1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống đạo đức của người dân tỉnh Vĩnh Long

91 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 22,44 MB

Nội dung

Tác giả chọn cho mình đề tài: “Phật giáo Nam tông trong đời sống đạo đức của người dân tỉnh Vĩnh Long" để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, mảng đề tài gầngũi với cuộc sống xã hội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN ĐÌNH PHI

PHẬT GIÁO NAM TONG TRONG ĐỜI SÓNG ĐẠO ĐỨC CUA

NGƯỜI DAN TINH VINH LONG

CAN THO, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN ĐÌNH PHI

PHẬT GIÁO NAM TONG TRONG ĐỜI SÓNG ĐẠO ĐỨC CUA

NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ VĂN CHUNG

CÀN THƠ, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là tìm hiểu tại các chùatrên địa bàn tỉnh Các số liệu nghiên cứu, bình luận, đánh giá và tư liệu nghiêncứu của bài luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và gan liền với sinh hoạtcủa và nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Phi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu, học tập dé hoàn thành đề tài “ trong đời sống dao đức của người dân tỉnh Vĩnh Long”, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người, nhiều tô chức, đơn vị Quan trọng hơn là

sự yêu thương, động viên của người thân, gia đình, đồng nghiệp và thầy cô.

Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, liênđoàn lao động, tỉnh ủy, đảng ủy địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cácchư tôn Thượng tọa, Dai đức tăng, các vi Achar, Ban quan tri và tín đồ phật tử

ở chùa trong tỉnh Vĩnh Long Tat cả đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thuthập, tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu.

Đây không chỉ là công việc hữu ích và là niềm đam mê của riêng tôi,

mà còn là lời cảm ơn của tôi đối với những người đã hỗ tợ tôi trong thời gian viết luận văn.

Tôi xin cảm ơn Khoa Tôn giáo học trường Đại học Khoa học Xã hội vaNhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tạitrường Đặc biệt hơn, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tớiTS.Vũ Văn Chung, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời giannghiên cứu và thực hiện luận văn khoa học này, thầy không chỉ là người trựctiếp hướng dẫn tôi mà còn là người định hướng câu hỏi cần nghiên cứu, giúptôi khắc phục khó khăn vướng mắc này trong quá trình viết luận văn.

Ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Phi

Trang 5

MỤC LỤC

96.1001 |

Chương 1: TONG QUAN CHUNG VE PHẬT GIAO NAM TONG VA PHẬT GIAO NAM TONG Ở TINH VINH LƠNG -:-cc-ce: 8 1.1 Khái quát chung về Phat giáo Nam tông ¿2-2 2 2+s+zscsss2 8 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Nam tông 8

1.1.2 Giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật giáo Nam tông 10

1.1.3 Các phạm trù đạo đức trong kinh điền và giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật giáo Nam tÔng - - - s13 E191 vn ng ng ng c 18 1.2 Quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo Nam tông ở tinh 014i:1i009, 01117 27

1.2.1 Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo Nam tông tại Việt Nam 28 1.2.2 Sự du nhập, phát triển của Phật giáo Nam tông ở tỉnh Vĩnh Long 33

1.2.3 Đặc điểm của Phật giáo Nam tông ở tỉnh Vĩnh Long 36

1.3 Tổng quan về đời sống đạo đức người dân tinh Vĩnh Long 38

1.3.1 Thực trạng đời sống đạo đức người dân ở tinh Vinh Long 38

1.3.2 Dao đức truyền thống và hiện đại trong gia đình và xã hdi 40

Tiểu kết chương Ì 22- 2-52 SESE‡EE‡EESEEEEEE2EE2E12112217171 711.11 crk 44 Chương 2: MỘT SO ANH HUONG CUA PHẬT GIÁO NAM TONG DEN ĐỜI SONG DAO ĐỨC NGƯỜI DAN TINH VINH LONG 45

2.1 Phật giáo Nam tông ảnh hưởng đến đời sống đạo đức người dân Vinh Long qua các quan niệm, tư tưởng và lỗi sống - 2 5+ 5+2 45 2.1.1 Ảnh hưởng đến đời sống đạo đức người dân Vĩnh Long qua các quan niệm, fư tƯỞng, - -< +11 3 S11 vn tr 45 2.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đến đời sống đạo đức của người dân Vĩnh Long qua lối sống - 2-2 2 +2 +2£+£E£+£zz£zzcxee 49 2.2 Phật giáo Nam tông ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của người dân Vĩnh Long qua phong tục, tập quán và nghi lễ, lễ hội - - 51

Trang 6

2.2.1 Ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của người dân qua phong tục, tập

2.2.2 Ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của người dân qua các hoạt động

tổ chức và giáo dục giá trị truyền thống của lễ hội - 542.3 Phật giáo Nam tông anh hưởng đến đời sống dao đức qua các hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật và ứng xử giao tiẾp -2¿©52+c2+£s+zxcrxerxerxrred 58

2.3.1 Anh hưởng đến đời sống dao đức qua văn hóa- nghệ thuật 58 2.3.2 Ảnh hưởng đến đời sống đạo đức qua ứng xử giao tiếp của người

l080n0i1/014i:1i080: 01177 - 61Tiểu kết chương 2 - 2-55 +S+E22EE2E12E15E15715717121121121121111 2111 xe 63Chương 3 MỘT SÓ KHUYÉN NGHỊ PHÁT HUY GIÁ TRỊ PHẬT GIÁONAM TONG DEN ĐỜI SONG ĐẠO ĐỨC CUA NGƯỜI DÂN VĨNH

3.1 Cơ sở đề xuất khuyến nghị nhằm phát huy giá trị Phật giáo Nam tôngđến đời sống đạo đức của người dân tinh Vinh Long - 2-2 65

3.1.1 Bối cảnh đổi mới và nhu cầu xây dựng đời sống đạo đức mới của

người dân dia phƯƠng - <1 E119 9911 911 9 1v ng ng ng ệc 65

3.1.2 Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy giá trị của tôn

giáo trong xây dựng đạo đức mới của người dân -«+ 683.2 Một số khuyến nghị trong Công tác quản lý Nhà nước và Giáo hội nhămphát huy giá trị Phật giáo Nam tông Khmer đối với đời sống đạo đức 71

3.2.1 Khuyến nghị trong công tác quản lý Nhà nước - 713.2.2 Khuyến nghị đối với Giáo hội 2-2 2 s+++£E+zxzzzrezred 723.2.3 Khuyến nghị đối với Tu sĩ, Tổ chức và chùa Nam tông 74 Tiểu kết chương 3 - 2-©2¿5£+S<+EE£EEEEEEEEEEE21121121121171 7121.21.11 xe 75KET LUẬN 5c Sc tt St EEESEE15111151111511111111111111111111111 111 1x 77TAI LIEU THAM KHẢO - - 2 SE S+E£EEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrerkee 79

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Với một bộ phận không nhỏ người Việt Nam, Phật giáo có vai trò quan

trọng trong đời sông đạo đức, không ké họ là Phật tử hay chỉ chịu ảnh hưởng

ít nhiều bởi ảnh hưởng bởi tôn giáo này Tại Vĩnh Long, Phật giáo Nam tông

du nhập vào từ rất sớm và đã có những ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đờisống cộng đồng, nhất là đồng bào Khmer

Trong quan niệm của nhiều người dân tỉnh Vĩnh Long, dao Phật changnhững là đạo từ bi mà còn bình đăng và tự do đối với hết thay mọi chúngsanh, cho nên “một phật tử chân chánh”, nhất thiết đạo Phật không đòi hỏingười ấy phải thực hành nhiều điều khó khăn, nhưng những đòi hỏi phải có,chỉ cốt làm cho cá nhân người ay được thang hoa, nói một cách khác là đượctốt đẹp hơn trong hiện tại, nhất là ở mai sau.

Phật tử Vĩnh Long thường xuyên LỄ Phật, nghe giảng kinh đọc sách

Phật, cùng nhau nói chuyện đạo lý, làm các việc Phật sự và thiện sự, đó chính

là tự tạo cho mình một môi trường tốt bài trừ niệm ác, nây sinh niệm lành, niệm thiện Một người làm thì khó, hay là mới bắt đầu làm thì khó Nhưngnếu có tổ chức, nhiều người cùng làm và làm nhiều lần, thành quen, thành nếpthì công việc khó khăn mấy cũng sẽ hoàn thành tốt đẹp.Có môi trường tốt rồi,

có bạn bè tốt rồi, chúng ta còn phải nỗ lực của chính bản thân nữa.

Theo nhiều cách hiểu khác nhau, Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo ma còn là một trao lưu triết học, lý tưởng đạo đức hướng thiện cho con người Nghĩa là, Phật giáo phủ nhận thần linh và vai trò sáng tạo của thầnnhưng vẫn có những giáo lý, tín điều và giới luật hướng dẫn người tu tập, laychuyên nhân tâm, hướng nội và chỉ bày những phương pháp thực hành tu tậptrau dồi đạo đức, nhân cách con người Dao Phật không đòi hỏi tín đồ phải có

Trang 8

niềm tin mù quáng Do đó, niềm tin đơn thuần không có chỗ đứng Thay vào

đó, niềm tin dựa trên sự hiểu biết Niềm tin của người Phật tử nơi Đức Phậtcũng giống như niềm tin của bệnh nhân đối với một bác sĩ nổi tiếng hay niềm tin của một học sinh đối với một người thay Tuy quy y Phật và tôn kính Ngai như một bậc thầy hướng dẫn vô song trên con đường Thanh tịnh, nhưng người Phật tử không mù quáng khuất phục như những kẻ nô lệ, cho rằng chỉ

có quy y Tam Bảo hay đơn giản là có niềm tin nơi Tam Bảo mà thôi chúng ta

có thé trở nên trong sạch Không ai, kể cả Đức Phật, có khả năng gột rửanhững vết nho của người khác Nói đúng ra, không ai có thé rửa nó, hoặc làmvay ban cái khác Đức Phật là một vi thầy có thể giúp đỡ băng cách chỉđường, nhưng chúng ta phải có trách nhiệm gột rửa thân tâm mình Một yếu

tố quan trọng trong lối sống đạo đức đầy nhân văn của người Phật tử theo ở tại tỉnh Vĩnh Long, thuộc khu vực đồng băng sông cửu long Tác giả chọn cho mình đề tài: “Phật giáo Nam tông trong đời sống đạo đức của người dân tỉnh Vĩnh Long" để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, mảng đề tài gầngũi với cuộc sống xã hội của chính những người có niềm tin, sự tín ngưỡng,

sự tôn thờ, các lễ nghi trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tàiNghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Nam tông hiện nay, dù không phải

là mảng đề tài còn mới mẻ, bởi ít nhiều đã có những công trình đề cập đếnvan dé này từ các góc độ khác nhau Có thé tạm xếp các công trình nghiêncứu này vào hai nhóm sau:

* Nghiên cứu về Phật giáo có thể kề đến những công trình tiêu biểu sau:Các tác phâm như Lương Khải Siêu với cuốn “Lược khảo Phật giáo An

Đó ”(1957), Tủ sách Phật học; Trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”(NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998), tác giả đã Nguyễn Tài Thư đã bàn vềlich sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ buổi đầu mới du nhập

Trang 9

đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích ai trò của Phật

giáo trong các lĩnh vực tư tưởng chính trị xuyên suốt lịch sử Việt Nam; “Đại

cuong triết học Phật giáo ” của Thích Đạo Quang (NXB Thuận Hóa - Huế,

1996) đã phân tích những giá trị trong giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề cập một cách khái quát các trường phái cơ bản của Phật giáo;

Sách Phật Giáo Nam Bộ thế kỷ 20 do Thích Nhật Từ chủ biên (NXBHồng Đức - 2020) Nhiều tác giả trong cuốn sách này góp phan làm sáng tỏdiện mạo và đặc điểm của các hệ phái Phật giáo;

Tác giả Nguyễn Đăng Duy với công trình “Phát giáo và văn hóa Việt

Nam” NXB Hà Nội, 1999) đã cho người đọc thấy được vị trí và vai trò trongđời sống văn hoá, chính tri, đạo đức của Phật giáo Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Lang với công trình “Việt Nam Phật giáo sử luận” đã đềcập đến những van dé lịch sử và tô chức Phật giáo, vai trò của Phật giáo trongđời sống van hoá, chính tri và đạo đức v.V

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Nam tông và ảnhhưởng của nó doi với đời sống người dân Nam Bộ

Nói riêng về Phật giáo Nam tông, từ khi du nhập vào nước ta đến nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu, nhất là ở khu vực Nam Bộ Các dự án như:

Nguyễn Tối Thiện (1990), Lịch sử truyền bá phật giáo Nguyên thủy;Nguyễn Văn Sáu, Lich sử Phật giáo Việt Nam, ân hành năm 1987; Hòa Thượng Giới Nghiêm với tác phẩm Phật giáo Nguyên Thủy du nhập Việt Nam; N guyén Mạnh Cuong có sách Phật giáo Khmer Nam Bộ - Những vấn

dé nhìn lại, (2008), NXB Tôn giáo Các công trình nói trên đều có nhữngphân tích, đánh giá về các van đề như lịch sử, tư tưởng, và vai trò của Phậtgiáo, trong đó có Phật giáo Nam tông Khmer (Theravada) đối với việc hìnhthành lôi sông, đạo đức, bản sắc văn hoá của cư dân vùng Nam Bộ.

Trang 10

Trong công trình Luận văn Thạc sĩ Triết học, Anh hưởng của tôn giáo doi với đời sống tinh than của người Khmer Sóc Trăng hiện nay, Học viện Chính trị Hành chính - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Phan Thị Phượng (2009) cũng đã cho thấy được những ảnh hưởng bao gồm cả tích cực và tiêu cực của tôn giáo, trong đó có Phật giáo Nam tông đến đời sống của đồng bào

dân tộc Khmer tại Sóc Trăng Thông qua những phân tích này, các tác giả

cũng đã đề xuất cơ sở lý thuyết và một số giải pháp dé phát huy tốt hơn vaitrò trong đời sống kinh té, van hóa, xã hội.

Giới hạn trong giai đoạn “ Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam bộ

thế kỷ XIX-XX”, Lý Hùng, đã chứng minh rằng trong thời gian 2000 năm Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã trải qua biết bao thăng trầm cùnglịch sử nước nhà., đồng hành, gắn bó với truyền thống dân tộc trong sự nghiệpnhập thế tích cực, ích đạo lợi đời.

Bài viết “Dao đức Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tỉnhthân người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Thích Huệ Đạotrình bày các nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo Nam tông và những đóng

góp to lớn làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của người Khmer tại

Nam bộ.

Bài viết “Các chùa cổ thuộc Phật giáo Nam tông ở dong bằng sông CửuLong trong đời sống cộng đồng” của Võ Thị Ánh Tuyết & Đào Vĩnh Hợpgiới thiệu lịch sử hình thành và phát trién của chùa Kleang (Sóc Trăng), chùa Ang (Tra Vinh), chùa Tổng Quản (Kiên Giang), chùa Xà Tón (An Giang) vachùa Xiêm Cán (Bạc Liêu) và vai trò quan trọng của Phật giáo Nam tông đốivới sự phát triển văn hóa, xã hội trong cộng đồng

Tập trung vào “Vai tro Phật giáo Khmer ở Tây Nam bộ”, Nguyễn Ngọc

Quỳnh, có sự phân chia vai trò đối với đời sống vật chất và tinh thần củangười Khmer, đồng thời kêu gọi bảo tồn, phát huy các giá trị của Khmer trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trang 11

Từ thực tiễn đóng góp của Phật giáo Nam tông, bài viết “Phật giáo Namtông Khmer góp phan thực hiện an sinh xã hội ở Tây Nam bộ hiện nay”, ĐỗThu Hường khăng định vai trò của Phật giáo trong phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

người dân

Sơn Ngọc Huynh, với bài “Su hình thành các chùa Khmer tinh Vinh

Long” giới thiệu các đóng góp của 13 chùa Khmer tại tỉnh này từ thời điểm hình thành cho đến thời điểm hiện nay.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu vào “Chua Khmer ở Nam bộ”, Bùi Ngọc Quỳnh Như đã chứng minh chùa trong phum sóc là trung tâm văn hóa, tôngiáo và giáo dục của cộng đồng Khmer, thé hiện nét độc đáo trong kiến trúc

và mỹ thuật.

Nhìn chung, có thể nói các công trình nghiên cứu trên đây đã tiếp cận

Phật giáo Nam tông và vai trò của Phật giáo Nam tông từ những góc độ và

tiếp cận khác nhau Nghiên cứu trong luận văn này được kế thừa từ công trìnhtrước đó, đồng thời khẳng định Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tông nóiriêng có giá trị và tác động sâu sắc trong đời sống xã hội Việt Nam Kết hợpnhững tư tưởng cơ bản của Phật giáo với văn hóa truyền thống tạo nên sự đadạng, phong phú trong đời sông tinh thần của người Việt Nam ngày nay Vìvậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình đã

có, luận văn tập trung phân tích, đánh giá ảnh hưởng đến đời sống đạo đức

của người dân trên địa bàn tỉnh.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích và làm sáng tỏ

những ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đến đời sống đạo đức

của người dân tỉnh Vĩnh Long.

Trang 12

Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé thực hiện được mục dich nghiên cứu trên, luận

văn có nhiệm vụ:

Một là, khái quát chung về Phật giáo Nam tông và Phật giáo Nam tông

tại tỉnh Vĩnh Long.

Hai là, phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Nam

tông đến đời sống đạo đức của người dân quan tư tưởng, quan niệm, phongtục, tập quán, lối sống, văn hoá, nghệ thuật và ứng xử.v.v

Ba là, luận văn đề xuất khuyến nghị phát huy những giá trị tích cực vàhạn chế tiêu cực của Phật giáo Nam tông đến đời sống đạo đức của người dân

tỉnh Vĩnh Long

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo Nam tông tại tỉnh Vĩnh Long

- Phạm vi nghiên cứu: ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông trong đời sống

đạo đức qua tư tưởng, quan niệm, phong tục, tập quán, và nghi lễ, văn hoá,

nghệ thuật và ứng xử, giao tiếp của người dân tỉnh Vĩnh Long

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở lý luận làcác quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và Phật giáo.Luận văn cũng kế thừa cơ sở lý luận từ các công trình đi trước nghiên cứu vềPhật giáo và anh hưởng của Phật giáo đối với đời sông, dao đức.

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn này, ngoài các phương

pháp nghiên cứu cụ thé là so sánh, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu văn bản.

Tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tôn giáo học

như: Nghiên cứu tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, phươngpháp thực thé tôn giáo và phương pháp lịch sử cụ thé

Trang 13

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần vào việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của Phậtgiáo Nam tông trong đời sống đạo đức của cư dân tỉnh Vĩnh Long.

- Luận văn bước đầu đề xuất một số kiến nghị cơ bản nham thúc day anhhưởng tích cực, han chế anh hưởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông đối vớiđời sống đạo đức của người dân tỉnh Vĩnh Long

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn này góp phần nghiên cứu những tư tưởng cơ bản của Phật giáo,nhất là Phật giáo Nam tông, các tư tưởng đạo đức qua giáo lý, giáo luật vàảnh hưởng của nó đến đời sống đạo đức của người dân tỉnh Vĩnh Long

7.2 Ý nghĩa thực tiễnNhững kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể cung cấp thêm nguồn

tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý Nhà nước vềPhật giáo Nam tông, đặc biệt là đối với tỉnh Vĩnh Long, có thé tham khảo dé

đề xuất những chủ trương, chính sách phù hợp trong công tác Phật giáo tại địaphương.

8 Kết cầu của luận vănLuận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văngồm 3 chương 9 tiết

Trang 14

Chương 1:

TONG QUAN CHUNG VE PHẬT GIÁO NAM TONG VÀ PHẬT GIÁO

NAM TÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG

1.1 Khái quát chung về Phật giáo Nam tông

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Nam tông

Trong hệ thống truyền thừa và phân phái của Phật giáo tại Việt Nam

hiện nay Phật giáo Nam tông là một trong ba hệ phái Phật giáo trực thuộc

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bên cạnh Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Khất

sĩ Phật giáo Nam tông hay còn được gọi Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravada,

Trưởng lão), là hệ phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý chính thống của các Trưởng lão Đây là hệ phái dựa trực tiếp vào những lời dạy ban đầu của ĐứcPhật và có ảnh hưởng lớn, được truyền bá phổ biến tại nhiều nước khu vựcchâu Á như Campuchia, Thái Lan, Myanma, Lào và Sri Lanka Ngày nay,Phật giáo Nam tông có hơn 150 triệu Phật tử trên toàn thế giới Đặc biệt trong vài thập kỷ gần đây, Phật giáo Nam tông bắt đầu bén rễ và truyền bá rộng rãi

ở phương Tây.

Phật giáo Nam tông được truyền bá và phát triển ngay sau khi Đức PhậtThích Ca (Gotama) nhập Niết Bàn Các học giả đều công nhận quá trìnhtruyền thừa là không gián đoạn, thể hiện được đặc tính hài hòa nhưng khôngbiến đổi Tại bất cứ quốc gia nào Phật giáo Nam tông truyền tới đều vẫn giữ được toàn bộ đặc tính giáo lý căn bản mà không hè bị pha thạp hay đồng hoá, khác biệt Những người theo Phật giáo Nam tông cũng luôn tuôn thủ khắt khe các giáo pháp và tôn chỉ cũng như giới luật của Phật Bởi họ tin tưởng rằng, các giáo luật này đều do Đức Bồn su dé ra, trong đó phương tiện dé hỗ trợ tín

đồ thực hành và giữ gìn Pháp chính là giới luật hay giáo pháp (Dhamma Vinaya) Các pháp vẫn được vận hành và lưu chuyển do các Tăng đoàn Tỳ

Trang 15

-khưu hoằng truyền Từ thời Đức Phật, các giáo đoàn Tăng đã được thành lập

và phát triển cho tới tận ngày nay Đối với Phật giáo Nam tông, ngôn ngữ sửdụng chung trong kinh điển ở mọi quốc gia dé tụng đọc chính là tiếng Pali kết hợp với bản ngữ Tăng, Ni, cũng rất chú trọng đến phương pháp tu tập theo thánh điển Pali: Tam y và Bình bát được coi là tài sản quan trọng của người xuất gia Quy định về tiêu thực nghĩa là ngày ăn một bữa và không phi thời,

tức quá ngọ.

Sau khi Duc Phat Thích Ca Mau Ni nhập Niét ban khoang 100 nam, cacTăng đoàn nay sinh nhiều cách hiểu khác nhau về giáo lý dẫn đến sự phânchia thành hai nhóm tại hai nơi Thành Vesali và Thanh Vajji Ngài Yassa

Kakannakaputta làm chủ trì, Đại Trưởng Lão Revata van, Dai Trưởng LãoSabbakami giải đáp với sự tham gia của hơn 700 vi A la hán để bàn về

những vấn đề thống nhất giới luật và giáo lý của Phật Trong cuộc họp này,

tất cả những người theo Ngài đều thống nhất giữ nguyên giới luật của Phật Ngược lai, tại thành Vajji do Đại đức Vajjiputta trụ trì đã cổ suý cho tư tưởng canh tân, đồng ý thay đổi 10 điều luật bị cam do Phật chế định thờicòn tại thế Điều này đưa đến sư ra đời của Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ,còn được gọi là Đại thừa và Tiểu thừa Thượng toạ bộ cũng được gọi là Phậtgiáo nguyên thuỷ (Theravada) hay Phật giáo Nam tông, Nam truyền, nghĩa

là nhánh Phật giáo thuộc phía Nam An và được truyền bá, phát triển tại các quốc gia Nam Á.

Tới thé ky III, trước Công nguyên, dưới thời của vua Dhamma Asoka với nhiều chủ trương và chính sách tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển và truyền bá rộng, vượt ra khỏi phạm vi An Độ, đây cũng là thời kỳ hoàng kimcủa (Theravada) Có tất cả chín phái đoàn truyền giáo được nhà vua vàtrưởng lão cử đi đến các quốc gia lân cận để hoằng pháp Chính nhờ vậy,

Trang 16

Phật giáo Nam tông đã có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia ĐôngNam Châu Á, Châu Á, Sri Lanka.

Như vậy, Phật giáo Nam tông là một trường phái Phật giáo do Ngài Mục

Kiền Liên Tử Đế Tu Moggaliputta-tissa thành lập Năm 250 trước công nguyên, được đưa về Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) bởi vị cao tăng Ma Hin

Đà (con trai vua A Dục) Phật giáo Nam tông so với các trường phái Phat giáo

hiện nay, cũng là nhánh Phật giáo lâu đời nhất và gần nhất với Phật giáoNguyên thuỷ thời Đức Phật sáng lập Phật giáo Nam tông tồn tại ngày nay ở

Sri Lanka, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar, nhưng Sri Lanka vẫn là

quê hương của trường phái Phật giáo này.

1.1.2 Giáo lý, giáo luật, lễ nghỉ của Phật giáo Nam tông

a Giáo lý cơ bản của Phật giáo Nam tông

Về giáo lý của Phật giáo Nam tông, thể hiện những nét dung dị, chấtphác và đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc Đức Phật không thảo luận vòng vo

về hình nhi thượng, tất cả chỉ nhằm trình bày những kinh nghiệm về lý tính: Duc Phat dạy người ta con đường giải thoát thực tiễn Đó là những lời day théhiện chân lý sống động và chân thực, hướng con người đến lý tưởng giảithoát, là phương tiện giúp chúng sinh thoát mê, khai ngộ và có được một đờisống an lành, chân thực và trong sáng Tứ Diệu Đề và Bát Chánh Đạo cũngchính là những điều cụ thé hoá lời dạy của Đức Bồn sư Điểm đặc biệt củagiáo lý này, đức Phật cũng đề cập đến cho con người phương pháp thiền tập,thực hành Tứ Niệm Xứ Đây là phương pháp giúp chúng sinh tự mình tu tậpcho chính mình để đạt được sự giác ngộ, được sự thuần nhất chân tâm vàhướng về Niết ban dé đạt được đời sống an lạc, hạnh phúc Trong giáo lý củaPhật giáo Nam tông, có thé khái quát một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, trong quan niệm giáo lý của Phật giáo Nam tông, ở tất cả mườiphương của vũ trụ thì chỉ có một vị Phật - Ngài Thích Ca Mâu Ni với ánh hào

10

Trang 17

quang và soi chiếu thế gian, dẫn dat chúng sinh qua bờ mê dé đến bờ bếngiác Những vị Phật hoàn hảo lần lượt xuất hiện với mục đích giáo hóa giúpchúng sinh trong vũ trụ tự giải thoát.

Thứ hai, lời dạy của Đức Phật là gần gũi với thé gian, thể hiện tinh than nhân văn, vị nhân sinh sâu sắc Đức Phật không phải là một vị thần, mà là con người hoàn toàn bằng da, thịt, giàu lòng nhân ái và Đắng có lòng yêu thương nhân loại vô bờ bến.

Thứ ba, tất cả chúng sinh có thể đạt được giải thoát và giác ngộ thôngqua ba con đường khác nhau: Con đường giúp một người trở thành mộtsavaka (bậc thánh thinh văn) băng cách lắng nghe những lời dạy của một vịPhật hoàn hảo Con đường giúp hành giả đạt được quả vị Phật bằng chính sựtinh tan của mình Con đường giúp hành gia đạt được Phật quả là đi theo con đường của Duc Phật (Theo Phật giáo Nam tông, quan niệm về một vị Bồ tát

Bodhisattva dịch là Giác hữu tình là một chúng sanh đang hành pháp độ Ba la

mật đề trở thành một vị Phật Chánh Đăng Chánh Giác trong tương lai).

Giáo ly trọng tâm của Phật giáo Nam tông là Tứ đề, Duyên khởi, Vô ngã

và Niết bàn Tứ dé là lời day căn bản về bốn sự thật (khổ, tập, diệt, đạo) Giáo

lý này được xem như là một công thức được áp dụng cho tất cả mọi vật đượcnhận thức Nó được xem như là một công thức, mà không phải là giáo lý

mang tính tôn giáo đơn thuần Công thức này được hiểu như sau: thực chấtcủa các pháp (Dukkha-khé), nguyên nhân phát sinh các pháp (samudaya), sựdiệt trừ chúng (nirodha), phương pháp diệt trừ chúng (magga) Tứ dé có thé

so sánh với y khoa: bệnh, nguyên nhân của bệnh, sự diệt trừ cặc bệnh, và

phương pháp chữa bệnh Các nhà Phật học Abhidhammna về sau phân tích

Tứ dé thành hai nhóm: Nhân và quả thế gian và xuất thế gian Khổ và tậpthuộc về thế gian (luân hồi khổ đau là quả, nguyên nhân của nó là nhân); Diệt

và đạo thuộc về Niết-bàn (Niết-bàn là qua, dao dé là nhân)

11

Trang 18

Duyên khởi giải thích sự tồn tại của con người và thế giới Công thứcnhân quả nói rằng các pháp có điều kiện được xác định bởi các nguyên nhân

và điều kiện và do đó không có tự ngã hay thực thể Tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo lý nhà Phật chính là Duyên khởi Lý Duyên khởi thê hiện con đường nhân quả của các hiện tượng, sự vật trong đời sống con người Tất cả chúng sanh hữu tình đều phải trải qua giai đoạn Sinh, tiến, dị,

diệt, (thành, trụ, hoại, không) không ai tránh khỏi định luật của vô thường,

khổ não và vô ngã.

Theo nguyên tắc tương đối tính và điều kiện tính, sự xuất hiện, tồn tại vàhoại diệt của mọi hiện hữu được diễn giải trong một công thức mang tính phổbiến trong Phật giáo gọi là Thập nhị nhân duyên: Vô minh lão tử

Đây là quá trình của mọi sự sống phát sinh, tồn tại và tiếp diễn Nếu công thức này bị đảo ngược, chúng ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình Trong mười hai nhân duyên gồm các chi phần, mỗi chi phần có mối quan hệ vừa là nhân, vừa là quả của nhau Nó là yếu tố bị định bởi(paticcasamupppanna), và đồng thời làm điều kiện cho (paticcasamuppada).Các chi phan này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, khôngtách biệt và tương đối Từ đây, nguyên nhân đầu tiên không có lý do dé tồntại Vì vậy, theo luật duyên khởi, ý niệm về một ban thé thường hang bắt biến

ở bên trong hay bên ngoài một con người, cho đù được hiểu theo cách nào: linh hồn, tôi, ngã, atta, là một niềm tin sai lầm về hạnh phúc, là cái bóng của tinh than Do vậy, có một sự liên hệ mật thiết giữa Duyên khởi và vô ngã trong đạo Phật Con người muốn tự bảo vệ mình, nên lập Thượng Đề đểnương nhờ Thượng Dé che chở và cung cấp sự anh minh, giống như con cáinương tựa vào cha mẹ Vì lòng tự trọng, con người đã tạo ra ý tưởng về mộtlinh hồn bat tử Trong quan niệm của Phật giáo Nam tông, linh hồn vốnkhông tôn tại như trong quan điểm của nhiều tôn giáo khác Theo Phật giáo

12

Trang 19

Nam tông, ngã kiến là những niềm tin sai lầm không phù hợp với thực tế,những tư tưởng, dục vọng về cái “tôi” và cái “tôi”, ích kỷ, sân hận, chấp thủ,

ác tâm, kiêu căng, ngã mạn là nguồn gốc của mọi khó khăn Từ mâu thuẫn

cá nhân đến chiến tranh giữa các quốc gia Tôi không thể xem bat cứ cái gì là của riêng tôi hay thuộc về tôi, bởi vì những thứ mà tôi xem như thế đều cónguồn gốc từ khổ đau Vì bất cứ điều gì mà tôi suy tưởng một cách sai lầmđều là sở hữu của tôi, là đối tượng của sự biến dịch không ngừng: bất cứ cái

gì vô thường thì cái ấy khổ (yad-aniccam tam dukkham); bat cứ cái gì khổ cái

ay vô nga (yam dukkham tad-anatta)

Nibbana hoặc Nivarna với “ni” va “vana” trong đó ni là không, vana cónghĩa là diệt hay ái dục: “gọi là Niét bàn vì Niét ban là sự dứt bỏ, sự tách rời(ni) ra khỏi ái dục (vana), sự thèm khát ái dục” Niết bàn là tham-s4n-si diệt, khát ái diệt, vô minh diệt Niết bàn cũng có nghĩa là dập tắc “nirva”, ý nghĩatích cực của Niết bàn là bất tử (amala), tuyệt đối an ồn (yogakikhama), mátrượi (sitibhava) Niết bàn theo Phat giáo Nguyên thuỷ có hai loại: Hữu dư yNiết bàn (Sopadisesa Nibbana): người đạt được cảnh giới giải thoát khỏi luânhoi, trừ diệt hết thay phiền não, cắt đứt 10 kiét sử, đoạn trừ hoàn toàn thamsân si nhưng nhục thé van còn tồn tại, phái Vedanta gọi là Hữu thân giải thoát(jivanmukti); Vô dư y Niét bàn (Anupadisesa Nibbana): là cảnh giới giải thoáthoàn toàn không còn nhục thể, phái Vedanta gọi là Vô thân giải thoát

(ajivanmukti).

Niét ban vượt ngoài ngôn ngữ, tư tưởng, không thể thấu triệt được Niết bàn Dé hiểu về Niết bàn tốt nhất là gia công thành tựu trí tuệ, bằng tuệ giáccủa mình vì Niết bàn không thé hiểu bang tri thức Có ba phương diện théhiện Niết bàn của Phật giáo Nam tông: Phương diện luân lý, đó là trạng tháiđộc nhất của Niết bàn, băng phương pháp luân lý, con người hoàn toàn có thểchứng được trong đời sống thực tại; Trên phương diện đạo đức và trí tuệ,

13

Trang 20

thiền định, đó là trang thái vô uý (amatabhaya), cực lạc (accantasukha), antịnh (santa) và bất tử (accuta) của Niết Bàn Tâm lý, nói về thiền định haythực hành thiền định với mục đích đưa tâm đến trạng thái tự do khỏi những niềm vui và đau khổ trần tục Phật giáo Nam tông siêu hình không xem niết bàn là cứu cánh, mà là con đường tích cực, nhưng giống như không gian, vô cùng và bất khả tư nghì, vượt qua ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và vượt lên gọi là thế gian.

Như vậy, giáo lý của Phật giáo Nam tông được truyền bá trong cộngđồng tín đồ đã cho thay được những định hướng về đời sống đạo đức và conđường giác ngộ, khuyến thiện nhằm mang lại một cuộc sống bình yên và antrú cho tín đồ

b Giáo luật của Phật giáo Nam tông

Toàn bộ giáo luật của Phật giáo Nam tông được xây dựng trên nền tảng kinh điển của Đức Phật thời còn tại thế Để điều hành và an trú cho Tăng đoàn, Ngài đã chế định ra những giới luật và qui định chặt chẽ đối với ngườixuất gia cũng như người tại gia, nhằm hướng con người tới một cuộc sốngchân, thiện, mĩ, giải thoát và giác ngộ, nuôi dưỡng lòng từ bi, hy xả, vô ngã,

vị tha Cốt lõi của kinh điển Phật giáo là Ngũ giới (5 giới cam) và Thập hạnhphúc(Mười việc thiện).

- Ngũ giới là 5 giới cắm: Không sát sinh; Không trộm cắp; Không tàdam; Không nói sai sự thật; Không uống rượu và các chất say

- Mười việc thiện là mười điều tốt nên làm: Thân có ba điều thiện: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; Khẩu có bốn điều thiện: không nóidối, không nói hai chiêu (đâm thoc), không nói điều ác, không nói thêu dệt; Ý

có ba điều: không tham lam, không sân si, không tà kiến

Căn cứ vào ngũ giới và thập hạnh phúc, Phật giáo Nam tông có nhữnggiới luật chỉ tiết và cụ thể cho từng loại hình đời sống xuất gia

14

Trang 21

- Các quy định về giới luật dành riêng cho người xuất gia bậc Tỷ khưucủa Phật giáo Nam tông.

Theo Nam truyền Luật tạng thì: Ty khưu phải giữ 227 giới và Phật giáo Nam tông không chấp nhận người nữ xuất gia trở thành Tỳ khưu Ni Do đó, không có giới đoàn Tỳ khưu Ni như Phật giáo Bắc tông và Khat si.

- Trường hợp là Sadi thì phải giữ 10 giới theo quy định Ngoài năm điều răn trên, một sa di còn phải giữ năm giới khác: Không trang điểm, khôngdùng nước hoa hay xức dẫu; Không ngủ nệm sang trọng, giường lớn cho haingười; Không xem hát múa và cũng không hát múa; Không giữ vàng bạc; Không ăn ngoài giờ (quá thời gian chỉ định).

Tăng đoàn phải dựa vào giới luật dé thiết lập các tiêu chuẩn của cuộcsống hàng ngày

- Đối với Phật tử tại gia: là những người đã quy y Phật bảo - Pháp bảo

- Tăng bảo (Tam quy), luôn đi kèm với trách nhiệm phải giữ ngũ giới nhằmngăn ngừa các niệm ác, tăng trưởng lòng từ và hướng đến giác ngộ, an lạc

và giải thoát Ngoài ra, người Phật tử, tùy theo căn cơ và căn cơ của mình,

có thê thọ Bát quan trai giới (§ giới) Nội dung của tám giới bao gồm nămgiới và ba điều khoản khác: Không trang điểm; Không sử dung đồ đạc sangtrọng (giường cao, giường rộng; không ca hát, nhảy múa, ); Không ăn

uống sai gid.

- Trong cách chung sống, thực hành và giữ gìn sự hoà hợp, Phật giáo Nam tông cũng chỉ ra những nguyên tắc về tinh than lục hoà (6 sự hòa hợp): Thân hòa dong trụ; Giới hòa đồng tu; Khẩu hòa vô tranh; Ý hòa đồng duyệt;Kién hoa dong giải; Lợi hòa dong quân

Những nguyên tắc và quy định đạo đức qua giáo lý, lời răn của Phật giáoNam tông được thể hiện trong hệ thống kinh điển có nhiều nét tương đồng vớivăn hoá truyên thông và sinh hoạt, ứng xử của nhiêu dân tộc phương Đông và

15

Trang 22

Việt Nam Các quy định trong giáo lý, giáo luật nhà Phật đã có ảnh hưởngkhông nhỏ trong việc điều chỉnh hành vi, đạo đức và nhân cách, lối sống củamột bộ phân người dân Việt Nam.

c Nghỉ lễ của Phật giáo Nam tông Nghi lễ Phật giáo trang nghiêm và thành kính với đẳng sáng lập (Đức Phật) Khởi nguồn, trong Phật giáo, các nghỉ lễ luôn thê hiện tinh thống nhất

và đơn giản Tuy nhiên, Phật giáo trong quá trình phát triển đã có sự chia táchtạo nên các tông phái khác nhau, đồng thời du nhập vào nhiều quốc gia, dân

tộc khác nhau nên diễn ra quá trình bản địa hoá, hoà hợp với tín ngưỡng, văn

hoá, phong tục tập quán các dân tộc dé tồn tại

Đối với Phật giáo Nam tông Việt Nam, lúc đầu kinh mới du nhập, Hòathượng Hộ Tông có biên dịch những quyên Kinh Nghỉ Lé Nhật Hành dànhcho Cu sĩ, Kinh Tung dành cho Chư Tăng và Luật Xuất Gia dành cho Sa-di vàTỳ-khưu Đây là ba quyên Kinh Nghi Lễ đầu tiên va căn bản theo truyền thống Nghi lễ Phật giáo Nam tông nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và cần thiếtcho Tăng Ni và Phật tử Việt Nam trong bối cảnh sơ khai Giai đoạn hai, từnăm 1963 đến 1980, Hòa thượng Pháp Tri căn cứ theo ba quyền Nghi Lễ củaHoà thượng Hộ Tông và tham khảo một số Nghi Lễ quốc tế biên soạn thêmmột quyền Nhật Tung Cư Sĩ, đến thời Hòa thượng Siêu Việt, Tăng Trưởng(1987), có biên soạn một quyên Nghi Lễ Cau An Và Cau Siêu dé đáp ứng nhucầu cho Phật tử trong giai đoạn trên Hơn 10 năm qua, Thượng tọa Tang Dinhvới tư cách là Ủy viên Ban Nghi Lễ Trung ương, Thượng tọa đã dày công biên soạn 2 quyên Nghi Lễ: Kinh Nhật Tụng Cư Sĩ và Kinh Tụng Chư Tăng,

hai công trình trên biên soạn khá nghiêm túc vì có tham khảo Nghi lễ Thái

lan, Campuchia, và Mién Điện Chính nhờ những vị Hòa thượng, Thượng tọanói trên đã dành thời gian quý báu để soạn dịch một số Nghi Lễ nên Chư

16

Trang 23

Tăng va Phật tử Nam Tông Việt Nam có day đủ nghi lễ hành trì, nương theo

tu hanh đúng theo chánh pháp.

Nghi Lé kinh đơn giản, nhưng không thiếu phan trang nghiêm, súc tích,

vi chú trọng ở nội dung hon là hình thức Kinh tụng niệm có nguồn gốc từ kinh điển Pali, theo ngôn ngữ Pali hoặc chuyển dịch sang tiếng Việt, tiếng Khmer Phần Việt ngữ, ngôn ngữ Khmer có khi là văn xuôi, có khi là văn thơ, văn lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt v.v nêncũng dé gần gũi với văn hoá người Việt, Khmer chứ không phải như có một

số người không biết, hiểu sai cho rằng chỉ tụng kinh tiếng Pali, làm cho mọingười không hiểu được Vì lẽ thông thường khi truyền bá đến nước nào đềuphải dịch ra ngôn ngữ của quốc gia đó, để cho dân tộc đó hiểu được lời Phậtdạy trong Tam Tạng Pali Tuy nhiên có một số Nghi lễ Phật sự truyền thống bắt buộc phải sử dụng tiếng Pali mới thành tựu Tăng Sự, Luật Nghĩ; trước là hành đúng theo lời Đức Phật dạy trong Luật Tạng, sau là đúng theo truyền thống quốc tế.

Kinh thường có một số Nghi lễ, như: Các Nghi Lễ Tăng Sự(Sanghakamma), Lễ Kiét Giới Sima, Lễ Xuất Gia Sa-Di (Pabbajja), Lễ Thọ

Cu Tuc Giới (Tỳ-Khưu) (Upasampadä), Lễ Phát Lộ Sam Hối (Uposatha), Lễ

An VỊ Phật (Buddharupa adhitthana), Lễ Dâng Y Kathina, Lễ Thọ Y Kathina,

Lễ Ram tháng giêng (Maghapija), Lễ Ram tháng tư (Visakhapaja), Lễ Ramtháng sáu (Asalhapija), ram tháng 7, Lễ Ram tháng 9 (Pavarana Lễ Tự Tứ),

Lễ Ram tháng 10 (Sariputtanibbana), Lé Chiêm Bái Xá Lợi

(Sãririkadhãtupijä), Lễ Quy Y (Saranagamana) Lễ Thọ Ngũ Giới (Pañcasila), Lễ Thọ Bát Giới (Uposathasila), Lễ Trai Tăng (Sanghabhatta),

Thính Pháp (Dhammassavana), Lễ Đặt Bát Hội (Pindapäta), Lễ Cầu An(Mangalavidhi), Cầu Siêu (Pamsukũla), Lễ Chúc Thọ Cha Mẹ (Mãtãpitupjä),Công phu Sáng (Vatta), công phu Chiều (Vatta) v.v

17

Trang 24

Phật giáo Nam tông Việt Nam có chung nghỉ lễ như các tổ chức kháctrên thé giới như: Ram thang giéng; Ram tháng 4 Tam hop; Ram tháng 7Sam hồi; Ram thang 6 Vào ha; Ram tháng 9 Ra hạ; Từ Ram tháng 9- 10 Dang

y Kathina; Lễ Quy y; Lễ Bồ tát; Lễ Cau an cau siêu; Lễ trai tăng.

Đức Phật dạy cho các đệ tử nếp sống tu hành thanh đạm, thánh thiện, giải thoát, không đặt nặng về hình thức Nghi lễ, nhưng rat chú trọng tới Giới Luật, vì vậy, nghi lễ của Phật giáo Nam tông có một số đặc điểm như sau: Kính lễ nhau theo thứ tự hạ lạp; Không ăn quá 12 giờ trưa và dùng thực phẩm

đảm bảo tam tịnh nhục (không thọ thực quá giờ ngọ, dùng tam tịnh nhục);Tụng kinh không dùng chuông mõ; Chỉ thờ Đức Phật Thích-Ca duy nhất;Khat thực không lấy tiền, chỉ nhận thức ăn đã chín do thí chủ tự do cúng

dường mà không hỏi hay nói khéo người khác phải cho; Mỗi ngày có hai việc

lễ bái Tam Bảo Ngoài ra, các nhà sư Nam tông thường chúc phúc cho thí chủ trước bữa ăn và tụng kinh quán tưởng trước bữa ăn.

1.1.3 Các phạm trù đạo đức trong kinh điển và giáo lý, giáo luật, lễnghỉ của Phật giáo Nam tông

a) Đạo đức và đạo đức Phát giáo:

Khái niệm đạo đức trong luận văn này được tác giả sử dụng đó là hệthống những chuẩn mực được qui định và xã hội thừa nhận, là một trongnhững hình thái ý thức xã hội có vai trò chi phối hành vi, các mối quan hệ củacon người với nhau và với toàn thé cộng đồng Dựa trên các tiêu chuẩn này,mọi người đánh giá hành vi của nhau theo các khái niệm về đúng và sai, những gì không nên làm (trái đạo đức) và những gì nên làm Không giống như pháp luật mang tính cưỡng chế và bắt buộc, đạo đức luôn thê hiện nhữngchuẩn mực nhất định mà mọi người tự nguyện tuân theo do ràng buộc bởinhững vân dé thuộc lương tâm, trách nhiệm và dư luận xã hội.

18

Trang 25

Đạo đức (Morality) khác với đạo đức học (Ethica) Đạo đức học theo Từđiển Bách khoa Việt Nam là: “Khoa học triết học nghiên cứu đạo đức - giảithích bản tính và vai trò của đạo đức trong xã hội, nguồn gốc và quy luật phát triển của đạo đức trong xã hội, nguồn gốc và quy luật phát triển của đạo đức

trong lịch sử cũng như cơ sở lý luận của những loại hình đạo đức cụthé”[24;564] Từ "đạo đức" xuất phát từ tiếng Latinh mos (moris) - thói quen,(moralis có nghĩa là ràng buộc với phong tục, đạo đức) Đối với người TrungQuốc, ở phương Đông, đạo đức là những học thuyết về luân lý và hành vi,

chuẩn mực, trách nhiệm va nghĩa vụ cua con người, tuân theo sự chi phối của

nền tảng Nho giáo Đạo theo cách hiểu còn là con đường hay cách sống củacon người trong xã hội Trong kinh sách nhà Chu, khái niệm đạo đức xuấthiện lần đầu tiên và sau dần được sử dụng rộng rãi bời người phương Bắc.Đức hạnh được dùng dé chỉ những đức tính, phâm hạnh, nói chung, đức hạnh

là biểu hiện của tôn giáo, là ý nghĩa đạo đức, là nguyên tắc đạo đức Qua đó,

có thể thấy, về thực chất đạo đức chính là các nguyên tắc và yêu cầu của cuộcsống dé ra mà con người buộc phải tuân theo Dao đức được định nghĩa nhưsau: “Đạo đức bao gồm các chuẩn mực xã hội, những nguyên tắc dé điềuchỉnh hành vi, ứng xử của con người La hình thái ý thức xã hội được tuân thủ

và thực hiện bởi cá nhân, cộng đồng và định hướng niềm tin cho con người vềmột cuộc sống chân, thiện, mĩ” [25; 145]

Khái niệm luân lý là một thuật nhữ xuất hiện khá sớm, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cô đại, gọi là Ethicos, hàm chỉ các luật tục, lề thói; tập tục Khi

Aristote, theo sau Socrate và Platon, dùng danh từ luân lý, ông không phải

chú ý mô tả sự sống bề ngoài của người thôi, song cả đến những nguồn gốc

hành động nữa, và những mục đích dẫn người vào con đường chính đáng.

Luân lý có thể định nghĩa là một học thuyết về tính cách con người, và hướngdân con người phải rèn luyện cách nào đê đạt mục đích và mưu định Có thê

19

Trang 26

hiểu luân lý theo nghĩa rộng là các quy tắc ứng xử, giá trị phô biến và phongtục, tập quán cua xã hội được thừa nhận va trở thành bản sắc, đặc trưng vănhoá hay tinh cách dân tộc của cộng đồng Lâu dan, những quy tắc nay trở thành một luật bất thành văn Bên cạnh luân lý thì những điều trái với luân lý,

nghĩa là trái với luân thường, đạo lý của con người, không phù hợp với phong

tục, tập quán được gọi là phi luân lý Luân lý gắn liền với văn hóa và có thể thay đổi theo thời gian Chang hạn, đối với người Muslim trong các xã hội Islam, theo qui định thừa nhận chế độ đa thê Nhưng điều này không đượcchấp nhận tại các nước ngoài Islam Theo luật ở Châu Âu và Châu Mỹ, vànhững người như vậy bị cười nhạo, bên cạnh việc bị luật cắm Giữa luân lý vàđạo đức là hai phạm trù dù luôn thống nhất, có nhiều điểm tương đồng, nhưngđồng thời cũng hàm chứa những sự khác biệt Đạo đức khó có thể thay đổi và ngược lại luân lý thì có thé có sự thay đổi theo chiều kích và sự phát triển của

xã hội ở mỗi không gian, thời gian khác nhau Trong phạm trù đạo đức, tấtyếu sẽ bao hàm một phần của nó là luân lý và ngược lại, luân lý thì có thê chỉ

là một phan của dao đức Chang hạn, những nguyên tắc đạo đức, được quyđịnh thành điều răn đối với xã hội và tôn giáo như hiếu kính cha mẹ, thươngyêu con cái, giúp đỡ, đỡ dan những người khó khăn, người 6m dau, già yếu,tật bénh.v v , là những điều mà trong xã hội loài người ở khắp nơi đều giốngnhau và sẽ không có sự thay đôi Khái niệm dao đức Phật giáo: Đạo đức Phật giáo là những gì hết sức cụ thé, ra đời từ thời cô đại Nó được xây dựng trên nên tảng trí tuệ thực nghiệm, là nếp sống đưa đến hạnh phúc an lạc Trong tập

2, Phật Quang đại từ điển, cho rằng: “Các nguyên lý phản ánh sự chính tà, thiện ác liên quan đến hành vi con người và nhân loại đều được coi là đạo đức” [26;1234] Trong Từ điền Phật học, đạo đức cũng được hiểu “chínhpháp cũng là đạo, sự đắc đạo là đức, đạo đức có nghĩa là trách nhiệm và nghĩa

vụ theo lẽ phải, không làm sai lạc nền chính pháp” [27;314] Phật giáo cho

20

Trang 27

rằng, chính pháp ở đây là những định hướng chân giá trị về giải thoát và cứu cánh cho con người diệt trừ vô minh, tham ái ma tiêu tan mọi khô đau Dao đức của Phật giáo tất yêu cũng sẽ là những giá trị định hướng cho mục đích

và con đường giải thoát của chúng sinh Trong cộng đồng Phật giáo, mọi nguyên lý trong giáo lý, giáo luật hướng đến Niết bàn ấy cũng là nguyên tắcđạo đức xã hội và có điểm tương đồng với nền tảng đạo đức hướng thiệntrong xã hội Các phạm trù đạo đức Phật giáo mang tính phổ biến như thiện và

ác, từ, bi, hi, xả, tứ vô lượng tâm, bình đăng, giới luật và hiếu hạnh Vi vậy,đạo đức của Đức Phật loại bỏ sự tự ái và tự mãn ra khỏi chuẩn mực và lay yniệm duyên sinh va vô ngã làm ý tưởng chủ đạo Trong phạm vi nay, chúng ta

hiểu đạo đức Phật giáo cũng chính là những giáo lý, giới luật của nhà Phật với mục đích hướng con người làm lành, lánh ác, tăng trưởng việc phúc, cứu khô cứu nan, từ bi hi xả dé có thé mang lại hạnh phúc, an lac cho chúng sinh Nộidung cơ bản của tư tưởng đạo đức Phật giáo chủ yếu được thé hiện ở ba phạmtrù chính của cấu trúc đạo đức cơ bản, bao gồm đạo đức nhận thức, hành viđạo đức và các quan hệ đạo đức Những đức tính của nó liên quan đến ý thức

đạo đức về lòng trắc ấn, sự bình đăng, vô ngã, vị tha và kỷ luật của tâm trí.

Làm điều thiện, giải thoát là một phần của hành vi đạo đức, xây dựng các mốiquan hệ xã hội là một phần của các mối quan hệ đạo đức Đây là những nộidung phô biến nhất và có giá trị toàn cầu.

b) Nội dung cơ bản cua đạo đức Phật giao Nam tông:

Các phạm trù đạo đức trong kinh điển Phật giáo Nam tông là những lờiday của đức Phật được các vị thánh đệ tử của Ngài truyền khẩu, ké từ khi đứcPhật nhập Niết Bàn, trải qua sáu kỳ kết tập kinh điển, Kỳ kết tập Tam tạng lầnthứ tư được tổ chức tại động Alokalena vùng Matulajanapada xứ Srilanka,khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn Chư Đại ĐứcTăng tham dự kết tập gồm 1.000 bậc Thánh A-ra-hán đắc Tứ tuệ phân tích, do

21

Trang 28

Đại Trưởng Lão Mahadhammarakkhita làm chủ trì, công cuộc kết tập kéo daisuốt một năm, mới hoàn tất việc ghi chép trọn bộ Tam tạng, Chú giải bằngchữ viết trên lá buông Sau đó, chư bậc Thánh A-ra-hán kết tập tam tạng bằng cách khẩu truyền một lần nữa, hoan toan y theo bốn chánh của ba kỳ kết tập Tam tạng lần trước Đây là lần kết tập Tam tạng đầu tiên ghi chép bằng chữ viết trên lá buông đầy đủ bộ Tam tạng Thông qua các nguyên tắc (đạo đức) được thé hiện trong kinh dién của Phật giáo Pali Chúng ta chấp nhận các tiêuchuẩn, quy tac và quy định chi phối hoạt động của Các cá nhân và tổ chứcPhật giáo dùng làm thước đo đánh giá cá nhân và các mối quan hệ trong cộngđồng Phật giáo.

Tư tưởng đạo đức Phật giáo Nam tông thể hiện phong phú và đa dạng trong các quan niệm và phạm trù hướng thiện nhằm cải thiện tâm tri con người, giải phóng và xây dựng các mối quan hệ xã hội trên nền tảng giáo lý

và giới luật nhà Phật Đây là những nội dung phổ biến nhất và có giá trị toàn cầu Trong các giá trị đạo đức Phật giáo Nam tông thì từ bi luôn được xem lànền tảng, giá trị cốt lõi, là căn ban của giáo lý, hướng con người đến đời sốngyêu thương, chia sẻ, bình đăng và hạnh phúc, cứu khổ, cứu nạn, mình vì mọingười, mọi người vì mình Vì lợi lạc chúng sinh là thiết thực cúng dàng chưPhật Từ bi có ba ý nghĩa: Thứ nhất, Phật giáo đem lại tình yêu thương và sựbình đăng cho tat cả mọi người Thứ hai, Phật giáo nuôi dưỡng và giải thoátcon người khỏi khổ đau Thứ ba, đạo Phật rèn luyện con người ở “từ bi, hỷ

xả, vị tha”.

Nuôi dưỡng tâm thức — Giá trị hướng dan của đạo đức Phật giáo Nam

tông: Phật giáo Nam tông tin rằng mọi thứ đều do tâm tạo ra Tu tâm là tu Bát chánh đạo dé đạt được giới, định, tuệ Tám con đường tu tập được thể hiệntrong Bát Chánh Đạo đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánhnghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm,chánh định Bên cạnh đó, tu

22

Trang 29

tâm cũng là tu: ngũ giới, thực tập thiền định, và thực hành thiền tuệ (thiền

quán vipassana).

Cốt lõi trong giá trị đạo đức Phật giáo Nam tông là tâm hướng thiện cho con người, hãy luôn làm những điều tốt lành, thiện và tránh những điều xấu, điều ác Hé có điều lành thì cố gắng thực hành, chủ yếu là giữ tâm thanh tịnh

dé không bị phiền não quấy ray Điều nay, tại câu 183 của Kinh Pháp Cú, có

chép rằng: “Hãy làm việc lành, tâm cần thanh tịnh, chớ làm điều ác, đó là lời

Phật [6; 671].

Theo Phật giáo Nam tông, đạo đức thé hiện rõ nhất ở việc tuân thủ giớiluật, đối với Phật tử ngũ giới là chuẩn mực và nền tảng đạo đức cần thiết Bêncạnh việc hướng tín đồ tới đời sống đạo đức cá nhân, thì đạo đức Phật giáocũng đưa ra những nguyên tắc giúp tín đồ xây dựng nền tảng các mối quan hệ

trên cơ sở đạo đức xã hội Dao đức Phật giáo Nam tông ngoai mục tiêu hướng

đến hoàn thiện đạo đức cá nhân thì đặc biệt nhắn mạnh đến xây dựng các mỗi

quan hệ đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội thông qua tư tưởng lục hoà.

Kinh Thiện Sinh (Kinh giáo thọ Thi Ca la việt) có chỉ ra răng, năm mối quan

hệ căn bản trong gia đình là cha mẹ - con cái; vợ - chồng: thày - trò; bạn hữu;

chủ - người lao động.

Một là, giữa con cái và cha mẹ đó là mối quan hệ dựa trên những tình

cảm thiêng liêng và máu thịt, trách nhiệm và nghĩa vụ, truyền thống và đạo hiếu Đức Phật cũng rất coi trọng mối quan hệ nay Gitta cha mẹ và con cái

phải thực hiện năm bổn phận và nghĩa vụ đối với nhau Đức Bồn sư chỉ ra rằng, con cái phải có trách nhiệm nuôi dưỡng khi cha mẹ già yêu; phải bảo vệ

và giữ gìn truyền thống và danh dự gia đình; phải có trách nhiệm đối với tàisản được thừa kế từ cha mẹ và bảo vệ nó; phải giữ trọn đạo hiếu, lo tang lễcho cha mẹ theo phong tục truyền thống: làm tròn trách nhiệm, đạo hiếu vớicha mẹ [7;146] Cha mẹ có năm cách muôi dạy con cái nên người cân lưu ý,

23

Trang 30

đó là: phải có lòng thương yêu và chăm sóc con cái; bảo ban và khuyên nhủcon cái không làm những điều ác; hướng dẫn, giáo dục con cái làm theo điềuthiện; định hướng và dạy dỗ con cái nghề nghiệp; dựng vợ, gả chồng xứng đáng cho con cái khi con cái trưởng thành; giữ gìn và trao truyền của cải, hồi

môn cho con cái khi con cái ra ở riêng [7;157].

Hai là, trong quan hệ giữa thay va trò là quan hệ người dạy và người hoc Phật giáo Nam tông cũng như Nho giáo đều đề cao vai trò của người thầy trong xã hội Ngày nay, nhà giáo vẫn được coi là một nghề cao quý và được

xã hội hết sức coi trọng Đối với mỗi cá nhân mà nói “không thầy đồ trò làmnên”, ca dao từng nhân mạnh về những thành công hay thất bại của học trò cómột phan lớn sức lực giáo dục của người Thay Riêng đối với đạo Phật, ngườithầy càng có nhiều vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ hơn Đối với các đệ tử của mình, là người sư trưởng, cần phải có lòng thương tưởng, dạy dỗ, bảo ban và

huấn luyện đệ tử của mình tat cả những gì mình có, đảm bào trao truyền mạng

mạch chính pháp cho đệ tử, định hướng con đường đúng đắn và giác ngộ cho

đệ tử, sẵn sàng khen đệ tử nếu xứng đáng và nghiêm túc phê bình đệ tử khi

phạm lỗi.[§;3 12].

Người thầy theo đạo Phật phải là người có biện tài, không chỉ có khâugiáo mà còn thân giáo nữa Không chỉ đa văn học rộng, uyên bác về mọi lĩnhvực mà còn còn phải là người gương mẫu về suy nghĩ, lời nói và hành động Chính Đức Phật là người đầu tiên chứng minh về vai trò của người thay, là người thé hiện tinh thần dân chủ trong quan hệ thay trò Ngài nói “Các thay hãy tự làm hòn đảo của chính mình” Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy là thầy của chính mình Thầy cô giáo luôn là những tắm gương, là “kỹ sưtâm hồn”, dao tạo, rèn rũa va hun đúc học trò của minh theo đúng bốn phận,ngược lại, học trò cũng luôn thực hiện tốt sự kính trọng và bổn phận của mìnhđôi với thây cô giáo Theo quan niệm của Phật giáo, học trò có năm bôn phận

24

Trang 31

đối với người Thầy của mình, cần nghiêm túc thực hiện như: khi gặp Thầyphải kính cần, trang nghiêm, đứng lên chào hỏi; phải chăm chỉ học tập và nghe lời thầy; phải chăm sóc vả phụng dưỡng Thay; phải phục vụ Thay chu đáo; có trách nhiệm và hoàn thành tốt, học hỏi nghề nghiệp từ Thay [9;217].

Ba là, trong mối quan hệ vợ chồng, đối với Phật giáo Nam tông theo tỉnh thần bình đăng, không phân biệt, cho nên người vợ và người chồng trong gia đình phải tuân theo nguyên tắc bình đăng trước hết Vợ chồng phải tôn trọng

nhau cùng xây dựng gia đình và chăm lo cho con cái, phụng dưỡng cha mẹ,đối nhân xử thế hài hoà với gia đình nội, ngoại và họ hàng Phật giáo cũngnhấn mạnh, đức tinh chung thuỷ của vợ chồng là cần thiết Người chồng phảitôn trọng vợ; phải chăm lo, săm sửa đồ đạc, nữ trang cho vợ [10;419] Mộtngười chồng tốt, phải là người chồng luôn thương yêu, chăm sóc cho gia đình

và con cái Và một người vợ tốt phải là người vợ luôn biết nhún nhường, giữ

hoà khí trong gia đình, chăm lo phát triển của sự nghiệp cho chồng, một lòng

phụng dưỡng cha mẹ chồng và nghe lời chồng [1 1;516].

Đề tạo hoàn cảnh cho môi trường sống tốt đẹp hơn, lý tưởng hon, ĐứcPhật đã khuyên dạy người phụ nữ làm dâu bên gia đình chồng như sau: “Ởđây nay Anuruddha, nữ nhân đối với người chồng nào me cha ga cho Hạnh

phúc và lòng thương tưởng của người vợ phải man khởi lên từ lòng bi ái Nữ

nhân dậy trước, đi ngủ sau cùng, vui lòng nhận mọi công việc, xử sự đẹp

lòng, nói lời dé thương Phàm có tiền bạc, lúa gạo, bac và vàng người chồngđem về, nữ nhân ấy phòng hộ, bảo vệ chúng, giữ gìn để khỏi ăn trộm, ăn cắp,

kẻ uống rượu, kẻ phá hoại ”.[13; 319]

Bốn là, quan hệ bạn bè với nhau: Tình bạn là một loại tình cảm tự nhiêncủa con người Trong mỗi môi trường sinh hoạt và làm việc chúng ta đều cóbạn bè, đồng nghiệp Vì vậy người bạn là yếu tố không thể thiếu được và cóvai trò rât to lớn trong cuộc sông của môi người Theo quan niệm của Phật

25

Trang 32

giáo, trong nhiều kinh điển, Đức Bồn sư đã chỉ ra trên đời có bốn hạng ngườichân thành, chân thật có thể làm bạn: Người luôn giúp đỡ người khác màkhông nề hà, không vì mục đích hay toan tính; người có lòng chung thuỷ và luôn đồng hành buôn, vui, sướng khổ, luôn lắng nghe người khác; người luôn biết điều tốt mà khuyên răn, chỉ bảo và định hướng lợi ích cho người khác; người luôn có lòng thương tưởng và yêu mến người khác [14;817] Về các nguyên tắc giữa bạn bè với nhau trong ứng xử, Phật giáo cũng chỉ ra rằng, cónăm nguyên tắc về cơ bản như: dùng lời nói chân thật với nhau; cùng nhau

làm lợi và đồng hành, không lừa dối, phỉnh nợ nhau; giúp đỡ, cưu mang, che

chở nhau những lúc khó khăn hay khi gặp hoạn nạn; luôn hoà kính và tôn trọng gia đình của nhau [15;Š 18].

Thứ năm, quan hệ giữa chủ và tớ Xã hội An Độ thời bấy giờ có chế độ đăng cấp nghiêm khắc Bà-la-môn, vua quan, thường dân, tiện dân Tầng lớp không có tiếng tăm giống như một công cụ lao động biết nói, suốt đời phảiphục tùng, phục tùng cấp trên, gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề nhất của xãhội Sự ra đời của Đức Phật là tiếng nói đầu tiên của lòng từ bi, bình đăng xóa

bỏ chế độ đăng cấp, gan két moi người lai với nhau va đối xử nhân đạo với

nhau Phật giáo Nam tông cũng cho răng, quan hệ giữa người chủ và ngườilao động là quan hệ bình đăng vì tất cả đều có cùng dòng máu, cùng giọt nướcmắt mặn như nhau, tuân theo các nguyên tắc: người chủ phải nhìn người laođộng mà giao việc cho phù hợp; phải chăm lo và đảm bảo tiền công cho ngườilao động dé họ có cuộc sống an nhàn; phải giúp đỡ và tạo điều khiện khi ho bịbệnh hay gặp khó khăn, lúc hoạn nạn; phải đảm bảo cho họ chế độ làm việc

và nghỉ ngơi; phải chia sẻ đồ ăn, thức uống cho ho cùng hưởng.[16;713].

Mặc dù lời dạy này cách nay khoảng 26 thế kỷ, nhưng so với tỉnh thầnnhân bản của đạo Phật thì rất gan, rat hién thuc thé hién chất nhân văn sâusắc Phật giáo Nam tông cũng chỉ dạy thêm rằng, đối Visakha, khi ở trong nhà

26

Trang 33

người chồng có nữ tỳ, thì người nữ tỳ phải luôn biết thân phận và công việccủa mình mà phục tục, chu toàn trách nhiệm của mình Biết sự thiếu sót củachúng với công việc không làm Biết sức mạnh hay sức không mạnh của những người đau bệnh Đồng thời cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà chia sẻ hay giúp đỡ người khác Như vậy nay Visakha các con cần phải học

tập”.[17; 619]

Đối với người chủ và người lao động, ngoài những điều trên, Phật giáoNam tông còn chỉ dạy trách nhiệm của người lao động đối với chủ của mình,cần phải có lòng thương đối với người chủ của mình theo năm cách: chăm chỉ

và dậy sớm lo cho chủ; luôn bằng lòng với những gì người chủ đã cho mìnhxứng đáng hưởng; luôn hoàn thành các công việc một cách khéo léo; phải

luôn tôn trọng và lay danh tiếng tốt cho chủ trong mọi hoàn cảnh, mọi

An Độ, Phật giáo đã lan rông và phổ biến tại nhiều quốc gia Phật giáo anhhưởng đến cuộc sông Đặc biệt là những người đến từ các nước phương Đông.Những giáo lý và giáo luật của Phật giáo có vai trò định hướng và điều chỉnhhành vi đạo đức con người, phát huy điều thiện và diệt trừ điều ác Theo quanđiểm của đạo Phật, tu sĩ hay cư sĩ, không có gì khác là một cuộc sống thiêngliêng, đạo đức và mẫu mực Trên hết, trong mọi thời đại, đạo đức Phật giáoluôn thấm sâu tận trong gốc rễ đời sống nhân loại, giúp con người thanh lọcthân tâm và xây dựng nền tang văn hoá nhân văn, xã hội hướng thiện và hoàbình Phật giáo Nam tông được truyền bá và phát triển ở Nam Bộ, Việt Nam

27

Trang 34

khá muộn so với Phật giáo Bắc tông, được truyền bá và phát trién ở miền Bắc

này.

Phật giáo Nam tông có sự phát triển ở Việt Nam vào cuối thập niên

1930 Đây là thời kỳ lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc và Phật giáo Việt Nam Cũng chính là thời kỳ ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch

Hồ chí Minh sáng lập và lãnh đạo Trong giai đoạn bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam, đang liên tục diễn ra những cao trao đấu tranh cách mạng hào hùng

và anh dũng của các tầng lớp nhân dân đấu tranh trong cuộc kháng chiến kiên

cường và bat khuất chống thực dân dé dành lại tự do cho Tổ quốc.

Trong bối cảnh lịch sử ay, tuyét dai da s6 tăng ni va phật tử Việt Nam

nhiệt liệt hưởng ứng theo lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhất té đứnglên cùng toàn dân toàn quân tích cực tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đạiđầy chính nghĩa của dân tộc, mặt khác ra sức tích cực hoạt động dé day manhcông cuộc van động thống nhất và chan hưng Phật giáo nước nhà, nhằm thựchiện tinh thần lời dạy của đức Phật: vì lợi lạc quần sanh, vô ngã vi tha, phat

huy truyền thống yêu nước phụng sự đạo của lịch sử Phật giáo Việt Nam

trong sự nghiệp bảo vệ đạo pháp và dân tộc, vừa khế hợp với yêu cầu vậnđộng sức mạnh tổng hợp đoàn kết dân tộc trước thực tiễn tình hình đất nước,vừa không ngừng đưa Phật giáo Việt Nam theo kịp xu thế phát triển chungcủa Phật giáo các nước láng giềng và Phật giáo thế giới

28

Trang 35

Chính sự truyền bá của Phật giáo Nam tông trong bối cảnh lịch sử ấy của

dân tộc và Phật giáo Việt Nam tạo nên cơ duyên thuận lợi cho quá trình hội

nhập nhanh chóng và phát triển nhịp nhàng của trong vận hội chung của đất nước và sánh vai cùng với thành phần khác trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam Và cũng nhờ vậy nên trải qua biết bao biến có đổi thay thăng tram của lịch sử Phật Giáo và dân tộc, vẫn luôn sắt son gắn bó và được phát triển hài hòa cùng chung với sức sống và vận mệnh của dân tộc và cộng đồng Phậtgiáo Việt Nam ké từ khi du nhập đến nay, và cũng qua đó, đã cùng với các tổchức hệ phái khác, có những cống hiến thiết thực nhất định trong nhiều lĩnhvực hoạt động phật sự, góp phần hoàn thành sứ mệnh phụng sự đạo pháp và

phục vụ nhân dân trong sự nghiệp chung của Phật giáo Việt Nam và cùng

chung sức xây dựng Phật giáo Việt Nam trở thành một thực thể vững mạnh, tồn tại hòa điệu nhịp nhàng trong mạch sống dân tộc trải qua bao cuộc thịnhsuy thăng trầm của đất nước bốn ngàn năm văn hiến

Nói đến công đức khai son phá thạch dé Phật giáo Nam tông có mặt tạiViệt Nam là nói đến công đức của một số Tăng sĩ và Phật tử Việt kiều đang

sinh sông tại Campuchia Họ đã kết hợp với một số phật tử nhiệt thành trong

nước, ra sức xây dựng nền móng ban dau cho tại Việt Nam Trong số các vị

có công đầu, đáng được nhắc đến là sự đóng góp đắc lực của các nhà sư và cư

sĩ tiêu biểu như: Bác sĩ thú ý Lê Văn Giảng (về sau là cố Hoà thượng HộTông) và ông Nguyễn Văn Hiểu cùng số bạn bè thân hữu của họ đã cùng vớimột số các bậc cao tăng khác như: Hoa thượng Buu chon, Hoà thượng ThiệnLuật, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hoà thượng Ân Lâm, Hoà thượng TốiThắng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công cuộc hoằng đươngPhật giáo Nam tông tại Việt Nam và giờ đây các vị ấy đã trở thành các bậcdanh tăng thạc đức tiền bối và những cư sĩ lão thành có công lớn sáng danhtrong lịch sử du nhập và xây dựng tại Việt Nam.

29

Trang 36

Trong giai đoạn đầu có mặt tại Việt Nam, các tu sĩ và cư sĩ Nam tông chỉtập trung vào việc tu tập thiền quán, biên soạn kinh sách, thuyết giảng Phậtpháp, hướng dẫn cho phật tử sơ cơ tu học và thực hành giáo lý chánh truyền nguyên thuỷ của Đức Phật để giúp họ loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê

tín dị đoan không phù hợp với tín ngưỡng chánh pháp của đạo Phật, tìm địa

điểm thích hợp dé xây dung co so tong lâm tự viện lam nơi tu học va hoang

pháp lợi sanh cho chu tăng va Phật tử, đơn giản hóa trong cách thờ phượng va

nghi lễ cúng kiến.Chính những sinh hoạt đặc thù nguyên thuỷ ấy đã thu hútnhiều người cảm kích xu hướng tin theo, chính vì vậy tuy hiện diện chưađược bao lâu, đã càng lúc càng phát triển nhanh chóng và đáng kể về sốlượng chư tăng và tín đồ

Nhiều ngôi chùa Phật giáo Nam tông đã được xây dựng tại Sài Gòn và một số tỉnh thành lân cận cũng như tại một số tỉnh thành miền Trung, trong đóngôi Bửu Quang Tự là tổ đình đầu tiên, toa lạc tại Phường Bình Chiểu, QuậnThủ Đức cũng đã được xây dựng vào cuối năm 1937 Đây là những nỗ lựcđáng ké của chư tăng và phật tử Nam tông trong công cuộc đặt nền móng banđầu cho sự hình thành va phát triển qua các giai đoạn phát triển của lịch sử ,

và được xem là những hoạt động đặc trưng của tại Việt Nam từ khi vừa có

mặt tại Việt Nam.

Cũng ngay từ buổi giao thời đó, trước tình hình bối cảnh đất nước đang lâm cảnh chiến tranh ly loạn, đạo Phật Việt Nam rơi vào tình cảnh phân hóa tram trọng, trong một xã hội có chiến tranh, thân tâm phân tán, vàng thau lẫn

lộn, thật giả khó phân, có người yêu nước lẫn kẻ bán nước với những xu

hướng chính trị, quan điểm chánh nghĩa, phi nghĩa bất đồng: tình hình xã hội,chính tri rỗi ren phúc tạp, lại thêm tác hại nghiêm trọng của chính sách thựcdân chia để trị, càng làm suy yếu sức mạnh nội bộ dân tộc Việt Nam càng dễ

bề thôn tính và cai trị Chính trong tình cảnh nước mất nhà tan, nhân dan bắt

30

Trang 37

ồn ấy, người phật tử Việt Nam vốn thừa hưởng truyền thống yêu nước từngàn xưa cua dân tộc va Phat giáo, và những tang ni phật tử tức thời, có tâm

huyết vận mệnh sống còn của đất nước, của dân tộc và đạo pháp, làm sao có thé bình chân toa thị, và cũng vì vậy đã có biết bao tăng sĩ Việt Nam, trong đó

có một số nhà sư Nam tông “Cởi cà sa mặc chiến bảo”, lên đường đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, tham gia kháng chiến chống chủ nghĩa

thực dân để bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu như các vị sư Tâm Kiên, Hữu

Nghiệp cùng với một số nhà sư khác và cư sĩ khác đã ra đi trong khi đangcòn tu học và sinh sông trên đất nước Campuchia

Cũng cần mở ngoặc ghi nhận ở đây mối quan hệ thường xuyên gan bógiữa Việt Nam trong nước và phật giáo Campuchia cũng như cộng đồng phật

tử người Việt sinh sống trên đất nước nảy, đã không ngừng được tăng cường cũng cố, tạo nên mối quan hệ hữu nghị hợp tác ân tình quan trọng, xuyên suốtqua bao thời kỳ lịch sử thăng trầm của dân tộc và phật giáo hai nước ViệtNam - Campuchia càng thêm tốt dep, trong đó có sự đóng góp đáng kế của

Việt Nam.

Nổi bật nhất là trong khoảng thời gian đi tiên phong trong công cuộcđấu tranh anh đũng của các tầng lớp nhân dân chống lại bạo quyền độc tài củatay sai Ngô Đình Nhiệm, đã trở thành một trong những thành viên xung kích

và tích cực trong các phong trào xuống đường, tuyệt thực, biểu tình và đấutranh trực diện ở tại nhiều địa phương nhất là ở Huế và ở tại Thành phố HồChí Minh này Biết bao chư tăng và phật tử Nam tông cũng đã chịu chung cảnh bị đánh đập, giam cam, tra tan, cùng với số phận của hàng ngàn tăng ni

và phật tử khắp nơi trên cả nước, thậm chí Hoà thượng Bửu Chơn cũng khôngthoát khỏi cảnh ngộ bị giam cầm chung cùng với các vi tôn túc lãnh đạo Phật

giáo khác.

31

Trang 38

Chính sự đoàn kết cùng nhau một lòng, kề vai sát cánh, sống chết cónhau, trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam cho sự tồn sinh củađạo pháp và dân tộc, là chất keo tình cảm vô cùng quan trọng, tạo điều kiện

và tiền đề cho sự hình thành và phát triển nên tinh thần hòa hợp chúng, bất khả phân ly, mở đầu cho công cuộc vận động thống nhất Phật giáo nước nhà, nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng ni phật tử Việt Nam, bất luận tông môn hệ phái nào, rất thiêng liêng và bền chặt.

Chính vì sự nhận thức được sự khác biệt giữa và Bắc tông là sự thậtkhông có ranh giới đáng kể, nó chỉ mang tính chất hiện tượng tam thời Bảnchất khách quan của sự vật của sự vật — nền tảng nhận thức của Phật giáo luônluôn hiện diện trong ý thức của Tăng Ni Phật Tử, tất yếu dẫn đến nhận thứcrằng nô lực trong cuộc vận động thống nhất Phật giáo cũng chính là cuộc đấu tranh để đưa đến sự thống nhất các điểm bat đồng dị biệt dé thực hiện tínhnhất thé tương đồng trong nội bộ Phật giáo, và điều này chỉ có thé thực hiệnđược khi hoàn cảnh chủ quan (ý chí thống nhất của Tăng Ni Phật tử cả nước)

và điều kiện khách quan (sự thống nhất đất nước) cho phép; chính vì vậy nên

dù có một số điểm dị biệt bất đồng về hình thức và nội dung biểu hiện trongcách thờ phượng, trong quan điểm nội dung giáo lý và trong các phương pháphành trì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của tăng ni phat tử giữa Nam —Bắc tông, thật sự sống biết tôn trọng và thực hành đúng theo tinh thần Lụchòa cộng trụ và Tứ nhiếp pháp của đức Phật Có thể nói từ khi du nhập vàoViệt Nam, Phật giáo Nam tông đã học được cách thé hiện tinh thần khế cơ của Phật giáo khá trôi chảy, và nhờ điều này, nên không có gì ngạc nhiên khiđạt được những kết quả đáng ngạc nhiên đất nước gặp nhiều thuận lợi, trong

đó có sự đóng góp không nhỏ của Giáo hội Phật giáo Nam tông Việt Nam quacác thời kỳ, mà đỉnh cao là Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ

chức long trọng tại Ha Nội vào tháng 11 năm 1981, và là một trong 11 thành

32

Trang 39

viên của hội nghị có ý nghĩa lịch sử quan trọng này Và cũng bắt đầu từ điểmmốc lịch sử quan trọng ấy của Phật giáo Việt Nam, Tăng tín đồ đang phấnđấu tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống phục vụ đạo pháp và dân tộc trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà các bậc tiền bối đã day công khai sơn phá thạch và mở đường cho các thế hệ hiện tại và tương lai vững bước.

Xác định lập trường nhập thé, phan dau thực hiện lý tưởng phụng sự cho

sự nghiệp chung của Phật giáo Việt Nam, phát huy ánh sáng chánh pháp của

Phật ngày càng lan tỏa và trường tồn trên quê hương Việt Nam, vì đại nghĩadân tộc và hạnh phúc của đồng bào là lý do tồn tại và cũng là sợi dây chungxuyên suốt nó, chỉ đạo mọi hoạt động lợi ích của Phật giáo Nam tông Việt

Nam.

Trong nửa thế kỷ qua, tại nước ta đã góp phần tạo nên sự thống nhất

trong tính đa dạng của Phật giáo Việt Nam Sự có mặt của Phật giáo Namtông cũng đã cho thấy những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hoá tỉnhthần và đặc biệt là đạo đức, lỗi sống, và phong tục, tập quán của người dân,nhất là những khu vực với sự phát triển và truyền bá trực tiếp trong cộng đồngcủa hệ phái Phật giáo này.

1.2.2 Sự du nhập, phát triển của Phật giáo Nam tông ở tỉnh Vĩnh Long

Ngược dòng lịch sử tìm về nguồn cội, chúng ta được biết Phật giáo Namtông tại Việt Nam có hai hệ, xuất phát từ hai nguồn chính:

Một là: Phật giáo Nam tông Khmer, xuất phát từ truyền thống hành trì củaphật giáo trong cộng đồng người Việt gốc Miên, duy trì tập quán từ thế kỷXIII đến nay, chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ ngàynay Bao gồm một hệ thống chùa tháp với kiến trúc khá độc đáo củả nền vănhóa Oc Eo & phật giáo Khmer; Ngôi chùa và vị sư sai có vị tri quan trong, có

an tượng rat đậm nét trong đời sông tinh than và văn hóa trong cộng đồng dân cư; Hệ thống trường lớp Phật học ở các chùa, Khu vực và tiêu biểu là Học

33

Trang 40

Viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập và hoạt đông có hiệu quả

nhiều năm qua Chứng tỏ, sự phát triển nhanh chóng vai trò của Phật giáo

Nam tông Khmer trong xã hội và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính

quyền các cấp với Hệ phái Phật giáo này Chúng ta sẽ còn nhiều dip tiếp tục nghiên cứu, giới thiệu, và quảng bá rộng rãi, sâu sắc hơn về hệ phái Phật giáo

Nam tông này

Hai là: Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Việt, mới được dunhập vào Việt Nam khoảng những năm cuối thập kỷ ba mươi của thế kỷ XX;

Do Ngài Hộ Tông, nguyên là một thày thuốc Việt Nam sang hành nghề ở

Nam Vang, sau đó xuất gia tu hành theo truyền thong Nam tông Khmer, rồi

trở về nước, hoằng truyền Phật pháp, phát triển Phật giáo Nam tông trongcộng đồng người Việt ở Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh Nam Bộ rồi phát triển dần ra Huế, các tỉnh Trung Bộ và lên các tỉnh Tây Nguyên

Nhóm cư dan chịu ảnh hưởng sớm nhất bởi dòng Phật giáo Nam tông làngười Khmer sinh sống chủ yéu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là người Khmer Nam Bộ Họ tiếp nhận hệ phái một cách sâu đậm nhất có lẽ bắtđầu từ giai đoạn suy vong của dé chế Angkor sau thế kỷ XIV Đây cũng làgiai đoạn đánh dấu thời kỳ suy tàn cực điểm của đạo Bà La Môn(Brahmanism), vốn thống trị trong cung đình Khmer từ thế kỷ thứ VI Hiện

nay, Phật giáo Nam tông Khmer có 450 ngôi chùa, trong đó tỉnh Trà Vinh

chiếm số lượng nhiều nhất với 142 ngôi chùa và Vĩnh Long có 13 ngôi chùa Trong ba hệ phái Phật giáo ở Việt Nam: Phật giáo Bắc tông, Nam tông vàKhat sĩ, sự phân bố của Bắc tông chủ yếu trong cộng đồng người Việt vàngười Hoa, còn Nam tông thì có sự ảnh hưởng và hình thành hai cộng đồng làNam tông kinh và Nam tông Khmer, Hệ phái Khất sĩ cũng được phát triển

mạnh mẽ ở nhiều tỉnh vùng Nam Bộ Mối quan hệ cộng cư giữa 03 tộc người

Việt, Hoa và Khmer tại vùng đất Nam Bộ được hình thành từ thế kỷ XVII đã

làm cho môi quan hệ giao thoa văn hóa diễn ra xuyên suôt, đạo tinh gan bó

34

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w