Song, trước nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu vềđặc điểm và cách sử dụng lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán trong mối tương quan với tiếng Việt một cách hệ thống, thấu đáo trong khuôn
Trang 1; ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAM NGOC HAM
LUAN AN TIEN SI NGU VAN
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
GS TS HOANG TRỌNG PHIEN
HÀ NỘI - 2004
Trang 2BẢNG BIỂU SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG LUẬN ÁN
Bảng biểu
Hình 2.1 : Biểu đồ kết quả khảo sát các nhân tố chi phối việc lựa chọn từ ngữ
xưng hô (Tr 53)
Bảng 2.1 : Bảng thống kê đại từ chỉ ngôi trong tiếng Hán (Tr 56)
Bảng 2.2 : Bảng thống kê các danh từ biểu thị quan hệ thân tộc trong tiếng
Hán và tiếng Việt (Tr 79)
Bảng 2.3 : Bảng phân tích nghĩa tố của danh từ thân tộc tiếng Hán (Tr 90)
Bảng 2.4 : Bảng thống kê các từ ghép chỉ quan hệ thân tộc theo phương thứcghép song song của tiếng Hán và tiếng Việt (Tr 91)
Bảng 2.5 : Bảng kê khả năng kết hợp của họ tên trong tổ hợp xưng hô tiếng
hô thông dụng trong tiếng Hán (Tr 157)
Bảng 3.4 : Bảng thống kê khả năng kết hợp của “đại”, “lão”, “tiểu” với các từ
Trang 3Bảng 4.3 : Bảng kê kết quả khảo sát khả năng đối dich từ xưng hô (Tr184)
Hình 4.2 : Biểu đồ khảo sát về tình hình đối dịch cách chào hỏi giữa thầy vàtrò, giữa trò và thầy (Tr184)
Bảng 4.4 : Bang kê kết quả khảo sát tình hình nắm bắt từ chỉ quan hệ thân tộc
- Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ Hán, có những từ ngữ mới
nảy sinh, ding phiên âm Hán Việt để phiên âm sẽ không phù hợp Do đó,ngoai việc sử dụng âm Hán Việt ra, Luận án có một số trường hợp phiên âmtheo chữ cái La-tinh để tiện theo dõi
- Luận án có so sánh với tiếng Việt, nhưng để cho tên các tiểu mục
trong từng chương gon hơn, có so sánh với tiếng Việt xin được chỉ ghi trên
đâu
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của luận án
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3 Nhiệm vụ của luận án
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Cái mới của luận án
6 Cấu trúc của luận ánCHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XƯNG HO VÀ TỪ NGỮ XƯNG HO
TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
1.1 Lịch sử vấn đề
1.1.1 Điểm qua vài nét về lich sử nghiên cứu xưng hô tiếng Hán1.1.2 Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Việt
1.1.3 Nghiên cứu so sánh xưng hô Hán - Việt
1.2 Quan niệm về xưng hô và phương thức biểu hiện xưng hô
1.3 Sự xuất hiện tất yếu của từ xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ
1.4 Xưng hô với đặc trưng văn hoá dân tộc
1.5 Tính lịch sự với vấn đề xưng hô
1.6 Nghĩa quyền lực và kết liên trong xưng hô
Tiểu kết chương ICHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG TIEN DUNG ĐỂ XƯNG HO TRONG TIẾNG HAN
( CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT )
2.1 Khái quát về từ xưng hô trong tiếng Hán
2.2 Những phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Hán
2.2.1 Xưng hô bằng đại từ nhân xưng
2.2.1.1 Khái niệm về đại từ nhân xưng2.2.1.2 Đặc điểm của đại từ nhân xưng tiếng Hán
2.2.1.3 Khả năng kết hợp của đại từ nhân xưng tiếng
N aA wu + + G2 = Ph"
12 14
15 22 23
57 57 61
Trang 52.2.2 Xưng hô bằng từ xưng hô thân tộc
.2.2.%_ Khái niệm
.2.2.%_ về thân tộc và từ xưng hô thân tộc
.2.2.%_ Những từ dùng để xưng hô trong gia đình của
tiêng Hán
.2.2.%_ Phương thức ghép song song của danh từ than tộc
tiêng Hán 2.2.2.4 Xưng hô phỏng theo xưng hô thân tộc
2.2.3 Xưng hô bằng họ tên
2.2.3.1 Khái niệm về họ tên
2.2.3.2 Đặc điểm họ tên của người Hán
2.2.3.3 Kha năng kết hợp của họ tên trong tổ hợp xưng
hô
2.2.4 Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học
vị
2.2.4.1 Khái niệm về từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, học vị
2.2.4.2 Thống kê một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức
vụ, học vị
2.2.5 Xưng hô bằng những từ xưng hô thông dụng (đồng chí,
thái thái, tiên sinh, tiểu thư )
Tiểu kết chương 2CHƯƠNG 3 : HOAT DONG CUA TỪ NGỮ XƯNG HO TIẾNG HÁN ( CÓ SO
SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
3.1 Xưng hô trong gia đình
3.1.1 Xưng hô giữa vợ và chồng
3.1.1.1 Xưng hô giữa những cặp vợ chồng trẻ3.1.1.2 Xưng hô giữa những cặp vợ chồng cao tuổi
3.1.2 Xưng hô giữa cha mẹ và con cái
68 68
73
89
93 98 98
100
102
103
104 105
Trang 63.1.2.1 Xưng hô giữa cha mẹ khi còn trẻ và con còn nhỏ 3.1.2.2 Xưng hô giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành 3.2 Xưng hô xã hội
3.2.1 Xưng hô giữa nhân viên và thủ trưởng 3.2.2 Xưng hô giữa thủ trưởng và nhân viên
3.2.3 Xưng hô giữa đồng nghiệp với nhau3.3 Các nhân tố tác động đến xưng hô
3.3.1 Một số khảo sát về phạm vi sử dụng của từ ngữ xưng hô3.3.2 Các nhân tố tác động đến xưng hô
3.3.2.1 Nhân tổ tudi tác3.3.2.2 Nhân tố vi thé của người tham gia giao tiếp3.3.2.3 Động cơ giao tiếp với cách lựa chọn từ xưng hôTiểu kết chương 3
CHƯƠNG 4 : ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO VIỆC DẠY HỌC TIẾNG
HÁN CHO NGƯỜI VIỆT NAM
4.1 Sự giống và khác nhau giữa cách xưng hô trong tiếng Hán và cách
xưng hô trong tiếng Việt
4.1.1 Sự giống nhau
4.1.2 Sự khác nhau
4.2 Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy học tiếng Hán
cho người Việt Nam
4.2.1 Cơ sở lí luận của việc ứng dụng
4.2.2 Một số khảo sát về việc học tiếng Hán của sinh viên Việt
Nam
4.2.3 Một số kiến nghị về phương pháp khắc phục lỗi sử dụng
từ ngữ xưng hô trong công tác dạy học tiếng Hán cho người Việt Nam
+ Về phía người dạy + Về phía người học
Tiểu kết chương 4
131 133
138 142 149 150 153 153 158 158 159
163 166
16
168
168
172 176
176
178
188
188 189 190
Trang 7KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRINH CUA TÁC GIA LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8PHAN MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của luận án
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là thuộc tính bản chất của xã hội loài người,
không thê có xã hội loài người nếu không có giao tiếp bằng ngôn ngữ Thông
qua quá trình giao tiếp mang tinh chất đặc thù này của xã hội loài người màngôn ngữ đồng thời được củng cố và không ngừng phát triển Trong quá trình
đó, xưng hô là bộ phận hợp thành quan trọng, có ý nghĩa xác định vai giao
tiếp và quyết định hiệu quả giao tiếp Xưng hô thể hiện sinh động mối quan
hệ giữa người với người trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể Đó chính là lí
do mà việc nghiên cứu từ ngữ xưng hô nói chung và quá trình hành chức của
nó luôn luôn là mối quan tâm, trước hết là của các nhà ngôn ngữ học, văn hoáhọc và các giáo viên dạy tiếng
Trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, tiếng Hán - ngôn ngữ của một đântộc chiếm một phần tư dân số thế giới lại có bề dày lịch sử hơn 5000 năm,
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực giao lưu văn hóa trên trường
quốc tế Theo Liên hợp quốc, tiếng Hán được coi là một trong 6 thứ tiếngdùng để giao tiếp quốc tế Cùng với xu thé tất yêu đó của thời đại, quan hệ
hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt - Trung cũng được củng cố
và phát triển thêm một bước trên mọi lĩnh vực Dé góp phan thúc đây sự giao
lưu giữa hai nước, việc nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hai dân
tộc, đặc biệt là vấn đề văn hoá giao tiếp có một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Nóiđến văn hoá giao tiếp, không thể không nói đến vấn đề xưng hô Đối với đại
đa số quốc gia trên thế giới, xưng hô được coi là tiền đề của giao tiếp ngôn
ngữ Đặc biệt là “ở Trung Quốc, phương thức xưng hô muôn màu muôn vẻ,
biến hoá khôn lường Cách xưng hô gần đây đã trở thành một môn khoa học,
một loại hình văn hoá, hết sức tinh tế ” [84, 14]
Trang 9Về van dé từ xưng hô trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếngHán, tiếng Việt nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu (xem mục tàiliệu tham khảo) Song, trước nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về
đặc điểm và cách sử dụng lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán trong mối tương
quan với tiếng Việt một cách hệ thống, thấu đáo trong khuôn khổ một đề tải
khoa học độc lập.
1.1 Riêng đối với từ ngữ xưng hô, cách xưng hô của tiếng Hán và củatiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học, các nhà văn hoá học đều có một nhận xétchung là : do đặc thù của hai nền ngôn ngữ - văn hoá dân tộc giữa Việt Nam
và Trung Hoa, cho nên trong tiếng Hán và tiếng Việt, lớp từ ngữ xưng hô đềurất phong phú , đa dạng, được coi như là một hệ thống mở Chính vì vậy,
khảo sát lớp từ ngữ xưng hô trong tiếng Hán, tìm ra mối tương quan của nóvới tiếng Việt không chỉ là vấn đề thuần tuý ngôn ngữ mà có liên quan mậtthiết với văn hoá, tập quán dân tộc, rất lí thú nhưng cũng vô cùng phức tạp
1 2 Vấn đề xưng hô liên quan mật thiết với đối tượng giao tiếp và ngữcảnh giao tiếp Đặc trưng giao tiếp xã hội của dân tộc Trung Hoa và dân tộcViệt Nam là đều chịu sự chi phối sâu sắc của các quan niệm truyền thống vềtôn ti, trật tự, lễ giáo phong kiến từ ngàn xưa Cho đến nay, trải qua bao nhiêuthăng trầm của lịch sử, những nét đặc sắc về văn hoá dân tộc thể hiện trong
mỗi gia đình và xã hội đã có nhiều đối thay, song quan hệ gia đình, xã hội vớinhững chuẩn mực, nghỉ thức giao tiếp truyền thống của nó vẫn được gin giữ.Trong những biểu hiện cụ thể của vấn đề văn hoá đó, nỗi trội lên là vấn đề
cách xưng hô Vì thế, nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt, không thể bỏ qua
vân đề xưng hô, bao gồm xưng hô gia đình và xưng hô xã hội, đồng thời phải
đặt chúng trong bối cảnh giao tiếp ngôn ngữ - văn hoá của cả hai dân tộc mớithấy hết được sự tinh tế của nó
1.3 Khảo sát cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô phải gắn với hoạt
động giao tiếp, chủ yếu là trong các cuộc thoại Sở đĩ nói như vậy là vì, trong
10
Trang 10diễn tiến của quá trình giao tiếp, cách xưng hô trở nên rất sinh động, phong
phú, phụ thuộc vào thói quen văn hoá cộng đồng Sự hoạt động của các từ
ngữ xưng hô trong tiếng Hán hiện đại đã phức tạp, trong tiếng Việt lại càng
phức tạp hơn (như sẽ trình bày ở các chương sau) Thực tế giảng day tiếngHán cho người Việt và tiếng Việt cho người Hán cho thấy, sự nhằm lẫn trongviệc sử dụng từ ngữ xưng hô là khá phổ biến Dé khắc phục những hạn chế
đó, đòi hỏi phải có một công trình khảo sát cấu trúc tĩnh cũng như quá trìnhhoạt động của từ ngữ xưng hô trong giao tiếp tiếng Hán và đặt nó trong
tương quan với lớp từ ngữ xưng hô tiếng Việt, nhằm đáp ứng yêu cầu giaolưu ngôn ngữ nói chung, nhất là việc dạy và học tiếng Hán ở Việt Nam nói
riêng.
1.4 Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ ngữ văn, chúng tôi hyvọng tìm ra được những phương thức cấu tạo và quy luật sử đụng của lớp từngữ xưng hô trong giao tiếp tiếng Hán, xét trong tương quan với xưng hô
tiếng Việt, tìm ra những nét giống nhau và khác nhau về đặc điểm và cách sử
dụng của lớp từ ngữ xưng hô dưới tác động của các nhân tổ văn hoá trong hai
ngôn ngữ này Với kết quả đạt được, mong rằng có thê giúp người Việt Namthực hành tiếng Hán đạt hiệu quả hơn trong lĩnh vực giao tiếp, trong công tácgiảng dạy, học tập cũng như biên dịch, phiên dịch Cụ thể là trên cơ sở nắm
được đặc trưng văn hoá trong nghỉ thức giao tiếp ngôn từ của người Hán vàngười Việt, sử dụng đúng, chuyển dịch đúng từ xưng hô trong từng bối cảnhgiao tiếp và phù hợp với từng đối tượng giao tiếp cụ thé
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đã nêu ở trên, luận án xác định đối
tượng nghiên cứu là:
Hệ thống các từ ngữ làm chức năng xưng hô trong tiếng Hán, phương
thức sử dụng những từ ngữ ding để xưng hô trong giao tiếp gia đình và giao
tiếp xã hội của tiếng Hán
11
Trang 11Tư liệu dùng để khảo sát là các câu, lời thoại trong các tác phẩm văn
học đã được khẳng định, kịch bản phim, giáo trình thực hành tiếng Han tiêubiểu hiện đang sử dụng do người bản ngữ viết
Như vậy, từ ngữ xưng hô ở đây được xét trên cả hai bình diện: bản thể
và sự hành chức trong giao tiếp, tức là xét cả mặt tĩnh và mặt động của chúng
3 Nhiệm vụ của luận án
Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau :
3.1 Hệ thống hoá các van dé lí luận trực tiếp liên quan đến dé tài khảo sát
như hành vi xưng hô và phương thức biểu hiện trong xưng hô; tinh chất lịch
sự trong xưng hô ; các nhân tố văn hoá, xã hội tác động đến việc sử dụng từngữ xưng hô, nhất là mối liên hệ giữa xưng hô và vẫn đề văn hoá truyền thống
của dân tộc Đồng thời, làm nổi rõ đặc điểm của mối liên hệ văn hoá giao tiếpgiữa tiếng Hán và tiếng Việt
3.2 Thống kê, miêu tả lớp từ ngữ xưng hô trong môi trường giao tiếp gia
đình và xã hội của tiếng Hán, làm nổi rõ đặc điểm những phương tiện dùng déxưng hô của tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt
3.3 Khảo sát sự hoạt động của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán dưới ảnh
hưởng của những đặc trưng văn hoá dân tộc, cụ thể là các nhân tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ
đi sâu khảo sát cách xưng hô trong gia đình hạt nhân của người Hán, bao
gồm: xưng hô giữa vợ và chồng, xưng hô giữa cha mẹ và con cái Về xưng hô
xã hội, chúng tôi tập trung khảo sát xưng hô nơi công sở, bao gồm: xưng hô
giữa nhân viên và thủ trưởng, xưng hô giữa các đồng nghiệp với nhau Hy
vọng sự khảo sát tập trung đó sẽ làm cho vấn đề không dàn trải mà vẫn đạtđược độ thuyết phục cao
3.4 Đối chiếu, tìm ra sự giống và khác nhau về phương diện hệ thốngcấu trúc cũng như cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán và tiếng
Việt trong giao tiếp gia đình cũng như giao tiếp xã hội Trên cơ sở kết quả
12
Trang 12nghiên cứu, kết hợp với khảo sát lỗi khi sử dụng từ ngữ xưng hô, vận dụngtrước hết vào quá trình dạy, học tiếng Hán cho người Việt, góp phần nâng caohiệu quả sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu theo hướng :
Thông qua điều tra xã hội bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp vàphát phiếu điều tra có định hướng (phụ lục 1,2,3 ) để có những cứ liệu thực tế,
đủ độ tin cậy về phạm vi sử dụng của các từ ngữ dùng dé xưng hô và những
nhân tố văn hoá, xã hội tác động đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô
Vận dụng phương pháp thống kê, miêu tả để tiến hành khảo sát hệthống xưng hô tiếng Hán ; phương pháp phân tích thành tố nghĩa đề thấy đượccau trúc ngữ nghĩa của từ; phân tích ngữ nghĩa giao tiếp qua những thí dụ điển
hình để làm nổi bật vấn đề dụng học trong xưng hô ; phương pháp đối chiếungôn ngữ tìm ra điểm giống và khác nhau trong xưng hô tiếng Hán và tiếngViệt Sau đó, vận dụng phương pháp quy nap dé rút ra những nhận xét kháiquát về đặc điểm cấu trúc và hoạt động của từ ngữ xưng hô tiếng Hán, có so
sánh với tiếng Việt
Các vi du minh hoạ đều được trích từ những văn bản gốc do chính
người bản ngữ thể hiện nhằm đảm bảo độ chính xác cao của tư liệu
Để xác định được ban chất sự hoạt động của lớp từ này, khi sử dụng
phương pháp phân tích, chúng tôi đặc biệt chú ý phân tích ngữ nghĩa - ngữ
dụng của lớp từ ngữ xưng hô cũng như những phương tiện ding dé xưng hôkhác trong hai ngôn ngữ Hán, Việt, nhằm làm nồi bật giả trị của việc lựachọn từ ngữ xưng hô trong việc thực hiện chiến lược giao tiếp
5 Cái mới của luận án
5.1 Về mặt lý luận :Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu một cách có hệthống, toàn diện những từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Hán cả về cấu
13
Trang 13trúc và hoạt động của lớp từ này dưới tác động của các yếu tố văn hoá, cấu
trúc xã hội, đặc trưng tâm lý dân tộc Từ góc nhìn của một người nước
ngoải-người Việt Nam, đưa ra những quy tắc sử dụng từ ngữ dùng dé xưng hô trong
tiếng Hán Luận án góp phần vào lí luận giao tiếp xưng hô và khắng định
thêm sự tác động của văn hoá dân tộc trong việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
5.2 Về mặt thực tiễn:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hainước Việt, Trung ngày càng phát triển mạnh mẽ Nghiên cứu xưng hô tiếngHán, đối chiếu với tiếng Việt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giao tiếpngôn ngữ Hán, Việt, làm cho hai dân tộc Hán và Việt hiểu biết và gần gũi
được những sự hiểu lầm không đáng có
6 Cấu trúc của luận án
Luan án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,gồm 4 chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về xưng hô và từ ngữ xưng hô trong
giao tiếp ngôn ngữ
Chương 2: Những phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Hán (có
so sánh với tiếng Việt)
Chương 3: Hoạt động của lớp từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Hán
(có so sánh với tiếng Việt)
14
Trang 14Chương 4: Ứ ng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Hán
cho người Việt Nam.
Chương 1:
MOT SO VAN ĐÈ LÍ LUẬN VE XƯNG HO VÀ TỪ NGỮ XƯNG HO
TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ1.1.1 Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Hán
Xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ không chỉ thuần tuý thuộc về vấn đềngôn ngữ học, xưng hô còn có quan hệ mật thiết với văn hoá học, dan tộc học,
xã hội học Từ lâu, nó đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu trên thế giới
và trở thành điểm nóng về van dé ngôn ngữ - văn hoá hết sức thú vị
Đối với nghiên cứu xưng hô trong tiếng Hán và đối chiếu giữa xưng hôtrong tiếng Hán và các ngôn ngữ khác, trên đất nước Trung Hoa, ngay từ đầu
đời Hán, đã xuất hiện cuốn “Nhĩ nhã” là tác phẩm chuyên sâu giải thích ýnghĩa của từ sớm nhất trong lịch sử ngôn ngữ học Trung Hoa Trong đó, thiên
“Thích thân” đã giới thiệu một cách hệ thống nghĩa và cách sử dụng của lớp
từ xưng hô thân tộc “Nhĩ nhã” đã được các học giả đời sau tiếp tục hoànthiện, bỗ sung Sau đó, tác giả Lương Chương Củ cho ra đời cuốn “Xưng vị
lục” được coi là tập đại thành về từ xưng hô tiếng Hán Tiếp nối cuốn “Xưng
vị lục” là các tập “Từ điển xưng hô tiếng Hán” của Vuong Hoa, Vương HọcNguyên, “Từ điển từ xưng hô cổ kim” của Trương Hiếu Trung, “Từ điển
15
Trang 15xưng hô thân tộc” của Vương An Tiết, Bào Hải Dao đã chứng tỏ bề daylịch sử của nghiên cứu xưng hô trong tiếng Hán Ngoài từ điển ra, phải nóiđến hàng loạt các công trình nghiên cứu lớn nhỏ về văn hoá xưng hô trong
tiếng Hán, đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ học thếgiới nói chung và ngôn ngữ học Trung Quốc nói riêng
Từ những năm 50 của thế kỉ trước, Triệu Nguyên Nhiệm đã có công
trình nghiên cứu, miêu tả hệ thống xưng hô trong tiếng Hán hiện đại Sau đó,
cuốn Ngôn ngữ học xã hội của Trần Nguyên ra đời, đề cập đến các hình thức
xưng hô mới xuất hiện sau khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập,đồng thời phân tích khá cụ thê về ý nghĩa của các hình thức xưng hô này
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, đất nước được mệnh
danh là “con rồng” châu Á này trở thành một trong những trung tâm giao lưuquốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá Tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữquốc tế ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng Trong bối cảnh
đó, vẫn đề xưng hô trong tiếng Hán càng được quan tâm nghiên cứu, và đượccoi là chiến lược giao tiếp ngôn ngữ Những công trình nghiên cứu tiêu biểucó: Điền Huệ Cương với “Hệ thống xưng hô tiếng Hán và các ngôn ngữkhác”, Mã Hồng Cơ - Thường Khánh Phong với “Xưng vị ngữ”, Phó ThànhCật với “Cách xưng hô của tiếng Hán và tiếng Việt với văn hoá truyền thống
của hai nước Việt Trung ” Năm 1989, công trình nghiên cứu về tính lịch sựtrong giao tiếp ngôn ngữ của tác gia Trần Tùng Sầm đã được nhà in Thương
vụ xuất bản lần đầu và tái bản năm 2001 Công trình dành 68/108 trang nói vềxưng hô Điều đó chứng tỏ xưng hô góp một phan đáng kể vào việc thé hiện
tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ Dựa vào tính chất khác nhau của các
phương thức sử dụng từ xưng hô, tác gia đã chia từ xưng hô tiếng Hán thành 6
loại: xưng hô thân tộc, xưng hô nghề nghiệp, xưng hô chức vụ, xưng hô thôngthường, miệt xưng và xưng hô bằng họ tên Riêng với đại từ nhân xưng, tác
giả lại chia thành ba loại: xưng hô thông thường, tôn xưng và khiêm xưng.
16
Trang 16Tiếp đó, thang 1 năm 2001, nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Van hoá BắcKinh lần đầu tiên cho ra mắt bạn đọc cuốn “Kính khiêm từ trong tiếng Hánhiện đại” của tác giả Lưu Hồng Lệ cũng dé cập nhiều đến van dé xưng hô, coi
như một phương tiện quan trọng để biểu thị tính lịch sự trong giao tiếp ngônngữ Tác giả đã đưa ra 5 nguyên tắc sử đụng kính khiêm từ Đó là nguyên tắclịch sự, nguyên tắc tình cảm, nguyên tắc cự ly, nguyên tắc thăng cấp và
nguyên tắc độ thích nghi Đồng thời, tác giá còn đề cập đến tính đa chức năng
của của việc biểu đạt kính khiêm từ, như : tính khách khí, tính châm biếm,
tính trịnh trọng Các van đề đặc điểm, nguyên tắc sử dụng cũng như chứcnăng của kính khiêm từ mà Lưu Hồng Lệ đưa ra đều có liên hệ mật thiết đến
từ ngữ xưng hô.
Trong các công trình nghiên cứu xưng hô của các học giả Trung Quốc
ké trên, nỗi bật nhất là “Hé thống xưng hô tiếng Hán và các ngôn ngữ khác”của Điền Huệ Cương- công trình nghiên cứu về xưng hô tiếng Hán đầu tiên ở
Trung Quốc mang tính hệ thống, phạm vi nghiên cứu rộng, chú ý đúng mức
đến đối chiếu tiếng Hán với các ngôn ngữ phương Tây, độ dày 522 trang
Điền Huệ Cương nghiên cứu sâu cả hai lĩnh vực ngôn ngữ và văn học, điều đórất thuận lợi cho việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá trong xưng hôtiếng Hán Trong xưng hô, Điền Huệ Cương đặc biệt quan tâm đến xưng hô
thân tộc Với vấn đề này, ông đã lẫy cơ chế gia đình và quan hệ thân tộc làmxuất phát điểm và đi sâu nghiên cứu các thời kỳ lịch sử phát triển với nhữngbiến động sâu sắc trong xưng hô tiếng Hán, kịp thời phản ánh những đổi thay
về cơ cấu, quan hệ gia đình và xã hội qua từng giai đoạn lịch sử Điền HuệCương đã tiến hành khảo sát các tác phẩm kinh điển như “Kinh thi”, “Sở từ”,
các tác phâm tản văn chư tử và tản văn lịch sử, đồng thời căn cứ vào chú giảicủa “Nhĩ nhã”, “Thuyết văn giải tự” dé tao dựng được bức tranh chung về quátrình phát triển của xưng hô tiếng Hán Điền Huệ Cương nhắn mạnh mối quan
hệ giữa thể chế gia đình và xưng hô thân tộc, cũng như quan hệ giữa thể chế
17
Trang 17xã hội và xưng hô xã hội Phương pháp đối sánh là phương pháp nghiên cứuxuyên suốt công trình để tiến hành so sánh tiếng Hán với một số ngôn ngữphương Tây tiêu biểu Đặc biệt là ngay chính nội dung thuần tuý bàn về xưng
hô tiếng Hán cũng đã lồng vào đó những khía cạnh so sánh nhất định dé làmnổi bật vấn đề
Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước có quan hệ giao lưu văn hoá lâu
đời Tuy Nhật là một nước phương Đông nhưng sau phong trào Duy Tân, văn
hoá Nhật Ban, trong đó có van dé xưng hô chịu ảnh hưởng sâu sắc của vănhoá phương Tây, tạo nên nét đặc thù của văn hoá Nhật Bản Do đó, Điền HuệCương rất chú trọng đến đối chiếu xưng hô Trung- Nhật và đã đặt sự đốichiếu đó vào bối cảnh chung của việc đối sánh ngôn ngit- văn hoá Trung
Quốc với ngôn ngữ- văn hoá phương Tây
Điền Huệ Cương đã lập được 6 bảng đối chiếu quan hệ thân tộc, baogồm: đối chiếu Hán - Anh, Hán - Pháp, Hán - Đức, Hán - Nga, Hán - Tây Ban
Nha và Hán - Nhật Nhưng vì ngoài xưng hô thân tộc ra, các góc độ khác như
xưng hô xã hội, xưng hô bằng họ tên, tính chất lịch sự trong xưng hô cũng
được đề cập trên diện rộng, do dó không khỏi có những vấn đề còn chưa sâu
sắc Mặt khác, các ví dụ nêu ra chưa được phân tích thấu đáo dé làm nỗi bật ýnghĩa ngữ dụng của xưng hô trong chiến lược giao tiếp
Sau Điền Huệ Cương phải nói đến công trình đồng tác giả Mã Hồng
Cơ - Thường Khánh Phong với tiêu đề “ Xưng vị ngữ”, cũng là một côngtrình thú vị Với công trình này, các tác giả đã cô gắng đặt tiêu đề cho từngđặc trưng của xưng hô tiếng Hán bằng các thành ngữ Ví dụ, “Tứ hải chỉ nộigiai huynh đệ” [89,.45] dé nói về phương thức mô phỏng xưng hô thân tộc
vào xưng hô xã hội, “Nhân quá lưu danh, nhạn quá lưu thanh” [ 89, 54] dé nói
về xưng hô bang họ tên, “Huyết nồng ư thuỷ” [89, 77] để nhắn mạnh quan hệ
huyết thống
Tháng 3 năm 2001, tác giả Hoàng Đào cho ra đời công trình nghiên cứu
18
Trang 18về “Ngôn ngữ - tập tục với văn hoá Trung Quốc” dai 318 trang, trong đónghiên cứu văn hoá xưng hô chiếm 169 trang Đặc điểm của công trình chủyếu là nghiên cứu về các yếu tố văn hoá dân tộc như đặc điểm cư dân, địa lí,
tư tưởng truyền thống ảnh hưởng đến van đề giao tiếp xưng hô như thé nao.Tác gia lấy văn hoá dan tộc làm xuất phát điểm, đồng thời cũng là nội dungtrọng tâm của công trình nghiên cứu, tất cả đều xoay quanh vấn đề tập tục dân
tộc Tác giá đã thống kê khá tỉ mi về hệ thống xưng hô thân tộc gồm 98 từ.Trong đó, với TÔI làm trung tâm, có 45 từ thuộc nhóm xưng hô dòng tộc 13thé hệ, bao gồm 4 thế hệ trên TÔI va 8 thế hệ dưới TÔI
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Đào không đi
sâu nghiên cứu hệ thống cấu trúc, cách sử dụng của lớp từ xưng hô dưới góc
độ ngôn ngữ học, mà chỉ chú ý đến góc độ văn hóa dân tộc ảnh hưởng quaxưng hô Các nội dung điều tra xã hội học cũng chủ yếu tập trung vào vấn déquan hệ kinh tế giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình và vấn đề dân
số, độ lệch pha giữa nam và nữ trong xã hội ngày nay, coi đó là cơ sở để giảithích sự biến động trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ vàcon cái Tác giả đã chỉ ra sự thay đối của cơ sở vật chất xã hội dẫn đến sự thayđổi trong quan niệm về hôn nhân, gia đình, được xem như quy luật vật chấtquyết định ý thức Ngày nay, người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc không
còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào nam giới nữa Từ sự chênh lệch về tỉ lệ sinhgiữa nam và nữ, mà số lượng lại thiên về nam giới- hậu quả của tư tưởngtrọng nam khinh nữ một thời, thêm vào đó là khả năng kinh tế của một sốnam giới đến tuổi trưởng thành chưa đủ để tạo dựng cơ sở vật chất cho hônnhân, dẫn đến có những nam giới đến tuổi trưởng thành gặp trở ngại trong
van đề xây dựng gia đình Ưu thé trong hôn nhân đã dần dần thuộc về phụ nữ.Trong quan hệ gia đình ba thế hệ, nhìn chung ở nông thôn, với những trường
hợp bố mẹ chồng cao tuổi, sức lao động đã giảm sút, dẫn tới mất dần vai tròtrụ cột về kinh tế, vị thế trong gia đình đã nhường cho các cặp vợ chồng trẻ
19
Trang 19Chính vì vậy, quan hệ cha con, vợ chồng trong gia đình cũng có nhiều biếnđộng Nàng dâu và mẹ chồng ít tiếp xúc với nhau hơn Khi tiếp xúc thì khôngmặn mà đằm thắm như quan hệ gia đình truyền thống Mức độ quan hệ đó thể
hiện qua sự khuyết vắng của từ xưng hô trong giao tiếp giữa bố mẹ chồng vànang đâu Khả năng kinh tế đã là yếu tố cơ bản quyết định vị thế của cácthành viên trong gia đình Hơn nữa, vị thế xã hội của người phụ nữ đã được
nâng lên đáng kể Vi vậy, người phụ nữ không còn lệ thuộc đến mức ngặt
nghèo vào chồng và các quan hệ gia đình khác nữa
Ngoài các công trình nghiên cứu lớn ké trên còn có hàng loạt các bàiviết về từng khía cạnh của xưng hô như : Ha Doãn Di với “Nói về đanh, tự,
hiệu ”, Trần Quan với “chức năng biểu đạt của ề w@ - toiEa Äó n Ø - anh/
ay t@ - anh ấyÊâ+ họ, tên ”, Doãn Di - Vi Nhân với “Xưng hô- sự mở đầu
của cuộc thoại”, Tưởng Minh với “Xưng hô và van đề lịch sự”, Lý Giám Dinh
với “Phép tỉnh lược của đại từ xưng hô”, Chu Minh với “Đặc trưng ngữ dụng
của ngữ xưng hô tiếng Hán và việc chuyển dịch ý nghĩa ngữ dụng của nó ”,
Lưu A Linh với “Những biến đổi của văn hoá xã hội và van dé xưng hô Anh
- Hán”, Lưu Chiêu Ban với “Bàn về tính chất mở của xưng hô thân tộc tiếng
Hán”
Từ kết quả mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đạt được trên góc độ
xưng hô tiếng Hán, có thể thấy được các công trình đã chú ý đến hai phươngdiện: ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề Về mặt lí luận, các họcgiả đã tập trung phân tích, chứng minh cho lớp từ xưng hô tiếng Hán là một hệthống hoàn chỉnh Không ít ý kiến đã chứng tỏ tính chất mở của nó có tác dụngtạo nên sự đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp của lớp từ này
trong giao tiếp ngôn ngữ Đồng thời khăng định đặc trưng văn hoá Trung Hoa
phản ánh qua việc lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Hán
Về mặt sử dụng, lớp từ xưng hô tiếng Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc của
các yêu tô văn hoá, tập quán dân tộc và các nhân tô khác, như ngữ cảnh giao
20
Trang 20tiếp, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học thuật, trạng thái tâm lí Một
số công trình đã tiến hành nghiên cứu dưới góc độ so sánh ngôn ngữ học.Nhiều nhất là so sánh Hán - Anh, Hán - Nga, Hán - Nhật, Hán - Pháp Tuynhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích, làm nổi bật ý
nghĩa ngữ dụng của từ ngữ xưng hô trong thực tế giao tiếp ngôn ngữ, nhất làchưa chú ý đúng mức đến việc phân tích sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hôqua từng ví du cụ thé dé có thé làm sáng tỏ vai trò của xưng hô trong việc thực
hiện chiến lược giao tiếp
1.1.2 Điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu xưng hô tiếng Việt
Kể từ những bài viết của Alexandre de Rhodes, lich sử nghiên cứu titngữ xưng hô tiếng Việt đã trải qua hơn 350 năm Lịch sử nghiên cứu tiếng
Việt nói chung cũng như nghiên cứu xưng hô trong tiếng Việt nói riêng khôngphải có bề dày thực sự tương xứng với tầm vóc của nó
Năm 1651, Alexandre de Rhodes đã bước đầu quan tâm đến việc miêu
tả các từ xưng hô tiếng Việt nhưng sự miêu tả đó mới dừng ở mức sơ lược
qua cuốn “Tir điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh” Đặc biệt là
M.B.Emeneau năm 1951 khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt “đã dành 30trang viết về đại từ, đặc biệt là tập trung bàn về đại từ xưng hô và chú ý nhiều
đến nhóm từ xưng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ” [7, 8] Năm 1965,L.Thompson trong cuốn Vietnamese grammar cũng có bài nghiên cứu về từngữ xưng hô trong tiếng Việt
Từ những năm 70 thé ki hai mươi trở lại đây, nhất là từ sau khi datnước thống nhất, nghiên cứu xưng hô tiếng Việt trên cả hai bình điện cấu trúc
và hoạt động ngày càng được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm và đã có
hàng loạt các công trình nghiên cứu tầm cỡ lần lượt ra đời
- Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học đã đề
cập đến những van đề như chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lí thuyết
21
Trang 21lập luận, lí thuyết hội thoại v.v , đã khăng định yếu tô lời nói, hành động,nhân tổ giao tiếp đều có liên quan tới xưng hô.
- Các công trình chuyên nghiên cứu về xưng hô của Nguyễn Văn Chiến
cũng rat day công Tác giả đã khảo cứu một cách có hệ thống, hoàn chỉnh cả
về cầu trúc tinh và sự hoạt động của từ xưng hô tiếng Việt trong thực tiễn giaotiếp ngôn ngữ Từ đó nêu bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và đặc trưng
văn hoá xã hội “Cấu trúc xã hội phân hoá bộc lộ rõ trong cấu trúc ngôn ngữ,thông qua những cách nói năng xưng hô nhất định ” [ 6, 130]
Ngoài ra, phải kể đến hàng loạt công trình nghiên cứu xưng hô tiếngViệt khác như: Hoàng Thị Châu với “Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hôtrong xã giao”, Trương Thị Diễm với “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân
tộc trong giao tiếp tiếng Việt”, Nguyền Thi Ly Kha với “Nét nghĩa chỉ quan
hệ của danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, Nguyễn Văn Khang với “Ngôn ngữhọc xã hội - những van dé cơ bản”, Nguyén Minh Thuyết với “Vài nhận xét
về đại từ và đại từ xưng hô”, Hoàng Anh Thi với “So sánh nghi thức giao
tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt qua từ ngữ xưng hô”, Bùi Minh Yến với “Xưng
hô trong gia đình người Việt” Trương Thị Diễm với “Từ xưng hô có nguồngốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt”, Phạm Ngọc Thưởng với
“Xưng hô trong tiếng Nùng”, Dương Thị Nụ với “Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ
quan hệ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt”
Các công trình nghiên cứu xưng hô tiếng Việt đã chú ý vận dụng líthuyết ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp Cụ thể là các vấn đề ngữ dụngnhư sắc thái biểu cảm, vai giao tiếp, cấu trúc xưng hô đã được làm sáng tỏ,vân đề xưng hô được coi như một chiến lược trong giao tiếp ngôn ngữ Trong
các Luận án tiễn sĩ mà dé tài liên quan đến xưng hô mới được bảo vệ thànhcông gan đây, nổi bật nhất là nghiên cứu “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từthân tộc trong giao tiếp tiếng Việt” của Trương Thị Diễm Tác giả đã khảo sát
và làm sáng tỏ vấn đề trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng Đặc
22
Trang 22biệt là tác giả đã dành 48 trang viết về cơ sở của việc chuyển hoá danh từ thântộc thành từ xưng hô, bao gồm cơ sở ngôn ngữ học và cơ sở văn hoá xã hội,
để chứng tỏ xưng hô là vẫn đề ngôn ngữ có nội hàm văn hoá sâu sắc Những
thành tựu nghiên cứu đó là cứ liệu đáng tin cậy để chúng tôi tién hành so sánhgiữa từ ngữ xưng hô tiếng Hán với từ ngữ xưng hô tiếng Việt, rút ra nhữngđiểm giống và khác nhau giữa chúng mà không cần phải khảo sát lớp từ ngữ
xưng hô tiếng Việt
1.1.3 Nghiên cứu so sánh xưng hô Hán - Việt
Về nghiên cứu xưng hô Hán - Việt, gần đây chỉ có công trình của PhóThành Cật được coi là sâu sắc hơn cả Phó Thành Cật đã điểm qua vải nét vềcách xưng hô tiếng Hán và tiếng Việt Từ đó rút ra được 11 điểm tương đồng
và khác biệt giữa xưng hô của tiếng Hán và tiếng Việt Đặc biệt là trong côngtrình nghiên cứu của mình, Phó Thành Cật đã gắn liền việc nghiên cứu ngônngữ với đặc trưng văn hoá dân tộc dé làm nổi bật mối liên hệ hữu cơ giữa
ngôn ngữ với văn hoá trong việc lựa chọn từ ngữ xưng hô làm phương tiện
giao tiếp
Tuy vậy, việc khảo sát nhìn chung mới dừng lại ở cấu trúc tĩnh, chưa đisâu phân tích dé làm nỗi bật ý nghĩa ngữ dụng của từ ngữ xưng hô trong giaotiếp Xưng hô gia đình và xưng hô xã hội là hai mặt có liên hệ mật thiết, bố
sung cho nhau và mang đậm nét đặc thù của mỗi dân tộc, biểu hiện rõ nét nhất
là xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán, nhưng điểm này chưa được tác giảquan tâm đúng mức Do đó, có thể nói, van dé nghiên cứu so sánh xưng hô
Hán - Việt đến nay vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ cần được nhiều người quan
tâm hơn nữa.
Trước khi thực hiện luận án, chúng tôi đã sơ bộ tìm hiểu về lớp từ xưng
hô trong gia đình của tiếng Hán, trên cơ sở đó so sánh với tiếng Việt trongkhuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành lí luận ngôn ngữ, Hà Nội 2000 Đó
là những nét chấm phá về vấn đề xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ Hán Dù
23
Trang 23chỉ là những nghiên cứu bước đầu nhưng đó chính là nền tảng cho chúng tôitrong công trình Luận án tiến sĩ này tiếp tục phát triển van dé ở mức toàn diệnhơn, sâu sắc hơn, làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như quy tắc sử dụng của lớp
từ ngữ xưng hô trong tiếng Hán Đồng thời, trên nền thành quả nghiên cứuxưng hô tiếng Việt của các học giả đi trước, tiến hành so sánh làm nổi rõ điểmgiống và khác nhau của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán và tiếng Việt
1.2 QUAN NIỆM VỀ XUNG HO VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN XƯNG HO:
Trong cuốn “ Mác-Ănghen -Lênin bàn về ngôn ngữ”, Mác nói: “Sự
sản sinh ra tư tưởng, biểu tượng và ý thức trước hết là gắn liền một cách trực
tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất và giao dịch của con người Ngônngữ cũng tồn tại cho những người khác Như vậy cũng là tồn tại đầu tiêncho bản thân tôi nữa Ngôn ngữ chỉ sản sinh ra do nhu cầu cần thiết phải
giao dịch với người khác.” Do đó, ngôn ngữ là sản phẩm tat yếu của quá trình
giao tiếp giữa người với người nhằm thoả mãn một trong những nhu cầu thiết
yếu bảo đảm cho sự ton tại và phát triển của xã hội loài người Ngoài nhữngđặc điểm chung của cả nhân loại, mỗi dân tộc đều có những tập quán và thóiquen mang đậm nét đặc thù của riêng mình Với tư cách là tổng thể các giá trị
vật chất và tỉnh thần do loài người sáng tạo ra trong đời sống xã hội của mình,văn hoá trước hết là một kiểu lựa chọn của một tộc người hoặc của cá nhân,xuất phát từ cái bất biến để đi đến cái vạn biến Trong các yếu tố văn hoá,cách ứng xử khi giao tiếp xã hội mà nổi bật là vấn đề lựa chọn phương thứcxưng hô thé nào dé tạo ra quan hệ giao tiếp là van đề có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc Nó giúp cho con người biết vận dụng tri thức văn hoá vào trong giao tiếp
mà mở đầu là xưng hô với nhau như thế nào để tạo ra được một môi trường
giao tiếp như ý muốn (hoặc trang trọng, hoặc thoải mái, thân mật ) Từ ngànxưa, nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt Nam đã đượckhăng định như một nghệ thuật ứng xử:
“Loi nói không mat tiên mua,
24
Trang 24Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.” (Việt Nam Tự điển- Hộikhai trí Tiến Đức khởi thảo 1954)
Tuy vậy, “liệu” như thế nào là cả một quá trình trau đồi, lựa chọn tinh
hoa ngôn ngữ - văn hoá trên lĩnh vực giao tiếp, giúp con người đạt đến đỉnh
cao của nghệ thuật ứng xử.
1.2.1 Nếu khái niệm gia đình được hiểu theo nghĩa rộng của nó thì con
người sinh ra và tham gia vào hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đầu tiên là môi
trường giao tiếp gia đình Với tư cách là tế bào cuả xã hội, gia đình có vai trò
to lớn đối với giao tiếp ngôn ngữ của con người Song, nói như vậy không cónghĩa là coi nhẹ vai trò giao tiếp ngoài xã hội
Giao tiếp ngôn ngữ được cấu thành bởi hàng loạt các hành vi ngôn ngữ
Trong một cuộc thoại, người ta đã thực hiện đồng thời ba loại hành vi: hành vi
mặt lời, hành vi tại lời, hành vi sau lời.
Trong ba loại hành vi nói trên, hành vi tại lời là van đề được giới
nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm Nó chính là yếu tố quan trọng giúpngười ta thực hiện chiến lược giao tiếp Hành vi tại lời cũng thê hiện rõ nétnhất mức độ trau đồi ngôn ngữ, khả năng vận dụng ngôn ngữ của từng thànhviên tham gia giao tiếp, đạt đến tính chất tế nhị trong việc sử dụng ngôn ngữ
Với cách nhìn từ ngữ xưng hô không phải là sản phẩm của cách tiếp
cận cầu trúc ngôn ngữ đơn thuần, cách xưng hô và từ ngữ ding dé xưng hô cóthé thay đổi linh hoạt theo diễn tiến của cả cuộc thoại Có thé thấy, từ ngữxưng hô là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ được đem
ra sử dụng để xưng hô trong giao tiếp Các thuộc tính về “loại ” của lớp từnày cơ bản được xác định trong cơ chế giao tiếp ngôn ngữ Vì thế, nghiên
cứu các lớp từ ngữ xưng hô không thê tách rời quan điểm về ngữ dụng học và
đặc trưng văn hoá dân tộc.
Vậy xưng hô là gì ?
(1) Xưng hô là tên gọi biểu thị quan hệ qua lại dùng để xưng gọi trực diện
25
Trang 25Xưng gọi là những từ xưng hô mà con người dùng nó dé biểu thị một mốiquan hệ tương hỗ nào đó hoặc biểu thị sự khác biệt về thân thé, địa vị, nghềnghiệp như cha me, chong, sư phụ, xã trưởng, đồng chí [ 135, 127]
(2) Xưng gọi có nghĩa rộng và hẹp, nghĩa rộng bao gồm các tên gọi của
người và sự vật, nghĩa hẹp chuyên dùng để chỉ người, tức là chỉ các từ xưng
hô dung trong giao tiếp xã hội của con người [101, 1]
(3) Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu
vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng)
va đưa người giao tiếp với minh (đối xưng) vào diễn ngôn [5, 73]
Theo nội dung của các định nghĩa trên, một số quan điểm của các họcgiả Trung Quốc đã tách xưng hô và xưng gọi thành hai khái niệm khác nhau
Xưng hô chỉ mối quan hệ tương hỗ giữa người nói và người nghe trong giaotiếp trực diện, nghĩa là chỉ bao gồm tự xưng và đối xưng Xưng gọi còn baogồm cả đối tượng thứ ba (tha xưng) Trên thực tế, ngôi thứ ba chỉ đề cập tới
như một khách thể cần nói tới và được đánh giá khách quan dưới sự kiểm soát
của người nói và người nghe Trong luận án này, vấn đề xưng hô được nghiên
cứu với tư cách là những phương tiện dùng để xưng hô trong giao tiếp trựcdiện, không bao gồm tha xưng
Xưng hô là hai mặt tồn tại đồng thời trong một cuộc thoại, xưng hô
(hay xưng gọi) bao gồm “xưng” (tự gọi tên minh) và “hô (gọi tên ngườikhác) Có thể nói “xưng” và “hô” xuất hiện ở hầu hết các cuộc thoại bao gồmxưng gọi ít nhất hai đối tượng trực tiếp tham gia cuộc thoại và các đối tượng
tham gia gián tiếp (không hiện diện hay đối tượng thứ ba) “Ngay cả trongtrường hợp vắng mặt từ xưng hô, cũng có thể coi là một sự có mặt không hiệnhữu và vẫn chuyên tải một ý nghĩa nhất định.” [1⁄4, 16] Ngôn ngữ bao giờcũng sắn với tư duy (thực hiện một trong những chức năng co bản của nó lànhận thức) Người ta tư duy bằng ngôn ngữ, do vậy, không có ngôn ngữ thì
không có tư duy Ngôn ngữ của mỗi dân tộc phản ánh một cách rõ nét nhất
26
Trang 26những đặc điểm của tư duy, đặc trưng của văn hoá, truyền thống cốt cách củatừng dân tộc Do đó, số lượng, đặc tính và quá trình hành chức của lớp từ
xưng hô của mỗi dan tộc có khác nhau Ngay trong một dan tộc, ở mỗi giai
đoạn lịch sử cụ thể và trong một điều kiện địa lí cụ thể khác nhau cũng có
cách biểu đạt xưng hô khác nhau Như vậy xưng hô bao hàm cả tính lịch đại
và đồng đại Nó như là một sự liên tục, nối kết quá khứ với hiện tại và tương
lai Đồng thời trong diễn tiến của quá trình giao tiếp lại có những biến độngnhất định Xưng hô chịu tác động của nhiều yếu tố như : vị thế, tuổi tác, giớitính, nghề nghiệp, hôn nhân cũng như vai giao tiếp của từng đối tượng thamgia giao tiếp v.v Cách xưng hô cũng như việc lựa chọn từ xưng hô được quyđịnh bởi đối tượng cũng như quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp
với nhau Nó chi phối cả quá trình giao tiếp và có thé thay đổi theo dién tiến
phức tạp của cuộc thoại.
“Từ xưng hô như vậy không chi là công cụ dé người nói thực hiện cái
việc không thể không làm là đưa mình và người đối thoại với mình vào cuộcthoại, mà còn là công cụ dé người nói tự minh câu thúc minh va câu thúcngười khác trong khuôn khổ một kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định Muốnchuyển sang kiểu quan hệ liên cá nhân khác, người giao tiếp trước hết phảidùng từ xưng hô dé thương lượng ” [5, 75] Như vậy, van dé xưng hô thuộc
bình diện lời nói, được coi như là một hành vi ngôn ngữ Các phương tiện
dùng dé xưng hô được lựa chọn vào điễn ngôn mang chức năng quy chiếu va
có thể sử dụng luân phiên giữa người nói và người nghe cho phù hợp tính chất
của cuộc thoại.
Xưng hô có nghĩa rộng và nghĩa hẹp Với nghĩa rộng, xưng hô chỉ cả
người và vật Với nghĩa hẹp, xưng hô chuyên dùng cho người, nó chỉ các hình
thức xưng hô sử dụng trong giao tiếp gia đình và xã hội của con người Nhưvậy, xưng hô chịu sự tac động rất lớn của các van đề thuộc lĩnh vực văn hoá,
xã hội Vai giao tiếp đã được xác định qua việc lựa chọn từ xưng hô Nói cách
27
Trang 27khác, qua việc sử dụng từ xưng hô, người tham gia giao tiếp đã xác định được
vị thế của mình và của người nghe Xưng hô với tư cách vừa là một hành vikhi nó quy chiếu các nhân vật giao tiếp, đồng thời là một phương thức khi nó
thể hiện tính lịch sự bằng cách xác định ngôi vị của họ Từ xưng hô chính làtín hiệu xác định vai giao tiếp, quan hệ giao tiếp giữa người với người Nóvừa là phương tiện vừa là chất liệu của quá trình giao tiếp Nghiên cứu về
xưng hô, người ta có thể xem xét ở rất nhiều khía cạnh Chang han: pham vixưng hô, khuôn mẫu xưng hô, kiểu xưng hô Phạm vi của xưng hô bao gồmxưng hô trong gia đình và xưng hô ngoài xã hội Khuôn mẫu xưng hô gồmxưng hô lịch sự và không lịch sự Kiểu xưng hô gồm xưng hô tương ứng
chính xác và xưng hô tương ứng không chính xác.
1.2.2 Ngữ cảnh đóng vai trò quyết định đến việc lựa chọn từ ngữ xưng
hô và được coi là bộ phận hợp thành quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ.Ngữ cảnh được định nghĩa một cách ngắn gọn nhất là “hoàn cảnh sử dungngôn ngữ Nó bao gém tất cả các nhân tổ chủ quan và khách quan ảnh hưởng
tới việc sử dụng ngôn ngữ.” | 91, 2] Nhìn nhận từ góc độ ngữ dung học,
ngữ cảnh là phần văn bản trên dưới hoặc nhân tố chủ quan và khách quan
được biểu thị băng lời mà người ta dựa vào đó để lí giải hoặc sử dụng ngôn
ngữ vào trong quá trình giao tiếp để đạt được sự hợp lí và làm cho cuộc thoại
diễn ra một cách thuận lợi Những nhân tố chủ quan và khách quan này đượccoi là ngữ cảnh phi ngôn ngữ, bao gồm thời gian, địa điểm diễn ra cuộc thoại,chủ đề cuộc thoại, vị thế của người tham gia giao tiếp, nội dung, mục đích,cách thức giao tiếp, bối cảnh văn hoá Nhà ngôn ngữ học người Anh J.Iyons đã quy các yếu tô cấu thành ngữ cảnh trên 6 phương diện sau:
Mỗi người tham gia giao tiếp đều phải nhận thức được: (1) Vai trò và
địa vị của mình trong cả quá trình hoạt động ngôn ngữ (2) Thời gian và không gian xảy ra hoạt động ngôn ngữ (3) Mức độ chính thức của hoàn cảnh
hoạt động ngôn ngữ (4) Đối với hoàn cảnh giao tiếp này thì cái gì sẽ là trung
28
Trang 28gian thích hợp của cuộc thoại (5) Làm thế nào để lời nói của mình phù hợpvới chủ đề của cuộc thoại và tầm quan trọng của chủ đề đối với việc lựa chọn
một loại phương ngôn (với môi trường đa ngữ) hay lựa chọn một ngôn ngữ
nao đó dé giao tiếp (6) Làm thé nào để lời nói của mình phù hợp với ngữ vựccủa môi trường giao tiếp
Từ ngữ xưng hô được lí giải tuỳ thuộc vào mỗi góc nhìn khác nhau,
nhưng bao giờ, cốt lõi của việc xưng hô cũng là quan hệ vai giao tiếp Nhưvậy, nó vẫn chịu tác động của quan điểm tâm lí xã hội Xưng hô là sự biểu
đạt bằng ngôn ngữ trong quan hệ qua lại giữa người với người Nó phản ánhquan hệ liên nhân bao gồm hai phương diện: tính chất vị thế và tính chất thânhữu Mặt thứ nhất thể hiện quan hệ vai giao tiếp và quyền lực giao tiếp giữa
người với người Mặt thứ hai thể hiện quan hệ thân sơ, xa gần giữa người với
người Cùng với sự thay đôi của thời gian và không gian, quan hệ này có thé
thay đổi Vi dụ, một người khi ở nhà sẽ là chồng (trong quan hệ với vợ), là
cha (trong quan hệ với con cai) Song với cha me mình thì lại là con, với ông
bà nội ngoại lại là cháu, với bố mẹ vợ là con rễ Trên đường phố với nhữngngười không quen biết người đó lại có thé được gọi là ông, anh, đồng chi,
chú, bác, v.v Khi làm việc tại cơ quan, người ấy sẽ là đồng nghiệp củanhững người cùng công tác Song đối với lãnh đạo cơ quan của mình mà nói,
người ấy lại là nhân viên Nếu đảm nhận một chức vụ lãnh đạo nhất địnhngười ấy lại là thủ trưởng đối với những nhân viên của mình Một thầy giáo
sẽ là thầy trước học sinh của mình nhưng lại là trò của những thầy đã từng
dạy mình Những quan hệ chằng chit, đan chéo như vậy cho thấy, là một thực
thể đa chức năng, con người trong xã hội luôn có những vi thế xã hội khác
nhau, sẽ có thể đóng những vai giao tiếp khác nhau và luôn thay đổi vai trò
của mình cùng với sự thay đổi của đối tượng giao tiếp Trong quá trình giao
tiếp ngôn ngữ, người ta có thé căn cứ vào sự thay đổi của các nhân tố này mộtcách tự giác hoặc không tự giác để lựa chọn hoặc thay đổi cách xưng hô cho
29
Trang 29thích hợp Theo quan điểm ngữ dụng, sự khác nhau về cách xưng hô được thểhiện ở mục đích giao tiếp khác nhau, với những trọng tâm khác nhau trongthoại đề và hàm ý của cuộc thoại.
Nói cách khác, việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp không phải
là sự ngẫu nhiên, mà lệ thuộc vào tính cá thể hoá của các đối tượng tham giagiao tiếp, cũng tức là tuỳ thuộc chiến lược giao tiếp của mỗi cá nhân Ngoài
ra, về mặt khách quan việc lựa chọn cách xưng hô còn phụ thuộc từng trường
hợp giao tiếp cụ thể như đối tượng nói, hoàn cảnh xã hội và có sự xuất hiện
của người thứ ba hay không trong khi cuộc thoại diễn ra Chính ngữ cảnh đã
tạo ra tiền đề của lời nói Chang han, viéc lua chon, thay đổi từ xưng hô tuỳthuộc vào các bên tham gia giao tiếp trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thé Vai
giao tiếp, mức độ tình cảm giữa người nói và người nghe cũng như môitrường diễn ra cuộc thoại có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến việc lựa chọn haythay đổi cách xưng hô Thông qua cách xưng hô, người nghe có thé xác địnhđược thái độ của người nói, tính chất của cuộc thoại cũng như mức độ tìnhcảm mà người nói dành cho người nghe Trong một ngữ cảnh nhất định, kết
hợp với yếu tố ngữ điệu, người ta có thê xác định được ngữ nghĩa của từxưng hô Xưng hô có thể truyền tới người nghe cảm giác về sự uy hiếp hay an
ủi, khôi hài hay châm biếm, kì vọng hay nuối tiếc, chúc mừng hay đố kị,
thỉnh cầu hay ra lệnh, vui hay buồn, tự nguyện hay miễn cưỡng Đối vớinhững dân tộc coi trọng trật tự tôn ti xã hội, đời sống tinh cảm dồi dao tỉnh tếnhư dân tộc Hán và dân tộc Việt Nam, người tham gia giao tiếp đứng trước
một mạng quan hệ xã hội vô cùng phức tạp, vẫn có thé dễ dàng lựa chọn hoặc
thay đôi cách xưng hô cho phù hợp với ngữ cảnh, để thực hiện hành vi ngôn
ngữ một cách thuận lợi, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp, điều đó là do lớp
từ ngữ xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Việt vô cùng phong phú, đa đạng, có
sức biêu cảm lớn
1.3 SỰ XUẤT HIỆN TAT YEU CUA TỪ XƯNG HO TRONG HỆ THONG
NGÔN NGỮ
30
Trang 30Cũng như bắt kì lớp từ nào trong chỉnh thé hệ thống từ vựng của ngônngữ, từ xưng hô phản ánh hiện thực khách quan Trong rất nhiều trường hợp,xưng hô là tin tức đầu tiên được truyền tới đối phương Nó nói lên vị thế,
nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác của đối phương cũng như mức độ quan hệ,trạng thái tâm lí của người nói và người nghe cũng như môi trường giao tiếp
cụ thé Lua chọn từ ngữ xưng hô khác nhau một mặt phản ánh sự khác nhau
về vai giao tiếp, vị thế và mức độ thân sơ của hai bên tham gia giao tiép, mat
khác, cách xưng hô cũng thé hiện sinh động tình cảm của người nói với ngườinghe Ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của giao tiếp ngôn ngữ thường không phảilúc nào cũng cần căn cứ vào toàn câu dé xác định, mà thông qua cách xưng hô
dé xác định Xưng hô thoả đáng là điều kiện quan trọng dé cuộc thoại đạt hiệu
quả tốt Ngược lại, nếu xưng hô không thoả đáng sẽ làm cho cuộc thoại gặptrở ngại, gây không khí bất hoà hoặc đề lại một ấn tượng nào đó không bìnhthường và thậm chi có anh hưởng xấu đến những cuộc thoại sau đó
Giao tiếp ngôn ngữ thể hiện sinh động mối quan hệ giữa người với
người trong xã hội Quan hệ đó được củng cố và phát triển nhờ quá trình giao
tiếp Ngôn ngữ do có sức chuyển tải ý nghĩa đặc biệt nên việc sử dụng ngôn
ngữ, đặc biệt là sử dụng từ ngữ xưng hô luôn luôn được coi như một chiến
lược có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giao tiếp Do đó, cùng
với sự xuất hiện của hệ thống từ vựng nói chung, lớp từ ngữ xưng hô cũngxuất hiện như một tất yếu lịch sử để thoả mãn nhu cầu giao tiếp xã hội Mặtkhác, cùng với sự phát triển của xã hội, những nét biểu hiện cụ thể của phongtục tập quán, tư tưởng của con người cũng có phần đổi thay cho phù hợp trào
lưu xã hội Chăng hạn, thời Phong kiến, người phụ nữ luôn luôn bị coi rẻ, kéotheo hàng loạt từ chỉ phụ nữ, bao gồm từ xưng hô đều mang nét nghĩa khinhmiệt, như: tiện thiép, tiện nội, tì thiếp, nô gia Khi xã hội Phong kiến với
những hủ tục của nó bị xoá bỏ, người phụ nữ dần dần vươn lên thực hiện nam
nữ bình đăng, những từ chỉ phụ nữ với thân phận hèn kém xưa được thay thế
31
Trang 31bang những từ biểu thị ý nghĩa dân chủ, bình đăng, lịch sự.
Cuốn “Ngôn ngữ học xã hội” của Trần Nguyên bàn về một số cáchxưng hô mới xuất hiện sau năm 1949 ở Trung Quốc lục địa và ý nghĩa mới
phát sinh của nó, như từ °d 44 (ái nhân- người yêu) là một vi dụ tiêu biểu
°đ 44 vốn chỉ những người đang trong giai đoạn yêu nhau mà chưa đi đến hônnhân, nay lại chỉ chung các cặp vợ chồng và không phân biệt tuổi tác Tác giảcũng đã chỉ ra cách dùng mới của từ Au ée(bang hữu- bạn) với nghĩa mới là
chỉ “người yêu”, sắc thái còn trang nhã hơn so với từ ảễ ẽú (đối tượng)
Như vậy, trong giao tiếp, xưng hô đã thé hiện chức năng của nó trên hai
phương diện: một mặt là chức năng hô gọi, hướng sự chú ý của người nghe
vào cuộc thoại Ké ca khi cần phải thay đổi thoại đề, người ta cũng thường
phải chú ý sử dụng xưng hô Mặt khác, xưng hô có chức năng biểu đạt tìnhcảm Sắc thái tình cảm trong cuộc thoại thường là đa dạng, có khi thay đỗitrong quá trình diễn tiến của cuộc thoại Sắc thái tình cảm đó thé hiện rõ nét
thái độ của người nói với người nghe và ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất cuộcthoại Từ ngữ xưng hô là sản phâm của quá trình giao tiếp ngôn ngữ, cũng làđộng lực thúc đây quá trình giao tiếp đạt hiệu quả Nó phản ánh dấu ấn thời
đại, đồng thời cũng luôn luôn thay đổi theo sự thay đổi của ý thức xã hội Từ
ngữ xưng hô xuất hiện là một tất yếu khách quan, nhằm thoả mãn nhu cầu
giao tiêp ngôn ngữ của xã hội loài người.
1.4 XƯNG HO VỚI ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ DÂN TOC:
1.4.1 “Văn hoa (culture) chỉ thé tổng hợp các di tích, di vật trong cùngmột thời kì lịch sử về mặt khảo cô học Những công cụ, dụng cụ, kỹ thuật chế
tạo giống nhau là đặc trưng của cùng một loại hình văn hoá Văn hoá cũng làtổng hoà của cải do loài người sáng tạo ra, đặc chỉ của cải tinh thần như văn
học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học “ [ 134, 1714] Văn hoá học là một môn
khoa học nghiên cứu về các hiện tượng văn hoá và hệ thống văn hoá, tiếng
32
Trang 32Anh gọi là “The Science of Culture” (Khoa học văn hoá) Nó nghiên cứu chủ
yếu các vấn đề như : nguồn gốc, diễn biến, sự truyền bá, bản chất, kết cấu,chức năng, tính cộng đồng và cá biệt của văn hoá cũng như những quy luật
đặc thù, quy luật chung của văn hoá Xã hội loài người bao gồm các quan hệ
qua lại và các phương thức hành vi tương ứng giữa người với người Văn hoá
học đặc biệt quan tâm đến vấn đề hạt nhân trong hệ thống xưng hô - vấn đề
quan hệ thân tộc, đồng thời quan tâm nghiên cứu về các thuộc tính bản chất
của nó.
Các quan niệm về văn hoá đều cho rằng, loài người phôi thai và sinh ratrên cơ thể mẹ, cho nên giữa mẹ và con tất yếu tồn tại quan hệ sở thuộc về
mặt huyết thống và quan hệ về mặt văn hoá Mặt khác, văn hoá còn khu biệt
cá thể nam nữ, nhằm thê chế hoá quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ Như vậy
đã hình thành nên hai mối quan hệ thân tộc : quan hệ mẹ con và quan hệ hôn
nhân nam nữ Hai quan hệ này lại sản sinh ra hàng loạt các quan hệ thân tộc
tương ứng như : cha, anh, chị, em, bé me vợ, chú, bác, anh em họ v.v Quan
niệm của người Việt Nam và người Han về gia đình truyền thống là tứ ngũ
đại đồng đường cho “một cây cù mộc, quế hoè đầy sân ” tuy đến xã hội hiện
đại không còn giữ nguyên ý nghĩa, nhưng nó chứng tỏ quan hệ thân tộc trong
giao tiếp xã hội của người Hán và người Việt xưa nay luôn là vấn đề then
chốt Văn hoá học thường coi thuật ngữ biểu thị hệ thống thân tộc của ngônngữ cộng đồng là “xưng hô thân tộc” Các từ 68 àï ãó AA huynh, đệ, thư,muội trong tiếng Hán và anh, chị, em trong tiếng Việt đều được phân biệttrên tiêu chí giới tính và tuổi tác Nhưng các ngôn ngữ phương Tây như :
tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp v.v thì chỉ dựa trên tiêu chí giới tính
Từ góc độ tâm lí học, người ta đã lí giải văn hoá chính là một hệ thốngcác nguyên tắc chuẩn mực được dùng dé giải thích cho hành vi, trong đó có
hành vi xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ
33
Trang 331.4.2 Mỗi người đều có họ tên Họ tên là kí hiệu để khu biệt một conngười nhất định với tất cả những thành viên khác trong xã hội chứ không bao
hàm ý nghiã địa vị xã hội Giả sử, một người con trai sinh ra đặt tên là
Nguyễn Hùng Cường thì cho dù anh ta đã là con trai của cha mẹ mình, song
ba chữ Nguyễn Hùng Cường không thể biểu thị góc độ địa vị làm con trong
gia đình của anh ta, ma chi có từ “con trai” mới là góc độ địa vi hiện thực đó.
Sau khi anh ta lớn lên lại có thé trở thành một người chồng, người cha, người
chú, người cán bộ lãnh đạo v.v thì mọi người vẫn gọi anh là Nguyễn Hùng
Cường Góc độ địa vị, thân phận có thé thay đổi, song họ tên nói chung vẫngiữ nguyên với sở chỉ nào đó Cho nên, xét ở một góc độ nhất định, họ tên cókhác với xưng gọi Trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau với những
cách kết hợp khác nhau, họ tên được coi như một trong những phương thứcthể hiện xưng hô và khi đó, nó mang chức năng xưng hô Trong tiếng Hán vàtiếng Việt, sử dung tên gọi như thế nào để xưng hô cũng là một phương thức
biểu thị sắc thái tình cảm của người nói và tính chất cuộc thoại rõ nét, phản
ánh những nét văn hoá đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.
1.4.3 Một cộng đồng xã hội nhất định là hình thái tổ chức của một giaiđoạn phát triển văn hoá nhân loại nhất định Trong đó, xưng hô luôn là sảnphẩm của nền văn hoá đó và là kí hiệu văn hoá của quan hệ giao tiếp giữa
người với người trong cộng đồng Xã hội loài người không ngừng phát triểntheo dòng chảy bắt tận của thời gian Trong tiến trình lich sử đó, “cấu trúc xãhội phân hoá bộc lộ rõ trong cấu trúc ngôn ngữ, thông qua những cách nói
năng, xưng hô nhất định Hơn nữa, nó đòi hỏi chính ngôn ngữ những phươngtiện hiện thực: người nói trong các tình huống giao tiép phai tiến hành lựachọn các đơn vị ngôn ngữ nhằm thể hiện thái độ của mình đối với người đỗithoại Thái độ nào là tuỳ thuộc vào khoảng cách xã hội giữa họ: tuổi tác, giớitính, địa vị xã hội, nghề nghiệp, mức độ quen biết, tình cảm ” [6, 130]
Hệ thống xưng hô trong tiếng Hán được sản sinh trong bối cảnh văn
34
Trang 34hoá xã hội của dân tộc Hán Từ thời Bàn Cổ khai thiên lập địa, trong ý thứccủa dân tộc Hán đã xác định rõ về thứ bậc cao thấp khác nhau của vũ trụ vànhân sinh Ngay trong truyền thuyết về sự hình thành vũ trụ, người Hán từ xa
xưa đã hình dung trái đất như là một quả trứng không lồ: khi vỡ ra, phần tinhtuý và nhẹ đã bay lên biến thành trời, phần không tỉnh tuý và nặng thì lắngxuống biến thành đất và quan niệm đó càng được khắc sâu, phổ biến qua hon
2300 năm xã hội phong kiến hình thành và phát triển Vì thể, người Hán rấtcoi trọng trật tự quan hệ “thân sơ trưởng ấu” ( quan hệ thân sơ, già trẻ) Quan
niệm này khác với quan niệm văn hoá phương Tây Cách xưng gọi quan hệ
thân tộc trong các ngôn ngữ phương Tây là trung hoà, cá thể hoá nên kéo theo
số lượng từ xưng hô ở các ngôn ngữ phương Tây hạn chế trong các từ nhân
xưng hơn so với tiếng Hán và tiếng Việt Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng,trong các ngôn ngữ A n Âu không thé xác định được nét khu biệt tinh tế trongquan hệ xưng hô của mỗi thành viên sản sinh qua quá trình giao tiếp Chắng
hạn, trong tiếng Anh hiện đại, từ Uncle dùng để chỉ chung cho bác, chú,
cau , Brother chi anh va em trai, Sister chỉ chị em gái, You chỉ chung ngôi
thứ hai, ngôi 3 thì có phức tạp hơn, (gồm He, She, They ) nhưng chúng chỉdừng lại ở phạm trù ngữ pháp (số và giống) mà không thể có cả một nhóm từdùng dé diễn tả ngôi với những sắc thái ý nghĩa biểu cảm khác nhau như trong
tiếng Hán và tiếng Việt
Từ quan niệm lễ giáo phong kiến về vũ trụ: thién tôn địa ti, can khônđịnh hi (trời cao, đất thấp, đạo trời đất đã định sẵn rồi) — (Chu dịch - Soántruyện- “Chu dịch”, Nxb Tổng hợp Đài Nam, 1982), đã kéo theo quan niệmnhân sinh: nam fôn nữ ti Trong quan niệm về quan hệ gia đình, xã hội đều
phản ánh sâu sắc vấn đề tôn ti trật tự Ví dụ, phụ nữ bao giờ cũng hạ thấpmình xuống một bậc khi tự xưng Với truyền thống trọng tình cảm, trọngdanh dự, dân tộc Hán đã coi cộng đồng của mình là một đại gia đình Do đó,
vấn đề xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội đã đan xen với nhau Chính vì
35
Trang 35vậy, từ ngữ xưng hô trong quan hệ giao tiếp xã hội ở tiếng Hán đã phân thànhxưng hô theo nghề nghiệp, chức vụ, xưng hô phỏng theo xưng hô thân tộc và
các cách xưng hô khác.
1.4.4 Trong quá trình giao tiếp, mối quan hệ giữa “xưng” và “hô” gồmquan hệ tương hỗ và phi tương hỗ Trong tiếng Việt, khi A và B tiến hànhgiao tiếp với nhau, cặp xưng hô giữa A và B có thể hoán vị cho nhau thì gọi
là quan hệ tương hỗ Ví dụ, A và B là quan hệ thầy trò (A là trò và B là thầy),
A gọi B là thầy và tự xưng là em Đồng thời, B gọi A là em và tự xưng làthầy Ngược lại, khi cặp xưng hô giữa A và B chỉ được phát ngôn từ một phía
mà không lặp lại ở cách xưng hô của đối phương, đó là quan hệ phi tương hỗ
Ví dụ, Chị Dậu tự xưng là “bà” và gọi lính lệ là “mày” “Mày đánh chồng bà
đi, bà cho mày xem” (Tắt đèn- Ngô Tắt Tố) Cặp xưng hô phi tương hỗ một
khi được lựa chọn trong cuộc thoại thường mang ý nghĩa ngữ dụng và giá trị
biểu cảm đặc biệt, có tác dụng rất tích cực dé đạt được hiệu quả giao tiếp Chị
Dậu trong lúc khốn cùng, trong lòng chất chứa biết bao nỗi căm phẫn đối vớibọn quan lại thống trị tàn ác cũng như lũ tay sai của chúng, nhưng vì thương
chồng, mong cho chồng được bình yên, chị đã cắn răng nén nỗi uất hận mà
cầu khẩn, mả năn nỉ:
“Cánh tay nhà em bị trói chặt quá, không thể cầm bút ký được Ông làm
phúc cởi trói ra cho nhà em thì em ơn ông vạn bội.”(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
Phải chăng, lời khân cầu của người đàn bà tội nghiệp ấy đạt hiệu quả là
do chính cặp xưng hô phi tương hỗ đã xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ
Cũng có khi cùng với quá trình diễn biến tâm lí phức tạp và sự xáo trộn
trong tư tưởng, tình cảm, thái độ của chủ thé giao tiếp đối với khách thé giaotiếp cũng biến đổi ngay trong cùng một đoạn đối thoại thể hiện qua việc thay
đổi cách xưng hô, chuyên hoá từ xưng hô Thông qua việc tiếp nhận thông tin
từ cách xưng hô của đối phương, đối tượng tham gia giao tiếp có thể cảm
nhận được một cách khá chính xác tình cảm mà đối phương dành cho mình,
36
Trang 36trên cơ sở đó mà lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp Ví dụ, nhân vật Hộ trong
“Đời thừa” của Nam Cao, khi bối rối, khó xử và không thể giải thích được lí
do của sự cùng quan về kinh tế trong gia đình, anh ta đã sinh ra oán trách vô lí
người vợ đáng thương và những đứa con tội nghiệp của chính mình Rồi Hộnhư một thằng khùng không hơn không kém, đã xỉ vả, đe doạ vợ con cho đãnỗi bực doc chất chứa bay lâu trong lòng :
“Ngày mai minh có biết không? Chỉ ngày mai thôi La zôi đuôi tat
cả may me con mình ra khỏi cai nhà nay Tôi đuổi tất, không chừa một diva
nào, kê cả con bé Tháo là ngoan nhất Máy đứa kia đều đáng vật một nhátcho chết cả Chúng nó chỉ biết ăn với hét Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình Ấy Chúng đáng vật một nhát cho chết cả Chứng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con
như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm việc gì cho có tiền Chỉ khổthằng này thôi ” (Đời thừa - Nam Cao)
Cùng một lúc, Hộ đã gọi vợ mình bằng mình, đứa nào, con mẹ, chúng
nó, gọi con bằng đứa nào, mấy đứa kia, chúng nó, chúng, và tự xưng mình làtôi, thẳng này Từ cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong đoạn đối thoại với vợ
của nhân vật Hộ, có thể dễ dàng thấy được tình cảm của Hộ với vợ con đãthay đổi, Hộ không bang lòng với chính mình nữa Vốn từ một người nhấtmực thương yêu vợ con, hiền lành và biết nhường nhịn, Hộ bây giờ sinh ra
cáu kỉnh, cục súc và thô bạo Chính những cặp xưng hô không tương ứng và
thay đổi liên tục ngay trong một cuộc thoại đó đã thể hiện rõ nét diễn biến tâm
lí phức tạp, đầy mâu thuẫn của nhân vật
Ngoài quan hệ không tương ứng ra, còn phải nói đến quan hệ liên cá
nhân, quan hệ liên cá nhân là một trong những nét nổi bật của quan hệ giaotiếp Quan hệ liên cá nhân được xác định qua ngữ cảnh cụ thể, mà ngữ cảnh
bao gồm ngữ vực và chịu sự chi phối của phép lịch sự Như vậy, xưng hô còn
thé hiện sinh động vi thé xã hội của người tham gia giao tiếp, đồng thời cũng
thể hiện mức độ thân sơ khác nhau giữa người nói và người nghe Việc lựa
37
Trang 37chọn phương tiện xưng hô nhất thiết phải phù hợp với ngữ vực của cuộc thoạimới có thể thực hiện được chiến lược giao tiếp Trong các ngôn ngữ trên thếgiới, ý nghĩa liên cá nhân và sắc thái biểu cảm thể hiện rõ nét nhất là trong
xưng hô tiếng Việt và tiếng Hán Điều đó là do hai dân tộc Hán và Việt cùngnằm trên một không gian văn hoá, chịu sự tác động của những điều kiện lịch
sử, xã hội đặc biệt.
Có một số lượng nhất định các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong giao
tiếp là những từ ngữ cơ bản biểu thị mối quan hệ giữa người với người tronggiao tiếp Những từ ngữ này tự thân có thê biểu thị được mối quan hệ bản chấtgiữa người với người trong một góc độ xã hội nào đó Trong thực tế giaotiếp ngôn ngữ không nhất thiết tất ca mọi từ đó đều được sử dung dé xưng
hô Ví dụ, những từ “cấp trên”, “nhân viên” thì lại không phải là từ xưng
hô, từ “vợ chồng” dùng trong việc biểu thị quan hệ hôn nhân giữa hai người
mà không thường dùng để xưng hô với nhau trực diện Đối với người Hán,
hai từ 40, ai (phu, thê) cũng không thường xuyên dùng để nhắc đến vợ hoặcchồng của mình trước mặt người khác Khi cần thiết phải biểu thị quan hệ đó,người ta lại tránh hai từ này và cố gắng dùng từ khác dé thay thế Hình thứclựa chọn những từ ngữ khác dé thay thé này thường thay đổi theo những nhân
tố như hoàn cảnh xã hội, tầng văn hoá, trường hợp giao tiếp và trạng thái tâm
lí khi trò chuyện Những kiểu xưng hô có tính chất thay thế này đã hình thànhtrong bối cảnh văn hoá nhất định, giữa những cặp vợ chồng trẻ thì thườngtrực tiếp gọi tên, thể hiện quan hệ nam nữ bình đăng trong xã hội hiện đại
Nhưng trong xã hội Phong kiến, điều đó không cho phép vì sự ràng buộc củachế độ xã hội nam tôn nữ ti Ở những vùng nông thôn heo hút còn lạc hậuhiện nay, giữa một số cặp vợ chồng trình độ văn hoá thấp thì việc trực tiếp gọitên nhau trong giao tiếp vẫn là điều ít thấy Khi đã có con thì họ thường xưng
hô với nhau bằng những từ: °Â ié ậÿ Aé (mẹ nó)Êơ °Â lê ay °ệ (bố nó)Êơ 6A
Aa ay Aé (mẹ con Lan)Êơ éA áò Ay °6 (bố thằng Cao) tương đương với “bu
38
Trang 38nó ” “thầy nó” “bu con Lan” “thầy thằng Cao” (về hình thức giống nhưtiếng Việt) Khi cần thiết nhắc đến vợ hoặc chồng mình trước mặt người khác
thì thường dùng những từ như:
Vợ gọi chồng là 66 Aa đề (ngã môn gia)ÊơÄà,¿Úiể (na khâutử)Êochồng gọi vợ là éề 64 ạủ aA (ngã chưởng quỹ dich)Eo éề éí Au aA (ngã
ốc lí dich) , trong đương với “ nhà tôi”, “ông ấy nhà tôi”, “bà ấy nhà tôi”
trong tiếng Việt Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nghĩa của tô hợp từ xưng gọi này,(ngã trưởng quỹ đích- người tay hòm chìa khoá), (ngã ốc lí đích- người trongnhà), có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cách xưng gọi của người chồng dành cho
vợ đó không phải không có lí do, cách xưng gọi đó đã thể hiện rõ nét vị thế
của người vợ trong gia đình.
1.4.5 Xưng hô thân tộc trong tiếng Hán cũng có khi được sử đụng khárộng rãi trong giao tiếp xã hội Ví dụ, trong quan hệ đồng nghiệp, bạn học,
thậm chí giữa những người lạ mặt, người Hán khi thể hiện sự thân mật,
thường dùng những từ xưng hô thân tộc để xưng gọi nhau, tạo ra một mối
quan hệ thân thiết như trong gia đình vậy Vi dụ các từ : 46 46 (thúc
thúc-chú)Êơ & & (da da)Êơ Aé Äè (nai nai)Eo “ú ẫu (đại thâm)Êơ “ú áỗ (đại ca),
dy 46 (nhị ca)Êơ éA ai (tiêu đệ ) , tương đương với chú, ông, bà, thím, anh
cả, anh hai, cậu tit trong tiếng Việt
Nêu ra một vai dẫn chứng trên dé chứng tỏ rằng, người Hán coi trọngquan niệm truyền thống về quan hệ thân tộc, huyết thống Tuy nhiên, xưng hô
xã hội cũng có thể được áp dụng vào trong xưng hô gia đình Ví dụ, trong
cung đình thời Phong kiến, cha là Hoàng dé, giữa cha va con nhat thiét phai
xưng hô như quan hệ vua tôi.
Xã hội Trung Quốc cuối những năm 60 — 70 của thế kỷ XX, từ xưng
hô xã hội “đồng chí” đã được mở rộng cách dùng vào xưng hô trong gia đình
như xưng hô giữa vợ và chông, giữa cha và con hoặc các quan hệ thân tộc
39
Trang 39khác Ở Việt Nam, những năm tháng chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, cảnước hướng ra tiền tuyến, đấu cật chung lưng, từ “đồng chí” cũng đã được sử
dụng rộng rãi trong xã hội, thậm chi trong gia đình Việt nam, “?ớp cha frước,
lớp con sau, đã thành đồng chi chung câu quân hành” đã chứng tỏ quan hệ xã
hội có một nét đồng nhất trong lí tưởng cách mạng đó Ở Hồng kông, Đài
loan và các thành phố phía nam Trung Quốc lục địa, từ “tiên sinh” có thédùng dé hô gọi chồng
Có thé nói, quan hệ xã hội giữa con người với con người là vô cùngphức tạp, và thé hiện trong những trường hợp giao tiếp nhất định với nhữngvai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, tâm lí giao tiếp cụ thể v.v Đây chính là lí
do làm cho những từ xưng hô trở nên đa dạng, sắc thái biểu cảm muôn màu
muôn vẻ và được vận dụng linh hoạt trong suốt quá trình giao tiếp
Nghiên cứu nội dung ngữ nghĩa phong phú trong những từ xưng hô đó,
có thể thấy được chế độ xã hội, điện mạo văn hoá, tâm lí dân tộc của một xã
hội nhất định, đồng thời có thé khảo sát cấu trúc của từ ngữ xưng hô với tucách là những kí hiệu không thuần tuý ngôn ngữ mà mang đậm hàm ý vănhoá truyền thống
1.4.6 Một trong những đặc trưng của văn hoá truyền thống Trung Hoa
là chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm luân lí Nho giáo Quan niệm luân li là
một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hoá dân tộc Hán Đất nướcTrung Hoa trải qua hơn 2300 năm xã hội Phong kiến, tư tưởng Nho gia thốngsoái, ngự tri trong suốt hệ tư tưởng của cả một dân tộc “Văn hoá Nho gia là
chủ thể của văn hoá dân tộc Hán Đặc điểm của văn hoá Nho gia là coi trọngtôn ty trật tự xã hội”, và “cả xã hội sẽ trở thành một tô chức có tôn ti trật tự ”[89, 47] Quan niệm truyền thống đó đã hình thành nên ý thức coi luân lí
cương thường là thiêng liêng, sự khác biệt về đăng cấp trong xã hội là vĩnh
hằng, bất biến Mọi người trong xã hội đều phải khống chế hành vi, ngôn ngữ
của mình theo chuẩn mực xã hội đó để giữ cho xã hội an lạc thái hoà Nhằm
40
Trang 40đáp ứng yêu cầu đó, trong hệ thống từ vựng tiếng Hán đã xuất hiện một lớp từ
ngữ khá lớn có khả năng khu biệt được ý nghĩa tôn ti trật tự giữa các thành
viên tham gia giao tiếp Trong tiếng Việt cũng có tình hình tương tự
Về mặt tôn tỉ trật tự, từ ngữ xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Việt baogồm hai lớp “tôn hô” và “khiêm xưng” Tôn hô tức là hô gọi người nghe với
thái độ tôn trọng và khiêm xưng tức là tự xưng mình với thái độ nhún
nhường Lễ nghi tập tục từ ngàn xưa đã ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đếngiao tiếp, thé hiện một cách rõ nét qua cách xưng hô trong gia đình và ngoài
xã hội Ngoài xã hội thể hiện phép xã giao lịch thiệp, trong gia đình thể hiện
lề thói gia phong, nếp sống văn hoá , tôn tỉ trật tự giữa các thế hệ và các thành
viên Chang han, thoi nha Chu, Trung Quéc cổ đại đã thực hiện “lễ chế” mụcdich là để duy trì chế độ dang cấp “tôn ti hữu biệt, quý tiện hữu sai, trưởng ấuhữu tự” (trật tự cao thấp, sang hèn, già trẻ đều được quy định rõ ràng) Từsau phong trào Ngũ tứ, tuy chế độ lễ nghi đó không còn nữa, song ảnh hưởngcủa nó rất sâu sắc Một trong những biểu hiện đó là việc chú ý đến nghỉ lễ
trong giao tiếp xã hội và giao tiếp gia đình, dần dần hình thành nên tập tục vàkéo theo sự xuất hiện một loạt phương thức tự xưng minh và hô gọi đốiphương Các cách xưng hô này tuân theo nguyên tắc là cần khiêm nhường khi
tự xưng và kính trọng khi hô gọi đối phương
Như vậy, văn hoá truyền thống đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình giaotiếp ngôn ngữ, thể hiện quan hệ vai giao tiếp giữa người với người trong xãhội nói chung và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nói riêng Đồng
thời, thông qua giao tiếp ngôn ngữ, các mối quan hệ xã hội đó không ngừngđược củng cố và phát triển Có thé nói, trong giao tiếp ngôn ngữ, từ ngữ xưng
hô bao giờ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả giao
tiếp Qua cách xưng hô, có thé xác định vai giao tiếp mà người nói có thé đã
lâm thời xác định ra, nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó Từ ngữ
41