thiết bị thí nghiệm, trang bị xưởng trường Các trường vừa học vừa làm được

-27

Trang 35

thành lập ở nhiều dạng khác nhau Không khí trường phổ thông trở nên sôi động hơn,gắn với đời sông xã hội hơn.

Ngành giáo dục phé thông còn rất coi trọng việc giáo dục chính tri đạo đức chohọc sinh, đã xây dựng chương trình chủ điểm cho từng cấp học, từng năm học gắn vớicác sự kiện chính trị lớn của đất nước, phù hợp với từng lứa tuôi với nhiều sinh hoạtphong phú hơn Ngành cũng rất chú ý đến phát triển giáo dục ở miền núi, vùng khókhăn bằng cách xây dựng hệ thống trường phô thông dân tộc nội trú từ cấp Trungương, tỉnh huyện đến cụm xã Cũng trong giai đoạn này, hệ thống trường cán bộ quảnlý được phát triển và củng có.

Đối với các tỉnh phía Nam, việc tổng kết và mở Hội nghị khoa học về chươngtrình nghiên cứu giáo dục đông bằng sông Cửu Long họp trong hai ngày 23 va24/9/1981 đã được đánh giá là một sự kiện đầu tiên nghiên cứu giáo dục trên một địabản rộng lớn có tầm quan trọng đặc biệt về mặt nông nghiệp đối với cả nước.

Báo cáo của Bộ, do Thứ trưởng Hồ Trúc trình bày với nhan đề “Ngành giáo dụcphổ thông đối với nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật phát triển kinh tế và xã hội vùngđồng bằng sông Cửu Long” đã nêu lên một cách súc tích nhiều van dé có tam quantrọng chiến lược cho giáo duc phổ thông đồng băng sông Cửu Long, làm chuyền biếnbước đầu các trường trong khu vực này.

Qua hội nghị, Bộ đã nhìn thấy rõ những khó khăn của giáo dục phô thông khu vực

này: ở các xã xa đường quốc lộ, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến,

chỉ có 40% - 50% số trẻ em trong độ tuổi đi học cấp 1, tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học

có nơi tới 25% - 30%, ảnh hưởng của lũ lụt khiến cho số tuần thực học (35 tuần) củanăm theo cải cách giáo dục không thé thực hiện được; giáo viên thiếu nhiều; học sinh ởvùng kênh rạch khó di tới học ở các điểm trường lập trong xã Vì vậy, Bộ đã dé ra chủtrương “Nghiên cứu ban hành chương trình cấp I ngắn hạn” (100 tuần), và năm 1984 ởvùng bi lũ lụt, Bộ cho rút gọn chương trình xuống còn 26 tuần thực học.

28

Trang 36

Hội nghị khoa học về giáo dục ở đồng băng sông Cửu Long (1981) còn là tiền đềdé đến năm 1985, phân viện Khoa học giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuấtmột số biện pháp góp phần chuyền hướng giáo dục phô thông ở vùng này.

Ngành giáo dục phô thông cũng đã giải quyết tích cực những khó khăn trong đờisống giáo viên để thực hiện được yêu cầu đặt ra của công cuộc cải cách giáo dục.Trong những năm học 1978 - 1979 đến 1981 - 1982, đời sống khó khăn, tình trạng giáoviên, nhất là ở các tỉnh phía Nam, bỏ nghề đã trở thành mối quan tâm lớn của Bộ giáodục Bộ đã đề xuất với Đảng và Nhà nước giải quyết được một số van dé cụ thé, tồn tại

từ lâu.

Bằng quyết định 15-CP (14/1/1981) Chính phủ cho phép ngành giáo dục lập “quỹbảo trợ nhà trường” Mục đích của quỹ bảo trợ là: góp phần sửa chữa, xây dựng cơ sởvật chất cho nhà trường, mua sắm thêm đồ dùng dạy học, giấy bút cho thầy giáo, góp

phần cải thiện đời sống giáo viên, khen thưởng, khuyến khích thầy giáo dạy giỏi, học

trò học gidi.

Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ngày 28/9/1982 lay ngày 20/11 hang năm là

ngày Nhà giáo Việt Nam Nghị quyết 73/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày12/7/1983 điều chỉnh thang lương giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm theo thanglương kỹ sư, lương giáo viên tốt nghiệp trung học sư phạm theo thang lương kỹ thuật

Ngành giáo dục phổ thông cũng rất quan tâm đến vai trò của các đoàn thể như

phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh day mạnh việc giáo

dục chính tri tư tưởng, phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho công doan giáo dụcViệt Nam trong việc chỉ đạo thi đua hai tốt và chăm sóc đời sống thầy, cô giáo v.v

Triển khai cải cách giáo dục đã có nhiều cé gắng trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường học Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 248/TTg ngày 23/11/1973 của Thủ

-tướng Chính phủ, “trong 10 năm từ 1975 đến 1985, cả nước đã xây dựng thêm được

185.000 nghìn phòng học các loại (trong đó có 130.000 phòng học kiên cố và bán kiên

29

Trang 37

cố) và hơn 2 triệu mét vuông các công trình phục vụ khác (thư viện, phòng thí nghiệm,nhà làm việc, nhà ở cho giáo viên, v.v ), với số vốn huy động khoảng 16 tỉ đồng (tínhtheo giá năm 1984)” [12, tr.349] Đến năm học 1983 - 1984, các tỉnh phía Bắc đã cănbản thanh toán được tình trạng học 3 ca, 4 ca Một sỐ huyện đã có đủ phòng học banggạch ngói học 2 ca, số trường xây dựng kiên cố cao tầng theo phương thức “Nhà nướcvà nhân dân cùng làm” ngày càng nhiều Trường sở được xây dựng ngày càng đúng

quy cách hơn do có sự hướng dẫn của Ban xây dựng cơ bản của Bộ Giáo dục.

Cùng với việc xây dựng trường sở, vấn đề trang thiết bị đồ gỗ (bàn ghế học sinh,giáo viên, bảng lớp, tủ ) cũng được chú ý tăng cường Một số địa phương đã có ýthức đóng bàn ghế cho học sinh theo kích thước và mẫu hướng dẫn của Bộ Riêng đốivới các trường trực thuộc Bộ Giáo dục cũ, “trong 10 năm (1975 - 1985) đã đầu tư hơn200 triệu đồng vốn xây dựng cơ bản và gần 100 triệu vốn sự nghiệp xây dựng được gần300.000m” nhà cửa và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, lao động, sản xuất”

[12, tr.350].

Thiết bị day học cho giáo dục phô thông trong thời ky này cũng được chú ý hơn.Từ Bộ đến các địa phương đã có các cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướngdẫn tô chức quan lý, sử dụng thiết bi day hoc cho các trường phô thông Bộ giáo dục đãban hành quy chế bảo quan đồ dùng day học va bang cách ấy khuyến khích các thầy côgiáo cải tiến đồ dùng dạy học Chỉ thị 23/CT ngày 16/10/1984 quy định nội dung công

viéc gido viên cần làm dé sản xuất đồ dùng dạy học, quy định chế độ đãi ngộ đối với

đội ngũ cộng tác viên làm đồ dùng dạy học “Từ năm 1976 - 1985 các trường đã trang

bị trên 1000 loại thiết bị dạy học khác nhau: tranh ảnh, bản đồ, phim đèn chiếu, phim

xinê, băng dia ghi âm giáo khoa, mô hình, mau vat, dụng cu thí nghiệm, máy móc

v.v Mỗi loại thiết bị hàng ngàn chiếc” [12, tr.350].

Dé tăng cường thiết bi day học cho các trường phổ thông ngành giáo dục đã phátđộng phong trào tự làm đồ dùng dạy học với 2 cuộc thi va triển lãm thiết bị dạy học tựlàm ở từng miền vào năm 1976 và 1978, và cuộc thi toàn quốc vào năm 1981, 1985 đã

30

Trang 38

thu hút hàng loạt giáo viên và học sinh tham gia, tạo ra hàng nghìn mẫu thiết bị dạyhọc phục vụ cho việc dạy học ở các trường phô thông.

Cuộc tổng kết công tác giáo dục 10 năm (1975 - 1985) đã được tiễn hành vào năm1986 là một dip nhìn lại quá trình phát triển của ngành sau một thập kỷ kể từ ngày giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước Cuộc tổng kết đã điểm lại tình hình phát triểncủa các ngành học, những điều kiện chủ yếu để phát triển sự nghiệp giáo dục Từ đómà rút ra những nhận xét, đánh giá chung về những thành tựu, những tồn tại chủ yếu,những bài học kinh nghiệm lớn nhằm mở ra một thời kỳ mới của giáo dục.

Riêng về ngành học phổ thông, cuộc tổng kết đã di sâu vào từng cấp học cả về sốlượng và chất lượng.

Về cap I phổ thông cơ sở: Trong 10 năm phát triển, đến 1986, mạng lưới trường

cấp I phô thông cơ sở đã mở rộng ở khắp các dia bàn Hầu như ở mỗi xã đều có một

trường phổ thông cơ sở hai cấp, hoặc ít nhất cũng có cấp I Đây là điều kiện quan trọngdé trẻ em đến tuôi đi học được thỏa mãn yêu cầu học tập.

Theo số liệu thống kê thì: “Năm học 1975 - 1976, trong cả nước có 7.404.000 trẻem đi học cấp I phổ thông cơ sở Đến năm học 1984 - 1985, con số đó lên tới

8.166.372 trẻ em, chiếm 13,69% dân số” [21, tr 17].

Nhìn chung trong cả nước, học sinh cấp I tăng không nhanh, song đều đặn, ôn

định Chủ trương pho cap cap I được tiễn hành tích cực “Việc huy động trẻ trong độ

tuôi ra lớp đạt một tỉ lệ cao (98% ở miền xuôi, 80% ở miễn núi)” [21, tr 17].

Về chất lượng giáo dục, ở các trường tiên tiến và các trường trọng điểm cải cáchgiáo dục, học sinh đã được rèn luyện về nhiều mặt, các em chăm ngoan, có tiến bộ hơntrong học tập Ở các lớp “thay sách”, nền nếp học tập và sinh hoạt được duy trì, kỷ luậttrật tự khá hơn trước Qua khảo sát ở một số địa phương, kết quả học tập ở lớp 1 “thaysách” hơn hắn các lớp vỡ lòng trước đây, “Toán đạt 80%, hoc vần và tập đọc: 70%,tập viết: 50%” [21, tr 18].

31

Trang 39

Tuy vậy, sự phát triển về số lượng ở cấp I không đồng đều trên các địa bàn Trongkhi nhiều nơi đã hoàn thành việc phố cập giáo dục cấp I va dang đi vào phô cập cấp II,thì ở một số nơi khác, van dé phô cập cấp I còn đang rất khó khăn Ở Đồng bang sôngCửu Long, tỉ lệ trẻ đi học cấp I đúng độ tuổi chỉ đạt 60% Ở vùng sâu, vùng cao cònthấp hơn nữa, dao động từ 20% đến 30% Có những xã trẻ em chưa bao giờ học quálớp 2 Tình trạng tái mù chữ ở trẻ em thể hiện khá rõ Hiện tượng lưu ban và bỏ học ởcấp I không trầm trọng như ở cấp II và có xu hướng giảm đi, nhưng vẫn còn cao và làtrở ngại lớn cho việc phổ cập cấp I “Năm học 1984 - 1985, số học sinh lưu ban củatoàn cấp hoc là 8,44% Tình hình lưu ban ở lớp 1 còn đáng lo ngại hơn” [21, tr 19].

Chất lượng văn hóa cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường tiên tiến, các

trường trọng điểm cải cách với các trường thuộc diện đại trà, giữa các trường ở miềnxuôi với miền núi, ở thành thị với nông thôn (có nơi chất lượng văn hóa “đạt yêu cầu

95 - 100%, nhưng có nơi chỉ dat 25 - 30%” [21, tr 19] ).

Chất lượng giáo dục toàn diện của các lớp ở cấp I nhìn chung chưa có thay đổi,

chuyên biến gì đáng kể Giáo dục thể chất vẫn bị coi nhẹ Rất nhiều học sinh cấp I bị

cong vẹo cột sống, suy dinh dưỡng, giun sán, đau mắt hột Công tác quản lý sức khỏecủa học sinh còn rất long lẻo vì chưa có quy định, cũng như chưa có tổ chức y tế

Dé hoàn chỉnh công tác cải cách giáo dục, cũng cần xem xét lại chương trình, nộidung, kế hoạch giáo dục nhằm khắc phục hiện tượng “quá tải” Có điều chỉnh cần thiết

32

Trang 40

và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện ở các vùng dân tộc, miền núi, các nơi xa xôi,hẻo lánh Đảm bảo sự phát triển toàn điện và việc xây dựng nhân cách của học sinh,tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên, chú ý cơ cấu, quy mô và cách bồ trí trường

lớp thuận lợi hơn cho việc đi lại, học tập của học sinh.

Cấp II phố thông cơ sở: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV chỉ rõ: “Phát triểntích cực, vững chắc và từng bước tiến tới phổ cập cấp II phổ thông cơ sở” Vì vậy,ngành giáo dục đã có găng dé nâng cao tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đi học.

“Nam học 1975 1976, cả nước có 2.410.000 học sinh cấp II Năm học 1980

-1981, con số đó lên tới 3.158.867 em, và năm học 1984 - 1985 xấp xi 3,1 triệu, chiếm5,2% dân số” [21, tr 20] Riêng đối với các tỉnh của vùng mới giải phóng thì số học

sinh cấp II đã tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ trước 1975.

Mạng lưới trường phố thông cơ sở cấp II khá đầy đủ thu nhận trẻ đã học hết cấp I.“Năm học 1884 - 1985, tổng số trường phô thông cấp II là 12.265 trường, trong đótrường chỉ có cấp II là 179” [21, tr 21] Trong đó có 62 trường là lá cờ đầu của cảnước và của 40 tỉnh, thành và hang trăm trường tiên tiễn xuất sắc cấp huyện Đó lànhững trường tiến bộ rõ rệt trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục toản diện Ở nhiềuhuyện hoặc nhiều cụm trường đã có nước trung tâm thí nghiệm thực hành giúp nâng

cao kỹ năng thực hành cho học sinh Học sinh ở các trường chuyên, lớp chọn học tập

chăm chỉ, hứng thú, đạt kết quả khá tốt, nhưng tỉ lệ chỉ chiếm từ 10 đến 15% tổng số

học sinh.

Nhiều trường có chuyền biến rõ rệt trong việc tô chức lao động sản xuất, hướngnghiệp, dạy nghề đơn giản cho học sinh Ở một số vùng nông nghiệp, thầy và trò đã tựxây dựng cơ sở vật chất của trường mình hoặc áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất địa phương Ở những xã, huyện đã có sự phối hợp giữa nhà trường, cơ sở sảnxuất và chính quyền, tìm cách phân luồng học sinh cấp II kết hợp với đào tạo và sửdụng, giúp hoc sinh an tâm học tập va chuẩn bị tốt dé đi vào cuộc sống.

33

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:22

Xem thêm: