1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ xây dựng trong tiếng Việt và tiếng Hàn

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

VŨ THỊ HÀNG

LUẬN VĂN THAC SĨ NGON NGU HOC

Ha Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

VŨ THỊ HANG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 8229020.1

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn

GS.TS Trần Trí Dõi TS Phạm Thị Thuý Hồng

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Đối chiếu thuật ngữ xây dựng

trong tiếng Việt và Tiếng Hàn dưới đây hoàn toàn là công trình nghiên cứu

của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Thuý Hồng Những tư

liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cáchkhách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới

bắt kỳ hình thức nao Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không

trung thực trong thông tin.

Tác giả

Vũ Thị Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi loi chân thành cam on đến cô - TS Phạm ThịThuý Hồng đã hướng dẫn cặn kẽ, nhiệt tình hỗ trợ, chỉ bảo và giúp em

hoan thành luận văn thạc si này.

Xin chân thành cảm cơn các Thầy cô thuộc khoa Ngôn ngữ trường

DHKHXH&NV HN đã tan tình giảng dạy em trong thời gian học tập và nghiên

cứu, giúp em có được những kiến thức nền tảng cũng như những lý luậnchuyên sâu đề ứng dụng vào việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ trongsuốt quá trình học và hoàn thiện luận văn.

Do kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế và nhiềuthiếu sót, kính mong thầy cô chi dan và đóng góp thêm dé luận văn của em

được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cam ơn!

Tác giả

Vũ Thị Hằng

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - - ¿5-5 + + + *++vx+eeeseeeeeeersex 104 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - - ¿2 2+s+++zx+zxzxzxerxeee II5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - G2 E311 E**EEESeEEereEserkrrerereerre 12

6 Một số đóng gÓp - -22 2+S2+EE9 E9 SE EEEEEEEE71211211211211211 7111111 xeE 13

7 Câu trúc luận VAN -¿-¿- Set t3 EkSESEEEEEESEEEEEEEESEEEEEEEESEEEEEkrkrrrrrree 13

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN -2-©5£©525E22£2c£EczEerxrrsrred 151.1 Những van dé lý thuyết cơ bản về thuật ngữ - 15

1.1.1 Khái niệm thuật HØF cà SE kErikereesreereerreeree 151.1.2 Tiêu chuẩn của thuật ngữ -+©5e©ce+ce+cccxcrerxerkerree 181.1.3 Phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm khác -. : 22

1.2 Những van đề lý thuyết cơ bản về TNXD -2-5¿ 55552 27

1.2.1 Khai nidn6 00nố 271.2.2 Don vị cấu tạo TNXD trong tiếng Việt và trong tiếng Han 27

1.3 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Hàn 321.3.1 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng VIỆt -sc5s55¿ 32

1.3.2 Phương thức cau tạo từ trong tiếng Hàn 331.4 Con đường hình thành thuật ngữ . -. 55555 +5<<<+<+x 35

Tiểu kết - - 2222 HH HH HH re 36

Trang 6

CHUONG 2: DOI CHIEU ĐẶC DIEM CẤU TẠO TNXD TRONG

TIENG VIET VA TIENG HAN 00 cccccccccccccscsssessessessessessesseeseessessessesees 372.1 Dac diém cau tao TNXD trong tiéng A 6 (ol TS sexy 372.1.1 Đặc điểm cấu tạo TNXD trong tiéng Việt là ttừ - 37

2.1.2 Đặc điểm cấu tạo TNXD trong tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ 41

2.2 Đặc điểm cau tạo TNXD trong tiếng Hàn . 5 52©55- 46

2.2.1 Đặc điểm cấu tạo TNXD trong tiếng Hàn là từ 47

2.2.2 Đặc điểm cấu tạo TNXD trong tiéng Hàn là cụm từ 51

2.3 Đối chiếu đặc điểm cau tạo TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn 54¡"c1 56CHUONG 3: DOI CHIEU VE CON DUONG HÌNH THÀNH TNXD

TRONG TIENG VIET VA TIENG HAN W.0.0 ccccccccccccssesseessesesseeseeseeses 583.1 Con đường hình thành TNXD trong tiếng Việt - 583.1.1 Thuật ngữ hoá từ thông thưỜï c «<< ssseeeseeess 583.1.2 Tạo thuật ngữ moi dựa trên cơ sở ngữ liệu SAI CÓ eece- 59

3.1.3 Vay mượn thuật ngữ tiéng nước ngoài veececceccesseeseesseseeseseeseesees 60

3.1.4 Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành ‹« ««+<+ 613.2 Con đường hình thành TNXD trong tiếng Hàn .- 64

3.3.1 Thuật ngữ hoá từ thông thurong -ccc<sss<scsseesss 643.3.2 Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu SAIN CÓ - 64

3.3.3 Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngOài -c-cceccsccec: 65

3.3.4 Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành ‹ - «+ 663.3 Đối chiếu con đường hình thành TNXD trong tiếng Việt va tiếng Hàn .67Tiểu kết 2222 HH re 69

KẾT LUẬN 5-52 ©5222 12E12E127127127171111211211211211 2112111111 eo 71DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-52 55c25sc5e2 74I.10000 02 77

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

Viết tắt Từ được viết tắtĐHQG Đại học Quốc Gia

ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 So sánh thuật ngữ va từ thông thường +5 «+-s<+<+ 23

Bang 1.2 So sánh thuật ngữ và từ nghề nghiệp -2- 5-55 ©5z55e2 26

Bang 2.1 Cau tạo TNXD trong tiếng Việt 55 Scccc2rcrxererrei 37

Bang 2.2 Nguồn gốc TNXD trong tiếng Việt là từ đơn tiết 38

Bang 2.3 Cau tạo TNXD trong tiếng Việt là từ đa tiết 4IBảng 2.4 Số lượng ngữ tố cấu tạo nên TNXD trong tiếng Việt là cụm từ 43

Bang 2.5 Cau tạo TNXD trong tiếng Hản 2-52-5555 cscxccxzei 47Bang 2.6 Nguồn gốc TNXD trong tiếng Han là từ đơn tiết 48

Bang 2.7 Cau tao TNXD trong tiếng Hàn là từ da tiết . 51

Bang 2.8 Cau tao TNXD trong tiếng Hàn là cụm từ -: 52

Bang 3.1 Con đường hình thành TNXD trong tiếng Việt - 63

Bảng 3.2 Con đường hình thành TNXD trong tiếng Hàn - 66

Bang 3.3 Con đường hình thành TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn (%) 67

Trang 9

triển nhanh chóng của xã hội, các ngành khoa học công nghệ kĩ thuật cũng

phát triển theo Điều này khiến cho các nhà ngôn ngữ học dành sự quantâm sâu sắc tới việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ các ngành

khoa học Chính vì vậy việc nghiên cứu thuật ngữ ngày càng được mở rộng

và đi cụ thé hơn ứng với các ngành khoa học hiện nay.

Xã hội ngày một phát triển và chúng ta không thể phủ nhận được

tam quan trọng của ngành xây dựng Xây dựng là một trong những ngành

đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng cho xã hội

và phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia.Hơn thế nữa ngành xây dựng còn đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế củamỗi quốc gia, là xương sống của nền kinh tế Trong tình hình phát triểnchóng mặt của nước ta hiện tại thì ngành xây dựng là ngành vô cùng tiềmnăng Đánh giá được tiềm năng của thị trường xây dựng hiện nay của ViệtNam và số lượng các công trình đầu tư nước ngoài ngày một tăng, các

doanh nghiệp Hàn Quốc hướng tới mở rộng thị trường xây dựng sang Việt

Nam Trong khi đó các doanh nghiệp xây dựng trong nước lại có nhu cầu

lớn về việc hợp tác phát triển với các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc.Trong quá trình tao đôi về kĩ thuật chuyên môn trong xây dựng thì việc trao

đổi ngôn ngữ, chuyền dịch giữa hai bên là vô cùng quan trọng Hon thé nữa

Trang 10

đây là ngành kĩ thuật đòi hỏi sự chính xác cao nên việc sử dụng các thuật

ngữ giữa hai bên cũng cần được chuẩn hoá.

Hiện nay đã có một số nghiên cứu về thuật ngữ khoa học xây dựngvà hệ thống thuật ngữ trong ngành này và các ngành khoa học có liên quan.Tuy nhiên, nhận thấy việc đối chiếu TNXD giữa tiếng Hàn chưa được đề

cập đến và tính cấp thiết của đề tài này, trong giới hạn ngữ liệu được khảosát luận văn dưới đây chúng tôi tập trung vào việc đối chiếu về đặc điểm cau

tạo và con đường hình thành của TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn Qua đó

chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về câu tao và con đường hình thành

TNXD giữa hai ngôn ngữ Hy vọng rang, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ

đóng góp thêm vào công tác nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ nói chung và

TNXD nói riêng Đây chính là ly do chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đối chiếu thuật

ngữ xây dựng trong tiếng Việt và tiếng Hàn” làm đề tài nghiên cứu.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới

Thuật ngữ là một phần quan trọng của ngôn ngữ cũng là một phần

phản ánh nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ của một quốc gia Trong quátrình lao động sản xuất và phát triển các ngành khoa học kỹ thuật, thuậtngữ ra đời dé ghi lại các khái niệm về sự vật hiện tượng Thuật ngữ được

chú ý va bắt đầu nghiên cứu vào thé kỷ XVIII và XIX Tuy nhiên việcnghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ.

Sau đó, đến năm 1992 Cabre đã chia sự phát triển của thuật ngữ họchiện đại thành 4 giai đoạn chính:

- _ Giai đoạn hình thành (1930 - 1960): Giai đoạn này các tac giả đã

bắt đầu công tác nghiên cứu thuật ngữ Đầu tiên là Tiến sĩ ngườiĐức - Wuster E là người đặt nền móng cho sự phát triển củangành thuật ngữ học với tác phẩm “Lý luận chung về thuật ngữ

Trang 11

năm 1931 Sau ông là bốn nhà ngôn ngữ học nổi tiếng: A.Schloman, F de Sausure, E.Dresen và J E Holmstrom đã thamgia vào việc giải quyết các van đề về thuật ngữ Cũng trong thờikỳ này, các nước châu Âu rồi các nước phương Tây, Bắc Âutham gia vào việc nghiên cứu thuật ngữ Từ đó hình thành ba

trường phái nghiên cứu về thuật ngữ Đó là trường phái nghiêncứu thuật ngữ Áo; trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc

và trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết Giai đoạn này các

công trình nghiên cứu được coi là cái nôi của ngành khoa họcnghiên cứu thuật ngữ.

Giai đoạn cấu trúc (1960-1975): Trong giai đoạn này cả thế giới

phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ Đặc biệt là sự phát triểnvượt bậc của ngành máy vi tính và kỹ thuật soạn thao văn bảntrên máy tính Kho xử lý dữ liệu trên máy vi tính được xây dựnglên và lưu trữ lại Lúc nay các hệ thuật ngữ bắt đầu được lập ra

và sử lý bằng máy vi tính, đồng thời việc chuẩn hoá hệ thống các

thuật ngữ được đặt ra.

Giai đoạn bùng nồ (1975-1985): Giai đoạn này các công trình vềthuật ngữ gia tăng một cách bùng nô Cũng chính ở giai đoạn này

thuật ngữ được đề cao trong ngôn ngữ học hiện đại Tiêu biểu làcác nhà ngôn ngữ học Xô viết như Reformatski A.A, Vinogradov,

Vinorku G.O, Trong giai đoạn này, thuật ngữ được bàn luậnđến về khái niệm, tiêu chuẩn, chức năng và phân biệt thuật ngữvới danh pháp Cũng trong giai đoạn nay các cuốn từ điển về cácngành khoa học, các nghiên cứu về thuật ngữ ra đời.

Giai đoạn phát triển (1975 đến nay): Tw sau năm 1985 khoa họckỹ thuật và công nghệ bùng nỗ trên toàn thé giới Cùng với xu

Trang 12

hướng phát triển chung của thế giới, nghiên cứu về thuật ngữcũng mở rộng và phát triển theo Trong giai đoạn này, sự hợp tácvà kết nối mang tính quốc tế về việc nghiên cứu thuật ngữ được

củng cô và mở rộng hơn.

Trải qua các giai đoạn thời kỳ nhiều biến động thì thuật ngữ đã và đangphát triển như một lĩnh vực nghiên cứu khoa học Hiện nay công cuộc nghiên

cứu về thuật ngữ vẫn còn rất sôi động và ngàng càng được mở rộng hơn.

2.2 Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trong nước

Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam được chia thành các

giai đoạn sau:

- Đầu thé kỷ XX đến năm 1945: Do đặc điểm về lịch sử nên khoa

học xã hội ở nước ta xuất hiện muộn Đầu thế kỷ XX việc nghiêncứu về thuật ngữ hầu như chưa được chú ý tới Các bài viết chủyếu vẫn còn tranh luận về việc dùng tiếng Pháp, tiếng Hán hay

tiếng Latinh dé đặt cho thuật ngữ khoa học Sau khi thống nhất về

hệ thống chữ quốc ngữ, Hoàng Xuân Hãn đánh dấu sự hình thànhhệ thong thuật ngữ tiếng Việt bằng tác phẩm Danh từ khoa học.

- Từ năm 1945 đến năm 1975: Theo dòng lịch sử, giai đoạn này đấtnước chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai nhiệm vụ khácnhau Miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,

miền Nam vẫn trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước.

Van dé đặt ra bấy giờ là việc xây dựng thống nhất thuật ngữ Ở

miền Bắc các công trình tiêu biểu của Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế,

Nguyễn Văn Tu, đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thuật ngữ, xâydựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển Đến năm 1960, nhà

nước đã ban hành Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạndanh từ khoa học tự nhiên và một bản nguyên tắc xây dựng thuật

Trang 13

ngữ khoa học xã hội Sau đó các hội thảo hội nghị về việc xây

dựng thuật ngữ được tổ chức và đưa ra nhiều ý kiến Cuối cùng

đã thành lập Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học được thànhlập và công bố Dé dn về quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước

ngoài sang tiếng Việt vào năm 1966 va Bản quy định tạm thời vêquy tắc phiên thuật ngữ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Điềunày đã thúc đây việc thống nhất các hệ thống thuật ngữ và 40 tập

thuật ngữ đối chiếu đã được biên soạn.

- Từ năm 1975 đến nay: Sau khi đất nước được thống nhất, dé thực

hiện công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật thì việc xây dựng thuật

ngữ khoa học là công tác hàng đầu Các nhà ngôn ngữ học Lưu Vân

Lăng, Lê Khả Kế, Hoàng Văn Hành, tập trung vào việc nghiên

cứu thuật ngữ và vay mượn thuật ngữ nước ngoài như thế nào Năm1991, Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: đặc điển cấu tạo của Vũ

Quang Hào đã mở đầu cho khuynh hướng nghiên cứu thuật ngữ về

đặc điểm cấu tạo Từ đó trở đi, việc nghiên cứu về thuật ngữ xét trêncác bình diện khác nhau của ngôn ngữ học được mở rộng va di sâu.

Ngày càng có các công trình nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luậnvăn thạc sĩ, các bai báo cáo khoa học được trình bay va làm đa dạnghơn về lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ.

Xây dựng là một ngành khoa học cũng đòi hỏi xây dựng và chuẩn

hoá thuật ngữ cho riêng mình Tuy nhiên ngành khoa học này còn khá nontrẻ do quá trình lịch sử gian nan của nước ta Vì vậy việc nghiên cứu thuậtngữ ngành khoa học xây dựng mới được chú ý từ những năm cuối thế kỷXX với các cuốn từ điển như Từ điển TNXD Anh — Việt (1992) của NguyễnVăn Bình; Tir điển xây dựng Anh — Việt (2003) của nhóm tác giả Elicon;

Từ điển bách khoa xây dựng, kiến trúc (2003) của Đoàn Định Kiến (chủ

Trang 14

biên), Nguyễn Huy Côn, Tran Hùng, Doan Nhu Kim, Lê Kiều và Tir điểnbách khoa xây dựng (2010) của Nguyễn Huy Côn.

Sau đó có luận án tiến sĩ của Vũ Thị Thu Huyền năm 2013 nghiên

cứu về Thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng trong tiếng Việt đã nghiên

cứu hệ thống thuật ngữ khoa học xây dựng về đặc điểm cấu tạo và đặc

điểm định danh Sau đó đến năm 2016, Nguyễn Tiến Dũng trình bày luậnvăn thạc sĩ Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt.

Về nghiên cứu đối chiếu TNXD tiếng Việt với ngôn ngữ khác chúngtôi chưa tìm được nghiên cứu nào Vì vậy đề tài nghiên cứu dưới đây lànghiên cứu đầu tiên về Đối chiếu TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu bên trên, luận văn đề ranhững nhiệm vụ như sau:

- Tìm hiểu các van đề lý thuyết thuật ngữ trong và ngoài nước, từ đó xác

lập cơ sở lý thuyết cho luận văn.

- Mô tả đặc điểm về cầu tạo TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn dựa trên cơsở lý thuyết Từ đó đối chiếu tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt vềcầu tạo TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn.

- Mô tả con đường hình thành TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn Từ đótiến hành đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt về con đường hìnhthành TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn.

10

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các TNXD trong tiếng Việtvà tiếng Hàn TNXD bao gồm các thuật ngữ biểu thị các khái niệm, sự vật,hiện tượng, quá trình, hoạt động, trạng thái, quan hệ, thuộc các lĩnh vực

trong ngành khoa học xây dựng, quản lý xây dung, kỹ thuật xây dựng, địakỹ thuật, xây dựng công trình thuỷ, kinh tế thuỷ, quy hoạch xây dựng, hệ

thống và thiết bị giao thông.

Dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học và theo hướng nghiên cứu đốichiếu tông thể, chúng tôi chỉ tập trung so sánh đối chiếu TNXD trong tiếngViệt và tiếng Hàn trên 2 phương diện:

(1) Đặc điểm cấu tạo TNXD

(2) Con đường hình thành TNXD4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thuật ngữ thuộc chuyên ngànhxây dựng, cấu tạo và con đường hình thành của các thuật ngữ đó.

Tư liệu nghiên cứu: Dựa trên các tiêu chuẩn thuật ngữ được đặt ra và

phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã tiễn hành nhận diện và chọn lựa ra 4230

TNXD trong tiếng Việt và 4520 TNXD trong tiếng Hàn từ các từ điểnchuyên ngành dưới đây.

- Từ điển bách khoa xây dựng của tác giả Nguyễn Huy Côn, 2010.

- Từ điển bách khoa xây dựng kiến trúc của nhóm tác giả Đoàn Định Kiến,

Nguyễn Huy Côn, Trần Hùng, Đoàn Như Kim và Lê Kiều, 2003.

- HELO 6!z0J AA ZJ# LO (Từ điển TNXD Việt - Han) của tác

giả Kwon Hyeok Jong, 2016.

11

Trang 16

- %AJ#' 80/AƑÃI (Từ điển TNXD kiến trúc) của tác giả Kim Tae Yeon,

- AEA LOA (Từ điển thuật ngữ thiết bị xây dựng) của nhóm tác giả

Seok Seung Sik, Ki Jang II, Park Byoung U, Kim Jeung Sik, Sin Jeong Seop,2005.

5 Phuong pháp nghiên cứu

Luận văn dưới đây được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả

những đặc điềm cau tao của TNXD trong tiếng Hàn và tiếng Việt.

Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụngxuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài này và trình bày luận văn, để

so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn về mặt cấu tạovà con đường hình thành Từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệtvề TNXD trong hai ngôn ngữ này Khi sử dụng phương pháp này, tiếngViệt được chọn làm ngôn ngữ mẫu và tiếng Hàn là ngôn ngữ đối chiếu.

Phương pháp phân tích thành to: Phương pháp này nhằm phân tích các

thành tố của TNXD ở hai ngôn ngữ này và đưa ra mô hình cấu tạo của chúng.

Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp thông kê định lượng giúp

luận văn được trình bày đầy đủ nội dung nghiên cứu với số liệu cụ thê vềtần số xuất hiện và tần số sử dụng của các TNXD Kết quả thống kê là cơ

sở cho việc phân tinh dit liệu và được tổng hợp thành các bảng biểu cụ thé.

Từ đó tạo cơ sở dữ liệu cho quá trình nghiên cứu đề tài này.

Ngoài các phương pháp và thủ pháp bên trên, luận văn còn sử dụngmột số phương pháp khác như lập bảng biểu cho kết quả nghiên cứu và mô

hình hoá cấu tạo của TNXD trong cả hai ngôn ngữ.

12

Trang 17

6 Một số đóng góp

Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về đối chiếu thuật ngữ xây dựngtrong tiếng Việt và tiếng Hàn Kết quả của luận văn có thê đóng góp thêm

vào cơ sở dir liệu cho công tác dịch thuật, chuẩn hoá và biên soạn từ điển

về TNXD giữa hai ngôn ngữ Đồng thời có thể đóng góp vào công tác

giảng dạy, dịch thuật trong các hoạt động liên quan đến chuyên ngành xây

7 Cau trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ Lục,

luận văn được trình bày với 3 chương chính dưới đây:Chương I: Cơ sở lý luận.

Trong chương này, chúng tôi đánh giá các công trình nghiên cứu,

phát triển thuật ngữ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đi trước dé tiếpthu kiến thức về thuật ngữ Đồng thời trình bay cơ sở lý luận mà luận văn

sẽ đi theo, là cơ sở lý thuyết dé thực hiện các bước tiếp theo của nghiên cứu

Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo TNXD trong tiếng Việt và

tiếng Hàn.

Trong chương 2, chúng tôi tiến hành mô ta đặc điểm cấu tạo thuật

ngữ của hệ thống TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn Từ đó tiến hành đốichiếu, so sánh để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt về câu tạo TNXD ở

hai ngôn ngữ Bước đầu đưa ra các nhận xét về cấu tạo TNXD ở hai ngônngữ và nguyên nhân của điểm giống và khác giữa hai ngôn ngữ qua hệthống TNXD.

Chương 3: Đối chiếu con đường hình thành của TNXD trong tiếngViệt và tiếng Hàn

13

Trang 18

Dựa trên kêt quả nghiên cứu ở chương | và chương 2, nội dungchính của chương 3 nhăm miêu tả và so sánh đôi chiêu con đường hìnhthành TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn.

14

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương này, chúng tôi đánh giá các công trình nghiên cứu,

phát triển thuật ngữ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đi trước đểtiếp thu kiến thức về thuật ngữ Đồng thời trình bày cơ sở lý luận màluận văn sẽ đi theo, là cơ sở lý thuyết dé thực hiện các bước tiếp theo của

nghiên cứu này.

1.1 Những vấn đề lý thuyết cơ bản về thuật ngữ

1.1.1 Khái niệm thuật ngữ

Cùng với sự phát triển của ngành khoa học Ngôn ngữ học thì thuậtngữ được hình thành và phát triển không ngừng Công tác nghiên cứu thuật

ngữ thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học

ở trong nước cũng như trên toàn thế giới Ké từ khi thuật ngữ được cácnhà nghiên cứu chú ý tới thì rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệmthuật ngữ được đưa ra và bàn luận Trong các tất cả các quan điểm vềthuật ngữ trong và ngoải nước đã được đưa ra và bản luận thì chúng tôithấy được rằng: Đa số các tác giả từ góc nhìn của ngôn ngữ học đã đưara định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm và định nghĩa thuật ngữ gắn

với chức năng.

1.1.1.1 Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm.

Xu hướng nghiên cứu thuật ngữ gắn liền với khái niệm mà nó biểuthị trước hết chúng ta phải nhắc đến quan điểm của các nhà ngôn ngữ học

Xô Viết Năm1966 Akhmananova O.S đã định nghĩa rằng: “Thudt ngữ là

từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ

thudt, ) được sang tạo ra (được tiếp nhận, được vay mượn, ) dé biểuhiện chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyênmôn ” [23; tr.474] Năm 1977, tiến sĩ thuật ngữ học V.P.Đanilencô đã cho

15

Trang 20

rang: “Thuật ngữ dù là từ (ghép hay don) hay cụm từ déu là một ký hiệumà một khái niệm tương ứng với nó” “Bản chất của thuật ngữ với tư cáchlà một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữtoàn dân”; “Thuật ngữ gọi tên khái niệm chuyên môn Đặc trưng khảiniệm này là ở chỗ nó không bị mat tính hoàn chỉnh dù nội dung khái niệmđược diễn đạt bằng bat kì phương tiện, phương thức nào ” [21; tr12-18]

Kế thừa các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, các nhà

ngôn ngữ học Âu Mỹ cũng xem xét thuật ngữ trong mối quan hệ với khái

niệm mà nó biéu đạt.

Sager J.C vào năm 1990 quan niệm rằng: “Định nghĩa về thuật

ngữ gắn với sự xác định một khái niệm mà khái niệm này phản ánh mộthệ thông mang tính khái niệm hình thành nên nó và phân biệt khái niệmđó với hệ thống” [22, tr.12-18] Bên cạnh đó, Oeser E (1992) địnhnghĩa một thuật ngữ là: “nội tap hợp các khái niệm cua một lĩnh vựcchuyên mon” | 27, tr.239].

Ở Việt Nam, từ những năm 30-40 của thế kỷ XX, tác giả Hoàng

Xuân Hãn đã cho rằng thuật ngữ là danh từ khoa học Sau này, quan điểmthuật ngữ gắn với khái niệm được các nhà Việt ngữ học tiếp tục kế thừanhư Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh,Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Nguyễn Thiện Giáp,

Trong đó, Đỗ Hữu Châu cho răng: “Thuật ngữ không chỉ biểu hiện

một khải niệm khoa học mà con chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa

học nhất định, thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong

phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kĩ thuậtnào đấy Đặc tính của những từ này là phải cô gang chỉ một nghĩa, biểu

16

Trang 21

thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kĩ thuậtnhất định ” [26; tr 24].

Như vậy thì theo xu hướng này, các nhà nghiên cứu đều cho rằng:Thuật ngữ là một từ hay một cụm từ biểu đạt khái niệm của ngành khoahọc hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó.

1.1.1.2 Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng.

Bên cạnh xu hướng nghiên cứu thuật ngữ gắn với khái niệm thì còn

có xu hướng nghiên cứu thuật ngữ gắn với chức năng mà chúng biểu hiện.Các nhà ngôn ngữ học đầu tiên đưa ra quan niệm này cũng là các nhà ngônngữ học Xô Viết Vào năm 1939, Vinolur G.O đã đưa ra rằng: “Thudt ngữ

- day không phải những từ đặc biệt mà chỉ là những từ có chức năng đặcbiệt” “Chức năng đặc biệt mà từ với tư cách thuật ngữ đảm nhiệm gọi làchức năng gọi tên ” [9, tr.4].

Ở Việt Nam cũng có một số nhà ngôn ngữ học cũng kế thừa quan

điểm này Trong đó, Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra rằng: “Thuật ngữ là

những từ và ngữ cô định, có chức năng gọi tên chính xác các khái niệmvà các đối tượng trong một phạm vi, một lĩnh vực khoa học chuyênmôn ” [6, tr 14].

Như vậy, chúng ta có thé thay rằng, các quan niệm về thuật ngữ théhiện những góc nhìn toàn diện về công tác nghiên cứu thuật ngữ Các quanđiểm đều tập trung xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và ứng dụng củathuật ngữ vào thực tiễn Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất với cácnhà ngôn ngữ học Xô Viết và Âu Mỹ về xu hướng định nghĩa thuật ngữ

gắn liền với một khái niệm mà nó biểu thị Như vậy khái niệm thuật ngữ

được dùng trong luận văn này được tóm gọn lại như sau: Thudt ngữ là

17

Trang 22

những từ hoặc cụm từ biểu thị khái niệm cua sự vật, hiện tượng hay mộtngành khoa học, lĩnh vực chuyên môn nào đó.

1.12 Tiêu chuẩn của thuật ngữ

Khi đã xác định được khái niệm của thuật ngữ là gì, thì dé xay dungđược một hệ thống thuật ngữ hoàn chỉnh và không có sự nhằm lẫn trướchết cần đặt ra những tiêu chuẩn của thuật ngữ.

Trong những giai đoạn đầu tiên các nhà nghiên cứu đã đưa ra một

vài tiêu chí đơn giản, Ray (1963) đưa ra 2 tiêu chí cho thuật ngữ: ngắn gọnvà gọi tên một khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn Tauli (1968) thì chorằng thuật ngữ có 3 tiêu chí: Mang nghĩa chuyên môn chính xác; ngắn gọnvề cả nghĩa và âm tiết; hài âm [23 tr 11]

Ở Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn được coi là người đầu tiên nghiên

cứu và xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng Việt Theo cuỗn Danh tir khoahọc được ông viết vào năm 1940 đã đưa ra đặc điểm của danh từ khoa học

(thuật ngữ khoa học) là: Đủ, rành mạch và dễ nhớ Sau đó, tác giả Lưu Vân

Lăng (1968) thuật ngữ tiếng Việt phải đảm bảo 4 tiêu chí: Tính chính xác;

tính bản ngữ; tính ngắn gọn; tính dễ dùng [ 13; tr 5-6]

Sau này, Nguyễn Thiện Giáp cho răng thuật ngữ phải đáp ứng đủ 5

tiêu chí sau: Tính chính xác, tính hệ thống, tính đơn nghĩa, tính quốc tẾ,

không mang sắc thái tu từ biéu cảm [7, tr 33]

Trong luận văn nghiên cứu dưới đây, chúng tôi nhận thấy tất cả cáctiêu chí trên là cần thiết cho một hệ thống thuật ngữ Tuy nhiên, dé xâydựng hệ thống thuật ngữ cho bất cứ một ngành khoa học cụ thể nào cầnphải xem xét trên thực tế của ngành khoa học đó và đặc thù chuyên môn.

Vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí phù hợp cho việc xây dựng hệ thống thuậtngữ cho bất kỳ ngành khoa học nào cũng cần dựa vào đặc thù chuyên môn

của ngành khoa học đó.

18

Trang 23

Sau khi nghiên cứu và tổng hợp lại các quan điểm, chúng tôi nhận

thấy rằng, thuật ngữ của một ngành khoa học cần đảm bảo các tiêu chí

sau đây: Tính khoa học (bao gồm: tính chính xác, tính hệ thống và tínhngăn gọn); tính quốc tế, tính dân tộc Các tiêu chí này được trình bày cụthể dưới đây:

1.1.2.1 Tính khoa học:

Tính khoa học của thuật ngữ nghĩa là một thuật ngữ phải đảm bảo

được tinh chính xác, tính hệ thong và tính ngắn gon.

Tính chính xác là tiêu chi đầu tiên cần chú trọng của một hệ thongthuật ngữ vì một thuật ngữ biểu thị một khái niệm khoa học rõ ràng, khônggây nhằm lẫn giữa khái niệm khoa học này với một khái niệm khoa học

khác Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tính chính xác ở đây được xét trên cảphương diện hình thức và ngữ nghĩa của một thuật ngữ Về mặt hình thức,

thuật ngữ phải có sự chặt chẽ và ngắn gọn Về mặt ngữ nghĩa, tính chính

xác của một thuật ngữ được tác giả Lê Khả Kế (1979) đã phân tích rõ: “7

tưởng nhất là thuật ngữ phản ánh được những đặc trưng cơ bản, nội dungcơ bản nhất của khái niệm” [10; tr 33] Như vậy, mỗi thuật ngữ chỉ biểu

thị đúng một khái niệm khoa học mà chúng gọi tên dưới hình thức ngắngọn và chặt chẽ Nhằm tránh sự nhầm lẫn, khái niệm được thê hiện dướimột thuật ngữ phải phù hợp một cách tối đa nhất với số lượng đơn vị cầutạo một thuật ngữ.

Tỉnh hệ thong là tiêu chuan cần thiết tiếp theo được đưa ra Hệ thống

khái niệm của một ngành khoa học hay một lĩnh vực chuyên môn bất ky

đều phải được thé hiện dưới hình thức một hệ thống thuật ngữ Trong hệthong đó, mỗi thuật ngữ đều đóng vai trò là một yếu tố hình thành nên mộthệ thống thuật ngữ và chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống đó Tác giảLưu Vân lăng đã bàn về tính hệ thống của thuật ngữ như sau: “Các khái

19

Trang 24

niệm được tổ chức thành hệ thống, có tang, có lớp, có bậc han hoi, có khái

niệm hạt nhân làm trung tâm tập hợp các khai niệm thành một trường khải

niệm, thành từng nhóm, từng cụm Mỗi trường khái niệm có thể là một hệ

thống con Mỗi hệ thống khái niệm có một khải niệm hạt nhân ” [13;

tr.5-6] Như vậy, một hệ thống thuật ngữ luôn mang tính hệ thống Trong một

hệ thống thuật ngữ lại có những hệ thống nhỏ, trong một hệ thống nhỏ sẽlại chia thành các hệ thống nhỏ hơn nữa.

Tính ngắn gon gan liền với tính chính xác và tính hệ thống của thuật

ngữ Theo Đỗ Hữu Châu, tính ngắn gọn được xem như mặt hình thức củatính chính xác Về mặt hình thức, thuật ngữ phải ngắn gọn và chặt chẽ Déđảm bảo được tính chính xác thì một thuật ngữ phải không có sự dư thừa về

số lượng của yếu tố cấu tạo thuật ngữ Bên cạnh đó, do mang tính chất định

danh nên thuật ngữ phải ngắn gọn, thuật ngữ càng ngắn gọn thì mức độtruyền tải khái niệm càng nhanh và rõ ràng Những thuật ngữ dài và dư

thừa yếu tổ cau tạo thì sẽ dai dong, lỏng lẻo và giảm độ chính xác Theo tác

giả Nguyễn Văn Lợi (2012) thì “Độ đài tối ưu của thuật ngữ được trình

bày theo công thức n+1, ở đó, n là số lượng các tiêu chi khu biệt của khái

niệm chuyên ngành tương ứng do thuật ngữ phan anh” [l14, tr 21]Reformaxki A.A cũng đã cho rằng chỉ nên có 2 đến 4 thành tố cấu tạotrong thuật ngữ khoa học là từ ghép hoặc ngữ Trong luận văn dưới đây

chúng tôi nhận thấy rằng, tính ngắn gọn của thuật ngữ căn cứ vào hai tiêuchí sau: số lượng đơn vi cấu tạo nên thuật ngữ và sự phù hợp của cau trúchình thức với đặc trưng của khái niệm mà thuật ngữ đó biểu thị Tính ngắn

gọ rất cần thiết được đặt ra và trở thành tiêu chí hàng đầu trong khi xâydựng thuật ngữ dé tránh dai dòng, khó nhớ và mang tính miêu tả.

20

Trang 25

1.1.2.2 Tinh quốc tế

Theo khái niệm thuật ngữ đã được trình bày ở trên thì thuật ngữ biểuthị khái niệm của một ngành khoa học nao đó Mà tất cả các ngành khoahọc đều là thành quả của trí tuệ con người trên toàn thé giới, được coi làthành tựu của toàn nhân loại cùng đóng góp và xây dựng chứ không thuộc

về bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào Chính vì thế, các thuật ngữ dùđược viết đưới bat cứ hình thức ngôn ngữ nao thì đều biểu thị chung một khái

niệm trong ngành khoa hoc đó chứ không thé mỗi một ngôn ngữ, thuật ngữbiểu thị khái niệm khác nhau Tính quốc tế của một thuật ngữ khoa học gópphan tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi chuyên môn khoa học giữa các

ngôn ngữ khác nhau, không có sự hiểu lầm về các khái niệm chuyên môn

trong khi trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia về các lĩnh vực khoa học.

1.1.2.3 Tính dân tộc

Tính dân tộc của thuật ngữ không đối lập với tính quốc tế được trình

bày ở trên mà nó tôn tại song hành cùng nhau Tinh dân tộc của thuật ngữ

được thể hiện ở chất liệu ngôn ngữ hình thành nên chúng Mỗi một thuậtngữ khoa học đều được xây dựng dưới một chất liệu ngôn ngữ dân tộc, phùhợp với đặc điểm ngôn ngữ mà dân tộc đó đang sử dụng Thuật ngữ cũng là

một phần trong mỗi ngôn ngữ nên nó cũng góp phần gìn giữ và phát triển

ngôn ngữ của mỗi dân tộc Lưu Vân Lăng (1968) đã đưa ra rằng: “Thudtngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết là bộ

phận của ngôn ngữ dân tộc Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc vàphải mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc” [12 tr 58]

Tuy nhiên, do thuật ngữ khoa học biểu thị một khái niệm khoa họcnào đó nên không thê tránh khỏi việc vay mượn tiếng nước ngoài với cáchình thức khác nhau nhăm biểu thị một khái niệm khoa học không đượctìm thây ở một sô ngôn ngữ Trong tiêng Việt cũng vậy, việc vay mượn

21

Trang 26

tiếng nước ngoài dé hoàn thiện một hệ thống thuật ngữ khoa học là khôngthể tránh khỏi Tuy nhiên cần có sự thống nhất về cách viết, cách đọc vàgiữ nguyên cách viết và cách phiên âm dé đảm bảo được tính quốc tế về cảnội dung lẫn hình thức của thuật ngữ đó.

Bên trên là các tiêu chí của thuật ngữ được chúng tôi đưa ra bao

gồm: tính khoa học (bao gồm tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắngọn); tính quốc tế và tính dân tộc.

Luận văn dưới đây về TNXD và đánh giá với đầy đủ các tiêu chí

trên Hiện nay ngành xây dựng là ngành khoa học toàn cầu và là một trongnhững ngành quan trọng đối với sự phát triển của tất cả quốc gia trên thế

giới Hơn thế nữa xu thé hội nhập là xu thé tất yếu của các quốc gia nênviệc trao đôi giữa các quốc gia về ngành khoa học là không thể thiếu Việc

xây dựng hệ thống thuật ngữ ngành khoa học xây dung là cần thiết dé tạo nên

một hệ thống thuật ngữ chính xác, đảm bảo được tính khoa học của thuật ngữ,

tính chính xác về các khái niệm mà chúng biểu thị và không có sự khác biệtvề khái niệm chúng biểu thị trong khi trao đổi ngôn ngữ và công tác hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực khoa học này Bên cạnh đó vẫn đảm bảo được tính dân

tộc qua ngôn ngữ mà thuật ngữ đó được thé hiện.

1.1.3 Phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm khác

1.1.3.1 Phân biệt thuật ngữ với từ thông thường

Trước hết chúng tôi sẽ bàn đến điểm giống nhau giữa thuật ngữ và từ

thông thường có hai điểm sau:

Thuật ngữ và từ thông thường đều là bộ phận của từ vựng của mộtngôn ngữ Vì vậy, trong một ngôn ngữ thì thuật ngữ và từ thông thường

đều theo quy luật chung về ngữ âm, từ pháp và ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

Thuật ngữ và từ thông thường đều bị chi phối bởi trường từ vựng.

Điều này được Nguyễn Thiện Giáp đưa ra như sau: “Môi thuật ngữ đêu bị

22

Trang 27

ảnh hưởng bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm Trường từvựng là những liên hệ của thuật ngữ khác với các từ khác trong ngôn ngữnói chung Tất cả những từ không phải thuật ngữ nằm trong các trường

như vay” [7, tr 252]

Tuy vậy, thuật ngữ và từ thông thường có những điểm khác nhau để

phân biệt chúng.

Đầu tiên xét về khái niệm, thuật ngữ có nghĩa ngoại diên hẹp hơn với

nội hàm sâu hơn so với từ thông thường; từ thông thường gọi tên một sự

vật sự việc còn thuật ngữ biểu thị tên gọi theo khái niệm khoa học Điều

này được nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng

Phién (1977) và sau đó Cabre M.T cũng đã đưa ra.

Về ý nghĩa, từ thông thường mang sắc thái biểu cảm và không mang

tính nhất quán về cách gọi tên sự vật và nhiều từ không được xác định rõnguồn gốc gọi tên Trong khi đó, thuật ngữ là từ biểu thị khái niệm chuyên

môn nên có tính logic và chặt chẽ, từ chỉ mang một nghĩa, không có từđồng nghĩa và không mang giá trị biéu cảm.

Về khả năng hoạt động trong hành vi ngôn ngữ, từ thông thườngđược sử dụng rộng rãi trong toàn dân, trong mọi tình huống giao tiếp, cácchủ đề trong cuộc sống nhằm biểu lộ quan điểm, cảm xúc, tâm trang, ;thuật ngữ được sử dung bó hẹp trong phạm vi chuyên môn thuộc lĩnh vực

khoa học nao đó Các đặc điểm giống và khác nhau được thé hiện dưới

bảng sau:

Bang 1.1 So sảnh thuật ngữ và từ thông thường

Thuật ngữ Từ thông thường

` - Déu là bộ phận thuộc từ vựng

Giông nhau Coe ee,

- Đêu bị chi phôi bởi trường từ vựng

Khác nhau |- Chỉ khái niệm chuyên|- Chỉ các khái niệm

23

Trang 28

môn của một ngành khoahọc nao đó

- Gọi tên sự vật, hiệntượng theo khái niện khoahọc

- Các khái niệm được biểuthị với ngoại diên hẹp hơn,nội hàm sâu hơn.

- Khái niệm chuyên môn

được biểu thị có tính logic,

chặt chế, đảm bảo vềnguồn gốc từ, chỉ mangmột nghĩa, không có từ

- Các khái niệm đượcbiểu thị mang ngĩa rộng.- Mang sắc thái biểu cảm,

Tuy nhiên, danh giới giữa từ thông thường và thuật ngữ không phải

là tuyệt đối mà vẫn có sự xâm nhập và chuyên hoá lẫn nhau Điều này đã

được các nhà ngôn ngữ học dé cập tới Như tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã

chỉ ra rằng: “Khi từ toàn dân trở thành thuật ngữ, ý nghĩa của nó được hạn

chế lại, có tính chất chuyên môn hoá: tính chất hình tượng và giá trị gợi

cảm mắt di, những mối liên hệ mới xuất hiện” [T; tr 276] Như vậy, từthông thường có thé trở thành thuật ngữ và thuật ngữ cũng có thé xuất pháttừ từ thông thường Hơn thế nữa, hiện nay kiến thức các ngành khoa học

chuyên môn ngày một được phổ biến do trình độ của toàn dân ngày một

24

Trang 29

được nâng cao nên một số thuật ngữ được sự dụng rộng rãi và dần trở

thành từ thông thường Khi được sử dụng như từ thông thường thì nhữngthuật ngữ đó mang sắc thái biểu cảm và giá trị tu từ và mở rộng phạm vihoạt động vượt ra khỏi phạm vi của một lĩnh vực chuyên ngành nào đó.

1.1.3.2 Phân biệt thuật ngữ với danh pháp khoa học.

Việc phân biệt thuật ngữ với danh pháp khoa học cũng được các nhà

ngôn ngữ học Xô viết khởi xướng Reformatxki A.A (1978) nhận định

rang: “Hệ thuật ngữ trước hết có môi liên hệ với khái niệm của một môn

khoa học nào đó, còn danh pháp chỉ là nhãn hiệu hoá đối tượng của khoa

học thôi ” [21 tr 25]

Đồng quan điểm với nhận định trên, Nguyễn Thiện Giáp (1998) cho

rằng: “Hệ thuật ngữ trước hết gắn liền với hệ thống khái niệm của một

ngành khoa học nhất định Còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi đượcdùng trong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với khái

niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó màthoi” [8; tr 270]

Nhu vậy, thuật ngữ mang đặc trưng khái niệm còn danh pháp khoa

học chỉ dùng dé gọi tên, hướng tới sự vật, đối tượng một cách cụ thé hơn.

Do đó, chúng tôi hiểu ràng thuật ngữ có vai trò chức năng định nghĩa một khái

niệm trong một ngành khoa học nào đó còn danh pháp có chức năng gọi tên.1.1.3.3 Phan biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp.

Đề làm rõ hơn khái niệm của thuật ngữ thì cũng cần phải phân biệtthuật ngữ với từ nghề nghiệp tránh nhằm lẫn trong khi dir dụng và là cơ sở

dữ liệu cho nghiên cứu dưới đây.

Theo cuốn Từ diễn giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, từ nghềnghiệp là “cdc tu, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ cua các nhóm người thuộccùng một nghề hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó ”

25

Trang 30

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2010) cũng đưa ra nhận định về từ nghề

nghiệp như sau: “Từ ngh nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm

lao động và quá trình sản xuất của nghé nào đó trong xã hội Những từ nàyđược những người trong ngành nghề đó viết và sử dụng Do đó, từ chỉ nghé

nghiệp cũng là một lớp từ vựng được dùng hạn chế trong xã hội ” [7, tr 265]

Như vậy, điểm giống và khác nhau giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp

được trình bày trong bảng so sánh dưới đây.

- Chỉ khái niệm của một

ngành khoa hoc nao đó,

biểu thị các khái niệm

chuyên môn của ngành

khoa học đó.

- Gắn với ngành khoahọc nào đó.

- Đơn nghĩa, không mangsắc thái biểu cảm vàkhông có từ đồng nghĩa.

- Chỉ những khái niệm về côngcụ, quá trình va sản phẩm lao

- Có khả năng gợi hình, có tínhcụ thê, sinh động, nhiêu sac thái.

Tuy có những điểm khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp

nhưng chúng có thể chuyền hoá lẫn nhau Từ nghề nghiệp có thé trở thành

thuật ngữ khi ngành nghề đó trở thành một ngành khoa học khi đượcchuyên môn hoá bởi công nghệ - khoa học kỹ thuật Ngược lại thuật ngữ

26

Trang 31

cũng có thể trở thành một từ nghề nghiệp khi thuật ngữ đó chỉ sự vật cụ thể

Ngành khoa học xây dựng dựa trên các ngành khoa học cơ bản sau:

Cơ học, cơ học thuỷ, lý thuyết độ bền cơ học và vật liệu xây dựng.

Đề phân chia theo lĩnh vực làm việc thì ngành xây dựng bao gồm:

Xây dựng cao tầng, xây dựng hạ tầng, xây dựng công trình thuỷ, kinh tế

thuỷ và giao thông vận tải.

Còn rất nhiều cách phân chia khác về ngành xây dựng như theonguyên lý, theo vai trò, Tuy nhiên có thé đưa ra khái niệm về ngành xây

dựng như sau: Ngành xây dựng là ngành khoa học có nhiệm vụ thực hiệncác hoạt động thiết kế, thi công, xây dựng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ

tầng, giao thông, dân dụng, công nghiệp, nhằm phục vụ đời sống của

con người như: nhà cửa, trường học, cơ sở hạ tầng y tế, cầu đường,

Dựa trên khái niệm của ngành xây dựng luận văn của chúng tôiđưa ra khái niệm về TNXD như sau: TNXD là những từ và cụm từ biểuthị các khái niệm, sự vật, hiện tượng, quá trình, hoạt động, trạng thải,quan hệ, thuộc các lĩnh vực trong ngành khoa học xây dựng, quản lyxây dựng, kỹ thuật xây dựng, địa kỹ thuật, xây dựng công trình thuỷ, kinh

tế thuỷ, quy hoạch xây dựng, hệ thống và thiết bị giao thông.

12.2 Đơn vị cấu tạo TNXD trong tiếng Việt và trong tiếng Hàn

1.2.2.1 Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiễng Han

Trong tiếng Việt và tiếng Hàn, hình vị được coi là đơn vi trực tiếpcâu tạo nên từ hoặc biên đôi hình thái của từ.

27

Trang 32

Trong tiếng Việt, khái niệm hình vị được nhiều nhà ngôn ngữ học

quan tâm và nghiên cứu Trong số đó phải kế đến tác giả Nguyễn Thiện

Giáp (1985) đưa ra quan điểm của mình về hình vị như sau: “Hinh vị làđơn vị có nghĩa được tái hiện như các từ, nhưng hình vị chỉ được phân xuất

ra nhờ phân xuất bản thân các từ, chúng không ton tại độc lập mà nhậphan vào từ, không tách rời khỏi từ” [7, tr 54] Tác giả Nguyễn Tài Can(1994) cũng đưa ra quan điểm về hình vị như sau: “Hinh vị là don vị nhỏnhất mà có mang ý nghĩa, mang giá trị ngữ pháp” |2: tr 67] Đồng quanđiểm với các tác giả trên, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu &

Hoàng Trọng Phién khang định rằng: “Hinh vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất

có nghĩa và / hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp” [5; tr 139]

Trong tiếng Việt, hinh vi hoạt động tự do va trùng với tiéng.

Trong tiếng Hàn hình vị (@3Ell2*) được định nghĩa như sau:

“SHAE D/H 7JAJE Hof Eel #9JAlE 7I# 3£ #9J

H.PJoJFJ ” (Trong các đơn vị ngôn ngữ hình vị là đơn vị nhỏ nhất cónghĩa) Theo tác giả Lưu Tuan Anh trong cuốn “Các ngôn ngữ phươngDong”, tuỳ thuộc vào loại hình ngôn ngữ khác nhau mà hình vi trong các

ngôn ngữ có những đặc điểm khác nhau Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn

ngữ đơn lập nên hình vị là các đơn vị ngôn ngữ độc lập Tiếng Hàn thuộc

loại hình ngôn ngữ chắp dính nên các hình vị không có khả năng hoạt động

độc lập mà phải dựa vào, phụ thuộc vào các hình vi khác gọi là hình vi hạn

chế Trong đó, hình vị hạn chế chiếm số lượng rất lớn, tạo thành một hệ

thống đối lập hoàn toàn với hình vi tự do Trái lại, hình vi tự do là các hình

vị có khả năng hoạt động tự do mà không phụ thuộc vào các hình vị khác

trong câu.

28

Trang 33

Dựa trên tiêu chuẩn nghĩa, hình vi trong tiếng Hàn được chia thành

hai loại sau đây:

Hình vi từ vung (lexical morphemes): là các hình vi biểu thị ý nghĩa

từ vựng như 4/#⁄“ người, Zƒ-sách, Đây là các hình vi tự do.

Hình vị ngữ pháp (grammatical morphemes): là các hình vị mang ýnghĩa ngữ pháp như thé hiện thời, thé, Day là các hình vị hạn chế, dựavào các hình vị này mà câu, ngữ đoạn thể hiện được ý nghĩa ngữ pháp Ví

dụ: hình vị $}/ 9% [at/eot] thé hiện thời quá khứ.

Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính nên cấu tạo từ của tiếng Hàn hoàn

toàn khác với cấu tạo từ trong tiếng Việt Trong tiếng Hàn, một từ được cautạo bởi một căn to và một phụ to.

Căn t6 là thành phần cấu tạo nên từ Trong một từ, căn tố là trung

tâm của từ, là thành phần mang nghĩa và quyết định nghĩa của từ đó Tuynhiên căn tố trong tiếng Hàn luôn đi kèm các phụ tố, còn căn tố trong tiếng

Việt được viết tách rời, có quãng nghỉ dé tạo thành các từ độc lập.

Phụ tổ phái sinh là các hình vị không mang nghĩa gan vào căn tố dé

bồ sung ý nghĩa, ngữ pháp cho từ Do đó phụ tô được chia thành hai loại làphụ tổ cấu tao từ và phụ tố ngữ pháp.

Để phân biệt căn tố và phụ tố phái sinh có thể xét theo các tiêu

Trang 34

Ba là về mặt chức năng, phụ tố là thành phần mang chức năng cú

pháp cho từ còn căn tô là thành phần mang nghĩa trong từ.

Cuối cùng là phụ tô có tính chất hạn chế trong phân bó.

Trong Luận văn dưới đây, chúng tôi không xét đến hình vị mangchức năng ngữ pháp (phụ tổ phái sinh) mà chúng tôi chỉ xét đến hình vị

mang ý nghĩa từ vựng.

Tóm lại, luận van nay coi hình vi là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên từ

trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Hàn Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa từvựng, là đơn vị giới hạn cuối cùng khi phân tích các đơn vị cấu tạo nên từtrong cả hai ngôn ngữ.

12.2.2 Don vị cấu tạo TNXD

Về đơn vị cấu tạo thuật ngữ có hai quan điểm khi nghiên cứu về yếutố cầu tạo nên thuật ngữ như sau:

Quan điểm thứ nhất cho răng yếu tố dé cầu tạo nên thuật ngữ là tiéng

hoặc một dm tiét Quan niệm này được các tác giả Nguyễn Văn Tu, HoangVăn Hành, Lê Khả Kế, Nguyễn Thiện Giáp, sau đó được kế thừa và tiếp

tục phát triển bởi các tác giả Nguyễn Thị Bích Hà, Nguyễn Thị Kim Thanh,

Vương Thi Thu Minh, Như vậy, theo quan điểm này, dé xác định yếu tôcầu tạo nên thuật ngữ ta căn cứ vào sỐ lượng âm tiết.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ làyếu tố chứa khái niệm hoặc tiêu chí của khái niệm trong một lĩnh vực

chuyên môn nào đó Quan niệm này dược các nhà nghiên cứu thuật ngữNga và một số tác giả Việt Nam áp dụng vào việc nghiên cứu về cấu

tạo của thuật ngữ Tuy nhiên việc lay dac trung khai niém hay tiéu chi

của khái niệm làm đơn vi cau tao thuật ngữ chỉ hữu dựng khi phân tíchthuật ngữ về mặt ngữ nghĩa.

30

Trang 35

Theo tác giả Hà Quang Năng (2012) cho rằng, yếu tố cấu tạo nên

thuật ngữ là ngữ rổ Theo tác giả: “Ngữ to - đó là đơn vị giới hạn cuối cùng

khi phân tích thành tô cuối cùng trong tiếng Việt” (14; tr 140]

Sau khi tổng hợp quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ họctrong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy rằng tuy có các quan điểm khác

nhau, các tên gọi khác nhau nhưng họ đều có chung một quan niệm rằng:

Mỗi yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ đều biểu thị khái niệm của một ngành

khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó trong cuộc sống.

Trong luận văn dưới đây, chúng tôi kế thừa quan niệm của các nhà

ngôn ngữ học Nga và đồng thời tiếp thu quan điểm của tác giả Hà QuangNăng, gọi yếu tố cấu tạo TNXD trong tiếng Việt và tiếng Han là ngi /ó.

Đây là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa làm thành tố cấu tạo nên thuật ngữ Ngữ tốchứa đựng khái niệm hoặc một phần khái niệm hoặc một đặc trưng của

khái niệm trong lĩnh vực xây dựng Mỗi một ngữ tổ là một yếu tố có nghĩa

từ vựng trong việc tham gia xây dựng một thuật ngữ Ví dụ trong tiếng

Việt: bàn, xoay, bay, vôi, sống, kiến trúc, bản vẽ, thi công được gọi làngữ tô cau tạo nên thuật ngữ: bàn xoay, vôi sống, kiến trúc bướu, bản vẽ thi

công, Trong tiếng Hàn: Z##Z [kaneul], 1 ”J [mottaki], Z-“# [karo],

2 [jangbo], được gọi là ngữ tố cau tạo nên thuật ngữ Z## ##7/

[kaneul — mottaki], 7£ 42 [karo - jangbo],

Nhu vay, ngữ t6 có câu tạo là một hình vị nếu TNXD có cấu tạo làmột tu, và ngữ 16 là một rừ khi thuật ngữ đó là một cụm từ Trong luận văndưới đây chúng tôi phân chia TNXD thành thuật ngữ có cấu tạo là từ và

thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ dé đối chiếu giữa hai ngôn ngữ về đặc điểm

cau tạo.

Về hình thức cấu tạo, chúng tôi phân chia TNXD thành thuật ngữ cócấu tạo là từ (bao gồm từ đơn, từ ghép và từ phái sinh) và thuật ngữ có cau

31

Trang 36

tạo là cụm từ Theo đó, từ đơn là từ có cấu tạo là 1 ngữ tố và cụm từ là từ

có tạo từ hai ngữ tố trở lên.

Dé có cơ sở cho việc phân chia này, chúng tôi có sự phân biệt TNXDlà từ ghép là TNXD là cụm từ như sau:

Từ ghép là từ chứa hai hình vị trở lên và trong đó không xuất hiện

hiện tượng hoà phối ngữ âm tạo nghĩa Theo đó, TNXD được tạo từ sự kết

hợp cua hai hình vi để tạo nên một nghĩa mới, trong các hình vị đó khôngthê lược bớt đi.

TNXD là cụm từ là các thuật ngữ có kiến trúc được xây dựng là tô

hợp các từ Nghĩa của cụm từ là nghĩa do các tự bộ phận kết hợp với nhau

tạo thành, có thé thêm từ vào mà nghĩa không đổi.

13 Phương thức cấu tao từ trong tiếng Việt và tiếng Han

Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện được sử dụngtrong các ngôn ngữ đề hình thành các kiểu cấu tạo từ Việc xem xét từ trên

phương thức cấu tạo từ sẽ giúp người nghiên cứu có thê hệ thống và tậphợp các từ thành nhóm có chung kiêu cấu tạo.

1.3.1 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

Qua việc thu thập và nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằngcác nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về tiếng Việt đều đưa ra nhận định

rằng: từ tiếng Việt được cấu tạo chủ yếu bởi 2 phương thức: Phương thứcghép, phương thức láy và một số từ còn được cấu tạo bằng cách viết tắt.

Phương thức ghép (hay còn gọi là phương thức tổ hợp): Ghép làphương thức phố biến trong mọi ngôn ngữ trên thé giới và có vai trò rất

quan trọng Bản chất của phương thức này là ghép các hình vị lại với nhau

để tạo thành từ Hình vị ở đây bao gồm cả hình vị thực (hình vị có ý nghĩachân thực, có khả năng hoạt động với tư cách là từ) và hình vi hư (hình vicó ý nghĩa từ vựng hư nhưng mang khả năng của tù hư hay từ công cụ).

32

Trang 37

Căn cứ vào mối quan hệ giữa các thành tố câu tạo bằng phương thức ghép

có thê chia từ ghép thành hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đăng lập.

Từ ghép chính phụ: Là những từ được cấu tạo bởi các thành tố,trong đó thành tố cau tạo này phụ thuộc vào thành tố cau tạo kia Thành tốphụ phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá thành tố chính Ví dụ như:đường thuỷ, xanh thâm, bàn trà, túi xách,

Từ ghép dang lập: Là các từ được cấu tạo băng phương thức ghép

các thành tô có quan hệ bình đăng với nhau về nghĩa Các thành tố cau tạo

nên từ đều rõ nghĩa Khác với từ ghép chính phụ, từ ghép đăng lập mang

nghĩa khái quát và tổ hợp Vi dụ: quan áo, đường sd, nhà cửa, chó má, gà

qué, Xe CO,

Phương thức lay: là phương thức thêm một thành tố vào thành tố

gốc để tạo từ mới với điều kiện thành tố mới lặp lại một phần hay toàn bộvỏ ngữ âm của thành tố gốc Đây là phương thức phô biến trong các ngôn

ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ không biến hình, trong đó có tiếng Việt Tuy

vậy, qua việc tiến hành khảo sát của chúng tôi thì không có TNXD nàotrong tiếng Việt là từ có cấu tạo theo phương thức này.

Ngoài ra còn có phương thức viết tắt Đây là hiện tượng phổ biếntrong hầu hết tất các các ngôn ngữ Phương pháp này được sử dụng vớimục đích tiết kiệm ngôn ngữ viết trong hoạt động giao tiếp bằng văn bản.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không xét đến trường hợp này.

Như vậy, qua việc nghiên cứu về phương thức cấu tạo từ trongtiếng Việt và khảo sát nguồn ngữ liệu cho phép thì TNXD trong tiếng Việt

được cấu tạo theo phường thức ghép (ghép chính phụ và ghép đăng lập)1.3.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Han

Tiếng Hàn thược loại hình ngôn ngữ chắp dính nên phương thứccấu tạo từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt không giống nhau Tiếng Việt là

33

Trang 38

ngôn ngữ đơn lập điển hình nên phương thức ghép là phương thức chính

cấu tạo nên từ tiếng Việt, còn tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính nên phương

thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn là phương thức ghép một căn tố với mộtphụ tố hay các căn tố với nhau theo phương thức ghép phái sinh hoặc ghép

hợp thành.

Ghép phái sinh: Là từ được cấu tạo bằng phương thức ghép mộtcăn tố với một phụ tố Phương thưc này có các hình thức như sau:

Phương thức kết hợp với tiền tố: Tiền tố là phụ tổ được dùng dé

thêm vào trước căn tố dé tạo thành một từ mang nghĩa mới Ví dụ: Tiền tố

DY (mae) + danh từ > tạo thành một danh từ mới với ý nghĩ “mỗi + danh

từ” : WY [maeil], 4 4 [maenyon], (hàng ngày, hang năm, )

Phương thức kết hợp với hậu tố: Hậu tố là thành tố phụ được dùng

dé cau tạo từ phái sinh được đặt sau sốc từ dé thạo thành một từ mới Ví dụ

thành tổ 7/(ki) đứng sau các từ gốc dé tạo thành từ mới mang ý nghĩa chỉcác sự vật là các thiết bị, máy móc, có hoạt động của máy móc Ví dụ:

AL EF7/ [jaetank]), H/4!ZJ [misingki], (máy cắt, máy may, ) Trongtiếng Hàn các từ ghép phái sinh bang cách thêm hậu tố nhiều hon so vớicác từ thêm tiền tố.

Ghép hợp thành là phương thức ghép hai căn tố lại với nhau dé tạothành từ mới Ví dụ: # [nun] (mắt) + # [mul] (nước) #=# Imunmul]

(nước mắt)

Quan khảo sát ngữ liệu thì chúng tôi nhận thấy trong hệ thống

TNXD tiếng Hàn có đủ các phương thức cấu tạo từ như trên.

34

Trang 39

1.4 Con đường hình thành thuật ngữ.

Về mặt lý luận, thuật ngữ khoa học của bất ky ngành nào cũng

được hình thành dựa trên nguyên tắc:- Dựa vào ngôn ngữ ban địa

- _ Dựa vào vay mượn ngôn ngữ khác,

Trong tiếng Việt, Hoàng Văn Hành (1983) cho rằng thuật ngữđược hình thành từ ba con đường:

- _ Thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường

- Tao thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có tương ứng với phương thức

sao phỏng thuật ngữ nước ngoai- Muon thuật ngữ nước ngoài.

Trong những năm gần đây việc nghiên cứu thuật ngữ ngày cảng

được đi sâu và mở rộng hơn Chính vì vậy cũng xuất hiện nhiều quan điểmkhác nhau về con đường hình thành thuật ngữ.

Sau khi khảo sát và tiếp thu những quan điểm nhìn nhận đánh giá

của các nhà nghiên cứu thuật ngữ đi trước, chúng tôi đưa ra quan điểm

TNXD trong tiếng Việt và tiếng Hàn đều được hình thành từ 4 con đường

(1) Thuật ngữ hoá từ thông thường.

(2) Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu sẵn có.

(3) Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài.

(4) Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành.

Trước khi đối chiếu chúng tôi miêu tả con đương hình thànhTNXD ở hai ngôn ngữ như dưới day:

35

Trang 40

Tiểu kết

Trong chương | chúng tôi đã hệ thống hoá các van dé lý luận và lậpra cơ sở lý thuyết về thuật ngữ gồm khái niệm của thuật ngữ, tiêu chuẩn

của thuật ngữ, đồng thời phân biệt thuật ngữ với danh pháp, từ nghè nghiệp,

từ toàn dân Từ đó dẫn đến việc thống nhất khái niệm của TNXD là: TNXDlà những từ và cụm từ biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng, quả trình,

hoạt động, trạng thai, quan hệ, thuộc các lĩnh vực trong ngành khoa học

xây dựng, quản lý xây dựng, kỹ thuật xây dựng, địa kỹ thuật, xây dựng công

trình thuỷ, kinh tế thuỷ, quy hoạch xây dựng, hệ thống và thiết bị giaothông.

Bên cạnh đó luận văn cũng xem xét cơ sở lý thuyết về đặc điểm cau

tạo thuật ngữ nói chung là TNXD nói riêng Làm cơ sở cho các bước mô tảvà đôi chiêu ở chương 2.

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:15

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN